LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẠNG HIỂN TÔNG
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 34

Phẩm 7: NÓI VỀ HIỀN THÁNH

(PHẦN 6)

Đạo cũng gọi là pháp phần Bồ-đề. Pháp phần này có bao nhiêu thứ, danh nghĩa thế nào? Tụng rằng:

Ba mươi bảy Giác phần

Tức như bốn niệm trụ

Giác, là Tận vô sinh

Thuận đấy nên gọi phần.

Luận nêu: Kinh nói: “Phần giác có ba mươi bảy, nghĩa là bốn niệm trụ, bốn chánh dứt, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi Thánh đạo”.

Tận vô sinh trí gọi là giác. Người thuận theo giác đặt riêng ba Bồ-đề:

  1. Bồ-đề Thanh văn.
  2. Bồ-đề Độc giác.
  3. Bồ-đề Vô thượng.

Vì vô trí, thùy miên đều dứt hẳn. Và biết như thật các việc đã làm rồi không còn làm nữa. Hai việc này được gọi là giác. Ba mươi bảy pháp thuận với thú hướng phần pháp Bồ-đề, cho nên gọi là Bồ-đề.

Thể của ba mươi bảy pháp này đều khác nhau. Không như vậy thì sao? Tụng rằng:

Sự thật chỉ có mười

Là tuệ, cần, định, tín

Niệm, hỷ, xả, khinh an

Và tầm, giới làm thể.

Luận chép: Danh từ phần giác này dù có ba mươi bảy, mà thật sự chỉ có mười, tức tuệ, cần, v.v… Nghĩa là bốn niệm trụ: tuệ căn, tuệ lực, chi giác trạch pháp, chánh kiến, dùng tuệ làm thể. Bốn chánh đoạn: căn 600 tinh tiến, lực tinh tiến, giác tinh tiến chánh tinh tiến dùng cần làm thể. Bốn thần túc, căn định, lực định, chi giác định, chánh định, dùng định làm thể. Căn tín, lực tín, dùng tín làm thể. Căn niệm, lực niệm, chi giác niệm, chánh niệm dùng niệm làm thể; chi giác hỷ, dùng hỷ làm thể; chi giác xả, dùng hành uẩn gồm nhiếp xả làm thể; chi giác khinh an, dùng khinh an làm thể. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, dùng giới làm thể. Chánh tư duy dùng tầm làm thể.

Như thế, phần giác, sự thật chỉ có mười. Năm trước tức là năm căn như tín căn, v.v… Do sự khác nhau giữa cảnh, v.v… được chia làm ba mươi, lại thêm hỷ, xả, khinh an, tầm, giới, giới chia làm ba. Lại, tổng cộng thành bảy và hợp với trước thành ba mươi bảy thứ.

Sư Tỳ-bà-sa nói: “Có mười một. Vì thân nghiệp, ngữ nghiệp không xen lẫn nhau, nên giới được chia làm hai, chín thứ còn lại đồng với trước. Ba thứ như niệm trụ, v.v… gọi là không có lệ thuộc riêng”.

Sao nói riêng là tuệ, cần, định? Tụng rằng:

Bốn niệm trụ, chánh đoạn

Thần túc trên tùy tăng

Gọi là tuệ, cần, định

Thật các gia hạnh thiện.

Luận chép: Ba phẩm như pháp thiện bốn niệm trụ, v.v…, thể thật sự gồm nhiếp khắp các gia hạnh thiện. Nhưng thuận theo căn thiện tăng thượng của phẩm đồng, như thứ lớp nói là tuệ, cần và định.

Hỏi: Vì sao đối với tuệ đặt danh từ niệm trụ?

Đáp: Vì tuệ do sức niệm gìn giữ cho trụ.

Hỏi: Vì sao nói cần gọi là chánh dứt?

Đáp: Đối với chánh tu tập trong vị tu dứt, vì sức cần này có công năng dứt trừ sự lười biếng. Hoặc gọi chánh thắng, đối với gìn giữ thích đáng, đốc suất thân, ngữ, ý, vì cần này rất vượt hơn.

Hỏi: Vì sao đối với định đặt tên là thần túc?

Đáp: Vì là chỗ dựa các đức linh diệu.

Hỏi: Vì sao tín, v.v… đặt tên là căn, lực?

Đáp: Vì tăng thượng, vì khó khuất phục.

Hỏi: Vì sao năm pháp này, trước gọi là căn, sau gọi là lực?

Đáp: Vì năm pháp này là chỗ dựa phẩm hạ, thượng, vì chia ra trước, sau. Lại vì căn cứ có thể khuất phục, không thể khuất phục, vì thế dụng của tín, v.v… phẩm hạ yếu kém, cũng vì đối tượng đối trị đồng loại với khuất phục. Vì phẩm thượng trái với phẩm hạ này, nên được gọi là lực.

Hỏi: Nói chi giác là có nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa năng giác ngộ gọi là chi giác.

Nếu vậy thì chi giác lẽ ra chỉ có một? Không như vậy, thì niệm, v.v… là phần trạch pháp, đều thuận với trạch pháp, từ vượt hơn được tên gọi. Hoặc chi của giác là nghĩa chi giác?

Nếu vậy, thì nên thừa nhận chi giác chỉ có sáu? Nếu không thì trạch pháp là giác, cũng là chi giác?

Sáu thứ còn lại là chi giác, chẳng phải giác.

Nghĩa tìm cầu, y chỉ, gọi là chi đạo.

Nếu vậy, thì chi đạo lẽ ra chỉ có một? Không như vậy, bảy pháp còn lại là phần chánh kiến, đều thuận với chánh kiến, từ sự vượt hơn được gọi tên. Hoặc chi của đạo nghĩa là chi đạo. Nếu thế thì lẽ ra chấp nhận chi đạo chỉ có bảy. Không như thế thì chánh kiến là đạo cũng là chi đạo. bảy thứ còn lại là chi đạo, chẳng phải đạo.

Phải nói vị nào, phần giác nào tăng?

Tụng rằng:

Nghiệp đầu thuận quyết trạch

Và vị Tu, Kiến đạo

Bảy phẩm như Niệm trụ v.v..

Nên biết thứ lớp tăng.

Luận chép: Vị tu nghiệp đầu tiên nói là niệm trụ tăng, nghĩa là trong vị này, vì dứt điên đảo, do thế lực của niệm này. Đối với tự tướng, cộng tướng, cảnh của thân, v.v…, hay xem xét, biết rõ, đập tan hai thứ ngu, vì công dụng của tuệ vượt hơn, nên đối với vị pháp Noãn, nói là chánh dứt tăng, nghĩa là trong vị này, thấy lỗi sinh tử, công đức Niếtbàn, bèn có thể mạnh mẽ phát tâm siêng năng, tinh tiến, không rơi vào sinh tử, nhanh chóng hướng đến Niết-bàn. Vì công dụng siêng năng vượt hơn, nên đối với vị pháp đảnh, nói thần túc tăng, nghĩa là hay chế phục thức tâm trong vị này hướng đến vị bất thối, rốt ráo không túng quẫn, thiếu thốn, các căn thiện như tín căn, v.v…, vì công dụng định vượt hơn, nên ở vị Pháp nhẫn, nói là năm căn tăng, nghĩa là trong vị này, dứt hẳn đường ác, sau cùng không lui đọa, nhập nhanh chóng ly sinh, nghĩa tăng thượng thành, vì nghĩa căn vượt hơn, vị thế đệ nhất nói là năm lực tăng, nghĩa là trong vị này không bị phiền não chế phục, vì nghĩa lực vượt hơn. Mặc dù trong vị Nhẫn cũng chấp nhận như thế, nhưng không phải chắc chắn, cho nên không nói. Hoặc trong vị này không vì bị khuất phục do tất cả pháp phàm phu khác, nên tăng riêng đối với nghĩa của sức vị này. Gần vị Bồ-đề trong vị tu đạo, vì giúp cho giác vượt hơn, nên nói chi giác tăng. Hoặc trong vị này, dứt chín phẩm hoặc. Vì thường giác, nên nghĩa chi giác tăng. Nghĩa đạo hiện có trong vị Thấy đạo, vì đầy đủ nên nói chi đạo tăng, nghĩa là tìm cầu, nương tựa và đi suốt qua cõi. Vì đủ hai nghĩa nên gọi là Đạo. Hai nghĩa trong vị thấy đạo rất vượt hơn. Nghĩa là tuệ Thánh của vị thấy đạo đầu tiên sinh, như thật tìm cầu đế lý vượt hơn. Lại không khởi tâm kỳ hạn ở vị này, vì có thể đến nhanh chóng, các cõi vượt hơn, vì thuận theo số tăng, nên trong khế kinh, trước bảy, sau tám, không phải tu thứ lớp.

