PHẬT NÓI KINH DU GIÀ ĐẠI GIÁO VƯƠNG
Hán dịch: Tây Thiên Dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Tán Đại Phu Thí Quang Lộc Khanh_ Minh Giáo Đại Sư (kẻ bầy tôi là) PHÁP HIỀN phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH
QUYỂN THỨ NHẤT
TỰA PHẨM THỨ NHẤT
Như vậy tôi nghe: Một thời Đức Thế Tôn Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai (Mahā-vairocana-vajra-tathāgata) ngự tại lầu gác lớn trong cõi Trời Tịnh Quang (Śubhābhā), lầu gác ấy được nghiêm sức bởi mọi báu trang nghiêm thanh tịnh, cột báu Kim Cương, chuông treo Kim Cương khi gió nhẹ thổi qua thời phát ra âm thanh vi diệu. Lại có mọi loại cúng dường thù diệu, dùng nhóm báu Kim Cương Luân để trang nghiêm. Đây là điều được tạo thành bởi mọi loại biến hoá của Đức Biến Chiếu Như Lai (Vairocana- tathāgata), cho đến chư Phật do Đại Trí của Như Lai sinh ra là nhóm A Súc Phật (Ak obhya-buddha), Đại Bảo Sinh Phật (Mahā-ratna-sa bhavabuddha), Vô Lượng Thọ Phật (Amitāyus-buddha), Bất Không Thành Tựu Phật (Amogha-siddhi-buddha)
Lại nữa, tại cửa ở bốn mặt sinh ra các chúng Bồ Tát với các Hiền Thánh, Phẫn Nộ Minh Vương (Krodha-vidya-rāja) với vô số quyến thuộc (Parivāra) thuộc nhóm Tức Trá (Ce a:Sứ Giả nam), Tức Trí (Ce ī:Sứ Giả nữ), Nột Đa (Dhūta:Giáo Lệnh nam), Nột Đế (Dhūtī:Giáo Lệnh nữ), Khẩn Yết La (Ki kara:Tôi tớ nam), Khẩn Yết Lý (Ki karī:Tôi tớ nữ)
Đức Phật ấy an trụ Tam Ma Địa (Samādhi) thường chẳng buông bỏ Đại Trí (Mahā-jñāna), Đại Từ (Mahā-maitri), Đại Bi (Mahā-kāru a) phát đại tinh tiến cứu độ chúng sinh
Ở trong Hội ấy lại có vô số hàng Trời (Deva), Rồng (Nāga), Dạ Xoa (Yak a), Càn Thát Bà (Gandharva), A Tu La (Asura), Ca Lâu La (Garu a), Khẩn Na La (Ki nara), Ma Hầu La Già (Mahoraga), Người (Manu a), Phi Nhân (Amanu a) với vô số quyến thuộc vây quanh Đức Thế Tôn Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai
Bấy giờ Đức Thế Tôn ở trong Hội Chúng nhìn ngó Kim Cương Thủ Đại Bồ Tát (Vajra-pā i-bodhisatva-mahāsatva) xong, phóng ánh sáng lớn chiếu khắp Chúng Hội, ánh sáng ấy lại quay trở lại nhập vào thân của Đức Phật.
Khi ấy, Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, hớn hở vui mừng chiêm ngưỡng Tôn Nhan (khuôn mặt của Đức Thế Tôn), ném chày Kim Cương, quỳ gối phải sát đất, chắp tay cung kính,làm lễ Đức Thế Tôn rồi bạch Phật rằng: “Do Nhân nào, Duyên nào lại phóng sánh sáng lớn? Chư Phật Như Lai nếu không có Nhân Duyên thời chẳng phóng ánh sáng. Nay nhìn thấy ánh sáng này, Chúng Hội chúng con thảy đều kinh ngạc. Nguyện xin Đức Thế Tôn tác tiếng rống Sư Tử, vì chúng con mà tuyên nói”
Khi ấy Đức Thế Tôn nhận sự thỉnh cầu của Kim Cương Thủ Bồ Tát xong, nhập vào Đại Tam Ma Địa tên là Đại Trí Biến Hoá Du Già Đại Giáo Vương, đối với Pháp đã làm tối tôn tối thượng trong tất cả Giáo, chẳng khó thành tựu.
