KINH KIM QUANG MINH HUYỀN NGHĨA THẬP DI KÝ

QUYỂN 5

Sa-môn Tri Lễ ở núi Tứ minh, đời Tống, soạn

1. Quán ba Bát-nhã:

Quán ba Bát-nhã, có ba, ban đầu là nêu, hai là giải thích, có ba, ban đầu y theo viên mà nêu chung, nêu chung nhất tâm không, giả, trung có ba, là ba Bát-nhã. Vì sao trở xuống là lược nêu ba tướng, dùng tức một mà nêu nhiều tướng giả, tức nhiều mà một là nêu tướng không, chẳng phải một chẳng phải nhiều là nêu bày tướng trung. Đối với một niệm tâm mà nói về ba tướng, chẳng trước chẳng sau, cũng chẳng cùng lúc.

Kế là giải thích riêng, có ba:

Ban đầu giả, kế là không, sau là trung.

2. Nêu riêng về giả:

Một tâm tất cả tâm, nêu riêng về giả. Giả ở ban đầu, giả có hai thứ, nếu ở sau không thì kiến lập giả. Nếu ở trước không thì sinh tử giả, muốn nói phàm phu từ tâm sinh lỗi, răn chắc người mới học. Tâm hữu lậu niệm niệm thường tạo sáu đường ba chướng, khiến cho biết lỗi kia, trong siêng tu không, để cầu xuất ly, cho nên đối với ba quán nêu giả ở trước, ngày đêm thường sinh vô lượng chúng sinh, nghĩa là một nghiệp thành trăm ngàn muôn, chúng sinh thọ báo không cùng, mỗi một quả báo đều có giả danh. Như các kinh luật đã nói lai báo, kia chẳng tự tỉnh liền nói vô sinh. Mười hai nhân duyên dụ như xiềng xích nối nhau không ngằn mé, cho nên nói một tâm, tất cả tâm. Sinh tử giả này tức kiến lập trung, dùng để trị bệnh. Nêu bệnh bày thuốc, quán giả thành lập, tất cả tâm, một tâm, nêu riêng về không.

3. Muốn vắng lặng các tâm thì nên quán tâm không:

Đã biết tâm có thì sinh các tâm. Muốn vắng lặng các tâm thì nên quán tâm không, cần y theo bốn tánh xem xét một niệm tâm sinh diệt không thật có. Một tâm đã không thì tất cả tâm đâu có, cho nên nêu tiểu hỏa, tiểu châu. Dụ cho nhất tâm không. Đốt củi, lắng biển dụ cho tất cả không, cho nên nói năng quán tâm không, tất cả các tâm đều từ tâm sinh ra không, muốn nói quán không thì tướng kia hiển bày, cho nên dựa vào bờ mé Nhị thừa mà nói là quên cả hai bên, phiền não chẳng phải một, chẳng phải tất cả. Nêu riêng về trung. Hiện tiền một niệm như định không, dưới đây là mở ra tất cả hữu tâm. Như định hữu ấy, đâu thể quyển quy về một tâm không ư? Bất không bất hữu, vô trạng vô danh, gượng gọi là trung đạo. Lại dùng thức trí nêu bày bên và trung.

Kinh nói: chẳng y thức, vì chẳng phải thức chân thật, là thức luống dối. Phàm mê đắm tiểu y có vui của hai thứ trầm không. Kinh nói y trí là chẳng phải nhất thế trí của Nhị thừa và đạo chủng trí của Bồ-tát, đó là trí nhất thiết chủng, cho nên thuộc về viên giáo. Phật và Bồ-tát đạt đến trung của hai bên, nên gọi là cầu lý. Vì muốn nêu lên tướng trung đạo quán rõ ràng, cho nên bác bỏ hai quán, kỳ thật ba đế nhất tâm viên chiếu.

4. Y viên đối trí:

Kế là y viên đối trí có hai:

Một là đối trí nói như thị quán tức là một tâm ba quán, nêu lên tướng ba quán phải dựa vào thứ lớp.

Vì nói đối phá ba thứ hoặc nên nói lên ba đế. Hoặc năng nhất tâm tu ba thứ này, tự thành viên quán, làm sao đốn phá ba hoặc thì một không tất cả không. Đốn hiển bày ba đế thì một giả tất cả giả. Cả ba đều nhiệm mầu cho nên một trung tất cả trung. Ba cái này mới là viên ba Bát-nhã.

5. Nói về Viên:

Hai là nói về viên, y theo văn đại luận, ba thứ quán trí thật ở một niệm, thể là bí tạng, lìa trước sau và đều phân biệt. Đại luận ý trí thể như thế. Sơ tâm y chỉ thì gọi là Phật hạnh.

Ba là kiết ví dụ như trước nói. Năm quán, ba Bồ-đề, có ba:

Ban đầu là nêu, hai là giải thích, có ba:

Một là y theo viên nêu chung. Như ba Bát-nhã.

6. Dựa vào thứ lớp giải thích siêng:

Hai là dựa vào thứ lớp giải thích riêng, nhờ thứ lớp ba quán hiển ý viên đốn, cũng đồng với ba Bát-nhã ở trước nói. Nhưng nay quán giả xếp ở sau không. Lại nói thuốc bệnh là kiến lập giả. Lại, Bát-nhã trước thể là ba trí, nhưng đối với một niệm nói lược tướng tu, chẳng phải nghĩa xưa nêu ở quán pháp.

Nay Bồ-đề, Hán dịch là Đạo, là nghĩa năng thông. Lại thể của tâm Bồ-đề là bốn hoằng. Kinh Đại Tập nói người chưa được độ thì độ họ, chưa giải thoát thì giải thoát, cho họ chưa an thì an cho họ, chưa diệt thì diệt cho họ, bốn đều độ sinh. Nay trong ba quán đều gọi là độ tâm sở của chúng sinh đó là mượn xưa để độ tha sinh nghĩa, thành ba quán này độ chúng sinh của mình, cho nên biết phụ pháp gồm cả nghĩa nương gá. Văn tự có ba, ban đầu phá giả nhập không, trước nêu sinh tử là giả sở phá, tức tất cả tâm. Khởi chẳng thứ lớp cho nên giao nhau lầm loạn, là bốn vật, dụ cho tướng rối loạn, như sự rối loạn của tơ, nhiều như cát, như tằm tự buộc, và như con ngài tự đốt. Bốn ví dụ này là nhân quả thế gian cho nên nói chung, là khổ là não. Kế là nếu biết dưới đây chính là nói tức không, Bồ-đề tâm quán. Nếu trong ba thức trước thuộc quán tướng không đã có nêu lược. Ấy cho nên văn nay chỉ nói biết không, tâm Bồđề này nghĩa độ nghĩa thông, đều y theo kiến tư tức không mà nói.