Có sư khác, ở đây lập thứ lớp rằng: “Đầu tiên, hành giả do thế lực tuệ, đối với tự tướng, cộng tướng nơi cảnh của thân, v.v…, biết rõ như thật dẫn đường khởi mọi việc thiện, như người có mắt sắp dẫn đường cho các người mù. Cho nên, trước nói về bốn niệm trụ. Do bốn niệm trụ hiểu rõ các cảnh rồi, có thể phát khởi chánh cần đối với việc dứt ác, tu thiện, nên ở thứ hai nói bốn chánh dứt, do năng lực chánh cần, khiến cho trong sự nối tiếp, lỗi tổn giảm, công đức tăng thịnh, đối với định cao quý, mới có thể tu tập, cho nên thần túc, nói thứ ba”.

Định vượt hơn làm chỗ dựa, ấy là khiến cho tín, v.v… làm duyên tăng thượng cho pháp xuất thế. Do năm căn này nói là thứ tư. Nghĩa căn đã lập, chiêu cảm đường ác, phiền não, nghiệp ác không thể khuất phục. Do năm lực này gọi là thứ năm.

Về nghĩa lực đã thành, có thể nhận biết như thật cảnh bốn Thánh đế, không có tâm hoài nghi, nên nói bảy chi giác ở thứ sáu.

Đã nhận biết như thật cảnh bốn Thánh đế, vì chán lìa sinh tử, ưa thích hướng Niết-bàn, nên nói chi đạo, dùng làm thứ bảy, đối với đó mỗi nói về thứ lớp của bảy thứ đó như kinh, luận đã giải thích, nên chánh tư duy tìm cầu.

Nay trong luận này, tư duy lựa chọn pháp tướng, thứ lớp, về mặt lý không nhọc công thuật lại.

Trong ba mươi bảy phẩm giác, có bao nhiêu phẩm chỉ là vô lậu? Bao nhiêu phẩm có cả hai thứ?

Tụng rằng:

Bảy giác, tám chi đạo

Hoàn toàn là vô lậu

Ba, bốn, năm căn, lực

Đều chung nơi hai thứ.

Luận chép: Bảy giác, tám chi Thánh đạo trong đây chỉ là vô lậu, vì chỉ đối với vị tu đạo, thấy đạo mới lập ra. Nghĩa là vị tu đạo, bảy chi giác tăng, gần Bồ-đề. Nghĩa là trị Hữu Đảnh, nên thể của chi giác hoàn toàn vô lậu. Tất cả phần giác đều giúp cho Bồ-đề, chỉ ở đây, tiêu biểu riêng danh từ chi giác, vì rất gần quả Bồ-đề.

Do lý này hướng đến chứng bảy chi giác, nên biết chỉ căn cứ trị Hữu Đảnh để nói. Đây là loại thượng thủ trị địa dưới, chỉ đặt danh từ chi giác đối với vô lậu.

Nếu không thừa thừa nhận như vậy, thì không có cả hai. Hoặc chỗ dựa gần Bồ-đề đối với tất cả phần Bồ-đề, để lập hiệu chi giác. Vị tu đạo trong đạo, gần với Bồ-đề, vì tánh gần Bồ-đề chỉ là vô lậu, nên tu đạo vô lậu, mới đặt tên là chi giác. Vì tám chi đạo vượt hơn trong vị thấy đạo, nên tám chi đạo này hoàn toàn thuộc về tánh vô lậu, mặc dù chánh kiến, v.v… cũng có cả hữu lậu, nhưng chánh kiến kia không được danh hiệu chi Thánh đạo. Vì gọi là chi Thánh đạo, gọi là vô lậu.

Lại, các Luận giả đều thừa nhận sau chi giác của pháp phần giác, nói chắc chắn là vô lậu. Nếu nói ở trước, ấy là có cả hai thứ.

Đã sau chi giác, mới nói chi đạo, nên tám chi đạo hoàn toàn vô lậu, pháp còn lại có cả hai. Chuẩn y nghĩa đã thành, nghĩa là vị trước trong phần giác tăng, nghĩa là vị trước kia đối với thế dụng của vị sau, cũng tăng. Nghĩa là vì không phải ở vị trước, nên Tỳ-bà-sa nói thế này: “Từ vị nghiệp đầu tiên đến tận vô sinh, niệm trụ thường tăng, cho đến nói rộng”.

Ba mươi bảy pháp này, địa nào có bao nhiêu?

Tụng rằng:

Sơ tĩnh lự tất cả

Vị chí, trừ hỷ căn

Nhị tĩnh lự trừ tầm

Trung, tam, tứ, trừ hai

Ba trước địa vô sắc

Trừ giới và tầm, hỷ

Hữu đảnh ở cõi dục

Trừ giác và chi đạo.

Luận chép: Trong Sơ tĩnh lự đủ ba mươi bảy. Ở địa Vị chí, trừ chi hỷ, giác, đối với pháp của địa dưới, cũng hoài nghi, lo nghĩ, vì chưa có thể bảo đảm đức tin, nên bất sinh hỷ. Lại, khi định Vị chí hiện tiền đầu tiên, chưa có thể dứt trừ phiền não của địa dưới. Về sau, dù đã dứt, nhưng vì loại đồng với trước, nên khi khởi phiền não kia đều không có hỷ.

Có thuyết nói: Tất cả đạo của địa phần gần,vì đều do sức cố gắng chuyển vận, nên không có nghĩa hỷ. Tĩnh lự thứ hai, trừ chánh tư duy, vì trong tĩnh lự kia đã không có tầm, do khế kinh nói: Địa tĩnh lự kia không có tầm, vì đẳng trì trên địa Tĩnh lự kia chuyển vận vắng lặng, do hai địa này, mỗi địa đều có ba mươi sáu. Tĩnh lự Trung gian thứ ba, thứ tư, trừ cả tầm, hỷ, mỗi thứ đều ba mươi lăm. Ba Vô sắc trước, trừ ba chi giới và trừ tầm, hỷ, đều ba mươi hai. Hữu Đảnh cõi Dục, trừ chi giác, đạo, vì không có vô lậu, đều có hai mươi hai.

Như thế, các địa đều thuận theo đối tượng thích ứng của mình, phần giác hiện tiền, ít nhiều không có chắc chắn. Nghĩa là tùy theo vị riêng, sau phải gồm trước, có thể nghĩa trên một thể, được chia thành nhiều thứ, nên có nghĩa nhiều thứ đều cùng lúc khởi, chỉ bốn Niệm trụ, nên không cùng sinh, vì căn cứ ở đối tượng duyên, được chia làm bốn, còn không có hai sinh cùng lúc, huống chi có một lúc, bốn tuệ đều khởi?

Không thể một tuệ căn cứ cảnh, chia ra nhiều, vì nếu duyên chung thuộc về pháp Niệm trụ, thì sẽ không có một tuệ nào trong một sát-na duyên bốn cảnh, sinh ra bốn hành tướng cả.

