KINH KIM QUANG MINH HUYỀN NGHĨA THẬP DI KÝ
QUYỂN 6
Sa-môn Tri Lễ ở núi Tứ minh, đời Tống, soạn
1. Nói về mười pháp nhiếp vị:
Kế là nói về mười pháp nhiếp vị, nghĩa là dưới nhiếp ở trên, trên nhiếp ở dưới, trung nhiếp trên dưới, cho nên mỗi thứ ba pháp đều thuộc sáu vị. Ba chướng che khắp sáu vị. Đây là do ba chướng từ mê mà nói, sáu tức từ giải thoát mà nói. Nếu tức phi đạo ba chướng, thông đạt Phật đạo ba chướng, thì Phật đạo này phải luận sáu vị. Sáu vị này nhiếp tất cả vị, lý tức nhiếp bạc địa vị, danh tự nhiếp tất cả học tập vị, quán hạnh nhiếp vị năm phẩm. Tương tự nhiếp Thập Tín vị, phần chân nhiếp bốn mươi mốt vị, rốt ráo nhiếp diệu giác vị, cho đến ba đức đẳng, giải ở ba chướng có sáu tức vị, giải chín thứ ba pháp đều luận về sáu tức, nhưng trong tánh đức mười thứ ba pháp đều phải tức chướng chiếu soi khiến cho hiển bày.
2. Nói về mười phen giai vị sáu tức:
Chỉ y theo sở hiển mà nói mười phen giai vị sáu tức. Nói ba đức đã đủ nhiếp v.v… là so sánh với ba đường mà luận về loại nhiếp, nói pháp thân có ba thân và tất cả cảnh mầu. Bát-nhã có ba trí và tất cả biện tuệ, giải thoát có ba thoát và tất cả thần biến. Đã y theo ba đức nói ở sáu vị phải luận sáu vị đều tức là pháp thuộc về ba đức, cho nên nói sáu vị, thà không đủ thâu. Tám thứ trong ấy đều có ba, mỗi thứ đều được nhiếp đầy đủ và tám, sáu vị mỗi vị đều đầy đủ thâu. Y theo ví dụ rất dễ hiểu.
Kế là nói về nhiếp ba ý, dùng ba phen nhiếp pháp, hợp Đế Tuệ Vương, ba phen trước tức ba mươi lớp nói về Đế Tuệ Vương. Nay là gồm nhiếp pháp môn mười trọng. Phật đã là thầy cho nên kiết quy về đế, hợp với nghĩa quý cực. Nhiếp giáo mười lớp, xem xét căn cơ mà nói cho nên kiết quy về tuệ hợp nghĩa với hùng lược. Nhiếp vị mười lớp đều hướng về quả. Kết quy ở vương, hợp triều hội nghĩa.
3. Mười thứ pháp môn:
Lại mười thứ pháp môn, mỗi pháp môn cao rộng, không luận về hơn kém, chính là hoành nhiếp, sáu vị đều tức từ dưới lên cao, cho nên phải thuộc về chiều dọc, giáo thuyên pháp môn lại nói về sáu vị cho nên tương đương với nghĩa ngang dọc song nhiếp. Thống nhiếp như thấy. Đề xưng đế vương lượng không có đức hổ thẹn.
Kế là y theo quán hạnh giải thích, có hai:
Một là chánh giải thích, có hai, một chính là y theo Đế tuệ vương mà nói về quán.Vì trung không quán giả, một niệm tâm tức Đế tuệ vương. Nghĩa quán thầm, phù hợp, năng sở thể là một, kinh vương của mình ở đây sẽ hiển bày.
4. Hội đồng Kim Quang Minh bày vị:
Hai là hội đồng Kim Quang Minh bày vị. Vì Đế Tuệ Vương và Kim Quang Minh đều là tên pháp tánh đương thể, muốn cho kinh vương thống nhiếp nghĩa hiển, cho nên trùng với cái thấy của An Đế Vương. Nay muốn hành giả biết hai tên này đồng nói pháp tánh, cho nên đặc biệt hội đồng với các minh vị như kim… văn nghĩa năm vị như trước rất dễ hiểu, chỉ có danh tự tức, nói hơi khó hiểu. Tâm chỉ có danh, Kim Quang Minh là danh. Người mới học đối với một niệm tâm chỉ có tên này, chưa có tên quán, cho nên nói tức danh tự Kim Quang Minh.
Về kết ý, ý ở quán tâm, khai tuệ đầy đủ, nói như vậy thì núi báu thật tánh chẳng bước mà đến.
Nhưng quán hạnh này các văn nói ý chỉ rất sâu xa, chẳng phải tạo tâm sơn gia khuôn phép sâu kín thì chẳng thể xem thường mà bàn luận. Tôi nghiên cứu tinh tường nghĩa này chứa nhóm qua năm tháng, đâu dám ức chế lý thuận tình là đây chẳng phải kia. Vì sao đạo cảnh quán rõ ràng có chỗ trở về. Huống phù hợp với các bộ, xét văn này chưa tán. Than ôi! Các tổ đã qua, đời có bậc minh hiền biết ta dùng quán tâm, tội ta dùng quán tâm, nguyện không được mà ẩn.
5. Giải thích tên chung:
Giải thích tên chung. Pháp hoa giải đề giải thích rộng đề mục chung, là thẳng dùng kinh dịch Tu-đa-la, tuy có dịch không dịch đều có mười lăm nghĩa. Chỉ có chữ kinh nghĩa giải không sót. Người học phải sưu tầm nghiên cứu văn ấy, giải thích tên xong, đại chương thứ hai là biện thể, chương trước giải thích tên gồm có ba pháp, bao hàm thể tông dụng. Người lợi căn, thì đạt năng thuyên vọng tình đắc thể, tự thành tông dụng. Người độn căn, dùng tên có ba thể hỗn độn ở trong. Tâm lự khó dứt bỏ, diệu thể chẳng hiển bày, cho nên kế là giải thích tên gọi bàn riêng về thể… khiến cho pháp tánh bặt niệm mà dạo chơi, tức đối với kinh Kim Quang Minh này mà được thấy Thích-ca Mâu-ni ta. Văn trước chia làm hai, ban đàu nêu bày, nêu bày ở biện thể ba chương môn.
6. Hỏi đáp vì sao ý chẳng lập biện thể chương môn:
Hỏi: Vốn là quên tên cho nên nêu thể riêng. Nay lại giải thích tên gọi có khác gì với trước? lại chỉ giải thích tên dẫn chứng phân biệt. Tại sao ý chẳng lập biện thể chương môn?
