LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẠNG HIỂN TÔNG
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

Phẩm 2: NÓI VỀ BẢN SỰ

(PHẦN 2)

Như trên đã nói, năm uẩn như sắc, v.v… gọi là pháp hữu vi. Vậy sắc uẩn là gì?

Tụng rằng:

Sắc là chỉ năm căn

Năm cảnh và vô biểu.

Luận chép: Sắc trong đây là nói lên nghĩa sắc uẩn. Năm căn nghĩa là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. Năm cảnh là sắc, thanh, hương, vị, xúc.

Đối tượng hành thuộc về mắt, v.v… gọi cảnh và vô biểu, nghĩa là sắc của pháp xứ. Chỉ, nghĩa là năm căn này đã biểu thị rõ mười xứ, phần ít của một xứ, gọi là sắc uẩn.

Các sắc như thế, tướng của chúng thế nào?

Tụng rằng:

Thức kia nương tịnh sắc

Gọi năm căn như mắt v.v..

Luận chép: Kia, là năm căn như mắt, v.v… đã nói ở trước. Thức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức. Dựa, là năm thức như nhãn, v.v… nương tựa.

Như thế chỗ dựa sắc tịnh là thể, tức biểu thị rõ năm thức như nhãn thức, v.v… đã dựa vào sắc tịnh, gọi là nhãn căn, v.v… nên Đức Bạc-giàphạm nói trong Khế kinh: Sắc tịnh của nhãn căn, v.v… là tướng. Ả Luận nầy cũng nói: Thế nào là nhãn căn? Nghĩa là đối tượng nương tựa của nhãn thức, sắc tịnh làm tánh.

Như thế, nói rộng trong các Thánh giáo, là do căn khác thức không dùng cảnh giới, nên biết lời nói kia chỉ bày rõ căn ch phải cảnh.

Có nói: Kia, nghĩa là cảnh ch phải căn, mà không có ý thức, vì duyên sắc v.v… nên gọi là sắc thức, v.v… đối tượng nương dựa của thức, 20 gọi là lỗi của nhãn, v.v… Do nói sắc tịnh vì đã phân biệt.

Đã nói về tướng của căn, nay sẽ nói về tướng của cảnh.

Tụng rằng:

Sắc hai, hoặc hai mươi

Thanh chỉ có hai thứ

Vị sáu, hương bốn thứ

Xúc mười một, làm tánh.

Luận chép: Nói sắc hai, là hai thứ nghĩa: Hiển và hình. Hiển sắc trong đây có mười hai thứ, hình sắc có tám, nên hoặc là hai mươi. Hiển mười hai: là xanh, vàng, đỏ, trắng, khói, mây, bụi, sương mù, bóng, ánh sáng, sáng, tối. Bốn thứ như xanh, v.v… trong mười hai thứ là chánh hiển sắc, tám thứ như mây v.v… là sự sai khác này. Nghĩa ấy ẩn giấu, nay sẽ được giải thích: Nước từ đất bốc hơi bay lên, gọi là sương mù, che ánh sáng, nổi lên màu sắc khác ở chính giữa, có thể nhìn thấy, gọi là bóng, trái với bóng này là tối.

Ánh sáng mặt trời, gọi là ánh sáng, trăng, sao, lửa, thuốc, ngọc báu, ánh chớp, v.v… các ánh sáng ấy, gọi là sáng, hình sắc có tám: dài, ngắn, vuông, tròn, cao, thấp, ngay, không ngay, Ngay là hình giữ thăng bằng. Hình không giữ thăng bằng là không ngay. sắc khác dễ hiểu rõ, nên ở đây không giải thích.

Đã nói xứ sắc, nay sẽ nói về xứ thanh. Công năng có kêu gọi, nên gọi là tiếng. (Thanh) Hoặc chỉ tiếng vang, gọi là tiếng. Thánh giáo của Thiện Thệ đều nói rằng: Tiếng là cảnh giới mà nhĩ căn nhận lấy, là tánh sắc tạo của bốn đại chủng. Tiếng này có hai loại là chấp thọ, hoặc không chấp thọ. Đại chủng làm nhân chấp thọ đại chủng, nghĩa là địa, v.v… dị thục, đẳng lưu, nuôi lớn hữu tình hiện tại, trái với chấp thọ này là không chấp thọ.

Do đó, đã phát ra thành hai thứ tiếng. Sắc, v.v… cũng nên nói như thế. Tuy nhiên, do tự tánh của thanh xứ khó biết, nên chỉ nói theo nhân, có hai thứ.

Không có tánh của một tiếng, vì có chấp thọ và đại chủng không có chấp thọ làm nhân.

Hai là bốn đại chủng, vì mỗi đại chủng đều có quả báo khác nhau, nên không phải hai bốn đại đồng được một quả, vì thành lỗi cùng có nhân. Mặc dù hai đại chủng có đánh gõ nhau, nhưng đều làm nhân, đều phát ra tiếng khác nhau. Vì y cứ chỗ dựa của chính nó, nên không thành ba thể. Mặc dù có tay, trống đánh nhau làm nhân, phát sinh hai tiếng mà lấn át, hễ lấy bất cứ một thứ nào đều khác nhau khó biết. Cho nên thanh xứ chỉ có hai thứ.

Đã nói xứ tiếng rồi, nay sẽ nói xứ vị. Nói vượt thứ lớp, nghĩa là vì chứng tỏ cảnh nơi thức kia sinh không chắc chắn, nên vị, tức là ăn, là nghĩa có thể nếm. Vị này có sáu thứ khác nhau là: ngọt, chua, mặn, cay, đắng, lạt.

Đã nói về xứ vị, nay sẽ nói về xứ hương.

Hương, là đối tượng ngửi. Đối tượng này có bốn thứ: hương tốt, hương xấu, hương bằng nhau và hương không bằng nhau, vì Có sự sai khác giữa bằng, và không bằng nhau, là nghĩa tăng ích, tổn giảm, dựa vào thân khác nhau.

Có nói: Vì nhỏ, yếu, tăng thịnh có khác, nên trong ả luận nầy nói: Hương có ba thứ hương tốt, hương xấu và hương bình đẳng. Nếu nuôi lớn đại chủng các căn, gọi là hương tốt, trái lại là hương xấu, không có hai công dụng nầy, gọi là hương bình đẳng. Hoặc nghiệp phước vượt hơn tăng thượng sinh ra, gọi là hương tốt. Nếu nghiệp tội vượt hơn tăng thượng sinh ra gọi là hương xấu. Nếu bốn đại tăng thượng đã khởi gọi là hương bình đẳng.

