KHỞI TÍN LUẬN SỚ BÚT SẢO KÝ
Sa-môn Tử Tuyền ở Trường Thủy ghi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

PHẦN LẬP NGHĨA

Chia làm hai:

A. NƯƠNG LỜI ĐỂ HỎI. Văn sớ có hai:

I. Giải thích pháp:

Pháp thể Đại thừa, tức thể của Đại thừa ở trong tâm, gọi tâm là Pháp, trong đây nói pháp là thể Đại thừa.

Thứ lớp v.v… trở xuống, là nói tâm là pháp thể, ở đây lần lượt giải thích thể ấy.

Nay, nói rõ pháp thể Đại thừa, sợ có nhiều chữ Pháp, người có trí cần biết rõ.

Nghĩa là từ v.v… trở xuống, dùng ba nghĩa giải thích nguyên do tên pháp. Hễ nói Pháp thì có hai nghĩa: Nghĩa giữ gìn tự thể và làm khuôn phép khiến người hiểu được. Nay một câu đầu tức nghĩa ban đầu, nghĩa là sẵn có tự thể chân thật bất biến, chẳng đồng y tha từ duyên giả lập không có tự tánh, vì từ vô thỉ đến nay giữ gìn không mất, nên luận ở sau nói: “Như thật chẳng không vì có tự thể đầy đủ vô lượng tánh công đức”. Hai câu sau tức nghĩa khuôn phép làm cho người hiểu biết được.

Lại pháp, là đối trí mà được tên, vì nhất tâm này là lý pháp giới, hay là khuôn phép ở trí khiến thành vô lậu vô phân biệt, đây là cảnh vô tướng vô duyên với trí, nên nói là đối trí. Ở sau luận nói: “Chỉ chứng mới tương ưng” lại hay hiển bày nghĩa ba đại, không có một nghĩa nào chăng từ pháp hiển bày, nên văn sau nói: “Nương tâm này nói lên nghĩa Đại thừa”. Nghĩa lý đã rõ, vật sẽ hiểu. Hai câu này đều là nghĩa sau.

Tông bổn pháp: nghĩa là sở tông của một bộ luận, là căn bản nhiễm tịnh, hoặc tông tức là căn bản. Nghĩa là theo nghĩa sở y gọi là tông, hay lập muôn pháp gọi là bổn, nên phần sau của sớ nói: “Nương vào tông hiển bày nghĩa lý khác nhau”. Lại, Tịnh Danh chép: “Nương gốc vô trụ lập tất cả pháp”. Luận ở trước nói: “Vì muốn giải thích nghĩa căn bản của Như Lai”, tức là pháp này.

Đại vị ở nhân, là trong luận này cái gọi là pháp thể đại khái phân chia xếp vào nhân vị. Văn nói: “Cái gọi là pháp là tâm chúng sinh”. Đã nói chúng sinh nên biết đại khái hợp ở nhân vị, chẳng đồng với Phật tánh viên giác, Cứu cánh giác, giải thoát Bất tư nghị, v.v…

Đại vị ở quả: Nay theo chỗ nêu tánh đức trong nhân nói tâm chúng sinh.

Chung cho nhiễm tịnh” Nếu theo danh chấp nghĩa thì vị ở nhân, nếu nói về thể tánh thì chung cho nhân quả, nhân quả tức nhiễm tịnh, đây tức tâm thật thông ở nhân quả, vì nói chúng sinh phân chia tại nhân. Nhưng cũng có ở quả gọi là Tâm, ở nhân gọi là Giác, như kinh Viên Giác chép: “Là giác địa thanh tịnh của các chúng sinh”. Lại nói: “Tâm tất cả Như Lai mầu nhiệm viên giác,” nên nói chung cả nhiễm tịnh. Do đó, văn sau nói: “Tâm nhiếp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian”. Nhiếp pháp thế gian là chung cho nhiễm, nhiếp pháp xuất thế gian là chung cho tịnh.

2. Giải thích nghĩa: Sớ Nghĩa v.v.… trở xuống, văn có ba:

1. Giải thích văn:

Danh nghĩa Đại thừa, nghĩa là Đại thừa là danh, vì tên gọi theo nghĩa mà đặt nên phải nói về nghĩa, không có nghĩa mà có tên gọi là sao? Danh và nghĩa cả hai đều gạn lọc.

Vì sao v.v…? Là gạn cả hai tên gọi và nghĩa. Nghĩa là theo nghĩa nào mà được danh Đại thừa? Chẳng hay Đại thừa có nghĩa gì? Do gạn cả hai nên chẳng nói tên gọi là gì, mà chỉ nói là vì sao? Một chữ làbao gồm cả hai mặt là do văn khéo léo. Phần sau giải thích ba đại rất dễ hiểu.

Chuyện chở, có hai ý:

Tự chuyên chở mình và chuyên chở người.

Đã chuyên chở và đang chuyên chở.

Nay trong luận này chỉ cho ý sau, nên văn sau nói: “Tất cả chư Phật vốn vào thừa này, tất cả Bồ-tát đều thừa pháp này mà đến đất Như Lai”. Trong hai ý này đều có đủ nghĩa tự chuyên chở mình và chuyên chở người, do nghĩa này gọi là Đại thừa.

2. Kết ý: Cho nên v.v… trở xuống, như văn nói: “Cái gọi là Pháp nghĩa là tâm chúng sinh” là trước hiển bày pháp thể, kế là nói nghĩa phải có ba thứ, sau là hiển bày nghĩa lý. Trong Đại thừa chỉ cho pháp nghĩa, nay pháp nghĩa trình bày không có sự thiếu sót, nên nói nghĩa đầy đủ.

3. Định pháp sở y: Sớ Y tông trở xuống là nhiễm tịnh tuy có cả hai nhưng chỗ hiển bày nghĩa chỉ hạn cuộc ở tịnh. Thể, Tướng, Dụng cả ba đều chẳng đồng, nên gọi là sai biệt lìa chướng. Chỗ hiển bày ngược lại nhiễm nên được tên gọi là Tịnh. Nên phần Tướng đại ở sau, văn nói: “Tâm tánh chẳng động thì vượt hơn hà sa các công đức thanh tịnh, nghĩa tướng thị hiện”. Trong Dụng Đại nói: “Dứt được vô minh, thấy bổn Pháp thân, tự nhiên có các thứ nghiệp dụng không thể nghĩ bàn”. Y cứ vào chỗ này nói chính thuộc ở thừa mà nói Đại vị, do Thể đại chung cho nhiễm tịnh nên nay phần nhiều chia ra ở quả. Lại, Thể đại tuy thông ở nhiễm, lấy tên kia cũng theo đó hiển bày. Nếu lúc tại nhân thì không có tên gọi Thể đại, đến lúc hiển bày Tướng Dụng mới đối hai thứ này để rõ tên Thể, do đó ba nghĩa đều thuộc về tịnh.

B. HIỂN BÀY NGHĨA CHÁNH:

Từ khởi v.v… trở xuống, pháp thể tức khởi v.v… trở xuống là nói lên một đoạn chánh nghĩa trong phần tổng. Văn nói: “Hiển bày chánh nghĩa là nương pháp nhất tâm có hai chủng môn, cho đến hai môn này chẳng có tướng lìa”.

Luận chép: Tâm chúng sinh, chúng sinh là năng y, tâm là sở y. Thể của sở y từ năng y để rõ tên, trước là kém, sau là hơn. Tâm chúng sinh là Y sĩ thích. Văn sau nói: “Chúng sinh nương tâm ý, ý thức chuyển”. Sớ có ba:

1. Chính giải thích nêu ra pháp thể: Trước nêu ra thể Đại thừa gọi là Pháp, pháp thể này gọi là Tâm, từ hẹp đến rộng, đây là tột.

