ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ

Tam tạng Pháp sư Huyền Trang vâng phụng chiếu phiên dịch.
Sa-môn Biện Cơ ở chùa Đại tổng trì soạn thuật.

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

(Nói về 5 nước).

  1. Nước Bà La Nại Tư.
  2. Nước Chiến Chủ.
  3. Nước Phệ Xá Ly.
  4. Nước Phất Lật Thị.
  5. Nước Ni Ba La.

1- NƯỚC BÀ LA NẠI TƯ

Nước Bà La Nại Tư chu vi rộng hơn 000 dặm, phía tây đô thành lớn nước đó gần sông Khắc Già, dài khoảng 18 – 1 dặm, rộng khoảng 5 – 6 dặm, xóm làng kề nhau, dân chúng sinh sống đông nhiều, nhà nhà giàu có tiền vạn, phòng thất chất đầy của cải kỳ đặc. Con người khí tánh ôn vung, tập tục mến tụng mạnh lọc, phần nhiều tin theo ngoại đạo, hiếm ít cung kính Phật pháp, khí hậu điều hòa, lúa thóc lắm nhiều, cây trái đều đặn, cỏ đậu tốt tươi. Có hơn 30 ngôi già lam, chư tăng có hơn 3000 vị đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa chánh lượng bộ. Có hơn trăm ngôi đền thờ trời, các hàng ngoại đạo có hơn vạn vị, và phần nhiều đều tôn thờ trời Đại Tự Tại, hoặc cắt cạo tóc, hoặc búi cao đống, hoặc để khỏa hình không vận mặc, hoặc dùng tro bôi thân, tinh cần khổ hạnh, cầu thoát sinh tử.

Bên trong thành lớn có 20 ngôi đền thờ trời, tầng đài nhà thờ khắc đá chạm gỗ, rừng tốt che bóng, ao trong giao dãi, có tôn tượng trời bằng than đá cao gần trăm thước, oai nghiêm chỉnh túc, trông nhìn sợ run như hiện tại thật.

Từ thành lớn về phía đông bắc; thuộc phía tây sông Bà La Nại có ngôi Tốt-đổ-ba do vua Vô Ưu tạo dựng cao hơn trăm thước, phía trước có dựng trụ đá sắc màu xanh biếc mới sạch như gương soi, sáng nhuần như nước ngưng đọng, bên trong thường hiện ảnh tượng đức Như Lai.

Từ sông Bà La Nại về hướng đông bắc đi hơn 10 dặm đến ngôi già lam Lộc Dã, khu biệt ranh giới tám phần tường thành liền nhau bao bọc chung quanh. Tầng đài lan can trùng các ánh ngời cùng quy củ. Chư tăng có cả thảy 1500 vị đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa chánh lượng bộ. Bên trong tường thành lớn có một ngôi tinh xá cao hơn 200 thước, phía trên dùng vàng ròng ẩn hiện làm quả Am Một La, dùng đá làm nền móng thềm cấp, dùng gạch làm tầng khám bao quanh bốn phía, có cả hàng trăm tiết cấp, đều có tôn tượng Phật bằng vàng ròng ẩn hiện. Phía trong tinh xá có tôn tượng đức Phật bằng than đá cao lớn đồng như thân đức Như Lai, làm theo thế đong chuyển pháp luân.

Từ tinh xá về phía tây nam có một ngôi Tốt-đổ-ba do vua Vô Ưu tạo dựng, nền móng tuy đã sụp đổ mà còn cao hơn trăm thước, phía trước có dựng trụ đá cao hơn 70 thước, đá ngậm ngọc nhuận soi chiếu ánh ngời. Nếu người chí thành cầu thỉnh ảnh hiện các tượng, mọi tướng thiện ác có lúc được thấy. Đó là nơi sau khi đã thành đẳng chánh giác, đức Như Lai chuyển pháp luân lần đầu tiên. Bên cạnh đó không xa có một ngôi Tốt-đổ-ba, là nơi các tôn giả A Nhã Kiều Trần Như, v.v…, thấy Bồ-tát xả bỏ khổ hạnh bèn chẳng theo hầu hộ vệ, mà đi đến đó và tự tập hành thiền định. Bên cạnh đó lại có một ngôi Tốt-đổ-ba là nơi 500 vị Độc giác đồng nhập niết bàn. Lại có ba ngôi Tốt-đổ-ba là nơi có di tích của ba đức Phật thời quá khứ tọa thiền và kinh hành.

Bên cạnh di tích ba đức Phật kinh hành có ngôi Tốt-đổ-ba, là nơi Bồ-tát Ma Đát Lệ Da (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi Từ là giòng họ, xưa trước gọi là Di Lặc tức lược gọi sai nhầm vậy) nhận lời dự ghi sẽ thành Phật. Xưa kia đức Như Lai ở tại núi Linh Thứu, thành Vương Xá bảo cùng các vị Bí Sô rằng: “Ở đời tương lai tại Thiệm Bộ châu này cõi đất bằng phẳng, lúc con người có được tuổi thọ 8 vạn năm, có một người chủng tộc Bà-la-môn; giòng họ Từ, thân hình thuần sắc vàng ròng, quang minh tỏa sáng, sẽ xả bỏ nhà thế tục, xuất gia thành Đẳng chánh giác, rộng về các chúng sinh lập ba hội giảng pháp, những người được đức Phật đó tế độ đều là các chúng sinh trong di pháp của Ta gieo trồng phước đức, đối với Tam bảo, nhất tâm kính tin sâu sắc, dẫu tại gia hay xuất gia thảy đều trì giới phạm hạnh và đều được dẫn dắt giáo hóa chứng quả giải thoát. Trong ba hội giảng nói pháp đều hóa độ đồ chúng đã sống trong di pháp của ta, sau đó mới giáo hóa các hàng bạn lành đồng duyên”. Khi ấy, Bồ-tát Từ Thị nghe đức Phật nói vậy, liền từ chỗ ngồi đứng dậy bạch cùng đức Phật rằng: “Xin nguyện cho con là Thế Tôn Từ Thị kia vậy”. Đức Như Lai bảo rằng: “Như lời ông nói, sẽ chứng đắc quả vị đó. Các điều nói trên đều là nghi thức cùa ông giáo hóa”.

Từ nơi Bồ-tát nhận lời dự ghi thành Phật về phía tây có ngôi Tốtđổ-ba, là nơi Bồ-tát Thích-ca nhận lời dự ghi thành Phật. Trong thời hiền kiếp, thủa con người có được tuổi thọ hai vạn năm, đức Phật Ca Diếp Ba xuất hiện nói đời chuyển diệu pháp luân, khai mở dẫn hóa quần sinh, dự ghi cho Bồ-tát Hộ Minh rằng: “Bồ-tát ở đời sau lúc con người có được tuổi thọ 100 năm, sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni”.

Từ nơi Bồ-tát Thích-ca nhận lời dự ghi thành Phật, về phía nam cách không xa là nơi có dấu tích của bốn đức Phật thời quá khứ kinh hành dài hơn 50 bộ cao khoảng 7 thước, dùng đá xanh sắp chất thành, phía trên làm tôn tượng đức Như Lai kinh hành. Hình tượng ấy hùng kiệt khác lạ, oai nghiêm chỉnh túc, phía trên nhục kế đặc biệt nổi hiện búi tóc, linh tướng chẳng ẩn, thần linh soi suốt. Phía trong tường thành ấy, các Thánh tính thật lắm nhiều, các tinh xá và Tốt-đổ-ba có hơn vài trăm ngôi. Ở đây chỉ lược neu vài ba sự kiện chứ không thể thuận hết.

Từ nơi tường thành ngôi già lam về phía tây có một ao hồ trong sạch, chu vi rộng hơn 200 bộ, xưa kia đức Như Lai từng tắm rửa trong đó. Tiếp về phía tây có ao hồ lớn, chu vi rộng 180 bộ, xưa kia đức Như Lai thường tẩy rửa các đồ vật tại trong đó, tiếp về phía bắc có một cái ao hồ, chu vi rộng 150 bộ, xưa kia đức Như Lai thường giặt nhuộm y trong đó. Trong ba ao hồ ấy đều có rồng ở, nước ao hồ ấy đã sâu mùi vị lại mát ngọt, lắng trong sáng sạch, thường không tăng giảm, như người có tâm khinh mạn vào giặt rửa trong ao ấy, có loài thú Kim Tỳ La phần nhiều làm hại đó. Còn như người với tâm cung kính sâu sắc thì múc dùng không ngại sợ. Bên cạnh ao giặt nhuộm y có một tảng đá vuông lớn, phía trên có dấu vết đường văn của áo ca sa đức Như Lai, đường văn ấy hiện rõ ánh ngời như khắc phạm. Các vị tịnh tín thường đến đó cúng dường. Các hàng ngoại đạo những kẻ hung dữ dẫm đạp lên tảng đá đó thì vua rồng trong ao liền nổi gió mưa.

