HOA NGHIÊM KINH TRUYỆN KÝ

Sa-môn Pháp Tạng chùa Sùng Phước- Kinh Triệu biên tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 5

9. THƯ TẢ: gồm các phần sau:

  1. An Phong Vương, Diên Minh Trung Sơn, Vương Hy, đời Ngụy.
  2. Thích Đức Viên
  3. Thích Pháp Thành
  4. Thích Tu Đức
  5. Triêu Tán đại phu Tôn Tư Mạo, đời Đường.
  6. Cư sĩ Khang A Lộc Sơn.

1. An Phong Vương Diên Minh Trung Sơn, Vương Hy: Đều là dòng họ nhà vua. Học rộng Cổ Văn, đều lập đạo tràng, trai giảng nối nhau. Dùng nước thơm hòa mực mà viết một trăm bộ kinh Hoa Nghiêm. Thấp chữ vàng giống như một bộ, đều để trong hộp bốn báu mà xông hương quý hiếm. Đêm thanh sáng sớm đều tinh trai hành đạo, thường phát ánh sáng thần năm màu chiếu soikhắp đền đài. Chúng đều thấy lại càng phát tâm.

2. Thích Đức Viên: Chẳng rõ họ gì, là người ở Thiên Thủy. Thuở nhỏ xuất gia, thường tụng kinh Hoa Nghiêm làm nghiệp. Đọc tụng thiền tư xem là việc hằng ngày. Đi khắp các giảng đường giỏi gồm Tông cực, rất kính sách sâu, mong mở ân thành bèn xây một Tịnh viên trồng đủ các cây quý hoa đẹp. Tắm gội vào vườn rải nước thơm, dùng cây dó ba năm hương thơm thơm phức, tạo riêng tịnh thất, bùn thơm trét đất, đồ đạc quần áo sạch đẹp thơm tho, người đều trai giới, thay áo ra vào, đều súc miệng rửa mặt xông hương, bóc vỏ cây gió tẩm nước trầm thơm chế tạo làm giấy cả năm mới thành. Lại tạo nền sạch cất nhà mới cho đến cột kèo rui ngói đều rải nước thơm. Các việc đều nghiêm khiết. Ở giữa nhà đặt một tòa gỗ quý, chưng bày hương hoa trên treo cờ phướn lọng báu và đeo các chuông nhỏ lại dùng lưu tô bạch đàn trầm tím để làm bàn kinh và các thứ bút ngày sinh nhật thọ trai giới, tắm ba lần nước thơm, mão hoa áo sạch giống như người cõi trời. Khi sắp vào nhà kinh thì đốt hương, trước dẫn tiếng Phạm. Viên cũng thân hình và y phục nghiêm tịnh cầm lò hương dẫn đầu, rãi hoa cúng dường rồi mới viết chép. Viên quì xuống vận tưởng nghiêng tâm trụ mắt, vừa viết vài hàng thì mỗi chữ đều phát ánh sáng chiếu sáng cả viện, mọi người cùng thấy đều rất cảm kích, rất lâu mới hết. Lại cảm được vị thần cầm kích hiện hình bảo vệ. Viên cùng các thư sinh đồng thấy người khác thì không thấy. Lại có đồng tử An-độ tử mặc áo xanh từ đâu bỗng đến tay cầm hoa trời mà cúng dường trước sau linh cảm vẫn mãi như thế. Trải qua hai năm viết chép mới xong. Bèn dùng hộp thơm để các kinh báu, để trong Tịnh đường. Thường mổ ra xem sau đó chuyễn đọc thì hộp thơm phát sáng nên rất kinh hãi hiếm lạ xưa nay. Điềm lành này rất ít có. Kinh này truyền trao cho nhau đến nay đã được năm sư. Người sau vào tịnh thất tụng đọc lúc đó rất linh ứng. Nay ở phía Tây chùa Đại Nguyên được tăng Hiền Thủ giữ gìn cúng dường.

