KINH KIM QUANG MINH HUYỀN NGHĨA THẬP DI KÝ
QUYỂN 4
Sa-môn Tri Lễ ở núi Tứ minh, đời Tống, soạn
Trong giải thích có ba:
1. Nói về lý do quán tâm:
Ban đầu nêu hai câu hỏi đáp nói về lý do quán tâm, có hai:
Một là nói giải phải do hành thành cho nên đối với tâm tác quán có hai, đầu tiên nêu câu hỏi, trước đã rộng y theo thí dụ phụ văn đương thể, giải thích Kim Quang Minh là nói lên pháp tánh sâu rộng viên dung. Ở đây sao lại lập quán tâm giải thích ư?
Hai là giải thích nêu ra hai, ban đầu giải thích, đoạn văn này phải hiểu được ý cao thấp tâm Phật, mới khỏi nghi tình. Diệu huyền nói Phật pháp rất cao, pháp chúng sinh rất rộng. Tâm ban đầu là khó, tâm Phật và chúng sinh ba pháp này không khác nhau. Quán tâm thì dễ. Nay trên đây chẳng thể khai phát kho báu của tu thân, là nói pháp Phật rất cao. Từ nay muốn trở xuống nói quán tâm thì dễ. Trên đến đây,… tức trước thí dụ… giải thích Kim Quang Minh, mỗi mỗi đều dọc suốt ba vị, bao trùm khắp các pháp. Nói chúng sinh đều như Bồ-đề Niết-bàn, bản tánh đầy đủ. Đây là nói pháp tánh vô lượng sâu xa, mà chỉ là pháp của Phật đã dạo qua. Phật là bậc Thánh.
2. Kim Quang Minh là của báu của bậc Thánh:
Kim Quang Minh là của báu của bậc Thánh. Còn hơn sở hành thanh tịnh của Bồ-tát, đâu phải là trí phần của phàm phu. Nếu chỉ nói về danh cú trên thì không thể quán sát tâm tánh của mình, cho nên đối với bậc Thánh và của báu của bậc Thánh, có lợi ích gì ư? Cho nên dẫn hai dụ, bác bỏ phần nhiều người nghe không quán trí. Chim Anh võ học nói, Điển Lễ chép: Anh võ nói được nhưng chẳng lìa loài chim bay. Tinh tinh nói được nhưng chẳng lìa loài cầm thú. Người mà vô lễ chẳng phải cũng là tâm cầm thú ư? Nay chỉ xưa dụ về không quán, luống học lời Thánh chẳng lìa tâm phàm phu, làm người đếm tiền, kinh Hoa Nghiêm chép
thí như người nghèo cùng, đêm ngày đếm tiền cho người mà tự mình không có nửa đồng.
Nghe nhiều cũng như vậy, nay muốn bình đẳng, nhiếp Phật pháp ở trước vào tâm thành quán, tâm là tâm tánh, hoặc ấm, hoặc nghiệp, hoặc phiền não… Tức tâm địa phàm phu, chính đương thể ba chướng là Kim Quang Minh, cho nên nói châu báu, đây là lập tâm làm cảnh nói về lý. Muốn cho hành giả ngay nơi nghe mà tu, khai phát vật báu Kim Quang Minh tự mình, để tránh khỏi việc học nói đếm tiền.
3. Dẫn chứng Kinh: về dẫn chứng:
Ban đầu dẫn kinh Tịnh Danh: Chư Phật giải thoát là ba giải thoát, cùng mười thứ ba pháp chẳng nhiều chẳng ít. Đây là pháp Phật. nếu duyên Phật tu thì thêm niệm lự, lý khó hiển được, cho nên Phật nói yếu môn giúp các chúng sinh quán tâm hạnh mình là không, giả, trung, thì ba giải thoát đương xứ sẽ phát hiện. Đây là tâm và Phật không khác, quán tâm thì dễ. Lại dẫn giải thích luận. Luận ấy quyển chín mươi ba nói rằng có tuệ không học rộng, cũng không biết tướng thật.
Thí như trong chỗ tối, có mắt mà không thấy, học rộng không trí tuệ cũng không thấy tướng thật, thí như trong chỗ sáng, có đèn mà không soi chiếu, không nghe, không trí tuệ, thí như trâu mình người. Cho nên đại luận chép như người sinh ở biên địa nước An Tức, tuy sinh ở cùng có văn hóa lưu hành cũng không thể giáo hóa, căn chẳng đầy đủ chi chẳng hoàn toàn chẳng biết nghĩa lý, mê đắm tà kiến… đều gọi là trâu mình người. Có nghe có trí tuệ là lời nói nên thọ, như người có mắt mặt trời chiếu sáng thấy các thứ hình sắc. Ở đây cũng như vậy, hoặc nghe trên đây các thứ giải thích Kim Quang Minh, không quán tâm mình, tức là câu học rộng không trí tuệ. Nếu chỉ quán tâm, chẳng nghe thuyết viên dung tức là câu có tuệ, không học rộng, thuộc về mười thứ ba pháp vô lượng sâu xa trên đây. Quán sát tâm tánh hiển bày Kim Quang Minh tức là câu có học rộng có trí tuệ.
Có mắt ba quán thì mắt viên giáo chiếu soi, cho nên thấy tam đế các thứ sắc, hai là nói tâm là hành yếu: Quán phải nghiên cứu tâm, có hai:
Ban đầu hỏi theo tâm sở quán tâm vương nếu y theo ba khoa mà nói đến đi, thì bỏ giới nhập chỉ quán năm ấm. Lại đối với năm ấm mà phân biệt bốn quán thức. Đại sư nói về quán thường luận về phân biệt cảnh, bỏ trượng lấy thước, bỏ thước lấy tấc. Nghĩa đã rất dễ hiểu, cho nên nay chỉ y theo quán tâm làm câu hỏi. Đã nói rằng quán tâm năm ấm trừ sắc cả bốn đều thuộc về tâm. Vì sao bỏ ba mà riêng quán thức nhưng đặt ra câu hỏi này khiến biết quán cảnh chỉ ở thức ấm. nghĩa thứ hai trong bốn ý của Ngài Cô Sơn đầu tiên là bác bỏ văn này rằng: Nay các nhà y theo hành phụ pháp gá việc trong ba thứ quán. Chỉ y theo hành quán để phân biệt ấm cảnh, hai thứ còn lại hoàn toàn chẳng phải quán ấm. Chỉ gá việc nhiếp pháp, nói về lý quán. Nay phụ thêm pháp quán, chỉ nêu nhiếp thẳng ba pháp để quy về ba đế mà phát bỏ câu hỏi về một trong ba quán.
Xét có lẽ là do người sau thêm vào giải thích rằng: nghĩa so sánh lập phụ pháp, quán rằng: Nhiếp tướng các pháp vào một niệm tâm, để làm viên quán. Vả lại một niệm tâm đâu chẳng phải ấm ư? Đã quán sát ấm thì phân biệt có lỗi gì? Pháp Hoa văn cú gá vào núi Linh thứu quán sát năm ấm. Ký nói: các cảnh quán khác chẳng ra khỏi năm ấm. Nay núi này… y theo ấm tiện, cho nên trong các văn nói thẳng cảnh trí. Lại nói: cũng nên ở đây nói về phương tiện chính tu để phân biệt cảnh và tâm. Các quán cảnh đã chẳng ngoài năm ấm, thì biết gá việc và phụ pháp quán, đều là quán ấm. Nói thẳng cảnh trí tức các văn nói quán một niệm tức không, giả, trung. Một niệm là ấm cảnh, tam quán là trí, lại khiến nói ở phương tiện chánh tu phân biệt cảnh và tâm. Phải bỏ suy nghĩ bàn luận mới gọi là phân biệt tâm. Chẳng thể đối với ba khoa mà nói về lấy bỏ, đâu gọi là phân biệt cảnh.
