KINH A DI ĐÀ NGHĨA THUẬT

MỘT QUYỂN

Tuệ Tịnh soạn.

Kinh A-di-đà, Hán dịch là Vô Lượng Thọ, ngài La-thập đời Hậu Tần, dịch là Tiểu Vô Lượng Thọ, pháp sư Cầu-na-bạt-đà dịch lại. Trộm nghĩ : Pháp thân vô tướng, tướng do căn cơ mà có tướng, Tịnh độ là vô phương, phương do chiêu cảm mà có phương, tuy vậy nếu nói về cùng tột lý ngưng đọng vắng lặng thì đạo là bất lập văn tự, nay Đấng đại bi khéo tùy căn cơ mà ba lần xoay bánh xe pháp để dẫn dắt vô số chúng sinh ra khỏi trần tục. Nếu người nào khế hội được thì đồng với bản nguyện của Phật, người hóa độ, không cùng một hạng với chúng sinh, là do Đức Di-đà, Ngài dùng trí giác của mình ở tại cõi nước Cực lạc mầu nhiệm để mở rộng đạo pháp. Còn Bậc Năng Nhân Thích-ca Thế tôn thì đang ở tại cõi Ta-bà này để tiếp độ chúng sinh, ở cõi Tịnh độ căn tánh của chúng sinh thuần thục dễ điều phục, ngược lại chúng sinh ở cõi Ta-bà, thì rất ngang bướng khó dạy, do đó Đức Thế tôn phải mở ra ba nhân để nói bốn sinh, ban bố cho chín phẩm để phá bỏ năm khổ não, Chư Phật sáu phương, ứng hiện trong cõi Tam thiên, để chứng minh cho chúng sinh được vãng sinh đây là lời nói không luống dối; vì duyên với chúng sinh là không (tức lòng từ vô duyên), nên không bỏ đại Bi; quán Như lai là vắng lặng mà không mất cung kính cúng dường; tuy biết Phật và cõi nước hoàn toàn vắng lặng như hư không mà vẫn hiện bày lớp lớp cõi Phật thanh tịnh. Có thể nói đó là mượn tên không hoại, mà nói về thật tướng các pháp, địa vị chính thật bất động mà lập ra các pháp, Đức Phật nói kinh A-di-đà, là để khuyến thích chúng sinh vãng sinh về Tịnh độ, vì ở đó chúng sinh không bị lui sụt tâm Bồ-đề, ánh sáng của ba minh ví như ánh trăng mùa thu, trấn áp bốn biện thuyết giống như tiếng sấm mùa xuân, khen ngợi tịnh cảnh để chỉ bày Tây phương, khen ngợi nhân tốt đẹp trên hết để chỉ cho Đông độ, dùng thân miệng mình để nói về tâm của Phật A-di-đà, để giác ngộ người hợp cơ nên gọi là Phật nói.

A-di-đà, Hán dịch là Vô Lượng Thọ, ánh sáng nói pháp cho đồ chúng tất cả đều vô lượng, vì dắt dẫn tâm chúng sinh nên chỉ nêu chữ Thọ, do đó đặt tên là vô lượng.

Kinh có hai nghĩa là trải qua, và thường, là chỗ thường dạo chơi của các bậc Thánh, nên gọi là kinh xưa kinh nay, thường hằng cố định gọi là Thường, nên gọi là kinh Phật nói về Đức Phật A-đi-đà.

Từ “Như vậy…” cho đến “vườn Cấp Cô Độc”: Thuật rằng: kinh chia làm ba phần:

  1. Lời tựa.
  2. Phần chánh thể.
  3. Lưu thông.

Ba phần, mỗi phần đều có hai:

  1. Phần tựa có hai:
  2. Tựa chung, để làm chứng tín (chứng cứ để dẫn dắt lòng tin).

Tựa riêng, dùng để phát khởi.- Phần chánh thể, có hai:

  1. Nói về nhân quả ở Tịnh độ An lạc.
  2. Nói về nhân quả của pháp thân Phật A-đi-đà.

– Phần lưu thông, có hai:

  1. Như lai nói kinh này rồi.
  2. Đại chúng vui mừng tin nhận.

Trong hai phần chung và riêng, mỗi phần đều có sáu:

Sáu của lời tựa chung là:

  1. Lòng tin thành tựu.
  2. Nghe thành tựu.
  3. Thời thành tựu.
  4. Chủ thành tựu.
  5. Nơi chốn thành tựu.
  6. Chúng thành tựu.

Sáu của tựa riêng còn thì lời văn ở sau sẽ giải thích.

Nay trong sáu phần của tựa chung thì năm phần đã thành tựu. Như vậy thì lòng tin thành tựu.

