LUẬN A TỲ ĐẠT MA TẠNG HIỂN TÔNG
Tác giả: Tôn giả Chúng Hiền
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng Đời Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

Phẩm 2: NÓI VỀ BẢN SỰ

(PHẦN 3)

Như thế đã nói về thứ lớp các uẩn, ở trong giới, xứ, trước nên nói về thứ lớp sáu căn, do thứ lớp của cảnh thức này có thể biết.

Vì sao nhãn, v.v… theo thứ lớp như thế?

Tụng rằng:

Năm cảnh trước chỉ hiện

Bốn cảnh chỉ chỗ tạo

Dụng khác xa, chóng, rõ

Hoặc tùy xứ thứ lớp.

Luận nói: Năm căn trước như nhãn căn, v.v… trong sáu căn, chỉ nhân lấy cảnh hiện cho nên nói trước. Cảnh của ý bất định ở ba đời và vô vi hoặc chỉ nhận lấy một, hoặc hai, ba, bốn, nên nói sau.

Cảnh chắc chắn, nghĩa là công dụng không có lẫn lộn, tướng chúng rõ nên nói trước. Cảnh không chắc chắn, công dụng có xen lẫn, tướng không rõ cho nên nói sau.

Như nói bốn cảnh chỉ đối tượng tạo tác: Nghĩa là trôi lăn trước kia cho đến bốn cảnh trước trong năm cảnh này, chỉ là đối tượng được tạo. Cho nên, nói trước vì thân, cảnh sắc tạo đại chủng bất định, vì đều làm cảnh, nên nói sau. Hoặc có lúc thân căn chỉ nhận lấy đại chủng. Đôi khi thân căn chỉ nhận lấy đối tượng tạo. Hoặc có lúc thân căn đều nhận lấy hai thứ, cho nên thân nhận biết.

Có nói: Rất nhiều duyên làm cho năm xúc khởi. Nghĩa là bốn đại chủng như trơn láng, v.v… tùy theo bất cứ một thứ nào.

Có nói: Duyên nhiều nhất nơi mười một thứ khởi, duyên khởi khác, là bốn trước, như đối tượng thích ứng của duyên kia, tác dụng xa nhanh, rõ ràng, cho nên nói trước, là vì nhăn căn, nhĩ căn nhận lấy cảnh xa, nên đối với hai căn này nói trước. Mắt trong hai căn nói trên, và công dụng nhận lấy cảnh xa, nên nói trước, như gió, v.v… ở rừng rậm xa, đã kích thích hiện quán lay động, vì không nghe tiếng. Lại, với công dụng của mắt, người ta thấy nhanh trước xa, như khua chuông đánh, trống sau đó mới nghe tiếng. Tác dụng của hai căn tỷ, thiệt đều không phải xa.

Trước nói mũi: Vì nhanh rõ, như khi đối với hương, thì các thức uống ăn ngon, mũi ngửi mùi hương trước, lưỡi nếm vị sau.

Như thế, lại y cứ ở công dụng xa, chóng, rõ ràng, định, bất định của cảnh để nói về thứ lớp của căn, hoặc tùy theo chỗ được nương tựa trong thân, mà đặt yên thứ lớp căn, nói có trên dưới. Theo truyền nói thì xứ mắt trong thân là trên hết. lại biểu hiện rõ ở mặt, nên nói trước. Chỗ nương của căn tai, mũi, lưỡi thấp dần, xứ thân thấp nhiều, ý không có phương, xứ, có khi là chỗ dựa cho năm căn sinh, nên nói sau cuối.

Lẽ nào không phải lý thật, cực vi tỷ căn ở giữa trán, mũi, không phải ở dưới mắt, như nói ba căn tạo thành chỗ xếp hàng ngang, không có cao, thấp, như chiếc mũ gắn tràng hoa. Về lý thật nên như vậy. Tuy nhiên, ý kinh chủ y cứ ở y xứ của căn, giả nói như thế, kinh chủ hoặc nói vì giống như thông suốt với giải thích khác, nên nay ở đây, làm riêng bài tụng:

Năm dụng trước, khởi trước

Năm dụng, một, hai xa

Ba dụng, một, hai rõ

Hoặc tùy xứ thứ lớp.

Năm căn trước như nhãn căn, v.v… trong sáu căn, đối với cảnh sắc, v.v… khởi tác dụng trước, ý về sau mới sinh, cho nên, nói trước, như Ả Luận nầy nói năm cảnh như sắc, v.v… Năm thức thọ nhận trước, ý thức nhận biết sau, vì tự là chỗ thức nương và nhận lấy cảnh mình, nên biết đều là công dụng của mắt, v.v… này. Công dụng của hai căn đầu trong năm căn, vì cảnh xa không đúng, nên nói trước. Tác dụng của mắt trong hai căn lại l cảnh xa đối với tai, dẫn sự như trước nên nói trước. Dụng của ba căn tỷ, thiệt, thân thì dụng hai căn đầu rõ ràng, v.v… nên mũi ở trước, lưỡi kế đó, thân sau, như mũi đối với hương, có công năng nhận lấy nhỏ nhiệm. Lưỡi đối với vị ngọt, đắng thì không như thế. Như lưỡi đối với vị có công năng nhận lấy nhỏ nhiệm, thân đối với cảm giác lạnh, ấm thì không như thế.

Tùy theo thứ lớp của xứ, giải thích không khác trước.

Như thế đã nói về thứ lớp của xứ, giới, tức ở trong đây, lại tư duy lựa chọn.

Vì Vì sao, thể của mười xứ đều là sắc, chỉ đối với một chủng loại đặt tên xứ sắc. Lại, thể của mười hai xứ đều là pháp, chỉ đối với một xứ đặt tên xứ pháp? Tụng rằng:

Vì khác nhau hơn hẳn

Nhiếp nhiều pháp tăng thượng.

Nên một xứ gọi sắc

Một gọi là pháp xứ.

Luận chép: Mặc dù mười hai xứ, mười sắc đều là pháp mà vì khác nhau một, nên đặt tên chung.

