HOA NGHIÊM KINH TRUYỆN KÝ

Sa-môn Pháp Tạng chùa Sùng Phước- Kinh Triệu biên tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

6. GIẢNG GIẢI (Phần Hạ):

  1. Thích Tuệ Giác chùa Vũ Đức ở Tính Châu đời Đường
  2. Thích Pháp Mẫn chùa Tĩnh Lâm ở Việt Châu đời Đường
  3. Thích Tuệ Triều chùa Thần Túc ở Tương Châu đời Đường
  4. Thích Đạo Anh chùa Phổ Tề ở Bồ Châu đời Đường
  5. Thích Đạo Ngang chùa Hàn Lăng ở Tương Châu đời Đường
  6. Thích Linh Biện chùa Đại Từ Ân ở Kinh Đô đời Đường
  7. Thích Trí Nghiễm chùa Chí Tướng ở núi Chung Nam đời Đường

1. Thích Tuệ Giác: Họ Phạm, người nước Tề, thông minh biết rộng, khó ai sánh, hình dáng cao đẹp, cao hơn bảy thước, mắt sáng, y phục sạch sẽ, mặt mày cử chỉ ôn hòa. Sư đi đường mọi người đều nhìn ngắm. Tuy học rộng các kinh, nhưng lấy Hoa Nghiêm làm đầu, được thỉnh ở Cao Dương, lâu mà giảng giỏi, người nghe hơn cả ngàn, nhà cửa đông chật ngày người đến không dứt. Bèn nghỉ giảng pháp đợi có thí chủ mà làm giảng đường chứa đủ ngàn người. Xây cất trong một tháng thì xong. Khi lên Pháp hội rất thạnh. Sư có soạn các sớ Hoa Nghiêm, Thập Địa, Duy-ma…. Đến niên hiệu Võ Đức năm thứ 3, biết tim đau bèn bảo học trò: Ta sẽ đi đây. Rồi xuất tiền cúng dường Tăng, cùng chúng thủ quyết, do đo suốt đêm chánh niệm đến sáng thì an nhiên thị tịch, thọ chín mươi tuổi.

2. Thích Pháp Mẫn: Họ Tôn, người ở Đơn Dương. Tám tuổi xuất gia thờ Thiền sư Anh làm thầy, đến Mao Sơn, nghe Pháp sư Minh nói ba luận. Lại nghe Thật Công người Cao-ly nói kinh luận Đại thừa, đích thân làm Nam Tòa đi quanh tòa ba vòng. Niên hiệu Trinh Quán năm thứ nhất trở về Đơn Dương giảng kinh Hoa Nghiêm, Niết-bàn. Năm thứ hai, Điền Đô Đốc ở Việt Châu mới trở về chùa Nhất Âm, tiếp tục giảng pháp. Lúc đó Sa-môn nghĩa học ở bốn phương tám trăm người, Tăng ở trong vùng một ngàn hai trăm, sĩ tục tập trung không thể nhớ hết. Lúc đó làm hội mừng pháp. Đến năm thứ 19, sĩ tục ở Cối Kê thỉnh Sư trú tại chùa Tịnh Lâm giảng kinh Hoa Nghiêm. Đến cuối tháng sáu khi đang giảng thì có con rắn to treo nửa mình trên đầu Mẫn dài bảy thước màu vàng ròng, phun ra ánh sáng năm màu, khi giảng xong thì biến mất. Đến hết Hạ thì trở về chùa Nhất Âm, ban Đêm có hai người mặc áo đỏ, lễ Mẫn mà thưa rằng: Pháp sư giảng bốn bộ Đại Kinh, công đức khó lường, phải đến phương khác mà giáo hóa cho nên từ phương Đông đến đón rước Pháp sư, đệ tử mấy mươi người đều thấy. Đến ngày 1 tháng 0 thì Sư tịch. Trước đó ba ngày ba đêm vô cơ mà tối đen, đến lúc sắp chết, bỗng có ánh sáng rực rỡ ban đêm mà sáng như ban ngày, mùi hương là chẳng mất ai nấy đều quái lạ. Đạo tục trang nghiêm đưa Sư đến an táng ở núi Long An. Sư có soạn Hoa Nghiêm Sớ bảy quyển.