Do lý này, hướng đến trong Sơ tĩnh lự, tóm lại đủ ba mươi bảy, nhưng trong một khoảnh khắc niệm hiện ở trước, nhiều nhất chỉ chứa ba mươi bốn.

Như thế, Vị chí, Tĩnh lự thứ hai, nhiều nhất chỉ chứa ba mươi ba. Trung gian ba, bốn, nhiều nhất ba mươi hai. Ba Vô sắc trước nhiều nhất hai mươi chín. Hữu Đảnh cõi Dục, nhiều nhất chỉ mười chín. Tất cả đều trừ ba niệm ttrụ, trong số đó, giảm là tùy theo ở vị, nên tư duy.

Vì sao tâm vương không lập phần giác?

Về mặt lý, cũng thuộc về niệm trụ, v.v…, vì phần giác kia thật sự gồm nhiếp các gia hạnh thiện, nhưng không đặt riêng như tuệ, v.v… Tâm đối với phần tạp nhiễm, thanh tịnh, với thế dụng đồng đều, không có nghiêng lệch. Phần giác chỉ ở thế dụng tăng cường trong phần thanh tịnh, cho nên không lập.

Có sư khác nói: Phần giác, thường duyên cộng tướng của các pháp, tâm vương thường duyên tự tướng sinh, cho nên không lập.

Có sư khác nói: Tu tập phần giác, vốn vì đối trị tất cả phiền não, nhưng vì tâm sở của các phiền não, không phải tâm, nên pháp chủ thể trị chẳng phải tâm, chỉ là tâm sở. tướng đối trị chướng trái ngược nên lập ra.

Có sư khác nói: Phần giác, phụ tá cho giác, giác là tâm sở, vì dùng tuệ làm thể, nên không thể tâm vương phụ tá cho tâm sở, như vua không thể phụ tá cho quan, cho nên tâm vương không lập phần giác.

Có sư khác nói: Tâm dẫn dắt thế gian ở cõi, đường loài sinh tử luân hồi không dứt. Tu tập phần giác vì cắt đứt sinh tử. Do đó tâm vương không lập phần giác.

Có sư khác nói: Từ thời vô thỉ đến nay, tâm đã bị tạp nhiễm do rất nhiều phiền não rong ruỗi tản mác các cảnh, bực tức, hung dữ khó điều phục. Vì điều phục tâm, nên tu tập phần giác, không phải đối tượng điều phục tức là chủ thể điều phục, nên tâm vương không lập phần giác.

Hỏi: Vì sao trong các pháp đại tâm sở chỉ lập bốn pháp làm phần Bồ-đề?

Đáp: Thật sự gồm nhiếp chung trong niệm trụ, v.v…, đại tâm sở kia thật sự gồm nhiếp các gia hạnh thiện, nhưng lập riêng niệm, định, tuệ, là do ba thứ này thuận với phẩm thanh tịnh, với thế dụng tăng mạnh, có thể lập phần giác. Tưởng, tư, xúc, dục với thế dụng tăng mạnh đối với phần nhiễm, nên không đặt riêng. Đối với quán giả tưởng, vì thắng giải tăng riêng phần giác chỉ gồm nhiếp thuận với quán chân thật, vì thắng giải này không phải gồm nhiếp phần giác.

Có sư khác nói: Đến vị Vô học, thắng giải mới tăng, vì kinh chỉ lập là chi Vô học, nên vị Hữu học của pháp phần Bồ-đề tăng. Do Hữu học này làm sức nhân, có công dẫn khởi ba Bồ-đề, cho nên thắng giải không phải phần giác, vì thế lực tác ý làm phát động tâm, khiến cho đối với đối tượng duyên di chuyển giải thoát không nhất định. Phần giác đối với cảnh, xem xét, quán sát chân lý, sao cho tâm được chuyên nhất, trái với phần giác kia, cho nên tác ý không thuộc về phần giác.

Nếu vậy, thì lập tầm làm phần giác. Tầm đối với cảnh giới, dù thúc đẩy phát tâm, nhưng vì muốn cho tâm tìm cầu chí lý, chứ không phải để cho tâm nổi trôi ở cảnh dời đổi, giải thoát. Đối với quán sát đế có giục giã phát công năng, là vì nói sức này có khả năng thúc đẩy chánh kiến. Do đó, tác ý không thể so sánh với tầm.

Có sư khác nói: Hoặc nhiễm, hoặc tịnh, ở vị đầu tiên, nhận lấy Vị cảnh, nói là do sức tác ý tăng là phi lý. Như lý tác ý, cho đến cảnh nối tiếp, vì thế lực tác ý đó suy yếu, nên không lập làm phần giác phiền não. Phần giác phiền não phải đến cảnh, trong phần vị nối tiếp, mới tăng thịnh. Vì thọ đối với phần tạp nhiễm, thanh tịnh, với thế dụng đều gia tăng, nên lập phần giác. Do phần giác này, trong chi duyên khởi trôi lăn, lập làm chi thọ và trong phần Bồ-đề hoàn diệt, lập làm chi hỷ, giác.

Có sư khác nói: Thọ ở tạp nhiễm dù là tăng thượng, nhưng với phẩm tịnh, làm việc lợi ích, cũng có công năng như tánh Chiên-đồ-la dù hèn xấu, nhưng vẫn có công năng làm việc lợi ích cho giòng họ giàu sang, nên làm chi lợi ích đối với tĩnh lự, do đó hiện chi giác được lậptrong phần Bồ-đề.

Hỏi: Vì sao ba thọ đều có cả vô lậu?

Đáp: Phần giác chỉ có hỷ.

Hỏi: Không phải hai phần còn lại hay sao?

Đáp: Vì hành tướng mà phần giác đã biểu hiện, rất mạnh mẽ, nhạy bén, hành tướng lạc, xả vì chậm chạp, nên không đúng.

Có sư khác nói: Hai thọ lạc, xả vì lạc khinh an, hành xả tướng che lấp, không sáng rõ, cho nên không lập.

Hỏi: Vì sao trong pháp thiện tâm sở lớn, chỉ lập bốn pháp làm phần Bồ-đề?

Đáp: Thật sự cũng đều thuộc về niệm trụ, v.v… Tâm sở thiện lớn kia, thật sự đều gồm nhiếp gia hạnh thiện, nhưng sở dĩ đặt riêng, tín, cần, an, xả, là do bốn thứ này thuận với giác mạnh mẽ.

Hỏi: Làm sao bốn thứ này thuận với tác dụng, giác mạnh mẽ?

Đáp: Vì phát hướng Bồ-đề, tín là đứng đầu, chuẩn bị tu các công hạnh tín là nên tảng đầu tiên, nhân, quả thanh tịnh, lấy tín làm gốc. Nếu người không có đức tin thì tu hướng đến chỗ không thành, nên lập tín căn để làm phần giác.

Có sư khác nói: Như bỏ phèn chua vào nước đục, nước sẽ được lóng sạch, khiến các người có mắt, thấy rõ các sắc tượng. Cũng thế, để tín vào phẩm tâm, có thể giúp cho phẩm tâm câu sinh được lóng sạch. Do đó, có thể thấy bốn Thánh đế lý tăng trưởng dần thành tam Bồđề. Vì thế, tín rất nên lập làm phần giác. Cần đối với các công hạnh, có công năng đôn đốc, phát động cùng khắp khiến cho công năng kia hướng nhanh chóng đến ba thừa Bồ-đề. Nếu không có chánh cần, thì dù đã phát động hướng đến, nhưng vì giữa chừng, lười biếng xả dở, sau cùng, không có thành tựu. Cho nên, lập cần làm phần giác.

Có sư khác nói: Từ thời vô thỉ đến nay, sở dĩ không thể thấy bốn Thánh đế, đều do lười biếng, không ưa lắng nghe, tư duy đúng về lý bốn Thánh đế, siêng năng chữa trị bệnh lười kia, sao cho ưa thích lắng nghe, như lý tư duy lý bốn Thánh đế, vì có thể thấy bốn đế, sẽ được nhanh chóng chứng Bồ-đề, nên cần cũng nên lập làm phần giác, pháp khác thì không như vậy.