Nói khác nhau, nghĩa là mỗi pháp đều là xứ riêng, vì tánh của sắc pháp, nên gọi là đồng, cho nên tên gọi của xứ sẽ ứng với hai, hoặc một. Các đệ tử, v.v… do đó gọi chung chỉ nên biết chung, không phải tướng rõ biết. Vì khiến biết rõ cảnh và các thứ khác nhau của cảnh có, nên đặt tên khác. Do đó Như lai đối với tiếng, v.v… mắt, v.v…, sắc, lập nghĩa riêng, gọi một xứ sắc, lại vì không có nghĩa riêng để gọi, nên gọi chung tức riêng, như nhân của chủ thể tạo tác, đối đặt tên riêng, vì biểu thị rõ nghĩa khác nhau, vì biểu thị rõ nghĩa riêng ở đây, nên tức tên riêng, pháp xứ cũng vậy.

Nói vượt hơn, do hai nhân duyên, chỉ sắc tướng trong xứ sắc rất vượt hơn, một là vì có thấy, nên có thể bảo cho biết sự sai khác ở đây, ở kia. Hai là vì có đối nên khi tay, v.v… xúc chạm thì biến đổi, hư hoại.

Lại, vì nhiều thứ, vì cảnh mắt ở ba đời nên vì thế gian cùng chúng đặt tên sắc ở đây, nên các Đại Luận sư không phải vì đối với tiếng, v.v… đặt tên sắc. Chỉ vì một danh sắc gồm nhiếp thọ, tưởng, v.v… ở trong pháp xứ, vì rất nhiều pháp, nên đúng là phải đặt tên chung. Nếu bỏ tên chung thì làm sao có thể gồm nhiếp nhiều pháp của tướng riêng, đồng làm một xứ? Lại, trong đó gồm nhiếp nhiều phẩm loại pháp gọi là các pháp, nên đặt tên pháp. Nghĩa là trạch pháp, pháp chi giác, pháp trí, pháp tùy niệm, pháp chứng tịnh, pháp niệm trụ, pháp vô ngại giải, pháp bảo, pháp quy. Các tên pháp như thế có vô lượng thứ, tất cả đều bao gồm trong pháp xứ này nên gọi riêng là pháp. Lại, pháp tăng thượng, cái gọi là Niết-bàn, vì bao gồm trong đây nên gọi riêng là pháp.

Trong các Khế kinh có các loại uẩn khác và xứ, giới, có thể được gọi là tưởng, đều bao gồm ở đây, phải nên biết.

Lại nói về gồm nhiếp danh, tưởng các uẩn khác.

Tụng rằng:

Mâu-ni nói pháp uẩn

Thường có tám mươi ngàn.

Thể ấy ngữ hoặc danh

Sắc này thuộc hành uẩn.

Luận chép: Có nói: Phật giáo lấy ngữ làm tự thể. Uẩn pháp đã nói kia đều thuộc về sắc uẩn, vì ngữ dùng âm thanh làm tự tánh. Có nói: Phật giáo lấy danh làm tự thể. Uẩn pháp đã nói kia đều thuộc về hành uẩn. Danh lấy hành bất tương ưng làm tự tánh. Giáo của ngữ khác với danh, là giáo thu nạp ngữ, giáo của danh có tự thể riêng, vậy giáo gọi là gì?

Nói kia giải thích: phải có danh mới gọi là giáo. Cho nên, thể Phật giáo tức là danh. Vì sao? Vì giải thích nghĩa như thật, nên gọi là Phật giáo, Danh là chủ thể giải thích nghĩa nên giáo là danh. Do đó, Phật giáo chắc chắn lấy danh làm thể, nêu danh làm đầu, vì gồm nhiếp cú, văn.

Đến đâu mới biết lượng của các pháp uẩn?

Tụng rằng:

Có nói các pháp uẩn

Lượng như luận kia nói

Hoặc tùy các uẩn nói

Hành như thật đối trị.

Luận chép: Có các sư nói: Tám vạn pháp uẩn, mỗi các thứ lượng ngang bằng như Túc luận Pháp Uẩn đã nói. Tức là mỗi luận kia nói có sáu ngàn bài tụng, như Túc luận Pháp Uẩn trong Đối pháp. Hoặc nói pháp uẩn thuận theo lời nói uẩn, v.v… mỗi khác nhau thường có tám vạn, gọi là uẩn, xứ, giới, duyên khởi đế, thức ăn, tĩnh lự, vô lượng, Vô sắc, giải thoát, thắng xứ, biến xứ, phẩm giác, thần thông, nguyện trí vô tránh, vô ngại giải, v.v… mỗi môn giáo được gọi là một pháp uẩn.

Nói như thật: Hữu tình đã được Phật hóa độ, có tám vạn hành riêng như tham, giận, si, ngã mạn, thân kiến tầm, tư, v.v…

Vì đối trị tám vạn hành đó, Đức Thế tôn đã nói tám vạn pháp uẩn, nghĩa là nói về các môn đối trị như Bất tịnh, Từ bi, Duyên khởi, tưởng vô thường, không, giữ niệm hơi thở v.v… Đây là thuận với chỗ biểu thị rõ theo uẩn mà nói, không có lời nói về uẩn, v.v… sẽ không vì đối trị bệnh của hữu tình sẽ là luống uổng, như Đức Phật kia đã nói tám vạn pháp uẩn, đều thuộc về hai uẩn trong năm uẩn này. Như vậy, ở chỗ khác các loại uẩn, xứ, giới cũng như vậy.

Tụng rằng:

Như thế, các uẩn khác

Đều tùy chúng tương ứng

Gồm nhiếp trong nói trước

Nên quán xét tự tướng.

Luận chép: Các uẩn, xứ, giới trong Khế kinh khác, thuận theo chỗ thích hợp, gồm nhiếp trong thuyết đã nói ở trước, như uẩn, v.v… đã nói trong luận này, nên xem xét mỗi tự tướng của các uẩn đó.

Vả lại, trong các kinh Phật nói năm uẩn khác, là năm uẩn: giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Uẩn giới trong năm uẩn kia thuộc về sắc uẩn này, là nghiệp thân, ngữ, không phải ý tư.

Bốn uẩn khác kia thuộc về hành uẩn này, là pháp tâm sở, không phải thọ, tưởng. Lại, kinh nói mười biến xứ, v.v…, tám biến xứ trước và tám thắng xứ, là tánh vô tham, nên thuộc về pháp xứ này. Nếu gồm cả phần giúp đỡ tánh của năm uẩn, tức thuộc về ý xứ, pháp xứ này. Hai biến xứ sau, bốn xứ Vô sắc như không vô biên, v.v…, vì tánh của bốn uẩn, nên cũng thuộc về ý xứ, pháp xứ này. Năm xứ giải thoát vì lấy tuệ làm tánh, nên thuộc về pháp xứ này. Nếu gồm giúp đỡ, tức thuộc về xứ ý pháp của tiếng này.

