HOA NGHIÊM NHẤT THỪA GIÁO NGHĨA PHẬN TỀ CHƯƠNG

SỐ 1866

QUYỂN 03

Tác giả: Sa-môn Pháp Tạng chùa Đại Tiến Phước, đời Đường.

Nếu theo Chung giáo, Địa tiền giữ hoặc thọ thân phần đoạn, Sơ địa đã dứt hết hạt giống phiền não, không còn phân biệt câu sinh, dứt một phần thô của sở tri chướng nên các địa thọ thân biến dịch đến vị Kim Cương nghĩa khác như trong phần dứt hoặc.

Hỏi: nếu địa thượng không giữ phiền não thì làm sao thực hành việc từ bi độ sinh?

Đáp: Trong Thỉ giáo, Địa tiền trí lực kém nên giữ phiền não để giúp nguyện lực thọ sinh. Ở đây khác, trí nguyện cao siêu, tự tại đồng sinh.

Hỏi: Bồ-tát từ Bát địa trở xuống có hai: bi tăng thượng; trí tăng thượng. Bi tăng thượng thì giữ hoặc thọ thân phần đoạn; trí tăng thì nhiếp phục hoặc, thọ thân biến dịch. Nghĩa này ra sao?

Đáp: điều này e chẳng phải như thế. Vì sao? Vì nếu bi tăng thì trí kém, trí kém mà hành bi thì bị ngưng trệ trong kiến chấp bi ấy, đâu được gọi là bi tăng thượng? Dù cho là bi trí ngang nhau cũng gọi là bi tăng thượng, huống gì là bi của trí kém, đâu được gọi là tăng thượng! Nếu trí tăng thượng thì bi kém, bi kém mà hành trí thì trí sẽ bị kẹt trong vắng lặng. Trí kẹt trong vắng lặng thì đâu được gọi là tăng thượng? Vì từ xưa đến nay các Bồ-tát đã khác phàm phu, Tiểu thừa, tu hành cả bi trí trong từng niệm, như hai bánh của chiếc xe, như hai cánh của con chim, làm gì có tăng thêm bớt? Vì thế hai giáo thỉ chung có thô tế khác nhau. Có hai sinh tử chẳng phải do bi trí tăng thượng. Trí tăng là Tiểu thừa sợ phiền não. Nhiếp phục là Địa tiền chưa chứng chân như. Theo Bổn tập có loại này, vì chưa thuần thục. Sơ Địa trở lên hạnh giải thuần thục, cùng chứng, hành, tu, đoạn, làm gì có sự khác nhau? Vì thế luận Khởi Tín chép: Bồ-tát địa thượng từ chủng tánh, phát tâm, đến tu hành đều không khác nhau. Giáo này nói Bồ-tát thọ thân biến dịch có bốn loại khác nhau như phần sau. Theo Đốn giáo tất cả hạnh vị đều không thể nói. Thân thọ cũng thế nói rộng (trong phần Na-già thất lợi trong kinh Đại Bát-nhã). Trong Viên giáo không có thân biến dịch, đến địa Ly cấu trong Mười địa đều là thân phần đoạn. Vì địa vị này đạt được nhục nhãn thấy khắp, nên thuộc về thân phần đoạn. Lại, như Thiện tài ngay trong nhân đã hết thân phần đoạn.

Hỏi: Vì sao ở đây không nói về thân biến dịch!

Đáp: Thân phần đó như tánh thế giới rất sâu kín, vượt hơn các vị trời, là đã biến dịch, chỉ vì giáo này không chia ra tướng thô tế sinh tử. Tất cả chỉ một bờ mé. Đến Tín mãn lật đổ bờ mé kia nên không nói.

Dứt hoặc: Theo Tiểu thừa và Ba thừa có hai nghĩa: vị diệt hoặc; mượn hoặc để hiển vị. Nghĩa đầu: Nếu là Thỉ giáo sẽ dứt hoặc của Ba thừa. Theo Ba thừa giáo, chướng có hai: phiền não và sở tri. Trước trình bày việc dứt chướng phiền não của Nhị thừa. Có hai: danh số, dứt hoặc đạt quả.

Phiền não có hai: phân biệt và câu sinh, gồm có mười: tham, sân, vô minh, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, và giới cấm thủ. Trong đó có bốn loại chỉ thuộc phân bịêt: nghi, tà kiến, kiến thủ, và giới cấm thủ, sáu thứ còn lại có cả phân bịêt và câu sinh. Vì ba nhân tà sư v.v… của ý thức dẫn dắt nên có phân biệt. Ý thức có mười loại, bốn loại chỉ thuộc phân biệt; sáu loại đủ cả hai. Mạt-na chỉ có bốn câu sinh, trong sáu từ sân và biên kiến. Vì san là bất thiện, thức này là hữu phú vô ký, lại có một loại thường chấp thức thứ tám là ta: biên kiến. ba kiến sau và nghi phải nhờ ba duyên mới sinh. Thức này chẳng có nhân đó nên không khởi. Lại vì thương có nên khác với thức thứ sáu và năm thức trước, nên chỉ có bốn. Thức thứ tám hoàn toàn không khởi lên phiền não, chỉ là dị thục, thuộc vô phú vô kí tánh. Phân biệt và câu sinh chung cho cả ba cõi, sân chỉ thuộc cõi Dục, phiền não của hai cõi trên đều là hữu phú vô ký. Về phân biệt: bốn đế cõi Dục đều có mười nên thành bốn mươi, hai cõi trên không có sân nên còn chín, cộng chung thành bảy mươi hai, cộng cả cõi Dục thành một trăm mười hai. Về sâu sinh cõi Dục có sáu, hai cõi trên có năm (trừ sân) thành mười sau, cộng cả phân biệt thành một trăm hai mươi tám.

Hỏi: Vì sao trong Tiểu thừa ngu pháp mười sử không chung cho bốn đế, hoặc ở đây lại chung?

Đáp: có hai nghĩa: Trong ba thừa, năng lực phiền não dần rộng, chướng ngại tất cả; Vì tất cả cõi đều có mê hoặc.