Bên cạnh ao ấy cách không xa có một ngôi Tốt-đổ-ba, là nơi đức Như Lai trong lúc tu Bồ-tát hạnh làm con voi chúa có sáu ngà. Có người thợ săn muốn cắt lấy ngà đó nên dối mặc áo ca sa mang cung tên dò rình để bắt. Voi chúa vì kính trọng pháp y ca sa mà vặn bẻ ngà trao cho đó.

Bên cạnh nơi voi chúa bẻ ngà cách không xa có một ngôi Tốt-đổba, là nơi đức Như Lai lúc tu Bồ-tát hạnh, thương đời vô lễ, nên hiện làm thân chim, cùng với voi trắng kia, và nhĩ hầu đồng ở đó hỏi nhau ai là người trước tiên thấy cây Ni Câu Luật, mỗi vật tự nói về sự tích, bèn xếp đặt lớn nhỏ, tỏa lan xa gần, mọi người biết trên dưới, các hàng đạo tục thảy quy tâm.

Bên cạnh đó không xa vào trong khu rừng lớn, có ngôi Tốt-đổ-ba, là nơi xưa kia đức Như Lai cùng Đề Bà Đạt Đa đồng làm nai chúa mà dứt trị. Xưa kia tại xứ đó, trong khu rừng lớn, có hai đàn nai, mỗi đàn có hơn 500 con. Bấy giờ vua nước đó đi săn bắn lùng khắp đồng bằng, đầm nước. Nai chúa Bồ-tát bèn đến trước mặt vua mà thưa rằng: “Đại vương đi săn bắn, phóng lửa phóng tên thì mạng sống của đàn chúng tôi đều dứt hết trong hôm nay, chẳng mấy ngày thịt sẽ rã thối, không còn có để sung cấp ngon lành. Nên xin muốn lần lượt mỗi ngày sai bắt nộp một con nai, thì đại vương đã có được thịt tươi mới ngon lành, mà chúng tôi cũng được kéo dài mạng sống trong sáng tối”. vua thuận theo lời ấy bèn xoay xa giá trở về. Từ đó trong hai đàn nai lần lượt dâng nộp mạng. Trong đàn nai của Đề Bà Đạt Đa làm chúa có hơn một con đang mang thai, theo thứ tự đáng đến lúc chết, con nai ấy nói cùng nai chúa (Đề Bà Đạt Đa) rằng: “Thân tôi tuy đáng chết, nhưng còn con chưa phải lúc”. Nai chúa tức giận bảo: “Ai không quý mạng sống?”. Con nai cái ấy mới than rằng: “Chúa tôi bất nhân, không cho chọn ngày chết”. Và báo gấp với nai chúa Bồ-tát. Nai chúa Bồ-tát bảo rằng: “Buồn thương thay! Tâm của mẹ hiền! Ân đến với con chưa được thành hình. Nay tôi thay mạng cho ngươi”. Và nai chúa Bồ-tát bèn đến cửa nhà vua. Mọi người đi trên đường sá truyền xướng rằng: “Nai chúa lớn kia nay lại vào ấp!”. Dân chúng thành đô, các hàng sĩ thứ, không ai chẳng vội đến trông xem. Nhà vua nghe thế lấy làm chẳng thật. Đến khi có người ngoài cửa vào tấu trình vua mới tin. vua hỏi nai chúa Bồ-tát sao vội đến vậy? Nai chúa Bồ-tát đáp rằng: “Có một con nai cái đáng đến lúc chết, nhưng vì mang thai con chưa sinh. Tâm tôi không thể cam nhẫn, nên đem thân này xin thay thế”. vua nghe thế, than rằng: “Ta đây tuy làm thân người mà còn thua nai. Ngươi tuy thân nai mà hơn cả người!”. Từ đóphóng thả tất cả đàn nai không thâu nạp mạng nữa, liền dùng khu rừng ấy làm nơi loài nai sinh sống, nhân thế mà gọi đó là rừng “Thí lộc” (thả nai), và tên gọi Lộc Dã phát xuất từ đó vậy.

Từ ngôi già lam ấy về phía tây nam cách khoảng 3 – dặm có một ngôi Tốt-đổ-ba cao hơn 300 thước, nền móng rộng lớn cao vợi, trang trí bằng các vật trân quý ánh ngời. Phía trên không có tầng khám, tiện thiết đặt hình bình bát úp. Tuy tạo dựng phô bày ngoài trụ mà không có vòng khánh đạt bao quanh. Bên cạnh đó có ngôi Tốt-đổ-ba nhỏ, là nơi các tôn giả A Nhã Kiều Trần Như, v.v…, cả thảy năm vị bỏ ước chế nghinh đón đức Phật. Mới đầu, thái tử Tát Bà Hạt Thích Tha Tất Đà (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Nhất Thiết Nghĩa Thành, xưa trước gọi là Tất Đạt Đa, tức lược gọi sai nhầm vậy) sau khi vượt thành đến nương tựa núi rừng ẩn náu hang cốc, quên thân cầu hỏi đạo. vua Tịnh Phạn mới gọi ba người trong gia tộc và hai người bên họ ngoại mà bảo rằng: “Con của ta là Nhất Thiết Nghĩa Thành đã bỏ nhà đi tu đạo. Một mình đến chốn núi đầm, riêng thân sống trong rừng chầm, nên nay ta bảo các ông cùng đi theo dò xét nơi ở. Bên trong thì bà con chú cha bác cậu, bên ngoài đã là vua lại tôi, phàm mọi sự động tĩnh đều nên xét biết đi ở v.v…. Năm vị ấy tuân vâng mạng lệnh cùng mang đến chung sống gần để bảo vệ thái tử. Nhân đó cũng cầu cầu muốn mong thoát lìa. Từng cùng nói với nhau rằng: “Phàm người tu đạo phải cần khổ mới chúng? Hay an lạc mới chứng?”. Trong đó, ba người cho là cần khổ là đạo, còn lại hai người cho là an lạc là đạo. Một bên hai người, một bên ba người giao tranh lẫn nhau chưa phân minh. Khi ấy thái tử tư duy chí lý, vì phục các ngoại đạo khổ hạnh, nên tiết dục chỉ ăn hạt gạo hạt mè để giữ thân mạng. Hai người kia thấy thế mà bảo rằng: “Điều thái tử đang thực hành chẳng phải là pháp chân thật. Phàm tu đạo phải có sự an lạc để chứng đắc đó. Nay chỉ chuyên cần khổ chẳng phải cùng đồng bọn với chúng tôi”. Bèn bỏ trốn đi xa để tư duy về quả chứng. Qua sáu năm khổ hạnh, thái tử chưa chứng quả Bồ-đề, muốn nghiệm lại khổ hạnh chẳng phải là pháp chân thật, nên thọ nhận bát cháo cúng dường mà chứng quả. Ba người kia nghe thế mà than rằng: “Công đã sắp thành, nay tự thối thất, suốt sáu năm chuyên hành khổ hạnh chỉ một ngày tổn mật công không!”. Khi ấy bèn cùng nhau tìm kiếm hỏi đến hai người kia, đã được gặp nhau rồi, lại cùng ngồi bàn luận cao siêu, mà nêu bày rằng: “Xưa kia thấy thái tử Nhất Thiết Nghĩa Thành ra khỏi cung vua tìm đến núi hoang vắng, vất bỏ y phục trân qúy, vận mặc áo da nai, tinh cần gắng chế, trinh tiết khổ tâm, mong cầu diệu pháp sâu mầu, hoài mong chứng quả vô thượng. Nay lại thọ nhận bát cháo sữa của mục nữ, thật là hư bại đạo, khuyết phá ý chí. Chúng tôi biết đích thực như thế, không thể làm vậy!”. Hai người kia bảo rằng: “Các ông sao thấy điều ấy muộn thế? Đây là hàng người còn rõ vậy. Phàm ở nơi cung sâu, an thay cao quý ưu thắng, mà chẳng thể tự tĩnh chỉ, xa dấu vết đến chốn núi rừng, vất bỏ ngôi vị chuyển luân vương, làm hành nhân thấp hèn bỉ lậu. Sao có thể đáng nghĩ nhớ thay! Nói ra càng thêm xót xa vậy”. Bồ-tát xuống dòng sông Ni Liên Thuyền, tắm xong lên ngồi dưới gốc cây Bồ-đề, thành đạt quả vị chánh đẳng chánh giác, hiệu là Thiên Nhân Sư, điềm nhiên vắng lặng, tư duy quán sát người nào đáng độ, mới tự bảo rằng: “Ông Uất Đầu Lam Tử kia chứng định phi tưởng, có khả năng nhận thọ diệu pháp”. Bỗng nhiên từ giữa không trung các trời tìm theo tiếng báo rằng: “Ông Uất Đầu Lam Tử qua đời đến nay đã bảy ngày”. Đức Như Lai than tiếc rằng: “Cớ sao không được gặp để lắng nghe diệu pháp mà vội theo biến hóa!”. Đức Phật lại quán sát xem cùng khắp thế giới, nghĩ nhớ có ông A Lam Ca Lam là người chứng đắc Vô Sở Hữu Xứ Định, ta có thể trao cho chí lý. Các trời lại bảo là: “A Lam Ca Lam mạng chung đã năm ngày”. Đức Như Lai lại than tiếc, xót thương cho các vị ấy bạc phước. Lại quán xét xem ai là người đáng thọ giáo pháp? Chỉ tại trong rừng Thí Lộc có năm người, có thể đáng được dẫn dắt trước hết. Khi ấy, đức Như Lai từ cây Bồ-đề đứng dậy đi đến vườn Lộc Dã, oai nghi tĩnh lắng, thần quang tỏa sáng, giữa chặn mày ngậm chiếu sắc ngọc, thân thuần sắc màu vàng ròng, an tường nhẹ nhàng đi tới dẫn dắt năm vị ấy. Từ xa trông thấy đức Như Lai, năm vị ấy cùng nói với nhau rằng: “Nhất Thiết Nghĩa Thành kia đang lại đây, hẳn là năm tháng vội trôi qua mà Thánh quả không chứng đắc, tâm hoài mong đã thối thất nên tìm trở lại với bọn chúng ta. Chúng ta mỗi người tự nên im lặng chớ đứng dậy nghinh đón lễ tiếp”. Đức Như Lai đi dần lại gần, do oai thần cảm chuyển vật tình, năm sự ấy bèn quên mất ước chế nên bái lạy nghinh tiếp hỏi han, theo hầu như nghi thức. Đức Như Lai dần dần dẫn dụ chỉ bày diệu lý, qua hai mùa an cư, năm vị ấy mới được quả chứng.

