PHẬT NÓI KINH PHỔ PHÁP NGHĨA
Việt dịch: Hậu Hán An Thế Cao dịch
Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Nghe như vầy:
Một thời đức Phật ơ rừng cây Kỳ Ðà, vườn ông Cấp Cô Ðộc, nước Xá vệ.
Bấy giờ, hiền giả Xá Lợi Phất mời các Tỳ kheo nghe thuyết pháp, phần đầu cũng thiện, phần giữa cũng thiện, phần cuối cũng thiện, khéo giải phân biệt, thanh tịnh tròn đầy: “Hãy lắng nghe, hạnh của hiền giả gọi là pháp hạnh đầy đủ. Khéo suy nghĩ kỹ”
Các Tỳ kheo theo lời của hiền giả, theo hiền giả Xá Lợi Phất để nghe pháp.
Hiền giả Xá Lợi Phất liền nói mười hai thời tụ hội, có thể đưa hiền giả đến Thánh đạo. Những gì là mười hai?
- Tự mình có thể dạy mình.
- Cũng có thể dạy người khác
- Sanh vào nhân đạo
- Sanh vào hàng Tháng giả
- Các căn đầy đủ
- Không theo nghiệp thế gian
- Thấy hiền giả thì vui mừng
- Gặp Phật xuất thế
- Nghe Phật thuyết pháp
- Ðã nghe thuyết pháp có thể lãnh Hội.
- Có thể nghe sự giáo thọ bên ngoài.
- Có thể theo lời Phật dạy, như lý tu hành.
Ðây là mười hai thời tu hội của hiền giả, đưa đến sự đắc đạo của hiền giả, theo đó mà thực hành.
Nếu muốn thuyết kinh cho người khác nghe, phải thuyết hai mươi phẩm này. Những gì là hai mươi?
- Thiện quyết.
- Nói đầy đủ.
- Nói có trước.
- Nói theo thứ lớp.
- Nói một các Hoan hỷ.
- Nói điều đáng nói.
- Nói điều cởi mở tư tưởng.
- Nói điều ngăn chận giải đãi.
- Không nói điều trách lỗi.
- Nói lời hài Hoà.
- Nói lời thích ứng.
- Không nói lời ly tán.
- Vì pháp mà nói.
- Vì tùy chúng mà nói.
- Vì khế cơ mà nói.
- Vì hộ trợ ý mà nói.
- Vì chẳng phải tiếng đồn mà nói.
- Không phải vì việc lợi mà nói.
- Không ức khuyết.
- Không bị người chi phối.
Nếu hiền giả Tỳ kheo muốn thuyết pháp cho người khác nên theo hai mươi phẩm này mà thuyết.
Tôn giả Xá Lợi Phất lại bảo các Tỳ kheo:
-Người muốn nghe pháp phải có mười sáu hành động. Những gì là mười sáu?
- Nên nghe đúng lúc.
- Cần phải nghe đầy đủ.
- Nên chú ý nghe.
- Phải nên phụng sự.
- Không nên bình phẩm chê trách.
- Không nên chê trách lỗi lầm.
- Chớ tìm cầu sở trường, sở đoán của người khác.
- Nên vì pháp mà cung kính.
- Phải cung kính người thuyết pháp.
- Chớ coi thường pháp.
- Cũng chớ coi thường người thuyết pháp.
- Chớ nên quá tự ti.
- Nhất tâm lắng nghe.
- Không có ý gì khác.
- Giữ tâm chân chánh.
- Ðương niệm khi nghe pháp.
Nếu hiền giả muốn nghe pháp nên ghi nhớ mười sáu điều thì có thể nghe pháp. Những gì là mười sáu?
- Nghe pháp đúng lúc.
- Có thể nghe nhiều.
- Chú tâm nghe pháp.
- Phụng thờ pháp đáng nghe.
- Không được quở trách pháp đáng nghe.
- Khi nghe pháp chớ tìm cầu các khuyết điểm.
- Vì kính pháp nên nghe pháp.
- Vì kính người thuyết kinh nên nghe pháp.
- Chớ coi thường pháp khi nghe pháp.
- Chớ coi thường người thuyết pháp mới có thể nghe pháp.
- Không nên quá tự ti, đối với pháp đáng nghe.
- Vì một lòng hướng về pháp đáng nghe.