Dứt hoặc đạt quả:

Trước đoạn phân biệt, có ba hạng: từ đủ phiền não nhập chân kiến đạo, tích tất dứt hết phiền não phân biệt bốn đế ba

cõi, được quả Dự lưu; đoạn dục gấp hai nhập chân kiến đạo, được quả Nhất lai; dứt dục gấp hai: vì khi còn là phàm phu, tu hành sẽ nhiếp phục sáu phẩm trước của chín phẩm hoặc. Khi nhập vị Kiến đạo là dứt trừ hẳn sáu phẩm ấy nên được quả kia; Người lìa dục, được kiến đạo, dứt hết chín phẩm hoặc sẽ được quả Bất hoàn. Như Du-già chép: Vị Kiến đạo có ba tùy tu hành chứng ba quả. Dứt câu sinh chín địa đều có chín phẩm (câu sinh thức thứ sáu). Người tiến tu có hai: Dần dần dứt sáu phẩm trước trong chín phẩm cõi Dục được quả Nhất lai; Dứt chín phẩm được quả Bất hoàn; Đoạn nhanh chóng là đạt Sơ quả, nghĩa là dứt hoặc của ba cõi, dần dứt chín phẩm là đạt La-hán quả, không còn quả khác. Vì sao? Vì cùng lúc dứt trừ tất cả chín phẩm hoặc của ba cõi là đốn dứt; Dứt từ từ từng phẩm một gọi là tiệm đoạn. Vì sao có tiệm đoạn? Vì không có duyên đốn của pháp ba cõi. Luận Đối Pháp chép: đốn đoạn: là nhập đế hiện quán, từ định chưa đạt phát khởi đạo xuất thế, dứt hết cả phiền não ba cõi. Dứt từng phần một là đạt quả Dự lưu và A-la-hán (nói rộng như trong kinh). Theo đó, hành tướng phiền não của mạt-na rất sâu kín. Hai hạng tiệm, đốn đều cùng lúc dứt hết hoặc địa Phi tưởng. Du-già chép: Mạt-na tương ưng để mặc phiền não, phi tưởng xứ cùng lúc đốn đoạn khác với các hoặc dứt từ từ khác.

Hỏi: Vì sao ngu pháp Nhị thừa không đốn đoạn ở đây lại dứt ngay?

Đáp: Vì trước kém, ở đây hơn. Nhị thừa ngu pháp không có trí cao siêu này, giáo pháp đó thấp kém, nên phương tiện dẫn dắt bỏ Tiểu hướng Đại. Tiểu thừa không dứt được hoặc của Mạt-na. Đó là việc dứt chướng phiền não của Nhị thừa. Về chướng sở tri khi nào đạt được vô dư thì sẽ dứt hết phi trạch diệt, các chướng khác có dứt, không dứt. Tuệ giải thoát không dứt, câu giải thoát từng phần, tám chướng giải thoát không nhẫn không biết, tám tu giải thoát để đối trị như trong Du-già. Các giải thoát nhờ chướng sở tri giải thoát hiển hiện. Thanh văn, Duyên giác được giải thoát từ chướng sở tri. Đó là Thỉ giáo dẫn dắt người ngu pháp hướng về Đại thừa lập pháp này sâu mầu hơn pháp kia, vì thế chướng sở tri có thể dứt từng phần. Nhưng sự dứt trừ khác với ngu pháp, vì chỉ dứt phiền não. Ở đây khác, dứt trừ hạt giống vì thế người thẳng tiến Bồ-tát sẽ dứt cả hai chướng. Phần chướng phiền não không chia theo các cõi như Nhị thừa, chỉ phân biệt rằng: Địa tiền nhiếp phục hiện hành của hai chướng. Sơ địa khi thấy đạo tích tắt dứt hết hạt giống, về phiền não chướng câu sinh từ Sơ địa đã tự tại dứt trừ, muốn giữ lại thì không dứt. Vì sao? Vì để thọ sinh độ đời, không rơi vào địa Nhị thừa, dứt chướng sở tri, được đại Bồ-đề. Vì vậy Nhiếp Luận chép: Từ lúc giữ hoặc đến lúc dứt hết, chứng trí nhất thiết của Phật, giải thích: Hoặc hết; chướng sở tri hết, nghĩa là do giữ chướng phiền não để thực hành hạnh cao siêu nên đến vị này chứng quả Phật. Nhiếp luận dịch vào đời Lương chép: Giữ hạt giống, cho nên biết hạt giống phiền não tồn tại mãi đến vị Kim Cương. Hành tướng của chướng sở tri rất sâu kín, chướng ngại đạo Bồ-tát nên các địa dứt từng phần, đến Phật địa mới hết. Vì thế có câu đến Phật địa hai chướng mới hết. Luận Đối pháp chép: Các Bồ-tát tu đạo mười địa chỉ tu chướng sở tri để trị đạo, chẳng phải dứt phiền não chướng. Khi đạt Bồ-đề dứt hết chướng phiền não và chướng sở tri, thành A-la-hán, Như Lai. Hành tướng câu sinh của Mạt-na rất sâu kín nên đến Phật địa mới hết.

Hỏi: Việc tu hoặc hai chướng các thức tương ưng, riêng phần hiện hành Địa thượng có gì giống giống nhau khác nhau?

Đáp: Trong chướng phiền não thức thứ sáu đã hết, nhưng vẫn giữ lại, cho nên hạt giống hiện hành luôn được trí đều khiển thành hạnh cao quý, không khởi lỗi lầm, giống như rắn độc, dùng thần chú điều khiển không để nó chết, cũng không cho nó gây hại mà sử dụng nó vào việc khác. Bồtát khéo léo giữ hoặc cũng như vậy, Nhiếp Luận chép: Như độc chú gây hại, vì thế nên biết, tự tại từ hạt giống hoặc hiện hành của phiền não. Tánh phiền não của thức thứ bảy chẳng phải để thọ sinh nên không giữ. Hành tướng rất sâu kín, từ địa thứ bảy trở xuống, có lúc sinh hiện hành, vì trí quán không nối tiếp nhau. Chướng sở tri địa tiền, địa thượng đều khởi hoặc, thường hiện hành hoặc hạt giống nên mỗi địa dứt từng phần.

Hỏi: Nếu thế vì sao có thuyết cho rằng địa thứ bảy trở xuống khởi tâm hữu lậu?

Đáp: Theo thức thứ sáu, chướng phiền não là hữu lậu, là thiệt hữu lậu, Thập địa đều có. Phiền não của Mạt-na là thật hữu lậu, đến địa thứ bảy lúc có, lúc không, vì có lúc khởi tâm hữu lậu. Hơn nữa, ở đây nêu hoặc đoạn, trí khởi. Khi hạt giống hoặc đoạn, trí tướng sẽ hiện, như cao là thấp, thấp là cao (có nói rộng trong luận Đối pháp). Vả lại, chứng pháp này y cứ thức vô tánh, nghĩa là không, chẳng phân biệt về nghĩa chứng như kinh Duy-ma chép: Khi năm thọ ấm thông suốt hoàn toàn, chẳng khởi nghĩa là khổ. Nghĩa chướng cũng vậy, theo Chung giáo, các Thanh văn chưa dứt được chướng phiền não chỉ nhiếp phục, huống chi là chướng sở tri. Kinh Di-lặc Sở Vấn chép: Tất cả Thanh văn, Bích-chiphật không thể như thật tu bốn tâm vô lượng, không dứt hết phiền não, chỉ nhiếp phục phiền não.

Kinh Lăng-già cũng nói như thế.

