ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ

Tam tạng Pháp sư Huyền Trang vâng phụng chiếu phiên dịch.
Sa-môn Biện Cơ ở chùa Đại tổng trì soạn thuật.

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 12

(Nói về 22 nước)

  1. Nước Tào Cũ Tra.
  2. Nước Phất Lật Thị Tát Thảng Na.
  3. Nước A Đạt La Phược.
  4. Nước Hoạt Tất Đa.
  5. Nước Hoạt.
  6. Nước Măng Kiện.
  7. Nước A Lợi Ni.
  8. Nước Hạt La Hồ.
  9. Nước Ngật Lật Sắc Ma
  10. Nước Bát Lợi Hạt.
  11. Nước Hý Ma Đát La.
  12. Nước Bát Lạt Sáng Na.
  13. Nước Dâm Bạt Kiện.
  14. Nước Khuất Lãng Noa.
  15. Nước Đạt Ma Tất Thiết Đế.
  16. Nước Thi Khí Ni.
  17. Nước Thương Di.
  18. Nước Khiết Bàn Đà.
  19. Nước Ô Sát.
  20. Nước Khư Sa.
  21. Nước Chúc Cú Ca.
  22. Nước Cù Tát Đán Na.

 

1- NƯỚC TÀO CỦ TRA

Nước Tào Củ Tra chu vi rộng hơn 7000 dặm. Đô thành lớn của nước đó hiệu là Hạt Tất Na chu vi rộng hơn 30 dặm, hoặc thành Đô Hạc Tát La chu vi rộng hơn 30 dặm đều là cao vợi hiểm nguy bền chắc, núi sông liền giải, ruộng gò cao ráo, lúa thóc gieo trồng theo thời vụ, lắm nhiều giống lúa tẻ, cỏ cây đều đặn tươi tốt, hoa quả lắm nhiều. Đất đai lại thích nghi giống cây Uất kim hương, là xứ sản sinh giống cỏ Hưng Cù, cỏ sinh vùng sông Ma La Ấn Độ. Trong thành Hạc Tát La có dòng suối tuông trài chảy thành dòng phái. Dân chúng trong nước lấy lợi từ đó tưới rót ruộng đồng, khí hậu lạnh cứng, sương tuyết lắm nhiều. Con người tánh khí khinh tháo, tìny ý lắm dối trá, khéo ham học nghề, có nhiều kỹ thuật, thông mẫn mà chưa khéo, mỗi sáng sớm mai tụng tấu hư đàm, hiến ít thành sự thật. Tuy cúng tế trăm thần mà vẫn kính sùng Tam bảo. Có khoảng vài trăm ngôi già lam, chư tăng có hơn vạn vị đều tập học theo giáo pháp đại thừa. Hiện nay vua nước đó vốn được thuần tin nhiều đời tiếp nối nên chuyên lo tu tạo thắng phước, thông mẫn mà lại khéo ham học. vua Vô Ưu có tạo dựng hơn 10 ngôi Tốt-đổ-ba tại nước đó. Có khoảng vài mươi ngôi đền thờ trời. Các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn, tính kể có lắm nhiều ngoại đạo. Đồ chúng rất hưng thạnh, tôn thờ trời Sô Na. Thiên thần đó xưa kia từ núi A Lộ Nhu nước Ca Tất Thí chuyển dời đến trong núi Sô Na Hý La ở cảnh giới phía nam nước đó, ra oai làm phước, hiện hung bạo tạo ác. Người kính tin mong cầu thì toại quả nguyện, kẻ khinh miệt thì phải chịu tai ương. Nên mọi người từ xa gần đều tông ngưỡng, trên dưới thảy kính sợ. Các hàng quân thần liêu thứ ở các nước láng giềng hay cách khách phong tục mỗi năm vào ngày tốt lành chẳng hẹn mà cùng tụ hội, hoặc mang các thứ vàng bạc vật báu kỳ đặc, hoặc đem trâu ngựa các súc vật đua nhau dâng hiến tỏ bày thuần khiết, do đó vàng bạc trải cùng đất, dê ngựa đầy hang cốc, không dám dòm dỏ, chỉ tu cúng dường, tôn thờ ngoại đạo, khắc tâm khổ hạnh. Thiên thần trao cho chú thuật, các ngoại đạo tuân hành, có nhiều công hiệu trị liệu bệnh tật rất được lành mạnh.

Từ đó, theo hướng bắc đi hơn 500 dặm đến nước Phất Lật Thị Tát Thảng Na.

2- NUỚC PHẤT LẬT THỊ TÁT THẢNG NA

Nước Phất Lật Thị Tát Thảng Na từ đông sang tây dài hơn 2000 dặm, từ nam sang bắc rộng hơn 1000 dặm. Đô thành lớn của nước đó hiệu là Hộ Tất Na chu vi rộng hơn 20 dặm. Các thứ đất đai thích nghi, phong tục tập quán đều đồng như ở nước Tào Củ Tra, nói năng có khác. Khí hậu lạnh gắt, con người tính khí cứng mạnh nóng nãy. vua nước đó thuộc chủng tộc Đột Quyết, rất kính tin Tam bảo, mến chuộng tập học, tôn kính tài đức.

Từ nước đó theo hướng đông bắc, vượt núi băng sông, vượt qua biên giới nước Ca Tất Thí, qua khoảng 20 thành nhỏ và thôn ấp, đến đảnh núi lớn Bà La Tê Na ở núi tuyết lớn. Đảnh núi đó cao vợi hiểm nguy, đường đi quanh co, sườn đảnh xoay quanh, hoặc vào hang cốc sâu, hoặc lên sườn đảnh cao. Vào giữa mùa hạ mà tuyết đóng, gió lạnh tê buốt, tuyết đóng dày hang cốc. Các lữ hành đi qua chẳng thể dừng bước chân, bay nhảy liệng quanh, chẳng thể vượt qua, dấu chân vừa dẫm bước sau đó liền vụt bay, trông nhìn xuống các núi phía dưới như nhìn các đống đất nhỏ. Trong Thiệm bộ châu, đảnh núi đó đặc biệt cao vợi, trên đảnh núi đó không có cây cối, chỉ có nhìn ngọn núi đá, nhóm đứng tựa nhau lắm nhiều như rừng. Lại đi mất thêm ba ngày nữa mới xuống khỏi đảnh núi đó, đến nước An Đát La Phược.

3- NƯỚC AN ĐÁT LA PHƯỢC

Nước An Đát La Phược là chỗ đất xưa cũ của nước Đổ Hóa La chu vi rộng hơn 3000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng khoảng 1 – 15 dặm, không có quân trưởng lớn, mọi việc làm đều tùy thuộc Đột Quyết, núi đồi liền nhau, sông, đồng ruộng nhỏ hẹp. Khí hậu lạnh buốt, gió tuyết cứng mạnh. Lắm nhiều lúa thóc, rất thích nghi với hoa quả. Con người tánh khí hung bạo, tập tục không có cương kỷ, không biết tội phước, không mến chuộng tập học, chỉ tu cúng thờ thần, không tin Phật pháp. Có ba ngôi già lam, chư tăng có khoảng vài mươi vị nhưng đều tuân theo tập học giáo pháp đại chúng bộ. Có một ngôi Tốt-đổ-ba do vua Vô Ưu tạo dựng. Từ đó theo hướng tây bắc vào hang cốc vượt đảnh núi, băng qua các thành nhỏ đi hơn 00 dặm đến nước Hoạt Tất Đa.

4- NƯỚC HOẠT TẤT ĐA

Nước Hoạt Tất Đa là chỗ đất xưa cũ của nước Đổ Hóa La, chu vi rộng gần ngàn dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 10 dặm. Không có quân trưởng lớn, mọi việc làm đều tùy thuộc Đột Quyết. Núi nhiều sông hẹp, lại lắm gió lạnh. Lúa thóc nhiều hoa quả tươi tốt. Con người tánh khí hung bạo, tập tục không có pháp độ. Có ba ngôi già lam chư tăng rất hiếm ít. Từ đó theo hướng tây bắc, vượt núi băng hang, qua các thành ấp, đi hơn 300 dặm đến nước Hoạt.

5- NƯỚC HOẠT

Nước Hoạt là chỗ đất xưa cũ của nước Đổ Hóa La, chu vi rộng hơn 2000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm. Không có quân trưởng riêng biệt, mọi việc làm đều tùy thuộc Đột Quyết. Đất đai bằng phẳng, lúa thóc gieo trồng theo thời vụ, cỏ cây tươi tốt hoa quả lắm nhiều. Khí hậu hòa sướng, phong tục thuần chất. Con người tánh khí thô tháo nóng nãy, vận mặc y phục đệm giạ vải sợi thô. Phần nhiều kính tin Tam bảo, ít tôn thờ thần. Có hơn 10 ngôi già lam, chư tăng có khoảng vài trăm vị. Đối với giáo pháp đại thừa Tiểu thừa, đều gắng công tập học. vua nước đó thuộc chủng tộc Đột Quyết, thường đóng ở các nước nhỏ từ Thiết Môn trở về phía nam, luôn dời đổi như chim, chẳng thường ở tại ấp. Từ đó, theo hướng đông là vào Thông Lãnh. Thông Lãnh ở trong Thiệm bộ châu, phía nam tiếp liền với núi Tuyết lớn, phía bắc đến tận ngàn suối biển nóng, phía tây đến tận nước Hoạt và phía đông đến nước Ô Sát. Bốn mặt đông tây nam bắc mỗi mặt dài rộng khoảng vài ngàn dặm, sườn bờ đảnh núi có vài trăm lớp. Hang sâu đảnh vót thường luôn tích chứa băng tuyết, gió lạnh cứng gắt, là nơi có nhiều cây thông sinh sống nên gọi là thông lãnh. Lại về chung quanh sườn núi toàn thông xanh biếc, bèn lấy đó mà đặt tên. Từ đó theo hướng đông đi hơn trăm dặm đến nước Măng Kiện.

6- NƯỚC MĂNG KIỆN

Nước Măng Kiện là chốn đất xưa cũ của nước Đổ Hóa La, chu vi rộng hơn 600 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng khoảng 15 – 16 dặm. Mọi thứ đất đai thích nghi, phong tục tập quán, v.v… đều đồng với như ở nước Hoạt. Không có quân trưởng lớn, mọi việc làm đều tùy thuộc Đột Quyết. Từ đó về hướng bắc là đến nước A Lợi Ni.

7- NƯỚC A LỢI NI

Nước A Lợi Ni là chốn đất xưa cũ của nước Đổ Hóa La, men dãi theo hai bờ sông Phược Sô, chu vi rộng hơn 300 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng khoảng 1 – 15 dặm. Mọi thứ đất đai thích nghi, phong tục tập quán, v.v… đều đồng như ở nước Hoạt. Từ đó về hướng đông là đến nước Hạt La Hồ.

8- NƯỚC HẠT LA HỒ

Nước Hạt La Hồ là chốn đất xưa cũ của nước Đổ Hóa La, phía bắc gần sông Phược Sô, chu vi rộng hơn 200 dặm. Đô thành lớn của nước đó rộng khoảng 1 – 15 dặm. Mọi thứ đất đai thích nghi, phong tục tập quán, v.v… đều đồng như ở nước Hoạt.

Từ nước Măng Kiện về hướng đông, vượt qua đảnh núi cao vót vào hang cốc thông suốt, đi qua vài dòng sông và thành ấp, đi hơn 300 dặm đến nước Ngột Lật Sắc Ma.

9- NƯỚC NGỘT LẬT SẮC MA

Nước Ngột Lật Sắc Ma là chốn đất xưa cũ của nước Đổ Hóa La. Từ đông sang tây rộng hơn 10 dặm, từ nam sang bắc dài hơn 300 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng khoảng 15 – 16 dặm. Mọi thứ đất đai thích nghi, phong tục tập quán, v.v… đều đồng như ở nước Măng Kiện. Chỉ có khác là con người tánh khí hung bạo ngu xuẩn tàn ác mà thôi. Từ đó về hướng đông bắc là đến nước Bát Lợi Hạt.

10- NƯỚC BÁT LỢI HẠT

Nước Bát Lợi Hạt là chốn đất xưa cũ của nước Đổ Hóa La. Từ đông sang tây rộng hơn trăm dặm, từ nam sang bắc rộng hơn 300 dặm. Đô thành lớn của nước đó rộng hơn 20 dặm. Mọi thứ đất đai thích nghi, phong tục tập quán, v.v.., đều đồng như ở nước Ngột Lật Sắc Ma.

Từ nước Ngột Lật Sắc Ma theo hướng đông vượt qua núi trải qua sông, đi hơn 300 dặm đến nước Hy Ma Đát La.