Lại Vương Thành Quán chép: nên như chỉ quán mười thừa mười cảnh trở xuống đều như vậy. Ký chủ ý khiến khi giảng pháp quán này, người muốn tu, phải có ký riêng. Văn phân biệt ấm cảnh và mười thừa… đều có chỉ bày, khiến sơn thành quán, hành pháp đầy đủ, chẳng phế bỏ sự, khiến tự giảng nói toàn bộ chỉ quán. Trí ý của người khác muốn thẳng như thế. Đã noi trở xuống đều như vậy. Tin tưởng các việc gá và phụ pháp quán đều phải phân biệt ấm và nói về mười thừa. Văn kia chẳng phân biệt còn khiến phân biệt. Nay có văn phân biệt thì đâu thành phi nghĩa. Y theo đây mà bỏ câu hỏi về một trong ba quán. Nói về nghĩa sơ thì nghĩa thật chẳng sơ. Vì ông hiểu sơ. Lại nếu nhiếp thẳng ba pháp để quy về tam đế, chẳng cho phân biệt ấm liền là quán tâm, thì thành thiên quán thanh tịnh chân như. Sao lại rất trái tông ư? Cho nên biết người kia đều mê mờ ba thứ pháp quán của một nhà. Như giải thích mười sáu pháp quán của quán kinh, là phi nghĩa của một tâm ba quán, thuộc về ba thứ quán.
4. Nói về ba quán:
Vả lại nghĩa ví dụ rằng: nói về tam quán, nghĩa chỉ có ba thứ, chẳng lẽ quán mầu lại có đường khác. Huống các văn quán tâm đều là chỗ quan trọng của một nhà, nếu hiểu sai thì luống thành bóng bẩy. Đã mất gốc thì còn lại đều là cành nhánh. Kia lại đối với trong Kim Tỳ Ký nói nếu dùng chỉ quán để tiêu sự văn pháp quán, là dùng chỉ quán tùy cơ mà trao, rất trái với di chúc của Đại sư. Di Chúc chép: Chỉ quán không nên truyền trao, ghi riêng, thường nói cho người nghe. Phụ Hành giải thích chúc ý chính là nói tùy cơ tận mặt trao, ý thường chẳng khắp, đời sau chẳng thể làm được. Người ấy hiểu rõ văn phụ hành, thành cái thấy của mình. Vả lại, Phụ Hành giải thích ý tận mặt trao,… đây vì tùy theo Đại sư mà tu tâm, hoặc quán đạo chẳng tiến, hoặc chướng trong ngoài khởi, tất cả lời thưa hỏi. Sư bèn tùy cơ mà trao khẩu quyết, nhất thời được lợi ích ý nhiều chẳng khắp.
5. Người đời sau chẳng thể làm được:
Hoặc người đời sau tâm bệnh đã khác nhau, cho nên chẳng thể làm được. Vì không cần dùng tạm mặt trao chỉ quán mà truyền trao cho người sau. Chẳng phải nói không được. Tựa trong mười quyển có mười cảnh mười thừa tiêu sự pháp quán. Do cảnh quán này chép ở tư ký. Hoặc bài tựa ấy, Chính là dùng tư ký thường nói cho người nghe. Đại sư Nhã Hợp lúc lâm chung có di chúc, nếu hoàn toàn chẳng cho phép tựa chỉ quán thì sắp qua đời vì sao Kinh khê ở Sơn thành quán khiến thực hành phương tiện chánh tu phân biệt cảnh và tâm mười cảnh mười thừa ư?
Lời tựa này có dạy tu Sơn thành quán hay không? Lại nếu cho rằng đây là khai mở tâm giải ấy, chẳng nói khiến người tu tập, vì sao trong văn Diệu Huyền Minh Quán Tâm lại bảo ngay khi nghe liền tu? Thích Tiêm chép hễ nghe một câu thì nhiếp sự thành lý, chẳng đợi quán cảnh mới gọi tu quán. Sao ông lại quay lưng với lời dạy của Ngũ Tổ ư?
Cho nên biết nay ý thứ nhất nói bỏ ba quán một, là phù hợp với ý Kinh khê đối với Sơn Thành quán tận tay trao.
6. Trước quán nội tâm:
Hai là y theo tâm tịnh pháp dung hòa mà đáp, có hai, ban đầu y theo lý tánh, trước quán nội tâm.
Ba chữ của định trên chẳng phải dụ cho pháp này. Pháp tánh đáng quý gọi là kim. Pháp tánh năng chiếu gọi là Quang, pháp tánh năng ích gọi là minh. Nay dùng nghĩa này quán ở thức tâm. Nếu tâm chẳng đầy đủ, nghĩa Kim Quang Minh ấy làm sao đối với tâm ma quán pháp tánh. Văn này có ba, một là y theo quý để nói về kim, muốn nói lên tâm quý, thì trước đối với muôn vật suy tôn người làm quý, từ kém đến hơn. Thấy tâm chẳng mê mờ gọi là linh trí. Linh trí tuy quý mà có ở cả bốn ấm, phân ra khắp tâm vương tâm sở. Hỏi: Đã bỏ ba tâm sở, nay chỉ suy tôn tâm vương là quý nhất. Thức tâm đã quý, cho nên quán tâm vương tức pháp tánh kim.
7. Y theo chiếu mà nói quang:
Y theo chiếu mà nói về quang, quang có hơn kém, cho nên trước nêu kém so sánh với tâm thức, được tên gọi là quang, vì thế quán tâm tức là ánh sáng pháp tánh.
Một là y theo lợi ích để nói về minh, tức có công năng lợi ích cho bốn ấm như sắc ấm… lợi ích sắc ấm là bởi tánh sắc và tâm chẳng hai. Sắc tùy tâm chuyển. Đại phẩm nói Phật hiện sắc tượng vô biên, đều do tánh Bát-nhã trùm khắp. Sắc tịnh cũng vậy, cũng có công năng bình đẳng, nếu tâm vương chánh thì tâm sở cũng chánh, hóa chuyển trần lao, tâm sở chúng sinh, cho nên tâm năng ích. Dùng quán tâm thì pháp tánh sáng tỏ. Ở đây y theo tâm có ba nghĩa như quý… cho nên quán tâm hiển Kim Quang Minh của pháp tánh ba pháp.
Văn này tức là lìa tánh có ba:
Một là Tánh sở quán đã lìa có ba thì trí năng chiếu nhậm vận thành ba. Dụng sở khởi cũng hợp có ba. Văn tuy chẳng nói nhưng hai tu đều có ba. Vì tánh hiển thì nghĩa hợp.
8. Dung chứa khắp chỉ có Quang Minh:
Hai là y theo hợp tu tự dụng thông các pháp. Ở trên nói tâm cảnh tức Kim Quang Minh, nghĩa nên tu tánh ba, mỗi thứ đều có ba. Nay nói dung chứa khắp những chỉ có Kim Quang Minh. Đến sau kiết văn có nói ba chữ. Xét biết đây là tu hai tánh một, văn có lìa hợp, vừa xem thì khó biết. Đây tự có hai, một là dung thông khắp các pháp, lần lượt hiển bày quang minh. Văn này nêu bày, quán thành lý hiển, khắp dung các pháp. Dùng giải thích phục nghi, nghi rằng: nếu chỉ quán thức ấm mà nói về Kim Quang Minh thì đối với tất cả các pháp làm sao có thể dung chứa thanh tịnh.