“Như thị” là danh từ chỉ sự tin thuận, tin tưởng thì lý được nói ra sẽ thuận, thuận thì đạo thầy trò được thành. Kinh không gò bó, người không có lòng tin thì không truyền, nên gọi là như thị. Lại, “Như” là chỉ cho pháp, “Thị” chỉ cho Định, như Đức Phật đã nói tất cả pháp đều như thế nên gọi là “Như thị”. Lại, “Tín” là tin kinh này, trong văn có chép: Chư Phật nhiều như cát sông Hằng trong sáu phương đều hiện tướng để làm chứng cho người niệm Phật A-đi-đà chắc chắn được vãng sinh Tịnh độ. Mở đầu kinh nói “Như thị” là để nói lên đáng tin, cuối kinh nói vui mừng vâng thực hành là để nói lên trí tuệ. Tín là năng nhập, và trí là năng độ, ba thứ tinh tiến, chánh niệm và Thiền định, bao trùm toàn bộ cả trước sau. Năm căn đầy đủ, là có khả năng thọ nhận và trao truyền, nên gọi là Như thị.

“Tôi nghe” là nghe thành tựu, tự thân nhận lãnh gọi là “tôi nghe”, truyền trao gọi là “Được nghe”, ở đây là nói đích thân được nhận lãnh âm thanh và yếu chỉ, tức là nói ngài A-nan đích thân theo hầu bên Phật, được nghe Phật nói về cõi nước Cực lạc của Đức Phật A-di-đà. Nếu có chúng sinh nào chuyên tâm niệm danh hiệu Phật A-di-đà thì chắc chắn sẽ được vãng sinh, đây là lời thuật lại không thể nào sai, vì khi A-nan chưa làm thị giả hầu Phật thì mỗi bài kinh mà Phật nói trước đó A-nan không được đích thân nghe, mà nay nói tôi nghe, thì lúc Đức Phật sắp nhập Niết-bàn Ngài đã nói lại cho A-nan nghe, do đó mà được ghi là tôi nghe. “Một thuở nọ” là thời thành tựu, lúc Đức Phật nói kinh A-di-đà này, thì lúc đó có ngài Xá-lợi-phất và A-nan v.v… đều được nghe. Lại, khi Đức Phật sắp nói pháp, các đệ tử tập trung lại một chỗ, gọi là một thuở nọ. “Phật”, Hán dịch là Giác, là Chủ thành tựu, có năm hạng người được nói pháp:

  1. Phật.
  2. Các đệ tử.
  3. Các vị trời.
  4. Thần tiên.
  5. Người biến hóa.

Ở đây là Phật nói, nên gọi là Chủ thành tựu, Phật là mệnh danh của bậc Đại sư, dựa vào trí giác để lập nghĩa, Giác cũng có hai nghĩa: Giác sát.

  1. Giác ngộ.
  2. Giác ngộ thì trí chướng hết.

Giác sát thì phiền não chướng hết. Trong hai giác trên cũng có ba thứ khác nhau. Tự giác khác với phàm phu, Giác tha khác với Nhị thừa, Giác hạnh viên mãn khác với Bồ-tát, Đức Phật là bậc đã đầy đủ cả ba giác trên, nên gọi là Phật.

“Ngự tại” là xứ thành tựu, cũng gọi là Trụ, mà Trụ thì có nhập, ở đây lược có hai:

  1. Cảnh giới trụ (ở nơi cảnh giới).
  2. Y chỉ trú (ở nương).

“Ngự tại nước Xá-vệ, cây của Thái tử Kỳ-đà, vườn Trưởng giả Cấp Cô Độc” là phát xuất từ cả hai chỗ trụ: Cảnh giới là giáo hóa đệ tử thế tục, vườn là chỗ nương ở, để tiếp độ chúng xuất gia. Thái tử Kỳ-đà, Hán dịch là Chiến Thắng, lúc Thái tử vừa sinh, thì nhà vua phá tan được quân giặc xâm lược. Các cung phi được nghe tin thắng trận nên đặt tên Thái tử là Chiến Thắng. Cấp Cô Độc vốn là Tu-đạt, Hán dịch là Thiện Từ, vì ông là người rất giàu, có tâm từ bi đối với mọi người, thường giúp đỡ người cô đơn, cấp dưỡng những người nghèo khó, mọi người trong thôn xóm khen ngợi, do đó nên gọi ông là Thiện Từ.

Người thì có trên dưới, không thể nói riêng vườn trước. Vườn là nói chung, cây là nói riêng, cũng không thể chỉ nói cây của Kỳ-đà, vì cả hai người đều đồng tâm xây dựng tinh xá, vì vậy mà có tên gọi chung là “Cây của Thái tử kỳ-đà, vườn của Trưởng giả Cấp cô độc”.

Pháp thân thật sự không còn nương gá, nhưng để chỉ bày giáo hóa được hiệu nghiệm nên giả ở nơi đó, để nói về năm môn của Phật A-điđà, giúp người tu hành chắc chắn được vãng sinh.