11- NƯỚC HY MA ĐÁT LA

Nước Hy Ma Đát La là chốn đất xưa cũ của nước Đổ Hóa La chu vi rộng hơn 3000 dặm. Núi sông quanh co, đấtđai mầu mỡ, thích nghi với lúa thóc, có nhiều lúa tẻ. Trăm thứ cỏ tươi tốt, các giống hoa quả lắm nhiều. Khí hậu lạnh gắt. Con người tánh khí hung bạo gấp vội, không biết tội phước, hình dáng thô xấu, oai nghi đường đột, vận mặc y phục bằng giạ, da, vải sợi thô rất đồng như ở Đột Quyết. Ở nước đó, người vợ trên đầu quấn sừng gỗ cao hơn ba thước, phía trước có hai nanh vót tượng trưng cho cha mẹ chồng. Nanh vót phía trên tượng trưng cho cha, Nanh vót phía dưới tượng trưng cho mẹ, tùy cha hay mẹ qua đời trước mà vất bỏ đi một nanh vót. Cậu cô đều đã qua đời thì vất bỏ sừng gỗ đó. Xưa trước, đó là một đất nước hùng mạnh, vua thuộc dòng họ Thích. Ở phía tây của Thông Lãnh rất được nhiều thuần phục. Cảnh vức láng giềng thuộc chủng tộc Đột Quyết nên bèn bị nhiễm theo phong tục đó, lại vị bị xâm lấn nên phải tự giữ lấy cảnh vức của mình. Nên dân chúng nước đó lưu lạc đến các cảnh vức khác. Có khoảng vài mươi khi thành bền chắc, mỗi tự riêng lập chủ, chòi nhà màn trước dời đổi qua lại. Phía tây tiếp liền với nước Ngật Lật Sắc Ma. Đi hơn 200 dặm đến nước Bát Đạt Sáng Na.

12– NƯỚC BÁT ĐẠT SÁNG NA

Nước Bát Đạt Sáng Ma là chốn đất xưa cũ của nước Đổ Hóa La, chu vi rộng hơn 2000 dặm, đô thành lớn của nước đó men tựa trên sườn núi chu vi rộng khoảng 6 – 7 dặm, núi sông quanh có, cát đá lan tràn, đất đai thích nghi với các giống đậu lúa tẻ. Có lắm nhiều giống cây trái bồ đào, hồ đào, lê, nại (mít), v.v… Khí hậu lạnh gắt. Con người tánh khí cứng mạnh, tập tục không có lễ phép, không biết học nghề, con người dáng mạo thô xấu, phần nhiều vận mặc y phục vải giạ, vải sợi thô. Có khoảng 3 – ngôi già lam, chư tăng rất hiếm ít. vua nước đó tánh tình thuần chất, kính tin Tam bảo. Từ đó theo hướng đông nam vào trong hang núi đi hơn 200 dặm đến nước Dâm Bạc Kiện.

13 – NƯỚC DÂM BẠC KIỆN

Nước Dâm Bạc Kiện là chốn đất xưa cũ của nước Đổ Hóa La, chu vi rộng hơn ngàn đặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 10 dặm, núi đảnh liền nhau, sông nước ruộng đồng nhỏ hẹp. Mọi thứ đất đai thích nghi, khí hậu phong tục, tánh khí con người, v.v… phần nhiều đồng như ở nước Bát Đạt Sáng Na, chỉ có nói năng hơi khác. vua nước đó tánh khí hung bạo, không khéo rõ mọi việc thiện ác. Từ đó, theo hướng đông nam, vượt đảnh băng hang, đường sá quanh co nguy hiểm, đi hơn 300 dặm đến nước Khất Lãng Noa.

14- NƯỚC KHẤT LÃNG NOA

Nước Khất Lãng Noa là chốn đất xưa cũ của nước Để Hóa La chu vi rộng hơn 2000 dặm. Mọi thứ đất đai thích nghi, núi sông, thời tiết, v.v… đều đồng như ở nước Dâm Bạc Kiện. Tập tục nước đó không biết tạo phước, ít kính tin Phật pháp, dung mạo xấu xí, phần nhiều vấn mặc y phục vải giạ, vải sợi thô. Lại trong hang núi hay sản sinh nhiều kim tinh, bổ chẻ đá đó ra sau hẳn có được. Các ngôi già lam đã ít, chư tăng cũng hiếm thiết. vua nước đó tánh tình thuần chất, sùng kính Tam bảo. Từ đó theo hướng đông bắc leo lên đảnh núi vào hang cốc, đường sá hiểm nguy, đi hơn 500 dặm đến nước Đạt Ma Tất Thiết Đế (còn gọi là nước Trấn Khản, ha nước Hộ Mật).

15- NƯỚC ĐẠT MA TẤT THIẾT ĐẾ

Nước Đạt Ma Tất Thiết Đế ở giữa khoảng hai quả núi là chốn đất xưa cũ của nước Đổ Hóa La. Từ đông sang tây dài khoảng 1500 – 1600 dặm, từ nam sang bắc rộng khoảng – 5 dặm, nơi hẹp nhất thì không quá một dặm. Gần sông Phược Sô, quanh co khúc chiết, gò đồi cao thấp, cát đá lan tràn, gió lạnh rét buốt, chỉ gieo trồng được giống lúa tẻ, đậu, hiếm cây rừng. Là nơi sản sinh giống ngựa tốt giỏi, ngựa thân hình tuy nhỏ mà có sức nhẫn nại vượt nhanh, tập tục không có lễ nghĩa, con người tánh khí hung bạo, dáng mạo thô xấu, vận mặc y phục vải giạ, vải sợi thô, tròng mắt phần nhiều xanh biếc, đó là điểm khác so với các nước. Có hơn 20 ngôi già lam, chư tăng hiếm ít.

Trong đô thành của nước Hôn Đà Đa Thành có ngôi già lam do tiên vương nước (Đạt Ma Tất Thiết Đế) đó tạo dựng, xẻ đục sườn núi cắm đóng hang cốc mà tạo dựng nên nhà cửa. Mới đầu, nước đó chưa có Phật giáo hoằng truyền, chỉ chuyên tôn thờ tà thần. Khoảng vài trăm năm trước đây mới hoằng dương pháp hóa. Mới đầu, vua nước đó mến thương người con cảm mắc bệnh, khổ nhọc tìm cầu thuốc thang chữa trị mà chỉ có thêm, chứ không giảm bớt, đích thân vua mới đến đền thờ trời, lễ bái nguyện xin cầu cứu. Khi ấy người chủ đền thờ ấy làm thần bảo hẳn sẽ lành khỏi, không có gì phải lo toan. vua nghe thế vui mừng an ủy xoay trở xa giá ra về, đi giữa đường gặp một vị Sa-môn dung mạo khả quan, vua kinh sợ hình phục ấy mới hỏi: “Từ đâu đến?”. Vị Sa-môn đó đã chứng đắc Thánh quả muốn hoằng dương Phật pháp nên hiện hình nghi đó mà bảo cùng vua rằng: “Tôi là đệ tử của đức Như Lai, nên gọi là Bí Sô”. Vua đã ôm lòng buồn lo nên liền trước hỏi rằng: “Con tôi cảm mắc bệnh tật, sống chết chưa phân rành”. Vị Sa-môn đó bảo: “Tiên linh của vua đã khởi dậy, mến thương con khó cứu”. Vua nói là: “Thiên thần bảo là nó hẳn không chết”. Vị Sa-môn đó bảo: “Con vua sẽ chết. Hạng dối trá trong đời, làm sao đáng nên tin?”. Vua về đến trong cung thì đứa con mến thương đã chết. Vua bèn giấu yên chẳng phát tang, mà lại sang hỏi thần chủ. Thần chủ còn bảo: “Con vua không chết, bệnh tật ấy sẽ lành khỏi”. Vua bèn tức giận trói buộc thần chủ mà bảo rằng: “Bọn các ông sống từng đàn nuôi lớn điều xấu ác, vọng bày điều oai phước. Con ta đã chết mà còn bảo là sẽ lành bệnh. Dối hoặc như thế này, sao có thể nhẫn chịu được?”. Vua bèn giết thần chủ, phá dẹp miếu linh. Sau khi giết thần chủ, phá dẹp tượng thần, ném vất xuống sông Phược Sô, vua xoay trở xa giá mà về. Lại gặp vị Sa-môn đó, vừa thấy nhà vua liền kính mừng cúi đầu lễ tạ rằng: “Ngày trước do vô minh dẫn dắt nên dẫm chân trong đường tà. Tệ hại tuy đã lâu dài, nhưng men theo đổi mới ở tại ngày nay. Nguyện xin rủ lòng xót thương đến nơi ở phòng nhà tôi!”. Vị Sa-môn đó nhận lời thỉnh mời bèn theo vào trong cung. Sau khi lễ tang người con mến thương đã xong, vua nói cùng Sa-môn đó rằng: “Người đời quanh co, sống chết xoay vần. Con tôi cảm mắc bệnh tật, hỏi thần nó sống chết thế nào. Thần vọng bảo nó hẳn sẽ lành mạnh! Ngày trước vâng sự chỉ bảo của ngài quả thật không nói dối bày. Đó là pháp đáng kính phụng. Chỉ xin dủ lòng xót thương dẫn dắt đàn mê lầm đường này!”. Và vua cầu thỉnh vị Sa-môn đó đo tính ngôi già lam, vua y cứ khuôn phép đó mà tạo dựng. Từ đó trở về sau, Phật giáo mới bắt đầu tỏa sáng. Nên trong ngôi già lam đó có vì vị A-la-hán (tức vị Sa-môn đó) mà tạo dựng ngôi tinh xá. Trong ngôi tinh xá lớn của già lam đó có tôn tượng đức Phật bằng đá. Phía trên đầu tượng có treo lọng tròn bằng bàng đồng dùng các vật báu để trang nghiêm. Như có người đi nhiễu thì lọng đó cũng tùy theo mà xoay chuyển, người dừng đứng thì lọng đó cũng dừng đứng. Chẳng lường biết được sự linh thiêng soi xét đó. Nghe các bậc lão thành, có người nói là do nguyện lực của Thánh nhân gìn giữ, hoặc có người nói là một cơ quan bí mật xếp đặt nên. Nhưng trông nhìn vào phòng nhà thuần toàn vách đá bền chắc cao vợi. Xét về mọi sự nghị bàn chẳng biết được thực lục. Vượt qua núi lớn của nước đó, theo hướng bắc là đến nước Thi Khí Ni.

16- NƯỚC THI KHÍ NI

Nước Thi Khí Ni chu vi rộng hơn 2000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng khoảng 5 – 6 dặm, núi sông liền nhau, cát đá tràn khắp đồng hoang, có nhiều giống lúa tẻ, hiếm ít lúa thóc gieo. Cây rừng hiếm ít, hoa quả không bao nhiêu. Khí hậu lạnh gắt, phong tục con người hung bạo mạnh dữ, nhẫn làm việc giết hại, chuyên theo nghề trộm cướp, không biết lễ nghĩa, không biết thiện ác, mê mờ mọi họa phước của tương lai, chỉ lo sợ tai ương trong hiện tại. Con người hình dáng xấu xí, dùng da thú vải sợi làm y phục. Văn tử đòng như ở nước Đổ Hóa La, nói năng có phần khác. Từ đó vượt qua núi lớn của nước Đạt Ma Tất Thiết Đế theo hướng nam đến núi Thương Di.

17- NƯỚC THƯƠNG DI

Nước Thương Di chu vi rộng khoảng 200 – 2500 dặm, núi sông liền nhau, gò đồi cao thấp. Lúa thóc gieo trồng đủ, các giống đậu và lúa tẻ lại càng lắm nhiều, có nhiều bồ đào. Là nơi sản sinh giống thư lòng, đục sườn núi chẻ bổ đá, sau đó hẳn có được. Thần núi bạo ác thường làm điều tai hại, sau khi cúng tế xong mới vào thì bình thường tốt lành qua lại, còn nếu không cầu đảo thì gió bão sẽ nổi lên đùng đùng. Khí hậu lạnh buốt, phong tục vội gấp, con người tính khí thuần chất, mà tập tục không có lễ nghĩa, trí mưu hẹp hòi, tài năng kỹ thuật cạn mỏng. Văn tự đồng như ở nước Đổ Hóa La, nói năng khác biệt, phần nhiều mặc y phục bông tơ, vải sợi. vua nước đó thuộc giòng họ Thích rất sùng kính Phật pháp. Dân chúng trong nước đều theo phong hóa nên đều thuần tin. Có hai ngôi già lam, chư tăng hiếm ít.