Lại có hai xứ, gọi là xứ trời Vô tưởng hữu tình và xứ Phi tưởng Phi phi tưởng, xứ đầu thuộc về mười xứ này, vì không có hương vị, nên xứ sau thuộc về ý pháp xứ này vì tánh không có sắc. Lại, kinh Đa giới, nói: Sự sai khác của giới có sáu mươi hai, nên tùy theo tướng giới đó, nên biết nằm trong mười tám giới. Vả lại, như trong các kinh nói sáu giới. Bốn giới đất, nước, lửa, gió đã nói rồi, hai giới Không, Thức, chưa nói về tướng của chúng.

Hai giới nầy tướng của chúng như thế nào?

Tụng rằng:

Giới Không là khoảng trống

Thể tức là sáng tối

Thức giới, thức hữu lậu

Chỗ dựa hữu tình sinh.

Luận chép: Khoảng trống trong, ngoài gọi là giới không. Thế nào là khoảng trống? Tức là ánh sáng, bóng tối, nghĩa là khoảng trống, v.v…, khoảng trống sáng, tối, sự sai khác của hiển sắc, gọi là giới không, nên biết thể của giới này là có thật. Vì nói trong, ngoài, nên như đất, giới, v.v… đất này lìa hư không, nó có tự thể riêng.

Vì Khế kinh nói, nên lý ấy được cực thành như khế Kinh nói: Hư không chẳng có sắc, chẳng có kiến, chẳng có đối. Vậy thì hư không sẽ phải dựa vào đâu? Nhờ dựa vào ánh sáng nên hư không mới biểu hiện rõ rệt.

Lại nói: Đối với sắc, khi được lìa nhiễm, vì dứt trừ giới hư không, nên biết được có riêng.

Đã nói về giới không, các thức hữu lậu được gọi là giới thức.

Vì sao không nói thức vô lậu?

Vì thức vô lậu kia không tương ưng với nghĩa này, vì pháp vô lậu đối và hữu tình sinh dứt, hại, hư hoại, v.v…, do chuyển biến khác nhau, nên không phải đối tượng nương tựa của sinh.

Sáu giới như thế, đối với hữu tình sinh, sinh khởi nuôi lớn, vì nhân chuyển biến khác nhau, là đối tượng nương tựa của sinh, nhân của sinh gọi là giới thức, vì giống sinh nối tiếp. Nhân nuôi nấng, nghĩa là vì chỗ dựa nơi sinh của đại chủng. Nhân nuôi lớn nghĩa là vì không giới chấp nhận sự thọ sinh, vì duy trì sự sinh của hữu tình, nên gọi là giới. Sáu giới của kinh kia thuộc về chín giới này. Giới khác tùy theo chỗ xem xét sự thích ứng với nghĩa thuộc về. Vì thế, nên các giới khác gồm nhiếp mười tám giới.

Như thế là đã nói về uẩn, xứ, giới khác, đều thuộc về uẩn, xứ, giới ở đây, nay sẽ chỉ rõ: Ba uẩn, xứ, giới Có sự sai khác nghĩa loại của môn kiến, v.v… Trong giới, vì biểu thị rõ có căn, cảnh, thức, nghĩa loại các môn dễ có thể biết rõ, nên nay nói theo mười tám giới.

Do loại nghĩa của uẩn xứ này đã thành, trong mười tám giới đã nói ở trước, bao nhiêu giới có kiến, bao nhiêu giới không có kiến? Bao nhiêu giới có đối, bao nhiêu giới không có đối? Bao nhiêu giới thiện, bao nhiêu giới bất thiện, bao nhiêu giới vô ký?

Tụng rằng:

Một có thấy gọi sắc

Mười có sắc, có đối

Đây trừ sắc, thanh tám

Ba còn lại: vô ký.

Luận chép: Trong mười tám giới một là có thấy, chính gọi là giới hạn thuộc sắc.

Vì sao giới này gọi là có thấy? Vì hai nghĩa: Một là vì sắc này chắc chắn cùng có với thấy, nên gọi là có thấy. Do sắc và mắt vì chuyển biến cùng lúc, như có bạn bè. Hai là vì sắc này có thể có thị hiện, nên gọi là có thấy, có thể bảo cho biết vì ở đây, ở kia khác nhau, nên như có đối tượng duyên.

Có nói: Vì sắc này có hình tượng ở trong gương có thể hiện, nên gọi là có thấy, có thể bảo cho biết, như ở kia, ở đây cũng vậy, không thể nói tiếng có tiếng vang, v.v… ở trong hang, nên thành có thấy. Vì chẳng phải đều sinh. Do nói tướng này, giới khác không có nghĩa thấy, tiêu chuẩn đã thành.

Như thế là đã nói có kiến, không kiến, chỉ sắc uẩn gồm nhiếp mười giới có đối. Đối là nghĩa ngăn ngại, vì ở đối này có ngăn ngại, nên gọi có đối. Sự ngăn ngại ấy lại có ba thứ cảnh giới, đối tượng duyên, vì chướng ngại khác nhau. Cảnh giới có đối. nghĩa là tâm, tâm sở của các căn như mắt, v.v… Đối với pháp có cảnh, hòa hợp với cảnh sắc, v.v… bị ngăn ngại, được gọi là có đối.

Đối tượng duyên có đối, nghĩa là tâm, tâm sở hòa hợp với đối tượng duyên của mình bị chướng ngại, được gọi là có đối.

Đối tượng duyên của cảnh giới lại có gì khác nhau ?

Nếu đối với pháp kia, pháp này có công năng, tức nói pháp kia là cảnh giới của pháp này, như người đối với pháp kia có công năng vượt hơn, bèn nói pháp kia là cảnh giới của ta. Pháp tâm, tâm sở chấp pháp kia mà khởi, pháp kia đối với tâm, v.v… gọi là đối tượng duyên. Nếu đối tượng duyên của pháp có đối, thì chắc chắn là cảnh giới có đối. Cảnh giới của pháp tâm, tâm sở, nếu không có công năng nhận lấy cảnh thì chắc chắn không chuyển biến nên có, dù cảnh giói có đối, nhưng không phải đối tượng duyên có đối, nghĩa là năm sắc căn không phải pháp tương ưng, vì không có đối tượng duyên.