Từ rừng Thí Lộc về hướng đông đi khoảng 2 – 3 dặm đến một ngôi Tốt-đổ-ba, bên cạnh ất có một ao động chu vi rộng hơn 80 bộ; ao ấy có tên gọi là “Cứu Mạng”, lại còn gọi là ao “Liệt Sĩ”. Nghe các bậc lão thành kể là vài trăm năm trước có một vị ẩn sĩ đến bên ao đó dựng lập am tranh mà ẩn vết, rộng tập học các thứ kỹ thuật, nghiên cứu tận cùng về thần lý, có khả năng khiến ngói sỏi biến thành vật báu. Người vật thay đổi hình dạng, chỉ chưa đủ khả năng cưỡi trên gió mây, tiếp cùng tiên giá. Xét duyệt đồ cổ, lại cầu tiên thuật. Phương ấy nói là phàm thuật thần tiên là thuật trường sinh. Như muốn cầu học, trước phải định chí ý, dựng lập đàn tràng chu vi rộng hơn một trượng, bảo một liệt sĩ có niềm tin dõng mãnh tỏa chiếu trước khắp, cầm nắm dao dài đứng ở góc đàn, lắng nhẹ hơi thở, dứt tuyệt nói năng từ tối đến sáng. Còn người cầu tiên đạo ngồi tại trong đàn, tay đè nén dao dài, miệng tụng thần chú, thâu trả thấy nghe đến sáng sớm lên tiên. Với dao bén nhọn nằm giữ ấy biến làm thành kiếm báu, vút dẫm giữa hư không tức cùng các tiên đồng bạn, nắm kiếm chỉ huy, mọi điều ước muốn thảy đều vâng theo, không suy yếu, không già nua, không bệnh, không chết. Người ấy đã được phương thuật thần tiên, mới đến phỏng hỏi Liệt Sĩ, bày biện mong cầu trải qua nhiều năm mà chưa hài hòa tâm nguyện. Về sau, đang ở trong thành, thấy gặp một người buồn khóc men theo đường đi. Ẩn sĩ trông thấy tướng dáng đó, trong tâm rất vui mừng liền vì ủy an thăm hỏi cớ sao mà oán thương đến thế. Người ấy đáp rằng: “Tôi vì nghèo khổ, phải dốc sức làm thuê mướn để tự sống, người chỉ thấy biết rất đặc biệt tin dùng, kỳ hẹn đủ năm năm sẽ đền đáp trọng thưởng. Từ đó tôi nhẫn chịu cần khổ, quên cả gian nan, sắp đủ năm năm, bỗng có một sáng mai trái nhất, đã bị đánh nhục, lại không được gì. Vì vậy mà tâm đau buồn, biết ai cứu giúp!”. Vị ẩn sĩ bảo cùng đi đến nơi am tranh, dùng sức lực phương thuật biến hóa đủ thứ thức ăn ngon lành cho ăn uống rồi, lại dẫn bảo vào trong ao tắm gội, thay mặc áo mới. Lại đem 500 tiền vàng cho đó mà bảo rằng: “Cứ sử dụng hết thì đến đây kiếm cầu không vượt ngoài vậy. Từ đó về sau qua vài lần cấp tặng, ngầm làm điều âm đức cảm khái tâm người ấy. Vị liệt sĩ luôn cầu công hiệu mạng để bảo cùng tri kỷ. Vị ẩn sĩ bảo: “Ta cầu tìm liệt sĩ, trãi qua thời gian năm tháng lâu dài may mà được hội ngộ. Dung mạo kỳ đặc ứng đồ, chẳng phải có nguyện xưa cũ khác, một đêm không nghe tiếng vậy”. Liệt sĩ bảo rằng: “Chết còn chẳng từ, đâu nhọc gì lắng thở”. Khi ấy bèn thiết lập đàn tràng tập thọ tiên pháp. Y theo phương thức mà hành sự, ngồi giữ ánh sáng thừa của mặt nhật. Từ sau khi mặt trời lặn mọi tự dò xét việc của mình, ẩn sĩ tụng thần chú, còn liệt sĩ đè nén dao bén nhọn, mãi đến lúc gần sáng, bỗng nhiên phát tiếng kêu. Khi ấy từ giữa không trung lửa phóng xuống khói đất may ngùn ngụt. Ẩn sĩ vội kéo dẫn Liệt sĩ vào nơi ao lánh nạn, thế rồi hỏi rằng: “Đã răn bảo ông không được mở tiếng cớ sao kinh hãi kêu?”. Lực sĩ đáp rằng: “Tôi đã vâng theo lời mãi đến cuối đêm, mịt mờ trong cơn mộng khổ, biến đổi khác lạ lại nổi lên, thấy người chủ nơi tôi làm việc xưa kia đích thân đến ủy an thứ tạ, cảm đội ân sâu dày, tôi vẫn nhẫn chẳng mở lời đáp, người chủ ấy tức giận, tôi bèn bị giết hại. Đang lúc nhận chịu thân trung ấm, trông nhìn lại thi thể mà tự than tiếc, mà vẫn giữ nguyện trải qua trọn đời không nói, để báo ân sâu dày, bèn thấy thác sinh trong nhà Đại Bà-la-môn tại xứ Nam Ấn Độ. Cho đến lúc vào thai ra thai, trải qua đủ thứ khổ ách, vì cảm đội ân đội đức nên thường chẳng mở lời, kịp đến lúc thọ học, thành thân, cưới vợ, chịu tang song thân, sinh con, mỗi mỗi đều nghĩ nhớ ân đức xưa trước nên nhẫn mà chẳng nói. Mọi người trong bà con thân thuộc đều thấy quái lạ. Đến lúc tuổi đã 65, người vợ tôi mới bảo rằng: “Ông nên nói chứ. Nếu như chẳng nói thì tôi sẽ giết con của ông đây”. Khi ấy tôi chỉ nghĩ nhớ đã cách qua đời kiếp, tự nhìn thấy mình đã già suy, và chỉ có được đứa con nhỏ ấy. Nhân cản ngăn người vợ, khiến không giết hại, mới bèn phát ra tiếng ấy vậy”. Ẩn sĩ bảo rằng: “Đó là lỗi quá tại tôi. Đó là ma nhiễu vậy”. Liệt sĩ ấy cảm ân. Buồn sự việc không thành nên tức giận mà chết. Vì thoát khỏi nạn hỏa tai, nên gọi là “Cứu Mạng”, vì cảm ân mà chết, nên gọi là “Liệt sĩ” vậy.

