ĐẠI ĐƯỜNG TÂY VỨC KÝ

Tam tạng Pháp sư Huyền Trang vâng phụng chiếu phiên dịch.
Sa-môn Biện Cơ ở chùa Đại tổng trì soạn thuật.

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

(Nói về 15 nước).

  1. Nước Trách Ca
  2. Nước Chí Ma Bộc Để.
  3. Nước Xà Lạn Đạt Đa
  4. Nước Khuất Lộ Đa
  5. Nước Thiết Đa Đồ Lô.
  6. Nước Ba Lý Dạ Đát La.
  7. Nước Mạt Thố La
  8. Nước Tát Tha Nê Thấp Phạt La.
  9. Nước Tốt Lộc Cần Na
  10. Nước Mạt Để Bổ La.
  11. Nước Bà La Hấp Ma Bổ La.
  12. Nước Cù Tỳ Sương Na.
  13. Nước Ác Hê Chế Đát La
  14. Nước Tỳ La Sang Na
  15. Nước Kiếp Tỷ Tha.

1- NƯỚC TRÁCH CA

Nước Trách Ca chu vi rộng hơn vạn dặm, phía đông men tựa sông Tỳ Bá Xà, phía tây gần sông Tín Độ. Đô thành lớn của nước đó rộng hơn 20 dặm. Đất đai thích nghi với lúa canh lúa giê, có lắm nhiều lúa tẻ. Là nơi sản sinh các thứ vàng, bạc, than đá, đồng, sắt. Khí hậu nắng nóng đất lắm gió cuốn lật. Phong tục bạo ác, nói năng thô xấu bẩn thỉu, vận mặc y phục trắng đẹp như là áo Kiều xa da, áo Thiêu hà, v.v…. Ít người kính tin Phật pháp, phần nhiều phụng sự trời thần, có 10 ngôi già lam, vài trăm ngôi đền thờ trời. Nước đó từ xưa trước có nhiều ngôi nhà làm phước để giúp đỡ cho người nghèo khổ túng thiếu, hoặc cho thuốc thang, hoặc cấp thức ăn, mọi thứ ăn mặc, lữ hành không phải phiền lụy.

Từ thành lớn theo hướng tây nam cách khoảng 1 – 15 dặm, là đến thành cũ Xa yết la, trường thành bao bọc chung quanh, tuy đã đổ nát hư hoại nhưng nền móng vẫn còn bền chắc, chu vi rộng hơn 20 dặm, bên trong lại xây dựng một thành nhỏ chu vi rộng khoảng 6 – 7 dặm, dân chúng sinh sống giàu sang đông đúc. Đó tức là thành đô xưa cũ của nước ấy. Cách vài trăm năm về trước có một vị vua hiệu là Ma hê la củ la (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Đại Tộc) đóng đô trị vì tại thành đó. vua đến Ấn Độ, tất có tài trí, tánh khí mạnh mẽ, các nước lân cận không ai chẳng thần phục. Những lúc công việc rãnh rỗi, vua muốn tập học Phật pháp, khiến trong chúng tăng suy cử một vị tài đức. Khi ấy trong chúng tăng không một ai dám ứng mạng, phần nhiều đều là ít muốn vô vi, chẳng mong cầu tiếng tăm trọng vọng, học rộng cao minh có sợ oai nghiêm. Khi ấy có một vị là đứa tổ xưa trước trong nhà vua, xuất gia đã lâu, có khả năng văn từ biện luận thanh nhã, nói bàn sáng suốt, chúng tăng cùng suy cử vị ấy ứng mạng. Vua bảo: “Ta kính trọng Phật pháp, xa đến hỏi các bậc danh tăng, mà chúng tăng suy cử kẻ tôi tớ này cùng ta đàm luận. Và thường cho đó là bậc hiền minh sánh ngang vai trong chúng tăng, lấy đó mà biết đâu có gì đáng kính ư?”. Khi ấy vua bèn ban tuyên lệnh khắp năm nước xứ Ấn Độ nối dõi Phật pháp thảy đều hủy diệt. Tăng chúng xua đuổi tất cả không để sót lại một vị nào.

Bấy giờ tại nước Ma Yết Đà, có vua Bà La A Điệt Đa (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Ấu Nhật) rất sùng kính Phật pháp, mến thương dân chúng, vì vua Đại tộc sử dụng chánh sách trái nghịch luật hình quá ác, nên vua Ấu Nhật tự giữ cương trường chẳng kính trọng chức cống. Khi đó, vua Đại Tộc dẫn binh lính sang đánh. Vua Ấu Nhật nghe tiếng tăm đó, bèn bảo cùng quan thần rằng: “Nay nghe có giặc cướp đến, ta chẳng nhẫn đánh đấu với binh lính ấy, mong các liêu thứ tha cho chớ bắt tội. Ban cho tấm thân mỏng manh này ngầm ẩn nơi đầm cỏ”. Nói lời ấy xong, vua bèn ra khỏi cung men nương theo núi đồng. Dân chúng trong nước kính mộ cảm ân cùng đi theo có hơn vài vạn người, nương náu ẩn trốn nơi đảo biển. vua Đại Tộc đem binh lính nước nhà giao cho người em và từ mình trôi nổi bằng đường biển sang đánh. vua Ấu Nhật trấn giữ nơi hiểm nguy, rong cưỡi dẫn dụ khiêu chiến. Trống vàng đến lúc giáng động, binh lính kỳ đặc từ bốn phía nổi dậy, bắt sống vua Đại Tộc, trở lại dẫn ra. vua Đại Tộc hỗ thẹn mất đạo bèn đem áo che phủ mặt. vua Ấu Nhật ngồi nơi tòa giường sư tử các quan thần bao bọc chung quanh. vua mới bảo thị thần nói cùng vua Đại Tộc 38 rằng: “Ông hãy phô bày mặt ra, tôi muốn có đôi lời với ông”. vua Đại Tộc đáp rằng: “Tớ và chủ khác ngôi vị, oán địch cùng trông nhìn nhau, đã chẳng phải là giao hảo, sao phải cần đối mặt đàm nói”. Vài ba phen vua Ấu Nhật bảo mở bày nhưng vua Đại Tộc trọn chẳng vâng mạng. Khi ấy vua tuyên lệnh nói về tội vua Đại Tộc là: “Tam bảo là ruộng phước, cả bốn loài chúng sinh thảy nương nhờ. Cẩu thả theo tính lang sói phá hủy thắng nghiệp, phước chẳng hổ giúp ngươi nên bị bắt đến nơi ta. Tội không thể tha nên theo luật xử hình”. Khi ấy mẹ của vua Ấu Nhật là người nghe rộng hiểu biết nhiều, khéo thấu đạt chiêm tướng, nghe giết vua Đại Tộc, nên vội bảo cùng vua Ấu Nhật rằng: “Ta từng nghe vua Đại Tộc dáng dấp kỳ đặc lắm nhiều trí mưu, nên muốn một lần được thấy được khuôn mặt đó”. Vua Ấu Nhật vâng lệnh, dẫn vua Đại Tộc đến trong cung của mẹ. Mẹ của Ấu Nhật bảo rằng: “Than ôi! Đại Tộc! Mong chớ nên xấu hỗ vậy, thế gian là vô thường, vinh nhục là chuyện đổi thay. Tôi đây như mẹ của ngươi, ngươi như con của tôi, nên cởi bỏ áo che cùng nói một lời đối mặt”. Đại Tộc nói: “Xưa kia làm vua nước địch, ngày nay làm kẻ nghịch tù, phế nát vương vị, diệt mật tông tự. Trên thẹn với tiên linh, dưới hỗ với dân thứ. Thật xấu hỗ mặt mắt, cúi ngưỡng với đất trời, chẳng giằng nổi sự tự tan mất nên che phủ áo như vậy”. Mẹ vua Ấu Nhật bảo rằng: “Hưng phế tùy thời, còn mất có vận. Đem tâm đặt để ngang bằng tâm thì khen chê nỗi lại. Nên tin nghiệp báo cùng thời đổi thay. Nên cởi bỏ áo che cùng đối diện nói bàn, hoặc có thể còn được thân mạng”. Đại Tộc cảm tạ nói rằng: “Cẩu thả đem sự bất tài tiếp ứng vương nghiệp, sử dụng chánh sách luật hình trái đạo, vận nước diệt mất. Tuy ở trong gông cùm trói buộc, nhưng vẫn còn tham mạng sống trong sớm chiều. Xin vâng thừa khí hòa của trời đất mà đối mặt cảm tạ ân sâu”. Khi đó liền cởi bỏ áo che để lộ bày mặt. Mẹ vua Ấu Nhật bảo rằng: “Ông nên tự vui mừng sẽ được trọn thọ mạng của ông”. Và bà bảo cùng vua Ấu Nhật rằng: “Phép tắc xưa trước có răn dạy rộng thứ cho kẻ tội quá là khéo sống. Nay vua Đại Tộc tuy tích chứa tội ác lâu nhiều nhưng phước thừa chưa hết. Nếu giết người này trong vòng 12 năm sắc thái sẽ cùng thâu gần, nhưng có khi trung hưng, trọn chẳng là vua của nước lớn. Nên cho đến ở phương bắc nơi có đất của nước nhỏ”. Vua Ấu Nhật vâng thừa mạng lệnh của từ mẫu, xót thương cho vị vua mất nước, bèn đem con gái nhỏ gã cho và dùng lễ ưu đặc mà đãi tiếp. Tất cả binh lính để lại và các vệ tùng khi chưa ra khỏi đảo biển, em của vua Đại Tộc trở về lại nước nhà tự lập, nên vua Đại

