ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO

QUYỂN 77

Đời Đường, Đại sư Trừng Quán

Sớ từ câu: “Năm xứ Thiên Trúc phải bỏ mạng do gió cuốn” tiếp xuống: Là phần thứ sáu khuyến khích mọi người tu tập, tôn kính. Hai câu đầu nêu dẫn so sánh để khuyên tu. Thông thường người năm xứ thiên trúc nói: “Núi kia cách hai mươi vạn dặm ai có thể biết số thật chính xác không?” Nếu đi bằng đường bộ phải trải qua vài trăm nước, núi mây vạn lớp chập chùng. Hoặc buộc dây đeo lơ lửng hư không mà đi, hoặc leo lên từng bậc đá, hoặc đi trong gió, nằm trong tuyết, ăn, nghĩ dưới bóng cây; hoặc ác thú cả bầy, giặc trộm liên miên.

Nếu theo đường thủy mà đi, thì sóng to không nhìn thấy bờ, mây chiều chim biển tiềm ẩn trở về, quái dị gọi gió, cá kình khua sóng, mặt trời mặt trăng hiện ra, chim ẩn dưới đáy ngọn sóng, hồn phiêu phách tán như trong mộng. Giả như sóng lặn gió yên, thì chỉ thấy một cảnh bao la trời nước. Thuyền trôi, chèo đầy còn hơi thở, còn nghĩ mình được đến bờ sống sót. Tuy gian nan nguy hiểm như thế, mà biết bao danh tăng, Tam tạng pháp sư đến. Nói chung là hữu duyên nơi Đại Thánh, vâng mệnh mà xem nhẹ sự sống. Vì thế nói: “Năm xứ Thiên Trúc phải bỏ mạng do gió cuốn”.

Nói “Tám phương tiêu biểu sự quên thân mà đua nhau nhờ gửi”. Là từ Đông từ Tây từ Nam từ Bắc. Ngoài có Trời, trong hang có Trăng, nơi sóng biển có mặt trời xuất hiện. Có tai nghe, mắt thấy thì không sợ gian khổ, tuy xa mà ắt đến.

Sớ từ câu: “Từng cư ngụ nơi thần châu” tiếp xuống: Là chính thức khuyến khích. Tức nêu ngược lại sự mất mát do không đi đến, để làm rõ chỗ đạt được của những người từng tới tham bái Thánh tích: Nghĩa là phía Đông của Thống lãnh có vùng đất khoảng ngàn dặm gọi là Xích Huyền thần Châu; tức có một nước của Trung Hoa đời Đường, cách cảnh Thanh Lương, đường đi chẳng xa, bằng phẳng, là lối giao thông tiện ích. Tùy theo vùng thấy sự ứng hóa chẳng mất. Nhà nhà thướng đến đây, ắt cảm nhận rõ ràng, làm sao mà không đến, là biết không đến đây tức uổng mất ba ức. Các vua ở tây vực thường hận mình sinh ở Thiên trúc chẳng sinh nơi Đông Hạ (Trung quốc), Đâu chỉ vua này kính lễ Đại Thánh từ xa, mà lòng còn kính ngưỡng ham thích rất nhiều. Cho nên có người đến Tây thiên trước hết vua hỏi đã từng đến ngũ đài sơn chưa. Nếu trả lời chưa đến thì vua chẳng quan tâm đến người ấy. Nay chúng sinh ở nước Trung Hoa, có nhân lành từ đời trước nhiều may mắn mới được Đại Thánh đản sinh nơi nay, đó là bậc thầy tổ của Phật mà không hiểu để tu hành theo, kính ngưỡng. Cho nên, đây khuyên tin.

Nói: “Uổng mất ba ức” Câu này từ trí luận quyển thứ mười một viết: “Đức Phật ra đời, chúng sinh khó gặp như Hoa Ưu Đàm chỉ nở một lần. Những người có tội trong ba đường ác, hoặc trong cõi trời, người, khi Phật ra đời Trời người chẳng được thấy. Như nói: Trong Thành xá vệ có chín ức nhà, ba ức nhà mắt nhìn thẳng Phật, ba ức nhà tai nghe được tiếng Phật mà mắt không nhìn thấy; ba ức nhà chẳng nghe chẳng thấy. Phật ở nước xá vệ hai mươi làm năm mà chúng sinh này chẳng thấy, chẳng nghe, huống gì ở nơi xa, không được đến tức giống như nghe mà chẳng thấy. Chỉ đến gần Ngũ đài mới được, mà cũng có người chẳng thấy chẳng nghe, huống gì là ở xa. Cho nên khuyên tu hành kính ngưỡng. Nếu thấy được Bồ-tát Văn Thù công đức rộng lớn. Như trước đã nói tóm lược, nếu rộng thì ở văn kinh.

Sớ câu: “Xét sách Tây Vực Ký quyển thứ bảy”:

Sách ấy viết: “Nước Phệ xá ly tức là Tỳ-da-ly, do cách phát âm tiếng Phạm có sự sai khác theo vùng. Từ phía đông nam của thành đi tiếp chừng mười bốn, mười lăm dặm đến một ngôi tháp lớn, là nơi chốn kết tập kinh điển lần thứ hai của bảy trăm vị Hiền Thánh, sau Phật nhập Niết-bàn một trăm mười năm” Trong thành Phệ xá ly có nhóm Tỳ kheo xa lìa Phật pháp thực hành sai giới luật. Lúc ấy, trưởng lão Da xá đà ở nước Kiều-tát-la, trưởng lão Tam-bồ-già ở nước thuật thố la; trưởng lão Ly-ba-đa ở nước Hàn-nhược; Trưởng lão Sa-la ở nước Phệ xá lê; trưởng lão Phú xà tô di la ở nước sa-la-lê Phật với các đại A-la-hán tâm chứng đắc tự tại trì tam tạng, đạt tam minh với danh tiếng lớn, và số chúng tri thức đều là đệ tử của tôn giả A-nan. Bấy giờ trưởng lão Da xá đà khuyến cáo các vị Hiền Thánh tập họp đến thành Phệ xá ly, còn một số ít người nữa, mới đủ bảy trăm, khi đó Trưởng lão Phú xà tô di la dùng thiên nhãn thấy các đại Hiền thành họp bàn việc pháp, bèn vận thần túc thông đi đến pháp hội. Bấy giờ, trưởng lão Tam bồ già ở giữa đại chúng, trịch áo vai hữu, quỳ thẳng tuyên nói: Chúng không ầm ỉ. Lành thay!

