LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẠNG HIỂN TÔNG
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 12

Phẩm 4: NÓI VỀ DUYÊN KHỞI

(PHẦN 1)

Đã y cứ ba cõi nói về sự sai khác của các pháp như đắc, tâm, v.v…

Nay nên tư duy, lựa chọn: Ba cõi là xứ nào? Có riêng bao nhiêu?

Tụng rằng:

Địa ngục, bàng sinh, quỷ

Người và sáu trời Dục

Gọi cõi Dục, hai mươi

Do địa ngục, châu khác.

Trên đây, mười sáu xứ

Gọi cõi Sắc, ở giữa

Một, hai, hai, ba, ba

Tĩnh lự thứ tư tám.

Vô xứ, cõi Vô sắc

Do sinh có bốn thứ

Dựa đồng phần và mạng

Khiến tâm đều nối tiếp.

Luận chép: Toàn bộ bốn đường dưới như Na-lạc-ca, v.v… và một phần cõi trời trong quyến thuộc và khí thế gian, gọi chung là cõi Dục.

Một phần trời: Nghĩa là sáu tầng trời cõi Dục:

  1. Trời Bốn đại vương chúng.
  2. Trời Ba mươi ba.
  3. Trời Dạ-ma.
  4. Trời Đổ-sử-đa.
  5. Trời Lạc biến hóa.
  6. Trời Tha hóa Tự tại.

Như thế cõi Dục như đường địa ngục v.v… và khí thế gian gồm có mười xứ, phần khác của châu, địa ngục chia thành hai mươi. Tám địa ngục lớn, gọi địa ngục khác:

  1. Địa ngục Đẳng hoạt.
  2. Địa ngục Hắc thằng.
  3. Địa ngục Chúng hợp.
  4. Địa ngục Hào khiếu.
  5. Địa ngục Đại khiếu.
  6. Địa ngục Viêm nhiệt.
  7. Địa ngục Đại nhiệt.
  8. Địa ngục Vô gián.

Nói châu khác, là bốn châu lớn:

  1. Châu Thiệm-bộ ở phái Nam.
  2. Châu Thắng-thân ở phía Đông.
  3. Châu Ngưu-hóa ở phía Tây.
  4. Châu Câu-lô ở phía Bắc.

Mười hai xứ như thế và sáu tầng trời cõi Dục, xứ bàng sinh, ngạ quỷ, thành hai mươi.

Nếu có hữu tình từ trời Tự tại đến ngục Vô gián, hoặc khí thế giới, cho đến phong luân đều thuộc về cõi Dục.

Đã nói cõi Dục và xứ khác nhau. Xứ ở trên cõi Dục này có mười sáu. Nghĩa là xứ Sơ tĩnh lự có hai, tĩnh lự thứ hai và ba đều có ba, thứ tư riêng có tám. Khí và hữu tình gọi chung là cõi Sắc.

Nói xứ Sơ tĩnh lự có hai:

  1. Trời Phạm Chúng.
  2. Trời Phạm Phụ.

Xứ Tĩnh lự thứ hai có ba:

  1. Trời Thiểu Quang.
  2. Trời Vô Lượng Quang.
  3. Trời Cực quang tịnh.

Xứ Tĩnh lự thứ ba có ba:

  1. Trời Thiểu Tịnh.
  2. Trời Vô Lượng Tịnh.
  3. Trời Biến Tịnh.

Xứ Tĩnh lự thứ tư có tám:

  1. Trời Vô Vân.
  2. Trời Phước Sinh.
  3. Trời Quảng Quả.

Và xứ năm Tịnh cư hợp thành tám:

  1. Trời Vô Phiền.
  2. Trời Vô Nhiệt.
  3. Trời Thiện Hiện.
  4. Trời Thiện Kiến.
  5. Trời Sắc Cứu Cánh.

Mười sáu xứ này, các khí thế gian và các hữu tình, gọi chung là cõi Sắc.

Hỏi: Vì sao Đại phạm và trời Vô tưởng, với tuổi thọ bằng khác nhau, mà không lập riêng?

Đáp: Không nên lập riêng một Đại Phạm, vì phải dựa đồng phần để đặt tên thiên xứ, không phải một vua Phạm mà có thể gọi là đồng phần. Mặc dù lượng tuổi thọ bằng nhau với bất đồng khác. Tuy nhiên, vì một thân, không thành đồng phần, nên hợp với Phạm phụ lập một thiên.

Sự cao, thấp dù khác, nhưng vì địa không có khác nhau, Hữu tình Vô tưởng cùng với trời Quảng Quả, vì không có sai khác, về tuổi thọ thân lượng bằng nhau, nên cũng không có nhân khác.

Vì thế nên không thể lập làm xứ thứ tư. Trong cõi Vô sắc, đều không có phương, xứ, vì pháp Vô sắc, là vô biểu quá khứ, vị lai, không có phương, sở, vì lý chắc chắn, chỉ vì dị thục sinh có sai khác hơn kém, nên nói có bốn thứ:

  1. Xứ Không vô biên.
  2. Xứ Thức vô biên.
  3. Xứ Vô sở hữu.
  4. Xứ Phi tưởng Phi phi tưởng.

Bốn loại như thế, gọi là cõi Vô sắc, do sự sinh hơn, kém, không phải do phương sở.

Vì ở xứ này được định của xứ kia: Khi chết liền sinh ở xứ này, nên lại mất từ xứ kia, khi sinh cõi Dục, cõi Sắc, thì ở trong xứ này có khởi. Do lìa dục dần, được dần định của xứ kia, và sự sinh theo thứ lớp hơn, kém như thế, vì tùy theo quả nhiều, ít của sức sinh nhân, nên hữu tình thọ sinh ở cõi Vô sắc, lấy gì làm chỗ dựa cho sự nối tiếp nhau của tâm, v.v…?

Vì sao ở đây, bỗng nhiên lại sinh hoài nghi?

Vì trong các pháp đều không có ngã, pháp tâm, tâm sở ở cõi Dục, cõi Sắc, nương tựa vào sắc thân, có thể chuyển biến nối tiếp nhau. Ở cõi Vô sắc, đã không có sắc thân, tâm, v.v… nên không có nghĩa chuyển biến nối tiếp nhau.

Nhằm biểu thị rõ tâm kia có nương tựa, nên nói rằng: “Nương tựa vào đồng phần và mạng, khiến tâm, v.v… nối tiếp nhau. Và tiếng gồm nhiếp bất tương ưng hành khác. Nghĩa là đắc và phi đắc, tánh phàm phu, pháp sinh, v.v…, chuyển biến, được nhờ nên gọi là dựa vào chủ yếu là ủy thác vào thân căn kia, nên bốn thức như nhãn thức, v.v…, các thức đều dùng ý Vô gián diệt và sắc căn của mình làm đối tượng nương tựa. Và, làm tánh nương tựa, vì sắc căn của mình đã dựa vào thân căn của đại chủng, và mạng căn, v.v…, đắc, v.v… sinh, v.v…, đồng phần của đại chủng, chỉ làm tánh nương tựa. Thân thức tức dùng ý và thân căn, làm đối tượng nương tựa cho căn kia và làm tánh nương dựa, chỉ vì thân căn đã dựa vào mạng căn, đồng phần đại chủng, đắc, v.v…, sinh, v.v… làm tánh nương dựa của thân căn, không làm đối tượng nương tựa. Ý thức chỉ dùng Vô gián diệt làm đối tượng nương tựa cho mạng căn kia và làm tánh nương dựa. Thân căn và mạng căn, đồng phần đại chủng, đắc, v.v…, sinh, v.v…, chỉ làm tánh nương dựa”.

