ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ

Tam tạng Pháp sư Huyền Trang vâng phụng chiếu phiên dịch.
Sa-môn Biện Cơ ở chùa Đại tổng trì soạn thuật.

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 11

(Nói về 23 nước).

  1. Nước Tăng-già La
  2. Nước Trà Kiến Na Bổ La
  3. Nước Ma-ha Thích Tha.
  4. Nước Bạt Lộc Yết Chiếp Bà
  5. Nước Ma Lạp Bà
  6. Nước A Tra Ly
  7. Nước Khế Tra
  8. Nước Phạt Lạp Tỳ
  9. Nước A-nan Bổ Đà La
  10. Nước Tô Thích Tha
  11. Nước Cù Chiếc La
  12. Nước Ở Xa Diễn Na
  13. Nước Trịch Chỉ Đà
  14. Nước Ma Hê Thấp Phạt La Bổ La
  15. Nước Tín Độ
  16. Nước Mậu La Tam Bộ
  17. Nước Bát Phạt Đa
  18. Nước A Điểm Bà Sí La
  19. Nước Lang Yết.
  20. Nước Ba Thích Tư.
  21. Nước Tý Đa Thế La
  22. Nước A Áng Trà
  23. Nước Phạt Thích Noa.

 

1- NƯỚC TĂNG-GIÀ LA

Nước Tăng-già-la chu vi rộng hơn 7000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 0 dặm, đất đai mầu mỡ, khí hậu ấm nóng, lúa thóc gieo trồng theo thời vụ, hoa quả lắm nhiều. Nhà cửa dân chúng đông đúc, của cải giàu có. Con người dáng thấp nhỏ sắc da đen sạm, tánh khí mạnh mẽ nóng nãy, ham thích học kính chuộng tài đức, tôn sùng điều thiện, chuyên cần tu tạo phước. Nước đó vốn là bến bãi vật báu, có lắm nhiều thứ trân quý, là nơi quỷ thần nương ở. Về sau, tại Nam Ấn Độ có một vị quốc vương cầu hôn với người con gái nước láng giềng, chọn ngày tốt nghinh đưa về nước, giữa đường gặp phải sư tử, các hàng thị vệ bèn vất bỏ người con gái ấy mà chạy trốn nạn, còn người con gái ấy ngồi trong kiệu giá cam tâm chịu mất mạng. Khi ấy sư tử chúa mang người con gái ấy đi vào trong rừng núi sâu đã ở nơi hang cốc, thường ngày bắt nai hái trái theo thời cung cấp nuôi dưỡng, đã trải qua nhiều năm tháng bèn mang thai sinh ra hai người con một trai một gái, hình dáng đồng như người mà tánh khí thuộc súc vật. Người con trai lớn dần có sức mạnh khỏe đích nổi với thú dữ. Đến năm 20 tuổi trí tuệ con người mới phát, bèn nói với mẹ rằng: “Con đây gọi là gì ư? Cha là loài thú hoang dã, còn mẹ là loài người. Đã chẳng đồng tộc loại làm sao phối ngẫu?”. Người con trai ấy mới nói rằng: “Người và thú khác loài, nên mau trốn lánh đi”. Người mẹ bảo: “Trước kia, mẹ cũng đã từng trốn lánh mà không được thoát”. Người con trai đó về sau theo sư tử cha lên núi vượt non, xét dò mọi chỗ đi ở của cha để có thể trốn lánh nạn. Đã dò xét sư tử cha đi rồi, người con trai đó bèn mang dẫn mẹ và em cùng chạy xuống trong làng ấp của người. Người mẹ bảo: “Chúng ta mỗi tự phải lo cẩn mật, chớ nói ngọn nguồn sự tình, hoặc có người nghe biệt sẽ khinh bỉ chúng ta”. Khi ấy người mẹ dẫn con về lại nước nhà của cha xưa cũ, thì nước nhà chẳng còn gia tộc, giòng họ đã tiệt mất, bèn đến ở ngụ nơi làng ấp của người. Mọi người ở đó hỏi rằng: “Các người vốn ở nước nào?”. Ba mẹ con đáp rằng: “Chúng tôi vốn người nước này, xa lìa đến ở xứ sở khác đã lâu. Nay mẹ con chúng tôi cùng dẫn nhau về quê cũ”. Nghe vậy, mọi người đều cùng xót thương mà cung cấp cho mọi thứ. Sử tử chúa kia sau khi trở về không thấy vợ, nghĩ nhớ hai đứa con trai gái. Dần hồi tức giận đã phát bèn ra khỏi hang núi tìm đến nơi làng ấp, gầm gừ gào thét hung bạo, làm hại người và vật, tàn hại sinh loại, người trong làng ấp vừa ra thì bèn bắt giết, nên mọi người phải đánh trống thổi ốc, mang cung cầm mâu đi thành từng đoàn, sau mới thoát khỏi. vua nước đó lo sợ, dùng nhân từ cảm hóa đó mà chẳng cảm đượm, mới phóng tung những người săn bắn mong sẽ bắt được sư tử. Đích thân vua dẫn có bốn loại binh lính đông đến vạn người, vây bít quanh rừng chằm dẫm đạp khắp núi hang. Nhưng sự tử gầm rống thì người vật đều lánh sợ. Đã không thể nào bắt được, sau đó vua lại chiêu mộ nếu ai bắt giữ được sư tử đó, dứt trừ họa hoạn cho nước nhà thì sẽ đền đáp, trọng thưởng, kính trọng tán thán công tích. Người con trai đó nghe lệnh ban như thế của vua mới nói với mẹ rằng: “Chúng ta đã đói lạnh rất lắm, nên có thể ra đáp ứng sự chiêu mộ, hoặc như có được gì để cùng nuôi dưỡng nhau”. Người mẹ bảo rằng: “Nói vậy không thể được. Kia tuy là súc vật, nhưng còn gọi là cha, đâu thể vì khó, khổ mà trở lại nghịch hại?”. Người con trai đó nói rằng: “Người vật khác loài, lễ nghi ở đâu? Đã trái ngược cản trở, tâm này sao an!”. Mới giấu con dao nhỏ trong tay áo mà ra đáp ứng sự chiêu mộ. Khi ấy có cả ngàn người vạn kỵ cùng nhóm tụ như mây mốc. Sư tử ngồi xẩu trong rừng, không ai dám đến gần. Người con trai đó đi đến trước, sư tử cha bèn thuần phục, khi ấy thân ái vỗ về lắng quên sự tức giận. Người con trai đó mới nắm dao đâm vào bụng sư tử. Sư tử với lòng từ ái, còn không tức giận oán độc, đành chịu xé rách bụng ôm ngậm khổ mà chết. Vua nước đó bảo: “Người ấy là ai mà có sự kỳ lạ vậy ư?”. Đem mọi sự phước lợi mà dẫn dụ, lấy những điều oai mạnh mà chấn động, sau đó người con trai ấy bèn trình bày đuôi đầu đầy đủ, thuật nói rõ về sự tình. vua bảo rằng: “Trái nghịch thay! Đối với cha mà còn có khả năng giết hại như thế, huống gì với người chẳng thân ư? Chủng tánh súc vật khó thuần, tâm tình hung dữ dễ động. Trừ hại cho dân chúng, công ấy thật lớn vậy, nhưng giết chết mạng cha, đó là nghịch tâm vậy”. Bèn trọng thưởng để đền áp công khó đó, nhưng nên thả đi xa để trừ nghịch hại đó thì phép tắc nước nhà không khuyết trái. Lời vua ban nói không hai. Khi ấy liền chỉnh trang hai chiếc thuyền lớn, chất chứa tích trử nhiều lương thực, lưu giữ người mẹ ở lại tại nước đó chu cấp mọi thứ để thưởng công. Còn hai người con trai gái mỗi người lên một chiếc thuyền, nổi trôi theo sóng gió phiêu bạt. Thuyền người con trai đó trên biển trôi dạt đến bến bãi vật báu đó, thấy lắm nhiều châu ngọc quý giá, bèn dừng ở lại trong đó. Về sau, có các thương nhân đi tìm kiếm vật báu lại đến trong bãi đó. Người con trai đó mới giết hại người thương chủ, lưu giữ lại một người nam một người nữ, lần hồi sinh nở con cháu dần đông nhiều, bèn lập thành vua tôi, sắp đặt trên dưới, dựng đô lập ấp, chiếm cứ cương vức. Vì tiên tổ của họ (tức người con trai đó) bắt giữ được sư tử. Nhân nêu bày công tích xưa trước mà đặt thành tên hiệu nước. Còn thuyền người con gái kia, trôi dạt đến phía tây nước Ba Thích Tư, do quỷ thần mỵ hoặc bèn sản sinh một đàn con gái, nên ngày nay gọi đó là nước Tây Vương Nữ vậy. Nên người ở nước Chấp Sư Tử dung mạo thấp nhỏ đen sạm, gò má vuông trán lớn, tánh tình hung bạo nóng nãy, chịu nhẫn ngậm độc, đó cũng bởi chúng tánh còn sót lại của loài thú dữ, nên người nước đó phần nhiều đều mạnh mẽ. Đó là một thuyết nói về khởi nguyên của nước Chấp Sư Tử (Tăng-già La).