Đã nói về xứ hương, nay sẽ nói về xứ xúc. Xúc, nghĩa là đối tượng xúc chạm có mười một loại làm tánh, tức mười một thật dùng làm nghĩa của thể, là bốn đại chủng và bảy xúc tạo. Tính chất trơn, nhám, nặng, nhẹ và lạnh nóng, đói khát có khác nhau.

Trong đây, chủ thể xúc chạm, đối tượng được xúc chạm là gì? Nên biết đều không có chủ thể xúc chạm, đối tượng xúc chạm, xúc chạm nhau thì mất, vì tánh sát-na, chỉ khi đối tượng nương dựa, đối tượng duyên đối với thân thức, Vô gián sinh, lập xúc chạm gọi là tưởng. Dựa vào thức căn này, khi được cảnh kia, nếu căn ấy có công năng xúc chạm cảnh kia, vì xúc không phải đối tượng nương tựa của thân thức, nên không nói xúc có công năng xúc chạm thân căn. Vì sự xúc chạm rất gần nhau với thân căn, nên nói đối tượng xúc, chủ thể xúc, không phải pháp khác. Sắc, v.v… dù không phải tánh của pháp là đối tượng xúc chạm, vì đối tượng nương dựa hoại nên cũng có hao tổn.

Đã nói tướng của cảnh, chỉ còn vô biểu, điều này nay sẽ nói. Tụng rằng:

Tạo tác cùng tâm khác

Và vô tâm, hữu ký

Tánh sở tạo, vô đối

Đó gọi vô biểu sắc.

Luận chép: Nói tạo ra nghĩa là cùng giữ lấy, lìa tạo ra sắc tạo vô đối, lược có hai thứ:

  1. Dựa vào biểu.
  2. Dựa vào tâm.

Dựa vào biểu khởi, lại có hai thứ, nghĩa là đều chuyển biến với tạo tác và tác động ngừng dứt tùy chuyển, vì gồm nhiếp thể tướng khác nhau của vô biểu như thế không sót, nên gọi là tạo tác, v.v…

Nói tâm khác, v.v…, nghĩa là cùng giữ lấy tâm đồng loại, tức tâm thiện tạo ra đẳng khởi của nhân gần, hoặc nhân cùng có. Tâm kia đã phát khởi thiện, sắc được tạo vô đối, bất thiện vô ký gọi là tâm khác. Tâm thiện gọi là đồng loại, tâm bất thiện tạo ra đẳng khởi của nhân gần, đã phát khởi sắc tạo vô đối, bất thiện và vô ký, gọi là tâm khác. Bất thiện gọi là đồng loại và vô tâm, nghĩa là phần vị của tâm diệt, tức là định chẳng sinh, vì phần vị sinh không có. Cho đến nói nhân theo trên và cõi này chẳng phải thứ khác. Đây là chấp nhận tùy chuyển trong ba vị. Nghĩa là định chỉ cùng với bất thiện và thiện tán khác, vì chung ở ba vị chuyển biến. Nói hữu ký, là thiện, bất thiện, có thể đáp là phẩm ái, phi ái.

Nói vô đối, nghĩa là không phải cực vi, tánh được tạo là không phân biệt đại chủng, vì tánh đại chủng không phải vô đối, nên chỉ phân biệt phi sắc. Vì hiển là tánh của sắc, tức thuộc về sắc uẩn trong năm uẩn, nghĩa là các tướng đã nói ở trước, đủ các tướng trước, gọi là vô biểu sắc.

Như thế là đã nói về tướng của vô biểu sắc, trong đó đã nói đại chủng của đối tượng tạo tác.

Thế nào là đại chủng? Tụng rằng:

Đại chủng là bốn giới

Là đất, nước, lửa, gió

Tạo thành, nghiệp duy trì

Tánh cứng, ướt, ấm, động.

Luận chép: Các đại chủng này vì sao gọi là giới? Vì là gốc sinh ra tất cả sắc pháp, cũng từ đại chủng, sinh ra đại chủng, gốc sinh ra các thế gian, gọi là giới, như quặng vàng, v.v… gọi là giới vàng, v.v… Hoặc vì là gốc sinh ra các thứ khổ, gọi là giới, dụ như trước nói.

Có nói: Công năng gìn giữ tự tướng của đại chủng và sắc được tạo, nên gọi là giới.

Các giới như thế, cũng gọi là đại chủng.

Vì sao nói chủng? Vì sao gọi là Đại?

Vô số thứ sắc được tạo khác nhau khi sinh, sự sai khác của phẩm loại kia có công năng phát khởi, nên gọi là chủng. Do bốn đại chủng có khác nhau nên sắc tạo có khác nhau.

Có nói: Vì nghiệp hữu tình tăng trưởng, nên từ thời vô thỉ đến nay, chưa từng không có, nên gọi là chủng. Vì tướng chung của bốn đại chủng và chủng loại không đứt quãng dứt bặt, hoặc pháp xuất hiện tức gọi là có, tánh có của sự sinh ra lớn lên, nên gọi là chủng, tức tánh có của các pháp sinh trưởng, hoặc là nghĩa thân hữu tình sinh trưởng, hoặc công năng hiển bày mười thứ sắc tạo, nên gọi là chủng. Do thế lực này, nên sắc tạo kia được biểu hiện rõ.

Nói Đại, vì có công dụng lớn. Nói công dụng lớn, nghĩa là ở trong sự căn bản của các hữu tình.

Bốn thứ như thế có tác dụng vượt hơn, y cứ tác dụng ấy của bốn thứ để kiến lập Không và Thức, mới được gọi là căn bản của hữu tình, vì bốn thứ này hơn hết trong việc lừa dối, mê hoặc người ngu tối, nên gọi là đại, như việc giả hành ở trong giặc. Vượt hơn là khác nhau, nên gọi là giả hàng lớn, giặc lớn.

Lại, bốn thứ này vì làm chỗ dựa khắp cho tất cả sắc khác, vì rộng nên gọi là Đại.