Đây là Kim Cương Trí Đại Lạc Phương Tiện Nhất Thiết Chân Thật Tạng Thiện Tác Tối Thắng Trí Tuệ Phương Tiện Đại Lạc Kim Cương Đại Biến Hoá Kim Cương Tam Ma Địa”
_Bấy giờ Đức Thế Tôn từ Tam Ma Địa xuất ra xong, nói Tam Muội Mạn Noa La với mọi loại Pháp của Kinh Du Già Đại Giáo Vương. Ấy là Pháp vẽ Tượng trên lụa, Pháp quán tưởng, Pháp trì tụng, Nghi tác phẫn nộ, Pháp nhìn ngó, Pháp Tam Ma Địa, Pháp câu triệu, Pháp cấm phục, Pháp đánh các Ma ác, Pháp khắc kỵ, Pháp bệnh hoạn, Pháp nhiệt não, Pháp thành sự, Pháp cứu cánh, Pháp quán đỉnh, Pháp A Xà Lê Nghi Tướng, Pháp nhiếp thọ Đệ Tử. Như vậy mọi loại Giáo Pháp bí mật, nay Ta giải nói. Các ông, tất cả chí Tâm nghe cho kỹ”
Khi ấy, tất cả Như Lai với các Bồ Tát ấy cho đến Chúng Hội nhận sự dạy bảo mà lắng nghe
Lúc đó, Đức Thế Tôn nói Kệ là:
_Trước nên gần gũi A Xà Lê (Ācārye)
Các Pháp đã làm đều hay thành
Nếu chẳng gần gũi A Xà Lê
Các Pháp đã làm chẳng thể đạt
_Nay Ta nói Đức của Xà Lê (Ācārye)
Ông, các Bồ Tát với Chúng Hội
Cần phải chí Tâm mà nghe nhận
Tôn trọng Luật Nghi, Đại Trí Tuệ
Nhẫn nhục, thuần trực (đôn hậu ngay thẳng), không lười biếng
Khéo hiểu Mật Cú (Guhya-pāda)với Tương Ứng (Yoga)
Nghi tắc vẽ Đàn, nhóm Pháp Tắc
Hay hiểu chân thật mười loại nghĩa
Cho các chúng sinh thường không sợ
Luôn ưa Pháp Đại Thừa bí mật
Đều hay biết rõ các Ngoại Giáo
Trì Giới, tu hành đủ Luật Nghi
Thông đạt Pháp Đại Thừa thâm sâu
Hay nhiếp nghĩa chân thật bí mật
Nếu hay đầy đủ Nghi Pháp trước
Thế nên gọi là A Xà Lê
_Nếu không Từ Bi hành lợi ích
Không có Tâm tin đúng (chính tín), lười biếng
Phá Giới, tán loạn, chẳng Luật Nghi
Thấy nghe Giáo Pháp mà phỉ báng
Như vậy ngu ác, không căn lành
Chẳng kham hành Pháp, làm Thầy dậy
Nếu đủ Pháp Nghi Tướng như trước
Nên làm Đệ Tử gần Thầy dậy
Đây khá vẽ Đàn làm Xà Lê
Tất cả Giáo Pháp khiến chỉ truyền
Mật Cú đã nói, đều hay thành
Đệ Tử đủ Đức cũng như vậy
Thường ưa Thiền Định, Pháp vi diệu
Cung kính, hiếu thuận A Xà Lê
Luôn làm cúng dường các Hiền Thánh
_Làm sao thừa sự A Xà Lê?
Như thấy chư Phật không có khác
Thường Trì Kim Cương A Xà Lê
Đương là Bảo Sinh Đại Như Lai
Biển Đại Trí của Xà Lê ấy
Tuôn ngọc Như Ý, cho đại tài (rất nhiều tiền của)
Thường khen Công Đức của Xà Lê
Đừng thấy lỗi lầm với chê huỷ
Như vậy tôn trọng, được Pháp thành
Nghược Pháp, khinh mạn, chẳng thể đạt
Nếu người dẫm đạp bóng của Thầy
Người kia hoại Tháp, tội không khác
Chỗ làm, chỗ cầu đều chẳng thành
Chư Phật, Hiền Thánh đều chẳng hứa
_Đừng khiến huỷ báng A Xà Lê
Cho đến trong mộng cũng chẳng được
Nếu có ngu si chê Xà Lê
Thường bị Ma đến gây kinh quái (kinh dị kỳ quái)
Như vậy người ngu si nghiệp ác
Bậc Trí cần phải thường xa lìa
Đã nói nhóm Địa Ngục A Tỳ
Rơi vào Ngục ấy, không kỳ ra
Chê A Xà Lê bị Quả này
Thế nên chí Tâm cầu Bồ Đề
Cúng dường, thừa sự A Xà Lê
Cung kính, tôn trọng, thường hiếu thuận
Hay cho Quả tối thượng khó bàn
PHẬT NÓI KINH DU GIÀ ĐẠI GIÁO VƯƠNG
MẠN NOA LA
_PHẨM THỨ HAI_
Bấy giờ Đức Thế Tôn Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai ngó nhìn Chúng Hội xong, nhập vào Đại Du Già Trí Biến Hoá Tối Thượng Bí Mật Kim Cương Tam Ma Địa.Từ Định xuất ra xong, Đức Phật bảo Kim Cương Thủ Đại Bồ Tát: “Nay ông hãy nghe cho kỹ! Này Kim Cương Thủ! Du Già Đại Giáo Vương Kinh Đại Mạn Noa La Vương này là tối tôn tối thượng trong tất cả Mạn Noa La, tên gọi là Đại Trí Quang Minh Tạng Kim Cương Năng Thành Mạn Noa La. Nếu lại có người ở trong Mạn Noa La này thọ nhận Quán Đỉnh (Abhi eka) thì người ấy đang thọ nhận Pháp Quán Đỉnh trong tất cả Mạn Noa La”
Đức Phật bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát: “Nếu lại có người nhìn thấy phấn năm màu trong Mạn Noa La này thì người ấy được cung kính cúng dường tất cả Như Lai.