Hỏi: Vì sao ở đây khác với giáo trước? Vì để dẫn Nhị thừa nên không giảng sâu, chướng phiền não phải đến Phật địa mới dứt hết. Lại giống với tâm là dứt hết phiền não, dứt từng phần sở tri. Ở đây y cứ vào thật lý, ngu pháp Nhị thừa không có tâm rộng lớn, không dứt hết chướng phiền não. Ở trên y cứ Thanh văn của Ba thừa, ở đây y cứ theo ngu pháp nên khác nhau. Đối với Bồ-tát cả hai chướng đều không phân là câu sinh hay phân biệt mà chỉ có chánh sử và tập khí. Địa tiền nhiếp phục các Sử hiện hành, Sơ địa dứt hạt giống sử, địa thượng trừ tập khí, Phật địa hoàn toàn thanh tịnh. Nhưng Tam hiền đã không rơi vào địa Nhị thừa, tự tại dứt trừ chướng phiền não, vì lưu giữ thì không dứt, dứt chướng sở tri. Nhiếp Luận dịch vào đời Lương chép: Thập giải trở lên đạt được tịnh tâm xuất thế. Lại nêu: mười Giải trở lên là bậc Thánh, không đọa vào địa Nhị thừa. Kinh Nhân Vương nêu: Địa tiền đạt “nhân không” nhưng không chấp chứng. Luận Khởi Tín chép: thấy một phần pháp thân, hiện tám tướng v.v… vì thế Bồ-tát chỉ chướng sở tri. Tu Duy thức chân như quán, nhiếp phục, dứt chướng sở tri. Riêng chướng phiền não chẳng những không sợ mà không cần đối trị, đôi khi lưu giữ để giúp cho hạnh cao siêu. Từ Sơ địa trở lên dứt một phần thô của chướng sở tri, không lưu giữ chướng phiền não nữa, vì thế không còn phân kiến, tu đối với hai chướng. Đạt ơ địa, dứt hết chánh sử. Kinh Di-lặc Sở Vấn chép; Hỏi: Nếu Thanh văn trước dứt phiền não mà Kiến đạo phải dứt, sau dứt phiền não mà Tu đạo phải dứt, vì sao Bồ-tát không như thế?

Đáp: Bồ-tát từ vô số kiếp làm việc lợi ích chúng sinh, sau thấy pháp giới chân như, quán chúng sinh chẳng khác ta vì thế phiền não kiến tu đạo của Bồ-tát chướng ngại hạnh độ sinh, nên phải dứt tất cả. Văn này đủ chứng minh rằng, sơ địa dứt phần thô của phiền não, thức Mạt-na, sau dứt tập khí còn lại. Vì thế Nhiếp Luận của Vô Tánh chép: Chuyển nhiễm ô của Mạt na thành trí bình đẳng tánh. Ngay hiện qúan đã chứng đắc, vị tu đạo chuyển thành thanh tịnh. Giải thích: Chuyển tịnh là trừ dứt tập khí vì trước đã dứt chánh sử, về sau là chuyển tịnh chứ không nói là dứt. Nếu bảo rằng khi nhập chân kiến đạo chế phục, chẳng phải là dứt thì không được nói là chuyển thành thanh tịnh chưa dứt làm sao chuyển? Thỉ giáo giống như thuyết này, ở đây Địa Thượng trừ tập khí. Luận Bảo Tánh chép: bất tịnh: là chướng phiền não mà tất cả phàm phu đều có. Hữu cấu: là trí chướng mà tất cả Thanh văn, Bích-chi-phật đều có; Hữu điểm: là hai thứ tập khí chướng mà tất cả đại Bồ-tát đều có. Giải thích: Địa thượng là đại Bồ-tát, nên chỉ có chướng tập khí. Dứt hạt giống chánh sử nối nhau mới có tập khí vì sao? Vì không đoạn nên không nhỏ nhiệm, dứt liên tục mới nhỏ nhiệm. Trong luận chép: Vô gián sinh tập khí.

Hỏi: Vì sao địa thượng dứt hết phiền não lại không dứt ở địa vị nhị thừa?

Đáp: Vì trí lac cao siêu, trí chướng chánh sử cũng đã dứt trừ. Như Thỉ giáo nêu; khi Tiểu thừa dứt sáu phẩm hoc của cõi Dục thì cũng dứt hết sáu phẩm cảu hai cõi trên mà vẫn chưa đạt được quả Nhất lai, huống chi đạo Bồ-tát năng lực cao siêu đã dứt chánh sử. Ở Thỉ giáo Địa tiền thì có, ở đây thì không, vì như chánh dứt hoặc thì trí khởi cũng diệt, chẳng có trước giữa sau. Thế nào là diệt? Như hư không vốn thanh tịnh (có nói rộng trong luận Thập địa). Hơn nữa ở đây, phiền não là do chân như tùy duyên nên chẳng khác chân như, đó là phiền não. Như Luận Khởi Tín. Kinh dạy; Tất cả pháp là chân như, phiền não cũng thế, vì thế khác với các giáo trước.

