ĐẠI THỪA TRUNG QUÁN THÍCH LUẬN
Tác giả: Bồ-tát An Tuệ.
Hán dịch: Đời Triệu Tống, Sa-môn Duy Tịnh.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 4
Phẩm 4: QUÁN NĂM UẨN
Tuần tự theo phẩm nầy, nay sẽ ngăn phá các có đối tượng tạo tác của mười hai xứ. Hoặc có dị tông hiện bày nghĩa an lập cho rằng:ở trong Thắng nghĩa đế thật có mười hai pháp xứ nội ngoại, vì uẩn thâu giữ nên các luận nói là đúng. Đây chẳng phải là không có đạo lý thâu giữ, chỉ vì trong thế tục đế có chỗ thâu giữ của nó, chẳng phải là Thắng nghĩa đế, vì các uẩn kia không có tánh thật.
Lại có dị tông chấp tánh có của cái đã tạo sắc có thể có được, ý muốn cho đó là do các đại chủng tích tập mà thành.
Nay vì đối trừ những chấp kia, nên tụng nói:
Nếu lìa nơi nhân sắc
Sắc tức không thể được.
Thích: Nhân của sắc là đất, nước, lửa, gió, bốn đại chủng kia, do chúng làm nhân nên có thể được các sắc là sắc xứ v.v… Nếu lìa tự tánh tức không thể có được chúng, cho nên thế tục giả bày ra là có. Nếu là tánh có của vật thể riêng khác, thì điều nầy không thể nói. Vì sao? Tụng nói:
Lìa nhân sắc có sắc
Sắc thì đọa không nhân
Không nhân không có nghĩa
Pháp nào không nhân lập.
Thích: Nếu vật thể có tánh trong nhân sắc, tức sẽ đối thuyết quả sắc của vật thể mà có chỗ thành. Nếu không nhân có quả tức không có nghĩa thành tựu. Cho nên không có không nhân có thể thấy, trong đó cũng không có một chút pháp có thể nói. Lại nữa, tụng nói:
Nếu lại lìa nơi sắc
Có nhân sắc của nó
Tức là không nhân quả
Không nhân quả sao lập.
Thích: Nếu vật thể có tánh trong quả sắc, tức sẽ đối thuyết vật thể nhân sắc mà có chỗ thành tựu. Nếu có nhân có quả thì vật thể kia có tánh tạo tác, như vậy mới nói pháp nhân có thể chuyển. Đó là nếu lìa nhân sắc có sắc, lìa sắc có nhân sắc như vậy, tức vật thể kia không có các tướng cứng (đất), ướt (nước), nóng (lửa), động (gió) lìa tánh thì làm sao mắt… xanh… có thể có được? Vì tướng của sắc, thanh… lìa tánh nên đồng với các thứ có được như cứng, ướt, nóng, động trong thân kia. Nay vì đối trừ thuyết kia, nên tụng nói:
Nếu đã có sắc rồi
Nhân sắc không hề khởi
Nếu không có sắc vậy
Cũng không dùng nhân sắc.
Thích: Nếu nói có sắc phân biệt nhân sắc, hoặc cho là vô sắc, hoặc cũng có cũng không, nói như vậy đều chẳng hợp đạo lý. Cho nên phải biết, chẳng có cũng chẳng không có, là nghĩa duyên hòa hợp vậy.
Có người khác nói: Nếu vậy thì không nhân sẽ có thể có được chăng?
Tụng bác bỏ:
Không nhân mà có sắc
Việc nầy cũng không đúng.
Thích: Trong pháp thành tựu thật không thể nói như vậy.
Người của Thắng luận nói: Ta muốn cho các sắc cực vi của đất… kia là sắc không nhân.
