ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO

QUYỂN 76

Đời Đường, Đại sư Trừng Quán

Thứ bảy là Như Hưởng nhẫn:

Văn nơi phần Sớ giải có thể nhận thấy. Đại sư Tăng Duệ tán viết:

“Tiếng do Vang đáp

Cùng hoà như một

Duyên gõ mà ứng

Ai làm hư, thật?

Nghiệp tuy vọng giả

Tội phước chẳng mất

Như ánh toả chiếu

Sáng tợ mặt trời!” Lại tán:

“Vang chẳng có hiện

Duyên hợp phát tiếng

Chẳng rõ tự ngã

Vui giận thay nhau

Vọng cùng Tâm chân

Sự hiện muôn hình

Không biết gốc ấy

Trọn ngày loanh quanh”.

Thứ tám là Như Ảnh nhẫn:

Sớ câu: “Tánh tức chẳng phải là Tu. Tướng chính là chẳng bỏ”: Là giải thích, xác nhận nghĩa “Cả hai cùng soi chiếu”: Như văn phần trước nói: “Chẳng phải là thế gian nghĩa chính là xuất thế gian!” Câu tiếp sau nói: “Chẳng phải là xuất thế gian” tức loại bỏ phần xuất thế ở trên. Thế gian cùng xuất thế gian đều được loại bỏ nên viết là: “Cùng ngăn chận”. Nay văn như viết: “Chẳng phải là tu tập hạnh Bồ-tát” tức do thông hợp nơi “Cùng ngăn chận”. Đã cho “Chẳng phải là bỏ nơi đại nguyện tức nêu rõ là cùng soi chiếu”, nghĩa là “Chẳng phải tu tập hạnh Bồ-tát” tức là soi chiếu về Thật. “Chẳng phải xả bỏ nơi đại nguyện” tức là soi chiếu về Quyền, nên được mang tên là “Cùng soi chiếu”.

Tiếp theo là biện minh về “Chẳng phải là thật, chẳng phải là chẳng thật”, cũng giống như thế, là cùng soi chiếu về Chân, Tục. Sớ câu: “Một lúc ngăn chận cùng soi chiếu là cả hai cùng vận hành”: Nếu căn cứ nơi “Quyền Thật cùng hành” là cùng vận hành, thì đoạn thứ hai đã là “Cùng vận hành” rồi. Nay ngăn chận soi chiếu là cùng vận hành tức ở đây mới có, là hợp hai môn trước làm môn thứ ba nầy. Đã nói “Ngăn chận, soi chiếu cùng một lúc” tức hoàn toàn ngăn chận, là soi chiếu hoàn toàn soi chiếu là ngăn chận. Tức hai môn đứng riêng biệt. Do soi chiếu xâm đoạt ngăn chận, nên ngăn chận mất. Do ngăn chận xâm đoạt soi chiếu, nên soi chiếu tịch tĩnh. Tức cả hai cùng mất.

Nói “Không ngăn ngại” tự có hai ý:

Một là Ngăn chận chẳng ngăn ngại soi chiếu, soi chiếu chẳng ngăn ngại ngăn chận.

Hai là, “Cùng tồn tại” chẳng ngăn ngại “Cùng xâm đoạt”. “Cùng xâm đoạt” chẳng ngăn ngại “Cùng tồn tại”. Cho nên gọi là “Không ngăn ngại”. Như thế mới gọi là Tự tại. Vì vậy, phần tiếp sau, tóm kết viết: “Dùng phần nầy tóm kết hai đoạn trên, cùng với chỗ không ngăn ngại ấy nên gọi là sâu xa, huyền diệu.

Sớ câu: “Nay nói về phần một. Nếu căn cứ nơi dụ về Ảnh là dụ riêng về sự hiện thân của Bồ-tát”: Văn nơi phần Sớ giải gồm hai:

Một: Phân biệt chỗ chung riêng của đối tượng được dụ.

Hai: Từ câu: “Về hai thứ sông suối kia” tiếp xuống: Là phân biệt về chỗ chung riêng của chủ thể dụ.

Nói: “Tuy chung nơi chủ thể hiện bày”: Là do ở trong sông suối thấy được mặt trời mặt trăng, nên là chủ thể hiện bày.

Nói: “Lại là đối tượng được hiện bày”: Do phần sau nơi Kinh viết: “Ở nơi dầu, nơi nước tiếp xuống mới nêu rõ về chủ thể hiện bày”.

Nay sông, suối cho là đối tượng được hiện bày, tức “Sông dài, suối tuôn đi vào trong tấm gương” là nêu ra Tướng của đối tượng được hiện bày. Lên lầu cao, mang treo gương thì một dải Hoàng Hà vào hết trong gương. Thác nước ngàn tượng hiện rõ nơi gang tấc. Vương Hữu Thừa (Vương Duy 701-761) viết:

“Cách cửa mây mù sinh trên áo

Vén màn núi suối vào trong gương”

Nêu rõ là đối tượng được hiện bày.

Sớ câu: “Hai là trong chủ thể hiện bày cũng có chung riêng”: Văn gồm hai:

Một: Biện biệt chung về ý nghĩa sâu xa nơi văn.

Hai: Mở bày riêng về chỗ sâu xa nơi dụ.

Một: Nói: “Dụ riêng về chỗ cảm nhận của cơ duyên cùng nơi chốn ứng hiện”: Mặt trời, mặt trăng đã dụ cho Bồ-tát thì nước v.v… là dụ cho căn cơ, cũng dụ cho nơi chốn ứng hiện của Bồ-tát. Như ảnh hiện nơi trăm dòng sông, dụ cho Thân của Bồ-tát sung mãn khắp Pháp giới. Trăm dòng sông lớn nhỏ dụ cho cơ duyên cùng đối tượng được hiện bày là nơi chốn của quốc độ.

Sớ từ câu: “Nhưng phần văn nầy nêu đủ ba dụ của Nhiếp Luận” tiếp xuống: Là phần hai, mở bày riêng về chỗ sâu xa về dụ. Hai câu ấy là nêu tổng quát, phần tiếp sau thành ba nghĩa, tức phân ba phần riêng.

Sớ câu: “Một là dùng dầu nước đối chiếu với mặt trời mặt trăng ở trên là dụ cho trăng trong nước”:

Tức mặt trời, mặt trăng dụ cho Bi Trí của Bồ-tát. Nước dụ cho Tâm của căn cơ. Trăng trong nước dụ cho cảnh giới địa của định. Nghĩa là trong định thấy Phật v.v… Cũng là dụ cho cảnh giới của định biến hiện khắp nơi chốn. Kệ nơi phẩm Xuất Hiện có đoạn:

“Ví như trăng trong nơi hư không

Che lấp các sao hiện đầy khuyết

Hết thảy nơi nước đều hiện bóng

Người người thảy đều đối diện xem

Như Lai trăng trong cũng lại thế

Hay che hai Thừa hiện nhanh chậm

Hiện khắp trong tâm của trời người

Tất cả đều nói Phật trước mặt mình!”.

Đại sư Tăng Duệ viết:

“Trăng nước chẳng thật

Chỉ có ảnh hư

Người cũng như thế

Trọn chẳng nhận gì

Vì đấy bôn ba

Trái chân tịnh ấy

Như tỏ ngộ được

Riêng tỉnh vượt bậc!”

Sớ câu: “Hai là dùng nơi thân đối với “mặt trời, mặt trăng” nói ở

trên là bóng của Ánh sáng”: Mặt trời, mặt trăng dụ cho Bi Trí của Bồtát. Thân dụ cho đối tượng là hàng căn cơ. Mặt trời soi chiếu phát ra bóng hình là dụ cho sự Hiện thân.

Nói: “Thân phản ảnh từ nơi mặt trời v.v…”: Thì chữ “v.v…” là chỉ cho chữ mặt trăng ở trên nơi Kinh cùng với đèn đuốc.

Sớ câu: “Ảnh hiện nhiều mối dụ nơi các Thức”: Trên là căn cứ theo dụ riêng về sự hiện thân của Bồ-tát. Đây là căn cứ theo dụ chung về tất cả các Thức. Thân động cúi xuống ngước lên tức là Ảnh theo đấy mà hiện. Hình thẳng ảnh ngay, hình gãy ảnh xiêng nên gọi là nhiều mối. Để so sánh với tám Thức nương nơi Thân mà có khác. Cũng do bảy Thức dựa nơi Thức thứ tám, đối hợp cảnh sai biệt.

