CHƯƠNG LẬP TAM BẢO TRONG PHẨM MINH PHÁP KINH

SỐ 1874

QUYỂN THƯỢNG

Biên soạn: Sa-môn Pháp Tạng, chùa Quốc Tây đời Ngụy

– CHƯƠNG TAM BẢO
– CHƯƠNG LƯU CHUYỂN

CHƯƠNG TAM BẢO

Nghĩa Tam bảo, lược nêu ra tám môn:

1/ Nói về dựng lập.
2/ Giải thích được tên gọi.
3/ Phát ra thể tánh.
4/ Chỉ rõ sự dung thông, gồm nhiếp.
5/ Nói về chủng loại.
6/ Lựa chọn đối tương quy y.
7/ Nói về nghiệp dụng.
8/ Nói về thứ lớp.

I. ĐẦU TIÊN NÓI VỀ LẬP Ý

Có bảy thứ:

1. Vì trái với tà, tức là trái với ngoại đạo, tôn sư, nghĩa là trời tự tại, v.v… cho nên lập ra Phật bảo.

2. Vì trái với ngoại đạo, tà luận… nên lập ra pháp bảo.

3. Vì trái với tà chúng ngoại đạo, v.v… nên lập ra Tăng bảo.

Cho nên kinh Niết-bàn nói: “Người quy y Phật, là Ưu-bà-tắc chân chánh, sau cùng không còn quy y với các thiên thần khác kia. Quy y Pháp: Tức là lìa giết hại, không bao giờ còn quy y sách vở ngoại đạo. Quy y Tăng:

4. Không cầu các ngoại đạo v.v…

5. Vì trừ bệnh. Nghĩa là cần thầy thuốc, thuốc thang và người săn sóc bệnh, nên các chứng bệnh đều lành. Vì Tam bảo cũng vậy, nên không thêm bớt.

6. Vì lìa khỏi sự sợ sệt, như kinh nói: “Nếu vượt được một bước là thí dụ một quy. Nếu vượt được ba bước tức dụ cho ba quy. Cho nên Tam bảo từ bi cứu vớt nỗi khổ sinh tử của chúng sinh. Cho nên, ba bước là được thoát khỏi nỗi sợ hãi.”

7.  Vì sinh duyên niệm, vì khiến chúng sinh niệm Phật cầu trí Nhất thiết, nên lập ra Phật bảo; vì khiến niệm pháp cầu các chân như, nên lập ra Pháp bảo; vì khiến niệm tăng, cầu nhập số Thánh chúng, nên lập ra tăng bảo. Cho nên luận Tạp Tâm nói: “Vì chỉ bày cho chúng sinh, vì niệm Phật, Pháp, Tăng, nên nói Tam bảo;

Vì y cứ ba nghĩa, nên lập ra Tam bảo:

a. Điều Ngự Sư. b. Pháp của Điều Ngự Sư. c. Đệ tử của Điều Ngự Sư.

Nên luận Bảo Tánh nói:

Hỏi: “Y cứ vào nghĩa nào mà lập ra Tam bảo?”

Đáp: “Kệ nói: Vì cứ vào đệ tử đã chứng của Điều Ngự Sư.

– Vì y cứ người ba thừa, nên lập ra Tam bảo, vì người Đại thừa nhận lấy các Bồ-tát, Bồ-đề Phật, nên lập ra Phật bảo, vì người này cầu thành Phật; vì người Duyên giác, vì tự nhiên biết pháp, nên lập ra Pháp bảo, vì người này chỉ cầu chứng được pháp nhân duyên sâu, vì không cầu Phật, Tăng, nên vì Thanh văn lập ra Tăng bảo; do người này chỉ cầu Y chỉ tăng, vì cầu giải thoát, không mong cầu gì khác.

Vì y cứ ba căn, nên lập ra Tam bảo:

– Vì tin, cúng dường chư Phật Như Lai, người ruộng phước nên lập ra Phật bảo.

– Vì kính tin cúng dường pháp mầu bậc nhất, người ruộng phước, nên lập ra Pháp bảo.

– Vì tin cúng dường Thánh chúng bậc nhất, là người ruộng phước, nên lập ra Tăng bảo.

Ba môn trên đây, đều như luận Bảo Tánh nói, nên kệ kia nói rằng:

“Vì ba thừa tin ba cúng dường v.v… cho nên nói Tam bảo”.