Suy niệm xưa kia bậc Pháp vương Đại Thánh phương tiện tịch diệt, năm thắng tuy mất, mà ngôn giáo vẫn còn. Các Tỳ kheo ở thành Phệ xá ly lười biếng hành sai giới luật, có mười việc nêu ra trái với giáo của mười lực. Nay các Hiền giả hiểu sâu sắc nghĩa trì Phạm đều là như Đại đức A nan chỉ rõ, suy nghĩ để báo ân Phật mà tuyên lại ý chỉ của bậc Thánh. Bấy giời, đại chúng không ai không thương cảm, tức liền triệu tập các Tỳ kheo kia. Y cứ theo Tỳ nạn sa mà quở trách cấm chỉ, trừ bỏ pháp lỗi lầm, tuyên bày Thánh giáo sáng suốt. Từ phía Nam của thành đi khoảng tám chín mươi dặm có ngôi tăng già lam Thấp phệ đa bổ la, tăng chúng thanh tịnh nghiêm túc tu học Đại thừa, bên cạnh đó có di tích chỗ kinh hành, tòa ngồi của Phật trong quá khứ. Kế bên lại có tháp do vua Vô ưu xây dựng. Như Lai xưa ở phía Nam tiến đến nước Ma kiệt đà; phía Bắc quay về thành Phệ xá ly giữa đường nghĩ ngơi, di tích ấy vẫn còn.

Sớ câu: “Thôn Ba liên phất v.v…”:

Sách tây Vực Ký quyển thứ tám nói: “Phía nam sông Hằng thuộc nước Ma Kiệt đà có một toà thành cũ, chu vi hơn bảy mươi dặm, tuy đã hoang phế từ lâu, nhưng các nền đất của nhà cửa thành quách vẫn còn. Thời xa xưa lúc tuổi thọ của con người là vô lượng năm, thành nầy gọi là thành Câu tô ma bổ la, đời Đường dịch là Thành Hương Hoa Cung, do trong vương cung có nhiều hoa nên mâng tên như thế. Đến khi thọ mạng của con người là vài ngàn năm, lại mang tên Thành Ba Trá ly Tử, sách cũ gọi là Ba Liên Phất là nhầm”.

Sớ câu: “Ma độ La cũng gọi là Ma thâu la, ở đây dịch là Khổng Tước, cũng thuộc vùng Trung Ấn độ”:

Sách Tây Vực Ký quyển thứ tư ghi là nước Thuật thố la nhưng không nói đến sự tích của Khổng Tước.

Nói: “Nước ấy có tháp của Tôn giả Xá lợi phất v.v…”: Thì chữ vân vân là chỉ cho tháp của Tôn giả Mục kiền liên, Phú Lâu Na.

Nói: “Phía bắc ngôi chùa có hang núi”: Sách Tây Vực ghi: “Từ phía đông của thành đi tiếp chừng năm, sáu dặm thì đến một ngôi chùa núi, khoét vào vách núi làm nhà, nhân nơi hang làm cửa. Là chỗ tạo lập của Tôn giả Ô ba cúc đa (đời Đường dịch là Cận Hộ). Trong chùa núi này có ngôi bảo tháp thờ móng tay của đức Như Lai. Phía Bắc chùa, cũng ở trong hang núi ấy có một động đá, cao hơn hai mươi thước, rộng hơn ba mươi thước, là chỗ Tôn giả Cận Hộ thuyết pháp, hóa đạo.

Sớ câu: “Ba là thành Câu Trân Na”: Tức phần lớn giống với chỗ giải thích về tên gọi của Kiều Trần Như.

Sớ câu: “Mục Chân, đây gọi là Giải thoát”: Sách Tây Vực Ký quyển thứ tám ghi: “Từ Ao của Long vương Chi lân đà, nước trong vắt sâu thẳm, vị nước ngon ngọt, đi về bờ phía Tây có một Tinh xá nhỏ, ở đây có tạo tượng Phật. Xưa, đức Như Lai mới thành bậc chánh giác đã an toạ ở đây bảy ngày, lúc nhập định thì Long vương nầy lo việc hộ vệ Như Lai, tức dùng thân mình quấn quanh Phật bảy vòng, hóa ra nhiều đầu làm chiếc lọng bên trên đầu Như Lai. Cho nên bên bờ phía tây của Ao có ngôi tinh xá kia.

Sớ câu: “Nước Ma-lan-đà thì chưa rõ về nơi chốn”:

Lại theo nghĩa để suy xét Ma-lan-đà tức Ma-già-đà, Long vương vô ngại tạo lập chính là Pháp đường Phổ Quang, Là nơi chỗ hiện đang thuyết pháp. Do chẳng nêu ra xứ nầy nên viết là: Chưa rõ về nơi chốn”.

Sớ câu: “Kinh Đại Tập chỉ gọi là Hang Từ”: Tức nơi “Nguyệt Tạng phần” quyển thứ mười, cũng chỉ nêu ra tên gọi, không có nói rõ riêng về nơi chốn. Đoạn sau sẽ nêu dẫn văn của phần Nguyệt Tạng.

Sớ câu: “Đây gọi là Đa Tư duy”: Luận Bà Sa cũng gọi là Chi-na, đây gọi là Hán. Sách Tây Vực Ký ghi là đại Hán, gọi đủ là Ma ha Chi na. Cho nên Tam Tạng Chân đế viết là: “Y vật” ý cho rằng đay là đất nước của người vật đầu đủ áo mão (lễ nghi), đều là dịch theo nghĩa, phần Sớ giải dịch là chính.

Sớ câu: “Cũng là khu vực của Thanh Châu”:

Vua Vũ đã phân chia ra làm chín châu, phía đông là Thanh châu, tức trong thiên hạ được phân ra làm chín khu vực.

Sớ câu: “Nhưng nay đi đến núi nầy”: Tương truyền cho rằng chính Vua Tần Thủy Hoàng xây dựng Trường Thành, đến đây thì công việc hoàn tất nên đã đặt tên như thế.

Sớ câu: “Tám nước là Sớ Lặc, gọi đủ là Khư lộ Số đát lặc”:

Sách Tây Vực Ký quyển thứ mười hai ghi: “Ra khỏi dãy Thông Lãnh là nước Ô Sát. Phía tây của vương thành nầy đi tiếp hơn hai trăm dặm đến một dãy núi lớn. Từ đây, đi theo hướng Bắc của dãy núi, vượt qua một sa mạc mênh mông hơn năm trăm dặm thì tới nước Khư Sa. Sách cũ gọi là Sơ Lặc, chính là gọi theo tên thành. Phát âm đúng đầy đủ: Thất Lợi ngật lật đa để. Gọi Sớ Lặc là do nhầm lẫn”.

