PHẬT NÓI KINH DU GIÀ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Tây Thiên Dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Tán Đại Phu Thí Quang Lộc Khanh_ Minh Giáo Đại Sư (kẻ bầy tôi là) PHÁP HIỀN phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THỨ TƯ

ẤN TƯỚNG ĐẠI CÚNG DƯỜNG NGHI PHẨM THỨ SÁU

Bấy giờ Đức Thế Tôn Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng: “Nay ông hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói Pháp Ấn Tướng bí mật được sinh ra từ Đại Trí của ba Kim Cương. Nếu người trì tụng y theo Pháp kết Ấn thì hay diệt tất cả nghiệp tội, lại hay quán tưởng chân lý liền được chứng nơi Vô Thượng Bồ Đề, huống chi là cầu riêng việc thành tựu”

_Lại nữa, Pháp tác Ấn Tướng. Trước tiên hai tay nắm Quyền, dựng đứng hai ngón cái bằng nhau. Đây là Đại Biến Chiếu Như Lai An Thân Ấn

_Chẳng sửa Ấn trước, đưa ngón cái trái vào trong lòng bàn tay, dựng đứng ngón cái phải. Đây là Vô Lượng Thọ Phật An Ngữ Ấn.

_Chẳng sửa Ấn trước, đưa ngón cái phải vào trong lòng bàn tay, dựng đứng ngón cái trái. Đây là An Súc Phật An Tâm Ấn.

_Lại dùng hai tay nắm quyền, dựng đứng ngón trỏ trái đưa vào bên trong Quyền. Đây là Đại Biến Chiếu Như Lai Căn Bản Ấn

_Lại nữa, ngồi Bán Già buông thõng bàn chân trái, tay trái an ở vành rốn, rũ bàn tay phải chạm đất. Đây là A Súc Phật Căn Bản Ấn

_Chẳng sửa Ấn trước, tay phải làm tướng Thí Nguyện. Đây là Bảo Sinh Phật Căn Bản Ấn

_Chẳng sửa Ấn trước, đem hai tay an ở vành rốn như tướng Thiền Định. Đây là Vô Lượng Thọ Phật Căn Bản Ấn

_Chẳng sửa Ấn trước, đem tay phải làm tướng Vô Uý. Đây là Bất Không Thành Tựu Phật Căn Bản Ấn

_Lại nữa, hai tay tác Kim Cương Phộc, dựng đứng hai ngón giữa như cây kim. Đây là Tát Đoả Kim Cương Bồ Tát Ấn

_Chẳng sửa Ấn trước, hơi co lóng đầu của hai ngón giữa như hình báu. Đây là Bảo Kim Cương Bồ Tát Ấn

_Chẳng sửa Ấn trước, hai ngón giữa làm cái vòng như hình hoa sen. Đây là Pháp Kim Cương Bồ Tát Ấn

_Chẳng sửa Ấn trước, hai ngón giữa làm cái chày Yết Ma. Đây là Yết Ma Kim Cương Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay chắp lại, hai ngón trỏ vịn đầu hai ngón cái như hình con mắt. Đây là Phật Nhãn Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay tác Kim Cương Phộc, giương duỗi hai ngón giữa, hai ngón trỏ vịn lóng thứ ba của hai ngón giữa như hình Kim Cương. Đây là Ma Ma Chỉ Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay chắp lại, khiến mười đầu ngón tay đều chẳng dính nhau, hơi co như hình hoa sen. Đây là Bạch Y Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay chắp lại, hai ngón trỏ vịn móng hai ngón giữa, hai ngón cái vào trong lòng bàn tay như hình hoa Ưu Bát La. Đây là Đa La Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay chắp lại, hai ngón trỏ vịn ở lóng giữa của hai ngón giữa như cái vòng, hai ngón cái an hai bên. Đây là Tôn Na Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay tác Kim Cương Phộc, hai ngón trỏ và hai ngón cái đều hơi co lóng đầu. Đây là Bảo Quang Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay giương duỗi, hai ngón vịn móng hai ngón út, các ngón còn lại chẳng dính nhau như hình Kim Cương. Đây là Tần My Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay nắm Kim Cương Quyền, ngón út và ngón trỏ cùng giao nhau như cái khoá. Đây là Kim Cương Toả Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay nắm Quyền, hai ngón cái và ngón út như cây kim, hai ngón giữa và ngón vô danh cùng ngược lưng nhau, co hai ngón trỏ hướng về ngón cái như cái vòng, ngón cái cũng hơi co như bánh xe (luân). Đây là Diệm Ma Đắc Ca Minh Vương Ấn