Trên đều là ý của Nhiếp Luận. Đại sư Tăng Duệ viết:

“Chốn sáng chẳng chiếu

Gọi đó là bóng

Tuệ sáng chẳng soi

Sinh tử trôi mãi

Bỏ xa nẻo bằng

Theo lối gập ghềnh

Như tỏ ngộ được

Si diệt tự tỉnh”

Sớ câu: “Ba là dùng gương báu v.v… đối chiếu với người nam ở trên”: Là giải thích dụ thứ ba. Văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Chính thức phối kết với văn của Kinh.

Hai: Đối nơi dụ để biện minh chỗ khác nhau.

Nay nói về phần một:

Sớ câu: “Từ chỗ chung gọi Dụ chẳng phải là quả báo nơi địa của định”: Đây đều là ý của Nhiếp Luận. Đối chiếu với trăng nước v.v… ở trước là Cảnh của định, nên nói: “Chẳng phải là địa của định”. Tức gương là dụ cho Nhân. Do đấy viết: “Nghĩa là Vô minh v.v…”. Phần “Bản chất” dụ cho duyên, Bóng dụ cho Quả báo. Kinh Tịnh Danh có câu: “Thân nầy như bóng theo nghiệp duyên hiện”.

Lại nữa, Gương dụ cho Thức gốc là Tánh của Như Lai Tạng. Bản chất dụ chô vô minh, nghiệp v.v… hình tướng dụ cho quả báo. Lại như phẩm vấn minh: Nếu đem gương, hình tượng làm dụ riêng, thì thân Bồtát hiện tức gương dụ cho Bồ-tát, bản chất dụ cho căn cơ, hình tượng dụ cho thân của Bồ-tát hiện.

Sớ câu: Câu: “Do hình tượng trong gương lìa nơi bản chất” tiếp xuống là phần hai: Biện minh chỗ khác nhau. Nói rõ hình tượng trong gương ở đây được gọi tên quả báo. Nhân và Quả khác biệt. Như bóng ở ngoài thân.

Sớ câu: Câu: “Ánh sáng chiếu bản chất nêu trước” tiếp xuống: Biện minh chỗ trước khác với đây. Mặt trờ,i mặt trăng nơi bầu trời, bóng hiện nơi thân, thân tức dụ cho nhân nên pháp của chỗ hiện bày có thể cùng với nhân đều có.

Sớ từ câu: “Nên dụ cho các Thức tuy dựa vào Cảnh” sinh ra khác nhau, nhưng Ngã tự tại không phải dựa nơi cảnh “Tiếp xuống”: Là kết hợp với phần trên, tuy tùy theo mặt trời v.v… nhưng ảnh chính là tùy nơi Thân. Đây là căn cứ theo chỗ dụ chung về các Thức để nói. Nếu dùng bóng của Ánh sáng dụ cho sự Hiện thân của Bồ-tát, tức ảnh theo thân nên khác. Chẳng ở nơi Ánh sáng của mặt trời, tức Thân do sinh nên khác. Chẳng ở nơi mặt trời trí cảu Bồ-tát khiến khác. Đại sư Tăng Duệ viết:

“Hình chẳng vào gương

Sáng chiếu mà có

Đời cũng như thế

Bóng nghiệp mà thọ

Chẳng rõ điều ấy

Mãi buộc nơi tội

Như tỏ ngộ được

Thấy mặt mũi gốc”

Sớ câu: “Trong đó một, khác hợp, lìa hiển bày chung về nghĩa của Ảnh”: Đây là phân biệt về chỗ chung riêng của các đối trong Kinh. Chỗ chung ấy là ba Ảnh nên viết là “Hiển bày chung”.

Từ câu: “Tiếp đến, nơi dòng sông trôi” tiếp xuống: Chính là nêu rõ về ảnh của Trăng trong nước.

Sớ câu: “Nhưng một, khác là căn cứ nơi ảnh nầy Ảnh kia”: Là tự phân biệt về ý nghĩa sâu xa của hai đối chẳng đồng, hiển bày lỗi nói lặp lại. Nói “Ảnh này ảnh kia là mặt trăng ở sông lớn này nếu cùng với nước là một thì không thể là trăng ở sông kia. Nếu cùng với nước là khác, thì trăng sông này, sông kia chẳng giống phải có hai mặt trăng.

Nói: “Hợp lìa là căn cứ nơi Ảnh đối với nước v.v…”: Tức nước, ảnh nếu hợp thì nước trôi trăng cũng trôi theo. Ảnh, nước nếu lìa thì khi bỏ nước ảnh vẫn còn.

Lại nữa, “Hợp lìa” là ý hợp, mà cũng hai như hai bàn tay hợp lại. Còn một khác thì chẳng phải thế. Một tức không có hai như băng chảy thành nước. Ảnh cùng với nước khác tức trăng có thể ra khỏi nước. Ảnh cùng với nước là một thì có nước tức trăng cũng chẳng thể chuyển dời. Nghĩa của hợp, lìa không khác với chỗ giải thích ở trước.

Sớ câu: “Chẳng chung nơi hai Ảnh”: Tức chỉ trăng trong nước nên chẳng phải chung nơi hình tượng trong gương cùng chung nơi phần thật, phản ánh. Do văn chỉ nói “Sông suối ao giếng”.

Nói: “Trăng phản chiếu nơi dòng sông Hoài”: Sách văn tuyển nêu: “Trăng phản chiếu nơi dòng sông trong”.

Sớ câu: “Gồm luôn nơi hình tượng của gương”: Do văn nói: “Tuy hiện bày trong ấy, nên chung nơi hình tượng của gương, nhưng cũng không chung cho phần thật, phản ánh. Ảnh của phần thật phản ánh không hiện bày trong đó. Nếu cho ảnh của thân do mặt trời soi chiếu nhập trong nước thì cũng thông hợp, nhưng là chỗ thâu tóm trong ảnh của nước.

Sớ : Tức giải thích câu trong Kinh “Ảnh chẳng theo vật mà có xa gần”. Như cầm gương đến nơi Ao, trong Ao có ánh trăng xuất hiện, mà Ảnh nầy không gần với trăng trên bầu trời, cách mặt đất bốn vạn hai ngàn do tuần. Ảnh hiện nơi đầm nước nhưng cũng chẳng xa. Để dụ cho Bồ-tát ở cách xa tại phương khác mà luôn trụ ở đây. Tuy ở chốn nầy mà thường hiện hữu nơi xa, đâu có tướng khác của sự xa gần. Hết thảy sự xa gần đều giống với đây có thể nhận biết.

Thứ chín là Như Hóa nhẫn:

Sớ câu: “Kinh Nhân Vương nói: Gốc của pháp tự không, nhân duyên sinh chúng”: Là chứng minh về hai nghĩa được hiện bày của phần tướng chẳng thật nêu trên. Nhưng có hai nghĩa:

Một: Nhân duyên sinh tức là Tướng hiện bày, do duyên sinh nên có. Nối tiếp tức không, gọi là “Gốc của pháp tự không”, tức nghĩa “Không thật”.

Hai: Hai câu cùng thành một nghĩa. Nghĩa là tự là từ trước đến tiếp sau. Từ Có của Không gọi là sinh, chẳng phải là gốc trước đã có, nên gọi: “Gốc của pháp tự không”. Gặp duyên nên dấy khởi, nên viết là: “Nhân duyên sinh chúng”

Đây tức chỉ dùng “Nhân duyên sinh chúng” tức thành hai nghĩa: Là nhân duyên sinh nên tướng có. Duyên sinh là Vô tánh nên không thật – Chính thuận nơi không mà Nhẫn nên có tên gọi là “Hóa”. Nêu dẫn đoạn văn ấy tức quyển thứ hai, Phẩm Hộ Quốc (Kinh Nhân Vương). Vị thứ năm Là Phổ Minh Vương vì ngàn vị vua mà nói kệ. Kệ sau đấy lại có viết:

“Thịnh rồi ắt suy

Thật ấy đều hư

Các vật ở đời

Đều như trong huyễn

Tiếng, vang cùng không

Cõi nước cũng thế”

Tổng cộng có tám kệ. Các sự duyên đều như nơi Kinh ấy đã nêu.

Sớ : “Hai nghĩa Tịnh Hóa, phỏng theo đấy có thể nhận biết”: Tức hai nghĩa của sự hiện bày tướng chẳng thật.

Sớ câu: “Từ bi lại dựa nơi phương tiện để xác lập”: Tức văn nơi phẩm Xuất Hiện ở phần sau. Kệ nơi phẩm ấy viết:

“Ví như rừng cây nương đất có

Đất nương nơi nước nên chẳng hoại

Thủy luân nương gió, gió nương không

Mà hư không kia chẳng chốn nương

Hết thảy pháp Phật nương

Từ bi đứng vững nhờ phương tiện

Phương tiện nương Trí, Trí nương Tuệ

Thân Tuệ vô ngại không nơi nương!”