Nếu lại có người vào trong Mạn Noa La này thì người ấy như vào trong các cõi Phật, được tất cả Như Lai thọ ký thành Phật.
Thời A Xà Lê trước tiên dùng Pháp Kết Giới, y theo Nghi Tắc của Pháp ủng hộ thân của mình với dùng tất cả vật trang nghiêm, nghiêm sức thân ấy, sau đó tác Phẫn Nộ ngó nhìn bản thân Phẫn Nộ Minh Vương, tay phải ném chày Kim Cương, tay trái cầm cái chuông Kim Cương chấn động, tác bước đi Kim Cương (Kim Cương Bộ) nhiễu quanh mà đi vòng khắp đất của Mạn Noa La, miệng tụng chữ Hồng (Hū ), sau đó báo rằng: “Nay tôi phát khiển tất cả các Ma cho đến hàng Trời, Người, A Tu La…”.
Nói xong lại tưởng Bản Thân như Phẫn Nộ Minh Vương Liền tụng Chân Ngôn này là:
“Ha ba sa lan đổ bạt vãn đa (1) duệ chỉ hàm, nỉ phược, tô la (2) dược xoa, la xoa sa (3) tất-lệ đa, tất xá tả (4) a ba tam-ma la, bộ đa (5) noa chỉ nễ, ô sa-đa la ca (6) ma hạ la ca (7) ma hạ lý ca (8) ma hạ lý-đề ca nột tả la (9) bát lý-sa na, nga lỗ noa, khẩn na la (10) khẩn bố lỗ sa, mãn đát la, tất đà (11) a đát-la, tất-lý thể vĩ, bát-la nỉ thế (12) a mục ca tả lý-duệ noa (13) a mục ca thất xả tả (14) tam mạo địa, ba lý bố lan-noa, a lý-thang (15) tát lý-phộc tát đỏa (16) a nỗ đát la nghê-dã nẵng la bà hứ đô (17) a mục ca mạn noa la, la nhạ nẵng (18) ma lý cật đa ma-dạ di để (19) đát nỉ phộc nột-phộc nhật-la, đạt la nghê-dã, suất-lỗ đoả (20) thi kiệt la di phộc ba, cật-la ma đa (21) du nẵng bát cật-la ma để (22) đát tả, phộc nhật-la bá ni (23) bát-la nhập-phộc lý đa (24) cô tất đa, hồng ca la, phộc na nẵng (25) a nỉ bát-đa bát-la tất-đế nẵng (26) ma hạ nghê-dã nẵng, phộc nhật-lý noa (27) mưu lý-đà-nẵng thiết đa đà (28) vĩ yết lý dục lý để (29)”
Khi A Xà Lê tụng Chân Ngôn này ba biến xong, như lúc trước tác bước đi Kim Cương nhiễu quanh mà đi, kết Giới phát khiển các Ma thành đất Kim Cương. Sau đó bước đi như thế múa đạp bên trái với thế múa đạp bên phải, thế Mỗi Xá Kha Mạn Noa La, thế đứng ngang bằng bàn thân (bình túc lập thế), thế bước đi của con rùa (Quy Bộ), thế Kim Cương Phộc Nhật Lỗ Đốt Yết Lý Sa Noa, thế Kiều Túc Vũ, thế Tuyền Võng Vũ, thế bước đi của sư tử, thế sư tử biến thân, thế Kim Cương Toả, thế Kim Cương Sách, thế Kim Cương Phẫn Nộ, thế Kim Cương Câu, thế Kim Cương Vũ, thế Kim Cương Bồi Phộc La, thế bước đi của Kim Cương Phệ Đa Lê, thế Kim Cương Cốt Đoá, bước đi của Tạt Đổ Lý Mục Kha Địa Sắt Tra Na, bước đi của Kim Cương Quân Noa Lê, bước đi của Huyễn Hoá, bước đi của Kim Cương Tắc Bố Tra, bước đi của Đại Lực Câu, bước đi của Kim Cương Nha, bước đi của Kim Cương Tiếu, bước đi của Kim Cương Linh.
Lại làm thế cầm cây kiếm, thế cầm Kim Cương, thế cầm bánh xe, thế cầm cái chày, thế cầm cây phan, thế cầm sợi dây, thế cầm hoa sen, thế cầm cây gậy, thế làm không sợ hãi, thế cầm móc câu, thế cầm cái bảng, thế cầm cây thương, thế cầm cây cung, thế giương cung, thế bắn tên, thế cầm Tần Ni Ba La nhiễu quanh mà đi, thế Thí Nguyện, thế cầm Thước Cật Đế, thế cầm Yết Nặc Dã, thế Đỉnh Lễ, thế Nhập Định, thế ngồi Kim Cương, thế ngồi Liên Hoa Toạ, thế ngồi Kiết Già, thế ngồi không sợ hãi, thế Hiền Toạ, thế ngồi xổm (tồn toạ), thế ngổi đùa giỡn (hý toạ), thế hiện trước mặt, thế hướng sau lưng.
Khi A Xà Lê làm mỗi một bước đi, thế ngồi như vậy xong. Dùng Vô Biên Vô Năng Thắng Minh Vương cho đến nhóm Đại Lực Minh Vương, liền y theo Pháp làm cây cọc (quyết) đóng xuống đất của Mạn Noa La, làm kết Giới mười phương. Như vậy làm xong, lại tưởng đất của Mạn Noa La liền thành đất Kim Cương tràn đầy lửa rực.