Có nói: Vì có đủ chất cứng chắc trong tất cả nhóm sắc, v.v… nên gọi là Đại. Thiếu về sắc, v.v… trong nhóm gió tăng, thiếu về tối tăm, v.v… trong nhóm lửa tăng. Hương, vị đều không có trong các nhóm cõi Sắc, thiếu màu vàng, v.v… trong nhóm xanh, v.v…, thiếu chất nhám, v.v… trong nhóm trơn láng, v.v…, tiếng, v.v… thì không chắc chắn, cho nên, chỉ bốn thứ này được gọi là Đại.

Bốn đại chủng này dù thường hòa hợp, thường không lìa nhau, nhưng không phải đồng xứ.

Làm sao biết được chúng thường không lìa nhau? Vì Kinh Nhập Thai Đại Tạo nói. Lại về lý, lẽ ra phải như vậy.

Thế nào là lý?

Nghĩa là trong đá, v.v… hiện có công năng gồm nhiếp sinh lửa tăng, rơi vào ba nghiệp có thể được. Nên biết ở đây có nước, lửa, gió thường không lìa nhau. Trong nhóm nước, hiện có duy trì tính chất ấm của thuyền lưu động ở ba nghiệp có thể đạt được, nên biết ở đây có đất, lửa, gió thường không lìa nhau.

Ở trong ngọn lửa cháy hiện Có sự duy trì nhóm gồm nhiếp, kích động ba nghiệp có thể đạt được, nên biết trong lửa này có đất, nước, gió thường không lìa nhau.

Nơi nhóm gió hiện có công năng gìn giữ dấy khởi xúc chạm lạnh, ấm ở ba nghiệp có thể đạt được, nên biết ở đây có đất, nước, lửa thường không lìa nhau.

Lại làm sao biết được bốn giới như thế?

Vì nhân duyên của bốn giới này thường theo đuổi nhau, do đó có thể thành tựu nghiệp như duy trì v.v…, gọi là giới đất, v.v…, như thứ lớp có thể tạo thành, gìn giừ, gồm nhiếp, thành thục, nuôi lớn sự việc của bốn thứ. Do nhân duyên ấy, ở các nhóm sắc, nếu có bốn nghiệp như gìn giữ, v.v… có thể đạt được, thì biết trong đây có giới như đất, v.v… không lìa nhau.

Nên biết trong đây nói có công năng tăng trưởng, nghĩa là công năng sắp đặt bày biện.

Thế nào là sắp đặt bày biện?

Nghĩa là khiến cho thịnh vượng thêm, hoặc là lưu chuyển, tràn đầy, vì công năng của bốn nghiệp như gìn giữ, v.v…, tức là tự tướng của giới chăng? Không như vậy thì thế nào? Bốn giới như thế, tùy theo thứ lớp của chúng: cứng, ẩm ướt, ấm, lay động dùng làm tự tướng. Nên biết, trong đây nói tánh là hiển bày thể, làm sáng tỏ thể tánh không lìa nhau, nên sự lay động, nghĩa là công năng dẫn phát khởi đại chủng sắc tạo, khiến chúng sinh nối tiếp nhau đến phương khác.

Vì sao hư không chẳng gọi là đại chủng?

Vì tướng của đại chủng kia không thành lập. Do có công năng tổn, ích, nên đặt tên đại chủng, còn hư không thì chẳng như vậy, nên không phải đại chủng. Hoặc vì tánh không có hác nhau trong phần vị sinh diệt của các pháp, nên không phải đại chủng. Các đại chủng hiện thấy như trong phần vị của hạt giống, v.v…, tướng chúng chuyển biến thành duyên của mầm, v.v…, mới làm cho các vị mầm v v được khởi, hư không vô vi thì không như thế, vì tánh, tướng là thường, tác dụng đều không. Đã không thể sinh, nên không phải đại chủng. Lại, các đại chủng chẳng phải một, chẳng phải thường, tự tướng có rất nhiều quả khác nhau vô lượng, tự tánh của hư không là một, là thường, tướng không có khác nhau, hoàn toàn không có quả, không phải không có nhân khác, sinh có quả riêng, nên hư không chẳng gọi là đại chủng.

Nếu cho vì nhân khác có khác nhau, nên có công năng giúp cho hư bất sinh quả riêng, tức nhân riêng này có công năng sinh quả riêng, thì đâu cần gì nắm giữ hư không ấy làm nhân?

Là giới như đất, v.v… tức là đất, v.v… phải chăng?

Nếu không như vậy thì thế nào? Tụng rằng:

Đất gọi sắc hiển hình

Tùy đời tưởng đặt tên

Nước, lửa cũng như thế

Gió tức giới cũng vậy.

Luận chép: Đất, nói chỉ biểu thị xứ sắc hiển, hình, lẽ nào là không gồm chung bốn xứ của đất hợp thành, vì sao chỉ nói hiển hình là đất? Trong đây, dù có ba thứ hương, vị, xúc nhưng vì tùy theo tưởng của thế gian, nên nói thế này: Do các thế gian bảo với nhau biết về đất, nghĩa là dùng sắc hiển hình bảo với nhau biết, dù các thế gian cũng đối với hương, v.v… khởi nói năng về đất, nghĩa là nói thế này: Nay ta ngửi đất, nếm đất, xúc chạm vào đất, mà sắc hiển hình gọi là đối với đất, nước, lửa có công năng biểu thị chung, nên nói riêng. thế gian phần nhiều không nói, ta ngửi ở nước, cũng không thường gọi là ngửi, nếm lửa. Mặc dù nói chạm xúc đất, v.v…, nhưng tức giới như đất, v.v… cho nên, trong đất dù có hương, v.v… nhưng vì hình và hiển vượt hơn, nên nói riêng. Lại, sắc hiển hình biểu thị hai giới như đất, v.v… không khác, nên nói nghiêng về.

Nếu vậy, thì vì hiển hình biểu thị áo, v.v… vượt hơn hương, v.v… lẽ ra cũng nói riêng chăng?