Như Lai tạng tâm, nghĩa là tự tánh thanh tịnh tâm tại triền gồm nhiếp đầy đủ công đức Như Lai, gọi là Như Lai tạng. Như ở sau tự giải thích.

Hòa hợp đầy đủ, v.v… trở xuống là nói về hình tướng của tâm. Hòa hợp tức môn Sinh diệt, do kia tùy duyên thành nhiễm tịnh. Chẳng hòa hợp tức môn Chân như, vì thể bặt tướng, nói lên sự bất biến.

Do kia v.v… trở xuống là giải thích lý do.

Tâm này đầy đủ hai nghĩa trên: là ở địa vị chúng sinh mà nói, cho nên luận nói tâm chúng sinh.

2. Hiển bày ngược lại:

Nếu tại v.v… trở xuống là hiển bày ngược lại. Nghĩa là lúc tâm này theo nhiễm thì gọi là hòa hợp với sinh diệt, nay ở địa vị Phật thuần tịnh không cấu, nên chỉ không sinh diệt là nghĩa không hòa hợp.

Do ban đầu v.v… trở xuống là nêu ra lý do. Hiển bày tướng không sinh diệt nên nói chỉ là chân như, tướng kia đã không, chỉ là nhất chân, vì sao nói hợp? Trung Luận nói: “Một pháp làm sao hợp”, văn sau hiển bày địa vị Phật nói: “Phá tướng thức hòa hợp, diệt tướng tâm tương tục, hiển hiện Pháp thân trí thuần tịnh”.

Hiển bày nghĩa: là nghĩa ba đại, từ đây mới rõ. Tướng sinh diệt không thì chỉ hạn cuộc ở tịnh nên không hòa hợp.

3. Thuận kết:

Nay v.v… trở xuống, là thuận kết lại thành nghĩa trước. Chúng sinh là tướng nhiễm, vì thể chân tùy duyên khởi, là tướng chúng sinh chẳng lìa thể gọi là hòa hợp. Tuy toàn thể khởi tướng mà thể không hề thay đổi, nên gọi là chẳng hòa hợp. Do đó tại triền đầy đủ hai môn.

Luận: Pháp xuất thế gian v.v… trở xuống, văn sớ chia làm hai:

– Trình bày ý chung:

Một câu đầu nêu ý chỉ, ngoài ra đều là chánh tựa. Thể là môn Chân như, tướng là môn Sinh diệt. Hai môn nhiếp nhau, chẳng lìa nhau, nên nói vô ngại.

Nhiễm tịnh đồng nương: trong hai môn đều nhiếp cả nhiễm tịnh, môn Chân như là chung cho tướng nhiễm tịnh, môn Sinh diệt riêng hiển bày tướng nhiễm tịnh. Chung riêng tuy khác nhưng chẳng ngoài nhất tâm, nên nói đồng nương. Theo dòng nghĩa là bất giác mê chân, cho đến tạo nghiệp chịu quả báo. Ngược dòng nghĩa là thỉ giác ngược nhiễm đến Bồ-đề Niết-bàn. Mê ngộ tuy khác nhưng chỉ có tâm này chuyển. Kinh nói: “Từ vô thỉ đến nay tất cả pháp y chỉ tánh, do đây có các đường và quả chứng Niết-bàn “Do đó muôn pháp duy tâm, tâm tức là chủ, mê ngộ đều do tâm tạo.

– Giải thích riêng về tướng: Sớ Cho nên v.v… trở xuống, có hai: a. Giải thích theo môn sinh diệt:

Bất giác nhiếp pháp thế gian, vì bất giác là pháp căn bản thế gian, tất cả pháp nhiễm đều ở đây mà thành, do đó chỗ thành của nhiễm đều thuộc về bất giác, thì Ba tế, Sáu thô, Năm ý, sáu nhiễm, v.v… là thuộc về pháp. Nên văn sau nói: “Nên biết vô minh sinh ra tất cả pháp nhiễm, vì tất cả pháp nhiễm đều là tướng bất giác”.

Nhiếp pháp thế gian, vì bản giác, thỉ giác là pháp gốc của thế gian, tất cả pháp tịnh đều do giác mà thành, cho nên chỗ thành của tịnh đều thuộc về giác, chỗ nhiếp của bản giác tức nghĩa trí tuệ rộng lớn sáng suốt, nghĩa chiếu khắp pháp giới, nghĩa chân thật thức tri, v.v… Chỗ nhiếp của thỉ giác tức ba minh, tám giải, Lực vô úy, v.v… Nhưng ở đây tướng dụng có khác, phân hai thứ kia có khác nhau, nếu theo thể đồng thì chỗ nhiếp không khác.

Đây vẫn v.v… trở xuống, là kết luận chỉ bày rất dễ hiểu.

b. Giải thích theo môn chân như:

Sớ: Nếu theo v.v… trở xuống

Bao dung gồm nhiếp Nghĩa là dứt hòa hợp bao gồm tất cả, khiến tướng nhiễm tịnh khác nhau kia không có chướng ngại.

Nhiễm tịnh chẳng khác: Là xuất xứ từ tướng bao dung, nghĩa là do một lý chân như bao dung tất cả, khiến nhiễm tức chẳng nhiễm, tịnh tức chẳng tịnh, tức nhiễm tức tịnh, lẫn làm một vị, nên nói chẳng khác. Văn sau nói: “Tất cả các pháp chỉ nương vọng niệm mà có khác nhau, nếu lìa tâm niệm thì không có tướng của tất cả cảnh giới, cho đến chỉ là nhất tâm nên gọi là Chân như” Trong môn Sinh diệt này gọi là bao nhiếp, trong môn Chân như gọi là dung nhiếp. Bao nhiếp thì nhiễm tịnh đều còn, dung nhiếp thì nhiễm tịnh đều mất, đều mất nên một vị chẳng phân, đều còn nên rõ ràng sai biệt. Cho nên hai môn tuy đều nói nhiếp mà nghĩa nhiếp khác nhau. Văn sau nói về thứ lớp sẽ rõ.

Giải thích danh pháp kia: là nêu ý chỉ của văn này. Pháp tức là danh, trong văn này chính giải thích tâm này, là lý do được tên gọi là Pháp.

Nghĩa là nương v.v… trở xuống: Trong ba nghĩa trước, theo nghĩa thứ ba mà hiển bày nên gọi là Pháp, hai nghĩa kia đều có văn của luận như trước đã dẫn chứng. Gạn chung nên lập ra nạn vấn. Sớ có hai ý: Ý thứ nhất, tâm đã thông nhiễm, chẳng hợp hiển bày được nghĩa tịnh, kia giống như vàng còn lẫn trong khoáng đâu thê thuần là tướng vàng. Ý thứ hai, tâm đã là một, một thì thể hẹp. Nghĩa Đại thừa là nhiều, vì nhiều nên thành rộng, đâu thể lấy hẹp mà chỉ bày cho rộng.

Trong khai biệt, sớ có hai:

– Trình bày chung giải thích ý:

Đại thừa tuy tịnh: là lặp lại câu hỏi.

Tướng dụng v.v… trở xuống, là phân biệt chính đáp.