Còn theo sự ghi chép trong Phật pháp thì là: xưa kia ở đó là thành sắc lớn của Bảo Châu (châu lục lắm vật báu). Trong đó có 500 La Sát nữ chung sống. Phía trên lầu thành dựng hai cây phướng biểu thị sự tốt xấu. Như có sự tốt lành thì cây phướng tốt lành lay động, có sự xấu xa thì cây phướng xấu xa lay động. Thường dò xét các thương nhân đến Bảo Châu, liền biến thành những người nữ xinh đẹp mang hương hoa, tấu trổi âm nhạc ra nghinh đón ủy an, dẫn dụ vào trong thành sắt, xum họp ca hát vui chơi, thế rồi bắt giam trong chuồng sắt, dần lấy ra ăn thịt uống máu. Bấy giờ tại Thiệm Bộ châu có vị đại thương chủ tên là Tănggià, có người con tên tự là Tăng-già La. Vì cha đã già yếu nên Tănggià-la thay thế mọi công việc nhà. Tăng-già-la dẫn 500 thương nhân vào biển tìm kiếm vật báu, theo sóng gió phiêu bạt, bèn gặp đến Bảo Châu. Khi ấy các La Sát nữ trông thấy cây phướng tốt lành lay động, liền mang các thứ hương hoa tấu trỗi âm nhạc ra nghinh đón dẫn dụ vào thành sắt, lúc đó thương chủ (Tăng-già La) cùng với La Sát nữ vương mua vui cùng nhạc hội. Ngoài ra, các thương nhân mỗi mỗi cùng các La Sát nữ phối hợp. Trải qua thời gian khoảng một năm, mỗi mỗi đều sinh được một người con. Các La Sát nữ tình mến cố nhân, muốn dẫn dụ bắt giam vào chuồng sắt, lại dò xét các thương nhân. Lúc ấy, đang đêm ngủ, Tăng-già-la cảm mộng xấu ác, biết hẳn có điềm không tốt lành, lén tìm đường trở về, bỗng gặp đến nơi chuồng sắt mới nghe có tiếng kêu khóc bi thương, bèn leo lên phủ cao mà hỏi rằng: “Ai trói buộc các ngươi mà kêu khóc oán thương như thế?”. Những người trong chuồng sắt đáp rằng: “Ông không biết ư? Các người nữ trong thành đều là La Sát. Xưa trước dụ dẫn chúng tôi vào thành cùng mua vui. Ông đã sắp đến nơi chuồng đen tối, chúng tôi dần bị sung vào làm thức ăn nay đã hơn một nửa. Không bao lâu nữa, ông cũng mắc phải họa này!”. Tănggià-la nói: “Vậy phải tính thế nào để thoát khỏi ách nạn?”. Các người trong chuồng sắt bảo: “Chúng tôi nghe tại bờ biển có một con ngựa trời, đến đó chí thành cầu thỉnh, ắt có thể cùng được cứu giúp”. Tăng-già-la nghe thế rồi, lén báo cùng các thương nhân cùng ngóng trông về bờ biển chuyên tinh cầu cứu. Lúc đó, ngựa trời lại bảo mọi người rằng: “Các ông nên tự bám chắc vào bờm của tôi không được xoay trở lại, tôi sẽ cứu các ông vượt khỏi biển ách nạn, đến Thiệm bộ châu về tới quê hương nước nhà!”. Các thương nhân vâng theo sự chỉ bảo đó, chuyên nhất không đổi thay bám lấy bờm ngựa. Ngựa trời mới nhảy vọt giữa đường mây, vượt qua bờ biển. Các La Sát nữ bỗng phát giác chồng mình trốn mất, vội báo cho nhau, mỗi mỗi phân chia đường hướng, dẫn theo con nhỏ vượt giữa hư không mà qua lại. Biết các thương nhân sắp ra bờ biển, bèn cùng gọi nhau bay đi xa tìm hỏi. Đang lúc chưa vượt thì gặp các thương nhân, buồn vui cùng đến, lệ trào hoen mi, mỗi tự bưng ngậm khóc mà nói rằng: “Tôi chỉ cảm ngộ, may gặp được người tốt, gia thất đã có sự mừng vui, ái ân đã lâu dài. Mà nay vội bỏ đi xa, vợ con để lại cô quạnh, dằn vặt cõi lòng như thế này ai nhẫn chịu nỗi ư? Mong nên trông nhìn lại cùng trở về thành!”. Trong lòng các thương nhân chưa chịu xoay lại ý tưởng, các La Sát nữ khuyên nói không công hiệu, bèn buông tủa yêu mị, hành xử theo kiêu hoặc. Các thương nhân bị tình ái luyến, khó thể kham nhẫn, tâm nghi tan mất lưu để thân lại đều cùng rơi rớt. Các La Sát nữ lại cùng vái chào mừng vui, cùng các thương nhân đó dẫn nhau mà đi. Còn Tăng-già-la có được trí tuệ sâu chắc, tâm không ngưng trệ tình lụy, nên vượt qua biển lớn thoát khỏi ách nạn đó. Khi ấy La Sát nữ vương trở về thành sắt một mình trống không. Bị các La Sát nữ khác bảo rằng: “Ngươi là kẻ không có mưu trí phương kế, bị chồng vất bỏ, đã không tài nghề thì nên chớ ở đây nữa”. Lúc đó, La Sát nữ vương bèn dẫn đứa con mình sinh bay đến trước mặt Tăng-già-la phóng tủa yêu họa dụ dẫn cầu xin nên trở về. Tăng-già-la miệng tụng thần chú, tay nắm khua kiếm bén, quát la mà bảo rằng: “Ngươi là loài La Sát, ta là con người. Người và quỷ khác đường, sao có thể cùng sánh hợp? Nếu khổ cùng bức bách ta sẽ giết mạng ngươi”. La Sát nữ vương biết là dụ hoặc không thể thành công, bèn vượt giữa hư không bay đến nhà của Tăng-già-la lừa dối người cha tức Tăng-già rằng: “Tôi là con gái của vua nước… đó, Tăng-già-la lấy tôi làm vợ sinh được một người con, do mang các của cải vật báu trở về lại quê hương nước nhà, thuyền bè nổi trôi giữa biển gặp phải sóng gió, mọi người đều chìm chết, chỉ có mẹ con tôi và Tăng-già-la được cứu thoát. Trải qua núi sông hiểm trở, đường sá gian nan. Chỉ một lời nghịch ý mà Tăng-già-la bèn bỏ rơi tôi, mắng chưởi hết từ tốn, mạt sát cho là La sát. Trở về quê cũ thì nước nhà xa vợi, ở lại thì một mình cô quạnh khách lữ. Tới hoặc lui đều không có nơi nương tựa, mới dám mạo muội tỏ bày tình sự”. Tăng-già bảo rằng: “Thật sự như vậy thì nên vào nhà”. Ở chưa bao lâu thì Tăng-già-la về đến nhà. Tăng-già bảo rằng: “Cớ sao quý trọng của báu mà khinh thường vợ con?”. Tăng-già-la nói: “Đó là La Sát nữ vậy”. Và đem tất cả mọi sự từ trước tới nay tỏ bày cùng mẹ cha. Bà con thân thích đều cùng nhau xua đuổi. Khi ấy La Sát nữ bèn đến tố cáo cùng vua, vua muốn bắt tội Tăng-già La. Tăng-già-la nói rằng: “La Sát nữ tánh lắm yêu quái nhiễu hoặc”. Vua cho là Tăng-già-la nói đều không thật, lại thêm tình mến thích sự đẹp xinh của La Sát nữ, nên bảo cùng Tăng-giàla rằng: “Nếu ông hẳn bỏ người nữ này, nay ta lưu giữ lại trong cung”. Tăng-già-la nói: “Sợ sẽ sinh ra tai họa. Nữ đó đã là La Sát chỉ chuyên ăn uống máu thịt”. Vua không tin lời Tăng-già La, bèn lấy làm vợ. Sau đó, lúc quá nữa đêm, La Sát nữ vương bèn bay về bãi báu, gọi kêu 500 quỷ La sát nữ cùng đến trong cung vua, dùng chú thuật độc ác tàn hại trong lòng, tất cả người vật đều bị uống máu ăn thịt. Mang các thây chết còn thừa đem về bãi báu. Sáng sớm hôm sau quần thần vào triều tụ tập trước cửa vua mà đóng bít chẳng mở, mọi người cùng nhau tiến vào bèn đến trong cung đình, vắng teo không thấy người nào chỉ có các hài cốt, các quần thần liêu tá cùng trông nhìn mất hết mọi mưu tính, buồn xót gào khóc, chẳng lường biết nguồn gốc tai họa. Tăng-già-la mới tỏ bày đầy đủ đầu đuôi sự tình, các hàng thần thứ tin rõ tai họa ấy do vua tự rước lấy. Lúc đó các bậc quốc phụ lão thần, các quan tướng cụ lần lượt dò hỏi tìm người minh đức, suy cử cao quý. Mọi người đều kính ngưỡng phước trí của Tăng-già La, mới cùng bàn nghị với nhau rằng: “Phàm làm chủ mọi người đâu có thể cẩu thả lựa chọn ư? Trước tiên là vốn có phước đức, thứ đến rõ suốt minh triết. Nếu không có phước đức thì không sao ở được ngôi báu, nếu chẳng là bậc minh triết thì chẳng biết lấy gì để xử lý mọi việc. Tăng-già-la thật là người vốn đủ các thứ đó vậy. Từ giấc mộng xét biết cơ họa, cảm ứng gặp được ngựa trời. Với tâm trung thành mà can gián cùng chủ, có đủ trí tuệ để mưu tính cho bản thân. Trải qua lắm vận như thế, mãi đến nay, chỉ mới nên tạo thành ca vịnh”. Mọi người đều vui mừng suy tôn Tăng-già-la lên làm ngôi vua. Tăng-già-la từ chối không thoát khỏi, đáng nắm giữ trong đó, bèn cung kính vái chào các quan, nhận lấy ngôi vua. Từ đó, dần men cải đổi những tệ hại trước, nêu bày kính trọng các bậc hiền lương. Mới ban sắc lệnh rằng: “Tôi trước kia làm khách thương buôn đi đến cõi nước Quỷ La Sát, sống chết khó thể lường. Thiện ác chẳng phân rành, nay sắp vì cứu nạn, nên chỉnh trang binh lính, cứu nguy giúp hoạn nạn, đó là phước của nước nhà, thâu nhặt được mọi vật quý báu là lợi của nước nhà vậy”. Khi ấy bèn chuẩn bị binh lính thuyền bè theo đường biển mà sang. Khi đó cây phướng xấu ác trên thành sắt lay động. Các La Sát nữ trông thấy mà khiếp sợ, bèn phóng tủa yêu mị nghinh đón cuống hoặc dẫn dụ. vua

Tăng-già-la vốn biết đó là dối trá nên khuyên bảo các binh sĩ miệng đọc tụng thần chú, thân mạnh dạng ra võ oai, các La Sát nữ quýnh chân rơi rớt, hoặc chạy trốn ẩn nơi đảo biển, hoặc trầm lặn dưới dòng lớn, v.v… Từ đó, vua Tăng-già-la phá hủy thành sắt, và chuồng sắt cứu các thương nhân, thâu nhặt được nhiều châu ngọc vật báu, chiêu mộ các hàng thứ dân dời đến ở Bảo Châu, dựng thành đô, lập làng ấp, bèn thành một nhà nước. Nhân lấy tên vua mà làm hiệu nước. Tăng-già-la tức là sự tích bản sinh của đức Thích-ca Như Lai vậy.