3. Thích Pháp Thành: Họ Phần, người ở huyện Vạn Niên thuộc Ung Châu, xuất gia từ thuở nhỏ, thường đọc Hoa Nghiêm làm nghiệp. Nhân gặp Thiền sư Tuệ Siêu ẩn cư trong hang đá, núi cao dừng nghỉ thầm có sở đắc dẹp bỏ buồn phiền, chí thành thưa hỏi, sau ở Ngọn phía Nam chùa tạo Hoa Nghiêm Đường, trong ngoài nghiêm sạch mới đến sao chép. Nhà ấy ngói gạch đều rãi nước thơm rồi nhồi trộn làm thành, lại vẽ tượng khiết tịnh ở bảy chỗ tám hội. Lại mời thợ giỏi lúc ấy, người viết chữ Hoằng văn quán học sĩ Trương Tịnh mỗi việc đều thanh tịnh kính viết kinh này, thành cũng cầm lò hương thơm chuyên tinh cúng dường, dù cho một chấm một sách đều chú tâm chăm chú rồi tuệ thí ân trọng hai tờ, trả năm trăm đồng liền cảm được điềm chim lành hình sắc phi thường, ngậm hoa vào nhà bồi hồi bay lượn, đáp xuống bàn kinh, lại bay lên lò hương. Kinh ấy đang viết chưa xong. Sau mới đọc lại và ngày viết tiếp thì chim lại bay đến. Lại tạo màn báu hộp hương trang sức đẹp đẽ. Từ đó càng chuyên tâm tụng đọc, có nhiều cảm ứng.

4. Thiền sư Thích Tu Đức: Ở núi Trung thuộc Định Châu, đời Đường, chẳng biết sư họ gì. Khổ tiết thành tánh giữ đạo ở chốn núi rừng, y kinh Hoa Nghiêm và luận Khởi Tín mà an tâm kết nghiệp, nhiếp niệm tu thiền. Niên hiệu Vĩnh Huy năm thứ tư quy thành Phương Quảng nhân đo phát đại tâm chuyên tinh sao chép. Cho nên riêng ở Tịnh viện trồng cây chử đã ba năm, gồm cả hoa thuốc chế tẩm nước thơm mà tạo thành giấy sạch. Lại xây dựng Tịnh đài riêng, ở trên cất nhà mời nhiều người viết chữ đẹp ở Vương Cung ở vùng Quỳ Châu. Ở Biệt viện trai giới tắm gội mặc y phục sạch xông hương rải hoa treo các tràng phan bảo cái, lễ kinh sám hối rồi lên tòa. Ngậm hương mà hạ bút, đưa bút lên thì nhã khí mỗi ngày luôn siêng năng, không biếng lười. Thiền sư tự mình vào tịnh thất đốt hương vận tưởng, trong khi viết thì chuyên tâm và mắt nhân tu như thế, đến hết thì bắt đầu trở lại . Mỗi khi viết một quyển thì tặng mười xấp lụa, viết xong một bộ. Tổng cọng đã tặng hơn sáu trăm đoạn, nhưng cung kính phát tâm đều chẳng nhận, đều thành tâm cố gắng hết sức mình. Viết kinh vừa xong, phút chốc theo theo hóa đi. Đức do kinh đã hoàn tất, nên lập trai đàn để ăn mừng. Đại chúng đồng cầu thỉnh kính lễ mong thấy. Thiền sư bèn ở trước chúng đốt hương rãi hoa, phát thệ nguyện. Vừa mở tạng kinh thì phóng ánh sáng rực rỡ chiếu khắp bảy mươi dặm, chiếu đến thành Định Châu. Sĩ nữ trong thành đều nhìn thấy. Trong núi các trai chúng đã thấy điều kỳ lạ được điều chưa từng có, bèn gieo mình than khóc sám hối. Thiền sư lại khắc chữ vào đá viết kinh Niết-bàn, Pháp Hoa mỗi kinh đều một bộ. Trước dời vào khám, đá khắc kinh Niết-bàn Pháp Hoa đều phát ra ánh sáng đầy khắp mười dặm, mọi người đều thấy đều cảm ngộ không bờ bến.

