LỜI PHẬT DẠY

HỔ TRẼN
Diễn đọc: Tạng Thư Phật Học

 

 

HỔ TRẼN
(Trích Kinh Lời Vàng của Dương Tú Hạc soạn tập)
Cố Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch

Trên đời có hai pháp nhiệm mầu ủng hộ cho thế gian chính là HỔ và TRẼN vậy. Nếu không có hai pháp này thế gian không thể phân biệt được là cha mẹ, anh em, vợ con, bạn bè, tôn trưởng và kẻ lớn người nhỏ, thời đồng với các loại cầm thú có khác gì. Kinh Tăng Nhất A Hàm

Lấy nước hổ trẽn rửa tẩy nhớp trần lao, thới thân tâm đều thành món đồ trong sạch. Kinh Tâm Địa Quán

Hổ trẽn là đồ áo mặc để gìn giữ các điều lành. Kinh Đại Vân

Đồ mặc hổ trẽn đối với các món trang sức nó là thứ nhứt. Hổ trẽn như cái móc sắt nó ngăn chận những điều phi pháp cho người. Vậy nên các Tỳ kheo thường phải biết hổ trẽn, đừng chút nới bỏ. Nếu bỏ rời hổ trẽn thời mất các công đức; người có hổ trẽn thời có pháp lành, bằng không cũng với cầm thú không khác chi mấy. Đời nếu có người hiểu biết hổ trẽn, người ấy tiến bộ dễ dàng, như giục ngựa hay. Kinh Bột

Hổ trẽn có hai thứ: Một là tự tánh, hai là nhơn duyên. Tự tánh là biết mình đã làm những điều phi pháp, lo sợ quả báo sanh lòng hổ trẽn. Nhơn duyên là đối với những việc ác đã làm sợ người đời biết mà sanh hổ trẽn.

Thứ hổ trẽn tự tánh chẳng phải do nhơn duyên mà được. Hổ trẽn tóm tắt có 3 món:

1. Việc chẳng nên làm mà làm sanh lòng hổ trẽn
2. Việc nên làm mà chẳng làm sanh lòng hổ trẽn
3. Tự lòng mình sinh nghi mà hổ trẽn
4. Bị lỗi mà che dấu sợ người biết mà hổ trẽn Kinh Thiện Giới

Ai ôm lòng hổ trẽn thời các tội lỗi tiêu diệt, được trong sạch như xưa. Kinh Niết Bàn