Khinh an thôi dứt việc làm, khiến tâm điều hòa thích nghi, hành xả chánh trực khiến tâm bình đẳng, nên có thể tăng trưởng hạnh xuất thế, khiến mau đến ba thừa Bồ-đề nên dùng an, xả làm phần giác.

Có sư khác nói: Từ vô thỉ đến nay vì tâm rối loạn hôn trạo không thấy lý đế, do đó không chứng Bồ-đề ba thừa. Vì khinh an xả hôn trầm, hành xả ngưng trạo cử. Do đó, kiến đế mau đến Bồ-đề, nên cũng làm phần giác. Nếu vậy, tự tánh tàm, quý thuộc về thiện, trong các phẩm thiện được gọi là bạch pháp, cũng nên lập làm phần giác ư? Tàm quý không nên lập, vì vô tàm quý chỉ tương ưng với tất cả tâm ác, trong tán giới làm chướng ngại mạnh, nhưng trong thấy đế lý có năng lực chướng ngại nhỏ. Ngược lại là tàm quý, tự tánh thuộc về thiện được gọi là bạch pháp, tuy ở tán giới có công lực mạnh mà ở định thiện làm trợ lực nhỏ, trong phần Bồ-đề lấy thuận theo định thiện giúp cho giác lý Đế, nên tàm quý kia không được lập làm phần giác.

Nếu vậy, nên lập vô tham, vô sân làm phần giác chăng? Nó là căn thiện vì tự tánh thiện, cũng không nên lập. Vì tham, sân tương ưng sáu thức, chung khắp năm bộ làm tánh tùy miên, phát nghiệp thô ác, làm gia hạnh mạnh. Chúng dứt diệt căn thiện, chướng ngại lớn thiện tán, ngược lại thấy đế chướng rất nhỏ? Trái lại tham sân là vô tham, vô sân được gọi là căn thiện, tự tánh thuộc về thiện, đối với nghiệp thiện tán tuy công lực mạnh, mà trong thiện giúp định, thế dụng nhỏ yếu. Pháp phần Bồ-đề thuận theo thiện định, giúp cho giác lý đế nên chúng không được lập làm phần giác.

Nếu vậy, không buông lung nên lập làm phần giác chăng? Do không buông lung nên các hạnh đều thành tựu. Mỗi Khi Phật khuyên tu, đều bảo không buông lung, nhưng cũng không nên lập làm phần giác. Vì đối với vị tán loạn, buông lung khiến tâm rong ruổi, loạn theo năm dục, có thể trái với thí, v.v… tác dụng thiện tán mạnh, đối với vị định tác dụng chướng ngại không phải mạnh. Đối trị với nó là không buông lung chỉ có công năng phòng hộ tâm đối với năm dục, khiến không rong ruổi tán loạn, mà chuyên tu thí, v.v… Cho nên, đối với thiện tán tác dụng tuy mạnh, mà lực tác dụng trợ giúp thiện định lại nhỏ yếu. Pháp phần Bồ-đề vì lấy thuận thiện Định, giúp giác lý Đế, nên không buông lung không được lập.

Nếu vậy, bất hại lẽ ra lập làm phần giác, hại có thể bức não vô lượng hữu tình đọa trong ba đường ác, bất hại có khả năng đối trị cũng nên lập chăng? Hại duyên sự sinh não các hữu tình, chướng ngại tu, làm thiện tán, bất hại thì ngược lại, trợ lực định lại yếu nên cũng không lập làm phần giác.

Có sư khác nói: Nếu đối tượng đối trị mạnh trong đại thiện pháp, tự tánh vượt hơn lập làm phần giác, ngoài ra thì không lập.

Đối tượng đối trị mạnh mẽ: Tương ưng với tất cả tâm nhiễm. Tự tánh vượt hơn: giúp cho thấy đế, như trước đã nói: Tín, cần, an, xả, có đủ hai nghĩa.

Nghĩa là trong sáu thứ như tàm, v.v… không có đủ hai nghĩa, nghĩa là trong năm thứ như tàm, v.v… đều không có hai nghĩa, chỉ là một thứ buông lung là thiếu tự tánh vượt hơn.

Hỏi: Vì sao sự ưa, chán không phải là phần giác?

Đáp: Về mặt lý, thật ra cũng thuộc về niệm trụ, v.v…, vì sự ưa chán kia thật sự đều gồm nhiếp gia hạnh thiện. Nhưng sở dĩ không đặt riêng phần giác, vì hành tướng của hai thứ này trái nhau, đều không duyên khắp cảnh bốn Thánh đế, vì không có một địa nào chấp nhận phẩm tâm hẹp, nhỏ thường hiện tiền, cho nên không lập.

Có sư khác nói: Luận về sự ưa, chán, do cảnh quán của tuệ, với thế lực dẫn sinh. phần giác, nghĩa là thuận sinh tuệ giác. Vì nghĩa trái nhau nên không lập riêng.

Hỏi: Vì sao hai thứ tầm, tứ đều chấp nhận có gia hạnh thiện và có vô lậu, mà ở phần giác một phải, một không phải?

Đáp: Thật ra cũng đều có nghĩa chung, như thuyết trước đã nói. Tuy nhiên, đặt riêng tầm, không lập tứ, là vì tầm đối với Thánh đạo thúc giục chánh kiến mạnh, do lúc tầm khởi, hành tướng mạnh mẽ, nhạy bén, tìm cầu lý đế, có giúp cho công năng kiến, lập làm chi đạo, tứ thì không như vậy, vì hành tướng khởi rất yếu kém.

Có sư khác nói: Cả hai đều cùng lúc vận hành: hành tướng của tầm thô, che át tứ, chỉ vì ở vị khởi của tứ, hành tướng chuyển vận yếu ớt, nên trong phần giác không đặt tứ riêng.

Hỏi: Đốc thúc phát khởi chánh kiến tự có chánh cần sao lại lập tầm dùng làm phần giác?

Đáp: Vì cần thúc giục chánh kiến có khác với tầm, vì thế trong chi đạo, đều có kiến lập. Nghĩa là cần thúc giục hành giả kia, khiến cho tiến tu nhanh chóng, sức tầm thúc giục khiến quán Thánh đế nhanh chóng.

Hỏi: Vì sao nghiệp biểu không lập phần giác?

Đáp: Vì bất tương ưng hành chỉ thuận với pháp thiện, định, tâm đều có vô biểu, có công năng thuận với sự vượt hơn, nghiệp biểu thì không như vậy, cho nên không lập.

Hỏi: Vì sao không lập bất tương ưng hành làm phần giác?

Đáp: Vì phần giác kia, đối với việc giúp đỡ giác, không có công năng vượt hơn, vì không tương ưng, không phải như vô biểu, dù không tương ưng, nhưng vẫn có công dụng của bầu bánh xe hữu vi của bánh xe đạo, nên đối với phần giác không kiến đặt riêng.

Có sư khác nói: Hai định vô tâm, năng diệt tâm, nên trái với giác. Bốn tướng và đắc, đối với đối tượng tướng, thành tác dụng, đối với nhiễm, tịnh này, khởi dụng bình đẳng. Vì pháp phần Bồ-đề thuận với dụng tịnh tăng, nên không đặt riêng.

Hỏi: Vì sao không lập tín làm giác và chi đạo?

Đáp: Khi phát hướng đầu tiên, tác dụng tín tăng thượng. Đã nhập vị Thánh, lập chi giác đạo, vào lúc bấy giờ, thế dụng của tín rất yếu kém, cho nên không lập trong chi giác đạo.

Hỏi: Vì sao ở chi giác, lập hỷ, khinh an, xả? Không phải cũng lập hỷ, khinh an, xả trong chi đạo?