5. Xử sĩ Tôn Tư Mạo. Người ở Vĩnh An thuộc Ung Châu. Thần thái cao xa, nghi mạo khôi ngô, thân cao bảy thước, mi thưa mắt sáng, học gồm nội ngoại rất rành thuốc men âm dương bói toán sao lịch đều biết khéo léo ăn mặc, có uống lưu châu đơn và vân mẫu phấn, da thịt nhuận sáng, răng tóc không thiếu. Các kỳ lão truyền nhau rằng hơn trăm tuổi thấy hình dạng như bảy tám mươi tuổi. Niên hiệu Nghĩa Ninh năm thứ nhấtt, khi vua Cao Tổ khởi nghĩa ở Tinh Châu thì Mạc ở trong khu vực. Cao Tổ biết sự hiểu biết rộng lớn của Mạc dùng lễ mà đãi khiến làm Quân đầu ở Tứ phẩm. Mạo cố từ chối chẳng nhận. Sau đến các nơi chẳng thường ở một chỗ, lúc nào cũng làm lợi ích chúng sinh chuyên dùng thuốc men, có người đến thưa hỏi đều y cứ mà trị. Thường khuyên đạo tục đều viết kinh Hoa Nghiêm hơn bảy trăm năm mươi bộ. niên hiệu Thượng Nguyên Nghi Phụng ở hai huyện Trường An và Vạn Niên từng nói bàn với người, nói Tề Ngụy nhân vật và Lạc Dương cố đô, các Triều sĩ trong thành và chúng tăng trong chùa đều thấy rõ. Khi sắp hỏi thì liền chẳng nói. Có soạn Cổ Kim Danh Y Diệu Thuật gọi là Tôn Thị Thiên Kim Phương, gồm sáu mươi quyển, đầy đủ thời dụng (dùng trong mọi lúc), dâng lên vua Cao Tổ. Vua ban thưởng bó lụa, khi sắp ban trao thì từ chối không nhận. Lúc đó vua bèn vào cung cả tuần trăng chẳng ra, ra chiều đối đãi lại rất yêu mến. Vua từng thong dong hỏi rằng: Tu Công đức gì là tốt nhất. Mạo đáp: Thiên hoàng sao chẳng đọc kinh Hoa Nghiêm. Vua hỏi vì sao? Mạo đáp: Thiên hoàng là đại nhân phải đọc kinh lớn. Thí như vật bán phải để trong hộp quý tương xứng. Vua nói: Nếu nói về Đại kinh thì gần nhất là Pháp sư Huyền Trang đã tịch ra Đại Bát-nhã gồm sáu trăm quyển, đâu chẳng phải lớn ư? Mạo thưa: Bát-nhã là Không tông chính là nhánh rẽ trong kinh Hoa Nghiêm tách ra. Vua càng tin tưởng. Ông qua đời trước niên hiệu Vĩnh Thuần. Ông có con tên là Hành Chân còn gọi là Nguyên Nhất. Trinh chánh uyên bác, nhớ lâu hợp với nghe, nghĩ sâu về pháp yếu đều hồi hướng Nhất thừa nối tiếp phụ phong, cũng lấy kinh Hoa Nghiêm làm nghiệp. Nổi tiếng đương thời thật là một Cao tín sĩ.