7. Phá không, ra khỏi giả:

Ba là phá không xuất giả, trước nêu lỗi không. Kinh nói không loạn ý bình đẳng, kinh tức Niết-bàn bác bỏ văn tiều. Tiểu thừa giải thích không là lý vắng lặng, do hữu thành vọng loạn. Đại thừa giải thích trung là tánh vắng lặng, là cho rằng không, hữu đều là ý loạn, tuy lìa hữu loạn vẫn bị không loạn. Nay khi tu quán thì tâm như mê đắm, không tức chỉ cho tâm sở này là chúng sinh không loạn ý. Không tâm sở này vọng kiến tư kia mà được gọi là trí. Nay luận quán giả, trí này là loạn, cho nên nói trí loạn rất mù mờ tối tăm. Tiểu thừa chứng không, được ba vô vi, nghĩa là trạch diệt vô vi, phi trạch diệt vô vi, hư không vô vi. Xứ này diệt tâm. Gốc lành Bồ-đề chẳng được lớn lên cho nên bác bỏ là hầm hố.

8. Nêu thí dụ để làm sáng tỏ:

Chim oán của Đại thừa, Đại luận quyển ba mươi chép: Thí như cái đầm không có cây gọi là Xa-ma-lê, cành gốc rộng lớn, các chim tập hợp lúc ban đêm. Một chim cáp đến sau ở trên một cành, cành gốc rộng lớn tức liền gẫy. Thần Đầm hỏi rằng chim Điêu, chim Thứu điều có thể giữ được, sao con chim nhỏ mà không làm gì được. Thần cây đáp: Chim này từ cây oan gia của ta tự đến, ăn hạt cây kia, ở trên thân ta, hoặc phóng uế, con rớt xuống đất, ác thọ lại sinh làm hại rất lớn, cho nên lo lắng, đâu thể bỏ. Một cành, phải giữ cây lớn. Bồ-tát Ma-ha-tát cũng giống như vậy. Đối với thiên ma ngoại đạo… không sợ như thế mà sợ Nhị thừa. Nhị thừa đối với Bồ-tát biên cũng như chim kia, hoại tâm Đại thừa kia, diệt hẳn tâm Phật thừa. Nay lấy nghĩa này nơi phá công xuất giả thành quán Bồ-đề. Kế là như chân trở xuống là nói quán giả tướng tâm Bồ-đề. Chân tức giả cho nên nương không mà kiến lập.

9. Quán giả chẳng ngoài ba nghĩa:

Tâm Bồ-đề này nghĩa độ nghĩa thông, đều y theo Trần sa tức giả mà nói. Hễ nói về quán giả chẳng ngoài ba nghĩa. Nghĩa là biết bệnh, biết thuốc, nên cho thuốc nào để được lành bệnh. Nay từ phân biệt trở xuống, dùng bốn phân biệt để nói bốn Tất-đàn. Nương bốn Tất-đàn này mà nói chung ba nghĩa, có thể đồng tức là thế giới. Thì nên sinh thiện đó chính là người. Dùng thuốc trị bệnh tức là đối trị. Hợp cơ hiểu lý nghĩa bậc nhất. Bốn thứ này nói tức quán giả thành.

10. Bác bỏ biên nhập trung:

Phá biên nhập trung, trước nêu hai quán chưa khỏi sinh lỗi. Nay vì chỗ xả mà dùng kiến tư và hoặc trần sa, là phù trần bệnh, không và giả mới là thuốc của hai bệnh. Vì bệnh khắp tăng cho nên thuốc khắp dùng. Thuốc còn thành bệnh, nếu rơi vào hai bên thì thêm bệnh vô minh, cho nên phải bỏ hai. Kế là chẳng phải không trở xuống, chính là nói quán tâm Bồ-đề trung đạo. Trong đây nghĩa độ, nghĩa thông, đều y theo vô minh tức trung mà nói. Tâm không năng sở, gọi là pháp bất trụ.

Pháp này mới trụ được ở Trung đạo, ba là nương vào pháp viên đối, có hai:

Một là nói viên, nói muốn tướng hiển bày phải nhờ thứ lớp. Quán căn cứ lý, dung thời không trước sau, ba Bát-nhã trước đã nói ý kia, hai là đối pháp, nay ba Bồ-đề y cứ tên khác mà nói. Chân tánh Bồ-đề cả ba thứ diệu tuyệt, cũng gọi là Vô thượng. Thật trí Bồ-đề cả ba đều có tướng rộng lớn. Cũng gọi thanh tịnh. Phương tiện Bồ-đề cả ba đều tự tại dừng hội vô biên, cũng gọi rốt ráo.

Hai là ở một tâm cho nên cả ba đều có ba, vì thể dung thông cho nên phát thì đều phát, ấy cho nên đương thể gọi là Kim Quang Minh.

11. Kết luận:

Kết luận: như trước, sáu quán, ba đại thừa có ba, ban đầu nêu, hai là giải thích, có ba:

Một là lập chung pháp quán. Hai là y theo cảnh nói về quán. Phụ ba Đại thừa tu viên ba quán, phải tu cảnh quán nghĩa phù hợp đối với thừa. Vì thừa là nghĩa vận, ba thứ Đại thừa không pháp nào chẳng vận. Tánh đã đầy đủ vận, cho nên nghịch thuận tu pháp như vậy mà vận, nay thể nghịch tu. Niệm niệm bốn vận, vận vận tức là tánh, tánh là ba đế mới thành ba quán. Thuận tu diệu vận, văn này có ba, ban đầu nói bốn vận làm cảnh quán một niệm, hướng đến nêu một niệmvậ. Tâm dời đổi theo cảnh, sinh diệt lại vận cho nên mỗi niệm đều bốn vận.

12. Nhắm mắt dụ cho phàm phu không giác ngộ:

Từ chưa đến rồi, cuối cùng thì trở lại đầu. Phàm ngu không giác ngộ bị sự chuyển vận làm biến đổi, cho nên lấy nhắm mắt dụ cho phàm phu bất giác. Thuyền đi dụ cho bốn vận tâm mau chóng.

13. Nói ba vận là quán:

Kế là nói ba vận là quán. Hành giả viên giáo biết sát-na tâm, tánh là bí tạng. Bí tạng chứa đựng cùng khắp, không hề tạm thiếu, cho nên không một vận chẳng có không giả trung.

Được ý này, bốn vận dụ cho dời đổi, ba quán càng tiến, cho nên Chỉ quán nói: củi nhiều lửa mạnh gió ích tìm rộng. Vì thế Đại sư thường dạy chúng rằng tâm thật buộc cảnh thật, duyên thật thứ lớp sinh, thật thật thay rót nhau, tự nhiên nhập lý thật. Thật tâm buộc cảnh thật là ba quán buộc ba đế. Duyên Thật thứ lớp sinh là bốn vận thay đổi biến chuyển. Bốn vận là cảnh, cảnh là quán duyên. Như củi giúp lửa.

14. Nói về thật tâm, thật cảnh:

Thật thật thay rót nhau là ba quán thật tâm rót vào thật cảnh ba đế. Thật cảnh này lại rót vào thật tâm. Rót vào không thôi tự nhiên từ quán hạnh tương tự được nhập sơ trụ ở trong thật lý. Đây chính dùng ba quán vận vận đối với bốn vận, cũng là vận vận đối với bốn vận ba quán vận đều được gọi là dùng vận để vận vận.

Kế là nói đối mất hiển được, như mê ba đế nhưng tùy theo bốn vận, thì sinh tử vô cùng. Như quán bốn vận tức là ba đế, thì Niết-bàn tại tức.