Kệ ấy đã nói đến năm lớp cùng nương tựa. Nay ở đây chỉ nêu “Từ bi nương nơi phương tiện”. Phương tiện tức là Hậu Đắc Trí. Từ bi dùng Hậu Đắc Trí làm Thể. Trong Hậu Đắc Trí có sự ban vui, cứu khổ.

Sớ câu: “Nghĩa là không có cũng không”: Kinh có hai câu: “Chẳng phải là có, chẳng phải là không có”. Nay, giải thích riêng về câu: “Chẳng phải là không có”. Nghĩa là “Chẳng phải là có tức là không có”. Nay cũng loại trừ chỗ “Không có ấy”, nên viết là: “Chẳng phải là có, chẳng phải là không có”. Vì thế nói “Không có cũng không”.

Do câu trên dễ lãnh hội nên không giải thích. Đại sư Tăng Duệ viết:

“Chúng sinh như hóa

Chẳng có chẳng thật

Không đạt nẻo ấy

Như bánh xe lăn

Rõ pháp thanh tịnh

Không ngã không nhân

Dứt sạch cấu uế

Như bầu trời trong!”

Thứ mười là Như Không nhẫn:

Sớ câu: “Phần nêu lên nói: Như Hư không. Như Hư không là chỗ

dụ chung cho tất cả pháp”: Từ đây trở xuống, văn nơi phần Sớ giải gồm bốn:

Một: Hiển bày chỗ chung riêng của đối tượng được dụ.

Hai: Biện minh về Tướng của dụ chẳng đồng.

Ba: Nêu dẫn Luận để kết hợp giải thích.

Bốn: Tóm kết, xác nhận về ý chính.

Nơi phần Một thì đoạn trên là ý của Kinh gốc, dụ chung cho tất cả.

Từ câu: “Luận Phật Địa nói dụ về Pháp giới thanh tịnh” tiếp xuống: Là dẫn Luận để nêu rõ chỗ chung riêng.

Sớ từ câu: “Nhưng Tướng của dụ ấy” tiếp xuống: Là phần hai, biện minh về tướng của dụ chẳng đồng. Phần nầy gồm bốn chi tiết:

Thứ nhất: Chỉ dùng dụ về “Không” đối chiếu với sáu dụ trước để biện minh về tướng chẳng đồng.

Thứ hai: Từ câu: “Lại các dụ ấy, nếu căn cứ theo chủ thể dụ” tiếp xuống: Là biện minh chung về chỗ sai biệt của bảy dụ đã phá trừ.

Thứ ba: Từ câu: “Lại nữa, sáu dụ trước loại trừ có” tiếp xuống: Là đem ba lớp dụ về không đối chiếu với sáu dụ để nêu rõ chỗ chẳng đồng của Có, Không. Nghĩa thành các dụ cùng dụ nơi Không. Dụ về không lại thành nơi có.

Thứ bốn: Từ câu: “Thêm nữa, đối tượng được dụ ở trên tức chung cho tất cả” tiếp xuống: Là biện minh chung về chỗ chung riêng nơi chủ thể, đối tượng bảy dụ.

Nói: “Trong đó, chủ thể dụ tức gồm đủ nhiều nghĩa”: Tức như “Một Không” có nghĩa “Vô tướng”, có nghĩa “Không dấy khởi. Nghĩa “Một vị” v.v…

Nói: Đối tượng được dụ đều tùy theo nghĩa riêng dụ nơi cho một loại pháp”: Tức như “Vô tướng” chỉ dụ cho sự pháp giới, “Không dấy khởi” chỉ dụ cho Thế giới. “Một vị” chỉ dụ cho giáo pháp v.v…

Sớ từ câu: “ Nhưng Bồ-tát Long Thọ” tiếp xuống: Là phần ba, dẫn Kinh Luận để kết hợp để giải thích. Ở đây đã dẫn một Luận, hai Kinh:

Một: Trí Luận với bốn nghĩa: Tóm lược như văn nơi phần Sớ giải đã nêu.

Hai: Phật địa với mười nghĩa.

Ba: Bát địa với mười nghĩa.

Văn của hai đoạn Kinh nầy đều nêu mười nghĩa nhưng về ý thì chẳng đồng. Mười nghĩa của Phật địa chỉ dụ cho Pháp giới thanh tịnh của Như Lai. Còn mười nghĩa của tám địa thì nhận biết về mười Tướng của Thân Hư không chẳng đồng. Tức:

Một: Tướng vô lượng.

Hai: Tướng biến hiện khắp.

Ba: Tướng không hình.

Bốn: Tướng không khác.

Năm: Tướng Vô biên.

Sáu: Tướng sắc thân hiển hiện.

Văn chia có sáu, đối chiếu kết hợp thành mười. Chỉ nói nơi Không, lại chẳng dụ riêng về pháp.

Về mười nghĩa của Phật địa nay sẽ nêu dẫn đủ: Tức từ phần luận thứ ba cho đến phần luận thứ bốn mới hết nghĩa thứ nhất. Kinh viết:

“Diệu Sinh nên biết! Pháp giới thanh tịnh ví như hư không, tuy hiện hữu khắp trong vô số tướng của các sắc, nhưng chẳng thể nói là có Vô số tướng, vì Thể chỉ là một vị. Như thế, Pháp giới thanh tịnh của Như Lai tuy lại biến hiện khắp đến vô số tướng loại, là cảnh giới của đối tượng được nhận biết, nhưng chẳng thể nói là có vô số tướng, vì Thể chỉ là một vị”.

Nghĩa thứ hai: Kinh viết: Lại như Hư không tuy hiện hữu khắp nơi các sắc, chẳng lìa bỏ, nhưng chẳng bị chỗ lỗi lầm của Sác làm cho nhiễm ô. Như thế, Pháp giới thanh tịnh của Như Lai tuy lại biến hiện khắp nơi Tâm Tánh của tất cả chúng sinh, nhưng do chân thật nên chẳng cùng lìa bỏ, chẳng bị lỗi lầm kia làm cho cấu nhiễm”.

Nghĩa thứ ba: Kinh viết: “Lại như Hư không hàm chứa tất cả nghiệp về Thân, Ngữ, Ý, mà Hư không ấy không có dấy khởi tạo tác. Như thế, Như Lai hàm chứa các sự lợi lạc chúng sinh do Nhất thiết trí biến hóa, nhưng Pháp giới thanh tịnh không có dấy khởi tạo tác”.

Nghĩa thứ bốn: Phần đầu nơi quyển thứ bốn. Kinh viết: “Lại nữa, như trong hư không,vô số sắc tướng hiện bày sự sinh diệt, mà Hư không ấy không sinh không diệt. Như thế v.v… Các Trí biến hóa với những sự việc đem lại lợi ích cho chúng sinh, hiện bày sự sinh, diệt nhưng Pháp giới thanh tịnh không sinh không diệt”.

Nghĩa thứ năm: “Lại như Hư không với vô số sắc tướng hiện bày tăng giảm, nhưng Hư không ấy không tăng không giảm. Như thế v.v… Hiển bày chỉ rõ Thánh giáo cam lồ của Như Lai có tăng có giảm, nhưng Pháp giới thanh tịnh thì không tăng không giảm”.

Nghĩa thứ sáu: “Lại như Hư không với sắc tướng trong mười phương là vô biên vô tận, cảnh giới của Hư không ấy là vô biên vô tận, mà Hư không ấy chẳng đến chẳng đi không động không chuyển. Như thế v.v… Tạo lập lợi ích an lạc cho tất cả chúng sinh trong mười phương với vô số tác dụng vô biên vô tận. Nhưng Pháp giới thanh tịnh không đến không đi, chẳng động chẳng chuyển”.

Nghĩa thứ bảy: “Lại như Hư không với Tam thiên đại thiên thế giới hiện bày sự thành hoại, nhưng cảnh giới Hư không thì không thành, hoại. Như thế v.v… Hiện bày vô lượng tướng thành tựu quả vị Chánh đẳng giác, hoặc lại thị hiện nhập đại Niết-bàn, mà Pháp giới thanh tịnh thì chẳng phải là thành tựu quả vị, Chánh đẳng giác, chẳng phải là nhập tịch diệt”.

Nghĩa thứ tám: “Lại như nương dựa nơi Hư không, vô số sắc tướng bị huỷ hoại, biến đổi v.v… có thể có được, nhưng cảnh giới Hư không thì chẳng phải là chỗ biến đổi ấy, chẳng không phải nhọc sức để ngăn che. Như thế, nương dựa vào Pháp giới thanh tịnh của Như Lai, trong cảnh giới của chúng sinh có các loại Học xứ với các nghiệp về Thân Ngữ, ý tạo những hủy phạm có thể có, nhưng Pháp giới thanh tịnh chăng phải là sự biến chuyển đổi khác kia chẳng phải nhọc công sức để ngăn che”.