Đối nhiễm: Tướng đại thì ngược nhiễm thành tịnh, như nói: “Tâm tánh bất động tức có nghĩa trí tuệ sáng suốt rộng lớn, dụng đại thì tùy duyên mà khởi, như nói tùy theo chúng sinh thấy nghe được lợi ích, nên nói là Dụng. Hai nghĩa trên đây đều đối nhiễm mà thành, nên văn sau nói: “Nên biết pháp, nhiễm pháp tịnh đều đợi nhau”.

Nay sinh diệt v.v… trở xuống, là nói về năng hiển. Đã có hai nghĩa giác và bất giác nên noí bao gồm đủ nhiễm tịnh, vì có nhiễm nên hiển bày tịnh, tịnh đã không tự tịnh, đợi nhiễm để thành tịnh. Đâu ngại gì chung cho tâm nhiễm mà hiển bày nghĩa tịnh ư! Đây là phần kết đáp.

Vì bỏ v.v… trở xuống: xuất xứ từ lý do đối nhiễm, có người hỏi rằng: Vì sao cần đối nhiễm mới lập tịnh? Nên ở đây giải thích, văn sau nói: “Nếu lìa tâm bất giác thì không thể nói có được tự tướng chân giác”. Lại trong môn Chân như không có nhiễm thì tịnh cũng chẳng lập. Lại nói: “Nếu lìa nghiệp thức thì không thấy tướng, vì Pháp thân của Phật không có sắc tướng kia đây, lần lượt sẽ thấy.

Tam pháp tuy một, v.v… là lập lại câu hỏi.

Mà có v.v… trở xuống, là phân biệt chính đáp.

Chỉ bày thể Đại thừa: chân thật là mất tướng để nói lên môn chân thật, vì mất tướng mà tướng chẳng còn, chỉ trình ày thể.

Chỉ bày đủ ba đại, nhận lý thành môn sự, vì nhận lý mà lý không mất, nên đủ cả ba.

Nghĩa Đại thừa v.v…trở xuống, là kết luận thành tựu chỉ bày đủ. Nghĩa là trong nghĩa ba đại này nhiếp đủ hai thân chân ứng của Như Lai, vượt hơn hà sa đức tướng diệu dụng.

Tóm lại, tất cả công đức vô lậu đều không ngoài nghĩa ba đại. Thể của ba đại chỉ là nhất tâm, cho nên nhất tâm có khả năng nói lên nhiều nghĩa.

Nêu chung, v.v…, là tất cả nghĩa là một môn này.

Nhất pháp giới.., v.v… nói đủ là tâm chân như, tức nhất pháp giới. Đại tổng tướng pháp môn thể: nghĩa là tâm tánh chẳng sinh chẳng diệt, cho đến nếu lìa niệm gọi là được vào. Cộng lại có mười ba hàng văn của luận, là chỗ khởi này.

Tướng chân như: Tướng là nghĩa tướng, như văn sau nói: “Lại nữa, chân như nương lời nói phân biệt có hai nghĩa”. Nghĩa tức là tướng, chẳng đồng với tướng trạng sinh diệt.

Lại nữa, trở xuống cho đến cuối cùng môn này: gồm có mười hai hàng văn của luận, là chỗ khởi này, y cứ vào đây phối hợp, nếu nói môn chân như thì tâm chân như là chung, tướng chân như là riêng.

Luận: là tâm v.v… trở xuống, sớ chia làm hai:

– Giải thích hai câu trước: Có hai:

Giải thích riêng ngay văn:

Theo huân tập biến động: nghĩa là theo chỗ tập nhân duyên nhiễm tịnh, khiến tâm thay đổi, chuyển động thành sinh diệt.

Nêu chung, v.v…, bao gồm nghĩa một môn ở dưới, ở trong hai chữ sinh diệt này, nên nói nêu chung.

Nương Như Lai tạng, v.v…, nói đủ là tâm sinh diệt nương Như Lai tạng nên có tâm sinh diệt, vì chẳng sinh diệt hòa hợp với sinh diệt, cho đến tánh nhiễm huyễn sai khác nhau, tất cả có bảy mươi chín hàng văn của luận, là chỗ khởi ở đây.

Duyên do nghĩa là lý do:

Khởi v.v…trở xuống, nói đủ là “lại nữa, nhân duyên sinh diệt” nghĩa là: Chúng sinh nương tâm, ý, ý thức chuyển. Nghĩa này thế nào? Do nương thức A-lại-da nói có vô minh, cho đến không thể được thuận theo tất cả cảnh giới thế gian, các thứ biết. Cộng chung có bốn mươi chín hàng văn của luận là chỗ khởi ở đây. Trạng: hình trạng là cảnh biết của vọng thức. Phân biệt khác tướng chân như là nghĩa tướng, tướng tức tánh. Chẳng phải cảnh giới của thức chỉ là chỗ chứng của trí.

Khởi ở sau v.v…, nói đủ là “lại nữa phân biệt tướng sinh diệt” có hai thứ, hai thứ đó gồm: Một là, thô tương ưng với tâm, hai là, tế bất tương ưng với tâm. Cho đến si diệt nên tâm tướng diệt theo, chẳng phải tâm trí diệt? Cộng chung có mười bốn hàng, là chỗ khởi này. Tuy nhiên, trong phần lập nghĩa này, căn bản mà lập nghĩa bổn thì có tám chữ là: “Tướng chân như, tướng nhân duyên sinh diệt”. Trong phần giải thích ở sau có một trăm sáu mươi ba hàng, theo đoạn mà giải thích. Như trước phối hợp.

Từ Bốn thứ huân tập v.v… trở xuống: tức là thông, nói về lý do phát khởi nhiễm tịnh, sinh diệt.

Nếu gom tám chữ lại chẳng ngoài một chữ Tâm, lại lần lượt trong một trăm sáu mươi ba hàng văn của luận, để trở thành hơn một trăm bộ kinh Đại thừa. Ở đây nói lên trong tâm chứng ngộ được dụng tự tại của luận chủ.

Phân biệt chung phần trước, vì sao v.v… trở xuống.

Trước là lặp lại câu hỏi: Vì sao trong hai môn một là tức? Nên nói lập lại.

Do chân v.v… trở xuống, là giải thích chẳng khởi, do chân như có hai nghĩa:

1 – Nghĩa bất biến. 2- Nghĩa tùy duyên.

Nay trong môn này chỉ theo bất biến để nói lên thể kia mà chẳng theo tùy duyên, nên nói chẳng khởi. Sở hiển tức là thể đại, năng hiển tức là môn này. Năng hiển là thuyên, sở hiển là ý chỉ, Chân như là một nghĩa với thể, nên nói là Tức.

Do đó v.v… trở xuống, nhân hiển bày là chỉ cho thể đại.

Khởi động v.v… là nghĩa tùy duyên, do tùy duyên nên thành môn Sinh diệt, nhiễm tịnh tức tướng sinh diệt. Tức nhiễm tịnh là lời nói của năng thị, ba đại là ý chỉ của sở thị, hai nghĩa đều riêng, nên nói là Phân.

Năng sở v.v… trở xuống là phân biệt khác với môn trước.

Hoặc ví dụ hiển bày: nhất tâm như nước, chân như như ướt, sinh diệt như sóng, là tướng ướt của nước.

– Giải thích một câu sau: Có hai:

Giải thích căn bản, văn có hai:

Giải thích riêng ngay nơi văn:

Bản giác tức chân như ở trước, đến trong môn này đổi tên là bản giác, vì đối trị nên gọi là bổn, đối bất giác nên gọi là Giác, tức bản giác này là tự thể của sinh diệt. Ở đây hiển bày sinh diệt không có tự thể riêng kia, hoàn toàn xem bản giác là tự thể.