Tộc mất ngôi vị, bèn ẩn trốn giữa chốn rừng hoang. Men theo hướng bắc đến nước Ca Thấp Di La, vua nước Ca Thấp Di La lại ban thêm cho lễ mạng, xót thương vì mất nước nên cấp đất phong cho vua Đại Tộc. Năm tháng trãi qua đã lâu, Đại Tộc cầm dẫn người dân ấp đó trở lại giết hại vua nước Ca Thấp Di La mà tự tôn lập. Nương nhân oai phong chiến thắng ấy bèn men đến hướng tây đánh chiếm nước Kiện Đà La, ngầm phục binh giáp bèn giết được vua nước đó. Và đối với quốc tộc đại thần đều giết hại hết, phá hủy những ngôi Tốt-đổ-ba và Tăng-già lam có cả thảy 1600 ngôi. Ngoài binh lính đã giết hại ra, còn có đến chín ức người, vua Đại Tộc đều muốn giết hết không để sót một ai. Bấy giờ các hàng phụ tá đều đến can ngăn rằng: “Đại vương oai thế nhiếp phục giặc địch hùng mạnh, còn binh lính chẳng dao khua bén nhọn, chỉ nên giết kẻ ác cầm đầu, muôn dân đâu có lỗi gì, chúng tôi xin đem tấm thân mảnh mai này thay thế chịu chết đó”. Vua Đại Tộc bảo: “Các ông tin theo Phật pháp, sùng trọng minh phước, phỏng nghĩ muốn thành Phật quả rộng giảng nói về bản sinh, muốn rao bày ta xấu ác cho đời sau ư? Các ông nên trở về vị trí của mình chớ có nói thêm lời nào nữa”. Khi ấy, vua Đại Tộc đem ba ức người thuộc giòng tộc bậc thượng đến nơi bờ sông Tín Độ mà giết chết, đem ba ức người thuộc giòng tộc bậc trung thả chìm giữa dòng sông Tín Độ giết chết, còn ba ức người thuộc giòng tộc bậc hạ phân cấp cho binh lính. Và mang của cải của người mất nước mà trở về. Sau đó không lâu, chưa qua năm khác thì vua Đại Tộc qua đời. Khi đó mây móc phủ trùm mờ tối, quả đất chấn động, gió bão đua nhau nỗi dậy. Có người đã chứng quả Thánh xót thương đó mà than rằng: “Giết oan uổng người không tội, hủy diệt Phật pháp, sẽ bị lưu chuyển không thời nghỉ”.

Trong thành Xà Yết La xưa cũ có một ngôi tăng gìa lam, chư tăng có hơn trăm vị ở đó đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa. Xưa kia Bồtát Thế Thân ở trong đó chế tác luận “Thắng Nghĩa Đề”. Bên cạnh đó có ngôi Tốt-đổ-ba cao hơn 200 thước, là nơi bốn đức Phật thời quá khứ ở đó giảng nói pháp, lại có di tích của bốn đức Phật kinh hành. Từ ngôi già lam ấy theo hướng tây bắc cách khoảng 5 – 6 dặm có ngôi Tốt-đổ-ba cao hơn 200 thước do vua Vô Ưu tạo dựng. Đó là nơi bốn đức Phật thời quá khứ giảng nói pháp.

Từ đô thành mới theo hướng đông bắc đi hơn 10 dặm đến một ngôi Tốt-đổ-ba bằng đá cao hơn 200 thước do vua Vô Ưu tạo dựng, là nơi xưa kia đức Như Lai sang phương bắc hành hóa đến đó dừng nghỉ giữa đường. Theo “Ấn Độ ký” nói là trong ngôi Tốt-đổ-ba đó có lắm nhiều xá lợi. Hoặc có lúc vào những ngày trai từng tỏa phóng ánh áng.

Từ đó theo hướng đông đi hơn 500 dặm đến nước Chí Na Bộc Để (thuộc Bắc Ấn Độ).

2- NƯỚC CHỈ NA BỘC ĐỂ

Nước Chỉ Na Bộc Để chu vi rộng hơn 2000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng khoảng 1 – 15 dặm. Lúa thóc rất đượm nhuận tươi tốt mà trái cây sơ sài. Sắp xếp quanh nhà an nghiệp, nước dùng đầy đủ, khí hậu ấm nóng, phong tục nhút nhát, học gồm cả chân tục, tin lẫn chánh tà. Có 10 ngôi già lam, 8 ngôi đền thờ trời.

Xưa kia, vua Ca Nị Sắc Ca đang trị vì thiên hạ, tiếng tăm vang động khắp các nước láng giềng, oai đức trùm khắp các dị tộc. Nên các xứ Hà Tây Phiên Duy kính sợ oai phong ấy bèn dâng giao con tin. vua Ca Nị Sắc Ca đã có được các con tin bèn đãi ngộ nồng hậu, theo thời tiết ba mùa mà thay đổi quán, có bốn binh chủng canh phòng cẩn vệ. Tại nước đó tức nơi ở trong mùa đông của vua, nên gọi là nước Chí Na Bộc Để (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Hán Phong). Các con tin ở đó nên nhân vậy mà làm quốc hiệu. Từ cảnh vức ấy đến các nước xứ Ấn Độ, đất đai vốn không có giống cây lê, đào, do các con tin trồng nên, do đó mà gọi là đào “chí na nhĩ” (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Hán trì lai), gọi lê là “chỉ na la xà phất đát la” (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Hán Vương Tử). Nên người nước đó rất kính trọng Đông Độ (Trung Hoa), lại cùng nói với nhau là “Tiên vương chúng ta vốn người nước đó”.

Từ thành lớn theo hướng đông nam đi hơn 500 dặm đến ngôi Tănggià lam tên là “Đáp mạt tô phạt na” (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Xà Lâm), chư tăng có hơn 300 vị, tập học theo thuyết nhất thiết hữu bộ, oai nghi chỉnh túc, đức hạnh thanh cao. Những vị học theo Tiểu thừa đặc biệt lấy đó làm nghiên cứu rộng. Ngàn đức Phật trong thời Hiền kiếp đều ở tại xứ đó nhóm tập các chúng trời người mà giảng nói diệu pháp sâu mầu. Sau khi đức Thích-ca Như Lai nhập niết bàn trong trăm năm thứ ba, có luận sư Ca Đa Diễn Na (xưa trước gọi là Ca Chiên Diên, tức sai nhầm vậy) ở tại xứ đó chế tác luận “Phát trí” vậy.