_Lại nữa, tay trái nắm Kim Cương Quyền an ở trái tim, dựng đứng ngón trỏ, tay phải như thế tát tai (quặc: bợp tai). Đây là Bát La Nghiên Đắc Ca Minh Vương Ấn

_Lại nữa, hai tay nắm Kim Cương Quyền, hai ngón út cùng giao nhau như cái khoá, hai ngón trỏ cung lưng như cây kim an ở trên trán. Đây là Bát Nạp Man Đắc Ca Minh Vương Ấn

_Lại nữa, hai tay: ngón cái vịn móng ngón út, các ngón còn lại như hình Kim Cương, hai tay cùng giao nhau, an ở trên bắp tay. Đây là Vĩ Cận Nan Đắc Ca Minh Vương Ấn

_Lại nữa, tay trái:ngón cái, ngón vô danh và ngón út cùng vịn móng ngón như cái vỏ kiếm. Tay phải như thế lấy cây kiếm. Đây là Bất Động Tôn Minh Vương Ấn

_Lại nữa, hai tay nắm Kim Cương Quyền, tay phải ngay bên trên, hai quyền cùng ngược lưng nhau, hai ngón út cùng giao nhau như cái khoá, dựng đứng hai ngón trỏ như thế Giáng Phục. Đây là Trá Chỉ Minh Vương Ấn

_Lại nữa, tay trái nắm Kim Cương Quyền an ở trái tim, dựng đứng ngón trỏ. Tay phải giương duỗi, cũng dựng đứng ngón trỏ như thế cây gậy (trượng thế). Đây là Nễ La Nan Noa Minh Vương Ấn

_Lại nữa, đem tay trái an ở trái tim, tay phải nắm quyền như thế múa quyền. Đây là Đại Lực Minh Vương Ấn

_Lại nữa, hai tay đều nắm quyền: hơi giương duỗi ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa như thế bóc hoa (khai hoa). Đây là Từ Thị Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, chắp hai tay lại, ngón trỏ vịn móng ngón vô danh như thế hoa Ưu Bát La. Đây là Diệu Cát Tường Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, đem tay trái an ở vành rốn, tay phải như thế con von. Đây là Hương Tượng Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, tay trái nắm quyền dựng đứng như cây phương, tay phải như thế cây phan. Đây là Trí Tràng Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, ở nơi Hiền Toạ, chắp hai tay lại an ở trái tim. Đây là Hiền Hộ Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, giương duỗi hai bàn tay như thế con rùa đi (quy hành), ngón tay móc ở bên trong lòng bàn tay. Đây là Hải Ý Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, tay trái nắm Kim Cương Quyền an ở trái tim, tay phải làm tướng Thí Nguyện. Đây là Vô Tận Ý Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, tay trái nắm quyền an ở vành rốn, tay phải làm thế búng ngón tay. Đây là Biện Tích Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay như hình hoa sen tròn đầy. Đây là Đắc Đại Thế Chí Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay làm thế tách bung ra (trách tán: xé tan ra). Đây là Trừ Nhất Thiết Tội Chướng Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay chắp lại như thế đánh ném. Đây là Phá Nhất Thiết Ưu Ám Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay giương duỗi như thế lửa rực. Đây là Sí Thịnh Quang Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, tay phải làm tướng Thí Nguyện, tay trái như thế vành trăng. Đây là Nguyệt Quang Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay như cầm bình Át Già, làm thế quán đỉnh (rưới rót lên đỉnh đầu). Đây là Cam Lộ Quang Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, tay trái nắm Kim Cương Quyền an ở vành rốn, tay phải cũng nắm quyển như thế chuyển xoay sờ chạm hư không. Đây là Hư Không Tạng Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, giương duỗi tay trái. Đem ngón trỏ, ngón cái của tay phải an trong lòng bàn tay trái. Đây là Trừ Cái Chướng Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, tay trái nắm Kim Cương Quyền an ở trái tim, dựng đứng ngón trỏ. Tay phải cũng nắm Kim Cương Quyền như thế múa quyền, hiện tướng phẫn nộ. Đây là Bát Lan Na Xá Phộc Lý Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, tay trái: ngón cái và ngón trỏ như thế cầm giữ vật. Tay phải như thế cầm cây kim. Đây là Nhật Tiền Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay như hình đầu rắn an trên đỉnh đầu như thế dù lọng, hơi hiện tướng phẫn nộ. Đây là Nhương Ngu Lê Bồ Tát Ất, hay trừ tất cả chất độc