Giải thích: Phần Sớ giải đã dựa theo sự giải thích xưa, tức Tam Tạng Nhật Chiếu giải thích sách Tây Vực Ký, cho rằng nước Khư Sa chu vi hơn năm ngàn dặm, nhiều bãi cát, Sa mạc, đất canh tác được tuy ít nhưng lúa thóc gieo trồng rất tươi tốt, hoa trái cũng dồi dào đủ loại. Tại đây đi tiếp theo hướng đông nam hơn năm trăm dặm, vượt qua sông, rồi sa mạc thì tới nước Chước câu ca…

Sớ câu: “Chín là nước Ca Thấp di La”: Sách Tây Vực quyển thứ ba ghi” “Mạt điền Khất địa thuộc vùng Bắc Ấn độ, là tên của vị A-lahán. Xưa gọi Mạt điền Khất địa, cách gọi mới là nước Mạt điền để Caca-thấp-di-la, chu vi hơn bảy ngàn dặm…”

Sớ câu: “Mười hai là nước Càn đà La”: Sách Tây Vực Ký quyển thứ ba, viết: Nước Kiện đà La có vua Ca Nị Sắc Ca, sau Phật nhập Niếtbàn bốn trăm năm” …

Sớ câu: “Tương truyền rằng đây là nơi chốn Phật lưu lại hình ảnh”: Tức nơi Sách Tây Vực Ký quyển thứ hai đã ghi: “Phía tây nam kinh thành của nước Na Yết La cách chừng hơn hai trăm dặm, có ngôi Già lam…”

Sớ câu: “Đầy đủ như nơi sách Tây Vực Ký, cùng Kinh Đại Tập phần Nguyệt Tạng, quyển thứ mười”: Đây tức nêu tổng quát về những xứ sở được dẫn trên đây. Sách Tây Vực Ký thì không giới hạn nơi một quyển. Còn phần Nguyệt Tạng thì chỉ rõ là quyển thứ mười. Tức phần nầy chính là phần mười hai, gồm mười quyển Kinh, trong quyển thứ mười tức là Phẩm thứ mười chín: Tạo lập chùa tháp…

Phẩm 33: PHẬT BẤT TƯ NGHỊ PHÁP

Sớ câu: “Một là nêu rõ về ý nối tiếp”: Văn nơi phần Sớ giải gồm hai:

Một: Chính thức biện minh.

Hai: Giải thích về chỗ vướng mắc.

Nay nói về phần một. Câu: “Theo Bậc cổ đức chỉ có ba phẩm”: Do hai phẩm sau là biện minh riêng về Nhân Quả bình đẳng nên chỗ dụng nơi phẩm tuy rộng hẹp chẳng đồng, nhưng phần giải đáp về Quả thì nghĩa như nhau.

Sớ câu: Nếu đáp lại câu hỏi ở trước” tiếp xuống: Là phần hai giải thích chỗ vướng mắc.

Trước hết là nêu câu hỏi: Do sáu Hội trước cùng đáp lại các câu hỏi ở trước đều không có thỉnh lần nữa. Vì sao ở phẩm nầy, nêu câu hỏi lại phải thỉnh lần nữa?

Từ câu: “Do nhân quả phân cách” tiếp xuống: Là sự giải đáp của bậc cổ đức. Ở đây tức có hai ý:

Một là: Nhân quả hoàn toàn phân cách. Các Hội ở trước là cùng nhân nên không có câu hỏi riêng. Từ đây trở xuống là Quả. Quả phân cách nơi Nhân nên phẩm nầy lại nêu câu hỏi.

Hai là: Suy niệm về pháp hi hữu, kỳ diệu, nên quả là chẳng nghĩ bàn, vì thế lại nhớ nghĩ để thỉnh.

Từ câu: “Đức của nhân là hết sức sâu xa” tiếp xuống: Là nêu ra tướng của pháp niệm hi hữu, đặc biệt.

Ở trên là ý chung.

Từ câu: “Biện minh riêng về phần nầy” tiếp xuống: Là chỉ biện minh về phần nầy.

Sớ câu: “Căn cứ riêng trong tông, dùng ba môn để phân biệt”:

Tức:

Một: Biện minh chung về đức của Phật.

Hai: Hiển bày riêng về tướng của nghĩa.

Ba: Làm rõ tính chất không thể nghĩ bàn.

Nay nới về môn thứ nhất: Câu: “Một trăm bốn mươi pháp bất cộng”: Tức đã gặp nơi phẩm Quang minh giác. Nay lại nêu dẫn về số lượng chung.

Nghĩa là: Ba mươi hai tướng tốt.

Tám mươi vẻ đẹp kèm theo.

Bốn Nhứt thiết chủng thanh tịnh.

Mười Lực. Bốn Vô sở úy Ba Niệm trụ.

Ba Bất hộ.

Một Đại Bi.

Một Pháp không quên mất.

Một đoạn trừ vĩnh viễn tập khí.

Một Nhứt thiết chủng diệu Trí. Tổng cộng là một trăm bốn mươi pháp Nói: “Chung nơi Quyền, Tiểu”:

Tức nơi Tiểu thừa cũng nói đến, song hình chất đều kém. Còn chỗ nêu bày của Quyền Đại thừa thì thảy đều vượt hơn.

Đây là căn cứ nơi năm giáo, đã có hai:

Từ câu: “Như năm pháp” tiếp xuống: Là chính thức biện minh về Thật giáo nên nói: Chung với Quyền, Quyền Thật đều có. Nhưng trong Thật giáo là hợp quy về Pháp tánh chẳng hủy hoại Tướng.

Từ câu: “Như nói chỉ một vị “Tiếp xuống: Tức là Đốn giáo.

Từ câu: “Nếu nói gồm đủ đức vô tận” tiếp xuống: Là nói về Viên giáo.

Từ câu: “Nên trong văn của phần sau” tiếp xuống: Là biện minh về Kinh hiện tại là đức của Viên giáo.

Sớ từ câu: “Hai là hiển bày riêng về tướng của nghĩa” tiếp xuống:

Là môn thứ hai. Văn nơi phần Sớ giải gồm ba:

Một: Chính thức hiển bày về hai đức.

Hai: Dùng bốn luận chứng để dung thông.

Ba: Phân biệt Quyền khác với Thật.

Một: Nói: “Tín v.v…”: Đây là chung cho Hành ,Vị, Tín luôn đứng đầu nơi muôn Hạnh, tức bao quát cả các Vị Tấn, Niệm, Định v.v… cũng lấy Tín làm khởi điểm.

Đức của Hạnh có được năm mươi hai quả vị đều có hai thứ kia (Vốn có và đo tu tập mà phát sinh).

Sớ từ câu: “Hai thứ ấy không ngăn ngại” tiếp xuống: Là phần hai, dùng bốn luận chứng để dung thông, có thể nhận biết.

Sớ từ câu: “Như chỗ biện minh về hai đức của Quyền giáo” tiếp xuống: Là phần ba, phân biệt Quyền khác với Thật. Gồm hai chi tiết:

Một: Nêu rõ về Quyền giáo.

Nói: “Không lẫn lộn”: Như Quả chuyển y có hai: Một Là: Phần đạt được của chỗ phát sinh, tức bốn Trí. Hai là: Phần đạt được của chỗ hiển bày, tức Niết-bàn. Niết-bàn là Vốn có (Bản hữu) còn bốn Trí thì do tu tập mà phát sinh (Tu sinh), Tu sinh là Hữu vi. Còn chỗ hiển bày tu tập là Vô vi, nêu cả hai không lẫn lộn.

Sớ câu: “Bốn Luận chứng của Pháp, Báo cũng có sai khác”: Là nhằm ngăn chận sự biện hộ giúp. Tức e có kẻ ngoài biện hộ, cho rằng: Tông nầy cũng có Luận chứng thì đâu có khác với phần dung thông ở trước? Nghĩa là:

Thứ nhất: Chỉ có Pháp, tức ở nơi Pháp thân còn bị ràng buộc.