- Không ý gì khác đối với pháp đáng nghe.
- Giữ ý chơn chánh đối với pháp đáng nghe.
- Ðương niệm đối với pháp đáng nghe.
- Ðịnh ý đối với pháp đáng nghe.
Nếu hiền giả muốn được nghe pháp nên ghi nhớ mười sáu sự so sánh đối với pháp đáng nghe. Ðã nghe pháp như trên liền sanh đức tin khả ý, từ đó đưa đến vô vi. Ðã nghe pháp như vậy liền sanh ra sự ưa thích vô dục của hiền giả, từ đó đưa đến Vô vi. Ðã nghe pháp như vậy liền sanh ra trong ý cảm thọ niềm vui, từ đó đưa đến Vô Vi. Ðã nghe pháp như vậy, được xả nghi kiến, lại được rõ điều tối thượng, từ đó đưa đến Vô Vi. Ðã nghe pháp như vậy liền bỏ ác, giữ ý nơi chánh định, từ đó đưa đến Vô Vi. Ðã nghe pháp như vậy liền thấy Ấm là vô sỡ hữu, liền thấy Ấm là trống không, liền thấy Ấm là vật hèn mọn, đã thấy như vậy ý liền được giải, ý liền thanh tịnh, ý được đình chỉ, ý liền giải thoát. Như vậy từ đó đưa đến Vô Vi. Ðã nghe pháp như vậy, tất cả hành của thế gian là trống Không, Không còn an trụ trong đó nữa, liền đạt hết ái lìa diệt, liền làm cho ý vô vi, chuyển ý, được đình chỉ. Ðược giải thoát, từ đó đưa đến vô vi. Ðã nghe pháp như vậy rồi, hành tướng của các pháp dục theo hạnh ở riêng một mình để đoạn vọng, được đệ nhất nguyện, tức là từ đó đưa đến vô vi. Ðã nghe được pháp như vậy rồi, dùng con mắt thanh tịnh thấy Tứ Ðế từ đó đưa đến vô vi. Ðã nghe pháp như vậy rồi phụng hành đầy đủ, từ đó đưa đến vô vi. Ðã nghe như vậy rồi, hiền giả dạy đệ tử Không được nói những việc gây phiền não, phải nói điều làm cho người khác nghe xong được vui thích, cũng không phạm giới pháp, cũng tùy sự an ổn.
Tự mình mong được mười pháp này, đưa đến trí huệ. Những gì là mười?
- Hoặc là thiện tri thức.
- Hoặc khéo giữ giới.
- Hoặc kẻ thiện đồng Học.
- Hoặc biết thọ ý.
- Hoặc giáo thọ.
- Hoặc tham vấn.
- Hoặc nghe kinh.
- Hoặc vân tập lại để nói kinh.
- Hoặc là nói nhân duyên của sự kinh sợ, đưa đến kinh sợ.
- Tự mình xấu hổ về sự kinh sợ, căn bổn của sự quán xét lúc đó là căn bổn của sự quán xét đoạn tất cả ác pháp, có thể đoạn trừ căn bổn của sự quán xét. Trừ được pháp này liền định ý được tự tại.
Tất cả đều từ nơi quán xét căn bổn như vậy. Ðây là sự thật dạy đệ tử buông xả ngay từ gốc.
Có thể thực hành mười tư tưởng. Những gì là mười?
- Nhớ nghĩ tư tưởng bất tịnh.
- Tư duy phi thường.
- Tư duy do phi thường đưa đến khổ.
- Tư duy vì khổ cho nên chẳng phải thân.
- Tư duy về đồ ăn là ô uế.
- Tư duy về chúng vạn vật trong thiên hạ đều không vui sướng.
- Tư duy đến cái chết.
- Tư duy về vô minh.
- Tư duy loại trừ ý.
- Tư duy về diệt.
Nghĩ về tư tưởng bất tịnh, này hiền giả, là tùy thuận mười bốn tà pháp. Những gì là mười bốn?
- Cùng ở chỗ thất ý.
- Tụ hội nơi chỗ môi trường khởi tham.
- Bệnh dục.
- Tư tưởng bất tịnh.
- Không thể đạt được quán bất tịnh.
- Cùng làm việc với người làm việc ác.
- Không biết điều phải.
- Không tôn thờ.
