PHẬT NÓI KINH DU GIÀ ĐẠI GIÁO VƯƠNG

Hán dịch: Tây Thiên Dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Tán Đại Phu Thí Quang Lộc Khanh_ Minh Giáo Đại Sư (kẻ bầy tôi là) PHÁP HIỀN phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THỨ NĂM

TƯƠNG ỨNG PHƯƠNG TIỆN THÀNH TỰU PHẨM THỨ TÁM

_Bấy giờ Đức Thế Tôn Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai nhập vào Nhất Thiết Như Lai Trí Luân Thành Tựu Kim Cương Tam Ma Địa. Từ Định xuất ra xong, nói Nhất Thiết Luân Nội Ngoại Sở Tác Pháp Mạn Noa La được tạo lập bởi Kinh Du Già Đại Giáo Vương này tuỳ vào danh hiệu của Bản Tôn, Liên Hoa Kim Cương sinh ra mà xưng tên gọi Mạn Noa La. Sau đó làm Pháp của nhóm Tức Tai, Tăng Ích, Kính Ái, Giáng Phục…nên dùng Bản Tôn với các Bồ Tát, quán tưởng, trì tụng xong, liền làm Pháp này.

Nếu làm Pháp Tức Tai thì nên y theo Phật Nhãn Bồ Tát, Tôn Na Bồ Tát.

Nếu làm Pháp Tăng Ích thì nên y theo Bảo Quang Bồ Tát, Bạch Y Bồ Tát.

Nếu làm Pháp Kính Ái thì nên y theo Đa La Bồ Tát, Kim Cương Toả Bồ Tát.

Nếu làm Pháp Giáng Phục thì nên y theo Tần My Bồ Tát, Ma Ma Chỉ Bồ Tát.

Lại nữa, Nhật Tiền Bồ Tát với Bát Lan Noa Xá Phộc Lý Bồ Tát. Hai vị Bồ Tát này cũng hay trừ Tai (tai nạn, tai vạ, điều không may), nếu người y theo đây trì tụng ắt được thành tựu

Các Bồ Tát như vậy có đủ Uy Lực lớn, cùng với Phật không có khác, hay làm tất cả Pháp thành tựu.

Khi người trì tụng muốn làm Pháp Thân Tai (tai chướng của thân) đều quán tưởng Bản Tự (chữ gốc, chữ chủng tử) hoá thành Phật Nhãn Bồ Tát (Buddha-locanabodhisatva) với Tôn Na Bồ Tát (Cu dha-bodhisatva), tướng tốt viên mãn, tất cả trang nghiêm, tay cầm Cam Lộ Quân Trì (bình Quân Trì chứa nước Cam Lộ) với tràng hạt. Dùng Cam Lộ Quân Trì rưới lên đỉnh đầu của người bị tai chướng, như tự trong mát hay trừ nhiệt não. Thời người trì tụng tưởng nơi thân của mình tức là Biến Chiếu Như Lai (Vairocana-tathāgata) khéo hay dứt trừ tất cả tai chướng.

Lại nữa, làm Pháp Tăng Ích thời A Xà Lê quán tưởng thân của mình là Bảo Sinh Như Lai (Ratna-sa bhava-tathāgata), thân tướng màu vàng ròng rộng lớn viên mãn. Lại tưởng Bảo Quang Bồ Tát (Ratna-prabha-bodhisatva) với Bạch Y Bồ Tát (Pa ara-vāsini-bodhisatva), cũng làm màu vàng ròng, tay cầm vật báu kèm cầm hoa sen, tuôn mưa Cam Lộ với mưa châu báu, hay làm Pháp Tăng Ích tối thượng.

Lại nữa, làm Pháp Kính Ái thời người trì tụng quán tưởng Vô Lượng Thọ Phật(Amitāyus-buddha) có thân tướng màu đỏ rộng lớn viên mãn. Lại tưởng Đa La Bồ Tát (Tārā-bodhisatva), Kim Cương Toả Bồ Tát (Vajra-ś khala-bodhisatva)…thân cũng màu đỏ, tay cầm sợi dây với móc câu Kim Cương khiến người kính yêu. Liền dùng móc câu, sợi dây móc dẫn. Như vậy y theo Pháp sẽ mau được kính yêu.

Lại nữa, làm Pháp Tức Tai thời người trì tụng quán tưởng Nhật Tiền Bồ Tát (Marīcī-bodhisatva) với Bát Lan Noa Xa Phộc Lý Bồ Tát (Par a-śavarī-bodhisatva) đầy khắp hư không, tuôn mưa Cam Lộ liền được tiêu trừ tai chướng.

Lại nữa, Pháp Giáng Phục thời người trì tụng trước tiên tưởng chữ Hồng (Hū ) hoá thành Bất Không Thành Tựu Phật (Amogha-siddhi-buddha), thân tướng màu xanh lục rộng lớn viên mãn. Lại tưởng Tần My Bồ Tát (Bh ku ibodhisatva) với Ma Ma Chỉ Bồ Tát (Māmaki-bodhisatva), thân tướng màu xanh lục, khắp thân toả ánh sáng Kim Cương, hiện tướng Đại Phẫn Nộ tuôn lửa Trời to lớn, thiêu đốt thân người cần giáng phục mà tám tướng kinh sợ. Như vậy quán Pháp tương ứng, trải qua khoảng sát na thì thân người cần giáng phục bị tổn hoại cho đến bị trừ diệt

Lại nữa, bốn vị Bồ Tát của nhóm Tát Đoả Kim Cương (Satva-vajrī) hay cho hữu tình làm Pháp Quán Đỉnh (Abhi eka)

Lại nữa, mười sáu vị Đại Bồ Tát ở Mạn Noa La tối thượng hay làm tất cả Pháp thành tựu.

Lại nữa, các vị Đại Minh Vương. Y theo Pháp quán tưởng, hay làm Pháp Giáng Phục.