Vì thế gian khởi danh, tưởng không có chắc chắn nên đã thuận theo sự sai khác của thế gian mà nói. Đây là tùy theo phần nhiều tướng thế gian mà đặt tên. Sinh, v.v… không phải hiển bày, tiếng không phải nối tiếp nhau, cho nên không gọi là đất, v.v…, áo, v.v… Như đất chỉ dùng hiển, hình làm thể, về nước, lửa cũng vậy. Vì tùy theo tướng của thế gian, nên do thế gian hiện thấy nước xanh, dài, v.v… nên nói hiển, hình là tự tánh của nước, thế gian cũng hiện thấy lửa đỏ, dài v v nên nói hiển hình là tự tánh của lửa. Tuy nhiên, khi sắc xúc chạm chuyển biến sinh, gọi là ngọn lửa, tro, là giả không phải thật. Không có một vật thật, vì thân, mắt được, nên đất, v.v… như thế, khác nhau với giới.

Gió tức giới: vì thế gian đối với sự lay động, đặt tên gió, nên giới gió không có riêng, lẽ nào không là thế gian đối với sắc hiển, hình cũng sinh tướng gió. Thế gian hiện dùng gió đen, gió nhóm lại thành một, mà bảo cho nhau biết.

Vì có chung vấn nạn này, nên nói cũng là nghĩa riêng như đất, v.v… và giới.

Các sư đời trước đều nói thế này: Vì đất xen lẫn ở giữa, nên thấy như thế. Vì nêu rõ gió kia tức là giới gió, nên lại nói như vậy. Như vậy là nghĩa chắc chắn.

Trong hai nói này, nói trước là hơn.

Biến xứ bất tịnh, vì không có khác nhau, nên bất tịnh chỉ duyên theo cảnh của xứ sắc. Tụng rằng:

Căn và cảnh trong đây

Tức nói mười xứ giới.

Luận chép: Đã nói căn, cảnh của vật thật, vô biểu là tánh của sắc uẩn. Căn, cảnh trong đây cũng gọi là mười xứ, mười giới. Trong môn xứ, lập làm mười xứ gọi là nhãn xứ v.v…. Ở trong môn giới lập làm mười giới, gọi là giới, v.v… như nhãn.

Đã nói uẩn sắc và lập giới, xứ, sẽ nói ba uẩn là xứ, giới như thọ, v.v… Tụng rằng:

Thọ lãnh nạp theo xúc

Tưởng lấy tượng làm thể

Còn bốn, gọi hành uẩn

Như thế, ba thọ thảy

Và vô vi, vô biểu

Gọi pháp xứ, pháp giới.

Luận chép: Theo xúc mà sinh, lãnh nạp việc đáng yêu và không đáng yêu, đều có trái với xúc, gọi là thọ uẩn. Lãnh nạp là nghĩa của chủ thể thọ dụng.

Sự lãnh nạp của thọ này tùy theo xúc là sao?

Gọi thọ là xúc, vì quả gần. Thọ ấy tùy theo xúc thanh làm sáng tỏ nghĩa nhân, vì công năng thuận với thọ, nên theo tướng nói. Tướng, là hiển bày bề ngoài, tức năng biểu thị rõ. Vì có khả năng làm sáng tỏ quả, nên đặt tên tướng. Theo tướng nói ở đây là thuận với nghĩa nhân.

Thọ năng lãnh nạp, có thể thuận với nhân xúc. Cho nên, nói thọ lãnh nạp theo xúc, như Đức Thế tôn nói: Thuận với xúc lạc thọ, thuận với xúc khổ thọ và thuận với xúc bất khổ, bất lạc thọ, tức là thuận với nghĩa sinh lạc thọ, v.v… Sự lãnh nạp tùy theo xúc, gọi là tự tánh thọ. Lãnh nạp nơi đối tượng duyên, cũng là tướng thọ, tướng riêng của pháp với một cảnh rất khó biết, vì tất cả đều đồng lãnh nạp cảnh, vì khi cảnh chấp thọ của tâm, tâm sở, tất cả đều gọi là lãnh nạp cảnh của mình. Cho nên, chỉ nói lãnh nạp tùy theo xúc, gọi là tự tánh thọ. Vì tướng riêng chắc chắn, nên lãnh nạp đối tượng duyên, gọi là thọ chấp thủ, chẳng phải vì tướng không chắc chắn như đã nói ở đây.

Sự sai khác của hai thọ, như trong luận Thuận Chánh Lý và luận Ngũ Sự đã nói rộng, nên biết. Ở đây nói chung là ba, nói riêng là sáu, vì thế gian và đối tượng nương tựa có khác nhau.

Tưởng uẩn thứ ba, thể nó là gì?

Tướng uẩn này đối với đối tượng duyên lấy tiếng làm thể, nghĩa là đối với tất cả tùy theo gốc an lập sắc như xanh, dài, v.v…, tiếng như đàn cầm, vỏ ốc, v.v…, sinh ra hương như sen, v.v…, vị như đắng, cay, v.v…, xúc như trơn, nhám, v.v…, pháp như sinh, diệt, v.v…, vì trong cảnh của đối tượng duyên, như tướng mà lấy, nên gọi là tưởng. Tưởng này y cứ thế gian, nói chung là ba. Nếu y cứ ở đối tượng nương tựa thì nói riêng là sáu.

Hành uẩn thứ tư, thể nó là gì?

Uẩn này dùng bốn các hành khác làm thể, nghĩa là trừ ba sắc, thọ, tưởng đã nói ở trước, và trừ thức sẽ gọi là thứ tư, pháp hữu vi còn lại gọi là hành uẩn.

Đây có tương ưng và không tương ưng với tư, v.v…, đắc, v.v… như thứ lớp của chúng.

Khế kinh chỉ nói thân sáu tư, nghĩa là vì hơn hết. Vì sao? Vì tư là tánh của nghiệp, là nhân chiêu cảm quả, sức nó rất mạnh, nên Đức Thế tôn nói: Nếu công năng tạo tác hữu vi hữu lậu, gọi là hành thủ uẩn, không thể chỉ nói tư là hành uẩn, vì đặt tên chung, nên xứ, giới như pháp. Nếu khác với đây, thì lẽ ra chỉ gọi là thành tựu một pháp Tư, như uẩn thọ, tưởng.

Ý trong đây nêu rõ, như tiếng giới, xứ pháp thứ sáu bên ngoài, vì đặt tên chung, nên gồm nhiếp chung mười một, mười bảy xứ, giới, không gồm nhiếp nhiều pháp. Tiến hành như thế, vì đặt tên chung, nên gồm nhiếp chung bốn uẩn, không gồm nhiếp nhiều hành, nên biết thể của hành uẩn không chỉ là tư.