3. Thích Pháp Triều: Họ Trang, thuở nhỏ xuất gia theo nghiệp Tiểu thừa, lừng danh Giang Hán. Bởi vì Tượng Vương Triết Công ở Long Tuyền giảng ba luận, tâm sinh bất nhẫn bảo rằng: Ba luận nói về Không, người giảng còn mê đắm Không. Nói xong thì lưỡi thè ra ba thước, mắt mũi hai tai đều chảy máu, bảy ngày chẳng nói. Có Pháp sư Phục nghe việc bảo rằng: Ông quá ngu si, một lời nói chê hủy kinh hơn năm tội nghịch, nên tin Đại thừa mới khỏi mà thôi. Bèn khiến sám hối thì lưỡi thụt vào như cũ. Liền đến chỗ Triết chỉ nghe Đại thừa. Triết nói: Chết rồi làm bảy xứ tám hội Phương Đẳng, trăm ngày đã xong, liền đến chùa Thần Túc ở Hương Sơn, chân chẳng ra khỏi cửa, thường tu tập Đại thừa, bốn mùa thường giảng kinh Hoa Nghiêm để sám hối. Tháng tư niên hiệu Trinh Quán năm thứ 11 ngồi thiền trong tòng lâm thì thấy có ba người ăn mặc nho nhã xin thọ giới Bồ-tát. Thọ xong thưa rằng: Thiền sư đại lợi căn, nếu chẳng đổi tâm tin Đại thừa thì ngàn Phật ra đời cũng còn ở địa ngục đề phòng đây càng cố gắng, khóc lóc trở về chùa, ở trước phòng của người giảng mà nghẹn ngào chẳng nói được. Đem nước tưới tỉnh dậy bèn khóc lớn, đi nhiễu Phật mà sám hối, dùng đó làm việc thường. Lại ân cần hóa độ sĩ tục, tạo Hoa Nghiêm, Đại Phẩm v.v… đều một trăm bộ. Đến tháng ba năm thứ 13, trước Phật lễ sám rồi an nhiên ngồi mà hóa, thọ hơn tám mươi tuổi. Sư mất bảy ngày rừng cây trắng phếu, sau đó mới trở lại như cũ. Đây cũng biết tội có thể đổi, thật là đáng mừng. Chùa cách thành năm mươi dặm, theo thọ quy-giới hơn bảy ngàn người trấn phó Sơn Hà bèn lập Đại trai đàn, ở tại mộ có ba mươi vị Pháp sư đều khai một kinh để cầu hương linh thoát khổ.