_Lại nữa, làm Pháp Ngoại Giáng Phục. Người trì tụng lấy đất dưới bàn chân của người cần giáng phục với đất hai bên bờ sông, tro xác chết, áo xác chết, Dùng Khiết La Mẫu Đát La cùng hoà chung làm bùn, làm tượng người cần giáng phục. Lại dùng nhóm hạt cải, thuốc độc, muối, Mẫn Mẫu Đát La…cùng hoà chung, xoa bôi lên thân tượng ấy xong, quán tưởng tượng ấy có Tâm hoảng loạn. gió thổi ở tại hư không, dùng móc câu Kim Cương câu móc, dùng sợi dây cột trói, xưng tên người cần giáng phục, dùng Cốt Đóa (một loại khí trượng) đánh, dùng cây kim gai đâm chích khắp thân. Lại dùng xương người làm cây cọc, hoặc cây Khư Nỉ La đóng cọc lên đầu, trán, cánh tay, trái tim, cổ của tượng người cần giáng phục. Như vậy đóng đinh năm chỗ, liền dùng cây kiếm bén chặt đứt từ bàn chân trở lên. Dùng cây Ninh Ma làm củi nhóm lửa, hiện tướng Đại Phẫn Nộ, đem hình tượng đã bị chặt bỏ vào trong lửa ấy, làm Hộ Ma
(Homa).

Khi làm Pháp này, hoặc nửa đêm (giờ Tý), hoặc giữa ngày (giờ Ngọ) thì người bị giáng phục, cho đến sức của các Phật Thánh còn chẳng thể cứu được, huống chi là sự cứu giúp của chư Thiên.

_Lại nữa, làm Pháp Nội Giáng Phục. Người trì tụng y theo Pháp, trước tiên giải trừ sự ủng hộ của người cần giáng phục. Quán tưởng chư Thiên, Minh Vương hiện tướng phẫn nộ đều cầm cây kiếm, cây gậy, chày Kim Cương, cái chày vồ, sợi dây, bánh se, cung, tên…Dùng sợi dây của Minh Vương cột trói người cần giáng phục, dẫn đến phương Nam, trong quãng đường đi, thứ tự lại có Minh Vương dùng chày Kim Cương đánh đập làm cho sợ hãi. Liền dùng cây kiếm bén mộ bụng của người ấy, lấy rượt, bao tử ra xong, liền tụng Chân Ngôn của Minh Vương này là:

“Án, hồng, phộc nhật-la, la xoa sa (1) bạc xoa dã, bạc xoa dã (2)”

Tụng Chân Ngôn này xong. Lại tưởng chúng Kim Cương, La Sát biến làm nhóm quạ, chồn hoang, kên kên, chim…đều đến tụ tập ăn người cần giáng phục ấy.
Lại tưởng người ấy cỡi con lạc đà ngay trên Phong Luân, đi về hướng Nam. Lại có Minh Vương đi theo phía sau đánh ném. Như vậy quán tưởng thì người cần giáng phục ấy mau bị tiêu diệt.

_Lại nữa, Pháp Tịch Trừ. Người trì tụng y theo Pháp tương ứng của Kim Cương Thuấn Noa Minh Vương dùng lá cây bị gió cuốn rụng xuống, bên trên viết Chân Ngôn với tên người cần giáng phục. Lại lấy đất dưới bàn chân của người ấy cùng với lá đã viết để chung một chỗ, dùng bàn chân đạp lên, liền tụng Bản Tôn Chân Ngôn thì mau được Tịch Trừ, cho đến Trời Đế Thích cũng chẳng thể cứu giúp, huống chi là các người phàm.

_Lại nữa, Pháp Tịch Trừ. Người trì tụng dùng cái vây của Huân Hồ, bên trên viết Chân Ngôn với tên người cần giáng phục. Dùng tóc của Bà La Môn tịnh hạnh cột ràng, liền tụng Chân Ngôn gia trì rồi ngầm chôn trong đất. Lại tưởng hai vị Minh Vương ở chỗ ấy đánh đập.
Tiếp theo tưởng chữ Hồng (Hū ) hoá làm chày Kim Cương nhỏ, nhập vào thân của người cần giáng phục, biến thành chày Yết Ma rực lửa to lớn, đánh lên thân phần, chi tiết người cần giáng phục ấy khiến cho khô héo. Lại tưởng các Kim Cương Noa Chỉ Nễ (Vajra- āki ī) đều đi đến hớp máu trong thân của người cần giáng phục.

Như vậy làm Pháp mau được Tịch Trừ.

Tụng Chân Ngôn này là:

“Án, phộc nhật-la noa chỉ nễ (1) a mục cát tả, la cật-đa, a yết lý-sa dã, hồng, phát tra (2)”

Tụng Chân Ngôn này xong, y theo Pháp tương ứng thì người cần giáng phục ấy mau bị khô héo thân phần, cho đến bị trừ diệt.

_Lại nữa Pháp tuôn mưa (giáng vũ). Người trì tụng đên góc Đông Bắc, dùng nước thơm xoa bôi Tứ Phương Mạn Noa La (Đàn Trường vuông vưc) xong, dùng hương xoa bôi điểm chấm tròn như tướng của ngôi sao, dùng vật khí sạch se che úp lên. Người trì tụng quán tưởng bảy điểm Đồ Hương của Man Noa La thành núi Tu Di tám góc, hoá chày Kim Cương đầy tràn vòng khắp. Lại tưởng chữ Dã (Ya) thành Đại Phong Luân lặng yên chẳng động. Như vậy y theo Pháp thì hay tuôn mưa lớn

_Lại nữa, Pháp Giáng Vũ. Người trì tụng quán tưởng trên hoa sen tám cánh có tám vị Đại Long Vương là; A Nan Đa Long Vương (Ananta-nāga-rāja), Cô Lý Ca Long Vương (Kulika-nāga-rāja), Phộc Tô Chỉ Long Vương (Vā uki-nāga-rāja), Đát Xoa Ca Long Vương (Tak aka-nāga-rāja), Ma Hạ Bát Nột Ma Long Vương (Mahā-padma-nāga-rāja), Yết Lý Cô Tra Ca Long Vương (Karko aka-nāga-rāja), Thương Kha Bá La Long Vương (Śa kha-pāla-nāga-rāja), Bát Nột Ma Long Vương (Padma-nāga-rāja)… Long Vương như vậy. Như vậy Long Vương mỗi mỗi vị đều y theo sắc tướng trang nghiêm với nhóm cầm nắm, mỗi mỗi quán tưởng xong. Vào nửa đêm đến ngã tư đường, lấy nước thơm dùng ngón cái trái xoa bôi Tứ Phương Mạn Noa La, ở trong bốn góc vẽ nhóm Kim Cương Câu. Thời người trì tụng ngồi Kiết Già ở trước Mạn Noa La, lại tưởng tám vị Đại Long Vương, đồng tụng Chân Ngôn cùng với tên gọi. Như vậy y theo Pháp thì hay tuôn mưa lớn.