Trong già lam Xà Lâm có ngôi Tốt-đổ-ba cao hơn 200 thước do vua Vô Ưu tạo dựng. Bên cạnh đó có vết tích còn lại của bốn đức Phật ở thời quá khứ thiền tọa và kinh thành. Có những ngôi Tốt-đổ-ba nhỏ và các thạch thất lớn sắp bày thứ lớp cùng đối nhau, chẳng thể thuật rõ hết số lượng đó. Và từ kiếp sơ trở lại những vị đã chứng đắc quả Thánh thị tịch tại đó khó thể nêu bày đầy đủ, răng cốt vẫn hiện còn. Các ngôi già lam bao bọc quanh núi chu vi rộng đến 20 dặm. Những ngôi Tốt-đổ-ba tôn thờ xá lợi Phật có đến trăm ngàn ngôi, liền góc tiếp ảnh lẫn nhau.

Từ đó theo hướng đông bắc đi khoảng 0 – 50 dặm đến nước Xà Lạn Đạt La (thuộc Bắc Ấn Độ).

3- NƯỚC XÀ LẠN ĐẠT LA

Nước Xà Lan Đạt La từ đông sang tây dài hơn ngàn dặm, từ nam đến bắc rộng hơn 800 dặm. Đô thành của nước đó chu vi rộng khoảng 12 – 13 dặm. Đất đai thích nghi với lúa thóc, có nhiều lúa canh lúa giê, cây rừng sơ sài, hoa quả rất tươi tốt. Khí hậu ấm nóng, phong tục cứng mạnh, con người dung mạo xấu xí, nhà cửa giàu sang. Có hơn 50 ngôi già lam, chư tăng có hơn 2000 vị, đối với giáo pháp đại thừa Tiểu thừa đều chuyên môn tập học. Có ba ngôi đền thờ trời, các hàng ngoại đạo có hơn 500 vị đều là chúng bạn bôi tho tro bụi vào mình. Tiên vương của nước đó rất sùng kính ngoại đạo, về sau gặp được vị A-la-hán, được nghe giáo pháp mà tỏ ngộ, nên tại Trung Ấn Độ các vua rất hiểu sự thuần tín ấy. Mọi việc của Tam bảo ở năm nước Ấn Độ, vua đều trông coi tất cả, lẫn lộn cả đây kia, quên mất mọi thương ghét, đốc xét chư tăng, khéo thấu cùng mọi sự trong sạch hay tà vọng. Nên đối với những vị đạo đức vang vọng, vua hết lòng chí thành kính ngưỡng. Với người giới hạnh khuyết phạm thì vua trách phạt nặng nề. Những nơi Thánh tích vua đều xây dựng tán thán, hoặc là Tốt-đổ-ba, hoặc là Tăng-già lam. Khắp trong cảnh vức Ấn Độ, không nơi đâu vua chẳng khắp cùng.

Từ đó theo hướng đông bắc vượt qua núi non cao vợi, băng lội hang động, dẫm trải đường sá hiểm nguy, đi hơn 700 dặm đến nước Khuất Lộ Đa (thuộc Bắc Ấn Độ).

4- NƯỚC KHUẤT LỘ ĐA

Nước Khuất Lộ Đa chu vi rộng hơn 3000 dặm, núi non bao bọc bốn phía. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng khoảng 1 – 15 dặm, đất đai màu mỡ, lúa thóc gieo trồng thời vụ, hoa quả tươi tốt, cỏ cây xanh tươi. Đã gần núi tuyết bèn có nhiều thuốc quý, là nơi sản sinh các thứ vàng, bạc, đồng đỏ, than đá. Khí hậu dần lạnh, sương tuyết hay đổ, con người dáng mạo thô xấu, đã mắc bứu lại thủng. Tánh khí mạnh mẽ, mến chuộng nghĩa dõng. Có hơn 20 ngôi già lam, chư tăng có hơn ngàn vị, phần nhiều tập học theo giáo pháp đại thừa, ít tập học các bộ. Có hơn 15 ngôi đền thờ trời, các hàng ngoại đạo chung sống lẫn lộn, nương hang núi tựa đảnh núi có nhiều thạch thất nối liền nhau, hoặc là nơi các vị A-la-hán ở hoặc là nơi các tiên nhân đến dừng nghỉ. Trong nước đó có ngôi Tốt-đổ-ba do vua Vô Ưu tạo lập. Xưa kia đức Như Lai từng đến nước đó giảng nói pháp, hóa độ người, di tích hiện ghi chép tại đó.

Từ đó theo hướng bắc đi khoảng 1800 – 100 dặm bằng đường sá hiểm nguy vượt núi băng hang, đến nước Lạc Hộ La. từ đó lại theo hướng bắc đi hơn 2000 dặm, qua đường sá gian nan hiểm trở gió lạnh tuyết bay mới đến nước Mạt La Sa (cũng còn gọi là nước Tam Sa Ha).

Từ nước Khuất Lô Đa theo hướng nam đi hơn 700 dặm, vượt qua núi lớn và sông lớn, đến nước Thiết Đa Đồ Lô (thuộc Bắc Ấn Độ).

5- NƯỚC THIẾT ĐA ĐỒ LÔ

Nước Thiết Đa Đồ Lô chu vi rộng hơn 2000 dặm, phía tây gần sông lớn, đô thành lớn của nước đó chu vi rộng khoảng 17 – 18 dặm, là nơi lúa thóc lắm nhiều, hoa quả tươi tốt, có nhiều vàng, bạc, châu ngọc, vật quý. Con người tánh khí thuần thiện, trên dưới có thứ lớp, thuần tín Phật pháp, tâm lành kính thật. Trong ngoài vương thành có 10 ngôi già lam, sân nhà đều hoang tàn vắng vẻ, chư tăng hiếm ít. Từ thành về phía đông nam cách khoảng 3 – dặm, có ngôi Tốt-đổ-ba cao hơn 200 thước do vua Vô Ưu tạo lập. Bên cạnh đó là nơi có vết tích của bốn đức Phật thời quá khứ tọa thiền và kinh hành. Lại từ đó, theo hướng tây nam đi hơn 800 dặm đến nước Ba Lý Dạ Đát La (thuộc Trung Ấn Độ).

6- NƯỚC BA LÝ DẠ ĐÁT ĐA

Nước Ba Lý Dạ Đát Đa chu vi rộng hơn 3000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng khoang 1 – 15 dặm. Đất đai thích nghi với lúa thóc, có lắm nhiều lúa tẻ, có giống lúa giê khác lạ chỉ gieo trồng 60 ngày là thu hoạch. Có lắm nhiều trâu dê, ít hoa quả, khí hậu nắng nóng, phong tục cứng mạnh, chẳng chuộng học nghề, tin kính ngoại đạo. vua nước đó thuộc chủng tộc Phệ Xả, tánh khí cứng rắn lắm nhiều võ lược. Có 8 ngôi già lam hủy hoại đã rất lắm, tăng chúng hiếm ít đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa. Có hơn 10 ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo có hơn ngàn vị, từ đó, theo hướng đông đi hơn 500 dặm đến nước Mạt Thế La (thuộc Trung Ấn Độ).