Cho nên giải thích rằng: Nếu biết tâm vô tâm là quang biết tưởng. Hành vô tưởng, hành là minh… Ý nói thức ấm Kim Quang Minh hiển bày, thì tất cả pháp đều là Kim Quang Minh, cho nên dùng tâm vương, tâm sở, sắc thật giả chánh y và tất cả pháp. Từ hẹp đến rộng lần lượt hiển bày đức của hai tu quang minh. Đối với một tánh để thành ba pháp, biết tâm, vô tâm là quang, tức dùng ba trí quán sát tâm thức. Thấy Kim Quang Minh thể của pháp tánh thì tướng thức tâm là vắng lặng cho nên biết tâm vô tâm. Người biết được thật ba trí này. Nay chỉ hợp thành một quán chiếu trí, cho nên chỉ gọi là quang, biết tưởng hành vô tưởng hành là minh đã dùng hợp một trí quán chiếu. Biết tâm vương này tức là tướng thật, cho nên không có tướng tâm vương là quang.
9. Biết bốn ấm tức là tướng thật:
Nhậm vận có hợp một trí phương tiện. Biết tướng thật tâm sở, không có tướng tâm sở là minh. Đây vì biết tâm sở, tâm vương là quang minh. Lại, dùng trí của quán chiếu biết bốn ấm tâm tức tướng thật, cho nên không tướng bốn ấm là quang, thời nhậm vận có trí phương tiện. Biết tướng thật sắc ấm, không có tướng sắc ấm là minh. Ở đây do biết tâm, biết sắc mà thành quang minh. Lại năm ấm thật pháp đối với người giả… nói về quán chiếu hai trí phương tiện, mà làm quang minh. Lại do chánh báo đối ước y báo, nói về quang minh.
Lại y theo chánh đối với tất cả pháp, nói về ánh sáng. Nghĩa đều như thế. Nói tất cả pháp, tức người giả pháp thật và dùng y báo, đều có tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân duyên, quả báo, bổn mạt rốt ráo đẳng. Đây là do quán thức Kim Quang Minh mà hiển bày, cho nên đối với các pháp nhậm vận quán thành, muốn rõ các pháp mỗi mỗi là kim, mỗi pháp là quang, mỗi pháp là minh, cho nên trải qua các pháp lần lượt nói về hai trí. Nên nghĩa ví dụ nói tu quán thứ lớp phải trước nội tâm. Nếu nội tâm thanh tịnh thì do tịnh này tâm trải qua khắp các pháp, nhậm vận lẫn lộn hòa hợp, đã nói nhậm vận thì biết chẳng gia công.
10. Một tánh kết thành ba pháp:
Ba là y theo hiển, một tánh kiết thành ba pháp. Trên đối với các pháp từ hẹp đến rộng, y theo hai trí lần lượt nêu bày ánh sáng. Mà hai trí sở hiện đều một tánh, tức đương ở kim. Cho nên kiết luận là Kim Quang Minh. Nói quán tâm, nói từ gốc thì hai thứ chánh phụ, mười pháp quán tâm thành hạnh có hai. Ban đầu nêu lên giáo nghĩa làm pháp nương tựa. Ở trên y theo mười thứ ba pháp nói về Kim Quang Minh. Có hai ý, ban đầu thì đồng với các thí dụ giải thích khác. Kim Quang Minh dụ cho mười thứ ba pháp. Kế là phụ văn và dùng đương thể.
Giải thích Kim Quang Minh chẳng phải thí dụ pháp, cho nên mười thứ ba pháp đương thể gọi là Kim Quang Minh. Nay quán giải thích thuận ý trên dưới, cho nên: một là y theo thượng chủng ba pháp luận về Kim Quang Minh, cho nên dùng nghĩa mười thứ Kim Quang Minh, làm pháp sở phụ, bốn pháp nhiếp này nhập tâm thành quán.
Nói quán môn này là hạnh năng hiển. Mười sơ ba đạo, có hai:
a) Một là quán có hai, ban đầu giải thích, có hai, ban đầu y cứ chung vào ba đường nói về viên chánh quán, có hai. Ban đầu gồm thông số chỉ đối với nghĩa báo chướng lật cảnh ba đường. Nói thông số, là tưởng, dục, xúc, tuệ, niệm, tư, thoát, ức, định, thọ. Mười tùy vương này làm ra tất cả việc thiện ác, cho nên gọi là Thông đại địa số.
11. Hỏi đáp về mười pháp quán:
Hỏi: Trước phân biệt cảnh quán bỏ ba quán một, nay sao lại dùng tuệ và các số làm nghiệp phiền não?
Đáp: Nay nói về pháp quán có mười thứ. Chín thứ sau đều từ đức hiền bày. Thể kia vốn dung. Có thể y theo một niệm thức tâm làm cảnh mà tu ba quán. Hiển ba pháp, chỉ có ba đường này từ chướng bị phá, lập ở cảnh quán. Làm mê hoặc sự, thể vốn chẳng dung. Như đối với một thức nói về ba cảnh. Cảnh đã chẳng phân, quán khó thành tựu, cho nên đặc biệt gồm có Thông số làm cảnh của ba đuờng.
12. Hỏi đáp về đường ba đường:
Hỏi: Nếu muốn nói rõ cảnh ba đường sao không chấp khắp năm ấm là khổ, ba độc là phiền não, bảy chi là nghiệp. Sao chỉ tâm vương, tâm sở đối với ba đường như vậy?
Đáp: Nay chỉ đối với ấm cảnh nói về tướng ba đường. Thức thân thì riêng là chủ chung của khổ báo. Cho nên tâm vương thuộc về khổ đạo. Tuệ chia ra thuận nghịch cho nên khởi tham sân, chính là do tuệ số đối với phiền não đạo, các tâm sở tùy theo tuệ gây ra thiện ác, cho nên đem các tâm sở đối với nghiệp đạo. Tuy chẳng phải nghiệp hoặc đương thể mà làm nghiệp hoặc thân y. Thường đi chung với tâm vương, đều có ba nghĩa đạo. Có thể dùng chánh quán để nói về Kim Quang Minh. Hoặc hiện khởi nghiệp phiền não động tác, vì giúp đạo ở dưới là sở quán của năng quán.
b. Hai là y theo viên thừa tức làm chướng hiển bày đức. Vì nói về công phu của diệu quán. Văn này tuy lược nhưng pháp quán đúng nói , trước phải biết ba chữ kim… là pháp, chẳng phải ví dụ. Tức đối với tâm vương, tâm sở cảnh của ba đường, thể Kim Quang Minh ba thứ pháp môn, tức thể tâm vương đáng tôn đáng trọng, là pháp tánh của kim. Thể của tuệ sở tức tịch mà chiếu. Pháp tánh này thầm hợp với lý trí. Thể ở các tâm sở có nhiều lợi ích. Pháp tánh này sáng tỏ tức là dụng của thể. Đây là hai tu quang minh. Đối với kim nhất tánh là ba pháp. Nói đủ về tam pháp thì chẳng phải cô lập. Kim không có quang minh thì chẳng phải nhân viên chứng. Quang mà không có kim minh thì chẳng phải nhân viên liễu. Nói không kim quang chẳng phải viên duyên nhân, chỉ là văn trước số từng hiển bày, cho nên ba đường này lược đối với ba chữ, là hợp ba tướng. Nên phải biết rõ, lấy lìa làm hợp , hợp thể thường lìa. Nói ba chẳng ít, nói chín chẳng nhiều.
13. Hỏi đáp về quán ba đạo:
Hỏi: Ba đạo quán này vì sao chẳng dùng không, giả, trung ư!
Đáp: Tâm vương là kim, ba đế một cảnh. Tuệ số là quang ba trí một tâm, Dư số là minh thời có hai ý. Đối với quả thì ba thoát ứng cơ, đối với nhân thì ba hành bốn trí. Chánh quán này văn rất dón gọn. Vì trong văn này có quán giúp đạo, biệt đối với thân… nói thô về ba đường nói rộng về quán, cho nên một là chánh quán chưa rảnh để trình bày đầy đủ. Từ ba thức trở đi, mỗi thức nói về một tâm ba quán, cho nên nay ba đường lược đối với ba pháp như Kim…
Hai là y cứ riêng ba đường dùng Không để giúp đạo. Nay đối với ba quán lập quán giải thích. Ý ở hành nhân nghe liền tu. Nhưng người mới học thấy ái khắp đầy. Đối với thân, đối với tâm khởi trọng hoặc nghiệp nặng. Hoặc chỉ khiến quán ba chướng, tức đức chẳng phá thì chẳng hiển, tức sinh kiến mạn càng thêm sinh tử. Cho nên Đại Sư đối với cảnh ba đường lược bàn chánh quán, nói rộng giúp đạo.