Nhân sinh diệt, có người hỏi: Nếu bản giác này là thể sinh diệt, bản giác tức chân như. Vì sao lại nói là tự thể sinh diệt? Cho nên ở đây giải thích, nghĩa là tướng sinh diệt khi khởi thật nhờ chân như làm nhân, vì chân như không giữ tự tánh bị vô minh huân xông, thành các tướng nhiễm. Tuy thành tướng nhiễm mà thể kia bất biến. Do bất biến nên huân tập vô minh khiến chán lìa sinh tử, cầu Niết-bàn, dần dần khởi thỉ giác, thành pháp tịnh kia. Nhiễm tịnh như thế đều do chân như, vì vậy chân như là thể sinh diệt. Văn sau nói: “Nương Như Lai tạng có tâm sinh diệt”. Lại nói: “Có chỗ cho rằng: do có pháp chân như huân tập vô minh”. Cho đến được Niết-bàn, thành nghiệp tự nhiên.

Cũng biện thể: là môn chân như ở trước, đương thể là Thể, môn Sinh diệt này lấy chân như làm thể, nếu không có thể chân như, thì sinh diệt không bao giờ thành được. Trong môn này phải nói về thể.

Ngược nhiễm v.v… trở xuống, là tức chỉ bày Tướng và Dụng. Tướng tịnh tức Tướng đại, nghĩa là báo thân và hóa thân, v.v … trí tuệ sáng suốt rộng lớn. Nghiệp dụng tức Dụng đại.

Do đó v.v…trở xuống, là nêu văn tổng kết chỉ bày. Vì trong môn Sinh diệt văn có hai đoạn: Trước là giải thích tâm pháp năng thị sinh diệt, tức tướng nhân duyên sinh diệt. Sau là nói về nghĩa sở thị ba đại, tức Thể, Tướng, Dụng.Văn sau trình bày đầy đủ.

Chung với phân biệt ở trước:

Sớ: “Vì sao” v.v… trở xuống, chung cho khoa phân biệt câu văn ở trước, vặn hỏi bên ngoài, rất dễ hiểu.

Sở dĩ v.v…trở xuống, là giải thích. Ở trước nói: Năng thị hiển bày lời nói và ý chỉ chẳng phải một. Nay nói: Tự thể hiển bày lời nói và ý chỉ chẳng khác. Môn này tuy tức năng sở có khác, nhưng chẳng cho rằng sở thuyên ở ngoài năng thuyên, nay nói lên chẳng phải ở ngoài, nên nói tự thể, đây tức sinh diệt là tướng chân như.Chân như là thể sinh diệt,

thể tướng tuy khác mà chẳng lìa nhau. Kia giống như sóng và nước, tuy khác mà đâu có sóng ngoài nước. Nên biết nước là tự thể của sóng.

Giải thích chỗ vặn hỏi. Sơ Hỏi chân v.v…trở xuống. Nghĩa là ý lấy môn đối địch mà hỏi có thể hiểu ư? Trong đáp Chân như v.v… trở xuống là lập lại ý trước.

Chẳng cần do khởi: chân như vốn tự lập, chẳng nhờ ở chỗ sinh diệt, tự tánh sẵn thường, đâu do cái khác mà có.

Do không v.v…trở xuống: chính là giải thíc, nghĩa là có khởi sẽ có tướng dụng, không khởi chỉ còn thể. Trong môn trước chỉ nói một.

Sinh diệt v.v…trở xuống, là hai câu văn trước là lập lý.

Khởi phải nhờ chẳng khởi: khác với môn trước. Nếu chân như chẳng khởi thì đâu có sinh diệt khởi động. Như không có nước thì đâu có sóng, nên nương nhờ mà có.

Khởi bao gồm chẳng khởi trở xuống, chính giải thích. Nêu thể chân như thành sinh diệt, nay sinh diệt bao gồm ở nơi thể chân như. Giống như nước khởi thành sóng, sóng bao gồm ở nước. Do đó môn này chẳng chỉ ở tướng dụng, cũng chỉ bày thể, nên nói chỉ bày đầy đủ.

Sớ Khởi v.v… trở xuống… Như luận nói: “Lại nữa, chân như tự thể tướng, tất cả phàm phu, thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, chư Phật không thêm bớt” cho đến nghĩa tự tại dụng của chân như, tức có sáu mươi bốn hàng văn của luận, chính là chỗ khởi này.“Thể đại” Sớ nói là chân tánh. Chân nghĩa là phân biệt chẳng phải luống dối, hiển bày riêng viên thành.

“Tánh là tự thể thường trụ, chẳng thay chẳng đổi, tức phân biệt các pháp tánh không.

Không là tột cùng ba mé không đến không đi. “Quảng” là rộng khắp mười phương chẳng trong chẳng ngoài. Phàm là sáu đường khác nhau. Thánh là ba thừa khác nhau. Nhiễm là cõi uế tột cùng ở ba cõi. Tịnh là cõi tịnh cùng tận ở mười phương. Nhưng phàm thánh, nhiễm tịnh đều gồm quả báo. Nay nói về mặt riêng thì phàm thánh thuộc chánh báo, nhiễm tịnh đối y báo. Do các pháp tuy rộng mà chẳng ngoài chánh báo và y báo. Trong chánh báo không ngoài phàm phu, bậc thánh nhân, trong y báo không ngoài cõi tịnh, cõi uế, nêu bốn thứ này để nhiếp hết tất cả.

Đều là chỗ nương: Bốn pháp trên đều là dụng làm chỗ nương cho thể chân như, nên Kinh Hoa Nghiêm chép: “Không hề có một pháp nào được lìa pháp tánh”. Văn sau nói: “Vô lậu vô minh như thế là các thứ nghiệp huyễn, đều đồng tánh tướng chân như”. Kinh Lăng-nghiêm chép: “Tất cả thế giới nhân quả vi trần do tâm mà thành thể”, đã làm tất cả chỗ nương, tên thể đại do đây mà lập.

Luận: Chân như bình đẳng là chân tánh ở trong tất cả pháp làm thể tánh bình đẳng. Như hình bóng trong gương, chẳng đồng các pháp vốn không, chẳng phải bình đẳng như bóng trong gương.

Sớ: Theo dòng, v.v…là đứng về hai nghĩa nhiễm tịnh mà nói lên chẳng thêm bớt ở văn sẽ thấy. Vì tánh chẳng nhiễm tịnh, nên nhiễm tịnh đều không.

Bởi do v.v… trở xuống, là tổng kết thành nghĩa trên, nói nhiễm tịnh là đứng về pháp, đầu cuối là đứng về thời gian, nghĩa là theo dòng là đầu, ngược dòng là cuối. Phần sau của sớ có nói: “Lấy chúng sinh làm trước, lấy Phật làm sau, trước sau tức đầu cuốo. Hoặc tức đoạn này đứng riêng về mặt không gian, để nói về nghĩa bình đẳng.

Nhiễm tịnh chẳng thiếu là nói rộng khắp, vì thấy trong địa vị chúng sinh và Phật không thiếu sót.

Đầu cuối chẳng đổi là nói thời gian: Vì quá khứ, vị lai không thay đổi, trước là đồng thời nói theo nhiều người, đây đứng nói theo một người khác thời, tuy một, nhiều, đồng, khác, thời gian, không gian mà nói riêng, nhưng đều nói lên nghĩa chân như bình đẳng.