_Lại nữa như Trá Chỉ Minh Vương Ấn lúc trước, dựng đứng hai ngón trỏ. Đây là Giáng Tam Giới Minh Vương Ấn

_Chẳng sửa Ấn trước, co ngón ngỏ phải như móc câu, hiện tướng phẫn nộ. Đây là Kim Cương Minh Vương Câu Ấn. Dùng Ấn này có thể thỉnh triệu tất cả Như Lai

_Lại nữa, hai tay nắm Kim Cương Quyền, co ngón út như răng nanh, hai tay cùng giao nhau an ở cửa miệng như răng nanh với le lưỡi, hiện tướng phẫn nộ ngó nhìn. Đây là Kim Cương Nha Minh Vương Ấn

_Chẳng sửa Ấn trước, co hai ngón út hai ngón trỏ như thế câu móc, hiện phẫn nộ ngó nhìn. Đây là Kim Cương Noa Cát Nễ Ấn

_Lại nữa, hai tay nắm Kim Cương Quyền, giương duỗi hai ngón trỏ. Hai tay cùng giao nhau ở trên đầu tách bung ra. Đây là Mạn Noa La Ấn

_Chẳng sửa Ấn trước, khoảng rất lâu cũng tách bung bàn tay. Đây là Khai Môn Ấn

_Lại nữa, hai tay nắm quyền, hai quyền giao nhau làm thế cặp hông, hiện phẫn nộ ngó nhìn, nhiễu theo bên phải mà đi. Đây là Phá Nhất Thiết Ác Diệu Ấn

_Lại nữa, úp bàn tay trái xuống, duỗi bàn tay phải che trên lưng bàn tay trái, dao động hai ngón cái. Đây là A Tu La Chú Pháp cập Giáng Phục A Tu La Nữ Ấn

_Lại nữa, hai tay đem ngón cái và ngón út giau nhau như cái khoá, các ngón còn lại như thế cây phan, hiện tướng Đại Phẫn Nộ. Đây là Phộc Nhật-La Bá Đa La Minh Vương Ấn

_Lại nữa, tay trái nắm Kim Cương Quyền, giương duỗi ngón trỏ. Đây là Kim Cương Quyết Ấn

_Lại nữa, hai tay tác Kim Cương Phộc, giương duỗi hai ngón trỏ như thế đóng cọc. Đây cũng là Kim Cương Quyết Ấn

_Lại nữa, tay phải nắm quyền như thế đóng nện. Đây là Trùy Ấn cũng thành Cốt Đoá Ấn

_Lại nữa, hai tay nắm Kim Cương Quyền, giương duỗi hai ngón trỏ lại như thế Kim Cương Phộc. Đây là Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Phộc Ấn

_Lại nữa, hai tay nắm Kim Cương Quyền, lại làm thế múa quyền. Đây là Kim Cương Cật-La Ca Tả Ấn