II. GIẢI THÍCH TÊN GỌI:

Trong đó có hai: Trước là giải thích tên chung; hai là số; Bảo là nghĩa dụ từ nghĩa số mà đặt tên, tức là Đới số thích. Lại, bảo là nghĩa đáng cao quý. Y cứ theo luận Bảo Tánh, Bảo có sáu nghĩa:

  1. Nghĩa ít có: Như ngọc quý của thế gian, vì khó được, như chúng sinh không có gốc lành, trải qua trăm ngàn kiếp cũng không thể được.
  2. Nghĩa không có có nhiễm: Như ngọc báu ở thanh tịnh ở thế gian, không có nhơ. Tam bảo cũng vậy, vì lìa tất cả pháp hữu lậu.
  3. Nghĩa thế lực. Như ngọc báu của thế gian bỏ vào nước đục, làm cho nước lóng sạch. Tam bảo cũng như vậy, vì có công đức của sáu thông v.v… sao cho chúng sinh lóng trong ba thứ vẩn đục: hoặc, nghiệp, khổ, thành trí tịnh tín, v.v…
  4. Nghĩa trang nghiêm. Như ngọc báu ở thế gian có khả năng rải xuống các thứ nhiều như mưa. Tam bảo cũng như vậy, trang nghiêm hành giả, vì hạnh xuất thế.
  5. Nghĩa trên hết. Như ngọc báu ở thế gian, rất mầu nhiệm trong các vật. Tam bảo cũng vậy, vì vượt hơn thế gian.
  6. Nghĩa không thay đổi: Như ngọc báu ở đời, vì là thể chân thật, nên không thể đổi thay. Tam bảo như vậy, vì được pháp không có trôi lăn; vì tám pháp thế gian không thể lay động. Kệ của luận kia nói:

“Báu thật, đời ít có

Sáng sạch và thế lực

Làm trang nghiêm thế gian

Trên hết không biến đổi”.

Sau là tên riêng: Phật-đà, Hán dịch là giác giả. Giác có hai thứ:

  1. Nghĩa giác ngộ. Nghĩa là vì lý trí soi rọi chân thật.
  2. Nghĩa giác sát. Nghĩa là trí so lường, xem xét tục.

Lại, vì giác sát giặc phiền não, vì từ vô minh ngủ, thức, vị tự giác, giác ngộ người khác, hạnh giác ngộ tròn đầy cùng cực. “Giả” là người giả, tức là người có giác ngộ, gọi là giác giả (Hữu tài thích).

Đạt-ma, Hán dịch là Pháp, pháp có ba nghĩa:

  1. Tự thể, gọi là pháp, như nói: “Các pháp lìa tánh người khác, mỗi pháp đều tự bám trụ tánh mình, tức lìa phân biệt.”
  2. Đối ý gọi là pháp, như pháp xứ, pháp giới, v.v…
  3. Quy tắc, gọi là pháp. Pháp có phép tắc, khuôn mẫu.

Vì mở mang sự hiểu biết của sinh vật. Trong đây, chính thức lấy một nghĩa sau, nói cả hai nghĩa trước.

Tăng-già, Hán dịch là Hòa hợp chúng, Hòa hợp này có hai nghĩa:

  1. Lý hòa: nghĩa là khi thấy đế lý, dù tâm đều khác, nhưng vì lý, đối tượng chứng vẫn đồng.
  2. Sự hòa: nghĩa là bốn người trở lên, mặc dù đều khác nhau, nhưng vì đồng cầm giữ thành sự mười Yết-ma, nên gọi là Hòa.

Đây là Phật, là nghĩa giác chiếu, Tăng là nghĩa hòa hợp. Pháp là nghĩa khuôn phép đều từ dụng nghĩa, lập danh. Lại, Trí Luận nói: “Tăng-già, đời Tần nói: “Rất nhiều tỳ-kheo ở chung một chỗ, hòa hợp, đó gọi Tăng-già.

III. PHÁT RA THỂ:

Tam bảo có ba:

  1. Tướng chung.
  2. Tướng riêng.
  3. Trụ trì.

* Trong phần đầu có ba nghĩa:

  1. Muôn ước sự tự nghĩa: tức bên nghĩa giác, chiếu trên thể Phật, gọi là Phật bảo; là Đức của Phật kia, bên nghĩa phép tắc, gọi là Pháp bảo, trái với lỗi tranh cãi, đều gọi là Tăng bảo.