Nghĩa thứ chín: “Lại như nương nơi Hư không mà đại địa, núi lớn, Ánh sáng, nước lửa v.v… cho đến mặt trời, mặt trăng với Vô số hình tướng có thể đạt được, nhưng cảnh giới Hư không chẳng phải là các tướng kia. Như thể, nương dựa nơi Pháp giới thanh tịnh của Như Lai, các Uẩn về Giới, Định, Tuệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến có thể đạt được, nhưng Pháp giới thanh tịnh chẳng phải là các tướng kia”.

Nghĩa thứ mười: “Lại như trong Hư không, Vô số nhân duyên lần lượt thay nhau sinh khởi ba ngàn đại thiên vô lượng thế giới xoay vòng khắp có thể đạt được, mà cảnh giới Hư không không hễ có dấy khởi, tạo tác. Như thế, Pháp giới thanh tịnh của Như Lai gồm đủ vô lượng tướng về chúng hội của chư Phật xoay vòng khắp có thể được, mà Pháp giới thanh tịnh không có dấy khởi tạo tác”.

Giải thích: Mười nghĩa trên đã nêu ra đủ văn của Kinh. Có mấy nghĩa dùng chữ “Như thế v.v…” tức sau chữ “Như thế” đều có câu: “Pháp giới thanh tịnh của Như Lai”. Phần còn lại đều dựa nơi Kinh mà Luận đã giải thích rộng. Về ý chính thì tương tợ, nên phần Sớ giải không dẫn Luận, cũng chẳng nêu đủ văn của Kinh.

Nói: “Về ý chính thì tương tợ”: Là chung cho tất cả pháp, chẳng phải là nghĩa tức, lìa.

Trên là chính thức biện minh về “Một chân Pháp giới” trong năm Pháp, nên dùng mười nghĩa của Hư không làm dụ. Nếu tóm lược chọn lấy Tướng riêng thì:

Một là: Thể chỉ một vị.

Hai là: Tánh tịnh không nhiễm.

Ba là: Không dấy khởi , tạo tác.

Bốn là: Không sinh diệt.

Năm là: Không tăng giảm.

Sáu là: Không đến, đi, động, chuyển.

Bảy là: Không thành, hoại.

Tám là: Không biến đổi nhọc nhằn. Chín là: Chẳng phải là các Tướng

Mười là: Không hề có dấy khởi, tạo tác.

Xem văn của đoạn Kinh ấy thì nghĩa thứ mười cùng nghĩa thứ ba là giống nhau. Nhưng nghĩa thứ ba là “Hàm chứa không dấy khởi, tạo tác”. Nghĩa thứ mười là “Sinh khởi không dấy khởi, tạo tác”. Hai nghĩa hợp lại gọi là “Không có chủ thể – đối tượng”. Nếu xem phần Luận tóm kết về nghĩa thứ mười thì nên gọi là “Không phân biệt”. Nghĩa thứ ba nên gọi là “Không tác ý”. Nay tóm lược phần luận đã giải thích. Giải thích về tướng thứ nhất. Luận nói: “Tiếp sẽ chỉ rõ về tướng của pháp giới thanh tịnh, để quyết định phân biệt về sự sai biệt của pháp giới. Tức có vấn nạn:

1/ Nếu pháp giới của các Như Lai làm tánh, thì pháp giới dùng châm như làm Thể, Châm như tức cộng tướng của các pháp, các pháp đã có đủ loại sai biệt thì pháp giới tùy thuộc theo có sai biệt, sao nói không có các loại sai biệt? Có sai biệt sao nói là thanh tịnh? Luận lại đáp: Vì không phải sắc phả chi ca với đủ loại nương tựa cùng tương ưng, nên không có đủ loại tướng. Vì vậy, nói dụ cho bầu trời hư không là đầu tiên. Ý nói tuy có khắp đủ loại, nhưng không tùy thuộc để thành hình tướng cũng chẳng xả bỏ tự tánh. “Chỉ là một vị” tiếp xuống là dẫn ý của luận.

2/ Hỏi: Pháp giới biến khắp tất cả tức cùng Tham v.v… tương ưng chung với nhau, sao nói không như pháp của tâm hữu lậu hình thành sự chẳng thanh tịnh? Đáp: Tánh là thanh tịnh nên Thể chẳng phải kia, chẳng bị chúng làm nhiễm ô.

3/ Hỏi: Pháp giới thanh tịnh của Như Lai với Chân như là Thể thì không có hý luận, không có dấy khởi tạo tác, sao được nói hàm chứa những sự việc lợi lạc hữu tình? Đáp: Do nguyện lực trước đây làm tăng thượng duyên nên cùng các chúng sinh làm các việc lợi lạc, tự tại an trụ không có phân biệt nên không có hý luận.

4/ Hỏi: Nếu pháp giới thanh tịnh khắp ở mọi nơi không cùng lìa bỏ, hoàn toàn chuyển theo, thì pháp giới nên có sinh diệt? Đáp: Tuy biến khắp ở mọi nơi chốn, nhưng ở Thế tục thiết lập các pháp thì có sinh diệt, ở nghĩa thù thắng chân thật thì bất sinh bất diệt.

5/ Hỏi: Nếu pháp giới thanh tịnh biến khắp ở mọi nơi, không cùng lìa bỏ, thì Thánh giáo của Như Lai hiện có tăng giảm nên pháp giới cũng có tăng giảm? Đáp: Nói có tăng giảm là theo lý Thế tục, không phải nói theo pháp giới chân thật.

6/ Nếu pháp giới của các Như Lai là Thể, các Như Lai thực thi các việc lợi lạc cho hữu tình nên có đến có đi thì pháp giới phải có đến, đi? Đáp: Nói theo thân thọ dụng là có đến đi, không phải thể pháp giới có đến đi.

7/ Hỏi: Nếu không có đến, đi sao được nói thành tựu Chánh đẳng giác? Đáp: Nói thành tựu là theo Thế tục mà nói, nghĩa thù thắng đệ nhất không có sự thành tựu được, hủy hoại mất.

8/ Hỏi: Nếu pháp giới hiện hữu ở tất cả loại hữu tình, sao được nói hữu tình có hủy phạm? Đáp: Chúng sinh thì có hủy phạm, pháp giới không có biến đổi khác.

9/ Hỏi: Nếu pháp giới biến khắp tất cả thì không nên có tướng của uẩn vô lậu như Giới v.v…? Đáp: Có tăng thượng duyên làm tăng trưởng; tất cả tự nó không có các tướng.

10/ Hỏi: Nếu pháp giới của tất cả Phật là Thể, thì nên không có thọ dụng sao được nói có chúng hội sai biệt? Đáp căn cứ vào nhân duyên riêng lẻ nên có chỉ được, không phải thân Như Lai có hý luận phân biệt.

Dùng mười câu hỏi nêu trên để đối với văn Kinh ở trước, thì rõ ràng dễ được hiểu.

Sớ từ câu: “Nhưng về nghĩa riêng có chỗ chẳng giống ở đây” tiếp xuống: Là phần bốn, tóm kết xác nhận về ý chính. Gồm ba:

Một: Biện minh chung.

Hai: Từ câu: “Nên đại sư Tăng Duệ viết” tiếp xuống: Là dẫn chứng để xác nhận nơi nghĩa không là giống nhau. Đây chỉ là tổng kết phần Tán của mười dụ. Nếu nêu rõ riêng phần Tán về Không là:

“Không chỉ có tên

Chẳng dụng chẳng sắc

Người cũng như thế

Đừng cho là biết

Vọng tạo vọng khổ

Trăm khó đuổi gấp

Theo Không cầu Không

Cạn kiệt sức lực!”

Cũng là hiển bày về nghĩa không.

Ba: Câu: “Nghĩa Vô ngại còn lại như trước sau đã nêu”: Là tóm kết để xác nhận về ý chính của kinh nầy.

Phần Sớ giải thích kinh ở trước đã có nêu, như nơi phần “Như Huyễn nhẫn”. Sau cùng có nói như trong phần “Đức ngang với Hư không”. Do văn trước sau cách xa, lại nhiều nữa.

Sớ câu: “Hai là thế giới là chõ dấy khởi của công nghiệp”: Đến phẩm Xuất Hiện sẽ nêu.