_Lại nữa, hai tay như thế cầm giữ mặt trăng, sờ chạm khuôn mặt, lại giương duỗi, hiện phẫn nộ ngó nhìn. Đây là Thiểm Điện Sí Thịnh La Sát Nữ Ấn

_Lại nữa, hai tay cùng giao nhau như cái khoá, dựng đứng ngón trỏ và ngón cái như thế cầm cây đao. Đây là Kim Cương Đao Ấn. Ấn này hay chận dừng mưa gió

_Lại nữa, hai tay nắm quyền, co hai ngón trỏ như cái vòng, hiện tướng Đại Phẫn Nộ, lại giương duỗi hai bàn tay. Đây là Phá Hoại Tha Chú Pháp Ấn

_Lại nữa, hai tay úp ngón cái vào trong lòng bàn tay, các ngón còn lại dao động như lông đuôi cánh chim, đứng một chân, le lưỡi, hiện phẫn nộ ngó nhìn, tụng liên tiếp chữ Hồng (Hū ), y theo Pháp bước đi. Đây là Kim Sí Điểu Ấn. Kết Ấn này thời hay giải được chất độc của ba cõi

_Lại nữa, hai tay nắm Kim Cương Quyền, lại như thế bắn tên bốn phương. Đây là Kim Cương Tiễn Ấn. Ấn này hay phá hoại quân nơi khác

_Lại nữa, hai tay nắm quyền, hai ngón giữa như cây kim, lại co như hình báu, giương duỗi hai ngón cái vịn móng hai ngón trỏ như cái vòng. Đây là Phật Luân Ấn. Ấn này hay cứu nạn Quân Trận

_Lại nữa, tay trái nắm quyền, ngón giữa như cây kim. Tay phải như hoa sen nở rộ. Đây là Ha La Hạt La Bồ Tát Ấn

_Lại nữa, hai tay nắm quyền, hai ngón út giao nhau, hai ngón trỏ như cây kim cùng ngược lưng nhau an ở trên trán. Đây là Hứ Lỗ ca Minh Vương Ấn. Ấn này đi vào rừng Thi Đà hay phá các Quỷ Thần

_Lại nữa, tay trái như thế cầm đầu lâu, tay phải như cầm cây Tam Xoa. Đây là Tự Tại Thiên Ấn

_Lại nữa, giương duỗi tay trái, các ngón tay chẳng dính nhau như thế Vô Uý, đưa ngón cái vào bên trong lòng bàn tay. Tay phải nắm quyền dựng đứng như thế cầm cây bổng báu. Đây là Na La Diên Thiên Ấn

_Lại nữa, giương duỗi hai bàn tay như hình hoa sen. Đây là Đại Phạm Thiên Ấn

_Lại nữa, hai tay tác Hoa Hợp Chưởng. Đây là Nhất Thiết Tộc Mẫu Ấn

Như vậy, Ấn Tướng mà hàng Tát Đoả Kim Cương, bốn Thân Cận Bồ Tát đã kết sẽ đồng với Quán Đỉnh Ấn. Như vậy A Xà Lê tuỳ theo Ấn Pháp của các Hiền Thánh trong Mạn Noa La, mỗi mỗi biết rõ xong.

_Lại đối với Mạn Noa La Bí Mật Cúng Dường Viên Mãn nên biết rõ. Hết thảy (Lāsī), Man (Mālā), Ca (Gītā), (N tyā), Hương (Dhūpa), Hoa (Pu pa), Đăng (Āloka), Đồ (Gandha)…Tuỳ theo Bồ Tát ấy, mỗi mỗi đều cúng dường, làm thế dâng hiến vật. Như vậy mọi loại trang nghiêm với mọi loại quần áo thù diệu, phướng, phan, dù, lọng, nước Át Già… thảy đều làm thế dâng hiến vật xong, tay cầm chuông, chày liền rung lắc chuông để mở cửa Mạn Noa La.