Đáp: Quên tên chẳng phải là im lặng. Nếu khéo giải thích tên thì tên ấy tự mất, không lìa văn tự nói tướng giải thoát. Văn tự tánh lìa tức là giải thoát. Nay đã giải thích, chỉ giải thích tên của thể. Chương trước gồm có ba khác hẳn với ở đây. Lại thể vốn vắng lặng. Mượn tên mà giải thích. Cho nên chỉ giải thích tên tức ngay đó nói về thể. tổng trì không chữ, chữ hiển tổng trì, nghĩa như thế. Đã giải thích tên của thể lại dẫn kinh luận chứng thành nghĩa thể. Lại y theo về thuyết chứng phân biệt đối với thể, nói ý chỉ của thể, kinh điển tận cùng sự nhiệm mầu đâu nói chẳng lập biện thể chương môn.
Giải thích chia làm ba:
7. Giải thích danh:
Giải thích danh, có hai:
Một là y theo chữ lược nêu. Chương trước giải thích danh là thật hay giả, chương này nói thể là chủ là chất.
Kế là y theo nghĩa rộng mà giải thích, có hai:
Một là y theo hai danh, giải thích chung có ba, một là nêu, nêu khởi hai thứ là giải thích sở y.
Hai là giải thích: trước là một thể hai danh. Hoặc nương nghĩa, tức nghĩa của ba chương thể, tông, dụng. Pháp thân là thể, báo thân là tông, ứng thân là dụng. Nghĩa được nói ở đây tương đương với pháp thân. Hoặc kinh loại bảy quyển có phẩm ba Thân, đây cũng là văn.
Nay giải thích bốn quyển mà danh làm nghĩa. Hoặc nương văn, sáng thủ là nói dạo chơi trong pháp tánh, văn dưới đây mỗi mỗi văn kia chẳng thiếu. Phải biết một thể đặt hai tên này.
8. Phân biệt chung từ riêng:
Kế là phân biệt chung từ riêng, có ba. Ban đầu y theo nghĩa mà phân biệt. Trong chân hai lý đều gọi là pháp tánh, cho nên ngài Thân Tử nói đồng nhập pháp tánh thiên chân pháp tánh. Y theo trung mà nói có đãn bất đãn, trong bất đãn có hữu phần hữu mãn. Nay vì Như lai dạo chơi trong pháp tánh, đó là bất đãn, dĩ mãn, trung đạo, mà làm thể của kinh, hai là dẫn văn nêu lên, còn qua Bồ-tát phần chứng viên trung, đâu phải đãn trung và không pháp tánh.
Y theo văn kiết. Kinh này phán giáo nên đối với thông giáo phân biệt lấy viên cực, mà làm thể kinh, chẳng chấp Nhị thừa và pháp tánh mà Bồ-tát độn căn chứng đắc và trùm khắp biệt tiếp, đãn trung pháp tánh.
9. Đốn chướng đứng đầu:
Về bốn chướng chủ, có hai:
Ban đầu là pháp, Phật lấy chủng trí làm năng du nhập, tông của kinh này, pháp tánh sâu rộng là sở du, và làm gốc trí, tức là thể kinh. Nếu thiên về pháp tánh chân thật thì thể giống với hư không.
Chẳng phải gốc của trí. Pháp tánh Trung đạo thể là bản giác. Năng là gốc của thỉ giác chủng trí. Nay kinh lấy quả làm tông yếu. Quả trí là thỉ giác rốt ráo. Thỉ và bổn chẳng hai, chẳng hai mà hai. Thể là tông bổn. Nếu chẳng như vậy thì làm sao gọi đãn là Phật du nhập? Công đức các hạnh là dụng của kinh. sở nghiêm sở thú tức là thể. Dứt ác là công, sinh thiện là đức, công đức là tên khác của lực dụng. Vì lực dụng này trang nghiêm pháp thân. Sám hối khen ngợi, không trí dẫn dắt thành. Đây là dùng hành làm lực dụng.
10. Hỏi đáp về công dụng:
Hỏi: Tông thủ Phật quả phải dùng năng lực Phật, Công đức thuộc Phật, làm dụng phải như vậy. Hành ở chúng sinh, sao nói là dụng của kinh.
Đáp: Tâm chúng sinh chẳng phải oai lực Phật. Đâu thể lập hạnh, nên luận Ban-chu Kiến Phật nói có ba năng lực:
Một là oai lực Phật.
Hai là năng lực Tam-muội.
Ba là năng lực công đức căn bản của hành giả. Nếu chẳng cảm ứng thì không một điều thiện sinh, cho nên luận Khởi Tín chép có chỗ nói dụng đại, nghĩa là có công năng sinh ra tất cả nhân quả lành của thế gian và xuất thế gian. Hành là dụng kinh, nghĩa ấy rõ ràng, đều khắp mười cõi cho nên nói vô lượng và các thứ. Ngôn thuyết hỏi đáp năng thuyên biện biên, tức là tên kinh và giáo tướng. Sở thuyên biện đâu chẳng phải thể của kinh. Hai thứ Danh và giáo đều là năng thuyên. Tự hành bẩm đắc nên gọi là tên kinh, vì người mà thuyên biện mới gọi là giáo tướng. Tự tha tuy khác nhưng đều giải thích pháp tánh.
11. Vì sao có hỏi đáp giải thích:
Hỏi: Danh là đề kinh, thì sao có hỏi đáp thuyên biện… ư?
Đáp: Một kinh đầu cuối đều năng giải thích tên, bao gồm nhiêu câu hỏi đáp, chỉ lấy đề mục là tên chung của kinh, cho nên giải đề mục 1 xưng là giải thích tên, sao nói là tên kinh chẳng hề hỏi đáp.
Hai là dụ các sao muôn dòng vì y theo bốn chương, Bắc thần, Đông hải mới có thể chất.
Ba là kiết, có thể thấy.
12. Y theo ba nghĩa giải thích riêng:
Y theo ba nghĩa giải thích riêng vì Kim Quang Minh là tên năng thuyên.
Pháp tánh đã là thể sở thuyên, cho nên nay đối với thể mà lập ba nghĩa nên ba tên kia lấy đây mà hướng về trước, trước chẳng chia ba, gọi là giải thích chung, nay giải thích chia làm ba:
Ban đầu ứng kim danh, dùng thể nghĩa thể giải thích, có hai:
Một là nói thẳng chữ huấn. Thể là giải thích tên gọi là thể vậy. Nói thể của đắc sự. Nay nói thể có quý tiện, ý ở lựa chọn quan con mà lấy quân phụ.
13. Hội đồng nghĩa thể:
Hai là hội đồng nghĩa thể. Nay thể kinh đã là rốt ráo pháp thân sở chứng.
Chính là nghĩa quân phụ thể lễ. Phân biệt với chẳng phải phần chứng pháp thân, đã trở lại thể của quân con, hai là ứng quang danh, lấy nghĩa để giải thích, có ba:
Một là y theo chữ huấn lập, nghĩa là thật thể này là đáy các pháp, cho nên được thể mới gọi là tận cùng cội nguồn. Mé thật của vực phủ đều là chỗ cùng cực của lý thú.