Ba nghĩa dù riêng, nhưng Đức của Phật không khác, nên nói là tướng đồng. Tướng này là dùng công đức vô lậu của Phật làm thể. Nghĩa này, chung cho các thừa, chỉ khác ở chỗ cạn, sâu mà thôi, chỉ trừ người, trời, vì họ không rõ biết.

2. Y cứ vào môn hội nhập sự từ lý, tức tướng Tam bảo dù là riêng, nhưng vì đồng dùng lý mầu chân không làm tánh, nên nói là đồng. Kinh Niết-bàn nói: “Nếu có thể quán Tam bảo thường trụ, đồng với chân đế, thì tánh của ta, và Phật tánh không có khác, tánh này dùng chân không làm thể, nghĩa này chung cho các giáo, chỉ trừ phàm, tiểu.

3. Y cứ vào môn nghĩa lý dung thông rõ ràng, trong chân như tánh tâm, lìa nghĩ đến bản giác, gọi Phật bảo, vì trong đây có công đức tánh, nhiều như số cát sông Hằng, dụng đáng làm khuôn phép, nên gọi là Pháp bảo, tức đức nhiều như số cát sông Hằng này, thầm hòa không hai, gọi Tăng bảo, nên kinh nói: “trong Phật tánh, tức có Pháp, Tăng”. Lại, kinh Tịnh Danh chép: “Phật tức là pháp, pháp tức là chúng, tướng Tam bảo vô vi này đồng với hư không, là tướng đồng. Cho nên, nếu y cứ vào nghĩa giác mà nói, thì đều gọi là Phật. Phép tắc mà nói, đều là pháp thầm hòa hợp, chớ chẳng phải đều là nghĩa tăng. Nói có ba, không thể là một, nhưng không có tự thể riêng, chẳng lẽ là khác ư?, nên nói rằng tướng đồng. Nghĩa này chung cho các giáo, chỉ trừ Tiểu thừa và Thỉ giáo, môn Đồng thể đã xong.

* Thứ hai, trong tướng riêng: trước nói về Phật bảo. Nếu y cứ vào sở đắc của người, trời trong thế gian, dùng năm uẩn hữu lậu làm thể, dùng thế gian đồng để thị hiện thân chân voi đen và thân thần cây v.v… Nếu tông Tỳ-đàm… trong Tiểu thừa có hai Phật:

1. Sinh thân, gọi là thân của tướng tốt do cha mẹ sinh, là quả báo vô ký, không đáng tôn trọng nên không nhập vào Phật bảo.