Hành uẩn như thế không phải đều có nương tựa, nên chỉ y cứ thế gian, nói chung ba thứ. Phân biệt thể của uẩn sắc, như trước rồi, ấy là y cứ hai môn xứ, giới, kiến lập như thế.

Trong đây nói về thể của ba uẩn: Thọ, tưởng, hành rồi, cũng nên kiến lập làm xứ và giới, nghĩa là ba uẩn này và vô biểu sắc và ba vô vi. Bảy pháp như thế, ở trong môn xứ lập làm pháp xứ, ở trong môn giới lập làm pháp giới.

Xứ giới nơi tự tánh của thức uẩn thứ năm, tướng chúng thế nào?

Tụng rằng:

Thức, nghĩa đều rõ biết

Đây tức gọi ý xứ

Và bảy giới nên biết

Sáu thức chuyển thành ý.

Luận chép: Thức, nghĩa là rõ biết, là chỉ lấy chung nghĩa tướng của cảnh giới, mỗi pháp lấy chung tướng của mỗi cảnh, mỗi tướng đều rõ biết, nghĩa là thức chỉ có công năng nhận lấy chung cảnh tướng, không phải công năng nhận lấy sự sai khác của cảnh tướng kia, như Đức Thế tôn nói: Rõ biết gọi là Thức.

Có Luận sư khác nói: Chỉ ở pháp tánh, giả gọi là tác giả. Vì ngăn dứt ngoài thức, chấp Có sự rõ biết.

Ở chỗ nào lại thấy chỉ ở pháp tánh giả gọi là tác giả? Hiện thấy nói ảnh vì công năng hành động?

Nơi chỗ khác này là lúc Vô gián sinh, mặc dù không có động tác, nhưng vẫn nói tác giả, thức cũng như vậy, ở cảnh giới khác khi nối tiếp nhau sinh, mặc dù không có tác động nhưng vẫn nói rõ biết, nghĩa là vì chủ thể rõ biết cảnh, cũng không có lỗi.

Làm sao biết như vậy?

Vì hiện thấy ở chỗ khác, ngăn dứt tác giả, như Đức Thế tôn bảo Phả-lặc-cụ-na: Ta không bao giờ nói có người hay rõ biết.

Lại có nói: Sát-na gọi pháp tánh, nối tiếp nhau gọi là tác giả, tự ý đã lập trong duyên khởi tư, sẽ lại chỉ rõ: Thức này y cứ thế gian, nói chung là ba, y cứ đối tượng nương tựa của căn, phân tích riêng thành sáu. Nên biết tức thức uẩn đã nói ở đây, trong môn xứ lập làm xứ ý, ở trong môn giới lập làm bảy giới. Và tiếng hiển bày một phân tích thành hai môn, biểu thị rõ mỗi thể của thức, chia ra xứ, giới.

Bảy giới là gì? Là

Sáu thức và ý, nghĩa là giới nhãn thức đến giới ý thức, tức sáu thức này chuyển thành giới ý. Giới ý ấy lập riêng môn uẩn, xứ, giới. Nên biết gồm nhiếp khắp hết các pháp, trong đây nên tư duy: Nếu là uẩn thức thì gọi giới bảy tâm, thức uẩn đã nói ở trước, y cứ đối tượng nương tựa là căn thì chia làm sáu.

Nay lìa sáu thức, nói những pháp nào gọi là giới ý?

Lại không có pháp nào khác tức ở trong ấy, tụng rằng: Do tức sáu thức thân Vô gián diệt làm ý.

Luận chép: Tức sáu thức thân, Vô gián diệt rồi, có công năng sinh thức sau, nên gọi là giới ý. Vì thời phần khác, nên lập riêng, không có lỗi, giống như quả con lập làm hạt giống của cha.

Nếu vậy thì thể của giới chỉ mười bảy hoặc chỉ mười hai, lại vì gồm nhiếp nhau, vì sao kiến lập mười tám giới?

Tụng rằng:

Thành chỗ dựa thứ sáu

Mười tám giới nên biết.

Luận chép: Như giới năm thức có năm giới riêng như nhãn giới, v.v… làm chỗ dựa, ý thức thứ sáu không có đối tượng nương tựa riêng, như lìa đối tượng duyên, thức không có nghĩa khởi, lìa chỗ dựa cũng vậy, thức không được sinh, vì thành chỗ dựa này nên gọi là giới ý.

Như thế, đối tượng nương tựa, chủ thể nương tựa, cảnh giới, nên biết các thứ đều có sáu giới, thành mười tám.

Vì sao đã diệt, gọi là chỗ dựa của hiện thức, hiện thức này vì sinh duyên gần gũi, như dù có sắc, nhưng phải dựa vào nhãn, nhãn thức mới được sinh.

Như vậy, dù có cảnh giới của đối tượng duyên, nhưng vì thức sau sinh, phải dựa vào ý Vô gián diệt của niệm trước, nên trước đã nói Vô gián diệt, nghĩa là vì ngăn dứt tâm hữu gián diệt của niệm trước, dù trước đã mở, tránh mà vì chưa sinh, do Vô gián này đã diệt, sáu thức làm chỗ dựa cho hiện thức, gọi là giới ý. Hoặc thức hiện tại chính thức thành công dụng của chỗ dựa. Quá khứ đã thành duyên Đẳng vô gián, cũng đối với hiện tại, có công năng nhận lấy quả, nên dù dựa vào duyên Đẳng vô gián kia sinh, nhưng không phải tùy theo duyên đó, nên tâm dựa vào tâm, không gọi tâm sở vì phẩm loại tâm sở phải tùy theo tâm.

Đã giải thích các uẩn, thủ uẩn, xứ, giới, sẽ tư duy lựa chọn nghĩa gồm nhiếp trong ấy.

Các uẩn gồm nhiếp chung tất cả hữu vi, thủ uẩn chỉ gồm nhiếp tất cả hữu lậu. Xứ, giới gồm nhiếp chung hết tất cả pháp. Năm uẩn vô vi gọi là tất cả pháp, gồm nhiếp riêng, cho nên nói về sự gồm nhiếp chung, tụng rằng:

Gồm nhiếp tất cả pháp

Do một uẩn, xứ, giới.