Thứ hai: Chỉ có Báo, tức bốn Trí Bồ đề.

Thứ ba: Cũng Pháp, cũng Báo, tức Chân như, ra khỏi sự ràng buộc gồm đủ dác công đức.

Thứ tư: Chẳng phải là Pháp, chẳng phải là Báo. Đó là Ứng hóa.

Nay nói “Cũng có sai khác” tức chính là phân biệt về Quyền. Tuy có bốn luận chứng, nhưng lúc nhiễm, tịnh thì chỗ trái nơi Pháp, Báo chẳng phải là một. Theo đấy mà xét kỹ.

Hai: Từ câu: “Dựa nơi tông chỉ của Kinh nầy” tiếp xuống: Là hiển bày về Thật. Nêu bốn câu dụ để dụ cho bốn luận chứng trên.

Thứ nhất: “Vốn có” như vàng ròng, là luận chứng thứ hai ở trước.

Thứ hai: “Tu sinh” như vật dùng để trang sức, là dụ cho luận chứng thứ nhất.

Thứ ba: Nhưng do vật dùng để trang sức mới hiển bày đức của vàng ròng, dụ cho luận chứng thứ tư: Bản hữu của Tu sinh.

Thứ tư: Vật dùng để trang sức không có Thể, hoàn toàn dựa nơi vàng mà thành, dụ cho luận chứng thứ ba.

Đây tức hợp hai luận chứng đầu thành luận chứng ba, bốn. Lìa hai luận chứng đầu thì không có luận chứng ba, bốn.

Hai luận chứng ba, bốn cùng ở một lúc, lại không có Thể riêng. Dùng chỗ nầy để xem xét kỹ thì Quyền Thật hiển bày rõ.

Từ câu: “Nên chính vàng không ngăn ngại vật dùng để trang sức” tiếp xuống: Là tóm kết luận chứng thứ hai, quy về luận chứng một.

Câu: “Chính vật dùng để trang sức cũng thế”: Là tóm kết luận chứng một quy về luận chứng hai.

Đây là căn cứ nơi dụ mà nói. Nếu đối chiếu với Pháp ở trước thì chính luận chứng một là pháp thứ hai, luận chứng hai là pháp thứ nhất.

Từ câu: “Đã cùng thâu tóm hoàn toàn” tiếp xuống: Là tóm kết, quy về Tướng vô ngại của Tông gốc.

Nay lại dùng dụ để dụ chung về hai đức. Như “Tu sinh” ở tại

Nhân dần dần hiển bày về “Bản hữu”, ở tại Quả, thì làm viên mãn nơi “Bản hữu”. Chẳng phải là lý chính của “Bản hữu” là có dần dần, có viên mãn. Như mặt trăng lúc mới mọc tuy Ánh sáng dần dần mới tròn đầy mà luôn mang theo mặt trăng tròn, do mặt trăng tròn là thường tại. Cho nên mặt trăng của ngày mười lăm vẫn hiện khắp trong các ngày mồng một, hai, ba v.v… Tức biết Quả viên mãn hiện khắp nơi vị Nhân. Cũng khiến cho phần sau sau luôn làm đủ các phần trước trước. Những phần trước trước luôn làm đủ các phần sau sau. Do ngày thứ nhất có mặt trăng của ngày thứ hai cho đến mặt trăng của ngày mười lăm. Do mặt trăng của ngày mười lăm tức mặt trăng của các ngày thứ nhất. Cho nên sự kết hợp của Pháp có thể nhận biết. Vì thế gọi “Bản hữu của Tu sinh” là do lúc viên mãn đầu tiên thì trước đã viên mãn. Gọi “Tu sinh của Bản hữu” là do khi mới phát sinhcũng đã viên mãn.

Sớ câu: “Ba là làm rõ nghĩa chẳng thể nghĩ bàn”: Là nói về môn thứ ba.văn nơi phần Sớ giải gồm ba:

Một: Nêu chung về Thể của Pháp.

Hai: “Căn cứ trong một nghĩa sau” tiếp xuống: Là nói riêng về Kinh nầy.

Ba: Từ câu: “Trước đều là Tông” tiếp xuống: Là tóm kết để quy về Tông – Thú.

Trong phần hai có bốn chi tiết là:

Thứ nhất: Cái gì là chẳng thể nghĩ bàn, tức nêu ra Thể của Pháp là chẳng thể nghĩ bần. Phần giải đáp là Trí, Bi v.v…

Thứ hai : Ở nơi cái gì là chẳng thể nghĩ bàn, tức nêu ra người là chẳng thể nghĩ bàn. Phần đáp lại là người ấy so với thế gian là chẳng thể nghĩ bàn.

Thứ ba: Thế nào là chẳng thể nghĩ bàn, tức trưng dẫnchỗ chẳng thể nghĩ bàn nơi Thể. Nghĩa là các thứ văn, Tư v.v… suy nghĩ đều không thể đạt được.

Thứ tư: Chỗ dùng như thế nào là chẳng thể nghĩ bàn, là nêu ra ý chẳng thể nghĩ bàn. Tức Như Lai thuyết pháp thì gốc là nhằm tạo lợi lạc cho chưng sinh. Nay dứt tuyệt ngôn ngữ, tư duy thì đối với muôn loài có ích gì? Ý đáp lại cho rằng: Là khiến tin tưởng, hội nhập. Tức muốn chứng nhập thì Tâm cần phải dứt tuyệt mọi vọng động, ngôn từ thì quên hết mọi hý luận.

Sớ câu: “Bốn phần sau hiển bày riêng về đức của Phật”: Là ý mới của phần Sớ giải muốn dùng năm phẩm để đáp lại mười câu hỏi kia.

Nhưng có ba lớp:

Một: Phẩm nầy biện minh tổng quát về đức của Phật, đáp lại đầy đủ về mười câu hỏi, như phần tiếp sau đã phân định giải thích.

Hai: Là trong mỗi mỗi môn đều bao hàm việc giải đáp mười câu hỏi, cũng như phần sau đã giải thích.

Ba: Năm Phẩm đã giải đáp rộng về mười câu hỏi, như đoạn đầu của phần thuyết giảng ở sau.

Sớ từ câu: “Bậc cổ đức cho hai phẩm sau” tiếp xuống: Là nêu ra cách giải thích đã có từ trước. Phần Sớ giải thuật lại cách giải thích xưa nên dựa vào ba phẩm để nhận định về Kinh.

Sớ câu: “Hai là từ câu “Chư Phật” tiếp xuống: Là chính thức hiển bày về đối tượng được nhớ nghĩ”: Văn nơi phần Sớ giải gồm ba:

Một: Lược chỉ rõ về Thể của Pháp.

Từ câu: “Chẳng thể theo một Hướng” tiếp xuống: Là tóm kết, phê phán về cách giải thích khác.

Hai: Từ câu: “Nhưng mười câu hỏi nầy” tiếp xuống: Là đối chiếu với các Tướng ở trước để thâu tóm.

Ba: Từ câu: “Mười Tướng của nghĩa ấy” tiếp xuống: Là chỉ rõ về Tướng của phần giải thích ở trước.