Theo Luận Vãng sinh năm môn gồm:

  1. Môn lễ bái
  2. Môn khen ngợi
  3. Môn tác nguyện
  4. Môn quán sát
  5. Môn hồi hướng.

“Cùng chúng Đại Tỳ-kheo…” cho đến “các Đại đệ tử”. Thuật rằng:

Đây là chúng thành tựu. Chúng có ba:

  1. Chúng Thanh văn
  2. Chúng Bồ-tát
  3. Chúng chư thiênChúng Thanh văn ở đây có năm:
  1. Nêu loại.
  2. Nêu số.
  3. Khen đức.
  4. Nêu tên.
  5. Kết thúc và đặt tên.

“Cùng với Đại Tỳ-kheo” là nêu loại, chữ “cùng” cũng có nghĩa là và, tứ nhũ thân tự gồm kia, gọi đó là cộng.

Luận Trí Độ chép: là cùng một giới, một kiến, một xứ, v.v… gọi là cộng. Đại, tiếng Phạm là Ma-ha, ở đây giải thích có ba nghĩa:

  1. Lớn.
  2. Nhiều
  3. Hơn.

Được trời, người, vua, v.v… cung kính nên gọi là “Đại”. Thế nào là “Đa”? Vì số đến hai ngàn năm trăm vị. Các vị này có khả năng hơn người phá trừ được luận nghị của chín mươi sáu thứ ngoại đạo nên gọi là thắng.

Tỳ-kheo, lược có ba nghĩa:

  1. Bố ma.
  2. Khất sĩ.
  3. Phá ác.

Ba nghĩa trên cũng có đầu, giữa và cuối. Bố ma, tức là người đã mở được cánh cửa mầu nhiệm, hàng phục được ý chí của ma quân, do đó trước khi cạo tóc đắp y, thì giúp cho cung điện của ma quân rung chuyển, khiến ma sợ hãi.

Khất sĩ thân là đạo khí, thân an thì đạo hưng thịnh, làm cho giáo pháp sống động, khất thực để nuôi thân.

Phá ác là, con đường của bậc Thánh dài ra thì con đường phàm phu tự biến mất, sự tu hành đến kỳ viên mãn, phá được ác, chứng được quả, ba từ “Bản giác địa” còn gọi là Chí quả địa, tức chuyển Bố ma thành sát tặc, đổi khất sĩ thành ứng cúng, nói phá ác trở thành bất sinh.

Tăng, Hán dịch là Chúng, tức là nhiều vị Tỳ-kheo hòa hợp ở cùng một chỗ thì gọi là Chúng. Một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ-kheo ở chung trong một trú xứ, đây là nói lên số lượng của Tăng, “đều là các bậc đã chứng được quả vị đại A-la-hán”, đây là khen ngợi đức độ của các Tỳ-kheo.

La-hán có ba nghĩa, như ba tên gọi của quả địa của Tỳ-kheo ở trên.

“Các vị mà mọi người đều biết”, nghĩa là trời, người toàn bộ đại chúng đều biết đức độ bên trong và hình dạng bên ngoài của vị đó.

Từ “Trưởng lão Xá-lợi-phất” cho đến “A-nậu-lâu-đà”, đều là nêu lên các danh hiệu, nói trong chúng Thanh văn có mười bảy vị, như Trưởng lão Tuệ Mạng, Tịnh Mạng, v.v… đều là những lời khen ngợi.

Xá-lợi-phất, Hán dịch là Thân tử. Đần độn (độn căn) có giới hạn tức là Bàn-đà (Bàn-đặc), lợi căn (lanh lợi) có chừng mực là Thân tử, nói được những việc trước mà dự biết những việc sau, tài năng như gấu, sảng khoái như chim ưng, trí tuệ như thần, tỏ ngộ hơn người.

Mục-liên, Hán dịch là Tán Tụng, Ca-diếp, Hán dịch là Ẩm Quang; Câu-hy-la, Hán dịch là Đại Tất; Châu-lợi-bàn-đà-gia, Hán dịch là Xànô; Nan-đà, Hán dịch là Khánh Hỷ; A-nan, Hán dịch là Vui mừng; Lahầu, Hán dịch là Phú Chướng; Kiều-phạm Ba-đề, Hán dịch là Ngưu Vương; Tân-đầu-lô, Hán dịch là Thượng Tọa; Phả-la-đọa, Hán dịch là Lợi Căn; Ca-lưu-đà-di, Hán dịch là Hắc Sắc; Kiếp-tân-na, Hán dịch là Phòng Túc; Bạc-câu-la, Hán dịch là Thiện Dung; A-nậu-lâu-đà, Hán dịch là Như Ý, các vị Đại đệ tử như thế v.v…, đây là phần kết định (kết thúc và đặc tên).

“Và các Bồ-tát cho đến các Đại Bồ-tát như thế.” Là nói về chúng Bồ-tát, phần này cũng có ba:

  1. Nêu lên thứ loại.
  2. Nêu các tên gọi.
  3. Phần kết thúc và đặt tên.

Bồ-tát, Hán dịch là Giác Sĩ, Giác có bốn nghĩa:

  1. Ứng giác
  2. Chánh giác
  3. Giác Phần
  4. Toàn giác.

Sĩ cũng có hai cách chép:

  1. Trị
  2. Sự.

Vì dùng sự giác ngộ này để sửa chữa và giáo hóa chúng sinh, nên gọi là giác sĩ.