Mượn hoặc hiển vị, các giáo lược có mười tám môn: y cứ hai chướng hiển hai vị: tức là chia ra hai chướng: hoặc, trí để hiển hai vị. Nhiếp Luận dịch vào đời Lương chép: Địa tiền dần trừ chướng phiền não; địa thượng trừ dần trí chướng. mười giải trở lên đạt được tịnh tâm xuất thế; Địa tiền tuy thấy nhân ngã nhưng chưa thấy pháp vô ngã. Nhưng vô ngã cũng không thanh tịnh; trước Thập giải đã trừ chấp nhân ngã, nay chỉ diệt chấp pháp ngã. Kinh Nhân Vương chép: tập chủng tánh đã nhập vị sinh không, đạt được tánh của bậc Thánh. Kinh Bổn nghiệp và Luận Khởi Tín cũng nói như vậy. Y cứ ba hoặc hiển ba-tăngkỳ. Nhiếp Luận dịch vào đời Lương chép: tăng-kỳ thứ nhất dứt phiền não ngoài da; tăng-kỳ thứ hai dứt phiền não trong thịt; tăng-kỳ thứ ba dứt phiền não trong tâm; y cứ vào ba hoặc này hiển ba tâm của các địa khác nhau. Nhiếp Luận dịch vào đời Lương ghi: Trong ba mươi ba tăngkỳ, các địa nhập tâm từ phiền não ngoài da; trụ tâm từ phiền não trong thịt; xuất tâm trừ phiền não trong tâm; y cứ hai chướng thô tế hiển bày ba vị. Như Luận Địa Trì chép: hai chướng ba chỗ chung cho địa tiền, địa thượng, và Phật địa; Thô tế của nhiễm tâm trong ba vị hiển ba thân như kinh Kim Quang Minh, y chướng phục đạo, khởi sự tâm tận hiển hóa thân; y pháp đoạn đạo, y tâm căn bổn đều hiển ứng thân; y thắng bạt đạo tâm căn bổn đều hiển pháp thân. Có người giải thích: phục đạo là Địa tiền; khởi sự tâm là thức thứ sáu. Pháp đoạn đạo là Địa thượng, y tâm căn bổn là Mạt-na vì dựa vào thức A-lại-da là thức bổn tâm; Thắng đạt đạo là vị Kim Cương; tâm căn bổn là thức A-lại-da; y cứ ba chướng hiển ba thân, như kinh chép: thanh tịnh phiền não chướng hiển bày ứng thân, thanh tịnh nghiệp chướng hiển bày hóa thân, thanh tịnh nghiệp chướng hiển bày pháp thân; vì không hiểu ba vô tánh khởi phiền não hiển bày ba thân: tất cả phàm phu bị ba tướng trói buộc chướng ngại nên không đạt được ba thân. Ba tướng là gì? Đó là tư duy phân biệt tướng, y tha khởi tướng, và thành tựu tướng. Không hiểu rõ ba tướng, không diệt được ba tướng, không thanh tịnh ba tướng nên không đạt được ba thân. Nếu hiểu, diệt trừ thanh tịnh ba tướng thì đạt được ba thân như Phật. Giải thích: năng giải: phải hiểu tánh sở chấp; năng diệt: Dứt trừ phần nhiễm của tánh y tha khởi; năng tịnh: tu tập chân như nên thanh tịnh được; căn cứ bốn chướng hiển bốn vị: có hai nghĩa: y cứ chánh sử hiển bày bốn vị, bốn hạnh, bốn nhân, bốn báo của Địa tiền. bốn chướng là gì? Đó là: Xiển-đề không tin khi chướng sử hết hiển vị Thập tín, thành hạnh Đại thừa tin ưa, làm nhân đức tịnh, thành quả báo vua Thiết Luân; ngoại đạo chấp ngã chướng nên hiển vị Thập giải, thành hạnh Bát-nhã, làm nhân đức ngã, thành quả báo vua Đồng Luân; Thanh văn sợ khổ chướng, hiển vị Mười Hạnh, thành hạnh phá hư không định khí Tammuội, làm nhân cho đức lạc, thành quả báo vua Ngân Luân; Độc giác xả bỏ chướng đại bi, hiển địa vị Thập Hồi Hướng, thành hạnh đại bi, làm nhân cho đức thường, thành quả báo vua Kim Luân, xả bỏ bốn chướng, đạt bốn hạnh là bốn nghĩa của Phật tử: bỏ chướng đầu, thành hạt giống Đại thừa tin ưa là nhân, như cha; Bát-nhã là duyên như mẹ; phá định hư không, bỏ chấp Tiểu thừa, pháp thân vững chắc như bào thai; đại bi lợi sinh như vú nuôi. Địa tiền đủ bốn duyên này hoà hợp như bánh xe đưa đến chỗ giải thoát, như xe Thánh Vương có đủ bốn thứ: bầu xe, vành xe, căm xe và trục xe; y cứ bốn tập chướng hiển bày bốn vị, bốn định, bốn đức, và bốn báo của Địa thượng: ba địa đều dứt tập khí không tin của Xiển-đề, hiển tướng vị đồng thế gian đạt Tam-muội Quang Minh của Đại thừa, thành tịnh đức, trừ quả báo nhân duyên sinh tử biến dịch. Tứ Địa, Ngũ địa, Lục địa diệt tập khí chấp ngã của ngoại đạo, vị này đồng với

Nhị thừa, trừ phương tiện sinh tử. Địa bảy, tám, chín dứt tập sợ khổ của Thanh văn, địa vị này đồng với Đại thừa, đạt được tam-muội Hiền Hộ, thành đức lạc, trừ hữu hữu sinh tử; Địa thứ mười đến Phật địa đã hoàn diệt, Độc giác xả, tập Đại bi, nhân viên quả mãn, đạt được Tam-muội Thủ-lăngnghiêm, thành đức thường, không sinh tử, trọn vẹn bốn đức, sinh tử dứt hẳn, rõ như trong các kinh luận Vô thượng y, bổn Nghiệp, luận Phật tánh, luận Bảo tánh, Nhiếp luận dịch vào đời Lương. Trong bốn vị trên, hai vị đầu có đủ hai chướng, hai vị sau chỉ có trí chướng. Địa tiền dứt chánh sử, Địa Thượng dứt hết tập khí. Văn này đủ chứng minh; Trong Thập Địa là tướng riêng. Từ Tam Địa chung tâm trở lên dứt hai chướng tu hoặc, chánh sử đều hết. Tứ Địa trở lên chỉ có tập sâu kín. Vì sao? Vì địa trước đồng với thế gian, Tứ địa trở lên là xuất thế gian. Phần cuối của văn ba địa trong kinh Thập Địa chép: Tất cả trói buộc của dục, sắc, hữu, vô minh chuyển thành mỏng nhẹ. Trước đoạn trừ kiến phược. Địa Luận giải thích: Chuyển giảm tất cả dục phược: dứt trừ phiền não và nhân của cõi Dục, Sắc, Vô Sắc, dứt trừ tập khí vô minh. Về kiến phược: Sơ địa kiến đạo đã dứt. Giải thích: nhân: hạt giống chướng phiền não; tập khí vô minh: hạt giống tri chướng. Cùng lúc xa lìa hạt giống hai chướng là đồng. Địa này dứt hết hạt giống chánh sử tu hoặc hai chướng. Trên đây phần lớn là theo Chung giáo; Trong tướng riêng mười địa, ba vị Bồ-tát của ba thừa thế gian khác nhau như kinh Nhân Vương chép: ba địa trước dứt trừ phiền não của ba cõi, ba địa kế dứt phiền não tâm của ba cõi, Thất địa, Bát địa, Cửu địa dứt trừ phiền não sắc tập của ba cõi. Địa thứ mười và Phật địa dứt phiền não tâm tập của ba cõi. Giải thích: Vì ba địa được định cõi trên, đạt được bốn không định, lìa sắc của địa dưới nên là dứt sắc hoặc. Tứ Địa trở lên đạt được xuất thế vô lậu của Nhị thừa, dứt trừ sắc tâm của thế gian. Thất Địa trở lên là vị Bồ-tát, tinh tế hơn trước, dứt trừ tập khí sắc tâm; trong địa Bồ-tát có hai vị tự tại và chưa tự tại: Từ Thất địa trở xuống diệt phiền não sắc tâm và quả báo của ba cõi. Bát Địa trở lên dứt hai tập vô minh sắc tâm. Kinh Bổn Nghiệp chép: bảy địa trước đoạn hết quả báo hai tập sắc tâm của ba cõi, Địa thứ tám dứt hết sắc tập vô minh; địa thứ chín dứt trừ tâm tập vô minh, địa thứ mười dứt hai tập vô minh; Theo Luận tam vô tánh, dứt hai tánh, hiển hai vị kiến, tu. Luận chép: Vì kiến đạo nên tánh phân biệt không còn (không đạt); do tu đạo dứt tánh y tha (không thấy); luận Tạp tập y cứ hai phiền não phân biệt, câu sinh hiển hai vị Kiến, tu. Vì sao biết đó chỉ là mượn vị chẳng phải thật dứt? Như phân biệt ngã kiến phải nhờ ba duyên sinh: tà sư, tà giáo, tư duy sai. Vọng chấp uẩn là ngã, lìa uẩn là ngã như độ đệ tử Phật tuy là phàm phu nương thầy lành, giáo đúng, suy nghĩ đúng, chẳng phải không khởi chấp ngã nhưng vẫn thích sống với tánh vô ngã. Người này há không nhập kiến đạo hay sao? Nếu nói tuy không hiện hành nhưng vẫn còn hạt giống nên chẳng phải nhập kiến đạo đã không hiện thành thì nên nhập Tư lương, Gia hạnh. Nghĩa không như thế. Đó là hiển bày lý kiến đạo vô ngã, để thấy rõ điên đảo chấp vọng thô hoặc ngược lại với giai vị trên. Hơn nữa phiền não nhỏ nhiệm mặc tình tự khởi khó dứt là nêu vị tu đạo dần tăng thêm. Thật nghĩa mỗi phiền não đều có thô, tế. Kiến vị dứt thô, tu vị dứt tế. Như phiền não mạt-na hai vị đều dứt. Luận Vô tướng chép: vị La-hán rốt ráo dứt hết chấp thức thứ hai và pháp tương ưng.