Hai thứ: là như thật không và như thật chẳng không. “Không” là chẳng tương ưng với vọng nhiễm. “Chẳng không” là đầy đủ tánh công đức. Nay như nghĩa sau, nên văn sau nói: “Cái gọi là chẳng không để nói lên pháp thể không, chẳng có vọng, tức chân tâm thường hằng, bất biến”. Pháp tịnh đầy đủ gọi là chẳng phải không.

Chẳng khác: là mỗi đức tướng là thể tánh cho nên chẳng khác. “Phi” nghĩa là tạng, là năng cụ, đức là sở cụ, tức nói có tánh, nên văn sau nói: “Như thế đầy đủ vượt hơn hà sa, chẳng lìa, chẳng đoạn, chẳng khác, Phật pháp không thể nghĩ bàn chẳng đồng tướng sinh diệt” Định ra sai biệt nên tánh tướng có khác, rất dễ thấy biết. Như nước có tám đức tức nước ao A-nậu có đủ tám công đức:

1 – Ngọt. 2- Lạnh. 3-Mềm. 4- Nhẹ. 5- Trong. 6- Chẳng hôi. 7- Uống vào chẳng làm tổn thương cổ họng. 8- Chẳng đau bụng.

Là nghĩa chẳng khác, hợp pháp rất dễ hiểu.

– DỤNG ĐẠI. Sớ có hai:

Giải thích văn:

Nghiệp hạnh theo nhiễm: theo nhiễm huyễn của chúng sinh kia, ma khởi hạnh lợi tha, tức là nghiệp không thể nghĩ bàn của Như Lai, nên nói nghiệp hạnh. Nếu cho ở trong môn theo nhiễm mà nghiệp hạnh trái nhiễm, là dụng đại này, e chẳng phải ý của văn, do kia chỉ là pháp tịnh năng hiển chưa thể liền cho là sở hiển, người học nên xét rõ. Báo thân tức chỗ thấy của Tam hiền trở lên, hóa thân tức chỗ thấy của người Nhị thừa, Thập tín trở xuống. Thô là hóa thân theo mỗi loài mà ứng, mỗi người thấy khác nhau, chẳng thọ tướng vui.Tế là báo thân của Phật thể bình đẳng, thân có vô lượng sắc, sắc có vô lượng tướng tốt, chỗ dừng trụ nương vào quả cũng vô lượng, các thứ trạng nghiêm đầy đủ tướng vui.

Thiện thế gian: năng lực gốc lành huân tập hữu lậu, khởi mười điều lành, v.v… ở đây chỉ cho hữu lậu chẳng vượt khỏi trời, người nên nói là thế gian.“Xuất thế là khiến chán sinh tử, ưa niết bàn, đây đều là vô lậu, vượt khỏi ba cõi, nên nói xuất thế.Trong đó tuy chung cả Nhị thừa, rốt ráo chỉ do Nhất thừa mà được diệt độ.Văn sau nói dụng đại để nói rộng về tướng kia.

Hỏi về thông, ngại: Sớ Vì sao v.v… trở xuống.

Do chẳng v.v… trở xuống là chính giải thích. Nếu nhân quả lành thì bên trong thuận chân như, bên ngoài đối trị các điều ác, pháp này nếu khởi từ nhân đến quả, có thể chiêu cảm được chỗ cao quý, được gọi là dụng tịnh của chân như. Do từ chân như bên trong huân tập phát khởi mà dụng báo và hoá phát khởi. Nay dụng đại nên phát khởi pháp này. Nếu nhân quả chẳng tốt, bên trong trái chân lý, ngoài bị thiên trị, nếu pháp này khởi từ nhân đến quả, thì chiêu cảm chỗ khổ, đâu gọi là dung tịnh, từ bất giác sinh nên trần lao phát hiện. Nên trong văn này không nói bất thiện.

Nếu như vậy v.v… trở xuống là chuyển nạn vấn rất dễ hiểu.

Giải thích rằng v.v… trở xuống, là giải thích trở lại: Tuy là pháp ác, do đó bất giác mê chân mà thành, nhưng pháp thành không lìa thể chân. Như nước khởi sóng mà không lìa tánh ướt. Văn sau nói: “Vì nương pháp chân như mà có vô minh”. Lại nói: “Do giác nên có mê, nếu lìa giác, tánh nó đều giác”.

Do trái với v.v… trở xuống, tổng kết thành nghĩa trước, rất dễ hiểu. Tuy nhiên, dụng đại này chính là quả của hai thân trên, ở sau sẽ nói đầy đủ. Nay sớ lấy điều thiện làm dụng chính là nghĩa một bên, cũng tức là lấy sở sinh hiển bày năng sinh. Nhưng luận không nói diệt ác là do thiện khởi ác sẽ diệt.

Nêu quả hướng về nhân thì chư Phật tức quả, bổn tức nhân. Do Các Như Lai gốc tu hành lúc ở địa vị nhân, không có pháp riêng để nương, chỉ lấy tâm này làm chỗ nương mà đến rốt ráo.

Nêu nhân hướng về quả, ở văn rất dễ thấy. Trong đây Như Lai tức là chư Phật ở trước, đều nói về mặt tự thọ dụng báo thân, chẳng phải cho rằng Ứng và Hóa biết để thành chuyên chở. Chuyên chở tức là thừa, hai nghĩa không khác, chỉ văn thay đổi. Hoặc có thể hai nghĩa khác nhau, là thừa lấy chuyên chở làm nghĩa. Nay đoạn trước là theo bổn thừa của Phật, mới có nghĩa chuyên chở. Sớ nói: “Do hiểu thừa”, Nay văn là đứng về mặt từ nhân đến quả thì nghĩa chuyên chở mới rõ. Luận nói: “Đến đất Như Lai”. Sớ nói: “Để thành chuyên chở”. Nhưng Phật là đã thừa, Bồ-tát là đang thừa và sẽ thừa. Trong đây đức bao gồm nghĩa tự chuyên chở mình và chuyên chở người.

Tức ban đầu v.v… trở xuống, là đưa ra thể năng thừa và sở thừa.

Thỉ giác là năng thừa, tức chư Phật và Bồ-tát tuy viên mãn hay từng phần khác nhau, đều thuộc trí thỉ giác năng thừa.

Bản giác là sở thừa, nếu theo văn này tức nhất tâm pháp ở trước làm sở thừa, để đối trị nên nói bản giác. Nếu theo ba đại, nói dụng đại là thể tướng năng thừa, hai đại kia là sở thừa. Nhưng, dụng tức thể thỉ giác, tướng tức đại giác, đại tức là Thừa, là Trì nghiệp thích.

Tánh đại của Thừa: chứng bản giác là tánh đại của thừa, hoặc chứng cả hai bổn và thỉ. Do đó từ trước đến nay là nêu tông, chỉ nói pháp nghĩa chẳng nói riêng Thừa. Nay thứ lớp nói theo ba đại, cũng không nêu đề mục riêng, trong phần giải thích ý cũng như thế.

Phần giải thích:

Trước tuy lược lập tông nghĩa mà lý thú chưa rõ, nếu không giải thích văn rộng ra thì ý chỉ không sáng tỏ, làm sao khai mở được. Nay khiến cho hiểu để thấy được văn trước nên có phần này.

Nêu lên:

Sớ: Chỗ lập: tức trong phần trước nhất tâm pháp nghĩa có sở lập hai môn ba đại, hiển bày rõ ràng mở bày khiến sinh chánh giải, do đó hiểu nghĩa chân chánh, tức thành chánh giải.