Hai là dẫn văn chứng thành, ba thứ Bát-nhã viên dung sâu rộng, gọi là biển trí độ. Tướng thật Bát-nhã là thể, là đáy. Để thông với phần chứng chỉ Phật mới cùng tận.
Ba là dùng nghĩa này mà kiết. Chỉ một pháp tánh đương thể quý cực, đương thể sâu xa, đương thể vô lượng, dùng đáy để giải thích thể bao hàm nghĩa sâu xa, ý nói pháp tánh cao sâu, dọc cùng biển Phật, đối với ý luận ở trước, lẫn nhau hiển bày khiến sâu. Luận nói biển pháp sâu chỉ Phật mới cùng đáy. Nay nói biển Phật sâu, pháp này có công năng làm đáy. Người mà pháp thay nhau hiển bày thể, nghĩa đáy mới thành.
Nên nói danh để đạt nghĩa giải thích có ba:
Một là y theo tự huấn lập, Thể nghĩa là đạt, hiển bày thể pháp tánh vốn đầy đủ các pháp, các pháp ngay đó là thể trung đạo, Phật dùng thể này đạt tất cả pháp. Người biết thể này cũng đạt tất cả. Cho nên người trí quán hạnh được thể, đạt được các pháp tự tại vô ngại. Tất cả tên khác không thể bít lấp. Đầy đủ như văn trước, ba chữ thí dụ pháp, như từ một pháp đến hằng sa pháp. Đồng khác vô ngại. Chính là văn nay nghĩa là thể đạt. Chẳng hạn như thể tôn ở trước và nghĩa đáy của thể đều là pháp môn sở chứng của quán hạnh, cho nên chương An Tự Chỉ Quán chép: Đại sư nói pháp sở chứng trong tâm mình.
Hai là dẫn văn chứng thành, Bát-nhã thật tướng tuy là một pháp mà thể vốn đầy đủ tất cả các pháp. Phật phó chúng sinh các thuyết khác nhau. Dị là một khác, dị đâu khác một, cho nên được một là năng đạt thuyết khác nhau. Phật đẳng ba tên tức một tướng thật. Quán một đạt ba, đồng khác tự tại, ba là dùng nghĩa nay kiết. Chỉ một pháp tánh đương thể vô lượng, cho nên phù hợp với đạt nghĩa thích thể.
Ba là dẫn chứng có hai:
14. Ban đầu dẫn đủ bốn văn:
a. Dẫn đủ bốn văn. Phẩm tựa ở đầu cho nên nói về pháp tánh, nghĩa thể đầy đủ. Nơi Như lai dạo chơi thì hàng Tam thừa không thể biết được. Vô lượng sâu xa ba đế tròn mầu. Phẩm quỷ thần hai lần nói về pháp tánh, mà nói ngữ cú hai văn liền nhau cùng hiển một nghĩa. Văn nói: Nếu nương vào kinh này tức là nhập vào pháp tánh, như pháp tánh sâu xa, tức là đối với kinh Kim Quang Minh này mà được thấy ta Thích-ca Mâu-ni. Nay y theo chữ thâm, phân biệt chẳng phải Nhị thừa và phần chứng.
Phẩm Không nói không, chẳng những chẳng có mà cũng là chẳng không, đã là trung không, chẳng hai bên khác nhau, cho nên nói không tức như. Phẩm Tán Phật đã khen quả Phật. Một chữ tri tức chủng trí tri. Trí Tri này trở xuống là lý tam đế, hữu tức tục đế, phi hữu tức Chân-đế, bổn tánh tức trung đế. Hai chữ vắng lặng, là vắng lặng ba đế, đối tục lập chân , đối biên lập trung. Biết dứt bặt đối đãi cho nên ba đều vắng lặng. Chẳng hiểu như thế thì chẳng phải khen Phật tri. Ba văn trên, nghĩa ấy chẳng khác. Thể kinh này lý hợp như vậy.
15. Giải thích pháp tánh:
Kế là kiết thành một thể, bốn phẩm khác tên đều giải thích pháp tánh, cho nên pháp dưới đây giải tên pháp tánh, thành nghĩa thể của kinh. Pháp tánh thường nhất, người có khả năng làm khuôn phép thì đó là Phật. pháp là thường nhất cho nên chư Phật thường nhất, vì thế Phật đều lấy pháp tánh làm thể.
Thể Phật tức là thể kinh này.
Về phân biệt, có hai:
Một là hỏi, lược nêu hai câu, ý bao gồm bốn, vì trong đáp tự tha hoặc mất hoặc dùng đều nói bốn.
Hai là đáp, có hai:
Ban đầu là chính đáp, có hai:
Nói về lý, chẳng phải bốn trường hợp. Nên biết đẳng giác tu thiền lìa kiến. Vì dục tịnh đối với bốn trường hợp nhỏ nhiệm. Nay nói pháp tánh mà diệu giác dạo chơi, ra ngoài bốn câu Đẳng giác, cho nên nói hơn sở hành thanh tịnh của các Bồ-tát. Đâu dùng tam giáo và phàm ngoại bốn trường hợp mà cầu được! Hai là phó cơ phải có bốn thuyết. Thứ ba là pháp thân. Hai thứ trước là hóa thân và ứng thân. Ở đây lấy tánh một phân biệt với tu hai, cho nên chia ra chân giả. Văn nêu ba câu kiết nói, bốn trường hợp bốn môn, đã có song phi chẳng lẽ có song thị, tức hai cái trước song thủ làm câu thứ ba. Đây đều là bốn môn giải thích lý của viên giáo. Hoặc luận phó cơ cũng có thể nói trước ba giáo bốn môn.
16. Kết thúc nêu lên:
Kế là kiết thúc nêu lên, do chúng sinh đối bốn thứ môn có bốn tất cơ. Cho nên Đại Thánh tạo ra các thuyết không… Hoặc kia xuất nhập lý còn chẳng phải một, huống chi định có bốn, bốn không, bốn tướng, cho nên nói đều là pháp vô tránh. Hai văn tân cựu, “không” hữu khác nhau. Nếu được ý thể đạt của các sư nầy thì trăm năm vẫn một, huống chi hai văn ư! Thứ ba là nói tông. Đây cũng gọi là một trong ba pháp trung. vì căn độn đối với tổng chẳng rõ, cho nên riêng ba, đó là thể, tông, dụng.
Nay nói riêng về tông, tức tương đương quả trí, hiển tông của thể.
Trước chia làm hai, ban đầu nêu, hai là giải thích, có hai:
Ban đầu y theo nghĩa, lược nói, có ba:
17. Nêu nghĩa chữ nghĩa tông:
Nêu nghĩa chữ, nghĩa tông, vì ở đây thường lấy nghĩa cốt yếu.
