ĐẠI PHƯƠNG QUÃNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH
SƯ HUYỀN PHÂN TỀ THÔNG TRÍ PHƯƠNG QUỸ
QUYỂN 05
Đời nhà Đường, Sa môn Trí Nghiễm thuật.
Phần 1
Phẩm 34: NHẬP PHÁP GIỚI
Đây là hội thứ tám, thuyết tại Trùng Các ở tinh xá Kỳ Hoàn. Sở dĩ ở tinh xá Kỳ Hoàn bởi vì là nơi bắt đầu nhiếp hóa. Sở dĩ ở Trùng Các là bởi vì biểu thị tâm Bi trở lại sinh trưởng ở trên Chánh trí. Đây chính là phần thứ hai dựa vào người Nhập Chứng.
Bốn môn giống như trên.
1. Phân rõ về tên gọi. Hỏi: Bởi vì nghĩa gì mà gọi là Nhập Pháp Giới? Đáp: Pháp ấy có ba loại, đó là do ý mà biết pháp, tự tánh và quỹ tắc. Trong này gồm cả ba loại. Giới là tánh chung của tất cả các pháp, cũng là nhân, cũng là phạm vi. Nhập là đạt được pháp môn này.
2. Ý đưa ra. Vì sao đưa ra? Bởi vì trên đây tuy đạt được pháp về Hành-Giải, nhưng nếu không dựa vào tri thức gia trì thì không biết từ đâu mà tiến vào hiểu biết, cho nên đưa ra.
3. Thể của Tông, phân biệt có hai: 1) Dựa theo con người; 2) Dựa theo pháp. Con người thì Chánh hóa và Trợ hóa đều có Thể-TướngDụng, dựa theo suy nghĩ để thâu nhiếp. Pháp là pháp của con người, cũng có hai: 1) Dựa theo con người; 2) Dựa theo pháp. Dựa theo con người, đó là người ở nhân vị và người ở quả vị, đều trở thành bậc thầy và bạn bè về tri thức, đều có Đồng sinh và Dị sinh, cũng có thân của năm loại Sinh, điều này có thể suy nghĩ. Dựa theo pháp thì có mười: 1) Nhân; 2) Quả; 3) Hạnh; 4) Lý; 5) Giáo; 6) Nghĩa; 7) Sự; 8) Người; 9) Pháp; 10) Giải. Người trước là người hoằng giáo, người sau là người làm chỗ dựa cho pháp, điều này có thể suy nghĩ.
Hỏi: Phạm vi của Nhập Pháp Giới thế nào?
Đáp: Có hai nghĩa: Một là bắt đầu từ Sơ phát tâm, cuối cùng thì không nhất định. Nếu dựa vào văn kinh thì chỉ đến tâm Kim Cang về sau, nếu nghĩa mong cầu thì gồm chung quả đức mà thôi. Dựa vào văn để xác định, bởi vì quả vị không thể nào nói rõ. Lại hướng về cơ thì không gồm chung quả, dựa theo tri thức tự hành thì gồm chung nhân quả, vì dụng gồm chung nhân của quả. Vả lại, quả vị không có tướng mong cầu. Đây là dựa theo Tam thừa mà nói, nếu dựa theo Nhất thừa thì cũng gồm chung quả, nói như phẩm Ly Thế Gian, cho nên dựa theo có thể biết. Hai là rộng hẹp chỉ thuộc về tâm Đại thừa; Tiểu thừa, Bồtát, Thanh văn, phàm phu thì không nói đến Nhập Pháp Giới.
Hỏi: Phẩm Tánh Khởi thì nối thông, phẩm này thì hạn chế là thế nào?
Đáp: Tông chỉ của phẩm Tánh Khởi là muốn trình bày dựa theo pháp để phân rõ về phạm vi cho nên nối thông, phẩm này trình bày dựa theo tâm con người để phân rõ về phạm vi cho nên hạn chế mà thôi. Phẩm Tánh Khởi dựa theo pháp, giả sử không chứng thì không gọi là không dấy khởi, nghĩa còn lại đối chiếu với văn để giải thích.
4. Giải thích văn. Văn này có hai: Một là Tựa phát khởi, hai từ “Nhĩ thời Thế Tôn dục linh chư Bồ-tát…” trở xuống là phân rõ về Chánh tông.
Tông của phẩm này trình bày về ý nghĩa gì? Trình bày về lực của tri thức. Các Hội trước đây đều trước tiên phóng ánh sáng khiến cho phương khác nhận biết, là hiển bày về thuyết pháp cạn sâu, chúng quy tụ thêm vi tế, lại dùng âm thanh làm Chánh thuyết; Hội này thì không như vậy, nhưng Như Lai phóng ánh sáng hiển bày rõ ràng về ba thế gian, khiến cho Đại chúng tiến vào tức là Chánh thuyết. Lại không có riêng lời nói về các tri thức nối thông về sau mà thôi. Nay dựa theo ý thứ nhất để trình bày.
Tri thức có bốn Lực, đó là gần thiện tri thức, lắng nghe Chánh pháp, lắng niệm tư duy, như pháp tu hành. Văn sau có đủ ý này mà thôi. Lại có bốn năng lực, nói như Nhiếp Luận.
Một là văn Tựa, có chín: 1) Thời gian thuyết; 2) Hóa chủ; 3) Trú xứ; 4) Chúng cùng nghe; 5) Đại chúng khởi niệm nghi ngờ; 6) Phật nhập Tam-muội; 7) Chúng mới từ mười phương quy tụ; 8) Thuyết kệ ca ngợi; 9) Phổ Hiền trở lại khai phát đức dụng của Tam-muội.
Hỏi: Các Hội trước đều quy tụ chúng mới rồi, sau đó mới nhập Định, Hội này sao lại ở trước?
Đáp: Các Hội trước thì nhập đến nơi Hóa chủ, thuyết giảng có người khác, lúc người muốn thuyết giảng mới bắt đầu nhập Định; nay Hội này thì không như vậy, Phật tự trao cơ, nếu Phật không nhập Định thì những người đến sẽ không biết từ đâu, cho nên trước tiên nhập Định để hiển bày tướng, sau mới quy tụ chúng mới, tức là người ở nhân vị và người ở quả vị thiết lập quy phạm không giống nhau. Lại bởi vì văn sau hiển bày về pháp theo hai lớp, đến lớp thứ hai mới bắt đầu xuống đến người tiền vào thấy biết.
Hỏi: Hội này Phật nào tự nhập?
Đáp: Nay là pháp của người thành tựu hạnh, nếu không phải người ở quả vị tự nhập để hiển bày về pháp là chân thật, thì không biết từ đâu dẫn dắt người ở nhân vị kia khiến cho thành tựu Đại quả. Vì sao nhập Định Sư tử phấn tấn? Bởi vì muốn khiến cho Bồ-tát đạt được, lại biểu hiện rõ ràng dũng mãnh trao truyền giáo pháp khiến cho người tu tập điều phục hư vọng hiển bày chân thật.
4. Chúng cùng nghe có ba: Một là Bồ-tát, hai là Thanh văn, ba là các Thiên vương.
Hỏi: Vì sao Bồ-tát ở trước tiên?
Đáp: Các kinh thuận theo nhau chọn lấy giáo gần (thân giáo), bởi vì gồm chung Tiệm giáo; kinh này dựa theo lý để phân rõ, bởi vì là Đốn giáo. Sở dĩ chúng này chỉ có Thanh văn, điều này có hai ý: Một là bởi vì hiển bày pháp giới thâu nhiếp tương ưng, hai là bởi vì xoay chuyển Tiểu hạnh tiến vào Đại hạnh.
Một, Chúng Bồ-tát có ba: Một là đưa ra số; hai là nêu ra một trăm bốn mươi tên gọi, có mười lăm phần vị đều hiển bày về pháp riêng biệt, có thể suy nghĩ; ba là ca ngợi về đức.
Văn về đức có hai: Đầu là tổng quát, tiếp là riêng biệt. Riêng biệt có hai: Bảy câu đầu là hành Tự lợi, ba câu sau là hành Lợi tha.
Hai, Trong chúng Thanh văn có ba: Một là đưa ra số; hai là nêu ra tên gọi; ba là ca ngợi về đức.
5. Trong khởi niệm nghi ngờ thưa thỉnh: Đầu là thưa thỉnh, tiếp là kết luận. Phần đầu có sáu mươi câu, có ba: Một, ba mươi câu phân rõ về pháp đã thưa thỉnh; hai, có mười câu ca ngợi về chúng có thể nghe; ba, hai mươi câu ca ngợi về Phật có thể nói.
Trong pháp có ba: Một là mười câu chính thức phân rõ về pháp của quả đã thưa thỉnh, hai là mười câu phân rõ về người ở nhân vị chưa tận cùng, ba có mười câu suy ra công đức thuộc về Phật. Trong phần một là pháp đã nghi ngờ có ba: Một, phân rõ về người nghi; hai, phân rõ về niệm; ba, trình bày về pháp đã nghĩ đến.
Trong phần ba là ca ngợi về Phật có thể nói: Một là mười câu trình bày về nhân tròn vẹn, hai có mười câu ca ngợi về quả đầy đủ.
6. Trong phần nhập Định có hai: Một là nhập Định, hai từ “Nhập Tam-muội dĩ…” trở xuống là trình bày rõ ràng về tướng của Tịnh độ, tức là Định lực.
Văn phần một có ba: Một, phân rõ về phương tiện; hai, chính thức nhập; ba, từ “Dục linh…” trở xuống là trình bày về việc làm của ý nhập. Ở đây vì sao chỉ dựa vào Đại Bi? Bởi vì trước đây nói gồm chung giảihạnh, ở đây chỉ giữ lại hạnh khiến cho trừ bỏ nguy hiểm có được niềm vui.
Trong phần hai là nhập Định lực hiển bày về Tịnh độ, có năm: Một, trang nghiêm Trùng Các; hai, trang nghiêm vườn rừng; ba, trang nghiêm hư không; bốn, từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về thành tựu; năm, từ “Như thử Kỳ thọ…” trở xuống là kết luận nối thông mười phương.
Văn phần một có hai: Đầu là tổng quát, tiếp là riêng biệt. Trong riêng biệt có mười loại trang nghiêm có thể biết. Về sau các vườn rừnghư không đều có mười câu có thể biết.
Trong phần năm là kết luận có bốn: Một là kết luận, hai là chư Phật quy tụ, ba là Bồ-tát quy tụ, bốn là trở lại trang nghiêm hư không. Cũng có thể toàn văn phân làm ba: Một, trang nghiêm Trùng Các… tức là khí thế gian; hai, Như Lai quy tụ tức là trí Chánh giác; ba, Bồ-tát quy tụ tức là chúng sinh thế gian mà thôi. Sở dĩ nhân quả cùng quy tụ, là bởi vì hiển bày nhân quả thật sự thành tựu.
7. Chúng quy tụ, văn có ba: Một, phân rõ về chúng mười phương quy tụ; hai, từ “Thị chư Bồ-tát…” trở xuống là ca ngợi về đức; ba, từ “Nhĩ thời chư Đại Thanh văn…” trở xuống là phân rõ về tướng Bất cọng.
Văn phần một, mười phương đều có tám: Một là xa hơn trần số giới hải, tức là theo lượng; hai là nêu ra tên gọi thế giới; ba là phân rõ về danh hiệu Phật; bốn là nêu ra tên gọi của Bồ-tát thượng thủ; năm là phân rõ về quyến thuộc; sáu là vật dụng cúng dường; bảy là đi đến chỗ Phật; tám là đều hóa hiện lầu gác mà ngồi, còn lại giống như vậy mà thôi.
Sở dĩ Bồ-tát tên gọi Vương Chứng là bởi vì hành dụng pháp giới tự tại.
Văn phần hai là ca ngợi về đức, có hai: Một là ca ngợi, hai từ “Giai thị Như Lai…” trở xuống là suy ra công lao.
Phần một có ba: Một, tổng quát ca ngợi; hai, từ “Thành tựu…” trở xuống là riêng biệt ca ngợi về đức; ba, từ “Thử chư Bồ-tát…” trở xuống là kết luận ca ngợi quy tụ.
Trong riêng biệt có hai: Một là đức của Tự phần, hai từ “Ư đại chúng trung tức Sư tử hống…” trở xuống là đức của Tha phần.
Trong phần một có ba: Một, phân rõ về hành Tự lợi; hai, từ “Năng ư nhất thiết Như Lai…” trở xuống là hạnh Lợi tha; ba, từ “Cụ túc thập phương…” trở xuống là phân rõ về cùng thành tựu, đức của Tự phần và Tha phần đều đầy đủ.
Văn phần ba phân rõ về Thanh văn Bất cọng tức là hiển bày về pháp giới là sâu xa, trong văn có hai: Một, đích thực không nhìn thấy; hai, từ “Thí như ngạ quỷ…” trở xuống là ví dụ so sánh.
Văn phần một có ba: Một là trình bày không nhìn thấy hành đức chân thường của Phật, hai từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích nguyên cớ trở thành không thấy, ba từ “Thị cố tuy dữ…” trở xuống là kết luận.
Văn phần một có ba: Một, nêu ra tên gọi; hai, từ “Như thị đẳng chư Đại…” trở xuống là không thấy quả đức của pháp giới, phần này thì cùng với mười câu đã hỏi về pháp trên đây giống nhau về đại thể, văn có ba có thể biết; ba, từ “Diệc phục bất kiến…” trở xuống là không thấy nhân hạnh viên thông của Đại chúng.
Trong phần ba là không thấy cảnh giới của nhân hạnh, có ba: Một là tổng quát đưa ra, hai là chính thức phân rõ, ba từ “Như thị đẳng…” trở xuống là kết luận.
Trong phần hai là giải thích nguyên cớ trở thành, có hai: Đầu là vặn hỏi, sau là trả lời. Trong trả lời có hai: Một là tổng quát, hai từ “Bổn bất tu tập năng kiến Như Lai…” trở xuống là riêng biệt phân rõ về ý không thấy.
Trong phần này có hai: Một là trình bày bởi vì không tu Đại hạnh cho nên không thấy, hai từ “Diệc vô Tam-muội thanh tịnh trí nhãn…” trở xuống là chính thức phân rõ về tướng không thấy.
Văn phần một có ba: Một, bởi vì không tu cho nên không thấy; hai, từ “Thị chư công đức…” trở xuống là bởi vì Bất cọng cho nên không thấy, có ba có thể biết; ba, từ “Thị cố chư Đại đệ tử…” trở xuống là kết luận.
Phần một bởi vì không tu, văn có hai: Một là không tu về quả đức, hai từ “Bất cầu Bồ-tát…” trở xuống là không cầu mong nhân hạnh.
Văn phần hai là chính thức phân rõ về không thấy, có hai: Một, trình bày về không thấy; hai từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là phân rõ về nguyên cớ.
Văn phần một có hai: Đầu là tổng quát, tiếp là riêng biệt. Trong riêng biệt có hai: Một là mất đi không có Đại quả của mình, hai từ “Diệc bất lạc thuyết…” trở xuống là mất đi không có ân đức của người. Còn lại thì có thể biết mà thôi.
Trong phần hai là ví dụ so sánh, có mười dụ: 1) Gọi là dụ về Hoặc chướng ngại cho cảnh thù thắng; 2) Dụ về không tận cùng nguồn gốc; 3) Dụ về cầu dưới mất trên; 4) Dụ về không có gì thâu nhiếp được; 5) Dụ về trước ánh sáng mờ mắt; 6) Dụ về tu đạt được quả khác; 7) Dụ về ở chung mà thấy khác; 8) Dụ về không làm cùng một việc làm; 9) Dụ về sâu cạn so sánh với nhau; 10) Dụ về trú vào phần vị chấm dứt mong cầu.
8. Trong phần ca ngợi về đức có mười vị nói kệ:
Vị thứ nhất có ba: Một có năm kệ ca ngợi về Thể của quốc độ, hai có bốn kệ ca ngợi về chúng quy tụ, ba có một kệ kết luận ca ngợi.
Thứ hai, Tinh Tiến Thế Vương có mười kệ, phân làm năm: Một có hai kệ tổng quát ca ngợi về Y-Chánh, hai có hai kệ ca ngợi về chúng hội thù thắng, ba có hai kệ trình bày về thần lực của người đến, bốn có hai kệ ca ngợi về đức của Phật, năm có hai kệ phân rõ về phạm vi của Giác ngộ.
Thứ ba, Phổ Diệu Đức Vương có mười kệ, phân hai: Một có ba kệ về pháp trình bày đức của Phật, hai là bảy kệ về dụ.
Thứ tư, Vô Ngại Diệu Đức Tạng Vương có mười kệ, theo thứ tự ca ngợi về Phật có thể biết.
Thứ năm, Thiện Hóa Nguyệt Vương có mười kệ, phân ba: Một có bốn kệ nêu rõ về Báo thân khiến cho Bồ-tát cùng tiến vào pháp giới, hai có bốn kệ hiển bày về Tịnh độ khiến cho người tu tập tiến vào thành tựu quán trí, ba có hai kệ phân rõ về lợi ích Chuyển pháp luân của Phật.
Thứ sáu, Pháp Nghĩa Tuệ Diệm Vương có mười kệ, phân làm bốn: Một có ba kệ tổng quát ca ngợi về người bậc Hạ không đạt tới được, hai có hai kệ ca ngợi về đức rộng lớn, ba có hai kệ hiển bày về đức tướng ấy khó biết, bốn có ba kệ hiển bày về đức là cảnh giới của người thù thắng.
Thứ bảy, Nhứt Thiết Chúng Ma Trí Tràng có mười kệ, trong đó có ba: Một có năm kệ ca ngợi về Pháp thân, hai có hai kệ ca ngợi về Ứng thân, ba có ba kệ ca ngợi về Hóa thân.
Thứ tám, Tịnh Nguyện Trí Tràng Vương có mười kệ, phân làm hai: Một có chín kệ ca ngợi về tu nhân hạnh, hai có một kệ trình bày về quả thành tựu đầy đủ, tướng còn lại có thể biết.
Thứ chín, Trí Tuệ Thế Vương có mười kệ, phân làm bốn: Một có hai kệ tổng quát ca ngợi về lợi ích của hai nghiệp, hai có hai kệ riêng biệt ca ngợi về lợi ích của thân nghiệp, ba có bốn kệ ca ngợi về lợi ích của khẩu nghiệp, bốn có hai kệ ca ngợi về lợi ích của ý nghiệp.
Thứ mười, Trí Thông Vương có mười một kệ, phân làm ba: Một có một kệ tổng quát ca ngợi về lợi ích được thấy Phật, hai có bảy kệ ca ngợi về đức Từ Bi của Phật, ba có ba kệ phân rõ về thấy nghe được lợi ích. Trong đức Từ Bi có ba: Một kệ đầu trình bày về ý xuất thế, năm kệ tiếp ca ngợi về tướng Từ Bi, một kệ tiếp phân rõ về nguyên cớ.
9. Trở lại phân rõ về đức dụng của Định, có hai: Đầu là trường hàng, sau là kệ tụng. Văn trường hàng có sáu: Một, trình bày về ý trở lại; hai, phân rõ về đức dụng của Định là phạm vi của pháp phương tiện; ba, sơ lược nêu ra mười một môn phương tiện để so sánh với sự việc, một môn đầu là tổng quát, mười môn còn lại là riêng biệt về sự việc; bốn, từ “Vị chư Bồ-tát…” trở xuống trình bày vì căn khí mà so sánh đưa ra tướng của pháp; năm, từ “Hà đẳng thập…” trở xuống là phân rõ về công dụng của sự việc thành tựu do Tam-muội, là đích thực chiếu rọi rõ ràng; sáu, từ “Phật tử thử Sư tử…” trở xuống là kết thúc về tóm lược hiển bày về mở rộng.
Trong đoạn thứ năm này, dựa vào một phương tiện để nói về mười loại pháp, mười một phương tiện thì có một trăm mười pháp. Mười pháp sai biệt thế nào? Đó là: 1) Trình bày về Phật phát triển theo thứ tự; 2) Trình bày về phạm vi của nghĩa thường xuyên giảng nói; 3) Phân rõ về thành Phật. Ba loại trên đây thâu nhiếp vào trí Chánh giác. ) Trình bày về quyến thuộc, tức là chúng sinh thế gian; 5) Trình bày về Hóa thân vô ngại; ) Phân rõ về trú trì tự tại; 7) Phân rõ về chỗ dựa của công đức; ) Trình bày về tác dụng thanh tịnh của thần lực; 9) Phân rõ về nguyện Âm thanh; 10) Trình bày đầy đủ về nghĩa Chuyển pháp luân trong ba thế gian. Sáu loại sau nói về đức dụng. Lại ở trong ba loại đầu thuận theo chỗ dựa: Ý có một, thân có một, khẩu có một. Lại một là thân, hai là Dụng, ba là địa vị. Ý còn lại dựa vào văn, theo đó có thể biết.
Văn thứ hai là kệ tụng, có hai: Một có mười câu phân rõ về ý tụng; hai là chính thức tụng. Trong đó có mười kệ rưỡi, tổng quát tụng về mười pháp môn trên đây. Trong đó có ba: Một có sáu kệ chính thức kết luận về nghĩa trước, hai có ba kệ rưỡi trình bày về phạm vi tiến vào của Tín, ba có một kệ kết luận về nguyên cớ thành tựu lợi ích.
Trong phần một có sáu kệ: Một kệ đầu là quyến thuộc thanh tịnh, một kệ tiếp là thuyết pháp thanh tịnh, một kệ tiếp là hiển bày hạnh thanh tịnh, một kệ tiếp là chúng vân tập thanh tịnh, một kệ tiếp là hiển bày lý thanh tịnh, một kệ tiếp là soi chiếu rõ ràng thanh tịnh.
Trong phần hai có ba: Một kệ đầu là tổng quát, một kệ rưỡi tiếp là giải thích, một kệ tiếp là phân rõ nguyên cớ, có thể biết.
Hỏi: Vì sao Phổ Hiền trở lại đối chiếu rõ ràng?
Đáp: Người ở quả vị nhập Định hiển bày về pháp là chân thật; nếu người ở nhân vị không chứng được, thì người cùng tu không tiến lên; Phổ Hiền là người ở nhân vị, đối chiếu rõ ràng để dẫn dắt người mới học hướng vào mà thôi. Đây là dựa theo Thể tiến vào. Nếu lúc dựa theo Dụng, thì trở lại đưa ra Dụng để hiển bày về Thể.
Trong phần Chánh thuyết thứ hai, có hai: Một là trình bày Như Lai Đại Bi nhiếp hóa làm cho người tu hành tiến vào pháp giới, tức là Thể của Chánh thuyết; hai từ “Nhĩ thời Văn Thù Sư-lợi đồng tử…” trở xuống là mở rộng dựa theo Thiện hữu, trình bày về phép tắc nghi thức tiến vào.
Hỏi: Vì sao gia hộ tiến vào pháp giới, không dựa vào phần vị đạt được?
Đáp: Lý thật sự cần phải có hai lực Tự-tha, nay tạm thời dựa vào một tướng, Tự lực dựa vào phần vị, Tha lực là sự gia hộ của Phật.
Cũng có thể một là phân rõ dựa vào Tam-muội đạt được đức của Tự lợi, hai từ “Bỉ chư Bồ-tát…” trở xuống là thành tựu đức của Lợi tha, ba từ “Nhĩ thời Văn Thù đồng tử…” trở xuống là phân rõ về hành tướng Lợi tha.
Văn phần một có hai: Một, trình bày về Phật nhập Định, thâu nhiếp người tiến vào pháp giới, có bốn có thể biết. Hai, từ “Nhĩ thời Kỳ lâm đại chúng…” trở xuống trình bày về các Bồ-tát nhờ ánh sáng tiến vào pháp, văn này có sáu:
- Nhắc lại người tiến vào.
- Từ “Tất kiến nhất thiết…” trở xuống là được ánh sáng thâu nhiếp lợi ích.
- Từ “Như thử gian Như Lai…” trở xuống là kết hội bình đẳng, có hai có thể biết.
- Từ “Nhi bất hoại tam thế…” trở xuống là phân rõ về công dụng lợi ích của thấy, có sáu câu có thể biết.
- Từ “Kỳ hữu chúng sinh…” trở xuống là phân rõ về nguyên cớ đạt được lợi ích, có năm câu
- Từ “Đãi đắc Như Lai…” trở xuống là mở rộng trình bày về tướng của lợi ích.
Trong phần hai là thâu nhiếp lợi ích, có ba: Một, phân rõ hiển bày về khí thế gian thâu nhiếp lợi ích; hai, từ “Chư Đại Bồ-tát hiện tọa…” trở xuống là trí Chánh giác tự tại thâu nhiếp lợi ích; ba, từ “Hoặc kiến tại Thiên…” trở xuống là chúng sinh thế gian thâu nhiếp lợi ích. Văn này có hai: Một là phân rõ về nơi chốn, hai từ “Hiện chủng chủng…” trở xuống là trình bày rõ ràng về thân tướng, cũng có thể chỉ là mười thân của trí Chánh giác. Nếu dựa vào văn kết luận sau, thì chỉ là quốc độ thế gian và chúng sinh thế gian.
Văn phần sáu là mở rộng về tướng của lợi ích, có hai: Một, đạt được hành Tự lợi; hai, từ “Thời bỉ chư Bồ-tát…” trở xuống là trình bày về đức Lợi tha. Văn phần một có hai: Một là nêu ra đức, hai từ “Nhĩ thời Văn Thù…” trở xuống là nói kệ ca ngợi.
Văn phần một có ba: 1) Nêu ra Thể của thân và tòa ngồi; 2) Từ “Hiển Đại tự tại…” trở xuống là trình bày về đức dụng của chỗ ngồi và thân; 3) Từ “Nhĩ thời bỉ chư Bồ-tát thâm nhập…” trở xuống là đã có bên trong giúp đỡ bên ngoài hiển bày tướng của lợi ích, tùy theo phần Lợi tha.
Văn phần một có hai: a) Nêu ra đức thành tựu thân; b) Từ “Bỉ Sư tử tòa…” trở xuống là trình bày ca ngợi về đức hiện rõ chỗ ngồi.
Văn phần a có bốn: a1) Tổng quát đưa ra Thể đức của Tam-muội; a2) Thứ tự nêu ra mười môn lấy làm đức dụng, tức là mười môn trên đây, văn này có hai có thể biết; a3) Từ “Sở vị chủng chủng…” trở xuống là phân rõ về chỗ dựa của đức; a) Từ “Đắc thâm nhập Bồ-tát Tammuội môn…” trở xuống là mở rộng phân rõ về Tam-muội môn trên đây. Cũng chính là pháp đã thành tựu, cũng có thể toàn bộ mười một môn trên đây đều là Công đức môn, phần này có ba: Đầu là tổng quát, tiếp là riêng biệt, sau là dùng mở rộng để hiển bày tóm lược. Trong phần tiếp là riêng biệt tóm lược trình bày một trăm câu về Tam-muội môn. Trong phần sau là mở rộng, có hai: Trước là kết luận thành tựu mở rộng giải thích, tiếp từ “Nhập Như Lai hải…” trở xuống là kết luận về phạm vi của quán, chứng hành trọn vẹn đầy đủ, văn này có hai có thể biết. Trong này, pháp môn Định Tam-muội đều gồm chung một Bộ làm chỗ dựa phát khởi của pháp, phạm vi của tất cả Giải-Hạnh đều dựa theo đây suy nghĩ mà thâu nhiếp. Trong phần b là hiện rõ chỗ ngồi, có hai có thể biết.
Phần hai trình bày về lợi ích đức dụng của chỗ ngồi và thân, có hai: a) Phân rõ về tướng; b) Từ “Như thị đẳng…” trở xuống là kết luận thành tựu đức tướng ca ngợi không thể nào hết được.
Văn phần a có ba: a1) Mười ba câu là đức của hành Tự lợi; a2) Từ “An trú trang nghiêm…” trở xuống là năm mươi bảy câu về hành Lợi tha; a3) Từ “Quyết liễu Như Lai…” trở xuống là hai mươi câu về hành Tự-tha đầy đủ có thể biết.
Phần ba là tướng của lợi ích bên ngoài, có ba: a) Thiết lập, b) Giải thích, c) Kết luận.