4. Thích Đạo Anh: Họ Trần, người họ Y thuộc Bồ Châu. Năm mười tám tuổi, cha mẹ rất trọng bèn cưới vợ. Năm năm ngủ cùng giường mà thề không đụng nhau. Sau bèn đến Pháp sư Cự ở Tinh Châu mà nghe các kinh Hoa Nghiêm v.v… Đến niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 10, mới xuất gia. Bèn vào chùa Bách Thê ở núi Đại Hành mà tu hành Chỉ Quán, bỗng nhiên đại ngộ. Sau trú tại chùa Thắng Quang ở kinh đô theo Thiền sư Đàm Thiên nghe Nhiếp Luận. Thiên rất lấy làm lạ, khi không giảng kinh thường làm việc với Tăng nhân sự trình lý đã luôn điều tâm, thường bảo tôi nhắm mắt ngồi thiền như có chỗ đến, sau khi mở mắt trở lại thường biết. Cho nên đối với công việc dạo tâm quán việc, không để có chỗ trệ ngại. Nhưng thường khi ngồi mở mắt như sợi dây thường thường trải qua hai đêm. Trước không chớp mắt, sau vào thiền định mới bày dấu lạ. Từng giành đất với người, bỗng nhiên thây cứng đờ, khí dứt sắc đổi, bỗng muốn sình chương, người ấy bèn quy tâm hối lỗi thì mới nói cười như thường. Lại vào ao sáu đêm, nằm trên tuyết ba đêm, chỉ nói lửa than đất bẩn thật là khó lường. Một hôm, Sư giảng Luận Khởi Tín đến phần Chân Như thì lặng yên chẳng nói quái lạ đến xem thì hơi dứt thân lạnh, chúng biết là diệt tưởng. Cứ thế để yên, trải mấy đêm thì Sư xuất định. Lại có hạn hán, Sư bèn giảng thỉnh Hoa Nghiêm để cầu mưa, thì có hai ông lão dáng vẻ dị thường đều có hai trẻ hầu thường đến nghe kinh. Anh lấy làm lạ về sau nhân hỏi nguyên do thì đáp: Đệ tử là Thần biển ưa thích kinh này nên đến nghe. Sư nói: Nay đã vì Đàn-việt giảng kinh, thỉnh ra gió làm mưa. Thần ra lệnh hai trẻ, hai trẻ bèn từ cửa sổ ra phút chốc ào ào mưa xuống xa gần đều nhờ. Hai ông lão bái tạ phút chốc lui mất. Lại khi sắp mất thì đòi nước tắm gội rồi trở về chỗ ngồi, đắp Đại y bảo học trò rằng Vô thường đã đến. Nhưng chẳng thể tự dối bèn khiến tụng kinh này và kệ Hiền Thủ, đến đoạn thuộc Quảng thì khiến người hầu niệm Phật rồi an nhiên mà tịch. Lúc ấy tháng chín niên hiệu Trịnh Quán năm thứ 10, thọ tám mươi tuổi. Khi sắp mất thì cảm bầy chim mấy muôn con kêu tiếng bi thương. Có hai trẻ mặc áo xanh cầm hoa đi vào, hơi tím như ánh sáng từ trong thân Sư phát ra sáng rực. Chung quanh hai mươi dặm người vật đều mất sáng, ba ngày mới hết. Bạn tu hành trong sông núi Bồ Tấn nghe tin buồn cùng đến như tang cha mẹ. Lại cảm voi trâu kêu rống chảy nước mắt không thôi, bỏ ăn cỏ nước suốt bảy ngày. Khi sắp đem chôn thì dưới một cái cuốc đất đai rúng chuyển mạnh chu vi mười lăm dặm đều rất sợ hãi. Lại cảm được hai luồng ánh sáng uốn lượn quanh khám, có hai con chim trắng bay lượn kêu hót đưa đến huyệt mộ. Mới biết Sư đạo khai vật ngộ, tuệ giải nhập Thần cho nên được tướng linh hiện bày còn mất đều hợp, chẳng phụ thân thế, thật là người này.