Muốn nói quả trí là thường, vô thường. Cốt yếu của các đức.
Kế là định nhân quả, có hai:
Ban đầu nêu rộng tha giải thích. Hai tìm tòi nghiên cứu hai kinh, hai bản dịch mới và cũ tuy đều nêu nhân, đều là y cứ nhân, nghi vấn đối với quả, cho nên biết ý kinh dùng quả làm tông. Ba chính là nói tông, có hai:
Ban đầu y theo quả đức, lược nêu ý nay.
Hai là giải thích lý do xuất xứ, cho nên nhân của muôn hạnh tuy cũng hiển thể, nhưng chẳng bằng quả đức rốt ráo tương ưng.
18. Hỏi đáp về Nhân và quả làm tông:
Hỏi: Nếu nói là hiển pháp tánh thể cho nên chỉ lấy quả Phật làm tông của kinh thì Pháp Hoa đâu chẳng hiển bày thể tướng thật. Vì sao dùng cả nhân quả làm tông?
Đáp: Pháp Hoa chính là khai mở thật thể của ngàn như. Ấy cho nên nhân quả đều có công năng hiển bày. Kinh này chính là nói thể của pháp tánh mà Như lai dạo chơi. Thể này chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, năng thường, năng vô thường là chỉ nói về ba thân cực vị. Chẳng phải quả là tông. Các nghĩa này không do đâu mà lập, cho nên nói quả là then chốt để hiển bày thể…
Kế phụ kinh giải thích, có hai:
19. Chính giải thích:
Ban đầu nói nay sư chính giải thích, có hai:
Ban đầu giải thích, có hai:
Ban đầu y cứ văn kinh lập nghĩa giải thích, có hai, trước y theo Phật thọ đối pháp tánh nói tông, có ba:
Một là nói đắc quả ngầm thể hội, biệt hiệu Thích-ca thông hiệu Như lai, vì biệt giản thông hiển, giáo chủ là người đã chứng được cực quả. Tuổi thọ chính là người đã chứng quả sở khắc. Dụng khó nghĩ nghì, chẳng thầm hợp pháp tánh. Tha khắc dụng này.
Kế là xưng thể lập năng, có hai:
Một là lập nghĩa, trong pháp tánh thật lìa các bên điên đảo, cho nên phi hữu vô và thường, vô thường, quả nhân, quả pháp, đã thầm hợp với tánh. Cũng chính tánh pháp song phi song phi, như thế song chiếu, hai nêu bày văn.
20. Hỏi đáp về năng thường:
Hỏi: Văn dưới đây câu giải thích tựa đề phẩm Tuổi thọ rằng núi…
không thể tính toán được cùng với A-di-đà đồng là vô lượng trong hữu lượng tuy rất dài xa nhưng rốt cuộc cũng vô thường, nay vì sao ở đây nói về năng thường?
Đáp: Chúng là hữu lượng vì trời, người… chẳng biết chừng hạn. Nếu chẳng phải dụng năng thường của pháp tánh thì đâu được hiện thọ dài lâu như thế, cho nên bốn Phật nêu sống lâu này, nói lên thường của Phật. Nay tám mươi tuổi Phật diệt độ tức dụng vô thường. Thường, vô thường này tức là pháp tánh song chiếu đại dụng.
Y theo giải thích, nghi nói về tông, có hai một là y theo nghi nói về mất. Tín tướng chỉ lấy tám mươi diệt độ vô thường làm nghi. Chẳng biết Như lai có khả năng hiện thường thọ, còn chẳng thể hiểu cái dài của tức ngắn. Làm sao rõ diệu chứng chẳng dài chẳng ngắn, đây nêu chỗ mất của mê tông.
21. Y theo tông nói về đắc:
Kế là y theo tông nói về đắc. Pháp tánh thể dụng hiển bày do cực chứng. Cho nên nói nếu chẳng y theo quả thì nghĩa này khó nói. Nay dùng quả Phật làm tông để hiển bày thể, thì chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, năng thường, năng vô thường. Các nghĩa đều lập, trừ nghi cho tín tướng giúp các cơ ngộ. Đây là chỗ được của giải tông.
Y theo báo hóa đối pháp tánh nói tông, có ba:
Ban đầu nói quả, có chung riêng, chia làm hai:
Một là nói các kinh khác nêu riêng trí đoạn. Kinh khác nói quả hoặc trí hoặc đoạn. Như chỉ bên trái thì đủ bên phải, chỉ bên phải cũng giống như vậy. Trí khế lý cho nên các điều thiện khắp hội. Chẳng lẽ khế lý mà chẳng dứt hoặc cho nên nhậm vận đầy đủ đức dứt. Đức dứt điều cơ, chẳng phải trí năng, các ác dứt hẳn, cho nên nhậm vận đầy đủ đức trí. Các kinh xen nhau nêu nghĩa tùy thời.
Kế nói kinh này gồm có hai, ba tuổi thọ chính là sở đắc của tu đạo, cho nên gọi quả báo. Cảm quả hoạch báo trí dứt được hoàn toàn, là tổng trí đoạn, hợp có ba thân. Vì sao? Vì trí là báo thân, đoạn là ứng thân. Hai thân này hoàn toàn lấy pháp thân làm thể, cho nên biết nay kinh nói quả tuổi thọ, hai đức năng tổng và ba thân.
Kế là nói tông thể dung diệu, có hai:
Một là y theo ba thân xứng tánh cho nên dung nhiếp lẫn nhau.
22. Hỏi đáp về lý do:
Hỏi: Vì sao Pháp thân lại thầm hợp với pháp tánh?
Đáp: Văn này nói ba thân trong quả thầm hợp với pháp tánh. Đây là tu ba thầm hợp với tánh ba, cho nên nói pháp tánh phi thường phi vô thường, năng thường, năng vô thường. Há chẳng phải tánh ba, tu cực ba thân thầm hợp với tánh, cho nên khiến ba thân đều có ba nghĩa, đây là do tánh ba, xen nhau thành chín, khiến tu ba cũng thành nghĩa chín, nói lên không có tu riêng cho nên nói hai, chín. Hai chẳng có hai thể, chỉ là một, chín. Chín chỉ là ba, ba chẳng nhất định ba ba chỉ là một. Nêu một chẳng ít, nói chín chẳng phải nhiều. Tu tánh tròn mầu nghĩa ấy như vậy.
Hai y theo hai thân tức pháp cho nên khó suy nghĩ. Trên y theo nghĩa ly, tu tánh đều có ba. Nay y cứ vào nghĩa hợp nên cho rằng báo hóa thầm hợp với pháp tánh. Hai đã là tức tánh thì đâu thể đếm biết. Đó là thân lượng tám mươi thân ứng hóa không thể tính toán. Ấy cho nên bốn bài kệ đều nói Thích Tôn. Ý này đều do quả tông hiển tánh, cho nên khiến hai thân đồng pháp tánh thọ.