Khi đạt mười sáu tâm của đạo xuất thế sẽ dứt hết phiền não trong thịt và tâm pháp. Những gì còn lại chỉ thuộc suy nghĩ, đó là thức thứ hai. Nhiếp luận của Vô tánh cũng như vậy; y cứ ba duyên của hoặc hiển ba vị hiền: thập giải trừ tà sư. Thứ lớp vị tư lương hàng phục được tà sư, tà giáo vì hành tướng thô. Vị gia hạnh hàng phục được suy nghĩ tà và hành tướng tế. Đó là Nhị thừa chuyển tâm; Về hoặc của thức thứ sáu, bảy trong câu sinh, bảy địa trước có hiện hành, địa thứ tám hàng phục được. Đó là sự khác nhau của vị nhập quán có giáo đoạn, không có gián đoạn; Địa thứ tư còn phiền não sáu thức. Địa thứ bảy còn phiền não mạt-na; Địa thứ tám trở lên chỉ có tri chướng. Đó là nêu Bồ-tát Nhị thừa thế gian; Địa thứ mười và Phật địa khác nhau y cứ vào mười một vô minh; hai trí chân tục của các địa: y cứ hai mươi hai vô minh, như kinh Thâm Mật ghi: y cứ hai mươi hai ngu si và mười một thô trọng lập các địa. Đã là lập thì để hiển. Rõ như trong Du-già, Đối pháp, Duy Thức, Nhiếp luận. Trên đây phần nhiều là theo thỉ giáo, các môn trên đều là A hàm môn, mượn hoặc hiển vị tướng sai biệt vì sao? Vì bảo hộ mười địa, để chúng sinh đoạn chấp mạn của mười địa, vị tướng sâu xa khó hiểu nên mượn hoặc hiển vị để khởi lòng tin thanh tịnh. Nếu theo đốn giáo tất cả phiền não vốn tự xa lìa, không thể nói là đoạn, không đoạn. Như kinh pháp giới thể tánh chép: Phật bảo Bồ-tát Vănthù-sư-lợi: Ông dạy người thiện nam phát tâm Bồ-đề bằng cách nào? Vănthù thưa: Con dạy phát tâm ngã kiến. Vì sao? Vì dứt trừ ngã kiến là Bồ-đề. Nếu theo Viên giáo thể tánh phiền não không thể trình bày, dụng của nó sâu xa rộng lớn, có khả năng chướng ngại thấy biết một là tất cả, tất cả là một, có đủ chủ thể, khách thể nên không phân thành sử tập, hạt giống, hiện hành, chỉ như pháp giới có một là có tất cả, nên phiền não dứ một cũng là dứt tất cả. Vì thế phẩm Phổ Hiền nêu một chướng là tất cả chướng; phẩm Tiểu tướng trình bày một dứt là tất cả dứt. Về dứt hoặc theo văn kinh có bốn: y cứ chứng đạt: mười địa dứt; y cứ vị: mười trụ trở lên dứt; y cứ hạnh: chung tâm mười tín đoạn; y cứ thật không thể dứt vì từ xưa vốn thanh tịnh (nói rộng như trong kinh). Việc dứt hoặc trong Ba thừa” một chướng tất cả chướng, một đoạn tất cả đoạn là giáo này; thuận theo trước sau là Ba thừa. Theo biệt giáo y cứ phương tiện: các giáo trước đều ở trong giáo này vì đó là phương tiện, lưu nhập, kiến văn. Đã trình bày xong phần dứt hoặc.

Nhị thừa hồi tâm:

Có sáu thuyết: Tất cả Nhị thừa đều không hồi tâm, vì không mong cầu gì khác ngoài Tiểu thừa; Tất cả Nhị thừa đều hồi tâm vì đều có năng lực Phật tánh làm nhân nội huân, năng lực đại bi của Như Lai làm ngoại duyên, vô minh căn bản chưa dứt hết, Niết-bàn Tiểu thừa chưa phải là rốt ráo, vì thế tất cả đều hướng về đại Bồ-đề. Đó là theo Chung giáo.

Hỏi: Như Du-già và Hiển Dương nêu: trong bốn ý các thức thành thục, không thành thục, Thanh văn, Duyên giác do Niết-bàn vô dư y. Thức A-lại-da đều diệt, về sau lấy gì làm nhân để khởi tâm. Nếu không có nhân mà có quả thì không đúng. Đáp: Luận ấy y cứ Thỉ giáo dẫn dắt Tiểu thừa. Hành tướng Lại-da thô hiển không phải từ chân như nên có diệt. Lại vì thuận theo Tiểu thừa nên nói Niết-bàn của họ là rốt ráo, nên khi đã vào thì không khởi nữa. Theo Chung giáo, do căn bản vô minh huân Như Lai tạng thành thức A-lại-da. Nhị thừa chưa dứt chứng hai pháp này làm sao diệt A-lại-da? Lại vì chưa dứt chứng nên Niết-bàn của họ há là rốt ráo? Dụ cho hóa thành vẫn còn lối. Lại do bốn nhân trên nên sinh lên cõi trên. Hỏi: Sinh tâm khi hồi hướng như thế nào?