Từ ao Liệt Sĩ về phía tây có ngôi Tốt-đổ-ba ba con thú. Là nơi đức Như Lai ở thời tu Bồ-tát hạnh thiêu thâu. Vào thời kiếp sơ, tại rừng hoang trống ấy, có con chồn, con thỏ và con khỉ tuy ba con khác loại mà luôn vui hòa. Bấy giờ trời Đế Thích muốn xét nghiệm người tu hạnh Bồ-tát nên giáng linh hiện hóa làm một lão phu đến nói cùng ba con thú ấy rằng: “Nghe nói ba ông khéo an ẩn với nhau ư? Không kinh sợ nhau ư?”. Ba con thú đáp: “Dẫm trải qua cỏ tươi tốt, rảo bước giữa rừng bao la, tuy khác loài mà đồng vui vẻ, đã an lại lạc”. Lão phu ấy bảo rằng: “Nghe nói ba ông tình sâu ý kín, quên cả sự già tệ nên từ xa lại tìm. Nay chánh đang lúc đói khát, vậy có gì để cho ăn?”. Ba con thú nói: “Mong đợi chờ giây lát, tự thân chúng tôi sẽ gấp kiếm tầm”. Ki ấy cả ba con thú đồng tâm quên cả chính mình phân chia đường đi tìm kiếm thức ăn. Con chồn men theo bến nước bắt được con cá chép ngon lành. Con khỉ vào trong rừng cây bẻ hái hoa trái kỳ lạ, cùng mang trở lại đồng dâng cho lão phu. Chỉ có con thỏ trở về không, nhảy nhót chung quanh. Lão phu mới bảo rằng: “Theo sự thấy của tôi thì các ông chưa thật sự hòa, khỉ và chồn cùng đồng chí mỗi mỗi đều làm theo tâm, còn thỏ lại trở về không, riêng chẳng có gì đãi ăn. Lấy đó mà nói thì thật sự có thể biết vậy”. Con thỏ nghe lời dèm pha ấy rồi, bèn nói với khỉ và chồn rằng: “Nên nhóm chất lại nhiều củi khô tôi mới kiếm ra làm thức ăn”. Chồn và khỉ đua nhau vội ngậm cỏ, kéo cây, đã chất thành đống cao, lửa dữ sắp đốt cháy, thỏ nói cùng lão phu rằng: “Thân tôi nhỏ yếu, nên sự mong cầu khó được toại. Nay xin đem tấm thân nhỏ nhoi này để sung dâng làm một bữa ăn!”. Nói vừa dứt lời, thỏ bèn nhảy vào đống lửa, chốc lát liền chết. Khi ấy lão phu hiện lại thần trời Đế Thích dập trừ lửa tắt, gom nhặt hài cốt của thỏ, thương than giây lâu, rồi nói cùng chồn và khỉ rằng: “Sao phải đến nỗi này? Tôi cảm tâm chí đó, không để mất hết vết tích ấy. Xin gởi thỏ lên vầng trăng lưu truyền lại gương sáng cho đời sau”. Nên ở xứ đó mọi người đều nói: “Thỏ trong ánh trăng do từ đó mà có”. Và người đời sau ở đó tạo dựng nên ngôi Tốt-đổ-ba ấy.

Từ đó thuận theo phía đông dòng sông Khắc Già, đi hơn 300 dặm đến nước Chiến Chủ (thuộc Trung Ấn Độ).

2- NƯỚC CHIẾN CHỦ

Nước Chiến Chủ chu vi rộng hơn 2000 dặm, đô thành gần sông Khắc Già chu vi rộng hơn 10 dặm. Dân chúng sinh sống đông vui, thôn ấp gần kề nhau. Đất đai màu mỡ, lúa thóc gieo trồng theo mùa vụ, khí hậu hòa sướng, phong tục thuần chất. Con người tánh khí mạnh dữ, tà chánh đều kính tin. Có hơn 10 ngôi già lam, chư tăng có gần ngàn vị, đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa. Có 20 ngôi đền thờ trời, các hàng ngoại đạo chung sống lẫn lộn.

Từ thành lớn vầ phía tây bắc, trong một ngôi già lam có ngôi Tốtđổ-ba do vua Vô Ưu tạo dựng. Theo các bậc lão thành nói là: trong đó có một đấu xá lợi của đức Như Lai. Xưa kia đức Thế Tôn từng đến ở xứ đó, suốt trong 7 ngày vì các chúng trời người mà hiện bày diễn nói diệu pháp. Bên cạnh đó là nơi có dấu vết của ba đức Phật thời quá khứ tọa thiền và kinh hành. Gần đó lại có tôn tượng đức Bồ-tát Từ Thị, hình lượng tuy nhỏ mà oai thần cao vợi. Linh giám ngầm thông, vết tích kỳ đặc có lúc hiện khởi.

Từ thành lớn theo hướng tây đi hơn 2000 dặm đến Tăng-già lam A Tỵ Đà Yết Thích Noa (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Bất Xuyên Nhĩ = không xỏ lổ tai). Tường thành chung quanh chẳng rộng chạm trổ trang sức rất kỳ công, hoa ao giao ảnh. Đài các liền mái, chư tăng chỉnh túc hòa mục, oai nghi tường tự. Nghe các bậc lão thành nói là: xưa trước ở nước Đổ Hóa La tại phía bắc núi tuyết lớn, có vị Sa-môn ham thích học đạo ham thích học đạo, cùng vài ba người đồng kết chí hướng, những lúc nhàn rỗi việc trì tụng, thường cùng với nhau rằng: “Diệu lý sâu xa ngôn từ chẳng thể bàn nói đến cùng cực, các Thánh tiên hiển hiện có thể giẫm bước truy tầm, chúng ta cầu nên phỏng hỏi chớ ngại nghịch cảnh đích thân đi chiêm lễ các Thánh tích”. Khi ấy cả hai ba người đồng kết bạn chống tích đồng đi. Khi đã đến Ấn Độ dừng ở tại các ngôi già lam, bịnh khinh thường cho là ở chốn biên bỉ, nên chẳng có được phòng nhà dừng ở, bên ngoài thì bị bức bách bởi gió sương, bên trong thì bởi thiếu đói nhiều ngày, nên nhan sắc tiều tụy, thân hình hcỉ còn như cây khô. Bấy giờ vua nước đó (Chiến Chủ) tuần đức Phật ra gần ngoài biên giao, thấy các khách tăng, lấy làm quái lạ mà hỏi rằng: “Các khất sĩ vốn người ở xứ nào, có nhân duyên gì mà đến đây? Tai đã không xỏ, lại vận mặc y phục dơ bẩn xấu tệ?”. Các Sa-môn ấy đáp rằng: “Chúng tôi là người ở nước Đổ Hóa La, kính vâng tiếp thừa di giáo, dẫm bước phong trần dẫn cùng đồng bạn muốn tham quan chiêm lễ các Thánh tích. Nhưng xót xa thay, vì kém phước nên mọi người đều bỏ rơi. Các vị Sa-môn xứ Ấn Độ này chẳng đoái hoài cho dừng nghỉ trọ, muốn trở về lại quê cũ thì sự tham quan lễ bái chưa cùng khắp, tuy vội vàng cần khổ mà tâm bèn đã sau vậy!”. Vua nghe nói vậy rất mực thương cảm, bèn đến chọn Thánh địa này mà tạo dựng ngôi già lam, dùng bông tơ sắc trắng vì các vị Sa-môn ấy mà chế định rằng: “Ta đã được ở ngôi vị cao quý cùng cực trong đời, đó là do sự chở che giúp đỡ linh thiêng của Tam bảo. Đã làm vua trong cõi người nhưng lại nhận sự phó chúc của chư Phật, nên phàm đối với những người xuất gia tôi đều hộ giúp. Tạo lập ngôi già lam này là để kính mời các hàng Sa-môn khách lữ. Từ nay trở đi, với các hàng Sa-môn có xỏ lỗ tai không được dừng ở tại ngôi già lam tôi tạo lập đây”. Nhân sự tích ấy mà gọi tên như vậy.