Văn phần hai là Văn Thù nói kệ ca ngợi Kỳ lâm hiển bày về chứng chân thật, cho nên Văn Thù nói là làm sáng tỏ về chứng Tuệ thanh tịnh. Sở dĩ không thuộc về Lợi tha, bởi vì sau khi nói làm sáng tỏ Lợi tha, phương tiện vốn khởi lên sau khi nói. Trong mười ba kệ rưỡi: Một là mười hai kệ riêng biệt ca ngợi về Phật và Kỳ lâm, tức là quả; hai từ “Phổ Hiền đẳng Phật tử…” trở xuống là tổng quát kết luận về khắp nơi quy tụ trang nghiêm, tức là nhân.
Trong phần hai là đức Lợi tha, có ba: Một, phân rõ về quả đức được lợi ích; hai, từ “Bỉ chư Bồ-tát…” trở xuống là Thể của hành Lợi tha; ba, từ “Tùy kỳ sở ứng…” trở xuống là phân rõ đối với duyên nhiếp hóa.
Trong phần ba là đối với duyên nhiếp hóa này, có bốn: Một là phân rõ về căn cơ-khí chất, cũng có thể là cơ duyên phỏng theo nhau; hai là trình bày về lợi ích Đồng sinh; ba từ “Hiện bất khả thuyết…” trở xuống là phân rõ về hiện bày pháp môn được lợi ích; bốn từ “Hoặc hiện Thiên cung…” trở xuống là trình bày về hiện tại nhiếp hóa ba thế gian.
Trong phần ba là hiện bày pháp môn, có ba: 1) Hiện bày các môn vui mừng-chán ngán như Vô thường…; 2) Từ “Vị nhất thiết chúng sinh…” trở xuống là phân rõ về hạnh môn mười Độ; 3) Từ “Dĩ như thị…” trở xuống là kết luận.
Trong phần hai là mười Độ: Sáu Độ đầu có thể biết; trong bốn Độ sau vì mỗi một thân là Phương tiện độ, từ “Tất năng cúng dường…” trở xuống là Nguyện độ, từ “Tất năng hiển hiện…” trở xuống là Lực độ, từ “Tri nhất thiết…” trở xuống là Trí độ; sau là kết luận về pháp giới không phải là một.
Phần bốn là ba thế gian, có bốn: 1) Hiện rõ khí thế gian; 2) Từ “Hoặc danh hiệu…” trở xuống là hiện rõ trí Chánh giác; 3) Từ “Hoặc hiện Thanh văn…” trở xuống là hiện rõ chúng sinh thế gian; ) Từ “Hoặc hiện chủng chủng Sắc thân…” trở xuống là đối với ba thế gian khởi lên tác dụng phương tiện. Văn còn lại có thể biết.
Từ “Nhĩ thời Văn Thù Sư-lợi đồng tử…” trở xuống là phần hai dựa vào Thiện hữu ấy phân rõ về phép tắc nghi thức tu tập tiến vào. Đây là hướng đến cơ phân rõ về quy phạm; nếu hướng đến Tự hành của tri thức thì trước đây dựa vào người ở quả vị đạt được pháp, nay đối với căn cơ khí chất khởi lên tác dụng.
Nay sơ lược chọn lấy trên dưới của kinh này có năm tướng không giống nhau, giữ năm tướng này để phân tích về văn này. Thế nào là năm tướng? Đó là: 1) Tướng hiển bày phần vị tu hành; 2) Tướng hội tụ duyên tiến vào thật; 3) Tướng thâu nhiếp đức thành tựu nhân; ) Tướng trí soi chiếu không hai; 5) Tướng hiển bày nhân rộng lớn.
Nay ý trong này lấy đức để làm sáng tỏ về người, bởi vì người dẫn dắt người tu hành tiến vào pháp giới. Mở rộng nghiệm xét về các giáo có hai tri thức: Một là người, hai là pháp. Phạm vi có ba: Một, đầu tiên là con người, giáo là giải thích về ngôn từ, xứ là môn phương tiện, con người là mục đích, hỏi đáp… làm sáng tỏ về đức. Hai, nếu như pháp, thì ngôn từ là giải thích về giáo, chung-riêng giống-khác… là quán môn, Trí nhãn đã đạt được là mục đích, thông suốt rõ ràng… là đức. Ba, con người và pháp hợp lại trình bày thì quán và giáo là giải thích, chỗ thấy và con người là phương tiện, đạt được pháp là mục đích của thấy, nói về nhân xưa kia và tôn sùng kính trọng… là đức. Rộng ra như chương riêng biệt.
Dựa theo thời gian và phần vị đều khác biệt, con người có năm trong bốn loại ấy, Văn Thù lặp lại điều ấy. Nay nhờ vào pháp tướng hiển bày, cho nên có bấy nhiêu. Nếu dựa theo Chánh-Trợ thì có một trăm mười, nếu dựa theo Thật hạnh thì có ba ngàn Đại thiên vi trần… Sở dĩ Thật hạnh dựa theo ba ngàn Đại thiên vi trần…, là bởi vì muốn trình bày kèm thêm, cho nên dẫn ra căn cơ khác biệt của Tam thừa. Nếu dựa vào Nhất thừa thì không chỉ có bấy nhiêu mà thôi…
Văn này phân ra có năm: Một, bốn mươi mốt người hiển bày về tướng của phần vị tu hành; hai, Ma-da một người là tướng hội tụ duyên tiến vào thật; ba, Di-lặc một người là tướng thâu nhiếp đức thành tựu nhân, bởi vì hành hợp với lý thành tựu Chánh nhân; bốn, trùng hội Văn Thù một người là dựa vào trí soi chiếu không có hai tướng; năm, Phổ Hiền một người là dựa vào tướng hiển bày nhân rộng lớn. Hai người sau nói về nhân thù thắng. Nay dựa theo ý này, nếu tách biệt thì mỗi một phần vị đều khác nhau, nếu gồm chung thì mỗi một công hạnh đều có. Phần vị tức là Tướng, gồm chung tức là Thể.
Phần một trong bốn mươi mốt người: Đầu tiên một người dựa vào
mười Tín, tiếp theo mười người dựa vào mười Trú, tiếp theo mười người dựa vào mười Hạnh, tiếp theo mười người dựa vào mười Hồi Hướng, tiếp theo mười người dựa vào mười Địa. Sở dĩ Văn Thù là thứ nhất, bởi vì ánh sáng trí tuệ dẫn dắt.
Nay dùng năm môn để phân tích:
Một, trình bày về Tăng-tục đều khác nhau: Nếu dựa theo hành tướng thì đều khác biệt chứ không giống nhau. Nếu tổng quát dựa theo tướng thì có mười sáu loại: 1) Bồ-tát; 2) Tỳ-kheo; 3) Tỳ-kheo Ni; ) Trưởng giả; 5) Ưu-bà-di; ) Đồng nam; 7) Đồng nữ; ) Trời; 9) Ngoại đạo; 10) Thầy thuốc; 11) Thuyền trưởng; 12) Bà-la-môn; 13) Vua; 1) Tiên nhân; 15) Mẹ; 1) Phụ nữ.
Hai, trình bày về đồ chúng tu tập tiến vào: Chỉ riêng lúc đầu Văn Thù vốn có các chúng, tiếp theo về sau chỉ có một người.
Ba, phân rõ đến và không đến khác nhau: Đầu tiên Văn Thù đến nơi Thiện Tài, muốn trình bày về sơ cơ không thỉnh mà tự đến, bốn mươi hai vị còn lại trình bày về Thiện Tài đi đến nơi họ, vì căn tánh thù thắng; tiếp đến có Ma-da và Phổ Hiền là hai người, không đi không đến, vì Ma-da là tướng hội tụ, Phổ Hiền là tướng rộng lớn.
Bốn, ca ngợi phát tâm chứ không ca ngợi khác biệt: Đầu là Văn Thù, sau là Phổ Hiền. Văn Thù ở đây không ca ngợi phát tâm, ý có thể biết, cũng có thể ở đây cũng không nhất định trong các tri thức có người không ca ngợi.
Năm, kết thúc quy về có-không: Bốn mươi bốn vị còn lại không có kết thúc quy về, bởi vì hiển bày giáo hóa chưa đến cùng; Phổ Hiền có kết thúc quy về, bởi vì trình bày phần vị giáo hóa đầy đủ. Sở dĩ không hiện rõ phần vị Phật giáo hóa, là bởi vì biểu hiện đến quả vị lìa tướng. Đây là dựa theo Tự hành đã thành tựu. Nếu hướng về cảnh duyên vào thì như trước có thể biết mà thôi.
Vị tri thức thứ nhất này là Bồ-tát tên gọi Văn Thù tiến vào pháp môn Bồ-đề tâm. Thứ nhất là Văn Thù, văn có ba: Một, trình bày về Văn Thù và quyến thuộc từ giã rút lui đi về phương Nam để mà hóa duyên, sở dĩ từ giã thuận theo Phật ra đi là bởi vì trình bày về quả Bi che phủ phía dưới. Hai, từ “Nhĩ thời Tôn giả Xá-lợi-phất…” trở xuống là đối với duyên nhiếp hóa. Ba, từ “Nhĩ thời Văn Thù tri Thiện Tài…” trở xuống là trình bày về phần vị của mình đầy đủ tiến vào cảnh giới thù thắng. Văn phần một có bốn có thể biết.
Văn phần hai là nhiếp hóa, có ba: Một là giáo hóa dẫn dắt Thanh văn, tức là rời bỏ Tiểu tiến vào Đại; hai từ “Nhĩ thời Văn Thù Bồ-tát kiến lập…” trở xuống là thâu nhiếp các chúng loài rồng; ba từ “Thời Giác thành nhân văn…” trở xuống là thâu nhiếp giáo hóa mọi người.
Văn phần một có bốn: 1) Xá-lợi-phất là biểu thị cho trí thuận theo giáo hóa; 2) Từ “Thử lục thiên Tỳ-kheo…” trở xuống là biểu thị cho căn cơ đã thâu nhiếp; 3) Từ “Nhĩ thời Tôn giả Xá-lợi-phất…” trở xuống là trình bày về nhìn thấy tướng hồi tâm; ) Từ “Thời chư Tỳ-kheo bạch Tôn giả…” trở xuống là mong cầu đi vào thắng tiến. Văn phần 1 có hai có thể biết. Văn phần hai là căn cơ có năm có thể biết.
Văn phần ba là nhìn thấy tướng phát tâm, có ba: a) Nhận biết Đại chúng; b) Chỉ rõ tướng của sự việc ấy; c-Từ “Nhĩ thời Tôn giả tán thuyết…” trở xuống là trình bày về thuận theo giáo hóa được lợi ích.
Văn phần b là chỉ rõ tướng, có hai: b1) Chỉ rõ lực công đức của mình; b2) Từ “Hải trí nãi chí nhất thiết Như Lai…” trở xuống là phân rõ về sự gia trì của bậc Thượng nhân.
Văn phần bốn là mong cầu đi vào thắng tiến, có năm: a) Thấy thù thắng mong cầu tiến vào, có hai có thể biết; b) Từ “Văn Thù hiện Tượng vương hồi…” trở xuống là duyên khí tương ưng trong thắng tiến, có ba có thể biết; c) Từ “Nhĩ thời Văn Thù cáo chư Tỳ-kheo…” trở xuống là trình bày về đối với cơ trao cho pháp hành của mười Tín; d) Từ “Bỉ chư Tỳ-kheo…” trở xuống là nghe pháp được lợi ích; e) Từ “Nhĩ thời Văn Thù khuyến chư Tỳ kheo…” trở xuống là chỉ ra giáo thuộc Giải-Hạnh to lớn, có hai: e1) Tổng quát khiến cho đạt được hạnh và phần vị của Phổ Hiền; e2) Từ “Bỉ chư…” trở xuống là riêng biệt phân rõ có thể biết.
Văn phần c là trao cho pháp, có ba: c1) Đưa ra lợi ích khai mở mười số thiết lập tông chỉ; c2) Từ “Hà đẳng…” trở xuống là riêng biệt giải thích; c3) Từ “Nhược thiện nam tử…” trở xuống là đưa ra lợi ích khuyến khích tu tập mà thôi.
Văn phần d là nghe pháp được lợi ích, có ba: d1) Tổng quát đạt được môn Tam-muội; d2) Từ “Tất kiến…” trở xuống là dựa vào Định mà hiện bày sự việc; d3) Từ “Đắc thử Tam-muội…” trở xuống là mở rộng phân rõ về lợi ích.
Trong phần d2 do Định mà hiện bày sự việc, có ba: d2a) Thấy YChánh của Phật; d2b) Thấy Phật Chuyển pháp luân; d2c) Từ “Hựu năng tri bỉ…” trở xuống là thấy biết về sự việc sai biệt của quả đức ba đời. Đây đều là do văn hạn hẹp, không có thể theo thứ tự, có thể biết.
Văn phần hai là thâu nhiếp các chúng loài rồng, trong đó có bốn: 1) Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; 2) Trình bày về nơi chốn thù thắng; 3) Thuyết pháp; ) Đến với cơ nhiếp hóa có thể biết.
Văn phần ba là thâu nhiếp Thiện Tài, có ba: 1) Người ở thành Giác nghe đi đến hóa độ; 2) Nêu ra số người, bốn chúng tức là bốn; 3) Từ “Nhĩ thời Văn Thù tri chúng tập…” trở xuống là trình bày đối với cơ trao cho thuốc.
Văn này có hai: a) Tổng quát khiến cho sinh Tín; b) Từ “Quán sát Thiện Tài…” trở xuống là riêng biệt thuộc về cơ thù thắng. Văn này có hai: b1) Ca ngợi về đức; b2) Từ “Văn Thù Bồ-tát…” trở xuống là thuyết giảng về Phật pháp thắng tiến, văn có hai có thể biết. Văn phần b1 có hai: Đầu là hỏi; sau là đáp. Văn đáp có hai: Một là ca ngợi hiển bày về đức, hai từ “Thử Thiện Tài giả…” trở xuống là ca ngợi hành đức của quá khứ.
Văn phần ba là tiến lên mong cầu cảnh giới thù thắng, có ba: 1) Văn Thù đi về phương Nam dẫn dắt sinh ra mong muốn thù thắng; 2) Từ “Thiện Tài tùy tùng Văn Thù…” trở xuống là trình bày về nguyện mong cầu tiến; 3) Từ “Nhĩ thời Văn Thù như Tượng vương hồi…” trở xuống là hướng đến mong muốn khen ngợi chỉ dạy khiến cho tiến vào phần vị thù thắng, lúc này hãy còn ở trong mười Tín.
Văn phần hai là nguyện mong cầu tiến, có hai: a) Một ít trường hàng nhắc lại phần trước sinh khởi phần sau; b) Chính thức kệ tụng. Văn tụng có ba mươi bốn kệ, có hai: Một là bốn kệ trình bày về mê lạc từ vô thỉ đến nay, hai có ba mươi kệ thỉnh cầu rủ lòng cứu giúp. Văn phần một có hai: Hai kệ đầu phân rõ về Thể của Hoặc, hai kệ sau trình bày về sai lầm. Trong ba mươi kệ sau tức là ba mươi sự việc, trong đó đều có hai: Ba câu đầu ca ngợi về đức, một câu sau thỉnh cầu dẫn dắt.
Trong phần ba là hướng đến mong muốn khen ngợi chỉ dạy, có hai: a) Trường hàng; b) Kệ tụng. Văn trường hàng có hai: Đầu là khen ngợi, tiếp từ “Thị cố…” trở xuống là chỉ dạy. Văn đầu có ba, văn thứ hai có hai có thể biết. Trong phần b là kệ tụng, có hai: Đầu là trường hàng sinh khởi, sau là kệ tụng. Tụng có mười kệ phân làm năm: Hai kệ đầu chính thức khen ngợi Thiện Tài có thể có Đại tâm, tiếp một kệ nêu ra Bồ-tát khác để hiển bày thành tựu, tiếp một kệ trở lại tổng quát khen ngợi Thiện Tài, tiếp năm kệ đưa ra năm nghĩa khen ngợi về đức của Thiện Tài, tiếp một kệ đưa ra lợi ích để khen ngợi.
Từ đây trở xuống là tiến vào phần vị mười Trú, toàn bộ đưa ra ba môn để phân tích, một phương vốn có mở rộng và hạn chế thuận theo nhân quả.
Một, Văn Thù có Đông-có Nam, tiếp đến hai mươi bảy vị như Công Đức Vân… và thứ hai mươi chín là Đại Thiên cho đến Di-lặc là hai mươi chín người đều nói Nam phương; Hồi Hướng thứ tám nói là Đông phương, Hồi Hướng thứ mười và mười Địa không nói Nam phương, tất cả đều có nơi chốn khác nhau. Sau Ma-da, Văn Thù có chỉ rõ-không có phương hướng, Phổ Hiền không có chỉ rõ-không có phương hướng. Sở dĩ như vậy là bởi vì Nam dùng để biểu thị cho Chánh, Đông là biểu thị cho phát sinh Giác ngộ. Văn Thù về trước là Sơ Tín giác ngộ về lý cho nên có Đông, thắng tiến thuận với Chánh cho nên có Nam; tiếp đến hai mươi tám vị như Công Đức Vân… biểu thị chưa chứng lý, bởi vì từ xa có tương ưng cho nên nói là Nam; tiếp theo mười một vị đạt được lý và hợp với hành tướng cho nên biểu thị tùy duyên hiện bày; tiếp theo một vị là tướng hội tụ tiến vào thật, cho nên không nói đến phương hướng; tất cả đều đối với tướng phương tiện cho nên chỉ ra. Tiếp theo một vị biểu thị kết thúc phần vị của nhân thuận với quả, cho nên chỉ rõ là Nam. Tiếp theo một vị biểu thị về cảnh của trí thù thắng cho nên chỉ ra, lìa chấp thủ cho nên không có phương hướng. Tiếp theo một vị là Đại cho nên không thể nào chỉ ra, cùng khắp cho nên không thể nào hạn chế trong phương hướng.
Hai, phân rõ về tướng chỉ dạy hỏi han, trừ bỏ giã từ, đạt được rời bỏ, tu tập hiểu rõ, tiến lên trên cao. Không loại trừ là nghĩa về lợi ích nhỏ bé, lại làm sáng tỏ chỉ có mình là thiện, có lỗi lầm như vậy. Thiện Tài không giã từ tức là mất đi vẻ đẹp tiến lên trên cao nghe điều khác lạ. Ban đầu Văn Thù tự đến, bởi vì không có người chỉ dạy hỏi han, cũng không có người giã từ hướng về; trong Phổ Hiền cũng không có người giã từ hướng về, ý có thể biết.
Ba, phân rõ về phần lượng sâu cạn, mở rộng và không mở rộng khác nhau. Bốn mươi mốt vị trước đều có kết thúc-có mở rộng, Di-lặc về sau đều không có kết thúc-không có mở rộng, ý có thể biết. Ngay trong mỗi một tri thức, hiển bày về pháp có nhiều môn không nhất định, đối chiếu với văn là biết.
Nay ở đây là mười Tri thức đang ở phần vị Thập Trú.
Tri thức thứ nhất là Tỳ-kheo Công Đức Vân đang ở phần vị Phát Tâm Trú (Trú thứ nhất), tiến vào Tam-muội Phổ Hiền Quang Minh Quán Sát Chánh Niệm Chư Phật, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy thắng tiến, tức là Văn tuệ; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào, tức là Tư tuệ; ba từ “Thời bỉ Tỳ-kheo…” trở xuống là đạt được pháp ấy cho nên gọi là chứng pháp giới, tức là Tu tuệ. Trong này, nơi chốn và tên người… đều thuận theo nghĩa tướng của phần vị lúc ấy mà được tên gọi, đến văn thích hợp tùy theo nghĩa làm mất dần đi.
Văn phần một có bốn: Một, nơi chốn như Nam phương…; hai, từ “Hữu nhất Tỳ-kheo…” trở xuống là tên người; ba, từ “Nhữ nghệ bỉ vấn…” trở xuống là chỉ dạy đạt được; bốn, từ “Bỉ Tỳ-kheo…” trở xuống là ca ngợi về đức. Đây là bắt đầu giải thoát (xuất ly) cho nên hiện bày hình tướng Tỳ-kheo.
Văn phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có sáu: Một, giã từ đi đến; hai, chính thức hướng đến cảnh thù thắng; ba, từ “Ư bỉ sơn trung…” trở xuống là theo lời dạy chọn lựa; bốn, từ “Kiến bỉ…” trở xuống là theo lời dạy thấy lý đạt được cảnh tương tự; năm, từ “Trì nghệ…” trở xuống là dựa vào mong cầu tiến vào phân rõ nghi thức cung kính; sáu, thưa hỏi.
Văn phần ba là chính thức tiến vào pháp giới, văn này trên dưới có bốn loại Chứng: Một, A-hàm dựa theo phần vị mà Chứng; hai, Giải thoát mà Chứng; ba, Chính thức mà Chứng; bốn, quả trên gia hộ cho dưới mà Chứng. Lại có mười loại Chứng Nhập, nói như phẩm Ly Thế Gian, suy nghĩ có thể hiểu.
Trong văn có ba: 1) Tổng quát khen ngợi về người chủ động hỏi; 2) Từ “Ngã ư giải thoát lực…” trở xuống là nói về pháp môn đã đạt được thuộc Tự phần; 3) Từ “Khởi năng liễu…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Văn phần một có hai: a) Tổng quát; b) Từ “Như thị sự…” trở xuống là riêng biệt khen ngợi về người chủ động hỏi. Trong phần riêng biệt có chín câu, câu thứ nhất ở đây tức là câu thứ ba của phần chỉ dạy hỏi han ở trên, câu thứ hai ở đây tức là câu thứ hai ở trên, câu thứ ba ở đây tức là câu thứ năm ở trên, câu thứ tư ở đây tức là câu thứ sáu ở trên, câu thứ năm ở đây tức là câu thứ mười ở trên, câu thứ sáu ở đây tức là câu thứ tư ở trên, câu thứ bảy ở đây tức là câu thứ tám ở trên, câu thứ tám ở đây tức là câu thứ chín ở trên, câu thứ chín ở đây tức là câu thứ bảy ở trên. Chín câu này khen ngợi chung về phần tổng quát trên đây mà thôi.
Trong văn phần hai là nói về Tự phần, có ba: a) Phân rõ về Thể của pháp môn; b) Từ “Hoặc kiến Đông phương…” trở xuống là phân rõ về tướng Dụng của pháp môn, có bốn có thể biết; c-Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về phạm vi của Tự phần. Văn phần a có bốn: a1) Tổng quát phân rõ về Thể; a2) Từ “Đãi đắc…” trở xuống là trình bày có sự thành tựu; a3) Từ “Phổ chiếu…” trở xuống là phân rõ về tướng của lợi ích; a) Từ “Nhất thiết Phật hóa…” trở xuống là thành tựu phần trước phát khởi phần sau.
Văn phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ, có ba: a) Tổng quát về giã từ; b) Từ “Chư Đại Bồ-tát…” trở xuống là riêng biệt phân rõ về tướng thù thắng; c) Từ “Đắc hư không giới…” trở xuống là kết luận. Trong phần riêng biệt là hai mươi câu về Niệm Phật Tam-muội.
Hỏi: Tôn sùng ngưỡng mộ có nghĩa gì?
Đáp: Có hai nghĩa, một là trình bày về đức cao xa của phần vị khác, hai là dựa theo nơi khác hiển bày về phạm vi sâu rộng thuộc đức của mình mà thôi.
Tri thức thứ hai tức là Bồ-tát Trị Địa Trú (Trú thứ hai), Tỳ-kheo tên gọi Hải Vân, tiến vào pháp môn Phổ Hiền: Một là chỉ dạy khuyến khích tiến vào thù thắng, hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Nhĩ thời Hải Vân…” trở xuống là chứng pháp giới.
Văn phần một có bốn: Một, nêu rõ nơi chốn; hai, tên gọi con người; ba, chỉ dạy hỏi han; bốn, ca ngợi về đức.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có tám: Một, giã từ rút lui; hai, từ “Nam hành…” trở xuống là nghe theo tiến vào; ba, do niệm giữ gìn mà đạt được; bốn, nơi nương tựa là nước Hải Môn; năm, từ “Nghệ…” trở xuống là thấy tướng; sáu, từ “Đầu diện lễ…” trở xuống là tướng cung kính; bảy, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là giảng giải xong mà đạt được; tám, từ “Nhi vị tri…” trở xuống là thưa hỏi. Trong phần hỏi: Bảy câu đầu là hành thuộc Tự phần, năm câu tiếp là hành thuộc Lợi tha.
Ba từ “Cáo…” trở xuống là trong phần chính thức chứng pháp giới, có ba: Một, khen ngợi người chủ động thưa hỏi; hai, từ “Ngã trú thử…” trở xuống là nói về hành tướng của Tự phần; ba, từ “Khởi năng…” trở xuống là tôn kính ngưỡng mộ về đức thù thắng.
Văn phần một có hai: a) Tổng quát khen ngợi có ba có thể biết; b) Từ “Đắc Phổ Môn…” trở xuống là riêng biệt khen ngợi về đức của Thiện Tài, có hai: b1) Tự lợi; b2) Từ “Đại Bi cứu hộ nhất thiết…” trở xuống là Lợi tha, tướng còn lại có thể biết.
Trong phần hai là pháp môn của Tự phần, có bốn: a-Trình bày về nhân duyên đạt được pháp; b-Từ “Thời bỉ Như Lai…” trở xuống là quả đức thâu nhiếp lợi ích; c-Từ “Kỳ hữu thập phương…” trở xuống là trình bày về đức Lợi tha; d-Kết luận về tên gọi của pháp.
Văn phần a có năm: a1) Đích thực suy ngẫm có ba có thể biết, trong câu thứ hai một câu là tổng quát, mười câu là riêng biệt, riêng biệt ở đây tức là quay lại biển sự làm tướng của Thập Địa; a2) Từ “Tác thị niệm dĩ tức kiến…” trở xuống là thấy pháp môn duyên khởi; a3) Từ “Bách vạn A-tu-la…” trở xuống là hạnh bảo vệ bên ngoài (ngoại hộ); a) Từ “Bảo Hoa Phật…” trở xuống là nhân hạnh tập khởi; a5) Từ “Kiến bỉ hoa thượng…” trở xuống là thấy tướng thù thắng ấy. Trong phần bảo vệ bên ngoài có hai mươi câu, con người và vật báu là hai mà thôi. Trong phần thấy tướng thù thắng có hai mươi câu.
Trong phần b là quả đức thâu nhiếp: b1) Chính thức gia hộ thâu nhiếp. b2) Đạt được lợi ích, có ba: Một là ca ngợi về đức của kinh, hai là thọ trì, ba từ “Giả sử…” trở xuống là so sánh công đức mà thôi.
Văn phần ba là tôn kính ngưỡng mộ: a) Tổng quát; b) Vặn hỏi; c) Riêng biệt mở rộng phân rõ có thể biết.
Tri thức thứ ba là Bồ-tát Tu Hành Trú (Trú thứ ba), Tỳ-kheo tên gọi Thiện Trú, tiến vào pháp môn Bồ-tát Vô Ngại, khuyến khích chỉ dạy… có ba phần giống như trước.
Văn phần một có ba: Một, nêu rõ nơi chốn; hai, nêu rõ tên gọi con người; ba, chỉ dạy hỏi han.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, giã từ; hai, nghĩ đến pháp đã đạt được; ba, tiến vào phương tiện; bốn, theo lời dạy lựa chọn; năm, thấy biết về tướng của nghĩa; sáu, từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là nghi thức cung kính; bảy, hỏi và ca ngợi có hai có thể biết.
Ba là trong phần chứng nhập, có ba: Một, khen ngợi phát tâm; hai, từ “Ngã dĩ thành…” trở xuống là nói đã đạt được pháp của Tự phần; ba, từ “Vân hà năng thuyết…” trở xuống là mở rộng thù thắng.
Trong phần hai là nói về Tự phần, có bốn: a) Phân rõ về Thể của pháp; b) Từ “Ngã đắc thử thần thông biến…” trở xuống là phân rõ về tác dụng của pháp ấy, có ba có thể biết; c) Từ “Nhược hữu chúng sinh…” trở xuống là trình bày về hạnh nhiếp hóa; d) Từ “Ngã duy tri thử…” trở xuống là kết luận về phạm vi.