Ba gá nghi rõ mất, nếu Tín Tướng biết quả có công năng hiển bày thể, phi thường phi vô thường, năng thường năng vô thương. Rốt cuộc chẳng thấy đoản định, cho là đoản.
23. Y theo hóa sự so sánh:
Y theo hóa sự so sánh, huống chi là giải thích có hai, ban đầu lập huống, hai kiết thúc giải thích. Cái gọi là trường đoản phải pháp tánh, thật ta trường đoản chẳng hoàn toàn là pháp tánh. Vì mê nên chấp nhất định là trường đoản. Chẳng biết pháp tánh, cho nên đối với trường đoản chỉ cho là chẳng phải trường đoản mà là pháp tánh. Nếu thấy pháp tánh thì năng trường đoản.
Về hiển đắc, nếu thấy ý này thì chỉ cho nay lập quả làm ý của tông. Ý này nếu lập thì các nghĩa đều thành. Vì sao? Vì tu hai tánh một mà nói về ba thân, hiển quả của thể chính là báo thân, nghĩa thường liền thành. Thể của sở hiển đâu chẳng phải pháp thân, nghĩa phi thường phi vô thường liền thành. Pháp báo đã hợp, ứng thân phó cơ, đó là nghĩa vô thường. Nghĩa đẳng này lập, công do quả chứng, quả là tông yếu nghĩa ấy khéo thành. Quả là then chốt hiển bày thể, như nêu mắt lưới thì chánh tín chẳng xằng bậy.
24. Hỏi đáp về thường và vô thường:
Hỏi: Câu văn nói ứng Phật có thể là thường, vô thường, cho nên năng thường cũng là ứng thân. Tại sao Văn này nói thường thuộc về báo thân, ứng thân chỉ vô thường?
Đáp: Báo ứng chính là Pháp thân thường và vô thường, dụng của hai thứ. Pháp thân là thể tánh chẳng khắp thuộc, cho nên pháp thân nói phi thường, phi vô thường. Báo thân thuộc thường, ứng thân thuộc vô thường, mà câu văn nói ứng thân năng thường, vì năng hiện trời, người lâu dài, chẳng thể đếm, năng rõ pháp tanh dụng thường trụ, cho nên nói là thường. Hoặc vọng báo thân, trường đoản hai ứng đều gọi là vô thường, cho nên cùng dưới đây giải thích nghĩa chẳng trái nhau.
25. Phân biệt với phi nghĩa:
Phân biệt với phi nghĩa của các Đại sư ngày xưa, có hai,ban đầu tựa, hai là bác bỏ sư xưa đây giải lược có hai mất, một chẳng thể phân biệt pháp thể lớn nhỏ, cho nên lấy ba tạng ba thứ vô vi, khó hiểu quả bốn đức của phương đẳng.
Kế là chẳng biết kinh nay quả tông hiển bày thể, quả nhân, quả thọ thầm hợp với pháp tánh. Pháp tánh đã phi thường, phi vô thường, quả nhân, quả pháp cũng phi thường phi vô thường, pháp tánh đã năng thường năng vô thường, quả nhân quả pháp cũng năng thường, năng vô thường. Vì ba thân của quả đều tức tánh. Cho nên ba thân mỗi thân đều đầy đủ lẫn nhau. Người xưa mê lầm điều đó cho nên ngang bằng biển, giọt nước phân làm vô thường. Đã mất nghĩa tánh tu đều dung thông, chỉ lập kinh tông, hoàn toàn không có nghĩa cốt yếu.
26. Nói về dụng:
Luận dụng, quả tông thầm hợp với thể, cho nên có đại dụng, giống như xem trống, vì gõ vì đánh hiện tượng phát tiếng. Giải thích danh gồm có hai. Nay nêu riêng một. Giải thích đây thành ba, ban đầu nêu bày tên chung, dùng năng lực. Giải thích dụng danh nghĩa thành, chẳng kham năng lực vô tác làm dụng.
Hai nghĩa hiển bày nhau để nêu bày tên chung. Hai chính giải thích điển này, có hai:
Ban đầu nêu bốn danh, trước là nêu chung diệt ác sinh thiện. Tông đã thầm hợp với thể, lực dụng của thể nhậm vận phát sinh, có công năng làm cho các căn cơ dứt ác sinh thiện. Nếu riêng đối thì lực có công năng dứt ác dụng có công năng sinh thiện, vì diệt ác cho nên lực dụng thành công. Vì sinh thiện cho nên dụng mới thành đức, vì thế nêu công đức hiển lực dụng, muốn cho dễ hiểu nên lại nói nghiêng về: hoặc tận lý ấy, lực dụng công đức mỗi pháp đều có công năng dứt ác sinh thiện. Hai nói ý kinh, có hai:
Một là nói quả trí thành do công đức. Phẩm tựa chép: Nhất thế chủng trí làm cội gốc, vô lượng công đức làm được trang nghiêm, diệt trừ các khổ ban cho vô lượng an vui. Nay dùng văn này nói lực dụng của kinh. Vì quả thượng trí là các hạnh bổn ấy. Đây nói sơ tâm biết rõ bổn tánh đầy đủ ở quả đức, tuy dùng vô lượng đức tu để trang nghiêm. Vì Tu tức tánh cho nên nghiêm vô sở nghiêm, rõ khổ tức tánh không có khổ để dứt, là năng trừ diệt tất cả khổ. Biết lạc tức tánh, nên không có lạc để ban cho, là cho khắp cùng cái vui rốt ráo.
27. Hỏi đáp về lực dụng của kinh:
Hỏi: Nay nói công đức trang nghiêm quả trí, đây là hành nhân tu sám khen ngợi… Diệt ác sinh thiện, thú hướng Bồ-đề, đâu được lấy đây làm lực dụng của kinh?
Đáp: Phật đắc thể của kinh, thể phát ra lực dụng, lực dụng vì sao cho rằng thuyết sám tán và dùng không tuệ, hành giả tu thành năng lực dứt ác và công dụng sinh thiện, trang nghiêm bản trí mà thành trí Phật, lực dụng của kinh đâu chẳng phải do tu mà thành ư? Như thế gian thuốc tốt không uống thì không có công dụng.