Đáp: Vì hỷ, khinh an, xả kia thuận nghiêng về giác, không thuận với đạo.

Hỏi: Thế nào là thuận với giác?

Đáp: Lại, trong tu đạo, mỗi địa đều tu chín phẩm giác vượt hơn, như như đối với đế, thường thường giác ngộ. Như thế, như thế phát sinh thắng hỷ, vì sinh thắng hỷ nên lại ưa quán đế như người đào đất, nhặt được của báu, sinh vui mừng. Do sinh vui mừng, nên càng vui thích đào xới nữa. Vì thế, nên hỷ đối với giác, sức thuận theo tăng. Phải do khinh an thôi dứt các việc và do sức xả, làm cho tâm bình đẳng mới có khả năng đối với cảnh, giác sát, xem xét đế, nên lập an, xả trong chi giác.

Hỏi: Sao ba thứ này không thuận với đạo?

Đáp: Chuyển vận nhanh chóng là nghĩa Thánh đạo. Vì ba thứ này có chút trái ngược với sự chuyển vận nhanh chóng, vì đều có khả năng khiến tâm trụ an ổn.

Hỏi: Vì sao ở đạo, lập chi giới, tầm? Đối với chi giác, chẳng phải cũng lập chi đó?

Đáp: Vì chi giới, tầm kia thuận riêng với đạo, không thuận với giác.

Hỏi: Thuận với đạo là sao?

Đáp: Tầm trong thấy đạo, thúc giục chánh kiến, khiến cho quán sát nhanh chóng trong cảnh tám đế trên, dưới. Giới có thể làm bầu bánh xe, thành bánh xe thấy đạo, khiến cho vì xoay trở lại nhanh chóng đối với đế, nên tầm và giới đều có lập chi đạo.

Hỏi: Việc này sao lại không thuận với giác?

Đáp: Tầm đối với đế, chuyển vận không vắng lặng. Đối với lý Thánh đế, vì tìm cầu tướng, nên giác ngộ rồi kiến đế chuyển vận yên tĩnh, nên tầm có một ít trái đối với giác. Giác là tương ưng với cảnh có đối tượng duyên, có dựa, có hành. Vì giới trái với giác này, nên ở chi giác không lập ra giới kia. Vận chuyển chung, gọi là đạo, không thể làm ước lệ.

Hỏi: Vì sao phần giác không gồm nhiếp chủng Thánh?

Đáp: Phái Phân Biệt Luận Giả thừa nhận chủng Thánh thuộc về phần giác, nên tông của họ được lập ra bốn mươi mốt phần giác. Ta thừa nhận chủng Thánh gồm nhiếp trong niệm trụ, v.v… mà không lập làm phần giác riêng, vì các phần giác, tại gia, xuất gia, đều có thể thọ nhận, thực hành và có ưa thích, còn chủng Thánh chỉ có người xuất gia thọ hành và có ưa thích. Tại gia có ưa, thì không có thọ, hành, nên không đặt riêng.

Có sư khác nói: Nếu thừa nhận chủng Thánh thì đều là vô tham, như trước đã giải thích. Nếu đã thừa nhận thể thứ tư, tức là cần, đối với phần giác, không nhọc công gạn hỏi.

Hỏi: Vì sao chứng tịnh không thuộc về phần giác?

Đáp: Thật sự cũng gồm nhiếp trong niệm trụ, v.v… mà không lập làm phần giác riêng, là tăng nghĩa tu tinh tiến của các phần giác, phải thường tu tập, mới có thể chứng Bồ-đề, bốn thứ chứng tịnh là gia tăng nghĩa chứng đắc. Khi thấy Thánh đế sẽ đắc dần dần, tức khắc, do đó, chứng tịnh không thuộc về phần giác.

Có sư khác nói: Đây tức là tín, giới thuận theo sự thích ứng cũng thuộc về phần giác. Lúc tu phần giác, thì sẽ được chứng tịnh.

Hỏi: Chứng tịnh này có bao nhiêu thứ? Y chỉ nơi vị nào được? Thể thật là pháp nào, hữu lậu hay vô lậu?

Tụng rằng:

Chứng tịnh có bốn thứ

Là Phật, Pháp, Tăng, Giới

Kiến ba được Pháp, Giới T

hấy đạo gồm Phật, Tăng.

Pháp tức cả ba đế

Đạo Bồ-tát, Độc giác

Tín và giới làm thể

Bốn đều chỉ vô lậu.

Luận chép: Kinh nói chứng tịnh gồm có bốn thứ:

  1. Đối với chứng tịnh của Phật
  2. Đối với chứng tịnh của Pháp
  3. Đối với chứng tịnh của Tăng.
  4. Chứng tịnh của giới Thánh.

Vả lại, ở vị thấy đạo, khi thấy ba đế, mỗi đế chỉ được chứng tịnh của giới pháp. Ở quả vị thấy đạo đế được cả Phật, Tăng, nghĩa là khi thấy khổ, được giới Thánh ái và pháp chứng tịnh.

Hỏi: Đối với những pháp nào, làm sao được pháp chứng tịnh?

Đáp: Nghĩa là chỉ đối với khổ, đạt chỉ có pháp, không có thật hữu tình sinh niềm tin chắc chắn.

Như thế, thứ lớp khi thấy tập đế, cũng chỉ được hai chứng tịnh như trước, đạt chỉ có pháp tập làm nhân khổ, không có sĩ phu nội, sinh tín quyết định. Từ Vô gián này, khi thấy diệt đế, cũng chỉ được hai chứng tịnh như trước. Đạt chỉ có diệt pháp là Niết-bàn chân thật, thành thật đáng noi theo, cầu sinh niềm tin chắc chắn. Từ đây, kế sau là khi thấy đạo đế, gồm ở Phật, Tăng được hai chứng tịnh. Đối với sự nối tiếp của Phật, các pháp Vô học được chứng tịnh của Phật.

Đối với sự nối tiếp của Tăng, pháp Hữu học, Vô học được chứng tịnh của Tăng, gồm nêu vì biểu thị rõ khi thấy đạo đế, cũng được giới Thánh và chứng tịnh pháp, đạt chỉ pháp đạo là chứng nhân diệt, thật có thể vâng theo cầu sinh niềm tin chắc chắn. Nhưng pháp được tin, lược có hai thứ:

  1. Riêng.
  2. Chung.

Chung: là bốn đế, riêng: Chỉ ba đế, hoàn toàn đạo Bồ-tát, Độc giác. Đạo Bồ-tát, chỉ pháp Hữu học. Đạo Độc giác có cả Hữu học, Vô học. Nếu tín vô lậu duyên pháp riêng sinh, gọi là duyên không xen tạp. Ở pháp chứng tịnh. Nếu tín vô lậu duyên cả Phật, Tăng gọi là duyên tạp ở pháp chứng tịnh nên kiến ba đế chỉ được hai thứ, khi thấy đạo đế, đầy đủ được bốn.

Hỏi: Ở vị thấy đạo đế là ở hiện tiền, có được ba chứng tịnh của Phật, Pháp, Tăng hay không?

Hỏi: Không phải đều hiện được khi thấy đạo đế, duyên chung hiện hành các đạo đế. Nên biết, hiện tại chỉ có duyên xen lẫn chứng tịnh của một pháp. Nhân thế lực này tu được tín trong nhiều sát-na ở vị lai, trong đó, có khi duyên riêng Phật, Pháp, Tăng, hoặc có khi duyên chung hai. Tam bảo: Nghĩa là các duyên riêng, gọi là ba chứng tịnh, các duyên chung, thuộc về chứng tịnh pháp. Vì khi đạo loại trí tu tám trí, cũng được ba đế. Giới của pháp có hai thứ, đạo pháp nhẫn, v.v…, trong ba sát-na, chỉ tu bốn thứ đạo đế ở vị lai. Vì đối tượng tin khác nhau, nên gọi là có bốn. Nên biết, sự thật chỉ có hai thứ, nghĩa là đối với ba thứ chứng tịnh của Phật, v.v… dùng tín làm thể. Chứng tịnh của giới Thánh lấy giới làm thể, nên chỉ có hai.