Kế là dùng quán đối thừa, có hai:

Một là y theo pháp đối, ba thừa là xe lớn, ba đế là đạo tràng, bất động mà chuyển vận, không đến mà đến.

Hai là y theo người khen, ba thừa tức là nhất thừa đẳng, lý thừa là thể của xe, cho nên cao rộng không gì hơn. Tùy thừa là trâu trắng, cho nên đi mau như gió, đắc thừa là đầy đủ độ, cho nên trang nghiêm, bặt dứt so sánh, tuy ba mà một, tuy một mà ba. Thừa mầu nhiệm này mới là quán hạnh. Quán âm, Phổ hiền đại nhân đều nương, cho nên gọi là đại.

15. Kết luận:

Kế là kiết, như trên. Bảy là quán ba thân, có ba:

Ban đầu nêu, hai là giải thích, ba là so lập quán hiển bày pháp.

Hai là y theo tâm mà nói quán, trong một niệm tâm tu quán ba thân, phải tu cảnh quán đều có nghĩa thân, cho nên trước nói một tâm có công năng khởi mười cõi, tức nói lên một niệm đầy đủ thân mười cõi.

Kế là trong mười cõi tức khởi ba quán, thì rõ mười cõi đều có ba thân, ban đầu văn có ba:

16. Khéo giải thích lý tâm tạo của Hoa nghiêm:

Một là nói mười tướng, nay các nhà chú thích khéo giải thích lý tâm tạo của Hoa Nghiêm, có hai nghĩa: Một lý tạo, tạo tức là đầy đủ.

Hai là sự tạo, không có ba đời. Tạo đối với mười cõi nghĩa là quá tạo ở hiện, quá hiện tạo đương, hiện tạo ở hiện, đều do lý đầy đủ mới có sự tạo, cho nên mười cõi thân mỗi thân đều là toàn tánh khởi tu, tuy toàn là tánh mà nhân thành cảm quá không chút sai lầm. Như tâm phá giới thành, thì năng tạo địa ngục, các khổ đầy đủ, cho nên thân mười cõi đều có giả thật và y báo. Không có một vật từ ngoài mà khởi

Ba là phân biệt khó dễ, do chúng sinh từ vô thỉ huân tập, ác nhiều thiện ít, khiến tâm niệm thường duyên theo thân. Chưa bước lên năm thừa, trước đã vào bốn đường, lên khó xuống dễ, ai nói không đúng.

Hành nhân tu quán ở mười cõi tâm, thường phải thức tỉnh.

Kế là kiết thúc duy tâm. Pháp thí dụ rất dễ thấy.

17. Tu ba quán hiển bày ba thân:

Văn kế, ở tâm cảnh này mà tu ba quán, hiển bày ba thân, chi làm ba, là không, năm thọ ấm rỗng vắng, hoàn toàn không có gì. Lời nói rút ra ở kinh Tịnh Danh, thọ ấm là tâm. Năm là năm chỗ sinh thọ, đó là thọ hữu thọ, vô thọ, vừa hữu vừa vô thọ, phi hữu phi vô, và thọ bất thọ, cũng gọi là năm thủ ấm. Quán một ấm này là không, không thật có, thì khiến mười cõi đều không thật có. Phiên địa dụ cho tâm, không cây cỏ đều tiêu hết, tất cả thân không.

Hai là giả, hoặc căn cứ một niệm quán mười cõi không, đã đầy đủ ba đế, nay bác bỏ không, muốn hiển bày quán giả lập pháp công, cho nên lại lo lắng người viên giáo bỏ đại theo tiểu, cho nên nương Nhị thừa bác không, khôi tịch. Không tâm chẳng thể khởi mười cõi ứng, chính rõ quán giả không thân nào chẳng hiện. Nói đồng sáu đường, hẳn là văn lầm lẫn. Văn này tự nói: Vì hiện thân Phật và ba thừa cho nên trong ba có hai:

Ban đầu đắm hai, bác bỏ thiên. Bác bỏ ý cũng đồng quán giả thì bác không.

Hai là vong, trong ba hiển trung.

18. Hỏi đáp về Trung đạo:

Hỏi: Chính là nói trong trung đâu cần phải vong.

Đáp: Kinh Mạt-đà-ma Tự Chú thích rằng: Mạt, là chớ. Đà-ma nghĩa là Trung, chớ chấp Trung đạo. Thích Tiêm y theo đây lập nghĩa

Trung đạo, cho nên biết vong Trung mới là Trung quán. Trong văn ban đầu nêu ba mươi bất đắc vong đối với thân giả, cũng không được thân như ở dưới. Vong ở thân không, nghĩa không như thế. Trong không mỗi thứ đều hợp đầy đủ vong mười ba. Lược nêu ban đầu, sau cho nên nói cho đến. Nói khiến tình thì ba đế đều vong. Luận hiển lý thì ba đế đều chiếu. Thân tám thước, tánh năm bào tướng tánh, cho đến tu tánh và người tu tánh. Thân mười ba pháp đã đều gọi là tánh, đầy đủ nghĩa khéo thành. Vả lại, nêu thân người làm đầu mối để nói, lý hợp mười thân, mỗi thân có mười ba, mỗi thân đều là tánh. Chính luận này vọng cho nên rốt ráo thanh tịnh.

Mới hiển bày mười thân đều tức Trung đạo.

19. Tâm quán ba Niết-bàn:

Dùng quán đối thân, ba kiết sẽ giải. Tám quán ba Niết-bàn có ba, ban đầu là nêu, hai là giải thích, ba các Niết-bàn đều có đủ bốn đức mới gọi viên cực, cho nên nay quán ba, mỗi pháp đều thành thường lạc ngã tịnh. Quán pháp đã đồng là y theo ba cảnh nói về ba tướng. Tuy đối với một cảnh hiển bày một Niết-bàn, phải biết mỗi mỗi đều có ba. Nếu không như vậy thì đâu thể khiến ba đều đầy đủ bốn đức. Nghĩa này văn trước đã có nói. Văn chia làm ba, ban đầu y theo báo tâm quán tánh tịnh. Báo tâm vô kí vốn tịnh dễ rõ. Tâm tánh đã tịch đâu chỉ có tịch nhiễm. Tịnh cũng vốn tịch, cho nên bản tánh chẳng nhiễm chẳng tịnh. Nếu có thể nhiễm tịnh tánh thì sinh diệt, cho nên nói: nhiễm cho nên gọi là sinh tịnh, cho nên gọi là diệt. Vì bất sinh diệt nghĩa bốn đức thành.

20. Đầy đủ bốn đức nên gọi là Tánh:

Đã nói sinh diệt chẳng thể hủy cho nên thường, nghĩa đối với ba câu bất nhiễm, bất ngại, bất thọ, đều phải nói sinh diệt tránh rườm rà cho nên sơ lược. Đầy đủ bốn đức cho nên gọi là tánh. Lìa sinh diệt cho nên gọi là tịnh, cho nên nói tánh tịnh Niết-bàn. Hai y theo khởi tâm quán viên tịnh. Vọng niệm phiền não cần quán viên tịnh. Viên tịnh là trí phải nói về phá hoặc. Dùng ba chánh quán phá ba vọng niệm, ứng theo tánh ba đế khiến cho ba vọng niệm chẳng nhiễm cho nên tịnh, chẳng hủy cho nên thường, chẳng ngại cho nên ngã, chẳng thọ cho nên lạc. Tứ đức hiển bày cho nên viên. Ba vọng mất cho nên tịnh, tịnh cho nên bất sinh, viên cho nên bất diệt, cho nên gọi viên tịnh Niết-bàn.