Gồm tự tánh không ngoài

Do lìa tánh khác ra.

Luận chép: Một uẩn, là sắc, một xứ là ý, một giới là pháp. Ba thứ này gồm nhiếp chung năm uẩn vô vi, đều là nghĩa nhóm hợp. Đặt lời nói chung, nghĩa là khiến biết đều cả ba, chớ cho các thứ đều có một.

Có bộ khác chấp: Gồm nhiếp nghĩa là gồm nhiếp khác, mỗi chỗ gọi là gồm nhiếp khác, vì khác.

Lối chấp này phi lý, vì không có nhân chắc chắn. Nếu có nhân chắc chắn thì chẳng gồm nhiếp khác. Các luận sư của bộ ta đều nói. gồm nhiếp tự tánh. Như thế, sở lập gồm nhiếp tự tánh, là nói rốt ráo, vì không đối đãi với pháp khác, nên gồm nhiếp không đối đãi với nhân là 30 sự gồm nhiếp chân thật, vì các pháp thường gồm nhiếp tự tánh.

Làm sao biết được không gồm nhiếp tánh khác?

Vì tất cả pháp lìa tánh khác, nghĩa là tánh nhãn căn lìa tánh của nhĩ, v.v… Tánh kia lìa ở đây là nói thuộc về ở đây, về lý là không đúng, nên biết các pháp chỉ gồm nhiếp tự tánh. Như thế, nhăn căn chỉ gồm nhiếp sắc, uẩn, xứ nhãn, giới nhãn, khổ, tập đế v v, là vì tánh khác ấy không gồm nhiếp uẩn khác, xứ khác, giới khác, v.v…, vì lìa tánh khác kia.

Như vậy, pháp khác tùy theo sự thích ứng sẽ tư duy nhãn căn, nhĩ, tỷ đều dựa vào hai xứ.

Vì sao thể của giới thường không thành nhiều, vì hợp hai làm một, nên chỉ mười tám. Vì sao hợp hai thành một?

Tụng rằng:

Đồng với loại, thức,cảnh

Dù hai giới, thể một.

Luận chép: Căn nhãn, nhĩ tỷ dù các thứ đều có hai xứ, nhưng vì loại, v.v… đồng, nên hợp thành một giới. Nói loại đồng, là vì đồng với loại nhãn. Nói cảnh đồng, nghĩa là vì cảnh sắc đồng. Nói thức đồng, nghĩa là vì chỗ dựa của nhãn thức, nhĩ, tỷ cũng như vậy, nên lập một giới.

Thể của giới đã là một, xứ vì sao hai?

Tụng rằng:

Nhưng vì khiến trang nghiêm

Như mắt…đều sinh hai.

Luận chép: Vì dựa vào thân tướng trang nghiêm nên thể giới dù một, nhưng hai xứ sinh. Nếu xứ của nhãn căn, nhĩ căn chỉ sinh một, tỷ không có hai lỗ, thân không trang nghiêm.

Cách giải thích này không đúng, vì lạc đà, mèo, chim, v.v… xấu xí như thế, đâu có đẹp đẽ. Cho nên, các căn đều có chủng loại riêng.

Bày biện khác nhau như thế mà sinh, nhân duyên đối đãi này khác nhau như thế, nhân duyên có chương ngại, hoặc không là hai sinh, nói trang nghiêm đều sinh hai. Ở đây có nghĩa riêng, không phải thân trang nghiêm. Tiếng trang nghiêm này biểu thị rõ nghĩa tăng thượng, vì tăng thượng tác dụng nên nói trang nghiêm. Nếu nhãn căn, v.v… đều thiếu một xứ, thì tác dụng thấy, nghe, ngửi đều không sáng tỏ, đều đủ hai, thì tác dụng sáng rõ sinh, nên mỗi ba căn đều sinh hai xứ là tác dụng trang nghiêm vượt hơn, không phải nghiêm thân.

Vì sao Đức Thế tôn đối với cảnh ở đối tượng nhận biết, dùng ba

môn uẩn, xứ, giới để nói?

Vì nghĩa của ba môn này đều khác nhau.

Nghĩa riêng của uẩn, xứ, giới này là sao?

Tụng rằng:

Tụ, sinh môn, dòng họ

Là nghĩa uẩn, xứ , giới.

Luận chép: Nghĩa chứa nhóm là nghĩa của uẩn. Nghĩa môn sinh là nghĩa của xứ, nghĩa dòng họ là nghĩa của giới.

Làm sao biết nghĩa nhóm là uẩn?

Do Khế kinh nói: Các sắc hiện có hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc kém, hoặc hơn, hoặc xa, hoặc gần.

Tất cả như thế lược làm một nhóm, gọi là uẩn danh sắc, cho đến uẩn thức, nói rộng cũng vậy. Do đó, nên biết nghĩa nhóm là uẩn.

Nếu dùng nghĩa nhóm để giải thích nghĩa uẩn, thì uẩn không phải thật, vì nhóm là giả.

Vấn nạn này không đúng, vì đối với đối tượng nương tựa của nhóm mà lập nghĩa, để nói, nên không phải nhóm tứclà nghĩa, nghĩa là vật thật, tên gọi là khác nhau, vì nhóm không phải thật.

Nghĩa nhóm là gì?

Gọi nghĩa nhóm nghĩa là chỗ dựa của nhóm.

Sự giải thích này biểu thị rõ kinh có nghĩa lý sâu xa lớn, nghĩa là như nhóm, lìa chỗ dựa của nhóm, không có thể của nhóm khác có thật, có thể được. Như là nói “Ngã”: Ngoài uẩn sắc, v.v… không nên cầu có riêng thể của ngã vì có thật, vì ngã là giả nói trong uẩn nối tiếp nhau, như ngã của nhóm thế gian không phải có thật.

Nếu uẩn có thật thì kinh sẽ chỉ rõ nghĩa nào?