Thế nào là mắt, v.v… khi chuyển biến ở đối tượng duyên của cảnh giới mình, gọi là có chướng ngại? Là vượt qua đối tượng duyên kia, vì ở cảnh giới khác, đối tượng duyên này không chuyển biến. Hoặc lại trở ngại, là nghĩa hòa hợp, tức các pháp như mắt, v.v… đối với cảnh giới và đối tượng duyên của mình chuyển biến hòa hợp.

Có nói: Nếu pháp chỉ chuyển biến ở cảnh giới kia, không thể vượt qua cảnh giới kia, nên gọi là có trở ngại. Chướng ngại có đối, nghĩa là có thể lập sắc từ chỗ khác bị chướng ngại bất sinh, như tay, đá, v.v… lại chướng ngại nhau. Hoặc xứ mình chướng ngại với sự sinh của xứ khác, chỉ sắc cực vi, lại vì chướng ngại nhau, nên có thể gọi là chướng ngại có đối. Trong đây chỉ nói về chướng ngại có đối, nên chỉ nói mười, vì nghĩa trở ngại vượt hơn.

Những gì là mười? Nghĩa là cực vi thành mười, có sắc giới, vì chỉ có sắc, pháp giới có cả có sắc, không có sắc. Sắc kia hoàn toàn không phải do cực vi hình thành, trừ cực vi này, cực vi khác có mười, gọi là có sắc, vì thuộc về sắc uẩn, nên nói mười hữu sắc, gọi là hữu đối. Về nghĩa, y cứ theo đây mà nói, ngoài ra gọi là vô đối.

Nói có sắc, nghĩa là trừ vô biểu, còn lại thuộc về sắc uẩn. Sự biến đổi, ngăn ngại gọi là sắc, vì có nghĩa biến đổi, ngăn ngại nên gọi là hữu sắc.

Có nói: Sắc nghĩa là khả năng thị hiện lời nói ở đây, ở kia, ở đây có lời nói ở kia, nên gọi là có sắc.

Có nói: Các sắc vì có tự thể, nên gọi là hữu sắc, gọi là dễ dàng, nên chỉ ở thể sắc, nói lời nói có sắc.

Như thế, đã nói có đối, không có đối. Trong đây đã nói trong mười có đối, trừ sắc và tiếng, tám pháp khác là vô ký. Nói vô ký, nghĩa là vì không thể đáp là thiện, bất thiện. Đúng là pháp khen, chê có thể đáp, như nói trong phẩm đen, trắng, gọi là hữu ký. Nếu đối với hai phẩm đều không chấp nhận, thể không rõ ràng, gọi là pháp vô ký, ngoài ra mười giới có cả ba thứ như thiện, v.v…, tức là pháp giới của bảy tâm, sắc, tiếng.

Thiện, nghĩa là xả ác, là nghĩa trái với ác. Hoặc thiện, gọi tuệ gồm nhiếp thọ. Nghĩa là nếu các pháp tuệ gồm nhiếp thọ, hoặc nhiếp thọ tuệ đều gọi là thiện. Hoặc lại thiện, là nghĩa tốt lành, có công năng chiêu cảm điềm lành như cỏ Cát tường, trái với đây, tức giải thích danh nghĩa bất thiện. Hai giới sắc, tiếng, với tâm thiện đẳng khởi tức gọi là thiện, tâm ác đẳng khởi gọi là bất thiện. Pháp còn lại là vô ký, giới của bảy tâm kia nếu tương ưng với vô tham, v.v… thì gọi là thiện, tương ưng với tham, v.v… thì gọi là bất thiện, còn lại là vô ký. Bảy tâm giới còn lại hoặc tương ưng với tánh vô tham, v.v… gọi là thiện, tương ưng tham, v.v… gọi là bất thiện còn lại gọi là vô ký. Phẩm loại thuộc về pháp giới rất nhiều, tánh vô tham, v.v… tương ưng với trạch diệt, gọi thiện. Nếu tương ưng với tánh tham, v.v… đẳng khởi thì gọi là bất thiện, pháp khác gọi là vô ký.

Đã nói thiện, v.v… Trong mười tám giới có bao nhiêu giới lệ thuộc cõi Dục, lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô sắc?

Tụng rằng:

Mười tám thuộc cõi Dục

Mười bốn thuộc cõi Sắc

Trừ hai thức hương, vị

Ba sau thuộc Vô sắc.

Luận chép: Hệ, là lệ thuộc, tức nghĩa bị trói buộc. Bị trói buộc ở cõi Dục đầy đủ mười tám. Bị trói buộc nơi cõi Sắc chỉ mười bốn, trừ cảnh hương, vị và tỷ, thiệt, thức. Nghĩa là vì tánh đoạn thực, lìa dục đoạn thực, mới được sinh cõi Sắc, trừ thức tỷ, thiệt vì không có cảnh giới, chẳng phải không có cảnh giới mà là ít có thức sinh.

Nếu vậy, ở cõi Sắc kia có xúc hay chăng?

Không phải xúc của tánh thực ở cõi Sắc kia được có, giới xúc ở cõi Sắc kia không thành tác dụng của thức thực, mà có thành công dụng khác, cái gọi là thành thân.

Nếu không như vậy, thì đại chủng lẽ ra không có, vậy các thứ được tạo đáng lý cũng không có, ấy là đồng với Vô sắc, sao gọi là cõi Sắc?

Lại, đối với xúc của cõi Sắc kia có thành tác dụng bên ngoài. Nghĩa là thành cung điện và y phục, v.v… Mặc dù lìa xúc dục thực vẫn có tác dụng riêng, vì hương, vị thì không như vậy, nên cõi Sắc kia không có.

Lệ thuộc cõi Vô sắc chỉ có ba thứ sau, gọi là ý, pháp và giới ý thức, phải lìa nhiễm sắc, ở cõi Sắc kia được sinh, nên trong Vô sắc không có mười giới sắc. Vì, y duyên không có, nên năm thức cũng không có, chỉ ba thứ sau trói buộc cõi Vô sắc.

Đã nói về sự lệ thuộc của giới. Trong mười tám giới có bao nhiêu giới hữu lậu, bao nhiêu giới vô lậu?

Tụng rằng:

Ý pháp, ý thức chung

Còn lại là hữu lậu.