Kế là y theo các tâm sở quán phương tiện tịnh, các tâm sở tạo tác cho nên gá vào.

21. Quán phương tiện tịnh:

Quán phương tiện tịnh, các tâm sở chẳng hiện hành, chẳng theo vọng niệm gây ra nghiệp sinh tử, mà theo chánh quán tác nghiệp không thể suy nghĩ bàn luận, chính là chuyển đối với tám muôn trần lao, là tám muôn Tam-muội và Tổng trì, các tâm sở đã chuyển cho nên bất hủy phương tiện, bất nhiễm phương tiện, bất ngại phương tiện, bất thọ phương tiện. Khiến phương tiện thanh tịnh thành bốn đức. Bốn đức ích tha nên gọi là phương tiện. Các số bất hành nên gọi là tịnh, tịnh cho nên bất sinh, phương tiện cho nên bất diệt. Đây là các số đương thể thành phương tiện tịnh Niết-bàn.

22. Quán ba ngôi báu:

Kế là kiết, rất dễ hiểu. Chín là quán ba ngôi báu, có ba:

Một là y theo đế trí và hòa, y theo danh cùng luận ba ngôi báu.

Hai là y theo tu tánh và hòa, khắc thể đều lập ba ngôi báu.

Ba là giải thích ý, vì ba ngôi báu tu tánh tương đối, có khai có hợp. Ban đầu y theo khai để luận về hợp, cho nên dùng chín nghĩa lập một ba ngôi báu. Kế là y theo hợp để luận về khai, cho nên căn cứ ba danh mà lập ba ba ngôi báu. Ban đầu văn có ba:

Ban đầu ý kinh lập danh, nhất thể ba ngôi báu, Phật gọi là Giác, Pháp gọi là Bất giác, Tăng gọi là Hòa hợp.

23. Y theo nghĩa giải thích tướng:

Hai là y theo nghĩa giải thích tướng, ba ngôi báu này đã cùng ba đức đồng xuất ra tên khác. Ba đức đầy đủ lẫn nhau, mỗi mỗi luận ba, cho nên ba ngôi báu, ba chẳng cô lập. Bất giác là tánh, hai thứ còn lại là tu, hai tu đều có ba, một tánh cũng có ba. Ba trong tánh đã chưa giác ngộ, đồng gọi là bất giác. Tuy chưa giác ngộ nhưng lý vốn xét kỹ, cho nên gọi ba đế là ngôi báu Pháp. Toàn tánh khởi tu thành tam đế trí, đã có thể giác ngộ nên gọi là ngôi báu Phật.

Ba giác trí này cùng tánh ba đế tương ưng hòa hợp, nên gọi ngôi báu Tăng. Chẳng phải pháp ba đế không có tam trí Phật, chẳng phải đế trí hòa không có tam thoát tăng, ba là kiết quy nghĩa báu. Phật, Pháp, Tăng này đế trí viên cực. Diệu dụng rộng lớn thật đáng tôn trọng. Nghĩa bảo thành tựu. Chẳng phải chỉ có cực quả, năm tức đều như vậy. Kế là văn, chia làm ba:

24. Ba đế đều gọi là bất giác:

Một là y theo tánh đức, cả ba đều bất giác. tam đế ở tánh chưa khởi tu đức giác liễu trí vậy. Cho nên ba đế đều gọi là bất giác, mà ba đế này tánh là ba đức. Trung là pháp thân cho nên tương đương ngôi báu Pháp. Chân là Bát-nhã cho nên tương đương ngôi báu Phật. Tục là giải thoát cho nên tương đương ngôi báu Tăng. Nếu kia chẳng chỉ cho ba đế trong mê làm ba ngôi báu thì sao có thể rõ đối với tánh nhiếp hai tu, chẳng do bất giác thì không có Phật, Tăng.

25. Y theo tu đức cả ba đều gọi là giác:

Hai là y theo tu đức cả ba đều là giác. Ba trí ở tu đều được giác liễu. Ấy cho nên ba ngôi báu đều có tên là Tri. Vì ba trí này cũng là ba đức. Biết trí thể của trung là pháp thân, cho nên tương đương ngôi báu Pháp, biết trí thể của không là Bát-nhã cho nên tương đương ngôi báu Phật. Biết trí thể của giả là giải thoát cho nên tương đương ngôi báu Tăng. Chẳng phải chỉ có ba trí là ba ngôi báu đâu biết giác trí nhiếp được lý tánh và hóa dụng ư?

26. Y theo tương ưng cả ba điều hòa hợp:

Kế là y theo tương ưng, cả ba đều hòa hợp. Tam trí tại tu cho nên thuộc sự. Ba đế tại tánh cho nên đều thuộc lý. Ba đế ba trí đã đều tương ưng. Cho nên y theo hòa nói ở ba ngôi báu. Vì ba này cũng là ba đức cho nên đối ba ngôi báu, không sự lý hòa, thể là Bát-nhã, cho nên tương đương ngôi báu Phật. Giả sử lý hòa thể là giải thoát, cho nên tương đương ngôi báu Tăng. Chỉ là ba đức vì căn cứ đế trí nghĩa tương ưng, cả ba đều giải thoát. Nếu ba nghĩa này chẳng phải ba ngôi báu thì đâu hiển bày ba thoát hợp ba đế trí. Còn như các nhà giải thích hiện nay đối với đế, đối với trí, thì dùng giải thoát.

27. Ý nghĩa mỗi thứ đều có ba:

Mỗi thứ phải có ba, là ý thú như thế nào? Như đọc văn nay quán tâm ba ngôi báu khai hợp giải thích sinh ra kinh nghi, nên biết chưa giải một nhà giáo quán ý tam tam. Luống nói luống hành khế chứng vô phần, lại sự lý hòa, một niệm mười cõi, có thể phân sự lý, nếu ba trí này khế hợp chím cõi ba đế thì gọi là hòa với lý. Sự hòa thì có tam giáo ba ngôi báu. Lý hào thì có viên giáo ba ngôi báu. Một niệm sự lý chẳng phân mà phân, nghĩa ấy rõ ràng. Ý thứ ba của ngài Cô Sơn có ba, ba. Phá nghĩa này rằng: Lại nói trung đế bất giác gọi là Pháp. Ngài Chânđế bất giác gọi là Phật. Tục đế bất giác gọi là Tăng. Phật là tiếng Phạm, Hán dịch là Giác Giả, gá sự thành quán đâu được trái nghĩa, Phật-đà dịch Bất giác ư? Đây đều là những lời luận bàn tối tăm mê mờ, đối với lý đâu có lợi ích? Giải thích rằng Phật dịch là Giác, ai mà chẳng biết.