Tụng Chân Ngôn này là:

“Án, phộc nhật-la kiện trí, la noa (1) bát-la la noa (2) tam bát-la la noa (3) một đà, sất đát-la, tả lý nễ (4) bát-la nghê-dã, bá la di đa (5) na nại bà bà phệ (6) phộc nhật-la đạt la, hột-lý na dã (7) tán đô sát ni (8) hồng hồng hồng (9)”

Khi A Xà Lê tụng Chân Ngôn này xong, dùng tay phải cầm chày Kim Cương, tay trái rung lắc chuông, liền dùng Ca Tán cúng dường Hiền Thánh.

Như vậy y theo Kim Cương Đại Thừa (Vajra-mahā-yāna) làm cúng dường tối thượng xong thì chư Phật, Hiền Thánh thảy đều vui vẻ.

Lúc đó, các Như Lai liền nói Tụng là: “_Nếu người đoạn trừ các nghi ngờ

Thường làm Bồ Đề Quán Tưởng Hạnh

Luôn dùng thân miệng ý trong sạch

Cúng dường Hiền Thánh là tối thượng

_Nếu người chẳng chặt các nghi ngờ

Mà lại tin trọng Duyên Giác Thừa

Tu tập Tiểu Thừa Thanh Văn Giáo

Người ấy cúng dường chẳng tối thượng

_Y Pháp cúng dường các Như Lai

Thánh Hiền vui vẻ, khen hiếm có!

_Bấy giờ chư Phật Như Lai khen Biến Chiếu Phật (Vairocana-buddha) rằng: “Lành thay! Lành thay! Hay vì chúng sinh phân biệt, hiển bày Pháp Du Đà Đại Giáo Bồ Đề”. Rồi nói Tụng là:

“_Kim Cương Biến Chiếu Viên Minh Trí

Tuỳ cơ mở diễn Môn Đại Thừa

Hay khiến đoạn trừ Tham Sân Si

Quán tưởng Bồ Đề, Lý vi diệu

Lành thay! Pháp Đại Thừa vô thượng

Thâm sâu rộng lớn cứu Quần Sinh

Như vậy kho báu Pháp chân thật

Phật Đại Giác ấy hay tuyên nói”

_Khi ấy, các Bồ Tát nghe chư Như Lai phát ra âm thanh vi diệu tụng tán Phật xong, đều rất vui vẻ, cũng dùng Già Đà (Gāthā:Kệ Tụng) khen Đức Biến Chiếu Phật rằng:

“Thân Phật vô biên không sinh diệt

Không trụ, không nói, không văn tự

Tịch Diệt lìa Tướng như hư không

Có Tướng là Phật phương tiện nói

Giáo Tướng đã nói, Phước đều sinh

Dẫn đường khiến lên Bồ Tát Vị (địa vị Bồ Tát)

Bồ Tát được ở trong cõi Phật

Đều do Tam Ma Địa bí mật”

_Khi chư Phật với Đại Bồ Tát đều dùng Già Đà khen ngợi Phật xong. Lúc đó Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai nói Diệu Ca Tán

“Phộc nhạ hổ nhạ noa nhất (1) tô ha, ô bát đế (2) bà phộc vĩ bà võng (3) mạt hổ, ô bát đế (4) nhạ hinh phệ lỗ, a nỗ (5) bát trà mô cương lệ (6) thú đà, vĩ thú đề (7) ninh di, a một đề (8) mạt hổ, vĩ ha lỗ vi-dựng (9) mãn đà, hô ma lãng (10) bát na ma ha đương đương (11) ma dã nhạ lãng (12) phộc ngỗ bát bán tế (13) sỉ ô lộ y tát lỗ (14) tát lý-vi, át khiết lý bàn ny, ô du tát lỗ (15) nỉ noa, a nỗ nại di át ô (16) tát hứ, ô ma nễ vi (17) mạt hổ, vĩ ha lý đề (18) y noa hứ, a cô vi (19) nhương hứ át noa la, a nỗ (20) tô la, át tát ha phệ (21) nhập-vũ vĩ nhất, át tát thể (22) tát mạo đề, át ô bà phệ (23) na hứ noa hát thể (24) yết lý, tẩy phộc nho (25) phộc di kiện tra la ni, a tô tát nho (26) tát a la nễ vi (27) di lý, a phộc nho, tam ma dạ, bá vi (28) cát lý, a cát nho (29) y ca lăng nga noa (30) phộc phộc noa hát tha (31) vi, a nỗ la, a noa (32) tô la, a tát mạt tha (33) đế, a cô phệ (34) bát la hổ ma lệ (35) đát hinh tả, ô đề vẫn đạt nhất (36) tô la, a phộc noa (37) nho y hinh nghê (38) y hinh nho bà vãn đế (39) tô la, a phộc nhạ hổ (40) đế tốt hổ bá vãn đế (41)”

