LƯ HƯƠNG

 

Lư hương hay còn gọi là hương lư là khí cụ để đốt hương, thường dùng với bình hoa, chân đèn đặt trước bàn Phật cúng dường. Rất nhiều lư hương dùng hoa văn hoa sen trang trí, hoặc dùng hoa sen tạo hình.

Trong “Pháp Uyển châu lâm” chép: “Thiên nhân Hoàng Quỳnh nói lư hương Phật Ca Diếp, mặt trước có 16 con sư tử, voi trắng, trên đầu 2 loài thú này đều nổi lên đài sen dùng làm lư, sau lưng có sư tử ngồi xổm, trên đỉnh đầu 9 con rồng quấn hoa vàng, trong hoa có kim dài bảo tử đựng hương thơm”.

Hỏa xá Mật giáo cũng là một loại lư hương, một trong những dụng cụ của Mật giáo. Đời sau gọi chung là một trong bốn dụng cụ (tứ cụ túc) đặt trước Phật.

Lư hương Xích lợi tử Kim Cang viện trong chùa Pháp Long Nhật Bản cất giữ, là lư hương hình hoa sen tiêu chuẩn, thân lư này làm thành hình dạng của hoa sen nở xòe, đế lư thể hiện những cánh hoa sen lật ngược, nắp lư hình lá sen, trên có chữ chủng tử khắc chìm, nút tròn trên nắp lư hình hoa sen nở trên các chày. Đây là tác phẩm của triều đại Giang Hộ.

Trong các lư hương có một loại lư thường được tạo hình thành hoa sen. Đây vốn là một loại lư được lưu hành cùng với sự phát triển của tư tưởng thần tiên, hình dạng của lư hoa sen được tạo hình thành dạng núi tiên trên biển. Hình thái lư giống nụ của hoa sen sắp nở, một mặt cũng do hình dạng của lư vốn giống nụ hoa, thêm đó do ảnh hưởng của Phật giáo, nên lư thường được tạo hình hoa sen, trở thành Pháp khí của Phật giáo.