Từ Tăng-già lam A Tỵ Đà Yết Thích Noa theo hướng tây nam đi hơn trăm dặm, lại theo hướng nam vượt qua sông Khắc Già, đến ấp Ma-ha Bà La. Xứ đó thuần là chủng tộc Bà-la-môn, không tuân kính Phật pháp, nhưng thấy các hàng Sa-môn, trước hết phỏng hỏi về khả năng học nghiệp, biết ai là người có sự nhận biết lớn mạnh thì rất mực lễ kính.

Tại phía bắc sông Khắc Già có ngôi đền thờ trời Na La Diên, trùng các tầng đài trang sức rất ánh lệ. Tôn tượng chư thiên được đục khắc đá tạo thành, sắc sảo hết sức nghĩ ngợi của con người. Linh ứng khó thể diễn bày hết được. Từ đền thờ trời Na La Diên ấy theo hướng đông đi hơn 30 dặm có một ngôi Tốt-đổ-ba do vua Vô Ưu tạo dựng đã hơn một nữa bị vùi lấp dưới đất, phía trước có dựng một trụ đá cao hơn hai trượng, phía trên làm hình sư tử, khắc ghi sự tích nhiếp phục quỷ. Xưa kia tại xứ đó có quỷ khoáng dã tự cậy ỷ có oai lực lớn nên ăn thịt uống máu người làm hại sinh linh. Ngang tàng hiện bày lắm sự yêu quái, đức Như Lai xót thương những chúng sinh chết mà chẳng được toàn thây. Đức Như Lai bèn dùng sức thần thông dẫn dụ giáo hóa các quỷ. Dẫn dắt bằng sự cho biết kính trọng quy y. Và dùng giới không giết hại mà cứu tế, các quỷ tuân theo sự chỉ giáo, kính phụng chu toàn, thiết đặt tảng đá tại đó, thỉnh Phật lên ngồi. Và cầu xin được nghe giáo pháp, khắc niệm hộ trì. Từ đó về sau có những hạng người không tin dời chuyển tảng đá do các quỷ sắp đặt, có cả số đông hàng ngàn người mà vẫn không lay chuyển. Cây rừng xanh tốt, ao nước trong xanh bao chung quanh đó, mọi người đến đó không ai chẳng sinh tâm kinh sợ.

Bên cạnh nơi đức Phật nhiếp phục các quỷ ấy cách không xa có vài ngôi Tốt-đổ-ba, trong đã bị hư hoại lắm nhiều, nhưng hiện còn có chư tăng sinh hoạt, và đều tập học theo giáo pháp đại thừa. Từ đó theo hướng đông nam đi hơn trăm dặm, đến một ngôi Tốt-đổ-ba, nền móng tuy đã sụp đổ hư hoại, nhưng hiện còn cao hơn vài trượng xưa kia, sau khi đức Như Lai diệt độ, các vị vua của tám nước phân chia xá lợi, vị Bà-la-môn đong lường xá lợi, dùng mật bôi phết trong bình đong phân chia cho các vua, còn vị Bà-la-môn ấy giữ lấy chiếc bình đó mang về, đã có được xá lợi dính ở trong bình nên bèn tạo dựng ngôi Tốt-đổ-ba đó để tôn thờ. Thiết đặt chiếc bình ấy trong đó và cũng nhân vậy mà đặt tên. Về sau, vua Vô Ưu khai quật lấy bình xá lợi, lại tạo dựng ngôi Tốtđổ-ba lớn, hoặc đến các ngày trai có lúc tỏa phóng ánh sáng.

Từ đó theo hướng đông bắc vượt qua sông Khắc Già, đi khoảng 10 – 150 dặm đến nước Phệ Xá Ly (xưa trước gọi là Tỳ Xá Ly tức sai nhầm vậy, thuộc Trung Ấn Độ).

3- NƯỚC PHỆ XÁ LY

Nước Phệ Xá Ly chu vi rộng hơn 5000 dặm, đất đai màu mỡ, hoa quả tốt tươi. Quả Am Một La, Quả Mậu Già đã lắm nhiều mà lại quý. Khí hậu hòa sướng, phong tục thuần chất, ưa thích sự phước đức, quý trọng điều học hành. Có vài trăm ngôi già lam, phần nhiều đều đã hư hoại, chỉ còn lại năm ba ngôi, chư tăng rất hiếm ít. Có vài mươi ngôi đền thờ trời, các hàng ngoại đạo chung sống lẫn lộn. Hàng lõa hình ngoại đạo đồng bạn đông nhiều. Thành Phệ Xá Ly đã hư hoại lắm nhiều, dấu vết nền móng xưa cũ còn lại rộng khoảng 60 – 70 dặm, chu vi cung thành rộng khoảng – 5 dặm đến một ngôi già lam, chư tăng hiếm ít và đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa chánh lượng bộ. Bên cạnh đó có ngôi Tốt-đổ-ba, là nơi xưa kia đức Như Lai giảng nói kinh Tỳ Ma La Cật, trưởng giả Tử Bảo Tích, v.v… dâng cúng lọng báu. Từ đó về phía đông có ngôi Tốt-đổ-ba, là nơi các tôn giả Xá Lợi Tử, v.v… ở tại đó chứng đắc quả vị Vô Học.

Từ nơi các tôn giả Xá Lợi Tử v.v…, chứng đắc quả vị vô học về phía đông nam có ngôi Tốt-đổ-ba do vua nước Phệ Xá Ly tạo dựng. Xưa kia, sau khi đức Như Lai nhập niết bàn, tiên vương nước đó phân chia được phần xá lợi, nên tạo lập tôn thờ. Theo “Ấn Độ Ký” nói là trong Tốt-đổ-ba đó xưa trước có một hộc xá lợi của đức Như Lai, vua Vô Ưu đã mở lấy hết chín đấu, về sau có vị quốc vương lại muốn mở lấy, vừa mới chuẩn bị khởi công, liền đó quả đất chấn động bèn không dám mở lấy. Từ đó về phía tây bắc có ngôi Tốt-đổ-ba do vua Vô Ưu tạo lập, bên cạnh đó có một trụ đá cao khoảng 50 – 60 thước, phía trên làm hình tượng sư tử. Từ trụ đá đó về phía nam có một cái ao là do đàn khỉ vượn vì đức Phật mà moi đào. Xưa kia đức Như Lai từng ở tại nơi đó. Từ ao ấy về phía tây cách không xa có một gôi Tốt-đổ-ba là nơi các khỉ vượn mang bình bát đức Như Lai leo lên cây để lấy mật. Lại từ ao ấy về phía nam cách không xa có một ngôi Tốt-đổ-ba là nơi các khỉ vượn dâng bát mật cúng dường đức Phật. Và từ ao ấy về góc tây bắc còn có hình tượng của khỉ vượn.

Từ ngôi già lam ấy về phía đông bắc cách khoảng 3 – dặm có một ngôi Tốt-đổ-ba là nơi vườn nhà xưa cũ của Tỳ Ma La Cật (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Vô Cấu Xưng. Xưa trước gọi là Tịnh Danh, nhưng “Tịnh” tức là “Vô cấu”, còn “Danh” tức là “Xưng”, nghĩa là tuy đồng nhưng tên gọi káhc. Xưa trước gọi là Duy Ma Cật, tức là lượt gọi sai nhầm vậy), có nhiều linh dị, cách đó không xa có một thần xá (nhà thần) hình tướng như gạch chất nhiều lớp. Tương truyền nói sắp chất gạch đá đó là nơi trưởng giả Vô Cấu Xưng hiện tướng bệnh để giảng nói pháp. Cách đó không xa có ngôi Tốt-đổ-ba là nơi vườn nhà xưa cũ của trưởng giả tử Bảo Tích. Cách đó không xa lại có ngôi Tốtđổ-ba là nơi vườn nhà xưa cũ của Am Một La Nữ, là nơi di mẫu của đức Phật cùng các Bí Sô ni ở tại đó mà chứng nhập niết bàn.