Từ cảnh vức đó về phía đông bắc trèo núi vượt hang dẫm trải qua hiểm nguy, đi hơn 700 dặm đến sông Ba Mê La. Từ đông sang tây dài hơn ngàn dặm, từ nam sang bắc rộng hơn trăm dặm, nơi nhỏ hẹp nhất không quá 10 dặm, nằm giữa khoảng hai núi tuyết, nên gió lạnh rét buốt, mùa xuân mùa hạ luôn có tuyết bay, đêm ngày gió thổi vùn vụt. Đất nhiều muối mặn, có nhiều đá chẻ, gieo trồng không được nên cây cỏ hiếm ít, bèn khiến hoang vắng tuyệt không dấu vết chân người dừng ở.

Trong sông Ba Mê La có một ao rồng lớn, từ đông sang tây dài hơn 300 dặm, từ nam sang bắc rộng hơn 50 dặm nằm trong Thông Lãnh lớn, ngay giữa Thiệm bộ châu. Đất xứ đó rất cao, dòng nước lắng trong ánh ngời như gương soi, chẳng lường biết sâu đến bao nhiêu, sắc màu xanh đen, mùi vị rất ngọt ngon. Ngầm ở trong đó thì có các loài cá giao, ly, cá, rồng, ngoan, đà, rùa, ba ba, v.v…, nói bay trên mặt có các loài chim uyên ương, hồng nhạn, gia nga, nga sy… Các giống chim sa thải trứng, bò sát võ mạc giữa đồng hoang, hoặc trong đầm cỏ, hoặc trên bãi cát. Dòng mạch phía tây của ao làm thành một dòng sông lớn theo hướng tây đổ đến biên giới phía đông nước Đạt Ma Tất Thiết Đế cùng hợp với dòng sông Phược Sô mà xuôi dòng về hướng tây. Nên từ đó trở về phía hữu các dòng sông đều đổ về hướng tây. Dòng mạch ở phía đông của ao làm thành một dòng sông lớn, theo hướng đông bắc đổ đến biên giới phía tây nước Khư Sa, cùng hợp với dòng sông Tỷ Đa mà xuôi dòng về hướng đông. Từ phía nam sông Ba Mê La vượt qua núi có đất nước tên là Bát Lộ La, là nơi có nhiều vàng, bạc. Sắc vàng màu như lửa.

Từ trong dòng sông đó theo hướng đông nam leo lên núi dẫm trải qua đường sá hiểm trở, không có làng ấp dân chúng, chỉ lắm nhiều bằng tuyết đi hơn 500 dặm, đến nước Khiết Bàn Đà.

18- NƯỚC KHIẾT BÀN ĐÀ

Nước Khiết Bàn Đà chu vi rộng hơn 2000 dặm. Đô thành lớn của nước đó xây dựng nền móng trên đảnh núi đá lớn, lưng tựa dòng sông Tỷ Đa. Chu vi rộng hơn 20 dặm, các đảnh núi liền nhau, sông và đồng bằng nhỏ hẹp, lúa thóc hiếm ít, mà các giống đậu và lúa tẻ lắm nhiều.

Cây rừng hiếm, hoa quả ít. Đồng bằng thấp trủng, gò đồi hoang vu, thành ấp trống rỗng. Tập tục không có lễ nghĩa, con người ít chăm học nghề, tánh khí đã hung bạo mà sức lực lại mạnh mẽ, dung mạo xấu xí. Vận mặc y phục bằng vải giạ vải sợi thô. Chữ nghĩa nói năng phần nhiều đồng như ở nước Khư Sa, nhưng biết thuần tin, sùng kính Phật pháp. Có hơn 10 ngôi già lam, chư tăng có hơn 500 vị, tập học theo giáo páhp Tiểu thừa thuết nhất thiết hữu bộ.

Hiện nay, vua nước đó là con người thuần chất, kính trọng Tam bảo, nghi dung nhàn nhã, dốc chí khéo ham học. Từ khi lập quốc trở lại nay thời gian đã rất lâu dài, mà ở nước đó tự xưng là: “Chí Na Đề Bà Cù Đát La (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là chủng tộc Hán Thiên Nhật) là tiên tổ của nước đó”. Ở trong Thông Lãnh có dòng sông hoang, xưa kia vua nước Ba Lợi Thích Tư lấy vợ người xứ đất Hán, nghinh đón về đến đó, khi ấy gặp phải binh loạn, cả hai phía đông tây đều tắt nghẽn đường, bèn đưa vương nữ an đặt trong đảnh núi đơn lẻ rất cao vợi hiểm nguy, men leo theo sườn núi mà lên xuống, dàn bày binh lính chung quanh bảo vệ, canh ngày phòng đêm. Trải qua thời gian ba tháng, giặc cướp mới tạm yên tĩnh, muốn lên đường trở về thì vương nữ ấy đã mang thai. Các sứ thần lo sợ, bảo cùng mọi người đồng theo rằng: “vua bảo chúng ta đi nghinh đón vợ, gặp phải giặc cướp loại nỗi đây, đã qua đồng trống tiếp đến sông hoang, sống buổi sáng chẳng tính đến chiều tối. Đức của vua chúng ta cảm đến, yêu khí đã tạm lắng yên, nay sắp trở về nước, mà vợ vua đã mang thai, trông nhìn đó thật rất đáng lo sợ, chẳng biết chết tại nơi nào? Nên đẩy tội ác trước hay để giết chết sau?”. Bàn luận ồn náo chẳng rốt cùng được sự thật. Khi ấy đứa hầu bén nhỏ nói cùng các sứ thần rằng: “Chớ cùng phải lo toan lắm vậy, đó là do Thần hội, mỗi ngày vào lúc giữa trưa có một gã trượng phu từ trong vầng nhật luân cưỡi ngựa đến đây”. Các sứ thần bảo: “Nếu vậy, làm sao rửa tội? Về hẳn sẽ bị giết. Ở lại cũng sẽ tìm đánh bắt. Tiến thối đều như vậy, nên thực hành thế nào đây?”. Mọi người đều cùng nói: “Việc ấy chẳng phải nhỏ, ai chịu đến giết sâu, thà chờ đợi tôi ở ngoại cảnh, thả mặc tùy sớm tối”. Khi ấy bèn lên đảnh núi đá xây dựng cung, tạo lập quán, chu vi rộng hơn 300 bộ, bao quanh cung xây dựng thành, tôn xưng người nữ đó làm chủ, sắp đặt các quan, ban bày pháp luật. Đến kỳ hạn sinh ra một người con trai dung mạo xinh đẹp. Mẹ nắm giữ chánh sự, con xưng tôn hiệu. Bay đi giữa hư không, khống chế cả gió mây, oai đức trùm xa, thanh giáo đượm khắp. Các cảnh vức láng giềng, các nước xa khác đều đến xưng thần. Sau khi vua đó băng ha, an táng tại trong thạch thất ở hang núi lớn cách thành đó hơn trăm dặm về phía đông nam, thi thể khô thịt đến nay hiện còn không rã hoại, tướng trạng như người gầy ốm, nghiễm nhiên tợ nằm ngủ. Theo thời gian thay đổi y phục, thường đặt các thứ hương hoa, con cháu nối tiếp đời đời mãi đến ngày nay. Xuất phát của tiên tổ nước đó thì mẹ là người xứ đất Hán, còn cha tức giống nhật thiên. Nên người nước đó họ tự xưng là chủng tộc Hán Nhật Thiên. Nhưng vương tộc đó dung mạo đồng như người ở Trung Hạ (Trung Hoa), trên đầu nghiêm sức mũ mão vuông, thân mặc y phục người Hồ. Về sau con cháu tiếp nối lấn lướt các xứ man di, hiện tại gần như là một đất nước hùng mạnh.

Khi vua Vô Ưu trị vì thiên hạ, đến trong cung đó tạo dựng ngôi Tốt-đổ-ba. Vua nước đó về sau dời đến ở góc đông bắc của cung. Lấy cung xưa cũ vì tôn giả luận sư Đồng Thọ mà tạo dựng ngôi Tăng-già lam. Đài các cao rộng, tôn tượng đức Phật oai nghiêm. Tôn giả Đồng Thọ vốn người nước Đát Xoa Thỉ La. Từ thủa bé nhỏ mà đã thông minh đĩnh ngộ, sớm xa lìa tục trần, đặt để tâm ý vào kinh điển, gá thần thức với diệu chỉ cao huyền. Mỗi ngày đọc tụng 32000 lời và gồm ghi chép 32000 chữ, nên khả năng sợ học trùm suốt đương thời, danh cao tài giỏi vang tỏa giữa đời. Lập vững ngôi nhà chánh pháp, phá dẹp tà kiến, luận đàm cao xa nêu cử trong suốt, không cật nạn nào mà chẳng đối đáp. Nên các nước khắp năm xứ Ấn Độ đều suy tôn cao quý. Tôn giả chế tác các luận có khoảng vài mươi bộ, đều hưng thạnh lưu bố, không ai chẳng vui thích thưởng vị tập học. Tôn giả chính là Bản sư của kinh bộ vậy. Ở thời bấy giờ tại phía đông có Bồ-tát Mã Minh, tại phía nam có Bồ-tát Đề Bà, tại phía tây có Bồ-tát Long Mãnh, tại phía bắc có Tôn giả Đồng Thọ. Được xưng tên đó là bốn mặt nhật soi chiếu nơi đời, nên vua nước đó nghe tiếng đức lớn của tôn giả bèn dấy binh động chúng đến đánh nước Đát Xoa Thỉ La, lấn hiếp mà có được tôn giả, nên tạo dựng ngôi già lam đó, kính soi chiêm ngưỡng vậy.

Từ đô thành đó về phía đông nam đi hơn 300 dặm đến một sườn núi đá lớn có hai ngôi thạch thất, trong mỗi ngôi có một vị A-la-hán đang nhập định diệt tận ở trong, đoan nhiên mà ngồi, khó thể lay động, thân hình như người gầy, da thịt hài cốt không rả hoại đã trải qua hơn 700 năm, râu tóc thường dài nên mỗi năm đều vào cắt bỏ râu tóc thay đổi y phục.

Từ sườn núi đá lớn theo hướng đông bắc, vượt qua đảnh núi giẫm trải hiểm trở đi hơn 200 dặm, đến trong bốn sườn núi ở phía đông Thông

Lãnh có ngôi Bôn Nhưỡng Xá La (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Phước Xá = nhà tình thương), đất vuông rộng hơn trăm khoảnh, chánh giữa trủng thấp xuống, mùa đông mùa hạ đều có tuyết đóng, gió lạnh vút mạnh, ruộng trủng nhiễm muối mặn, lúa má không được tốt tươi, đã không có cây rừng, chỉ có cỏ nhỏ vụn. Thời tiết tuy nắng nóng mà lắm nhều gió tuyết. Mọi người mới vào thì mây móc đã ùn nổi, các hàng thương lữ qua lại phải chịu khổ gian nan nguy hiểm đó. Nghe các bậc lão thành kể rằng: “Xưa kia, có đoàn thương buôn có hơn vạn người cùng với lạc đà có vài ngàn con mang theo của cải đổi kiếm lợi nhuần, đến đó gặp phải gió và tuyết, nên người và vật đều chết, khi ấy tại nước Khiết Bàn Đà có vị Đại A-la-hán từ xa quán sát thấy thế, xót thương sự nguy ách ấy muốn vận sức thần thông để đến cứu giúp sự đắm chìm đó, nhưng vừa đến đó thì các thương nhân đều đã chết hết. Khi ấy vị A-lahán đó gom nhặt tất cả các thứ vật báu quý giá, gom hết tất cả để tạo lập nên quán sá, tích chứa của cải, mua đất ở cảnh vức nước láng giềng, dựng xây phòng nhà bên cạnh thành quách để cứu giúp mọi người qua lại. Nên mãi đến nay, mọi người đi đường hay thương khác buôn bán đều được chu cấp.

Từ đó theo hướng đông, xuống sườn núi phía đông Thông Lãnh, lại leo lên đảnh núi hiểm nguy, vượt qua hang động, đường khe hiểm trở, gió tuyết tiếp liền đi hơn 800 dặm ra khỏi cảnh vức Thông Lãnh đến nước Ô Sát.