28. Nói về ba ngôi báu:

Khoa trước lập danh. Bất giác gọi là ngôi báu Pháp, Giác gọi là ngôi báu Phật. Hòa hợp là ngôi báu Tăng. Danh nghĩa này rõ ràng như mặt trời, nay lại giải thích tiếp văn ngôi báu Phật, ba đều gọi là tri, há chẳng phải nghĩa giác, vì trái với Phật. Nay nói Chân-đế bất giác gọi là

ngôi báu Phật, tục đế bất giác gọi là ngôi báu Tăng là vì muốn khiến người hiểu đối với ngôi báu Pháp, tức là đủ Phật tăng. Ba ngôi báu này lấy pháp làm chính, cho nên ba ngôi báu đều nói bất giác, do vì Chânđế là tánh đức Bát-nhã, nghĩa tương đương với Phật. Tục đế là giải thoát cho nên được gọi là Tăng, mà đều chưa có trí giác, bất giác.

29. Ba ngôi báu gọi chung là bất giác:

Cho nên ba ngôi báu gọi chung là Bất giác. Người kia chẳng hiểu ngôi báu Pháp Chân-đế là tánh Bát-nhã, cho nên vọng phá rằng bất giác trái với Phật, kế là ngôi báu Phật có ba, đều từ trí lập, ngôi báu Tăng có ba đều từ hòa lập, cho nên kinh Tư Ích chép: Tri giác gọi là Phật, biết ly gọi là Pháp, biết vô gọi là Tăng, cả ba đều gọi là biết, là đối với nghĩa giác khai mở ba ngôi báu. Nghĩa giác như vậy, lý hợp bất giác và dùng nghĩa hòa, đều khai ra ba. Phật xuất thế, căn cơ lợi ích chẳng cần nói khắp. Như thế mới gọi là Nhất thể ba ngôi báu, đó là không hai không khác với ba đức, nếu chẳng như vậy thì đâu thể một niệm dung diệu mà quán.

Các nghĩa như thế nếu chẳng phải chính Phật nói bốn biện thì ai đến chỗ cùng cực của ba ngôi báu, cho nên biết chánh nói tự phản, người kia chẳng tín, lừa dối mê mờ, vời lấy sự than thở. Mười quán ba đức, có ba:

Một là nêu, hai là giải thích, có ba:

30. Nêu thẳng ba quán:

Ban đầu nêu thẳng ba quán, hai là y theo quán nói về đức, có hai:

Ban đầu chính là quán đức, có hai:

Ban đầu y theo viên nêu bày quán, có hai là trước nói về quán, viên diệu có ba, đức thể lẫn nhau có đủ, mỗi mỗi đều có ba, chẳng ngang chẳng dọc mới gọi là bí tạng. Đại sư nêu bày vị tuy ở năm phẩm, biết được kho bí tạng sâu xa của Như lai, tức dùng kho bí tạng làm đế làm quán, dung hợp tất cả cảnh. Nay thể của một niệm, tánh là ba đức, tức dùng ba đức làm ba quán, cho nên nói ba quán mỗi quán dung nhiếp.

Đầu của ba quán đều nói là tức, chỉ cho một niệm tâm đức là ba đế. Ban đầu nói tức không chẳng phải tức thiên không, là quán một niệm tức viên không, không này phá được tướng chấp đắm của ba đế, cho nên nói một không tất cả không. Nói vô giả vô trung mà bất không, chẳng phải chỉ quán không đối với pháp phá tướng. Giả trung cũng có thể đối với pháp phá tướng. Vì sao? Vì không phá tướng tức chân phá tục, vì giả phá tướng tức tục phá chân, vì trung phá tướng cả hai ngăn hai bên. Ba đốn phá này gọi là rốt ráo không. Không đã phá tướng thì có chứa nhóm gì? Nhưng đầy đủ ba đế chẳng ngang chẳng dọc, tức kho Bí mật. Tạng này có đủ thường lạc ngã tịnh, gọi là đức Bát-nhã. Kế đến là tức giả chẳng phải tức thiên giả, là quán một niệm tức diệu giả.

31. Công năng của giả:

Giả này có công năng lập ra pháp ba đế, cho nên nói một giả tất cả giả. Nói vô không, vô trung, mà bất giả, chẳng phải riêng quán giả mà lập được pháp, không quán trung quán cũng có công năng lập pháp. Vì sao? Vì Không lập pháp tức tục lập chân, vì giả lập pháp tức chân lập tục, vì trung lập pháp song chiếu hai đế. Ba đốn này lập, gọi là khéo hiểu, đã thuộc về ba đế, chẳng dọc chẳng ngang. Gọi là kho Bí mật. Tạng này đầy đủ thường lạc ngã tịnh goi là đức giải thoát. Kế là nói tức trung, chẳng phải tức đãn trung. Vì chỉ một niệm tức là có đủ đức. Trong đây có khả năng làm cho pháp mầu ba đế, cho nên nói là một trung tất cả trung. Nói vô không, vô giả, mà bất trung, chẳng phải chỉ có trung quán đối với pháp bặt dứt, vì giả trung cho nên tục đế bặt dứt, vì trung trung cho nên song già song chiếu đều bặt dứt đối đãi, ba đốn này bặt danh gọi là viên trung.

32. Nói về kho bí mật:

Đã thuộc về ba đế chẳng ngang chẳng dọc, gọi là kho Bí mật. Tạng này đầy đủ thường lạc ngã tịnh, gọi là đức Pháp thân, ba đức này quán sát sắp xếp các trường hợp. Nhưng tại lìa đối với thiên phá, thiên lập và trong biệt quán, đắc ý này năng sở đã vắng lặng nói năng lo lắng đều quên, cho nên được gọi là quán bất tư nghì. Như thế mới nói lên ba đức bí tạng. Hai nói viên, từ nhất trung cho đến vô sở úy đều là văn Hoa Nghiêm. Có chỗ nói một, nêu lên một pháp. Vô lượng là tất cả pháp. Nếu dùng ba đế thâu nhiếp tất cả pháp thì không còn dư thừa, lại đối với ba đế hễ dùng bất cứ một đế nào đều gọi là một. Như vậy một, ba xoay vần sinh khởi.

Như nêu văn quán nói, có quán giải này, nghe một chẳng sợ giảm ba đức, nghe ba chẳng sợ thêm đối với một thật. Nên biết ở dưới lại dùng một nhiều mà làm bốn trường hợp, nói lên không thể suy nghĩ bàn luận, lìa ngang dọc… thành bí tạng quán.

33. Nương Phật nói về đức:

Kế là nương Phật nói về đức, có hai:

Một là nói đức từ quán lập, mạng lực của thể Phật từ ba quán thành, huống chi thể… là không, giả, trung. Chẳng thể phân ra năng thành, sở thành.

Hai là nói đức được gọi là kho.

Khen ngợi tâm cảnh, có hai:

Một là y theo kinh khen ngợi điểm cốt yếu, chư Phật đều có ba thứ giải thoát là chân tánh, thật tuệ, về phương tiện.

Nay chỉ nói giải thoát cũng là một ý trong giải nhiều ý. Ba thoát này không hai không khác với ba đức kia, chỉ Phật pháp cao rộng, sơ tâm là khó. Tâm không khác với Phật, quán tâm thì dễ. Cho nên khiến ở tìm trong tâm hành. Vì tâm chúng sinh tức không, giả trung. Trung là chân tánh, Không là thật tuệ, giả là phương tiện. Cao thấp tuy khác nhau tánh kia không hai, cho nên khiến quán tâm được giải thoát của Phật. Nay quán mười pháp ý kia đều như vậy.