- Không học hỏi.
- Không giữ các căn.
- Ăn uống không độ lượng.
- Ðầu đêm, cuối đêm không giác ngộ tu hành.
- Không thể ở riêng một mình thiền định.
- Không thể quán sát về tư tưởng phi thường.
Này hiền giả, vì theo tư tưởng dục, phi thường, khổ của thế gian nên rơi vào sáu pháp ác. Những gì là sáu?
- Không biết đủ.
- Không tinh tấn.
- Bất tín.
- Dục.
- Không thích ngồi ở chỗ nhàn tịnh.
- Không đạt được pháp quán tưởng khổ, phi thân, tư tưởng thấy thân ăn đồ ô uế hổn tạp?
Tư tưởng tham đắm mùi vị tham ái, không tu hành, tất cả vạn vật trong thiên hạ đều không có dục lạc, tư tưởng đối vạn vật trong thế gian hành tham dục, về cái chết một cách tà vạy, tùy theo mạng căn xa lìa tư tưởng tu hành sáng suốt.
Này hiền giả, có mười một thứ tà. Những gì là mười một?
- Nghi.
- Không nhớ.
- Thân thô phù.
- Ngủ nghĩ.
- Tinh tấn quá mức.
- Không tinh tấn.
- Vui một cách hư vọng.
- Sợ sệt.
- Tư tưởng không tập trung.
- Không tính toán.
- Tư tưởng quán sắc thái quá và muốn lìa tư tưởng diệt đạo.
Nếu trụ nơi pháp khiến cho đoạn mất đạo, này hiền giả, liền làm khiến cho mất đạo, chưa hoại diệt, khiến hoại diệt.
Có ba pháp thái quá, những gì là ba?
- Dục.
- Ðoạn.
- Tọa hành.
Tư tưởng bất tịnh, này hiền giả, phải đoạn trừ bằng mười bốn pháp. Những gì là mười bốn?
- Không ở chỗ đông người .
- Ðình chỉ ý.
- Không xem tụ hội.
- Tự thủ hộ.
- Không có bệnh tham dục.
- Không tùy thuận tư tưởng tịnh.
- Không quán tư tưởng tịnh.
- Không muốn ở chung với những hành nhân thế gian.
- Không muốn thọ lãnh hành nghiệp thế gian.
- Tự thủ hộ căn môn.
- Biết tri túc trong việc ăn uống.
- Ðầu đêm cuối đêm không hề ngủ nghĩ.
- Nhàm chán dục, ở một mình.
- Quán tưởng nhiều về bất tịnh.
Này hiền giả nhờ có đoạn trừ ái dục, thực hành nhiều tưởng về phi thường. Từ đó đoạn trừ ác dục, nhờ tưởng về phi thường, khổ, đã thực tập, thực hành, đã làm thật nhiều để đoạn trừ tham ái, nhờ quán tưởng về sự không vui của thế gian, đã tập, đã hành, đã làm thật nhiều, mà đoạn trừ sự cho thế gian là tốt đẹp, nhờ quán tưởng về cái chết đã tập, đã hành, đã làm thật nhiều để trừ ý tham sống lâu, nhờ đã đoạn trừ về tu tưởng tối tăm, đã tập, đã hành, đã làm thật nhiều, nhờ đó đoạn ái, nhờ diệt tưởng đã tập, đa hành, đã làm thật nhiều, được lìa tà kiến. Hãy thọ trì chắc thật như vậy.
Này hiền giả, đệ tử học đạo có hai mươi pháp làm cho không được tùy thuận đạo. Những gì là hai mươi?
- Không ở chung với người hành đạo.
- Không học hỏi.
- Không biết làm việc thích ứng.
- Bị điếc câm.
- Làm hạnh ác.
- Có ý tham,
- Ða sự.
- Ít tinh tấn.
- Hủy hoại chỗ mình nương tựa.
- Ưa hình sắc.
- Tự khoe khoang.
- Ðiên đảo.
- Thất ý.
- Tham.
- Ở chung với người bất thiện.
- Không giữ các căn.
- Ăn uống không độ lượng.
- Ðầu đêm cuối đêm không tu hành.
- Không thích ở riêng một mình để thiền định.
- Không quán như thật.
Ðó là hai mươi pháp, này hiền giả, khiến cho lìa bỏ đạo.