Sớ câu: “Bốn tức ngược lại đây”: Nghĩa là Không tánh nên có, Duyên sinh nên không. Đều như nơi Phẩm Vấn Minh đã bàn. Nếu đối chiếu với văn Kinh, nên nói: “Từ duyên có nên là chỗ nương tựa của thế giới. Vô tánh Không nên không có đối tượng được nương tựa”. bốn luận chứng chỉ nêu ra lý do sai biệt của nghĩa Không.

Sớ từ câu: “Không pháp nào ra khỏi Không” tiếp xuống: Là giải thích riêng. Ví như Hư không, tất cả thế gian đều hiện bày ở trước nó chẳng phải là Hư không hiện bày trước hết thảy thế gian.

Sớ câu: “Một vị giải thoát chẳng khác”: Kinh đại Bát Niết-bàn có câu: “Tất cả đồng một vị giải thoát của một pháp cam lồ”. Kinh Tịnh Danh viết: “Vị giải thoát là nước uống”.

Phần văn còn lại cùng phần kệ Tụng đều có thể nhận biết.

Phẩm 30: A-TĂNG-KỲ

Sớ câu: “Thứ nhất là phần nói về ý nối tiếp gồm hai:

Một là chung: Là dùng ba Phẩm sau đối chiếu với ba phẩm trước.

Hai là riêng: Tức phẩm nầy đối chiếu với phẩm mười Nhẫn.

Tự có ba ý:

Một: Đáp lại phần đầu của Hội thứ hai

Hai: Từ câu: “Cũng là đáp từ xa” tiếp xuống: Là đáp lại phần mười Hải trong Hội thứ nhất.

Ba: Từ câu: “Lại hiển bày chung về” tiếp xuống: Là hiển bày về số lượng của một Bộ.

Nơi phần một lại có hai ý:

Thứ nhất: Biện biệt trực tiếp về Bồ-tát.

Thứ hai: Từ câu: “Lại khó nghĩ bàn về” tiếp xuống: Là nêu rõ Bồ-tát nhận biết về đức của Phật. Phần nhận định tiếp sau, văn của Kệ cũng gồm đủ hai ý nầy.

Sớ câu: “Hoàn toàn gắn liền với tên gọi của số lượng”: Vô số chỉ là một của một trăm hai mươi bốn số.

Sớ câu: “Người, pháp cùng nêu lên”: Nếu người, pháp chẳng đồng tức là mâu thuẩn.

Tiếp sau nói: “Cùng với chỗ hỏi của Bồ-tát về toán số”: Tức là dựa nơi Chủ.

Sớ từ câu: “Nhưng Tăng kỳ là” tiếp xuống: Là thông tỏ chỗ vướng mắc. Vướng mắc nêu: “Tăng kỳ chẳng phải là đầu, lại chẳng phải là sau. Vì sao lại nêu lên riêng?” Ý thông tỏ có thể nhận biết.

Sớ từ câu: “Bốn là chính thức giải thích văn” tiếp xuống: Là phần giải thích văn. Ở đây, trước hết là phân định tổng quát, gồm hai:

Một: Dựa trực tiếp nơi Pháp để nhận định.

Hai: Từ câu: “Nhưng ba phẩm nầy” tiếp xuống: Là căn cứ nơi người để nhận xét, phân biệt.

Sớ câu: “Số biểu thị chẳng lìa”: Đây là giải thích chữ Tâm.

Từ câu: “Số cùng với phi số” tiếp xuống: Là giải thích chữ Vương. Tức Vương dùng sự tự tại làm nghĩa.

Từ câu: “Lại hiển bày về số ấy” tiếp xuống: Là cùng nêu rõ về hai chữ “Tâm Vương”. Tâm là thâu tóm gồm trọn các pháp, là sự tối thắng trong tất cả. Vương là chế ngự toàn bộ về bốn Biển làm sự tối thắng.

Từ câu: “Sở dĩ hỏi riêng” tiếp xuống: Là nhận định phân biệt về đối tượng được hỏi.

Nói: “Chuyển” Tức là A-tăng-kỳ. A-tăng-kỳ là một A-tăng-kỳ chuyển v.v…

Sớ câu: “Khởi đầu là một,hai, chung cuộc là đến chỗ chuyên chở đúng”: Từ một đén mười là mười. Tiếp theo có mười ba số. Tức: Mườimười là một trăm. Mười lần trăm là ngàn. Mười lần ngàn là Vạn. Cứ thế tiếp đến Ức, Triệu, Kinh, Cai, Tử, Hoại, Câu, Giản là sự chuyên chở đúng.

Nói: “Chuyên chở” tức là Trời đất chẳng thể dung nạp chuyên chở.

Sớ câu: “Tiểu thừa với số sáu mươi đã cho là đạt đền Vô số”: Tức nơi Luận Câu Xá nói về sáu mươi. Hướng tới phần sau lại có vô số. Là nơi quyển thứ mười hai, dẫn Kinh Giải Thoát nói về “A tăng xí da” (A-tăng-kỳ) trong sáu mươi số, là số thứ năm mươi hai. Văn nơi Luận đã nêu đầy đủ. Từ một đến mười là mười. Cho tới Bạt-la-sam là một A tăng xí da. Ở trong số nầy đã mất đi tám số khác nên chỉ là năm mươi hai

Nay nói: “Tiểu thừa với số sáu mươi…”: Thì Vô số ở đây tức ngoài số này không còn số nữa tức, chẳng phải là A tăng xí da.

Sớ câu: “Nếu dựa theo Luận Câu xá tức cho Lạc Xoa là Ức”:

Luận ấy, nơi quyển thứ mười một giải thích về ba Luân, Tụng viết:

“An lập khí thế gian

Phong luân ở thấp nhất

Dung lượng rộng vô số

Dày mười sáu Lạc xoa

Tiếp trên thủy luân sâu

Mười một ức hai vạn

Chìm tám Lạc xoa nước

Còn ngưng kết thành vàng”.

Lạc xoa là chữ Phạn. Nếu cùng kết hợp theo Phương này (Trung hoa) gọi là chìm xuống tám ức là nước, phần còn lại ngưng kết thành vàng. Cho nên biết cho Lạc xoa là Ức.

Sớ câu: “Nên có bốn lượt chữ “Chẳng thể nêu bày”: Nghĩa là chọn lấy phần trước để đối chiếu, kết hợp, gọi là bốn lượt Chẳng thể nêu bày” về sự chuyển biến, về một số của chỗ tích tập v.v…

Nay dùng hai chữ “Đây lại” để thay thế cho hai lượt chữ “Chẳng

thể nêu bày”, há chẳng phải hết sức khéo léo sao? Sở dĩ nêu lên chỗ nầy là để biện chính với ý nơi sách “San định Ký”.

Sớ câu: “Nêu rõ về quả đức sâu rộng, nhân có thể hướng nhập”: Hướng nhập là căn cứ nơi sự chứng đắc Đạt đến, còn khéo tận cùng ở nước là căn cứ sự hiểu rõ.

Lại nữa, chỗ nêu về đức:

Một là căn cứ nơi Vô ngại.

Hai là căn cứ nơi chỗ sâu rộng.

Tức hai thứ chẳng giống nhau. Nhưng Hướng nhập và khéo tận cùng nên chung cho Vô ngại, sâu rộng vì mang tính chất tóm lược, bổ sung.

Sớ câu: “Xứng hợp với một sợi lông của Pháp tánh”: Ở đây văn cũng tóm lược. Văn đầy đủ là: “Các cõi nơi chỗ chân lông đều có nghĩa xứng hợp với Tánh cùng Tướng chẳng bị hủy hoại. Nay, nơi sợi lông dùng nghĩa xứng hợp với Tánh. Như tính chất không có giới hạn của Pháp tánh. Về cõi, thì dùng nghĩa Tướng chẳng bị hủy hoại. Chẳng biến khắp nơi sợi lông của xứng hợp với Tánh mà thành chấp vướng . Tỏ ngộ thì câu ấy lại có một ý. Cũng là văn tóm lược bổ sung. Nghĩa là sợi lông đâu có thể tỏ ngộ? Tức hiển bày cõi nhân mê mà có. Mê thì có phân cách. Ngộ thì vô biên. Nghĩa trước căn cứ thẳng nơi pháp mà bàn. Nghĩa sau là căn cứ nơi người dùng pháp. Suy xét thì có thể nhận thấy.

Sớ câu: “Trong ngoài duyên khởi không phải là tức, lìa”: Cũng có hai nghĩa:

Một: Căn cứ nơi trong ngoài cùng là duyên khởi. Do “Chẳng tức” nên có chủ thể, đối tượng nhập. Do “Chẳng lìa” nên có thể cùng nhập.