5. Thích Đạo Ngang: Không rõ họ, người ở quận Ngụy. Phong thái trong sáng cao thượng ở đời, Tuệ giải khai ngộ. Trước đến Pháp sư Linh Dụ mà xuất gia. Đã gội nhuần thanh hóa yêu kính cha mẹ năm tháng lạnh nóng mà lên vị cao. Ông thường ở chùa núi Hàn Lăng đào luyện Sơ giáo, mặt trời chiếu núi cao chính là đây. Ông thường giảng Hoa Nghiêm Địa Luận vượt hơn các tiên triết. Lại từng giảng trong đêm không cầm đèn đuốc. Sư đưa tay cao chỉ liền có ánh sáng lạ chiếu sáng khắp nhà. Đại chúng thấy điềm này, chẳng biết từ đâu đến. Sư nói: Ánh sáng này thường có trong tay, có gì lạ. Phước nghiệp thạnh sâu thật khó lường. Độ vật cảnh này mà chí kết Tây phương, thường nguyên sinh An Dưỡng. Sau tự biết mạng hết dự báo với người có duyên, thời gian chưa lường biết được lời nói. Tháng hẹn đã đến, không hề đau ốm. Hỏi giờ ngọ trai đến chưa? Lúc này cảnh lần lượt theo ta liền lên tòa cao thân gồm tướng lạ, lò hương phát ra mùi thơm lạ. Bèn dẫn bốn chúng thọ giới Bồ-tát, lời lý thiết yếu, người nghe lạnh lòng. Lúc đó bảy chúng vây quanh thưởng thức đạo vị. Sư ngước mắt nhìn lên cao, liền thấy các vị trời tán hoa đàn sáo đông đảo. Trong đó có tiếng bảo chúng rằng: Tiếng nhạc trời Đâu-suất đà đến đón rước. Sư nói: Cõi trời là gốc sinh tử, do đó không phải nguyện ước của tôi, tôi thường cầu Tịnh độ vì sao không toại. Nói xong liền thấy nhạc trời phút chốc biến mất, lại thấy hương hoa âm nhạc từ phương Tây bay đến lượn quanh trên đầu, cả chúng đều thấy. Ngang nói đại chúng ở đây, nay linh tướng đến đón rước, vậy phải cùng đi. Nói xong chỉ thấy lò hương trên tay rơi xuống mà tịch ở trên tòa cao, thọ tám mươi chín tuổi. Đó là tháng niên hiệu Trinh Quán năm thứ . Đạo tục đều thấy băng động như núi. Khi tẩn liệm thì dưới chân có ánh sáng khắp nhà. Sinh ra từ văn tự nếu chẳng phải Đạo hội Linh Chương, hành phù hợp với Lân Thánh, thì làm sao có thể hiện ra điềm lành này. Đưa tang đến núi Hàn Lăng, đào hang , trải xuân chẳng hư rả, vẫn ngồi sừng sững.

6. Thích Linh Biện: Họ Lý, người ở phục đạo thuộc Lũng Tây. Ông nội là Long Tương đời Cao Tề, làm Tư Mã ở Tương Châu cha là Lăng-già, làm Lục Sự Tham Quân đất Lạc Châu đời Tùy. Bèn dời về ở vùng Lạc. Biện sinh ra mà không nói, lặng lẽ như ngu. Tám tuổi mới nói, nói rất thông minh cả dòng họ đều lấy làm lạ, do đó đặt tên là Quảng Biện. Sau vì trùng tên với Tùy Dạng Đế mà đổi tên. Năm mười tuổi thì có tang cha thương xót quá mức. Người Bác là Pháp sư Càn thương tình đem về nuôi dạy cho Nghĩa Phương. Năm mười ba tuổi xuất gia trú tại chùa Thắng Quang. Cán vốn có quen biết với Thiền sư Đàm Thiên, Chi Lan rất hợp, nhân đó sai Biện đến hầu mà học hỏi thêm. Ban đêm Biện nghiên cứu bỗng thấu hiểu các nghĩa sâu kín. Mười tám tuổi giảng Luận Duy thức, Khởi Tín và các kinh Thắng man, Duy-ma. Sau khi thọ giới thì ngày càng tiến về Đức. Lại giảng kinh Nhân Vương, Luận Thập Địa Địa Trì, Nhiếp Đại Thừa v.v… nhưng cho rằng: Nhất Thừa Diệu Nghĩa thì không gì vượt hơn Hoa, Nghiêm. Bèn bỏ diễn giảng mà ở chỗ Pháp sư Trí Chánh, chùa Chí Tướng ở núi Chung Nam nghiên cứu kinh này tột công thầy trò, đủ nghiệp Truyền Đăng góp nhặt các kinh, tìm cầu nghĩa lạ. Sư có soạn Sớ mười hai quyển, sao mười quyển. Chương ba quyển đều lưu hành ở đời. Sư thường ở Cung Sùng Thánh chùa Hạc Lâm, chùa Đức Nghiệp, Điện Bách Phước v.v… mà hành truyền giới pháp nên tăng ni kinh hành và các châu đến thọ quy giới hơn cả ngàn người. Đã giảng Hoa Nghiêm hơn bốn mươi tám lượt. Sau nhân giảng trú tại chùa Bồ-đề, liền biết bất niệm, bỗng nhiên thị tịch, thọ bảy mươi tám tuổi, vào ngày mồng 0 tháng 09 niên hiệu Long Sóc năm thứ 3. Tánh Sư thuần hiếu, mỗi khi giảng kinh gặp văn nói về ân nặng cha mẹ thì nghẹn ngào nín lặng hồi lâu, hoặc do đó mà bỏ giảng. Tiếng nhạc ồn ào do đó chẳng đoái hoài, từ nhỏ đến già quần áo giày dép đều tự may tự giặt chẳng nhờ người, đệ tử hoặc bốn người trở lên sớm tối hầu hạ, nếu có dạy bảo thì bảo ngồi nghe nếu không có việc gì thì bảo đứng dậy đi ra. Nếu có hỏi đáp thì tự xưng tên mình. Đây cũng là dạy phép tắc biết kính trọng người.