Thời xưa trước, ở nước Tăng-già-la chỉ tôn thờ dâm từ. Sau khi đức Như Lai nhập niết bàn trong trăm năm thứ nhất. Có người em của vua Vô Ưu là Ma Hê Nhân Đà La, xả bỏ ái dục, chí ý mong cầu Thánh quả, tu hành chứng đắc sáu pháp thần thông, có được tám pháp giải thoát, dẫm bước giữa hư không đi đến nước đó, hoằng tuyên chánh pháp, lưu bố di giáo. Từ khi đã giáng hiện, phong tục dần thuần tin, tạo dựng được khoảng vài trăm ngôi già lam, chư tăng có hơn vài vạn vị, tất cả đều tuân hành tập học theo giáo pháp đại thừa thượng tọa bộ, dần hồi Phật giáo đến sau đó hơn 200 năm. Các Sa-môn mỗi tự chiếm cứ chuyên môn, phân thành hai bộ phái: “Một là Ma-ha Tỳ Ha La Trụ Bộ, bài xích đại thừa, chỉ chuyên tập học giáo pháp Tiểu thừa. Và một là A bạt Tà Kỳ Ly Trụ Bộ, gồm học cả giáo pháp đại thừa lẫn Tiểu thừa, hoằng dương xiển hóa Tam tạng, chư tăng giới hạnh trinh khiết, định tuệ lắng trong tỏa sáng, nghi phạm đáng xứng bậc thầy, đông đúc như vậy.

Bên cạnh vương cung có tinh xá Phật Nha (tinh xá tôn thờ cốt răng đức Phật) cao vài trăm thước, dùng các thứ châu ngọc quý báu trang nghiêm ánh ngời. Phía trên tinh xá tạo dựng một trụ biểu, thiết đạt Bát Đàm Ma La Già thêm các vật báu lớn. Vật báu tỏa sáng soi chiếu khắp cùng. Ban đêm ở từ xa trông nhìn sáng rực như sao sáng, mỗi ngày, vua ba lần nghinh thỉnh răng đức Phật ra rưới tẩm hoặc bằng nước hương thơm, hoặc bằng bột hương thơm, hoặc tẩy gội, hoặc xông ướp, công việc rất trân quý kỳ đặc, kính tu cúng dường.

Bên cạnh tinh xá Phật nha có ngôi tinh xá nhỏ, cũng dùng bằng các vật báu để nghiêm sức, bên trong có tôn tượng đức Phật bằng vàng, lường bằng thân hình của tiên vương nước đó mà chủ đúc, nhục kế lại được nghiêm sức bằng các vật báu. Về sau có kẻ trộm dò xét muốn trộm lấy, mà cửa lớp bao bọc chung quanh, có người trông coi cẩn mật, kẻ trộm mới đục đường thông vào tinh xá mà đột nhập đó, bèn muốn lấy vật báu đó thì tôn tượng dần cao xa lân, kẻ trộm đó đã không thành đạt sự mong cầu, rút lui mà than rằng: “Xưa kia đức Như Lai tu Bồ-tát hạnh, khởi tâm quảng đại, phát hoằng thệ nguyện, trên từ thân mạng, dưới

đến cung thành nhà nước, vì xót thương mọi loài chúng sinh mà chu cấp tất cả. Ngày nay cớ sao với di tượng mà lận tiếc vật báu? Lắng nghe lời như thế, chẳng rõ hạnh nguyện xưa!”. Khi ấy tôn tượng đó bèn cúi đầu mà trao vật báu cho kẻ trộm đó. Đã được báu vật rồi, kẻ trộm đó bèn mang ra đổi bán. Mọi người trông thấy đều bảo kẻ trộm đó rằng: “Vật báu này là vật báu nơi nhục kế trên đảnh đầu tôn tượng đức Phật bằng vàng của tiên vương, từ đâu mà ông có được mang đến đây đổi bán?”. Bèn bắt kẻ trộm đó tấu trình cùng vua. vua hỏi từ đâu mà có được? Kẻ trộm đó đáp: “Đức Phật tự cho tôi, chẳng phải tôi trộm lấy”. Vua cho là không thành thật nên sai kẻ sứ đến trông xem kiểm xét, quả nhiên tôn tượng đức Phật vẫn còn cúi đầu. vua thấy Thánh linh như thế, tâm sinh kính tin càng thuần thục kiên cố, chẳng bắt tội kẻ trộm đó, mà chuộc lại vật báu ấy để nghiêm sức lại nhục kế tôn tượng Phật đặt lại trên đảnh đầu. Tôn tượng nhân cúi đầu như thế mãi đến ngày nay vẫn vậy.

Bên cạnh vương cung có một nhà trù lớn, mỗi ngày sắm sinh vật thực cúng dường 18000 vị tăng. Đến giờ thọ trai, chư tăng mang bình bát đến nhận lấy thức ăn, xong rồi mới tự trở về nơi ở của mình. Từ khi Phật giáo lưu truyền đến thì lập nên sự cúng dường đó, con cháu cứ nối tiếp nhau tuân hành mãi đến ngày nay. Trong khoảng mười năm trở lại đây, bởi vì trong nước nhà nhiễu loạn chưa có định chủ, mới phế bỏ hạnh nghiệp đó.

Nơi góc bến bãi biển là nơi sản sinh các vật quý báu, đích thân nhà vua ra đến cúng tế, thần bày tỏ cho các vật quý báu kỳ lạ. Mọi người ở thành đô, các hàng sĩ tục qua lại mong cầu, tùy xứng với phước báu, nên mỗi người có được chẳng đồng. Tùy được các vật ngọc báu châu ky mà thâu thuế có thứ bậc.

Ở góc đông nam nước đó có núi Lăng Ca, hang cốc sâu thẳm cao vợi, nơi các quỷ thần thường đến nghỉ ở. Xưa kia, đức Như Lai đến núi đó giảng nói kinh Lăng Ca (xưa trước gọi là kinh Lăng Già tức sai nhầm vậy).

Từ nước đó về phía nam, đi bằng đường biển khoảng vài ngàn dặm đến châu Na La Kê La. Con người ở châu đó thân hình thấp nhỏ, cao hơn ba thước mà miệng chim. Lúa thóc đã không có, chỉ ăn dùng trái dừa.

Từ châu Na La Kê La đi bằng đường biển về phía tây cách vài ngọn dặm đến một hòn đảo đơn lẻ ở sườn bờ phía đông có một tôn tượng đức Phật bằng đá cao hơn trăm thước, xoay mặt về hướng đông mà ngồi, dùng chất châu ngọc ái nguyệt mà làm nhục kế, lửa trăng sắp lên soi chiếu, nước liền treo thành dòng dàn dụa theo sườn đảnh rót đổ vào khe hang. Bấy giờ có các thương nhân gặp phải sóng gió phiêu bạc, theo cơn sóng mà đến đảo đơn lẻ đó. Vì nước biển chất mặn không thể lấy uống, thiếu khát đã lâu. Khi đó vào ngày 15 giữa tháng, từ trên đảnh đầu tôn tượng Phật nước đổ chảy xuống thành dòng, mọi người đều được cứu giúp qua cơn khát, bèn cho là bởi sự chí thành mà cảm nên được linh Thánh cứu giúp. Những người đó dừng ở lại trải qua nhiều ngày, mỗi lúc trăng ẩn thì nơi đảnh đầu núi nước không tuông đổ thành dòng. Khi ấy vị thương chủ mới bảo là: “Chưa hẳn vì cứu giúp bọn chúng ta mà nước tuông đổ thành dòng. Tôi từng nghe loại châu ngọc Ái nguyệt mỗi lúc trăng soi chiếu sáng thì có nước tuông chảy thành dòng vậy. Chẳng là trên đảnh đầu tôn tượng đức Phật có loại ngọc báu ấy ư?”. Bèn men leo lên sườn mà trông xem thì mới rõ là thật dùng châu ngọc Ái nguyệt để làm nhục kế tôn tượng Phật. Huyền Trang tôi chính được nghe người đó nói về đầu đuôi sự kiện ấy vậy.

Từ nước đó theo hướng tây đi bằng đường biển cách vài ngàn dặm, đến một châu có vật báu lớn. Tại đó không có người ở, chỉ có các bậc hiền nương náu. Trong đêm tĩnh lắng từ xa trông nhìn, thấy đuốc sáng, núi nước. Các hàng thương nhân đi sang đó lắm nhiều nhưng đều không có được gì.

Từ nước Đạt La Tỳ Trà theo hướng bắc vào trong rừng hoang. Trải qua khu thành đơn lẻ, lại qua thôn ấp nhỏ, xứ đó các người hung dữ kết thành bạn đảng làm hại lữ khách, đi hơn 2000 dặm đến nước Trà Kiến Na Bổ La (thuộc Nam Ấn Độ).

2- NƯỚC TRÀ KIẾN NA BỔ LA

Nước Trà Kiến Na Bổ La chu vi rộng hơn 5000 dặm, đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 30 dặm. Đất đai rất mầu mỡ lúa thóc lắm nhiều, khí hậu ấm nóng, phong tục con người vội vã nóng nảy, thân hình đen sạm, tánh tình mạnh dữ hung bạo, ham thích tập học, mến chuộng tài đức và nghề nghiệp. Có hơn trăm ngôi già lam, chư tăng có hơn vạn vị, đối với giáo lý đại thừa Tiểu thừa, đều gắng công sức tập học. Có vài trăm ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn.

Bên cạnh thành vương cung, có ngôi già lam lớn, chư tăng có hơn 300 vị, thật chỉ những bậc anh tài đức hạnh. Tại già lam đó, có ngôi tinh xá lớn cao hơn trăm thước, bên trong có bảo quan (mũ báu) của thái tử Nhất Thiết Nghĩa Thành cao gần hai thước được trang sức bằng các vật trân báu, tôn trí trong hộp báu. Thường đến những ngày trai, đưa ra đặt trên tòa cao, dùng các thứ hương hoa để cúng dường, có lúc tỏa phóng ánh sáng.

Bên cạnh đô thành, trong ngôi già lam lớn có ngôi tinh xá cao hơn 50 thước, bên trong có tôn tượng Bồ-tát Từ Thị được khắc chạm bằng gỗ đàn hương cao hơn 10 thước. Đến những ngày trai thường tỏa phóng ánh sáng thần, nghe nói tôn tượng đó do 200 vị A-la-hán tu tạo nên vậy.