Có mười một cái chưa đoạn diệt, muốn được đoạn diệt. Những gì là mười một?
- Dục.
- Sắc.
- Kiến tiện (?)
- Có ngắm nhìn.
- Không hao phí.
- Thắng.
- Ðắc pháp tướng.
- Tùy.
- Vấn.
- Riêng tự thủ.
- Quán như hữu.
Như vậy mới phù hợp.
Này hiền giả, dạy đệ tử có hai mươi pháp, những gì là hai mươi?
- Cùng ở chung với người hành đạo.
- Học hỏi.
- Biết làm việc đúng lúc.
- Không câm điếc.
- Cùng làm.
- Không tham.
- Ít việc.
- Không bỏ tinh tấn.
- Không ngang ngược.
- Không theo hình dáng.
- Không kiêu căng.
- Không điên đảo.
- Thủ ý.
- Không tham.
- Ở chung với những người thiện.
- Thủ hộ căn môn.
- Ăn uống biết tri túc.
- Ðầu đêm cuối đêm siêng năng tu hành.
- Thích ngồi riêng một mình để tư duy.
- Quán như hữu.
Nếu được vậy, hiền giả lại có hai mươi hai thời xứ để cho Sa Môn hành đạo mau đạt đến đích thì hãy quan sát. Những gì là hai mươi hai?
- Ðã thọ lãnh sự không đoan chánh.
- Ðã tạo nghiệp khác.
- Vì ngã mạn mà nương tựa người khác.
- Cho đến hết tuổi thọ chỉ cầu áo quần, đồ ăn uống, thuốc men chữa bệnh lúc ốm đau và ngọa cụ.
- Suốt đời bị dục che lấp.
- Thân hưởng dục lạc ở nhân gian cho đến lúc mạng chung. Ðã làm Sa Môn phải gấp quán sát như vậy.
- Ðừng vì thân mình mà làm thương hoại kẻ khác.
- Có thể ưa thích một mình ở khoảng trống.
- Không theo tội mà thọ thực.
- Ðừng vì thân mình mà làm mất giới.
- Ðừng vì sự thông minh của mình mà nghị luận với đồng đạo.
- Hãy khiến cho đạo của ta phù hợp với sự học bốn đức, để khi ta mạng chung, giả sử có kẻ đồng đạo đến hỏi, ta vẫn giải thích được, đừng ta khi đó mới tạm thời muốn hành đạo. Hãy quán như vậy.
- Hãy khiến cho ta được cái quán “Ấm là phi thường”.
- Hãy khiến cho ta được quán “Ấm là vô sở hữu”.
- Khiến ta được cái quán “Ấm không quan trọng”, nên ý trở lại chỉ được giải thoát. Hành giải phải gấp quán như vậy.
- Vì khiến cho ta đối với thế gian hành không, bất trước, ái tận, ly diệt, vô vi, nên ý hoan hỷ, đình chỉ thọ, được giải thoát rồi, xa lìa thời xứ của hình thể bệnh tật. Phải quán như vậy.
- Vì sanh, do sanh chi phối mà chưa được vượt qua.
- Vì già, do già chi phối mà chưa được vượt qua.
- Vì bệnh, do bệnh chi phối mà chưa được vượt qua.
- Vì pháp phải chết, do pháp chết chi phối mà chưa được vượt qua. Ðối với thân hình trôi qua rất gấp, phải quán như vậy.
- Vì tất cả những điều ta yêu thích rồi sẽ biệt ly, hoặc biến mất, hoặc người ta lấy đi, hoặc bị chết, không thể tồn tại lâu dài. Thân hình đối với thời gian và xứ (không gian) trôi qua rất nhanh, phải phân biệt quán như vậy.
- Mỗi người tùy thuộc hành động của mình mà có quả báo, tùy theo bản hạnh của mỗi người, tùy theo hành động của từng người mà thọ khổ, tùy theo sự hành động thiện hay ác của mỗi người mà phải thọ quả báo tương ứng. Thân hình đối với thời xứ trôi qua rất nhanh, phải quán gấp như vậy.
Ðó là hai mươi hai hạnh đã tập, đã hành, đã làm nhiều lần. Vậy sa môn cũng như hành già phải suy tư đầy đủ. Vì Sa môn đã suy tư một cách đầy đủ việc làm của mình, liền có thể đầy đủ bảy điều suy tư. Những gì là bảy?