_Lại nữa, Pháp Giáng Vũ. Người trì tụng tưởng: trước tiên trên hoa sen tám cánh có tám vị Đại Long Vương, chính giữa hoa sen có Đại Phẫn Nộ Minh Vương, hào quang thân sáng rực, hoá Kim Si Điểu ép đuổi các Rồng. Thời người trì tụng tụng chữ Hồng Hồng (Hū hū ) với Chân Ngôn của Long Vương. Như vậy quán tưởng, trì tụng ắt tuôn mưa lớn

_Lại nữa, Pháp Chỉ Vũ (ngưng mưa). Người trì tụng quán tưởng thân của mình như lửa Tam Muội, ở tam tinh hoá ra Bất Động Tôn Minh Vương (Acala-vidya-rāja) khắp thân rực lửa, ánh sáng như mặt trời, cũng như thân của Đại Biến Chiếu Như Lai có sáu cánh tay. Tay bên phải cầm cây kiếm, chày Kim Cương, mũi tên. Tay bên trái cầm bánh xe, sợi dây, cây cung. Lại tưởng hoá các Minh Vương với bánh xa, cây kiếm, sợi dây, cung, tên, chày Kim Cương như mưa đầy hư không. Liền tụng Bản Chân Ngôn. Như vậy y theo Pháp tương ứng thì mưa lớn liền dừng với trừ Ma Bố (Ma gây kinh sợ)

_Lại nữa Pháp Trừ Ma Kinh Bố (trừ sự sợ hãi do Ma gây ra). Người trì tụng dùng Na La Lỗ Địa La (Nāra-rudhira:Máu người) với đất sạch, cùng hoà chung làm hình tượng của Ma Oán xong, tụng Quyết Chân Ngôn 21 biến, y theo Pháp của Nhật Tiền Bồ Tát, quán tưởng Tần Na Dạ Ca (Vināyaka) nhập vào miệng của người cần giáng phục, dùng chày vồ đánh đập, liền tụng Xử Chân Ngôn là:

“Án, tống bà phộc nhật-la (1) mẫu sa lệ na, tổ lan-noa dã (2) na la vĩ cận-nẵng, hồng, phát tra (3)”

Như vậy, y theo Pháp trì tụng, trong một sát na thì Ma tự kinh sợ, lui tan, bỏ chạy

_Lại nữa, Pháp Giáng Vũ. Người trì tụng quán tưởng Trời Đế Thích có ba mặt, bốn cánh tay, thân như màu mặt trăng, cỡi trên con voi trắng có tám thân một ngàn cái đầu. Con voi ấy có ngàn mắt, ngàn ngà. Tay phải cầm chày Kim Cương, tay trái cầm cái chuông an bên cạnh eo lưng, sắc tướng viên mãn, làm tướng Đại Phú Quý, bốn Thiên Nữ vây quanh ngay trong hư không, lợi lạc chúng sinh muôn tuôn mưa ngọt, bào các Long Vương rằng: “Ngươi mau tuôn mưa”. Lại tưởng Kim Sí Điểu ép bức các Long Vương, dùng mỏ mổ khiến tuôn mưa ngọt.

Liền tụng Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-la noa la dã, na nễ lý-phộc bát dã (1) vãn hứ-nễ, mạn nột di huỷ, hồng (2)”

Tụng Chân Ngôn này xong, liền tuôn mưa lớn như cái bình dốc rót nước

_Lại nữa, Chân Ngôn là:

“Án, ma hạ tô kha, phộc nhật-la, để nhược, hồng (1)”

Người trì tụng tụng Chân Ngôn này tác Kim Cương Phộc, y theo Pháp quán tưởng thì hay thành tựu việc lợi lạc tối thượng.

_Khi ấy, Đức Thế Tôn Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai nói Chân Ngôn, quán tưởng Pháp chân thật vi diệu này xong, thời Tâm rất vui vẻ ngó nhìn Đại Chúng rồi dùng Đại Trí điều phục các Chúng, cho nên cầm chày Kim Cương nhập vào Đại Lạc Tam Ma Địa. Từ Định xuất ra xong, dùng phương tiện khéo, dẫn phát Đại Trí.

Đem hai bàn tay như hoa sen an ở trên đỉnh đầu, từ tam tinh của mình phóng ánh sáng lớn, hiện tướng ba mật của Thân Miệng Ý

Bấy giờ A Súc Phật, Bảo Sinh Phật, Vô Lượng Thọ Phật, Bất Không Thành Tựu Phật với mười sáu vị Đại Bồ Tát, cho đến tất cả các Đại Minh Vương…nhập vào Pháp Môn sâu xa, thông đạt Tam Muội
Thời Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát chắp tay, hướng về Đức Phật, bạch rằng: “Đức Thế Tôn có Nhân Duyên gì mà phóng ánh sáng lớn chiếu khắp Chúng Hội? Nguyện xin Đức Thế Tôn vì chúng con nói”

Bấy giờ Đức Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai phát ra Đại Diệu Âm bảo nhóm Bồ Tát rằng: “Nay ông hãy nghe cho kỹ! Ta sẽ vì ông nói. Tướng của ánh sáng này hiển ở bí mật thâm sâu, quán tưởng Pháp Môn vi diệu, có lợi lạc lớn, thành tựu Kim Cương Đại Trí, chứng Bồ Đề Đạo (Bodhi-mārga)” Rồi nói Tụng là:

“_Thật Tướng Bồ Đề chẳng có, không

Cũng không hai bên, không đường giữa (trung đạo) Lìa Tướng, vắng lặng như hư không Chư Phật ba đời đã chứng gì?!