Luận chép: Kế là trước, ý pháp và ý thức, tất cả đều có cả hữu lậu và vô lậu. Nghĩa là trừ đạo đế và ba vô vi, còn lại ba thứ như ý v.v… đều là hữu lậu. Thuộc về đạo đế và ba vô vi, như sự thích ứng với đạo đế cả ba đều vô lậu. Chỉ có hữu lậu, nghĩa là ngoài mười lăm đạo đế, vì không thuộc về vô vi.

Như thế là đã nói về hữu lậu và vô lậu. Trong mười tám giới, bao nhiêu giới có tầm có tứ, bao nhiêu giới không có tầm chỉ có tứ, bao nhiêu giới không có tầm không có tứ?

Tụng rằng:

Năm thức có tầm tứ

Ba sau, ba khác không.

Luận chép: Năm thức như nhãn thức, v.v… có tầm có tứ, do tương ưng chung với tầm, tứ.

Năm thức thân này thường tương ưng chung với tầm, tứ. Nghĩa là năm thức chỉ ở tầm, tứ, vì đã tùy theo có trong địa, nên không phải pháp tâm, tâm sở trong Sơ tĩnh lự ở cõi Dục, trừ tầm với tứ, vì có một thứ cùng có với tầm, tứ, nên ý, pháp, ý thức gọi là ba sau. Trong căn, cảnh, thức, vì đều ở sau, nên ba giới sau này đều có cả ba phẩm: Giới ý, giới ý thức và giới pháp tương ưng, trừ tầm và tứ.

Nếu trong Sơ tĩnh lự ở cõi Dục có tầm, có tứ, thì Tĩnh lự trung gian sẽ không có tầm, chỉ có tứ. Từ đây trở lên, không có tầm, không có tứ. Tất cả giới pháp, chẳng phải pháp tương ưng, tứ của tĩnh lự trung gian cũng như thế. Vì ở địa trên không có tầm, tứ, vì không phải tương ưng, vì địa trên kia không có tầm, vì tự thể và tự thể không tương ưng nên khi tầm ở trong tất cả thời không có tầm, chỉ có tứ, vì tự thể và tự thể không tương ưng, vì các địa này tương ưng chung với tứ. Tứ ở ba phẩm trong Sơ tĩnh lự cõi Dục không gồm nhiếp, lẽ ra là thứ tư, nhưng vì một ít pháp, nên trong bài tụng không nói, ngoài ra mười giới sắc, tầm, tứ đều không có, vì thường không tương ưng với tầm, tứ.

Trong đây, nhân tiện lại suy lường, nếu năm thức thân có tầm, có tứ, thì tầm tức phân biệt, sao lại cho năm thức kia không phân biệt?

Tụng rằng:

Nói năm, không phân biệt

Do tính lường theo niệm

Dùng địa ý tuệ tán

Ý, các niệm làm thể.

Luận chép: Phân biệt có ba:

  1. Phân biệt tự tánh.
  2. Phân biệt tính lường.
  3. Phân biệt tùy niệm.

Do năm thức thân dù có tự tánh, nhưng không có hai pháp khác, nói không phân biệt, như ngựa một chân, gọi là không có chân, nên dù có một mà gọi là không có, lẽ nào không phải ý thức có chỉ một thứ, phân biệt tương ưng, do dựa vào ý thức. Loại chung đủ ba gọi là có phân biệt.

Phân biệt tự tánh, thể chỉ là tầm, sẽ giải thích trong tâm sở sau. Hai phân biệt còn lại, như thứ lớp của chúng tuệ tán của địa ý, dùng các niệm làm thể. Tán là nói giản định tương ưng của ý thức. Tuệ tán gọi là phân biệt tính lường, vì trong định không phải là cảnh có thể tính lường, nên không phải trong định, tuệ có công năng đối với đối tượng duyên.

Như thế, vì tính lường như vậy mà chuyển, nên ở đây bỏ định, lấy tán. Hoặc định, hoặc tán, các niệm tượng ưng với ý thức, gọi là phân biệt tùy niệm, đáp sáng suốt đối tượng duyên, là tác dụng đồng đều. Năm thức dù tương ưng với niệm, tuệ, nhưng vì tác dụng lựa chọn, nhỏ nhiệm, nên chỉ nhận lấy ý. Vả lại, phân biệt nghĩa là vì hành tướng tìm cầu, nên nói tầm là phân biệt tự tánh, phân biệt, lựa chọn, đáp rõ, vì dường như chút ít thuận với tầm nên danh từ phân biệt cũng có cả tuệ, niệm. Do sự sai khác giữa ba hành này, gồm nhiếp, gìn giữ, đều khiến, cảnh sáng rõ chuyển biến khác. Đối với cảnh rõ biết của mình, vì ngăn dứt hành sinh, nên danh từ phân biệt không có tưởng. Ở cảnh chưa rõ biết, vì không thể in giữ, nên phân biệt gọi là không có thắng giải. Nếu ở cõi Dục và Sơ tĩnh lự, thì ý thức bất định gồm có ba phân biệt. Hoặc Sơ tĩnh lự ở định, ý thức và tâm tán địa trên đều có hai phân biệt. Ý thức của địa trên nếu ở trong định và năm thức thân đều có một phân biệt.

Như thế là đã nói về có tầm có tứ, v.v… Trong mười tám giới có bao nhiêu giới là đối tượng duyên, bao nhiêu giới không có đối tượng duyên, bao nhiêu giới có chấp thọ, bao nhiêu giới không có chấp thọ?

Tụng rằng:

Bảy tâm, nửa giới pháp

Có sở duyên, khác không

Tám giới trước và tiếng

Không chấp thọ, còn hai.

Luận chép: Sáu thức, giới ý và giới pháp gồm nhiếp các pháp tâm sở, gọi là có đối tượng duyên. Vì có đối tượng duyên như người có con. Đối tượng duyên, đối tượng hành và danh nghĩa khác nhau với cảnh giới. Mười giới Sắc khác và giới pháp gồm nhiếp pháp không tương ưng, gọi là không có đối tượng duyên, nghĩa chuẩn y thành, nên biết vì năm thức không phân biệt, nên duyên cực vi thật, hòa lẫn làm cảnh, không duyên hòa hợp, phi hòa hợp, gọi một ít pháp của đề mục riêng, có thể bị cảnh đã nhận lấy của thức không phân biệt mà thành, đối với nhiều pháp khởi một tăng ngữ. Vì lời nói chuyển biến nên gọi là hòa hợp, vì năm thức không duyên với tăng ngữ làm cảnh, nên hòa hợp không phải năm đối tượng duyên.

