Kinh Đại Thừa Giới

Kinh Đại Thừa Giới
Bộ Luật, Đại Tạng Kinh Chữ Việt, Luật, Luật Bồ Tát, Luật Tạng Kinh, Tạng Luật

KINH PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA GIỚI
Hán dịch: Đời Trệu Tống, Đại sư Thi Hộ
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Tôi nghe như vầy:

Một thuở nọ, Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ Đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá Vệ.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Bí sô:

– Người nào phá hoại tuổi thọ của giới hạnh, người nào đoạn diệt căn lành, thì xuất gia khó phát tâm tinh tấn giữ gìn vững chắc. Nếu các Bí sô ở trong Phật pháp mong cầu giải thoát thì được xa lìa tất cả các khổ não xấu ác. Như đức Phật đã dạy, thà bỏ thân mạng chịu sự vô thường, chứ không được để tâm buông lung phạm giới. Nếu người bỏ mạng thì chỉ hoại một đời, còn nếu phá giới thì làm cho trăm vạn đời trầm luân trong đường ác đạo. Nếu người trì giới sẽ được thấy Phật. Giới là trang sức tối thượng; giới là hương thơm vi diệu bậc nhất; Giới là nhân tốt của sự hoan hỷ. Giới thể thanh tịnh như nước trong mát, có khả năng trừ nóng bức. Giới pháp là vĩ đại nhất, sự độc hại của chú thuật thế gian và của rồng rắn không thể xâm phạm. Trì giới được danh tiếng tốt, trì giới được an lạc. Và như vậy khi qua đời sẽ được sanh lên cõi trời.

Đức Phật dạy:

– Nầy Bí sô! Nếu phạm Luật nghi thì giống như người mù chẳng thấy các sắc, cũng như người cụt chân không thể đi được, xa lìa Niết bàn, chẳng đạt đến bờ bên kia. Nếu người trì giới thì thành tựu tất cả các vật báu chánh pháp bảo. Giống như bình lành, tròn đầy, bền chắc thì có thể chứa tất cả châu báu, cũng thế, bình vỡ thì châu báu mất; nếu phạm Luật nghi thì bỏ tất cả các pháp lành. Trước đã từng phạm giới nhưng sau lại muốn cầu Niết bàn như hủy bỏ mắt mà dùng gương soi mặt, thì làm sao có thể được!

Đức Phật dạy:

– Nầy Bí sô! Người nữ không có lòng tin thì không nên gần gũi. Ân sủng nhà vua khó từ chối được thì không nên ỷ lại. Bọt nước không thật nên không thể nắm bắt. Sự giàu sang vô thường, không thể tồn tại lâu dài. Sắc tướng như hoa, đổi khác trong khoảnh khắc. Tuổi thọ như trái cây chín không thể để lâu, như thuyền qua dòng nước chảy nhanh, như căn nhà mục sắp ngã sập. Thà uống thuốc độc chứ không được uống rựơu. Thà nhảy vào lửa lớn chư không được ham thích dục lạc.
Đức Phật giảng nói Kinh nầy xong, các Bí sô và chư Bồ tát đều vô cùng hoan hỷ, tin nhận và phụng hành.

 

Bài Viết Liên Quan

1451

Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự Quyển 31

CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ NẠI DA TẠP SỰ Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đời Đường - TQ Việt dịch: Ban phiên dịch chùa Pháp Bảo, HT Thích Tịnh Hạnh giám tu - năm 2005 Hiệu đính và nhuận...
Bộ Luật, Luật, Luật Thanh Văn, Tạng Luật

Căn Bổn Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Ni Đà Na Mục Đắc Ca

CĂN BỔN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ NI ĐÀ NA MỤC ĐẮC CA Hán dịch: Đường Tam Tạng Nghĩa Tịnh Việt dịch: Tỳ Kheo Tâm Hạnh Quyển thứ nhất -ooOoo- Thành kính đảnh lễ đức Thế tôn, Ứng cúng, Chánh biến tri. Tụng tổng quát....
Đại Tạng Kinh Chữ Việt

Kinh Danh Hiệu Của Tám Linh Tháp Lớn (Huyền Thanh)

PHẬT NÓI KINH DANH HIỆU CỦA TÁM LINH THÁP LỚN Hán dịch: Tây Thiên Dịch Kinh Tam Tạng_ Triều Tán Đại Phu Thí Quang Lộc Khanh_ Minh Giáo Đại Sư (kẻ bầy tôi là) PHÁP HIỀN phụng chiếu dịch Việt dịch: HUYỀN THANH   Bấy...
Bộ Mật Giáo, Đại Tạng Kinh, Luật, Luật Luận, Luật Thanh Văn, Nghi Qũy

Văn Thọ Nhận Năm Giới Tám Giới

VĂN THỌ NHẬN NĂM GIỚI TÁM GIỚI KINH SỐ 916 Hán dịch: Không ghi tên người soạn Việt dịch: HUYỀN THANH   VĂN TÁM GIỚI 1_ Phẩm Cúi lạy thỉnh chứng minh: Đệ Tử chúng con cúi đầu kính lễ Hư Không Pháp Giới Vô Thượng...
Đại Tạng Kinh Chữ Việt

Kinh Di Lặc Đại Thành Phật

PHẬT NÓI KINH DI LẶC ĐẠI THÀNH PHẬT Hán dịch: Nước Diêu Tần_ Tam Tạng CƯU MA LA THẬP (Kumārajīva) Việt dịch: HUYỀN THANH   Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật trụ ở núi Ba Sa (Núi Cô Tuyệt) tại nước Ma Già...
Phạm Võng kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký

61. Giới khinh thứ Bốn Mươi Năm "Không giáo hóa chúng sanh"

Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bổn Giảng Ký Hán văn: Pháp sư Thích Diễn Bồi Việt dịch: Sa môn Thích Trí Minh   B.2.2.45. BẤT GIÁO HÓA CHÚNG SANH GIỚI (giới không giáo hóa chúng sanh) Kinh văn: Nếu là Phật tử nên có...