Nơi phần hai, nay sẽ trước hết là nêu ra hai mươi câu hỏi nơi phần đầu của Hội thứ hai:

  1. Địa của Như Lai.
  2. Cảnh giới của Như Lai.
  3. Thần lực của Như Lai.
  4. Chỗ Hành hóa của Như Lai.
  5. Mười Lực của Như Lai
  6. Vô uý của Như Lai.
  7. Pháp Tam muội của Như Lai.
  8. Thần thông của Như lai.
  9. Sự tự tại của Như Lai.
  10. Tính chất Vô ngại của Như Lai.
  11. Mắt của Như Lai.
  12. Tai của Như Lai.
  13. Mũi của Như Lai.
  14. Lưỡi của Như lai.
  15. Thân của Như Lai.
  16. Ý của Như Lai.
  17. Biện tài của Như Lai.
  18. Trí tuệ của Như Lai.
  19. Tính chất tối thắng của Như Lai.
  20. Thiếu phần Ánh sáng, nên chỉ có mười chín câu.

Nhưng nơi mỗi mỗi câu đều có cụm từ: “Thế nào là”.

Mười câu trong Kinh về thứ lớp có thể nhận biết. Ở đây, thâu tóm mười câu kia không dựa nơi thứ lớp. Đối chiếu với phần trước thành ba loại:

Một: Trước chia, đây hợp.

Hai: Trước hợp, đây chia.

Ba: Không chia, không hợp.

Tức muốn dùng phần ít ở đây để thâu tóm phần nhiều ở kia.

Một: Nêu rõ về trước chia, đây hợp. Trong đó tức có ba câu, thâu tóm một sáu câu ở trước.

Hai: Trước hợp, đây chia. Dùng hai câu trước thâu tóm ba câu.

Ba: Kia chỉ có một câu. Tức trong đây: Thứ nhất là Hợp có ba. Thứ hai: Đây chia có sáu. Thứ ba: Đây chẳng chia có một. Gồm đủ mười câu. Phần kia, trước: Thứ nhất là chia có mười sáu. Thứ hai là hợp có hai. Thứ ba là chẳng chia chẳng hợp cũng có một thành mười chín câu.

Một: Trước chia, đây hợp: Gồm ba chi tiết:

Thứ nhất: Thân thâu tóm sáu căn. Thân tức một trong sáu căn. Thâu tóm luôn phần thiếu là Ánh sáng nên có bảy câu.

Thứ hai: Trí Tuệ thâu tóm ba. Gồm luôn chủ thể thâu tóm là Trí nên thành bốn.

Thứ ba: Tự tại thâu tóm năm. Gồm luôn chủ thể thâu tóm là Tự tại nên là sáu. Do đó thành mười bảy.

Hai: Trước hợp, đây chia: Cũng gồm ba chi tiết:

Thứ nhất: Cảnh giới chia ra Quốc độ, không có câu Chủ thể thâu tóm. Cảnh giới do Trí Tuệ ở trước đã thâu tóm xong, nên tuy ba đoạn mà chỉ có hai câu. Cảnh giới là Cảnh của đối tượng được ứng hóa. Quốc độ là Cảnh của đối tượng được nương tựa.

Thứ hai: Chỗ Hành hóa thâu tóm ba, tức là Chủ thể thâu tóm. Nhưng cả ba đều là Hành.

Nói: “Xuất Hiện cùng với Hành đều có rộng hẹp”: Là nhằm ngăn chận. Tức e có vấn nạn: “Mười môn kia nơi Phẩm Xuất Hiện, Hành là một môn. Vậy sao ở đây Hành có thể thâu tóm các môn kia?” . Cho nên dùng chỗ có Rộng Hẹp để thông tỏ. Như dùng Bồ đề làm môn thì Tánh của Bồ đề thâu tóm nơi Niết-bàn. Nếu dùng Niết-bàn làm môn thì Bátnhã Niết-bàn thâu tóm nơi Bồ đề.

Sớ câu: “Phần Vô ngại của trước, đây chia thành Giải thoát”: Là chi tiết thứ ba, tức trước chỉ có một, ở đây thì gồm đủ về Vô ngại, Giải thoát.

Sớ từ câu: “Âm thanh tức biện tài” tiếp xuống: Là nói về Loại thứ ba: Không chia, không hợp. Trước, sau đều có một câu. Lại lập đồ biểu:

Mười câu hỏi đầu của phẩm Phật Bất tư nghị pháp. Hai mươi câu hỏi của phẩm Như Lai Danh Hiệu:

 

Sớ câu: “Bảy là Trí Tánh không sai biệt làm thứ lớp”: Là xác nhận về câu mười chín: Tính chất tối thắng. Phần kia đã thiếu câu mười là Hành của Ánh sáng. Thứ lớp nơi bản tánh không sai biệt, nên Tánh theo thứ lớp mà rốt cuộc không chuyển đổi.

Sớ câu: “Quả đức lìa ngôn từ, nhờ nơi Nhân mà hiển bày”: Văn nơi phần nầy gồm bốn đoạn:

Một: Đây là đối chiếu với sự biểu thị về nghĩa của Hoa. Tông chỉ của KInh có hai phần Nhân, Quả. Thập Địa đã biện minh Hoa dẫn tới Quả.

Hai: Từ câu: “Nhân Quả đồng thời” tiếp xuống: Là biểu thị về nghĩa của Hoa sen. Tức có vấn nạn: “Là Hoa dẫn đến quả đâu cần Hoa sen?” Nên ở đây giải đáp: Các Hoa trước phần nhiều là Hoa trước Quả sau. Hoa này chẳng có thì đã có tức Hoa, trái cùng bao hàm, lại không cấu nhiễm. Do vậy mà nêu Hoa sen.

Ba: Lại có vấn nạn: Hoa sen có bốn thứ, sao chỉ nêu Hoa xanh? Nên đáp lại: Là hết sức vượt trội, hơn hẳn. Luận viết: “Nước sinh Hoa thù thắng tức Hoa Ưu-bát-la.

Bốn: Hơn nữa, Hoa sen một đoá có nhiều Hạt, biểu thị cho một bao hàm tất cả. Cho nên đây là giải thích nghĩa cất chứa. (Tạng)

Sớ từ câu: “Hai là Phẩm nầy giải đáp đầy đủ về mười câu hỏi” tiếp xuống: Văn gồm ba:

Một: Nêu, chỉ rõ tổng quát.

Hai: Từ câu: “Xưa dùng mười câu đầu” tiếp xuống: Là dẫn ra cách giải thích đã có từ trước.

Ba: Từ câu: “Nay tức cho” tiếp xuống: Là làm rõ chỗ chính. Phần nầy có ba chi tiết:

Một là: Lược chỉ rõ về ý chính.

Hai là: Từ câu: “Văn phân làm mười” tiếp xuống: Là chính thức phân định.

Ba là: Từ câu: “Nay nói về hai môn đầu” tiếp xuống: Là giải thích văn. Chỉ biện minh về mười câu hỏi nêu trên. Xem văn dễ thấy rõ. Hoặc chia hoặc hợp, nghĩa hiển bày không giới hạn.