Từ ngôi già lam ấy về phía bắc cách khoảng 3 – dặm có một ngôi Tốt-đổ-ba là nơi xưa kia đức Như Lai sắp quả nước Câu Thi Na để nhập niết bàn, người cùng các hàng phi nhân cùng đi theo đức Thế Tôn đến đó đứng chờ đợi. Từ đó tiếp về phía tây bắc cách không xa lại có một ngôi Tốt-đổ-ba là nơi đức Phật đứng tại đó trông nhìn lại thành Phệ Xá Ly lần cuối cùng. Từ đó về phía nam cách không xa lại có một ngôi tinh xá, phía trước có tạo dựng ngôi Tốt-đổ-ba là nơi khu vườn của Am Một La Nữ dâng cúng đức Phật.

Bên cạnh khu vườn của Am Một La Nữ có một ngôi Tốt-đổ-ba là nơi đức Như Lai dự báo sẽ nhập Niết bàn. Xưa kia đức Như Lai đến tại đó cùng tôn giả A-nan rằng: “Người đã chứng đắc tử thần túc, có thể sống kéo dài thọ mạng với thời gian một kiếp. Ngày nay đức Như Lai đến tại đó bảo cùng tôn giả A-nan rằng: “Người đã chứng đắc tử thần túc, có thể sống kéo dài thọ mạng bao lâu?”. Qua vài ba phen đức Phật hỏi như thế, mà tôn giả A-nan bị Thiên Ma làm mê hoặc nên chẳng trả lời. Và tôn giả A-nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào trong rừng ngồi im lặng. Khi ấy Ma lại thỉnh cầu đức Phật rằng: “Như Lai ở tại thế gian giáo hóa đã lâu, chúng sinh được cứu độ lưu chuyển số đông như cát bụi, niềm an lạc của sự tịch diệt nay đã đúng phải thời vậy”. Đức Thế Tôn bèn lấy ít đất đặt để trên móng tay mà bảo cùng ma rằng: “Đất giữa đại địa nhiều hay đất trên móng tay của ta nhiều?”. Ma đáp rằng: “Đất giữa đại địa nhiều”. Phật bảo: “Số chúng sinh ta đã hóa độ thì như số đất trên móng tay của ta, còn số chưa độ thì như giữa đại địa vậy. Ba tháng sau, ta sẽ nhập niết bàn”. Ma nghe đức Phật bảo vậy bèn vui mừng mà rút lui. Bấy giờ tôn giả A-nan đang ở trong rừng bỗng cảm điều mộng khác lạ, trở lại thưa bạch cùng đức Phật rằng: “Con ở trong rừng mộng thấy có một cây lớn cành lá tươi tốt, che bóng kín khắp cùng, bỗng nhiên gió nổi dậy thổi bẻ tan nát không còn một gì. Đâu chẳng phải là đức Như Lai sắp nhập niết bàn ư? Trong tâm con ôm hoài lo sợ, nên lại thỉnh hỏi?”. Đức Phật bảo tôn giả A-nan rằng: “Trước kia tôi đã bảo hỏi ông, nhưng ông bị ma che mờ khuất lấp nên khi đó ông không thỉnh cầu lưu ở lại. Ma vương đến khuyên thỉnh tôi sớm nhập Niết bàn. Tôi đã nói kỳ hạn hứa thuận. Nên điềm mộng ấy là như thế vậy”.

Bên cạnh nơi đức Phật dự báo sẽ nhập niết bàn cách không xa có một ngôi Tốt-đổ-ba, là nơi ngàn người con được gặp thấy lại song thân. Xưa kia có vị tiên nhân ở ẩn nơi hang cốc, vào trong tháng hai xuống tắm rửa dưới dòng suối trong mát, có con nai xuống uống nước nơi dòng suối ấy bèn cảm sinh một người con gái dáng mạo xinh đẹp trội vượt khác người thường. Tiên nhân gặp thấy vậy bèn đưa về nuôi dưỡng. Về sau, tiên nhân bảo người con gái (nàng nai) ấy đến nơi vị tiên khác để xin lửa. Những dấu vết bước chân giẫm trên đất đều nổi hiện hoa sen, vị tiên kia thấy thế lấy làm kỳ lạ, bèn bảo đi nhiễu quanh am tranh mới cho lửa để mang về. Nàng nai bèn y theo lời bảo ấy mới có được lửa mang trở về. Bấy giờ, vua Phạm Dự đang đi săn thấy hoa sen nên tìm theo dấu vết, khi đã thấy gặp, rất vui lòng và lấy làm quái lạ, bèn đưa nàng nai trở về cung. Sau đó, các thầy tướng chiêm đoán nàng nai sẽ sinh ngàn người con, các người vợ khác của vua nghe thế không ai chẳng dám mưu tính. Đến lúc ngày tháng đã đủ, nàng nai sinh ra một hoa sen, hoa có ngàn cánh, mỗi mỗi cánh có một người con ngồi ở trong. Các người vợ khác của vua dèm pha sàm tấu đều gọi đó là điềm không tốt lành, bèn đem ném vất giữa dòng sông Khắc Già, theo làn sóng dập dìu trôi nổi. Khi ấy vua Ô Kỳ Diên đang tham quan phía dưới dòng sông, thấy mây vàng che phủ cưỡi sóng mà lại, vua vớt lên mở xem thì có ngàn người con, bèn đem về chăm sóc bú mớm nuôi dưỡng, đến lúc trưởng thành có sức lực mạnh. vua ỷ cậy có ngàn người con bèn dẫn binh đánh chiếm khắp bốn phương. Binh lính thừa oai thế chiến thắng lần lượt kéo đến nước đó (Phệ Xá Lý thủa xưa trước). Khi ấy, vua Phạm Dự nghe binh lính đông mạnh kéo đến trong lòng rất lo sợ binh lính của mình không sức địch nỗi, chẳng biết tính sao. Bấy giờ, trong tâm nàng nai biết binh lính đó là con của mình nên nói cùng vua rằng: “Nay binh lính sắp đánh chiếm nước nhà, trên dưới đều rối ren cõi lòng, tiện thiếp đây nghĩ suy có thể đánh bại giặc địch mạnh”. Vua chưa thể tin hiểu điều đó, lo sợ càng sâu xa. Nàng nai mới leo lên lầu thành chờ đợi giặc đến. Ngàn người con ấy dẫn binh lính vây bọc khắp bốn phía thành. Nàng nai bảo rằng: “Chớ nên làm điều trái ngược. Ta là mẹ của các ngươi, các ngươi là con của ta”. Ngàn người con ấy bảo rằng: “Cớ sao dám nói xằng bậy vậy?”. Nàng nai bèn đưa tay đè nén hai núm vú, bỗng tuôn vọt ngàn dòng sữa, như thiên tánh cảm nên đều rơi vào trong miệng ngàn người con. Khi ấy ngàn người con ấy bèn cởi áo giáp, giải tan binh lính trở về với giòng tộc. Hai nước giao hảo muôn dân thảy đều an lạc.

Bên cạnh nơi ngàn người con ấy quay về lại với tông tộc có ngôi Tốt-đổ-ba, là nơi có dấu vết xưa kia đức Như Lai kinh hành đến đó, và chỉ bảo cùng chúng tăng rằng: “Đây là nơi xưa kia ta trở lại với tông tộc được thấy gặp song thân. Muốn biết ngàn người còn ấy tức là ngàn đức Phật ở thời hiền kiếp này vậy”.

Từ nơi đức Phật thuật bày về Bản sinh về phía đông có một nền móng xưa cũ, phía trên có tạo dựng một ngôi Tốt-đổ-ba, có lúa tỏa phóng ánh sáng. Mọi người đến cầu nguyện phần nhiều đều được toại nguyện. Đó là nơi xưa kia đức Phật giảng nói các kinh Phổ Môn, Đà La Ni, v.v… Trùng các giảng đường hiện còn lại nền móng xưa cũ.

Bên cạnh giảng đường cách không xa có ngôi Tốt-đổ-ba, bên trong có một nửa thân phần xá lợi của tôn giả A-nan. Cách đó không xa có khoảng vài trăm ngôi Tốt-đổ-ba, muốn xác định số lượng đó chưa thể biết rõ. Đó là nơi ngàn vị độc giác nhập diệt vậy. Cả trong và ngoài chung quanh tường thành Phệ Xá Ly, các Thánh tích có lắm nhiều khó thể nêu bày đầy đủ, hình thế ưu thắng thành quách xưa cũ đổ nát xếp sắp như vãy cá cao vợi, năm tháng chợt biến đổi, mưa nắng thủa đổi thay, rừng đã gãy đổ suy tàn, ao cũng khô cạn, gốc cây trơ trọi còn lại dấu vết có thể lấy đó nghiệm rõ vậy.