Đáp: Vì căn tánh khác nhau nên có nhanh chậm. Chậm thì một kiếp mới khởi, như Lăng-già nêu: Vì đắm lạc Tam-muội an trụ cõi vô lậu, không hướng đến rốt ráo, cũng không lui sụt. Đạt thân Tammuội vẫn không biết. Như người say, rượu tan mới tỉnh, pháp giác ngộ cũng vậy, phải đạt thân vô thượng của Phật. Giải thích: Văn này chỉ là nói chung, nếu phân tích thì tùy căn tánh lợi, độn khác nhau, thời gian khác nhau để đạt đến địa vị vô thượng Bồ-đề. Như kinh Niết-bàn chép: Người đạt Tu-đà-hoàn cũng bất định, trải qua tám muôn kiếp sẽ đạt Vô thượng Bồ-đề v.v…, Độc giác trải qua mười ngàn kiếp đạt Vô thượng Bồ-đề. Giải thích: Tu-đà-hoàn chậm nhất là trải qua bảy lần sinh mới nhập Niết-bàn, diệt tâm, tâm pháp, như nhập định diệt tận, lại trải qua tám muôn kiếp mới mới được sinh tâm, được Phật giáo hóa, phát tâm Vô thượng Bồ-đề. Nếu một thân đạt quả thứ hai thì còn hai lần sinh là nhập Niết-bàn, trải qua sáu muôn kiếp là có thể phát tâm. Nếu một thân đạt quả thứ ba thì không trở lại cõi Dục, nhập vào Niết-bàn, trải qua bốn muôn kiếp phát tâm Vô thượng Bồ-đề. Nếu một thân đạt quả thứ tư thì nhập diệt định, trải qua hai muôn kiếp là phát tâm; Độc giác lợi căn một muôn kiếp là phát tâm. Khi năm hạng trên phát tâm là nhập vị Thập tín mới gọi là phát tâmVô thượng Bồ-đề. Có thuyết cho rằng năm hạng trên từ phàm phu đạt Tiểu quả, nhập Niết-bàn, sau chuyển tâm tu hành Mười Tín, hết Mười Tín nhập trụ thứ nhất của mười trụ. Tùy căn lợi độn kiếp số khác nhau, không nhất thiết phải ở trong Niết-bàn suốt nhiều kiếp như thế. Như người tiến thẳng, trải qua một muôn kiếp tu tất cả hạnh là có thể phát tâm. Hàng Độc giác lợi căn cũng như người tiến thẳng đều trải qua một muôn kiếp. Căn độn nên thời gian lâu, đó là chậm, nếu nhanh thì như kinh Pháp Hoa dạy: sau khi ta diệt độ, đệ tử không nghe kinh này, không hay không biết hạnh Bồ-tát, đối với công đức đạt được cho là đã nhập Niết-bàn. Ta ở cõi khác thành Phật, lại có tên khác, người này nghĩ là đã diệt độ, nhập Niết-bàn, lại ở cõi đó cầu trí tuệ nghe kinh này, nhờ Phật thừa được diệt độ, không có thừa nào khác. Trừ khi Như Lai phương tiện nói pháp. Đó là Chung giáo; tất cả Nhị thừa vừa hồi tâm vừa không hồi tâm: nếu là quyết định chủng tánh thì hướng đến vắng lặng không hồi tâm, chủng tánh bất định thì hướng về Đại thừa. Như phần Thanh văn quyết trạch trong Du-già. Đó là Thỉ giáo dẫn dắt nhị thừa; chẳng phải hồi cũng chẳng phải không hồi: vì lìa tướng, như Văn-thù Bát-nhã, v.v… Đó là Đốn giáo; đủ bốn thuyết trước vì đó là phương tiện đại pháp. Đây là nhiếp phương tiện của Nhất thừa; không có năm thuyết trên: có hai: Tất cả Nhị thừa không nơi hồi tâm vì nhất thừa cho tất cả là không, không thể hồi, như người đui điếc trong kinh; Tất cả Nhị thừa đã đều hồi tâm nên không hồi nữa, như trong kinh dùng mắt Phổ Hiền thấy tất cả chúng sinh đều được rốt ráo trong kinh.

Đó là Biệt giáo Nhất thừa.

Hỏi: Việc hồi tâm của Nhất thừa phương tiện và Ba thừa ra sao?

Đáp: Theo ba thừa, hồi tâm là nhập Mười Tín trở lên, thuận theo thực hành tâm Bồ-đề và pháp đại bi, thứ lớp tu tiến. Theo nhất thừa: thì Xá-lợiphất và sáu ngàn vị như Tỳ-kheo Nhân-đà-là tuệ, v.v… ở chỗ Văn-thù-sưlợi hồi tâm liền được mười pháp môn lớn và cảnh giới mười mắt, mười tai, v.v… Nghĩa là vị giải hạnh chung cho cả pháp năm vị.

Nghĩa tướng quả Phật:

Có hai: Trước trình bày nghĩa thường, vô thường, sau sẽ nêu tướng tốt. Về nghĩa, theo Tiểu thừa quả Phật là vô thường vì không có công đức bản tánh như luận Phật tánh nêu: Tiểu thừa dùng vô tánh đạt Phật tánh, chỉ có tu đạt. Theo Thỉ giáo ba thừa, pháp thân là thường vì là tự tánh, cũng là vô thường vì vừa lìa vừa không lìa. Công đức do tu sinh là vô thường vì do duyên sinh là vô lậu hữu vi; cũng là thường vì không gián đoạn, nối nhau sinh khởi. Trang Nghiêm Luận ghi: tự tánh, vô gián, nối nhau, Phật thường trụ. Theo Chung giáo có hai nghĩa: trước phân tích từng thứ, sau nói chung cả. Trong phần riêng, công đức do tu sinh vô thường, cũng là thường vì khi đạt được giống chân như. Vì sao? Vì vốn có từ chân như, vô minh hết, về với thể chân. Nhiếp luận dịch vào đời Lương chép: Tất cả đều có từ pháp thân, tất cả đều chứng pháp thân. Luận Bảo tánh, luận Khởi tín cũng lập nghĩa này. Trí Luận chép: Tát-bà-nhã không hợp với ba đời. Vì sao? Vì quá khứ v.v… Là luống dối, là sinh diệt. Tát-bà-nhã là pháp thật, chẳng phải sinh diệt. Giải thích: Tát-bà-nhã, Hán dịch là Nhất thiết trí, tức biết viên mãn của Phật địa là chân như, chẳng sinh diệt. Nhiếp Luận chép: Giống như hư không đầy khắp tất cả mé, sắc không sinh, trụ, dị, diệt, v.v… Trí Như Lai cũng vậy, cùng khắp các trí, không điên đảo không biến dị. Vì vậy chẳng phải Vô gián đoạn là thường, cùng đồng với chân như, không thay đổi là thường. Pháp thân là thường vì khi tùy duyên không thay đổi tự tánh, cũng là vô thường vì thuận theo căn tánh nhiễm ô. Vì sao? Vì các công đức đều là chân như nên khi khởi dụng cũng từ chân. Luận Khởi Tín giải thích hai thân báo, hóa là dụng của chân như. Lại nêu: Tâm chúng sinh thanh tịnh, pháp thân ảnh hiện. Bản giác tùy nhiễm tạo thành hai tướng nhưng không xa lìa bản giác; Hai tướng là Trí tịnh tướng và Bất tư nghị nghiệp tướng. Về nói chung: Vì pháp thân tùy duyên nên công đức có khác nhau, nhưng không biến đổi vì công đức đều là thể chân như tùy duyên, toàn tướng không biến đổi, hai nghĩa dung hợp không chướng ngại, vì thể quả Phật là thường, đủ bốn nghĩa hoặc chẳng phải bốn nghĩa, tùy nghĩa nên biết.

Hỏi: Nếu thế vì sao nói chẳng phải một, chẳng phải khác?