7- NƯỚC MẠT THẾ LA

Nước Mạt Thế La chu vi rộng hơn 5000 dặm, đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm. Đất đai màu mỡ, lúa thóc gieo gặt theovụ. Giống cây quả Am mật la mọi nhà đều trồng thành rừng, tuy đồng một tên gọi mà có hai loại: loại nhỏ lúc sống màu xanh, lúc chín màu vàng, loại lớn sống chín đều mày xanh. Là nơi sản sinh bông tơ lan lỗ nhỏ mịn, và vàng ròng, khí hậu nắng nóng, phong tục thuần thiện, ưa thích tu tạo ninh phước, rất sùng đức, chuộng học. Có hơn 20 ngôi già lam, chư tăng có hơn 2000 vị, đối với giáo pháp đại thừa và Tiểu thừa đều dốc công tu tập. Có năm ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn. Có ba ngôi Tốt-đổ-ba đều do vua Vô Ưu tạo dựng. Di tích của bốn đức Phật thời quá khứ tại nước đó thật lắm nhiều. Có những ngôi Tốt-đổ-ba tôn thờ di thân của các Thánh đệ tử đức Thích-ca Như Lai, như là xá lợi tử (xưa trước gọi là xá lê tử, còn gọi là xá lợi phất, đều là lược gọi sai nhầm vậy). Một Đặc già la tử (xưa trước gọi là Mụckiền-liên tức sai nhầm vậy). Bố thí noa mai đát lệ diễn ni phất đát la (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Mãn Từ Tử, xưa trước gọi là Di Đa-la ni tử, đều là lược gọi sai nhầm vậy). Ổ ba lym A-nan đà, La hổ la (xưa trước gọi là La hầu la, còn gọi là La Vân, đều là lược gọi sai nhầm vật). Và Tốt-đổ-ba tôn thờ như vị Bồ-tát, như Mạn-thù-thất-lợi (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Diệu Cát Tường, xưa trước gọi là Mãn Thủ, lại còn gọi là Văn-thù-sư-lợi, hay gọi là Mạn thù thí lợi, dịch nghĩa là Diệu Đức, đều là sai nhầm vậy). Mỗi năm, vào 03 tháng trường trai, và 06 ngày trai trong mỗi tháng, chư tăng cùng nhau đồng ưa thích mang mọi vật đến thiết bày cúng dường, tùy chỗ chính mà thiết đặt tôn tượng, như chúng chuyên học tập A-tỳ-đạt-ma thì cúng dường tôn giả Xá Lợi Tử, chúng chuyên tập hành thiền định thì cúng dường tôn giả Một Đặc Già La Tử, chúng chuyên trì tụng kinh thì cúng dường tôn giả Mãn Từ Tử, chúng chuyên tập học Tỳ-nại-da thì cúng dường tôn giả ở Ba Ly, các Bí Sô Ni thì cúng dường tôn giả A-nan. Các vị chưa thọ giới cụ túc (sa di) thì cúng dường tôn giả La Hổ La, chúng chuyên học tập giáo pháp đại thừa thì cúng dường chư vị Bồ-tát. Ngày đó, tại các ngôi Tốtđổ-ba có lắm nhiều người đua nhau tu tạo cúng dường, phan ngọc trải bày, lọng báu dàn lưới, khói hương như mây, hoa rải như mưa, che khuất cả mặt nhật nguyệt, chấn động tỏa cùng các khe hang. Các hàng quốc vương, đại thần chuyên tu lo tạo phước thiện. Từ thành về hướng đông đi khoảng 5 – 6 dặm đến một quả núi làm ngôi già lam, men theo bờ sườn làm phòng thất, mượn hang cốc làm cửa do tôn giả Ổ Ba Cúc Đa (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là gọi là Câu Hộ) tạo dựng nên, bên trong đó có ngôi Tốt-đổ-ba tôn thờ móng tay của đức Như Lai.

Từ ngôi già lam ấy theo hướng đông nam đi khoảng 2 – 25 dặm đến một ao rỗng lớn, bên cạnh có ngôi Tốt-đổ-ba. Là nơi xưa kia đức Như Lai kinh hành tại đó, khi ấy có con Nhĩ Hầu bưng mật đến dâng cúng Phật, đức Phật bảo hòa với nước để cúng dường cả đại chúng. Con Nhĩ Hầu ấy vui mừng nhảy nhót, bị rớt xuống hầm hố mà chết, nhờ phước lực đó mà sinh trong cõi người.

Từ ao ấy về phía bắc cách không xa vào trong rừng lớn có vết tích còn lại của bốn đức Phật thời quá khứ kinh hành. Bên cạnh đó có nơi xưa kia tôn giả Xá Lợi Tử, Một Đặc Già La Tử, v.v… cả thảy có 1250 vị đại A-la-hán tập hành thiền định đều có tạo dựng những ngôi Tốt-đổ-ba và ghi chép lại di tích. Xưa kia, khi còn tại thế, đức Như Lai từng đến nước đó, những nơi đức Phật giảng nói pháp đều có tạo dựng Tốt-đổ-ba.

Từ đó theo hướng đông bắc đi hơn 500 dặm đến nước Tát Tha Nê Thấp Phạt La (thuộc Trung Ấn Độ).

8- NƯỚC TÁT THA NÊ THẤP PHẠT LA

Nước Tát Tha Nê Thấp Phạt La chu vi rộng hơn 700 dặm, đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm. Đất đai mầu mỡ, lúa thóc rất lắm nhiều, khí hậu ấm nóng, phong tục khinh bạc, nhà cửa giàu sang, đua nhau xa xỉ, rất thông rành về huyễn thuật, cao chuộng tài năng khác lạ, phần nhiều đuổi theo danh lợi, hiếm ít người chuyên việc nông phu. Của vật quý lạ ở các phương khác phần nhiều đều tích tụ tại nước đó. Có ba ngôi già lam, chư tăng có hơn 700 vị đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa. Có hơn trăm ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo rất đông nhiều.

Bốn phía thành lớn chu vi trong vòng 200 dặm, mọi người ở xứ đó đều cho đó là Phước địa. Nghe các bậc lão thành kể là: xưa trước cả năm nước Ấn Độ, có hai vị vua phân chia nhau trị vì, nên cảnh vức đất đai xâm chiếm lẫn nhau, chiến tranh không ngưng dứt. Hai chúa cùng mưu tính, muốn quyết liệt bằng binh chiến, để phân định trống mái, để an bình dân tộc, song dân chúng đều tán oán chẳng tuân theo quân mạng. vua cho là chúng đông nhiều khó cùng lo trước vậy, sức thần có thể cảm động vật, quyền xảo có thể lập nên công. Bấy giờ có một vị phạm chí vốn biết tài cao, mới kím mang bó lụa, bảo đem vào sân sau, tạo tác pháp thư, đem cất giấu nơi hang ở đảnh núi cao. Trải qua năm tháng đã lâu, cây cối lợp bao quanh, vua ngồi nơi triều, bảo cùng các quan thần rằng: “Tôi là kẻ không đức, nhục ở ngôi vị cao, Thiện đế dủ thương soi chiếu, mộng ban cho linh thư, nay hiện ở núi… ấy, cất giấu tại hang đảnh… ấy”. Và khi ấy, vua ban lệnh đi tìm kiếm, có được thư ở dưới núi rừng, các quan đều tán thán, dân chúng đồng mừng vui, tuyên bày khắp xa gần khiến mọi người đều được nghe thấy. Đại khái pháp thư ấy viết rằng: “Phàm, sống chết không bờ mé, lưu chuyển chẳng cùng, mọi loài đều chìm đắm chẳng do đâu để tự cứu. Ta đem mưu chước kỳ đặc khiến đều lìa các khổ. Nay vương thành đây chu vi rộng 20 dặm, là chốn đất phước lợi của các đời vua xưa trước, năm tháng đã xa xôi, minh ký đều hư hoại. Các sinh linh không tỏ ngộ bèn chìm đắm trong biển khổ. Đắm chìm mà không cứu vớt, nghĩa là thế nào ư? Các ngươi, loài hàm thức vào chiến địch, binh lính chết được sinh trong loài người, phần nhiều giết hại không tội lệ nên hưởng phước lạc cõi trời. Con cháu hiếu thuận đỡ nâng tôn thân già yếu đến xứ này được phước vô cùng. Công ít mà phước nhiều, đâu là mất lợi. Một khi đã mất thân người, mịt mờ trong ba đường. Cho nên các loài hàm sinh mới nên chuyên tu tịnh nghiệp!”. Khi ấy mọi người đều nhóm tập binh chiến, trông xem sự chết như trở về. vua bèn hạ lệnh, chiêu mộ các người hùng dũng, hai nước cùng đánh nhau, người chết như cỏ, mãi đến ngày nay hài cốt vẫn còn vung vãi khắp đồng hoang. Thời gian đã xa xưa, hài cốt con người to lớn. Trong nước có phong tục tương truyền gọi là là “Đất Phước”.

