KINH THÂM MẬT GIẢI THOÁT
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Tam tạng Bồ-đề-lưu-chi, người nước Thiên Trúc
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN BỐN

Phẩm 9: THÁNH GIẢ BỒ-TÁT DI-LẶC THƯA HỎI (Phần 2)

Bồ-tát Di-lặc thưa:

–Bạch Thế Tôn! Thế nào là Đại Bồ-tát tu hạnh Bồ-tát, hiện được quả thù thắng vi diệu?

Đức Phật nói:

–Này Di-lặc! Nếu Bồ-tát, có khả năng biết như thật sáu pháp, thì người ấy đạt được quả Bồ-tát vi diệu. Những gì là sáu? Đó là:

  1. Khéo biết tâm sinh.
  2. Khéo biết tâm trụ.
  3. Khéo biết tâm khởi.
  4. Khéo biết pháp lai.
  5. Khéo biết pháp lành tăng trưởng.
  6. Khéo biết phương tiện khéo léo.

Này Di-lặc! Thế nào là Bồ-tát khéo biết tâm sinh? Này Di-lặc! Nếu Bồ-tát biết mười sáu loại tâm sinh. Nghĩa là không hay, không biết, không động, khí thế gian thức. Ví như A-đà-na thức, nắm lấy đủ các tướng quán thức. Ví như nhất thời nắm lấy sắc… có thể nắm lấy, cảnh giới không phân biệt, ý thức, biết sắc trong ngoài. Trong khoảng một niệm, nhập vào vô lượng Tam-muội, thấy vô lượng cõi Phật, thấy vô lượng chư Phật.

Này Di-lặc! Tướng nhỏ quán tương ưng thức. Ví như tướng cõi Dục, tương ưng thức.

Này Di-lặc! Tướng lớn quán tương ưng thức. Ví như tướng cõi Sắc, tương ưng thức.

Này Di-lặc! Tướng vô lượng quán tương ưng thức. Ví như tất cả hư không, tất cả tướng thức, tương ưng thức.

Này Di-lặc! Tướng rất nhỏ quán tương ưng thức. Ví như tướng nhỏ tương ưng thức.

Này Di-lặc! Tướng rộng khắp quán tương ưng thức. Ví như phi tưởng phi phi tưởng tương ưng thức.

Này Di-lặc! Tướng vô cùng nhỏ quán tương ưng thức. Ví như tướng xuất thế gain tương ưng thức.

Này Di-lặc! Tướng khổ quán tương ưng thức. Ví như ác đạo thức.

Này Di-lặc! Tướng tạp tướng thọ quán tương ưng thức. Ví như cõi Dục thức.

Này Di-lặc! Tướng vui quán tương ưng thức. Ví như Sơ thiền, Nhị thiền thức.

Này Di-lặc! Tướng ưa thích quán tương ưng thức. Ví như đệ Tam thiền thức.

Này Di-lặc! Tướng không khổ, không vui quán tương ưng thức. Ví như đệ Tứ thiền cho đến phi tưởng phi phi tưởng thức.

Này Di-lặc! Tướng nhiễm quán tương ưng thức. Ví như nhiễm phiền não tùy thuận phiền não thức.

Này Di-lặc! Tướng pháp lành quán tương ưng thức. Ví như tu hành tín… tương ưng thức.

Này Di-lặc! Tướng vô ký quán tương ưng thức. Ví như xa lìa hai pháp thức ấy.

Này Di-lặc! Đó gọi là Bồ-tát biết các pháp sinh.

Này Di-lặc! Thế nào là Bồ-tát biết như thật các pháp trụ?

Này Di-lặc! Nếu Bồ-tát có khả năng biết như thật, thì chỉ là thể của thức. Đó gọi là Bồ-tát biết các pháp trụ.

Này Di-lặc! Thế nào là Bồ-tát khó biết các pháp khởi?

Này Di-lặc! Nếu Bồ-tát có khả năng biết như thật hai thứ tướng phiền não trói buộc, biết điều đó rồi, liền suy nghĩ bỏ pháp ấy.

Này Di-lặc! Bồ-tát như vậy là khéo biết các pháp khởi.

Này Di-lặc! Thế nào là Bồ-tát khéo biết pháp lai?

Này Di-lặc! Nếu Bồ-tát khéo biết phiền não ấy đối trị tâm tăng trưởng. Biết các pháp tăng trưởng rồi, thì gọi là Bồ-tát khéo biết pháp tăng trưởng của ta.

Này Di-lặc! Thế nào là Bồ-tát khéo biết các pháp hạ?

Này Di-lặc! Nếu Bồ-tát biết đối trị pháp ấy, tướng phiền não nhiễm, tâm hạ tổn, khéo biết các pháp tổn.

Này Di-lặc! Đó là Bồ-tát khéo biết các pháp hạ.

Này Di-lặc! Thế nào là Bồ-tát khéo biết phương tiện khéo léo?

Này Di-lặc! Nếu Bồ-tát quán sát chỗ tất cả nhập hơn cả giải thoát.