Từ đô thành về phía bắc cách không xa có rừng cây Đa-la chu vi rộng hơn 30 dặm, giống cây ấy lá dài rộng, sắc màu sáng nhuận. Các nước có việc ghi chép đều đến hái nhặt để dùng. Trong rừng đó có ngôi Tốt-đổ-ba là nơi có di tích của bốn đức Phật thời quá khứ tọa thiền và kinh hành. Bên cạnh đó nghe có ngôi Tốt-đổ-ba tôn thờ xá lợi di thân của 200 ức vị A-la-hán.

Từ đô thanh về phía đông cách không xa có ngôi Tốt-đổ-ba nền móng tuy đã nghiêng đổ, mà vẫn còn cao hơn ba trượng. Nghe các bậc lão thành nói là trong đó có xá lợi của đức Như Lai, đến những ngày trai có lúc tỏa phóng ánh sáng linh thiêng. Xưa kia đức Như Lai từng ở tại đó, giảng nói giáo pháp, hiện sức thần thông độ các quần sinh.

Từ đô thành về phía tây nam cách không xa có ngôi Tốt-đổ-ba cao hơn trăm thước do vua Vô Ưu tạo dựng. Nghe nói là 200 ức vị A-la-hán ở tại đó hiện sức thần thông lớn để hóa độ chúng sinh. Bên cạnh đó có ngôi già lam chỉ còn lại nền móng là do các vị A-la-hán tạo dựng.

Từ đó theo hướng tây bắc vào trong rừng hoang lớn, nơi có những thú dữ hung bạo làm hại, có lắm nhiều giặc cướp tàn hại, đi khoảng 200 – 2500 dặm đến nước Ma-ha Thích Tha (thuộc Nam Ấn Độ).

3- NƯỚC MA-HA THÍCH THA

Nước Ma-ha Thích Tha chu vi rộng hơn 6000 dặm, đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 30 dặm, phía tây gần dòng sông lớn. Đất đao mầu mỡ, lúa thóc lắm nhiều, khí hậu ấm nóng, phong tục con người thuần chất, thân hình to lớn, tánh tình xấc láo, có ân thì đáp, có oán thì trả thù, như có người lấn lướt làm nhục thì quên cả thân mạng để báo thù. Với người túng cùng thì ném bỏ phần mình quên nghĩ tự thân mà vì cứu giúp. Trước lúc trả oán hẳn báo cho kẻ kia biết, mỗi bên tự mặc mang giáp phục, sau đó mới đánh nhau. Lúc vào chiến trận xua đuổi đến phương bắc, chẳng giết đã đầu hàng, binh lính sắp mất lợi, không buộc hình phạt, ban cho một bộ nữ phục, rồi cảm kích mà tự chết. Trong nước nhà nuôi dưỡng các dõng sĩ, có vài trăm người, mỗi lúc sắp quyết chiến thì uống rượu vui say. Một người đánh dẹp bén nhọn thì cả muôn người đều bẻ gãy sắc bén. Gặp người phóng túa làm hại, luật nước không hành hình, mỗi lúc xuất hành, đánh trống dẫn trước. Lại nuôi dưỡng đàn voi hung dữ có vài trăm con. Sắp muốn ra đánh trận cũng cho voi uống rượu trước, cả đàn rong ruổi dẫm đạp, phía trước không còn có kẻ địch cứng mạnh. Vua nước đó ỷ cậy sức người sức voi như thế nên khinh thường lấn lướt các nước lân cận. Vua nước đó vốn chủng tộc Sát Đế Lợi tên là Bổ La Kê Xá, mưu trí rộng xa, nhân từ trùm khắp, các hàng quan thần rất mực trung thành kính thờ. Hiện nay, vua Giới Nhật đánh chiếm khắp đông tây, xa gần đều chỉnh túc. Chỉ có riêng đối với người nước đó không thần phục. Vua Giới Nhật từng dẫn tất cả binh lính khắp cả năm xứ Ấn Độ và chiêu mộ những tướng liệt hùng ở các nước, và đích thân vua sang đánh phật nhưng vẫn chưa chiến thắng. Đất nước đó có được quân đội binh lính như thế, có được phong tục như thế! Con người nước đó biết ham thích học. Tà chánh đều kính tin. Có hơn trăm ngôi già lam, chư tăng có hơn 500 vị, đối với giáo lý đại thừa Tiểu thừa đều dốc lòng cầu học. Có khoảng trăm ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo rất đông nhiều.

Trong và ngoài đô thành lớn có năm ngôi Tốt-đổ-ba đều là những nơi có di tích của bốn đức Phật thời quá khứ tọa thiền và kinh hành do vua Vô Ưu tạo dựng. Ngoài ra những ngôi Tốt-đổ-ba bằng gạch đá số đó lắm nhiều, khó thể nêu bày rõ đủ.

Từ đô thành về phía nam cách không xa có ngôi già lam xưa cũ, bên trong có tôn tượng Bồ-tát Quản Tự Tại bằng đá, thần linh soi xét ngầm khắp, mọi người đến mong cầu, phần nhiều được toại ý.

Ở phía đông cảnh vức đó có một quả núi lớn, lắm ngọn ngăn chướng liền nhau, nhiều lớp quanh co hiểm tuyệt, có ngôi già lam nền móng cắm trong hang sâu, nhà cao phòng sâu xẻ sườn gối đảnh, trùng các tầng đài gối lưng vào đảnh núi xoay mặt vào hang hốc, do Đại A-lahán A Chiếc La (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Sở Hành) tạo dựng. A-la-hán Sở Hành vốn người xứ Tây Ấn Độ. Sau khi thân mẫu đã qua đời, A-la-hán Sở Hành quán xét sinh về xứ nào, thấy thác sinh đến nước đó làm thân người nữ. A-la-hán Sở Hành bèn đến nước đó sắp muốn dẫn dắt giáo hóa, tùy căn cơ mà nhiếp thọ. A-la-hán Sở Hành vào trong thôn ấp khất thực đến nhà người mẹ thác sinh. Bỗng nhiên có người con gái ra cúng thí mà sửa bỗng giỏ giọt. Mọi người trong thân thuộc thấy thế cho là điềm không tốt lành, A-la-hán Sở Hành bèn nói về nhân duyên xưa trước, người con gái ấy bèn chứng Thánh quả. A-lahán Sở Hành cảm ân sinh dưỡng, nghĩ nhớ về nghiệp duyên, để báo ân đức sâu dày nên tạo dựng ngôi già lam đó.

Tại ngôi già lam đó có ngôi tinh xá lớn cao hơn trăm thước, bên trong có tôn tượng đức Phật bằng đá cao hơn 70 thước. Phía trên có chiếc lọng đá bảy lớp lơ lửng giữa hư không, không nơi bám víu, giữa mỗi tầng lọng cách nhau khoảng ba thước. Nghe các vị nói là đó là do sức nguyện lực của A-la-hán Sở Hành giữ gìn vậy”. Lại có thuyết nói: “Do công sức của Dược thuật”. Nhưng xét quyết thực lục chưa rõ ràng đến cùng. Khắp bốn mặt tinh xá đều khắc chạm vách tường đá, tạo những sự tích của đức Như Lai xưa kia tu hạnh Bồ-tát ở phần nhân địa và những điềm tốt lành chứng đắc Thánh quả, những linh ứng lúc nhập tịch diệt, v.v… mọi sự lớn nhỏ không để sót, đều khắc chạm đầy đủ tất cả. Bên ngoài ngôi già lam ở hai phía nam bắc, mỗi bên có một con voi đó. Nghe các hàng sĩ tục nói là: “Có lúc voi đá ấy rống tiếng lớn, quả đất chấn động. Xưa kia Bồ-tát Trần Na phần nhiều thường ở trong ngôi già lam đó.

Từ đó theo hướng tây đi hơn ngàn dặm vượt qua sông Nại Mạt Đà đến nuớc Bạt Lộc Yết Chiếp Bà (thuộc Nam Ấn Độ).

4- NƯỚC BẠT LỘC YẾT CHIẾP BÀ

Nước Bạt Lộc Yết Chiếp Bà chu vi rộng khoảng 200 – 2500 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm. Đất đai nhiễm muối mặn, nên cỏ cây sơ sài hiếm ít, trên bãi biển chuyên sản xuất muối, lấy lợi suất từ biển làm nghề chính. Khí hậu nắng nóng, gió xoáy vụt nổi, phong tục kiểu bạc, tánh khí con người dối trá, không biết tập học các thứ nghề nghiệp, tà chánh đều kính tin. Có hơn 10 ngôi già lam, chư tăng có hơn 300 vị, đều tập học theo giáo pháp đại thừa thượng tọa bộ. Có hơn 10 ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn. Từ đó theo hướng tây bắc đi hơn 2000 dặm đến nước Ma Lạp Bà (tức là nước Nam La thuộc Nam Ấn Độ).

5- NƯỚC MA LẠP BÀ

Nước Ma Lạp Bà chu vi rộng hơn 6000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 30 dặm ở gần phía đông nam của sông Mạt Hê. Đất đai mầu mỡ, lúa thóc lắm nhiều, cỏ cây tươi tốt, hoa quả có nhiều, đặc biệt thích nghi lúa tẻ, con người phần nhiều ăn dùng bánh bột. Con người tánh tình thuận thiện, đại để là rất thông mẫn, nói năng ngôn từ thanh nhã rõ ràng, học nghề rất ưu tú sâu sắc. Ở năm xứ Ấn Độ có hai nước quý trọng việc học, đó là ở tây Nam Ấn Độ có nước Ma Lạp Bà và ở đông bắc Ấn Độ có nước Ma Yết Đà. Quý đức mến chuộng nân, thông minh mạnh học, mà nước đó đối với tôn giáo tà chánh đều kính tin xen tạp, có vài trăm ngôi già lam, chư tăng có hơn hai vạn vị, tập học theo giáo pháp Tiểu thừa chánh lượng bộ. Có vài trăm ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo thật đông nhiều, và phần nhiều là đồ chúng bôi thoa tro bụi thân mình. Theo “Quốc chí” nói là: “600 năm trước có vị vua hiệu là Thi La A Dật Đa (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Giới Nhật) là người có tuệ cao sáng, tài học thông mẫn, mến thương nuôi dưỡng bốinhạng quần sinh, kính sùng Tam bảo. Mới đầu từ lúc chào đời đến khi băng hà dung mạo chưa từng tỏ vẻ tức giận, tự tay không bao giờ làm hại sinh mạng nào. Voi ngựa cần uống nước, lọc rồi mới cho uống sau vì sợ tổn thương loài thủy tộc. vua Giới Nhật có đức nhân từ như thế, ở ngôi vua hơn 50 năm, khiến các loại thú hoang quen thuần với người. Tất cả các hàng dân chúng trong nước nhà đều không giết hại. Tại bên cạnh cung tạo dựng một ngôi tinh xá, thiết chế rất mực khéo léo, trang nghiêm đầy đủ mọi thứ, bên trong tạo tôn tượng bảy đức Phật Thế Tôn, mỗi năm thường thiết đại hội thí vô già, nhóm tập chư tăng ở khắp bốn phương, kính tu cúng dường tứ sự, hoặc dâng ba pháp y các đạo cụ, hoặc cúng các vật bảy báu trân kỳ, tiếp nối tương thừa hạnh nghiệp tốt lành không ngầm mất.