Như vậy quán tưởng xong, thời A Xà Lê liền xưng tên của mình, đồng tụng chữ Hồng (Hū ). Chữ vi diệu như vậy là tối tôn tối thượng ở trong tất cả Giáo. Sau đó dùng Bản Chân Ngôn y theo Pháp cầu thỉnh Địa Thiên.
Chân Ngôn là:
“Đát-võng nỉ vĩ sa sất bộ đa tất (1) tát lý-phộc một đà, nỗ đa dĩ nẵng (2) tả lýdã, na dã, vĩ thí thi số (3) bộ di, bá la di đa, tô tả (4) tát lý-phộc tất đề, bát-la mộtlý đình lý-thang (5) mạn noa lan tả lệ kha dạ miểu hám (6)”
Khi A Xà Lê tụng Chân Ngôn này ba biến xong, vận Tâm chí thành lại thỉnh triệu chư Phật Như Lai.
Chân Ngôn là:
“Tam mãn đa, ha lan đổ hàm, một đà (1) ca lỗ noa, hứ đa, tế đát tát (2) bộ di, ba lý ngật-la hạ, ca lý-dã (3) tát bổ đát-lại tát hạ, a nga ma (4)”
Khi A Xà Lê tụng Chân Ngôn này ba biến xong. Ở khoảng giữa của đất Mạn Noa La, dùng hương xoa bôi làm Mạn Noa La có tướng tròn trịa (viên tướng mạn noa la). Lúc làm Mạn Noa La này thời nên tụng Đại Luân Minh Vương Chân Ngôn, sau đó thỉnh triệu chư Phật, Hiền Thánh; hiến mọi loại cúng dường thù diệu to lớn, cầu xin chư Phật làm cho vui vẻ.
Thời A Xà Lê ra bên ngoài Mạn Noa La, ở mười phương xuất sinh. Sau đó Đệ Tử trải qua một đêm, vào ở trong Mạn Noa La, y theo Pháp làm ửng hộ, dùng nước thơm rưới lên đỉnh đầu, lại dùng hương xoa bôi xoa ở trong trái tim, tưởng dùng chày Yết Ma trong trái tim, tay phải cột sợi dây ủng hộ, dùng Xỉ Mộc lau chùi răng nanh, bày cỏ Cát Tường trên mặt đất, gia trì xong an toà ngồi mà ngồi.
Thời A Xà Lê cho Đệ Tử thọ nhận ba Quy y, sám hội tội chướng, hồi hướng, phát Nguyện cho đến Đệ Tử đem thân mệnh bố thí, phát Tâm Đại Bồ Đề (Mahābodhi-citta).
Liền nói Tam Quy Già Đà (Kệ tụng Tam Quy) là:
“Nay con quy kính nơi Tam Bảo
Ngã Phật (Đức Phật của con) nhiều kiếp vượt ba cõi
Diệu Pháp (Saddharma) hay trừ gốc phiền não
Được thành Thánh Chúng Ly Dục Tôn
Xưa con đã làm các Nghiệp Tội
Nay đối Tam Bảo chí thành Sám
Hồi thí Công Đức lợi quần sinh
Thệ Nguyện cầu chứng Quả Bồ Đề (Bodhi-phala)”
Thời Đệ Tử thọ Pháp tụng Già Đà (Gāthā:Kệ tụng) này đủ ba biến xong. A Xà Lê lại vì Đệ Tử tuỳ theo sức mở Đạo nói Pháp khiến cho Đệ Tử chí thành phát Tâm Đại Bồ Đề. Sau đó như lúc trước, y theo Pháp làm nơi cúng dường, tống tiễn Hiền Thánh
Thời Đệ Tử nằm nghiêng hông bên phải ở trên đất của Mạn Noa La, ở trong giấc mộng ắt thấy cảnh tượng.
_Ngày thứ hai, A Xà Lê dùng sợi dây ngũ sắc tinh khiết giăng Mạn Noa La. Thời A Xà Lê quán tưởng sợi dây ấy tức là Chân Pháp Giới Tính Biến Chiếu Tự Tính Vương Như Lai, tức là tất cả Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha), Pháp Giới thanh tịnh cho nên lìa các bụi dơ hay thanh tịnh Chúng Sinh Giới, chỗ dùng phấn năm màu tức là năm Đức Như Lai.
Quán tưởng xong, A Xà Lê trước tiên đưa phấn xuống, sau đó khiến Đệ Tử đồng làm. Thứ nhất kết Giới Địa, thứ hai cho Đệ Tử thọ nhận Tam Quy, thứ ba khiến Đệ Tử vào Mạn Noa La, thứ tu làm Pháp Phát Tống (đưa tiễn)
_Mạn Noa La ấy có ba Phẩm Pháp: Thượng Phẩm khoảng một ngàn khuỷu tay, Trung Phẩm năm trăm khuỷu tay, Hạ Phẩm năm khuỷu tay cho đến hai khuỷu tay, một khuỷu tay.