Dứt dị chấp: chẳng phải là đạo lý đúng, vọng sinh chấp trước là hoạn nghiêng lệch sâu xa, quyết nên dứt sạch.

Thú hướng đến chánh: phát tâm hướng đạo, hình tưởng khác nhau, lên xuống chẳng đồng, nay nên phân biệt, khiến kia tu chứng không có mê hoặc xen lẫn. Đây chính là hiển bày chánh nghĩa cho hiểu. Đối trị tà chấp là giúp cho từ bỏ phân biệt, đạo là giúp cho thực hành. Lại chánh nghĩa là năng trị, tà chấp là sở trị – chánh nghĩa là sở thú, đạo tướng là năng thú, đều là chánh nghĩa. Văn sau có hai.

Giải thích ở trên: nghĩa là giải thích phần trước.

Cái gọi là Pháp, là tâm chúng sinh, tâm ấy nhiếp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian.

Trong khai môn nói về hai môn: là trên nhất tâm có hai nghĩa, nghĩa đầy đủ hay thông suốt ra vào, nên gọi là Môn.

Hay thông là chân như sinh diệt thông suốt lẫn nhau. Lại, hai môn thông với nhất tâm.

Thông nhất tâm chính là đoạn này lấy mỗi môn đều nói tâm. Thông suốt lẫn nhau do môn chân như có tùy duyên, chung cho sinh diệt, môn sinh diệt có thể không nên thông đến chân như.

Nghĩa ra vào là chúng sinh mê hoặc trôi lăn tức ra môn Chân như, vào môn Sinh diệt. Nếu giác ngộ tu chứng thì ra môn Sinh diệt, vào môn Chân như. Đã thành đạo rồi thì khước từ môn Chân như, vào môn Sinh diệt khai ngộ chúng sinh. Việc làm đã xong, dứt hóa về chân, tức khước từ môn Sinh diệt, vào môn Chân như, an trụ trong bí tạng.

Sớ có hai.

I. Giải thích nhất tâm có đủ hai môn. Có hai:

1. Nêu:

Một Như Lai tạng, do hai nghĩa chẳng phân, nên nói một. Nếu nêu bày nói tức nhiễm tịnh, phàm thánh, có không, lý sự, v.v… đều là một, nghĩa một này là nói lên chẳng hai, gượng gọi là một, chẳng phải pháp số. Kinh nói: “Một cũng chẳng một, là lìa các số.

2. Giải thích: Sớ. Một là theo v.v… trở xuống. Có hai:

a. Môn chân như. Có hai:

– Chính giải thích: Đứng về mặt thể… mà nêu lập.

Chẳng nhiễm v.v… trở xuống, là giải thích dứt tướng ở trên. để nói lên thể một, nghĩa là nhiễm tịnh, sinh diệt, động chuyển, v.v… đều thuộc về tướng, tiêu biểu ở đây đều không nên nói chẳng.

Bình đẳng v.v… trở xuống, đứng về mặt thể để kết thành bình đẳng, đứng về ngang dọc kết thành không cao thấp. Như kinh nói: “ pháp ấy bình đẳng không có cao thấp”. Nhất vị là đứng về mặt ví dụ mà tổng kết. Giống như biển lớn đồng một vị mặn. Tánh không khác nhau là đứng về mặt rộng mà tổng kết. Kinh Tịnh Danh chép: “Tất cả chúng sinh đều như”, tất cả pháp cũng như, chúng thánh hiền cũng như, cho đến Di lặc cũng như”. Lại, bình đẳng một vị dứt tướng. Tánh không khác nhau là đứng về mặt thể, nên nói đứng về thể dứt nghĩa tướng.

– Dẫn chứng: Chúng sinh v.v…trở xuống: Đây là dẫn đoạn văn của kinh Tịnh Danh ở trước. Phần sau của văn kia là nói: “chư Phật biết tất cả chúng sinh rốt ráo vắng lặng là tướng Niết-bàn, chẳng còn diệt nữa, v.v…” Sớ nay lấy ý nên văn khác đôi chút, phần sau đều như đây.

b. Môn sinh diệt: Hai là tùy theo v.v… trở xuống, có ba:

– Chánh giải thích:

Giải thích tùy duyên, v.v… là nêu lập. Tùy theo v.v…trở xuống, là giải thích. Nghĩa là do vô minh huân chân như, khởi tâm vọng, cảnh vọng, thành tất cả pháp nhiễm. Chân như huân vô minh thì diệt tâm vọng cảnh, vọng thành các pháp thanh tịnh.

Rộng như, v.v… trở xuống, là giải thích.

Nhiễm tịnh tuy thành v.v… trở xuống, là giải thích ngại. Hoặc nói: Đã theo huân động, làm sao nói chúng sinh như ư! Nên ở đây giải thích. Chính ở lúc động chỗ động, xưa nay nói chẳng động, chẳng phải tướng bất động nên nói Tánh. Nói lên chẳng phải tạm bất động nên nói hằng. Có chỗ nói: Tánh đã bất động, làm sao thành nhiễm tịnh cho được? Nên nói chính là do bất động trở thành nhiễm tịnh. Kia tức ngược lại thành nghĩa trên. Nghĩa là nếu tánh tự động đồng tướng sinh diệt, tức ngay lúc diệt không thể tự lập, còn không tự lập, đâu thể thành nhiễm tịnh, thật do bất động nên hay thành.

– Kết chỉ bày:

Cho nên bất động v.v… trở xuống. Nghĩa là do lúc theo huân động tánh không hề thay đổi, trong môn sinh diệt được có chân như, nên nói bất động cũng ở môn động. Như trong môn Chân như chưa có sinh diệt nương chân như. Chân như không nương sinh diệt, lược như trước giải thích, rộng như văn sau.

Cho nên v.v… trở xuống, là văn chỉ bày.

Bản giác: là môn Sinh diệt, ban đầu nói: “Thức này có hai thứ nghĩa, nhiếp tất cả pháp, sinh tất cả pháp, hai nghĩa ấy gồm: Một là nghĩa giác, hai là nghĩa bất giác, v.v…” tức nghĩa giác kia lại là chân như trong môn Sinh diệt, gọi là Bất động, chỉ vì trong môn này, riêng theo hình tướng đối đãi mà nghĩa có thay đổi nên gọi là Giác.

Văn trên, v.v… tức trong phần lập nghĩa nói: “Tướng tâm nhân duyên sinh diệt, hay chỉ bày tự thể, tướng, dụng Đại thừa, Tự thể kia cũng tức là trong môn Sinh diệt, Chân như trong môn sinh diệt.

Hai đoạn trên đây chính là trong động có nghĩa bất động.

– Dẫn chứng:

Thắng-man, v.v… trở xuống: chứng chung theo huân tập mà có động chuyển, trong động có nghĩa bất động, chẳng nhiễm mà nhiễm, tức chân như thành sinh diệt. Nhiễm mà chẳng nhiễm tức trong động có bất động. Như Lai tạng tức chân như, bảy thức vô minh tức sinh diệt, thức A-lại-da hòa hợp hai thứ trên. Nghĩa là chân như tùy duyên thành thức A-lại-da, do thành thức nên sinh chung với vô minh, cũng có thể Như Lai tạng tức A-lại-da. Chỉ do tướng chung tướng riêng mà có khác, nên nói Như Lai tạng tên thức A-lại-da. Kinh nói: “Phật nói Như Lai tạng lấy làm A-lại-da. Ác tuệ không thể biết tạng tức thức A-lại-da”. Cũng nói: “Như vàng và trang sức, lần lượt chẳng khác nhau”. Biển lớn như A-lại-da, sóng như bảy thức vô minh, nước tức Như Lai tạng. Vì từ vô thỉ đến nay chân vọng hòa hợp, không hề xả ly, nên nói thường không đoạn dứt “Như Lai tạng”, tức Sở huân tánh tịnh, luống dối ác tập tức nhiễm huyễn năng huân, thức tàng tức thành của A-lại-da.