Ma-ha đại Giác sĩ, theo Chân-đế thì đó là nói theo địa vị.

Thập tín, Thập giải, Thập hạnh, đứng trước Thập địa thì gọi là Bồtát tự lợi, còn Thập địa Thập Hồi hướng về sau thuộc về lợi tha, gọi là Ma-ha-tát.

Khi đăng địa bước vào Thập địa) rồi, địa thứ bảy trở xuống, chỉ gọi là Bồ-tát, chỉ Địa thứ tám trở lên mới gọi là Ma-ha-tát.

Theo Địa Luận chép: Đại chúng cũng có ba nghĩa:

  1. Nguyện lớn.
  2. Hạnh lớn.
  3. Lợi ích lớn.

“Văn-thù…” v.v… trở xuống là nêu các danh hiệu.

Văn-thù-sư-lợi, Hán dịch là Diệu Đức, là đệ tử đấng Pháp vương, sau này sẽ kế tiếp địa vị Đức Thế tôn .

A-dật-đa, Hán dịch là Vô Năng Thắng; Càn-đà-ha-đề, Hán dịch là Xích Sắc; Bồ-tát Thường Tinh Tấn, thân tâm tu đạo, như cứu lửa cháy đầu. Cùng các Bồ-tát, v.v… đó là phần kết thóc đặt tên.

Từ “Cùng Thích Đề-hoàn-Nhân, v.v… cho đến và Chư Thiên đại chúng nhóm họp” là nói các chúng chư Thiên gọi đủ là “Thích đềhoàn Nhân-đà-la”. Nhân-đà-la Hán dịch là “chủ”, Đề-hoàn Hán dịch là “Thiên”, Thích-ca, Hán dịch là Năng. Gọi đủ là Năng Thiên Chủ, đẳng là chỉ cho các vị còn lại trong hội chúng.

Tựa chung đã giải thích rồi, dưới đây là nói về tựa riêng.

Tựa riêng có sáu:

  1. Khấu cơ: là đúng căn cơ.
  2. Chỉ xứ: là chỉ nơi chốn.
  3. Số lượng
  4. Y báo
  5. Chánh quả
  6. Hoằng hóa.

Khấu cơ, tức Đức Phật bảo Xá-lợi-phất.

Chỉ xứ, tức Đức Phật chỉ bày cảnh giới Tây phương.

Số lượng, là cách xa mười muôn ức cõi nước.

Y báo, chỉ cho thế giới Cực lạc

Chánh báo, có Đức Phật hiệu là A-đi-đà.

Hoằng hóa, tức chỉ cho hiện tại Đức Phật đang nói pháp. “Này Xá-lợi-phất, vì sao cõi đó hiệu là thế giới Cực lạc?” Thuật rằng: Dưới đây là nói về phần Chánh tông.

Phần Chánh tông gồm có: Lược nhị (nói lược có hai), Trung ngũ (nói vừa có năm điều), và Quảng thập (nói rộng có mười điều).

Nói lược hai điều là:

Nói về nhân quả của Tịnh độ

Nói về nhân quả của Pháp thân.

Năm điều của nói vừa là:

Nói về quả vị không lui sụt của Đức Phật A-di-đà ở cõi Cực lạc.

Nói về phát nguyện, khởi hạnh, khuyến tu nhân.

Nói về Chư Phật trong sáu phương đều hiện thân tướng chứng thành cho lời nói pháp của Phật.

Nói về Chư Phật đã chứng minh, giúp người tu hành ưa thích.

Nói về hai Đức Thế tôn ở hai cõi nước đang hiện tướng khen ngợi công đức.

Nói rộng có mười điều là:

Nói về y báo ở cõi an lạc.

Nói về chánh báo của Đức Phật A-đi-đà

Nói về phát nguyện vãng sinh.

Nói về hạnh nguyện vãng sinh.

Nói về Chư Phật hiện tướng.

Giải thích tướng đó do đâu mà có.

Nói về nguyên nhân lời nguyện ba thời.

Nói về hành quả ba đời.

Đức Thích-ca khen ngợi Phật A-đi-đà.

Đức Phật Di-đà khen ngợi Đức Thích-ca.Từ đây trở xuống chia ra mười chương.

Chương I: NÓI VỀ Y BÁO CỦA TỊNH ĐỘ , có hai:

  1. Hỏi
  2. Đáp.

Nay hỏi: Từ “Chúng sinh cõi ấy không có các điều khổ”, cho đến “Nên gọi là Cực lạc”.

Đáp: có hai:

  1. Nêu tông đáp lược.
  2. Khai tông giải thích rộng.

Nay nói về phần nêu tông đáp lược, cõi nước của Phật A-đi-đà, không có các sự đau khổ, chỉ có các điều vui sướng, hễ được sinh về cõi đó, thì sẽ vượt qua được năm đường và ra khỏi ba cõi, cho đến không còn bị lui sụt, phải ở a-tăng-kỳ đầu tiên trải qua một muôn kiếp tu hành.