Tướng ấy: bốn phương làm bốn cửa, bốn lầu gác. Chính giữa làm bánh xa tám căm an trí Biến Chiếu Như Lai (Vairocana-tathāgata), phương Đông an A Súc Phật (Ak obhya-buddha), phương Nam an Bảo Sinh Phật (Ratna-sa bhava-buddha), phương Tây an Vô Lượng Thọ Phật (Amitāyus-buddha), phương Bắc an Bất Không Thành Tựu Phật (Amogha-siddhi-buddha)
Lại nữa ở bốn góc an bốn vị Thân Cận Bồ Tát: góc Đông Bắc an Phật Nhãn Bồ Tát (Buddha-locana-bodhisatva), góc Đông Nam an Ma Ma Chỉ Bồ Tát (Māmakibodhisatva), góc Tây Nam an Bạch Y Bồ Tát (Pa aravāsini-bodhisatva), góc Tây Bắc an Đa La Bồ Tát (Tāra-bodhisatva)
_Lại nữa Mạn Noa La ở lớp thứ hai an bốn vị Bồ Tát: phương Đông an Tát Đoả Kim Cương Bồ Tát (Satva-vajrī-bodhisatva), phương Nam Bảo Kim Cương Bồ Tát (Ratna-vajrī-bodhisatva), phương Tây Pháp Kim Cương Bồ Tát (Dharma-vajrībodhisatva), phương Bắc Yết Ma Kim Cương Bồ Tát (Karma-vajrī-bodhisatva)
_Lại nữa ở bốn góc của Mạn Noa La an bốn vị Bồ Tát: góc Đông Bắc an Tôn Na Bồ Tát (Cu dha-bodhisatva), góc Đông Nam an Bảo Quang Bồ Tát (Ratna-prabhabodhisatva), góc Tây Nam an Tần My Bồ Tát (Bh ku i-bodhisatva), góc Tây Bắc an
Kim Cương Toả Bồ Tát (Ś khala-bodhisatva)
_Lại nữa Mạn Noa La ở lớp thứ ba an 16 vị Đại Bồ Tát Phương Đông an bốn vị Bồ Tát: Từ Thị Bồ Tát (Maitreya-bodhisatva), Diệu Cát Tường Bồ Tát (Ma juśrī-bodhisatva), Hương Tượng Bồ Tát (Gandha-hastabodhisatva), Trí Tràng Bồ Tát (Jñāna-ketu-bodhisatva) Phương Nam an bốn vị Bồ Tát: Hiền Hộ Bồ Tát (Bhadra-pāla-bodhisatva), Hải Ý Bồ Tát (Sāgara-mati-bodhisatva), Vô Tận Ý Bồ Tát (Ak aya-mati-bodhisatva), Biện Tích Bồ Tát (Pratibhāna-ku a-bodhisatva)
Lại nữa, phương Tây an bốn vị Bồ Tát: Đắc Đại Thế Chí Bồ Tát (Mahā-sthāmaprāpta-bodhisatva), Diệt Nhất Thiết Tội Chướng Bồ Tát (Sarvāpāya-jahabodhisatva), Phá Chư Ưu Ám Bồ Tát (Śokatamo-nirghātana-bodhisatva), Sí Thịnh Quang Bồ Tát (Jālinī-prabha-bodhisatva)
Lại nữa vị trí ở phương Bắc an bốn vị Bồ Tát: Nguyệt Quang Bồ Tát (Candraprabha-bodhisatva), Cam Lộ Quang Bồ Tát (Am ta-prabha-bodhisatva), Hư Không Tạng Bồ Tát (Gagana-gañja-bodhisatva), Trừ Cái Chướng Bồ Tát (Sarva-nīvara avi kambhin)
_Lại nữa ở Mạn Noa La: cửa Đông an Diệm Man Đắc Ca Minh Vương (Yamāntaka-vidya-rāja), cửa Nam an Bát La Nghiên Đắc Ca Minh Vương (Prajñāntaka-vidya-rāja), cửa Tây an Bát Nột Man Đắc Ca Minh Vương (Padmantaka-vidya-rāja), cửa Bắc an Vĩ Cận Nan Đắc Ca Minh Vương (Vighnāntaka-vidya-rāja)
Lại nữa, ở bốn góc ấy an bốn vị Minh Vương: góc Đông Bắc an Bất Động Tôn Minh Vương (Acala-nātha-vidya-rāja), góc Đông Nam an Trá Chỉ Minh Vương ( akki-vidya-rāja), góc Tây Nam an Nễ La Nan Noa Minh Vương (Nīla-da avidya-rāja), góc Tây Bắc an Đại Lực Minh Vương (Mahā-bala-vidya-rāja)
_Lại nữa ở trong bốn góc bên ngoài của Ngoại Mạn Noa La đều an trí một chày Kim Cương.
Bên trong: Luân thứ nhất dùng phấn trắng.
Vẽ Mạn Noa La của lớp thứ hai dùng ba màu phấn: vàng, trắng, xanh.
Vẽ Mạn Noa La của lớp thứ ba dùng phấn năm màu
Như vậy làm Đại Mạn Noa La xong, sau đó vì Đệ Tử thọ nhận Pháp Quán Đỉnh.