7. Thích Trí Nghiễm: Sư họ Triệu, người ở Thiên Thủy. Tổ Tiên đều có chí cao thượng. Cha là Cảnh làm Lục Sự Tham quân ở Thân châu. Khi xưa Mẹ nằm mộng thấy vị tăng Ấn-độ, tay cầm tích trượng bảo rằng: Hãy mau trai giới tịnh thân tâm ngươi. Chợt thức giấc, lại nghe có mùi thơm lạ thì biết mình có thai. Khi Sư sinh được mấy tuổi thì khác trẻ tầm thường, hoặc đắp đất làm tháp hoặc kết hoa thành lọng, hoặc sắp các bạn làm người nghe giảng kinh, còn mình thì làm Pháp sư. Năm mười hai tuổi có thần Tăng Đỗ Thuận đi nhanh vào nhà vỗ đầu

Nghiễm bảo Cảnh rằng: Đây là con ta, trả lại cho ta. Cha mẹ biết là có đạo thì mừng rỡ bèn cho. Thuận giao Nghiễm cho Thượng túc là Pháp sư Đạt nhờ dạy dỗ, sáng tối tụng trì không hề hỏi lại. Sau có hai vị Tăng Ấn-độ đến chùa Chí Tướng thấy nghiêm thông minh phi thường bèn dạy cho Phạm Văn (tiếng Phạm) không mấy ngày thì thuộc làu. Vị Tăng Ấn-độ bảo các tăng rằng: Đứa bé này sẽ là người tài mở mang Phật Pháp. Năm mười bốn tuổi thì xuất gia, lúc đó đời Tùy sắp mất, người dân đói khổ. Sư tuy còn trẻ mà kháng chí kiên cường. Sau nương Pháp sư thường nghe Luận Nhiếp Đại Thừa, chưa đầy mấy năm thì ngôn từ giảng giải tinh vi. Thường nhân các bậc Long tượng nhóm họp mà khiến đọc nghĩa. Lúc đó có Pháp sư Biện là Huyền môn chuẩn đích, muốn xem thần khí của Sư bèn đến hỏi đáp, thì từ lý cao tột đều khen là tuệ ngộ triết nhân. Sau khi thọ giới Cụ túc thì nghe luật Tứ Phần, Cadiên, Tỳ-đàm, Thành Thật, Thập Địa, Địa Trì, Niết-bàn v.v…. Sau ở chỗ Pháp sư Lâm mà rộng học trưng tâm, thường ẩn để tìm hiểu tận tường. Lúc đó đời gọi là Đắc ý. Sư thấy Pháp môn quá rộng, biển trí quá sâu, bèn đến Ty Nam chưa biết để đâu, mới đến trước kinh tạng kính lễ mà lập thề đưa tay mà lấy liền được Hoa Nghiêm liền trú tại chùa của Pháp sư Trí Chánh nghe học kinh này. Tuy nghe kinh cũ mà vẫn mong lời giảng mới, nhưng có nghi bèn xem khắp tạng kinh tìm các giải thích theo Luật sư Truyền Quang Thống Văn Sớ cho rằng Biệt Giáo Nhất Thừa có vô tận duyên khởi nên vui mừng được gặp. Sau gặp vị Tăng lạ đến bảo rằng: Ông muốn hiểu nghĩa Nhất thừa chăng? Đó là nghĩa sáu tướng trong Thập Địa, cẩn thận chớ khinh, nói xong liền biến mất. Nghiễm kinh ngạc hồi lâu. Nhân đó nghiên cứu kỹ, do đó mở rộng, bèn lập giáo phân tông soạn Sớ kinh, lúc đó là năm thứ 2 tuổi. Lại bảy đêm