Kế là nêu bày văn, chỉ lực dụng cân nhắc kế đó, có hai:
28. Nói về sám hối và khen ngợi:
Ban đầu nói về hai phẩm Sám Tán, có hai:
Ban đầu nói hai hành thành quả ba, ban đầu nói hai phẩm trước sau. Sám có ba thứ đó là tác pháp, thủ tướng và vô sinh. Vô sinh lấy hai làm trợ, cho nên khiến cho tham, sân, si trừ diệt. Ba phiền não này có chung, có riêng. Nay rõ chung riêng, đồng ở nhất niệm. Đốn chiếu vô sinh. Gồm sự sám trợ, điều ác nào cũng diệt. Tán có ba thứ, đó là tán trượng sáu, tôn đặc, pháp tánh. Nay chính là tán tôn đặc. Trên thầm hợp với pháp tánh, dưới hiện trượng sáu, ba này đây tức một, một này tức ba chẳng ngang chẳng dọc, không thể suy nghĩ, bàn luận. Tán Phật như thế nhiếp tất cả thiện, gồm trước sám hối là nhân thường lạc. Y theo phẩm kia thứ lớp trước dùng sám tẩy thanh tịnh ba nghiệp lễ tán ba thân. Hoặc nhờ thiện lực tán Phật giúp sám khiến ba chướng diệt, vì đây là thứ, nghĩa kia cũng thành, cho nên nói cũng là nêu lên lẫn nhau.
29. Có công năng thành tông thể:
Kế là nói năng thành tông thể, quả thể của Phật là thể sinh tâm, Phật nêu bày sám tán hai thứ thắng dụng, chúng sinh tu đó được thành dụng diệt ác sinh thiện. Dụng này trang nghiêm đồng với Phật quả trí, hiển bày thể của pháp tánh.
30. Nói năm nghĩa đều đầy đủ:
Kế là nói năm nghĩa đều đầy đủ. văn này nương trên tức là hành nhân trí đầy đủ thì thể hiển bày. Thể hiển bày gọi là Kim, Tánh thể đã hiển, quả trí gọi là thể. Trí này gọi là quang. Lực của nghiêm quả công phu tự hành thành tựu thì có, nhiều lợi ích, gọi là minh. Sự lợi ích không gì hơn lập giáo, ba chữ như chữ kim… là chỉ đối với thể… Hoặc chung ba thứ này tức là danh. Chiêu cảm năm thứ, đã thế thì ứng với năm cũng vậy. Nay nói một năm, đã bao gồm hai, năm nói hai phẩm đầy đủ lẫn nhau, như nói về tội chẳng tu gốc lành, tức trong sám sinh thiện. Hoặc khen đức lìa được nhiễm đắm, tức trong tán diệt ác. Nay từ hai bên phải gượng nói.
31. Nói về văn phẩm không:
Nói văn phẩm Không. Phẩm này viên bày về tức không giả trung, đủ ba hoặc đắm, gọi là rốt ráo không. Dẫn dắt thành dụng của hai thứ sám tán, nếu kia chẳng chiếu, thì ba hoặc vô sinh, nếu sám chẳng trừ được cội gốc tội ác, thì tạm dừng lại khởi, nên nói ác chẳng dứt trừ. Nếu kia chẳng chiếu, thì ba đế vô đắc, dầu tán chẳng hiển công đức tánh tịnh, lại thành nhân hữu lậu, cho nên thiện chẳng thanh tịnh, nay dùng không tuệ vô sinh vô đắc cho nên sám tán làm trang nghiêm quả trí dẫn văn phẩm tựa. Trí trung không là gốc sám tán bổn. Nhưng lợi căn kia đối với hai phẩm trước tu sám vô sinh y theo sám tôn đặc. Đâu nương không tuệ, người độn căn còn mê mờ cho nên đặc biệt nói, vì thế phẩm này nói vì người độn căn khởi tâm đại Bi.
32. Nói về các văn:
Nói các văn trở xuống. Phẩm Quỷ Thần nói tất cả đều là Đại Bồtát… cho nên biết năng lực hộ kinh và cúng tế trừ tiêu tai họa đều là phần đắc tông Kim Quang Minh hiển dụng Kim Quang Minh, khởi dụng Kim Quang Minh, cho nên biết chư Thiên được, lực dụng của kinh lại hộ các kinh. Đến văn dưới, chính luận trị bệnh cứu cá, cho cọp ăn, đều là công đức lực dụng sinh thiện dứt ác của kinh này, cho nên bốn vị Thiên vương nói: Chúng ta nghe kinh tăng ích thân lực, tâm tấn mạnh mẽ đầy đủ các oai đức. Lại vua cõi người khi đốt hương cúng dường kinh, biến thành lọng hương, màu vàng chiếu khắp cõi này cõi khác, đều là năng lực oai thần của kinh này.
33. Nhắc lại văn kết nhiếp:
Điệp văn kết nhiếp. Ý này rất dễ thấy. Năm là sắp xếp giáo tướng, hoặc nói về sinh khởi thì tìm danh được thể, y thể lập tôn, tôn thành hữu dụng. Dụng thì lập giáo, đây là chế lập thứ lớp năm chương. Hoặc nghiên cứu năm nghĩa phải nói chung, riêng. Tên chung ba pháp, thể tông dụng, ba riêng nêu ba pháp. Giáo tướng này phân trước chung sau riêng, thuộc về thời vị. Văn có hai:
Một là nêu, bốn chương trước đều là lời nói của bậc Thánh, đều gọi là giáo. Nay lấy năm vị bốn tạng, bốn giáo nói về tướng trạng, để người xem phân biệt.
Hai là giải thích, có hai:
34. Bác bỏ sự hiểu biết khác của người:
Ban đầu bác bỏ sự hiểu biết khác lạ của người, có ba: trước phá cựu sư xếp vào bất định, có hai:
Ban đầu là tựa, hội ba tức Pháp Hoa, khen chê tức Phương Đẳng, vô tướng tức Bát-nhã. Tức chẳng phải ba thứ này, không xếp vào chúng đồng nghe. Vì xét chẳng ở thứ lớp năm thời, chưa đến Niết-bàn mà bỗng nhiên nói về thường, cho nên xếp vào giáo thiên phương bất định. Thiên là thiên lệch, phương là nơi chốn, chỉ cho ngôi thất của Tín Tướng là chỗ thiên tịch. Người xưa phán giáo, lập ra năm thời với nay có khác. Kia cho rằng tên riêng Hoa nghiêm là đốn, lập ra năm thời đều gọi là tiệm. Một là hữu tướng giáo, gồm bốn bộ A-hàm, hai là vô tướng giáo, gồm các Bát-nhã.
Kế là bao biếm giáo, gồm kinh Tịnh Danh và các kinh Phương đẳng.
Kế là vạn thiện đồng quy giáo, gồm Pháp hoa. Năm là thường trú giáo nghĩa, gồm Niết-bàn. Nếu là thiên phương bất định giáo thì chẳng thuộc về tiệm đốn.
35. Nói về bác bỏ:
Kế là phá, có hai:
Ban đầu bác bỏ chẳng phải năm thời, thứ lớp có ba:
Một là nêu nghĩa định kia; Hai là dẫn Ương-quật và lời tựa chung của kinh ấy đều không xếp vào chúng. Ương-quật-ma-la bác bỏ Thanh văn thừa, nói Ma-ha-diễn đồng với Duy-ma, luận sư luận thành thật xếp đồng với kinh này, thuộc về thiên phương bất định giáo.