Nhân thiện bất thiện: nghĩa là tánh này theo duyên thiện khởi các pháp thiện. Tánh tức là nhân thiện, theo duyên bất thiện khởi các pháp tánh bất thiện, tức là nhân bất thiện, theo thiện thọ tánh vui ở trong kia, theo ác thọ tánh khổ cũng tại trong đó, nên nói đều sinh với nhân (vui và khổ).

Hoặc sinh, v.v… là tuần hoàn các đường sinh tử không cùng, tạng tánh ở trong đó tùy duyên mà biến thọ, nhưng thể tánh kia không hề đến đi. Kinh nói: “Sinh diệt đến đi vốn là Như Lai tạng”.

Như khoác áo, v.v… như người nghệ sĩ múa thay đổi y phục, thể là một người, ban đầu không hề thay đổi. Văn ấy nói: “Tâm như người đóng tuồng, ý như người đồng diển khoác áo, năm thức như âm nhạc, thọ tưởng như người xem. Như người đùa với sư tử, người vào sống với sư tử, người ra chết với sư tử”, nhân tịnh lúc vô minh, nên biết cũng như thế. Ngài Khuê Sơn nói: “Người vui vốn là một thân hình, đêm qua là quan, đêm qua là tôi tớ, khoác lên danh mục tuy đổi khác, trước sau chủ tớ rõ ràng không khác nhau”.

Đây v.v… trở xuống là tổng kết chỉ bày, như chỗ dẫn chứng ở trên, đều nói chân như tùy duyên tạo sinh diệt, trong động có bất động.

II. Nhiếp hai môn trở về tâm:

Sớ Nhưng đây v.v… trở xuống.

Nêu thể, v.v…, nghĩa là chân như nêu thể thành sinh diệt, sinh diệt không tánh tức chân như. Cho nên khi sinh diệt hiện, toàn chân thể hiện. Khi Chân như hiển thì toàn sinh diệt hiển, nêu một mà gồm thâu tất cả, nên nói là dung thông. Do dung thông nên chân mà không có tướng chân, vọng mà không có tướng vọng, tướng chân vọng thể là một chẳng khác, nên nói bờ mé chẳng phân. Bờ mé đã chẳng phân, đâu lại còn ở thể tướng ư! Nên nói ví dụ sóng và nước không hai, hãy so sánh sẽ biết.

Không hai chỗ: tức chỗ dung thông của chân vọng này có thật tánh, thật tánh này là chủ các pháp, tức là thật tánh trong các pháp. Lại tiêu biểu chẳng phải hai bên nên nói là Trung, lìa các tướng luống dối khác nhau nên gọi là Thật, hai câu này là đứng về trung và thật để giải thích Tâm. Kinh có nói trung thật lý tâm chẳng đồng ở sau đứng về mặt linh giám để giải thích tâm. Nghĩa là thể hư không cũng không có hai bên, cũng chẳng phải tướng luống dối khác nhau. Nhưng chỉ mê độn mà không sáng rỡ, nay thật tánh này tự tại linh thông, giác liễu chẳng mê mờ, nên nói là chẳng đồng… Tổ Sư nói: “Trên thể vắng lặng tự có bổn trí, biết một chữ tri, là cửa của các điều mầu nhiệm. Đại khái ý nói: “Đối với tất cả pháp nhiễm tịnh đều dung thông, có tự thể chân thật, rõ ràng sáng rỡ gọi là Tâm. Đây là thể tướng chẳng hai, nên nói chỉ là một, trung, thật, thần giải nên nói là Tâm.

Trong phần lập. Sớ có hai:

1. Chính giải thích. Có hai:

a. Đối văn trước. Có ba:

– Nêu ý chung:

Bao gồm chung, riêng: là giải thích ý đoạn văn trước. Văn trước do chưa trình bày môn chưa giải bày, chỉ theo nhất tâm gồm chung mà nói, nên nói nhiếp chẳng nói mỗi thứ.

Nay phân v.v… trở xuống, là nêu ý này, nghĩa là nay trong văn của hai môn đã khai, trong mỗi môn, mỗi thứ đều tự nhiếp tất cả pháp. Nếu không nêu bày phân biệt thì sẽ cho rằng hai môn cùng nhiếp tất cả, thì có lỗi nhiếp pháp chẳng cùng tận, nên nói mỗi thứ đều.

– Giải thích riêng về tướng. Có hai:

– Theo hai môn mỗi môn thâu nhiếp giải thích. Có hai:

Chính giải thích:

Tướng chung, do môn chân như không phân ra nhiễm tịnh, tuy nhiếp nhiễm tịnh mà đều đồng tánh.

Cái gọi là Tướng, là nghĩa tướng. Vì trong môn này hiển bày nghĩa nhiễm tịnh dung thông, nên nói tướng thông. Do các pháp nhiễm tịnh vào trong môn này đồng là một vị, lý chân như lại không khác nhau, nên nói chẳng khác nhiễm tịnh, v.v…

Nên được v.v… trở xuống: là kết thúc, rất dễ hiểu.

Hiển bày riêng, v.v…, theo dòng, ngược dòng, đều chẳng phải tướng ấy, công đức trần lao rõ ràng có khác, chúng sinh, chư Phật, phàm thánh rõ ràng, cõi tịnh cõi uế hơn kém chẳng giống nhau.

Không chỗ nào không bao gồm: nghĩa là tất cả tuy nhiều mà không ngoài nhiễm tịnh. Đã thuộc về nhiễm tịnh, nên luận nói nhiếp tất cả.

Kết thành:

Chung riêng, v.v… trở xuống là tổng kết thành tự, là tướng chung tướng riêng, hai môn tuy khác, pháp bị nhiếp lại không có khác, nên nói đều không có sót.

Lại do v.v… trở xuống, là đứng về mặt hai môn nhliếp lẫn nhau mà giải thích. Trước đứng về mặt hai môn mỗi thứ nhiếp, chung riêng chẳng đồng môn này, mà nói nghĩa nhiếp có khác.Môn đầu là tướng chung chỉ nói rõ dung nhiếp. Dung tức nhiễm tịnh chẳng khác, nên gọi là chung. Môn sau là tướng riêng chinh là nhiếp bao gồm. Bao gồm thì nhiễm tịnh khác nhau, nên gọi là riêng. Nay trong văn này không phân ra chung riêng, chỉ đối với một nghĩa phải trái mà nói, liền thành nghĩa hai môn nhiếp mỗi thứ. Nay văn nói khi sinh diệt gồm nhiếp tất cả, tức chân như nhiếp tất cả. Do sinh diệt không có tự thể, hoàn toàn tức là lý, nên nói trở lại nhiếp.