Hai: Căn cứ theo duyên khởi của trong ngoài cùng với chân Pháp tánh chẳng tức chẳng lìa. Ở đây lại có hai nghĩa:

Thứ nhất: Do trong ngoài chẳng tức là “Pháp tánh” nên có chủ thể, đối tượng nhập. Chẳng lìa Pháp tánh, nên sợi lông có thể bao hàm, cõi có thể hội nhập khắp.

Thứ hai: Sợi lông căn cứ nơi chỗ “Chẳng lìa Pháp tánh” , như lý mà bao hàm cõi. Căn cứ nơi chỗ “Chẳng tức Pháp tánh” nên chẳng biến hiện khắp nơi lỗ chân lông. Suy xét kỹ để thấy.

Nhưng trong mười đoạn thì một đoạn nêu lên số lượng, một đoạn không nêu. Không nêu lên là muốn lược bỏ nêu lên sợ mất thứ lớp.

Sớ câu: “Lại theo chỗ hiển bày của Tướng” tiếp xuông: Là tóm kết phần giải thích “Hiển bày sâu xa”.

Phẩm 31: THỌ LƯỢNG

Sớ câu: “Thứ một là nói về ý nối tiếp”: Gồm hai:

Một: Xác lập Lý.

Hai: Chính thức hiển bày.

Trong phần một, chính là hiển bày về thọ lượng của mười Thân, lại dựa vào ba Thân để biện minh. Tức Chân thân không có hình tướng dài ngắn. Ứng thân thị hiện co hình tướng ngắn dài.

Nơi phần ấy, nói “Huyền” là lý huyền diệu. Nói “Soi” tức là soi chiếu. Lý Trí khế hợp sâu xa được xem là Chân thân. Huyền diệu tức nẻo hư tịch đã được tích tụ. Soi chiếu tức thấu triệt một cách trọn vẹn. Nêu ra về số lượng, là vì chẳng thể nói đến thọ mạng ngắn dài. Nêu ra để biên vực là do chẳng thể nói tới hình, lượng chỗ hiện có.

Lại nữa, nêu ra về số lượng là vì chẳng thể nói về một Thân nhiều Thân. Nêu ra về biên vực là do chẳng thể đồng với thọ mạng của trời, người. Nếu chia ra chủ thể chứng đắc, đối tượng được chứng đắc ở trên để biện minh riêng thì nghĩa của ba thân gồm đủ.

Từ câu: “Nhưng ứng hiện nơi các loài là” tiếp xuống: Là biện minh về sự ứng hóa. Cho nên Kinh viết:

“Phật lấy pháp làm thân

Thanh tịnh như Hư không

Chỗ hiện các hình sắc

Khiến hội nhập pháp ấy”…

Lại viết:

“Chân thân Như Lai vốn không hai

Ứng vật tùy cơ khắp mười phương”…

Sớ từ câu: “Nên phẩm trên làm rõ về” tiếp xuống: Là phần hai,chính thức hiển bày về ý nối tiếp. Gồm hai chi tiết:

Một: Diễn rộng gần về phẩm trước, gồm luôn phần nói về thọ lượng của Bồ-tát.

Hai: Từ câu: “Cũng là” tiếp xuống: Là giải đáp xa về Hội thứ nhất, chỉ nói về thọ lượng của Như Lai.

Sớ câu: “Hai là giải thích về tên gọi”: Cũng dựa vào Chân thân, Ứng thân để xác lập tên gọi.

Nhưng các Kinh, Luận đều nói về thọ lượng của ba Thân. Hóa thân thì có đầu có cuối, dài ngắn muôn thứ. Báo thân thì có đầu mà không có cuối, một lần đạt thì vĩnh viễn thường hằng. Pháp thân thì không thủy không chung, hoàn toàn bất biến. Cho nên trong Kinh Pháp Hoa cho sinh ở Già da, diệt nơi “Song lâm” là Hóa thân. “Ta xưa, lúc hành hóa Bồ-tát đạo đã thành tựu thọ mạng là báo thân. Thường trụ chẳng diệt là Pháp thân.”

Ý nghĩa nơi tông của Kinh nầy, về ba Thân đã dunhg hợp cả ba thọ lượng không ngăn ngại. Tức dài có thể là ngắn. Tức ngắn luôn là dài. Không dài chẳng ngắn nên dài ngắn cùng tồn tại. Mỗi mỗi viên dung nên ngôn từ, tư duy đều dứt bặt.

Sớ câu: “Đã cho rất nhiều biển cõi bình đẳng”: Tức vẫn còn có số lượng giới hạn nên dùng chữ “Rất nhiều”. Biển cõi bình đẳng thì không còn số lượng.

Phẩm 32: TRỤ XỨ CỦA CÁC BỒ TÁT

Sớ câu: “Thứ nhất là nói về ý nối tiếp”: Gồm ba:

Một: Diễn rộng về A-tăng-kỳ.

Hai: Từ câu: “Cũng là đáp xa về” tiếp xuống: Là đáp lại câu hỏi nơi Hội thứ một.

Ba: Từ câu: “Trước cho phẩm nầy” tiếp xuống: Tức nêu ra cách giải thích khác, nghĩa như nơi Hội thứ hai đã nói.

Sớ từ câu: “Núi, Biển gồm chứa” tiếp xuống: Là giải thích về ý nghĩa của Núi, Biển. Câu nầy là căn cứ nơi sự: Núi ẩn chứa, Biển dung nạp.

Nói: “Chỗ dừng trụ của Nhân, Trí”: Là dựa theo sách ngoài (Luận Ngữ) để nêu. Khổng Phu Tử nói: “Người nhân thích núi như sự yên định chẳng động của núi. Người trí thích nước như tính chất trong lành, tẩy trừ của nước, trôi dừng tùy duyên. Chẳng phải khẳng định người nhân tức trụ nơi núi, người trí tức gần nơi biển.

Từ câu: “Biển thị cho đại trí” tiếp xuống: Là chính thức căn cứ nơi đối tượng được biểu thị. Chỉ một đại trí đã cùng kết hợp cả hai hình tượng nêu trên: cao như núi, sâu như biển. Dừng trụ tức là Núi. Soi chiếu tức là Biển.

Sớ câu: “Cho nên là Hương sơn của phía bắc núi Tuyết”: Phàm đã nói: “Nên là” tức có sự nghi hoặc, khó dung hợp nên chẳng thể nhận biết một cách dứt khoát. Rõ là đa văn mà còn thiếu nên nghi.

Nói: “Phía bắc núi Tuyết”: Luận Câu Xá nói: “Phía nam núi Hương, phía bắc núi Tuyết có Ao A-nậu đạt”. Cho nên biết núi Tuyết ở về cực nam của núi Hương.

Sớ: “Năm núi là Thanh Lương”: Văn nơi bản Sớ giải gồm sáu phần:

Một: Giải thích tóm lượt về văn của Kinh.

Hai: Làm rõ phần đối tượng được biểu thị.

Ba: Xác định về nơi chốn.

Bốn: Hiển bày về sự linh diệu nơi bậc Thánh.

Năm: Trưng dẫn nguyên do.

Sáu: Khuyến khích các đối tượng tu tập cung kính Nay nói về phần một: Tóm lược có hai tên gọi.

Nói: “Núi Ngũ đài của Đại Châu”: Tức huyện Ngũ đài cùng khu vực của hai Huyện Phồn Trĩ. Người đi đến chẳng phải là một nên có thể nêu tóm lược.

Sớ từ câu: “Biểu thị về bậc đại Thánh của Ta” tiếp xuống: Là phần hai, làm rõ về đối tượng được biểu thị. Phần nhiều đều xuất xứ từ Kinh “Kim Cương đỉnh Du Già”, cũng có dùng Lý để suy xét, phân tích.

Nói: “Bậc Đại Thánh” tức Bồ-tát Văn Thù. Chẳng nêu về tên mà gọi thẳng là Đại Thánh. Hiện tại trong núi khi xưng niệm chỉ gọi là “Bồ-tát Đại Thánh”, tức nêu chỗ xưng niệm tổng quát để chỉ riêng về tính chất an lành.

Nói: “Năm Trí”: Nếu dựa theo “Phật địa Kinh Luận” thì năm Pháp thân tóm Tánh đại giác, tức bốn Trí Bồ đề và một Chân pháp giới.

Nếu dựa vào Kinh Kim Cương đỉnh tức một Chân pháp giới gọi là Trí pháp giới thanh tịnh, nên thành năm Trí.

Hai là năm mắt có thể nhận biết.