Luận giả nói: Kia không có nhân giống như các sắc tự loại không có thể tướng. Như vậy, phân biệt là quả, chẳng phải quả đều chẳng hợp đạo lý. Ví như chỗ thành tựu của đất… bình… kia chẳng phải không có nhân. Nhưng nhân cực vi, không có tánh nhân thật sự vì là không nhân, ví như hư không…, chẳng phải một bên. Đây là nói chẳng phải tánh nhân kia có thể được bản tánh không có thể. Tuy bình… có nhân nhưng chẳng phải trong ý cho nhân kia hoàn toàn có“thể” được thành tựu, cũng chẳng phải đồng tánh sinh. Vì nhân cực vi mà không có quả nên chẳng phải đồng tánh sinh tức nhân kia chẳng hợp lý. Lại nữa, nếu phân biệt hư không… thường chẳng phải tất cả chỗ hướng đến, vì do phân biệt phương phận của hư không…, hoặc nếu tánh “có” riêng khác có thể lập, nên tụng bác bỏ:
Cho nên ở trong sắc
Lìa phân biệt có, không.
Thích: Như sự phân biệt chủ thể tạo tác và đối tượng được tạo tác ở trong các sắc ấy, hoặc quả hoặc nhân chấp là thể “có” thì đều là tranh luận. Xứ sở an lập ở trong chỗ thành tựu của tự chúng có sự trái nhau. Như lời Phật dạy: Sắc xứ là đối tượng tạo của bốn đại, nghĩa của chủ thể tạo kia, tức là nghĩa nhân được thành. Phải biết lời nói nầy chẳng phải Thắng nghĩa đế. Tụng nói:
Nếu quả giống nơi nhân
Thuyết nầy tức không đúng.
Thích: Tự tánh của các đại chủng cứng, ướt, nóng, động kia mà chẳng có thể thấy, chẳng phải là tự tánh kia mà sắc có chỗ đạt được, cho nên chẳng phải các đại chủng và quả hòa hợp. Có người khác nói: Nếu vậy tức quả không giống nhân chăng?
Vì để ngăn phá nghĩa nầy, nên tụng đáp:
Nếu quả không giống nhân
Việc nầy cũng không đúng.
Thích: Nếu tánh không tương tự tức không có quả có thể thành. Vì ngăn tánh của quả ấy nên nhiều nghĩa của thọ… cũng đồng thuyết nầy.
Lại nữa, tụng nói:
Tất cả tâm thọ, tưởng
Các hành tất cả chủng
Và tất cả pháp khác
Đều nói đồng pháp sắc.
Thích: Tưởng, hành tâm thọ kia đều đồng pháp sắc, là ngăn phá các tướng. Như chỗ ngăn phá, nghĩa nầy phải biết. Vì sao tưởng, hành tâm thọ như sắc kia? Nghĩa là lìa các nhân tức không thể có được. Vì các phần vị “có”, nhân của sắc, nhãn… những nhân và phần vị kia là chổ thành tựu của tánh nhân không thật. Nếu xa lìa tánh nhân không thật kia, trong đó cũng không có một ít pháp có thể đạt được, cũng chẳng phải lìa quả: thọ…, thấy có nhân như nhãn, sắc… Vì không quả nên nhân cũng không có “thể”. Nếu lìa nhân của chính nó có quả là thọ… mà có thể thành tức lìa quả: thọ… thì nhân kia cũng có tâm. Nếu lìa nhân của tâm, tâm có thể lập thì pháp nầy không có nhân, không có nghĩa ấy. Pháp nào không nhân mà có thể lập chăng? Nếu lìa nơi tâm mà có nhân của tâm ấy tức là không có nhân của quả. Không có nhân của quả thì làm sao có việc này như thế v.v… các pháp “có” như đã nói, nên biết là pháp hữu vi, nếu lìa các uẩn mà có tánh thì đó là chỗ kế chấp về cái khác, ví như: bình… Nếu một tánh, khác tánh đều dừng bỏ nghĩa nầy thì tất cả pháp khác cũng nói như vậy. Tụng nói:
Tất cả các pháp kia
Đều nói đồng pháp sắc
Nếu tranh luận an lập
Tùy chỗ khởi liền “không”.