Chớ cho đối tượng hóa sinh nhận biết pháp như sắc, v.v…, phẩm loại ba thời là vô lượng khác nhau, vì đều là uẩn, uẩn thì vô biên, liền sinh khiếp sợ, lui sụt, cho là sao ta có thể biết khắp, dứt hẳn uẩn vô biên này, vì khích lệ người kia, nên uẩn dù vô biên, nhưng vì tương đồng nên nói chung là một. Lại, các người ngu đối với nhiều uẩn này sinh một tưởng hợp, hiện khởi chấp ngã. Vì muốn cho họ dứt trừ một tưởng hợp, nên nói có rất nhiều phần trong một uẩn, không vì chỉ rõ năm uẩn như sắc uẩn, v.v…, được hợp thành do nhiều pháp là giả, chẳng phải thật. Lại, một cực vi gồm nhiếp ba đời, v.v…, dùng tuệ phân tích tóm tắt thành một nhóm. Uẩn dù tức nhóm, nhưng nghĩa thật thành, vì pháp khác cũng như vậy, nên uẩn không phải giả. Lại, trong mỗi pháp khởi 32 khác nhau, vì cũng đều gọi là uẩn, nên uẩn chắc chắn không phải giả. Như nói cùng sinh, thọ gọi là thọ uẩn, tưởng gọi là tưởng uẩn, nói khác nói như kinh. Trong tất cả thời gian, vì hòa hợp sinh, nên dù uẩn đều khác nhau, nhưng nghĩa nhóm vẫn thành.

Vì sao biết được nghĩa môn là xứ?

Do lời dạy bảo của Phật, nên xứ là môn sinh, pháp tâm, tâm sở được sinh trưởng trong môn đó, nên gọi là xứ, là nghĩa chủ thể sinh trưởng nơi tác dụng của môn kia. Như Khế kinh nói: Phạm chí nên biết, dùng mắt làm môn, chỉ vì nhìn thấy sắc.

Kinh này chỉ chứng minh nghĩa môn có sáu, nhưng vì tâm, tâm sở có mười hai môn, nên Khế kinh nói: Mắt và sắc làm duyên sinh ra nhãn thức, ba hòa hợp xúc đều khởi thọ, tưởng, tư, cho đến nói rộng.

Vì sao biết nghĩa dòng họ là giới?

Vì giống với nghĩa dòng họ của thế gian. Như trong một núi có nhiều dòng họ, như có các hùng hoàng, thư hoàng, xích thổ, an-thiệnna, v.v…, gọi là nhiều giới.

Cũng thế, một thân, hoặc một sự nối tiếp nhau, có mười tám loại, dòng họ của các pháp, gọi là mười tám giới, như hùng hoàng, v.v… với thể loại chúng lần lượt đối nhau khác nhau, nên gọi là dòng họ. Cũng thế, mắt, v.v… và thể loại lần lượt đối nhau khác nhau, nên gọi là dòng họ, do nghĩa tương tự được làm đồng dụ.

Nếu vậy, thì giới ý đối với sáu thức thân, không có thể loại riêng, không nên lập riêng đối tượng nương tựa, chủ thể nương tựa, vì thể loại khác nhau, nên không có lỗi này.

Vì sao Đức Thế tôn nói ba môn: Uẩn, xứ, giới khác nhau?

Đáp: Mặc dù ý sâu xa của Phật, Thế tôn thật khó hiểu, nhưng nên xét kỹ, tư duy.

Tụng rằng:

Vì căn ngu thích ba

Nói ba: uẩn, xứ, giới.

Luận chép: Hữu tình được Phật hóa độ, vì căn ngu đều có ba, nên Phật thuận theo căn cơ thích ứng nói ba uẩn, xứ, giới. Nói vân vân là nói lạc vị, lỗi, bệnh, v.v… Nói ba vì biểu thị rõ các thứ đều có ba: Hữu tình được Phật hóa độ, về hạng ngu có ba thứ:

  1. Có loại ngu tâm sở, đều chấp là ngã.
  2. Có loại chỉ ngu sắc.
  3. Có loại ngu sắc, tâm.

Căn cũng có ba: Nhạy bén, trung bình, chậm lụt. Lạc là thắng

giải. Lạc này cũng có ba thứ: ưa thích văn rộng, văn vừa, văn gọn. Vị là đệ tử. Đã qua tác ý, đã tập thành thục hạnh, sự nghiệp tu đầu tiên, ba vị khác nhau. Lỗi lầm là hữu tình ôm giữ hành ngã mạn, chấp ngã sở, tùy theo mê thức dựa duyên, là ba lỗi khác nhau. Bệnh, là được hóa độ, ỷ vào sống lâu, của cải, dòng họ mà sinh kiêu mạn, buông thả, vì ba bệnh khác nhau.

Do các duyên này, như thứ lớp kia, Đức Thế tôn đã vì họ nói ba uẩn, xứ, giới.

Vì sao Đức Thế tôn nói các tâm sở nội tại, lập riêng thọ, tưởng là hai uẩn?

Tụng rằng:

Nhân sinh tử tránh căn

Và cả nhân thứ lớp

Đối các pháp tâm sở

Lấp riêng Thọ, Tưởng uẩn.

Luận chép: Căn tránh của thế gian, lược có hai thứ: nghĩa là tham đắm dục và tham đắm kiến: Đầu tiên, là do thọ khởi, về sau do tưởng sinh. Vì sức thọ nhận vị, nên mê đắm các dục, vì sức tưởng điên đảo, nên tham mê đắm các kiến. Lại, pháp sinh tử dùng thọ và tưởng làm nhân vượt hơn hết, vì thọ hưởng ham vui, nên chấp tưởng điên đảo. Hành ái, kiến, là sinh tử luân hồi.

Do hai nhân này và về sau sẽ nói về nhân thứ lớp, nên biết lập riêng thọ, tưởng làm uẩn (Nhân thứ lớp kia, kế là sau sẽ nói về). Và tiếng hiển bày cả trong các tâm sở, chỉ thọ, tưởng này có thể làm ái, kiến, vì là căn bản sinh pháp tạp nhiễm, nên cả hai đều biểu thị riêng tên của một thức trụ. Dựa vào việc diệt hai thứ này lập ra định diệt.

Các pháp như thế đa số là nhân phẩm loại, vì sao nói vô vi ở xứ, giới, chẳng phải ở uẩn?

Tụng rằng:

Uẩn không nói vô vi

Vì nghĩa không tương ưng.