Lại, lúc chân như nhiếp tất cả tức là sinh diệt nhiếp tất cả. Vì toàn sự là lý, chẳng riêng ở ngoài. Nay văn của sớ này vẫn còn thiếu nghĩa sau, nên hợp lại nói: Chân như đã là các thứ pháp chân tánh, lìa chân tánh không có các pháp riêng, lại thuộc về môn sinh diệt. Nếu có văn này đối với nghĩa mới đủ thành nhiếp lẫn nhau. Kia tức là môn sinh diệt khi thuộc về pháp, pháp của môn Chân như cũng ở trong sinh diệt, khi môn Chân như thuộc về pháp, pháp của môn sinh diệt cũng tự ở trong Chân như. Cho nên, nhiễm tịnh thuộc về chân như, tức là nhiễm tịnh thuộc về môn Sinh diệt, chẳng hai chẳng khác, nêu một gồm thâu hết, nên nói hai môn nhiếp lẫn nhau. Phần sau tổng kết nói: “Nhiếp nhau chẳng hai”.

Hỏi: Sớ chủ vì sao không nói chân như thuộc về môn Sinh diệt?

Đáp: Văn trước trong tướng chung đã bao gồm ý này nên không nói lại.

Do đây v.v… trở xuống, là kết thành nhất tâm. Bởi hai môn nhiếp nhau, lý cùng dung chứa chẳng hai, do chẳng hai nên được gọi là nhất tâm. Kia tức thể của hai môn nhất tâm, chẳng riêng chẳng khác. Nếu nói theo nghĩa riêng thì nhất tâm là chung và hai môn là riêng. Lại, ở trong riêng thì chân như là theo thể, sinh diệt là theo tướng. Nếu thể viên dung thì tánh tướng không hai, tức là nhất tâm. Nay hai môn đã nhiếp nhau thì hoàn toàn đoạt mất tất cả hai, chỉ là nhất tâm không còn pháp nào khác, nên nay kết thành là một tâm.

– Hỏi chung: Sớ Hỏi hai môn v.v… trở xuống. Có hai:

Chỉ bày nghĩa hai môn: Hạn cuộc hỏi chung, câu đầu chỉ định nghĩa trước, vì sao ở dưới dẫn văn chính để hỏi. Ý nói: Chân như đã thuộc về môn Sinh diệt, tại sao chẳng đồng chỉ bày ba đại kia, Sinh diệt đã thuộc về môn Chân như, vì sao chẳng đồng chỉ bày một đại kia. Nghĩa chỉ bày đã sai, nhiếp pháp phải phân biệt, nhiếp pháp nếu đồng ý, chỉ bày nghĩa nên đồng. Vì sao nhiếp pháp túc đồng chỉ bày nghĩa, lại là biệt ư! Trong phần đáp, câu đầu chỉ định môn kia.

Chẳng hoại v.v… trở xuống, là nói về hành tướn, nghĩa là tướng nhiễm tịnh hoàn toàn giữ lý thành lý chẳng thể hoại, tưởng hoàn toàn lý cũng không thể hoại, vì chẳng hoại nên nhiếp hết sinh diệt thành nghĩa cùng nhiếp.

Do mất v.v… trở xuống: tức là lý, khiến cho tướng nhiễm tịnh đều mất hoàn toàn không còn. Do không còn, chỉ còn chân thể nên thành văn trước, chỉ bày thể.

Sinh diệt v.v…trở xuống là chỉ định môn kia.

Chẳng hoại v.v…trở xuống, là nói về lý: Trong sự do toàn lý mà thành sự, sự khởi mà lý chẳng hoại, nay thành nghĩa nhiếp nhau, kia tức sự là năng nhiếp, lý là sở nhiếp.

Do thành v.v… trở xuống là nói về sự lý đều còn, thành nghĩa chỉ bày đầy đủ ở trước, thành sự nên chỉ bày Tướng và Dụng, thể chẳng mất nên chỉ bày ở Thể đại.

Sớ: Hỏi trước v.v… trở xuống là tánh tướng còn mất khác nhau. Ý hỏi rất dễ hiểu, chỉ truy môn trước nghĩa tướng chẳng còn, trước hỏi về môn sau lý chẳng mất. Trong phần đáp, bốn câu trước nói lên hai môn lý do còn mất. Mỗi thứ, một câu đầu là nguyên do, một câu sau là định nghĩa.

Sinh diệt, v.v…, Sự nương lý mà bày, lý là gốc của sự. Như sóng nhờ nước, nên văn sau nói: “Nương Như Lai tạng có tâm sinh diệt”.

Lý chẳng mất, lý nếu đã mất thì không sinh diệt. Như nước mất thì không có sóng. Nên luận chép: “Nếu chẳng có nghĩa không, thì không có đạo, không có quả”.

Chưa rõ, v.v.., chân lý sẵn có, chẳng nhờ duyên mà thành. Như nước chẳng nhờ sóng. Trong môn chân như thẳng nói chân như tức là nhất pháp giới đại tổng tướng, không nói nương sinh diệt có tướng mất. Tưởng chẳng còn thì đâu có mất, mất thì đâu còn. Nhập lý tự mất đâu còn sinh diệt. Như mặt nước đã phẳng lặng, thì sóng đâu còn, văn sau nói: “Do tất cả pháp đều như”.

Tướng chẳng còn v.v… trở xuống: bốn câu ở trước chính là đáp

tướng chẳng còn. Tướng còn thì có thể chỉ bày ở ba đại, chẳng còn chỉ hợp ở thể.

Lý chẳng mất, v.v…, tướng sinh diệt khởi, lý lại chẳng mất. Chẳng phải chỉ bày đủ ba, đối với lý là thế nào?

Cho nên v.v…trở xuống, là tổng kết đáp, chỉ bày cả hai rất dễ hiểu.

Sớ: Không thể theo nhau là theo thuận. Sự lý riêng biệt, giống như nước, lửa. Nghịch thể trái tướng, đâu thể nhiếp nhau.

Chưa dung chứa, v.v…, nếu phân hai riêng biệt có thể nói cảnh nhiếp lẫn nhau. Nay chỉ nhất tâm, cảnh thuộc pháp nào? Đây là hai thứ riêng biệt cũng không có nghĩa nhiếp, nhất tâm cũng không có nghĩa nhiếp.

Luận: Không lìa nhau, ý nói chẳng phải một chẳng phải hai; chẳng phải một nên hai môn đều còn, chẳng phải hai nên chỉ là nhất tâm. Vì là nhất tâm nên không lìa nhau, vì chẳng lìa nhau nên nhiếp được cảnh. Tức ngược lại ý trách ở trước.

Sớ: Do thể v.v… trở xuống, thể tức chân như, tưởng tức sinh diệt, chân như tùy duyên thành sinh diệt, sinh diệt không thể tức chân như, do đó trái ngược lời nói nên chẳng lìa nhau.

Vàng đầy đủ, vàng dụ cho chân như, đầy đủ dụ cho sinh diệt, nghĩa thu nhiếp nhau, tại văn có thể thấy.

Bởi do v.v… trở xuống là tổng kết dụ, nêu pháp. Bởi là thật. Do là lý do. Thật do vàng đầy đủ, hai môn không hề có khác, nên nói nhất quỹ. Quỹ là ngay thẳng tức bằng nhau. Do chẳng khác nên nêu khi vàng trùm khắp thâu nhiếp đầy đủ, đầy đủ toàn thể là vàng, nêu lúc đầy đủ trùm khắp thâu nhiếp cả vàng, vàng toàn thể là đầy đủ. Nghĩa này ở sau nêu lên pháp.

Nghĩa này đây tức nghĩa không lìa nhau, lúc nêu chân như trùm khắp thâu nhiếp hết sinh diệt, sinh diệt toàn thể là chân như, khi nêu sinh diệt trùm khắp thâu nhiếp hết chân như, chân như toàn thể là sinh diệt. Pháp, dụ là đồng nhau, nên nói cũng như vậy, cũng như thế.