Khi ấy, Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai nói Diệu Ca Tán này xong, lại nói Cúng Dường Chân Ngôn là:

“Án, a nậu đát la (1) tát lý-phộc bố nhạ, di già (2) ô nột-nga đế, tắc-phà la, hứ hàm (3) nga nga na cương, hồng (4) phát tra, sa-phộc hạ (5)”

Khi người trì tụng, tụng Chân Ngôn này ba biến xong, thời tưởng Cúng Dường này đầy khắp hư không, liền thành tất cả cúng dường, dâng hiến lên tất cả Hiền Thánh, đều rất vui vẻ.

 

PHẬT NÓI KINH DU GIÀ ĐẠI GIÁO VƯƠNG QUÁN TƯỞNG BỒ ĐỀ TÂM ĐẠI TRÍ

PHẨM THỨ BẢY

Bấy giờ tất cả Như Lai với các Bồ Tát, khác miệng đồng âm, khuyến thỉnh Đức Thế Tôn Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai: “Nguyện xin Từ Bi diễn nói Pháp Vô Thượng Đại Giác Bồ Đề Tâm thâm sâu”

Khi ấy, ĐứcThế Tôn nhận sự thỉnh cầu ấy, rồi bảo Chúng rằng: “Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Nay Ta sẽ nói”

Đức Phật nói: “Tâm Bồ Đề này tức là thân tướng, Tính của thân tướng trống rỗng (Śūnya:Không) tức là Chân Bồ Đề. Thân đã không có lời nói riêng thì Tướng cũng như thế”

Lúc đó, chư Phật Như Lai nghe Đức Phật nói xong, thời trụ trong tướng ba mật thân miệng ý của tất cả Như Lai, Tâm lìa lấy, bỏ (thủ xả) rồi nói Tụng là:

“Hiếm có! Thân Ngữ Tâm Phổ Hiền

Vốn không sinh diệt cũng không dính

Thể không văn tự với các Tướng

Xa lìa Hý Luận, dứt phân biệt”

_Khi chư Phật nói Tụng này xong, thời Đức Thế Tôn A Súc Như Lai nhập vào Ngữ Tướng Kim Cương Tam Ma Địa. Từ Định xuất ra xong, nói: “Tâm Bồ Đề vốn lìa sinh diệt, trong sáng thanh tịnh như hư không”. Rồi nói Tụng là:

“Tâm Bồ Đề vốn không sinh diệt

Tính tịnh, không Pháp, không chỗ nhận

Không dính, không nhiễm như hư không

Đấy tức Tâm Bồ Đề bền chắc”

Như vậy, A Súc Như Lai nói Tụng này xong.

_Bấy giờ Bảo Sinh Như Lai nhập vào Nhất Thiết Như Lai Vô Tướng Kim Cương Tam Ma Địa. Từ Định xuất ra xong, nói Bồ Đề Tâm Tụng là:

“Tính này xưa nay không có Tính

Không tướng, Thể Vô Vi ngưng tịch (rất yên lặng)

Pháp này nguyên từ Vô Ngã sinh

Đấy tức Tâm Bồ Đề bền chắc”

Như vậy, Bảo Sinh Như Lai nói Tụng này xong.