14. Nói về hai không:
Y theo cảnh giả thật, nói về hai không. Đối với hoặc nghiệp rộng suy ra bốn tánh, khiến kiến tư điều phục, nghiệp lụy chẳng sinh, mới ở chính khoa nói về ba quán diệu. Tâm thô dã dứt, diệu quán có thể tu. Chế lập hữu do không thể nói sai lầm. Đây đối với ba ngôi báu đều nói về quán không. Có ba, một là nói về giả, thật quán khổ đạo có hai. Ban đầu y theo sáu phần quán người giả có ba, ban đầu nêu văn kinh, nêu chung pháp quán. Kia vì quán Phật trước tìm cầu thân mình, vì tướng thật của mình không hai với Phật, cho nên nói cũng như vậy, nay văn lại y theo quán thân, tu pháp quán không. Nếu kiến tư dứt thì ba pháp hiện ra, thân cùng Phật đều là Kim Quang Minh, đâu có gì khác nhau.
15. Sáu phần hợp xứ chấp thành thân kiến:
Kế là đối với hiện cảnh tận cùng theo người gia. Sáu phần: là thân và đầu là hai, bốn chi là sáu. Sáu phần này hợp xứ chấp thành thân kiến. Ngang dọc như vậy, sáu phần là ngang ba đời gọi là dọc quán trí tìm cầu rốt cuộc chẳng thật có. Chấp có tuy dứt, truyền nhập không, trung và song cũng đều song phi. Ba trường hợp này đều y thân khởi đều là thân kiến. Tìm cầu khiến vô lý nên đều chẳng thật có. Có chỗ thân chấp tuy dường như mất, mà vẫn như còn, vời lấy tên gọi. Hoặc chẳng tìm cầu, trở lại sinh kiến hoặc, cho nên dùng tâm sắc trong ngoài trung gian và thường tự có, lấy làm bốn trường hợp. Tuy vời lấy tên gọi đều không thật có, cho nên dẫn Ngài Tăng Triệu tên và vật đều không. Chứng nay chỗ suy cầu thân và tên gọi xưa nay vắng lặng. Nói giả thật đã không, chẳng phải chỉ cho người giả và năm ấm thật pháp, mà chỉ cho thân vời lấy là thật, vời lấy tên gọi là giả, cho nên câu dưới nói danh vật yên ở.
16. Trị đạo giúp mở ra Viên lý:
Kế là nói trị đạo giúp mở ra viên lý. Quán thân là tướng thật, là kim đẳng… vì hành giả này nghe giáo nghĩa ở trước. Nói ba thức, ba đường, ba một viên dung, ba đức bình đẳng, không hai không khác. Là có khả năng tin hiểu thân phần đoạn và kiến tư hoặc đương thể hoàn toàn là pháp môn tánh ác. Chỉ vì chấp tình mà thành chướng nặng. Thật giống như người mù, thân ở trong kho báu, bị vật báu làm bị thương.
Nay tu quán không, giúp đạo công thành, kiến chấp đã luống dối, tức đối với cảnh quán đều thấy tướng thật. Tướng thật của thân là pháp môn Kim, tức thể của tướng thật này có công năng quán chiếu, là pháp môn quang. Duyên theo tâm sở của thân vốn cũng là tướng thật. Nay một là chẳng tùy tình, gọi là tịch chẳng hành, thảy đều chuyển thành hạnh của tướng thật. Là pháp môn sáng tỏ.
17. Y theo năm ấm mà quán pháp thật:
Kế là y theo năm ấm mà quán thật pháp, có hai:
Ban đầu kiết là người không. Quán pháp trên tuy nói sáu phần và dùng năm ấm, nhưng suy thân kiến, ý nói về sinh không, cho nên phẩm Không chép: thân này luống dối, Đại sư chỉ đây là cảnh sinh không, cho nên câu văn nói do ấm thành thân, chấp có ngã nhân, chúng sinh, tuổi thọ, cho nên y theo thân giả làm cảnh sinh không, cho nên nay kiết trước quán thân, quán pháp là quán giả danh. Nếu nay các bộ diễn môn không quán, nhân pháp song quán vì tánh sắc như tánh ngã, tánh ngã như tánh sắc.
Chỉ có phẩm Không của kinh này nói về viên không, tức trước quán sinh không, kế quán pháp không. Văn này thuận kinh trước sinh kế pháp. Do người sơ tâm chấp chướng đạo, cho nên nay đối trị trước rộng tìm cầu phép tắc, cho nên quán thật pháp so sánh mà thôi.
18. Ví dụ quán pháp thật:
Một là ví dụ quán thật pháp. Ví dụ thượng nhân là không, dịch vật chẳng thật có. Trong đây cũng hợp lấy sở không ấm là kim, năng không quán là quang, duyên pháp tâm sở là minh. Tất ứng ví dụ trên.
Hai là y theo ái kiến quán phiền não đạo, có hai, phân biệt chỉ bày cảnh của thân nhân. Giả thật ở trên là quả của thân. Nay tìm cầu thân nhân, nhân có hoặc nghiệp, nghiệp thuộc nghiệp đạo.
Kế đến nói về quán. Nay quán thân nhân còn ở phiền não.
Hai là chánh nói về thể của pháp quán, có ba:
Ban đầu nêu văn kinh, y theo câu phân biệt, có hai:
Ban đầu nêu thẳng văn kinh phân biệt với quán phân tích, nên nói là bất hoại, trong thể quán thông gọi là tùy một tướng. Cái gọi là ai là lời xem xét người, tìm cầu bốn hạng người đương ở bốn trường hợp. Nay chính là nói về hoặc. Nghiệp ở quán sau, cho nên nói hãy đặt.
19. Y theo trường hợp nhân đôi để xem xét người:
Kế là y theo nhân đối, tức chữ ai ở trước để xem xét người.
Tứ quả là quả thứ tư. Giải thoát hữu dư có khả năng phá hoại thân nhân, giải thoát vô dư có khả năng hoại quả của thân, đều là câu hoại. Dòng của phàm tục đều là câu bất hoại. Vương hiến hại, oán đối hoại, tự hại thể, ba hạng người này gọi là hoại quả của thân. Khắp tăng phiền não gọi là bất hoại thân nhân. Câu thứ ba. Hạng người ở ba quả khác người dứt được năm hạ phần, Sơ quả đoạn ba phần, nghĩa là Thân kiến, Giới thủ và Nghi.
Nhị quả, tam quả dứt được hai phần. Cõi Dục tham sân, gọi là hoại thân nhân, nhưng quả thân do năm phần này chiêu cảm thì giống như ở cõi Dục, gọi là bất hoại quả của thân. Đây vì chưa hoại nên còn gọi bất hoại. Hoại chẳng lâu nên gọi là trường hợp thứ tư.
Kế là nói chẳng theo một tướng, trước gọi là hoại đều là quán phân tích. Trường hợp bất hoại ấy tự chỉ cho điều ác của phàm phu.
Cho nên bốn trường hợp đều chẳng thể nhận pháp, vốn bất sinh diệt nên đều chẳng theo tướng một thật. Đó là một.