Sớ câu: “Như Văn Thù trong Bát-nhã đã biện giải”: Tức nơi Phẩm Quang Minh Giác đã nêu dẫn.

Sớ câu: “Mười câu trong phần riêng hầu hết đồng với mười tướng của Thân nơi Phẩm Xuất Hiện”:

Mười Tướng ấy tức là mười Thân:

Một: Tướng hội nhập khắp để thành tựu mọi lợi ích, tức Thân uy thế.

Hai: Tướng vôTâm ứng hiện khắp, tức là Hóa thân. Cho nên viết: “Chủng tộc điều hòa Thiện”.

Ba: Tướng tùy thuận ứng hiện bình đẳng, tức là Thân Bồ đề. Do trí của Bồ-tát là “Không chốn trụ”, nên bình đẳng tùy thuận ứng hiện.

Bốn: Không chấp trước, không ngăn ngại, tức là Trí thân.

Năm: Hiện hữu khắp mười phương, tức là Pháp thân, nên gọi là một Tánh.

Sáu: Trang nghiêm cõi, lợi sinh, tức Thân phước đức.

Bảy: Dứt mọi sinh diệt, luôn tiềm ẩn lợi ích, tức Thân tướng hảo trang nghiêm.

Tám: Nguyện tốt đẹp trang nghiêm đều viên mãn, tức là Nguyện thân. Nguyện lực hiện khắp pháp giơi nên luôn chuyển Pháp luân vi diệu.

Chín: Tận cùng mãi mãi đời sau, tức là Thân lực trì. Cho nên trong đoạn Kinh kia đã dùng hình ảnh bậc “Y vương kéo dài thọ mạng” làm dụ để dụ cho Phật, tuy đã nhập Niết-bàn, nhưng lợi lạc đối với mọi loài không mất.

Mười: Tướng xoay tròn cùng trụ, tức là Ý sinh thân. Cho nên gọi là “Tâm niệm tức hiện”

Dùng mười tướng nơi mười Thân kia đối chiếu với văn của Kinh hiện tại thì hoàn toàn không sai khác, như có chỗ khó thì theo câu đã giải thích. Nếu dựa nơi thứ tự kia thì đây. Một tức kia là ba. Đây hai tức kia là bảy. Đây ba tức kia là bốn. Đây bốn tức kia là hai. Đây năm tức kia là một. Đây sáu tức kia là chín. Đây bảy tức kia là năm. Đây tám tức kia là mười. Đây chín tức kia là tám. Đây mười tức kia là sáu.

Song văn của phần kia tuy rộng mà Lý không hai.

Sớ câu: “Một Thân sau là Thân ý sinh v.v… thanh tịnh”: Thì chữ” vân vân là chỉ cho Nguyện Thân, Hóa Thân.

Sớ câu: “Bốn tức Hành của ba Niệm xứ”: Cũng gọi là ba Niệm Trụ. Niệm tức là tuệ của chủ thể duyên. Xứ nghĩa là lý bình đẳng chẳng tăng, chẳng giảm.

Một là: Nhất tâm lãnh hội Pháp , chẳng lo buồn.

Hai là: Nhất tâm lãnh hội Pháp, chẳng vui mừng.

Ba là: Luôn thực hành Tâm xả. Do trong pháp giới, Tướng giảm thoái chẳng thể nắm bắt, Tướng tăng tiến cũng chẳng nắm bắt. Tức là Tướng Niết-bàn, nên như thứ lớp mà phối kết.

Sớ câu: “Ba là phần sau cũng Thiện tức là rốt ráo lìa mọi cấu uế v.v…”: Chữ “vân vân” là chỉ cho “Tất cả đều hoàn toàn, rốt ráo”. Lìa dục là biên vực sau cùng, nên Tánh của các pháp là lìa cấu uế. Chủ thể học tập cũng lìa cấu uế. Tu hành rốt ráo là đạt được sự lìa bỏ cấu uế.

Sớ câu: “Trong các Kinh, Luận lại có nhiều giải thích…”:

Như Trí Luận viết: “Tán thán về Bố thí “Là phần đầu Thiện”. Tán thán về Trì giới là “Phần giữaThiện”. Tán dương về hai quả báo sinh Thiên và cõi Tịnh gọi là “Phần sau Thiện”. Lại nói: Thanh văn, Độc giác, Đại thừa cũng gọi là ba Thiện.

Kinh Bảo Khiếp viết: “Biết rõ Khổ, đoạn trừ Tập gọi là “Phần đầu Thiện”. Tu tập tám Chánh đạo là “Phần giữa Thiện”. Chứng đắc Diệt gọi là “Phần sau Thiện” đó gọi là ba Thiện của hàng Thanh văn. Như chẳng bỏ tâm Bồ đề, chẳng nghĩ về Thừa thấp, hồi hướng về Nhất thiết Trí, đó gọi là ba Thiện của hàng Bồ-tát”.

Giải thích: Nay, phần Sớ giải hoàn toàn dựa theo Luận Du Già, nên chỉ rõ các giải thích khác.

Sớ câu: “Bảy thứ còn lại văn của Kinh lược không nói đến”: Tức lược nên không nêu, chẳng phải là hoàn toàn không có. Nay dựa nơi luận du Già để nêu ra đủ. Luận viết: “Bốn là: Văn khéo léo, tức là khéo nối kết về “Danh thân” v.v… Cùng gồm đủ về tám ngữ” :1) Trước hết. 2) Hay, đẹp. 3) hiển bày. ) dễ hiểu. 5) thích nghe. 6) Không dựa cậy. 7) Không sai trái. 8) Rộng lớn. Như nơi Luận Du Già quyển thứ hai mươi lăm đã thuyết minh.

Năm là: Nghĩa vi diệu. Tức có thể dẫn phát mọi lợi ích, an lạc

Sáu là: Thuần nhất, nghĩa là không giống với ngoại đạo. Chỉ nơi Phật pháp có, ngoại đạo thì không.

Bảy là: Viên mãn, không hạn lượng, nên là thù thắng tối thượng. Tức nghĩa đã phong phú, lại thù thắng, nên gọi là viên mãn.

Tám là: Thanh tịnh.Tức là Tự tánh giải thoát, nên tự thể của một Sát na là giải thoát, hoặc tự thể của pháp là giải thoát.

Chín là: Tinh khiết, Nghĩa là sự giải thoát tương tục. Giả như nhiều sát na Thiết đa cũng giải thoát. Chủ thể tu học cũng đạt giải thoát.

Mười là: Tướng phạm hạnh. Tức tám chi Thánh đạo, diệt đế gọi là Phạm, Đạo đế gọi là Hạnh, cùng với diệt làm nhân. Ở đây gồm đủ tám Thánh đạo ấy gọi là Tướng phạm hạnh. Cho nên biết đạo ấy do một đạo thuần nhất cùng với chỗ hiển bày của bốn thứ diệu tướng.