Từ thành theo hướng tây bắc cách khoảng – 5 dặm, có ngôi Tốtđổ-ba cao hơn 200 thước do vua Vô Ưu tạo dựng, gạch xây toàn sắc màu vàng đỏ sáng sạch, bên trong có một đấu xá lợi của đức Như Lai thường luôn tỏa phóng ánh sáng, vết tích thần linh thật có lắm mối.

Từ thành theo hướng nam đi hơn trăm dặm đến ngôi Tăng-già lam tên là Câu hôn trà, trùng các liền rui, lầu tầng cao vợi, chư tăng thanh tịnh chỉnh túc, oai nghi nhàn nhã. Từ đó theo hướng đông bắc đi hơn 00 dặm đến nước Tốt Lộc Cần Na (thuộc Trung Ấn Độ).

9- NƯỚC TẤT LỘC CẦN NA

Nước Tất Lộc Cần Na chu vi rộng hơn 6000 dặm, phía đông gần sông Khắc Già, phía bắc gối lưng núi lớn, cảnh vức nằm trong sông Diêm-mâu Na mà xuôi dòng. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm, phía đông gần đến sông Mâu Diêm Na, cảnh đất hoang vắng tuy nền móng vẫn còn bền bỉ. Mọi thứ do đất đai sản sinh cũng như thích nghi của phong khí đều đồng như ở nước Tát Tha Nê Thấp Phạt La. Con người tánh khí thuần chất, tôn sùng kính tin ngoại đạo, quý học nghề, chuộng phước tuệ, có năm ngôi già lam, chư tăng có hơn ngàn vị, phần nhiều đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa, ít học các bộ phái khác, đắn đo xác thực lời huyền, thỉnh cầu bàn luận sâu mầu, nên những bậc tài giỏi ở các phương khác tầm luận xét nghi. Có trăm ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo rất đông nhiều. Giữa khoảng phía đông nam thành lớn, thuộc phía tây của sông Đổ Ba do vua Vô Ưu tạo dựng, xưa kia đức Như Lai từng đến nơi đó giảng nói pháp hóa độ người. Bên cạnh đó lại có một ngôi Tốt-đổ-ba, bên trong có tôn thờ tóc và móng tay của đức Như Lai. Và các ngôi Tốt-đổ-ba tôn thờ tóc và móng tay của các vị A-la-hán như tôn giả Xá Lợi Tử, Một Đặc Già La, v.v…, bao bọc chung quanh đó có hơn vài mươi ngôi. Sau khi đức Như Lai tịch diệt, nước ấy bị các ngoại đạo lừa dối khiến tin nhận theo tà pháp, phế tổn chánh kiến. Nay hiện có năm ngôi già lam là nơi các luận sư người nước khác cùng các ngoại đạo và Bà-la-môn luận bàn thắng nghĩa, nhân đó mà tạo dựng.

Từ sông Diêm-mâu Na theo hướng đông đi hơn 800 dặm đến sông Khắc Già, từ đầu nguồn sông rộng khoảng 3 – dặm xuôi dòng theo hướng đông nam chảy vào biển, nơi rộng khoảng hơn 10 dặm, sắc nước xanh trong, sóng vỗ tràn bờ, linh quái lắm nhiều nhưng chẳng làm hại vật, mùi vị nước ngọt ngon, cát mịn chảy theo dòng, sách vở tập tục xứ đó gọi là dòng sông nước phước. Người có tội tuy tích chứa lắm nhiều nhưng tắm gội bèn được trừ ít. Người xem thường mạng sống mà tự đắm chìm hẳn được sinh lênh cõi trời hưởng thọ phước lạc. Người đã chết mà ném thi hài xuống sông đó hẳn chẳng bị sa đọa vào ác thú. Người vẫy sóng khơi nguồn thì vong hồn người thân đã qua đời được cứu tế. Bấy giờ có Bồ-tát Đề Bà người nước Chấp Sư Tử là bậc rất thấu đạt thật tướng, chứng đắc các pháp tánh, xót thương các hàng ngu phu nên đến đó dẫn dụ. Đang lúc ấy các hàng sĩ nữ đều nhóm tụ, già trẻ rất đông nhiều đến nơi bờ sông vẫy sóng khơi nguồn, Bồ-tát Đề Bà cùng chung với họ mà cúi đầu khơi ngược lại, tướng trạng khác hẳn mọi người. Có vị ngoại đạo bảo rằng: “Con tôi ới! Sao làm lạ vậy?”. Bồ-tát Đề Bà đáp rằng: “Cha mẹ thân thích của tôi vốn ở nước Chấp Sư Tử, vì sợ khổ đói khát nên tôi mong cầu từ nơi xa đây cứu tế”. Các vị ngoại đạo bảo rằng: “Con tôi ơi sai nhầm quá vậy! Sao không nghĩ lại mà làm như vậy? Nhà ở nước xa cách núi sông ngàn trùng xa vợi. Khơi vẫy nước ở đây để cấp giúp ở kia đói khát, đó giống như bỏ hàng để tìm cầu trước, và chẳng phải chỗ nghe vậy”. Bồ-tát Đề Bà bảo rằng: “Những người ở trong đường tăm tối tội khổ chồng chất còn mong nhờ được nước sông này. Còn đây, núi sông tuy hiểm trở, nhưng cớ sao chẳng thể cứu giúp được?”. Khi ấy các vị ngoại đạo biết khó thể nhiếp phục Bồ-tát Đề Bà nên bỏ tà kiến, thọ học chánh pháp, cải đổi lổi quá tự làm mới cuộc đời, phát nguyện vâng phụng lời chỉ dạy của Bồ-tát Đề Bà.

Từ đó vượt qua bờ phía đông của sông, đến nước Mạt Để Bổ La (thuộc Trung Ấn Độ).

10- NƯỚC MẠT ĐỂ BỔ LA

Nước Mạt Để Bổ La chu vi rộng hơn 600 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm. Đất đai thích nghi với lúa thóc, lúa tẻ, lắm nhiều hoa quả. Khí hậu hòa sướng, phong tục thuần chất. Con người sùng chuộng học nghề, rất thấu đạt về cấm chú. Hạng người kính tin cả tà lẫn chánh số đó có một nửa. vua nước đó vốn chủng tộc Thú Đà La, không tin Phật pháp, kính thờ trời thần. Có hơn 10 ngôi già lam, chư tăng có hơn 800 vị, phần nhiều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa thuyết nhất thiết hữu bộ. Có hơn 50 ngôi đền thờ trời, các hàng ngoại đạo chung sống lẫn lộn.

Từ thành lớn theo hướng nam đi khoảng – 5 dặm đến một ngôi già lam nhỏ, chư tăng có hơn 50 vị. Xưa kia luận sư Cù Non Bát Thích Bà (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Đức Quang) ở tại đó trước tác luận Biện Chân, v.v…, cả thảy có hơn trăm bộ. Luận sư ở tuổi thiếu thời là bậc anh kiệt, đến lúc trưởng thành rộng thông nhanh nhẹn, hiểu rành mọi vật, nhận biết lắm nhiều, học rộng nghe nhiều, vốn tập học theo giáo pháp đại thừa mà chưa thấu cùng huyền áo, nhân đọc xem luận “Tỳ-bà-sa” thối lui mà học theo giáo pháp Tiểu thừa, trước tác vài mươi bộ luận, trước thuật vài mươi bộ luận, chống phá kỷ cương của đại thừa, thành chấp trước Tiểu thừa, lại trước tác hơn vài mươi bộ sách thế tục, chẳng bài xích điển luận của các bậc tiền bối trước thuộc, lắng ngầm tư duy trong kinh Phật có hàng chục điều chẳng quyết sạch, tinh tường nghiên cứu tuy lâu dài mà nghi tình vẫn chưa trừ sạch. Bấy giờ có A-la-hán Đề Bà Tê Na (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Thiên Quân) thường lên xuống nơi cung trời Đổ Sư Đa. Luận sư Đức Quang ( Cù Noa Bát Thích Bà) nguyện muốn được gặp đức Từ Thị để dứt quyết điều nghi, nên thỉnh cầu A-la-hán Thiên Quân vận dụng sức thần thông dẫn đưa lên cung trời. Khi đã thấy gặp đức Từ Thị, mà chỉ đứng vái chẳng kính lễ. A-la-hán Thiên Quân bảo rằng: “Bồ-tát Từ Thị sắp tiếp nối quả vị Phật, cớ sao ông dám tự cao chẳng chí kính? Muốn thọ học cớ sao lại chẳng khuất phục?”. Luận sư Đức Quang nói rằng: “Lời nói của tôn giả thật là sự dạy răn, nhưng mà tôi đây là đệ tử xuất gia đã đầy đủ giới pháp Bí Sô. Bồ-tát Từ Thị hưởng thọ phước lạc cõi trời, chẳng phải đồng bạn của người xuất gia. Mà muốn đảnh lễ sợ chẳng hợp nghi”. Bồ-tát Từ Thị biết luận sư Đức Quang mang tâm ngã mạn nên chẳng phải khí cụ nghe nhận giáo pháp. Do đó dẫu qua lại ba phen mà chẳng được quyết nghi. Lại cầu thỉnh A la há Thiên Quân trở lại muốn hầu lễ. A-la-hán Thiên Quân ghét tâm ngã mạn ấy nên khinh miệt chẳng đối đáp. Luận sư Đức Quang đã không toại nguyện, bèn khởi sân hận, đến nơi núi rừng tập tu pháp định phát thông, nhưng vì tâm ngã mạn chưa trừ nên không chứng đắc đạo quả.