hành đạo cầu thỉnh phải quấy. Bèn mộng thấy thần đồng mong được ấn khả mà dừng lại nơi đầm cỏ, không tranh với thế gian. Đến khi tuổi già mới dừng việc hoằng tuyên. Hoàng trữ vãng Phong bái Vương, đích thân làm giảng chủ nhiều lần sai Phủ Ty cung cấp cúng dường, giúp cho chính pháp nhờ đó không dứt. Nhưng tinh luyện nhiều việc, suy tư tường tận với nhiều khả năng. Ông vẽ một bức tranh về thế giới Liên hoa tạng, nổi tiếng cả vùng Thông Hà, xưa nay chưa hề nghe xưa nay chưa nghe. Đến niên hiệu Tổng Chương năm thứ nhất thì mộng thấy Đài Bát-nhã trú tại chùa sụp đổ, học trò là Tuệ Hiếu cũng mộng thấy cây cờ cao đến Vân Hán (cao ngút trời) hạt châu trên đầu cột cờ sáng rỡ như mặt trời dần dần đời đi vào kinh liền ngã. Sự tự biết sắp chết, bảo học trò rằng: Ta với huyễn thân này theo duyên không tánh, nay sẽ về Tịnh độ, sau sẽ đến thế giới Liên Hoa Tạng. Các ông theo ta cũng đồng chí này, bỗng đến đêm 29 tháng 10, thần sắc như thường nằm nghiêng bên hông phải mà mất trú tại chùa Thanh Tịnh, thọ sáu mươi bảy tuổi. Lúc đó có Nghiệp Tịnh Phương (người tu nghiệp Tịnh độ) đêm ấy nghe trên hư không có tiếng nhạc từ phương Tây vọng đến phút chốc thì đi mất. Cho là điềm phước đức vãng sinh. Sáng hôm sau đến hỏi thì quả đúng như thế. Sư có soạn Nghĩa Sớ, giải thích các kinh luận gồm hơn hai mươi quyển, đều giản lược chương cú phân tích rõ ràng mới lạ, cho nên được mọi người xem là ít có, học trò xem là Hiền Thủ, đến niên hiệu Vĩnh Long, người huyện Trường An ở Ung Châu là Quách Thần Lượng phạm hạnh thanh tịnh bỗng bị bệnh chết ngang, các vị trời dẫn đến cung trời Đâu-suất kính lễ Di-lặc có một Bồ-tát hỏi lượng rằng: Sao không thọ trì Hoa Nghiêm? Đáp: vì không có người giảng. Bồ-tát nói: Có người đang giảng sao bảo là không. Lượng sau sống lại, bèn kể lại cho Pháp sư Bạc Trần. Luận bàn việc ấy nhờ đây mà rõ đứng đầu là rộng chuyễn pháp luân thứ hai là dấu tích học hỏi sâu xa, ôm chí thành công tốt đẹp mà chẳng thật, từ lâu đi theo bóng đen huyền ảo Đại Chi Thánh Thần Hoàng đế, gieo trồng đạo chủng ở nhiều kiếp sẽ vui mừng mở rộng ở ức triệu. Đại Vân thọ ký sẽ thành vua Kim luân. Vẽ sông cảm ứng đánh trống ngọc mà đến. Đây Thánh kia thần vận sáu thần thông mà chẳng tột, đều tốt đẹp cả, hợp mười thiện mà hóa vô biên. Thoát lưới khóc tội, vượt hạ đè ân, thế là cục đất vòng