Trong luận Thập Trụ Tỳ-bà-sa nói rằng: Người tu đạo có hai:

  1. Khó hành: khó tu hành.
  2. Dễ hành: dễ tu hành.

Ở cõi nước Ta-bà này mà tu hành thì gọi là khó hành, còn ở Cực lạc Tây phương tu hành thì gọi là dễ hành, ví như người bị què chân mà đi đường, nếu đi bộ thì sẽ khổ, còn nếu đi thuyền trên nước thì sẽ rất khỏe mà còn vui thú.

Từ “Lại Xá-lợi-phất cõi nước Cực lạc có bảy lớp lan can”, cho đến, “Gọi là Cực lạc”. Thuật rằng: Dưới đây nói về phần khai tông giải thích rộng, có năm:

  1. Nói về lan can bằng chất báu trang nghiêm.
  2. Nói về ao báu, ánh sáng trang nghiêm.
  3. Nói về âm nhạc, thần thông trang nghiêm.
  4. Nói về chim báu, tiếng pháp trang nghiêm.
  5. Nói về cây báu gió thổi trang nghiêm.

Vấn đề thứ nhất nói về lan can bằng chất báu trang nghiêm, phần này có sáu:

  1. Lan can báu.
  2. Lá chắn báu.
  3. Lưới báu.
  4. Màn báu.
  5. Rừng báu.
  6. Cây trang nghiêm.

Lan can là giữ nội đức, lá chắn là phòng bên ngoài. Màn lưới như châu ngọc xỏ chỉ khít sát nhau không làm rơi rớt pháp. Các cây cỏ là pháp công đức ở cảnh giới Cực lạc Tây phương, để trang nghiêm cõi nước.

Từ “Lại Xá-lợi-phất cõi nước Cực lạc” cho đến “Công đức trang nghiêm”:

Thuật rằng: Ao báu trang nghiêm bằng ánh sáng của các hoa sen, phần này có tám.

  1. Ao báu.
  2. Nước báu.
  3. Thềm báu.
  4. Đường báu
  5. Lầu báu.
  6. Gác báu
  7. Hoa báu
  8. Ánh sáng báu trang nghiêm, v.v…

Ao là ao tắm có nước tám giải thoát, Nước là nước thơm có tám tính chất tốt.

  1. Lầu là lầu cao tám định.
  2. Gác là lầu gác ba không.
  3. Hoa là hoa giác bảy tịnh.
  4. Quang là ánh sáng trí tuệ, có công năng phá trừ sự si ám của chúng sinh.

Từ “Lại Xá-lợi-phất! Thường trổi nhạc trời”, cho đến “Công đức trang nghiêm”.

Thuật rằng: Đây là đoạn nói về nhạc báu thần thông trang nghiêm thứ ba, đoạn này có ba:

  1. Nói về âm nhạc và mưa hoa.
  2. Nói về Chư Phật ứng cúng.
  3. Nói vbề sự trang nghiêm thành tựu.

Trời tức sáu thời đều rải xuống bốn thứ hoa báu nhiều như mưa. Người tức mọi người ở đó ngày nào cũng đi cúng dường muôn Đức Phật trong mười phương, mỗi sáng sớm mọi người đều đến chỗ Chư Phật cúng dường, đến giờ ăn thì mọi người đều trở về ăn và đi kinh hành.

Từ “Lại Xá-lợi-phất cõi nước ấy thường có các thứ chim”, cho đến “Biến hóa ra”:

Thuật rằng: Đây là đoạn thứ tư, nói về các loài chim báu nói tiếng pháp trang nghiêm. Đoạn này cũng có sáu:

  1. Nêu chung về các loài chim báu.
  2. Phân biệt tên các loài chim.
  3. Ca ngâm tiếng pháp.
  4. Khi nghe được âm thanh đó mọi người đều niệm Tam bảo.
  5. Nói về phá trừ sự nghi ngờ và chấp trước.
  6. Chỉ bày các sự không thể suy nghĩ, bàn luận.

Các thứ chim đẹp đẽ nhiều màu là nói chung về các loài chim có màu sắc lạ lùng, xinh đẹp.

Các loài chim như hạc trắng, cộng mạng, chim công, là chỉ cho tên riêng, lược nêu tên bảy thứ chim, suốt sáu thời đều giảng nói về năm căn, năm lực, bảy Bồ-đề và tám chánh đạo, tức là ca ngâm Phật pháp. Đức Phật sáu thời quán sát chúng sinh trong sáu đường, và loài chim sáu thời lúc nào cũng ca vịnh các đạo phẩm, các chúng sinh ở cõi nước đó khi nghe âm thanh đó rồi đều niệm Phật, niệm pháp, niệm Tăng, tức là nói người nghe âm thanh đó đều được lợi ích.

Từ “Xá-lợi-phất! Ông chớ cho rằng các thứ chim ấy thật do tội báo sinh ra”, cho đến “Huống chi là thật có”:

Đây là đoạn phá trừ tâm nghi ngờ, ở trên nêu ý nghi ngờ cho nên dưới đây sẽ giải thích.