Từ đô thành lớn về phía tây bắc cách hơn 20 năm đến thôn ấp Bàla-môn, bên cạnh có hầm hố bị vùi lấp, mùa thu mùa hạ trời mưa dầm dìa trải hơn cả 10 ngày, tuy nhận nước đổ về của các rạch nguồn mà nước không hề tích chứa. Bên cạnh đó có dựng một ngôi Tốt-đổ-ba nhỏ. Nghe các vị lão thành kể là: đó là nơi xưa kia có vị Bà-la-môn rất kiêu mạn tự thân bị vùi lấp vào chốn địa ngục. Xưa kia, trong ấp đó có vị Bàla-môn thông rành mọi vật, học trùm các bậc tài giỏi ở đương thời, đối với nội ngoại giáo điển đều nghiên cứu tận cùng sâu mầu, đối với lịch số huyền văn chỉ như trông nhìn mọi vật trong lòng bàn tay. Phong thái nghi phạm thanh cao kiến vang vọng khắp xa gần. vua nước đó rất trân kính, mọi người đều tôn trọng. Môn nhân học trò có cả ngàn vị đượm hưởng đạo vị, khâm chuộng phong thái. Bà-la-môn đó thường nói rằng: “Ta vì đời mà thuật Thánh đạo dẫn dắt phàm tình. Các bậc tiên hiền hậu triết chẳng có ai sánh bằng với ta. Đối với các vị trời Đại Tự Tại, trời Bà Lũ, trời Na La Diên, Phật Thế Tôn, mọi người đều đượm phục phong mỹ, tố thuật đạo ấy, không ai chẳng đồ tả hình tượng, đua nhau tu kính. Nay, ta đức hạnh vượt hẳn những vị đó, tiếng tăm nổi bậc ở đương thời, chẳng có điều khác, vậy lấy gì để hiển bày?”. Bèn dùng gỗ chiên đàn sắc đỏ khắc làm các tôn tượng trời Đại Tự Tại, trời Bà Lũ, trời Na La Diên, đức Phật Thế Tôn, v.v… thiết đặt ở bốn góc chân, phàm đi đến đâu đều mang theo vậy. Bà-la-môn đó kiêu mạn xất láo đến nỗi như thế. Bấy giờ tại Tây Ấn Độ có Bí Sô Bạt Đà La Lũ Chi (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Hiền Ái) khéo thông rành nhân minh, thấu đạt sâu mầu các dị luận, đạo phong thuần túy, hương giới tỏa ngát, chuyên hành thiểu dục tri túc, chẳng tham cầu mọi vật, nghe thế mà than rằng: “Thật đáng tiếc thay! Ở thời không có người vậy, khiến kẻ ngu phu kia dám làm nhưng việc hung đức!”. Bèn chống tích trượng từ xa đến nước đó, đem cả tâm nguyện từ xưa trước tấu trình đầy đủ với vua. vua thấy Bí Sô Hiền Ái vận mặc rách rưới, trong tâm chưa mến kính, nhưng cao chuộng chí khí ấy nên gượng mà thi lễ, bèn thiết lập luận tòa, bảo cùng Bà-la-môn đó. Bà-la-môn đó nghe xong, cười mà bảo rằng: “Kẻ đó là hạng người nào mà dám ôm hoài chí khí ấy”. Và bảo các đồ chúng cùng đến luận trường, có cả trăm ngàn người trước sau cùng hầu nghe Bí Sô Hiền Ái mặc giáp phục thô tệ cũ kỹ, trải cỏ mà ngồi. Bà-la-môn đó ngồi xổm nơi tòa, chẳng bài xích chánh pháp mà phô thuật tà tông. Bí Sô Hiền Ái biện luận rành rõ như dòng chảy, xoay quanh qua lại. Lâu sau, Bà-la-môn đó tự tạ lỗi thối khuất. vua nước đó mới bảo rằng: “Từ lâu lạm dụng hư danh, khinh thường những bậc trên mình, dối hoặc mọi người. Với phép tắc xưa trước có ghi chép là luận nghị thua cuộc hẳn bị giết chết”. Và muốn đốt lò sắt và bắt Bà-la-môn đó lên ngồi ở trên. Bàla-môn đó quẩn bách mới quy mạng cầu cứu. Bí Sô Hiền Ái xót thương đó, mới xin vua rằng: “Đại vương đức nhân cảm hóa đượm xa, tiếng tăm trong xưng tụng vang cùng. Nên ban bố tâm từ nuôi dưỡng, chớ làm việc tàn khốc, tha thứ cho kẻ đó chớ cùng ruồng đuổi, chỉ nơi đi đến”. vua mới bảo cưỡi lừa đi báo khắp thành ấp. Bà-la-môn đó xấu hỗ sự tàn diệt tủi nhục đó nên phát nỗi ói máu. Bí Sô Hiền Ái nghe thế rồi bèn sang ủy an mà bảo cùng Bà-la-môn đó rằng: “Ông là người học hết cả nội ngoại giáo điển, tiếng tăm vang khắp xa gần, mọi sự vinh nhục, tiến lùi hẳn rõ. Phàm danh đâu có gì thật ư?”. Bà-la-môn đó càng thêm phẩn hận sâu sắc, mắng rủa Bí Sô Hiền Ái, phỉ báng đại thừa, khinh miệt các bậc tiên Thánh. Tiếng nói chưa lắng dứt, tại đất đó bỗng nứt nẻ, thân đang sống bèn bị vùi lấp. Di tích hiện còn tại đó.

Từ đó theo hướng tây nam vào đường biển, rồi lại theo hướng tây bắc đi khoảng 200 – 2500 dặm đến nước A Tra Ly (thuộc Nam Ấn Độ).

6- NƯỚC A TRA LY

Nước A Tra Ly chu vi rộng hơn 6000 dặm. Đô thành lớn nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm. Dân chúng sinh sống đông đúc, các vật quý báu tích chứa lắm nhiều, lúa thóc tuy đầy đủ nhưng hưng thạnh hay suy bại tùy theo nghề nghiệp. Đất đai có nhiều cát muối nên hoa quả hiếm ít. Là nơi sản sinh giống cây Hồ tiêu, cây lá như giống tiêu ở đất Thục, và cũng là nơi sản sinh giống cây Huân Lục Hương, cây lá tợ như cây đường lê. Khí hậu nắng nóng có nhiều gió bụi. Con người tánh tình kiêu bạc, quý trọng của cải, khinh tiện tài đức. Các thứ chữ nghĩa, nói năng, hình nghi, phép tắc phần lớn tương đồng như ở nước Ma Lạp Bà. Phần nhiều không tin tội phước, giả sử có người tin cũng chỉ tôn thờ trời thần. Có hơn mười ngôi đền thờ quán xá, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn.

Từ nước Ma Lạp Bà theo hướng tây bắc đi hơn 300 dặm thì đến nước Khế Tra (thuộc Nam Ấn Độ).

7- NƯỚC KHẾ TRA

Nước Khế Tra chu vi rộng hơn 3000 dặm, đô thành lớn của nước đo chu vi rộng hơn 20 dặm, nhà cửa dân chúng đông đúc có lắm nhiều của cải, không có quân trưởng lớn, mọi việc làm đều tùy thuộc nước Ma Lạp Bà. Mọi phong tục, đất đai thích nghi, mọi sản vật, v.v… đều đồng như ở nước Ma Lạp Bà. Có hơn 10 ngôi già lam, chư tăng có hơn ngàn vị, đối với giáo pháp đại thừa Tiểu thừa đều cố gắng tập học. Có vài mươi ngôi đền thờ trời. Các hàng ngoại đạo thật lắm nhiều.

Từ đó theo hướng bắc đi hơn ngàn dặm đến nước Phạt Lạm Tỳ (tức nước Tỷ La La, thuộc Nam Ấn Độ).

8- NƯỚC PHẠT LẠP TỲ

Nước Phạt Lạp Tỳ chu vi rộng hơn 6000 dặm, đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 30 dặm. Với mọi thứ đất đai sản sinh, khí hậu thích nghi, phong tục, tánh tình con người, v.v… phần lớn đông như ở nước Ma Lạp Bà. Dân chúng sinh sống đông đúc, nhà cửa giàu sang, tích chứa của cải có đến trăm ức nhà mới có hơn trăm nhà vậy. Những vật kỳ lạ ở các phương xa, phần nhiều đều nhóm tụ tại nước đó. Có hơn trăm ngôi già lam, chư tăng có hơn 6000 vị, phần nhiều đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa chánh lượng bộ. Có khoảng vài trăm ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo thật lắm nhiều. Xưa kia đức Như Lai từng đến nước đó, nên những nơi đức Phật có dừng nghỉ, vua Vô Ưu đều tạo dựng các ngôi Tốt-đổ-ba nêu bày tiêu biểu. Và các nơi có di tích của bốn đức Phật thời quá khứ tọa thiền kinh hành vẫn còn tương quan. Còn nay, vua nước đó thuộc chủng tộc Sát Đế Lợi tức cháu của vua Thi La A Dật Đa ở nước Ma Lạp Bà, khiến làm con rễ của vua Thi La A Dật Đa ở nước Yết Nhã Các Xà hiệu là Đổ Lỗ Bà Bạt Tra (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Thường Duệ) tánh tình thô gấp, trí mưu cạn gần, nhưng rất thuần tin Tam bảo. Mỗi năm thường thiết đại hội bảy ngày, đem các thứ trân quý thượng vị cúng dường chư tăng, giá trị như ba pháp y, thuốc thang, trân quý như bảy báu. Đã cúng thí khắp cùng tất cả rồi nêu gấp bội giá đáp chuộc lại. vua rất quý đức, chuộng hiền, tuân theo đạo, mến trọng học. Đối với các bậc cao tăng ở phương xa lại đặc biệt thêm sự lính lễ.