Như vậy đã nói có đối tượng duyên, v.v… Chín trong mười tám giới không có chấp thọ chín giới, là bảy có đối tượng duyên đã nói trước và toàn giới pháp. Tám thứ này và tiếng đều không có chấp thọ. Trong bài tụng và lời nói gồm đủ hai nghĩa: Một là chỉ rõ tập chung. Nghĩa là tám thứ và tiếng đều không có chấp thọ. Hai là chỉ rõ môn khác, nghĩa là Sư khác nói: không lìa căn, tiếng cũng có chấp thọ, chín thứ khác có cả hai, nghĩa là năm sắc căn, sắc, hương, vị, xúc.

Thế nào là có cả hai?

Năm căn như nhãn căn, v.v… trụ đời hiện tại, gọi là có chấp thọ. Quá khứ, vị lai gọi không có chấp thọ. Sắc, hương, vị, xúc ở đời hiện tại không lìa năm căn, gọi có chấp thọ. Quá khứ, vị lai và trụ hiện tại chẳng phải không lìa căn, gọi là không có chấp thọ. Cho nên, chín giới đều có cả hai môn.

Những gì là có tướng chấp thọ?

Trong ả luận nầy nói: Chấp thọ thuộc về thân mình, gọi là có chấp thọ. Đây là thế nào? Nghĩa là tâm, tâm sở chấp là mình có, tức tâm, tâm sở chấp giữ chung gồm nhiếp làm xứ nương dựa, gọi là có chấp thọ, tổn ích vì lần lượt tùy theo nhau.

Nếu vậy, thì sắc, v.v… tức hoàn toàn gọi là không có chấp thọ, vì pháp tâm, tâm sở không dựa vào sắc đó, nên không phải căn tánh chăng?

Không như vậy vì sắc, v.v… nếu không lìa căn thì dù không phải đối tượng nương tựa, nhưng được sự gần gũi, giúp đỡ của tâm, tâm, v.v… nên ở đây không có lỗi.

Đã nói về có chấp thọ, v.v… Trong mười tám giới có bao nhiêu giới là đại chủng tánh, bao nhiêu giới là tánh được tạo, bao nhiêu giới có thể chứa nhóm, bao nhiêu giới không phải chứa nhóm?

Tụng rằng:

Trong giới xúc có hai

Chín khác, chỗ tạo sắc

Một phần pháp cũng vậy

Mười sắc có thể chứa.

Luận chép: Giới xúc có cả hai: Một là đại chủng. Hai là được tạo.

Hai thứ này, như trước đã giải thích mười một xúc, không phải chỉ đại chủng gồm nhiếp chung giới xúc, đều là xứ riêng. Kinh nói: Trong xứ xúc, vì gồm nhiếp sắc tạo, nên chín giới sắc còn lại chỉ là đối tượng tạo. Nghĩa là năm sắc căn, sắc, thanh, hương, vị, một phần giới pháp cũng chỉ là đối tượng tạo. Đây là thế nào? Nghĩa là vô biểu sắc, vì dựa vào đại chủng sinh, nên gọi là đối tượng tạo, nhưng tiếng là biểu thị rõ chắc chắn không có một giới, chỉ có tánh đại chủng, bảy tâm giới khác, một phần giới pháp, trừ vô biểu sắc, hai thứ câu phi, nghĩa chuẩn y đã thành, lìa ngoài đại chủng, có đối tượng tạo riêng, đều là xứ riêng, kinh tức làm thành chứng.

Như thế, đã nói về đại chủng được tạo. Năm căn, năm cảnh trong mười tám giới, mười giới có sắc, là có thể chứa nhóm. Vì thể cực vi này có thể chứa nhóm, nên gọi là có thể chứa, họp, về nghĩa, chuẩn y tám giới khác, không phải có thể chứa nhóm, vì thể không phải cực vi, vì không thể nhóm họp.

Như vậy, đã nói về có thể chứa nhóm, v.v… Trong mười tám giới, có bao nhiêu là chủ thể chặt, đối tượng chặt? Bao nhiêu là chủ thể đốt, đối tượng đốt? Bao nhiêu là chủ thể xưng gọi, đối tượng xưng gọi? Với sáu câu hỏi như thế, nay sẽ đáp chung.

Tụng rằng:

Là chỉ bốn giới ngoài

Chủ thể, đối tượng chặt

Cũng bị đốt, nên gọi

Năng đốt, chỗ tranh cãi.

Luận chép: Xúc sắc, hương, vị, thành búa, củi, v.v… Đây gọi là chủ thể chặt, đối tượng chặt. Chỉ là nghĩa khẳng định, ý chỉ rõ chặt, v.v… chắc chắn là bốn giới bên ngoài, không phải pháp khác và lời nói vì biểu thị rõ chủ thể chặt, đối tượng chặt đều chung bốn giới, tức tướng của các sắc tụ, ép ngặt nối tiếp sinh, duyên khác chia cách, khiến đều nối tiếp khởi, gọi là chủ thể chặt, đối tượng chặt. Vì tánh sát-na, nên về lý thật ra đều không có chủ thể chặt, đối tượng chặt. Nghĩa đối tượng chặt này, là thân căn, v.v… đều là các sắc căn, duyên khác chia cách có thể khiến thành hai, đều nối tiếp nhau khởi chi, chia lìa thân, sẽ không có căn. Lại, thân căn, v.v… cũng không phải chủ thể chặt vì tướng thanh tịnh mầu nhiệm, nên như ánh sáng của ngọc báu. Các ngôn nghĩa này chỉ nói đối tượng biểu thị rõ, như thể của chủ thể chặt, đối tượng chặt, chỉ bốn giới ngoài. Đối tượng đốt, chủ thể gọi, thể của chúng cũng vậy. Nghĩa là chỉ bốn giới ngoài, gọi là đối tượng đốt, chủ thể gọi.

Vì tướng tịnh diệu của sắc căn như thân, v.v… cũng không phải hai việc, như ánh sáng ngọc báu, tiếng không phải sự nối tiếp nhau của sắc, v.v… đều có chuyển biến, vì có đứt quãng.

Sáu nghĩa đều không có chủ thể đốt, đối tượng gọi.