Hai là so sánh với ba vô sai khác. Tha sinh tha Phật ba đức ba thoát, tâm ba đức của mình đâu khác với quán.

34. Kết pháp quy đề:

Kiết pháp quy đề. Đề nêu ba chữ, là tên đương thể của ba đức, cho nên dùng ba quán đối với kim… Nghĩa tương đương ba quán, nói lên ba đức.

Kết Luận, lệ với trước.

Bác bỏ tà không, nói lên công đức quán tâm, có ba:

Một là nêu tà không kia, nay lập quán pháp, đều nương lời Phật, Phật dạy y kinh tu quán khế lý. Lại dạy lập tượng, nương gá quán chân. Kinh giải thích Phật tâm. Tượng đúc chất Phật, hai thứ này không cung kính làm sao quán thành.

35. Nay thực hành lý quán để làm chánh tu, cung kính sự nghi để làm giúp đạo.

Người ngu thế gian chẳng nghe biết ý này vọng chấp si không, thấy quán tâm này lại kính kinh tượng, nghĩa nương bình đẳng, nay khó tu quán, ba thân chẳng thành, bèn chấp kinh Phật cho rằng tượng Phật. Đồng với gỗ giấy. Ta đối với kinh tượng chẳng sinh tâm cung kính, đối với gỗ giấy khác chẳng sinh tâm kiêu mạn, tự hành hóa tha, ba thân nghĩa đủ.

Dùng si không này hủy hoại chánh trợ này, hợp lại tu hành.

36. Dùng sự đối phá:

Hai là dùng sự đối phá, kia chấp si không, lời đã luống dối cho nên chỉ dùng ba sự nghiệp để xét nhuế mạn kia. Ba thân chẳng thành, ban đầu phá nghĩa bình đẳng chẳng thành. Người đối với miếu sắc phải kỉnh sợ. Đối với kinh Phật, tượng Phật sao lại khinh mạn, sợ mạn đã khởi các kiết sử lừng lẫy. Bình đẳng chẳng thành, pháp thân ở đâu.

Hai là phá trí tuệ chẳng thành. Sư học chia hai tắng ái đều lập, chính sinh tắng ái nghiệm là ngu si. Ngu si chẳng phải trí thì báo thân mất.

37. Hóa tha bất thành:

Ba là bác bỏ hóa tha bất thành. Si không chẳng phải trí thì phương tiện ràng buộc. Chấp sự thấy biết của phàm ngu, sinh tâm tăng thượng, ngã mạn truyền nhau, thầy trò đều đọa. Tà khí ba độc chuyển vào tâm người, hóa ích hoàn toàn không. Ứng thân ở đâu?

Nói về quán đức này, bọn người chấp tà không vọng huỷ quán tâm, dùng sự xét thì, lỗi kia sơ lược. Nay lập quán tâm, lại kính kinh tượng có công đức gì? Lược luận có hai: Cái gọi là có phương tiện tuệ, có tuệ phương tiện. Hai thứ này đều giải thích là nhân của ba thân, tức nói lên si không hai thứ đều trói buộc.

38. Chẳng phải gốc ba thân:

Chẳng phải gốc ba thân.

Về công đức, đối với giai đoạn phàm phu vị tu tuệ viên thật. Vì cung kính kinh tượng phương tiện giúp cho nên khiến tuệ chẳng ràng buộc. Vì chẳng ràng buộc tuệ dẫn đến cung kính thiện giới, răn khuyên chúng sinh, cho nên lại khiến cho phương tiện chẳng ràng buộc. Nhân của ba thân, có phương tiện tuệ thì thành ứng thân, có phương tiện tuệ thì thành báo thân. Tướng thật được hiển bày tức là pháp thân, đâu đồng với si không lập ba thân ư? Hai là y theo nghĩa trung nói hai chữ, là tên khác của bản bảy quyển do Chân-đế dịch. Kim Quang Minh trở xuống lại đặt Đế vương, nay sấm kinh chỉ nêu ba chữ, cho nên văn trước chép: Nếu chỉ y quyển bốn, chỉ làm ba chữ, không có hai chữ Đế vương, hoặc nương văn kinh có nghĩa kinh vương, nếu nói chẳng nói đều cũng không ngại.

39. Y theo nghĩa lại nói Đế vương:

Đại sư giải thích đề trước tuy căn cứ văn mà nói ba chữ. Nay lại y theo nghĩa trùng nói Đế vương, cho nên phiên dịch chương đầy đủ, nêu hai văn Hoa Phạm của Chân-đế mà nói. Đại sư này dịch đề rất rõ ràng, đó là thực hành trùng giải thích trang bỗn. Trong giải thích, một là y theo thích giải của Chân-đế. Sau khi Chân-đế dịch kinh này và thống nhiếp nghĩa giải thích chữ Đế vương, là phần đối ba thân với ba kinh, ý nói các kinh đều nói một thân. Kinh này có danh nghĩa ba thân, cho nên có khả năng thống nhiếp được các kinh như kinh Hoa Nghiêm…

Cho nên được gọi là Đế vương, phân cắt ba thân, Đại giáo hơn lém. Đầy đủ như sớ bác bỏ. Hẳn là phó cơ mà giải thích như thế.

40. Nay các Sư giải thích:

Hai là nói các sư nay giải thích, có hai:

Một là nói nên có đủ ba nghĩa, có ba, ban đầu nêu danh lược trình bày, muốn y theo giáo quán viên đối ba pháp, cho nên nêu bày đế vương hẳn có nghĩa tuệ, tức là dùng mưu thần sách Thánh, đồng thời Đế là tôn quý cùng cực, vương là triêu hội, hợp thành ba nghĩa, là Đế tuệ vương.

Hai là giải thích nghĩa xuất ra, có ba nghĩa. Nghĩa này đối với tha vẫn là thí dụ. Nếu y theo các sư nay thì đều là đương thể.

41. Dẫn kinh chứng minh:

Dẫn kinh chứng thành, ban đầu lấy chỗ đạo pháp tánh sâu rộng, chứng nghĩa quý cực. Nếu từ năng du là thuộc về nghĩa tuệ. Kế là người nghe suy nghĩ, tuy ở nhân nhưng sơ tâm ấy tức dụng quả trí. Ở đây nói lên viên tông nhân quả chẳng hai.

Cam lộ tuy lý từ năng khai mà nhập, và năng xử mà thực, đều là nghĩa của Thánh trí hùng lược. Chư Phật, Bồ-tát vì triều hội cho nên Phật được thường trụ, Bồ-tát trang nghiêm cho đến các sông cạn khô, việc ít có hiện ra là nghĩa lợi ích, việc thứ tư của ngài Cô Sơn là phá lầm văn này. Mà nói sự lầm lẫn có bốn:

42. Nói về phụ pháp thành quán:

Một là nói luận phụ pháp thành quán. Văn chỉ quán trước đã dịch pháp tướng. Vả lại văn này chỉ giải thích thức bổn đề ba chữ và dùng quán tâm trở lại dùng Chân-đế lập đề hai chữ đế vương.