_Nay nói Đại Phương Tiện vi diệu
Khiến ngươi ngộ nhập Tâm Bồ Đề
Trí lìa lấy, bỏ (thủ xả), quán các Uẩn (Skandha)
Chỉ hiển Chân Không, Tâm Đạo lớn

_Tối Thắng Như Lai, Phật ba thân
Chân Tâm chẳng hướng trong Tâm được
Tất cả các Pháp từ Tâm sinh
Các Pháp đã sinh, tức Bồ Đề

_Ví như Huyễn Sư dùng Tâm huyễn
Làm mọi loại Pháp huyễn hoá kia
Như vậy đều từ vọng tưởng sinh
Tướng Tâm Bồ Đề cũng như vậy

_Kim Cương Đại Trí từ Tâm khởi
Khéo làm nhân (hetu) Vô Thượng Bồ Đề
Phiền não, nghi ngờ nhiễm Tâm ấy
Tuỳ thuận căn tính chúng sinh nói

_Ta thấy người ngu chia Nhiễm, Tịnh
Chẳng thấy bốn Đại (đất, nước, gió, lửa) giả hợp Thân
Quán tưởng Vô Vi, Chân Tính Không
Rốt ráo thành tựu Đại Bồ Đề”

Khi ấy, Đức Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai nói Tụng này xong, thời bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng: “Như vậy sự thanh tịnh của Bản Tính Bồ Đề có hai nghĩa. Một là: chẳng phải là sinh phiền não, các Uẩn không có thật. Hai là: Tính như hư không, nghĩ bàn chẳng theo kịp, cho nên Chân Bồ Đề này, chư Phật cùng nhau nói. Nếu người quán tưởng tức trụ Đại Trí, hay làm Pháp Yết Ma Thành Tựu (Karma-siddhi)”

Đức Phật bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát: “Nếu có người trì tụng thường tu tập Pháp thành tựu, tuy lại siêng cầu nhưng cuối cùng khó thành. Nay Ta vì ông nói Pháp Điều Phục ấy, ở phương tiện Đại Lạc mau được thành tựu.
Người trì tụng nên y theo Pháp của Kim Cương Câu Đại Bồ Tát, Kim Cương Quyến Sách đủ Đại Lực, Kim Cương Quyền rất mạnh bén, Kim Cương Quyết hay phá hoại, Kim Cương Cốt Đoá hay đánh nện, Kim Cương La Lê Ấn rất dũng mãnh…Nhóm như vậy, chư Thiên nhìn thấy thảy đều kinh sợ, đây là Tam Muội của Phật.

Nếu người trì tụng y theo Pháp quán tưởng, tụng nơi chữ Hồng (Hū ), phát Kim Cương Câu, khép nhập vào Tâm của chư Phật,thấy Tam Muội này thảy đều mau đến. Pháp này hay thỉnh triệu chư Phật Bồ Tát, huống chi là hạng chúng sinh phàm phu.
Khi người trì tụng muốn cầu thành tựu, làm Pháp Giáng Phục này, thời quán tưởng xong, dùng Kim Cương Phộc cột buộc, dùng Kim Cương Ca Lợi Ấn làm tướng Kỳ Khắc (khắc kỵ), dùng Kim Cương Kiên Cố Quyến múa đánh. Lại dùng Kim Cương Quyết đóng năm chỗ là:đỉnh đầu, trán, cổ, trái tim, cánh tay. Dùng Kim Cương Cốt Đoá để đóng cây cọc (quyết) ấy. Như vậy y theo Pháp cho đến Ma Oán đại ác mau tự hàng phục, đều được viên mãn thành tựu tối thượng, chẳng lâu ắt chứng Phật Quả Bồ Đề”

_Lúc đó, nhóm Kim Cương Thủ Bồ Tát, tất cả Đại Chúng nghe Pháp tương ứng thành tựu bí mật đấy xong, Tâm rất vui vẻ, khác miệng đồng âm khen rằng: “Lành thay! Lành thay Thế Tôn! Đại Tương Ứng Bí Mật Thâm Cố U Viễn này hay vì chúng sinh phân biệt mở bày” Rồi nói Tụng là:

“Lành thay! Vô Thượng Đại Vô Uý
Biến Chiếu Kim Cương Đại Như Lai
Khéo nói Pháp vi diệu chân thật
Lợi ích tất cả các chúng sinh
Đại Lực Kim Cương Thanh Tịnh Câu
Hay vào Đại Trí, Tâm chư Phật
Thành tựu Kim Cương Tối Thượng Thừa
Thông đạt tướng Vô Vi bí mật
Nếu người y Pháp mà siêng tu
Chẳng lâu viên chứng Quả Bồ Đề”

Khi nhóm Kim Cương Thủ Bồ Tát nói Tụng này xong, thời Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai liền nói Chân Ngôn của nhóm Kim Cương Câu là:

“Án, phộc nhật-la cô xá, a ca lý-sa dã, hồng (1)”

“Án, phộc nhật-la bá xá, mãn đà, hồng (1)”

“Án, phộc nhật-la ca lý, đát lý-nhạ dã, hồng (1)”

“Án, phộc nhật-la mẫu sắt-trí, ngật-lý hận-noa, bát dã, hồng (1)”

Chân Ngôn của nhóm Kim Cương Câu như vậy: thanh tịnh, vi diệu, đủ Uy Lực lớn, lợi ích vô lượng. Nếu người y theo Pháp trì tụng thời không có gì mà chẳng thành tựu. ở trong Kim Cương Đại Trí rất ư thù thắng, chẳng được truyền cho người Phi
Pháp (chẳng hợp với quy phạm) thuộc nhóm Tà Kiến

 

PHẬT NÓI KINH DU GIÀ ĐẠI GIÁO VƯƠNG HỘ MA _PHẨM THỨ CHÍN_ 

_Bấy giờ Đức Thế Tôn Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai lại nhập vào Nhất Thiết Thành Tựu Nghi Hạnh Tương Ứng Kim Cương Tam Ma Địa. Từ Định xuất ra xong, nói Pháp Nhập Ngụ Thành Tựu Thờ người trì tụng trước tiên ở trên đỉnh đầu tưởng chữ Án (O ), trong miệng tưởng chữ A (Ā ), trong trái tim tưởng chữ Hồng (Hū ). Lại tưởng chữ Phộc (Va) hoá thành Phong Luân (Vāyu-cakra), trên Luân có bậc Nhập Ngụ hay nói tất cả việc của Thế Gian.