Như thế, tâm, v.v… của hữu tình ở cõi Dục, cõi Sắc, đều nương ào mạng, v.v…, đồng phần của sắc, nối tiếp nhau. Hữu tình Vô sắc vì không có sắc, nên chỉ dựa vào đồng phần và mạng căn, v.v…, tâm, v.v… nối tiếp nhau, chẳng phải không có nương tựa.

Hai tướng nương tựa và được nương tựa khác nhau, phải do kia có, đây mới được chuyển, nếu kia không có thì đây không chuyển, đây là tướng nương dựa, chắc chắn có tướng nương dựa và tùy theo biến chuyển, đây là chủ thể nương tựa và tướng của đối tượng nương tựa. Mặc dù các pháp kia là chỗ nương tựa của tâm, v.v…, nhưng đôi khi tâm, v.v… không chuyển biến, thì pháp này sẽ bị pháp khác làm chướng ngại. Nếu là vị chuyển biến của tâm, v.v… thì có chỗ dựa pháp kia, nên pháp kia là tướng nương tựa của tâm… Hiện thấy tâm, v.v…, ở trong thân chết, rốt ráo bất sinh. Đối với trong thân sống, dù tạm thời diệt, mà chắc chắn sẽ khởi, nên sắc kia… là tướng được nương tựa cực thành.

Do đó nên biết, sắc, tiếng, hương, v.v… đối với tâm, tâm sở, không thể làm chỗ nương tựa, vì trong các việc bên ngoài đều có sắc, tiếng, v.v… mà vì tâm, tâm sở đã không hề chuyển, tâm, v.v… không tùy theo ý Vô gián diệt, nên chắc chắn có chuyển biến.

Hỏi: Sao có thể nói các pháp kia là chỗ nương?

Đáp: Phàm nói tùy theo biến đổi. nghĩa là làm cho dời đổi, do ý trước diệt, tâm sau đẳng khởi.

Hỏi: Không phải chỗ dựa là sao?

Đáp: Không phải đồng phần, v.v… được tâm, nương tựa v.v…. Như các căn mắt,… ý diệt Vô gián, nên tướng chỗ dựa và tướng chủ thể dựa khác nhau. Tâm các hữu tình, ở cõi Dục, cõi Sắc, bốn uẩn đều có sinh, diệt làm tánh chủ thể nương dựa chỉ có sắc uẩn được làm chỗ dựa: Khi uống rượu, v.v…, dù tâm có biến chuyển, mà không có ý thức biết sắc là chỗ dựa.

Hễ thành tựu chỗ dựa, chắc chắn có thể sinh biến chuyển, ý thức không chắc chắn tùy Sắc chuyển biến mà sinh, vì khi ở Vô sắc, tâm cũng có, nên có thể làm tánh năng y, không phải làm chỗ dựa.

Cho nên, sáu thức ở cõi Dục, cõi Sắc, được dùng bốn uẩn làm chỗ dựa cho ý thức câu sinh Vô sắc, vì Vô sắc, nên y câu sinh chỉ chung cho ba uẩn.

Như thế, vì sao chỉ nói tâm, Vô sắc v.v… dựa vào đồng phần và mạng? Vì đây nói chắc chắn đồng phần không có nương tựa rối loạn, nghĩa là tâm, tâm sở dù làm chỗ dựa lẫn nhau, mà không nhất định đồng vì không dựa vào mình, nên cũng chẳng phải không có rối loạn. Sinh ở địa này, vì tâm sở rối loạn, tự, tha, đồng phần và mạng, tâm, v.v… đồng nương tựa. Lại, địa này sinh vì chỉ có địa này, dựa vào địa này, nếu khởi tâm địa bất đồng. Do đó, khởi trở lại, tâm của địa mình chỉ dựa vào hai gọi là, địa này sinh, và nghiệp dẫn dắt sinh. vì không đứt quãng do đó, gọi là đồng, không rối loạn nương tựa. Tâm, v.v… không như vậy, nên lược qua không nói. Nếu không có hai điều này, thì địa khác là khi bốn uẩn hiện ở trước, bấy giờ, hữu tình gọi là địa khác không gồm nhiếp địa này, vì nghiệp trước của địa mình đã dẫn dắt. quả vì không nối tiếp mà không thừa nhận, cho nên phải biết, như thân, đồng phần, mạng của cõi Dục, cõi Sắc, sắc là chỗ nương của tâm, v.v…, dù hoặc có lúc, tâm địa khác khởi, mà thân… Được nương vào trong sự sinh ở đây, về sau, chắc chắn sẽ dẫn dắt tâm của địa mình khởi.

Như thế cõi Vô sắc tuy không có thân, tâm, v.v… chắc chắn phải nương dựa vào đồng phần và mạng, nên bài tụng nói riêng đồng phần mạng căn, vì đây là nghiệp dị thục dẫn dắt, là dị thục khác nối tiếp là nhân trụ. Ví như rễ, cộng, v.v… của cây, dựa vào cây được tồn tại. Hiện thấy các cành, lá, cộng, v.v… của cây, dù đồng giống sinh, mà dựa vào rễ để tồn tại.

Vì thế, không nên cho rằng nhãn căn, v.v… chỉ dựa vào nghiệp sinh, không có chỗ dựa riêng. Do đó, đã giải thích sinh cõi Vô sắc, nghiệp sinh tâm, v.v… vì cần chỗ dựa riêng nhân, nên trong ả luận nầy không nói rằng: “Tâm chuyển, tức dùng thọ, v.v… làm chỗ dựa, tức do nhân này, đắc, phi đắc, v.v… và tiếng biểu thị rõ chung, không nói tên riêng. Nghĩa là chỗ dựa kia không phải chỉ do nghiệp sinh. Nếu nghiệp sinh, nghĩa là vì không phải thường nối tiếp, nên do đó nói chung, gọi là thức duyên, không nói thọ, v.v… làm tánh nương dựa của thức”.

Như thế nào, pháp kia làm chỗ nương tựa của tâm, v.v… Nghĩa là pháp kia, nếu không có tâm, v.v… của địa mình, thì sẽ bất sinh, giống như thân, v.v… Hoặc do pháp kia, là nhân không rối loạn, không phải sinh địa trên, thành tựu thiện địa dưới. Lại, không có thành địa khác, tánh phàm phu, v.v…, nên tâm kia làm tánh chỗ dựa, lý ấy cực thành.