Cách đô thành không xa, có ngôi già lam lớn, do A-la-hán A Chiếc La (Sở Hành) tạo dựng, là nơi các Bồ-tát Đức Tuệ, Kiên Tuệ ở trong đó chế thuật các bộ luận, và thạnh hành lưu bố bố nơi đời.

Từ đó theo hướng tây bắc đi hơn 700 dặm đến nước A-nan Đà Bổ La (thuộc Tây Ấn Độ).

9- NƯỚC A-NAN ĐÀ BỔ LA

Nước A-nan Đà Bổ La chu vi rộng hơn 2000 dặm, đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm. Dân chúng sinh sống đông nhiều nhà cửa giàu sang, không có quân trưởng lớn, mọi việc làm đều tùy thuộc nước Ma Lạp Bà. Đối với mọi thứ đất đai thích nghi, khí hậu, chữ nghĩa, phép tắc, v.v… đều đồng như ở nước Ma Lạp Bà. Có hơn 10 ngôi già lam, chư tăng có gần ngàn vị đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa chánh lượng bộ. Có khoảng vài mươi ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn.

Từ nước Phạt Lạp Tỳ theo hướng tây đi hơn 500 dặm đến nước Tô Thích Tha (thuộc Tây Ấn Độ).

10- NƯỚC TÔ THÍCH THA

Nước Tô Thích Tha chu vi rộng hơn 000 dặm, đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 30 dặm, phía tây gần sông Mạt Hê. Dân chúng sinh sống đông đúc, nhà cửa lắm nhiều của cải, mọi việc làm đều tùy thuộc nước Phạt Lạp Tỳ. Đất đai nhiễm chất muối mặn nên hoa quả hiếm ít. Khí hậu lạnh nóng tuy quân bình nhưng gió vúa táp không lắng yên. Thổ tục kiêu bạc, con người tánh tình khinh tháo, chẳng ham thích tập học nghề nghiệp. Tà chánh đều kính tin. Có hơn 50 ngôi già lam, chư tăng có hơn 3000 vị, phần nhiều tập học theo giáo pháp đại thừa thượng tọa bộ. Có hơn trăm ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn. Nước đó ngay đường của tây hải, mọi người đều thờ nguồn lợi của biển, mọi hưng thạnh hay suy bại đều theo nghề nghiệp đổi chác mọi thứ có không.

Cách đô thành không xa có núi Úc Thiện Đa, trên đảnh núi có ngôi già lam, phòng nhà hiên vũ, phần nhiều đều xẻ đục từ sườn đảnh núi, cây rừng tươi tốt ma trùm, dòng suối giao quanh cảnh vức, là nơi các bậc hiền Thánh thường đến dừng nghỉ, các hàng linh tiên tụ tập qua lại.

Từ nước Phạt Lạp Tỳ theo hướng bắc đi hơn 1800 dặm đến nước Cù Chiếc La (thuộc Tây Ấn Độ).

11- NƯỚC CÙ CHIẾC LA

Nước Cù Chiếc La chu vi rộng hơn 5000 dặm. Đô thành lớn của nước đó hiệu là Tỳ La Ma La, chu vi rộng hơn 30 dặm, mọi thứ đất đai thích nghi, phong tục tập quán, v.v… phần nhiều đồng như ở nước Tô Thích Tha. Dân chúng sinh sống đông đúc, nhà cửa của cải lắm nhiều. Con người phần nhiều phụng thờ ngoại đạo, ít tin Phật pháp, có một ngôi già lam, chư tăng có hơn trăm vị, tập học theo giáo pháp Tiểu thừa thuyết nhất thiết hữu bộ. Có khoảng vài mươi ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn. vua nước đó thuộc chủng tộc Sát Đế Lợi, tuổi mới 20 mà trí mưu dũng mãnh cao xa, rất kính tin Phật pháp, mến chuộng những bậc có tài năng khác lạ.

Từ đó theo hướng đông nam đi hơn 2800 dặm, đến nước Ổ Xà Diễn Na (thuộc Nam Ấn Độ).

12- NƯỚC Ô XÀ DIỄN NA

Nước Ô Xà Diễn Na chu vi rộng hơn 6000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 30 dặm. Mọi thứ đất đai thích nghi, phong tục tập quán đều đồng như ở nước Tô Thích Tha. Dân chùng sang sống đông đúc, nhà cửa lắm nhiều của cải. Có khoảng vài mươi ngôi già lam, phần nhiều đều đã hư hoại, hiện còn chỉ có 5 – 3 ngôi, chư tăng có hơn 300 vị. Đối với giáo pháp đại thừa, Tiểu thừa đều dốc công tập học. có khoảng vài mươi ngôiđền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn. vua nước đó thuộc chủng tộc Bà-la-môn, xem đọc thông rành sách tà, chẳng tin chánh pháp. cách đô thành không xa có ngôi Tốt-đổ-ba, là nơi xưa kia vua Vô Ưu tạo cảnh địa ngục. Từ đó theo hướng đông bắc đi hơn ngàn dặm đến nước Trịch Chỉ Đà (thuộc Nam Ấn Độ).

13- NƯỚC TRỊCH CHỈ ĐÀ

Nước Trịch Chỉ Đà chu vi rộng hơn 000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng khoảng 15 – 16 dặm, đất đai mầu mỡ, lúc thóc gieo trồng tốt tươi, lại thích nghi các gióng đậu, lúa tẻ, có nhiều hoa quả, khí hậu điều sướng. Con người tánh tình thuần thiện, phần nhiều tin theo ngoại đạo, ít tôn kính Phật pháp. Có khoảng vài mươi ngôi già lam, chư tăng hiếm ít. Có hơn 10 ngôi đền thờ trời, các hàng ngoại đạo có hơn ngàn vị. vua nước đó thuộc chủng tộc Bà-la-môn, rất kính tin Tam bảo, tôn trọng những người đức hạnh, cho nên những bậc đạt sĩ ở các phương phần nhiều đều tụ tập đến nước đó. Từ đó theo hướng bắc đi hơn 00 dặm đến nước Ma Hệ Thấp Phạt La (thuộc Trung Ấn Độ).

14- NƯỚC MA HÊ THẤP PHẠT LA

Nước Ma Hê Thấp Phạt La chu vi rộng hơn 3000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 30 dặm. Mọi thứ đất đai thích nghi, phong tục tập quán đều đồng như ở nước Ổ Xà Diễn Na. Tôn kính ngoại đạo, không tin Phật pháp, có khoảng vài mươi ngôi đền thờ trời, phần nhiều là đồ chúng ngoại đạo bôi thoa tro bụi vào thân mình. vua nước đó thuộc chủng tộc Bà-la-môn, chẳng kính tin Phật pháp lắm.

Từ đó trở về lại nước Cù Chiếc La, lại theo hướng bắc vượt qua bãi sa mạc hoang vu hiểm trở đi hơn 100 dặm, vượt qua sông lớn Tín Độ đến nước Tín Độ (thuộc Tây Ấn Độ).

15- NƯỚC TÍN ĐỘ

Nước Tín Độ chu vi rộng hơn 7000 dặm, đô thành lớn của nước đó hiệu là Tỳ Chiêm Bà Bổ La chu vi rộng hơn 30 dặm. Đất đai thích nghi với lúa thóc có lắm nhiều lúa tẻ, lật, là nơi sản sinh các thứ vàng, thau, đá. Lại thích nghi các giống vật trâu, dê, lạc đà, loa, v.v…. Giống lạc đà xứ đó thân hình thấp nhỏ. Lại có một quả núi là nơi sản sinh loại muối đỏ, sắc mày như đá đỏ, muối trắng, muối đen và muối đá trắng, v.v…. Ở các phương vức xa khác dùng lấy đó làm thuốc. Con người tánh khí cứng mạnh nóng nãy nhưng mà chất thực, thường luôn đấu tranh, hay phỉ báng, học hành chẳng khéo rộng sâu, rất kính tin Phật pháp. Có khoảng vài trăm ngôi già lam, chư tăng có hơn vạn vị đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa chánh lượng bộ nhưng phần nhiều tánh nết biếng lười biếng lười giới hạnh uế tệ, còn những vị tinh cần hiền thiện, riêng ở tĩnh lặng ẩn vết nơi chốn núi rừng, sớm tối chẳng biếng lười phần nhiều là có chứng đắc Thánh quả. Có hơn 30 ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn, vua nước đó thuộc chủng tộc Thú Đà La, tánh tình thuần chất, kính tin Phật pháp. Xưa kia đức Như Lai từng đến nước đó, nên tại các Thánh tích, vua Vô Ưu đều có tạo dựng Tốt-đổ-ba có vài mươi ngôi. Đại A-la-hán Ô Ba Cúc Đa cùng từng đến nước đó giảng pháp giáo hóa, những nơi dừng ở đều có nêu bày di tích, hoặc xây dựng Tăng-già lam, hoặc tạo lập Tốt-đổ-ba, có lắm nhiều nay đây chì nói sơ lược mà thôi.

Bên cạnh bờ tây sông Tính Độ trong khoảng ngàn dặm, men theo đê đầm có khoảng vài trăm ngàn người làm vườn nhà ở đó, tánh khí cứng mạnh nóng nãy, chuyên việc giết hại, chăn nuôi trâu để tự sinh sống, không có gì bó buộc thân mạng, nam nữ như nhau, không có sang hèn, cạo bỏ râu tóc vậc mặc áo ca sa, hình tướng tợ như Bí Sô mà làm việc thế tục, chuyên chấp lấy kiến thức nhỏ mọn, chẳng phỉ báng đại thừa. Nghe các bậc lão thành nói là: xưa kia dân chúng xứ đó cam nhẫn chỉ chuyên việc hung dữ tàn hại. Bấy giờ có vị A-la-hán xót thương sự tệ hại ấy, vì muốn giáo hóa họ nên vượt giữa hư không mà đến, hiện sức đại thần thông, bày những việc hiếm có, khiến họ tin nhận, dần hồi dẫn dắt bằng ngôn giáo. Các người kính tin vui mừng nguyện vâng làm theo sự chỉ dạy. Vị A-la-hán ấy biết tâm họ đã thuận phục mới vì trao cho pháp tam quy, dứt bỏ việc làm hung bạo, bỏ hẳn việc giết hại, cạo bỏ râu tóc, vận mặc pháp y, cung kính tuân hành theo giáo pháp. Trải qua năm tháng lâu dài, sự đời dần hồi đổi thay, nên việc giữ gìn Thánh thiện đã khiếm khuyết mà phong hóa lại còn chẳng mất hết. Nên họ tuy vận mặc pháp phục mà không giới thiện, con cháu nối đời noi tập theo thành tục lệ.