Lại nữa, nếu có kẻ ưa thích nói “không” thì phải dùng nghĩa “không” mà đáp. Cho nên tụng nói:
Tất cả chẳng lìa “không”
Tất cả được thành tựu.
Lại hiển bày nghĩa không có tự tánh của tất cả pháp kia, cho nên tụng nói:
Nếu thấy tánh một vật
Tánh các pháp cũng vậy
Hiểu “không” của một pháp
Tất cả pháp đều không.
Ngôn thuyết vốn có được
Các tạo tác đều “không”
Hết thảy không chổ được
Tất cả đều thành tựu.
Thích: Tuy trong Thắng nghĩa đế nói tất cả pháp kia không có tự tánh, nhưng đối tượng được tạo tác, đối tượng được có, cũng chẳng rỗng không. Như trước đã nói, thì chúng đều được thành tựu. Ở nơi tất cả pháp với nghĩa không có đối tượng được có mà có đối tượng thành tựu. Trong phẩm nầy, ban đầu nói là thuộc về uẩn… phải biết các uẩn như vậy là không có tánh nên không có chỗ thành tựu.
Phẩm 5: QUÁN SÁU GIỚI
Lại nữa, dị tông chấp: ở trong Thắng nghĩa đế có sĩ phu do các giới như địa, thủy, hỏa, phong, thức… thành tựu, ví như hư không. Họ dẫn chứng: Như Phật nói: Các Bí sô! Nên biết sáu giới của sĩ phu hợp thành thân, ví như hư không. Thuyết nầy là kiến giải về một bên.
Luận giả nói: Thuyết nầy nói về không chấp tướng, nghĩa là thế tục đế. Các tướng như vậy có chỗ nêu bày là chẳng phải Thắng nghĩa đế. Cho nên tụng nói:
Lúc chưa có tướng “không”
Hư không kia, trước không (có).
Thích: Tướng không chướng ngại tức là tướng hư không, đây là nói nghĩa thành tựu. Hoặc như trước có hư không mà có thể thành tựu, như vậy cũng đúng. Tướng “có” có thể lập nói là vì trước có. Nếu có tướng nầy thì ở trong đây tức là nghĩa nhân thành tựu của “không có”, nhưng ở đây tướng như vậy, chẳng phải là nghĩa thành tựu của “không có”. Trong đây chỉ là ngăn phá chấp tự tướng của các pháp, cho nên tụng nói:
Sao trong tướng “không có”
Tướng “có” kia đạt được.
Thích: Phần vị như vậy không có nghĩa thành tựu. Lại nữa, tụng nói:
Không tướng thật, không “thể”
Sao tướng có thể chuyển?
Thích: Lần lượt phải ngăn phá, vì sao trong các không có tướng mà có tướng chủ thể và tướng và đối tượng có thể chuyển đổi. Vì sao cả hai đều nói là có tướng, điều nầy là sao? Nên tụng bác bỏ:
Trong pháp không có tướng
Tướng không có sở tướng.
Thích: Ở trong cái không có tướng, không có vật thể, không có phần vị có thể lập, vì trái nhau với tướng. Lại nữa, tụng nói:
Lìa có tướng không tướng
Xứ khác không chuyển biến.
Thích: Đây là ngăn phá sự hiện bày khắp, trong đó cũng lại là ngăn nghĩa thành tựu của “không có”. Lại nữa, tụng nói:
Sở tướng đã không “thể”
Năng tướng cũng không lập.
Thích: Vì tánh không lìa nhau của đối tượng tướng (sở tướng). Lại nữa, tụng nói:
Vì năng tướng không có
Cũng không có sở tướng.