_Khi ấy, Vô Lượng Thọ Như Lai nhập vào Tối Thắng Sí Thịnh Kim Cương Tam Ma Địa. Từ Định xuất ra xong, nói Bồ Đề Tâm Tụng là:

“Pháp Giới xưa nay không chỗ sinh

Lặng yên không Tính cũng không Tướng

Thông thuận Lý Không, không bờ mé

Đây tức Tâm Bồ Đề chân thật’

Như vậy, Vô Lượng Thọ Như Lai nói Tụng này xong.

_Lúc đó, Bất Không Thành Tựu Như Lai nhập vào Vô Thượng Trí Kim Cương Tam Ma Địa. Từ Định xuất ra xong, nói Bồ Đề Tâm Tụng là:

“Tự Tính các Pháp đều thanh tịnh Xưa nay vắng lặng không chỗ có

Cũng không Bồ Đề, cũng không Phật

Với Chúng Sinh và Thọ Mệnh ấy

Có thấy như mộng, như huyễn hoá

Thấy cái không thấy cũng như thế

Lìa , lìa không, quên lấy bỏ (thủ xả)

Đấy tức Tâm Bồ Đề bền chắc”

Như vậy, Bất Không Thành Tựu Như Lai nói Tụng này xong.

_Bấy giờ các Đại Bồ Tát của nhóm Từ Thị Bồ Tát nghe các Như Lai dùng Thân Ngữ Tâm Kim Cương nói Pháp Tâm Bồ Đề thanh tịnh, thời khen : “Chưa Từng Có!”, rồi nói Tụng là:

“Chỉ Phật, Tối Thượng Tôn

Khéo nói Pháp vi diệu

Pháp từ Vô Ngã sinh

Cúi lạy Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)

Chữ từ không chữ sinh

Phật từ Vô Tướng hiển

Tất cả như huyễn mộng

Cúi lạy Tâm Kim Cương (Vajra-citta)”

Như vậy, nhóm Từ Thị Bồ Tát nói Tụng này xong

_Khi ấy, Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai lại nói Pháp quán tưởng. Người trì tụng trước tiên ngồi Kiết Già, quán tưởng Xứ (Ở mỗi một Sự, Lý không có trái ngược nhau) và Phi Xứ (Ở mỗi một Sự, Lý có trái ngược nhau) trong năm nẻo, dùng Tịnh Tam Nghiệp Chân Ngôn thanh tịnh đều khắp, khiến trụ Pháp trong sạch (tịnh Pháp). Sau đó tưởng Bản Tâm mình là chữ Hồng (Hū ), chữ Hồng biến thành thân Phật, Thân Phật tức là thân của mình, hiện thế Cống Cao dùng Kim Cương Câu (Vajā kuśa) thỉnh triệu Hiền Thánh xong, rồi hiện Tam Muội làm Pháp Kết Giới, sau đó y theo Pháp hiến toà ngồi với hiến mọi loại cúng dường của nhóm Át Già khiến cho tất cả Hiền Thánh sinh đại hoan hỷ, sau đó tự làm Pháp tương ứng

Đây có ba loại. Một là cầu xin chư Phật Từ Bi gia hộ, tưởng chữ vi diệu hoá thành tướng Phật. Hai là khởi Tâm Bồ Đề thanh tịnh của bản thân mình thành Đại Trí. Ba là Tướng Phật đã thành với nhóm Bồ Tát, y theo Pháp biết rõ Ấn Tướng viên mãn. Như vậy đầy đủ ba loại Nghi Pháp tương ứng. Khoảng sát na, Thần Thông biến hoá thành Đại Trí rốt ráo.