Phần a là pháp môn, có ba: a1) Phân rõ về Thể; a2) Từ “Ngã dĩ tu tập nãi chí đắc tuệ quang…” trở xuống là phân rõ về đức; a3) Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là phân rõ về thành tựu. Trong phần ba là mở rộng thù thắng: Một là hai mươi câu phân rõ về đức; hai từ “Bồ-tát hữu như thị đẳng…” trở xuống là dùng tóm lược để làm rõ về mở rộng.
Tri thức thứ tư là Bồ-tát Sinh Quý Trú (Trú thứ tư), Lương y tên gọi Di-già, tiến vào pháp môn Sở Ngôn Bất Hư: Một là chỉ dạy khuyến khích; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Lương y…” trở xuống là chính thức tiến vào Chứng.
Văn phần một có ba: Không có sự ca ngợi về đức. Hai là trong
phần theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, giã từ tiến lên; hai, từ “Nhĩ thời nhất tâm…” trở xuống là nghĩ đến pháp môn trước đây khiến cho thành tựu đầy đủ; ba, từ “Tiệm chí…” trở xuống là tiến lên hướng về phần thù thắng; bốn, từ “Nhập Chúc Dược thành…” trở xuống là theo lời dạy lựa chọn; năm, thấy tướng; sáu, nghi thức cung kính; bảy, thưa hỏi, có hai có thể biết.
Ba là trong phần chính thức tiến vào, có ba: Một, khen ngợi phát tâm; hai, từ “Nhĩ thời Lương y xưng dương…” trở xuống là nói về pháp của Tự phần; ba, từ “Vân hà năng thuyết…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ về phần thù thắng.
Văn phần một có năm: a) Xét kỹ về phát tâm; b) Trình bày về trả lời; c) Lễ bái cúng dường; d) Từ “Kính trọng…” trở xuống là ca ngợi công đức phát tâm; e) Từ “Đương tri Bồ-tát…” trở xuống là gồm chung ca ngợi về đức giáo hóa của Bồ-tát.
Trong phần d là mở rộng ca ngợi về phát tâm, có bốn: d1) Tổng quát ca ngợi; d2) Từ “Thiện nam tử nhược hữu…” trở xuống là gồm chung ca ngợi về công năng phát tâm; d3) Phật và Bồ-tát gia hộ, chư Thiên đều cúng dường; d) Từ “Bỉ vi an úy…” trở xuống là phân rõ về ý hộ niệm.
Trong phần hai là nói về pháp của Tự phần, có bốn: a) Trình bày về miệng phát ra ánh sáng quy tụ chúng; b) Từ “Thời bỉ Lương y…” trở xuống là mở rộng phân rõ về pháp môn trí tuệ; c) Từ “Sở ưng tác dĩ…” trở xuống là thâu nhiếp nghi thức quy về nguồn gốc, có ba: c1) Quy về, c2) Nói về tên gọi của pháp môn; c3) Trình bày về đức dụng; d) Trong phần kết luận tôn sùng ngưỡng mộ, có hai: d1) Tổng quát; d2) Từ “Bỉ chư…” trở xuống là riêng biệt.
Tri thức thứ năm là Bồ-tát Phương Tiện Cụ Túc Trú (Trú thứ năm), Trưởng giả tên gọi Giải Thoát, tiến vào pháp môn Như Lai Nhất Thiết Vô Ngại Trang Nghiêm, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Thời Giải Thoát Trưởng giả…” trở xuống là phân rõ chính thức Chứng pháp giới.
Văn phần một có ba: Một là nêu rõ nơi chốn; hai là nêu rõ tên gọi; ba là khuyến khích chỉ dạy hỏi han.
Hai là trong phần tiến vào, có tám: Một, tin đức mà giã từ đi đến; hai, nghĩ đến pháp môn trước đây; ba, từ “Như thị niệm…” trở xuống là tiến lên hướng về phương tiện; bốn, từ “Châu biến…” trở xuống là theo lời dạy lựa chọn; năm, thấy tướng; sáu, cung kính; bảy, nghĩ đến; tám, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là thưa hỏi.
Trong phần hỏi, có ba: a-Trình bày về mong muốn của mình; b-Từ “Bạch ngôn ngã văn Đại Thánh…” trở xuống là ca ngợi về đức; c-Từ “Duy nguyện dĩ…” trở xuống là chính thức thưa thỉnh.
Văn phần a có ba: a1) Mười lăm câu đầu là cầu pháp của quả; a2) Từ “Dục dữ nhất thiết…” trở xuống là mười bốn câu cầu pháp của nhân; a3) Từ “Dục mãn…” trở xuống là pháp đã tu hành của Tự phần.
Ba là trong phần chính thức Chứng, có hai: Một, nói về pháp đã đạt được của mình; hai, từ “Hà năng…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ.
Văn phần một có ba: a) Trình bày về pháp đạt được; b) Từ “Đắc thử pháp môn…” trở xuống là phân rõ về pháp môn đã hiện rõ sự việc; c) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận hiểu về phạm vi.
Văn phần a có ba: a1) Phân rõ về nhập Định và nhân duyên; a2) Từ “Nhập dĩ dĩ…” trở xuống là trình bày về công đức của Định; a3) Từ “Tùng khởi…” trở xuống là phân rõ về tên gọi của pháp môn.
Trong phần b là pháp môn đã hiện rõ sự việc, có hai: b1) Dựa theo Tự-tha đối lập với nhau; b2) Từ “Tri nhất thiết Phật cập dữ…” trở xuống là tâm-cảnh đối lập với nhau.
Văn phần b1 có hai: Đầu là tóm lược, sau là mở rộng, đều có ba có thể biết.
Trong phần b2 là tâm-cảnh, có hai: Đầu là dựa theo Chân, tiếp từ “Thiện nam tử đương tri…” trở xuống là dựa theo Tục, cũng đều có hai, trước là thiết lập, sau là khuyến khích có thể biết.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, đầu là tổng quát, tiếp là riêng biệt có thể biết.
Tri thức thứ sáu là Bồ-tát Chánh Tâm Trú Vị (Trú thứ sáu), Tỳkheo tên gọi Hải Tràng, tiến vào pháp môn Phổ Nhãn Xả Đắc, cũng gọi là Thanh Tịnh Quang Minh Bát-nhã Ba-la-mật Cảnh Giới, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba là Tam-muội Chánh thọ.
Văn phần một có ba: Một là nêu rõ nơi chốn; hai là nêu rõ tên gọi của người; ba là chỉ dạy hỏi han.
Hai là trong phần tiến vào, có năm: Một, nghi thức cung kính nghĩ đến đức; hai, nghĩ đến pháp môn trước đây, có hai có thể biết; ba, từ “Tiệm thú…” trở xuống là tiến lên hướng về phần thù thắng; bốn, thấy được phương tiện; năm, từ “Châu biến…” trở xuống là theo lời dạy lựa chọn.
Ba là trong phần chính thức Chứng, có hai: Một, trình bày về pháp của Tự phần; hai, từ “Vân hà năng thuyết…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ về phần thù thắng.
Văn phần một có năm: a) Nêu ra Thể của pháp môn; b) Từ “Thiện Tài thán vị tằng hữu…” trở xuống là ca ngợi về công đức; c) Từ “Thử Định danh hà đẳng…” trở xuống là hỏi về tên gọi của pháp môn, có hai văn hỏi-đáp, trong đáp có hai văn về danh nghĩa nhân quả; d) Từ “Duy hữu thử…” trở xuống là phân rõ về tác dụng của công đức, có hai có thể biết; e) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận.
Văn phần a có bốn: a1) Phân rõ về Thể của pháp môn; a2) Từ “Tùng kỳ túc dĩ…” trở xuống là trình bày về hiện thân thâu nhiếp, ánh sáng của thân có mười lăm chỗ thay đổi, các Như Lai ấy Phật trên đảnh mà thôi; a3) Từ “Thiện Tài nhất tâm…” trở xuống là phân rõ về nhiếp pháp tương ưng; a) Xả thuận theo Định phát khởi.
Trong phần b là ca ngợi công đức của Tam-muội, có hai: b1) Mười một câu đầu ca ngợi về đức của Định; b2) Từ “Đại Thánh nãi chí nhập thử Tam-muội…” trở xuống là ca ngợi tác dụng của Định ấy.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, đầu là tổng quát, tiếp là riêng biệt, sau là kết luận.
Hỏi: Bồ-tát đã có đầy đủ công đức đâu cần phải tôn sùng ngưỡng mộ?
Đáp: Điều này có hai ý, một là dựa vào phần vị không giống nhau, vì vậy cần phải tôn sùng; hai là dựa vào môn Tam-muội khác biệt, cho nên phát sinh mong muốn thù thắng.
Tri thức thứ bảy là Bồ-tát Bất Thối Trú (Trú thứ bảy), Ưu-bà-di tên gọi Hưu Xả, tiến vào pháp môn Ly Ưu An Ẩn Tràng, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức tiến vào.
Văn phần một có ba: Một là nêu rõ trú xứ; hai là nêu rõ tên gọi của người; ba là chỉ dạy hỏi han.
Hai là trong phần tiến vào Tín lượng, có tám: Một, đạt được lợi ích giã từ rút lui; hai, nghĩ đến pháp môn trước đây; ba, từ “Tiệm tiệm…” trở xuống là tiến lên hướng về phần vị thù thắng; bốn, đạt được tướng phương tiện; năm, từ “Kiến Phổ Trang Nghiêm viên…” trở xuống là thấy tướng, phần này có ba, một là thấy tướng thô của Y báo, hai từ “Nhĩ thời Hưu Xả…” trở xuống là thấy tướng vi tế của Chánh báo, ba từ “Kỳ hữu…” trở xuống là ca ngợi về đức; sáu, từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là xét kỹ về pháp có hai câu; bảy, từ “Vãng nghệ…” trở xuống là phân rõ về tướng cung kính; tám, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là thưa hỏi. Trong vườn có mười hai sự việc, như cây thẳng hàng…
Trong phần ba là chính thức Chứng nhập, có hai: Một, trình bày về pháp môn của Tự phần; hai, từ “Chư Đại Bồ-tát kỳ tâm như hải…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ về phần thù thắng.
Văn phần một có bốn: a) Phân rõ về tác dụng của pháp môn; b) Từ “Phát tâm vi cửu như…” trở xuống là hỏi về nhân duyên xa gần; c) Từ “Thử pháp danh hà đẳng…” trở xuống là hỏi về tên gọi có được, có hai câu; d) Kết luận.
Văn phần a có bốn: a1) Từ “Ngã duy thành…” là một câu trình bày về phạm vi của Chứng; a2) Từ “Nhược kiến văn…” trở xuống là trình bày về tác dụng lợi ích của công năng, có ba câu; a3) Từ “Đông phương…” trở xuống là phân rõ về quả đức của Phật lợi ích khắp mọi chúng sinh, có hai có thể biết; a) Từ “Ngã thử Đại chúng…” trở xuống là phân rõ về thành tựu hạnh quyến thuộc, có hai có thể biết.
Trong phần b là nhân duyên xa gần, có hai: b1) Hỏi đáp về nhân duyên đạt được pháp; b2) Từ “Cửu như đương thành…” trở xuống là hỏi đáp về thành Phật xa gần.
Trong phần đáp về xa gần, có ba: Đầu là trình bày về tu tập không dựa vào thời tiết, tiếp từ “Dục hóa nhất thiết…” trở xuống là tu tập hợp với pháp giới, sau là kết luận.
Trong phần đầu có mười bốn câu đều là phần hạn chế. Trong phần tiếp là tu tập hợp với pháp giới có mười ba câu.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, đầu là tổng quát đưa ra, tiếp là riêng biệt, sau là kết luận có thể biết.
Tri thức thứ tám là Bồ-tát Đồng Chân Trú (Trú thứ tám), Tiên nhân tên gọi Tỳ Mục Đa La, tiến vào pháp môn Bồ-tát Vô Hoại Tràng Trí Tuệ, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Thời bỉ Tiên nhân…” trở xuống là phân rõ về Hiện lượng Chứng.
Văn phần một có bốn: Một là nêu rõ nơi chốn; hai là nêu rõ tên gọi của người; ba từ “Thiện năng…” trở xuống là ca ngợi về đức; bốn từ “Nhữ nghệ…” trở xuống là chỉ dạy hỏi han.
Hai là trong phần theo sự chỉ dạy tiến vào, có tám: Một, phân rõ về cung kính giã từ rút lui; hai, nghĩ đến pháp môn trước đây, có nghĩa về giáo, phân làm hai có thể biết; ba, từ “Tiệm tiệm…” trở xuống là phân rõ phương tiện tiến lên hướng về; bốn, từ “Châu biến…” trở xuống là theo lời dạy lựa chọn; năm, thấy tướng thô của Y báo là vườn rừng; sáu, từ “Nhĩ thời kiến bỉ Tiên nhân…” trở xuống là thấy tướng vi tế của Chánh báo; bảy, từ “Vãng nghệ…” trở xuống là nghi thức cung kính, có ba có thể biết; tám, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là trình bày về thưa hỏi.
Trong phần ba là chính thức Chứng nhập, có ba: Một, ca ngợi về phát tâm; hai, trình bày về pháp môn của Tự phần; ba, tôn sùng ngưỡng mộ về phần thù thắng.
Phần một “Thời bỉ Tiên nhân…” là ca ngợi về công năng phát tâm. Trong văn này có ba: a) Mười câu đầu ca ngợi về đức Lợi tha của Thiện Tài; b) Từ “Đại chúng các trì…” trở xuống là Đại chúng rải hoa cúng dường ca ngợi Thiện Tài; c) Từ “Cáo Đại chúng…” trở xuống là kết luận ca ngợi công năng của phát tâm.
Văn phần hai là Tự phần, có bốn: a) Phân rõ về Thể của pháp môn; b) Từ “Thiện Tài bạch ngôn…” trở xuống là trình bày về phạm vi tác dụng tự tại của pháp môn, có hai văn hỏi đáp; c) Từ “Phóng Thiện Tài thủ…” trở xuống là trở về trú trong Tự phần có hai, đầu là buông ra, tiếp là hỏi đáp xét kỹ về pháp; d) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về tên gọi của pháp môn.
Phần b là phạm vi tự tại của pháp môn, trong phần đáp có ba: b1) Tay của tri thức gia hộ nhìn thấy cõi Phật ở mười phương, nghe pháp tu hành, có hai có thể biết; b2) Từ “Hoặc tự kiến…” trở xuống là thời tiết tu hành không giống nhau; b3) Từ “Thiện Tài vi vô hoại…” trở xuống là trình bày nhờ mười pháp soi chiếu đạt được mười Tam-muội.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ, có ba: Đầu là tổng quát đưa ra, tiếp là riêng biệt, sau từ “Ngã khởi năng…” trở xuống là kết luận.
Tri thức thứ chín là phần vị Bồ-tát Pháp Vương Tử Trú (Trú thứ chín), Bà-la-môn tên gọi Phương Tiện Mạng, tiến vào pháp môn Bồtát Vô Tận, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức tiến vào Chứng.
Văn phần một có ba: Một là nói về nơi chốn-tên gọi của người-chỉ dạy hỏi han…
Hai là trong phần tiến vào, có sáu: Một, giã từ tiến lên; hai, trình bày về nghĩ đến pháp môn đạt được trước đây; ba, trình bày về nơi đã đến; bốn, từ “Châu biến…” trở xuống là theo lời dạy lựa chọn; năm, cung kính lễ lạy, có hai có thể biết; sáu, trình bày về thưa hỏi.
Ba là trong phần tiến vào Chứng, có hai: Một, trình bày về pháp
môn của Tự phần; hai, từ “Minh tịnh Pháp Vương…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ.
Văn phần một có sáu: a) Nêu ra Tự phần hiện có pháp môn để khuyến khích tu hành; b) Từ “Thiện Tài tác thị niệm…” trở xuống là trình bày về đối với pháp sinh tâm nghi ngờ; c) Từ “Tác thị niệm thời…” trở xuống là chư Phật Bồ-tát đều gia hộ khuyến khích trừ bỏ nghi ngờ; d) Từ “Đồng tử văn kỳ đặc…” trở xuống là nghe pháp hoan hỷ hối lỗi trừ bỏ nghi ngờ; e) Từ “Đăng đao sơn…” trở xuống là như thuyết tu hành, có hai câu có thể biết; f) Từ “Ngã duy thành thử đẳng…” trở xuống là kết luận về tên gọi của pháp môn.
Trong phần b là sinh tâm nghi ngờ, có hai: b1) Mười hai câu đầu là sinh tâm nghi ngờ ở trong pháp của Tự phần; b2) Từ “Tương phi ma…” trở xuống là sinh tâm nghi ngờ trong pháp thuộc phần thù thắng.
Trong phần c là chư Phật Bồ-tát đều gia hộ khuyến khích, có ba:
c1) Hiện rõ trời cõi Sắc để khuyến khích; c2) Hiện rõ sáu trời ở cõi Dục cùng khuyến khích; c3) Hiện rõ tám bộ trời rồng để khuyến khích.
Khuyến khích trong phần c1 có ba: Một là tổng quát ngăn lại đừng nghi ngờ; hai từ “Thử thị Đại Thánh…” trở xuống là ca ngợi về đức; ba từ “Thời chư Thiên…” trở xuống là đưa ra lợi ích người khác để khuyến khích. Thiên là trời Sơ Thiền, Tự Tại là trời Sắc Cứu Cánh.
Phần d là hối lỗi, văn có ba: d1) Đối với Bà-la-môn khởi tâm Thiện tri thức; d2) Từ “Đầu diện…” trở xuống là trình bày về hối lỗi; d3) Bàla-môn nói kệ, vì tiếp nhận sự sám hối ấy mà giảng giải khuyên bảo. Trong kệ, một kệ đầu là khuyến khích thuận theo giáo trừ bỏ chướng ngại, một kệ tiếp là khuyến khích khiến cho thành tựu hạnh. Lại trong các Tri thức này, ba người là đạo hạnh trái ngược, một người là Phương Tiện Mạng hiện rõ tướng ngu si, Bà-tu-mật hiện rõ tướng tham lam, Mãn Túc Vương hiện rõ tướng sân hận.
Hỏi: Vì sao ở đây tăng thêm pháp khuyến khích?
Đáp: Hành tướng hạn chế bởi vì Vô ký, hai loại còn lại thì gồm chung cả hai, lại bởi vì thuộc về ban đầu.
Hỏi: Lại vì sao bước lên núi dao-nhảy vào đống lửa, là dựa theo thuận với tướng nào?
Đáp: Dựa theo Thật là pháp, đều biết rõ mở rộng thông suốt. Nếu hạn chế thì không phải là không có khác biệt. Vì sao? Bởi vì Thể của dao nối tiếp nhau tăng lên thành tác dụng của pháp Đoạn ấy, vốn có công năng của phá hủy; Thể của lửa không nối tiếp tăng lên thành tác dụng hiển bày về pháp Thường ấy, vốn có công năng soi chiếu. Điều này dựa vào lý nào? Như hai tên gọi có và không, nói về có thì có thể khiến cho lìa Đoạn, trở thành tác dụng hiểu biết về Diệu Thường; nói về không thì có thể khiến cho lìa có-không trở thành công năng chứng được Diệu vô tuyệt tướng. Lửa tức là tác dụng không có lý, tác dụng của hội tụ vọng soi chiếu huyền; dao tức là tác dụng có lý, hiểu rõ phá không thành tựu niềm tin vào thật đức. Do đó, có thì nghĩa phá tăng lên mà nghĩa thành thì giảm bớt, bởi vì thành tựu hiểu biết rõ ràng; không có thì nghĩa thành tăng lên, bởi vì hiển bày về chứng lý. Đây là nói như Khởi Tín Luận. Vả lại, nay xác định về Tông chỉ chọn lấy tướng giải thích, bởi vì dựa theo sự. Lại dựa theo tên gọi của Tam-muội đã đạt được thì nghĩa ấy cũng có thể hiểu mà thôi.
Lại hỏi: Vì sao núi dao cần phải rời bỏ sau khi đạt được pháp, lửa thì đạt được lúc có được lợi ích là thế nào?
Đáp: Bởi vì có Giáo Xả rồi mới thuận theo không có Giáo Tướng, tức là không trái ngược.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, có ba: Đầu là tổng quát, tiếp là riêng biệt phân rõ, sau là tổng quát kết luận.
Tri thức thứ mười là phần vị Bồ-tát Quán Đảnh Trú (Trú thứ mười), người nữ tên gọi Di-đa-la, tiến vào pháp môn Bát-nhã Ba-lamật Phổ Trang Nghiêm, có ba: Một là chỉ dạy hướng về; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức Chứng.
Văn phần một có ba: Một là nêu rõ nơi chốn-tên gọi của người-chỉ dạy hỏi han…
Trong phần hai là tiến vào phần thù thắng, có tám: Một, giã từ rút lui; hai, nghĩ đến dụng của pháp môn trước đây; ba, đến nơi ấy; bốn, từ “Châu biến…” trở xuống là tìm cầu, có ba có thể biết; năm, từ “Thiện Tài tức nhập…” trở xuống là tướng thô của Y báo; sáu, từ “Kiến bỉ nữ…” trở xuống là thấy tướng vi tế của Chánh báo; bảy, từ “Kiến dĩ dĩ…” trở xuống là phân rõ về nghi thức cung kính; tám, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là thưa hỏi.
Trong phần ba là Chứng nhập, có hai: Một, pháp môn của Tự phần; hai, từ “Chư Đại Bồ-tát…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ về phần thù thắng.
Trong phần một là Tự phần, có bốn: a) Phân rõ về Thể của pháp môn đạt được; b) Từ “Đồng Tử chánh niệm…” trở xuống là hỏi về tên gọi của pháp môn, có ba có thể biết; c) Từ “Cảnh giới vân hà…” trở xuống là hỏi về phạm vi tác dụng; d) Từ “Ngã duy tri thử…” trở xuống là kết luận.
Văn phần a có ba: a1) Khuyến khích quán sát; a2) Từ “Kiến nhất nhất…” trở xuống là do Định mà hiện rõ sự việc; a3) Từ “Giai thị…” trở xuống là mở rộng dấy khởi nhân duyên.
Trong phần c là phạm vi tác dụng, trước là hỏi, tiếp là đáp. Trong đáp gồm có một trăm mười sáu môn, những pháp môn này đều cùng chung một Bộ làm quy phạm, bởi vì đây là hiểu rõ đến cùng tận.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, có ba: Đầu là tổng quát, tiếp là riêng biệt, sau là kết luận.
Tiếp theo dưới đây là mười Tri thức đang ở phần vị Thập Hạnh.
Tri thức thứ mười một là Bồ-tát Hoan Hỷ Hạnh (Hạnh thứ nhất), Tỳ-kheo tên gọi Thiện Hiện, tiến vào pháp môn Tùy Thuận Bồ-tát Chứng Minh, có ba: Một là trình bày khuyến khích chỉ dạy đi đến; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức tiến vào pháp giới.
Văn phần một có ba: Nêu rõ nơi chốn-tên gọi của người-chỉ dạy hỏi han… có thể biết.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, giã từ tiến lên; hai, nghĩ đến pháp trước đây, trong nghĩ đến pháp có mười ba câu; ba, tiến vào; bốn, từ “Ư thành quách…” trở xuống là theo lời dạy tìm kiếm chọn lựa; năm, thấy tướng thù thắng; sáu, đi đến gần gũi lễ kính; bảy, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là thưa hỏi phát tâm.
Trong phần ba là chính thức tiến vào pháp giới, có hai: Một là trình bày về pháp môn của Tự phần, hai từ “Kim Cang Bồ-tát…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Văn phần một có ba: a) Phân rõ về Thể của pháp môn; b) Từ “Bất ly thử…” trở xuống là trình bày tác dụng của pháp môn; c) Từ “Ngã duy tri thử…” trở xuống là kết luận tên gọi.
Văn phần a có hai: a1) Nhân duyên đạt được pháp; a2) Từ “Bỉ chư Phật sở…” trở xuống là phân rõ về Thể đã thành tựu.
Phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, có hai: a-Riêng biệt phân rõ; b) Tổng quát kết luận.
Tri thức thứ mười hai là Bồ-tát Nhiêu Ích Hạnh (Hạnh thứ hai), Đồng tử tên gọi Thích Thiên Chủ, tiến vào pháp môn Xảo Thuật Trí
Tuệ, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức tiến vào pháp giới.
Văn phần một có ba: Nêu rõ nơi chốn-tên gọi của người-chỉ dạy hỏi han…, tức là Giáo lượng.
Trong phần hai, Tín lượng có tám: Một, thành tựu pháp môn trước đây; hai, nghĩ đến người giã từ rút lui; ba, từ “Dữ Thiên Long…” trở xuống là trình bày về nơi đã đến; bốn, từ “Châu biến…” trở xuống là theo lời dạy chọn lựa; năm, từ “Thời không trung Thiên Long…” trở xuống là Tri thức phương tiện nêu ra dẫn dắt, tức là Trợ đạo mà thôi; sáu, từ “Kiến Thích Thiên Chủ…” trở xuống là thấy tướng của vị ấy; bảy, từ “Tức nghệ…” trở xuống là gần gũi lễ kính; tám, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là tự trình bày thưa hỏi về phát tâm.
Trong phần ba là chính thức tiến vào pháp giới, có hai: Một là trình bày về pháp môn của Tự phần, hai từ “Chư Đại Bồ-tát…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Văn phần một có ba: a) Phân rõ về nhân duyên của pháp môn đã trú vào; b) Từ “Ngã nhân…” trở xuống là phân rõ về đức dụng của pháp môn; c) Từ “Duy tri thử…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của Tự phần.
Văn phần b là đức dụng có hai: b1) Tổng quát trình bày về đức dụng-công năng-toán ấn-tướng nốt ruồi, có hai: Đầu là tổng quát, sau là riêng biệt. b2) Từ “Ngã diệc liễu tri…” trở xuống là riêng biệt phân rõ về đức dụng của toán số, có ba: Đầu là tính thẳng, tiếp là nhân chia, sau là công năng có thể biết.
Phần hai là mở rộng về thù thắng, có hai: a) Phân rõ về tướng; b) Kết luận.
Tri thức thứ mười ba là Bồ-tát Vô Huệ Hận Hạnh (Hạnh thứ ba), Ưu-bà-di tên gọi Tự Tại, tiến vào pháp môn Vô Tận Công Đức Tạng Trang Nghiêm, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức tiến vào pháp giới.
Phần một trong Giáo lượng có ba như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có tám: Một, nghĩ đến pháp được lợi ích giã từ rút lui; hai, từ “Nhĩ thời Thiện Tài ư Thiện tri thức…” trở xuống là ca ngợi về đức thâu nhiếp lợi ích, có hai có thể biết; ba, từ “Tiệm tiệm…” trở xuống là trình bày về nơi đã đến; bốn, từ “Châu biến…” trở xuống là theo lời dạy chọn lựa, có hai có thể biết; năm, tìm kiếm tiến vào phần vị; sáu, từ “Tiến nhập…” trở xuống là thấy tướng Chánh báo thù thắng; bảy, phân rõ về nghi thức cung kính; tám, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là tự trình bày về phát tâm.
Trong mục sáu là thấy tướng Chánh báo, có ba: a) Chánh báo; b) Y báo; c) Quyến thuộc.
Trong phần ba là chính thức tiến vào pháp giới, có hai: Một là Tự phần, hai là tôn sùng ngưỡng mộ thắng tiến.
Văn phần một có ba: a) Một câu đầu là trình bày về pháp môn của Tự phần; b) Từ “Nhất khí…” trở xuống là phân rõ về Đại dụng của pháp môn; c) Kết luận về tên gọi.
Trong phần b là Đại dụng của pháp môn, có hai: b1) Nói về Đại dụng của pháp môn, có hai: Đầu là thực hành, sau là phân rõ về lợi ích có thể biết. b2-Từ “Nhữ kiến ngã thử…” trở xuống là thâu nhiếp khiến cho cùng được lợi ích, văn này có hai: Đầu là khiến cho nhìn thấy quyến thuộc bên trong, tiếp từ “Thử chư…” trở xuống là tác nghiệp ở bên ngoài. Văn phần đầu có ba, mục thứ hai của phần này có năm có thể biết.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, có hai: a) Giải thích; b) Kết luận.
Tri thức thứ mười bốn là phần vị Bồ-tát Vô Tận Hạnh (Hạnh thứ tư), Trưởng giả tên gọi Cam Lồ Đảnh, tiến vào pháp môn Như Ý Công Đức Bảo Tạng, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức tiến vào pháp giới.