Đáp: Theo Thỉ giáo chân như cùng khắp nên trí chứng chân như chẳng phải khác. Hữu vi vô vi; khác nhau nên chẳng phải một. Theo Chung giáo công đức có hai nghĩa: Duyên khởi hiện tiền vì ba vô số kiếp công đức luống dối; Vô tự tánh vì lìa chân như không có tự thể. Nghĩa đều cùng pháp thân tùy duyên; nghĩa sau bất biến với pháp thân. Đó là môn không khác, vì nêu thể gồm thâu. Hơn nữa, nghĩa đầu cũng bất biến, nghĩa sau tùy duyên nên chẳng phải một. Vì nghĩa khác nhau, đó là bất động, chẳng phải khác, chẳng phải một. Suy xét sẽ biết, theo Đốn giáo thì tướng hết, lìa niệm, chỉ một thân thật tánh bình đẳng, không thể nói có công đức khác nhau, cũng không thể nói thường hay vô thường. Nên mượn ngôn ngữ để hiển bày, như kinh dạy: Thân này của ta là pháp thân. Thân của tất cả các Đức Phật thì chỉ là pháp thân. Theo viên giáo, quả Phật có ba thuyết: Y cứ dụng: quả Phật dung thông tất cả pháp ba đời nên đủ bốn ý thường …; Căn cứ đức: quả Phật đủ bốn nghĩa: tu sinh; vốn có; vốn có mười tu sinh; tu sinh vốn có, viên dung không ngại, trọn vô số đức nên đầy đủ bốn ý như thường, v.v…; Y cứ vào thể cũng có bốn ý: kinh này dùng pháp không thể giảng biểu hịên ý nghĩa thường; hòa hợp với A-hàm là vô thường. Hai nghĩa chẳng ngại nhau nên đều có, tùy duyên khởi nên đều chẳng thật, ba nghĩa này nếu là thể thì đủ thể, nếu là dụng cũng đủ dụng, vì thể nhiếp vô ngại nên đều là thường, v.v…

Tướng tốt: Theo Tiểu thừa có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, đều là pháp thật. Theo Ba thừa, có chỗ cho rằng ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp là hóa thân, tức là tướng không, như kinh Kim Cương Bát-nhã và Luận Đối Pháp. Đó là y cứ Thỉ giáo hóa độ Tiểu thừa. Hoặc cho rằng báo thân có tám mươi bốn ngàn tướng là thật đức, đây là Chung giáo tiến thẳng.

Hỏi: Vì sao trong Trí Luận v.v… đối với hóa thân khi nghiệp ăn lúa ngựa, bị gươm vàng đâm, v.v… ở kiếp trước đến, thì ba mươi hai tướng tốt, v.v… cũng đều nêu ra nhân? Đáp: Đó là vì dắt dẫn hàng Nhị thừa thấy quả hiện nghiệp không mắt, việc dứt hoặc của Thánh đạo chẳng là dịêt báo như La-hán ăn cát, bị gươm vàng đâm, v.v… cũng như thế. Tiểu thừa cho đó là thật. Thỉ giáo bảo đó là không, chỉ là phương tiện, như kinh Đại thừa phương tiện. Tướng tốt xuất nhân có hai nghĩa: Là phương tiện để dắt dẫn Nhị thừa nghĩa là từ thân này thị hiện nhân quả cao siêu. Vì Nhị thừa không thấy được thân thật báo; ở đây cũng tức là tướng thật báo, thị hiện ở hóa thân nên nêu ra nhân.

Hỏi: Vì sao trong Nhiếp luận nêu ba mươi hai tướng tốt, thuộc về đức Pháp thân?

Đáp: có hai nghĩa: Vì phương tiện giảng nói dắt dẫn hàng Nhị thừa, pháp thân chân thật Nhị thừa khó tin. Công nhận công đức đó là của pháp thân để họ dễ tin nhận, quán sát; Dùng công đức này để nói về pháp thân đều ở trong thân ba mươi hai tướng tốt. Đó là theo Thỉ giáo, ba mươi hai tướng là vô sinh vô tánh, cũng là pháp thân chân như. Đó là Chung giáo. Nếu theo Nhất thừa, có vô số tướng tốt như bụi nhỏ trong mười cõi Liên Hoa tạng, mỗi tướng đều hiện khắp trong các cõi nước, nghiệp dụng cũng thế. Nếu số mười là biểu hiện sự vô tận của phẩm Tướng hải. Kinh Quán Phật Tam-muội y cứ ba thừa, chia tướng tốt thành ba đoạn. Cho nên kinh ấy chép: Lược trong lược, nay ta vì đại chúng và vua Tịnh Phạn mà nêu ba mươi hai tướng tốt của Phật, Phật sinh trong cõi đời có hình tướng và mọi việc như thế gian. Vì vượt hơn cõi trời nên nêu tám mươi vẻ đẹp. Nêu tám mươi bốn ngàn tướng tốt cho các Bồ-tát. Phật thật có tướng tốt, khi ta mới thành đạo ở đạo tràng vắng lặng, ở nước Ma-già-đà ta đã phân biệt rõ cho các Bồ-tát lớn như Phổ Hiền, Hiền Thủ trong kinh Tạp Hoa. Giải thích: ba mươi hai tướng là lược giảng cho trời, người; tám mươi bốn ngàn tướng là lược giảng cho Bồ-tát Ba thừa. Tướng tốt của Phật thậtsự được giảng trong kinh Tạp Hoa chính là phẩm Tướng Hải trong kinh Hoa Nghiêm. Đó là tướng của Nhất thừa Biệt giáo vì Tạp Hoa chính là Hoa Nghiêm.