19- NƯỚC Ô SÁT

Nước Ô Sát chu vi rộng hơn ngàn dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 10 dặm, phía nam gần sông Tỷ Đa. Đất đai mầu mỡ, lúa thóc lắm nhiều, cây rừng um tùm tươi tốt, hoa quả rất nhiều, là nơi sản sinh ra nhiều thứ ngọc tạp như ngọc trắng, ngọc đen, ngọc xanh. Khí hậu hòa sướng gió mưa điều thuận, tập tục hiếm thiếu lễ nghĩa, con người tánh khí cứng mạnh, phần nhiều dối trá, ít hiếm liêm sĩ. Chữ nghĩa và nói năng ít đồng như ở nước Khư Sa. Dung mạo con người xấu xí, vận mặc y phục bằng da thú, vải sợi thô, nhưng hay sùng tin, kính phụng Phật pháp. Cóhơn 10 ngôi già lam, chư tăng có gần ngàn vị đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa thuyết nhất thiết hữu bộ. Từ vài trăm năm trở lại đây, vương tộc tuyệt tự không người nối ngôi, riêng không có quân trưởng, mọi việc làm đều tùy thuộc nước Khiết Bàn Đà.

Từ đô thành về phía tây cách hơn 200 dặm đến một núi lớn. Khí núi lung tung xúc chạm vào đá tức liền nổi mây. Sườn núi trót vót như muốn sắp sụp đổ mà chưa rơi xuống. Trên đảnh núi có ngôi Tốt-đổ-ba, chế tác rất kỳ đặc. Nghe các hàng sĩ tục nói là: vài trăm năm trước sườn núi đó sụp đổ, bên trong có một vị Bí Sô nhắm mắt mà ngồi, thân hình to lớn dung mạo khô khan, râu tóc phủ xuống, lông mày che kính mặt. Có người đi săn trông thấy thế rồi đến tấu trình vua. Vua đích thân đến trông xem kính lễ, mọi người ở thành đô, các hàng sĩ tử chẳng vời gọi mà đến, đốt hương rải hoa đua nhau cúng dường. Vua bảo: “Đây là người gì vậy thay! Sao lớn đến thế?”. Có vị Bí Sô đáp rằng: “Râu tóc phủ dài, thân mặc áo ca sa như thế, đó ắt là Đại A-la-hán nhập định diệt tâm vậy. Phàm người nhập định diệt tâm là trước đã có kỳ hạn. Có người nói hoặc nghe tiếng kiền chùy, hoặc có người nói là đợi ánh sáng mặt nhật soi chiếu. Có các sự cảnh sát như thế, bèn từ định mà dậy. Nếu không có sự cảnh sát thì vắng lặng không lay động. Bởi do sức định gìn giữ thân hình không hoại diệt. Thân thể bỏ ăn, sau khi xuất định sẽ tàn tạ nên cần dùng các thứ dầu tô rưới tẩm khiến được tươi nhuận, sau đó cổ xúy lay động cảnh ngộ tâm định”. Vua bảo: “Nếu vậy thì nên đánh kiền chùy”. Tiếng kiền chùy vừa mới chấn động, vị A-la-hán đó bỗng nhiên mở mắt trông nhìn, giây lâu mới bảo rằng: “Các ông là hạng người gì mà thân hình bé nhỏ yếu kém vậy?”. Vị Bí Sô đắp mặc áo ca sa đáp rằng: “Tôi là Bí Sô vậy”. Vị A-la-hán ấy bảo: “Vậy thầy của ta là đức Như Lai Ca Diếp Ba hiện nay ở đâu?”. Vị Bí Sô đó đáp rằng: “Đức Ca Diếp Ba Như Lai nhập đại niết bàn đến nay đã lâu lắm vậy”. Nghe thế, vị A-la-hán ấy nhắm mắt buồn bã như có sự nghĩ nhớ, chốc lát lại hỏi rằng: “Vậy, đức Thích-ca Như Lai đã xuất hiện nơi đời ư?”. Vị Bí Sô đó đáp rằng: “Đức Thích-ca Như Lai xuất hiện nơi đời giáo hóa quần sinh cũng đã nhập tịch diệt vậy!”. Nghe thế, vị A-la-hán ấy lại cúi đầu, giây lâu bỗng bay lên giữa hư không, hiện các thứ thần biến, hóa lửa tự thiêu đốt thân mình, di cốt không rơi xuống đất, vua bèn thâu nhặt di cốt đó tạo dựng ngôi Tốt-đổ-ba để tôn thờ.

Từ đó theo hướng bắc đi qua núi cát đá hoang trống hơn 500 dặm, đến nước Khư Sa (xưa trước gọi là nước Sơ Lặc tức gọi tên Đô thành của nước đó. Chánh âm thì phải gọi là Thất Lợi Ngật Lật Đa Để. Ngôn từ Sơ Lặc còn là sai nhầm vậy).

20- NƯỚC KHƯ SA

Nước Khư Sa chu vi rộng hơin 5000 dặm. Nước đó lắm nhiều cát đá, hiếm ít đất đai. Lúa thóc lắm nhiều, hoa quả tươi tốt, là nơi sản sinh loại Đệm giạ nhỏ mịn, và vải sợi thô. Thợ dệt đệm giạ nhỏ mịn. Khí hậu hòa sướng, gió mưa thuận mùa. Con người tánh khí hung bạo. Tập tục lắm nhiều dối trá, khinh bạc lễ nghi, học nghề cạn mỏng. Nước đó có tập tục sinh con ép đầu cho dẹp lép, dung mạo thô xấu, có đường văn trên thân, tròng mắt sắc xanh, còn văn tự thì lấy theo phép tắc của các nước xứ Ấn Độ, tuy có sang lược sai lầm nhưng vẫn còn thể thế. Nói năng từ điệu có khác so với các nước. Dân chúng thuần tin Phật pháp, chuyên cần tu tạo phước lợi. Có vài trăm ngôi già lam, chư tăng có hơn vạn vị, đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa thuyết nhất thiết hữu bộ, chẳng nghiên cứu nghĩa lý, phần nhiều chỉ đọc tụng kinh văn, nên tụng thông rành cả Tam Tạng và Tỳ-bà-sa Giả Đa.

Từ đó theo hướng đông nam đi hơn 500 dặm, qua sông Tỷ Đa vượt đảnh núi Cát lớn đến nước Chước Cú Sa (xưa trước gọi là nước Trở Cừ).

21- NƯỚC CHIẾC CÚ CA

Nước Chước Cú Ca chu vi rộng hơn ngàn dặm, đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 10 dặm, cao vợi hiểm trở bền chắc sắp xếp hộ nhà đông đúc, núi đời liền nhau, cát sỏi lan tràn. Gần giải của hai dòng sông nên đắp đê canh cày để trồng các thứ bồ đào, lê, nại, v.v…. trái quả lắm nhiều. Thời tiết gió lạnh, con người thô tháo hung bạo, tập tục chỉ chuyên dối trá, công khai làm điều trộm cướp. Văn tự đồng như ở nước Cù Tát Đán Na, nói năng có phầ khác. Lễ nghĩa khinh bạc, học nghề cạn cợt. Con người thuần tin Tam bảo, khéo vui thích việc phước lợi. Có khoảng vài mươi ngôi già lam, hư hoại đã lắm nhiều, chư tăng có hơn trăm vị, đều tập học theo giáo pháp đại thừa.

Cảnh vức phía nam nước đó có quả núi lớn, sườn đảnh cao vợi, ngọn núi bao quanh nhiều lớp. Cây cỏ lấn vượt giá lạnh, mùa thu mùa xuân đều như nhau. Khe suối sâu thẳm nước chảy xiết tuông đổ thành dòng khắp bốn phía, ở sườn núi có nhiều khám và thạch thất, cội rễ tồng lâm. Những người đã chứng quả ở Ấn Độ phần nhiều vận dụng sức thần thông nhẹ vút bay xa đến dừng ở tại đó. Các vị Đại A-la-hán nhập tịch diệt lắm nhiều, cho nên có nhiều ngôi Tốt-đổ-ba. Nay hiện còn có ba vị A-la-hán ở trong hang núi nhập định diệt tận, thân hình như người gầy ốm, râu tóc thường luôn dài, nên các Sa-môn thường luôn sang đó vì cắt bỏ. Và trong nước đó, các kinh điển đại thừa số bộ rất nhiều. Phật pháp lưu truyền chẳng nơi đâu thạnh hơn nước đó. Cứ 10 vạn bài tụng làm thành một bộ, mà có cả hàng chục bộ như vậy. Từ đó đã giáng, dòng ấy thật rộng nhiều.

Từ đó theo hướng đông vượt qua đảnh núi, băng vào hang cốc đi hơn 800 dặm đến nước Cù Tát Đán Na (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là “Địa Nhũ”,tức là ngã ngôn của phong tục ấy vậy. Theo tập tục gọi đó là nước Hoán Na. Theo Hung Nô thì gọi đó là Vu Độn. Các người Hồ gọi đó là nước Khê Đán, ở Ấn Độ thì gọi đó là nước Khuất Đan. Xưa trước gọi đó là nước Vu Điền, tức sai nhầm vậy).

22- NƯỚC CÙ TÁT ĐÁN NA

Nước Cù Tát Đán Na chu vi rộng hơn 000 dặm. Cát sỏi nhiều hơn một nữa, đất đai mầu mỡ hẹp ít, rất thích nghi với lúa thóc, lắm nhiều giống cây trái, nơi sản sinh các thứ đệm giạ nhỏ mịn và loại thô to. Lại là nơi sản sinh các thứ ngọc trắng ngọc đen. Khí hậu hòa sướng, gió xoáy bay bụi, tập tục có biết lễ nghĩa, con người tánh khí ôn hòa khiêm cung, khéo học các nghề nghiệp sách vở, thông rành mọi kỷ năng. Dân chúng giàu sang an lạc, sắp xếp cửa nhà an cư lạc nghiệp. Nước đó mến chuộng âm nhạc, mọi người khéo giỏi ca múa. Ít vận mặc y phục bằng các thứ lông, vải sợi thô,vải giạ, lông cừu, phần nhiều mang mặc y phục bằng tơ sợi thô và bông tơ sắc trắng. Hình nghi có tiết lễ, phong thái phép tắc có kỷ cương, văn tự, hiến chương đều tuân theo các nước xứ Ấn Độ, có thay đổi một ít thể thế, hơi có men theo cải cách. Nói năng khác biệt so với các nước. Dân chúng sùng kính Phật pháp, có hơn trăm ngôi già lam, chư tăng có hơn 5000 vị, phần nhiều đều tập học theo giáo pháp đại thừa. vua nước đó rất mạnh võ mà kính trọng Phật pháp, tự xưng là con cháu nối dõi của trời Tỳ Sa-môn.

Xưa kia nước đó hoang trống không có người ở, trời Tỳ Sa-môn mới đến dừng ở nơi đó. thái tử của vua Vô Ưu ở nước Đát Xoa Thỉ La bị móc mắt rồi, vua Vô Ưu tức giận đuổi quan phụ tá dời tất cả hào tộc ra ở nơi hang cốc hoang trống phía bắc núi tuyết, dời người đuổi vật đến biên giới phía tây nước đó, suy cử tù trưởng hào gia lên làm vua. Đang lúc bấy giờ, con của vua ở Đông độ bị khiển đuổi lưu đày đến ở biên giới phía đông nước đó, mọi người cùng theo, khuyên nên tiến tới, lại tự xưng vua. Năm tháng đã lâu dài mà phong giáo chẳng thông, mỗi bên đều nhân làm ruộng, đi săm bắn gặp nhau ở giữa đầm hoang, lại hỏi về tông tộc nối dõi. Nhân đó mà tranh giành sự lâu dài, nói năng tức giận lại muốn giao binh. Có người can ngăn rằng: “Nay sao vội thế? Nhân đi săn mà quyết chiến, chưa hết sự bén nhọn của binh lính. Nên trở về chuẩn bị binh lính, kỳ hẹn thời hạn mà nhóm tập sau”. Khi đó cả hai bên đều xoay xa giá mà trở về. Mỗi tự về nước mình nhóm tập binh ngựa, đốc suất binh lính. Đến kỳ hẹn nhóm tập binh lính, cờ trống giao nhau, vào một sáng sớm vào trận chiến. Vị chủ ở biên giới phía tây bất lợi, nhân đó mà đuổi đến phía bắc và bèn chém đầu vị chủ đó. Còn vị chủ ở biên giới phía đông thừa sự thắng lợi mà vỗ về ủy an dân chúng bị mất nước đó, chuyển dời đóng đô vào trong thành rồi mới xây dựng thành quách, buồn lo không có đất đai sợ khó thành công, mới tuyên cáo khắp gần xa, ai là người biết rành về địa lý. Khi ấy có vị ngoại đạo bôi thoa tro bụi vào thân mình mang trái bầu lớn chứa đựng đầy nước mà tự đến nói là: “Tôi biết rành về địa lý”. Bèn đem bầu nước đó cúi cong rưới theo dòng khắp cùng cuối trở lại mới đầu. Nhân liền vội chạy, bỗng chốc bèn không thấy. Y theo vết nước đó mà xếp đặt nền móng tường thành, bèn được dấy công tức bình trị nước đó. Chỗ đóng đô của vua ngày nay tức là thành đó vậy. Thành đó cao vợi, công kích đánh chiếm khó khắc địch, từ xưa trở lại nay chưa ai có khả năng đến đánh thắng. vua đó dời đô, lập ấp, dựng nước, an dân, công việc tạm hoàn thành thì tuổi đã già suy, lại chưa có con nối dõi, sợ tuyệt mất tông tộc tiếp nối, mới sang nơi đền thờ thần trời Tỳ Sa-môn cầu đảo nguyện xin có con nối nghiệp. Từ trên vầng trán tôn tượng thần bổ vạch ra một đứa nhỏ. vua bèn bồng nhận lấy và xoay giá trở về, dân chúng trong nước đều xưng tụng mừng vui. Đã không uống sữa, sợ chẳng sống thọ, liền đó vua lại đến nơi đền thờ thần cầu xin nuôi dưỡng, nơi đất trước tôn tượng thần bỗng nhiên nổi sáng tướng trạng như sữa. Thần đồng bèn mút uống, liền đến dáng trưởng thành, mưu trí mãnh dõng sáng tỏ xưa trước, phong giáo tỏa trùm xa. Liền tạo dựng đền thờ thần, tôn phụng đó là tổ tiên vậy. Từ đó trở về sau đời đời tiếp nối truyền thừa ngôi vị quân vương trị nước chẳng mất giềng mối. Nên nay tại nơi miếu thần có lắm nhiều vật báu trân quý, mọi người lễ bái cúng tế, không tạm phế mất. Lại nơi chỗ tuông trào sữa nuôi dưỡng, nhân lấy đó là hiệu nước nhà (tức gọi là nước Địa Nhũ) vậy.