Có cuộc tranh luận khác, cho là hoặc có nói: Thể của chủ thể đốt, đối tượng gọi, cũng như trước, chỉ bốn giới bên ngoài. Hoặc lại có nói: Chỉ có giới lửa có thể gọi là chủ thể đốt, đối tượng gọi, chỉ trùng lặp.

Như vậy đã nói về chủ thể chặt, đối tượng chặt, v.v… Trong mười tám giới, có bao nhiêu giới là dị thục sinh? Bao nhiêu giới là đối tượng nuôi lớn? Bao nhiêu giới là đẳng lưu? Bao nhiêu giới là Có sự thật? Bao nhiêu giới là một sát-na?

Với năm câu hỏi như thế, nay nên đáp tổng quát.

Tụng rằng:

Năm trong có thục dưỡng

Tiếng không dị thục sinh

Tám đẳng lưu vô ngại

Cũng tánh dị thục sinh

Ba khác thật chỉ pháp

Sát na chỉ ba sau.

Luận chép: Năm bên trong, nghĩa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, có dị thục sinh và được nuôi lớn, ngăn dứt tánh đẳng lưu, nên không nói, mặc dù các căn như nhãn căn, v.v… cũng là tánh đẳng lưu, do có nhân đồng loại, tức là quả đẳng lưu: Vì lìa dị thục đã nuôi lớn, không có tánh đẳng lưu, cho nên phải ngăn dứt, như lìa nuôi lớn có dị thục sinh, lìa dị thục sinh Có sự nuôi lớn, không phải lìa hai thứ này, có đẳng lưu riêng.

Vì nói về môn dị thục, bỏ dở luận chung, dị thục riêng, gọi là thành thục. Lìa nhân mà thục, nên gọi là dị thục. Thể của dị thục sinh khởi gọi là dị thục sinh. Hoặc vì nhân của dị thục được sinh, nên gọi là dị thục sinh.

Lược bỏ lời nói ở giữa, nên nói rằng: Ví như xe bò, hoặc khi đã tạo nghiệp đến được quả, vì biến đổi mà hay thành thục, nên gọi là dị thục, quả từ dị thục kia sinh, gọi là dị thục sinh. Hoặc ở trên nhân, giả đặt tên quả, cũng như ở trên quả, giả đặt tên nhân. Như nói về sáu xứ xúc, tức là nghiệp đã tạo. Sự ăn uống, nuôi nấng, giúp đỡ, ngủ nghỉ, v.v… được lợi ích do gìn giữ duyên vượt hơn, gọi là được nuôi lớn: Duyên ăn uống, v.v… đối với thể dị thục, chỉ có thể gồm nhiếp, gìn giữ, không thể tăng ích, Có sự tăng ích riêng, gọi đối tượng nuôi lớn. Nên biết sự nối tiếp nuôi lớn trong đây thường hay giữ gìn dị thục nối tiếp nhau, cũng như sự giữ gìn bảo vệ của thành quách bên ngoài, giúp đỡ cho thành bên trong.

Đã nói giới tiếng không có dị thục sinh, theo nghĩa thì chẳng phải không có đẳng lưu, nuôi lớn.

Vì sao giới tiếng không phải dị thục sinh?

Đáp: Vì tiếng thường đứt quãng, lại sinh trở lại, sắc của dị thục sinh không có việc như thế, không phải tùy theo dục ưa thích, quả dị thục sinh, vì âm thanh tùy theo dục sinh, nên không phải dị thục.

Tám vô ngại: Giới pháp của bảy tâm, giới pháp của bảy tâm này có tánh dị thục sinh, đẳng lưu. Nếu không phải dị thục do nhân đồng loại, biến hành sinh ra, thì gọi là tánh đẳng lưu. Nếu do nhân dị thục sinh khởi, thì gọi là dị thục sinh. Khác, là bốn thứ: sắc, hương, vị, xúc khác đều có cả ba thứ, gọi là sự nuôi lớn, đẳng lưu, dị thục sinh.

Thật chỉ có pháp: Thật, nghĩa là vô vi, vì chắc thật, nên gồm nhiếp giới pháp này, nên chỉ có giới pháp được gọi là có thật. Ý, pháp, ý thức gọi là ba sau, vì nói sau cuối trong sáu, ba, nên chỉ ba cõi này có một sát-na, nghĩa là phẩm khổ pháp nhẫn vô lậu đầu tiên, vì chẳng phải đẳng lưu nên gọi một sát-na.

Chánh hiện hành nói ở đây, cũng không phải đẳng lưu. Nghĩa là pháp hữu vi khác đều là đẳng lưu, chỉ sát-na của năm uẩn vô lậu đầu tiên, không có nhân đồng loại mà được sinh khởi. Pháp hữu vi khác không có việc như thế, vì thế lực mạnh mẽ của duyên Đẳng vô gián, nên nhân trước dù thiếu, nhưng năm uẩn này vẫn được sinh. Thế lực mạnh mẽ của duyên Đẳng vô gián, nghĩa là vì đồng với phẩm loại Thánh đạo đầu tiên, vì đã được nuôi lớn bằng vô lượng pháp thiện, vì ngang bằng với tánh, tướng của Thánh đạo đầu tiên.

Vì các gia hạnh được tu rộng này, nên tâm tương ưng với khổ pháp nhẫn, gọi là giới ý, giới ý thức, pháp khác đều khởi, gọi là giới pháp.

Đã nói về dị thục sinh, v.v… Nay sẽ tư duy lựa chọn.

Nếu có giới nhãn ở trước không thành lựu, nay đang được thành tựu, cũng là nhãn giới chăng? Nếu giới nhãn thức trước không thành tựu, nay được thành tựu thì cũng là nhãn thức chăng?

Các câu hỏi như thế, v.v… nay sẽ giải đáp sơ lược:

Tụng rằng:

Nhãn và giới nhãn thức

Riêng đều được, chẳng bằng.

Luận chép: Riêng được, nghĩa là hoặc có giới nhãn trước không thành tựu, nay được thành tựu, không phải nhãn thức, nghĩa là sinh cõi Dục, dần dần được nhãn căn và ở cõi Vô sắc mất, khi sinh ở địa tĩnh lự hai, ba, bốn. Hoặc có nhãn thức trước đây không thành tựu, nay được thành tựu, không phải giới nhãn, nghĩa là sinh ở địa tĩnh lự hai, ba, bốn, nhãn thức hiện khởi và khi từ địa đó mất, sinh xuống địa dưới, đều được. Nghĩa là hoặc có hai cõi ở trước không thành tựu, nay được thành tựu, nghĩa là Vô sắc mất sinh xuống cõi Dục và trời Phạm thế.