_Lại nữa, người trì tụng trước tiên an trụ Tam Muội xong, phát Tâm Đại Bồ Đề tẩy trừ sự dơ bẩn của Tâm, tụng Tịnh Tam Nghiệp Chân Ngôn, trong một sát na, sự dơ bẩn của Tâm được thanh tịnh. Dùng Uy Lực của Chân Ngôn khai phát Tâm Bồ Đề, quán tất cả Pháp như huyễn, như hoá, Bản Tự Tính trống rỗng, không có bền chắc

Y theo Tâm Bồ Đề này, tưởng làm vành trăng. Ở trên vành trăng, tưởng có chữ Án (O ) làm Thân Kim Cương. Tiếp theo tưởng chữ A (Ā ) thành Ngữ Kim  Cương, chữ Hồng (Hū ) thành Tâm Kim Cương. Như vậy ba chữ thành Thân

Ngữ Tâm của Kim Cương xong. Tưởng chữ Bát (Pa) hoá thành hoa sen, ngự trên hoa sen này có tướng tốt đầy đủ, tưởng ở Nghi Pháp Chấp Tróc (nắm bắt) của sắc thân Phật xong, tưởng thân của mình làm thế Cống Cao, thân Ta tức là Kim Cương Như Lai, tất cả trang nghiêm, hào quang tròn chiếu sáng. Như vậy Bản Thân tức là Bồ Đề Đại Trí rốt ráo. Sau đó y theo Pháp của năm Đức Như Lai, dùng Chân Ngôn, Ấn Tướng làm giáp trụ, khí trượng của Đệ Tử, liền trao truyền nơi quán đỉnh

Lúc đó, A Xà Lê quán tưởng chư Phật đầy khắp hư không, làm Đại Thần Biến. Lại tưởng mười phương đều có Minh Vương Bộ (Vidya-rāja-kulāya) thống lãnh bốn binh, tất cả chư Phật với Đại Minh Vương…đều kết Bản Ấn, cầm khí trượng đầy khắp mười phương, làm mọi loại Thần Biến. Đây là năm Đức Như Lai diễn thông suốt Chân Lý Du Già, bốn Đế, sáu Độ, các Ba La Mật…như Yết Ma Kim Cương (Karma-vajra) làm lợi lạc lớn, cứu giúp chúng sinh

Thời A Xà Lê quán tưởng chư Phật đầy khắp hư không, đều ngồi trên hoa sen, các tướng viên mãn, tất cả trang nghiêm. Lại tưởng chư Phật với toà hoa ấy hợp làm một, Lý Sự không có ngăn ngại, Pháp Giới đồng Thể. Sau đó y theo Nghi Tắc của Pháp, dâng hiến mọi loại cúng dường của nhóm Hý, Man, Ca, Vũ, Hương, Hoa, Đăng, Đồ.

Hoặc làm nơi quán tưởng, Tâm có mỏi mệt thì nên ngưng trì tụng, tu Chính Định, Thân Tâm lìa các tán loạn, chẳng gấp gáp chẳng chậm chạp, câu văn hoàn toàn đầy đủ.

Hoặc trì tụng mệt mỏi thì ngưng cầm chuông chày… y theo Pháp cầm chày, rung lắc chuông mà làm cúng dường song, phát tống (tiễn đưa) Hiền Thánh, cho đến làm ủng hộ cho thân của mình, tuỳ ý đi đứng.

Hoặc lại muốn thỉnh triệu Hiền Thánh lần nữa thì nên dùng Bách Tự Chân Ngôn.

Khi A Xà Lê như vậy y theo Pháp quán tưởng, trì tụng như mặt trăng tròn đầy trên bầu trời không có giảm bớt, tràn đầy…khoảng chẳng lâu sẽ chứng Đại Bồ Đề. Người này viên mãn Kim Cương Thừa (Vajra-yāna), thành tựu Yết Ma Pháp (Karma-dharma) cũng như năm Bộ Như Lai thuộc nhóm Bảo Sinh Phật, làm Nhất Thiết Minh Chủ (Chủ của tất cả Minh)

 

PHẬT NÓI KINH DU GIÀ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

_QUYỂN THỨ TƯ (Hết)_

Trang: 1 2 3 4 5