Từ vương thành về phía nam cách hơn 10 dặm có một ngôi già lam lớn, do tiên vương nước đó vì Đại A-la-hán Tỳ Lô Chiếu Na (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Biến Chiếu) mà tạo dựng. Xưa kia, lúc nước đó Phật pháp chưa được hoằng truyền, A-la-hán Biến Chiếu từ nước Ca Thấp Di La đến trong khu rừng đó an tọa hành tập thiền định. Bấy giờ có người trông thấy kinh ngạc dung nghi pháp phục đó, bèn đem đầy đủ tướng trạng đó tấu trình cùng vua. Vua đích thân đến trông xem mà hỏi rằng: “Ông là người gì mà riêng ở nơi chốn rừng sâu thế này?”. A-la-hán Biến Chiếu đáp: “Tôi là đệ tử đức Như Lai, ở chốn nhân tĩnh hành tập thiền định. Nhà vua nên tu tạo phước đức hoằng dương tán thán Phật giáo, tạo dựng già lam, thỉnh mời chư tăng…”. Vua nói: “Như Lai có đức gì? Có sức thần gì? Mà ngươi nương náu cầu khổ kính phúng pháp giáo như thế?”. A-la-hán Biến Chiếu đáp rằng: “Đức Như Lai có tâm từ xót thương bốn loài chúng sinh, dẫn dắt mọi loài trong ba cõi. Hoặc ẩn hoặc hiện, bày sinh bày diệt. Nếu người tuân theo giáo pháp đó để tu tập thì sẽ ra khỏi sinh tử, còn kẻ mê lầm giáo pháp đó thì bị trói buộc trong màn lưới ái”. Vua nói: “Thật như điều nói đó tức là nói bàn cao siêu vậy. Đã nói là đại Thánh thì nên vì ta mà hiện hình. Khi đã được chiêm ngưỡng, ta sẽ về tạo dựng, dốc tâm kính tin quy hướng, hoằng dương giáo pháp”. A-la-hán Biến Chiếu nói rằng: “Nhà vua nên tạo dựng già lam, công việc hoàn thành sẽ có cảm ứng”. Vua tạm theo lời thỉnh bảo đó, tạo dựng ngôi Tăng-già lam. Mọi người xa gần đều nhóm tập tán thán mừng vui, mà chưa có kiền chùy gõ đánh nhóm tập đại chúng, vua hỏi A-la-hán Biến Chiếu rằng: “Ngôi già lam đã tạo dựng hoàn thành, vậy Phật ở nơi đâu?”. A-la-hán Biến Chiếu bảo rằng: “Phải nên chí thành, Thánh đức soi xét không xa”. Vua bèn đảnh lễ cầu thỉnh, bỗng thấy giữa không trung có tôn tượng đức Phật giáng hiện xuống trao cho vua chiếc kiền chùy. Nhân đó, vua liền tri kính thành thật, hoằng dương Phật pháp.

Từ vương thành về phía tây nam cách hơn 20 dặm, có núi Cù Thất Lăng Già (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Ngưu Giác), trên ngọn núi bỗng nhiên nổi hiện hai hang sâu hút. Giữa khoảng hang cốc sườn núi tạo dựng một ngôi già lam. Bên trong có tôn tượng đức Phật, có lúc tỏa phóng ánh sáng. Xưa kia đức Như Lai từng đến tại đó vì các hàng trời người lược giảng nói pháp yếu. Đức Phật có dự nghi chốn đất đó sẽ lập nên nước nhà, kính sùng Di giáo, tuân hành tập học Đại thừa.

Ở hang núi Ngưu Giác có ngôi thạch thất lớn, bên trong hiện có vị A-la-hán nhập định diệt tâm chờ đợi đức Phật Từ Thị xuất hiện nơi đời, đã trải qua vài trăm năm cúng dường không ngưng ngớt, gần đây, sườn núi sụp đổ bít lập đường đi, vua nước đó dẫn cùng binh lính muốn dẹp trừ đá sụp đổ đó, liền có một đàn ong đen bay lại đốt cắn nhả độc vào mọi người, cho nên mãi đến nay cửa đá vẫn còn chưa được mở lại.

Từ vương thành theo hướng tây nam đi hơn 10 dặm có ngôi già lam Địa Ca Bà Phược Na, bên trong có tôn tượng đức Phật đứng bằng vải sợi ép. Tôn tượng đó vốn từ nước Khuất Chi mà lại đó. Xưa kia trong nước đó có vị quan thần bị phạt đuổi đến ngụ ở tại nước Khuất Chi. Quan thần đó thường lễ bái tôn tượng ấy. Về sau, được trở về lại nước nhà quê cũ, quan thần đó vẫn dốc lòng xa kính ngưỡng, quá nữa đêm bỗng nhiên tự đến. Quan thần đó bèn xả thí vườn nhà tạo dựng ngôi già lam đó.

Từ vương thành về hướng tây đi hơn 300 dặm đến thành Bột Già Di, bên trong có tôn tượng đức Phật ngồi cao hơn bảy thước. Tướng tốt đầy đủ, oai nghi chỉnh túc nghiễm nhiên, trên đầu tôn tượng đội Bảo quan (mũ báu), ánh sáng thường luôn tỏa chiếu. Nghe các hàng sĩ tục nói là: Tôn tượng đức Phật đó vốn từ nước Ca Thấp Di La do sự thỉnh cầu mà chuyển dời đến đó. Xưa kia có vị Đại A-la-hán có vị đệ tử sa di lúc sắp mạng chung mong cầu được ăn bánh bột gạo. Vị A-la-hán đó dùng thiên nhãn quán sát thấy ở nước Cù Tát Đán Na có loại bánh ấy, bèn vận dụng sức thần thông đến đó mà cầu xin được. Vị sa di ấy ăn bánh bột gạo rồi nguyện thác sinh về nước đó. Quả nhiên được toại tâm nguyện xưa trước, vị sa di đó sinh làm vương tử. Sau khi đã lên tiếp ngôi vua, oai phong nhiếp khắp xa gần bèn vượt núi tuyết đến đánh chiếm nước Ca Thấp Di La. Vua nước Ca Thấp Di La nhóm tập chỉnh trang binh ngựa muốn đến trấn ngự dẹp giặc cướp ở biên cương. Khi ấy, vị A-la-hán đó can ngăn vua rằng: “Chớ nên đánh đấu bằng binh lính. Tôi có khả năng khiến giặc rút lui. Sau đó, vị A-la-hán ấy lại vì vua nước Cù Tát Đán Na giảng nói về các pháp yếu, mới đầu chưa tin, vua còn muốn dấy động binh lính. Vị A-la-hán đó bèn đem chiếc áo của vua ở đời trước lúc làm vị sa di mà chỉ bày đó. vua thấy chiếc áo ấy rồi liền chứng đắc trí túc mạng, bèn đến nơi chỗ vua nước Ca Thấp Di La sám tạ tội lỗi quấy, kết giao mừng vui giải tan binh lính mà trở về. Cung kính nghinh thỉnh tôn tượng đức Phật ở thời làm sa di mà thường cúng dường. Tôn tượng đức Phật đó tùy theo quân lính lễ thỉnh về đến nơi chỗ đất đó, tự nhiên không thể chuyển dời được nữa, vua bèn bao quanh tạo dựng ngôi già lam, thỉnh mời chư tăng tụ hội, vua xả thí Bảo quan an đặt lên đảnh đầu tôn tượng đức Phật. Nay Bảo quan đó tức là do tiên vương ấy cúng dâng vậy.

Từ vương thành về phía tây cách khoảng 150 – 160 dặm, giữa đường chánh cát sỏi lớn, có gò đồi toàn là hang chuột. Nghe các hàng sĩ tục nói là: “Chuột trong cát sỏi đó lớn như con nhím. Đuôi nó thì vàng bạc khác màu. Con làm tù trưởng của đàn mỗi lúc ra hang thì có cả đàn chuột cùng theo. Xưa kia bọn Hung Nô dẫn cả vài mươi vạn binh lính đến đánh cướp ở biên giới đô thành, vừa đến nơi gò đồi hang chuột thì đóng quân. Khi ấy vua nước Cù Tát Đán Na dẫn đầu vài vạn binh lính, sợ sức lực không đánh nổi với địch. Vốn biết trong đường cát sỏi đó có chuột kỳ đặc mà chưa rõ thần linh thế nào, kịp đến khi giặc cướp đến thì không nơi cầu cứu. vua tôi mới chấn động kinh sợ chẳng biết mưu tính ra sao, mới tạm thiết bày cúng tế đốt hương khẩn cầu chuột, mong có sức linh ít nhiều giúp cho binh lính. Đêm đó, vua nước Cù Tát Đán Na mộng thấy một con chuột lớn nói: “Kính muốn cùng giúp sức, xin nên gấp chuẩn bị binh lính sáng sớm mai xáp đánh hẳn sẽ thắng Tốt đổ giặc”. Vua nước Cù Tát Đán Na biết là có thần linh giúp đỡ, bèn chỉnh trang binh ngựa, đích thân dẫn đầu tướng sĩ, trời chưa sáng đã thực hành, rượt đuổi dài bít ập, bọn Hung Nô nghe đến, không ai chẳng kinh sợ, mới muốn lên giá cưỡi, mặc áo giáp, má các thứ yên ngựa, áo giáp, dây cung, v.v… các thứ dây giải đều đã bị chuột cắn gặm đứt hết cả. Lính giặc đã đến bèn buộc mặt nhận chịu chết. Khi ấy vua nước Cù Tát Đán Na bèn giết tướng giặc và bắt tù binh lính đó. Bọn Hung Nô chịu nhiếp phục cho là có thần linh giúp đỡ. vua nước Cù Tát Đán Na cảm ân sâu dày của chuột, bèn tạo dựng đền thờ, thiết bày cúng tế, đời đời luôn tôn kính, đặc biệt rất trân quý kỳ lạ. Nên trên từ các bậc quân vương dưới đến các hàng thứ dân đều kính tu cúng tế để mong cầu phước giúp đỡ. Phàm đi đến gò đồi hang chuột đó thì xuống giá cưỡi chở vào lễ bái rất thành kính, dùng các thứ y phục cung tên, hay các thứ hương hoa thức ăn ngon lành để cúng tế cầu phước. Và đã chí thành thì cũng cảm được nhiều thứ phước lợi, còn không cúng tế thì gặp phải tai ương biến nạn.