Ở cõi nước Cực lạc còn không có danh từ ba đường ác, huống chi là thật có ý ba đường ác, “Các chúng sinh…” cho đến “Biến hóa làm ra.”, đây là nói lên sự không thể nghĩ bàn.

Các loài chim đó do Đức Phật Di-đà biến hóa ra để giảng nói tiếng pháp, trang nghiêm cõi nước, và làm lợi ích cho chúng sinh. “Xá-lợi-phất! Cõi nước Phật kia có gió nhẹ thổi”, cho đến “trang nghiêm như thế” là đoạn thứ năm nói các cây báu bị xao động bởi gió trang nghiêm, đoạn này cũng có bốn ý:

  1. Tiếng vang do gió thổi vào cây báu phát ra.
  2. Âm thanh đó phát ra hay như tiếng nhạc
  3. Khi nghe đều niệm ba pháp quy y.
  4. Tổng kết trang nghiêm thành tựu.

“Gió nhẹ thổi làm xao động các hàng cây báu” tức là gió thổi vào các cây báu làm xao động, từ cây báu phát ra các âm thanh rất hay nói về các pháp ví như trăm ngàn tiếng nhạc trời, đó là thí dụ âm thanh mầu nhiệm, giúp cho người nghe đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tức nói về niệm Ba quy y, người nghe đều được lợi ích, nói sự thành tựu các công đức như thế là để tổng kết về sự thành tựu trang nghiêm ở cõi Cực lạc.

Từ “Xá-lợi-phất, ý thầy nghĩ sao” cho đến “A-di-đà”.

Thuật rằng: Dưới đây là phần hai nói về chánh báo của Đức Phật A-đi-đà, đoạn này có bốn:

  1. Hỏi
  2. Đáp
  3. Kết
  4. Nói về địa vị.

Ở đây hỏi vì sao có tên hiệu là A-đi-đà.

Từ “Xá-lợi-phất! Ánh sáng của Đức Phật ấy”: Đây là lời đáp, đoạn đáp này cũng có ba:

  1. Nói về ánh sáng
  2. Nói về tuổi thọ
  3. Nói về các đồ chúng.
  4. Vì ánh sáng đó vô lượng.

Từ “Lại Xá-lợi-phất! Tuổi thọ” cho đến “Cách nay đã mười kiếp”.

Thuật rằng: Đoạn này nói về tuổi thọ vô lượng, trước là chung, sau là riêng.

Chung thì chúng sinh ở cõi đó tuổi thọ vô lượng.

Còn riêng là chỉ nói về tuổi thọ của Đức Phật A-đi-đà, tuổi thọ của Ngài tuy chỉ mười kiếp, nhưng người thế gian không thể biết hết được số ấy, nên gọi là Vô Lượng Thọ.

Từ “Lại Xá-lợi-phất! Đức Phật có vô lượng, vô biên” cho đến “Các Bồ-tát cũng như thế”.

Thuật rằng: Đoạn này nói về đồ chúng, đồ chúng có hai:

  1. Chúng Thanh văn: Tức là bốn hướng và bốn quả.
  2. Chúng Bồ-tát: Tức là chỉ cho năm mươi hai Hiền vị, là các bậc có đầy đủ uy thần về quyền và thật, đều là những vị đã nắm được cốt cán của giáo lý. Từ “Xá-lợi-phất” cho đến “thành tựu công đức trang nghiêm như thế”:

Thuật rằng: Đây là phần lược kết, ánh sáng, tuổi thọ của Bồ-tát và Thanh văn, người, pháp tuy khác nhau, nhưng đều không thể tính kể, do đó mà gọi là vô lượng, dựa vào đây mà có danh hiệu là Vô Lượng Thọ.

Từ “Lại Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực lạc chúng sinh nào sinh về đó” cho đến “nói là a-tăng-kỳ”.

Thuật rằng: Dưới đây nói về quả vị, đoạn này có ba ý:

  1. Cõi Cực lạc chúng sinh ở đó đều là bậc A-bệ-bạt-trí, đây là nói về nhân mạnh mẽ.
  2. Phần nhiều các Đại sĩ ở đây đều là bậc bổ xứ, là nói về duyên cao quý.
  3. Nói là A-tăng-kỳ: Đây là nói về chúng lớn.

Từ “Xá-lợi-phất chúng sinh nào nghe thì nên phát nguyện”, cho đến “Cùng ở một chỗ”.

Thuật rằng: Dưới đây là phần ba nói về sự phát nguyện vãng sinh, trước là nêu, sau là giải thích.

Tâm không đợi kỳ hạn, nửa đường thủ chứng, đưa tâm lên đến quả cao nhất mà chặng giữa không trải qua sinh tử (nghĩa là chứng quả tức thời).

“Xá-lợi-phất! Không thể với chút ít nhân duyên phước đức gốc lành mà được sinh về cõi kia”.