Hai là nói quyết hoặc dùng thẳng vẫn có thể ung dung, huống chi có thêm chữ tuệ.

Ba là nói: Lại nghe thêm hai chữ Đế vương, mà nói Đế tuệ vương. Như hiệu của chí tôn có thể dùng chữ văn võ Thánh thần… đối với hai chữ Hoàng đế, trung gian mê đắm tà.

Bốn là lại nói tuệ ấy là thần mưu sách Thánh. Đế là quý cực chí tôn, vương là muôn nước về chầu. Cách giải thích này xuất xứ từ ở kinh, đầy đủ ở sử, chép ở tử, thấy ở tập. Nếu bốn sách ấy chẳng có nói thì tức là nói tuồng bụng, trí ấy Thánh sư đâu có như vậy? Nay giải thích cách thứ nhất, Đại sư lại nói nghĩa Đế vương, rất chẳng phải kinh đình. Trước nêu Chân-đế hạn cuộc giải, kế là trình bày chánh nghĩa này. Nay nghĩa lại có hai, ban đầu nói nên có đủ ba nghĩa, kế là nương ba nghĩa giải thích. Trong giải thích tự có hai ý. Ban đầu y theo giáo nghĩa, giải thích chia hai, y theo quán hạnh giải thích. Giáo quán hiển nhiên như chỉ tay trông lòng bàn tay.

43. Dùng giáo quán giải thích:

Là văn trước đã dùng giáo quán. Giải thích ba chữ sấm, dịch đề xong. Nay lại dùng giáo quán để hiểu bản dịch của Chân-đế. Hai chữ Đế vương làm sao có thể chỉ phụ pháp ba chữ của sấm dịch. Còn y theo hai chữ minh quán của Chân-đế. Nếu quán phá này còn độc văn chẳng bỏ. Huống quán đạo sâu đâu nhọc nghĩ bàn? Giải thích hai thứ ấy, nay Đại sư giải thích kinh cốt yếu ở hiển nghĩa, dùng bản dịch của Chânđế. Văn tuy nêu hai nghĩa nhưng hợp có đủ ba, Đế vương thế gian đến chẳng có tuệ, cho nên nói: Nay nói Đế vương nên có đủ ba nghĩa. Lập ba nghĩa này là năng thuyên danh. Vì gọi sở thuyên có mười thứ ba pháp.

44. Giúp cho biết lý:

Vì ba vời ba giúp cho biết lý. Đến ngài Nghĩa Tịnh đời Đường dịch lại kinh này, tên là Tối Thắng Vương. Ba nghĩa do Đại sư Quả Phù lập ra. Rất tôn quý giải thích đế và tối đồng nghĩa. Thánh thần của tuệ hợp với thắng nghĩa. Dùng bản tân dịch xét ba nghĩa rõ ràng. Huống chi y theo nghĩa thêm văn, hiển bày có ví dụ kia. Như văn cú này giải thích năm giới trong kinh, muốn cho nghĩa hiển thì đều phẫn tránh trở xuống Thêm vào câu người người không tin. Tài vật hao tổn trở xuống lại thêm văn tổn mất lễ độ. Sao không phá thêm hai câu, khiến văn cú thành thuyết sai lầm ư?

45. Giải thích ba thứ ấy:

Giải thích ba thứ ấy, nay nói Đế vương đầy đủ nghĩa tuệ, ý dùng ba danh giải thích ba pháp. Vì mười ba pháp chỉ có ba ngôi báu. Phật ở đầu, tám thứ đều đồng, ba đức thứ lớp. Nay muốn y theo đây, đế nói Pháp thân, tuệ nói về Bát-nhã, vương nói về giải thoát, thuận với sở thuyên, cho nên đặt chữ tuệ ở giữa hai. Đại sư tuyên đương thường từ nghĩa tiện. Giải thích diệu pháp thì trước pháp, kế là diệu, giải thích quán thế thì trước thế, sau là quán. Vì nay trùng nói ba nghĩa đế… đó là tên đương thể của pháp tánh? Còn chẳng phải thí dụ, đâu được hoàn toàn đồng với tôn hiệu Hoàng đế tôn quý. Huống chi tự nói Đế vương có nghĩa tuệ. Sao lại che lấp nghĩa kia mà trách chữ kia, thấy rõ được nhân tình.

46. Giải thích bốn:

Giải thích bốn, nếu nói giải thích ba nghĩa như đến thì chẳng phải kinh sử tử tập, do người sau thêm vào, vả lại như tiếng Phạm là sám-ma, Hán dịch là Hối quá. Nay văn kinh câu chẳng phân Hoa, Phạm, dùng thẳng đầu để giải thích sám, lại giải thích hối, và năm nghĩa đen trắng để giải thích. Lại dùng nghĩa Giám để huấn âm Phạm, trường hợp này xuất xứ từ kinh luận sách vở nào? Sao không trách văn ấy không có xuất xứ. Nay đều thành sai lầm, chẳng chẳng phải Đại sư khéo léo nói pháp, mục đích là hiển lý để khai mở tâm người. Lại đã nói bậc Trí là Thánh sư. Cái gọi là danh giáo cố nhiên phàm tình tục học chẳng thể thấy biết được. Đâu thể xếp ngang bằng với sự thấy biết của ta, bác bỏ biện tài của bậc Thánh, lời nói đồng cốt mê hoặc ai mà tin nhận.

Y theo ba nghĩa giải thích có hai:

Một là nói mười thứ ba pháp đều có đủ ba nghĩa.

47. Hỏi đáp về vì sao giải thích lại:

Hỏi: Trước dùng mười thứ ba pháp dịch Kim Quang Minh nghĩa ấy đã rõ, nay sao lại dùng mười thứ ba pháp giải thích Đế tuệ vương. Vả lại tôn trọng gọi là Kim, chiếu liễu gọi là Quang, ứng ích gọi là Minh và nay nghĩa quý, nghĩa tuệ và nghĩa triều hội, đạo lý chẳng khác nhau, sao phải dùng trùng này đối với mười pháp. Đâu chẳng phải phiền toái khiến người đều cho là các… văn này là người lầm soạn. Có lý do gì mà phải giải thích lại ư!

Đáp: Thô tâm đọc văn nghĩa là làm nhiều lớp, nghĩa ấy tinh tường đều có chỗ quay về. Vì sao? Vì thí dụ ở trước có giải thích, cho rằng Kim Quang Minh là vật tượng thế gian, có thể dùng so sánh, huống chi mười thứ ba pháp, chí đương thể giải thích tuy bỏ dụ theo pháp. Chỉ nói pháp tánh có thể còn gọi là Kim, Tịch chiếu gọi là quang, ứng ích gọi Minh. Quán tâm mười pháp tuy theo đương thể, mà chẳng phải y theo giáo, cho nên nay giải thích hiển từ giáo nêu bày.