Ba là khiếu thành thứ lớp. Luận gia đã xếp Ương-quật không nằm trong thứ lớp, xét biết chẳng nhân, chẳng xếp vào đồng văn mà là không thứ lớp. Như vậy đâu ngại kinh nay chẳng xếp vào đồng văn là thứ lớp ư?
Kế là phá phi thiên phương bất định, có ba:
Một là nêu cố nghĩa định kia. Xưa phán năm thời, thời Niết-bàn thứ năm mới nói về thường trú. Bốn thời trước đều là vô thường. Kinh này vượt thứ lớp nói về thường thọ. Gọi là thiên phương. Trước đây đã định, hai là dẫn Phương Đẳng để bác bỏ, Đà-la-ni, tức là kinh Phương đẳng Đà-la-ni, là lấy hội ba của Pháp hoa thứ tư, ví dụ thứ năm Niếtbàn nói về thường. Phương đẳng hội ba, dã ở vào thứ lớp. Nay kinh nói về thường vì sao bất định? Đây là phương đẳng, sau phân văn kinh, nên được chỉ cho ba nơi Pháp hoa thọ ký cho Thanh văn.
36. Dẫn các kinh để bác bỏ:
Kế là dẫn các kinh để phá. Người xưa phán giáo, không rõ là tên khác nhưng nói về một lý. Hoa nghiêm Pháp giới, Phương đẳng thật tướng, Phật mẫu Bát-nhã, nhất thừa Pháp hoa, các kinh này nếu cùng Niết-bàn thường thân kim cang bất biến, thể bất đồng, há dùng pháp sinh diệt vô thường làm tướng thật và nhất thừa ư! Lại Duy-ma nói Pháp thân vô vi, chẳng rơi vào các số. Pháp hoa chép: Thường ở Linh sơn. Lại nói thường trú bất diệt. Các kinh này đã xếp vào thứ lớp. Vì sao chỉ có kinh này thuộc về thiên phương ? Đây mới chính là nói kinh nay nói về thường, chẳng phải bất định giáo. Các kinh nói phụ đều giải thích thường trú.
37. Bác bỏ xếp vào Pháp Hoa của một Sư:
Bác bỏ xếp vào Pháp Hoa của một, sư, có hai, một là tựa, nghĩa là dụ tuổi thọ trong Pháp hoa lấy giới trần ngang bằng với kinh này. Ý nói hai kinh chưa ra khỏi số lượng đều là vô thường. Hai bác bỏ. Sư này chưa rõ hai kinh bàn về thường, chỉ chấp số lượng, một chẳng rõ kinh này, trong kinh Đế vương, nhân Bà-la-môn muốn sinh lên cõi trời cho nên xin xá-lợi Phất, vương tử Lê-xa nói rộng Thân Phật là thường trụ, thể không có xá-lợi. Đây là ứng sắc tức nói Pháp thân chẳng phải dài, chẳng phải ngắn, để xét phẩm này, ngắn tiêu biểu cho ứng thân, dài tiêu biểu cho báo trí. Người xưa chẳng thấy bản mới dịch nói pháp thân thường trụ là kim sở chứng. Báo thân thường trí là quang năng chứng. Chỉ ngang bằng ứng thân núi cân giọt nước biển tiêu biểu cho số, xếp vào vô thường. Che lấp kim quang pháp báo được tiêu biểu.
Kế là chẳng hiểu rõ Pháp hoa, bộ kia nói hai môn bổn tích đều nói về thân thường. Vì sao? Vì trong Tích môn nói: tướng thế gian thường trú ở đạo tràng biết rồi. Trong bổn môn nói Như lai thấy tướng ba cõi chẳng phải như, chẳng phải khác. Đây đều là thể trung đạo của pháp thân thường trú, sở chứng là lấy đảo châu báu, hạt ngọc châu trên búi tóc mà làm thí dụ. Pháp thân Sở chứng là thường trú, báo trí năng chứng sở nương ứng dụng, đâu thể vô thường. Kinh nói bụi cõi chính là quá khứ vốn thành kiếp số, hoặc nói về vị lai, văn kinh nói rằng thường trụ bất diệt, đâu chẳng phải các Sư này dùng lâu xa thành Phật số kiếp nhiều như bụi cõi số để che lấp đảo châu báu, thí dụ ba thân ư?
38. Bác bỏ Chân-đế xếp vào ba tháng:
Phá Chân-đế phán ở ba tháng, có hai, ban đầu là nói, hai là phá, có hai:
Ban đầu là đoạt phá, lời tuyên bố diệt ở các kinh, đâu thể riêng chỉ cho ba tháng thông báo trước với Ba-tuần, Tín Tướng hoài nghi ư. Văn này có ba:
Một là đoạt chung, hai là dẫn kinh, ba là kiết luận bỏ bỏ, hai là bác bỏ theo chiều dọc, có hai:
Ban đầu dọc, mà nghiệm xét. Sở dĩ dọc là do các kinh xướng diệt lời ấy giống như chung, hoặc trước ba tháng, biết ngang tám mươi, cho nên phải hứa dọc ở ba tháng. Tuy dọc năm tháng phải nghiệm xét về bộ vị. Vì hễ phán giáo thì có chia ra trước sau. Trước có chia thứ lớp, sau chia ra bất định. Như nay phẩm Không ở sau Bát-nhã, hoặc Đà-la-ni ở sau Pháp Hoa. Sau tuy bất định phải nhiếp quy trước. Dù khiến kinh này nói trước ba tháng là thuộc Pháp Hoa, hay thuộc Niết-bàn. Đây là thuận theo người xưa, vì hai kinh Pháp Hoa và Niết-bàn phân đối hai thời thứ tư, thứ năm.
39. Nghiệm kia không y theo ba thừa:
Hai là nghiệm kia không y theo ba thừa đồng văn sám xuất xứ từ kinh bản tâm dịch. Hành nhân ba thừa đều cầu chứng quả. Đồng nương kinh này tu sám hối. Pháp Hoa phế quyền còn bỏ biệt giáo, bất cộng phương tiện, chẳng lẽ còn ba thừa đồng sám phương tiện. Thối chẳng phải Pháp Hoa, kinh này đã ở nói trước ba tháng, tiến phi Niết-bàn, lưỡng doanh chẳng nhiếp không theo khuôn phép.
Nay chính là sắp xếp, có hai:
Ban đầu dùng văn nghĩa định có hai:
40. Phân biệt với thời khác:
Phân biệt với thời khác, nếu xếp vào vô tướng mà thời khác thì phân biệt với chẳng phải Bát-nhã. Khi nói bộ kia, thì xứ hội tuy nhiều mà đồng tên Bát-nhã. Đây đã lập riêng tên gọi Kim Quang Minh, cho nên cùng thời kia có sở thuyết khác. Hội ba tức Pháp Hoa, kinh ấy bỏ quyền, đồng trở về nhất thừa, thuần một đề hồ. Nay còn khác hướng thì thuộc về bơ sống, cho nên nói vị khác.