Từ vương thành về phía tây cách khoảng 5 – 6 dặm có ngôi Tănggià lam Sa Ma Nhã, bên trong có ngôi Tốt-đổ-ba cao hơn trăm thước, rất lắm nhiều điềm linh, có lúc tỏa phóng ánh sáng thần. Xưa kia có vị A-la-hán từ phương xa đến ở trong rừng đó, dùng sức thần thông phóng ánh sáng lớn. Bấy giờ, vua nước đó đang trong đêm ở trên trùng các xa thấy trong rừng có ánh sáng rực rỡ. Khi ấy trải qua thăm hỏi, mọi người đều nói là: “Có một vị Sa-môn từ phương xa đến ngồi yên trong rừng hiện bày sức thần thông”. Vua bèn bảo chuẩn bị xa giá, đích thân vua sang trông xem. Khi đã rõ thấy là Thánh hiền, tâm vua mới cầu kính, khâm phục đạo phong không thôi, vua liền thỉnh mời vào trong cung. Vị Sa-môn ấy bảo: “Nói vật có thích nghi thì chí gắn ở đó. Rừng sâu đầm chằm là chỗ hưởng thướng của tâm tình. Đài cao nhà sâu chẳng phải nơi tôi thoáng nghe”. Nghe thế, vua càng thêm kính ngưỡng, và thêm lắm tôn trọng, bèn vì xây dựng dựng ngôi già lam, tạo lập Tốt-đổ-ba. Vị sa môn ấy bèn nhận lời thỉnh mời vào ở bên trong, qua thời gian, vua cảm có được vài trăm viên xá lợi, trong tâm rất vui mừng, trộm tự suy nghĩ rằng: “Xá lợi ứng hiện lại sao muộn vậy ư? Nếu như sớm có được mà tôn trí dưới ngôi Tốt-đổ-ba há chẳng là Thánh tích sao?”. Vua đến ngôi già lam thưa bạch đầy đủ với Sa-môn ấy. Vị Sa-môn A-la-hán ấy bảo vua rằng: “vua không nên phải lo buồn vậy, nay tôi sẽ vì vua mà an đặt xá lợi. vua nên làm các hộp bằng vàng, bạc, đồng, sắt, đá lớn, v.v…, theo thứ lớp mà đựng vào”. Vua liền bảo các người thợ làm hộp không mấy ngày bèn được hoàn thành, chở bằng các kiệu báu đưa đến ngôi già lam đó. Khi ấy từ vương cung dẫn theo các hàng liêu thứ có cả trăm người trông xem nghinh đưa xá lợi, động bày tính cả muôn kế. Vị A-la-hán ấy mới dùng tay phải nâng ngôi Tốt-đổ-ba lên, và đặt các ngón tay vào bên trong mà bảo cùng vua rằng: “Có thể đem đặt giấu ở phía dưới đó”. Vua bèn chôn khỏa đất, an đặt hộp xá lợi, công việc ấy xong xuôi, khi ấy vị A-la-hán đó mới hạ ngôi Tốt-đổ-ba xuống không chút ngã nghiêng tổn hại. Mọi người trông nhìn đều tán thán là việc chưa từng có. Tâm tin Phật càng dốc mạnh, chí kính pháp càng bền chắc. Vua nói cùng các hàng quan thần rằng: “Ta thường nghe sức của đức Phật không thể nghĩ bàn, sức thần thông khó lường tận. Hoặc phân hiện trăm ức thân hình, hoặc ứng giáng trong cõi trời người, nâng cả thế giới đặt để trong lòng bàn tay, mà chúng sinh không khởi ý tưởng động tĩnh. Biển nói pháp tánh với lời tiếng thường, nhưng chúng sinh tùy loại mà được nghe và tỏ ngộ. Đó chánh là sức thần chẳng ai chung cùng trí tuệ mà ngôn ngữ không thể thuật bày. Linh tướng đức Phật đã ẩn mà thanh giáo vẫn còn lưu truyền, hưởng hòa đượm ân, thưởng vị đạo, khâm trạng mỹ phong, còn được điềm linh như thế, thật nhờ phước đó. Cố gắng thay, gấp trăm lần, nên cung kính sâu. Phật pháp sâu mầu, sáng tỏ ở đây vậy!”.

Từ đô thành về phía đông nam cách khoảng 5 – 6 dặm có ngôi Tăng-già lam Ma Xạ, do tiên vương phi nước đó tạo dựng. Xưa kia ở nước đó chưa biết về dâu tằm, nghe ở phương đông giữ kín mà không cho. Ban sắc nghiêm lệnh các cửa ải canh phòng đều không cho mang giống dâu tằm ra ngoài. vua nước Cù Tát Đán Na mới nhún mình bày lễ đến cầu hôn. vua nước phương đông có ý chí ân hoài xa rộng, bèn hứa sự cầu hôn ấy. vua nước Cù Tát Đán Na mới bảo gọi kẻ sứ đi nghinh hôn mà căn dặn rằng: “Ngươi đem lời này đến nói cùng con gái vua nước phương đông là nước ta vốn không có giống dâu tằm tơ lụa, nên có thể mang theo đến để gieo trồng tự làm xiêm y”. Vương nữ nghe nói vậy, kím kiếm giống ấy, lấy hạt dâu tằm gói trong khăn tơ. Khi đã đến nơi ải canh phòng, người chủ ải rà xoát khắp cả, chỉ còn chiếc khăn của vương nữ không dám kiểm xét, bèn đưa vào nước Cù Tát Đán Na, dừng ở tại chỗ đất cũ của ngôi già lam Xa Mạ. Mới chuẩn bị mọi lễ nghi nghinh đưa vào cung. Vì hạt giống dâu tằm để lại nơi chỗ đất ấy. Đến tiết dương xuân mới bảo gieo trồng giống dâu ấy, tháng tằm đã đến mới lo việc hái nuôi. Lúc đầu mới đến còn dùng các thứ lá tạp cho ăn. Từ đó trở về sau, cây dâu dần liền cành tỏa bóng, vương phi mới khắc đá làm quy chế rằng: “Không được khiến tổn thương giết hại, đợi đến lúc tằm ngài bay hết mới được sữa chửa kén. Nếu người nào dám trái phạm thì minh thần sẽ không giúp đỡ”. Bèn vì tổ tiên của tằm mà tạp dựng ngôi già lam đó. Có số gốc cây dâu khô, mọi người đều gọi đó là cây giống chính vậy. Nên nay tại nước đó có tằm không bị giết hại. Như người trộm lấy tơ thì năm sau liền chẳng nên tằm.

Từ đô thành về phía đông nam cách hơn trăm dặm có dòng sông lớn xuôi chảy về phía tây bắc. Dân chúng trong nước lợi dụng nước ấy dùng bón tưới ruộng đồng. Về sau bỗng nhiên nghe tắt cạn dòng nước, vua nước đó rất lấy làm quái lạ, bảo lo xa giá đến hỏi vị tăng A-la-hán rằng: “Nước của sông lớn, dân chúng trong nước nhà lấy dùng. Nay bỗng nhiên cắt đứt dòng, lỗi ấy do đâu? Phải chăng công việc chánh trị có sự không công bằng, hay đức chẳng đượm khắp? Nếu không như vật thì duổi trách gì nặng vậy?”. Vị A-la-hán đó bảo rằng: “Đại vương trị vì nước nhà, chánh sách chuyển hóa trong sạch hòa mục. Sông nước dứt tắt dòng đó là do rồng khiến nên vậy. Cần nên sớm gấp cúng tế thỉnh cầu, sẽ được lại lợi xưa”. Nhân đó, vua xoay xa giá trở về đền thờ cúng tế rồng sông. Bỗng nhiên có một người nữ vượt rẽ sóng mà đến, nói rằng: “Chồng tôi sớm qua đời, lệnh vua không theo, do đó nước sông cắt đứt dòng, người làm nông mất lợi. vua nên trở lại trong nước nhà tuyển chọn một quý thần để phối làm chồng tôi thì dòng nước sẽ có lại như xưa”. vua nói: “Kính nghe theo sự ước muốn đó”. Người nữ ấy bèn đưa mất vui nhìn quan đại thần nước đó. Sau khi xa giá đã về đến cung, vua nói cùng thuộc hạ rằng: “Đại thần là trọng trấn của nước nhà, việc nông là làm lương thực nuôi mạng sống của muôn dân. Nước nhà mất người trấn giữ thì nguy lớn và chết chóc nên thực hành theo bên nào?”. Quan đại thần liền rời khỏi chỗ, quỳ thẳng mà tâu rằng: “Từ lâu trống rỗng lạm nhận trách nhiệm lớn, tôi thường nghĩ báo đáp nước nhà mà chưa gặp được thời kỳ đó. Nay được dự phần tuyển chọn, nguyện xin lấp kín trọng trách sâu. Ví như có lợi cho được muôn dân thì sao lại lần tiếc một kẻ bề tôi (thần)? Thần là kẻ phụ giúp nước nhà, dân chúng là gốc của nước nhà. Xin đại vương chớ cần phải nghĩ lại! Mong nên vì tu phước, tạo dựng các ngôi Tăng-già lam!”. Vua bèn chấp thuận sự cầu xin ấy, không mấy ngày công việc bèn được hoàn thành. Quan đại thần ấy lại xin sớm được vào Long cung. Khi ấy các hàng quan liêu thứ dân khắp cả nước nhà đánh trống trỗi nhạc, bày tiệc linh đình. Quan đại thần ấy mới mặc y phục sắc trắng, cưỡi ngựa trắng giả biệt vua, kính tạ tất cả dân chúng trong nước nhà, rượt ngựa vào sông, dẫm đạp trên nước mà chẳng chìm, đến nơi giữa dìng bèn khua roi rẽ nước, từ giữa nước tự vạch đôi mà chìm lắng. Chỉ khoảng khắc ngựa trắng nổi lên mang theo một cái trống lớn bằng gỗ chiên đàn và một hộp thư. Trong thư đại khái viết là: “Đại vương chẳng bỏ sót nhỏ nhiệm sai lầm dự tham thần tuyển chọn. Nguyện xin tạo nhiều việc phước lợi nước ích thần. Nên đem trống lớn này treo tại góc đông nam đô thành. Nếu như có giặc cướp đến thì đánh trống tiếng chấn động trước…” và sông nước bèn tuông chảy lại, mãi đến nay luôn có được dùng lợi. Ngày tháng dần dà lâu xa, trống của rồng từ lâu đã không còn, nay nơi chỗ treo xưa cũ cũng có một chiếc trống. Bên cạnh ao có ngôi già lam bị hoang tàng hư hoại, không có chư tăng.

Từ vương thành về hướng đông cách hơn 300 dặm vào trong một đầm hoang lớn rộng khoảng vài mươi khoảnh, đất ở đó tuyệt nhiên không có mầm chồi cây cỏ, mà đất sắc màu đen đỏ lẫn lộn. Nghe các bậc lão thành nói là: Đó là chốn đất bại trận. Xưa kia có nước ở phương đông dẫn cả trăm vạn quân lính đến đánh phương tây. Bấy giờ vua nước Cù Tát Đán Na cũng chỉnh trang binh ngựa, chỉ có vài mươi vạn quân đến phương đông chống cự quân địch mạnh. Vừa đến chỗ đất đó, hai bên cùng đánh nhau. Quân lính phương tây bị thất bại. Thừa thắng tàn hại, quân địch chém vua giết tướng, giết sạch binh lính không sót một người nào, máu đổ nhuộm đất vết tích như ấy vậy.