48. Giải thích Đế tuệ vương:

Mỗi ba pháp tức nghĩa quý, nghĩa tuệ và nghĩa chầu về, đều là đương thể, gọi Đế tuệ vương. Tuy đế tuệ vương và ba nghĩa Kim Quang Minh, hơi giống mà trước theo thí dụ, nay theo đương thể. nghĩa thế sai khác, dầu khiến trước sau đều theo đương thể mà văn trước tự giải thích ba nghĩa kim… Nay giải thích đế… đâu có nói lại, nếu các ba pháp cũng đều có nghĩa Đế tuệ vương, thì khiến người tin sâu, mỗi ba pháp đều là Kinh vương. Vì ngay ở trong đề, chẳng phải xa lấy nghĩa.

49. Nói mười thứ Kinh vương:

Hai là nói mười thứ kinh vương đều có công năng nhiếp pháp có ba:

Một là nêu bày, hai là giải thích tướng có hai:

Một là nói nhiếp, chia làm ba:

Ban đầu nhiếp pháp môn, ba đường ở trong mê cho nên thuộc về hoặc, thức phân biệt danh nghĩa cho nên thuộc về giải, Tam-bồ-đề thuộc về phát tâm hành giả, trấn nguyện hạnh, ba Đại thừa thuộc về phát thú vị, phát chân thú quả vị. Nương dạo bốn phương thẳng đến đạo tràng. Ba đức nhiếp lý, quả sau bí tạng rốt ráo lý. Văn trước đã nói các thứ ba pháp không hai, không khác. Xét biết mỗi pháp thảy đều dung nhiếp lẫn nhau, văn trước đã hội, ủy luận xen nghĩa, cho nên nay chỉ nêu đều nhiếp tướng hai nhiếp chúng giáo, có hai:

Một là nhiếp các bộ, ba đường nhiếp tịnh danh, chẳng tức ba chướng, hiển bày ba giải thoát. Đâu được gọi là không thể suy nghĩ, bàn luận. Tam thức nhiếp Lăng-già, Địa trì… vì kinh luận này phần nhiều dùng ba thức hiển bày sự lý.

50. Hỏi đáp về có thuộc về luận hay không?

Hỏi: Đề kinh vốn là pháp môn Phật ra đời, đâu thể lại thuộc về luận khi Phật diệt độ ư?

Đáp: Nay dùng đề kinh để cảm vời pháp môn, tức là nghĩa mà các luận giải thích, là dùng sở thuyên thu nhiếp năng thuyên, cho nên nói ba thức nhiếp địa trì… Huống chi các Bồ-tát vì hiển bày nghĩa mầu Đại thừa tôn kinh, cho nên soạn các luận, các luận giải thích trái kinh này ư? Nếu kia chẳng trái lý thì đáng lẽ thuộc về Niết-bàn. Nói rõ tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều sẽ thành Phật. Năm thời giáo nói trong Đại phẩm, Nhân vương Bát-nhã chép: Đại giác Thế Tôn trước đã vì chúng ta nói các bộ Bát nhã như Ma-ha Bát-nhã, Kim Cang Bát-nhã, Thiên vương vấn Đại phẩm… Ngày nay Như lai phát ra ánh sáng rực rỡ, để làm việc gì cho đến Phật định khởi, Vô Vấn Tự Thuyết Nhân Vương Bát-nhã. Nhân vương đối bốn thứ Bát-nhã trước, tức tương đương với thứ năm. Năm thứ Bát-nhã này đều nói cùng lúc nên được gọi là ngũ thời giáo. Bồ-đề Bát-nhã phần nhiều rút ra từ các bộ kinh Phương đẳng, lý tùy được ba thành một Đại thừa, Pháp Hoa khai hội cho nên kinh Hoa Nghiêm tân dịch hợp ở lý trí, chỉ gọi là Pháp thân, đồng thời đối với trái nên dùng làm hai thân, kinh xưa nói nghĩa tức một mà ba, cho nên thuộc về ba thân của kinh này, Niết-bàn ba ngôi báu và ba đức đại kinh hiển bày rõ nhất.

51. Hỏi đáp về Chân đế:

Hỏi: Chân-đế nói ba đức nhiếp ba Niết-bàn chính là dứt bỏ chấp đoạn của Nhị thừa. Bát-nhã khiến cho phàm phu có chấp đắm, Hoa Nghiêm chính hóa mới hành Bồ-tát. Nay kinh thông làm tám vị nhân, nên gọi là vương. Văn cú bác bỏ rằng: Người soạn thiên này nói, người vô trí đối với các kinh sanh tâm khinh mạn, nghĩa này chẳng thể được.

Nay đâu được dùng mười thứ ba pháp phân đối các kinh, lại đồng nghĩa bị phá của Chân-đế.

Đáp: Chân-đế giải thích có ba đức ở tại ba kinh, là nghĩa riêng khác cho nên là sở phá. Nay dùng ba pháp chẳng phải nghĩa ngang dọc, nhiếp ở một kinh, nhiếp nhiều thứ kinh cũng giống như vậy. Vả lại, như đề của đại phẩm gọi là Bát-nhã. Nghĩa đến ba cho nên các pháp dung thông với tịnh. Duy-ma đã nói cũng gọi giải thoát. Vì đủ ba thoát nên không thể suy nghĩ bàn luận. Phải biết nay lập mười thứ ba pháp, mỗi thứ ba pháp chẳng phải ngang, chẳng phải dọc mà cao mà rộng. Thông suốt cực quả thâu khắp các pháp cho nên dùng mười ba phần đối các bộ. Như Chân-đế trước phân chia thành ba đức, đối với ba thứ vị như Đạo tiền v.v…

52. Đại sư bác bỏ rộng:

Đại sư bác bỏ rộng, cho đến nay tự lập pháp tánh sâu xa mới dùng nghĩa mười thứ ba pháp, đối ba thứ vị bổn hữu… cho nên biết kia dùng một pháp để nhiếp một kinh. Giống như ba pháp này mà nhiếp một kinh. Tướng sơn hào dứt bặt, người học nên xét nghĩ. Hoặc cho rằng chẳng khác, rõ ràng không mi mắt. Hai là nhiếp tất cả. Các kinh luận trên đều là Đại thừa. Vả lại, tất cả người đời cùng thấy nghe, cho nên nói đương đạo. Quải là do dự. Nhưng dụ tám mươi bốn ngàn kho pháp đều là sở nhiếp, phải biết tám mươi ngàn bao trùm một đời, không một danh nghĩa tạm lìa mười thứ ba pháp kinh vương, cho nên văn cú nói đối với chín thứ kinh mà được tự tại, ba nhiếp sáu vị có hai:

Một là nói mười pháp bổn vị. Khổ đạo có phân đoạn biến dịch, rằng tất cả năm ấm, phiền não có hoặc chung, hoặc riêng, cho nên nói năm trụ, nghiệp có hữu lậu, vô lậu… cho nên nói tất cả hợp, rằng ba thức có tất cả tâm vương, tâm sở. Hai thứ này là vị bản hữu.

53. Ba nhân đến ba Niết-bàn:

Ba nhân đến ba Niết-bàn. Sáu thứ này là vị hiện hữu. Ba ngôi báu, ba đức là đương hữu vị. Vị này văn trước đã nói cho nên chỉ nêu ba đường, ngoài ra đều so sánh mà biết. Đây là nói mười thứ ba pháp vị bản phần. Văn lược chín thứ bổn vị nhiếp pháp, cho nên nói cho đến và chú… Hiện hành ấn bản lầm đem các sách… mà làm chữ.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6