Có sư khác nói: “Như hầm, hào, v.v… dù không có gió, v.v…, nhưng ánh lửa đèn bất sinh. Pháp kia, nếu không có tâm, v.v…, sẽ không khởi, nên biết tâm, v.v… dùng pháp kia làm chỗ dựa. Hoặc có môn nhân vấn nạn như này: “Bất tương ưng hành, lẽ ra như sắc thân, vì cũng có thể làm chỗ dựa, sinh ý thức, v.v… Nên chỉ được nói: bất tương ưng hành là chỗ dựa của tâm, v.v…, cõi Vô sắc không phải đều có sinh bốn uẩn, không có nghĩa nương tựa vào tướng. Nhưng trong đây, tâm và thọ, v.v… làm tánh chỗ dựa, không phải thọ, v.v… kia làm chỗ dựa của tâm, vì không bị tùy theo, nên phải ở tâm, khi rõ biết chung về tướng của cảnh giới, thì thọ, v.v… mới có công năng lấy tướng khác nhau, nên thọ kia tùy theo tâm, tâm, không phải tùy theo thọ kia. Nhưng tâm, tâm sở được gọi là tùy chuyển lẫn nhau, nghĩa là vì đồng một quả”.

Vì sao không nói hai điều này trong cõi Dục, cõi Sắc làm chỗ dựa nối tiếp nhau của tâm, v.v…, mà chỉ nói hai tâm kia dựa vào sắc thân?

Vì đồng phần, v.v… của thân trong cõi Dục, cõi Sắc, dù thường nối tiếp nhau, nhưng đều có thể làm chỗ dựa mà thân thô nên nói riêng, hoặc vì thành lập đồng phần, mạng căn, lìa ngoài thân có riêng, nên nói rằng: “Không phải ở Vô sắc, hoặc nghiệp trong địa khác sinh tâm, v.v… vì thường hiện tiền”, hoặc chỉ rõ đồng phần và mạng căn, v.v… vì cũng dựa vào thân chuyển, nên nói rằng: “Mặc dù mạng căn kia và thân làm chỗ dựa cho nhau, nhưng vì thân vượt hơn, nên nói làm chỗ dựa riêng”.

Lẽ nào không phải mạng căn làm tánh chỗ dựa của thân, cũng là thù thắng hay sao? Nếu mạng căn không có, thì các pháp như thân căn, v.v… đều không chuyển biến, nên dù không có mạng căn, tâm kia đều không chuyển biến mà thân phần nhiều bị duyên tai họa, v.v… Mạng, v.v… tùy theo thân cũng có tổn ích, nên thân làm nghĩa chỗ dựa vượt hơn so với mạng căn, tức do nghĩa chỗ dựa này, các sư Đối pháp gọi là do không có thân trong Vô sắc, nên đồng phần, mạng căn lại làm chỗ dựa lẫn nhau, như ả luận nầy nói: “Thế nào là cõi Dục? Nghĩa là có các 16 pháp tùy tăng dục tham, cõi Sắc, Vô sắc cũng giống như thế”.

Vì để rõ các pháp hiện hành ba cõi, không phải đều lệ thuộc tùy tăng dục tham kia, nên nói rằng: “Mặc dù các phiền não đều là đối tượng tùy tăng, vì tham nhiều hiện hành, nên gọi riêng là một”.

Nói dục tham. Nghĩa là tham cõi Dục, tham cõi Sắc, Vô sắc cũng giống như thế, cõi bị lệ thuộc dục gọi là cõi Dục.

Loại như thế, là giải thích danh của hai cõi trên. Lại, cõi dục, gọi là cõi Dục.

Vì cõi Dục này có khả năng gìn giữ dục, cõi Sắc, Vô sắc, phải biết cũng vậy.

Nếu cõi có sắc mà không có định: đây gọi cõi Dục, nếu cõi có sắc cũng có định, thì gọi là cõi Sắc, nếu cõi không có sắc mà có định, thì gọi cõi Vô sắc.

Ba cõi là một hay là nhiều?

Vì ba cõi vô biên, như hư không rộng lớn, nên mặc dù không có vô lượng, vô biên hữu tình khởi thỉ, Đức Phật xuất hiện ở đời thế gian, mỗi hóa độ vô số hữu tình, khiến chứng cõi bát Niết-bàn vô dư, mà không tận cùng, giống như hư không.

Nên nói thế giới an trụ như thế nào?

Nên nói trụ ở phương bên.

Nên Khế kinh nói: Ví như giọt nước trời mưa, như trục xe, không có xen hở, từ không rót xuống. Như thế, phương Đông không có xen hở, vô lượng thế giới, hoặc hoại, hoặc thành. Như đối với phương Đông, phương Nam, Tây, Bắc cũng lại như thế, không nói phương trên, dưới.

Có nói: Cũng có hai phương trên, dưới.

Trong kinh bộ khác nói mười phương. Trên Sắc Cứu Cánh lại có cõi Dục. Dưới cõi Dục có Sắc Cứu Cánh, như thế, lần lượt thế giới vô biên. Nếu có lúc lìa tham của một, hay ba cõi thì tất cả tham của ba cõi đều lìa diệt. Khi dựa vào Sơ tĩnh lự khởi thông minh đã phát thần thông, chỉ có thể qua đến cõi mình đã sinh. Phạm Thế không phải cõi khác, thông minh khác, nên biết cũng vậy, chớ có lỗi thái quá đối với cảnh.

Đã nói ba cõi, còn đường thì thế nào? Xứ nào? Bao nhiêu thứ?

Tụng rằng:

Ở trong các địa ngục

Tự gọi là năm đường

Chỉ vô phú vô ký

Hữu tình không Trung hữu.

Luận chép: Trong ba cõi, tùy theo đối tượng thích ứng của ba cõi, nói có năm đường.

Như rõ danh của mình. Nghĩa là ở trước đã nói: Địa ngục, bàng sinh, quỷ và người, trời, đây gọi là năm đường. Chỉ ở cõi Dục có bốn đường hoàn toàn, ba đường đều có một phần cõi trời.

Vì biểu thị rõ có giới không phải thuộc về đường, nên nói trong ba cõi có năm đường.

Hữu tình, vô tình, nhiễm, thiện vô ký và trung hữu, v.v… đều là tánh giới. Thể của đường chỉ gồm nhiếp vô phú vô ký và với hữu tình mà không phải trung hữu.

Nói thể của đường chỉ gồm nhiếp vô phú vô ký. Nghĩa là chỉ dị thục sinh làm thể của đường.

Do đó, đã giải thích đường, v.v…, chỉ vì không có dị thục sinh trong hữu tình, vô tình, nên thể của đường chỉ gồm nhiếp vô phú vô ký, như kinh Thất hữu, chắc chắn nên tín căn, thọ. Kinh nói: Bảy hữu, gồm có:

  1. Địa ngục hữu.
  2. Bàng sinh hữu.
  3. Ngạ quỷ hữu.
  4. Thiên hữu.
  5. Nhân hữu.
  6. Nghiệp hữu.
  7. Trung hữu.