_Lại nữa, làm riêng hai lớp Mạn Noa La, bốn phương làm bốn cửa, chính giữa vẽ hoa sen tám cánh. Ở bên trong hoa sen: vị trí phía Đông an chày Kim Cương, vị trí phía Nam an vật báu, vị trí phía Tây an hoa sen, vị trí phía Bắc an cây kiếm.
Như vậy làm Mạn Noa La xong, A Xà Lê liền tự mình tắm gội, Trai Giới tinh khiết, mọi loại trang nghiêm nơi thân. Thời dùng cái bình Át Già chứa đầy nước thơm, cắm các cành lá hoa quả, dùng cái áo sạch che trùm bình Át Già. A Xà Lê y theo Pháp gia trì cái bình ấy; bỏ năm loại báu, năm loại thuốc, năm loại lúa đậu, nước thơm tràn đầy bình
Cái bình Át Già thứ nhất tên là Tối Thắng Bình tức là Bản Tôn, bốn cái bình còn lại tức là bốn vị Thân Cận Bồ Tát với các Hộ Môn, Minh Vương cũng đều có cái bình Át Già. Nếu chẳng tuỳ theo vị trí đặt để cái bình thì chỉ để năm cái bình, nên dùng Nhất Thiết Thành Tựu Chân Ngôn gia trì cái bình Át Già, dùng nước Át Già rưới vảy sạch sẽ (sái tịnh) các chúng sinh, sau đó hiến hương, hoa, đèn, hương xoa bôi, mọi loại thức ăn uống sinh ra cúng dường
_Lại nữa, ở bốn góc của Mạn Noa La đều an một cái bình Át Già. Bình Tối Thắng thứ nhất an trí chính giữa Mạn Noa La. Thời A Xà Lê dùng Kim Cương Câu Bản Ấn với tụng Chân Ngôn thỉnh triệu chư Phật Như Lai nhập vào Mạn Noa La, thời A Xà Lê lại tưởng hiến toà ngồi, chư Phật Như Lai ở bên trong Mạn Noa La đều ngồi ở vị trí của mình.
_Lại nữa, tưởng bên ngoài Mạn Noa La, dùng cây cọc Kim Cương đóng xuống để thành Kết Giới. Liền dùng nước thơm Át Già, hương, hoa….cúng dường, đều kết Bản Ấn.
Thời A xà Lê khen ngơi các Hiền Thánh, rung lắc chuông Kim Cương hiến mọi loại âm nhạc xong, cảm tạ chư Phật Hiền Thánh, báo rằng: “Nay con cầu tất cả Pháp thành tựu”. Nói xong khiến Đệ Tử vào bên trong Mạn Noa La, thời A Xà Lê liền tụng Chân Ngôn bí mật của năm Đức Như Lai (Ngũ Như Lai Bí Mật Chân Ngôn) an trí năm chỗ trên thân phần của Đệ Tử.
Chân Ngôn là:
“Án (1) nhĩ nẵng nhĩ câu (2)”
“Án (1) phộc nhật-la, đặc-lý câu (2)”
“Án (1) la đát-nẵng, đặc-lý câu (2)”
“Án (1) a lỗ lực câu (2)”
“Án (1) bát-la nghê-dã, đặc-lý câu (2)”
Nhóm Chân Ngôn như vậy đều kết Bản Ấn an năm chỗ của Đệ Tử xong làm Giáp Trụ
_Thời A Xà Lê dùng lụa trắng che mặt Đệ Tử rồi dẫn đến trước Đàn, tụng Già Đà này là:
“Nhất nan đổ mạn noa lãng sa lam (1) phộc nhật-la nghê-dã na tả, bát-la bát nẵng (2) bát-la phệ thủy đổ ma dạ thất xa (3) tát lý-phộc đát tha nga đán bổ lam (4)”
Tụng Già Đà này xong, thời khiến Đệ Tử kết Tát Đoả Kim Cương Ấn ném hoa vào trong Mạn Noa La, tụng Chân Ngôn này là:
“Án (1) bát-la đế tha, phộc nhật-la, hô (2)”
Tụng Chân Ngôn này xong, liền trừ bỏ tấm lụa che mặt ra.