Kế là định thuộc Phương đẳng, có hai, ban đầu dùng nghĩa văn để định có hai, trước dẫn văn Phương đẳng.
Kế là dẫn văn ba thừa. Tên gọi phương đẳng lập có hai ý. Hoặc đại kinh nói từ lạc có ra bơ sống, dụ cho Tu-đa-la có ra phương đẳng. Đây là y theo thời giáo thứ ba. Gọi là phương đẳng tức bao trùm các cơ tam thừa tứ giáo. Hoặc Phổ Hiền quán gọi Phương đẳng là gọi thẳng viên lý. Chẳng phải thời thứ ba trùm khắp các căn cơ giáo bộ. Nay ban đầu dẫn văn Phương đẳng, sợ người cho rằng đồng Phổ Hiền quán… từ lý tập tên gọi, cho nên dẫn văn sám hối ba thừa. Vì đặt tên này là từ giáo bộ, cho nên kiết thúc rằng nghĩa ấy không nghi ngờ.
41. Y theo nghĩa nhất định:
Y theo nghĩa định. Một là nói về bộ Phương Đẳng, vốn chẳng hạn cuộc. Nhân nay lập nói: Giáo pháp phương đẳng không ở ba thừa, bèn dẫn bản tân dịch không khác văn thừa. Khó nay đã lập chung với ba chẳng thành, cho nên nói hại đối với nghĩa chung. Nhưng Phương đẳng trở xuống giải thích khó. Cái gọi là pháp giới không khác thừa, biệt giáo, viên giáo đều lấy pháp giới làm chỗ quay về. Cho nên tự được gọi không có thừa khác. Phương đẳng mãn tự đã có cả hai giáo, có gì chướng ngại.
42. Nói về xếp vào chúng:
Kế là nói về xếp vào chúng, văn hoặc vị lai, kinh ban đầu chẳng xếp chúng đồng nghe. Người khác nghi, nay sư xếp vào Phương Đẳng không thứ ba là ổn đáng, cho nên đại sư chỉ Thiên trúc kia văn ấy còn nhiều. Chẳng phải chỉ sấm dịch văn bốn quyển và bảy quyển của Chânđế. Mà đến Ngài Nghĩa Tịnh đời Đường, dịch lại kinh này, tên là kinh Tối Thắng Vương Kim Quang Minh, quả có xếp chúng, vì xét Đại sư đã chỉ bản phạm rõ ràng bốn quyển thầm phù hợp. Lại xét sư khác xếp vào Thiên phương, rõ ràng là sai. Hai, dùng giáo vị để xếp, đối tha nghiên cứu nghệm xét. Lại y theo văn nghĩa cho nên châm chước như thế, là dùng năm vị, bốn tạng, bốn giáo mà phán nhiếp. Ban đầu năm vị, văn kinh Niết-bàn tức dùng bơ sống dụ cho Phương đẳng, nay kinh có nói văn Phương đẳng. Lại có nghĩa ấy cho nên phải ở vị nhiếp thứ ba. Kế là bốn tạng, đó là Thanh văn tạng, Bồ-tát tạng, Tạp tạng và Phật tạng. Đây lấy người mà gọi pháp tụ. Thanh văn gọi là tạng ý rõ ràng thuần tiểu. Bồ-tát Phật tạng chỉ giải thích đại. Tạp tạng bao gồm vừa đại vừa tiểu. Nay kinh đã cho phép ba thừa đồng sám thì năng uẩn nhiếp Thanh văn, Bồ-tát và dùng Phật pháp, cho nên thuộc về tạp tạng. Bốn giáo Sau, năm vị bốn tạng tên vẫn đồng người khác. Bốn giáo phán kinh chỉ có ở đây dùng, kinh này thể huyễn tức là không trong hiển. Hoàn toàn chẳng phải ba tạng tích pháp vụng độ, ba thừa đồng sám lại chẳng phải pháp biệt viên Bất cộng. Chánh là pháp bất sinh diệt ba thừa cùng bẩm thừa của Thông giáo. Bồ-tát lợi căn biết thường đạt tánh, cho nên gọi Thông giáo mang biệt nói viên.
43. Hỏi đáp về Bồ-tát Thông giáo:
Hỏi: Bồ-tát Thông giáo lanh lợi, được tiếp độ, ở Thánh vị mới biết bất không. Sao giải thích đề và giải văn kinh, chỉ y theo đầu cuối đều viên, cho nên giải thích và xếp vào giáo tướng, đốn thành luống vượt?
Đáp: Thông giáo cơ xen tạp chẳng được tiếp độ riêng, mới biết bất không, vì luận thông giáo phải có ba nghĩa: Một nhân quả đều thông, hai nhân thông quả bất thông, ba thông biệt thông viên. Nghĩa đầu tiên là Bồ-tát độn căn chỉ thấy không. Đầu cuối chẳng biết, nhị giáo biệt lý, cho nên nói nhân quả đều thông. Nghĩa kế kiến địa trở lên mới thấy sâu về không, thấy được bất không, vì Bồ-tát này ban đầu nương thông lý được thành chân nhân, sau nương lý riêng mà hướng về quả Phật, nên gọi là nhân thông quả bất thông. Nghĩa thứ ba, tức là càn tuệ và trong tánh địa. Nghe thể pháp không, bất đãn không, đối với hai mươi lăm hữu, cũng là không của Niết-bàn, Người này tuy nương thông giáo bàn về không, khai mở dẫn dắt tâm, mà rõ không này thể là Trung đạo, chính dùng biệt viên trong ngoài phàm quán. Đồng ở Nhị thừa trải qua Càn tuệ… và các địa sau. Đến Địa thứ mười thì thành Phật biệt viên,
Sơ địa, sơ trú, tám tướng. Đây là nghĩa Thông giáo, thông biệt, thông viên, đã lên Sơ địa thì biết bất không, cho nên chẳng gọi là Bị tiếp. Vì nghĩa ấy cho nên kinh này tuy y theo ba thừa đồng sám, xếp vào Thông giáo, nhưng chẳng ngại giải thích đề và giải thích văn. Tự nói ba pháp đầu cuối viên diệu. Chính là nghĩa thứ ba của thông giáo. Lại nên biết, kinh này đã cho phép ba thừa đồng sám, chỗ sám hối ấy tùy kia tin hiểu, hoặc không bất không, nay hành giả viên giải hạnh, bỏ kém theo hơn hoàn toàn nói viên bàn, luống Thấy nghe từ ý này, mà suy nghĩ tu hành.