Thích: Vì tánh không lìa nhau của chủ thể tướng (năng tướng). Nếu cả hai đều quyết định tức thành lỗi lầm đối trị, cũng chẳng phải hai tướng chủ thể và đối tượng có tánh khác có thể thành tựu. Nếu có lỗi lầm sinh ra như vậy thì chỗ nêu cũng như thế. Vì sao hai pháp có thể thành một, cũng vì sao một pháp lại thành hai. Cho nên tụng bác bỏ:
Cho nên không năng tướng
Cũng không có sở tướng.
Thích: Hoặc một, hoặc hai có tánh thành tựu, trong đó đều trừ bỏ. Nên tụng trước nói: vì không có tướng chủ thể nên không có tướng đối tượng. Nếu tướng đối tượng có thể thành tức tướng chủ thể không có “thể”. Nếu cả hai tướng chủ thể và tướng đối tượng có thể thành tức đều có “thể”, riêng có cái khác cũng không “thể”cho nên quyết định chủ thể và đối tượng tướng nầy đều không có “thể”.
Có người khác nói: Không có chỗ chướng ngại là tướng hư không, chủ thể như vậy, là tướng của đối tượng kia.
Luận giả nói: Phải biết thuyết nầy tức là nhân của một phần. Vì sao là chỗ không chướng ngại kia là tướng chủ thể, trong đó cũng không có tướng chủ thể như vậy. Điều nầy chẳng hợp đạo lý.
Lại có người khác nói: Nếu chủ thể và đối tượng tướng của hư không kia chẳng hợp đạo lý thì vì sao hư không và Tam-ma-bát-để làm tướng của đối tượng duyên, lại là chổ để đoạn dục, tham làm cảnh giới, như vậy há chẳng phải hư không có tướng chủ thể và đối tượng ư? Vì tướng kia có nên chủ thể và đối tượng nầy vì sao cũng không có. Tụng bác bỏ:
Lìa sở tướng, năng tướng
Cũng không có tướng riêng.
Thích: Người của phái Thí dụ nói: Chỗ không có vật ngại, không có “thể” có ngại là hư không, điều nầy cũng không đúng. Nếu không có hư không nầy thì thể có của nó vì sao phải có sự không có ấy, cũng chẳng phải ở trong Thắng nghĩa đế là thể có chất ngại? Vì hư không kia là không có tánh. Vì sao hư không không có thể? Hoặc đo lường sự có ấy. Đối trị với thể có như vậy, thuyết nầy trừ bỏ tổng quát các tánh.
Cho nên tụng nói:
Nếu khiến không có có
Vì sao phải có không.
Thích: Tất cả như vậy ở trong Thắng nghĩa đế, nếu tánh vô tánh đều lìa thể có. Như lời Phật dạy: Nầy các Bí sô! Thanh văn ta đây cho đến hoặc có hiểu biết hoặc không có hiểu biết, chỗ nói như vậy đều là thế tục đế, chẳng phải là Thắng nghĩa đế. Trong đó tụng nói: Có, không đã không rồi Ai là người hiểu rõ.
Thích: không có tánh có thể thành, không có tánh kia tức lìa tướng, điều nầy lại thế nào? Vì ngăn phá sự trái nhau giữa tánh có và tánh không, tức tánh có kia ở nơi tất cả xứ đều không thể thủ đắc. Cho nên tụng nói:
Không thể có, thể không
Không năng tướng, sở tướng.
Thích: Như chỗ nói ấy đồng với pháp hư không, trong đó chỗ nói năm giới là thủy, hỏa, địa, phong, thức đều đồng với giới hư không kia. Những giới nầy đều không có tướng chủ thể và tướng đối tượng, cũng chẳng phải có thể “có”, cũng chẳng phải thể “không”, chúng đều như hư không, ngăn trừ tất cả sự nói năng, ngôn thuyết,ở trong các cú nghĩa. Nếu có tranh luận và tà kiến an lập pháp trong đó vọng chấp như Lộ già da… các thuyết như vậy đều chẳng phải Phật nói, cần phải lìa bỏ. Như họ nói thì đây nó đều là “chẳng phải có”. Nghĩa là vì tự tánh của các giới, xứ… trong Thắng nghĩa đế là không thể nói. Nhưng ở đây cũng không có cái lý “không có tánh” có thể lập. Chỉ vì ngăn phá chấp tánh tạo tác vật, trong đây chứ chẳng phải không có tánh kia có thể có được.