Nhiếp Hóa: Theo Tiểu thừa, cõi tạp uế Ta-bà này là báo độ của Phật. Cõi Diêm Phù là y báo của Phật. Các cảnh khác là cõi của hóa thân. Theo Ba thừa đó là cõi pháp tánh và cõi tự thọ dụng, ở đây không nói đến. Về tịnh độ thật báo tùy tha thọ dụng của đức Thích-ca là cõi trời Ma-hê-thủla hóa vô số thân trong trăm ức cõi Diêm-phù-đề như kinh Phạm Võng và Luận Đối Pháp. Đó là theo Thỉ giáo. Vì sao? Vì Nhị thừa giáo xem thân đức Thích-ca là thật báo. Ở đây, trái lại cho đó là hóa thân; thật báo ở cõi trời kia. Nhưng vì e Nhị thừa không tin cõi Tịnh Thật ở ngoài cõi này nên mượn nơi tốt nhất trong cõi này để nói. Hóa thân trong trăm ức cõi cũng vì Nhị thừa. Có kinh cho rằng cõi thật báo của đức Thích-ca ở ngoài ba cõi như kinh Niết-bàn: Cách cõi này ba mươi hai hằng hà sa cõi Phật về phía Tây có cõi nước tên Vô Thắng, là cõi Thật báo của đức Thích-ca. Đó là Chung giáo vì không thuận theo Tiểu thừa, chỉ rõ Ta-bà chỉ là cõi hóa và thân tướng tốt ấy cũng chẳng phải là thật báo thân. Có thuyết cho rằng: Cảnh giới hóa hiện chẳng chỉ trăm ức như trong luận Đại Trí: Tam thiên đại thiên thế giới là một số, hằng hà sa số ấy là thế giới tánh; hằng hà sa thế giới tánh là một thế giới hải; hằng hà sa thế giới hải là một thế giới chủng, hằng hà sa thế giới chủng là một hóa độ của Phật. Đó là theo Chung giáo, vì sự nhiếp hóa rộng hơn trước. Lại chỉ nói riêng cõi nước của núi Tu-di, tức là cõi của chúng sinh ở, thế giới hình cây, v.v… nên chẳng phải là Nhất thừa, có thuyết cho rằng báo độ của Đức Thích-ca là núi Linh Thứu như kinh Pháp Hoa nêu: Ta thường ở Linh Sơn.. Luận chủ Pháp Hoa giải thích đó là báo thân Bồ-đề. Đó là nhất thừa đồng giáo. Vì sao? Vì trong Pháp Hoa cũng hiển bày nhất thừa vì tùy giáo đưa nhiễm về tịnh. Nơi nói Pháp Hoa là thật. Nơi nói kinh Hoa Nghiêm (dưới cây Bồ-đề là cõi Liên Hoa Tạng của mười Đức Phật) Pháp Hoa cũng cho là thật vì giống với Pháp Hoa nên là Đồng giáo. Nhưng không nói nơi ấy chính là cõi Hoa Tạng, như lưới Nhân-đà-la nên chẳng phải là Biệt giáo. Có thuyết nêu thân đức Thích-ca là thân thật báo thọ dụng. Kinh Phật địa nói: Phật Thích-ca đủ hai mươi mốt công đức thật báo. Đó là thân thọ dụng (theo đồng giáo). Vì sao? Vì đức Thích-ca, trong Ba thừa chỉ là hóa thân, theo Biệt giáo Nhất thừa đó là thân rốt ráo của mười Đức Phật. Vì phương tiện dắt dẫn họ nên nêu thân Đức Thích-ca là hóa thân. Kinh ấy nêu công đức sâu mầu của quả Phật, biểu hiện rằng thân Phật tùy giáo, đưa quyền về thật, là báo thân. Nên khi nói kinh Hoa Nghiêm phải nói thân Thích-ca là thân rốt ráo của mười Đức Phật. Đó là Đồng giáo. Có thuyết cho rằng thân Đức Thích-ca là pháp thân, như kinh dạy: Thân ta chính là pháp thân. Đó là Đốn giáo. Vì lìa tướng phân biệt. Theo Biệt giáo Nhất thừa, thân Đức Thích-ca không chỉ là ba thân mà là mười thân, biểu thị sự vô tận, nhưng cảnh giới sở y của mười Đức Phật có hai: Cõi nước viên dung tự tại, không thể nói chỉ là mượn pháp để biểu thị như trong phần đầu của hội thứ hai; Thế giới hải có ba loại v.v… Cõi Liên Hoa tạng trang nghiêm có đủ chủ thể khách thể, dung nhiếp lưới Nhânđà-la. Đó là cảnh giới của mười Đức Phật. Ngoài thế giới Tam thiên có mười lớp thế giới hải; thế giới tánh; thế giới hải, thế giới luân, thế giới viên mãn, thế giới phân biệt; thế giới truyền, thế giới chuyển, thế giới Liên hoa, thế giới Tu-di và thế giới tướng. Đó là cảnh giới của các Luân vương có muôn người con trở lên; Vô số thế giới đều là pháp giới như vô số cõi nước xung quanh núi Tu-di lâu rộng như hư không bao trùm cả pháp giới. Cho đến bình của tất cả chúng sinh đều cũng như thế, đều cùng khắp pháp giới, chẳng ngăn ngại nhau. Đó là cõi của mười thân nhiếp hóa Đức Lô-xá-na, dung nhiếp viên thông. Vì sao? Vì mỗi cõi đều có ba cõi trên, hòan toàn khác với ba thừa.

Thân Phật có hai:

Nghĩa và số. Trong nghĩa, trước y cứ vào pháp thân: lược cảnh giới chân như làm pháp thân, như Luận Phật Địa nêu năm pháp nhiếp Đại giác địa. Cõi thanh tịnh thuộc pháp thân, bốn trí thuộc các thân khác (theo Thỉ giáo). Diệu trí là pháp thân vì là trí bản giác, như Nhiếp luận nêu trí vô cấu vô ngại là pháp thân. Trong Kim Quang Minh bốn trí thuộc ba thân. Cảnh trí thuộc pháp thân (cảnh trí là pháp thân) vì tướng cảnh trí là như. Nhiếp luận dịch vào đời Lương chép: Chỉ có như như và trí như như tồn tại nên thuộc về pháp thân. Kinh dạy: Pháp thân Như Lai chẳng phải tâm chẳng phải cảnh (Đốn giáo). Có thuyết nêu cả bốn ý, đủ đức; hoặc chẳng phải cả năm thuyết trên vì viên dung vô ngại. hai ý này như Phẩm Tánh Khởi (Nhất thừa). Thân đức Thích-ca hoặc là hóa thân, chẳng phải pháp thân hóa thân (như Nhất thừa Đồng giáo và Tiểu thừa, nhưng có sâu cạn khác nhau) hoặc là pháp thân, chẳng phải báo thân hóa thân (như Đốn giáo); hoặc là pháp thân là báo thân, là hóa thân (như ba thừa); hoặc chẳng phải cả ba (như Biệt giáo Nhất thừa). Đó là mười Phật. Về số khai hợp hoặc lập một Phật, là một thật tánh Phật (Đốn giáo); hoặc

hai thân Phật: có ba thuyết: Sinh thân, hóa thân (Tiểu thừa); Sinh thân, pháp thân, tức là tha thọ dụng và hóa thân, gọi chung là sinh thân, tự thọ dụng và pháp thân gọi chung là pháp thân như luận Phật địa (Thỉ giáo), tự tánh pháp thân, ứng hóa pháp thân như kinh Bổn Nghiệp (Chung giáo), hoặc lập bốn thân Phật, có ba thuyết: Trong ba thân, thân thọ dụng được chia thành hai: tự, tha, nên thành bốn thân, như luận Phật địa (Thỉ giáo); Ngoài có ba thân có một tự tánh thân, biểu thị pháp thân có vô số công đức. Nhiếp Luận dịch vào đời Lương: thân Tự tánh là chỗ nương của pháp thân; Từ báo thân chia thành hai thân phước, trí nên thành bốn. Như kinh Lăng-già chép: Ứng hóa Phật; công đức Phật; trí tuệ Phật; như như Phật (theo Chung giáo) theo Nhất thừa Viên giáo có mười thân Phật, vì là vô tận như phẩm Ly Thế Gian nói. Ở đây là nói theo Nhất thừa Viên giáo.

Pages: 1 2 3 4