Văn phần một có ba giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, Tín lượng có bảy: Một, giã từ; hai, nghĩ đến; ba, nơi đến; bốn, tìm kiếm; năm, từ “Kiến Cam Lồ…” trở xuống là thấy tướng; sáu, nghi thức cung kính; bảy, trình bày về ý thưa hỏi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào pháp giới, có ba: Một là ca ngợi hỏi về công năng phát tâm, hai từ “Nhữ kiến ngã…” trở xuống là nói về pháp môn của Tự phần, ba từ “Chư Đại Bồ-tát…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ thắng tiến.
Trong văn Tự phần có bốn: a) Dựa theo quyến thuộc để hiển bày về pháp môn, có ba có thể biết; b) Từ “Ngã thành tựu…” trở xuống là trình bày về Thể của pháp môn; c) Từ “Tùy kỳ sở tu…” trở xuống là trình bày về Đại dụng của pháp môn; d) Từ “Ngã duy tri thử…” trở xuống là kết luận về tên gọi của pháp.
Trong phần c là Đại dụng, có bốn: c1) Các vật báu… là trình bày hai loại quý báu thuộc về Tài-Pháp; c2) Từ “Thả đãi…” trở xuống là trình bày về chúng sinh đã hóa độ; c3) Từ “Ngưỡng thị…” trở xuống là hiển bày vật dụng giữa hư không sinh ra tài sản quý báu vô tận; c) Vừa ý quy về nguồn gốc.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ, có ba: Tổng quát-riêng biệt và kết luận.
Tri thức thứ mười lăm là phần vị Bồ-tát Ly Si Loạn Hạnh (Hạnh thứ năm), Trưởng giả tên gọi Pháp Bảo Châu La, tiến vào pháp môn Mãn Túc Đại Nguyện, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Chấp Thiện Tài thủ…” trở xuống là chính thức tiến vào.
Văn phần một có ba giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, nghĩ đến đức cung kính giã từ; hai, nghĩ đến pháp khiến cho tăng lên; ba, nơi đến; bốn, tìm kiếm; năm, đối với đạo gặp được; sáu, lễ lạy cung kính; bảy, tự nói phát tâm thưa hỏi về pháp môn.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có hai: Một là nói về pháp môn của Tự phần, hai từ “Chư Đại bảo…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ.
Trong văn Tự phần có ba: a) Dùng pháp môn của Tự phần để thâu nhiếp lợi ích; b) Từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” cho đến “Bạch ngôn…” trở xuống là hỏi về nhân duyên đạt được pháp, có ba: Đầu là ca ngợi, tiếp là hỏi, sau là đáp có thể biết; c) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận thành tựu về Tự phần.
Trong phần a có hai: a1) Khen ngợi đưa tay dẫn vào nhà, phương tiện quán sát mà thôi; a2) Chính thức quán sát.
Trong quán sát, đầu là Y báo thâu nhiếp lợi ích có hai có thể biết, sau là Chánh báo thâu nhiếp lợi ích. Trong Chánh báo có mười lớp, trong lớp thứ tám: Đầu là các thần thông, ba thế gian, trình bày về đức của tám Địa; tiếp là đến nơi chư Phật thọ trì các pháp…, trình bày về đức của Địa thứ chín. Lớp thứ mười là trong Như Lai đầy đủ…, đây chính là trong nhân vốn có pháp môn của quả.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ: Đầu là riêng biệt, tiếp là kết luận có thể biết.
Tri thức thứ mười sáu là Bồ-tát Thiện Hiện Hạnh (Hạnh thứ sáu), Trưởng giả tên gọi Phổ Nhãn Diệu Hương, tiến vào pháp môn Linh Nhất Thiết Chúng Sinh Hoan Hỷ Phổ Môn, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức đạt được pháp giới.
Văn phần một có ba: Nêu rõ nơi chốn-tên gọi của người-chỉ dạy
thưa thỉnh…
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, lễ lạy giã từ; hai, nghĩ đến pháp môn trước đây; ba, từng bước đến nơi; bốn, phát khởi công hạnh thắng tiến; năm, từ “Kiến Phổ Môn…” trở xuống là thấy tướng, Y báo-Chánh báo có hai có thể biết; sáu, phân rõ về nghi thức cung kính; bảy, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là thưa hỏi về pháp môn.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có ba: Một là ca ngợi về phát tâm, hai từ “Ngã tri nhất thiết…” trở xuống là nói về pháp môn của Tự phần, ba từ “Chư Đại Dược Vương…” trở xuống tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Trong văn Tự phần có hai: a) Phân rõ về thâu nhiếp lợi ích; b) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về tên gọi.
Trong phần a có bốn: a1) Trong sự việc đối trị báo chướng có hai có thể biết; a2) Từ “Nhiên hậu…” trở xuống là trừ bỏ chướng nhất định ấy; a3) Từ “Xưng dương…” trở xuống là chỉ dạy phát tâm trừ bỏ chướng vi tế ấy khiến cho thành tựu các hạnh, phần này có hai có thể biết; a) Từ “Thiện nam tử ngã hựu…” trở xuống là trình bày về có phương tiện khéo léo khác lạ, có hai có thể biết.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ: Đầu là riêng biệt phân rõ, tiếp là kết luận.
Tri thức thứ mười bảy là phần vị Bồ-tát Vô Trước Hạnh (Hạnh thứ bảy), Vương tên gọi Mãn Túc, tiến vào pháp môn Huyễn Hóa, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Thời Mãn Túc Vương…” trở xuống là chính thức tiến vào pháp giới.
Văn phần một có ba giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có tám: Một, giã từ; hai, nghĩ đến, trong nghĩ đến có hai, đầu là tổng quát, tiếp là mười sáu câu riêng biệt; ba, nơi đến; bốn, phát khởi phương tiện dẫn dắt, có hai văn hỏi đáp; năm, từ “Kiến…” trở xuống là thấy tướng có ba, một là thấy Y báo-Chánh báo, hai là thấy pháp trị quốc, ba là nhìn thấy sinh tâm nghi ngờ có thể biết; sáu, từ “Tác thị niệm…” trở xuống là các Bồ-tát cùng nhau dẫn dắt khuyên nhủ trừ bỏ nghi ngờ, có bốn có thể biết; bảy, từ “Văn Thiên dĩ…” trở xuống là nghi thức cung kính; tám, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là tự nói về thưa hỏi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có hai: Một là phân rõ về Tự phần, hai từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ.
Trong văn Tự phần có bốn: a) Phương tiện thâu nhiếp tiếp nhận; b) Từ “Kiến ngã thử báo…” trở xuống là nêu rõ xem xét về hành tướng ấy; c) Từ “Ngã thành tựu…” trở xuống là trình bày về Thể-Dụng của pháp môn có ba, một là Thể, hai là Dụng, ba là trở lại để hiển bày về thành tựu mà thôi; d) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về phạm vi.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, có hai: Đầu là mở rộng, tiếp là kết luận.
Tri thức thứ mười tám là Bồ-tát Tôn Trọng Hạnh (Hạnh thứ tám), Vương tên gọi Đại Quang, tiến vào pháp môn Bồ-tát Đại Từ Tràng Hạnh, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba là chính thức tiến vào pháp giới.
Văn phần một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào, có ba giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có tám: Một, giã từ; hai, nghĩ đến pháp môn trước đây; ba, nơi đến; bốn, phát khởi ý niệm tự biết chắc chắn thấy được pháp thù thắng, một là hỏi, hai là đáp, ba là dấy niệm sinh tâm mong muốn; năm, từ “Nhập Thiện Quang…” trở xuống là thấy tướng thô của Y báo; sáu, từ “Nhĩ thời Thiện Tài ư thử…” trở xuống là thấy tướng của Chánh báo; bảy, từ “Ngũ thể…” trở xuống là cung kính lễ lạy; tám, thưa hỏi.
Trong phần năm là Y báo có mười, đó là tường thành, ngõ xóm, mọi người, lầu gác, màn báu, lọng che, cờ phướn, vua chúa, nhà cửa, nơi ở.
Trong phần sáu là Chánh báo, Thiện Tài quán sát sinh tâm không đắm trước…, có ba: Một là thành tựu phần trước phát khởi phần sau; hai là thấy thân tướng của vua; ba từ “Bỉ điện tiền…” trở xuống là nói rõ về tướng lợi ích chúng sinh. Hai mươi tám tướng là hiển bày về nhân hạnh chưa tròn vẹn.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có hai: Một là nói về pháp môn của Tự phần, hai từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Trong văn Tự phần có bốn: a) Nêu ra tên gọi của pháp môn và nhân duyên đạt được tức là hai; b) Từ “Ngã trú thử…” trở xuống là trình bày về công dụng của lợi ích; c) Từ “Thử thành chúng sinh…” trở xuống là đưa ra công năng của Tam-muội để chứng minh sự việc hiện có; d) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của Tự phần.
Văn phần b là công dụng của lợi ích, có năm: b1) Tổng quát phân rõ về thâu nhiếp lợi ích; b2) Từ “Linh chư…” trở xuống là trình bày về thâu nhiếp thành tựu; b3) Từ “Thiện nam tử…” trở xuống là chính thức phân rõ về công dụng thâu nhiếp; b) Từ “Các kiến…” trở xuống là trình bày về sự cảm ứng đều khác nhau; b5) Từ “Dĩ chánh…” trở xuống là trình bày hội tụ thuộc về nhân trước kia.
Trong phần c là công năng của Tam-muội chứng minh sự việc hiện có, có ba: c1) Nói đến nhập Định thì loại trừ những chướng khác; c2) Từ “Thả đãi…” trở xuống là chính thức hiển bày về công năng nhập Định để chứng minh thành tựu sự việc trước đây, có hai có thể biết; c3) Từ trong Định đứng dậy.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, có ba: Đầu là tổng quát, tiếp là dụ hiển bày, ba là kết luận.
Tri thức thứ mười chín là phần vị Bồ-tát Thiện Pháp Hạnh (Hạnh thứ chín), Ưu-bà-di tên gọi Bất Động, tiến vào pháp môn Bồ-tát Vô Hoại, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba là chính thức tiến vào pháp giới.
Văn phần một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào, có ba giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, giã từ. Hai, nghĩ đến, trong nghĩa đến pháp môn trước đây có bốn đoạn trình bày về nghĩa: Một là suy ngẫm về pháp môn khiến cho được tăng trưởng tốt đẹp; hai từ “Phục tác thị niệm…” trở xuống là phân rõ về công năng của tri thức; ba từ “Bi tâm niệm thời…” trở xuống là nhập Định, Như Lai sứ giả phương tiện chỉ dạy rõ ràng khiến cho càng tiến lên; bốn từ “Nhĩ thời Thiện Tài định ngật…” trở xuống là xuất Định. Ba, dần đến. Bốn, từ “Suy vấn…” trở xuống là phân rõ về tìm kiếm. Năm, từ “Thiện Tài hoan hỷ…” trở xuống là thấy tác dụng thanh tịnh của Y báo. Sáu, từ “Tiền nghệ kỳ sở…” trở xuống là cung kính ngắm nhìn tác dụng của Chánh báo. Bảy, tự nói về thưa hỏi phát tâm.
Trong phần cung kính ngắm nhìn, có năm: a) Hình sắc thù thắng đạt được ích lợi, có ba có thể biết; b) Thể thù thắng của cung điện…; c) Quyến thuộc thù thắng; d) Từ “Kỳ hữu kiến giả…” trở xuống là pháp thù thắng loại trừ chướng; e-Từ “Kiến bỉ nữ nhân…” trở xuống là nhắc lại đức thù thắng trước đây và nói kệ ca ngợi, tức là hai vậy.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có ba: Một là ca ngợi về phát tâm, hai từ “Ngã thành tựu…” trở xuống là nói về Tự phần đã đạt được, ba từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Trong văn Tự phần có bốn: a) Phân rõ về Thể của pháp môn; b) Từ “Bạch ngôn…” trở xuống là nhân duyên đạt được pháp; c) Từ “Ngã nhập thử…” trở xuống là dẫn ra tướng thù thắng của hành thành tựu tác dụng do Định hiện có; d) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của Tự phần.
Văn phần b là nhân duyên đạt được pháp: Đầu là hỏi về tu hành công hạnh thù thắng và hỏi về đức dụng; sau là trong phần đáp kết hợp giải thích về nhân duyên và đức dụng. Trong đáp có ba: Một là sơ lược về đáp, hai là trở lại hỏi, ba là mở rộng phân rõ. Trong mở rộng phân rõ có sáu: 1) Thấy thân tướng của Phật phát tâm nghĩ đến mong cầu; 2) Từ “Thời bỉ Như Lai…” trở xuống là trở lại chỉ dạy phát khởi mười tâm; 3) Từ “Ngã ư nhĩ thời…” trở xuống là hỏi về pháp mong cầu quả trí; ) Từ “Ngã phát thị tâm dĩ…” trở xuống là thực hành thành tựu lìa chướng; 5) Từ “Ư nhĩ sở kiếp nhược hữu chúng sinh…” trở xuống là phân rõ về đức dụng Lợi tha; ) Từ “Ngã sơ phát tâm lai…” trở xuống là tổng quát kết luận.
Trong phần c là dẫn ra tác dụng của Định hiện có, có năm: c1) Ca ngợi về đức; c2) Xét kỹ về Định; c3) Trả lời; c) Sự việc thành tựu; c5) Xuất Định.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ, có hai: Đầu là đưa ra sáu dụ để trình bày về hành sâu rộng, hai là kết luận.
Tri thức thứ hai mươi là phần vị Bồ-tát Chân Thật Hạnh (Hạnh thứ mười), đạt được pháp môn Chí Nhất Thiết Xứ Hành, Tri thức ngoại đạo tên gọi Tùy Thuận Nhất Thiết Chúng Sinh, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba là chính thức tiến vào pháp giới.
Văn phần một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào, có ba giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có tám: Một, giã từ rút lui; hai, nghĩ đến pháp môn trước đây; ba, dần đến nơi; bốn, từ “Châu biến…” trở xuống là tìm kiếm; năm, từ “Ư trung dạ…” trở xuống là thấy tướng của Y báo; sáu, từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là thấy tướng của Chánh báo; bảy, từ “Vãng nghệ…” trở xuống là nghi thức cung kính; tám, thưa hỏi về pháp môn.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, từ “Đáp ngôn…” trở xuống có ba: Một là ca ngợi về phát tâm, hai từ “Tri dĩ an trú…” trở xuống là nói về Tự phần đã đạt được, ba từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Trong văn Tự phần có bốn: a) Phân rõ về pháp môn; b) Từ “Dĩ bình đẳng Bát-nhã…” trở xuống là trình bày về Thể-Dụng nhiếp hóa của pháp môn; c) Từ “Phục thứ thiện nam tử…” trở xuống là dùng tác dụng lợi ích gần gũi để chứng minh cho công hạnh trước đây, có ba có thể biết; d) Từ “Ngã duy tri thử…” trở xuống là kết luận.
Trong phần b là Thể-Dụng nhiếp hóa, có ba: b1) Đưa ra ánh sáng trí tuệ; b2) Từ “Quán sát…” trở xuống là quán sát căn cơ ấy, có ba có thể biết; b3) Từ “Dĩ diệu trí…” trở xuống là nói pháp làm lợi ích khắp nơi.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ: Đầu là riêng biệt trình bày, sau là kết luận.
Tiếp theo dưới đây là mười Tri thức đang ở phần vị Thập Hồi Hướng.
Tri thức thứ hai mươi mốt là phần vị Bồ-tát Cứu Hộ Chúng Sinh Ly Chúng Sinh Tướng Hồi Hướng(Hồi Hướng thứ nhất), Trưởng giả tên gọi Thanh Liên Hoa Hương, tiến vào pháp môn Hương, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức tiến vào.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có sáu: Một, giã từ; hai, từ “Nhĩ thời…” cho đến “Bất tích…” trở xuống là nghĩ đến pháp tu trước đây được lợi ích, có hai có thể biết; ba, từ “Tiệm tiệm…” trở xuống là đến nơi ấy; bốn, từ “Nghệ Thanh Liên Hoa…” trở xuống là tùy theo tiến lên đạt được chân thật; năm, từ “Đầu diện…” trở xuống là lễ lạy cung kính; sáu, tự nói về phát tâm thưa hỏi điều chưa nghe.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có ba: Một là ca ngợi về phát tâm, hai từ “Ngã năng…” trở xuống là trình bày về pháp môn của Tự phần, ba từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Văn về Tự phần có hai: a-Phân rõ về pháp đã nhận biết; b-Kết luận.
Văn phần a có ba: a1) Nhận biết về pháp Hương. a2) Từ “Bỉ hương…” trở xuống là nhận biết về Hương khởi nhân, có mười loại nhân: 1) Tồn tại một mình; 2) Do việc làm; 3) Pháp có sẵn; ) Đầy đủ các phần; 5) Không có sai lầm; ) Đức thành tựu bất động; 7) Khéo léo phát sinh lẫn nhau; ) Phạm vi; 9) Thành tựu sự việc trước đây; 10) Nơi đến. a3) Từ “Nhân trung hữu hương…” trở xuống là phân rõ về lực thù thắng.
Phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ, có hai: a) Phân rõ; b) Kết luận.
Tri thức thứ hai mươi hai là phần vị Bồ-tát Bất Hoại Hồi Hướng (Hồi Hướng thứ hai), Hải Sư tên gọi Tự Tại, tiến vào pháp môn Đại Bi Tràng Tịnh Hạnh, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba là chính thức tiến vào. Ba nghĩa giống như trước có thể biết.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, giã từ. Hai, nghĩ đến có hai, trong mục thứ hai có ba: Thiết lập-vặn hỏi và đáp. Ba, dần đến nơi. Bốn, tìm kiếm. Năm, thấy tướng thù thắng. Sáu, đi đến nơi ấy lễ lạy cung kính. Bảy, tự nói thưa hỏi về phát tâm.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có ba: Một là ca ngợi người chủ động hỏi về phát tâm, hai từ “Ngã thành tựu…” trở xuống là pháp môn của Tự phần, ba từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Tự phần có ba: a) Một câu phân rõ về pháp môn. b) Từ “Tại thử hải biên…” trở xuống là phân rõ về lợi ích của tác dụng hóa độ, có bốn: Một là pháp giải thoát có hai có thể biết, hai là biết về pháp của sự thế gian, ba là rời bỏ thế gian trở thành xuất thế, bốn là kết luận thành tựu Đại Dụng có thể biết. c) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của mình.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ: a) Phân biệt; b) Kết luận.
Tri thức thứ hai mươi ba là Bồ-tát Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng (Hồi Hướng thứ ba), Trưởng giả tên gọi Vô Thượng Thắng, tiến vào pháp môn Chí Nhất Thiết Thú Bồ-tát Tịnh Hạnh Trang Nghiêm, có ba: Một là trình bày về khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Trưởng giả cáo…” trở xuống là chính thức tiến vào.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có tám: Một, giã từ rút lui. Hai, nghĩ đến tu tập thêm rộng. Ba, dần đến nơi. Bốn, từ “Châu biến…” trở xuống là tìm kiếm. Năm, từ “Thành Đông…” trở xuống thấy tướng thù thắng vi diệu. Sáu, từ “Thời bỉ Trưởng giả…” trở xuống là tướng quyến thuộc của vị ấy. Bảy, từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là cung kính lễ lạy. Tám, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là mở rộng điều thưa hỏi của mình mà thôi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có ba: Một là ca ngợi về phát tâm, hai từ “Ngã thành tựu chí nhất thiết…” trở xuống là nói về pháp của Tự phần, ba từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Tự phần có ba: a) Tổng quát đưa ra Thể tướng của pháp; b) Từ “Hà đẳng…” trở xuống là mở rộng phân rõ về Dụng tướng của nghĩa; c) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của Tự phần.
Trong phần b là mở rộng phân rõ, có hai: Đầu là hỏi, tiếp là đáp. Văn này có hai: Một là dựa theo phương này; hai là cùng tương tự cõi khác, phần này có hai có thể biết. Trong văn phần một có hai: Một là thân nghiệp đến nơi; hai từ “Ư trung thuyết pháp…” trở xuống là khẩu nghiệp thuyết pháp. Ở trong hai văn này, nhận biết về pháp hợp với thuốc và chư Phật tự hiểu rõ về nơi chốn của Thánh, tức là ý nghiệp.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ: a) Thân nghiệp thù thắng; b) Từ “Đãi đắc…” trở xuống là khẩu nghiệp thù thắng; c) Từ “Phân biệt…” trở xuống là ý nghiệp thù thắng; d) Từ “Ngã đương…” trở xuống là tổng quát kết luận.
Tri thức thứ hai mươi bốn là Bồ-tát Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng (Hồi Hướng thứ tư), Ni tên gọi Sư Tử Phấn Tấn, tiến vào pháp môn Bồtát Nhất Thiết Trí Để, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Thiện nam tử…” trở xuống là chính thức tiến vào pháp giới.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, giã từ rút lui. Hai, dần đến nơi, lược bớt không có nghĩ đến pháp môn trước đây. Ba, từ “Châu biến…” trở xuống là tìm kiếm, có hai có thể biết. Bốn, từ “Nghệ bỉ…” trở xuống là thấy tướng của Y báo, có ba: Một là phân rõ về Thể của quả, hai là trình bày về nhân, ba là phân rõ về tự tại, phần này có ba có thể biết. Năm, từ “Kiến Tỳ-kheo Ni…” trở xuống là thấy tướng của Chánh báo. Sáu, từ “Ngũ thể đầu địa…” trở xuống là phân rõ về nghi thức cung kính. Bảy, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là thưa hỏi.
Trong phần Chánh báo có ba: Một là thấy thân ở khắp những tòa ngồi, hai từ “Kiến xứ nhất tòa…” trở xuống là thuyết pháp cho chúng, ba từ “Thiện Tài kiến…” trở xuống là kết luận về điều là lùng đã thấy.
Trong phần thuyết pháp cho chúng có sáu: 1) Thuyết pháp cho tám Bộ cùng với những Thiên vương; 2) Từ “Thanh văn…” trở xuống là thuyết pháp cho chúng; 3) Từ “Sơ phát tâm…” trở xuống là vì người ở Thập Địa; 4) Thuyết pháp cho những Lực sĩ Kim Cang; 5) Từ “Kiến xứ như thị…” trở xuống là mở rộng tương tự kết luận về lợi ích; ) Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về nguyên cớ. Thứ nhất là Tịnh Cư Thiên… toàn bộ có hai mươi chín môn thấy Chánh báo.
Trong văn phần ba là kết luận, vườn rừng… là kết luận về cây cối… trước đây, kinh hành an tọa… là kết luận về ngồi khắp nơi… trước đây, Đại chúng quyến thuộc là kết luận về Đại chúng… trước đây, từ các công đức vi diệu trở xuống là kết luận về thuyết pháp… trước đây, các sự việc lạ lùng là tổng quát kết luận về thù thắng, lại nghe trở xuống là kết luận ca ngợi về thuyết pháp huân tập giúp đỡ khiến cho thân tâm hòa dịu… trước đây.
Trong phần ba là chính thức tiến vào pháp giới, có hai: Một là pháp môn của Tự phần, hai từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Tự phần có bốn: a) Nói về tên gọi của pháp môn; b) Từ “Đại Thánh như thử…” trở xuống là trình bày về Thể của pháp thuộc Tự phần, đầu là hỏi, sau là đáp; c) Từ “Đại Thánh thử trí quang…” trở xuống là trình bày về phạm vi Đại Dụng của pháp môn, đầu là hỏi, sau là đáp, văn đáp có bốn có thể biết; d) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của Tự phần.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ: a) Riêng biệt trình bày; b) Kết luận có thể biết.
Tri thức thứ hai mươi lăm là phần vị Bồ-tát Vô Tận Tạng Hồi Hướng (Hồi Hướng thứ năm), người nữ tên gọi Bà-tu-mật-đa, tiến vào pháp môn Ly Dục Thật Tế, có ba: Một là trình bày về khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức Chứng.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba nghĩa giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có tám: Một, giã từ rút lui. Hai, nghĩ đến pháp môn trước đây. Ba, dần đến nơi, như trước. Bốn, trình bày về tìm kiếm, có bốn có thể biết. Năm, từ “Thiện Tài văn thử…” trở xuống là thấy tướng của Y báo. Sáu, từ “Thiện Tài kiến bỉ…” trở xuống là thấy tướng của Chánh báo, có bốn: Một là thân, hai là khẩu, ba là ý, bốn là trang nghiêm có thể biết. Bảy, lễ lạy cung kính. Tám, tự nói thưa hỏi về phát tâm.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có hai: Một là tự nói về pháp môn, hai từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Tự phần có bốn: a) Một câu phân rõ về Thể tên gọi của pháp môn.
b) Từ “Nhược Thiên kiến ngã…” trở xuống là trình bày về Đại Dụng của pháp, có bốn: Một là tổng quát về Đồng sinh, hai là hiện bày thù thắng, ba là đối với đời sống được lợi ích, bốn là kết luận. A-lê-nghi thì Trung Hoa gọi là mong muốn vốn có (bổn dục), A Chúng Bính thì Trung Hoa gọi là mong muốn chính đáng(chánh dục). c) Từ “Tích hà sở…” trở xuống là nhân duyên đạt được pháp, đầu là hỏi, tiếp là đáp, trong đáp có hai: Một là duyên thù thắng, hai là phát tâm. d) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của mình.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, có hai: a) Phân biệt; b) Kết luận.
Tri thức thứ hai mươi sáu là phần vị Bồ-tát Tùy Thuận Kiên Cố Thiện Căn Hồi Hướng (Hồi Hướng thứ sáu), Trưởng giả tên gọi An Trú, tiến vào pháp môn Bất Diệt Độ Tế Bồ-tát, có ba nghĩa giống như trước.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba nghĩa giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, chỉ có bốn: Một, giã từ. Hai, hướng về. Ba, đến nơi. Bốn, tự nói về phát tâm và thưa hỏi mà thôi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có hai: Một là tự nói về pháp đã đạt được, hai là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Tự phần có ba: a) Phân rõ về Thể của pháp môn. b) Từ “Tự ngôn…” trở xuống là trình bày về Đức Dụng của pháp môn có ba, đó là hỏi-giải thích-kết luận nối thông…, có thể biết. c) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của mình.
Văn phần a có hai: a1) Nêu ra tên gọi; a2) Từ “Trú thử…” trở xuống là trình bày về hành tướng thấy Phật, có hai: Một là Phật, hai là pháp, đều có hai câu.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, có hai: a-Giải thích; b-Kết luận.
Tri thức thứ hai mươi bảy là phần vị Bồ-tát Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng (Hồi Hướng thứ bảy), Bồ-tát tên gọi Quán Thế Âm, tiến vào pháp môn Đại Bi, có ba: Một là trình bày về khuyến khích chỉ dạy tiến vào, có ba giống như trước; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức tiến vào.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba nghĩa giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có chín: Một, giã từ
tiến lên. Hai, nghĩ đến pháp môn trước đây. Ba, dần đến nơi. Bốn, tìm kiếm. Năm, thấy tướng Y-Chánh của Quán Thế Âm. Sáu, Thiện Tài phát sinh ý niệm quán sát kỹ càng để dấy khởi ý niệm. Bảy, từ “Thời Quán Thế Âm…” trở xuống là khen ngợi Thiện Tài. Tám, đến nơi lễ bái. Chín, tự nói về phát tâm và thưa hỏi về pháp môn.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có ba: Một là khen ngợi về sự phát tâm ấy, hai từ “Ngã dĩ thành tựu…” trở xuống là pháp môn của Tự phần, ba từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Tự phần có ba: a) Trình bày về Thể tướng của pháp môn. b) Từ “Ngã hành Đại Bi…” trở xuống là trình bày về Dụng làm lợi ích. c) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết.
Văn phần a có hai: a1) Phân rõ về Thể của tên gọi; a2) Phân rõ về công năng.
Trong phần b là Dụng làm lợi ích, có hai: b1) Phân rõ khiến cho lìa xa mười tám chướng nạn; b2) Từ “Phục thứ…” trở xuống là khuyên dạy khiến cho phát tâm.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ, có ba: a) Tổng quát; b) Riêng biệt; c) Kết luận.