2. Pháp thân, dùng năm phần công đức làm pháp thân. Trong đây chỉ lấy công đức vô lậu. Nghĩa là Đạo hậu tận trí, trí vô sinh v.v…, pháp thật của năm uẩn là thể của Phật bảo, dùng công đức hữu lậu chẳng đáng trân trọng, nên không nhập Phật bảo. Hoặc hữu lậu và báo, tướng theo nhau, gọi là Phật về lý không có tổn hại. Lại, trong tông này, đối với pháp thật kia, giả thi thiết tên người không có phân biệt người giả, như nghèo, gọi giàu… Nếu là tông Thành Thật, thì công đức v.v… của năm uẩn, thuộc về pháp bảo, nói riêng, người giả là thể của Phật bảo, vì có người giả tên gọi người tu hành làm bậc thầy khuôn phép, vì lợi ích chủ yếu ở trong giả. Nếu ba thân Phật trong ba thừa; hoặc dùng một phần trong pháp năm nhóm làm thể, nghĩa là trạch diệt chân như trong vô vi làm pháp thân; xứ sắc làm hóa thân, vì tâm không có nghĩa hóa. Vì tâm vương tám thức thanh tịnh vô lậu, hai mươi mốt tâm sở, phần nhỏ trong bất tương ưng hành và giới sắc pháp đã hình thành tướng người giả từ chung, là thể thọ dụng”. Thuyết này như thuyết của Du-già v.v… nói: “Đây là y cứ vào thuyết đầu tiên của Thỉ giáo; cũng là giáo của Thanh văn hồi tâm; hoặc dùng chân như làm Pháp thân; trí định đại đều là Ứng thân, hình sắc là hóa thân”, như tướng Nhiếp luận nói: “Hoặc y cứ vào năm pháp gồm thâu địa vị Đại giác, nghĩa là dùng pháp giới thanh tịnh làm pháp thân. Cũng trí và trí bình đẳng, làm thân thọ dụng; Tri tác sự làm hóa thân; trí diệu quán chung cho hai thân. Trí này, như luận Phật Địa nói: “Các trí, v.v… này, y cứ thuyết sau cùng của Thỉ giáo, về nghĩa, sẽ vì người tiến thẳng mà nói; hoặc chỉ dùng đại trí làm thể của ba thân, như Nhiếp luận dùng trí vô cấu, vô quái ngại làm pháp thân, dùng trí hậu đắc làm thân thọ dụng; sự khác nhau của trí Hậu đắc là thân biến hóa; hoặc chỉ dùng chân như làm thể của ba thân, như trong Luận Khởi Tín nói: “Trong ba đại của chân như, dùng hai đại của thể tướng làm pháp thân; dùng đại làm hai thân. Các thân này, y cứ thuyết Chung giáo nói: “Hóa thân ở đây cũng có hóa tâm, như Đại Ca-diếp quán tâm Như Lai, biết Như Lai đang nghĩ đến A-nan, như thế v.v…”. Lại, kinh Niết-bàn nói: “Như Lai đã hóa vô lượng thứ hình, vì đều khiến có tâm, nên biết có tâm, chỉ vì giáo trước sinh, nên thuận với tiểu nói; hoặc chỉ một thật tánh lìa lời nói, dứt trừ ý lo nghĩ là Phật bảo, cũng không chia ra ba, hai v.v… Đây là nói theo Đốn giáo. Nếu y chỉ Nhất thừa, hai thứ lo Phật đã suốt qua ba thế gian, tức biết dùng tất cả sự, lý, nhân, pháp v.v… đều làm thể của Phật bảo, vẫn nói theo nghĩa giác. Nếu y cứ đối tượng y chỉ, dùng Tam-muội Hải Ấn làm thể, thì cũng tức gồm thâu các giáo trước đã nói, đều ở trong đó, vì dùng đủ hai môn đồng, khác; pháp khác có thể so sánh mà biết”.

Thể của Pháp bảo: Hạnh, quả của lý trong Tiểu thừa: 1) Dùng bốn đế, mười hành v.v… làm thể của pháp lý; 2) Giáo v.v… ba tạng của Tiểu thừa, âm thanh, danh, câu, văn, hai pháp: Thanh xứ, pháp xứ làm thể của giáo pháp; 3) Vì năm uẩn vô lậu của Bồ-tát, tức tám nhẫn của Kiến đạo, tám trí dứt kiết của Phi tưởng; chín Vô Gián, tám giải thoát hợp thành ba mươi ba tâm, bốn quả của người tại gia và năm uẩn vô lậu của Bích-chi, v.v… dù có lý hòa, nhưng không có sự hòa, đều thuộc về Pháp bảo hướng đạo. Đây là y cứ tông Tỳ-đàm; Nếu y cứ theo Thành thật v.v… thì tại gia, xuất gia vô lậu của ba thừa, đều thuộc về Pháp bảo giúp đạo, chỉ vì dùng người giả làm Phật, Tăng.

Luận Thành Thật nói: “Tin Phật có trí Nhất thiết gọi là tin Phật. Vì tin chân trí này, gọi là tin pháp, cho nên được biết.”

Niết-bàn do Phật và Nhị thừa đã chứng đắc, là quả của Pháp bảo, dùng thần tướng tốt và Đẳng trí v.v…, vì có giúp đỡ thành trí vô lậu, nên theo nhau cũng nhập, thuộc về Phật tăng. Vì Niết-bàn chẳng phải giúp đỡ trí kia, nên thuộc về Pháp bảo.

Hỏi: “Niết-bàn là diệt đế, trợ đạo là đạo đế. Nói giáo pháp thuộc khổ, tập. Tức là Pháp bảo của một lý, đã gồm thâu đủ hết, đâu cần ba tà sau?”