Nghiệp hữu trong đây, là nhân của năm đường. Phân biệt khác với nhân, cho nên, nói riêng.

Kinh này vì chỉ rõ thể của đường, vì chỉ gồm nhiếp vô phú, vô ký, nên phân biệt khác với nhân, về lý, cũng nên như thế.

Nếu pháp thiện, nhiễm là thể của đường, đường lẽ ra phải lẫn lộn, vì trong thân một đường có nhiều đường, hoặc, nghiệp, đều có thể hiện khởi và vì thành tựu, nghiệp như Trung hữu, đều có nói riêng, là nhân của đường, nên không thuộc về đường, không phải như kiến vẩn đục. Vì có chỗ nói kiến là phiền não, vì không có chỗ nào nói nghiệp là thể của đường, nên không thể đối chiếu, chỉ dị thục sinh là thể của các đường.

Làm sao chứng biết? Vì Khế kinh nói.

Kinh chép: Tôn giả Xá-lợi-tử nói rằng: “Các Tỳ-kheo! Nếu có các lậu địa ngục hiện tiền, nên tạo tác tăng trưởng, thuận với nghiệp mà địa ngục đã cảm thọ, thì thân, ngữ ý kia, cấu uế, vẩn đục, nên cảm thọ dị thục năm uẩn ở trong Nại-lạc-ca, dị thục khởi rồi, gọi Nại-lạc-ca, trừ pháp năm uẩn, Nại-lạc-ca kia đều không thật có. Trong đây đã nói, trừ dị thục sinh, năm uẩn như sắc uẩn, v.v… không có địa ngục riêng. Vì dị thục khởi rồi, gọi là Nại-lạc-ca, nên biết thể của đường chỉ là dị thục phát nghiệp địa ngục, gọi là lậu địa ngục, chiêu cảm địa ngục sinh, gọi là nghiệp địa ngục, không phải nghiệp lậu này là thể của địa ngục”.

Luận nói năm đường, tất cả tùy miên tùy tăng: Vì y cứ ở đường và đường có công năng Kết sinh tâm, nên không có lỗi.

Trung hữu không phải đường, làm sao biết được?

Do dùng lý, kinh, luận làm định lượng. Vả lại, do kinh, nghĩa là kinh Thất Hữu nói riêng năm đường, vì là phương tiện, nên nói do luận ấy, nghĩa là Luận Thi Thiết chép: Bốn sinh gồm nhiếp năm đường, không phải năm đường gồm nhiếp bốn sinh. Không gồm nhiếp là sao? Cái gọi là Trung hữu, Luận Pháp Uẩn chép: Giới nhãn thế nào? Nghĩa là sắc tịnh được tạo của bốn đại chủng, là nhãn, nhãn căn, nhãn xứ, nhãn giới, cõi địa ngục, bàng sinh, quỷ, người, trời, tu thành trung hữu.

Nói do lý: Đường là chỗ Trung hữu đi qua không phải xứ đã qua. Do Trung hữu này là, chủ thể qua nên đường là đối tượng được qua. Lại, Trung hữu kia vì ở chỗ chết, sinh, vì không phải chỗ đã qua đến, nên không thuộc về đường.

Nếu vậy thì Vô sắc lẽ ra cũng không phải đường, vì sinh chỗ tử. Không như vậy, thì chỗ chết của Vô sắc, tức sinh không qua đến chỗ khác?

Trung hữu dù là chỗ tử tức sinh, nhưng vì qua đến chỗ khác, nên không phải thể của đường.

Nói Trung hữu: Nghĩa là vì địa Trung hữu, khoảng giữa tử sinh chắc chắn có.

Sinh hữu Vô gián, chấp nhận khởi Tử hữu, nên không có bản hữu, gọi là Trung hữu, đi qua, hoặc chấp nhận Trung hữu kia ở hai loại khác, sinh trung gian khởi, nên gọi là Trung hữu. Vì không thể nói ở khoảng giữa hai đường, nên gọi là Trung hữu.

Đối với chấp trung hữu là đường, vì gồm nhiếp tông, nhân không thành.

Đối với nói đã nói: Các cõi, trong đường như thứ lớp các cõi đó, Thức trụ có bảy. Bảy thức trụ là Tụng chép:

Thân khác và tưởng khác

Thân khác đồng một tưởng

Trái thân này, tưởng một

Và Vô sắc, dưới ba

Nên thức trụ có bảy

Khác, không có tổn hoại.

Luận chép: Nếu lược nói, thì người, trời cõi Dục và cõi Vô sắc, ba Tĩnh lự dưới, bảy xứ sinh này là thể của thức trụ. Nếu phân biệt rộng, thì nên thuận theo khế kinh.

Hữu tình hữu sắc, thân khác, tưởng khác, như một phần người, trời là một phần thức trụ thứ nhất.

Trời. Nghĩa là trời cõi Dục và Sơ tĩnh lự, trừ kiếp sơ khởi.

Nói hữu tình có sắc: là nghĩa thành tựu sắc thân.

Nói thân khác là các thứ hình hiển, vì tướng mạo khác, hoặc vì có thân khác, nên hữu tình kia gọi là thân khác.

Nói tưởng khác: Vì sự sai khác của tưởng khổ, vui, không khổ, không vui, nên hữu tình kia do tưởng khác, hoặc có tưởng khác, hoặc tập tưởng khác, để thành tánh của tưởng đó, nên hữu tình kia được gọi là tưởng khác. Hữu tình có sắc, thân khác, tưởng một.

Như trời Phạm Chúng, nghĩa là khởi đầu tiên của kiếp là thức trụ thứ hai. Vì sao? Vì kiếp đầu tiên khởi Trời Phạm Chúng, đồng có ý tưởng như vầy: “Chúng ta đều là hóa sinh của Đại phạm”. Bấy giờ, Đại phạm cũng sinh ý tưởng: “Các chúng Phạm ấy đều do ta hóa sinh”.

Vì sao chúng Phạm đồng sinh tưởng này?

Do nhận thấy xứ sở, hình sắc và thàn thông, v.v… của vua Phạm đều cao quý. Lại, quán sát Đại phạm đã có vào thời gian trước, còn mình và trời khác, mãi về sau mới sinh.

Chúng Phạm kia không thể thấy từ địa trên chết, dựa vào Sơ tĩnh lự phát túc trụ thông, không thể biết rõ cảnh của địa trên.

Vì sao Đại Phạm kia cũng sinh ý tưởng này? Vì Đại Phạm vừa mới phát tâm, chúng ấy là sinh, nghĩa là đối tượng biến hóa của mình, vì không phải chết nhanh chóng, hoặc vì ngu lý phó cảm của quả nghiệp, hoặc vì nhận thấy hình trạng, thế lực, tuổi thọ, oai đắc, v.v… của thân mình vượt hơn chúng khác. Vì lý do này, nên thân vua Phạm, chúng Phạm dù có khác mà sinh một tưởng.