Người trì tụng làm thế Cống Cao, lại tưởng Tôn Na Bồ Tát, liền tụng Tôn Na Bồ Tát Chân Ngôn là:

1_Na mạc táp bát-đa nẵng (Nama saptā a )
2_Tam miểu cật-tam một đà, cô trí nẵng (Samyaksa buddha ko īnā )
3_Đát ninh-dã tha (Tadyathā)
4_Án, tả lệ (O _ cale)
5_Tổ lệ (cule)
6_Tôn nỉ, sa-phộc hạ (cu dhe svāhā)
7_Ma hạ vĩ lý-duệ (mahā-vīrye)
8_A bát-la để hạt đa xá sa nễ (apratihatāśasane)
9_Ma hạ mạt la, bát-la cật-la di (mahā-bala prāgra me)
10_Át tây, bá xá, bát la du (asi pāśa paraśū)
11_Ngật-lý hệ đa, hạt tất-đế (G hīta haste)
12_Ma hạ cốt-lỗ đề thuyết lý (mahā-krodheśvare)
13_Ốc ngật-la, lỗ bế (ugra rūpe)
14_A nan đa mẫu khế (ananta-mukhe)
15_Tát hạ tát-la bộ nhĩ (sahasra bhuje)
16_A nhĩ đế (Ajite)
17_A ba la nhĩ đế (Apārajite)
18_A cụ lý (akule)
19_Nột lý-na di (Durdhā me)
20_Tát hạ sa-la, ác sí (sahasra-ak i)
21_Tát lý-phược đát tha nga đa, a địa sắt-trá na, a địa sắt-xỉ đế (Sarva tathāgata adhi hana adhi hite)
22_Tát lý-phộc nỉ phộc đa nẵng (sarva devatānā )
23_Mãn nỉ đa bố nhĩ đế (ma ita pūjite)
24_Bát-la sa đề đế(praśātite)
25_Phộc nhật-la cụ ni (vajra-gu e)
26_Phộc nhật-lý, phộc nhật-la, phộc hệ (vajra vajra-vahi)
27_Phộc nhật-la dục đề (vajra-ayute)
28_Phộc nhật-la, ca di nễ (vajra-kāmin)
29_Phộc nhật-lỗ nễ-di lý đa sí (Vajra-ud-īritasī)
30_Ác xoa duệ (ak aye)
31_Át cụ lý (Āgur)
32_Cụ la, lỗ tất ni (Ghora locane)
33_Vĩ cật-lý đa, nại lý-xá nễ (vik ta darśane)
34_Phộc nhật-la phệ nữ lý-dã, lãng cật-lý đa, thiết lý lệ (Vajra-vai urya alak ta śarīre)
35_Án, bà nga phộc để, tôn nỉ (O _ bhagavate cu
36_Nột-long, nột-long (drū drū )
37_Đốt-long, đốt-long (dhrū dhrū )
38_Một-long, một-long (bhrū bhrū )
39_Tốt-long, tốt-long (srū srū )
40_Long long (llū llū dhe)
41_Ngật-lý hận-noa, ngật-lý hận-noa (g h a g h
42_A phệ xá dã, a phệ xá dã (āviśaya āviśaya)
43_Ngật-lý hận-noa bát dã (g h āpaya)
44_Ngật-lý hận-noa bát dã (g h āpaya)
45_Ha la, ha la (hara hara)
46_Sa la, sa la (sara sara)
47_Ma la dã, ma la dã (māraya māraya)
48_Ha na, ha na (hana hana)
49_Bạn nhạ, bạn nhạ (bha ja bha ja)
50_Ma la, ma la (māra māra)
51_Ma la dã, ma la dã (māraya māraya)
52_Bát tả, bát tả (paca paca)
53_Na mô hạ, na hạ (daha daha)
54_Ngật-lý hận-noa, ngật-lý hận-noa (g h a g h
55_Ế na, nột sắt-trá, nga-la kháng (ena du a grāha )
56_Nhập phộc-lãm, y ca hệ cương (Jvala ekāhika )
57_Nỉ-vĩ hệ cương (dvi-hika )
58_Để-la-dã hệ cương (Triya-hika )
59_Tả đổ lý-tha cương (catur-hika )
60_Nỉ đa, nhập-phộc lãm (nīta jvala )
61_Mẫu hổ lý-để cương (muhūrta )
62_Nga-la hạ, bố đa, vĩ đa noa (grahā bhūta veta a)
63_Dược xoa, lạc xoa tang (yak a rāk asa)
64_Cô-sắt noản (K a a )
65_Dụ nễ mạo (sudi )
66_Yết lý-ma mạo (karmam)
67_Sa-tha phộc lãm (sthāvara )
68_ Mạo nga mang (bhoga ma )
69_Duệ hàm hinh tán để kế tức, nột sắt-trá (ye ha ho śānte keśī du a)
70_Đương, tát lý-phược (ta sarva)
72_Sa đạt dã, sa đạt dã (sādhaya sādhaya)
78_Mạt lý-na dã, mạt lý-na dã (mardāya mardāya)
73_Du sa dã, du sa dã (śū aya śū aya)
74_Đa bát dã, đa bát dã (dāpya dāpya)
75_Ốt tha na dã, ốt tha na dã (utthānāya utthānāya)
76_Hạt na, hạt na, phược nhật-lý noa (Hana hana, vajrā ā )
77_Sa la, sa la, nan ni na (sara sara da inā )
78_Ma la dã, ma la dã, khiết ni-nghĩ na (māraya māraya kha gin)
79_Hồng hồng hồng (Hū hū hū )
80_Một-long, một-long, một-long (Bhrū bhrū bhrū )
81_Trá-long ( rū )
82_Án, tạt lệ, tổ lệ, tôn nỉ (O _ cale cule cu dhe)
83_Tát lý-vi sam, sa đạt dã, sa-phộc hạ (Sarve a sādhaya svāhā)

Khi A Xà Lê tụng Chân Ngôn này thời cầm chày Kim Cương, rung lắc chuông Kim Cương, kết Kim Cương Phộc Ấn, đưa Ấn dao động.