20. Đối với cảnh hoặc thuận kinh tu quán:
Kế là đối với hoặc cảnh thuận kinh tu quán, có hai: ban đầu suy tìm vốn bất sinh, đây là Đại thừa thể pháp khéo độ, cũng luận ngang dọc. Ngang phá nhân thành, dọc phá nối tiếp, trong phá nhân thành chẳng phải tự bình đẳng. Long Thọ nói: Pháp không tự sinh, phải đợi duyên cho nên pháp chẳng tha sinh, nhân vốn đầy đủ, cho nên pháp chẳng cộng sinh, không có hai phần. Pháp chẳng phải vô nhân sinh, có nhân duyên sinh còn không thật có, huống chi là vô nhân! Kế là phá nối tiếp đầy đủ nên nói chẳng phải niệm trước diệt cho nên khởi.
Chẳng phải niệm trước bất diệt cho nên khởi. Chẳng phải niệm trước vừa diệt vừa bất diệt cho nên khởi. Chẳng phải niệm trước phi diệt phi bất diệt cho nên khởi. Nay nói chẳng phải sinh v.v… Sinh tức bất diệt mà còn chẳng phải song, phi song. Cũng chỉ thiếu trường hợp thứ hai. ngang dọc như thế… một là Kết nêu bày nhân thành nối nhau, cầu tướng bất đắc sinh của tâm. Đã vốn bất sinh nay cũng chẳng diệt, cho nên nói là bất hoại.
Kế là kiết tùy một tướng, người viên giải tu không để giúp đạo đã rõ nhân của thân bất sinh bất diệt thì có khả năng thuận theo tướng thật trung đạo.
21. Nói về trị đạo giúp khai mở Viên lý:
Kế là nói về trị đạo giúp khai mở viên lý, có hai:
Một là nói thể pháp công thành. Vốn vì viên tâm tu không phá chướng. Chánh giúp hợp vận tức đối với phiền não tùy tướng một thật. Sở tùy là là kim, năng tùy là quang, các tâm sở là minh, ba chẳng ngang dọc gọi là khai mở viên lý.
Hai lại nói các quán giúp đạo khác. Hoại thân nhân ấy là tích quán dứt tập. Hoại quả của thân ấy là câu thứ nhất ở trước. Bất hoại quả của thân là câu bốn ở trước. Thể pháp không quán đã rất trợ viên, tích pháp không quán cũng có khả năng trị hoặc. Nếu dùng viên giải hợp mà tu, hoại và bất hoại đều theo một tướng.
Y theo động tác quán nghiệp đạo, có ba, một là nêu văn kinh, nêu chung pháp quán. Ở đây y theo sáu tác quán nghiệp đạo, vì tất cả thiện ác do đây mà phân biệt. Giở chân lên, đặt chân xuống trong sáu thứ thuộc về hành. Tịnh danh chỉ đây là đạo tràng. Chung cho sáu tức, nay là quán hạnh chỗ Phật thành đạo.
Chẳng quán giở chân lên tức không, giả, trung thì làm sao khiến chỗ này là đạo tràng vắng lặng? Làm sao có thể đầy đủ tất cả Phật pháp. Quán nghiệp như thế thì thấy được bờ mé của nghiệp, mới gọi là thuyết đạo tràng của văn kinh. Chỉ vì người sơ học tuy hiểu như thế nhưng ưa chuộng sáu duyên, chấp ngã, ngã sở. Hoặc chỉ chánh quán lại thêm tình chấp, cho nên lập giúp đạo. Vả lại khiến quán không, đối trị hoặc này.
22. Đối với sáu tác thể vốn vô vi:
Kế là đối với lục tác thể vốn vô vi, có hai:
Một là y theo hành duyên mà nói về quán, nghiệp là thân nghiệp, nghiệp là tâm, lấy tâm làm nhân, lấy thân làm duyên. Đơn nhân đơn duyên hoặc cọng hoặc ly, tìm cầu ở giở chân lên, chẳng có tướng giở. Để chân xuống cũng vậy.
Khi quán như vậy thì tướng ngã, ngã sở vắng lặng chẳng khởi. Tất cả nghiệp lụy từ đây thanh tịnh. Ban đầu tâm hành giả được vô giới ý!
Hai là ví dụ dư tác cũng vậy. Vì đứng, ngồi, nằm thì đặt chân ở hành duyên, tức là bốn oai nghi. Lại thêm ngôn ngữ và làm việc, mới thành sáu tác. Chỉ quán xưng là nói, nín, làm việc. Nay nói ngôn ngữ chính là nói về tướng, thật ra im lặng cũng thành nghiệp. Văn tuy thiếu nêu bày nghĩa hợp đều quán.
23. Trị đạo giúp khai mở viên lý:
Kế là nói trị giúp trợ khai mở viên lý. Do giải viên tâm tìm cầu bốn tánh của nghiệp, bốn tánh không xứ, chánh quán hiện ra. Cảnh quán các tâm sở thành Kim Quang Minh. Có ba pháp môn. Hai kiết này là tổng kiết chánh quán của văn trước và để giúp đạo, đều nói lên pháp tánh Kim Quang Minh rồi.
Kế là kiết vị, nếu y theo giáo để nói sáu tức thì thường nói lên pháp tánh cao sâu.
Nếu nay nói sáu tức thì chính là nói về hành nhân toàn tánh khởi tu, quán có thành không? Nhập vị cạn sâu vẫn bày nhân quả, đều là Kim Quang Minh, cho nên sáu đều gọi là tức. Quán thân sơ cho nên tức phải nói sáu. Y theo tức luận sáu thì khỏi sinh thượng mạn, y theo sáu luận thì khỏi sinh lui sụt, không mạn, không lui sụt thì diệu vị sẽ bước lên. Ban đầu lý tức vị nói có tâm, Đại kinh nói: Hễ có tâm thì đều sẽ thành Phật. Nếu kia không có tánh Kim Quang Minh thì làm sao thành Phật. Nói pháp giới, pháp tánh không khác mà khác.
Pháp giới là nói theo chiều ngang, pháp tánh là nói theo chiều dọc. Ý nói lý đủ ngang khắp dọc, nói Kim Quang Minh. Chính là kia chưa có sáu việc như tín hiểu… chỉ có lý tánh Kim Quang Minh đức, cho nên gọi là lý tức. Danh tự nghe kim… gọi là giải liễu sẵn có. Quán hạnh vị tu thành viên quán trần duyên chẳng ngăn cách, cho nên được nối nhau. Ở giai vị Tương tự, nhắm mắt thì thấy, mở mắt thì mất. Giai vị này chưa nhập đạo vô công dụng. Trong ba thứ không lui sụt thì niệm giống như lui sụt, cho nên dùng mở mắt để nói về được mất.
24. Hỏi về quán hạnh còn mất:
Hỏi: Quán hạnh còn thì được, niệm niệm chẳng dừng, tâm tâm nối nhau. Tự vị trị sinh, chẳng trái tướng thật. Kia đối với kim quang mở mắt thì mất phải không?
Đáp: Quán hạnh tương tự tuy đều là viên quán. Thân sơ chẳng giống, được mất khác xa. Quán hạnh vị kia ba hoặc hoàn toàn có mặt. Đối với kia thì sơ quán có công năng làm an nhẫn cho nên nói về nối nhau. Đối với người không có tài năng thì có lui sụt, hoặc tương tự vị kiến tư đã mất. Đối với thân quán mà nói về được mất, hoặc có khả năng phòng hộ thì mau phát chân. Nói nhắm mắt thì thấy, hoặc khởi pháp ái thì có đỉnh đọa, gọi mở mắt thì mất. Chẳng tiến là mất, chẳng phải lùi mới mất. Phản lập ý căn, dường như giải đã lập, cho nên nói trị sinh, chẳng trái tướng thật. Xét kỹ giai vị này chưa phá vô minh, nếu gió vô trụ ngừng gọi là mở mắt thì mất. Phần chân vị khéo nhập xuất trụ Tam-muội Lăng-nghiêm, cho nên mở nhắm đều thấy, rốt ráo rất dễ hiểu. Lý thứ ba của Cô Sơn trái với hữu, có ba:
Một là bác bỏ ở đây.