- Thường hạnh không ngừng nghĩ, liền được nhập đạo.
- Không di chuyển.
- Không tranh chấp.
- Suy nghĩ chơn chánh.
- Không khởi tâm kiêu mạn.
- Cấm chỉ ở thế gian mà cầu y phục.
- Vì đình chỉ ý mà được tự tại.
Ðó là tâm, ý, thức của hiền giả suốt cả ngày đêm lâu dài đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc chạm êm diệu ở thế gian mà không kềm chế được thì nay có thể chế phục, đình chỉ được, liền nhập vào giòng họ cam lồ. Ðã làm được như vậy, hiền giả có hai chục chủng hạnh, chưa được đắc đạo, sẽ làm cho ý bị khủng hoảng. Những gì là hai chục chủng hạnh?:
- Không có sự thâm nhập vào không.
- Không học về cái chết.
- Nương tựa vào chỗ thấp nhỏ.
- Không sợ nghiệp.
- Không biết, không sợ nghiệp.
- Không biết đạo.
- Không được định ý.
- Ðời đau khổ.
- Khó gặp các hiền giả.
- Ở thế gian, không khác người thế gian.
- Chưa làm cây cầu để thoát khỏi địa ngục.
- Chưa thoát khỏi chỗ ác.
- Rất nhiều nghi ngờ.
- Chưa tạo được sự ách yếu của thế gian.
- Chưa được trí tuệ sáng suốt.
- Ðối với người này không thể làm. Nhưng đối với người kia có thể làm.
- Cái không nên làm thì đừng làm.
- Vì cái không làm nên cũng không có tốt xấu.
- Ðã làm rồi thì không bao giờ quên.
- Chỉ tự hành hữu, chỉ tự hành tùy, chỉ tự hành bổn, chỉ tự hành quy mà thôi. Nếu người tự làm thiện hay ác sẽ thọ lấy quả báo. Người trong thế gian này nên theo đó mà lo sợ cho thân mình.
Theo hai chục nhân duyên này, ý ác thì lại bị ác, ý lo sọ thì bị lo sợ, ý viễn ly thì được viễn ly.
Có hai chục chủng hạnh, ý phải sớm đình chỉ. Những gì là hai mươi?:
- Niệm ý tưởng, ý liền được đình chỉ nhanh.
- Trong ý, biết ý đình chỉ nhanh.
- Ý được nhất tâm, đình chỉ nhanh.
- Chánh tưởng, biết ý đình chỉ nhanh.
- Chánh chỉ tướng, ý đình chỉ nhanh.
- Tùng chánh khởi, tưởng đình chỉ nhanh.
- Nhiếp tưởng ý đình chỉ nhanh.
- Trợ tưởng ý đình chỉ nhanh.
- Thủ tưởng ý đình chỉ nhanh.
- Hành bổn ý chỉ, ý đình chỉ nhanh.
- Bổn đoạn ý, ý đình chỉ nhanh.
- Lìa bất khả hành, ý đình chỉ nhanh.
- Bốn thần túc, ý đình chỉ nhanh.
- Ðương cận hành xử, ý đình chỉ nhanh.
- Phải có ý theo học đình chỉ nhanh.
- Phải đọc tụng có ý hiểu rõ đình chỉ nhanh.
- Phải có ý, ý bị thương đình chỉ nhanh.
- Tùy hỷ trong nhiều phương pháp, ý đình chỉ nhanh.
- Phải có ý biết sự đình chỉ nhanh.
- Phải hành ý này đình chỉ nhanh.
Chánh thân như vậy, hiền giả dạy đệ tử có mười một điều ngăn cấm cần phải biết. Những gì là mười một?
- Tụ hội.
- Ăn nhiều.
- Ða sự.
- Nói nhiều.
- Ngủ nhiều.
- Thích đi dạo.
- Thích ở chung.
- Làm cho thân khoái lạc.
- Khinh khi.
- Tham dâm.
- Không thích cùng ở trong xứ sở.
Những việc làm như vậy chưa đoạn thì nay phải đoạn.
Lại có mười điều phải luôn học. Những gì là mười?
- Phải luôn luôn định ý.
- Phải luôn luôn định chỉ.