Từ thành lớn theo hướng tây bắc đi khoảng 50 – 60 dặm, đến một ngôi Tốt-đổ-ba lớn, là nơi các Lật Chiếp Bà Tử (xưa trước gọi là Ly Xa Tử, tức sai nhầm vậy) giả biệt đức Như Lai. Xưa kia, lúc đức Như Lai từ thành Phệ Xá Ly đi đến nước Câu Thi La, các Lật Chiếp Bà Tử nghe đức Phật sắp nhập niết bàn, bèn cùng nhau buồn khóc tiển biệt. Đức Thế Tôn đã thấy sự buồn thương luyến mộ đó, ngôn từ không thể dẫn dụ được, bèn dùng sức thần hóa hiện thành một dòng sông lớn, bờ mé cao vợi, nước sông sâu thẳm, sóng dâng cuồng cuộn, các Lật Chiết Bà Tử bèn buồn khóc dừng lại, đức Như Lai lưu lại cho cái bình bát để làm vật truy niệm.

Từ thành Phệ Xá Ly về phía tây bắc cách gần 200 dặm có một khu thành xưa cũ đã hoang tàn với năm tháng lâu dài, người ở hiếm ít trống vắng thưa thớt. Bên trong có ngôi Tốt-đổ-ba, là nơi xưa trước đức Phật có ở tại đó vì các vị Bồ-tát cùng cách chúng trời người dẫn nói về Bản sinh, tu Bồ-tát hạnh. Đức Phật đời trước từng ở tại thành đó làm vua chuyển luân, hiệu là Ma-ha Đề B2 (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Đại Thiên) có ứng bảy báu, làm vua cả tứ thiên hạ, thấy được tướng suy tàn biến đổi, thấu rõ lý vô thường, bèn thầm ôm hoài giẫm bước cao, quên tình ngôi vị lớn, xả bỏ nước nhà mà xuất gia học đạo.

Từ thành về phía đông nam cách khoảng 1 – 15 dặm có một ngôi Tốt-đổ-ba lớn, là nơi 700 vị hiền Thánh kiết tập kinh điển lần thứ hai. Sau khi đức Phật nhập niết bàn khoảng 100 năm, tại thành Phệ Xá Ly có các vị Bí Sô, xa lìa Phật pháp, hành trì sai nhầm về giới luật. Bấy giờ có trưởng lão Da Xá ở nước Kiều-tát-la, trưởng lão Tam Bồ Già ở nước Mạt Thố La, trưởng lão Ly Ba Đa ở nước Hàn Nhã, trưởng lão Sa La ở nước Phệ Xá Ly, trưởng lão Phú Xà Tô Di La ở nước Sa La Lê Phất, và các vị Đại A-la-hán tâm được tự tại, hành trì gìn giữ Tam tạng, chứng đắc Tam minh, có tiếng tăm lớn, mọi người đều nghe biết, và đều là đệ tử của tôn giả A-nan. Bấy giờ trưởng giả Da Xá Đà sai sứ báo mời các vị Hiền Thánh đều có thể nhóm tập tại thành Phệ Xá Ly, còn thiếu một người, chưa đủ số 700. Khi ấy trưởng lão Phú Xà Tô Di La dùng thiên nhãn xem xét thấy các bậc Đại hiền Thánh cùng nhóm tập bàn nghị về pháp sự, bèn vận dụng sức thần túc, đến nơi pháp hội. Lúc đó, trưởng lão Tam Bồ Già ở giữa đại chúng trịch áo bày vai hữu quỳ dài mà xướng lời rằng: “Đại chúng không rầm rĩ, thật đáng khâm trọng thay? Thật đáng nghĩ nhớ thay! Xưa kia đức đại Thánh pháp vương khéo dùng phương tiện thị hệin nhập niết bàn, năm tháng trải qua tuy xa nhưng ngôn giáo hiện còn. Tại thành Phệ Xá Ly có các Bí Sô biếng lười, sai nhầm đối với giới luật. Có nêu bày 10 sự trái ngược với giáo điển 10 lực. Nay chư vị Kiều giả thấu suốt sâu xa về mọi sự trì phạm. Và đầu tiếp thừa sự dạy răn của đại đức A-nan, nghĩ nhớ muốn báo đáp ân đức chư Phật trùng tuyên lại Thánh chỉ”. Khi ấy các bậc đại Thánh không ai chẳng buồn cảm, liền vời các vị Bí Sô nhóm tập rồi y cứ vào Tỳ-nại-da (Luật tạng) mà quở trách và cấm chế ngăn cản, gạt trừ các vị sai nhầm giáo pháp và tuyên bày rõ ràng về Thánh giáo lại.

Từ nơi 700 vị hiền Thánh kết tập kinh điển theo hướng nam đi khoảng 80 – 90 dặm đến ngôi Tăng-già lam Thấp Phệ Đa Bổ La, tầng đài vòng quanh, Tốt-đổ-ba trùng các bày liệng, tăng chúng thanh tịnh chỉnh túc đều tập học giáo pháp đại thừa. Bên cạnh đó là nơi có dấu vết của bốn đức Phật thời quá khứ tọa thiền và kinh hành. Bên cạnh đó lại có ngôi Tốt-đổ-ba di vua Vô ưu tạo dựng, là nơi xưa kia đức Như Lai theo hướng nam đến nước Ma Yết Đà, xoay về hướng bắc trông nhìn lại thành Phệ Xá Ly, dấu vết dừng nghỉ giữa đường vẫn hiện còn.

Từ Tăng-già lam Thấp Phê Đa Bổ La theo hướng đông nam đi hơn 30 dặm, hai phía nam bắc của sông Khắc Già mỗi bên đều có một ngôi Tốt-đổ-ba là nơi tôn giả A-nan Đà phân thân chia cho hai nước. Tôn giả A-nan Đà là con người chú của đức Như Lai, là bậc đa văn tổng trì nhận biết sâu xa thông rành mọi vật. Sau khi đức Phật nhập niết bàn, tôn giả A-nan nối tiếp tôn giả Đại Ca Diếp đảm nhận hành trì giáo pháp giảng dạy sách tấn người học. Đang lúc kinh hành ở trong rừng ở nước Ma Yết Đà thấy một vị sa di đọc tụng kinh Phật, chương cú sai nhầm, chữ câu lẫn lộn, tôn giả A-nan nghe rồi, cảm thương nghĩ nhớ càng xót xa, bèn từ từ bước đến nơi vị sa di ấy dẫn dắt chỉ dạy. Vị sa di ấy cười bảo: “Đại đức là người già nua suy yếu, nói điều sai nhầm. Còn thầy của tôi là bậc cao minh, tuổi tác còn trẻ khỏe, tôi được thừa sự chỉ dạy thật không sai nhầm vậy”. Tôn giả A-nan im lặng rút lui mà than rằng: “Ta nay tuy tuổi đã lớn nhưng vì xót thương các hàng chúng sinh nên muốn dừng ở dài lâu nơi thế gian để gìn giữ chánh pháp, nhưng vì chúng sinh nghiệp lực sâu nặng khó thể dạy răn, nên nếu ta có ở lâu nơi đời cũng chẳng ích lợi gì. ta nên chóng nhập niết bàn”. Ki ấy từ nước Ma Yết Đà, tôn giả đi đến nước Phệ Xá Ly, vượt qua sông Khắc Già, đi bằng thuyền đang giữa dòng sông, vua nước Ma Yết Đà nghe tôn giả A-nan cất bước ra đi, trong lòng rất kính mộ đức hạnh liền chuẩn bị binh lính nghiêm giá vội đuổi nhanh để thỉnh cầu trở lại với số vài trăm ngàn quân lính đóng dừng ở tại bờ phía nam. Còn vua nước Phệ Xá Ly nghe tin tôn giả A-nan đến nước mình cũng chuẩn bị binh quân vội sang nghinh đón với số quân vài trăm ngàn đến dừng đóng tại bờ phía bắc. Hai bên bờ sông quân lính đối nhau giăng treo cờ hiệu ngăn che cả mặt nhật. Tôn giả A-nan lo sợ có sự đấu loạn binh lính hai bên giết hại lẫn nhau, mới từ thuyền vọt bay lên giữa hư không, hiện bày thần biến và liền nhập niết bàn, hóa lửa tự thiêu đốt nhục thân, lại phân chiếc giữa đầu thân hình, một nửa rơi xuống bờ phía nam, một nửa rơi xuống bờ phía bắc. Do đó hai vua ở hai bên, mỗi bên được một phần xá lợi, cả quân lính đồng khóc gào và đều trở về lại nước mình, tạo dựng Tốt-đổ-ba mà phụng tu cúng dường. Từ đó theo hướng đông bắc đi hơn 500 dặm đến nước Phất Lật Thị (người phương bắc gọi là nước Tam Phạt Thị, thuộc Bắc Ấn Độ).