Nói thân khác, tầm, tứ vô biểu, hữu biểu trong Sơ tĩnh lự, vì nhiều thức làm nhân cảm thân có sai khác, nên an lập thân chúng sinh có khác.

Hữu tình hữu sắc, thân một, tưởng khác, như trời Cực Quang Tịnh, là thức trụ thứ ba.

Trong đây, nêu sau, gồm dùng gồm nhiếp ban đầu, nên biết gồm nhiếp đủ tĩnh lự thứ hai.

Nếu không như vậy thì Trời Thiểu Quang, trời Vô lượng Quang kia sẽ thuộc về thức trụ nào?

Hai vị trời kia đã có tướng thức trụ thứ ba, không có duyên nào có thể nói không phải được gồm nhiếp do thức trụ, nên biết trong đây, dựa vào nêu, làm sáng tỏ lý, để nói các thức trụ, không phải chỉ như nói: “Trong tầng trời kia không có nghiệp của hữu biểu vì nhân đã chiêu cảm thân hình khác nhau, nên nói thân một, đây là chỉ rõ đồng xứ, thân tướng không hác, không phải nói có xứ khác”.

Vì hai tưởng hỷ, xả của Tĩnh lự thứ hai, lẫn lộn hiện tiền, nên nói tưởng khác. Do chúng trời kia nhàm chán địa căn bản, hỷ căn đã khởi, địa phần gần căn xả hiện ở trước, lại chán địa phần gần căn xả đã khởi, hỷ căn của địa căn bản hiện ở trước. Thí dụ như có người đối với các thức uống, ăn hoặc chay, hoặc mặn, tưởng ưa thích, nhàm chán lẫn lộn.

Hữu tình hữu sắc, với thân một, tưởng một, như trời Biến tịnh, là thức trụ thứ tư.

Nói thân một: Giải thích nghĩa như trước, vì chỉ có tưởng vui, nên gọi là tưởng một. Trời Biến tịnh ưa vắng lặng nhiệm mầu, thường sinh hân hoan vui thích, không lúc nào khởi tưởng nhàm chán.

Cho nên, vì không có phần gần xen lẫn của, nên chỉ dựa vào thức trụ này để đặt tên tưởng một.

Trong Sơ tĩnh lự, vì tưởng nhiễm ô, nên nói tưởng một, vì đối với không phải nhân, khởi giới cấm thủ, chấp làm nhân.

Tĩnh lự thứ hai, do hai tưởng thiện, nên nói tưởng khác, do hai thọ của sức Đẳng chí, vì giao xen mà hiện tiền.

Tĩnh lự thứ ba, vì tưởng vô ký, nên nói tưởng một. Vì thuần một lạc thọ dị thục vắng lặng, mà hiện ở trước.

Ba Vô sắc dưới, gọi riêng như kinh, tức ba thức trụ, đó gọi là bảy.

Giải thích về ba Vô sắc, như luận Thuận Chánh Lý.

Trong đây, pháp nào gọi là thức trụ?

Năm uẩn, bốn uẩn lệ thuộc thức trụ kia, vì thức ở trong đó ưa mê đắm.

Có sư khác nói: Chỉ có số hữu tình được gọi là thức trụ.

Vì khế kinh nói, vì chỉ rõ sự mà các thức đã trụ vướng, nên khế kinh gọi là bảy thức trụ.

Do đó, ở xứ khác, không phải thuộc về thức trụ, vì ở chỗ kia, thức có tổn, hoại, nên thức ở trong đó không ưa đắm trụ.

Xứ khác là gì? Là các xứ ác, tĩnh lự thứ tư và trời Hữu đảnh.

Ở trong đó, thức có tổn hoại là sao?

Vì pháp tổn hoại thức ở trong thức trụ. Những gì gọi là pháp tổn hoại thức?

Nghĩa là các xứ ác, có khổ thọ trầm trọng, có khả năng tổn hoại thức: Tĩnh lự thứ tư có định Vô tưởng và sự Vô tưởng, trong cõi trời Hữu đảnh có định Diệt tận, có thể tổn hoại thức, làm cho thức nối tiếp nhau dứt.

Lại nói: Nếu ở xứ khác, tâm hữu tình ưa đến, dừng, nếu đến nơi này, thì chúng sẽ không còn cầu xuất ly, gọi là thức trụ. Ở các xứ ác, cả hai nghĩa đều không có, tâm Tĩnh lự thứ tư thường mong cầu xuất ly, nghĩa là các phàm phu cầu nhập Vô tưởng. Hoặc các bậc Thánh ưa Tịnh cư, v.v…, hoặc trời Tịnh Cư ưa chứng tịch diệt.

Hữu Đảnh vì mờ tối, yếu kém, nên không phải thức trụ.

Có nói: Nếu sức ái của thức chấp thọ, an trụ trong đó, gọi là Thức trụ. Tất cả xứ ác: như trời Tịnh Cư, v.v… do sức của nghiệp chấp thọ, an trụ trong đó, hữu tình Vô tưởng và xứ Hữu đảnh, với sức kiến chấp thọ, an trụ trong đó, do đó, đều không thuộc về Thức trụ”.

Có sư khác lại nói: Chúng sinh có ba: gọi là ưa mê đắm các cảnh, vui và tưởng. Ưa mê đắm cảnh: Người và các trời cõi Dục. Ưu vướng mắc thú vui, nghĩa là ba tĩnh lự dưới, ưa mê đắm tưởng, nghĩa là ba Vô sắc dưới, chỉ ở xứ này đặt tên thức trụ. Ở xứ khác không có ba thứ này, nên không phải thức trụ.

Theo truyền nói: Nếu xứ có đủ đối tượng dứt của kiến, tu và không có thức dứt, đặt tên thức trụ, khác với đây, ấy là không thuộc về thức trụ. Cõi Dục không có định, y cứ chỗ dựa để nói. Có thức vô lậu. Phi tưởng có định, y cứ ở tự tánh để nói không có thức vô lậu. Hoặc trời, người cõi Dục, với một thân, chấp nhận có đủ nghĩa ba thức, Phi tưởng thì không như vậy. Tĩnh lự thứ tư dù có ba thức, nhưng năm xứ hoàn toàn, phần ít một xứ, vì không có ba thức, nên thiểu số theo đa số, không lập thức trụ.

Cho nên số thức trụ chỉ có bảy.

Như thế, đã giải thích bảy thức trụ xong, do đây, lại sẽ nói về chỗ ở của chín hữu tình, Chín hữu tình là gì? Tụng rằng:

Nên biết gồm Hữu đảnh

Và hữu tình Vô tưởng

Là chín hữu tình ở

Ngoài ra không ưa trụ.

Luận chép: Bảy thức trụ trước và hữu tình Vô tưởng, hữu thứ nhất, đó gọi là chín. Các loài hữu tình chỉ ở chín hữu này, vì ưa thích bám trụ, nên lập ra chỗ cư trú của hữu tình, nghĩa là các hữu tình tự yên vui mà ở.