Ba là năm bộ tức: Một là Phật bộ. Hai là Kim Cương bộ. Ba là Bảo bộ. Bốn là Liên hoa bộ. Năm là Yết-ma-bộ. Tất cả chân ngôn của chư Thiên đều thuộc về Bảo bộ. Chân ngôn của các Quỷ thần thuộc về Yết-ma-bộ.

Bốn là năm Ấm tức năm Ấm của Ngã, biểu thị trong năm đài có đại giác. Tức diệu tuệ tự tại của Phật Bất động Trí, là Văn Thù.

Năm là “Đầu đội mão của năm Phật” tức các vị đại Bồ-tát phần nhiều có mão nầy. Nhưng Đại Thánh thì không bàn về chuyện đội mão.

Sáu: “Lại thường có năm búi tóc”: Nhưng năm nghĩa của chúng, so sánh về loại đại thể là giống nhau. Tức Búi tóc chính giữa là đài ở giữa, biểu thị cho trú xứ của Phật Tỳ-lô-giá-na, là chủ của Phật bộ, trí Pháp giới thanh tịnh cũng là Phật nhãn.

Một búi tóc về phía đông tức đài phía đông, trú xứ của Phật A Súc, là chủ của Kim Cương bộ, là đại viên cảnh Trí tức Tuệ nhãn.

Một búi tóc phía nam là đài phía nam, trú xứ của Như Lai Bảo sinh là chủ của Bảo bộ, la Bình đẳng tánh Trí, tức Thiên nhãn.

Một búi tóc phía Tây là đài phía Tây, trú xứ của Như Lai A-di-đà là chủ của Liên hoa bộ, là Diệu quán sát Trí, tức Pháp nhãn.

Một Búi tóc phía Bắc tức đài phía Bắc tức trú xứ của Như Lai Bất Không Thành Tựu, là chủ của Yết ma bộ, là Thành sở tác Trí, tức Nhục nhãn.

Bảy: Nếu phối kết với năm thừa thì chính giữa là Phật thừa. Đông là Bồ-tát thừa. Năm là Duyên giác thừa. Tây là Thanh văn thừa. Bắc là Nhân, Thiên thừa. Nếu Nhân, Thiên thừa tách riêng thì Bắc là Nhân thừa, hợp Phật, Bồ-tát. Phần còn lại đều như thứ lớp.

Tám: Như làm trong lành năm thứ ô trượt thì chỉ chọn lấy năm phần không giống nhau, chẳng cần phải theo thứ lớp. Nếu phối kết với năm Ấm thì chính giữa là Thức Ấm. Đông là Hành ấm. Nam là Tưởng ấm. Tây là Thọ ấm. Bắc là Sắc ấm. So sánh về thứ lớp thì Thức là chủ. Nhưng trên nói Như Lai thì đều có chủng tử, mỗi mỗi quán hành đều riêng biệt chẳng giống. Người học Mật giáo mới biết ý chỉ chính, nay chỉ tóm lược mà thôi.

Sớ từ câu: “Nhưng chỉ nói phương Đông bắc” tiếp xuống: Là phần ba, xác định về nơi chốn. Do kinh không chỉ ra tên nước, chỉ nói phương Đông Bắc nên dẫn kinh xác định về phương sở, nơi chốn. Do kinh này (Hoa Nghiêm) không chỉ rõ tức trong phần so sánh tám phương, thì bảy phương còn lại ở văn tiếp theo đều không chỉ rõ tên nước. Nay e người nhận thức nông cạn có sự mê lầm nên dẫn Kinh để chứng minh. Kinh ấy cũng gọi là “Kinh Bát tự Đà-la-ni” rộng thuyết về công đức của Bồ-tát Văn Thù. Sớ giải vẫn còn lược nêu, nay lại dẫn ra đây: Kinh ấy viết: Bồ-tát Kim cương Mật tích chủ hỏi Phật: Thưa Thế tôn! Văn Thù Sư lợi an trụ ở phương chỗ nào? Lại phương nào thường hành hóa lợi ích chúng sinh? Phật đáp: “Sau khi Ta diệt độ…” Từ đây trở xuống văn của Sớ giải hoàn toàn dẫn ra. Dưới có kệ viết: “Đại Bồ-tát Văn Thù không bỏ bi nguyện lớn, biến thân làm Đồng chân, đội mão hoặc đầu trần, hoặc nơi trẻ con nhóm, vui chơi nơi làng ấp. Hoặc làm người nghèo cùng, tướng già nua suy yếu, cũng hiện thân đói rét, rảo đi phố phường chợ, xin y phục, tiền của khiến người phát tâm Thí, cho đầy tất cả nguyện. Khiến người phát tâm tin, tâm tin phát khởi rồi, vì nói sáu pháp Độ. Thống lãnh vạn Bồ-tát, ở nơi Ngũ Đỉnh sơn, phóng muôn ức Ánh sáng, người Trời thảy đều thấy, tội nhỏ đều tiêu trừ. Hoặc được pháp Văn trì, tất cả Đà-la-ni, môn Bí mật sâu, chứa, tu hành chứng pháp thật, rốt ráo nguyện quả Phật. Đủ không Tam-muội môn, tập hết nẻo Nê hoàn. Văn Thù nguyện lực lớn, cùng Phật đồng cảnh giới”. Tiếp theo dưới lại rộng tán thán về công đức, không thể tường thuật lại hết vì nhiều, cần nên tìm Kinh ấy mà xem!

Sớ từ câu: “Về dấu vết linh diệu nơi núi” tiếp xuống: Là phần bốn, hiển bày về sự linh diệu của bậc Thánh. Gồm hai chi tiết:

Thứ nhất: Lược chỉ rõ về các văn.

Thứ hai: Tự thuật lại về chỗ nghe thấy.

Nơi chi tiết thứ nhất, bản truyện nêu dẫn hết sức rộng, tóm lược có sáu môn:

Một là: Lập danh, nêu lên sự ứng hóa.

Hai là: Đặc điểm về biên vực dài rộng.

Ba là: Nói về các tháp miếu nơi đỉnh đài.

Bốn là: Nêu các đền, chùa.

Năm là: Sự linh ứng xưa nay.

Sáu là: Công đức của việc nghe tên, kính lễ.

Sớ Từ câu: “Tôi, từ nhỏ đã tìm xem nơi” tiếp xuống: Là chi tiết thứ hai, tự thuật lại về chỗ thấy nghe. Gồm hai:

Một: Nêu ra nguyên do của việc đi đến núi.

Do có đọc Văn kinh nói: “Bồ-tát Văn Thù trụ ở núi Thanh Lương” nên quyết định đi. Đương thời giặc giã loạn nghịch, chiến tranh dấy khởi, sài lang đầy đường đi, núi sông hiểm trở, nhưng tôi tuyệt không sợ hãi mà đi. Cho nên nói: “Dựa vào số mệnh”. Mới đầu vốn nghĩ chỉ tạm đi, nhưng ngày lại ngày càng dốc sức truy tìm cảnh Thánh. Mười lăm năm làm bộ Sớ giải, thì đều đây chính thức phải đến mười năm.

Hai: Sớ câu: Từ câu: “Sự cảm ứng ấy” tiếp xuống là chính thuật lại trình bày việc thấy nghe. Từ câu “Về chùa, hình thế núi” tiếp xuống là nói phong cảnh đẹp. Núi này cách phía Đông bắc của Trường An một ngàn sáu trăm dặm, cách phía Đông nam của Đại châu hơn trăm dặm, và có nhiều các châu đến hơn bảy trăm dặm. Bên trái gần núi Hằng (Hằng Nhạc) nhô ra hàng ngàn ngọn núi; bên phải tiếp giáp với Mạnh tân (bên cảng Mạnh) một dãi rộng dài. Phía Bắc gần như tuyệt đối trong lành bít hết tất cả bụi khói trong muôn dặm, phía Nam che át ôm trọn cả Phần Dương là chỗ dựa chắc chắn của một đại quốc. Mặt trời, mặt trăng qua lại hai bên núi thong dong hội tụ rồng mây. Tuy tuyết tích tụ, mùa Hạ đọng lại mà hoa đẹp muôn loại; gió rét cắt da mà cỏ tốt ngàn thứ. Núi đỏ trải dài như tấm bình phong rực rõ, lớp lớp khởi lên bài trí những đám mây xua tan sương mờ. Mỗi mỗi trong ngàn ngọn núi khó thể nào nói hết.

Nói về cảnh chùa: Đời bắc Tề vua sùng kính núi này, xây lập Già lam. Chỗ hơn hai trăm nền đất mềm cũ, lúc ấy dựa vào xây dựng chùa chỉ có tám. Năm Trinh nguyên trở về sau số ít nhất phải hơn mười. Hoặc ôm ngoài năm ngọn núi, hoặc giữa hai ngọn núi nhô ra, hoặc chính giữa ngọn núi, hoặc cao chót vót ở ngoài mây. Các cảnh chùa đẹp không thể tả hết.