4- NƯỚC PHẤT LẬT THỊ

Nước Phất Lật Thị chu vi rộng hơn 000 dặm, từ đông sang tây dài, từ nam sang bắc hẹp. Đất đai mầu mỡ, hoa quả tươi tốt, khí hậu hơi lạnh. Tánh tình con người gấp vội. Phần nhiều kính trọng ngoại đạo, ít tin Phật pháp. có hơn 10 ngôi già lam, chư tăng có gần ngàn vị, đối với giáo pháp Tiểu thừa đại thừa đều dốc công học thông. Có vài mươi ngôi đền thờ trời. Các hàng ngoại đạo đông nhiều. Đô thành lớn nước đó tên là Thú Noa, phần nhiều đã hư hoại sụp đổ. Phía trong cung thành xưa cũ còn có hơn 3000 nhà, tợ như thôn ấp vậy.

Từ dòng sông lớn về phía đông bắc có một ngôi già lam, tăng chúng hiếm ít, học hạnh thanh cao. Từ đó về hướng tây đi theo phía nam dòng sông có một ngôi Tốt-đổ-ba cao hơn ba trượng. Ở dải phía nam dòng sông dài là nơi xưa kia đức Đại Bi Thế Tôn hóa độ các ngư nhân. Xưa kia, lúc đức Phật còn tại thế, có 500 ngư nhân kết đàn hợp đảng vớt bắt loài thủy tộc ở nơi dòng sông đó, vớt bắt được một con cá lớn có 18 đầu, mỗi đầu có hai mắt, các ngư nhân muốn giết hại đó. Khi ấy đức Như Lai đang ở tại nước Phệ Xá Ly, dùng thiên nhãn trông thấy, bèn khởi tâm thương xót, nhân thời gian hoằng hóa đạo, nhờ có duyên ấy mà khai ngộ nên bảo cùng chúng là: “Ở tại nước Phất Lật Thị hiện có con cá lớn, ta muốn dẫn dắt nó để khai ngộ cho các ngư nhân, các ông nên phải biết thời cơ”. Khi ấy đại chúng vây quanh vận dụng sức thần túc vượt giữa hư không mà đến bến sông đó, vẫn như lệ thường bày tòa mà ngồi, đức Phật bảo các ngư nhân rằng: “Các ông chớ nên giết hại con cá ấy”. Và đức Phật liền dùng sức thần thông mở môn phương tiện, oai lực phủ trùm cá lớn ấy, khiến nó nhận biết được túc mạng, có thể nói được tiếng người, suốt hiểu tâm tình con người. Bấy giờ đức Như Lai nhận biết mà cố hỏi rằng: “Thân trước ngươi từng làm tội ác gì mà lưu chuyển trong đường xấu ác phải nhận chịu thân hình xấu tệ này?”. Con cá lớn ấy đáp: “Xưa trước nhân nhờ phước tốt lành tự sinh trong giòng tộc cao quý, Đại Bà-la-môn Kiếp Tỷ Tha chính là thân con. Do ỷ lại giòng tộc ấy nên lấn lướt khinh miệt người thường, ỷ mình hiểu thông mọi sự vật mà khinh bỉ người nghèo hèn, xem thường kinh pháp. Do vì tâm khinh mạn, phỉ báng chư Phật, dùng lời nói xấu ác mà nhục mạ chúng tăng, dẫn loại hình sánh ví như lạc đà, lừa, voi, ngựa, v.v… các loại hình xấu xí mà đối đãi đó, do vì nghiệp ác ấy nên phải nhận chịu thân hình xấu tệ này. Lại nhờ phước thiện xưa trước nên sinh đời này được gặp đức Phật, chính mắt trông thấy Thánh hóa, thân gần tiếp nhận Thánh giáo”. Nhân đó mà con cá ấy sám tạ ăn năn các nghiệp ác đã tạo từ trước! Đức Như Lai bèn tùy cơ duyên mà nhiếp hóa, như ứng đối mà mở dẫn. Con cá lớn ấy đã được nghe pháp, bèn liền mạng chung nương phước lực ấy được sinh lên cung trời. Ở đó, tự quán xét thân mình do duyên gì mà được sinh đây. Khi đã biết được túc mạng, bèn nghĩ nhớ muốn báo đáp ân Phật, liền cùng các chúng trời sánh vài cùng đến nơi đức Phật, lễ bái xong rồi theo phía hữu mà đi nhiễu quanh và lui đứng một bên, dùng các hương hoa vật báu cõi trời để dâng cúng đức Phật. Đức Thế Tôn chỉ bảo cho các ngư nhân thấy rõ và vì giảng nói diệu pháp. Khi ấy các ngư nhân bèn liền cảm ngộ chí thảnh đảnh lễ sám tạ, xé phá lưới chài, đốt bỏ thuyền bè, quay trở lại nguồn chân thọ học giáo pháp, sau khi đã được xuất gia lại nghe chí giáo, và đều được ra khỏi trần cấu đồng chứng đắc Thánh quả.

Từ nơi đức Phật hóa độ các ngư dân theo hướng đông bắc đi hơn trăm dặm đến phía tây một thành xưa cũ có ngôi Tốt-đổ-ba do vua Vô Ưu tạo dựng cao hơn trăm thước. Là nơi xưa kia đức Phật từng ở tại đó sáu tháng giảng nói giáo pháp hóa độ các người trời. Từ đó về phía bắc cách khoảng 10 – 150 bộ có một ngôi Tốt-đổ-ba nhỏ, là nơi xưa kia đức Phật từng ở đó vì các vị Bí Sô mà chế giới. Tiếp theo về phía tây cách không xa lại có ngôi Tốt-đổ-ba tôn thờ tóc và móng tay của đức Phật, là nơi xưa kia đức Phật từng ở tại đó, mọi người ở các thôn ấp xa gần cùng nhau kép đến đốt hương tung rải hoa, đèn đuốc luôn rực sáng không ngưng dứt. Từ đó theo hướng tây bắc đi khoảng 10 – 150 dặm vượt qua núi vào hang động đến nước Nị Ba La (thuộc Trung Ấn Độ).

5- NƯỚC NI BA LA

Nước Ni Ba La chu vi rộng hơn 000 dặm nằm trong núi tuyết. Đô thành lớn nước đó rộng hơn 20 dặm, núi sông liền nhau, đất đai thích nghi với lúa thóc lắm nhiều hoa quả. Là nơi sản sinh ra các thứ đồng đỏ, trâu mao, chim mạng mạng. Mua bán đổi chác dùng bằng tiền đồng đỏ, khí hậu rét lạnh, phong tục hiểm bí, con người tánh khí cứng mạnh hung dữ, tín nghĩa khinh bạc, không học nghề, có sự khéo léo, thân hình xấu xí. Với các giáo nghĩa tà chánh đều kính tin. Các ngôi già lam và đền thờ trời, tiếp nhau vách tướng nối tiếp góc cạnh, chư tăng có hơn 2000 vị. Đối với giáo lý đại thừa Tiểu thừa đều dốc công tập học. Các hàng ngoại đạo dị học số lượng chẳng rõ là bao nhiêu. vua Sát Đế Lợi thuộc chủng tộc Lật Chiếp Bà, có chí học thanh cao, thuần kính tin Phật pháp. Gần đây có vị vua tên là Ương Thân Phạt Ma (tiếng Trung Hoa thời tiền

Đường gọi là Quang Trụ) là người học rộng thông mẫn tự chế tác luận Thanh Minh. Mến trọng người ham học, kính chuộng các bậc đức hạnh, nên tiếng tăm vang khắp xa gần. Từ đô thành về phía đông nam có ao nước nhỏ, nếu dùng lửa người ném xuống, nước liền bốc cháy, lại ném các vật khác cũng biến thành lửa.

Từ đó trở về lại nước Phệ Xá Ly theo hướng nam vượt qua sông Khắc Già đến nước Ma Yết Đà (xưa trước gọi là Ma-kiệt-đà, còn gọi là Ma Kiệt Đề, đều là sai nhầm vậy, thuộc Trung Ấn Độ).

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12