Sắc, v.v…, là đối tượng nương tựa, vật thật không phải thứ khác, vì các hữu tình là giả có, nhưng các vật thật là chỗ ở của giả, nên nơi cư trú của hữu tình, chỉ là pháp hữu tình, đối với mình, dựa vào thân ái ở, tăng cường, không phải đối với xứ sở. Lại, đối với xứ sở, lập nơi cư trú của hữu tình, thì chỗ ở của hữu tình, lẽ ra thành lộn xộn. Vì nơi cư trú không có lẫn lộn, chỉ có thân nội, nên nơi ở của hữu tình, chỉ có pháp hữu tình. Vì nói đã sinh gọi là chỗ ở hữu tình nên biết không thâu giữ Trung hữu. Lại các trung hữu không phải chỗ ở lâu, nên các hữu tình không thích an trụ, chắc chắn phải như vậy.

Do ả luận nầy nói: Vì để hiểu rõ xứ sinh, nên lập ra nơi cư trú của hữu tình, vì chỉ rõ các thưc ở trong sinh tử, do ái, trụ đắm, kiến lập thức trụ. Vì làm sáng tỏ các hữu tình, đối với chỗ dựa của chính chúng, dừng lại ái, ưa an trụ, nên lập chỗ ở của hữu tình. Vì thế, hai môn này được kiến lập khác nhau.

Vô tưởng Hữu đảnh đã không phải thức trụ, làm sao có thể gọi là chỗ ở của hữu tình?

Lời trách này không đúng, vì nghĩa đều khác. Do hai xứ này có pháp hoại thức, vì thức không ưa ở, nên không phải thức trụ. Nhưng hai xứ kia hình thành thân hữu tình. Vì hữu tình ưa ở, nên thuộc về chín. Nghĩa là nếu có xứ, niềm vui khác, lại đến cư ngụ, không ưa dời đổi, thuộc về chỗ ở của hữu tình. Các xứ khác đều chẳng phải không ưa an trụ, nên nói xứ khác, nghĩa là các xứ ác là tĩnh lự thứ tư, trừ trời Vô tưởng.

Xứ ác đều không phải chỗ ở của hữu tình. Nghĩa là không phải xứ khác có thú vui, mới đến ở, cũng không có trụ ở trong đó, không ưa dời đổi.

Tĩnh lự thứ tư trừ trời Vô tưởng. Xứ khác đều không phải nơi cư trú của hữu tình. Nghĩa là mặc dù từ xứ khác, có thú vui nên đến ở, nhưng không phải trụ trong đó không ưa dời đổi, nói rộng là quả, v.v…

Nếu các phàm phu ưa nhập Vô tưởng, hoặc các bậc Thánh ưa nhập Tịnh cư, hoặc xứ Vô sắc, xứ trời Tịnh cư, ưa nhập Niết-bàn, nên đều không phải thuộc về nơi cư trú của hữu tình.

Nhân bảy Thức trụ, đã nói về nơi cư trú của hữu tình, trong khế kinh khác, lại nói bốn thức trụ. Bốn thức trụ ấy là gì? Tụng rằng:

Bốn thức trụ, nên biết

Bốn uẩn chỉ địa mình

Nói thức riêng chẳng trụ

Hữu lậu gồm bốn câu.

Luận chép: Như Đức Thế tôn nói: “Thức tùy theo sắc trụ, nói rộng cho đến thức tùy theo và hành trụ. Bốn thức trụ này, với thể của chúng thế nào?”. Nghĩa là chỉ trừ thức. Bốn uẩn hữu lậu. Lại, bốn uẩn này chỉ ở địa mình, chẳng phải địa khác. Không phải thức ưa thuận theo uẩn của địa khác trụ, mặc dù dựa vào uẩn của địa khác, thức cũng hiện tiền, mà thức không ưa trụ trong uẩn của địa khác. Sự hỷ, ái thấm nhuần thức, làm cho được tăng trưởng rộng lớn, nên Khế kinh nói: “Không phải đối với thức được tăng trưởng do hỷ, ái trong các uẩn như sắc uẩn v.v… của địa khác” nên uẩn của địa khác, không thuộc về thức trụ.

Lại, trong địa mình chỉ số hữu tình, chỉ tự nối tiếp nhau, lập làm thức trụ, không phải số phi tình. Trong sự nối tiếp nhau của chúng sinh khác, thức thuận theo, ưa trụ, như tự nối tiếp nhau.

Có sư khác nói: Sự nối tiếp nhau kia cũng thức trụ, vì ở trong đó, sự hỷ, ái thấm nhuần thức, cũng làm cho tăng trưởng và rộng lớn.

Đã căn cứ ở tông mình để lập ra thức trụ, sẽ nói về nhân duyên kiến lập thức trụ.

Trong đây, thế nào là thức chẳng phải thức trụ. Lại, thức trụ này, nghĩa ấy thế nào?

Nghĩa là thức đối với bên trong, do sức hỷ ái, gồm nhiếp làm chỗ ở và làm đối tượng mê đắm, là nghĩa thức trụ. Thức tùy theo sắc trụ, trụ chấp nơi sắc, vì khế kinh nói.

Nếu vậy thì thức uẩn nên thành thức trụ. Đức Thế tôn cũng nói: Ở trong thức thực có hỷ, có nhiễm. Vì có hỷ, nhiễm, nên thức trụ ở trong đó, thức được nương theo chế ngự, về lý nên như thế. Chỉ nói bốn, nghĩa là vì khiến cho thức, trừ tâm ngã kiến, nên trong thức, không nói thức trụ, như trong khế kinh Sa Để nói: Ta thấu rõ giáo pháp mà Đức Thế tôn nói, trôi lăn, rong ruổi sinh tử chỉ thức không phải khác. Thức, nghĩa là ngã, tên khác mà Đức Thế tôn đã nói. Vì muốn diệt trừ tâm ngã kiến kia, nhằm chứng tỏ thức dựa vào thể khác, không phải tánh nương tựa của ngã, ngã sở, không gọi là chủ thể nương tựa, nên môn thức trụ chỉ nói có bốn, thật sự không phải thức trụ, chỉ bốn không phải thức. Nay cho rằng: thức trụ mà Đức Thế tôn đã nói, chỉ bốn thứ như sắc, v.v… không nói thức, nghĩa là do chỉ sắc, v.v… ở trong ba thời gian, vì làm giúp đỡ cho nối tiếp có thức nghĩa là chỉ sắc, v.v… đều có sinh với thức, quá khứ, vị lai cũng có thể làm bạn trợ giúp của thức, để cho nối tiếp có thức trôi lăn rong ruổi trong sinh tử, thức thì không như vậy, nên chẳng phải thức trụ.

Vả lại, các căn như nhãn căn, v.v… và sắc, v.v… đều làm đối tượng nương tựa cho thức câu sinh, chủ thể nương tựa đã diệt, chưa sinh, chỉ làm cảnh của thức.