25. Kim Quang Minh vốn dụ cho ba đức:
Kia nói: Vả lại Kim Quang Minh vốn dụ cho ba đức, văn trước còn tác đương thể để giải thích, mà văn tương tự dịch là mắt thấy tượng vàng để giải thích. Ta biết vãng là, trộm lấy sáu tức của quán kinh, ở đây nói lầm. Kia nói quán sắc thân Phật vẫn ở vị quán hạnh, cho nên nói mở mắt, nhắm mắt nhìn khắp đều là cõi Phật. Ôi đáng lấy làm lạ. Nhậm tác kim tượng dùng nghĩa. Vả lại sớ văn kia là Đại sư đích thân nói. Quán hạnh vị ấy nhắm mắt, mở mắt cảnh giới thường hiện. Sao nay đối với tương tự chứng vị mà nói mở mắt thì mất, nói điên loạn mê hoặc người đời sau. Giải thích rằng hoặc trộm lấy Quán Kinh Sớ thì sẽ không có văn tướng, trở thành trái nghịch. Ở đây thì rõ ràng, văn trái lý thuận, người mê mờ không biết. Sao nay đối với ba đường quán thẳng lý tánh
Kim Quang Minh.
26. Tuy đều là Viên quán nhưng gá cảnh khác nhau:
Hoặc Quán kinh sớ gá vào thân Phật kia mà nói về lý tam đế, tuy đều viên quán nhưng gá cảnh khác nhau. Kia tưởng sắc thân để làm sự cảnh, tức đối với cảnh này tu không, giả, trung để làm lý quán. Cảnh quán tuy đối với một niệm đồng tu, mà sự cảnh ấy là ứng với tướng chúng sanh. Quán trung trước phát cho nên quán hạnh vị nhắm mắt mở mắt thường được thấy Phật. Đây nói lên ba đường, lý Kim Quang Minh bước lên trụ mới phát, cho nên ở giai vị tương tự nhắm thì thấy mở thì mất. Vì dùng mở nhắm để nói lên giai vị này là tương tự chẳng phải chân, vì vị này còn phải tác ý, bước lên trụ mới nhập vô công dụng đạo. Sớ kia tự trái, đối với diệu tam đế, chẳng lẽ như vậy? Lại nữa tự vị nói về mở nhắm, bởi y theo năm thứ mắt chẳng phải chỉ có mắt thường, tức là trong thể có hai hoặc nhậm vận trước trừ, thì hai đế bốn nhãn ở giai vị này trước phát.
27. Lại nói về còn mất:
Nếu sách bốn tức Phật thì hơi giống với chân kiến, cũng mau nhập chân. Gọi nhắm mắt thì thấy, hoặc nhậm vận theo bốn thứ mắt thì khởi pháp ái, gọi là đỉnh đọa, nên nói mở mắt thì mất. Nếu không như thế thì lìa pháp ái là ai? Cho nên phụ hành nói sữa tam đế là diệu sắc chân thiện. Năm thứ mắt mở rộng mới thấy cảnh đế. Ấy là tương tự vẫn thuộc về tối, trong chướng thì vô minh chưa phá. Người kia hoàn toàn mê mờ pháp quán ban-chu. Thân Phật lấy cảnh không… làm quán.
Trong một niệm khó dễ sâu cạn, mà bỏ vọng bác bỏ đây, làm mắt thấy tượng vàng giải thích. Tương tu mở mắt, thì mất quán hạnh đều thấy, gọi là điên loạn. Nếu nói chẳng hiểu sự lý sâu cạn, thì trách điên loạn phải quy về mình. Lại nữa, thấy và chẳng thấy ý chỉ mầu khó biết, như đệ tử bốn tín trong kinh Pháp Hoa nghe kinh tín hiểu, tức hay thấy Phật thường ở Linh sơn. Văn-thù Đẳng Giác chẳng tu Tam-muội, chẳng thấy diệu âm. Kinh này thọ thần gặp Phật lễ tháp làm chúng thắc mắc, cho đến khen Phật, khóc lóc rơi lệ thỉnh Phật hiện thân.
Nghĩa kinh này có một bản không có văn như vậy, người khác cho rằng do người sau thêm vào. Hai quán ba thích có ba:
28. Nêu quán bày lý:
Ban đầu nêu quán bày lý, do người thứ ba pháp đương thể đều có thể gọi là Kim Quang Minh. Do mười thứ ba pháp đều có các nghĩa quý… cho nên nay nói: quán tâm ba thức luận về Kim Quang Minh.
Hai là phụ pháp tác quán, có ba:
– Lược nêu cảnh quán, một niệm tâm cảnh, tức quán không, giả, trung, tức là quán tâm thức đối với ba thức ấy, ba thức xưa nay là ba quán mầu nhiệm. Chín cõi mất gốc, thức theo vọng chuyển chẳng biết bổn tánh.
Nay thuận tánh tu quán. Quán không có tự thể riêng, tức dùng bổn thức để biết bổn thức.
29. Nêu rộng về tướng quán:
– Nêu rộng bày tướng quán, có hai:
Một là nói nhất tâm tam quán, có ba, ban đầu không, ba thức trầm, ẩn tướng nói khó biết, mà chẳng tạm lìa ý thức thứ sáu. Thức này duyên ngoài, cho nên lấy ý căn đối trần làm duyên, tìm cầu ở bốn tánh chẳng ở một chỗ, tức lấy bốn tánh mà làm các duyên. Từ duyên này sinh sinh tức vô sinh, cho nên nói “ta nói tức là không”. Không cô phân biệt tức là thức A-lại-da.
Hai là giả. Các duyên sinh cho nên không vô tánh tướng. Các duyên sinh cho nên thiện ác lừng lẫy, ác là bốn đường. Thiện là trời, người. Chẳng phải thức thiện ác thì có cả bốn Thánh. Bốn Thánh này đều chẳng có thiện ác hữu lậu. Đối với không kia thuận duyên khởi tánh các thứ quán sát.
Nói phi, tức là thuốc và bệnh, đối với không giả lập nên gọi là gượng. Quán này lập pháp tức là thức A-đà-na. Thức này gọi là ý. Dùng thức thức sáu làm thức của ý, gọi là ý căn. Cho nên căn lập thức cũng lập. Trong ba thức thì tâm tánh bất động, xưa nay trung thật, chẳng thể suy nghĩ bàn luận. Mà thể đầy đủ hai thứ công đức không và bất không, cho nên thể và đức thành viên ba thức, cho nên tuy quán không mà bất định không. Tuy quán giả mà bất định giả. Tức thức hiện tiền bặt dứt tướng hai bên, năng sở chẳng đắc, quán này tức là thức Yêm-ma-la.
30. Nói về vọng cả hai chiếu cả hai:
Kế là nói về vong cả hai chiếu cả hai, có hai. Ban đầu nói tức chiếu mà vong, có hai:
Một là y theo nghĩa mà lập. Thức đối với ba thức chiếu ba thức cũng chẳng được ba thức, quán mất ba thức.
31. Dẫn kinh làm chứng:
Hai là dẫn kinh làm chứng. Quán năm thứ như Sắc… tức là quán tục. Quán năm đều như, tức là quán không, quán năm tức tánh, đó là trung quán. Nay đều nói bất quán, tức đối với ba này vô quán vô đắc gọi là y theo ba quán tức chiếu mà vong. Kinh nói năm ấm nay chỉ ở thức vong ba quán.
Hai là nói tức vong mà chiếu, tuy đối với thức tâm quên mất năng sở, mà ba cảnh quán rõ ràng phân minh cho nên nói chẳng lạm. Còn nói song chiếu, vì thức thức như, đó là hai bên. Thức tánh là trung, nay đốn quán tam đế tức trung biên song chiếu. Xét chẳng được ba là song vong.