Luận chép: Các pháp vô vi, nếu gọi là uẩn thì lập trong năm hoặc làm thứ sáu, đều không đúng, vì nghĩa trái nhau. Vì sao? Vì vô vi kia không phải sắc, cho đến không phải thức, nên không phải ở năm. Nghĩa nhóm là uẩn, không phải pháp vô vi, như sắc, v.v… kia có quá khứ, v.v…, sự sai khác về phẩm loại có thể tóm lược một nhóm, gọi là không có uẩn, nên không phải thứ sáu. Lại pháp vô vi và điên đảo nương và dứt phương tiện, nghĩa chúng trái nhau, nên nói uẩn hữu lậu làm sáng rõ sự dựa vào của điên đảo. Nói uẩn vô lậu làm rõ phương tiện dứt. Vô vi đối với hai nghĩa này đều không có, vì nghĩa không tương ưng, nên không lập uẩn.

Đã nói về nhân duyên bỏ, lập các uẩn, nay sẽ nói về thứ lớp các uẩn.

Tụng rằng:

Tùy thô, nhiễm, chứa đựng

Giới, thứ lớp lập riêng.

Luận chép: Năm uẩn tùy theo khí thô, nhiễm và vì giới riêng, nên lập theo thứ lớp. Tùy theo thô để lập, thô nhất trong năm thứ gọi là sắc uẩn, vì có đối, ngại, vì là chỗ dựa của năm thức, vì cảnh của sáu thức, nên nói đầu trong năm uẩn. Nói thô nhất trong bốn, gọi là thọ uẩn, dù không có hình chất, nhưng vì tác dụng của hành tướng dễ biết rõ, nên là đầu trong bốn. Nói rất thô trong ba, là tưởng uẩn, lấy tác dụng của các hành tướng nam, nữ, v.v…, vì dễ biết rõ nên là đầu trong ba. Nói thô trong hai, gọi là tham, v.v… của hành uẩn, hiện khởi hành tướng rõ ràng, vì dễ biết rõ. Thứ nhất trong hai gọi là thức uẩn vì rất nhỏ nhiệm, nên nói sau cùng, tùy theo nhiễm kiến lập. Nghĩa là sinh tử từ vô thỉ đến nay, nam nữ đối với thân, lại ái nhiễm nhau, do hiển hình, v.v…, nên đầu tiên nói sắc. Ái sắc như thế, do tham đắm thọ vị, nên kế là nói thọ. Sự tham đắm thọ nhận vị này vì tưởng điên đảo, nên kế là nói tưởng. Tưởng này điên đảo, do sức phiền não nên kế là nói hành. Sức phiền não này nương vào công năng dẫn phát thức của hữu sau sinh, nên về sau nói thức. Tùy theo khí, v.v…, nghĩa là sắc như đồ đựng, vì đối tượng nương tựa của thọ, thọ giống như ăn uống, vì tăng ích, tổn giảm thân hữu tình, nên tưởng đồng với vị giúp đỡ. Do nhận lấy sự giúp nhau bình đẳng trong oán thân sinh ra thọ.

Hành giống như người đầu bếp, do sức phiền não của nghiệp như tư, tham, v.v…, vì dị thục sinh ái, phi ái, v.v…

Thức dụ cho người ăn, vì làm chủ vượt hơn trong gốc của hữu tình, nên thức đứng đầu. Vì thọ cùng sinh, tức do lý này, tùy theo trong phước hành đối với thọ, tưởng, v.v…, chỉ nói thức là tùy theo người tạo phước hành.

Lại do lý này nói hành duyên thức. Do đó, Đức Phật lại bảo Tôn giả A-nan-đà: Nếu thức không có thì sẽ không vào thai mẹ, vì tâm tạp nhiễm nên hữu tình tạp nhiễm, vì tâm thanh tịnh nên hữu tình thanh tịnh. Về thọ, tưởng, v.v… cùng khởi trong pháp.

Kinh như thế, v.v… chỉ nêu thức làm chính, tùy theo giới khác

nhau, nghĩa là sắc rất vượt trội trong cõi Dục, vì các sắc của căn, cảnh đều có đủ. Thọ của cõi Sắc cao hơn, vì các thọ thắng diệu ở trong sinh tử, đủ có thể được. Trong ba Vô sắc, tưởng rất vượt hơn, vì địa Vô sắc kia nhận lấy tướng rất rõ ràng. Hành rất vượt hơn trong hữu thứ nhất, vì tư duy kia có công năng chiêu cảm quả rất lớn. Đây là thức trụ, thức trụ trong đó. Rõ ràng giống với thứ lớp gieo trồng ruộng nơi thế gian, nên thứ lớp các uẩn như thế, do năm uẩn này không có lỗi thêm bớt, tức do các nhân thứ lớp như thế lập riêng thọ, tưởng trong tâm sở. Nghĩa là thọ với tưởng, tướng thô trong tâm sở sinh nhiễm, giống như thức ăn đồng giúp đỡ, vì mạnh trong hai cõi, nên lập uẩn riêng.

Đã thuận theo tụng y cứ ở môn chuyển để nói về nhân thứ lớp.

Bốn thứ như thế sẽ y cứ ở môn Hoàn.

Lại nói một thứ, nghĩa là nhập pháp Phật có hai môn quan trọng:

  1. Quán bất tịnh.
  2. Giữ niệm hơi thở (Quán sổ tức).

Môn quán bất tịnh, quán về sắc tạo, môn giữ niệm hơi thở đối với đại chủng, vì môn quan trọng ở đối tượng duyên, nên trước nói sắc. Do sức quán này, phân tích tướng của sắc, cực vi sát-na lần lượt khác nhau.

Khi quán như thế, vì thân khinh an, nên tâm liền nhận biết vui, tức kế là nói thọ. Thọ hợp với thân, hợp với định làm tổn ích, tổn ích thì đối với lý của ngã sẽ không thành. Do quán giải này, tưởng ngã liền diệt, tưởng pháp liền sinh, nên kế là nói tưởng. Vì tưởng này nên thấu suốt, chỉ có pháp, phiền não không hiện hành, nên kế là nói hành. Phiền não đã dứt, tâm trụ lại điều hòa, thuận hợp, mà có khả năng, chịu đựng nên kế là nói thức.

Đã nói thuận với thứ lớp rồi, nghịch với thứ lớp, phải nói, nhưng sợ văn nhiều sinh chán, cho nên lẽ ra nói lại thôi.