Sớ từ câu: “Thứ nhất, mười Lực là tên gọi riêng” tiếp xuống: Văn nơi phần Sớ giải gồm sáu:

Một: Phân định chung.

Hai: Từ câu: “Đó là mười lực nơi phần nêu trên, mỗi mỗi đều hiện khắp trong phần riêng” tiếp xuống: Là dung thông.

Ba: Từ câu: “Bậc cổ đức đem” tiếp xuống: Là nêu dẫn cách đã có từ trước.

Bốn: Từ câu: “Tức khiến trong phần riêng” tiếp xuống: Là biện minh về chỗ trái.

Năm: Từ câu: “Giả như muốn” tiếp xuống: Là ngăn chận sự biện hộ giúp.

Sáu: Từ câu: “Trong mười môn, thứ nhất là rộng lớn” tiếp xuống: Là chính thức giải thích.

Nơi phần bốn, nói; “Cũng khiến có các môn khác không có nghĩa rộng lớn”: Tức do rộng lớn là môn thứ nhất.

Nói: “Môn thứ nhất không có tính chất tối thượng”: Môn thứ nhất chỉ có rộng lớn nên không giống với chín môn khác.

Tính chất tối thượng tại phần đầu đã lược nêu một lần cùng ở nơi tám môn sau.

Sớ từ câu: “Giả như muốn” tiếp xuống: Là phần năm, ngăn chận sự biện hộ giúp. Tức có sự biện hộ: “Tuy là cùng có nhưng sao theo số nhiều để gọi tên?” Nên nay giải đáp: “Theo số nhiều có thể như thế, chẳng nên thuận theo thứ lớp. Do nghịch với thứ lớp để phối kết với văn cùng thuận hợp. Cho nên phần sau giải thích văn mỗi mỗi đều theo số nhiều, trái với tên gọi của thứ lớp để giải thích.

“Nhưng tên gọi chung là Na la diên tràng”: Tức tên gọi về Lực sĩ của Đế Thích.

Sớ câu: “Kỳ Bà đi vào lửa”: Tức nơi Phẩm hiện tướng đã dẫn. “ Vào ngục hỏi về tội”, tức nơi Kinh Báo Ân quyển thứ tư. Khiến Kỳ Bà đến nơi địa ngục A Tỳ hỏi thăm Điều Đạt: “Ông nay chịu tội cảm thấy ra sao?” Đáp: “Như sự an lạc ở cõi Thiền thứ ba”.

Ở đây chọn lấy phần đi vào trong địa ngục hỏi thăm về tội khổ, chẳng thể bị hại.

Sớ câu: “Tâm khéo giải thoát do ba Tướng”: Tức nơi Luận Du Già quyển thứ tám mươi lăm đã nêu.

Phẩm 34: THẬP THÂN TƯỚNG HẢI

Sớ câu: “Mười Thân của Như Lai là nêu người để hiển bày đức”:

Văn nơi phần Sớ giải gồm bốn:

Một: Giải thích tên gọi. Hai: Biện minh về loại.

Ba: Nêu ra Thể.

Bốn: Làm rõ về nhân.

Nếu dựa theo tông chỉ nơi sách “Thám Huyền Ký” thì trong ấy có chương “Phật tướng”, dùng tám môn để phân biệt:

  1. Giải thích tên gọi.
  2. Nêu Thể tánh.
  3. Nói về chủng loại.
  4. Nêu dẫn Nhân.
  5. Nói về sự tích lũy, thành tựu.
  6. Thời gian tu tập.
  7. Kiến lập.
  8. Nghiệp dụng.

Nay trong bốn môn đâu đã gồm đủ chỗ chính yếu.

Sớ từ câu: “Nên Kinh Quán Phật Tam Muội Hải” tiếp xuống: Là phần hai, biện minh về loại. Tức là dẫn chứng để biện giải .Gồm hai chi tiết:

Thứ nhất: Chính thức nêu rõ.

Thứ hai: Nhận xét, phân biệt.

Nơi phần thứ nhất, tức thuộc quyển thứ chín, phẩm thứ tám là Bồtát Bản hạnh (Kinh đã nêu). Kinh viết:

“Phật nói với Tôn giả A Nan: Như Lai có ba mươi hai tướng của bậc đại nhân, tám mươi vẻ đẹp theo hình, thân kim sắc toả sáng, nơi mỗi mỗi Ánh sáng có vô lượng thân Hóa Phật. Nơi các lỗ chân lông có tất cả sự biến hóa và hình sắc”. (Phần nầy nêu tóm lược)… Phật sinh nơi nhân gian, thị hiện đồng với tướng của con người, nên nói ba mươi hai tướng. Hơn hẳn chư Thiên nên nói tám mươi vẻ đẹp kèm theo.Vì các Bồ-tát nên nêu tám vạn bốn ngàn các tướng hảo vi diệu. Tướng hảo thật của Phật, Như Lai lúc mới thành đạo ở nước Ma-kiệt-đà, nơi đạo tràng Tịch diệt, vì các đại Bồ-tát như Phổ Hiền, Hiền Thủ, ở trong Kinh Tạp Hoa đã phân biệt rộng”.

Giải thích: Trong phần Lược đã nêu tóm lược là văn của Kinh. “Hai phần tóm lược. Ba diễn rộng”, nên phần Sớ giải đã dùng ý để giải thích. Do ở trước đã nêu tóm lược trong phần Lược nên ở đây ắt có tóm lược. Lại, Kinh kia trước hết nói tám vạn bốn ngàn, nay có mười Tạng Liên hoa, nên đối chiếu với phần kia là rộng, tức văn của Kinh kia từ câu: “Vì các Bồ-tát nên nêu tám vạn bốn ngàn các tướng hoả vi diệu” là đoạn thứ hai. Từ câu “Tướng hảo thật của Phật, Như lai lúc mới thành đạo” tiếp xuống: Là đoạn thứ ba, văn cũng phân minh.

Sớ từ câu: “Trong phần ba, thứ nhất là chung cho” tiếp xuống: Là chi tiết thứ hai, nhận xét, phân biệt. Dựa nơi ba loại ở trước để thành ba lớp nhận xét phân biệt:

Một: Căn cứ nơi Thừa.

Hai: Căn cứ nơi ba Thân, mười Thân.

Ba: Căn cứ theo chỗ nhận thức của căn cơ.

Nay nói về lớp Một: Cũng bao gồm luôn năm Giáo:

Một là: Tiểu thừa cùng với Thủy giáo.

Hai là: Chung giáo.

Ba là: Viên giáo.

Về đốn giáo lấy Vô tướng làm Tông. Hai giáo sau gồm luôn việc nêu nhân để hiển bày quả.

Nói: “Chỉ rõ đồng nơi người, đoan chánh ( đoan nghiêm) chẳng loạn”: Tức nơi Luận Câu Xá nói về tướng của Luân Vương, nêu: “Tướng chẳng chánh viên minh Nên chẳng thể bằng Phật”.

Đây là nêu rõ Luân Vương có ba hai tướng, nhưng có ba nghĩa chẳng sánh kịp với Như Lai”.