Lại tụng Già Đà này là:
“Nhất nan đát đát mạn noa la bát xá (1) thất-la đà muội ngao na vị na tả (2) một đà vãn xá cô lộ bán na (3) mẫu nại-la, mãn đát-lại la đề sắt-trí đán (4) tam bán đế tát lý-phộc tất đề nẵng (5) tam ma dạ, cơ-lỗ bà vĩ thiết để (6) phộc nhật-la, bát nột-ma ngật-la, la lý đán (7) mãn để-lý sa-phộc la đạt nẵng, cô lỗ (8) a nê na, hột-lý na duệ, na duệ xá, phộc nhật-la bát đán để (9)”
Tụng Già Đà xong, khiến Đệ Tử ném hoa, chỗ hoa rơi xuống sẽ là Bản Tôn. Dùng hương, hoa, đèn, hương xoa bôi, quần áo, phướng, phan, dù, lọng, Ấn Trần…thù diệu cúng dường. Lại dùng âm nhạc vi diệu, Cát Tường Kệ Tán
Thời A Xà Lê trước tiên dùng cái bình Tối Thắng át Già cho Đệ Tử rưới lên đỉnh đầu để tiêu trừ tội chướng, sau đó cho bốn cái bình Thân Cận át Già để uống vào. Lại tụng Cát Tường Kệ Tán, bảo Đệ Tử rằng:
“Nay Ta rung chuông trước chư Phật
Chư Phật đầy khắp như hạt cải
Chư Phật thọ trì bình Át Già
Cho ngươi Quán Đỉnh Diệu Pháp Môn
Tâm, Mạn Noa La, Trí chân thật
Như vậy quán tưởng Pháp Vô Tướng
Nay ngươi đỉnh thọ Pháp Môn này
Ra hẳn cõi trần lao sinh tử”
Khi A Xà Lê tụng Cát Tường Tán này xong, bày cho Đệ Tử Thiết Ca La, bánh xe (Luân), vỏ ốc (Loa), chày Kim Cương, Kinh Pháp… Nếu không có vật của nhóm Thiết Ca La thì nên kết Lỗ Tất Ni Ấn bày cho Đệ Tử, sau đó trao cho Pháp Tam Muội. Tam Muội Chân Ngôn là:
“A ninh bát-la bột-lý để đãn-võng phộc tha (1) nhĩ vĩ đế lý-đà tất-thể tì tát na (2) tát đạt lý-ma mạo đề tức đán tả (3) a tả lý-dã ma phộc ma ninh na (4) phộc nhật-la bà để-lý số ngao la miểu (5) nột sắt-đam muội đế-lý, vĩ la nga đa (6) bát-la na ninh, tất đế phộc tha (7) na ca lý-dã, muội yết na tả na (8) y đế na cật-lý đế, na phệ một đà (9) na la ca, cơ-lỗ bá đa dã đế đế (10)”
Khi A Xà Lê tụng Tam Muội Chân Ngôn này xong, khuyến hoá Đệ Tử khiến đem cho tài bảo để báo đáp ân của Thầy. Hoặc dùng vàng, bạc, lưu ly, Ma Ni, châu báu, san hô, hổ phách cho đến thân mệnh của mình.
Lại nói Tụng là:
“Đệ Tử cần phải hành hiếu thuận Báo ơn Xà Lê, khiến vui vẻ
Nếu Thầy vui vẻ, Pháp được thành
Ngoài đây, Thế Gian không có Tôn (Nātha)”
Khi Đệ Tử nghe Tụng này xong, từ chỗ ngồi đứng dậy, cúng dường chư Phật với A Xà Lê. Sau đó A Xà Lê y theo Pháp làm Hộ Ma (Homa).
Hộ Ma ấy: vật cúng dường, Pháp trì tụng quán tưởng y theo Nghi của nhóm Tức Tai, Tăng Ích…cúng dường chư Phật Hiền Thánh, sau đó phát Tống (đưa tiễn) Hiền Thánh với chư Phật ba đời xong, thu lấy phấn năm màu trong Đàn ấy vứt bỏ trong dòng sông. Ở đất của Mạn Noa La ấy, dùng Cồ Ma Di (phân bò) xoa tô.
Vật mà Mạn Noa La đã dùng, cho hết A Xà Lê, Đệ Tử chẳng được nhận lấy. Nếu người có nhận lấy sẽ phá Tam Muội, chỉ có A Xà Lê được tuỳ ý nhận dùng.
PHẬT NÓI KINH DU GIÀ ĐẠI GIÁO VƯƠNG
CHÂN NGÔN
_PHẨM THỨ BA_
Bấy giờ Đức Thế Tôn Đại Biến Chiếu Kim Cương Như Lai lại nhập vào Chân Ngôn Luân Kim Cương Tam Ma Địa, Từ Tam Ma Địa này xuất ra xong, bảo Kim Cương Thủ Đại Bồ Tát rằng: “Nay ông hãy nghe cho kỹ! Nay Ta vì ông diễn nói chữ tinh diệu của Chân Ngôn này, ông hãy chí Tâm thọ trì”
Thời Kim Cương Thủ Bồ Tát chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch Phật rằng:
“Thế Tôn khéo nói! Thiện Thệ khéo nói! Vì lợi ích cho tất cả chúng sinh”
Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói Đại Biến Chiếu Như Lai Căn Bản Chân Ngôn là: “Án, a”
_Lại nói A Súc Như Lai Chân Ngôn là:
“Án, hồng”
_Bảo Sinh Như Lai Chân Ngôn là:
“Án, đát-lãm”
_Vô Lượng Thọ Như Lai Chân Ngôn là:
“Án, hột-lợi”
_Bất Không Thành Tựu Như Lai Chân Ngôn là:
“Án, kháng”
_Phật Nhãn Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, nga nga na, lô tả nễ, hồng”
_Ma Ma Chỉ Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, chỉ lý chỉ lý, ma ma kế, hồng”
_Bạch Y Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, yết trí, vĩ yết trí (1) nễ yết trí, yết diễm, yết trí (2) yết lỗ tra, vĩ lý-duệ, saphộc hạ (3)”
_Đa La Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, đa lý, đốt đa lý (1) đốt lý, sa-phộc hạ”
_Tát Đoả Kim Cương Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, tát đoả phộc nhật-lý, hồng”