Từ ngôi già lam luận sư Đức Quang ở theo hướng bắc đi khoảng 3 – dặm, có một ngôi già lam lớn, chư tăng có hơn 200 vị đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa. Đó là nơi luận sư Chúng Hiền thị tịch vậy. Luận sư Chúng Hiền vốn là người Ca Thấp Di La, là người thông mẫn bác đạt, từ thuở nhỏ tiếng tăm đã vang vọng, đặc biệt nghiên cứu thâm sâu về luận “Tỳ-bà-sa” thuyết nhất thiết hữu bộ. Bấy giờ có Bồ-tát Thế Thân là bậc nhất tâm huyền đạo, cầu hiểu ngoài ngôn từ, trước thuật luận A-tỳ-đạt-ma câu xá phá xích điều chấp của các luận sư chuyên nghiệp Tỳ-bà-sa, ngôn từ ý nghĩa khéo léo, lý mầu thấu đạt thanh cao. Luận sư Chúng Hiền lén trộm xem bèn có điểm tâm đắc, từ đó ngầm nghiên cứu đến cùng suốt 12 năm, trước thuật luận “Câu xá bạc” gồm 25000 bài tụng cả thảy 80 vạn lời. Và cho đó là ngôn từ sâu, đặt để sâu, thấu cùng u mầu, suốt đạt vi diệu, mà bảo cùng môn nhân đệ tử rằng: “đem tài của ta, dùng luận chánh của ta để bài xích Thế Thân, bẻ gãy sức bén nhọn ấy, không để lão già suy ấy riêng chiếm nêu danh trước. Khi đó có 3 – vị tài giỏi đệ tử của luận sư Chúng Hiền mang luận ấy đến phỏng hỏi Bồ-tát Thế Thân. Bấy giờ Bồ-tát Thế Thân đang ở tại thành Xa Yết La thuộc nước Trách Ca, từ xa vang vọng có tiếng là luận sư Chúng Hiền sắp đến. Bồ-tát Thế Thân nghe thế, liền chuẩn bị hành trang. Môn nhân đệ tử hoài nghi bèn đến cản ngăn rằng: “Đại sư là bậc tài cao tiên triết, tiếng tăm vang vọng ở đương thời. Các hàng học chúng xa gần không ai chẳng suy tôn kính trọng. Nay nghe luận sư Chúng Hiền đến, sao bàng hoàng gấp vội hẳn có sự hạ thấp, chúng ta thật mặt dày không biết xấu hổ”. Bồ-tát Thế Thân bảo rằng: “Nay tôi đi xa chẳng phải tránh mặt ông ấy. Trông nhìn lại trong nước này, không còn có người xét xem thấu đạt, luận sư Chúng Hiền là hàng hậu tiến, dối trá biện luận như dòng chảy. Tôi đây già suy luận còn chẳng mong nổi. Muốn đem một lời để làm sụp đổ dị chấp ấy thì dẫn đến Trung Ấn Độ đối đáp cùng các bậc tài giỏi hẳn xác thực chân ngụy và rõ ràng sự được mất”. Sau đó, Bồ-tát liền bảo đồ chúng mang tráp đi xa. Luận sư Chúng Hiền đến đó chỉ sau một ngày, bỗng nhiên tự cảm thấy khí lực suy yếu,bèn liền viết thư sám tạ cùng Bồ-tát Thế Thân rằng: “Sau khi đức Như Lai tịch diệt, các đệ tử phân bộ chấp chặc, truyền trao tông học của mình, mỗi tự chuyên môn. Bạn đảng thì đồng đạo mà ghét ganh bộ phái, tôi ngu đem sự mờ mịt của mình mà tạp nhạp trông xem truyền trao tập học, xem đọc luận A-tỳ-đạt-ma câu xá do Bồ-tát trước thuật để phá chấp đại nghĩa của các luận sư chuyên nghiệp Tỳ-bà-sa, liền chẳng lường sức trầm ngâm nghiên cứu nhiều năm, làm nên luận này để phò trợ chánh tông học, trí nhỏ mà mưu đồ lớn, chết sắp đến nơi. Bồ-tát tuyên dương lời huyền diệu đè nén hay xiển dương chí lý, chẳng hủy phá điều chấp, được còn di văn là điều ước mong vậy. Chết đâu gì phải hối hận ư?”. Khi ấy luận sư Chúng Huyền tuyển chọn qua trong môn nhân đệ tử những vị có khả năng ngôn từ biện luận mà bảo cùng rằng: “Tôi thật là hàng hậu học mà khinh thường lấn lướt các bậc tiên đạt, mạng sống chưa biết như thế nào, ắt sẽ chết nơi đây. Các ông mang thư này và vài bộ luận tôi chế tác, đến sám tạ Bồ-tát Thế Thân, thay tôi mà tỏ bày hối quá!”. Nói lời ấy xong, luận sư Chúng Hiền lắng dần mà tịch. Các môn nhân đệ tử mang thư ấy đến nói Bồ-tát Thế Thân mà trình bày rằng: “Thầy của chúng con là luận sư Chúng Hiền đã xả thọ mạng, sai bảo chúng con mang thư này đến đây tỏ bày sự trách thân và sám tạ lỗi quá. Không rơi mất danh ấy chẳng phải điều dám mong”. Bồ-tát Thế Thân xem thư đọc luận ấy rồi trầm ngâm giây lâu mà bảo rằng: “Luận sư Chúng Hiền là hàng hậu tiến thông mẫn, lý tuy chẳng đủ mà lời có thừa. Nay ta muốn phá bỏ luận của Chúng Hiền như chỉ trong lòng bàn tay, nhưng trông nhìn lại sự gởi gấm lúc sắp qua đời. Ta trọng càc ngôn từ biết nạn, tạm duyên đại nghĩa mà còn chí xưa đó. Huống gì luận này lại là phát minh làm tỏa sang tông của ta”. Bèn vì cải đổi tựa đề là luận “Thuận chánh lý”. Các môn nhân đệ tử can ngăn rằng: “Luận sư Chúng Hiền chưa qua đời, mà đại sư đã cất xa dấu vết. Nay đã có được luận ấy, lại vì đó mà sửa đổi tựa đề. Hàng hậu học chúng con mặt mũi nào mà nhận lấy hỗ thẹn?”. Bồ-tát Thế Thân muốn trừ lòng nghi ngờ của đại chúng mà nói bài tụng rằng:

“Như sư tử chúa
Lánh đường heo đi
Hai sức hơn kém
Người trí nên hay”.

Luận sư Chúng Hiền thị tịch rồi, thiêu đốt thi thể gom lấy hài cốt đưa đến trong rừng Am Một La cách ngôi già lam ấy hơn 200 bộ, xây dựng ngôi Tốt-đổ-ba mà tôn trí, đến nay vẫn hiện còn.