Tri thức thứ hai mươi tám là phần vị Bồ-tát Như Tướng Hồi Hướng (Hồi Hướng thứ tám), Bồ-tát tên gọi Chánh Thú, tiến vào pháp môn Phổ Môn Tốc Hành, có ba: Một là phân rõ về khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Ngã dĩ…” trở xuống là trình bày về chính thức tiến vào.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có bốn: Một, nêu rõ nơi đến; hai, ca ngợi về đức; ba, xem thấy có thể không có hai phần hỏi đáp; bốn, từ “Nhữ nghệ…” trở xuống là chỉ dạy thưa hỏi.
Hỏi: Vì sao một vị Tri thức này nói là Đông chứ không nói là Nam?
Đáp: Bởi vì Hồi Hướng thứ tám này là Như Tướng lìa xa phạm vi, cho nên lựa chọn trước đây mà thôi. Nhưng có bắt đầu chứng được thấy biết rõ ràng, cho nên nói là Đông.
Hỏi: Nguyên cớ đứng trên núi Kim Cang và đến nơi Quán Thế Âm là thế nào?
Đáp: Bởi vì phần vị Địa Tiền thì chưa chứng được Chân như, lưu chuyển đến theo cảnh cho nên khó hư hoại, lại bởi vì về sau đi đến phạm vi của Bi cho nên làm lợi ích chúng sinh.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có năm: Một, lễ lạy
cung kính quán sát kỹ càng. Hai, nghĩ đến pháp môn trước đây. Ba, đi đến gần gũi. Bốn, lễ bái. Năm, tự nói về phát tâm và thưa hỏi pháp môn.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có hai: Một là nói về sự nhận biết của Tự phần, hai từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Tự phần có ba: a-Phân rõ tên gọi của pháp môn. b-Hỏi đáp phân rõ nhân duyên đạt được pháp…, phần này có ba câu hỏi. c-Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về nhận biết.
Trong phần đáp về nhân duyên, có ba: Một là nêu ra khó biết; hai từ “Duy nguyện…” trở xuống là trở lại thưa thỉnh; ba là chính thức đấp về nhân hạnh. Trong phần chính thức đáp, có bảy: 1) Quốc độ; 2) Danh hiệu Phật; 3) Thuận theo pháp môn đạt được; ) Phát khởi cầu mong xa gần; 5) Phân rõ về nhanh chóng; ) Hạnh cúng dường; 7) Từ “Tất năng liễu tri…” trở xuống là thuận theo căn cơ trao cho pháp, bao gồm trả lời ba câu hỏi trên, cũng có thể tách biệt.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, có ba: a) Tổng quát; b) Riêng biệt; c) Kết luận.
Tri thức thứ hai mươi chín là phần vị Bồ-tát Vô Phược Vô Trước Giải Thoát Hồi Hướng (Hồi Hướng thứ chín), vị trời tên gọi Đại Thiên, tiến vào pháp môn Vân Võng, có ba: Một là phân rõ về khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Nhĩ thời Đại Thiên…” trở xuống là chính thức tiến vào.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba nghĩa giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có tám: Một, cung kính giã từ. Hai, nghĩ đến pháp môn trước đây. Ba, dần đến nơi. Bốn, tìm kiếm có hai có thể biết. Năm, đi đến. Sáu, lễ lạy cung kính. Bảy, tự nói về phát tâm. Tám, thưa hỏi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có ba: Một là lấy nước rửa mặt, rải hoa bằng vàng, và ca ngợi Tri thức ấy khó gặp được; hai từ “Ngã dĩ…” trở xuống là tự nói về pháp môn của Tự phần đã đạt được; ba từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Trong Tự phần có ba: a) Phân rõ về Thể của pháp môn. b) Từ “Bạch ngôn…” trở xuống là hiển bày cảnh giới đức dụng của pháp. c) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của mình.
Trong phần b là đức dụng có hai: Đầu là hỏi, tiếp là đáp. Trong
đáp có hai: Một là chỉ dạy về Tài thí, hai từ “Phục thứ…” trở xuống là chỉ dạy về Pháp thí. Một là Tài thí có năm: 1) Tích lũy vật báu; 2) Tích lũy hương thơm; 3) Hiện thân người nữ; ) Chỉ dạy Thiện Tài; 5) Cho đến người khác. Hai là trong Pháp thí có bốn, có thể biết.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ, có hai: a-Đưa ra năm dụ tức là hợp; b-Kết luận.
Tri thức thứ ba mươi là Bồ-tát Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng (Hồi Hướng thứ mười), vị Thần tên gọi An Trú, tiến vào pháp môn Bồ-tát Bất Khả Hoại Tạng, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “An Trú Địa thần cáo…” trở xuống là chính thức tiến vào.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba nghĩa giống như trước.
Vì sao dưới đây không phân rõ về Nam? Bởi vì thế gian thuần thục lìa xa các tướng.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, giã từ. Hai, hướng đến Ma-kiệt. Ba, theo sự chỉ dạy tiến vào, lược bớt không có nghĩ đến pháp môn trước đây. Bốn, từ “Nhất vạn Địa thần…” trở xuống là ca ngợi đức của Thiện Tài, văn này có bốn, một là ca ngợi về đức, hai là cảnh giới thanh tịnh, ba là thích hợp với pháp, bốn là hỏi han kỹ càng có thể biết. Năm, từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là lễ lạy cung kính. Sáu, nói rõ ý nghĩ. Bảy, đất trời hiện bày quả báo Tịnh độ khiến cho cùng thấy được lợi ích có hai, một là quả, hai là nhân và khuyến khích chọn lấy có thể biết.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có hai: Một là phân rõ về nguyên nhân-danh thể của pháp môn thuộc Tự phần; hai từ “Chư Đại Bồ-tát…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ.
Trong Tự phần có bốn: a) Đưa ra danh thể của pháp môn. b) Từ “Ngã ư Nhiên Đăng…” trở xuống là trình bày về cảnh giới Đại dụng sai biệt của sự tu hành. c) Từ “Nãi vãng dĩ…” trở xuống là trình bày về nhân duyên đạt được pháp. d) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của mình.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ: a) Giải thích; b) Kết luận.
Phần 2
Từ đây về sau có mười Tri thức. Đây là vị thứ nhất, Bồ-tát ở Hoan Hỷ địa, vị trời tên gọi Bà-sa-bà-đà, tiến vào pháp môn Quang Minh Phổ Chiếu Chư Pháp Hoại Tán Chúng Sinh Ngu Si, có ba: Một là phân rõ về khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Nhĩ thời Dạ Thiên cáo…” trở xuống là trình bày tiến vào pháp giới.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba nghĩa giống như trước.
Thành Ca-tỳ-la thuộc nước Xá-di, là nơi Đức Phật giáng sinh, biểu thị cho Sơ Địa sinh vào nhà Như Lai. Sở dĩ từ đây về sau đều là Dạ Thiên, bởi vì muốn làm sáng tỏ từ đây về sau đạt được lý tự tại, ánh sáng rực rỡ soi chiếu đêm dài làm mất đi bóng tối sâu dày. Nghĩa còn lại trước đây đã trình bày.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, giã từ hướng đến. Hai, nghĩ đến pháp môn trước đây. Ba, đến nơi. Bốn, từ “Tùng Đông môn…” trở xuống là từ từ hướng về tìm kiếm, có hai có thể biết. Năm, từ “Kiến bỉ…” trở xuống là thấy tướng có hai, một là nhìn thấy, hai là quán xét về đức. Sáu, từ “Kiến văn thử dĩ…” trở xuống là trình bày về vui mừng lễ lạy. Bảy, tự nói về phát tâm và thưa hỏi, phần này có ba câu có thể biết. Cửa phía Đông (Đông môn) là bắt đầu của sự sáng suốt.
Trong phần ba từ “Cáo ngôn…” trở xuống là chính thức tiến vào, toàn văn có ba: Một là ca ngợi phát tâm thuận theo Tri thức chỉ dạy; hai từ “Ngã dĩ thành…” trở xuống là nói về pháp môn của Tự phần; ba từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Trong Tự phần có bốn: a) Phân rõ về Thể của tên gọi pháp môn. b) Từ “Ngã ư thiện ác…” trở xuống là phân rõ về Dụng. c) Từ “Bạch ngôn…” trở xuống là trình bày về nhân duyên đạt được pháp. d) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của mình.
Trong phần b là Dụng, có ba: b1) Đỗi với chúng sinh dấy khởi phương tiện Từ Bi; b2) Từ “Ngã thường như thị…” trở xuống là dựa vào phương tiện trước đây hướng về duyên hóa độ; b3) Nói kệ khuyến khích tu tập.
Trong phần b2 là hướng về duyên hóa độ, có mười bảy văn: 1) Tổng quát về cứu giúp; 2) Cứu nạn trên biển; 3) Cứu nạn trên đất liền; ) Làm nơi nương tựa; 5) Cứu nạn trên núi; ) Cứu nạn giữa đồng vắng hoang vu; 7) Cứu nạn khốn khổ; ) Cứu theo quốc độ; 9) Cứu theo năm Ấm; 10) Cứu theo thôn xóm; 11) Cứu theo sáu Nhập; 12) Cứu giúp mê hoặc; 13) Cứu giúp nghiệp ác; 1) Cứu giúp ách nạn; 15) Cứu giúp các khổ như ba Chướng; 1) Cứu giúp ba nghiệp tà; 17) Hạnh Phổ Hiền thâu nhiếp.
Trong phần b3 là nói kệ, có hai: Đầu là trường hàng sinh khởi phần sau, tiếp là kệ tụng. Kệ có hai mươi mốt kệ: Một kệ đầu tụng về pháp môn trước đây, bốn kệ tiếp tụng về ban đầu tiến vào Địa thực hành bốn Vô lượng khuyến khích khiến cho đến cuối cùng, mười ba kệ tiếp tụng về Dụng thù thắng của sáu Nhập khuyến khích tu tập đến cuối cùng, ba kệ tiếp tụng tổng quát ca ngợi về Dụng thù thắng của pháp môn đã đạt được.
Trong mười ba kệ trước: Pháp thân… là kệ về Túc mạng thông, ngã tâm… là hai kệ về Tha tâm thông, ngã dĩ thần… là hai kệ về Thân thông, thanh tịnh quảng trí là một kệ về Lậu tận thông.
Trong phần c là nhân duyên đạt được pháp, đầu là hỏi, tiếp là đáp. Trong phần hỏi, một là hỏi về thời kiếp phát tâm, hai là hỏi về thời gian đạt được pháp môn. Đáp về hai câu hỏi trên đều có kết luận quy về, hai văn có thể biết.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ: a) Mở rộng; b) Kết luận.
Tri thức thứ hai là Dạ Thiên tên gọi Thậm Thâm Diệu Đức Ly Cấu Quang Minh, tức là phần vị Bồ-tát Địa thứ hai, tiến vào pháp môn Bồ-tát Tịch Diệt Định Lạc Tinh Tiến, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là trình bày tiến vào.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba nghĩa giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, mười kệ ca ngợi về đức của Tri thức trước đây, trong mười kệ: Sáu kệ đầu ca ngợi về đức của Báo thân, một kệ tiếp ca ngợi về nhân hạnh vốn có hiện ở trong thân, ba kệ tiếp ca ngợi về tác dụng lợi ích khó hết. Hai, giã từ hướng về. Ba, nghĩ đến, trong nghĩ đến có hai có thể biết. Bốn, dần đến nơi. Năm, đến nơi. Sáu, lễ lạy cung kính. Bảy, tự nói về phát tâm và thưa hỏi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, toàn văn có ba: Một là ca ngợi phát tâm; hai từ “Bồ-tát thành tựu thập pháp…” trở xuống là trình bày về pháp môn của Tự phần; ba từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ.
Trong Tự phần có ba: a) Phân rõ về Thể tướng của pháp môn, có hai: Một là phân rõ về Thể tướng, văn này có bốn có thể biết, ngay phần này trong mục thứ ba là mười môn, bốn môn đầu là Tự lợi, sáu môn tiếp là Lợi tha; hai từ “Ngã dĩ…” trở xuống là kết luận về tên gọi.
b) Từ “Tất kiến…” trở xuống là trình bày về Đại Dụng, văn này có bốn: Một là tổng quát phân rõ về tướng của Dụng; hai “Diệc bất trước…” trở xuống là đối với Dụng thành tựu về Thể của hạnh có bốn, đó là thiết lập-vặn hỏi-trả lời-kết luận, trả lời có thể biết; ba từ “Phân biệt liễu tri…” trở xuống là trình bày về hai Dụng song hành; bốn từ “Ngã như thị thường…” trở xuống là mở rộng phân rõ về tướng của Dụng, tướng còn lại có thể biết. c) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của mình.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ: a) Riêng biệt giải thích; b) Tổng quát kết luận.
Tri thức thứ ba là Dạ Thiên tên gọi Hỷ Mục, tức là phần vị Bồ-tát Địa thứ ba, tiến vào pháp môn Ly Cấu Hỷ Tràng, có ba: Một là trình bày về khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Kiến bỉ Dạ Thiên…” trở xuống là chính thức tiến vào.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có bốn: Một là nêu rõ nơi chốn, hai là nêu rõ về người ấy, ba là chỉ dạy đến nơi thưa hỏi, bốn từ “Nhĩ thời thậm thâm…” trở xuống là dùng kệ tụng khuyến khích đi đến. Trong kệ: Mười hai kệ đầu là tổng quát tụng về mười pháp trước đây, một kệ tiếp là chỉ dạy khuyến khích Thiện Tài đi đến Tri thức sau. Trong mười hai kệ trước: Hai kệ đầu tụng về bốn pháp trước, mười kệ tiếp tụng về sáu pháp sau.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bốn: Một, giã từ hướng về. Hai, nghĩ đến tác dụng trong pháp môn của người trước đây mà thôi. Ba, lúc ấy Dạ Thiên Hỷ Mục gia hộ Thiện Tài khiến cho hướng về để ca ngợi Tri thức, có hai: Một là ca ngợi, hai là đạt được pháp môn, văn phần một có hai có thể biết. Bốn, từ “Thiện Tài vãng…” trở xuống là chính thức hướng về.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có hai: Một là nói về pháp môn của Tự phần; hai từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ.
Trong Tự phần có bốn: a- Trình bày về Thể của pháp môn. b- Từ “Nhất thiết mao khổng…” trở xuống là phân rõ về Đại Dụng của pháp môn. c- Từ “Bạch ngôn…” trở xuống là nhân duyên đạt được pháp. dTừ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về tên gọi của Tự phần.
Trong phần b là Đại Dụng có hai: b1) Hiện bày về đức; b2) Từ “Nhĩ thời Thiện Tài giai đắc kiến văn…” trở xuống là được lợi ích. Văn phần b1 có ba: Một, phân rõ hiện bày về hành đức của mười Độ có hai, đầu là tóm lược giải thích, tiếp là kết luận tương tự mở rộng có thể biết; hai, từ “Hỷ Mục…” trở xuống là trình bày về hành đức của đời quá khứ có ba, đó là tổng quát-giải thích-kết luận; ba, từ “Thân vân…” trở xuống là hiện thân thâu nhiếp lợi ích. Văn này có bốn: 1) Hiện thân có ba, đó là tổng quát-giải thích-kết luận; 2) Từ “Vị nhất thiết chúng sinh…” trở xuống là phân rõ về đức đã hiện bày; 3) Từ “Như thị đẳng…” trở xuống là phân rõ về âm thanh-ngôn giáo chủ động giải thích (năng thuyên); ) Từ “Bỉ nhất nhất thân vân thuyết thị pháp thời…” trở xuống là phân rõ về nói pháp được lợi ích mà thôi, cũng tức là thứ nhất thân nghiệp, thứ hai ý nghiệp, thứ ba khẩu nghiệp.
Trong phần một là Thân vân thuộc mười Độ, mỗi một loại đều có bốn nghĩa: 1) Nơi nương tựa; 2) Thân; 3) Việc đã làm; ) Lợi ích, có thể biết.
Trong phần hai là hành của đời quá khứ, Phương tiện Ba-la-mật có năm câu: 1) Thể của hành; 2) Khéo léo tùy theo nơi chốn hiện bày Y-Chánh; 3) Nhận biết về tác dụng; 4) Tự tại vô ngại; 5) Phương tiện dựa vào sự việc.
Nguyện có năm câu, dựa theo Phương tiện có thể biết. Lực có bốn câu: 1) Thể của hành; 2) Thành tựu về đức của các pháp nhân duyên; 3) Thành tựu nhiều pháp khéo léo; 4) Dựa vào sự việc.
Trong Trí có ba mươi câu: 1) Thể; 2) Hiển hiện về tướng, tức là thiết lập giáo nghĩa; 3) Dựa vào Trí; 4) Tướng của Trí biện tài; 5) Phạm vi; 6) Chủng loại thâu nhiếp lẫn nhau; 7) Công năng thù thắng của Trí; 8) Dựa vào sự việc; 9) Sai biệt; 10) Đến tận cùng nguồn gốc; 11) Chấp thủ tùy theo tác dụng; 12) Không trái với quy phạm thích hợp; 13) Trí làm nhân; 14) Dựa vào quốc độ; 15) Biết thời gian của Y báo; 16) Biết thời gian của Chánh báo; 17) Hiển bày rõ ràng người ở quả vị; 18) Biết về Trí của người ở quả vị; 19) Biết về người ở nhân vị; 20) Biết về Trí của người ở nhân vị; 21) Trí biết về phần vị của người ở nhân vị; 22) Công đức của người ở nhân vị; 23) Chuyển đổi người ở nhân vị; 24) Có năng lực giúp cho hạnh nguyện; 25) Trao truyền phạm vi của hành; 26) Biết về phạm vi của nói năng; 27) Pháp Nhân-đà-la; 28) Đồng pháp; 29) Biết pháp hợp với đạo; 30) Biết nơi hướng đến.
Trong phần b2 là Thiện Tài được lợi ích, văn có hai: Một, được lợi ích; hai, kệ ca ngợi. Văn phần một có bốn, có thể biết. Ngay trong mười kệ: Bảy kệ đầu ca ngợi về công dụng hóa độ thuộc thân nghiệp của Tri thức, một kệ tiếp ca ngợi về công dụng hóa độ thuộc ý nghiệp, một kệ tiếp ca ngợi về công dụng hóa độ thuộc khẩu nghiệp, một kệ cuối tổng quát ca ngợi về công dụng hóa độ rộng lớn.
Trong phần c là nhân duyên đạt được pháp, có ba: c1) Kết thúc phần trước phát khởi hỏi về phần sau; c2) Dạ Thiên dùng tám mươi chín kệ rưỡi để đáp; c3) Kết luận quy về xưa nay. Trong phần đáp: Hai mươi lăm kệ đầu là đáp về phát tâm lâu mau, tiếp từ “Tùng thị hậu…” trở xuống là sáu mươi bốn kệ rưỡi đáp về nhân duyên đạt được pháp.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ: a) Riêng biệt giải thích; b) Kết luận.
Tri thức thứ tư là Dạ Thiên tên gọi Diệu Đức Cứu Hộ Chúng Sinh, tức là phần vị Bồ-tát Địa thứ tư, tiến vào pháp môn Giáo Hóa Chúng Sinh Bồ-tát, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Nhĩ thời Dạ Thiên…” trở xuống là chính thức tiến vào.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba nghĩa giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có ba: Một, giã từ hướng về. Hai, nghĩ đến pháp môn trước đây. Ba, hướng về trông thấy. Lược bớt không có lễ lạy thưa hỏi mà thôi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có hai: Một là nói về pháp môn của Tự phần; hai từ “Chư Đại Bồ-tát…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ.
Một là trong Tự phần có bốn: a) Dạ Thiên vì hiện bày pháp môn khiến cho Thiện Tài đạt được Thể của pháp thuộc Tự phần. b) Từ “Tức đắc thử Tam-muội…” trở xuống là trình bày về Lực Dụng của Tammuội. c) Từ “Bạch ngôn…” trở xuống là trình bày về nhân duyên đạt được pháp. d) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của Tự phần.
Trong phần a có bốn: a1) Phân rõ về pháp môn của Bồ-tát dựa vào; a2) Hiện bày ánh sáng nơi thân; a3) Phân rõ về nơi hướng đến; a) Đạt được lợi ích.
Trong phần b là Lực Dụng của Tam-muội có ba: b1) Trình bày về tự tại ở giữa chúng sinh đã giáo hóa, trong phần này có bốn: 1- Nương tựa, 2- Nơi chốn; 3- Nhận biết; – Lợi ích. Trong văn này có bốn: Một là sáu đường, hai là bốn sinh loại, ba là dựa theo tướng, bốn từ “Mãn túc Đại nguyện…” trở xuống là giải thích về ý giáo hóa thành tựu. b2) Từ “Thiện Tài kiến bỉ…” trở xuống là Thiện Tài được lợi ích khởi tâm cung kính. b3) Từ “Tức xả tướng hảo…” trở xuống là giáo hóa đến hơi thở cuối cùng, vì vậy làm xúc động đến tâm tư khiến cho Thiện Tài nói kệ ca ngợi.
Trường hàng và kệ là hai. Văn kệ này có hai mươi kệ rưỡi, có ba: Một, mười kệ rưỡi đầu tóm lược ca ngợi về tác dụng giáo hóa tự tại của Dạ Thiên; hai, từ “Hỷ Mục…” trở xuống là ba kệ ca ngợi về nguyên nhân được thấy; ba, bảy kệ còn lại mở rộng ca ngợi Dạ Thiên giáo hóa các chúng sinh thành tựu hạnh thù thắng ấy.
Trong phần c là nhân duyên đạt được pháp, có hai: c1) Thiện Tài tóm lược ca ngợi về pháp môn, tức là đưa ra ba câu hỏi; c2) Từ “Thiện nam tử…” trở xuống là Thiên thần mở rộng trả lời. Trong trả lời: Một là ca ngợi về pháp sâu xa, hai từ “Đế thính…” trở xuống là chính thức trả lời về nhân duyên đạt được pháp và thời kiếp xa gần. Trả lời về tên gọi ở trong phần bốn là kết luận.
Văn phần một có ba: Một, tổng quát ca ngợi; hai, từ “Nhất thiết nhân thiên…” trở xuống là không phải cảnh giới của tâm nhỏ bé; ba, từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về thành tựu có hai, có thể biết.
Phần hai là chính thức trả lời, có hai: Một, trường hàng; hai, kệ tụng. Trường hàng có hai: Một là khuyên nhủ Đại chúng lắng nghe, hai là phân rõ. Trong phân rõ có hai: Một, gặp một Đức Phật được nghe Chánh pháp; hai, từ “Kỳ hậu kiếp dĩ…” trở xuống có năm trăm Đức Phật xuất thế, làm ra đủ loại hình thể mà đến cúng dường. Văn này có hai: Đầu là giải thích, tiếp là kết luận về lợi ích.
Văn phần một gặp một Đức Phật, có tám: 1) Trong thời kiếp Đức Phật xuất thế; 2) Từ “Thời bỉ thành…” trở xuống là trình bày về vị vua sở thuộc; 3) Từ “Bỉ hữu nữ…” trở xuống là trình bày về thân vốn có tu hành; ) Từ “Thời bỉ thành Bắc…” trở xuống là trình bày về Đức Phật thi thiết giáo hóa; 5) Từ “Thời nữ tức giải…” trở xuống là trình bày về duyên ban đầu tiếp nhận giáo hóa được lợi ích; ) Từ “Nhĩ thời Diệu Đức…” cho đến “Ư đại chúng trung…” trở xuống là chính thức trình bày về đạt được lợi ích, phần này có bốn: Một là Đức Phật thuyết kinh, hai là người nữ đạt được Định, ba là đạt được tâm thù thắng, bốn là đạt được pháp môn thù thắng; 7) Từ “Phục ư thị tiền…” trở xuống là chuyển sang giải thích về duyên khởi xưa kia; ) Từ “Nhĩ thời Minh Tịnh Diệu Vương đẳng…” trở xuống là kết luận quy về xưa nay, có bốn câu có thể biết.
Trong văn phần bốn là thi thiết giáo hóa, có hai: Một là trình bày về Đức Phật thuyết pháp giáo hóa khắp nơi; hai từ “Nhĩ thời Phổ Hiền Bồ-tát…” trở xuống là riêng vì đương cơ.
Trong văn phần một có bốn mục: Một, phân rõ về cây Bồ-đề trang nghiêm; hai, lúc đầu Đức Phật thành đạo phát ra mười hai loại ánh sáng nuôi dưỡng căn khí của chúng sinh, tức là mười hai Trú; ba, từ “Mãn thất nhật…” trở xuống là nhận biết đến lúc tiếp nhận đạo pháp mặt đất chấn động phát ra âm thanh, và tùy theo căn khí thích hợp để chuyển pháp luân, tức là làm thành ba; bốn, từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về thành tựu.
Trong chuyển pháp luân có hai mươi câu: 1) Hai lợi ích cho ngoại phàm phu…; 2) Một lợi ích cho Tiểu thừa; 3) Mười lợi ích cho mười Tín; ) Từ “Lập vô lượng…” trở xuống là lợi ích cho mười Giải; 5) Từ “Lập vô lượng trú Bồ-tát…” trở xuống là lợi ích cho mười Hạnh; ) Từ “Vô lượng thanh tịnh…” trở xuống là lợi ích cho mười Hồi Hướng khiến Hồi Hướng tiến vào Địa thứ nhất; 7) Cho đến Địa thứ chín tiến vào Địa thứ mười; ) Từ “Lập vô lượng chúng sinh dĩ…” trở xuống là khiến cho người ở Địa thứ mười tiến vào phần an trú đến nơi cuối cùng; 9) Thành tựu phần vị của hạnh Phổ Hiền.
Văn phần hai là đương cơ, có ba: Một, Phổ Hiền quán sát căn cơ; hai, vua và mọi người nhận biết nói kệ chính thức bày tỏ; ba, chuẩn bị đồ vật cúng dường.
Trong mười kệ của Thánh Vương ca ngợi Đức Phật, có hai: Đầu là trường hàng, tiếp là kệ. Trong kệ: Một kệ đầu ca ngợi Đức Phật khuyến khích mọi người hướng đến, sáu kệ tiếp ca ngợi về khó gặp được, hai kệ tiếp chỉ ra ánh sáng khiến cho vui mừng, một kệ tiếp khuyến khích mọi người nhanh chóng đi đến.
Hai là trong trùng tụng của Dạ Thiên, có hai: Đầu là trường hàng sinh khởi, tiếp là kệ. Văn kệ có ba mươi tám kệ rưỡi, có bốn: Hai kệ đầu là khuyên nhủ lắng nghe nhận lời giảng nói; ba mươi ba kệ rưỡi tiếp là sơ lược trình bày về một trăm mười Đức Phật, tổng quát tụng về chư Phật như vi trần trước đây; hai kệ tiếp là dựa vào Đức Phật đạt được pháp môn; một kệ sau cuối là khuyến khích làm cho Thiện Tài thuận theo nhanh chóng tu tập đầy đủ.
Trong phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ: a- Giải thích; b- Kết luận.
Tri thức thứ năm là Dạ Thiên tên gọi Tịch Tĩnh Âm, tức là phần vị Bồ-tát Địa thứ năm, tiến vào pháp môn Vô Lượng Hoan Hỷ Trang Nghiêm, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Dạ Thiên cáo…” trở xuống là chính thức tiến vào pháp giới.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, chỉ có bốn: Một, giã từ rút lui. Hai, hướng về. Ba, lễ lạy. Bốn, đưa ra hành của Địa mà thưa hỏi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có ba: Một là ca ngợi về phát tâm, hai từ “Ngã thành tựu dĩ…” trở xuống là nói về pháp môn của Tự phần; ba từ “Chư Đại Bồ-tát…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Trong Tự phần có bốn: a) Phân rõ Thể của pháp môn. b) Từ “Bạch ngôn…” trở xuống là trình bày về đức dụng của pháp môn. c) Từ “Bạch ngôn Thiên thần…” trở xuống là nhân duyên đạt được pháp. d) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của Tự phần.
Trong đức dụng: Đầu là hỏi, tiếp là đáp. Hỏi có bốn câu: Một là hỏi về đức dụng của nhiếp hóa, hai là hỏi về phạm vi sai biệt thuộc Thể tướng-cảnh giới của pháp môn, ba là hỏi về hành phương tiện tu tập, bốn là Chánh hạnh. Trong đáp cũng có bốn, có thể biết.