Cho nên, sắc uẩn trong ba thời gian, đối với trạng thái nối tiếp có thức, có thể làm giúp đỡ, thọ, v.v… hiện tại đều có sinh với thức, làm một phần nhân câu hữu, đồng duyên một cảnh với thức, có công dụng giúp đỡ, đã diệt, chưa sinh là đều cảnh của thức.

Cho nên, thọ, v.v… cũng ở ba thời gian, đối với trạng thái nối tiếp có thức, có khả năng làm trợ giúp. Thức tuy quá khứ, hiện tại nối tiếp nhau có một ít công năng giúp đỡ, mà trong câu sinh, hoàn tòan không Có sức giúp đỡ, vì không đều khởi. Sắc, v.v… đối với thức, có đủ hai công năng giúp đỡ, vì thức chỉ đến, đi nên không phải thức trụ.

Vì thế, nên số phi tình và trong thân chúng sinh khác, bốn uẩn như sắc uẩn, v.v… cũng không phải thức trụ, do bốn uẩn kia đối với thức, chỉ làm đối tượng duyên, vì tác dụng trợ bạn không đủ hai môn.

Trụ, là đối tượng trụ, là nối tiếp có thức, khi dẫn sinh quả mình, có thể làm nghĩa nương dựa, trụ chấp, hoặc đối tượng mê đắm, là nối tiếp có thức, khi dẫn sinh quả mình, có thể làm nghĩa cảnh. Sắc, v.v… của tự thân, có thể có đồng một nghĩa cảnh và thức. Nếu cảnh khác nhau, nhưng có công năng làm chỗ dựa. Vì đủ hai công năng giúp đỡ, nên lập Thức trụ, không phải số hữu tình, sắc thân, v.v… của chúng sinh khác, thì không như thế, nên chẳng phải thức trụ.

Làm sao biết chắc chắn đạo lý thức trụ phải an lập như thế?

Vì khế kinh nói, như Đức Thế tôn nói: Có bốn: nương tựa thức trụ làm đối tượng duyên. Thức sắc trụ, trụ chấp sắc, mê đắm sắc, thức này và sắc, hoặc đều lúc sinh, dựa vào sắc trụ, hoặc đối với duyên theo cảnh sắc mà sinh mê đắm.

Vì sao sinh mê đắm?

Như trước đã nói: Ở trong đó, hỷ, ái thấm nhuần.

Như thế, cho đến thức tùy hành trụ đều nên nói rộng. không hề có nói: Thức tùy thức trụ. Tùy, là nương gần, hoặc gọi là gần gũi, vì thức có đi, đến thì nhất định phải thưa, xa. Sắc, v.v… hiện tại, gần gũi với thức, đều sinh với thức, gọi là thức tùy trụ. Chắc chắn không có thức cùng với thức đều sinh, vì thế không nên nói: Thức tùy thức trụ. Do đó, nên kinh nói: Chỉ bốn uẩn còn lại làm bạn với nối tiếp có thức, nghĩa đó được thành tựu.

Có bốn chỗ nương tựa được lấy, là do Đức Thế tôn nói. Nói y, thủ, nghĩa là bốn sắc, v.v… làm chỗ dựa cho sinh tử, phiền não, đối tượng nhận lấy, hoặc tức làm chỗ dựa, gồm nhiếp nhận lấy các khổ.

Do đó, vô lậu không phải trụ, về lý được thành, chỉ nói y, thủ làm thức trụ, nên sắc, v.v… vô lậu diệt, vì y, thủ, tức kinh kia nói: Bí-sô nên biết! Nếu đã được lìa tham ở cõi Sắc, thì đối với sắc bị tùy theo, ý sinh dứt trói buộc, vì dứt trói buộc này, nên tức chủ thể duyên thức không có trụ, đắm nữa, tăng trưởng rộng lớn.

Nói rộng thọ, v.v…, ba cõi cũng vậy, tức do nghĩa kinh này, y cứ ba đời, bốn uẩn như sắc uẩn, v.v… đều thuộc về thức trụ.

Vì nhận biết rõ sắc, v.v… khác với thức, nên chúng ta được nương theo tông, nói thế này: Nếu pháp và thức, có thể đều lúc sinh, thì thức được nương theo, chế ngự như người trong thuyền. Pháp này có thể nói thức trụ không phải pháp khác.

Như thế, đã nói ý phân biệt thức trụ với loại thức khác. Không phải vì muốn ngăn dứt sắc, v.v… quá khứ, vị lai, để nói không phải thức trụ. Mặc dù thừa nhận quá khứ, vị lai cũng thuộc thức trụ, nhưng số phi tình không phải gồm nhiếp thức trụ, hiện tại và thức, còn là thưa, xa, huống chi ở chỗ quá khứ, vị lai, có thể gọi là thức trụ.

Sắc, v.v… của thân mình dù ở quá khứ, vị lai, xa, thưa với thức, nhưng ở hiện tại với nối tiếp hữu thức rất gần gũi nhau, do chủng loại đồng, cũng gọi là thức trụ, như đời hiện tại khác với hai vị tâm, vô tâm, hai uẩn sắc, hành của thân mình, sắc, v.v… quá khứ, vị lai, về lý lẽ ra cũng như thế, đủ hai công năng giúp đỡ, vì tướng không mất. Do tự tướng của sắc, v.v… này thuộc về ba đời trong nối tiếp, đều được gọi là thức trụ.

Bảy, bốn thức trụ đều chỉ có hữu lậu, là mười gồm nhiếp bốn, hay bốn gồm nhiếp bảy ư?

Không phải gồm thâu khắp nhau, có thể làm bốn câu trường hợp, có bảy không phải bốn, cho đến nói rộng:

  1. Nghĩa là thức trong bảy.
  2. Nghĩa là các xứ ác. Tĩnh lự thứ tư và trong Hữu đảnh, trừ thức, uẩn khác.
  3. Bốn uẩn trong bảy.
  4. Là trừ các tướng trước.

Có thức trong bảy, không có thức trong bốn. Do hai môn này kiến lập khác nhau. Nếu pháp và thức làm nhân, quả lẫn nhau, thì thức ưa tùy chuyển lập bảy thức trụ.

Nếu pháp và thức có thể sinh cùng lúc, có thẻ giúp đỡ, lập bốn thức trụ. Vì đối tượng hóa sinh với tánh bẩm sinh khác nhau, nên nói: Bảy, bốn thức trụ khác, hoặc ưa duyên riêng, hoặc ưa hiểu rõ chung, hoặc ưa hiểu rõ khắp tự tướng các pháp, hoặc đối với tự tướng không ưa biết khắp, hoặc tham đắm, chấp mắc ái, hoặc tham đắm chấp mắc kiến, hoặc Có sức phiền não của tự tướng mạnh mẽ, hoặc Có sức phiền não của cộng tướng mạnh mẽ, hoặc ưa cảnh giới, hoặc ưa sinh, tử.

Tánh loại như thế, v.v… khác nhau vô biên.