Tiếp theo tưởng chữ Án (輆:O ) hoá thành Ma Hinh Nại-La Mạn Noa La. Lại tưởng trong Mạn Noa La có hoa sen tám cánh, trong mỗi cánh hoa có một chữ A (Ā ), chính giữa hoa sen có bốn chữ Hồng (Hū ). Dùng hai vật khí chứa đầy tràn. Ở Mạn Noa La tưởng như Bản Tôn giáng phục người kia, liền tụng Bản Chân Ngôn. Lại tưởng chữ Phộc (Va) làm vòng Giới. Như vậy quán tưởng, trì tụng thì hay ngăn cấm cột buộc tất cả chúng sinh cho đến hàng Trời, Người.

_Lại nữa, nói Pháp Hộ Ma Thành Tựu. Hoả Thiên (Agna-deva) ấy tổng nhiếp chư Thiên mà đều luôn trụ Lý Hộ Ma chân thật, khéo làm mọi loại việc. Hộ Ma này hay cúng tế tất cả hàng Trời, hay làm các thành tựu

Nếu người trì tụng câu văn khuyết thiếu, Nghi Pháp chẳng đủ thì làm Hộ Ma này liền được tròn đủ. Thế nên chư Phật ba đời, Bồ Tát mười phương thảy đều khen ngợi Pháp Hộ Ma

Muốn làm ba loại Hộ Ma: Tức Tai, Tăng Ích, Kính Ái thì nên khoan dùi cây phát ra lửa

Nếu làm Hộ Ma của nhóm Giáng Phục thì nên dùng lửa trong nhà Chiên Đà La (Ca āla) với lửa bên trong rừng Thi Đà.

Lò Hộ Ma này có bốn loại tướng. Một là như tướng trăng tròn, hai là như tướng nửa vành trăng, ba là tướng vuông vức, bốn là tướng tam giác. Bốn loại lò này đều có Ấn Pháp của Hộ Ma.

Ở bên trong lò ấy, an Ấn Tướng của nhóm chày kim cương, vật báu, hoa sen…Ở bên ngoài lò Hộ Ma, y theo Pháp an tiêu xí. Ở bên phải lò, an bá Đế Lý Tốt Lỗ Phộc với các vật cần dùng, giáp vòng trải cỏ cát tường. Ở bên trái lò, an bát nước Át Già. Tụng Nhất Thiết Thành Tựu Chân Ngôn gia trì nước Át Già để tự làm sạch bàn tay của mình, y theo Pháp đốt củi thỉnh triệu Hoả Thiên.

Tụng Thỉnh Triệu Chân Ngôn này là

“Án, y hệ-duệ hứ, ma hạ bộ đa, nỉ phộc, lý thủy (1) đề nhạ, tán đát-ma (2) ngật-lý hệ đoả hốt để ma hạ lam (3) át tất-minh, tán nễ hứ đố, bà phộc (4) Án, át ngật-na duệ (5) nỉ ti-dã, nỉ ti-dã (6) a vĩ, a vĩ (7) ma hạ thất-lý duệ (8) hạt mê, cát mê (9) phộc hạt na dã, sa-phộc hạ (10)”

Người trì tụng tụng Chân Ngôn này, chắp hai tay lại, dao động ngón cái phải xong, dùng nước Át Già, dùng tay trái làm Sái Tịnh ở bên trong lửa, tức là làm năm Cúng Dường. Tưởng Hoả Thiên giáng đến góc Đông Nam, thân ngắn, bụng lớn, toàn thân màu đỏ, bốn cánh tay, bốn mặt, mỗi mặt đều có ba con mắt, đỉnh đội mão báu, buông rũ lọn tóc, ngồi trên Hoả Luân, khắp thân có hào quang Yết Ma. Bên phải: tay thứ nhất tác Thí Nguyện Ấn, tay thứ hai cầm tràng hạt. Bên trái: tay thứ nhất cầm Quân Trì, tay thứ hai cầm cây gậy, thân nghiêm sức mọi báu, chư Thiên quyến thuộc vây quanh.

Như vậy quán tưởng xong, liền thỉnh triệu Hoả Thiên vào lò Hộ Ma

Thời A Xà Lê dùng vật Hộ Ma, ném ba lần vào trong lò để làm Hộ Ma. Liền dùng nước Át Già rửa sạch bàn tay. Hiến cúng dường xong rồi, hồi thí Công Đức cảm tạ Hoả Thiên. Liền báo Pháp mong muốn thành tựu, sau đó phân biệt nhận biết tướng thiện ác của ngọn lửa Hộ Ma.

Nếu ngọn lửa màu trắng như hình dù lọng, cây phướng. Hoặc bình Át Già xoay theo bên phải. Đây đều là tướng tốt lành (thiện tướng) sẽ thành Bản Pháp. A Xà Lê thấy tướng tốt lành này, liền tụng Vi Diệu Ca Tán. Khi tụng Tán này thời dùng chữ Án (O ) làm đầu, chữ Toa Hạ (Svāhā) làm đuôi, Phạn Âm liên tục trong trẻo thông suốt thì Pháp ấy ắt thành.

Nếu làm Pháp Tức Tai thì nên khởi Tâm Từ Bi

Nếu làm Pháp Tăng Ích thì nên khởi Tâm bền chẳng chẳng lùi

Nếu làm Pháp Kính Ái thì nên khởi Tâm kính yêu

Nếu làm Pháp Giáng Phục thì nên hiện tướng phẫn nộ, khởi Tâm ăn ba cõi

Như vậy A Xà Lê đều y theo Pháp, trì tụng câu văn Chân Ngôn của Bản Bộ theo truyền thống, dâng hiến mọi loại cúng dường rộng lớn. Đối với Nghi Hộ Ma, mỗi mỗi biết rõ

_Nếu làm Hộ Ma, trước tiên nên dùng Tô Mãn Bá Đế Lý làm Hộ Ma, sau đó y theo thứ tự của Pháp

Nếu làm ba loại Pháp: Tức Tai, Tăng Ích, Kính Ái thì nên dùng vật tốt lành (cát thiện vật) làm Hộ Ma