Này Di-lặc! Đó gọi là Bồ-tát khéo biết phương tiện khéo léo.

Này Di-lặc! Đại Bồ-tát khéo biết như vậy, tu hành hạnh Bồ-tát, thì có khả năng đạt được quả Bồ-tát tối thắng vi diệu. Tất cả Bồ-tát ở quá khứ cũng như vây. Tất cả Bồ-tát vị lai cũng như vậy. Tất cả Bồtát hiện tại cũng như vậy, tu hành hạnh Bồ-tát thì được quả Bồ-tát vi diệu.

Bồ-tát Di-lặc thưa:

–Bạch Thế Tôn! Như Lai thường nói, trong cảnh giới Vô dư

Niết-bàn, tất cả thọ diệt hết, không còn gì.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là thọ tướng, mà nói rằng tất cả thọ tướng diệt?

Đức Phật nói:

–Này Di-lặc! Lược nói, có hai thứ thọ diệt, đó là kiến thân thọ tướng diệt, thọ cảnh giới quả ấy thọ tướng diệt.

Này Di-lặc! Thân thọ tướng diệt, là nên biết, có bốn thứ thọ:

  1. Nương vào sắc thọ tướng.
  2. Nương vào phi sắc thọ tướng.
  3. Thành tựu quả thọ tướng.
  4. Không thành tựu quả thọ tướng.

Này Di-lặc! Thành tựu quả thọ tướng là hiện tiền thọ tướng. Không thành tựu quả thọ tướng là thọ nhân đời vị lai. Cảnh giới của quả báo thọ tướng, cũng có bốn thứ. Đó là trụ trì thọ tướng, tư sinh thọ tướng, thọ dụng thọ tướng và đối thọ tướng.

Này Di-lặc! Trong cảnh giới Hữu dư Niết-bàn, chẳng phải thành tựu thọ tướng quả, minh xúc thọ tướng thọ. Thế nên, nương vào đó, đối với tất cả thọ tướng, chưa diệt do có thừa thọ tướng.

Này Di-lặc! Thành tựu quả tướng thọ tướng tất cả thứ, hai thọ tướng diệt đó chỉ có minh xúc thọ tướng thọ. Trong cảnh giới Vô dư Niết-bàn, thọ ấy cũng diệt. Vì trong vô dư Niết-bàn không có minh xúc tướng. Thế nên ta nói, trong vô dư Niết-bàn, diệt tất cả thọ tướng.

Lúc đó, Đức Thế Tôn khen Đại Bồ-tát Di-lặc:

–Hay thay! Hay thay! Này Di-lặc! Ông nương vào sự tu hành như thât, nên mới hỏi Thế Tôn về hành tướng thanh tịnh đầy đủ của Bồ-tát.

Này Di-lặc! Ông đối với pháp, tu hành như thật, khéo học đầy đủ, cho nên mới hỏi ta về hành pháp như thật.

Di-lặc nên biết! Ta cũng đã khéo nói pháp tu hành thanh tịnh đầy đủ của Bồ-tát.

Này Di-lặc! Chư Phật quá khứ, cũng nói như vậy; chư Phật vị lai, cũng nói như thế; chư Phật hiện tại, cũng nói như vậy. Các thiện nam đời quá khứ vị lai và hiện tại cũng hỏi như vậy. Thế nên, các thiện nam, thiên nữ… phải nên hết lòng thực hành hạnh Bồ-tát.

Đức Thế Tôn liền nói kệ:

Trong hạnh nói pháp này
Nếu người không buông lung
Người trí nghĩ chân chánh
Hay được đạo Vô thượng.
Nếu người nắm pháp tướng
Muốn được thể pháp ấy
Lìa hạnh như thật đó
Không địa bất tương ưng.
Thấy là tánh chúng sinh
Lợi chúng sinh dũng mãnh
Được tướng không dính mắc
Tất cả xuất thế gian.
Vì muốn cầu thuyết pháp
Người ấy lại được pháp
Được pháp bảo vô giá
Khất cầu hạnh thế gian.
Giải thoát các hý luận
Tinh tấn hành kiên cố
Vì lợi ích chúng sinh
Tu hành thật hạnh này.

Đại Bồ-tát Di-lặc bạch:

–Bạch Thế Tôn! Trong kinh Thâm Mật Giải Thoát này nên gọi pháp môn đó là gì, phụng trì ra sao?

Đức Phật nói:

–Này Di-lặc! Pháp môn này tên là Tu Hành Liễu Nghĩa Tu-đala Như Thât, ông nên phụng trì.

Khi Đức Phật nói về Tu Hành Liễu Nghĩa Tu-đa-la Như Thật này, có sáu ngàn chúng sinh phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ba ngàn Thanh văn xa lìa trần cấu, được Pháp nhãn thanh tịnh. Mười vạn năm ngàn Thanh văn lìa các lậu hoặc, tâm được giải thoát. Bảy vạn năm ngàn Bồ-tát được quán thành tựu tu hành như thật của Đại thừa.

 

Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12