Văn đáp thứ nhất, có ba: Một là trình bày về quán sát tu tập, hai từ “Ngã vi…” trở xuống là chính thức trình bày về nhiếp hóa, ba từ “Thiện nam tử…” trở xuống là tổng quát kết luận. Văn phần một có chín tâm có thể biết. Trong phần hai là chính thức nhiếp hóa, có năm: Một, tổng quát vì chúng sinh đau khổ khiến cho lìa xa đau khổ; hai, từ “Nhược kiến tại gia…” trở xuống là dùng môn mười Độ… để giáo hóa; ba, từ “Vô sắc giới…” trở xuống là giáo hóa người vướng vào Chánh báo; bốn, từ “Vị viên quán…” trở xuống là giáo hóa người vướng vào Y báo; năm, từ “Vị tham dục…” trở xuống là dùng môn năm Độ để thâu nhiếp tu hạnh thù thắng. Trong phần ba là kết luận: Câu đầu kết luận về câu thứ nhất tổng quát bày tỏ trước đây, câu tiếp kết luận về vướng vào Y báo-Chánh báo trước đây, một câu tiếp kết luận về các môn như mười Độ… Nhưng cũng có thể chỉ có ba ý mà kết luận chung về văn trên đây. Văn có hai, đầu là tổng quát, tiếp là riêng biệt.
Văn đáp thứ hai về cảnh giới trên đây, có bốn: Một là phân rõ về nhân hạnh của cảnh đã quán, hai từ “Hựu thiện nam tử…” trở xuống là trình bày về quả đức của cảnh đã quán, ba từ “Khởi phi…” trở xuống là phai mờ tướng tiến vào thật có ba có thể biết, bốn từ “Phật tưt thử Bồtát…” trở xuống là kết luận.
Văn đáp thứ ba về phương tiện tu tập trên đây, có ba: Một là tổng quát, hai là riêng biệt, ba là kết luận có thể biết. Trong riêng biệt có ba mươi mốt câu có thể biết.
Văn đáp thứ tư về Chánh hạnh, có hai: Một là hỏi, hai là đáp. Trong đáp có năm, có thể biết.
Trong phần ba trình bày về phát tâm xa gần: Đầu là hỏi, sau là đáp. Trong đáp: Đầu là trường hàng, tiếp là kệ tụng. Trong trường hàng có sáu: 1) Đức Phật đạt được pháp; 2) Từ “Bỉ đạo tràng thượng…” trở xuống là nhờ vào pháp lực cho nên thường được thấy chư Phật; 3) Từ “Kinh Phật sát…” trở xuống là lại nhờ vào pháp lực cho nên thấy được bốn vị Phật của kiếp Hiền; ) Từ “Dĩ thử pháp giới…” trở xuống là trở lại đạt được vô lượng pháp môn; 5) Từ “Nhữ sở vấn ngã…” trở xuống là kết luận quy về rộng lớn chân thật không có tướng tăng giảm; ) Từ “Thị cố…” trở xuống là khuyến khích tu hành.
Trong phần kệ tụng, có hai: Một là trường hàng sinh khởi, hai là chánh thức kệ tụng. Tụng có mười kệ phân làm ba: Một kệ đầu là nhắc nhủ lắng nghe khuyến khích tu tập, bốn kệ tiếp là tụng về nhân duyên đã đạt được pháp môn trước đây, năm kệ còn lại tụng về nghĩa thực hành thành tựu lợi ích chúng sinh trước đây.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ: a- Riêng biệt; b- Kết luận.
Tri thức thứ sáu là Dạ Thiên tên gọi Diệu Đức Thủ Hộ Chư Thành, tức là phần vị Bồ-tát Địa thứ sáu, tiến vào pháp môn Thậm Thâm Diệu Đức Tự Tại Âm Thanh, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy tiến vào; hai từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Dạ Thiên cáo…” trở xuống là chính thức tiến vào pháp giới.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, Thiện Tài sắp giã từ, trước tiên dùng kệ ca ngợi về báo ân, trong mười kệ có hai:
Đầu là sinh khởi, sau là kệ tụng. Trong tụng: Ba kệ đầu ca ngợi nhờ vào giáo cho nên lìa các chấp thủ được thấy Pháp thân, hai kệ tiếp ca ngợi Bồ-tát lìa ba chướng cho nên được giải thoát tự tại, ba kệ tiếp ca ngợi Bồ-tát thâu nhiếp lợi ích, hai kệ sau cùng khiến cho chúng lúc ấy lìa xa chấp thủ. Hai, chính thức lễ lạy giã từ. Ba, nghĩ đến pháp môn trước đây. Bốn, hướng đến. Năm, thấy tướng thù thắng. Sáu, cung kính lễ lạy. Bảy, thưa hỏi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có ba: Một là khen ngợi người phát tâm có thể hỏi, hai từ “Ngã dĩ…” trở xuống là nói về pháp đã đạt được của Tự phần; ba từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Trong Tự phần có bốn: a) Phân rõ Thể của pháp môn. b) Từ “Thị cố Phật tử ngã vị…” trở xuống là trình bày về Dụng của pháp môn. c) Từ “Bạch ngôn Dạ Thiên…” trở xuống là nhân duyên đạt được pháp xa gần. d) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của Tự phần.
Trong phần b là Dụng của pháp môn, có bốn: b1) Hai mươi ba câu trình bày về phương tiện nhiếp hóa quán sát tu tập, có ba: Một là một câu thiết lập, hai từ “Ư nhất thiết pháp…” trở xuống là giải thích, ba từ “Phật tử ngã đẳng…” trở xuống là kết luận. Văn phần hai có bốn: 1- Dựa vào pháp; 2- Dựa vào thế giới; 3- Từ “Đẳng tâm…” trở xuống là dựa vào chúng sinh; – Từ “Phật tử ngã thường…” trở xuống là thành tựu đức dụng của tâm. b2) Từ “Phục thứ Phật tử…” trở xuống là dùng mười loại hành quán sát về pháp giới, hành thành tựu hợp với pháp, có bốn có thể biết. b3) Từ “Ngã như thị niệm…” trở xuống là hai mươi ba câu chính thức trình bày về nhiếp hóa đối với duyên Lợi tha. b) Từ “Ngã dĩ thành tựu…” trở xuống là kết luận.
Ngay văn phần b3 là đối với duyên Lợi tha, có hai: Một là phân rõ về phương tiện Lợi tha, hai từ “Ngã thâm nhập…” trở xuống là kết luận về Dụng rộng lớn. Văn phần một có hai: 1- Phân rõ về đức của người chủ động duy trì, có ba văn là đưa ra số-giải thích và kết luận; 2- Trình bày về pháp đã thâu nhiếp duy trì, văn này có hai, đầu là giải thích, sau là kết luận mà thôi.
Trong phần c là nhân duyên đạt được pháp xa gần, đầu là hỏi, sau là đáp. Trong đáp có bốn: Một là nói về nhân duyên đạt được pháp của đời trước; hai từ “Phật tử…” trở xuống là quy về xưa nay; ba từ “Phật tử thứ hữu…” trở xuống là lại được gặp vô lượng Đức Phật đạt được các pháp môn; bốn từ “Phục thứ Phật tử…” trở xuống là lại tiếp tục được gặp vô lượng Đức Phật đạt được lợi ích thù thắng.
Trong phần ba là tôn sùng ngưỡng mộ, có hai: a) Sơ lược mở rộng; b) Nói rõ về mình không yên phận, có thể biết.
Tri thức thứ bảy là Dạ Thiên tên gọi Khai Phu Thọ Hoa, tức là phần vị Bồ-tát Địa thứ bảy, tiến vào pháp môn Vô Lượng Hoan Hỷ Trí Túc Quang Minh. Trong văn có ba nghĩa giống như trước: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba là chính thức tiến vào pháp giới.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có bốn: Một, nêu rõ nơi chốn; hai, tên gọi của người; ba,chỉ dạy thưa hỏi; bốn, kệ trùng tụng.
Trong phần trùng tụng của Dạ Thiên, có ba: Một là trường hàng sinh khởi phần sau, hai là kệ tụng, ba là kết luận. Văn thứ hai là kệ tụng có mười bốn kệ: Hai kệ đầu ca ngợi về pháp môn sâu xa vi diệu, mười kệ rưỡi tiếp tụng về trong kiếp được gặp Đức Phật đạt được pháp môn, một kệ rưỡi sau cùng tụng về sau này được gặp Đức Phật xuất thế đạt được lợi ích càng thù thắng.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có tám: Một, Thiện Tài đạt được pháp tiến sâu vào Đại Dụng. Hai, kệ ca ngợi về hạnh của báo ân, trong mười bốn kệ của Thiện Tài: Ba kệ đầu ca ngợi về chứng đức của Tự lợi, ba kệ tiếp ca ngợi về Lợi tha, tám kệ sau trình bày chung về hai công dụng của Tự-tha. Ba, lễ lạy giã từ. Bốn, trở lại tu pháp môn trước đây. Năm, hướng đến. Sáu, thấy tướng. Bảy, lễ lạy. Tám, thưa hỏi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có hai: Một là trình bày về pháp môn của Tự phần; hai từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Trong Tự phần có năm: a) Tổng quát trình bày về đức dụng của pháp môn, có ba: Một là khiến cho đạt được niềm vui thế gian, hai là khiến cho đạt được hành lìa khổ xuất thế gian, ba là khiến cho thành tựu về hành của pháp thiện. b) Từ “Ngã dĩ thành…” trở xuống là chính thức trình bày về Thể tên gọi của pháp môn. c) Từ “Thiện Tài bạch ngôn…” trở xuống là trình bày về Đại Dụng của pháp môn. d) Từ “Bạch ngôn Thiên thần…” trở xuống là trình bày về nhân duyên phát tâm đạt được pháp xa gần. e) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận.
Trong phần c là Đại Dụng, có ba: c1) Hỏi; c2) Đáp; c3) Kết luận. Trong đáp có năm: 1- Phân rõ về tương; 2- Suy ra công đức thuộc về Phật; 3- Tìm nhân trước kia; – Y theo khởi hạnh thù thắng; 5- Nêu ra Đức Phật làm chứng, có thể biết.
Trong phần d là phát tâm xa gần, có hai: d1) Hỏi; d2) Đáp. Trong đáp có hai: 1- Trình bày về sâu xa khó biết; 2- Từ “Phật tử nãi vãng…” trở xuống là chính thức đáp. Hai phần này đều có kệ và trường hàng.
Trường hàng phần một có năm văn, có thể biết.
Kệ phần một có hai: Một, trường hàng sinh khởi; hai, chính thức tụng. Tụng có hai mươi mốt kệ rưỡi, có năm: Một kệ đầu ca ngợi pháp môn sâu xa thù thắng; bốn kệ tiếp tụng về không phải là sự nhận biết của hàng phàm phu Tiểu thừa trên đây; mười bốn kệ rưỡi tiếp tụng về chỉ có Đại tâm của Bồ-tát mới có thể nhận biết, tức là tụng chung về nghiệp hạnh trên đây; một kệ tiếp khuyến khích Thiện Tài chịu khó tu tập; một kệ sau là suy ra công đức do Phật, đồng ý giảng giải sinh khởi phần sau.
Trường hàng phần hai chính thức trình bày về nhân hạnh xưa kia, có hai: Một, trường hàng; hai, kệ tụng.
Phần trường hàng có sáu: Một là trình bày về nhân duyên trong đời Phật quá khứ; hai từ “Phật tử bỉ thế…” trở xuống là trình bày về nhân duyên phát khởi giáo hóa ở đời trước, có bốn có thể biết; ba từ “Thời bỉ hội trung…” trở xuống là ca ngợi về đức giáo hóa của vua, có hai có thể biết; bốn từ “Thời bỉ nữ nhân…” trở xuống là nói kệ hiển bày về Đại Hạnh của vua thành tựu; năm từ “Vương tán nữ ngôn…” trở xuống là ca ngợi người nữ và quyến thuộc thành tựu đức về phước trí; sáu từ “Thiện nam tử…” trở xuống là kết luận quy về xưa nay.
Trong phần bốn là người nữ nói kệ ca ngợi về đức của vua, có năm mươi hai kệ, có ba: Một, sinh khởi; hai, kệ ca ngợi; ba, hiển bày nghi thức cung kính.
Phần hai là kệ có hai: Một là hai mươi lăm kệ đầu ca ngợi về đức giáo hóa của vua, hai từ “Vương phụ danh Tịnh Quang…” trở xuống là hai mươi bảy kệ ca ngợi về quyến thuộc thù thắng của vua.
Văn phần một có ba: Sáu kệ đầu trình về lúc vua chưa sinh có đủ các điều ác, mười hai kệ tiếp ca ngợi lúc vua xuất thế khắp nơi yên vui đoạn ác tu thiện, bảy kệ sau ca ngợi vua thuyết pháp làm lợi ích chúng sinh.
Trong phần hai là ca ngợi quyến thuộc có bốn: Ba kệ đầu nêu ra cha mẹ của vua dùng Chánh pháp sửa trị thế gian, chín kệ tiếp ca ngợi lúc vua xuất thế khắp nơi yên vui, ba kệ tiếp ca ngợi vua dạo khắp ao hồ vườn cây nhà cửa, mười hai kệ tiếp là giữa hồ sen xuất hiện Đồng tử quy y cho thế gian.
Trong trùng tụng phần hai là mười kệ, có ba: Năm kệ đầu dùng
năm Thông tự tại nhận biết sự việc xuất thế của chư Phật, bốn kệ tiếp dùng Lậu tận trí thông nhận biết về pháp xuất thế, một kệ sau cùng là khuyến khích tu tập
Phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, văn có hai có thể biết.
Tri thức thứ tám là Dạ Thiên tên gọi Nguyện Dũng Quang Minh, tức là phần vị Bồ-tát Địa thứ tám, tiến vào pháp môn Tùy Ứng Hóa Giác Ngộ Chúng Sinh Trưởng Dưỡng Thiện Căn. Trong văn có ba nghĩa giống như trước: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba là chính thức tiến vào pháp giới.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba câu có thể biết.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bốn: Một, giã từ rút lui. Hai, đi đến. Ba, thấy tướng, do đó văn sau nói hướng về nơi hiển hiện, tức là chỉ ra tướng này. Bốn, cung kính lễ lạy.
Trong phần ba là chính thức tiến vào, có hai: Một là nói về pháp môn của Tự phần; hai từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ mà thôi.
Trong Tự phần có bốn:
1/ Từ “Đắc thập chủng tâm…” trở xuống là đối với Tri thức thì mười loại tâm… tức là Thể của pháp, cũng có thể mười loại tâm thuộc về văn thứ năm của phần thứ hai là theo sự chỉ dạy tiến vào trước đây, tức là đương cơ thưa hỏi, chỉ vì hiển bày về Địa thứ tám vốn là Vô tướng cho nên không nói đến thưa thỉnh, cùng pháp về sau mới là Thể của pháp môn, thích hợp có thể suy nghĩ thâu nhiếp mà thôi.
2/ Từ “Thiên đản hữu kiên…” trở xuống là nói kệ ca ngợi.
3/ Từ “Bạch ngôn…” trở xuống là thưa hỏi về tên gọi của pháp môn và nhân duyên thành đạo xa gần.
4/ Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận.
Văn phần a có hai: a1) Đạt được mười tâm; a2) Đạt được pháp thích ứng với Bồ-tát. Mười pháp có ba: Nêu ra-giải thích và kết luận. Số tuy có mười nhưng nêu ra chỉ có tám câu, câu riêng biệt thì trước là nêu ra-tiếp là giải thích có thể biết. Trong phần hai là pháp giống nhau, tổng quát có bốn: Một là tổng quát, hai từ “Sở vị…” trở xuống riêng biệt có một trăm câu, ba từ “Đắc như thị…” trở xuống là kết luận, bốn là phân rõ về lợi ích. Giống nhau (cọng) có ba nghĩa: Một là thầy và đệ tử giống nhau, hai là trong phần vị nhiếp pháp giống nhau, ba là duyên với pháp giống nhau nơi khác cho nên có thể thực hành giống nhau.
Trên đây là Thiện Tài đi khắp nơi đến Địa này bởi vì không có công dụng, cho nên mở rộng phân rõ về đạt được lợi ích.
Văn phần b là kệ có hai: b1) Trường hàng trình bày về ý nói kệ; b2) Chính thức ca ngợi. Trong kệ có mười kệ: Một kệ đầu là đối với Tri thức khởi lên thâu nhiếp tâm mình, sáu kệ tiếp trình bày về nhờ Tri thức đạt được pháp thưa thỉnh nói rộng ra cho nghe, ba kệ sau cùng là nghĩ đến đức khó báo đền.
Trong phần c là phân rõ đáp về xa gần, văn có hai: c1) Hỏi, có ba câu hỏi có thể biết; c2) Đáp, văn đáp có ba: Một là đáp về tên gọi của pháp môn, hai từ “Ngã nhập thử…” trở xuống là trình bày về Đại Dụng của pháp, ba từ “Như nhữ sở vấn…” trở xuống là trình bày đáp về phát tâm xa gần. Lại cũng có thể phát tâm xa gần là đáp câu hỏi thứ hai; Đại Dụng là đáp câu hỏi thứ ba về thành Phật, tức là bởi vì nhân rộng lớn tùy theo căn cơ cao thấp, cho nên chưa nhất định làm Phật.
Trong đáp thứ hai về Đại Dụng, có năm: Một, tổng quát nói về tiến vào pháp môn này đạt được bình đẳng lìa xa nhiễm trước, tức là Lý trí; hai, loại bỏ tất cả các Sắc, Hậu trí hiểu rõ tánh của Sắc; ba, từ “Ư niệm niệm trung hiện như thị…” trở xuống là tổng quát kết luận về thần lực tự tại; bốn, từ “Hoặc kiến đẳng…” trở xuống là mở rộng hiển bày về hành tướng-phẩm loại…; năm, từ “Ngã trú thử…” trở xuống là kết luận ca ngợi về lợi ích rộng lớn của Phật sự.
Trong phần ba là đáp về phát tâm xa gần đạt được pháp trước đây: Đầu là nhắc lại câu hỏi, sau là đáp. Trong đáp có hai: Một câu đầu là tổng quát, tiếp theo là riêng biệt. trong riêng biệt có sáu:
1. Phân rõ về pháp sâu xa. Văn này có hai: Đầu là pháp có năm câu; sau dùng năm dụ theo thứ tự hợp lại, tức là tùy theo kết luận. Một là dụ về Trí môn viên mãn cứu cánh, hai là dụ về Trí thể vốn thanh tịnh không mê hoặc, ba là dụ về Trí môn lìa chướng lợi ích chúng sinh, bốn là dụ về Trí dụng tùy cơ khó hoại, năm là dụ về tự tại khắp nơi không tổn hại.
2. Từ “Bồ-tát trí…” trở xuống là dùng ngôn ngữ thế gian nói về thời gian xa gần, đầu là đồng ý, tiếp là giảng giải, hai văn có thể biết.
3. Kết luận quy về xưa nay.
4. Từ “Phật tử ngã ư nhĩ thời…” trở xuống là chuyển báo gặp được nhiều Đức Phật.
5. Từ “Thứ hữu kiếp danh Nhật Quang…” trở xuống là chuyển kiếp được thấy sáu mươi ức Đức Phật khuyến khích phát tâm tu hành, văn này có hai có thể biết.
6. Kệ tụng, văn này có hai: Một là trường hàng sinh khởi, hai là chính thức kệ tụng. Văn kệ có ba mươi sáu kệ, văn có sáu đoạn: Một kệ đầu tụng về nương theo Phật lực nói đến pháp sâu xa trước đây; mười ba kệ tiếp tụng về văn Thái tử chịu thay ngục tù cứu giúp chúng sinh trong quá khứ…; năm kệ tiếp tụng về lúc đầu Đức Phật nghe pháp phát tâm xuất gia…; sáu kệ tiếp tụng về từ đó trở về sau được gặp chư Phật tu tập pháp môn…; tám kệ tiếp trình bày về Đại Dụng của pháp môn; ba kệ sau cùng ca ngợi pháp môn đầy đủ công đức thắng diệu khó nghĩ bàn. Văn còn lại có thể hiểu.
Tri thức thứ chín là vị Trời tên gọi Diệu Đức Viên Mãn, tức là phần vị Bồ-tát Địa thứ chín, tiến vào pháp môn Vô Lượng Cảnh Giới Thọ Sinh Tự Tại. Lưu-di-ni là nơi Thái tử giáng sinh. Trong văn có ba nghĩa giống như trước: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba là chính thức tiến vào pháp giới.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba nghĩa giống như trước.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, giã từ. Hai, nghĩ đến pháp môn trước đây tăng lên. Ba, từ từ đến nơi. Bốn, từ “Châu biến…” trở xuống là tìm kiếm. Năm, thấy tướng. Sáu, cung kính lễ lạy. Bảy, thưa hỏi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào pháp giới, có hai: Một là nói về pháp môn của Tự phần; hai từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng.
Trong Tự phần có bốn: a) Phân rõ về Thể của tên gọi pháp môn. b) Từ “Thiện Tài bạch ngôn Thiên thần…” trở xuống là trình bày về Đại Dụng của pháp môn. c) Từ “Thiện Tài bạch…” trở xuống là đạt được pháp xa gần. d) Từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của mình.
Văn phần a là Thể của tên gọi pháp môn, có hai: a1) Phân rõ về phương tiện; a2) Đưa ra Thể của tên gọi pháp hành. Văn phần a1 có ba: Một là trường hàng, hai là kệ tụng, ba là kết luận về lợi ích.
Trong trường hàng có ba: Một, nêu ra mười tên gọi ca ngợi đức; hai, từ “Hà đẳng…” trở xuống là ca ngợi riêng biệt giải thích; ba, từ “Trú thị…” trở xuống là kết luận, phần này có mười câu. Văn phần một có ba: Một là nêu ra mười số, hai là ca ngợi đức, ba từ “Hà đẳng vi thập…” trở xuống là nêu ra mười tên gọi, có hai có thể biết. Trong phần hai là riêng biệt giải thích, mười môn đều có ba: Một là nêu ra tên gọi, hai là giải thích, ba là kết luận.
Trùng tụng có mười kệ, theo thứ tự tụng về mười pháp thọ sinh trước đây, có thể biết.
Trong phần b là Đại Dụng của pháp môn, có ba: b1) Hỏi; b2) Đáp; b3) Từ “Ngã nhất niệm trung tất tri…” trở xuống là kết luận về nhận biết tự tại, phần này có hai có thể biết.
Trong phần b2 là đáp, có năm: Một, vị Trời đạt được pháp môn Cụ Túc Thọ Sinh sinh ở rừng này, có bốn câu. Hai, từ “Thời thử lâm…” trở xuống là hiện bày mười tướng lành: Một là lập Tông, hai là hỏi, ba là giải thích, bốn là kết luận, năm là trình bày về lợi ích ban đầu. Ba, từ “Phật tử Ma-da…” cho đến “Sinh Thái tử thời…” trở xuống là nhân hạnh của ánh sáng trí tuệ dùng tướng để hiển bày Thể, có ba câu có thể biết. Bốn, từ “Tất-lợi-xoa thọ…” trở xuống là Đại Dụng tự tại thâu nhiếp đức vô ngại, có ba câu. Năm, từ “Sinh Bồ-tát thời như không…” trở xuống là hiển bày về thanh tịnh vô nhiễm, văn có ba: Một là hiện thân làm lợi ích, hai là thuận theo pháp thành tựu tương tự, ba là thành tựu mà không tạo tác. Phần một có bốn dụ: Vô cùng trong sáng như mặt trời giữa hư không, lập tức hiện bày giữa chúng sinh ví như chớp điện, yêu thương trải khắp dần dần lợi ích như núi nổi mây, hình tượng hiện bày trừ hết mê lầm giống như ngọn đèn sáng trong ngôi nhà tăm tối.
Trong phần c là nhân duyên đạt được pháp: Đầu là hỏi, tiếp là đáp. Trong đáp: Đầu là trường hàng, tiếp là kệ tụng. Trong trường hàng có bốn: Một, thời kiếp Đức Phật thị hiện; hai, từ “Bỉ thế giới nãi chí Vương đô…” trở xuống là trình bày về nhân duyên thọ thân; ba, từ “Ư ý vân hà…” trở xuống là kết luận quy về xưa nay; bốn, từ “Ngã tùng thị lai…” trở xuống là phân rõ về tu hạnh rộng lớn.
Trong phần tụng có hai: Một là trường hàng sinh khởi, hai là kệ tụng. Văn kệ có ba mươi ba kệ rưỡi, có bốn: Một kệ đầu là nhắc nhủ lắng nghe đồng ý giảng giải, tám kệ tiếp tụng về pháp môn đã đạt được ban đầu trước đây, hai mươi ba kệ rưỡi tiếp tụng về trải qua chư Phật tu tập khiến cho thêm rộng trên đây, một kệ sau cuối là kết luận về khó nghĩ bàn.
Phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, có hai có thể biết.
Tri thức thứ mười là Cù-di, Trung Hoa gọi là Minh Nữ, tức là phần vị Bồ-tát Địa thứ mười. Thái tử có ba vị Phu nhân, vị này là Phu nhân thứ ba. Da-du Đà-la là vị Phu nhân thứ nhất, vị Phu nhân thứ hai tên gọi Ma-nô Đà-la, Trung Hoa gọi là Ý Trì, vị này ở trong cung Phật chỉ nghe tên gọi chứ không thấy hình dáng. Minh Nữ này biểu thị cho hạnh Từ Bi đến cuối cùng, tiến vào pháp môn Phân Biệt Quán Sát Nhất Thiết Bồ-tát Tam-muội Hải. Trong văn có ba nghĩa giống như trước: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba là chính thức tiến vào pháp giới.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có ba nghĩa giống như trước, có thể biết.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có tám: Một, giã từ rút lui. Hai, nghĩ đến pháp môn trước đây tăng lên. Ba, hướng về. Bốn, từ “Chí Bồ-tát hội đường…” trở xuống là trình bày về nơi đến, tức là phần tổng tập về Địa. Năm, từ “Nhĩ thời bỉ Thiên…” trở xuống là hiển bày hành phương tiện thù thắng hạn định phần vị tự nhiên, tức là hành quyến thuộc thù thắng. Sáu, từ “Nhĩ thời ly ưu hoại…” trở xuống là làm sáng tỏ về hành ấy đầy đủ tiến vào cảnh giới thù thắng, tức là phần Tam-muội. Bảy, cung kính lễ lạy lắng nghe. Tám, tự nói về phát tâm thưa hỏi.
Trong phần năm là đầy đủ hành phương tiện thù thắng, văn có sáu:
Một, quy tụ hành quyến thuộc.
Hai, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là ca ngợi Thiện Tài đầy đủ hành Tự-tha trong Tự phần.
Ba, từ “Ngã quán Nhân giả…” trở xuống là ca ngợi Thiện Tài đầy đủ hành Tự lợi-Lợi tha trong hành thuộc phần thù thắng.
Bốn, từ “Phục ngã quán nhân giả…” trở xuống gồm chung pháp ba đời trong thắng tiến, văn này có ba có thể biết.
Năm, từ “Thiện Tài đáp…” trở xuống là thuật về Phật sự và Lợi tha như nhau, có hai: Đầu là tổng quát, tiếp là riêng biệt hiển bày. Văn này có ba: 1) Duyên với hai cảnh trái-thuận để điều tâm, văn này có bốn: Một là pháp, hai là dụ, ba là hợp, bốn là mở rộng về thành tựu; văn này có ba. 2) Từ “Nhược Bồ-tát như thị hành giả…” trở xuống là thuật về thành tựu nghiệp dụng. 3) Từ “Thiên thần…” trở xuống là kết luận.
Sáu, từ “Thiện Tài tương thăng pháp đường…” trở xuống là trình bày về một hành tất cả hành cùng hiện bày rõ ràng về tướng thù thắng vi diệu, văn này có ba: 1) Sắp bước lên tức là hướng về phần vị chính thức; 2) Từ “Bỉ ly ưu đẳng…” trở xuống là hiển bày về nghĩa huân tập giúp đỡ; 3) Kệ tụng hiển bày Thiện Tài chịu khó tìm cầu là nêu ra nghĩa thành Phật. Nguyên cớ đi đến nơi vị Trời, là bởi vì từ đây về sau phần vị Tri thức thù thắng hơn, biểu thị thành tựu nhờ vào nhiều phương tiện. Kệ có hai: Một là sinh khởi, hai là kệ tụng. Văn tụng có mười kệ phân ba: Ba kệ đầu là hành Tự lợi, sáu kệ tiếp là hành Lợi tha, một kệ sau cuối ca ngợi người chủ động gần gũi Thiện hữu được gặp chư Phật.