Đã nói thức trụ, trước đã nói trong các đường, các cõi, nên biết sinh kia, lược có bốn thứ. Bốn thứ ấy là gì? Tụng chép:

Bốn sinh, ở trung hữu

Hữu tình như noãn sinh…

Người, bàng sinh đủ bốn

Địa ngục và chư thiên

Trung hữu chỉ hóa sinh

Quỷ có hai thai, hóa.

Luận chép: Giới đã nói ở trước, có cả tình, phi tình. Đường chỉ hữu tình, nhưng không gồm nhiếp khắp, vì sinh chỉ gồm nhiếp khắp, nên nói hữu tình, đều là hữu tình, gọi là chúng sinh. nhưng loài hữu tình: Noãn sinh, thai sinh, thấp sinh, hóa sinh, đó gọi là bốn sinh, nghĩa là loại sinh.

Trong các hữu tình, dù loại khác xen lẫn, mà bình đẳng là loại sinh.

Nói loại sinh, là nghĩa chúng sinh.

Nếu vậy, thì cõi, đường lẽ ra cũng gọi là sinh? Không như vậy, vì cõi có cả tình và phi tình, đường dù hữu tình, nhưng vì không nhiếp khắp. Sinh này chỉ có khắp ở tình nên lập riêng tên sinh. Theo các sư, đều giải thích rằng: Vì nghiệp duyên hợp khởi, nên gọi là sinh. nghĩa là các hữu tình có noãn, thai, thấp, ba duyên hòa hợp khác nhau mà sinh, không có duyên riêng, chỉ do sức nghiệp hợp với năm uẩn, bốn uẩn như sinh tức khắc. Sức nghiệp kia mạnh mẽ vì không đợi duyên. Nay, giải thích tất cả đều do nghiệp hợp sinh.

Đức Phật nói: Hữu tình do nghiệp sinh. Có nghiệp sinh quả, đợi các duyên như noãn, v.v… mới có khác nhau, có nghiệp sinh ra quả, không đợi duyên bên ngoài, tự có khác nhau.

Nếu nói tất cả đều do nghiệp hợp sinh, thì sao gọi là Noãn, thai sinh, v.v… Từ nghiệp hợp sinh, gọi là các sinh như noãn, v.v…? Vì noãn kia phi tình, không nói tất cả, chỉ do nghiệp hợp sinh, không nói thể của Noãn, v.v… do nghiệp sinh, chỉ nói tất cả đều do nghiệp hợp sinh. Khi nghiệp hợp sinh, có duyên noãn, v.v…, từ những duyên tiêu biểu riêng nơi sinh noãn, v.v… Nếu nói nghiệp sinh danh, lẽ ra chẳng phải riêng.

Nói noãn sinh, là các hữu tình sinh ra từ vỏ trứng, như ngỗng, nhạn, v.v…

Nói thai sinh, là các hữu tình sinh ra từ bào thai ô uế, như voi, ngựa…

Nói thấp sinh, là các hữu tình sinh ra từ da, thịt, xương, phân bò, cặn dầu, nước, v.v… hòa hợp, không khí ấm, thấm nhuần sinh, như trùng, ngài, muỗi, sâu bọ, v.v…

Nói hóa sinh, là các hữu tình không đợi ba duyên, không mà bỗng nhiên có, đủ căn không có thiếu phần chi sinh tức khắc, như Trung hữu, v.v… của cõi trời, Na-lạc-ca. Thể của hóa sinh gồm năm, bốn uẩn, ba duyên khác chỉ dùng năm uẩn làm thể.

Có nói: Đều có cả dị thục, nuôi lớn.

Có nói: Tất cả thể chỉ là dị thục tùy theo đường nào mà đều đủ bấy nhiêu sinh.

Vả lại, người, bàng sinh, đều đủ bốn thứ:

Người noãn sinh: là như Thế-la, Ô-ba, Thế-la sinh từ trứng ngỗng trời. Nai mẹ sinh ra ba mươi hai nai con. Con gái của trưởng giả Cấp Cô Độc, sinh hai mươi lăm người con, vua Ban-già-la sinh năm trăm người con, v.v…

Người thai sinh: Như con người thế gian nay.

Người thấp sinh: Như Mạn-đà-đa-giá-lô, Ô-ba-giá-lô-cáp-man, Am-la-vệ, v.v…

Người hóa sinh: Chỉ người ở kiếp sơ.

Người từ bốn loài sinh này đều có thể đắc Thánh, đắc Thánh, không thọ hai sinh: noãn, thấp, vì bậc Thánh đều ưa thích tri, kiến thù thắng. Noãn, thấp sinh. Tánh loại, nhiều ngu si, hoặc các Noãn sinh, sinh đều độ lại, nên chim bay, v.v…, đời gọi là tái sinh. Vì bậc Thánh sợ sinh nhiều, nên gọi là nghĩa không chấp nhận. Thấp sinh, nhiều phần, chứa nhóm đồng sinh. Vì bậc Thánh sợ cư trú xen lẫn, nên cũng không thọ nhận.

Ba thứ bàng sinh, hiện đã được biết chung.

Hóa sinh như rồng, chim Cánh vàng, v.v…

Tất cả địa ngục, chư thiên, trung hữu đều chỉ có hóa sinh.

Có nói: Ngạ quỷ thuộc về hóa sinh.

Có nói: Ngạ quỷ cũng có thai sinh, như ngạ quỷ cái bạch với Tôn giả Mục-liên:

Đêm, ta sinh năm con

Hễ sinh, đều tự ăn

Ngày sinh năm cũng vậy

Ăn hết mà không no.

Trong bốn sinh, sinh nào nhiều nhất?

Có thuyết nói Thấp sinh, vì hiện thấy nhiều. Nếu có đống thịt to lớn vô biên: ở dưới vượt ba luân, ở trên qua năm tịnh, chấp nhận khắp lượng thịt đó, biến đổi ngay tức khắc thành trùng. Cho nên thấp sinh nhiều hơn so với ba sinh còn lại.

Có sư khác nói: Hóa sinh rất nhiều, nghĩa là hai đường hoàn toàn, ba đường phần ít và, các trung hữu đều hóa sinh. Trong tất cả thứ sinh, sinh nào hơn hết? Nên nói: hơn hết, chỉ là hóa sinh. các căn của phần chi viên mãn, mạnh mẽ, nhạy bén, vì thân hình đẹp đẽ, nên vượt hơn sinh khác.

Nếu vậy, thì vì sao Bồ-tát thân sau được sinh tự tại, không cảm thọ hóa sinh, thấy thọ thai sinh? Vì có lợi lớn, nghĩa là dẫn dắt thân thuộc nhập chánh pháp, vì khiến chúng sinh được hóa độ sinh luyện mài tâm, sao cho loại họ khác sinh tôn kính, vì để chấm dứt các ngoại đạo chê bai, là huyễn hoặc nên lưu lại thân ở cõi làm, lợi ích người. Lại, vì thời gian không đồng với hóa sinh, nên hỏi đáp chắc chắn lựa chọn như luận Thuận Chánh Lý.