Từ đó theo hướng đông đi hơn 00 dặm vượt qua bờ phía đông sông Tín Độ đến nước Mậu La Tam Bộ Lô (thuộc Tây Ấn Độ).

16- NƯỚC MẬU LA TAM BỘ LÔ

Nước Mậu La Tam Bộ Lô chu vi rộng hơn 4000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 30 dặm, dân chúng sinh sống đông đúc, nhà cửa có lắm nhiều của cải. Mọi việc làm đều tùy thuộc theo nước Trách Ca, đất đai mầu mỡ, khí hậu điều thuận, phong tục con người chất thật, khéo ham thích tập học, mến chuộng tài đức, phần nhiều phụng thờ trời thần, ít kính tin Phật pháp. Có hơn 10 ngôi già lam phần nhiều đều đã bị hư hoại, chư tăng hiếm ít, học hành không chuyên tập. Có tám ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn. Có đền thờ Nhật Thiên (thần mặt trời) trang nghiêm rất mỹ lệ, tôn tượng Nhật Thiên chủ đúc bằng vàng ròng, dùng các vật báu kỳ đặc để nghiêm sức, linh thiêng soi xét cùng khắp, công thần ngầm trùm. Có nữ nhạc thay nhau tấu trỗi, đuốc nến đốt sáng liền ngày, hương hoa cúng dường như mới đầu không phế tuyệt. Các hàng quân vương hào tộc ở các xứ Ấn Độ, không ai chẳng đến đó xả thí những vật quý báu để tạo dựng phước xá (nhà tình thương), dụng mọi thứ ăn uống thuốc men cung cấp mọi người nghèo khổ bệnh tật. Dân chúng ở các nước đến đó cầu nguyền thường có hàng ngàn người. Bốn phía đền thờ trời đó, ao cong hoa rừng đẹp xinh rất đáng nên đến thưởng ngoạn.

Từ đó theo hướng đông bắc đi hơn 5000 dặm, đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm. Dân chúng sinh sống đông đúc, mọi việc làm đều tùy thuộc nước Trách Ca. Có lắm nhiều lúa giê làm mùa nắng hạn, thích nghi với các giống đậu, lúa tẻ. Khí hậu điều thích, phong tục con người chất trực. Con người tánh khí nóng vội thô tháo, nói năng ngôn từ xấu xa, học nghề rất sâu rộng. Tà chánh đều kính tin xen tạp. Có hơn 10 ngôi già lam, chư tăng có hơn ngàn vị đều tập học theo giáo pháp đại thừa lẫn Tiểu thừa. Có bốn ngôi Tốt-đổ-ba di vua Vô Ưu tạo dựng. Có 20 ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn. Bên cạnh đô thành có một ngôi già lam lớn, chư tăng có hơn trăm vị, đều tập học theo giáo pháp đại thừa. Xưa kia Luận sư Thận Na Phất Đát La (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Tối Thắng Tử ở tại nước đó trước thuật “Thức Luận Du Già sư địa”. Và đó cũng là nơi các luận sư Hiền Ái, luận sư Đức Quang vốn xuất gia tại đó. Ngôi già lam lớn đó gặp phải hoạn nạn lửa trời thiêu đốt hư sụp đổ nát!

Từ nước Tín Độ theo hướng tây nam đi khoảng 1500 – 1600 dặm đến nước A Điểm Bà Sí La (thuộc Tây Ấn Độ).

17- NƯỚC A ĐIỂM BÀ SÍ LA

Nước A Điểm Bà Sí La chu vi rộng hôn 5000 dặm. Đô thành lớn của nước đó hiệu là Khiết Tể Thấp Phạt La chu vi rộng hơn 30 dặm. Cảnh vức phía tây nỏ hẹp, gần sông Tín Độ, gần bãi biển lớn. Nhà cửa trang nghiêm có nhiều vật quý báu. Gần đây không có quân trưởng nên toàn tùy thuộc nước Tín Độ. Đất đai thấp ẩm, đất bới lên chất muối, cỏ dơ hoang phủ tươi tốt, ruộng gò ít khai khẩn. Lúa thóc tuy đủ loại, mà đặc biệt giống lúa tẻ lắm nhiều. Khí hậu hơi lạnh, gió thổi vù vù cứng mạnh. Thích nghi các giống vật trâu, dê, lạc đà, loa. Con người tánh khí hung bạo thô gấp, chẳng khép ham tập học. nói năng hơi khác so với các nước xứ Trung Ấn Độ. Xứ đó, tập tục thuần chất, kính sùng Tam bảo, có hơn 80 ngôi già lam, chư tăng có hơn 5000 vị, phần nhiều đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa chánh lượng bộ. Có 10 ngôi đền thờ trời, phần nhiều là đồ chúng ngoại đạo bôi thoa tro bụi vào thân mình sinh sống. Trong đô thành có ngôi đền thờ trời Đại Tự Tại. Đền nhà khắc chạm trang sức, tôn tượng trời linh thiêng soi xét. Các ngoại đạo bôi thoa tro bụi thân mình đến ở trong đó. Xưa kia đức Như Lai từng đến nước đó giảng pháp độ người dẫn phàm lợi tục nên các nơi Thánh tích vua Vô Ưu đều tạo dựng Tốt-đổ-ba có đến sáu ngôi. Từ đó theo hướng tây đi gần 2000 dặm đến nước Lang Yết La (thuộc Tây Ấn Độ).

18- NƯỚC LANG YẾT LA

Nước Lang Yết La cả bốn phía đông tây nam bắc dài rộng cả vài ngàn dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 30 dặm hiệu là Tốt Đồ Lê Thấp Phạt La. Đất đai mầu mỡ, lúa thóc tươi tốt. Các thứ khí hậu phong tục đồng như ở nước A Điểm Bà Sí La. Dân chúng sinh sống đông nhiều, có lắm vật quý báu, gần bãi biển lớn, có đường đi vào nước Tây Nữ. Không có quân trưởng lớn, men tựa theo sông sống tự lập, chẳng cùng vâng thừa mạng lệnh. Mọi việc làm tùy thuộc nước Ba Thích Tư. Văn tự phần lớn đồng như ở các nước Ấn Độ, nói năng phần nhiều có phần hơi khác. Tà chánh đều kính tin. Có hơn trăm ngôi già lam, chư tăng có hơn 6000 vị, đối với giáo pháp đại thừa Tiểu thừa đều gắng công tập học. Có khoảng vài trăm ngôi đền thờ trời. Các hàng ngoại đạo phần nhiều là đồ chúng bôi tro bụi vào thân mình rất đông. Phía trong đô thành có ngôi đền thờ trời Đại Tự Tại, trang nghiêm rất mỹ lỵ, các ngoại đạo bôi tro bụi thân mình chuyên kính thờ đó.

Từ đó theo hướng tây bắc đến nước Ba Thích Tư (tuy chẳng phải nước thuộc các xứ Ấn Độ, xưa trước gọi lược là nước Ba Tư).

19- NƯỚC BA THÍCH TƯ

Nước Ba Thích Tư chu vi rộng vài vạn dặm, đô thành lớn nước đó hiệu là Tô Thích Tát Thảng Na chu vi rộng hơn 0 dặm. Sông đất đã rộng nhiều mà khí hậu cũng khác lạ, đại để là ấm nóng. Dẫn nước làm ruộng, nhà cửa dân chúng đông nhiều giàu sang, là nơi sản sinh các thứ vàng, thau, đá, pha chi, thủy tinh, vật báu khác lạ trân quý. Thợ dệt thảm gấm mịn, đệm lông thô, v.v… Lại có nhiều ngựa giỏi tốt, lạc đà, buôn bán đổi chác dùng bằng tiền vàng lớn. Con người tánh khí thô tháo hung bạo, tập tục không có lễ nghĩa, chữ nghĩa nói năng khác với các nước, không tập học nghề nghiệp, có lắm nhiều công kỷ. Phàm mọi sự tác các cảnh vức lân cận đều mến trọng. Hôn thú tạp loạn. Người chết phần nhiều vất bỏ thi thể. Con người thân hình to lớn, cắt ngang tóc lộ bày đảnh đầu, vận mặc áo vải thô, hoặc gấm, giạ. Đóng thuế nhà mỗi người bốn tiền bạc. Các ngôi đền thờ trời có lắm nhiều do đồ chúng ngoại đạo Đề Na Bạt tôn thờ. Có vài ba ngôi già lam, chư tăng có khoảng vài trăm vị, đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa thuyết nhất thiết hữu bộ. Bình bát của đức Thích-ca Thế Tôn hiện ở tại vương cung nước đó. Cảnh vức phía đông nước đó có rừng Hạc Lâm. Bên trong đô thành không rộng, phía ngoài thành quách chu vi rộng hơn 60 dặm. Dân chúng sinh sống đông đúc, nhà cửa lắm nhiều của cải. Về phía tây bắc tiếp liền với nước Phất Lẫm. Cảnh vức đất đai, phong tục đồng như ở nước Ba Thích Tư, con người dung mạo và nói năng có phần hơi khác. Có nhiều vật quý báu cũng lắm nhiều nhà giàu sang. Ở góc đảo biển phía tây nam nước Phất Lẫm có nước Tây Nữ, nước đó toàn là người nữ, không có người nam, có lắm nhiều của cải quý báu, mọi việc đều phụ thuộc nước Phất Lẫm. Nên mỗi năm vua nước Phất Lẫm sau các người nam sang đó phối hưởng. Nước đó có tập tục nếu sinh con trai đều chẳng đều không phải là sinh đẻ.

Từ nước A Điểm Bà Sí La theo hướng bắc đi hơn 700 dặm đến nước Tý Đa Thế La (thuộc tây Ấn Độ).