Trong phần sáu là tiến vào cảnh giới thù thắng, có bốn: Một, tổng
quát phân rõ về cảnh giới thù thắng, có hai có thể biết. Hai, tìm kiếm. Ba, thấy tướng thù thắng. Bốn, từ “Tất ư…” trở xuống là trình bày về đức hạnh thanh tịnh.
Trong phần ba từ “Nhĩ thời Cù-di tác thị ngôn…” trở xuống là chính thức tiến vào pháp giới, có ba: Một là ca ngợi người chủ động thưa hỏi và đồng ý giảng nói; hai từ “Nhược Bồ-tát…” trở xuống là pháp môn của Tự phần; ba từ “Chư Đại…” trở xuống là tôn sùng ngưỡng mộ phần thù thắng. Văn phần một có ba có thể biết.
Trong Tự phần có năm: a) Đưa ra nghiệp tự tại tu quán phương tiện. b) Từ “Thiện nam tử…” trở xuống là trình bày về Thể thuộc tên gọi của pháp môn. c) Từ “Thử pháp môn…” trở xuống là phân rõ Đại Dụng của pháp môn. d) Từ “Đại Thánh phát tâm…” trở xuống là trình bày về nhân duyên phát tâm xa gần. e) Từ “Duy ngã đẳng…” trở xuống là kết luận về sự nhận biết của mình.
Văn phần a là nghiệp tự tại tu quán phương tiện, có ba: a1) Trình bày về hành của mười pháp giới, có năm câu. a2) Từ “Phật tử thập trực tri thức trung nhược chư Bồ-tát…” trở xuống là trình bày về mười lần gặp Tri thức thực hành phương tiện, có sáu câu. a3) Dùng kệ tụng có hai: Một là trường hàng sinh khởi, hai là kệ tụng. Trong kệ tụng có mười ba kệ: Hai kệ đầu tụng về một câu trước, bảy kệ tiếp tụng về bảy câu ở giữa, bốn kệ sau tụng về hai câu sau. Lại cũng có thể hợp chung ca ngợi về pháp phương tiện của người trước đây.
Văn phần c là Đại Dụng, có hai: c1) Hỏi; c2) Đáp. Đáp có bốn: Một là trình bày về Dụng của cõi này; hai từ “Như thử Ta-bà…” trở xuống là phủ khắp mười thế giới ở mười phương; ba từ “Lô-xá-na bổn nguyện…” trở xuống là trình bày ý của Giáo trước vốn có nhân khác nhau; bốn từ “Ngã tất thâm nhập…” cho đến “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về nguyên cớ nhận biết rộng rãi, phần này có bốn câu có thể biết.
Văn phần một có hai Dụng: Một, biết về nhân quả hữu lậu; hai, từ “Bỉ chư kiếp…” trở xuống là biết về nhân quả vô lậu, có ba: Một là biết về Phật, hai là biết về Tiểu thừa, ba là biết về Đại thừa.
Trong phần d là nhân duyên phát tâm đạt được pháp: d1) Hỏi; d2) Đáp. Trong đáp có sáu: Một là phân rõ về thân vốn có và pháp môn mới đạt được; hai là sau khi Đức Phật ấy diệt độ chuyển sang đạt được pháp môn thù thắng, có ba có thể biết; ba từ “Phật tử ngã đắc thử…” trở xuống là phân rõ về phạm vi tu tập; bốn từ “Phật tử ngã nhược…” trở xuống là trình bày về chủ ý tu hành, trong này có hai, đầu là phân rõ, tiếp là giải thích về nguyên cớ có thể biết; năm từ “Ngã ư…” là tu thêm các hành; sáu từ “Do vị năng tri…” trở xuống là phân rõ về hành thêm sâu xa của các thân vốn có kia và mới đạt được. Văn có mười một đoạn:
- Trình bày về thân vốn có cảm đến sựu hóa độ dẫn dắt của Phật.
- Từ “Thời bỉ nữ nhân văn thị…” trở xuống là hóa độ giống như chúng sinh cho nên hướng về Thái tử cùng làm quyến thuộc.
- Từ “Nhĩ thời Thái tử…” trở xuống là bởi vì phạm vào tà hạnh, cho nên hỏi người nữ ấy dựa vào Chánh pháp, có hai văn.
- Từ “Thời bỉ nữ mẫu bạch ngôn…” trở xuống là ca ngợi đức khuyến khích tiếp nhận.
- Từ “Thái tử đáp ngôn…” trở xuống là cùng với người ấy lập ra yêu cầu có ba, một là lập ra yêu cầu, hai là kệ tụng trình bày vốn có kỳ hạn, ba là người nữ thuận theo tiếp nhận.
- Từ “Nhĩ thời Thái tử văn bỉ…” trở xuống là lấy áo để giúp cho, báo ân hiển bày đức.
- Từ “Thời bỉ nữ mẫu tức vi…” trở xuống là khen ngợi người nữ tự mừng khởi lên tâm hành tùy hỷ.
- Từ “Bỉ Thái tử dữ nữ câu…” trở xuống là thấy Đức Phật đạt được đạo.
- Từ “Nghệ Phụ vương sở…” trở xuống là khuyến khích Phụ vương đến gặp Đức Phật, khiến cho Đại vương ấy thấy biết đối với Đức Phật đạt được Thánh đạo mà thôi. Văn này có năm: Một là đến nói cho nhà vua biết, hai là nhà vua hỏi rõ ràng, ba là nhà vua vui vẻ rời bỏ ngôi vị, bốn là Đức Phật nói pháp cho nghe, năm là nhà vua xuất gia đạt được đạo có tể biết.
- Từ “Nhĩ thời Thái tử nguyệt thập ngũ nhật…” trở xuống là Thái tử làm vua mở rộng thành tựu nhiếp hóa.
- Từ “Nhĩ thời Thái tử…” trở xuống là kết luận quy về xưa nay.
Trong phần sáu là hành thêm sâu xa, văn này có ba: Một là tổng quát phân rõ, hai là vặn hỏi, ba là đáp. Trong đáp có bốn: Một là thiếp lập, hai là giải thích, ba là mở rộng phân rõ, bốn là kết luận về phạm vi. Văn phần ba là mở rộng, có ba: Một là thiếp lập, hai là giải thích, ba là đáp. Văn đáp về hai phần là trí Chánh giác và chúng sinh thế gian.
Lại hỏi: Nếu chọn lấy các văn trên dưới, pháp hành Phổ Hiền tựa như từ phần vị Thập Tín giải trở đi thì đạt đến cuối cùng; nay dựa theo văn này thì thế mạnh của hạnh Phổ Hiền tựa như khó thành tựu, phần vị đến Thập Địa mới bắt đầu có thể đạt được là thế nào?
Đáp: Thể của hạnh Phổ Hiền ấy thật sự không thể nào dựa vào phần vị mà đạt được. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì vốn là pháp dựa theo tánh khởi. Nay dựa theo phần vị khởi Tín của Tam thừa mà luận, từ phần vị Tín giải thứ nhất cho đến Thập Địa đều không phải là cuối cùng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì chọn theo tướng của phần vị. Nhưng ở trong này niệm niệm sát-na đều phủ khắp các pháp. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì đạt được tánh khởi, Phật thì có thể biết.
Ma-da phu nhân, Trung Hoa gọi là Thanh Tịnh Diệu. Từ đây về sau là tướng hội tụ duyên tiến vào thật. Sở dĩ chọn Phu nhân, biểu thị đây là tánh thật có năng lực thành tựu Giác đến cuối cùng, bởi vì Tướng tức là Như thật, cho nên Trí-Bi không trú trong Đại hư huyễn, tiến vào pháp môn Đại Nguyện Trí Huyễn, có ba: Một là khuyến khích chỉ dạy; hai là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba là chính thức tiến vào pháp giới.
Trong phần một là khuyến khích chỉ dạy, có bốn: Một là nêu rõ nơi chốn, hai là nêu rõ tên người chỉ dạy, ba là chỉ dạy hỏi han, bốn là Cù-di trùng tụng. Trong tụng có ba mươi ba kệ, mười tám kệ đầu trong trường hàng sót không có, Đại Luận dẫn ra ở đây có đủ, cũng có thể vượt qua tụng về sự việc trước chứ chưa hẳn là sót.
Văn này có ba: Một là một kệ tổng quát trình bày về thâu nhiếp người tu hành, hai là mười bảy kệ tiếp mở rộng thuật về nhân duyên tu hành qua nhiều kiếp, ba là mười lăm kệ còn lại tổng quát tụng về văn trên. Trong này ba kệ đầu tụng về phát tâm ở nơi Đức Phật Nhật Quang trên đây, bảy kệ tiếp tụng về gặp Đức Phật sau mà phát tâm trên đây, bốn kệ tiếp tổng quát tụng về đạt được pháp Tự-tha thù thắng của Bồtát trên đây, một kệ còn lại tổng quát tụng về tu hành thêm sâu xa trên đây.
Trong phần hai là theo sự chỉ dạy tiến vào, có bảy: Một, giã từ, lược bớt không có nghĩ đến pháp môn trước và nơi đã đến, không phải là cố ý có thể biết. Hai, từ “Tác thị niệm ngã đương vân hà…” trở xuống là trình bày về Thiện Tài nghĩ đến phương tiện sau này. Ba, từ “Thiện Tài tùy thuận kỳ giáo…” trở xuống là trình bày về thấy tướng của Y báo. Bốn, từ “Kiến Phu nhân…” trở xuống là thấy tướng của Chánh báo. Năm, từ “Kiến Ma-da hữu như thị…” trở xuống là Thiện Tài giống như vị ấy, tức là biểu thị cho hạnh tu tập tiến vào thật. Sáu, nghi thức cung kính. Bảy, thuật về nguyên nhân ban đầu và thưa hỏi về pháp môn.
Văn phần hai là phương tiện, có ba: Một là Thiện Tài nghĩ đến mong cầu. Hai từ “Thời hữu thành…” trở xuống có ba vị Tri thức giảng giải khuyên bảo. Ba từ “Đáp La-sát ngôn…” trở xuống là trình bày về biểu hiện mong cầu pháp của Tri thức, phần này có hai: Đầu là nhận ân thưa hỏi, tiếp là đáp. Trong đáp có bốn câu: 1) Tin tưởng; 2) Suy nghĩ; 3) Tinh tiến; ) Hiểu lý. Văn phần một có ba: Một là tổng quát; hai là ca ngợi thân đức của Ma-da; ba là kết luận, văn này có ba: Một, phân rõ về phạm vi; hai, tôn sùng ngưỡng mộ; ba, mong cầu phương tiện.
Phần hai có ba vị Tri thức, ý đó thế nào? Một là biểu thị về pháp đã nhận biết, hai là biểu thị về trí chủ động nhận biết, ba là biểu thị về tướng của phương tiện. Lại nữa, một là dựa theo tánh khởi phân rõ về nghĩa, hai là dựa theo trí phân rõ về giải thích, ba là dựa theo phương tiện phân rõ về giúp đỡ thành tựu, ý còn lại có thể biết.
Trong Tri thức thứ nhất, có bốn: Một là cúng dường Thiện Tài, tức là tướng phương tiện giúp đỡ thành tựu; hai từ “Tác như thị…” trở xuống là chỉ dạy phương pháp thực hành; ba từ “Bồ-tát nhược như thị tri…” trở xuống là kết luận về quán thành tựu lợi ích, có ba có thể biết; bốn từ “Phật tử…” trở xuống là trình bày về người đạt được pháp thì thấy tất cả Tri thức chân thật, hiển bày về pháp có thành tựu thích hợp gọi là khéo léo. Trong phần hai là chỉ dạy phương pháp thực hành có hai mươi bốn câu. Ma-da, Trung Hoa gọi là Huyễn Hóa, trí phương tiện dạy dỗ quán sát chỉ do tâm, tức là Tri thức chính đáng, là đích thực chỉ do tâm huyễn hóa không nghi ngờ gì, đây chính là dùng thật để hiển bày về tướng. Trong Tri thức thứ hai, có bốn: Một là Thiên thần ca ngợi Phu nhân; hai là ánh sáng soi chiếu Y báo-Chánh báo của chư Phật; ba là ánh sáng trí tuệ đi vào đỉnh đầu Thiện Tài; bốn là Thiện Tài được lợi ích. Trong Tri thức thứ ba, có ba: Một là La-sát rải hoa trên Thiện Tài; hai từ “Ngữ Thiện Tài…” trở xuống là chỉ dạy phương pháp thực hành, văn này có hai, đầu là thân cận, tiếp là nhìn thấy, hai văn này đều có bốn, văn có thể biết; ba từ “Nhược hữu Bồ-tát…” trở xuống là kết luận. Chủ động gần gũi Tri thức, tám câu trước trong mười pháp có thể biết, “Thiện đối trị…” trở xuống là câu thứ chín, “Thuận Thiện tri thức…” trở xuống là câu thứ mười.
Văn phần ba là thấy tướng của Y báo, có bốn: Một là trông thấy đài hoa, hai là trông thấy lầu quán, ba là trông thấy tòa báu, bốn là trình bày về hành tướng quyến thuộc.
Văn phần bốn là thấy tướng của Chánh báo, có ba: Một là thấy Thể của thân, hai từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” cho đến “Tùy ứng chúng sinh…” trở xuống là phân rõ về tác dụng của giáo hóa, ba từ “Thiện Tài kiến như thị…” trở xuống là mở rộng phân rõ về tướng lợi ích của thấy. Văn phần một có bốn: Một là hiện bày sắc tướng làm lợi ích, hai là thuận theo pháp thành tựu tương tự, ba là tướng thật sự nói về Không, bốn là hơn hẳn Nhị thừa cho nên hiện bày sắc tướng. Văn phần một gồm có năm mươi câu có thể biết.
Văn phần năm là Thiện Tài thực hành tu tập tiến vào thật, có năm: Một là thấy Phu nhân nhắc lại thân tướng đã trông thấy trước đây; hai từ “Tức biến…” trở xuống là đích thực giống nhau, đây chính là tướng hội tụ tiến vào thật; ba từ “Kính lễ…” trở xuống là tương ưng với phần thù thắng; bốn là được lợi ích đạt được Định tức là Thể của hành; năm là từ Tam-muội đứng lên.
Ba từ “Đáp ngôn…” trở xuống là chính thức tiến vào pháp giới, trong văn có hai: Một là nói về pháp môn của Tự phần, hai từ “Chư Đại…” trở xuống tôn sùng ngưỡng mộ.
Trong Tự phần có bốn: Một, phân rõ về tên gọi của pháp môn; hai, từ “Đắc thử pháp môn…” trở xuống là phân rõ về Dụng của pháp môn; ba, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là trình bày về nhân duyên xa gần của pháp môn; bốn, từ “Ngã duy…” trở xuống là kết luận.
Trong phần hai là Dụng của pháp môn, có ba:
Một, văn hạn chế phân ra có bốn:
1. Đạt được pháp môn Đại Huyễn, lúc sinh Thái tử có thể hiện bày thần lực không nghĩ bàn, có hai câu.
2. Từ “Thiện nam tử…” trở xuống là lúc Bồ-tát sinh ra có ánh sáng tiếp xúc, đạt được pháp môn Thọ Sinh tự tại, có bốn: Một là ánh sáng tiếp xúc, hai là được thọ sinh trang nghiêm, ba là thấy sự việc trong hiện tại và vị lai, bốn là thấy sự việc trong quá khứ.
3. Từ “Hựu thiện nam tử…” trở xuống là trình bày về dung nạp tự tại, có bảy: Một là ánh sáng tiếp xúc, hai là thân thư thái có hai có thể biết, ba là dung nạp Y báo, bốn là tiếp nhận các hành của Bồ-tát, năm là tiếp nhận đời sống khác, sáu là tiếp nhận phần vị Bồ-tát, bảy là tiếp nhận tác dụng.
4. Từ “Niệm niệm trung…” trở xuống là trình bày về tác dụng giáo hóa dung nạp tự tại.
Hai, từ “Ư thử…” trở xuống là nối thông mười phương, có năm: 1) Trình bày về phần lượng; 2) Trừ bỏ nghi ngờ; 3) Trừ bỏ tất cả nghi ngờ; ) Vặn hỏi; 5) Đáp có thể biết.
Ba, từ “Thiện nam tử ngã vi Lô-xá-na…” trở xuống là làm mẹ cho một ngàn vị Phật… Văn này có hai: Đầu là phân rõ, tiếp là kết luận.
Trong phần ba là đạt được pháp xa gần, có ba: 1) Hỏi; 2) Đáp. Văn này có ba: Một là thân vốn có đạt được lợi ích, có hai là giải thích và kết luận; hai từ “Bỉ đạo tràng thần…” trở xuống là kết luận quy về xưa nay; ba từ “Thiện nam tử ngã tùng…” trở xuống là mở rộng trình bày về tu tập đức dụng của pháp môn. 3) Từ “Phục thứ thiện nam tử…” trở xuống là đưa ra mở rộng để hiển bày về tóm lược.
Phần hai là tôn sùng ngưỡng mộ, có ba có thể biết.
Từ “Thử thế giới Đao-lợi Thiên thượng…” trở xuống là trình bày về tướng thứ ba thâu nhiếp đức thành tựu nhân, bởi vì Di-lặc vốn là nhân. Người tên gọi Di-lặc, tiến vào pháp môn Tam Thế Trí Chánh Niệm Tư Duy Trang Nghiêm, có ba: Một là chỉ dạy khuyến khích tiến vào thù thắng; hai từ “Nhĩ thời Thiện Tài văn như thị đẳng tán…” trở xuống là theo sự chỉ dạy tiến vào; ba từ “Nhĩ thời Di-lặc quán sát Đại chúng…” trở xuống là chứng pháp giới.
Văn phần một là chỉ dạy khuyến khích, có năm: Một là nêu rõ Tri thức phương tiện, hai từ “Hựu tác thị ngôn…” là nêu rõ trú xứ đích thực của Tri thức, ba từ “Bỉ viên trung hữu Bồ-tát…” trở xuống là phân rõ danh đức của Tri thức, bốn từ “Nhữ nghệ…” trở xuống là chỉ dạy thưa hỏi, năm từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là ca ngợi đức để khuyến khích mong cầu.
Văn phần một có hai: Một, nêu rõ Trời để biểu thị về thanh tịnh, Nữ để biểu thị về trí bên trong, Từ Bi hiển bày về thân của pháp vi diệu, văn này có ba có thể biết; hai, trình bày về hai Đồng tử đều biểu thị về thấy công dụng của giáo hóa, tu tập thành tựu phương tiện, giúp đỡ trở thành nơi nương tựa, tức là dựa vào phước tuệ. Cũng có thể Ma-da trước đây là nêu rõ dùng thật thuận theo thật, Đồng tử ở đây đều dùng tướng thuận theo tướng.
Có nơi nói trong này không theo thứ tự, ý này chưa rõ. Tạm thời đưa ra cách giải thích này: “Hựu tác thị ngôn” là Ma-da nói, dựa vào điều này tức là dùng Lý thành tựu Sự không hư dối.
Hỏi: Nếu như vậy thì Chánh niệm mà vị Trời và người nữ trước đây nương vào sao nói là thân Trí của pháp vi diệu?
Đáp: Chánh niệm tức là Thể tướng thành tựu, ở đây nương theo Thể thành tựu tướng mà thôi.
Văn phần hai là nêu rõ trú xứ Y báo, có bốn: Một, nêu rõ phương hướng; hai, nêu rõ cõi nước; ba, nêu rõ vườn rừng; bốn, nêu rõ lầu quán đều là nhân. Sở dĩ nói Nam là sự, bởi vì nhân vị thuận theo Chánh quả.
Trong phần ba là nêu rõ tên gọi của Tri thức, có hai: Một, tên gọi; hai, phân rõ về đức.
Trong phần bốn là chỉ dạy thưa hỏi có mười câu: Năm câu đầu hỏi về tướng tu phương tiện, năm câu sau hỏi về tướng đích thực tu hành.
Phần năm là ca ngợi đức chủ động giảng giải của Di-lặc, có hai: Một, ca ngợi về đức chủ động giảng giải; hai, từ “Nhữ bất ưng ư…” trở xuống là mở rộng ca ngợi khuyến khích mong cầu.
Văn phần một có hai mươi câu phân hai, đó là hai phần hỏi-đáp có thể biết. Trong đáp: 1) Đức tự thành tựu của Tri thức; 2) Bồ-tát ấy có năng lực thành tựu về hạnh thù thắng của Thiện Tài.
Trong phần hai là mở rộng khuyến khích mong cầu, có năm:
1. Một trăm lẻ bảy câu khuyến khích tu các hạnh về tướng. Văn phần một này có ba: Một là mười câu đầu tổng quát khuyến khích chỉ dạy, hai từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về thành tựu tướng cầu pháp, ba từ “Thiện nam tử lược thuyết…” trở xuống là chín câu kết thúc tóm lược hiển bày mở rộng. Đầu tiên giải thích trong phần khuyến khích tu các tướng, có hai: Đầu là giải thích, sau là kết luận. Đầu là văn giải thích có ba: Một, bốn mươi hai câu về hành Tự lợi có ba: Một là khuyến khích, hai là vặn hỏi, ba là mở rộng phân rõ. Hai, từ “Chiếu vô lượng pháp…” trở xuống là hành Lợi tha. Ba, từ “Nghệ chư Phật sát…” trở xuống là bốn mươi mốt câu về hành thuộc phần thù thắng.
2. Từ “Thị cố thiện nam tử…” trở xuống là chính thức khuyến khích mong cầu Tri thức.
3. Từ “Phục thứ…” cho đến “Tắc vi Từ mẫu…” trở xuống là dẫn ra mười dụ để ca ngợi Tri thức, có hai phần giải thích và kết luận.
4. Từ “Phát đại địa tâm…” trở xuống là phân rõ về lợi ích cầu Tri thức, văn này có hai: Một, trình bày về nghi thức chuyển giao và tiếp nhận thuốc pháp; hai, phân rõ về tướng của thuốc và bệnh dựa theo pháp, văn này có ba có thể biết.
5. Từ “Thiện nam tử nghệ Thiện tri thức…” là kết luận về hành thành tựu lợi ích, văn này có ba: Một, phân rõ về Tự phần. Hai, trình bày về thắng tiến có hai, đầu là vặn hỏi, tiếp là đáp có thể biết. Ba, từ “Thiện nam tử…” trở xuống là suy ra công đức thuộc về bạn mà thôi, văn này có ba: Một, tổng quát hiển bày về đức; hai, dùng tóm lược để hiển bày mở rộng; ba, thâu nhiếp đức thuộc về người.
Trong phần hai là chính thức khuyến khích mong cầu có bảy mươi bốn câu, có ba: Một là chính thức khuyến khích tiến lên, hai từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là bốn mươi câu phân rõ về thành tựu cần phải mong cầu, ba từ “Phục hà dĩ cố…” trở xuống là phân rõ về ý Tri thức có năng lực.
Từ “Nhĩ thời Thiện Tài vấn như thị đẳng…” trở xuống là trong phần thứ hai theo sự chỉ dạy tiến vào, có tám: Một, nghe ca ngợi Tri thức tâm sinh tin tưởng. Hai, từ “Chánh niệm tư duy…” trở xuống là nghĩ đến pháp môn trước đây. Ba, từ từ tiến lên. Bốn, từ “Dĩ quá khứ tế…” trở xuống là bởi vì thấy cảnh thù thắng cho nên dấy khởi nhiều phương tiện. Năm, từ “Thiện Tài như thị…” trở xuống là đạt được Đại Tuệ nhãn nhìn cảnh giới của Đại pháp, không có văn giã từ rút lui. Sáu, từ “Ngũ thể lễ kính…” trở xuống là thấy tướng của Y báo. Bảy, từ “Nhĩ thời Thiện Tài tán thán lầu quán…” trở xuống là thấy tướng của Chánh báo, đây tức là tướng của Chứng; dùng người thành tựu đức, đây tức là Chứng; dùng đức thành tựu người, đây là từ sau mà nói. Tám, từ “Đầu diện kính lễ bạch ngôn…” trở xuống là trình bày về lễ lạy cung kính thưa hỏi.
Văn thứ sáu có năm: Một là thấy lầu quán cung kính lễ lạy, hai từ “Tác như thị niệm…” trở xuống là đi sâu vào quán sát trú xứ của Hiền Thánh, ba từ “Vị khởi gian…” trở xuống là kính trọng pháp càng sâu sắc, bốn từ “Hiệp chưởng đế quán…” trở xuống là mở rộng ca ngợi về Y báo-Chánh báo; năm là dùng kệ tụng.
Văn phần hai có ba: Một, thấy tướng của cõi nước, tức là duyên cung kính đối với ân; hai, từ “Hựu phục…” trở xuống là phai mờ tướng tiến vào thật, tức là duyên với thật quán; ba, từ “Thâm tâm tín giải…” trở xuống là dùng thật để thành tựu tướng.
Trong phần năm là trùng tụng có năm mươi lăm kệ, có ba: Một, bảy kệ đầu tụng về lầu quán trú xứ trên đây; hai, có bốn mươi bốn kệ tụng về trú xứ của Hiền Thánh có đủ công đức ở phần thứ tư trên đây; ba, bốn kệ còn lại kết luận về đức ca ngợi đến cùng. Cũng có thể phân làm năm: Một, một kệ đầu ca ngợi Di-lặc; hai, có ba mươi bốn kệ nêu ra đức của người để ca ngợi lầu quán, phần này có ba mươi ba sự việc; ba, có mười tám kệ ca ngợi về lợi ích ở trong lầu quán; bốn, có một kệ cung kính đối với người ở trong lầu quán; năm, có một kệ thỉnh cầu thâu nhiếp truyền trao. Văn phần ba có hai: Một kệ đầu ca ngợi người ở trong lầu quán, mười bảy kệ tiếp chính thức phân rõ về lợi ích có mười một sự việc; trước đây trong trường hàng nêu ra lầu quán thành tựu người, kệ này ca ngợi người thành tựu lầu quán.
Trong văn thứ bảy là thấy tướng của Chánh báo, có năm: Một là dấy khởi phương tiện cầu mong được thấy Pháp thân, hai từ “Dao 12 kiến…” trở xuống là gần bên cạnh mà chưa tiếp xúc, ba từ “Dữ vô lượng Thiên Long…” trở xuống là phân rõ về quyến thuộc ở đó, bốn là từ bên ngoài mà đến hiển bày duyên quy tụ các hành, năm từ “Uy đức đặc tôn…” trở xuống là ca ngợi về đức.
Phần ba từ “Nhĩ thời Di-lặc quán sát Đại chúng…” trở xuống là phân rõ tiến vào pháp giới, văn có bốn: Một, mở rộng ca ngợi về công đức phát tâm. Hai, từ “Nhữ tiên sở vấn…” trở xuống là chính thức tiến vào tự Thể của pháp môn. Ba, từ “Đại Thánh thử hành…” trở xuống là phân rõ về tên gọi của pháp môn. Bốn, từ “Bạch ngôn…” trở xuống là tận cùng duyên hiển bày thật.
Văn phần một có năm: 1) Ca ngợi người có đủ công đức; 2) Từ “Cáo Thiện Tài nhữ khả vãng nghệ…” trở xuống là hội tụ phần vị thuận theo thật; 3) Từ “Thiện Tài ngũ thể kính lễ…” trở xuống là thâu nhiếp công đức thù thắng ấy; ) Trở lại chỉ ra cho Đại chúng biết, do Thiện Tài có đủ công đức cho nên nói kệ khen ngợi Thiện Tài; 5) Từ “Cáo Thiện Tài thiện tai…” trở xuống là dẫn dắt thưa hỏi ca ngợi về đức mà thôi.