32. Kết thành phụ giúp:
Kế là kiết thành phụ pháp, quán sát ý thức, tức như tức tánh, là biết ba thức. Nói vừa chiếu vừa diệt là A-đà-na, văn kinh Tịnh Danh chính lấy quán thức làm quán giả. Cho nên văn này thuận theo nghĩa của thức này. Do kiết phụ pháp. Vì sao? Vì thức thứ bảy năng sinh thức thứ sáu nên gọi là vừa chiếu. Thường duyên thức thứ tám cho nên nói vừa diệt, cho nên dùng hai thứ vừa, để kiết quán này, ba kiết pháp phân chia giai vị, so sánh với ba đường ở trên.
Có thể dùng ý biết, tướng một ấy đã rõ, cho nên chẳng nêu bày.
33. Dẫn kinh chứng thành:
Kế là dẫn kinh chứng thành, có ba, ban đầu dẫn việc Tịnh Danh bị bệnh, vốn nói về tâm tức ba đế. Cư sĩ quyền bệnh để thị hiện cho chúng sinh biết ba chướng thật bệnh, gốc thật bệnh chẳng ngoài thông biệt hai thứ kiến tư. Hai thứ kiến tư này đều duyên ba cõi, tức là gốc của hai thứ bệnh phần đoạn và biến dịch. Bệnh thì cần thuốc, tức quán giả. Đối với Không, rất dễ hiểu.
Kế là Dẫn kinh Hoa Nghiêm không sai nói tâm tức Phật tánh. Ban đầu lập ba quán quán một niệm tâm, nói lên ba Phật tánh. Ba quán tức tâm, nghĩa ấy tuy lập, vì sao đối với tâm mà nói ba Phật tánh, cho nên dẫn văn này nói ba thứ không khác nhau, để xét ngã tâm tức là Phật tánh. Tha sinh tha Phật còn đồng với tâm, chẳng lẽ tâm Phật tánh của mình tâm chẳng đúng ư? Đây chứng quán tâm hiển ba Phật tánh. Nghĩa ấy rõ ràng.
Kế là dẫn Ban-chu niệm Phật, nói Phật tức ba đế, có hai:
Ban đầu dẫn pháp dụ, có hai văn. Như văn, hai là giải thích đều thành ba đế, có bốn:
Ban đầu giải thích văn pháp, làm hai phen tiêu, văn để nói lên không giả. Ban đầu đối với một văn mà nói về hai quán. Dùng các chữ như trong câu làm không, tức dùng ngã Phật tâm trong các câu khác nhau, bèn gọi là giả. Kế là dùng hai văn mà nêu bày hai quán. Trong các câu tuy có chữ như, vì ngã, Phật, như khác nhau, nên quán giả, là do không thấy ngã, Phật, như khác nhau, mới gọi không quán. Hai phen thấy Phật đều là trung quán, cho nên biết Phật kia là giác thể của ta, vì có hai đức không giả, nên dùng hai quán, quán hai đức, giúp phát trung quán, Phật liền hiện ra.
34. Hỏi đáp về thấy sắc tướng:
Hỏi: Thể của giác là tâm. Nay thấy sắc tướng đâu chẳng trái nhau?
Đáp: Phải biết bản giác đầy đủ tất cả pháp lìa tướng giới hạn phạm vi, tánh sắc tức trí, trí tánh tức sắc. Duy tâm duy sắc mới gọi là thấy Trung, cho nên thấy Di-đà để làm trung quán.
35. Giải thích dụ văn:
Kế là Giải thích dụ văn. Đối với các dụ chỉ giải thích mộng thấy thức ăn, ngoài ra đều bắt chước theo đây. Song chẳng ngoài pháp tánh tương tự pháp chẳng phải dụ. Đây do tác mộng và để thành quán, đều là năng lực của pháp tánh. Nay dùng làm mộng pháp tánh mà dụ thành quán pháp tánh. Như Thích Tiêm chép: Việc mộng rõ ràng như vậy tức giả, cầu mộng chẳng được tức không, tâm tánh của mộng tức trung.
Ba pháp này chẳng trước sau, chẳng hợp tan, cho nên biết các nhà chú thích ngày nay giải thích ví dụ như thế. Rất có khả năng, huống chi hiển bày nhất tâm tam quán.
36. Nói về chiếu cả hai:
Kế là nói về chiếu cả hai, ban đầu ngã tâm trở xuống lập giả, kế là ngã tâm như hạ lập không, không giả đã lập nếu không quên, thì trung quán chẳng hiển, cho nên trước dùng hai câu bất đắc để quên quán giả, kế là dùng hai câu bất đắc để quên không quán. Hai quán đã vắng lặng, tâm bặt dứt sở duyên, tức thấy Phật Di-đà, trung đạo. Nhậm vận song chiếu, diệu giả diệu không.
37. Nói về Nhất tâm:
Kế là nói về nhất tâm: văn kinh đã nói thường được thấy Phật, Phật là thể của Đại giác trung đạo, chẳng lẽ thấy thể mà chẳng thấy dụng, dụng tức không giả, tức câu thấy Phật vẫn là văn của ba quán một niệm.
Kế là kiết pháp phân biệt vị, tánh đức ba nhân mà làm ba đế. Toàn tánh khởi tu tức dùng ba nhân mà làm ba quán. Đế quán gọi là biệt thể chẳng khác nhau. Cho nên ba quán tức ba Phật tánh, ba tánh đương thể gọi là Kim Quang Minh, Lục vị đều tức, hai là y theo sáu pháp cảnh trí nói Phật tánh, có hai, ban đầu y theo cảnh trí nói Phật tánh. Phụ pháp tác quán chẳng phải hạn cuộc một đường.
38. Nói về Ba quán:
Trước nói ba quán, quán một niệm tâm, hiển bày Phật tánh, cho nên hai chữ Phật tánh đều là pháp được hiển bày. Nay nói chữ Phật dịch là Giác, tức trí năng hiển. Chữ tánh chính là lấy bất biến làm nghĩa, tức lý sở hiển. Đây mới tức chính là hai chữ Phật tánh. Luận về quán cảnh, hành giả nên biết. Một ở đây giải thích nghĩa năng hiển ở trước. Vì sao? Vì văn trước tuy lập năng quán ba quán, nhưng thật chẳng phải tu riêng, thể là giác trí. Nay chữ Phật là năng quán, nêu bày ba quán trước vốn từ tánh khởi. Tánh của giác này tức là sở quán, khiến tu tánh nghĩa ấy hợp một, cho nên sau kiết nói rằng được điều này rất tốt. Tánh gọi là lý cực, tánh của quả Phật là diệu cảnh, lý này chí cực. Như thế tánh đức gọi là vô thượng.
Kế là y theo sáu pháp nói ba nhân, có hai, ban đầu đối hiển ba nhân, nay dùng chữ Phật làm trí năng giác, tức lấy chữ tánh làm lý sở giác. Vì giác pháp nào mà làm lý tánh? Tức chỉ cho sáu pháp, là đối với pháp này dùng giác trí mà nghiên cứu, khiến lý tánh hiển bày. Sáu pháp gồm năm ấm và người giả, dùng sáu pháp này làm ba cảnh.
39. Hỏi đáp về tâm sở:
Hỏi: Trong năm ấm, ba tức là tâm sở. Nay ngoài ấm kia chỉ riêng cho các tâm sở?