20- NƯỚC TÝ ĐA THẾ LA

Nước Tý La Thế Đa chu vi rộng hơn 3000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm. Dân chúng sinh sống đông đúc, không có quân trưởng lớn, mọi việc làm đều tùy thuộc nước Tí Độ. Đất đai pha lẫn cát muối, gió lạnh tê buốc. Có lắm nhiều giống lúa tẻ, hiếm ít hoa quả. Phong tục con người hung bạo, nói năng khác biệt so với các nước Trung Ấn Độ, không khéo ham thích học nghề, nhưng biết thuần tín. Có hơn 50 ngôi già lam, chư tăng có hơn 3000 vị, đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa chánh lượng bộ. Có hơn 20 ngôi đền thờ, đều là đồ chúng ngoại đạo bôi thoa tro bụi vào thân mình. Từ đô thành về phía bắc cách khoảng 15 – 16 dặm vào trong rừng lớn có ngôi Tốt-đổ-ba cao vài trăm thước do vua Vô Ưu tạo dựng. Bên trong có tôn thờ xá lợi, có lúc tỏa phóng ánh sáng, là nơi xưa kia đức Như Lai làm vị tiên nhân bị quốc vương giết hại. Từ đó về phía đông cách không xa có ngôi già lam xưa cũ do Đại A-la-hán Đại Ca Đa Diễn Na tạo dựng. Bên cạnh đó là nơi có di tích của bốn đức Phật thời quá khứ tọa thiền và kinh hành, đều có tạo dựng các ngôi Tốt-đổ-ba để nêu bày.

Từ đó theo hướng đông bắc đi hơn 300 dặm đến nước A Áng Trà (thuộc Tây Ấn Độ).

21- NƯỚC A ÁNG TRÀ

Nước A Áng Trà chu vi rộng khoảng 200 – 2500 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm, không có quân trưởng lớn, mọi việc làm đều tùy thuộc nước Tín Độ. Đất đai thích nghi với lúa thóc, đặc biệt lắm nhiều lúa tẻ, hoa quả hiếm ít, cây rứng đều đặn tươi tốt. Khí hậu gió lạnh. Con người tánh khí mạnh dữ nóng nảy, nói năng chất phác. Chẳng chuộng học tập nhưng đối với Tam bảo giữ tâm thuần tin. Có hơn 20 ngôi già lam, chư tăng có hơn 2000 vị, phần nhiều đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa chánh lượng bộ. Có năm ngôi đền thờ trời, đều là hàng ngoại đạo bôi thoa tro bụi vào thân mình. Từ đô thành về phía đông bắc cách không xa, trong rừng trúc lớn, hiện có có nền móng ngôi già lam. Đó là nơi xưa kia đức Như Lai ở đó chấp thuận cho các Bí Sô mang giầy cực phược. Bên cạnh đó có ngôi Tốt-đổ-ba do vua Vô Ưu tạo dựng, nền móng tuy đã bị đổ nát lấp vùi mà còn cao hơn trăm thước. Bên cạnh ngôi già lam đó có ngôi tinh xá có tôn tượng đức Phật đứng bằng đá xanh, vào những ngày trai thường tỏa phóng ánh sáng thần. Tiếp về phía nam cách hơn 800 bộ vào trong rừng có ngôi Tốt-đổ-ba do vua Vô Ưu tạo dựng. Xưa kia đức Như Lai đến đó nghỉ qua đêm găp phải rét lạnh mới dùng cả ba pháp đắp y phủ lên thân mình, đến sáng sớm, đức Phật khai giới cho các Bí Sô đắp mặc áo phức nạp. Trong rừng đó có nơi xưa kia đức Phật đi kinh hành. Lại có vác ngôi Tốt-đổ-ba sắp đặt thứ lớp đều là nơi bốn đức Phật thời quá khứ tọa thiền. Trong ngôi Tốt-đổ-ba có tôn thờ tóc và móng tay của đức Như Lai. Vào những ngày trai phần nhiều có tỏa phóng ánh sáng. Từ đó theo hướng đông bắc đi hơn 00 dặm đến nước Phạt Thích Noa (thuộc Tây Ấn Độ).

22- NƯỚC PHẠT THÍCH NOA

Nước Phạt Thích Noa chu vi rộng hơn 000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm. Dân chúng sinh sống đông đúc, mọi việc làm đều tùy thuộc nước Ca Tất Thí. Đất đai lắm nhiều núi rừng. Lúa thóc gieo trồng theo thời vụ, khí hậu hơi lạnh, phong tục con người mạnh mẽ nóng nãy, tánh khí vội vã thô bạo, chí ý xấu tệ, nói năng hiếm ít giống các nước xứ Trung Ấn Độ, tà chánh đều tôn sùng. Chẳng khéo ham thích tập học nghề nghiệp. Có khoảng vài mươi ngôi già lam, phần nhiều đều đã hoang phế hư hoại, chư tăng có hơn 300 vị đều tập học theo giáo pháp đại thừa. Có năm ngôi đền thờ trời, phần nhiều là đồ chúng ngoại đạo bôi thoa tro bụi vào thân mình. Từ đô thành về phía nam cách không xa, có ngôi già lam xưa cũ, xưa kia đức Như Lai từng ở tại đó giảng nói giáo pháp, chỉ bày mọi sự lợi mừng, khai ngộ các quần sinh. Bên cạnh đó là nơi có di tích của bốn đức Phật thời quá khứ tọa thiền và kinh hành. Nghe các hàng sĩ tục nói là phía tây nước đó tiếp giáp với nước Kê Khương Na ở giữa khoảng núi sông, riêng tự lập chủ, không có quân trưởng lớn. Có lắm nhiều trâu ngựa, có giống ngựa hay giỏi thân hình rất lớn, các nước hiếm có giống ấy, các xứ lân cận rất quý trọng. Lại từ đó theo hướng tây bắc vượt qua núi lớn và sông rộng, trải qua thêm thành ấp nhỏ đi hơn 2000 dặm ra khỏi cảnh vức Ấn Độ đến nước Tào Củ Tra (còn gọi là nước Tào Lợi).

 

PHỤ LỤC: NÓI THÊM VỀ NƯỚC TĂNG GIÀ LA (Truyện 1).

Nước Tăng-già-la tức là nước Sư Tử xưa kia, lại còn gọi là nước Vô Ưu thuộc Nam Ấn Độ, xứ đó lắm nhiều vật báu kỳ đặc, nên còn gọi tên là Bảo Chữ (bãi vật báu). Xưa kia đức Phật Thích-ca Mâu-ni hóa thân với tên gọi là Tăng-già La, các đức hạnh đều gồm đủ, mọi người trong nước đó suy tôn lên làm vua, nên nước đó cũng lấy chữ “Tăng-già La” làm hiệu. Vua Tăng-già-la dùng sức thần thông lớn, phá hủy thành sắt lớn, diệt các La sát nữ, cứu giúp mọi người mắc phải ách nạn, từ đó xây dựng đô thành phân lập thôn ấp, cảm hóa dắt dẫn phương ấy, tuyên dương giáo pháp, lại thị hiện tịch diệt, lưu lại cốt răng. Hiện nay xứ đó thuần toàn kim cang bền chắc, trải qua thời gian lâu dài mà chẳng hư hoại. Báu sáng soi chiếu khắp xa như muôn sao tỏa rực giữa không trung, như vầng trăng soi sáng giữa đêm trường, tợ vầng thái dương rực lệ giữa ban ngày. Phàm như có cầu đảo đều được ứng đáp như vọng hưởng. Nếu nước nhà có sự hung hoang biến dị, tinh ý khẩn cầu, điềm linh tốt lành sẽ tuỳ theo đến. Nay núi Tích Lan tức là nước Tăng-già-la xưa kia vậy. Bên cạnh vương cung có tinh xá Phật Nha, dùng các vật báu nghiêm sức ánh ngời, trải qua nhiều đời tiếp nối kính lễ không suy giảm. Nay vua nước đó tên là A Liệt Khổ Nại Nhi người xứ Tỏa Lý, tôn thờ ngoại đạo, chẳng kính Phật pháp, bạo ngược hung tàn, chẳng giúp đỡ dân chúng trong nước, khinh thường cốt răng đức Phật.

Năm Vĩnh Lạc thứ ba (105) thời nhà Minh ở Trung Hoa, vua Thành Tổ (Chu Lệ 103 – 125) sai phái trung sứ thái giám Trịnh Hòa mang hương hoa đến nước đó cúng dường. Trịnh Hòa khuyên vua nước đó là A Liệt Khổ Nại Nhi kính sùng Phật giáo, xa lìa ngoại đạo. vua A Liệt Khổ Nại Nhi tức giận muốn làm hại, Trịnh Hòa nhận biết mưu đồ đó, bèn bỏ đi. Về sau lại sai phái Trịnh Hòa sang ban tặng ở các phiên, đến bái tặng vật vua nước núi Tích Lan: vua A Liệt Khổ Nại làng càng thêm khinh mạn chẳng cung kính, muốn mưu tính làm hại sứ giả, dùng năm vạn binh lính chặt cây đóng cắm bít đường, phân binh lính cướp thuyền biển, nhóm hội các hạng người dưới dự tham bèn tiết lộ mưu cơ đó. Trịnh Hòa phát giác ra kịp vội xoay thuyền, giữa đường đã ách tuyệt, ngầm sai người ra, thuyền soái chống cự đó. Giữa ban đêm, Trịnh Hòa dẫn 3000 binh lính dẫn đường đánh vào vương cung và trấn giữ đó, Phiên binh muốn cướp thuyền biển đó cùng với Phiên binh trong nước đó từ bốn mặt đánh lại, hợp vây vài lớp, đánh nhau suốt sáu ngày. Trịnh Hòa bắt lấy vua A Kiệt Khổ Nại Nhi dấn bước thời gian mở cửa chặt cây lấy đường, vừa đánh vừa đi hơn 20 dặm, tới chiều mới đến nơi thuyền, bèn đến lễ thỉnh cốt răng đức Phật xuống thuyền, có lắm linh dị khác thường như đã nói ở trước kia, sấm sét nổ dụng chấn động lớn, từ xa trông thấy đều ẩn tránh, dẫm trải qua biển lớn cả vài mươi vạn dặm, sóng gió chẳng kinh động như bước đi trên đất bằng; Rồng dữ cá ác phâ đường dẫn trước, an nhiên chẳng làm hại. Mọi người trong thuyền đều an ẩn khoái lạc.

Tới ngày mồng tháng 7 năm Vĩnh Lạc (111) thời nhà Minh, ở Trung Hoa, về đến kinh đô, vua Thành Tổ bảo ban nghinh thỉnh vào trong hoàng thành, dùng gỗ chiên đàn, vàng, kim cang để trang nghiêm tòa báu và tôn trí cốt răng của đức Phật đó mà kính tu cúng dường, làm lợi ích cho các loài hữu tình, cầu phước cho muôn dân, tạo vô lượng công đức.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12