Sớ câu: Từ câu: Từ khi Đại sư ẩn tích tiếp xuống: Là phần thứ năm trưng dẫn về nguyên do, gồm luôn việc làm rõ Thánh tích. Đầu tiên đối với phần chính, trình bày nguyên do sâu xa. Trong kinh Đại tập, Phật đem Niết-bàn ủy thác cho các Bồ-tát, một phần hộ vệ đại thiên. Cõi này phần nhiều có loài rồng độc làm hại, người phần nhiều yêu thích Đại thừa, nên Bồ-tát Diệu cát tường ở cõi này để hành hóa. Vì thế nói: Đức mầu nhiệm phát huy ở Đông Hạ” Kinh Văn Thù Bát nên hoàn viết: Nếu người chỉ nghe được danh hiệu đã trừ được tội sinh tử trong mười hai kiếp. Nếu người lễ bái thì luôn sinh trong nhà Phật. Như xưng danh hiệu một ngày đến bảy ngày, Bồ-tát Văn Thù giáng hiện. Hoặc có chướng duyên từ đời trước thì trong mộng được thấy. Được thấy hình tượng rồi, người này với quả vị bước lên hàng Thánh, ứng hóa rộng lớn. Vì thế nói: Phát huy.

Tiếp theo đối với việc xác nhận hai câu nêy trên. Trước tiên xác nhận về nghĩa: “Đại sư ẩn tích”, và đã thông các nghi nạn. Nghĩa là có người hỏi: Nói thường hiện hữu ở núi Linh thứu và các trụ xứ khác, sao lại nói là ẩn tích? Đáp: Gốc của hai Thánh vốn đều hiển nhiên, dấu vết của hai Thánh lưu lại có ẩn hiện. Nay thì núi linh thứu thảy đều bị bụi cây um tùm che phủ kê sơn tức là Kê Túc, cũng thuộc về núi Thứu. Ứng hiện, tiếp xuống là xác nhận nghĩa “Phát huy ở Đông Hạ nên trên. Núi giống như Linh Thứu nên đặt tên nói Thứu lãnh. Tiếp sau sẽ nêu bày.

Sớ câu: Câu: “Thần tăng hiển bày rõ ở cảnh Linh v.v… Nam Sơn cảm Thông truyện viết: Vũ văn thời Hậu chu, Văn Thù hóa làm Phạm tăng, du hành đến đất này nói: Muốn lễ bái chỗ của Phật Ca diếp và đến chỗ trụ xứ của Văn Thù Sư Lợi gọi là núi Thanh Lương. Đầu đời Đường ở Trường An, Sư tử quốc, so vị tăng chín mươi chín hạ, là người chứng Tam quả. Nghe có Thánh tích ở đây, du hành đến lễ núi Thanh Lương. Đều là thần tăng hiển bày rõ ràng.

Nói “Tuyên công vâng lệnh ở chư Thiên: Nam sơn Cảm Thông truyện viết: Lúc ấy có người Trời họ lục, tên là Huyền Xướng đến nói rằng: Đệ tử ở thời Chu mục Vương, sinh lên Trời. Tôi bèn hỏi: Trong chùa có chỗ nghi ngờ là từ xưa tương truyền Bồ-tát Văn Thù ở núi Thanh lương thống lãnh năm trăm tiên nhơn mà nói pháp. Trong Kinh lại nói: Văn Thù an trụ lâu dài ở thế giới Ta bà. Ta bà tức gọi chung cho đại thiên thế giới, như thế nào riêng ở phương này? Người kia đáp: Văn Thù là thầy trước kia của chư Phật, tùy duyên được thấy ứng biến chẳng đồng. Là bậc đại sĩ có công đức lớn nên cảnh giới ứng hóa qua lại có người thấy Ngài, nên không được không tin. Vì thế nói: Trên vâng mệnh ở chư thiên.

Lại hiện tại Phía Nam núi có phủ Thanh Lương, huyện Ngũ Đài; phía Bắc núi có phủ đài cũng được soi tỏ muôn thời đại, nên không có mê lầm Thánh tích ấy.

Sớ câu: Câu: Hán Minh mở vận hội ở sự tôn sùng làm nền tảng, Ngụy đế dốc lòng tin ở sự giáo hóa tột cùng”: Là dựa theo sách Nam Sơn Cảm Thông truyện nói: Hiện tại, phía Đông nam núi Ngũ Đài cách ba mươi dặm có Đại Phu Linh Thứu tự với dấu viết của hai điện đường vẫn còn. Phía Nam có vườn hoa rộng khoảng hai khoanh, bốn mùa nở rộ, chẳng ai hiểu rõ. Hoặc có người nói do Hán Minh đế tạo dựng, hoặc do Ngụy Văn đến làm ra, cả hai thuyết chẳng đồng thì sao? Người trời bèn đáp: Đều do hai Vua tạo dựng. Thời Am Mục Vương đã có Phật pháp, núi này linh thiêng kỳ dị, là chỗ an trụ của Bồ-tát Văn Thù. Chu Mục Vương xây chùa trong núi để cúng dường, cho đến vua A dục cũng nương theo đó xây dựng Tháp. Đầu thời Hán Minh đế có Ma đăng dùng thiên nhãn cũng thấy có thàp, thỉnh vua lập chùa. Hình núi giống ở Linh Thứu nên đặt hiệu là “Đại Phu Linh Thứu tự” Đại phu là nghĩa đức tin rộng lớn. Vua tin tưởng giáo lý lời Phật khuyên mọi người cùng tu. Vườn hoa, hiện nay ở trước chùa. Những thời vua sau hoặc đổi làm “Đại Hoa Viên tự” Đến thời Đại Thánh Hoàng Hậu Tắc Thiên, cùng Tam tạng pháp sư ở nước Vu điền dịch Kinh Hoa nghiêm, thấy Bồ-tát ở núi Thanh Lương, nhân đấy đổi tên là “Đại Hoa Nghiêm tự”. Năm đỉnh tụ lại bao quanh chính giữa mở thành trung tâm dãy núi Ly, Khảm, Càn, Khôn đều được Lý trung dung, hàng ngàn mỏm núi cao ngất nhô lên, muôn hạng sâu khuất ẩn chìm, từ cảnh núi tiên Thứu lãnh, trở thành, một chi lá của Hoa Nghiêm Tông. Tin rằng đây là chốn tụ hội các linh diệu, cũng là trung tâm huyền cơ của bậc Hiền Thánh. Vì thế, mà trên nói. “Được gọi tên Thứu lãnh cho cõi đất này”.

Sớ câu: Câu “Đời Bắc Tề, một số châu dốc sức chu cấp”: Là Truyện viết: Đời Bắt Tề, Cao đế hết lòng tin tưởng giáo pháp Đại thừa, bèn xây dựng hơn hai trăm ngôi chùa ở trên núi này, cắt giảm của tám châu để cúng dường chúng tăng ở núi các thứ cần dùng như y phục, thuốc men v.v… Hiện nay, vẫn còn Trang viện Ngũ đạo tràng.

Sớ câu: Câu: “Có Ánh sáng trở về của chín vị vua ở đời Đường”: Là từ vua Đại Đường Trung Hoa đến Thánh đế nay nối tiếp chín đời không ai không quay về nơi soi sáng của Thánh. Nói “Thánh đế nay” tức Đức Tông đế hết lòng quy ngưỡng núi Linh, mà xuất chiếu chỉ. Áo trời thường sáng trong năm đỉnh núi, khiến hương thơm cỏ thuốc chẳng hề dứt quá năm tháng. Lầu vàng núi cao chót vót ở mây còn nghi là Thánh hóa. Rừng trúc xum xuê dựng đứng đến lưng chừng núi, ẻo lả tợ như chư thiên đến. Vì thế, trăm dân quy tụ về chín chậu duy trì cung phụng. Mây theo sương mờ hợp lại, che phủ mặt đất, mênh mang đầy núi. Nếu chẳng phải là Tổ Sư của Chư Phật Ta tích lũy muôn hạnh dày trong nhiều kiếp, mây lành mang mác khắp che, biển trí sáng suốt, sâu thẳm mà quy nạp, pháp giới rộng lớn làm thành cõi, độ tận chúng sinh làm nguyện môn, thì ai có thể ứng hiện? Cảm nhận được như đây, thì duyên lành đời trước đâu phải cạn. Gặp do tích này, tình cảm dâng trào, khuấy động mà chẳng dứt, nên hình dung ra viết thành lời vịnh.