Hỏi: Nếu giới của bảy sự thật chỉ có một, thì làm sao trong phần giác sự thật có mười một, mà chỉ có mười thứ, hoặc mười sáu, hoặc nhiều?

Đáp: Vì hai nghiệp thân, ngữ, trong phần giác, nói là có sai khácvà tướng có khác với một thứ chánh mạng, dù có nói khác, nhưng lìa ngoài nghiệp thân, ngữ, không có thể, tướng riêng. Dựa vào có tướng riêng trong phần giác trước, nói là sự thật có mười một thứ. Dù nghiệp thân, ngữ mỗi nghiệp có nhiều, nhưng vì chủng loại đồng, nên đều lập một, như bốn Niệm trụ, ba chứng tịnh trước, nghĩa là tuệ và tín. Nếu duyên không xen lẫn thì tùy theo đối tượng duyên riêng, dù có nhiều thứ, nhưng vì đồng loại, nên đều lập làm một. Nghiệp thân, ngữ này lẽ ra cũng như thế.

Nay, trong chứng tịnh, dựa vào nghiệp thân, ngữ, tướng của giới Thánh, v.v… và trong khế kinh đồng nói vì không thiếu, không xuyên thủng, v.v… nên lập chung làm một. Tùy theo loại của nghiệp thân, ngữ, mà chia làm hai. Giới Thánh đồng nhau, lập chung làm một, nên hai và một không có lỗi trái nhau.

Hỏi: Căn cứ nghĩa nào đặt ra danh từ chứng tịnh?

Đáp: Vì như thật biết rõ lý bốn Thánh đế, nên gọi là chứng chánh tín Tam bảo và diệu Thi-la, đều gọi là tịnh. Do chứng đắc tịnh, đặt danh từ chứng tịnh. Chánh tín thuộc về tướng thanh tịnh của tâm, có thể gọi là tịnh Thi-la không thuộc về tướng thanh tịnh, nên đặt tên tịnh.

Bốn thứ này đều là thuộc về tướng tịnh. Lìa vết nhơ bất tín, vì vết nhơ phá giới. Lại, bốn thứ này chỉ vì vô lậu, vì vô lậu lìa vết nhơ, nên đặt tên tịnh.

Hỏi: Bốn thứ này, vì sao phải theo thứ lớp như thế?

Đáp: Ba thứ còn lại, lấy Phật làm căn bản, vì Phật có công năng đối với chánh nói, nên đối với chứng tịnh của pháp kia để lập công năng chánh nói đầu tiên. Vì pháp giác ngộ, nên đối với chứng tịnh của Đức Phật kia lập làm thứ hai. Vì pháp tạng hiện quán, chỉ có Thánh Tăng, nên đối với chứng tịnh để lập làm thứ ba. Quán pháp tạng vì dựa vào giới Thánh, nên chứng tịnh của giới Thánh được lập ở sau cuối.

Có thuyết nói: Phật là Pháp sư chánh pháp, thế nên đầu tiên lập chứng tịnh của Phật. Phật đã nói gì về ái tận Niết-bàn? Cho nên, thứ hai, lập chứng tịnh về pháp.

Hỏi: Vì ai nói pháp?

Đáp: Là hướng đến quả tăng, thế nên thứ ba, lập chứng tịnh về Tăng. Tăng nương dựa giới Thánh mà được lập ra, thếnên thứ tư, lập chứng tịnh về giới.

Có thuyết nói: Bốn thứ này cũng như thầy dẫn đường, con đường, khách đi buôn và xe được cưỡi, nên nói bốn thứ này theo thứ lớp như thế.

Kinh nói: “Vị học thành tựu tám chi, trong vị Vô học đủ thành tựu mười, Vị học cũng thành chánh thoát, chánh trí”.

Hỏi: Vì sao ở Hữu học kia không lập chi? Chánh thoát, chánh trí lấy gì làm thể?

Tụng rằng:

Hữu học ràng buộc khác

Không chi chánh thoát, trí

Giải thoát là vô vi

Tức thắng giải, hoặc diệt.

Chi Vô học hữu vi

Là hai uẩn giải thoát

Nói chánh trí như giác

Tức Tận, Vô sinh trí.

Luận chép: Trong vị Hữu học vẫn còn lại ràng buộc, chưa giải thoát, nên không có chi giải thoát. Không phải rời xả một ít ràng buộc, là có thể gọi giải thoát, nghĩa là chẳng phải không có “thể” của giải thoát được lập trí giải thoát, nên vị Hữu học không lập hai chi. Nghĩa là đặt tên chi, dựa vào dụng giúp đỡ vượt hơn. Ở vị Hữu học còn ràng buộc, dù có giải thoát, nhưng không có công dụng giúp đỡ vượt hơn, huống chi là vì giải thoát vượt hơn, nên trí cao quý kia cũng không có, nên hai chi này không phải ở Hữu học. Vì Vô học đã thoát tất cả ràng buộc, nên dựa vào giải thoát nội, sinh ra hai trí, có lý công dụng giúp đỡ vượt hơn, có thể lập chi, Hữu học thì không như vậy, nên chỉ thành tám. Thể giải thoát có hai, đó là hữu vi, vô vi. Giải thoát hữu vi dùng thắng giải làm thể, Giải thoát vô vi lấy hoặc diệt làm thể.

Trước lại có hai. Đó là Hữu học, và Vô học. Căn cứ thân bảy Thánh gọi là Hữu học, căn cứ Thánh thứ tám đặt tên gọi là Vô học, chỉ giải thoát Vô học trong hữu vi, có thể được lập ra làm chi giải thoát. Vì hoặc diệt, vô vi không có tác dụng của chi. chi gồm nhiếp giải thoát, lại có hai thứ. Nghĩa là Thời, Bất thời, vì có sai khác.

Có thuyết nói: Vì tâm tuệ có sai khác, nên lẽ ra phải biết hai thứ này tức uẩn giải thoát.

Như thế, đã nói về thể của chánh giải thoát, thể của chánh trí, gọi là lìa chánh kiến. Như giác trước đã nói, tức tận vô sinh, trước kia gọi Bồ-đề, nay gọi chánh trí.

Nói tâm Vô học giải thoát. Nghĩa là tâm ở vị nào là chánh giải thoát? Là ở vị lai, hiện tại hay quá khứ?

Tụng rằng:

Lúc tâm Vô học sinh

Chính từ chướng giải thoát.

Luận chép: Như ả luận nầy nói: Tâm Vô học đầu tiên, khi sinh ở vị lai, từ chướng được giải thoát. Vả lại, nên tư duy lựa chọn”.

Văn này của luận nói về vị lai, rằng: “Lẽ ra sẽ thành phiền nặng”.

Nói về lúc sinh, nói: “Vì nghĩa đã rõ ràng”.

Lời vấn nạn này không đúng, vì thuận theo ở hỏi đáp, nghĩa là trước kia hỏi là hỏi tâm Vô học chính được giải thoát đối với đời nào? Cho nên, nay đáp: “Ở vị lai”, sợ người kia cho rằng: “chung cho tất cả vị lai”. Lại vì phân biệt nói là “khi sinh”. Hoặc chỉ nên nói: “Giải thoát lúc sinh”. Nhưng hoặc có người cho rằng lúc sinh là hiện tại.

Vì ngăn chặn nói kia, nên nói: Lúc sinh ở vị lai, hiện là đã sinh, vì không phải lúc sinh, hoặc căn cứ ở trạng thái nối tiếp để đặt danh từ giải thoát, thì tất cả vị lai đều gọi là chánh giải thoát. Nếu căn cứ ở hành thế gian để đặt danh từ giải thoát, thì chỉ lúc sinh gọi là chánh giải thoát. Vì phân biệt rõ hai nghĩa, nên nói: Khi sinh ở vị lai.