Thuật rằng: Dưới đây là phần thứ tư nói về hành nguyện vãng sinh. Trước là nêu, kế là giải thích, sau là tổng kết. Đây là nêu lên hạnh nguyện, tức là phải gieo trồng gốc lành đã lâu mới được vãng sinh, nên nói không thể với chút ít.

Từ “Xá-lợi-phất! Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào nghe được danh hiệu Đức Phật A-đi-đà”, cho đến “Người được sinh về cõi nước Cực lạc”.

Thuật rằng: Giải thích hạnh nguyện có năm:

  1. Căn cơ.
  2. Nguồn gốc.
  3. Giờ khắc.
  4. Đức Phật A-đi-đà đến cõi này đón rước.
  5. Chúng sinh ở cõi này được vãng sinh về cõi kia.- Căn cơ: tức là người nam hay người nữ.

Nguồn gốc: tức là chỉ cho Đức Phật A-đi-đà.

Giờ khắc: tức là chỉ trong bảy ngày phải phất tâm.

Đức Phật ấy đến cõi này đón rước: tức là Đức Di-đà và các Thánh chúng đều đến cõi này để đón rước,

Chúng sinh ở cõi này sinh về cõi kia: là tâm không điên đảo liền được vãng sinh.

Từ “Xá-lợi-phất! Ta thấy được lợi ích này” cho đến “Phát sinh công đức không thể nghĩ bàn.

Thuật rằng: Đây là phần kết, trước là kết thúc nguyện trước, kế là kết thúc hạnh sau. Hễ được sinh về cõi nước đó thì sẽ được không lui sụt, vượt qua năm đường, ra khỏi ba cõi.

Dòng sông sinh tử tuy mờ tối, nhưng không lâu cũng sẽ được vượt qua, đạo Niết bàn tuy xa, nhưng cũng có thể bước lên. Cho nên ở đây gọi là “Thấy lợi ích này”. “Này Xá-lợi-phất! Như nay ta khen ngợi công đức lợi ích không thể nghĩ bàn”: ở đây là kết thúc hạnh sau, cũng là phối hợp với những điều trước để khởi hạnh sau, chứng minh cho nhau và thành tựu cho nhau).

“Phương Đông cũng có Đức Phật A-súc-bệ” cho đến “Chư Phật phương trên đều che chở kinh này”.

Thuật rằng: Thứ năm là nói về Chư Phật trong sáu phương đều hiện tướng chứng minh thành tựu. Sáu phương tức là bốn phương và phương trên, phương dưới, đây là minh chứng về chỗ ở của Chư Phật, Chư Phật có đầy đủ ba thân trong ba đời hằng hà sa hạt giống tuệ giác, đây là minh chứng về Đức Phật, hiện tướng tức bày tướng lưỡi rộng dài khắp trùm cả Tam Thiên, đây là minh chứng về tướng. Chứng thành là nói về những lời chân thật, tức là chứng thành về giáo. Văn nói sáu phương tức là sáu lớp, trong mỗi phương đều có bốn, phương Đông có bốn là:

Nơi làm chứng, tức là phương Đông

Người làm chứng, tức là Chư Phật nhiều như số cát sông Hằng như Phật A-súc-bệ v.v…

Tướng làm chứng, là lưỡi trùm khắp thế giới Tam thiên

Giáo pháp làm chứng, tức là nên tin vào kinh này.

Đệ tử nói kinh là dẫn đệ tử làm chứng, còn Chư Phật nói kinh thì lấy Chư Phật sáu phương làm chứng, do đó phải dẫn Chư Phật nhiều như cát sông Hằng trong sáu phương hiện bày tướng lưỡi rộng dài nói lời chân thật, nếu ai suốt đời niệm danh hiệu Phật A-đi-đà thì chắc chắn sẽ được vãng sinh về thế giới Cực lạc, khi đã được vãng sinh về đó thì không còn bị lui sụt, còn lại năm phương thì bốn điều trên cũng giống như vậy có thể biết.

Từ “Xá-lợi-phất! Ý ông nghĩ sao” cho đến “Kinh hộ niệm”.

Thuật rằng: Dưới đây là nói về phần sáu: Lý do giải thích tướng. Trước hỏi, sau đáp, đây là hỏi.

Từ “Xá-lợi-phất! Nếu có người thiện nam, người thiện nữ” cho đến “Tam-bồ-đề”.

Thuật rằng: Đây là đáp, nếu ai được nghe kinh này và danh hiệu Đức Phật A-di-đà cũng như danh hiệu Chư Phật khác trong kinh mà trì niệm không quên thì sẽ được Chư Phật che chở, giúp cho người đó không bị lui sụt Bồ-đề.

“Cho nên, Xá-lợi-phất các ông nên tin nhận lời ta và lời Chư Phật đã nói.”

Thuật rằng: Đây là phần bảy nói về nhân nguyện của ba thời, đoạn này cũng có hai:

  1. Đức Phật dạy bảo người nghe nên tin nhận.
  2. Chính là nói về nhân nguyện của ba thời.