Văn phần một có bảy: Một, nêu rõ Đại chúng tổng quát ca ngợi đức của Thiện Tài, có hai văn thưa hỏi và ca ngợi. Hai, từ “Thử Đồng tử…” trở xuống là ca ngợi về thành tựu pháp hiếm có, có bốn câu. Ba, từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là phân rõ về thành tựu. Bốn, từ “Chư thiện nam tử…” trở xuống là mở rộng ca ngợi khuyến khích học theo, có bốn: Một là phát tâm, hai là có năng lực tiến lên, ba là tu hành, bốn là khuyến khích học theo. Năm, từ “Thử Đồng tử…” trở xuống là trở lại nói về thành tựu đức dụng. Sáu, từ “Thiện Tài nhữ kim…” trở xuống là mở rộng ca ngợi về lợi ích gặp được thiện hữu, có sáu: Một là tổng quát tất cả kiến chấp về pháp (pháp kiến), hai là mở rộng ca ngợi về lực của Văn Thù, ba là hành thành tựu về Chứng, bốn là ca ngợi về lực tăng thượng của hành, năm là khuyến khích học theo, sáu là chỉ bảo cho biết về sự hư hoại có hai câu. Bảy, từ “Thiện Tài đương tri…” trở xuống là khuyến khích nhận biết về phạm vi của hành, có ba câu. Tướng còn lại có thể biết mà thôi.
Khu thành Tần-đà-già-la là thành Giác. Trải qua một trăm mười vị Tri thức là gồm chung Chánh-Trợ, bốn mươi hai vị trên đây đều dựa vào phần vị mà đưa ra. Ca ngợi Thiện Tài rằng: Vô lượng Bồ-tát tu tập qua nhiều kiếp, Thiện Tài một đời đạt được, là đạt được trong giáo pháp. Vì vậy phẩm Ly Thế Gian nói vốn là đối với văn tự giáo pháp… Đây là giải thích dựa theo giáo của Tam thừa. Nếu dựa theo Nhất thừa, thì cũng có thể Chứng hành của Phổ Hiền, Chứng hành rộng khắp và hành riêng biệt kia. Ở đây thì không phải là đạt được giáo, cũng có thể là đạt được quả trước-gia hộ sau.
Hỏi: Vì sao ở đây mở rộng ca ngợi về công đức và phát tâm…?
Đáp: Bởi vì đây là nơi cuối cùng của phần vị đầy đủ công hạnh, còn lại dựa theo có thể biết mà thôi.
Văn phần hai là hội tụ phần vị thuận theo thật, có sáu: Một, chỉ dạy thưa hỏi. Hai, khóc lóc buồn bã hiển bày về phần vị khó thành tựu, do đó phân rõ trong các vị Tri thức có nhiều người khóc lóc buồn bã, chỉ là trong các phần vị càng thắng tiến càng sâu xa, ngày nay được đội ân, khó xa rời lưu luyến ngưỡng mộ mà đau buồn vậy thôi. Ba, Văn Thù trao cho chuỗi Anh-lạc, tức là biểu thị cho đức của phần vị được trang nghiêm bằng phước trí. Bốn, Thiện Tài có được rồi rải ra cúng dường Di-lặc, đích thực phân rõ phước trí trang nghiêm hội tụ thành tựu phần vị ấy. Năm, Di-lặc xoa đầu khen ngợi là căn hành tương ưng. Sáu, Thiện Tài nói kệ ca ngợi, đây đều là biểu thị về ý có thể biết. Phần này có hai: Đầu là trường hàng, tiếp là kệ tụng.
Trong kệ: Một là một kệ đầu vui mừng được gặp Di-lặc; hai là một kệ tiếp nguyện được thấy Bổn sư Văn Thù; ba là trở lại thưa thỉnh Di-lặc, tức là nêu ra đức thành tựu phần vị, cũng tức là thâu nhiếp về đức thù thắng. Trong phần này có bốn: Một, cung kính lễ lạy; hai, tự nói về phát tâm thưa hỏi; ba, từ “Đại Thánh…” trở xuống là ca ngợi về đức; bốn, từ “Duy nguyện…” trở xuống là kết thúc thưa thỉnh.
Phần bốn là nói kệ khen ngợi Thiện Tài, văn có ba: Một, trường hàng tổng quát nêu rõ về người có năng lực phát tâm trong Đại chúng. Hai, kệ khen ngợi về đức của Thiện Tài. Ba, trường hàng kết thúc. Kệ có sáu mươi tám kệ, có bốn: Một là mười một kệ ca ngợi về người cố gắng đến; hai là mười tám kệ tiếp ca ngợi về đạt được hành Tự lợi; ba là hai mươi hai kệ tiếp ca ngợi về thành tựu đức Lợi tha; bốn là mười bảy kệ sau cùng ca ngợi về đức Tự-tha đầy đủ.
Phần năm là dẫn dắt thưa hỏi mở rộng ca ngợi về phát tâm, văn có bốn: Một, tổng quát ca ngợi. Hai, từ “Thiện nam tử nhữ đắc thiện lợi…” trở xuống là ca ngợi về đức có thể gặp được Tri thức. Ba, từ “Hà dĩ cố…” trở xuống có hai trăm mười tám câu, mở rộng ca ngợi về tâm Bồđề khiến cho tu tập tiến vào. Bốn, từ “Thị cố…” trở xuống là kết luận.
Văn phần ba có hai: Một là một trăm mười lăm câu đầu ca ngợi tâm Bồ-đề có thể sinh ra vạn đức như đức của chư Phật; hai từ “Thí như tự tại dược…” trở xuống là một trăm lẻ ba câu ca ngợi về khả năng
thành tựu Đại Dụng, đạt được Đại quả kia và không rời bỏ thế gian. Văn một có hai, đầu là phân rõ, tiếp là kết luận, kết luận có ba có thể biết. Văn hai có hai, đầu là giải thích, tiếp là kết luận, kết luận có ba có thể biết.
Văn phần hai là tự Thể của pháp môn, có ba: 1) Nhắc lại phương tiện trước đây thâu nhiếp tiến vào cảnh Hiện lượng về lầu quán, văn này có ba: Một, nhắc lại khuyến khích tiến vào; hai, sinh khởi mong muốn thù thắng; ba, hiển bày phương tiện có thể biết. 2) Từ “Thiện Tài tức nhập…” trở xuống là chính thức tiến vào Tam-muội. 3) Từ “Di-lặc nhiếp thần lực…” trở xuống là trình bày về xuất Định.
Văn phần hai là chính thức tiến vào Tam-muội, có ba: Một, tiến vào; hai, thấy Tịnh độ; ba, từ “Nhữ bất kiến…” trở xuống là nhận xét về sự thấy nghe hiểu biết.
Văn thứ hai là thấy Tịnh độ, có năm: Một là thấy tướng nghiêm trang, tức là cảnh xác thực. Hai từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là được lợi ích lễ lạy cung kính. Ba từ “Lễ dĩ…” trở xuống là hiện rõ ra thân mình, tức là pháp thích hợp với căn cơ, có hai có thể biết. Bốn từ “Hựu kiến…” trở xuống là hiện rõ ra tướng của pháp nhân quả, tức là pháp làm chỗ dựa của người tu hành, văn này có hai: Đầu là nhân, tiếp từ “Hoặc ư lầu quán…” trở xuống là hiện rõ ra pháp của quả mà thôi. Năm từ “Nhĩ thời Thiện Tài chư…” trở xuống là trình bày về sự hiện bày đặc biệt sai khác, tức là hiển bày một quả cùng làm sáng tỏ về nghi thức lập giáo, văn này có hai: Một, hiện rõ tám tướng của quả, có hai có thể biết; hai, trong những quả chuông hiện rõ ra những sự việc sai khác trong nhân. Trước đây thì đầu nhân-sau quả, tức là theo thứ tự tu hành; văn này đầu quả-sau nhân, phát sinh niềm tin thành tựu hiểu biết theo thứ tự mà thôi. Từ “Linh…” trở xuống có sáu: Một là chuông hiện rõ về pháp môn âm thanh, có hai có thể biết. Hai là gương hiện rõ về pháp môn hình tướng. Ba là cột trụ hiện rõ về pháp môn trú trì. Bốn là châu ngọc hiện rõ về pháp môn trang nghiêm. Năm là cây cối hiện rõ về pháp môn kiến lập. Sáu là nửa vầng trăng hiện rõ về pháp môn trú vào phần vị khởi hạnh.
Văn thứ ba là nhận xét về thấy nghe, có ba: Một là hỏi, hai là đáp, ba là ví dụ so sánh ca ngợi về thấy vô ngại. Văn ca ngợi có bảy: Một là dụ vượt ra ngoài cảnh hư vọng, hai là dụ trở lại quán pháp thù thắng, ba là dụ khéo nhận biết các tướng, bốn là dụ thời gian kéo dài gọi là ngắn ngủi, năm là dụ đức chân thật khéo hiện rõ, sáu là dụ cảnh hiện rõ tùy tâm, bảy là dụ quán pháp vô ngại. Phần này có ba dụ: Một là thấy sắc vô ngại, hai là hiện sắc vô ngại, ba là tùy theo dấy khởi vô ngại.
Văn phần ba là xuất Định, có bốn: Một, Đại Thánh thâu nhiếp dụng trở về gốc; hai, lại dùng thân-khẩu gia hộ khiến cho xuất Định; ba, chính thức xuất Định; bốn, xuất Định rồi Di-lặc trở lại hỏi sự việc trong quán, xét kỹ về quán hư thật, có hai văn hỏi-đáp.
Thứ ba là đáp về Danh Thể của pháp môn, có ba: Một, chính thức phân rõ về Thể của Định, có hai văn hỏi-đáp; hai, từ “Nhất sinh Bồtát…” trở xuống là trình bày về thâu nhiếp tất cả pháp môn; ba, từ “Đại Thánh thử chư kỳ đặc…” trở xuống là hỏi-đáp hiển bày về nơi chốn, để làm sáng tỏ về thật mà thôi. Trong đáp có hai: Một là tách ra hai pháp môn, hai là dùng hai dụ hiện rõ và hợp lại. Thứ nhất là dụ về Bồ-tát khởi sự thành tựu, thứ hai là dụ về bắt đầu học Bồ-tát nguyện thành.
Thứ tư phân rõ về Đại Dụng của pháp môn, tức gọi là tận cùng duyên hiển bày thật, có hai hỏi-đáp, tức là hai: Một là hỏi về nơi chốn xưa nay đã hướng đến, hai từ “Bạch ngôn…” trở xuống là hỏi về nơi sinh.
Một là trong đáp thứ nhất, có ba: Một, nêu ra thật không có đến; hai, từ “Đản vị giáo hóa…” trở xuống là dựa theo duyên quy tụ có nơi; ba, từ “Nhữ sở vấn ngã…” trở xuống là bởi vì dẫn dắt chúng sinh cho nên hiện rõ phương hướng đã xuất hiện.
Hai là trong hỏi về nơi sinh, có hai: Một, phân rõ về Thể của nhân hạnh ở nơi sinh; hai, từ “Ngã ư thử Diêm-phù-đề…” trở xuống là trình bày về Hóa thân hiện đến nơi sinh. Văn phần một có năm: Một là phân rõ về nơi sinh, hai từ “Dĩ Bát-nhã vi mẫu…” trở xuống là mười chín câu riêng biệt trình bày về hành quyến thuộc, ba từ “Siêu phàm phu địa…” trở xuống là so sánh về hơn kém, bốn từ “Sinh như thị gia…” trở xuống là mười câu phân rõ về phần vị thù thắng, năm từ “Ngã tịnh Pháp thân…” trở xuống là mười câu phân rõ về Báo và Thể tương ưng, tức là Thể thù thắng. Trong phần hai là nơi sinh của Hóa thân, ba nơi tức là phân làm ba: Một là trong loài người, hai là trên cõi trời, ba là sinh xuống trong loài người, đều là Sinh thân cuối cùng.
Thứ tư là trí soi chiếu không có hai tướng, người tên gọi Văn Thù Sư Lợi, tiến vào pháp môn Phổ Kiến Thuận Tri Thức Giáo, cũng gọi là pháp môn Bồ-tát Tịch Tĩnh. Văn có ba: Một từ “Thiện nam tử nhữ vãng Văn Thù…” trở xuống là phân rõ về khuyến khích thắng tiến, hai từ “Thời Thiện Tài…” trở xuống là theo lời dạy chọn lựa tức là tiến vào, ba từ “Nhĩ thời Thiện Tài…” trở xuống là chính thức tiến vào pháp giới.
Văn phần một có ba: Một, nêu rõ tên người; hai, nêu rõ chỉ dạy thưa hỏi; ba, từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là ca ngợi về đức. Trong này lược bớt không có nơi chốn, văn sau nói là đến nước Phổ Môn. Ca ngợi về đức có sáu: 1) Vặn hỏi; 2) Đáp tức là ca ngợi về đức; 3) Từ “Thiện nam tử…” trở xuống trở lại nêu rõ để khuyến khích; ) Từ “Thị cố…” trở xuống là kết thúc khuyến khích; 5) Trở lại vặn hỏi; -Đáp.
Trong phần hai là theo lời dạy tiến vào: Một, cung kính lễ lạy; hai, giã từ rút lui; ba, trải qua một trăm mười khu thành từ từ đến nơi; bốn, chọn lựa. Nước Phổ Môn là một nơi tạm thời giáo hóa của Văn Thù, cũng có thể là tất cả các pháp làm chỗ dựa cho Trí mà thôi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào pháp giới, có hai: Một, trông thấy; hai, đạt được lợi ích. Sở dĩ không nói đến Thuyết pháp, là bởi vì Chứng không có ngôn thuyết. Sở dĩ trong này trông thấy khắp nơi (phổ kiến), là bởi vì biểu thị trông thấy Đại Trí soi chiếu khắp nơi không hai. Sở dĩ không nói trông thấy Văn Thù, là bởi vì hiển bày soi chiếu khắp nơi lìa xa tướng thấy. Không trái với lời dạy, là bởi vì nhẫn nại thuận theo tất cả các Tri thức. Hai là tăng trưởng…, là chứng được lợi ích do mình, trong này có bốn: Một là thành tựu Lợi tha, hai từ “An trú…” trở xuống là thành tựu hành Tự lợi, ba từ “Nhập Phật thậm thâm…” trở xuống là tùy thuận phần thù thắng, bốn từ “Hiện nhập chư thú…” trở xuống là trình bày thành tựu đức Tự-tha tiến vào hạnh Phổ Hiền.
Dưới đây là thứ năm dựa vào tướng hiển bày nhân rộng lớn, người tên gọi Phổ Hiền, tiến vào pháp môn Thập Bất Hoại Trí Tuệ. Văn có ba: Một là Thiện Tài nghe tên gọi Phổ Hiền chỉ dạy khuyến khích thắng tiến, hai từ “Nhất tâm dục kiến Phổ Hiền…” trở xuống là theo lời dạy tiến vào, ba từ “Thiện Tài tức kiến Phổ Hiền…” trở xuống là chính thức tiến vào pháp giới.
Văn phần một có hai: Một, nghe tên gọi Phổ Hiền tức là nêu rõ tên gọi; hai, từ “Hạnh nguyện…” trở xuống tức là ca ngợi về đức. Trong này không có nêu rõ nơi chốn-giã từ…, ý có thể biết mà thôi.
Nói về nghe tên gọi Phổ Hiền là nghe đến bốn Phổ trước đây: 1) Phần Văn Thù trong Giáo lượng vốn có hạnh Phổ Hiền; 2) Trong tiến vào đến nước Phổ Môn; 3) Trong hiện rõ về Chứng thấy được các Tri thức khắp nơi; ) Chứng được Hậu trí tu hạnh Phổ Hiền. Do đó nói là nghe.
Ca ngợi về đức có mười một câu: Một câu đầu về hạnh nguyện của các Địa là tổng quát; tiếp từ “Cụ…” trở xuống là mười câu riêng biệt. Trong tổng quát: Đầu là hiển bày về nguyện vui với hành của Địa tiền, tiếp là ca ngợi phần vị nương tựa của Địa thượng. Trong riêng biệt: Địa có đủ là thành tựu nhân hạnh của Địa. Pháp của Địa là mười pháp giới, vốn là Thể của Địa. Địa đạt được là thâu nhiếp chứng đắc do mình. Theo thứ tự là từng Địa một từ trước đến sau. Địa tu tập là bốn tu-năm tu… Trú là ngay Địa ấy tu đầy đủ. Cảnh giới của Địa là ba Tánh-ba Vô tánh, cũng có thể là phạm vi hạn chế, là cảnh sở duyên của Địa. Trì là cảnh duy trì tâm quán, cũng có thể là nhân duy trì quả. Cọng là Tín-TừBi-Xả…, mười Hạnh đều gồm chung thành tựu các Địa. Chánh đạo là Trí căn bản.
Trong phần hai là theo lời dạy tiến vào, có hai: Một, một câu đầu là khởi lên hy vọng chính đáng; hai, từ “Hư không giới đẳng…” trở xuống là phân rõ tiến vào phương tiện. Văn này có hai: Một là Thiện Tài tổng quát nghĩ đến Pháp thân Tịnh độ; hai từ “Khởi thị tâm thời…” trở xuống tướng lành ứng hiện. Văn này có ba: 1) Phân rõ về nhân duyên của thấy; 2) Từ “Tức kiến…” trở xuống là thấy tướng của Chánh báo; 3) Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau. Văn về hiện tướng có hai: Một là mười tướng của Tịnh độ, hai là mười tướng của Pháp thân. Lại cũng có thể một là mười tướng hiển bày về quốc độ thanh tịnh và chúng sinh thế gian thanh tịnh, hai là mười tướng hiển bày về phạm vi của cảnh giới Nhân-đà-la võng thanh tịnh thành tựu trí Chánh giác, muốn trình bày về phạm vi của hạnh Phổ Hiền mà thôi.
Trong phần ba là chính thức tiến vào pháp giới, có năm: Một, trình bày về đức dụng nhiếp hóa của Phổ Hiền; hai, từ “Ngã ư quá khứ…” trở xuống là trở lại thuật về nhân vốn có của Phổ Hiền để khuyến khích tu tập thắng hạnh; ba, từ “Thiện Tài kinh do thân cận…” trở xuống là so sánh để hiển bày thù thắng; bốn, từ “Thiện Tài năng tự cứu cánh…” trở xuống là khen ngợi hạnh thù thắng của Thiện Tài; năm, nói kệ ca ngợi Phật kết thúc cuối cùng ở sau.
Văn phần một có bốn: 1) Tổng quát trông thấy các Như Lai thù thắng vi diệu…; 2) Từ “Thiện Tài kiến Phổ Hiền…” trở xuống là thấy dụng của hành về pháp giới; 3) Từ “Phổ Hiền tức thân thủ…” trở xuống là gia hộ khiến cho đạt được Tam-muội; 4) Từ “Phổ Hiền cáo…” trở xuống là hỏi kỹ càng về sự việc của Định, có ba: Một là hỏi, hai là đáp, ba là ca ngợi về đức. Văn phần một là các Như Lai thù thắng vi diệu có chín nghĩa…, cũng là mười.
Trong phần hai là thấy dụng của hành, có bốn: Một, trình bày về dụng giáo hóa bên ngoài. Hai, từ “Trùng quán Phổ Hiền…” trở xuống là dụng nhiếp hóa bên trong. Ba, từ “Thập phương…” trở xuống là kết luận quy về bình đẳng có năm câu. Bốn, từ “Thiện Tài kiến Phổ Hiền…” trở xuống là trình bày về Thiện Tài đạt được lợi ích về mười Trí môn bất hoại. Văn phần một có hai: Một là giải thích về mười chín dụng của xuất sinh, hai là kết luận. Phần hai là nhiếp hóa bên trong, có hai: Một là giải thích, hai là kết luận. Phần bốn là Thiện Tài đạt được lợi ích, văn có hai: Một là tổng quát nhắc lại mười môn; hai là riêng biệt phân rõ.
Trong phần ba là xoa đảnh gia hộ đạt được Tam-muội, có ba: Một, xoa đảnh; hai, đạt được lợi ích; ba, từ “Như thử…” trở xuống là kết luận quy về. Trong hai phần xoa đảnh-lợi ích có sáu có thể biết.
Trong phần hai là khuyến khích tu tập thắng hạnh vốn có, có bảy: 1) Do từ lâu tu tâm Bồ-đề cho nên đạt được đức dụng tự tại trên đây;
2) Từ “Ngã sở tu…” trở xuống là trình bày về đức khó tận cùng; 3) Từ “Ngã đắc như thị…” trở xuống là dẫn ra pháp mình đã đạt được để khuyến khích tu tập; 4) Từ “Nhữ thả quán…” trở xuống là khuyến khích quán sát sự việc hiện rõ, văn có ba câu có thể biết; 5) Từ “Nhược hữu chúng sinh văn ngã danh…” trở xuống là hiển bày về đức sâu rộng, có năm câu; 6) Từ “Văn tu tập…” trở xuống là trình bày về hành ứng với Đại tâm-Đại hạnh cùng được sinh, có hai câu; 7) Từ “Nhữ phục quán ngã…” trở xuống là khuyến khích quán về Đại Dụng của ba thân.
Trong phần trước đây, sinh về thế giới thanh tịnh là sinh ở Báo độ, sinh trong thân thanh tịnh của Ngã là sinh trong Pháp thân mà thôi. Văn nói thân tướng của Phổ Hiền giống như hư không, là dựa vào Như Như chứ không dựa vào Phật quốc. Trong phần thứ 7 có hai: Một là khuyến khích, hai là quán sát, thấy đầy đủ nhân quả.
Trong phần ba là so sánh về đức của hành, có ba: 1) Chính thức trình bày về so sánh; 2) Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về thành tựu, có ba có thể biết; 3) Từ “Bất thử thế giới một…” trở xuống là khen ngợi Thiện Tài tự tại khó nghĩ bàn để hiển bày về nghĩa thù thắng.
Phần bốn là khen ngợi hạnh thù thắng của Thiện Tài, văn có hai: 1) Nhân tròn vẹn; 2) Từ “Bất cửu…” trở xuống là quả đầy đủ. Trong quả, đầu là tổng, sau là biệt có thể biết.
Phần năm là kệ tụng ca ngợi Đức Phật. Sở dĩ ca ngợi Đức Phật, là trình bày về Bồ-tát Phổ Hiền ở trước chỗ ngồi được gia hộ nhiếp hóa, hạnh ấy đến cuối cùng thành tựu thì công đức thuộc về Đức Phật cho nên ca ngợi. Cũng có thể dựa theo quả để ca ngợi về lực của nhân vị, tức là thuật về trước đây. Trong kệ có hai: Đầu là trường hàng sinh khởi, tiếp là kệ tụng.
Kệ có chín mươi chín kệ rưỡi, có ba: Một là tám kệ đầu sơ lược nêu ra công đức của Như Lai và Bồ-tát khuyên nhủ lắng nghe nhận lời giảng nói, hai là tiếp tám mươi chín kệ rưỡi riêng biệt ca ngợi về tác dụng giáo hóa của ba thân Như Lai, ba là hai kệ sau cùng kết luận khuyến khích tu hành.
Văn phần một có ba: Một, nửa kệ đầu khuyên nhủ lắng nghe; hai, bốn kệ rưỡi tiếp là ca ngợi về đức của ba thân Như Lai; ba, có ba kệ ca ngợi về công đức của Phổ Hiền, đã giảng nói không hư dối khuyến khích chúng sinh phát khởi niềm tin. Trong bốn kệ rưỡi về ba thân trước: Một kệ rưỡi đầu là ca ngợi về Diệt đức của Pháp thân, tiếp một kệ là Trí đức của Báo thân, tiếp hai kệ là Ân đức của Hóa thân.
Trong phần hai mở rộng ca ngợi, có ba: Một, hai mươi kệ rưỡi đầu ca ngợi về đức của Báo thân; hai, từ “Hoặc kiến Thích-ca…” trở xuống là sáu mươi ba kệ ca ngợi về đức của Hóa thân; ba, từ “Như Lai tịnh Pháp thân…” trở xuống là sáu kệ ca ngợi về đức của Pháp thân.
Hỏi: Vì sao trở lại kết luận mới ca ngợi về đức của Đức Phật?
Đáp: Đây là biểu hiện mở rộng về giải thích, cho nên đưa ra quả để hiển bày phạm vi của nhân, còn lại có thể biết.
Trong Báo thân có năm: Một, ba kệ đầu ca ngợi về hai trí LýLượng khéo léo; hai, từ “Hoặc kiến Như Lai tọa…” trở xuống là bốn kệ trình bày về đức phủ khắp chỉ riêng cảnh giới của Đại tâm chứ không phải là sở duyên của Tiểu trí; ba, từ “Hoặc kiến Lô-xá-na…” trở xuống là bảy kệ trình bày về đức của chư Phật đều có đủ Tịnh độ của Pháp thân và quyến thuộc thù thắng; bốn, từ “Hoặc kiến nhất mao khổng…” trở xuống là năm kệ rưỡi phân rõ về Đại Dụng không có phương hướng; năm, từ “Như thị…” trở xuống là một kệ kết luận nói khó hết.
Trong Hóa thân có ba: Một, hai mươi kệ rưỡi đầu ca ngợi về Đại Dụng thuộc thân nghiệp của Đức Phật; hai, từ “An trú Vô thượng đạo…” trở xuống là hai mươi hai kệ ca ngợi về giáo hóa thuộc khẩu nghiệp của Đức Phật; ba, từ “Chư Phật tôn đạo sư…” trở xuống là hai mươi kệ rưỡi ca ngợi về khéo léo thâu nhiếp lợi ích thuộc ý nghiệp của Đức Phật.
Trong phần một là thân nghiệp, có bốn: Một kệ đầu là thân của Thích-ca giáo hóa, bảy kệ tiếp là nêu rõ các loại nhân hạnh-tám tướng thành đạo giáo hóa, năm kệ tiếp là hiện rõ Đức Phật lên cõi trời… giáo hóa, bảy kệ rưỡi tiếp là có năng lực hiện rõ các loại tùy duyên lợi ích như thọ ký…
Trong phần hai là khẩu nghiệp, có ba: Năm kệ đầu là trình bày về pháp đã nói có uy lực to lớn, mười hai kệ tiếp là trình bày về cùng một âm thanh tùy theo căn cơ mà cảm đến, năm kệ tiếp là phân rõ về nguyên cớ thành tựu đức dụng. Trong mười hai kệ trước: Bốn kệ đầu trình bày về cùng một âm thanh mà tùy theo nghe đều khác nhau, tám kệ tiếp là kết luận về giáo sai biệt.
Trong phần ba là ý nghiệp, có hai: Mười hai kệ đầu ca ngợi về Dụng khéo léo, tiếp từ “Thí như…” trở xuống là tám kệ rưỡi dùng ví dụ để hiển bày. Ví dụ riêng biệt có năm: 1) Dụ về tùy lợi ích nên thành tựu; 2) Dụ về do vật mà tâm hiện rõ; 3) Dụ về tùy thuận cảnh tượng hiện rõ; 4) Dụ về vì chúng sinh mà hộ trì; 5) Dụ về vì vật mà sinh đức. Năm dụ này là mạng lưới to lớn của sự nhiếp hóa, văn còn lại có thể biết.
Trong sáu kệ về Pháp thân, có ba: Một kệ rưỡi đầu ca ngợi Pháp thân có đủ năm tướng, tiếp từ “Thí như mộng sở kiến…” trở xuống là hai kệ rưỡi cùng dựa theo dụ để hiển bày, hai kệ sau cùng là pháp-hợp. Văn dụ có hai: Đầu là một kệ rưỡi dựa theo lý để phân rõ về thành tựu, tiếp là một kệ dựa theo sự để làm sáng tỏ về pháp mà thôi.
Văn phần một về năm tướng: Một câu đầu là tướng sáng ngời, hai câu tiếp là tướng không thể nghĩ bàn, ba tánh lìa hữu vi-vô vi là tướng, câu thứ tư là tướng vô nhiễm, câu thứ sáu không đi mà đến khắp, tức thứ năm là tướng thường trú.
Trong phần ba là hai kệ sau cùng kết luận khuyến khích: Một là một kệ đưa ra bốn dụ để so sánh về đức khó cùng tận, bốn dụ: 1) Dụ về tâm Giác không có giới hạn; 2) Dụ về sự của pháp khó cùng tận; 3) Dụ về số lượng sâu rộng to lớn; 4) Dụ về hư không chẳng hề có ranh giới. Thông suốt thì có thể biết, trở lại thành tựu Phật đức sâu xa mà thôi. Hai, một kệ là nêu ra lợi ích để khuyến khích tu tập. Đây tức là phần Lưu Thông.
Kinh này vốn có mười vạn kệ, ở đây giải thích chỉ có ba vạn sáu ngàn kệ, nói về ý còn lại có thể biết mà thôi./.