Chỗ nói như vậy là bác bỏ các tánh.
Như chỗ nói của sư Dị bộ, tụng nói:
Trừ có, nói không tánh
Cũng không giữ không tánh
Như nói xanh chẳng xanh
Không muốn thành trắng ấy.
Trong đó phải biết, nơi hai loại kiến đều phải ngăn phá, đều không có chổ có được. Các giới, xứ… hoặc có chỗ thành tựu đều là thuộc thế tục đế. Tất cả mỗi một giới, xứ… kia đều có tự thể riêng biệt. Pháp thiện, bất thiện đã sinh, chưa sinh, pháp kia thường tại, tuy lại siêng làm mà uổng không có lợi quả. Giả sử trước có chỗ sinh, về sau tức vô tánh, nếu biết như thế, chỗ thành tựu như vậy sẽ không có lỗi lầm. Vì do nhân nầy nên tánh và không tánh có chỗ hiện bày sự thật và không chỗ hiện bày sự thật giúp nhau, có sự trái nhau. Chấp có tánh “có” có thể sinh, tức chẳng hợp đạo lý, cho nên hai pháp cũng chẳng có tánh,cũng chẳng không có tánh có thể thành. Vì sao? Vì từ duyên mà có nên trước là tánh “có” có thể sinh, chỗ sinh tức không có tánh, vì tánh không hề sinh nên tánh có chẳng hợp lý. Chỗ sinh không thật như vậy, ở đây nói có tức là trái nhau. Nếu hoặc tất cả có chỗ sinh thì tất cả có sinh chẳng phải tất cả, hoặc tất cả sự sinh có năng lực, thì cái gì gọi là năng lực? Vì nhờ có sự sinh ra sai khác. Vì sao có thể sai khác? Vì quả có chỗ sinh những năng lực kia. Điều nầy lại thế nào? là có khác hay không có khác? Vì sao? Nếu có khác tức không có phần vị có thể lập, có thể làm cho quả sinh khởi. Đó là sự phân biệt trái nhau. Nếu không khác tức tất cả như vậy đều có, trong đó tất cả pháp sinh có thể lập. Nếu lìa tướng tức tất cả xứ phải không có sai khác thì sao tánh “có” có thể sinh? Và nhân quyết định của tánh kia há được hòa hợp. Cho nên, hoặc một tánh, khác tánh ở đây không thể nói. Như thế cũng vậy. Vật thể sai khác với năng lực hòa hợp, không có các nhân năng sinh vì tiêu biểu tánh có rõ rệt. Nếu ở trong pháp không có tự tánh thật thì các giới, xứ… quyết định có đối tượng thấy như vậy, điều nầy tức trái nhau. Tất cả pháp thiện, bất thiện, thế gian, xuất thế gian, các tạo tác hiện có đã sinh, chưa sinh, nếu muốn lợi quả không uổng dối thì cần phải đoạn trừ pháp thế tục đế. Cái được đoạn trừ nầy là hai loại đối tượng của sự thấy (sở kiến) quyết định. Trong đây, tụng nói:
Thấy có tánh, không tánh
Là người thiếu trí tuệ
Không chân thật vi diệu
Khai sinh tuệ nhãn Thánh.
Tuy quán nơi các tánh
Phải dừng lắng các kiến
Đó là Thắng nghĩa đế
Xa lìa tất cả kiến.
Thích: Nếu đối với các kiến mà có thể dừng lắng tức sẽ xa lìa các tánh phiền nhiễu, đối với tất cả pháp mà được vắng lặng.