Từ nơi chiến địa đó theo hướng đông đi hơn 30 dặm đến thành Bể Ma. Ở đó có một tôn tượng đức Phật khắc chạm bằng gỗ chiên đàn, cao hơn hai trượng, rất lắm linh ứng, có lúa tỏa phóng ánh sáng. Phàm những người cảm mắc bệnh tật, tùy nơi chỗ đau mà dùng vàng mỏng thếp vào tôn tượng tức thời liền được lành khỏi. Với người tâm thức rỗng lắng cầu nguyện phần nhiều cũng được toại ý. Nghe các hàng sĩ tục nói là: “Tôn tượng đó xưa kia vào thời đức Phật còn tại thế do vua Ổ Đà Diễn Na ở nước Kiều Thưởng Di tu tạo. Đến sau khi đức Phật nhập niết bàn, tôn tượng đó bèn bay bổng giữa hư không mà đến trong thành Hạt Lao Lạc Ca của nước Cù Tát Đán Na. Mới đầu, vừa tới thành đó, dân chúng an lạc giàu sang rất đắm trước tà kiến mà không trân kính tôn tượng, truyền nhau cho là tôn tượng tự lại, thần mà chẳng quý. Về sau có vị A-la-hán đến lễ bái tôn tượng đó. Dân chúng trong nước kinh hãi khi thấy dung nghi vận mặc kỳ lạ của vị A-la-hán đó bèn tấu trình cùng vua. Vua mới ban lệnh dùng cát bụi trong vải người khác lạ đó. Khi ấy, vị A-la-hán đó mình mẫy lấm đầy cát bụi. Chỉ vì ngậm hồ lót miệng bỏ ăn, lúc đó có một người tâm thấy vậy không an nhẫn, và ngày trước cũng từng lễ bái tôn tượng đó, đến lúc thấy vị A-la-hán đó bị như vậy kèn kính đáo chăm sóc. Đến lúc sắp đi, vị A-la-hán đó bảo người ấy rằng: “Bảy ngày sau sẽ có mưa cát bụi lấp đầy thành này không sót một loại vật nào. Ông nên biết đó và sớm tính kế thoát ra khỏi đây. Bởi vì tung vãi cát bụi nơi ta mà khiến phải chịu lấy tai ương ấy vậy”. Nói thế rồi, vị A-la-hán đó bèn cất bước ra đi, chốc lát bỗng nhiên không thấy tăm dạng đâu nữa. Người đó bèn vào trong thành nói đầy đủ cùng những người thân quen xưa trước. Mọi người nghe thế không ai chẳng cười đùa mỉa mai. Qua ngày thứ hai, bỗng nhiên gió lớn nổi lên thổi sạch mọi dơ bẩn, mưa đổ các thứ vật báu xen tạp khắp đầy đường sá. Mọi người lại mắng rủa người mách bảo đó. Nhưng tâm người đó biết hẳn sẽ đến như thế, nênkính mở một con đường hang rỗng ra ngoài thành ẩn trốn. Đến quá nữa đêm của ngày thứ bảy, mưa cát bụi lấp đầy trong thành. Người ấy mới theo đường hang mà thoát ra, theo hướng đông đến ở trong thành Bể Ma của nước Cù Tát Đán Na. Người ấy vừa đến nơi thì tôn tượng đó cũng đến cùng. Bèn liền y cứ theo đó mà cúng dường, không dám di chuyển đổi dời. Nghe các bậc lão thành nói là đến lúc giáo pháp của đức Phật Thích-ca diệt hết thì tôn tượng đó sẽ vào trong Long cung. Hiện nay, tại thành Hạt Lao Lạc Ca là một gò đống lớn. Các hàng quân vương ở các nước khác, các nhà giàu sang ở cảnh vức khác phần nhiều muốn vào đó đào bới để lấy các vật báu đó, nhưng vừa đến bên cạnh thành, thì gió bão mạnh dữ nổi phát, khói mây phủ khắp bốn phía, đường sá mê mất.

Từ thành Bể Ma theo hướng đông vào bãi sa mạc, đi hơn 200 dặm đến thành Ni Nhưỡng. Thành đó chu vi rộng khoảng 3 – dặm nằm tại trong đầm lớn. Đầm đất nóng ấm khó thể dẫm vượt qua, cỏ lau hoang ùn tốt không con đường tắt qua lại, chỉ có con đường đến thành được đi thông. Nên mọi người qua lại không ai chẳng do từ thành đó. Và nước Cù Tát Đán Na lấy đó làm đồn ải canh phong của cảnh vức phía đông vậy.

Từ đó, theo hướng đông đi vào sông cát lớn, cát chảy lan tràn, tan tụ tùy theo gió. Người đi không có dấu vết nên phần nhiều lạc mất đường. Bốn phương xa vợi mịt mờ chẳng biết nhắm hướng để đến. Nên mọi người qua lại nhặt nhóm thì cốt để ghi dấu. Thiếu cỏ nước, nhiều gió nóng, mỗi lúc gió nổi lên thì người và vật đều hôn mê, nhân đó thành bệnh, có lúc nghe các thứ âm thanh như đàn sáo ca hát hoặc nghe tiếng gào khóc, qua chốc lát nghe thấy, hoảng nhiên chẳng biết đi đến đâu. Do đó mà thường có chết chóc, bởi quỷ mỵ đặt khiến nên vậy! Đi hơn 00 dặm thì đến nước Đổ Hóa La, từ lâu đã hoang rỗng, thành quách đều trống không.

Từ đó, theo hướng đông đi hơn 600 dặm đến nước Chiếc Ma Đà Na xưa cũ, tức là chốn đất Niết Mạt vậy, thành quách trơ trọi, người, vật lửa khói tuyệt dứt! Từ đó lại theo hướng đông bắc đi hơn 1000 dặm đến nước Nạp Phược Ba xưa cũ tức chốn đất Lâu Lan vậy.

Huyền Trang tôi nêu bày sông núi, khảo xét nhặt hái ở các cảnh đất, rõ bày mọi sự cương nhu của các nước, buộc hơi gió của nước đất. Động tĩnh chẳng thường, lấy bỏ bất nhất, mọi sự khó cùng nghiệm xét, chẳng thể đè nén mà nói bày. Tùy các nơi có đi đến mà lược ghi đại khái, nêu bày mọi sự thấy nghe, ghi chép mọi điều phong hóa kính mộ. Từ ngày xa xưa đó trở lại đều gội nhuần nhờ ân trạch. Nói kịp đến phong hành đều kính ngưỡng chí đức, lẫn đồng thiên hạ cùng trong một nhà, lẫn đồng thiên hạ cùng trong một nhà! Đâu nhọc xe đơn ra khiến thông các trạm muôn dặm đó thay!

 

GHI LỜI TÁN THÁN RẰNG:

Lớn lao thay! Đấng pháp vương ứng hiện nơi đời, linh hóa lắng ngầm vận, thần đạo rỗng thông. Hết hình thức giữa thế giới hằng sa, tuyệt đến đi trong kiếp số vi trần. Hình thức tuy hết, ứng hiện sinh mà chẳng sinh, đến đi tuyệt, nêu bày tịch diệt mà không diệt. Đâu phải chỉ thật ứng ngầm ở thành Ca Duy, ngầm hóa tại rừng Sa La mà thôi. Nên biết là ứng với vật mà linh hiệu, cảm hợp duyên mà in vết. Nối dõi chủng tộc Sát Đế Lợi, tiếp theo giòng họ Thích-ca. Kế thừa ngôi vị tôn quý trong cảnh vức, chiếm danh đạo hạnh ở phương hào mà soi sáng vỗ về quần sinh. Đạo thấm khắp mười phương, trí soi cùng vạn vật. Tuy vượt ra ngoài hiếm có vui vẻ mà dẫn giúp trong mọi sự thấy nghe. Ba lần xoay chuyển bánh xe chánh pháp giữa đại thiên, một lời biện bày khắp các cõi. Khu biệt thành tám vạn môn, gồm yếu trong 12 bộ loại. Do đó, Thanh giáo được nhuần khắp rong ruổi giữa rừng phước, phong phạm thổi quạt chở rượt cùng thành thọ. Nghiệp của Thánh hiền lớn vậy. Nghĩa của trời người khắp vậy. Nhưng quên mọi động tĩnh giữa 58 rừng bền chắc, bớt sót đến đi trong cảnh huyển hóa. Chẳng tiếp nối ư? Có đợi chờ! Không toại được ư? Chẳng có vật! Tôn giả Đại Ca Diếp Ba tuyển chọn các vị A-la-hán giúp báo ân Phật nên kết tập pháp bảo ấy, bốn bộ A-hàm gồm cả nguồn ngọn, ba tạng giáo điển bao quát mọi then chốt. Tuy các bộ phái chấp riêng dấy khởi từ đó, mà báu lớn vẫn hiện còn, bèn từ khi giáng sinh kịp đến luc ngầm hóa, Thánh tích có cả ngàn biến, điềm thần nhiều đến muôn khác. Điềm linh chẳng hết vượt hiển, giáo điển vô vi càng mới. Đầy đủ hiện còn trong kinh cáo, rõ ràng trước thuật nơi ký truyện. Nhưng còn lắm lời rối rắm, nghĩa khác lầm sai, cội gốc từ thỷ cốt yếu đến chung, hiếm có khả năng nói chánh, đó chỉ là sự thực lục, còn các luận bàn như đây. Huống gì là chánh pháp sâu mầu, chí lý cao xa, nghiêm xét áo chỉ, văn lắm khuyết vậy. Vì thế, trước tu linh đức, tiếp khuôn phép học dịch kinh, sau tiến tới tài giỏi, theo võ văn khuyết chọn. Đại nghĩa tuy lắm nhiều mà chưa sáng rõ. Vi ngôn khuyết thiếu mà không được nghe. Pháp giáo lưu truyền dần, trải qua nhiều năm tháng. Mới đầu từ thời Viêm Hán, mãi đến Thánh đại, việc truyền dịch là hạnh nghiệp lớn, lưu tỏa tốt đẹp mãi hợp sáng. Huyền đạo chưa đội, chân tông còn mờ tối, chẳng phải là hành tàng của Thánh giáo, hẳn do đặt để của vương hóa. Triều đại nhà Đường chúng ta đến thời răn dắt thiên hạ làm phao nổi ngoài biển khơi, khảo xét khuôn phép để lại của Thánh nhân, chỉnh sửa sách xưa của tiên vương, xiển dương tượng giáo, nhóm tụ làm đại huấn, đạo chẳng rỗng lành. Hoằng truyền nhờ ở các bậc minh đức, bèn khiến giáo nghĩa của tam thừa tích chứa dưới ngàn năm, di linh của 10 lực bặc ngoài muôn dặm. Thần đạo hết phương thức, Thánh giáo có gởi gắm, đợi duyên sẽ hiển bày. Lời đó thật đáng nên tin vậy!

Pháp sư Huyền Trang thông suốt dòng trong ở đầm Lôi (sấm) mạch nguồn lớn tại sông Quy, thể trinh tường của thượng đức, chứa thuần tùy của trung hòa, dẫm đạo hợp đức, sống trinh sửa hạnh. Phước trồng nhân xưa, mạng gặp vận thạch, dứt vết tục trần, nhàn tĩnh sống nơi học tứ. Vâng phụng nhã huấn của tiên sư, kính ngưỡng lệnh đức của tiền triết, mang tráp theo học, du phương thỉnh hỏi. Đi khắp địa vức của Yên Triệu, dẫm trải xét xem cùng Lỗ Vệ, trở trái ba sông mà vào trong đất Tần, bước cùng ba Thục mà đến Ngô cối, thấu đạt tập học tài giỏi, khắp xét hiệu chuyên cần thỉnh hỏi điều lợi ích, trùm suốt các bậc anh hiền ở trong đời, thường ý chí cầu pháp, lắng nghe các luận khác, xét quyết mọi mưu toan, tranh đua bạn nghĩa chuyên môn, đều ghét ghanh học dị đạo. Tình phát xét nguồn, chí còn khảo rõ, gặp lúc bốn biển tiệt đường, tám phương chẳng yên.

Vào sáng sớm ngày mồng một tháng tám năm Trinh Quán thứ ba (62) thời tiền Đường, vén áo lên đường, chống tích đi xa, nhờ hoàng hóa mà hỏi đạo, nương minh hựu mà riêng một mình riêng đi, ra đất hiểm của cửa sắt đá, vượt đất trở ngại của núi lăng núi tuyết, chợt dời đến quán than, thấu xứ Ấn Độ, tuyên bày mỹ phong của nước nhà nơi khác tục, dẫn dụ thuần hóa ở nước người, thân gần tiếp thừa phạm học, dò hỏi các bậc triết nhân. Với điều nghi xưa trước thì trong xem văn thấy rõ. Với áo chỉ thì rộng hỏi ở các bậc tài cao. Mở linh phủ mà nghiên cứu lý, vén thần chung mà tỏ rõ đạo, nghe điều chưa từng nghe, được điều chưa từng được, làm bạn lợi của đạo tràng, thật là người thợ khéo giỏi của pháp môn ấy vậy. Thế đủ biết hiển trước, đức hạnh cao bày. Học suốt ba năm mà tiếng tăm vagn khắp muôn dặm. Người học ở Ấn Độ đều kính ngưỡng đức lớn. Đã gọi đó là Thùng Kinh, cũng tôn xưng là Tướng Pháp. Với học chúng Tiểu thừa thì xưng gọi là Mộc Xoa Đề Bà (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Giải Thoát Thiên). Với học chúng đại thừa thì tôn xưng là Ma-ha Da Na Đề Bà (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Đại Thừa Thiên). Đó chính là nêu cao đức hạnh mà truyền huy hiệu, kính trọng con người mà nghị bàn tên tốt lành. Đến như áo nghĩa của năm thời giáo, vi ngôn của ba thừa, nghiên cứu sâu xa về nguồn dòng, khéo thấu cùng cành lá, sáng rực tuệ ngộ, dễ dàng lý thuận. Với nghĩa chất vấn điều nghi, muốn rõ nên xem ở các biệt lục. Thế rồi tinh thông huyền nghĩa, chuyển quạt gió trong. Học đã rộng, đức đã lớn, khí ấy bèn trải giẫm trông xem sông núi, bồi hồi các chốn giao ấp, ra Thành Mao Mà và Vườn Nai, đến Trượng Lâm mà dừng nghỉ tại Kê viên, xoay mắt nhìn lại nước Ca Duy, để ý đến thành Câu Thi. Nền móng xưa kia nơi đức Phật đản sinh cùng sông đồng mà tươi tốt. Địa chỉ cũ chốn lắng vết đối biên gò mà mang mác. Trông xem vết thần mà thêm nghĩ nhớ, kính ngưỡng huyền phong mà trọn thán ca. Chẳng chỉ lúa tẻ đơm bông mà buồn lớn, lúa giê rụng rơi mà thương khắp mà thôi, là dùng rõ việc xưa cũ của đức Phật Thích-ca, nêu tốt tươi thật của các xứ Ấn Độ. Lại gặt hái những phong hóa tốt lành, còn ghi trong các thuyết khác.