- Luôn luôn định khởi.
- Luôn luôn đình chỉ.
- Luôn luôn ngăn chận.
- Luôn luôn phòng hộ.
- Luôn luôn trở về gốc.
- Luôn luôn phòng hộ ngăn chận.
- Luôn luôn dùng phương tiện.
- Luôn luôn thu nhập.
Người luôn luôn nhập đạo như vậy, phải dạy đệ tử như vậy.
Có mười ba đức. Những gì là mười ba?
- Ðã niệm đức Như Lai liền được hỷ tín, nhờ đó sanh ra hỷ.
- Ðối với pháp cũng vậy.
- Ðối với học giả cũng vậy.
- Ðối với việc trì giới của mình cũng vậy.
- Ðối với sự trì giới của người khác cũng vậy.
- Ðối với việc tự thân chứng đắc như vậy.
- Ðối với sự chứng đắc cũng vậy.
- Ðối với tự thân thí cũng vậy.
- Ðối với người khác thí cũng vậy.
- Vì đạo mà trừ nhiều khổ.
- Vì thế gian nói kinh nhiều khiến cho họ được tư duy.
- Bỏ vô số hành động ác.
- Làm vô số thiện pháp khiến cho sanh ra sự hoan hỷ, đã có tín tâm có thể sanh ra những sự vui mừng.
Như vậy, hãy dạy cho đệ tử như vậy.
Hãy nên nương tựa vào bốn pháp hạnh, khiến cho năm pháp được tròn đầy. Những gì là nương tựa vào bốn pháp?
- Nương vào pháp.
- Nương vào dục.
- Nương vào cánh tấn.
- Nương vào sự ngồi riêng một mình, chớ đắm trước vào các dục khác.
Những gì là năm pháp tròn đầy có ích cho đạo?
- Hỷ.
- Ái.
- Y.
- Lạc.
- Ðịnh.
Hãy dạy đệ tử vui thích thực hành như vậy.
Hãy diệt trừ tám thứ ghẻ lở, những gì là tám?
- Ghẻ lở dục.
- Ghẻ lở sân hận.
- Ghẻ lở ngu si.
- Ghẻ lở kiêu mạn.
- Ghẻ lở Ái.
- Ghẻ lở si mê.
- Ghẻ lở lợi dưỡng, cung kính, danh tiếng.
- Ghẻ lở vì nghi nên không hiểu biết.
Hành giả đối với tám thứ ghẻ lở này có thể làm cho biến mất, làm cho tiêu diệt, thì liền được vượt qua.
Có mười pháp vô học. Những gì là mười?
- Vô học trực kiến.
- Trực trị.
- Trực thanh.
- Trực hành.
- Trực hữu.
- Trực phương tiện.
- Trực niệm.
- Trực Ðịnh.
- Trực độ.
- Trực huệ.
Do đạt mười pháp vô học này, từ nhân duyên đó liền được chánh tương ưng, liền bỏ năm thứ chánh trực, tương ưng với sáu phần, thủ hộ một pháp, được bốn y chỉ, xả một đế thiên chấp, thoát khỏi lỗi lầm của Tầm và Mích, không có tư duy ô trược, đình chỉ thân hành, đình chỉ thinh hành, đình chỉ tâm hành, đình chỉ sự suy tư của ý, thiện giải thoát huệ, khéo giải quyết tất cả. Ðã làm được như vậy gọi là tối thắng. Này hiền giả, đó là tâm ý thức tối hậu của hiền giả từ xưa đến nay không còn tạo tác, không còn tụ, không còn hội, liền chấm dứt tất cả. Ðó là pháp yếu để đoạn trừ khổ đau.
Ở trên đã nói, hiền giả đã nghe thuyết pháp, phần đầu cũng thiện, phần giữa cũng thiện, phần cuối cũng thiện, có nghĩa có văn, đầy đủ phạm hạnh và nói về cốt yếu của đạo một cách thanh tịnh, gọi là đầy đủ nhân duyên pháp lợi, như trên tôi đã nói thì đã nói xong.
Hiền giả Xá Lợi Phất thuyết như vậy, các Tỳ kheo chí tâm thọ trì, nhớ những lời dạy của hiền giả như vậy.
PHẬT NÓI KINH PHỔ PHÁP NGHĨA