_Bảo Kim Cương Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, la đát-nẵng phộc nhật-lý, hồng”
_Pháp Kim Cương Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, đạt lý-ma phộc nhật-lý, hồng”
_Yết Ma Kim Cương Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, yết lý-ma phộc nhật-lý, hồng”
_Tôn Na Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, tả lệ, tổ lệ (1) tôn nỉ, sa-phộc hạ (2)”
_Bảo Quang Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, la đát-nỗ lặc kế (1) la đát nẵng nhập-phộc lý nễ, sa-phộc hạ”
_Tần My Bồ Tát Chân Ngôn là;
“Án, bột-lý cô trí, bột-lăng”
_Kim Cương Toả Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, phộc nhật-la tất-lý khiết lý (1) hồng phát tra, sa-phộc hạ (2)”
_ Vajra-ś khale hū pha svāhā _Từ Thị Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, muội”
_Diệu Cát Tường Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, mông”
_Phổ Hiền Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, tam mãn đa bạt nại-la, hồng”
_Hương Tượng Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, hiến đà hạ tất-đế nễ, hồng”
_Trí Tràng Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, nghê-dã na kế đổ (1) nghê-dã na ma để, hồng (2)”
_Hiền Hộ Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, bạt nại-la phộc để (1) bạt nại-la bá la, hồng (2)”
_Hải Ý Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, sa nga lý (1) ma hạ sa nga lý, hồng (2)”
_Vô Tận Ý Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, ác xoa duệ (1) hồng hồng (2) ác xoa dã, yết lý-ma, phộc la noa (3) vi du đạt nễ, sa-phộc hạ”
_Biện Tích Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, bát-la để bà nễ (1) bát-la để bà na, cô trí, hồng (2)”
_Đắc Đại Thế Chí Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, sa-tha nhĩ (1) ma hạ sa-tha nhĩ (2) sa-tha ma phộc để, sa-phộc hạ (3)”
_Trừ Nhất Thiết Tội Chướng Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, tát lý-phộc bá dã nhạ hứ (1) tát lý-phộc bá dã du đà nễ, hồng (2)”
_Phá Nhất Thiết Ưu Ám Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, tát lý-phộc du ca đát mô (1) nễ lý-già đát na, mạt để, hồng (2)”
_Sí Thịnh Quang Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, nhạ lý nễ (1) ma hạ nhạ lý nễ, hồng (2)”
_Thiện Tài Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, tô đạt na, tất-lý dã, hồng”
_Nguyệt Quang Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, tán nại-lý, tô tán nại-lý (1) tán nại-la mê phộc lỗ cát đế, sa-phộc hạ (2)”
_Cam Lộ Quang Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, a nhĩ đa bát-la tỳ (1) a nhĩ đa mạt để, hồng (2)
_Hư Không Tạng Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, nga nga nễ (1) nga nga na, phộc la, lỗ tả nễ, hồng (2)”
_Trừ Cái Chướng Bồ Tát Chân Ngôn là:
“Án, tát lý-phộc nễ phộc la noa vĩ sắt-cương tỳ ni, hồng”
_Lại nói Diệm Man Đắc Ca Minh Vương Chân Ngôn là:
“Án, diệm man đắc ca, hồng”
_Bát-La Nghiên Đắc Ca Minh Vương Chân Ngôn là:
“Án, bát-la nghiên đắc ca, hồng”
_Bát Nột Man Đắc Ca Minh Vương Chân Ngôn là:
“Án, bát nột man đắc ca, hồng”
_Vĩ Cận Nan Đắc Ca Minh Vương Chân Ngôn là:
“Án, a mật-lý đa quân noa lý (1) vĩ cận-nan đắc ca, hồng (2)”
_Bất Động Tôn Minh Vương Chân Ngôn là:
“Án, a tả la, hồng hạ”
_Trá Chỉ Minh Vương Chân Ngôn là: “Án, trá chỉ, hồng nhược”
_Nễ La Nan Noa Minh Vương Chân Ngôn là;
“Án, nễ la nan noa (1) ma hạ nan noa, hồng (2)”
_Đại Lực Minh Vương Chân Ngôn là:
“Án, cốt lỗ đà na, hồng, nhược”
Các Đại Bồ Tát với Đại Minh Vương, chữ tinh diệu, Chân Nhôn của nhóm như vậy an trong Mạn Noa La.Như vậy đã nói vô số câu chi nhóm chữ tinh diệu từ Tam Ma Địa sinh
Thời A Xà Lê y theo Pháp quán tưởng xong, dùng Kim Cương Câu Ấn thỉnh triệu chư Phật Như Lai, dùng Kim Cương Ấn thỉnh triệu các Bồ Tát với các Hiền Thánh, dùng kết Luân Ấn thỉnh triệu các Minh Vương, dùng kết Sách Ấn thỉnh triệu các Tức Tra (Ce a), Tức Trí (Ce ī), dùng kết Câu Ấn thỉnh triệu nhóm Nột Đa (Dhūta), Nột Đế (Dhūtī)
Đây là nghi tắc Thỉnh Triệu của Du Già Đại Giáo Vương.
PHẬT NÓI KINH DU GIÀ ĐẠI GIÁO VƯƠNG
_QUYỂN THỨ NHẤT (Hết)_