Đáp: Tâm vương, tâm sở có cả ba tánh. Nay lấy vô ký, tâm vương, tâm sở và sắc làm cảnh chánh nhân, người giả danh làm cảnh liễn nhân, lấy tâm sở thiện ác làm cảnh duyên nhân như gá vào vương xá lập nghĩa cảnh quán, lấy năm ấm làm xá, tâm vương ở trong đó. Ngài Kinh Khê nói: Lấy tâm vương thiện ác ở trong nhà vô ký. Nay ngoài vô ký ấm, chỉ cho tâm sở thiện ác đối với nghĩa nào mất? Vì trước giải thích cảnh duy nhất tâm, y theo năng quán lập không giả trung, cho nên được đầy đủ ba Phật tánh sở hiện. Nay đối vơi thật pháp lập ký, vô ký và người giả mà thành ba cảnh, đều hiển bày tướng thật tức ba Phật tánh. Vì sở hiện có công năng khiến cho một giác trí thành tựu ba quán, Cảnh quán soi chiếu lẫn nhau, một ba vô ngại, khéo lập nghĩa để thêm vào.
40. Hỏi đáp về tướng thật:
Hỏi: Đối với vô ký ấm hiển bày tướng thật, còn gọi là chánh nhân, nghĩa ấy có thể như vậy. Giả danh các tâm sở kia tên tướng thật. Đối với hai tướng thật kia làm sao gọi là duyên liễu?
Đáp: Phật trí nghiên cứu cùng tận tướng thật các pháp, cho nên cõi nước giả thật, các pháp đều thật. Nay tu Phật trí chẳng lẽ quán hai thứ này mà không gọi tướng thật.
Giả gọi tướng thật đối liễu nhân. Đại luận chép: Bậc Vô thượng trong chúng sinh là Phật. Phật, Hán dịch là Giác, đâu chẳng phải tức là bậc đạt được tục giả danh mà thành Vô thượng, giả danh của Phật, Phật đã là giác. Nay đối với liễu nhân đâu có gì trái. Luận lại nói: Pháp vô thượng là Niết-bàn. Niết-bàn đức dứt chánh thuộc duyên nhân, tâm sở là pháp ấm. Nếu chẳng thể đạt các pháp tâm sở thiện ác thì làm sao hiển được duyên nhân. Nhân quả Đại thừa đều là tướng thật, đâu phải chỉ có tánh chánh nhân là nhân quả ư?
41. Dẫn chứng sáu pháp:
Dẫn chứng sáu pháp, tuy các tâm sở thiện ác chỉ đối với duyên nhân, mà thể chẳng ngoài thật pháp năm ấm. Năm và giả danh mà thành sáu pháp. Vì sáu pháp này đối với ba Phật tánh là chẳng tức chẳng lìa, vì chẳng lìa cho nên sáu pháp hoàn toàn là ba thứ Phật tánh, vì chẳng tức cho nên phải quán sáu pháp phá hai thứ chấp, vì chẳng lìa cho nên phá vô sở phá, vì chẳng tức cho nên không phá mà phá. Vì chẳng lìa cho nên hiển vô sở hiển, vì chẳng tức cho nên vô hiển mà hiển. Lại chẳng lìa cho nên sáu không thể dời đổi, vì chẳng tức cho nên sáu không thể lập, bất khiển bất lập diệu tánh tồn tại. Hai nêu bày ý, trong văn trước còn kiết danh biện vị. Từ tư đắc trở xuống mới chính là nêu bày ý, chỉ dùng hai chữ nêu bày cảnh quán mầu nhiệm, dùng cảnh này quán thể đối với sáu pháp.
Mỗi pháp xứng thật, thấy ở ba tánh, cho nên nói là rất tốt. Ý thứ ba của Cô Sơn có ba.
42. Giải thích Phật tánh:
Bác bỏ phá văn này, lại giải thích Phật tánh rằng Phật là giác trí, tánh là lý cực, dùng giác trí chiếu lý cực. Cảnh trí xứng nhau hợp mà nói gọi là Phật tánh. Vả lại danh từ Phật tánh xuất xứ tự kinh Niết-bàn, do Phật nói ra. Ngài Chương An soạn sớ, Hình Khê bình luận đều nói về tánh nhân người nên có quả người, cho nên gọi Phật tánh. Đại sư đối với điều này lại lập riêng. Chương An, Kinh Khê cũng hợp ý chỉ dùng sự bày nói, đã chẳng như vậy, thì người sau lầm lập, còn nghi ngờ gì? Giải thích rằng trong thí dụ giải thích ở trước thì nghĩa ba Phật tánh, đâu chẳng phải do người nhân có tánh người quả, mà chẳng ngại làm tánh một tu hai tương, khế hợp giải thích.
43. Nói về chấp sai:
Lại, nếu chấp rằng trong đãn tánh có ba, là tánh người quả, bèn thành duyên liễu, tự ngoài riêng tu, đâu được gọi là toàn tu tại tánh, toàn tánh khởi tu. Huống chi Đại sư chẳng nói do người có tánh quả người. Chỉ nói Phật gọi là Giác, tánh gọi là không thay đổi, không thay đổi là chánh, giác trí là liễu, và nay phân đối cảnh trí giải thích. Trái nhau không ít, sao chỉ cho rằng nay trái với kinh riêng lập. Lại, kim Tỳ nói: Nhân chẳng gọi là Phật, quả chẳng gọi là tánh. Kia dùng hai chữ phân đối nhân quả. Vì nêu bày nhân quả, hai mà chẳng hai, nay dùng hai chữ phân đối cảnh trí. Muốn làm sáng tỏ cảnh trí hai mà chẳng hai, hễ luận quán pháp, nếu kia chẳng dùng quả giác làm quán thì chẳng phải viên hành. Nếu kia không dùng tánh của tức giác làm cảnh sở chiếu thì chẳng phải cảnh mầu nhiệm, chẳng phải cực lý. Nên biết nay lập cảnh trí chẳng hai, gọi là Phật tánh, chính là đồng với nghĩa Phật tánh nhân quả chẳng hai, Kim Tỳ đồng. Nghĩa ấy đã đồng, thì đâu được gọi là trái kinh lập riêng ư? Đã chẳng lập riêng thì đâu cần chỉ ra để nói ư? Phổ Môn huyền nói tánh đủ ba quán, đã dùng quán này chiếu soi tánh làm cảnh.
44. Tánh đủ quả giác thì cảnh là tánh chiếu:
Nay tánh có đủ quả giác thì chẳng lẽ không dùng tánh chiếu làm cảnh. Nay phụ pháp quán chỉ phụ pháp của hai chữ Phật tánh, lập quán lập cảnh, cho nên năng sở hai mà chẳng phải hai, chẳng biết sự nhiệm mầu này, bác bỏ là dịch lầm. Buồn thay! Buồn thay! Người kia tuy dẫn nhân có tánh quả, mà chẳng thể tin quả giác là quán. Quán đối với sáu pháp hiển bày tánh của giác, luống nghe người ở nhân có tánh quả người. Hoàn toàn không thể dùng có ích gì ư? Diệu Lạc nói: Quả lý ở hành, mới gọi đẳng tứ. Lại, ý của quán ý này hoàn toàn đồng với phổ môn Huyền Nghĩa đã nói. Kia nói: quán người không là liễu nhân chủng.
Thích luận chép: Bậc Vô thượng trong chúng sinh là Phật. Phật là Giác. Thỉ giác người không, chung giác pháp không, kia chỉ cho quả giác là liễu người phải chăng? Tức dùng quả giác làm quán trí phải chăng? Sở giác nhân pháp là sáu pháp phải chăng? Nhị không sở hiển là tánh của giác phải chăng? Văn kia cũng là người sau thêm vào ư? Nên biết hai chữ phân đối cảnh trí là diệu vô tận. Vì sao? Tức lấy quả Phật làm sơ tâm quán trí, là hạnh Như lai. Dụng tức là giác của tánh, chẳng phải tu riêng duyên liễu, chiếu tức là tánh của giác chẳng phải cảnh ngoài tâm. Như thế mới gọi là Phụ Phật tánh pháp tu viên quán, nhưng nhờ diệu thú kia mà tìm tên gọi, làm sao chẳng quái lạ cho được.