  1. Nơi chốn chẳng “Chánh”.
  2. Tướng chẳng viên mãn.
  3. Chẳng thấu đạt.

Nay nói “Chánh chẳng loạn” tức nơi chốn khác với Luân Vương. Hai chữ “Đoan chánh” kia là thấu tỏ (Minh) là viên mãn (Viên) nên chỉ rõ là đồng nơi con người mà thù thắng hơn người.

Sớ câu: “Tiếp theo chỉ là Đại thừa”: Tức nêu rõ về Tướng của Quả. Như trong nhân đã đoạn trừ tám vạn bốn ngàn phiền não thành tựu tám vạn bốn ngàn Ba-la-mật nên đạt được tám vạn bốn ngàn tướng hảo. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: “Phật A di đà có tám vạn bốn ngàn tướng, mỗi mỗi tướng có tám vạn bốn ngàn vẻ đẹp tùy theo. Mỗi mỗi vẻ đẹp ấy lại có tám vạn bốn ngàn Ánh sáng. Mỗi mỗi Ánh sáng soi chiếu khắp pháp giới, khiến cho các chúng sinh niệm Phật được thâu nhận không bỏ”, tức cùng tướng như ở đây.

Sớ từ câu: “Lại, một là Hóa thân, hai là Báo Thân” tiếp xuống: Là lớp thứ hai, căn cứ nơi ba Thân, mười Thân để nhận định, phân biệt. Nếu phối kết với ba Thân, thì hai là Báo thân, ba là Pháp thân. Như căn cứ theo bốn Thân, thì hai là do thuộc nơi Tha thọ dụng nên Báo thân có phân hạn. Phấn sau tức Tự thọ dụng, nên Báo thân hợp với Pháp thân. Lại, Pháp thân vô tướng. Nay hai thứ trước thuộc về ba Thân, một thứ sau thuộc về mười Thân. mười Thân ắt dung hợp cả ba Thân nên một thứ sau gồm đủ ba thứ trước.

Sớ từ câu: “Lại thứ nhất là phàm, Thánh cùng nhận thức” tiếp xuống: Là lớp thứ ba, căn cứ theo sự nhận thức của căn cơ để nhận xét, phân biệt.

Câu: “Tiếp theo là chỉ bậc trên Địa”: Tức là Tha thọ dụng nên Báo Thân, Hóa Thân ở trên chẳng đồng. Phần sau chỉ là hàng căn cơ viên mãn, tức thuộc nơi viên dung, chẳng phân trước Địa trên Địa, nên gọi là: “Thông hợp nơi năm bậc”. Năm Bậc nầy tức ba Hiền, mười Thánh và Đẳng giác, Diệu giác. Tức trong sáu Bậc trừ bậc của Quả. Nếu chia ra mười Tín tức trừ đẳng giác.

Sớ từ câu: “Như nói về Thể” tiếp xuống: Là phần thứ ba, nêu ra

Thể ( Phần hai là Biện minh về Loại)

Câu: “Hai tức là Định, Tuệ”: Là dùng pháp môn làm Tướng.

Sớ từ câu: “Nếu nói về Nhân” tiếp xuống: Là phần bốn, biện minh về Nhân.

Câu: “Chung nơi thuần, tạp” tức là Nhân của Tướng viên dung, như nơi chốn của Chủ thủy thần ở trước đã nêu rõ.

Sớ câu: “Nhân của hai Tướng trước như nơi Luận Du Già v.v…”: Là nêu rõ chỗ diễn rộng có nguồn gốc. Luận du Già quyển thứ bốn mươi chín viết: “Hành trang của tất cả Bồ-tát đều cảm ứnhg nơi Tướng hảo. Kẻ gây tạo nghiệp ác thì nói rõ về các thứ nghiệp, mỗi mỗi đều cảm ứng. Như thế, ba mươi hai tướng không có sai biệt, nên biết đều do Tịnh giới làm nhân. Nếu phạm giới hãy còn chẳng được làm thân người thuộc hàng hạ tiện, huống hồ là được tướng hảo của Phật. Hoặc cho “Mỗi mỗi đều cảm ứng theo nghiệp” như nơi Khế Kinh nói, tức là Nhân riêng. Ở đấy, có một Hành cảm của một Tướng. Như nói: Hoặc các chúng sinh có chỗ mong cầu, thì tùy sự ưa thích của họ mà chính thức xả bỏ mọi tài sản châu báu, cảm ứng là đạt được Tướng gò má như Sư Tử. Hoặc một Hành cảm ứng được nhiều Tướng… Hoặc nhiều Hành cảm ứng một Tướng…

Lại do bốn thứ sự nghiệp tu tập nên cảm ứng được tất cả Tướng.

Tức Quyết định tu tập, tu tập chân thật,tu tập thường xuyên, tu tập không tội lỗi… Lại, Gia hạnh của chư Phật có cảm ứng khác nhau”.

Giải thích: Đây là do phẩm loại của một Hành, nên chỗ cảm ứng chẳng đồng.

Về Trí Luận, Kinh đại Bát Niết-bàn v.v… thì ở Hội thứ nhất, các xứ của Chư Thủy thần đã nêu dẫn.

Như nơi Kinh Quán Phật Tam muội Hải thì tiếp theo phần trước nêu rõ về Tướng của ba Phẩm, phần sau viết: “Phật bảo Tôn giả A Nan: Như Lai từ xa xưa, trong vô lượng, vô biên A-tăng-kỳ kiếp, đã dùng lửa Trí Tuệ thiêu đốt bao thứ củi phiền não, tu tập định Vô tướng, Chẳng tạo sự chứng đắc không đúng thời, do vậy nên đạt được tướng hảo, trong mỗi mỗi tướng có vô lượng Hóa Phật, huống hồ là nhiều!”.

Giải thích: Đây là chung cho nhân của hai Tướng sau.

Sớ câu: “Khiến tu tập Hành Vô tận hiển bày thành tựu là Thú ( Tông Thú)”:

Hiển bày là căn cứ nơi Vốn có (Bản hữu). Thành tựu là căn cứ theo sự tu tập đúng đắn.

Sớ câu: “Phổ Hiền gốc là Hội chủ”:

Từ đây trở xuống là nhằm thông tỏ chỗ vướng mắc về “Chẳng thỉnh cầu”. Chỗ thông tỏ có hai ý:

Ý thứ nhất có thể nhận biết.

Từ câu: “Hoặc phần cuối của Phẩm trước” tiếp xuống: Là ý thứ hai căn cứ theo năm Phẩm để giải đáp thông tỏ nơi các câu hỏi. Nghĩa là, trước nêu ra mười câu hỏi về Quốc độ v.v… Phẩm trước đã giải đáp câu hỏi về chủng tánh. Từ đây trở xuống, bốn Phẩm lại giải đáp về bốn câu hỏi. Năm câu còn lại thì chỗ hỏi hoặc ở trước Phẩm nầy, đã giải đáp.

Chỗ nối tiếp của Kinh chưa hết, do đó lược bớt, không nêu riêng phần Hỏi – đáp đã biện minh ở phần trước.