Không phải là đều không phải. Nghĩa là trừ các tướng trước. Vân vân là gồm nhiếp nghĩa chưa thành của pháp khác.

Đây lại là thế nào?

Đáp: Nghĩa là nếu đã thành tựu giới nhãn, thì cũng là giới nhãn thức phải chăng? Nên tạo ra bốn luận chứng:

1. Nghĩa là sinh ở địa tĩnh lự hai, ba, bốn, nhãn thức không khởi.

2. Nghĩa là sinh ở cõi Dục, chưa được nhãn căn, hoặc được rồi mất.

3. Nghĩa là sinh ở cõi Dục được mắt không lỗi và sinh cõi Phạm thế. Nếu sinh ở địa tĩnh lự hai, ba, bốn, thì nhãn thức hiện tiền.

4. Nghĩa là trừ tướng trước.

Như vậy, giới nhãn và giới sắc, nhãn thức và giới sắc được và thành tựu như lý, nên tư duy. Do con đường lý lẽ này, nên so sánh, tư duy lựa chọn.

Năm thứ sau, ba được và thành tựu đối nhau và xả không thành, như luận Tỳ-bà-sa, với văn rộng thị hiện, e ngôn từ rườm rà, nên nay không nói lại.

Như thế đã nói được thành tựu, v.v… Trong mười tám giới có bao nhiêu giới là trong, bao nhiêu giới là ngoài?

Tụng rằng:

Mười hai: mắt là trong

Sáu như sắc…là ngoài.

Luận chép: Sáu căn, sáu thức, mười hai gọi là trong. Ngoài gọi là sáu cảnh như sắc, v.v… khác, dù không có thật ngã mà nghĩa bên trong thành.

Đã nói trong, ngoài. Trong mười tám giới, có bao nhiêu giới là đồng phần, bao nhiêu giới đồng phần kia?

Tụng rằng:

Pháp đồng phần còn hai

Tạo, không tạo, nghiệp mình.

Luận chép: Pháp đồng phần nghĩa là một giới pháp, chỉ là đồng phần. Nay, trước nói về tướng đồng phần của cảnh, nếu cảnh và thức chắc chắn là đối tượng duyên, lại như giới pháp và ý thức kia, chắc chắn là đối tượng duyên, vì không chung, nên thức ở trong đó, đã sinh, sinh pháp cảnh ở đối tượng duyên này, được gọi là đồng phần. Vì ý duyên khắp tất cả cảnh, nên đối với cảnh ở ba đời và không phải trong thế gian, không có một giải pháp nào chẳng ở trong đó, đã, đang, sẽ sinh vô biên ý thức, hai niệm nơi ý thức, tức công năng duyên khắp tất cả pháp. Do giới pháp này thường gọi là đồng phần.

Khác hai, là mười bảy giới khác đều có đồng phần và đồng phần kia.

Sao gọi là đồng phần, đồng phần kia?

Đáp: Nghĩa là tạo ra nghiệp mình, không tạo ra nghiệp mình. Nếu tạo ra nghiệp mình gọi là đồng phần, không tạo ra nghiệp mình gọi là đồng phần kia.

Vì sao nhãn, v.v… gọi là đồng phần, đồng phần kia?

Dùng mắt của đồng phần nói có ba thứ. Nghĩa là đối với cõi Sắc, đã, đang, sẽ thấy. Mắt của đồng phần kia nói có bốn thứ, nghĩa là trái với đồng phần này và pháp bất sinh. Như mắt, còn tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy, đều đối với cảnh mình, nên nói dụng mình. Đồng phần của giới ý nói có ba thứ, nghĩa là đối với đối tượng duyên, đã, đang, sẽ hiểu rõ. Ý đồng phần kia chỉ có một thứ, nghĩa là pháp bất sinh, đồng phần của cõi Sắc nói có ba thứ, nghĩa là đối tượng mắt thấy, đã, đang, sẽ diệt. Sắc của đồng phần kia nói có bốn thứ: là trái nhau này và pháp bất sinh, nói rộng cho đến giới xúc cũng vậy, đều đối với căn mình, lẽ ra phải nói tác dụng của mình.

Sáu thức như nhãn thức, v.v… dựa vào sinh, bất sinh, vì lập hai phần. Như giới ý nói, nếu mắt đối với một là đồng phần, đối với tất cả khác cũng là đồng phần. Nếu đồng phần này đối với một là đồng phần kia, đối với tất cả khác cũng là đồng phần kia, nói rộng cho đến giới ý cũng vậy. Sắc thì không như vậy. Đối với người thấy là đồng phần, đối với người không thấy là đồng phần kia.

Lại vì sao nói đồng phần của mắt và đồng phần kia khác với sắc?

Chấp nhận nhiều hữu tình đồng thấy một sắc, không dùng một mắt, hai hữu tình để thấy, tiếng như nói sắc, vì là cảnh chung, nên ba thứ hương, vị, xúc, như giới bên trong nói, vì chẳng phải cảnh chung, nhưng các thế gian đều dựa vào danh tưởng giả.

Có người nói: Chúng ta đồng ngửi hương này, đồng nếm vị này, đồng biết xúc này.

Thế nào là nghĩa đồng phần, đồng phần kia?

Phần, là giao thiệp, vì đồng có phần này, nên gọi là đồng phần.

Giao thiệp là sao?

Nghĩa là căn, cảnh, thức, lại giao thiệp nhau, tức là nghĩa lần lượt thuận theo nhau. Hoặc phần: là đã tác dụng lại giao xen nhau, nên trước đã nói: Nếu tạo ra nghiệp mình gọi là đồng phần. Hoặc phần: là xúc đã sinh dựa vào căn, cảnh, thức, vì giao xen nhau sinh, vì đồng có phần này, nên gọi là đồng phần, tức nghĩa đồng có dụng, đồng có xúc, trái với đồng phần này, gọi là đồng phần kia. Do không phải đồng phần với đồng phần kia, đồng phần chủng loại, gọi là đồng phần kia.

Thế nào là đồng phần với chủng loại kia?

Nghĩa là phần này đồng giới, đồng xứ với tướng đồng kiến, v.v…kia, vì làm nhân lẫn nhau, vì lệ thuộc lẫn nhau, vì dẫn dắt nhau nên là đồng phần chủng loại.