Nếu làm Pháp Giáng Phục thì nên dùng vật hung ác làm Hộ Ma

Như vậy Pháp Du Già Bí Mật mở Môn quán tưởng, vào bờ mé chân thật, lợi lạc hữu tình, Đạo tinh yếu màu nhiệm. Rồi nói Tụng là:

“Các chúng sinh ngu mê
Bền Tâm tạo mọi ác
Như vậy nghiệp tội thành
Làm sao được quả Thiện?!…
Nhóm người ngu mê ấy
Không có Trí phương tiện
Nơi Môn bí mật này
Vứt bỏ chẳng tu tập
Vướng sâu nơi cảnh ngoài
Khởi vọng tưởng, ngu si
Không phân biệt tội phước
Pháp này vốn thanh tịnh
Không sinh cũng không diệt
Phương tiện, Phật đã nói
Vì tịnh Trí chúng sinh
Như người muốn vượt biển
Sông lớn, sông nhỏ kia
Cần nương nhờ thuyền bè
Mới hay đến bờ kia
Như vậy vượt Luân Hồi
Bốn nạn cuốn nổi chìm
Nên nương thuyền Pháp Hành
Để đến bờ Bồ Đề
Xa lìa lưới nghi ngờ
Thành tựu Pháp thâm sâu
Đạo, Như Lai đã nói
Các ngươi đừng sinh nghi
Khinh huỷ chẳng tin nhận
Trầm luân biển sinh tử
Không có lúc giải thoát
Vắng lặng nơi Thân Tâm
Xa lìa nơi phiền não
Thân, miệng ý tương ứng
Sinh ra Phương Tiện Tuệ
Trừ chặt Tâm Ngã Nhân (ta người)
Hiện chứng Nhất Thiết Trí (Sarva-jñā)”

 

PHẬT NÓI KINH DU GIÀ ĐẠI GIÁO VƯƠNG CHÚC LỤY PHẨM THỨ MƯỜI

Bấy giờ Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai nhập vào Tối Thượng Thành Tựu Kim Cương Tam Ma Địa, Từ Định xuất ra xong, bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng: “Ông hãy nghe cho kỹ! Nay Ta nói Pháp Kim Cương Tối Thượng Đại Tam Muội Thành Tựu trong tất cả Tam Muội. Nhóm Bí Mật Thành Tựu, Chân Ngôn, Quán Tưởng, Tương Ứng, Nghi Tắc…này khéo hay thành tựu thân miệng ý của tất cả Như Lai, vĩnh viễn chẳng bị chuyển lùi.

_Lại nữa, A Xà Lê an bánh xe (Cakra:luân) trước mặt, trì tụng Bản Chân Ngôn xong, nhập vào Biến Chiếu Như Lai Tam Ma Địa. Do trì tụng này với sức Uy Thần của Tam Ma Địa liền thành bánh xe Thánh (Ārya-cakra:Thánh Luân) từ mặt đất mà dấy lên ánh sáng rực rỡ. Liền tụng Phật Nhãn Bồ Tát Chân Ngôn, dùng bàn tay cầm bánh xe, ở khoảng sát na liền tự biến thân như Biến Chiếu Như Lai không có khác, chuyển bánh xe Đại Pháp (Mahā-dharma-cakra: Đại Pháp Luân) lợi lạc hữu tình, khiến được hướng đến Thánh Đạo (Ārya-mārga) của ba Thừa (Trī i-yānāni)

_Lại nữa, A Xà Lê an chày Kim Cương trước mặt, trì tụng Bản Chân Ngôn xong, nhập vào A Súc Như Lai Tam Ma Địa. Do trì tụng này với sức Uy Thần của Tam Ma Địa liền thành cái chày Thánh (Thánh Xử) từ mặt đất mà dấy lên ánh sáng rực rỡ. Dùng khoảng thời gian bàn tay cầm chày, liền tự biến thân như A Súc Như Lai không có khác. Chư Phật, Bồ Tát thảy đều vây quanh, cầm chày Kim Cương, đi trong ba cõi rồi trụ tại Tâm của tất cả chúng sinh, ban cho Nguyện của tất cả chúng sinh.

_Lại nữa, A Xà Lê an vật báu trước mặt, trì tụng Bản Chân Ngôn xong, nhập vào Bảo Sinh Như Lai Tam Ma Địa. Do trì tụng này với sức Uy Thần của Tam Ma Địa liền thành vật báu Thánh (Thánh Bảo) từ mặt đất mà dấy lên ánh sáng rực rỡ. Lại tụng Bảo Quang Bồ Tát
Chân Ngôn, dùng bàn tay cầm Bảo Quang chiếu mười phương, liền tự biến thân như Bảo Sinh Như Lai không có khác, cầm báu Như Ý du hành cõi Phật, trừ nỗi khổ nghèo túng của các chúng sinh.

_Lại nữa, A Xà Lê an hoa sen trước mặt, trì tụng Bản Chân Ngôn xong, nhập vào Vô Lượng Thọ Như Lai Tam Ma Địa. Do trì tụng này với sức Uy Thần của Tam Ma Địa liền thành hoa Thánh (Thánh hoa) từ mặt đất mà dấy lên ánh sáng rực rỡ. Liền tụng Bạch Y Bồ Tát Chân Ngôn, dùng bàn tay cầm hoa, liền tự biến thân như Vô Lượng Thọ Phật không có khác, ở Thế Giới Cực Lạc. mặt như trăng đầy, cầm Cam Lộ của Pháp ban cho tất cả chúng sinh.

_Lại nữa, A Xà Lê an cây kiếm báu trước mặt, trì tụng Bản Chân Ngôn xong, nhập vào Bất Không Thành Tựu Như Lai Tam Ma Địa. Do trì tụng này với sức Uy Thần của Tam Ma Địa liền thành cây kiếm Thánh (Thánh Kiếm) từ mặt đất mà dấy lên ánh sáng rực rỡ. Lại tụng Đa La Bồ Tát Chân Ngôn, dùng bàn tay cầm cây kiếm, liền tự biến thân như Bất Không Thành Tựu Phật không có khác, như mặt trăng trong mát du hành cõi Phật, lợi lạc chúng sinh, trừ phiền não cho họ.