quanh tương thành ở phần thủy, mặt trời trí tuệ còn ở một việc cỏn con. vì vậy, xoa từ đỉnh đầu đến gót chân tinh hoa đều hướng về mười lực, nắm lấy tóc nhả ra cơm cháo, tích tụ thể chất gỗ, ráng màn chiếu trong ngàn cửa, cầm chén dộng gậy, mây mù cuộn trong chín tầng, trong Hà Cảnh ngàn môn, thừa bôi chấn tích vụ tập trong cửu trùng chi nội. Tuy Hán Ngụy khác cảm, Lương Tề tin sâu cũng đâu đáng nói. Đây là mở kho báu trong Cung rồng đón hào kiệt ở động voi, thì nhật nguyệt nối nhau năm tháng chẳng dứt. Khen ngợi đức của Phật, ca tụng lời pháp thì đàn sáo tuôn tràn bút mực góp chứa. Đêm mồng bảy tháng giêng, niên hiệu Vĩnh Xương năm thứ nhất. Vua ra sắc các Tăng ở phía Bắc cửa Huyền Võ lập tòa cao Hoa Nghiêm, tám hội đạo tràng, mở mang Diệu Điển Phương Quảng. Trong tám ngày mà số Tăng Ni đông đến hơn mấy ngàn người, cùng lập trai hội. Lúc đó có Ty Tạng Băng được một đoạn băng (pha lê( tốt lành) trong đó có hai ngôi tháp Phật hiện rõ trong băng cao hơn một thước, tầng cấp tự thành màu như bạc trắng, hình tướng đầy đủ, chiếu sáng lấp lánh. Vua sắc để bày cho chư Tăng xem, đại chúng đều kinh lạ, buồn vui đảnh lễ đều cho là Thánh đức cảm được thật là điềm 6 lành hiếm có. Vua đích thân viết thơ và lời tựa nghe kinh Hoa Nghiêm. Có lời rằng: Nhân việc tạm rảnh, nghe giảng Hoa Nghiêm xem biện trí dọc ngang thấy bước đi rồng voi, đã giúp huân tập. Đốn giải nghi sâu, nêu ước ao nên đề mấy chữ. Có lời rằng: Pháp tịch mở Phương Đẳng, đạo tục đầy Pháp Hội, Thánh chúng đều nhóm họp, hoa trời dưới nắng tươi, tòa phân ngàn hoa lá, hương tỏa sáu vầng thơm, chuông vang xa hữu đảnh, tiếng Phạm khắp vô biên, một âm nói nghĩa màu, bảy xứ lại nói bày Duy tâm nói tám hội, sạch nghĩ thể ba thiền, đã biết không sinh diệt, thường vui Phật hiện tiền. Do do thế giới Liên Hoa cuộn sóng lớn của Hải ấn, vi trần sát độ gộp vào mạng lưới Nhân-đà-la. Thánh thượng vạn cơ đã rãnh, thương xót muôn dân. Sáng bảy giác để ngộ bến mê, bày bốn biện mà kinh rồng điếc. Huyền môn đến tột, trong khoa Vực mà riêng tốt. Tinh nghĩa nhập thần, lịch phồn biểu mà riêng cao. Một âm Diệu màu thật là nghe chỗ chưa nghe, bảy chỗ hoằng tuyên thật là thấy chỗ chưa thấy, lẽ nào cùng với phu ngựa của Hoàng đế ca ngợi dễ dàng nêu bày thông suốt lời thơ của Hoàng Hậu, mà nói là có thể giống như mặt trời hay sao?