Bên cạnh rừng Am Một La có một ngôi Tốt-đổ-ba tôn thờ di thân của luận sư Tỳ Mạt La Mật Đa (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Vô Cấu Hữu). Luận sư Vô Cấu Hữu vốn người nước Ca Thấp Di La, xuất gia theo thuyết nhất thiết hữu bộ. Thông rành các kinh điển, nghiên cứu các dị luận, vân đức Phật khắp năm nước Ấn Độ, tập học huyền văn tam tạng. Đến lúc danh thành nghiệp đạt, sắp trở về lại quê cũ, trên bước đường lần lượt đến nơi Tốt-đổ-ba của luận sư Chúng Hiền, vỗ về mà than rằng: “Chỉ có luận sư là người nhã lượng thanh cao, đè nén xiển dương đại nghĩa, sắp muốn dẹp phá dị bộ, lập nghĩa của bản tông, cớ sao mà tuổi lớn lại chẳng trọn? Tôi là Vô Cấu Hữu thuộc hàng tạp nhạp tiếp thừa học cuối. Tuy khác thời nhưng kính mộ cao nghĩa, cả đời không có mến mộ đức. Kia, Thế Thân tuy có qua đời nhưng tông học vẫn còn truyền. Tôi đem hết điều hiểu biết của mình sẽ chế tác các bộ luận, khiến tất cả mọi người cầu học, v.v… Ở Thiện Bộ châu dứt tuyệt danh xưng đại thừa, diệt mất tiếng tăm của Thế Thân, đó là không hư nát, dùng hết tâm xưa”. Nói lời ấy rồi, bỗng nhiên tâm phát cuồng loạn, năm cái lưỡi đồng một lúc nổi mọc, máu nóng tuông trào. Biết mạng sống sắp dứt, Vô Cấu Hữu mới viết thư sám hối rằng: “Phàm, đại thừa giáo là thuyết cứu cánh trong Phật pháp danh vị tuyệt hết, lý đạt sâu mầu, khinh vì ngu muội, bài xích các bậc tiền bối, nghiệp báo hiển hiện, diệt hoại thân đáng vậy. Xin báo cùng tất cả hàng môn nhân đệ tử hãy nên soi xét đây, mỗi tự thận trọng chí khí của mình, không được ôm hoài nghi ngờ”. Quả đất chấn động, mạng sống luận sư Vô Cấu Hữu bèn dứt mất, và ngày chỗ qua đời đó, đất hẻm thành hố. Các đồng bạn bèn vì thiêu đốt thi thể gôm nhặt hài cốt, dựng Tốt-đổ-ba để nêu bày đó. Bấy giờ có một vị A-la-hán trông thấy vậy mà than rằng: “Tiếc thay! Khổ thay! Nay luận sư này mặc tình chấp kiến ghét hủy đại thừa, hẳn sa đọa vào địa ngục vô gián vậy!”.

Về cảnh vức phía tây bắc nước ấy, trên bờ phía đông sông Khắc Già có thành Ma Du La chu vi rộng hơn 20 dặm. Dân chúng sinh sống đông đúc, dòng nước trong sạch giao dãi. Là nơi sản sinh các thứ than đá, thủy tinh, các đồ vật báu. Cách thành đó không xa, gần sông Khắc Già có một ngôi đền thờ lớn, rất lắm linh dị, bên trong có ao sắp đá làm bờ, dẫn nước từ sông Khắc Già làm bến. Người của năm nước Ấn Độ gọi đó là cừa sông Khắc Già, là nơi sinh phước diệt tội. Thường có cả trăm ngàn người từ phương xa tụ tập đến đó tắm rửa. Các vua vui thích làm việc thiện, xây dựng những ngôi nhà làm phước, có đủ các vật ngon lành, tích chừa thuốc thang, ban bố cho mọi người góa bụa, chu cấp cho người cô độc.

Từ đó theo hướng bắc, đi hơn 300 dặm đến nước Bà La Hấp Ma Bổ La (thuộc Bắc Ấn Độ).

11- NƯỚC BÀ LA HẤP MA BỔ LA

Nước Bà La Hấp Ma Bổ La chu vi rộng hơn 000 dặm, núi non bao bọc bốn phía. Đô thành lớn của nước đó rộng hơn 20 dặm, người ở đông đúc, nhà cửa giàu sang, đất đai màu mỡ, lúa má gieo trồng theo mùa vụ. Là nơi sản sinh các thứ than đá, thủy tinh. Khí hậu hơi lạnh, phong tục cứng mạnh, ít học nghề, phần nhiều đuổi theo lợi, con người tánh khí hung dữ, kính tin lẫn lộn vừa tà vừa chánh. Có năm ngôi già lam, chư tăng rất hiếm thiếu. Có hơn 10 ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn.

Về phía bắc cảnh vức nước đó ở trong núi tuyết lớn có đất nước tên là Tô Phạt Thích Noa Cù Đát La (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Kim Thị) là nơi sản sinh các loại vàng ròng trên nên lấy tên đó, từ đông sang tây dài, từ nam sang bắc hẹp, tức là nước Đông Nữ, ở đời vì lấy người nữ làm vua, nên lấy nữ xưng tên nước. Người chồng (đàn ông) cũng làm vua nhưng không biết chính sự. Đàn ông chỉ đi đánh chiếm và làm ruộng mà thôi. Đất đai thích nghi với lúa tẻ. Nuôi dưỡng lắm nhiều dê ngựa, khí hậu rất lạnh. Con người tánh khí thô tháo mạnh dữ. Phía đông tiếp liền với nước Thổ Phiên. Phía bắc tiếp liền với nước Vu Điền, phía tây tiếp giáp với nước Tam Ba Ha.

Từ nước Mạt Để Bổ La theo hướng đông nam cách hơn 00 dặm đến nước Cù Tỳ Sương Na (thuộc Trung Ấn Độ).

12- CÙ TỲ SƯƠNG NA

Cù Tỳ Sương Na chu vi rộng hơn 2000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng khoảng 1 – 15 dặm, cao vợi hiểm chắc. Dân chúng sinh sống đông đúc, hoa rừng ao hồ liên tiếp nối nhau, khí hậu và đất đai thích nghi đồng như ở nước Mạt Để Bổ La, phong tục thuần chất, chăm học ham thích việc phước, phần nhiều tin theo ngoại đạo, mong cầu niềm an lạc ngay đời hiện tại. Có hai ngôi già lam, chư tăng có hơn trăm vị đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa. Có hơn 30 ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn. Bên cạnh thành lớn trong ngôi già lam xưa cũ có ngôi Tốt-đổ-ba do vua Vô Ưu tạo dựng cao hơn 200 thước. Xưa kia đức Như Lai ở đó một tháng giảng nói các pháp yếu. Bên cạnh có di tích của bốn đức Phật kinh hành và tọa thiền. Bên cạnh đó có hai ngôi Tốt-đổ-ba tôn thờ tóc và móng tay của đức Như Lai, mỗi ngôi cao hơn một trượng. Từ đó theo hướng đông nam đi hơn 00 dặm đến nước Ác Hê Chế Đát La (thuộc Trung Ấn Độ).

13- NƯỚC ÁC HÊ CHẾ ĐÁT LA

Nước Ác Hê Chế Đát La chu vi rộng hơn 3000 dặm. Đô thành lớn của nước đó rộng khoảng 17 – 18 dặm, nương tựa nơi hiểm chắc. Đất đai thích nghi với lúa thóc, lắm nhiều rừng suối. Khí hậu hòa sướng, phong tục thuần chất, vui thích thưởng đạo, dốc chí tập học, nhiều tài năng, hiểu biết rộng. Có hơn 10 ngôi già lam, chư tăng có hơn ngàn vị, tập học theo giáo pháp Tiểu thừa chánh lượng bộ. Có chín ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo có hơn 300 vị, phụng thờ tự tại thiên, đồng bạn bôi tro vào mình. Phía ngoài thành bên cạnh ao rồng có ngôi Tốt-đổ-ba do vua Vô Ưu tạo dựng. Là nơi xưa kia đức Như Lai vì vua rồng mà ở tại đó bảy ngày giảng nói giáo pháp. Bên cạnh đó có bốn ngôi Tốt-đổ-ba nhỏ hơn là nơi di tích của bốn đức Phật thời quá khứ kinh hành tọa thiền. Từ đó theo hướng đông đi khoảng 260 – 270 dặm, vượt qua sông Khắc Già rồi theo hướng nam đến nước Tỳ La Sang Na (thuộc Trung Ấn Độ).