Nói các phiền nặng, sẽ biểu thị rõ về nghĩa lý riêng, nên tìm tòi, nghiên cứu, không có chấp nhận không phải bác bỏ. Vì căn cứ ở nghĩa như thế, nên có bài tụng rằng:

Văn ở nghĩa đã đủ

Mà lại nói lời thừa

Chẳng không nghĩa có văn

Nên xét tìm nghĩa khác.

Luận chép: Mặc dù đối với các uẩn hiện có của vị này đều được giải thoát, mà chỉ nói tâm, nhưng không thể nói có thiếu, giảm mất, vì tâm sở, v.v… tùy theo tâm, vì tâm là chính đối với pháp nhiễm, tịnh, nên dù không có ngã mà vẫn có thể đối với tâm, giả nói người ràng buộc, người giải thoát đều bằng nhau. Nếu đã nói về nghĩa vượt hơn, đã nói khác, hoặc đối với đây, như nêu dụ về pháp, nêu một pháp của tâm, sao cho giống với tư duy khác, mặc dù các tâm học, cũng ở vị sinh từ chướng giải thoát, nhưng luận chỉ tâm Vô học khi mới sinh. Người giải thoát căn cứ ở dứt không còn sót, vì chứng giải thoát. Lại, vì ở đây chỉ nói về giải thoát thuần túy, trong đây có tâm là tự tánh giải thoát, chớ không phải nối tiếp giải thoát, nên tạo ra bốn luận chứng: Hữu học vô lậu, Vô học thế tục. Vô học vô lậu và tâm thế tục khác. Như thế, nên biết bốn luận chứng sai khác.

Trong đây, dù nêu chánh sinh sát-na mà thật ra vị lai đều được giải thoát với chánh sinh, tức đồng với sinh chướng, nên dựa vào thế lực này mà tu căn thiện thế tục ở vị lai cũng được giải thoát.

Dựa vào trạng thái nối tiếp của tịnh, chướng kia được sinh. Vì chỉ rõ lại tâm Vô học đầu tiên, nên khi sinh ở vị lai, từ chướng giải thoát, cho nên, ả luận nầy lại nói thế này: “Gọi là đạo Vô gián hiện đang hướng đã diệt và đạo Giải thoát hiện đang hướng đã sinh. Bấy giờ, tâm Vô học gọi là từ chướng giải thoát. Đạo Vô gián, nghĩa là định Kim cương và quyến thuộc định, ở vị sắp quá khứ lập dùng tên hiện. Kế sau đặt tên quá khứ”.

Hướng đã diệt: Nghĩa là biểu thị rõ ở chánh diệt, gần kế là, sẽ nhập vị đã diệt.

Đạo Giải thoát: Nghĩa là tận trí đầu tiên và quyến thuộc của trí. Sắp đến vị hiện tại đặt dùng tên hiện. Kế sau, là đặt tên hiện tại.

Hướng đã sinh: Nghĩa là biểu thị rõ ở chánh sinh, gần kế sẽ nhập vị đã sinh.

Nói bấy giờ: Nghĩa là lúc chánh diệt sinh.

Tâm Vô học: Tận trí đầu tiên cùng khởi.

Từ chướng giải thoát. Nghĩa là không phải chỉ chướng phiền não, chiêu cảm sinh nghiệp quả của cõi Sắc, cõi Vô sắc, mà cũng là chướng đã giải thoát, bấy giờ, nghiệp này cũng chướng chứng đắc quả A-lahán.

Do đó, các đại Luận sư xưa đều nói thế này: “Nghiệp đối với đắc nhẫn, không trở lại quả ứng hợp, vì rất chướng ngại, giải thích thế này: “luận nầy đã nói” tức là đã giải thích nghĩa tâm giải thoát của kinh”. Đạo ở vị nào khiến sinh chướng dứt?

Tụng chép:

Đạo chỉ vị chánh diệt

Khiến chướng ngại việc dứt.

Luận chép: Chỉ nói vì biểu thị rõ chánh diệt, không phải pháp khác, như sinh, chưa sinh, đạo đều giải thoát, không phải diệt, đã diệt, đều có khiến chướng dứt, đâu thể biết vị chánh diệt, có thể chướng dứt không phải khác? Vì nói là đạo chánh sinh, chánh từ chướng giải thoát, nên đạo ở vị chưa sinh, chưa được giải thoát. Đạo ở vị đã sinh, đã được giải thoát, đều có không thể đặt tên gọi chung là chánh giải thoát. Nếu khi đạo chánh diệt, không thể dứt chướng.

Làm sao ở vị đạo sinh được danh từ chánh giải thoát, nên khi chánh diệt, đạo có thể dứt chướng, ở vị trước, sau công dụng. của dứt chắc chắn không có.

Làm sao chưa sinh cũng gọi giải thoát. Với chánh sinh, vì sinh chướng đồng. Như đời hiện thấy khi mở ra đường nước, gần nước, xa nước, đều nói là lìa chướng ngại.

Như thế, đã thấy hoặc bị dứt, đạo trong thân đã sinh, lẽ ra cũng có thể nói tâm gần, tâm xa đều được giải thoát, hoặc như chánh khởi tâm Vô học đầu tiên, có được chánh sinh, gọi là chánh giải thoát.

Cũng thế, thứ tâm kia đã tu vị lai, tâm vô lậu, v.v… vì có đắc khởi, nên chắc chắn pháp bất sinh, hãy còn được gọi là chánh đắc giải thoát, huống chi sẽ sinh.

Chánh giải thoát đã nói trong đây, là nói tâm đã giải thoát. Nay nói chánh đắc giải thoát như thế chẳng lẽ không trái nhau hay sao?

Nói đã giải thoát là căn cứ tự tánh giải thoát. Nay nói giải thoát là căn cứ từ chướng giải thoát, chỗ đối đãi đều khác, nghĩa nào trái nhau?

Hoặc nói đã giải thoát, là căn cứ ở bản hữu giải thoát, căn cứ ở thân hành ở đời nói là nay giải thoát. Do đó, lời nói này không có lỗi trái nhau?

Các người vận hành thế gian đều giải thoát chăng? Không như vậy, phải là người siêng năng phá tan chướng sinh.

Có sư khác nói: Lúc chánh giải thoát, cũng được gọi là tâm đã giải thoát, vì tánh là đã xả chướng phiền não. Về lý, tất nhiên nên như vậy, vì đạo Giải thoát dựa vào không có phiền não chuyển biến nối tiếp nhau.

Vì đã ra khỏi chướng, nên gọi đã giải thoát. Nay hành ở thế gian, nên gọi nay giải thoát. Do đó, nói trước đã nói không trái nhau. Kinh nói: “Tâm từ tham, nay được giải thoát này”.

Hỏi: Nói giải thoát, nghĩa ấy thế nào?

Đáp: Vì sự giải thoát này khiến tâm xa lìa tham, vì muốn cho tánh tham không duyên lại tâm.

Hỏi: Tâm gọi là hữu tham, vì tương ưng, vì đối tượng duyên hay được tùy theo?

Đáp: Nếu vì tương ưng thì tâm nhiễm ô, gọi là được giải thoát, ấy là trái với tông mình, nói là vì lìa tham, tâm được giải thoát. Lại, nếu pháp này tương ưng với tham kia, thì chắc chắn sẽ không hấp nhận tâm này lìa tham kia, nên rốt ráo tâm sẽ không giải thoát tham.

Nếu vì đối tượng duyên thì tâm nhiễm ô cũng được giải thoát. Về lý không nên nói tham tương ưng với tâm, gọi là giải thoát. Lại, tánh tham kia, nếu duyên tâm này thì không có nghĩa tạm thời không duyên và duyên khác, sao có thể nói là tâm thoát khỏi tham kia?