– Pháp sư Đàm Vô Tối, chùa Dụng Giác ở Lạc Đô, đời Ngụy.

– Ý Pháp sư, ở Bắc Đài đời Ngụy (có sớ chẳng biết mấy quyển).

– Thiền sư Tăng Viễn cúng Tháp , ở núi Lâm Lô, đời Tề.

– Tăng Pháp sư, chùa Thê Hà ở Nhiếp Sơn, đời Tề.

– Pháp sư Đàm Tuân, ở Nghiệp Trung, đời Tề (có Sớ bảy quyển).

– Pháp sư Tuệ Thuận chùa Tổng Trì ở Nghiệp Hạ, đời Tề.

– Pháp sư Huyền Sướng, chùa Tề Hưng, ở núi Tề Hậu, thuộc Thục Quận, đời Tề.

– Pháp sư Đạo Bằng, ở chùa Bảo Sơn ở Nghiệp Tây, đời Tề.

– Pháp sư Thuyên chùa Chỉ Quán ở Nhiếp Sơn, đời Trần.

– Pháp sư Pháp Lãng chùa Hưng Hoàng ở Dương Đô, đời Trần.

– Pháp sư Tuệ Tượng chùa Đại Thiền Chúng ở Dương Đô, đời Trần.

– Pháp sư An Lẫm chùa Kỳ-xà, ở Chung Sơn đời Trần.

– Pháp sư Hồng Tuân, chùa Đại Hưng Thiện, ở Tây Kinh, đời Tùy (có sớ bảy quyển ).

– Pháp sư Đàm Thiên, Đạo Tràng trong Thiền Định , ở Tây Kinh, đời Tùy (soạn sớ Minh Nạn một phẩm).

– Pháp sư Tuệ Viễn, chùa Tịnh Ảnh, ở Tây Kinh, đời Tùy (có Sớ quyển bảy bản thành mà chưa giảng).

– Pháp sư Tịnh Uyên trong Đạo tràng Chí Tướng , núi Chung Nam, đời Tùy.

– Pháp sư Tuệ Giác chùa Tuệ Nhật, ở Giang Đô, đời Tùy.

– Pháp sư Cát Tạng chùa Diên Hưng, ở Kinh đô, đời Đường.

– Pháp sư Trí Cư, chùa Kiến An, ở Thường Châu, đời Đường.

– Pháp sư Trí Chánh chùa Chí Tướng, núi Chung Nam, đời Đường (có sớ mười một quyển).

– Pháp sư Tuệ Trì chùa Hoằng Đạo, ở Việt Châu, đời Đường.

– Pháp sư Tuệ Trách, chùa Thanh Thiền, ở Kinh đô, đời Đường.

– Pháp sư Tuệ Duệ, chùa Quang Phước, ở Tương Châu, đời Đường.

– Pháp sư Quang Giác, chùa Phổ Quang, ở Kinh đô, đời Đường (có sớ mười quyển).

Các vị Tôn Đức trên đều là những vị hiểu thông nhiều nghề, lại hoằng kinh này hoặc làm ra vẻ khiêm tốn đối với tác dụng tiềm tàng của sự nghiệp hoặc có chí chưa theo, đã chẳng phải chuyên nghiệp, lại không có điềm lành cho nên chép thẳng kèm theo đây. Ngõ hầu biết người trọng đạo này thì tiếng thơm mãi chẳng dứt.

Trang: 1 2 3 4 5