14- NƯỚC TỲ LA SANG NA

Nước Tỳ La Sang Na chu vi rộng hơn 2000 dặm. Khí hậu và đất đai thích nghi đồng như ở nước Ác Hê Chế Đát La. Phong tục mạnh bạo, con người biết học nghề nghiệp, tôn sùng kính tin ngoại đạo, ít kính Phật pháp. Có hai ngôi già lam, chư tăng có khoảng 300 vị, và đều tập học theo giáo pháp đại thừa. Có năm ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn. Trong ngôi già lam xưa cũ tại trong thành lớn có nền móng ngôi Tốt-đổ-ba tuy đã hủy hoại đổ nát mà còn cao hơn trăm thước, do vua Vô Ưu tạo dựng, là nơi xưa kia đức Như Lai ở trong đó bảy ngày giảng nói các kinh về Uẩn, Xứ, Giới. Bên cạnh đó có di tích của bốn đức Phật thời quá khứ tọa thiền kinh hành đến nước Kiếp Tỷ Tha (xưa trước gọi là nước Tăng Ca Xá, thuộc Trung Ấn Độ).

15- NƯỚC KIẾP TỶ THA

Nước Kiếp Tỷ Tha chu vi rộng hơn 2000 dặm. Đô thành lớn của nước đó chu vi rộng hơn 20 dặm. Khí hậu và đất đai thích nghi đồng như ở nước Tỳ La Sang Na. Phong tục thuần hòa, con người phần nhiều tập học nghề nghiệp. Có bốn ngôi già lam, chư tăng có hơn ngàn vị đều tập học theo giáo pháp Tiểu thừa chánh lượng bộ. Có 10 ngôi đền thờ trời, các hàng dị đạo chung sống lẫn lộn, đồng cùng tôn thờ trời Đại Tự Tại.

Từ thành về phía tây cách hơn 20 dặm có một ngôi già lam lớn. Cách thức chế tạo rực rỡ hết mực kỳ công khắc chạm các Thánh hình tôn tượng vô cùng trang nghiêm, chư tăng có khoảng vài trăm vị tập học giáp pháp của chánh lượng bộ. Có vài vạn tịnh nhân tạo lập vườn nhà ở bên cạnh ngôi già lam đó. Bên trong tường thành lớn có ba đường thềm cấp bằng vật báu sắp hàng theo nam bắc xoay mặt xuống hướng đông, là nơi đức Như Lai từ cung trời Tam Thập Tam trở về lại nhân gian. Xưa kia, đức Như Lai từ tinh xá Thắng Lâm lên cung trời ở tại Thiện Pháp Đường vì Thánh Mẫu mà giảng nói pháp. Qua sau ba tháng sắp muốn trở xuống, trời Đế Thích mới tung phóng thần lực tạo nên đường thềm cấp bên tả bằng thủy tinh và đường thềm cấp bên hữu bằng bạc trắng. Đức Như Lai từ Thiện Pháp đường cùng các chúng trời dẫm bước đường thềm cấp giữa mà xuống. Trời Đại Phạm nắm phất trần trắng, dẫm bước trên đường thềm cấp bạc mà ở phía hữu hầu Phật đi xuống. Trời Đế Thích cầm nắm lọng báu dẫm bước trên đường thềm cấp thủy tinh ở phía tả hầu đức Phật đi xuống. Các chúng trời bay vọt giữa hư không, rải hoa tán thán đức hạnh của Phật. Khoảng vài trăm năm trước còn có thềm cấp, mãi đến ngày nay thì đã vùi lấp hết dưới lòng đất. Các bậc quân vương ở các nước buồn than bùi ngùi chẳng gặp thấy, bèn dùng gạch đá sắp chất nhiều lớp, dùng các vật quý báu để trang sức. Ngay nơi nền móng cũ ấy phỏng theo thềm cấp bằng vật báu xưa kia cao hơn 70 thước, phía trên đó tạo dựng một ngôi tinh xá, bên trong có tôn tượng đức Phật bằng đá. Và nơi thềm cấp hai bên tả hữu có hình tượng trời Đại Phạm và Đế Thích, dáng thế phỏng theo như mới đầu đang đi xuống. Bên cạnh có trụ đá cao hơn 70 thước do vua Vô Ưu tạo dựng, sắc màuy xanh biếc sáng nhuận, hình chất bền chắc kín lý. Phía trên có hình tượng sư tử ngồi hướng nhìn về thềm cấp, hình dáng khắc chạm kỳ đặc, chung quanh bốn mặt trụ đá đó tùy mỗi người tội phước khác nhau mà hiện hình trong đó.

Bên cạnh đường thềm cấp bằng vật báu không xa có ngôi Tốtđổ-ba, là nơi di tích của bốn đức Phật thời quá khứ tọa thiền kinh hành. Bên cạnh đó lại có ngôi Tốt-đổ-ba, là nơi xưa kia đức Như Lai thường tắm rửa tại đó. Bên cạnh đó có ngôi tinh xá là nơi xưa kia đức Như Lai nhập định.

Bên cạnh tinh xá có nền móng đá lớn dài 50 bộ cao 7 thước, là nơi xưa kia đức Phật thường kinh hành, nơi dấu vết bước chân của đức Phật có đường văn hoa sen. Hai bên tả hữu nền móng đá ấy mỗi bên đều có ngôi Tốt-đổ-ba nhỏ do trời Đế Thích và Đại Phạm tạo lập. Trước ngôi Tốt-đổ-ba do trời Đế Thích tạo lập là nơi xưa kia Bi Sô Ni Liên Hoa Sắc muốn trông thấy và đón rước đức Phật trước hết nên biến hóa thân làm Chuyển Luân Vương. Khi đức Như Lai từ cung trời trở về lại Thiện bộ châu, khi đó tôn giả Tô Bộ Để (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là Thiện Hiện, xưa trước gọi là Tu Phù Đề, Tu Bồ-đề, dịch nghĩa là Thiện Cát, đều là sai nhầm vậy) an tọa nơi thạch thất trận tự tư duy rằng: “Nay đức Phật sắp trở lại các hàng người trời cùng đi theo. Nay ta làm sao nên đi? Từng nghe đức Phật bảo là “biết được các pháp không là thấu suốt pháp tánh”. Vậy thì dùng tuệ nhãn để quán pháp thân đó”. Bấy giờ Bi Sô Ni Liên Hoa Sắc muốn được diện kiến đức Phật trước hơn ai hết nên hóa làm Chuyển Luân Vương có đủ bảy báu, dẫn theo và có cả bốn binh chúng cảnh vệ, đi đến nơi chỗ đức Phật và biến đổi lại thân tướng Bí Sô Ni. Đức Như Lai bảo Liên Hoa sắc rằng: “Chẳng phải ngươi là người được diện kiến đức Như Lai trước hết. Tôn giả Thiện Hiện đã quán đủ chư pháp không là thấy các pháp thân. Các Thánh tích bên trong tường thành thường có những linh dụ tương tục.

Từ ngôi Tốt-đổ-ba lớn về phía đông nam có một cái ao có rồng ở đó thường luôn gìn giữ Thánh tích. Đã có thần minh hộ vệ nên khó thể khinh phạm. Năm tháng trải qua lâu dài nên tự hủy hoại, sức người chẳng thể phá hủy được. Từ đó theo hướng đông nam đi gần 200 dặm đến nước Yết Nhã Cúc Xà (tiếng Trung Hoa thời tiền Đường gọi là nước Khúc Nữ Thành, thuộc Trung Ấn Độ).

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12