Năm loại Thánh Pháp của nhóm bánh xe (cakra: Luân)…như vậy, y theo Giáo trì tụng đều được thành tựu

_Lại nữa, Đức Thế Tôn Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai nhập vào Bình Đẳng Trụ Kim Cương Tam Ma Địa. Từ Định xuất ra xong, ngó nhìn Đại Chúng rồi yên lặng mà trụ.

Bấy giờ Từ Thị Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, chắp tay lễ Đức Phật, rồi bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nếu có A Xà Lê ở trong Nhất Thiết Như Lai Thân Khẩu Ý Bí Mật Đại Du Già Giáo này thọ nhận quán đỉnh, thời chư Phật Bồ Tát nên quán như thế nào?”

Đức Phật nói: “Này Từ Thị! Chư Như Lai, các Bồ Tát ấy quán thọ nhận Quán Đỉnh A Xà Lê này như quán Bồ Đề Chân Tâm mà không có hai tướng. Thế nào là Pháp Quán Đỉnh cùng với Bồ Đề như một?”

Đức Phật nói: “Này Thiện Nam Tử! Nay ông nghe cho kỹ! A Xà Lê này, hết thảy chư Phật với các Bồ Tát hiện tại nói Pháp ở mười phương. Một ngày ba thời đi đến chỗ của A Xà Lê, hiến Đại Cúng Dường như Phật không có khác, đều phát ra lời nói là: “A Xà Lê này tức là cha mẹ của chư Phật chúng tôi, với là Thầy của chư Phật chúng tôi”

Lại nữa Thiện Nam Tử! Hết thảy chư Phật Thế Tôn hiện tại nói Pháp ở mười phương Thế Giới. Hết thảy ba nghiệp gom chứa vô lượng Phước Đức của các Như Lai ấy đều ngang bằng Phước Đức thuộc một lỗ chân lông của A Xà Lê. Tại sao thế? Vì A Xà Lê thọ nhận Du Già Quán Đỉnh xong cùng Trí của tất cả Phật tương ứng Chân Tâm vi diệu nên không có đẳng cấp”

Khi ấy, Từ Thị Bồ Tát nghe Đức Phật nói xong, khen chưa từng có, rồi đứng trước mặt Đức Phật.

Bấy giờ A Súc Như Lai, Bảo Sinh Như Lai, Vô Lượng Thọ Như Lai, Bất Không Thành Tựu Như Lai, Đại Biến Chiếu Như Lai…nhập vào Kim Cương A Xà Lê Tam Muội Tướng Kim Cương Tam Ma Địa. Từ Định xuất ra xong, bảo các Như Lai với Bồ Tát ấy rằng:

“Hãy nghe cho kỹ! Hãy nghe cho kỹ! Hết thảy chư Phật ba đời đều đi đến chỗ của A Xà Lê cung kính cúng dường. Tại sao thế? Vì Kim Cương A Xà Lê này tức là Trí Chủ của tất cả Như Lai”

Lúc đó, các Như Lai với các Bồ Tát ấy nghe Đức Phật nói xong, thời bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Pháp Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Thân Ngữ Tâm Tam Mật Thành Tựu nên y theo đâu mà trụ?”

Đức Phật nói: “Pháp Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Thân Ngữ Tâm Tam Mật Thành Tựu nên y theo Thân Ngữ Tâm của Kim Cương A Xà Lê mà trụ”

_Lại nữa, các Bồ Tát bạch Phật rằng:
“Thế Tôn! Thân Ngữ Tâm của Kim Cương
A Xà Lê này nên y theo đâu mà trụ?”
Đức Phật nói: “Nên y theo hư không mà trụ”

_Bồ Tát bạch rằng: “Hư không nên y theo đâu mà trụ?”
Đức Phật nói: “Y theo Tâm của Kim Cương A Xà Lê mà trụ”

_Bồ Tát bạch rằng: “Tâm y theo đâu mà trụ?”
Đức Phật nói: “Tâm vốn lìa Tướng nên không có chỗ trụ”
Lúc đó, các hàng Bồ Tát nghe Đức Phật nói xong, Tâm nghĩ hiếm có, rồi yên lặng mà trụ

_Đức Phật bảo các Bồ Tát rằng: “Nay Du Già Đại Giáo này có mười loại nghĩa chân thật bí mật

1_ Mạn Noa La
2_ Tam Ma Địa
3_ Ấn Tướng
4_ Bước đi (hành bộ)
5_ Vị trí ngồi (toạ vị)
6_Trì tụng
7_Hộ Ma
8_Cúng dường
9_Bản sự
10_Tương ứng

Mười Pháp Đại Trí này đã sinh ra bí mật thâm sâu mà chư Phật ba đời cùng nhau tuyên nói
Nếu các Đệ Tử học Pháp với người thọ nhận Quán Đỉnh đối với A Xà Lê luôn thực hành cung kính, tôn trọng, cúng dường thì hết thảy Giáo của Tam Mật Du Già tuỳ theo Căn Tính của mình, y theo Pháp thọ trì triển chuyển lưu truyền, lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh”

_Đức Phật nói: “Du Già Đại Giáo này. Hàng A Xà Lê các ông, đừng truyền cho người không có Tín Căn với kẻ ngu si khinh Pháp. Nếu truyền cho nhóm ấy thì Pháp chẳng thành tựu với phá Tam Muội, khi thân hoại mạng hết thì bị đoạ vào Đại Địa Ngục
Nếu lại có người chẳng y theo Diệu Pháp Cam Lộ này tinh tiến tịnh tu thì người đấy chẳng thể trừ đoạn tất cả phiền não, huống chi là tu các Khổ Hạnh buông xả đầu, mắt, tay, chân…
Nếu người ở trong Giáo này, tuỳ tu một Pháp, một Hạnh, trì tụng tinh thục, trụ nơi vắng lặng, nhập vào Tam Ma Địa thời hay chặt đứt phiền não, hiện chứng Phật Quả”
Đức Phật nói Kinh xong thời các hàng Bồ Tát với hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Người, Phi Nhân…nghe điều Phật đã nói, đều rất vui vẻ, tin nhận, phụng hành.

PHẬT NÓI KINH DU GIÀ ĐẠI GIÁO VƯƠNG
_QUYỂN THỨ NĂM (Hết)_

Dịch xong một Bộ gồm năm quyển vào ngày 20/03/2013

Pages: 1 2 3 4 5