Nếu được tùy theo thì tâm Hữu học, cũng gọi là hữu tham? Vì chỗ dựa tham được tùy theo, nối tiếp nhau hiện khởi.

Luận Chánh Lý nói thế này: “Chỉ lìa tâm tham, nay được giải thoát”.

Hỏi: Những gì gọi là tướng của hai thứ tâm có tham và lìa tham?

Đáp: Nghĩa là nếu tâm tương ưng với tham thì gọi là tâm hữu tham. Nếu không tương ưng, cũng không làm nhân đồng loại: của tham gọi là tâm lìa tham, cho đến có si mê, lìa si mê cũng vậy.

Đã nói lìa tâm tham được giải thoát, tức lập giải thoát chỉ có tâm không nhiễm. Tuy nhiên, tâm không nhiễm, gồm có bốn thứ. Nghĩa là trong hữu lậu, chia ra thiện vô ký, và trong vô lậu, chia ra Hữu học, Vô học.

Nói lìa tâm tham, nay được giải thoát: nay giải thoát có hai. Nghĩa là hiện hành ở đời, các tâm hữu lậu nối tiếp nhau, tất cả đều có nối tiếp giải thoát. Các bậc gia hạnh đắc cũng thừa nhận gồm có hiện hành giải thoát ở đời. Tất cả các tâm vô lậu đều có hiện hành giải thoát ở đời.

Thuộc về Vô học: Cũng thừa nhận gồm có giải thoát nối tiếp nhau, như trong khế kinh nói có ba giới là dứt, lìa, diệt.

Trong hai giải thoát đã nói trước đây, giải thoát nào trong đây làm thể? Ba giới như thế, khác nhau ra sao? Tụng rằng:

Vô vi nói ba giới

Lìa giới, chỉ lìa tham.

Dứt giới, dứt kiết khác

Giới diệt, diệt sự ấy.

Luận chép: Ba giới như: Đoạn, v.v… tức phân biệt ở trước đã nói: “Vô vi, giải thoát dùng làm tự thể. Nhưhg thể của ba giới, căn cứ ở giả có khác. Nếu y cứ theo sự thật thì không có sai khác, vì sao gọi là y cứ giả có khác? Nghĩa là lìa kiết tham, gọi là lìa giới, nếu căn cứ sự thật thì không sai khác. Thế nào gọi là căn cứ ở giả có khác? Dứt tám kiết khác, gọi là dứt giới. Diệt tất cả tham, v.v… các kiết ràng buộc sự thể, gọi là diệt giới”.

Hỏi: Vì sao ba giới sai khác như thế?

Đáp: Nghĩa là pháp hữu lậu lược chung có ba:

1. Năng trói buộc mà chẳng năng nhiễm.

2. Năng trói buộc cũng là năng nhiễm.

3. Không phải hai, là pháp thuận với trói buộc và nhiễm. Dứt ba pháp này mà chứng vô vi, như thứ lớp, gọi là ba giới: như đoạn, v.v…

Có sư khác nói: Chỉ dứt công năng trói buộc, có riêng vô vi, dứt pháp khác thì không như vậy. Nói kia nói công năng trói buộc có duyên tám kiết, có duyên kiết ái, có duyên sự khác. Dứt ba thứ này, được chứng vô. như thứ lớp, gọi là ba giới: như đoạn, v.v…

Có sư khác nói: Chỉ dứt năng nhiễm, có riêng vô vi, dứt pháp khác, thì không như vậy. Sư kia nói ái có duyên tám kiết, có duyên kiết ái, có duyên sự khác. Dứt ba thứ này được chứng vô vi, như thứ lớp, gọi là ba giới như: đoạn, v.v… Tùy theo sự bị trói buộc, riêng được trạch diệt, nên trong ba nói, nói đầu là đúng.

Căn cứ ở đây đã giải thích: ba tướng sai khác của các tưởng: đoạn, lìa, diệt. Hoặc nghiệp đầu tiên: Ngã và địa sẽ tưởng dứt, gọi là dứt tưởng. Nếu lìa nhiễm địa ngã đang tưởng dứt gọi là tưởng lìa. Nếu Dĩ bên địa, ta đã dứt tưởng, địa gọi là tưởng diệt. Hoặc trong gánh nặng thọ uẩn đã thấy được lỗi “bất xả”, khởi muốn tưởng xả gọi là tưởng đoạn. Vì xả là tên sai khác của đoạn. Nếu trong uẩn khác bất sinh lại, thấy công đức vượt hơn, khởi tưởng muốncầu, gọi là tưởng diệt, vì bất sinh là tên sai khác của diệt. Đã được lìa nhiễm, thanh tịnh nối tiếp nhau, đối với các pháp uẩn, không bị lưu luyến đối với nhập Niết-bàn, thấy tưởng tịnh diệu, gọi là tưởng lìa, không lưu luyến là tên gọi sai khác của lìa.

Hỏi: Nếu sự nhàm chán, thì có lìa chăng? Không như vậy thì thế nào?

Tụng rằng:

Tuệ chán duyên khổ, tập

Lìa duyên bốn năng dứt

Đối lẫn nhau rộng hẹp

Nên thành bốn luận chứng.

Luận chép: Chỉ duyên khổ, tập, được khởi trí nhẫn gọi là nhàm chán, duyên pháp khác thì không như vậy. Trong cảnh bốn đế được khởi trí nhẫn, có công năng dứt hoặc, đều được gọi là lìa, vì rộng hẹp có khác, nên thành bốn luận chứng:

1. Có khi chán mà không phải lìa. Nghĩa là duyên khổ, tập không khiến hoặc dứt, vì trí nhẫn hiện có duyên theo cảnh nhàm chán, nên không lìa nhiễm. Nên biết trong đây trước lìa nhiễm dục, sau thấy đế. Khổ, tập pháp nhẫn và khổ trí, tập trí trong thấy đạo chỉ gọi là chán, vì duyên theo cảnh nhàm chán, nên nhẫn không gọi là lìa. Vì hoặc dứt trước, nên trí không gọi là lìa, vì không phải đối trị dứt nên gồm cả gia hạnh giải thoát trong tu đạo, thuộc về đạo thắng tiến, khổ trí, tập trí, chỉ gọi là chán, vì duyên theo cảnh chán, nên không gọi là lìa, vì không phải đối trị dứt.

2. Có khi lìa mà chẳng phải chán. Nghĩa là duyên diệt, đạo khiến cho hoặc dứt, trí nhẫn hiện có công năng lìa nhiễm, vì duyên theo cảnh ưa thích. Nên biết, pháp nhẫn diệt, đạo của người đã nhập kiến đế, chưa lìa nhiễm dục trong đây, tất cả các diệt, đạo loại nhẫn và diệt trí, đạo trí thuộc về đạo Vô gián trong tu đạo, chỉ gọi là lìa, là vì đối trị dứt, không gọi là chán, vì duyên theo cảnh ưa thích.

3. Có khi vừa chán, vừa lìa. Nghĩa là duyên khổ, tập khiến cho tất cả trí nhẫn dứt hoặc. Nên biết, tất cả khổ, tập pháp nhẫn và các khổ tập loại nhẫn của người đã nhập kiến đế, chưa lìa nhiễm dục trong đây, và khổ trí, tập trí thuộc về đạo Vô gián trong tu đạo.

4. Có khi không phải chán không phải lìa. Nghĩa là duyên diệt, đạo, không khiến cho tất cả trí nhẫn dứt hoặc. Nên biết, trong đây trước lìa nhiễm dục, sau thấy đế, pháp nhẫn diệt, đạo và diệt trí, đạo trí trong thấy đạo và diệt trí, đạo trí thuộc về đạo Thắng tiến của gia hạnh Giải thoát trong tu đạo.