6. Cư sĩ Khang A Lộc Sơn. Người ở huyện Vạn Niên, thuộc Ung Châu. Ngày mồng 01 tháng 0 niên hiệu Điều Lộ năm thứ hai bị bệnh mà chết. Năm ngày sau tẩn liệm xong, đưa đến chỗ mộ, khi chưa xuống xe thì nghe trong quan tài có tiếng động. Mọi người nghi là sống lại mở quan tài ra xem thì quả nhiên Lộc Sơn sống lại. Bèn chở về nhà nói là bi Diêm vương bắt lầm. Ở trước vua Diêm-la gồm có ba trăm mười lăm người cùng làm một việc, trong đó có mười lăm người như Tân Phong Quả Nghị và Lộc Sơn v.v…. Trước có giới hạnh đồng ở chỗ vua bèn tha trở về. Lúc đó thấy có người bán thuốc ở chợ Đông là A Dung Sư. Sư qua đời vào niên hiệu Điều Lộ năm thứ nhất, lúc sinh thời thường nấu gà con cùng bảy trăm người vào vạc nước sôi ở địa ngục trước có biết Lộc Sơn, bèn nhờ nhắn rằng: Con thứ tư của ta là hành chứng rất có lòng nhân từ, ông vì ta mà nói khiến viết kinh Hoa Nghiêm một bộ, các thứ khác không bằng. Nếu viết được thì bảy trăm người này đều được giải thoát. Sau Sơn ở Lâm Kiến đến Tân Phong tìm gặp Quả Nghị, gặp nhau buồn vui như đã giao du từ xưa đều nói lý do, ngầm so rất phù hợp. Lại đến chợ Đông mua thuốc ở nhà A Dung Sư, nhắc lời nhắn với Hành Chứng, Chứng rất cảm kích, bèn trú tại chùa Đại Nguyên phía Tây chỗ Sư Pháp Tạng mà thỉnh kinh Hoa Nghiêm nhờ người chép ra. Xưa từ khi Dung Sư mất thì người nhà không mộng thấy, vào đêm mới viết kinh thì cả nhà mộng thấy người cha đến mừng rỡ vô cùng. Đến tháng tám niên hiệu Vĩnh Long năm thứ nhất thì trang nghiêm đầy đủ, thỉnh Đại đức Sa-môn thiết cúng mừng kinh. Lộc Sơn ngày đó cũng đến dự, bèn thấy Dung Sư và bảy trăm quỉ cùng đến chỗ cúng trai, kính lễ Tam bảo, đồng quì trước tăng, sám hối thọ giới việc xong thì ra đi. Sơn đã thấy rõ các việc ở âm phủ nên rất tin tội nghiệp, bèn dứt hết các việc đời bỏ hết tục duyên mà vào núi Thái Bạch ở Chung Nam, chuyên việc ở ẩn sau chẳng biết ông mất ở đâu.

10. TẠP THUẬT

1/ Trong kinh Hoa Nghiêm, danh hiệu Phật hai quyển, danh hiệu Bồ-tát một quyển hai phần trên chẳng biết ai sưu tập, nhưng nhóm hợp thiếu sót, chưa được đầy đủ. Nay Sa-môn Hiền Thủ lại rộng mở rộng, rất là tường tận.

2/ Sách trên do, Thiền sư Trí Khải ở núi Thiên Thai soạn. Đầu lạy đều gọi là lạy khắp cuối đều gọi Phật Lô-xá-na. Trong đó đều dẫn tên của bảy xứ tám hội đạo tràng tịch diệt . Nay rất thạnh hành ở Giang Biểu chẳng cần nói nhiều. Trí Khải vẫn bảo Hoa Nghiêm là viên mãn đốn giáo, v.v…

3/ Hoa Nghiêm Trai Ký, một quyển.

Sách trên do Cánh Lăng Văn Tuyên Vương soạn, từ Tề Lương về sau, mỗi khi trai tập Phương Quảng phần nhiều đều y theo đây mà tu hành. Nay pháp sư Hoằng ở Ích Châu, cũng dùng Hoa Nghiêm làm chí khuyên các sĩ tục thanh tín, v.v… năm mươi hoặc sáu mươi người đồng làm phước xã, mỗi người đều tụng một quyển Hoa Nghiêm mà đủ một bộ. Vào ngày rằm, một nhà thiết trai, trang nghiêm đạo tràng, lập tòa cao, cúng chủ lên tòa, các người khác ngồi yên vị, đều tụng kinh ấy xong mới tan. Đây cũng thuộc trai tập.

4/ Nghi thức mười môn cúng dường, do Sa-môn Trí Nghiễm soạn.

5/ Thiện Tài Đồng Tử Chư Tri Thức Lục, do Sa-môn Ngạn Tông soạn.