Trải qua năm tháng lâu dài nhưng có nghĩ nhớ vui thích quê hương nước nhà, không quên xoay bước trở về. Pháp sư thỉnh được 150 hạt xá lợi thịt của đức Như Lai, một tôn tượng đức Phật bằng vàng và tòa ngồi thông tỏa ánh sáng cao một thước sáu tấc. Phỏng theo ảnh tượng trong hang rồng ở núi Tiền chánh giác tại nước Ma Yết Đà, một tôn tượng đức Phật bằng vàng và tòa ngồi thông tỏa ánh sáng cao 3 thước 3 tấc, phỏng tả hình tượng Chuyển Pháp Luân lần đầu tiên ở vườn Lộc Dã tại nước Ba La Nại Tư, một tôn tượng đức Phật khắc chạm bằng gỗ chiên đàn và tòa ngồi thông tỏa ánh sáng cao một thước năm tấc, một tôn tượng đức Phật khắc chạm bằng gỗ chiên đàn phỏng theo do vua Xuất Ái ở nước Kiều Thưởng di mến mộ nghĩ nhớ đức Như Lai mà khắc chạm tôn tượng bằng gỗ chiên đàn, và tòa ngồi thông tỏa ánh sáng cao hai thước chín tấc, một tôn tượng đức Phật bằng bạc phỏng theo hình tượng đức Phật từ cung trời giáng xuống dẫn bước trên thềm cấp báu ở nước Kiếp Tỷ Tha và tòa ngồi thông tỏa ánh sáng cao bốn thước, một tôn tượng đức Phật bằng vàng phỏng theo hình tượng đức Phật ở núi Thứu Phong tại nước Ma Yết Đà giảng nói các kinh Pháp Hoa, v.v… và tòa ngồi thông tỏa ánh sáng cao 3 thước 5 tấc, một tôn tượng đức Phật khắc chạm bằng gỗ chiên đàn phỏng theo ảnh tượng đức Phật nhiếp phục rồng độc ở nước Na Yết La Hạt mà lưu lại và tòa ngồi thông tỏa ánh sáng cao 1 thước 3 tấc, một tôn tượng đức Phật phỏng theo tượng đức Phật đi tuần quanh thành hành hóa tại nước Phệ Xá Ly. 22 bộ kinh điển đại thừa, 10 bộ luận đại thừa, 1 bộ kinh luật luận của Thượng tọa bộ, 15 bộ kinh luật luận của Đại chúng bộ. 15 bộ kinh luật luận của Ca Diếp Tý Da bộ. 2 bộ kinh luật luận của Pháp Mật bộ. 67 bộ kinh luật luận của Thuyết Nhất Thiết hữu bộ. 32 bộ Nhân luận, 13 bộ Thanh luận, gồm cả thảy 520 tráp, tổng cộng có 657 bộ, giúp hoằng dương giáo pháp của đấng chí tôn, vượt trải đường sá, bớt lời vụt ngăn trở, nên chở vội mà về. Ra khỏi nước Xá Vệ xưa cũ, trở trái biên giao cũ của thành Già La, vượt trèo Thông Lãnh hiểm nguy, dẫm trải đường sá cát sỏi gian nan. Đến tháng giêng năm Trinh Quán thứ 1 (65) thời Tiền Đường, về tới kinh ấp.

Pháp sư bái yết vua Thái Tông (Lý Thế Dân) tại Lạc Dương, và chỉnh tíc vâng thừa minh chiếu chuyển ban tuyên dịch, pháp sư bèn chiêu tập người học cùng giúp hoàn thành hạnh nghiệp ưu thắng. Mây pháp trở lại bủa giăng, tuệ nhật lại soi sáng tiếp. Hoàng đồ lưu bố pháp hóa của thứu sơn, xích luyện diễn bày giáo điển của Long cung, thời vận tượng giáo phục hưng, đó là lớn thạnh vậy. Pháp sư khéo hiểu thông phạm học, kinh tán kinh sâu, xem văn như đã rồi, chuyển âm còn vọng hưởng. Kính thuận theo Thánh chỉ, chẳng thêm văn sức. Phương ngôn không thông, phạm ngữ chẳng dịch, chuyên việc nung đúc, lấy điển mô chánh, suy mà khảo xét đó, sợ trái với sự thật vậy.

Có tiên sinh cầm hốt đổi sắc mặt cùng đến. Pháp sư vẫn thảng nhiên đến mà hỏi rằng: “Phàm, Ấn Độ là một đất nước, nơi các bậc linh Thánh giáng hiện tụ hội, các hàng Hiền ý trội nổi đản sinh. Với sách thì gọi là sách trời, với ngôn ngữ thì gọi là ngôn ngữ của trời. Văn từ uyển nhã kính mầu, âm vận tuần hoàn lẫn nhau, hoặc một lời mà bao gồm nhiều nghĩa, hoặc một nghĩa xuyên suốt nhiều lời. Âm thanh thì có đèn nén và nâng bổng. Điệu vận theo thể chế đục trong. Phạm văn sâu cùng, phiên dịch phải nhờ người rành mạch, yếu chỉ kinh pháp cao mầu, rõ nghĩa phải nhờ bậc đạo đức lớn, nếu như biên chép giũa gọt làm thể chế, lấy cung thương làm điệu vận, thật là chỗ chưa an, và thật chẳng phải luận nói thẳng. Truyền đạt kinh ý chỉ sâu mầu, việc chuyên từ dễ hiểu, nếu như được chẳng trái bản gốc, đó thật là tốt lành vậy! Văn quá thì rực rỡ, chất lắm thì què quặt. Nói thẳng mà không văn biện rõ mà chẳng chất thì có thể không quá lắm vậy, mới có thể cùng lời chuyển dịch vậy”. Lý Lão nói rằng: “Lời đẹp thì không nên tin, lời đáng tin thì không đẹp”. Hàn Tử nói rằng: “Lý chánh thì ngay thẳng lời nói, còn lời nói có điểm trang thì làm mời tối lý ấy”. Vậy thì biết rủ nhau ban dạy răn khuôn phép, vật nghĩa vốn cao sâu đồng theo văn, điều hại rất lắm. Hờ hửng do cựu chương, điều ấy đức Thế Tôn rất mực răn dạy. Các hàng tăng tục đều nói là vâng theo điều nói thẳng ấy vậy. Xưa kia, Khổng Tử đang tại vị nghe kiện tụng, văn từ có người cùng chung đồng, chẳng riêng mình có. Đến như tu sửa sách Xuân Thu, biên chép thì biên chép, giũa gọt thì giũa gọt. Với hàng đồ đệ của Du hạ, văn học Khổng môn thường chẳng thể tán thán một từ. Việc phiên dịch kinh điển của pháp sư cũng như vậy, chẳng như Tam Tạng Pháp Sư Đồng Thọ, nhóm tập văn ở vườn Tiêu Dao, giao việc viết bút cho các Sa-môn Đạo Sinh, Tăng Triệu, Tăng Dung, Tăng Duệ, huống hồ ở đời vườn vuông làm bàn tròn, thời buổi đẻo chạm chất phác. Ấy chỉ có thể thêm tổn hại Thánh chỉ, dệt tảo minh văn ấy ư! Biện có xa tiếp thừa nối dõi khinh cử. Thủa thiếu thời đã ôm hoài tiết tháo đẹp cao, vừa đến tuổi chí học rút trâm đổi phục làm đệ tử của pháp sư Đạo Khâu theo Tát Bà Đà Bộ ở chùa Đại Tổng Trì, tuy gặp được thợ đá, nhưng gỗ rã mục khó khắc chạm, may vào trong dòng pháp, béo tốt chẳng đượm nhuần, không ăn no mà trọn ngày thật xoay mặt vách tường quanh năm. May nhờ thời cơ đến, gặp hội tốt lành đây, nhờ vốn liếng của yến tước, ghé cuối đàn uyên hồng, cậy mạng tài hèn soạn phương chí đây, học chẳng thông cùng xưa, văn từ không mỹ lệ, mài giũa chậm lụt gắng gỗ hư mục, sức nhóc kép quệ chân, cùng thừa ghi chép theo thứ tự văn đó. Quan thượng thư cấp bút thẻ mà soạn ghi. Với trí cạn, tài năng nhỏ hẹp, lắm chỗ khuyết thiếu sai lọt, hoặc có đầy từ còn có khắc lạc. Xưa kia, con trưởng của Tư Mã là người tài giỏi về lương sử tường tự như thái sử Công Thư, nhưng cha con kế nghiệp, hoặc có danh mà không tự, hoặc có huyện mà không có quận. Nên nói một người tinh tường tư duy thì lắm nhiều văn trọng, bởi không rảnh vậy. Huống gì hàng trí biết hạ ngu mà có thể thấu rõ khắp cùng ư? Còn như là các thứ sai khác của phong thổ tập tục, ghi chép về phong cương sản vật, phẩm chất tánh trí từng vùng, thời tiết nóng lạnh thì ghi tả đầy đủ vì ưu thắng và mỏng manh đó. Còn xét về căn thật, đến như giòng họ Hồ Nhung có phần xứng cùng nước đó. Phong hóa của các xứ Ấn Độ, đục trong có lắm phần nên lược ghi đại khái. Đầy đủ như ở lời tựa trước, đãi nghĩa lễ tốt, số nhà và người hơn quân, ấy chẳng phải điều ghi rõ của kẻ sĩ nhiễm y. Nhưng chư Phật dùng sức thần thông để tiếp vật, linh hoa chủ ban dạy răn. Nên nói Thần Đạo rỗng cao thì lý tuyệt cảnh vức con người, linh hóa u hiển thì sự vượt ngoài trời. Do đó, nơi cảnh vức chư Phật giáng hiện tốt lành, chốn thành cũ tiên Thánh để lại đẹp xinh, lược nêu di linh, thô bày ghi chú. Đường sá cảnh vức quanh co, cương trường xoay trở, đi đến đâu tức ghi xứ đó, chẳng tại xếp bày. Nên các xứ Ấn Độ không phân cảnh nhưỡng, rải tán ghi cuối đất nước đó lược chỉ nêu về phong cức. Ghi chép nơi chốn hành giả giẫm bước chân đến. Nêu chỗ đến tức truyền nghe ghi, hoặc thẳng ghi sự việc đó, hoặc uốn thỏa văn đó, ưu thắng mà mềm dịu đó, suy cử mà thuật ghi đó. Việc chuyên theo thực lục. Dâng bày thành thật lên hoàng cực.

Đến tháng 7 năm Trinh Quán thứ 20 (66) thời Tiền Đường, dứt bút nơi chùa xanh, văn thành trơn trắng, chấm trần Thánh xét, há xứng khuôn phép trời, nhưng mà xung mạo xa vời thật nhờ ở Triều hóa, nghĩ nhớ kỳ, biên chép lạ, thật đội Hoàng linh, đuổi theo tháng ngày đi khắp tám xứ hoang vu, chẳng chuyên khoe sức của cha, đục rỗng ngàn dặm, không nghe công trông rộng. Non Thứu dời đếnh Trung Châu, vườn Nai bít tại ngoài nước, tưởng sự ngàn năm như chính mắt đánh chạm, xem muôn dặm tợ đích thân đi đến. Điều xa xưa chưa từng nghe, việc năm trước chưa từng ghi viết, chí đức trùm khắp, khác tục qua lại. Thuần phong thổi quạt xa, nơi sâu xa hoang vắng không ngoài. Ngõ hầu địa chí đây bổ khuyết núi kinh, ban bố ghi sự của tả sử, hoàn bị khắp nêu của chức phương./.

 

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12