Đây là lời khuyên người nghe nên tin nhận.

“Lời ta” là lời của Đức Thích-ca khuyên chúng sinh sinh về Tịnh độ. “Lời Chư Phật” là Chư Phật nhiều như cát sông Hằng trong sáu phương chứng minh và khuyên chúng sinh nên vãng sinh về Cực lạc.

“Xá-lợi-phất nếu có người đã phát nguyện v.v… cho đến Tam-bồ-đề.”

Thuật rằng: Đoạn này nói về nguyện của ba thời.

“Đã phát nguyện” là như các ngài Quán Âm, Thế Chí, Long Thọ v.v…

“Đang phát nguyện” là như hiện nay các chúng sinh đang tin nhận.

“Sẽ phát nguyện” là như vị lai về sau các chúng sinh sẽ tin nhận.

“Muốn sinh về cảnh giới của Đức Phật A-đi-đà” là chỗ sinh về do lời nguyện trong ba đời.

“Được không lui sụt Bồ-đề” là hễ được sinh về Cực lạc thì ở đó có các nhân duyên cao quý, sẽ giúp cho ta không còn bị lui sụt đối với quả vị Bồ-đề Vô thượng.

“Ở cõi nước ấy cho đến sinh về cõi nước ấy.”

Thuật rằng: Dưới đây là phần tám nói về hành quả ba đời. “Đã sinh về” là như ngài Quán Âm, Thế Chí v.v… “Đang sinh về” là người hiện nay đang tin nhận.

“Sẽ sinh về” là các chúng sinh ở đời vị lai biết tin nhận kinh này sẽ được vãng sinh.

Từ các bậc Hiền đời trước đến các bậc Thánh đời sau đều nguyện vãng sinh về cõi đó, thấy người khác được vãng sinh thì mình cũng tu làm sao cho được vãng sinh. Cho nên người có lòng tin, thì nên phát nguyện vãng sinh về Cực lạc, sở dĩ Chư Phật hết lòng khuyến khích chúng sinh nên vãng sinh về Tịnh độ Tây phương, vì ở đó chắc chắn không còn bị lui sụt.

“Xá-lợi-phất! Như hôm nay ta” cho đến “Công đức không thể suy nghĩ bàn luận”:

Thuật rằng: Dưới đây là phần chín nói về Chư Phật đều khen ngợi cảnh giới Cực lạc. Tức là Đức Thích-ca Như lai khen ngợi quả Tịnh độ của Phật A-đi-đà và Chư Phật.

“Các Đức Phật ấy” cho đến, “Việc rất khó ít có”.

Thuật rằng: Dưới đây là phần thứ mười nói về Đức Phật Di-đà khen ngợi cõi này rằng, Đức Thích-ca tuy ở trong cõi đời ác có năm thứ vẩn đục mà thành tựu được việc rất khó làm.

Việc khó làm tức là trong cõi đời ác độc có năm thứ vẩn đục mà vẫn giáo hóa được chúng sinh tin tưởng phát nguyện sinh về Tịnh độ chắc chắn chứng quả không còn lui sụt. Văn cũng có ba lớp:

  1. Nêu.
  2. Giải thích.
  3. Kết luận.

Nêu tức là nói về việc làm rất khó khăn và hết sức ít có, rất khó, tức ba chương.

Hai là giải thích, tức là việc Bồ-đề trong thế giới có năm thứ vẩn đục,

Ba là kết luận, tức là chung lại ba ý nghĩa trên.

Nói về nêu thì trước là chung, kế là riêng. Chung là nói về Đức Phật ở cảnh giới Cực lạc mà vẫn ghi nhận công đức tu tập của ta.

Riêng là nói về việc rất khó làm và ít có, “Rất khó” tức cõi năm thứ vẩn đục, “Việc ít có” tức việc Bồ-đề Vô thượng, “Tức vì chúng sinh mà nói”, tức là nói chúng sinh ở trong cõi uế mà muốn tu nhân để chứng được quả Tịnh độ, thật là một pháp rất khó chứng.

“Có thể ở cõi nước Ta-bà” cho đến “Pháp khó tin.”

Thuật rằng: Đoạn này giải thích ba chương; “năm thứ vẩn đục” là chương giải thích sự “rất khó khăn”.

Người được Bồ-đề là chương giải thích “ít có)”.

Vì chúng sinh mà nói là chương giải thích về sự.

Từ “Xá-lợi-phất nên biết ta”, cho đến “đó là việc rất khó.”

Đoạn này tổng kết ba chương, ở trong đời có năm thứ vẩn đục đắc được Bồ-đề là hai môn tổng kết tự lợi, nói cho tất cả thế gian nghe, môn này là tổng kết lợi tha.

Từ “Phật nói kinh này xong” cho đến “vui mừng tin nhận.”

Là nói về phần lưu thông, tức là nói hai Đức Phật đều khen ngợi nhau và bốn chúng đều được lợi ích, trong thâm tâm rất vui mừng, và tin nhận vâng theo thực hành.