6/ Hoa Nghiêm Chỉ Quy, một quyển. Mười môn: Một là nơi nói kinh, hai là lúc nói kinh, ba là Phật nói kinh, bốn là chúng nói kinh, năm là nói nghĩa kinh, sáu là nói kinh giáo, bảy là hiển bày nghĩa kinh, tám là giải thích ý kinh, chín là nói lợi ích của kinh, mười là bày kinh viên.

Mười môn trên đều dùng mười nghĩa giải thích, chung cả trăm môn để hiển bày ý kinh, bèn khiến cho ý chỉ mở rộng rõ ràng trước mắt, đủ như giải thích kia, do Sa-môn Pháp Tạng thuật.

7/ Hoa Nghiêm Tam-muội Quán, một quyển mười môn.

Mười môn trên cũng dùng mười nghĩa mà luận cốt yếu để khiến tu thành Hạnh Nguyện Phổ Hiền, kết hạt giống kim cương, làm Nhân của Bồ-đề. Ở đời tương lai sẽ được dự Hải Hội Hoa Nghiêm. Dùng Thiên Thai Pháp Hoa Tam-muội Quán, các người tu hành đủ làm gương tâm. Do Sa-môn Pháp Tạng soạn.

8/ Hoa nghiêm Cương mục, một quyển. Hoa nghiêm Huyền Nghĩa chương, một quyển. Hoa nghiêm Phần giáo ký, ba quyển. Các sách trên đều nằm ngoài Đại Chương Sớ, tùy theo người đã hỏi, tùy theo nghĩa mà nói, ghi lại làm thành quyển, cùng hiển bày về ý của kinh này. Do Sa-môn Pháp Tạng thuật.

9/ Hoa Nghiêm Phiên Phạm Ngữ, một quyển (bản cũ). Hoa Nghiêm Phạm Ngữ Cập Âm Nghĩa, một quyển (bản mới).

Hai kinh mới cũ trên có tiếng Phạm và kinh mới có chữ khó đều dịch ra và giải thích âm. Rất cần thiết cho người đọc kinh.

10/ Hoa Nghiêm Tam Bảo Lễ, mười bài.

Bắt đầu lễ nói: Nam mô hội thứ nhất, Lô-xá-na Phật trên tòa Sư tử dưới cội Bồ đề, rộng ra cho đến pháp giới khắp cả mười phương, hết thảy chư Phật đã nói về pháp hải quả đức rất sâu xa, cùng với trần số Bồ tát Ma-ha-tát như Bồ tát Phồ hiền, tất cả Tam bảo. Bảy hội sau xưng trên của xứ tên của Pháp và tên của Bồ tát, còn lại riêng biệt đều giống như trên. Thứ chín, lễ Tam bảo trong kinh Hoa nghiêm gồm bốn mươi chín vạn tám ngàn tám trăm bài kệ của kinh bàn Trung. Thứ mười, lễ Tam bảo trong kinh Hoa nghiêm gồm mười đại thiên giới vi trần số bài kệ của kinh bản thượng, và chỉ xưng kinh ấy nói về Phật pháp và Phổ hiền…, có thể biết.

11/ Hoa Nghiêm Tán Lễ, mười quyển, mười bài.

Lễ thứ nhất nói: Chí tâm quy mạng lễ Hoa nghiêm hội thứ nhất, Thọ vương lên vị báu, liên giới thuyết Hoa văn, Thánh chúng giữa chặng mày, phát ra thần quang lớn, trong tòa tuôn Tuệ hải, chân lông hiện Từ vân, mảy trần gồm pháp giới, chín đời trong một niệm, nguyện cùng các chúng sanh, cùng dạo Hoa Tạng giới. Hội thứ hai tán rằng: Long cung nhiều mây Tín, biến pháp hợp dòng sâu, vầng sáng khắp cõi không, danh tiếng cùng viên âm, Hiền mới gồm sáu vị, truyền đến khắp mười phương, chủ-bạn luôn chiếu rọi, đế võng lý khó tìm. Hội thứ ba nói: Mặt trời soi đỉnh núi, mây cuộn đầy hư không, cây Giác đầu không dựng, cõi trời hiện thân này.

 

Trang: 1 2 3 4 5