Đáp: “Y cứ theo tông Tỳ-đàm, có hai môn:

  1. Duyên hư hoại: Không phân tích sự khác nhau của cảnh giới Tam bảo, nếu về lý đối với môn này, thật sự gồm thâu hết.
  2. Duyên không hư hoại: Dựng lập sự khác nhau của Tam bảo, v.v…

Cho nên, vì y cứ vào nghĩa hơn hết trong việc này, nên lập ba pháp sau, về mặt lý, cũng không có trái. Nghĩa này thế nào? Như đạo có hai thứ:

  1. Sự đạo. Gồm có giới, định, v.v…
  2. Lý đạo. Nghĩa là đạo như dấu vết của thừa.

Bốn pháp này thầm đi suốt qua là Đạo đế ở trước. Giới v.v… y cứ ở sự, thuộc về trợ đạo ở trước, vì lý, sự khác nhau, vì chung, riêng khác nhau, nên chia làm hai.

Diệt cũng có hai thứ:

  1. Sư diệt. Dùng số phẩm Ly hoặc nghiệp, trên dưới khiến cho diệt, vì có hơn kém, cho nên là sự diệt, thuộc về pháp quả kia.
  2. Lý diệt. Nghĩa là tận, chỉ, diệu, xuất. Bốn pháp này thầm suốt qua là Diệt đế ở trước, vì cũng là lý sự khác nên chia làm hai:

Khổ, vô ngã v.v… là lý đối tượng giải thích; giáo là chủ thể giải thích, y cứ theo phần trội hơn, chia làm hai.”

Hỏi: “Phật, Tăng đều là con người, vì sao không lập chỉ có hai báu nhân, pháp?”

Đáp: “Vì nhân quả khác nên chia làm hai”.

Hỏi: “Nếu vậy, trong pháp cũng có nhân, quả, sao không lập bốn bảo?”

Đáp: “Vì công dụng của con người mạnh mẽ, vượt hơn, có khả năng giữ gìn pháp, cho nên chia làm hai:

Pháp không tự mở rộng vì dụng kém nên hợp thành một bảo. Nếu trong ba thừa, hoặc nội tại, dùng bốn đế, mười sáu hạnh và lý ba vô tánh v.v… là lý pháp bảo.

Dùng ba tạng, mười hai phần giáo, hai pháp giả, thật do thức biến hiện ra làm thể của giáo pháp.

Dùng các phẩm đạo, sáu độ v.v… làm thể của pháp hạnh.

Dùng Niết-bàn, Bồ-đề v.v… làm thể của pháp quả, vẫn bốn pháp này đều là “không” vô phân biệt, như kinh Bát-nhã nói, rất dễ hiểu. Ở đây, y cứ theo Thỉ giáo nói. Hoặc dùng thể, tướng chân như làm pháp lý. Từ chân mà truyền đi là pháp giáo; từ chân huân tập nội tại và y chỉ giáo tịnh, mà sinh khởi các hạnh là pháp hạnh; Hạnh này khế hợp với chân, chứng lý rốt ráo là pháp quả.

Cho nên, bốn nghĩa hồi chuyển chỉ một chân như, sự việc này như Khởi Tín v.v… đã nói.”

Hỏi: “Pháp quả ở đây, và pháp hạnh của Phật, với tăng đều là tà riêng nào?”

Đáp: “Y cứ vào bên nghĩa mà Như Lai đã thành, đều thuộc về Phật bảo. Y cứ vào bên nghĩa học thí của các Bồ-tát, đều thuộc về pháp bảo. Trong hạnh, y cứ vào bốn nghĩa mà địa trên đã được là Tăng bảo; bên nghĩa sở học của địa dưới là Pháp bảo. Về sự khác nhau của nghĩa lý, y cứ vào pháp thể không khác. Phải biết, ở đây y cứ chung giáo để nói. Hoặc dùng pháp chân lìa lời nói làm Pháp bảo, như kinh này nói… Phải biết đây là y cứ Đốn giáo để chỉ bày rõ. Nếu y cứ theo Nhất thừa, thì đại khái có mười pháp, nghĩa là lý, sự, giáo, nghĩa, nhân, quả, nhân, pháp, giải, hạnh đều nói theo nghĩa phép tắc, khuôn mẫu, có đủ chủ, bạn, như mành lưới của Nhân-đà-la vô tận. Như kinh này nói: “Đây là nói theo Biệt giáo. Nếu gồm thâu phương tiện, thì các giáo pháp trước kia đều ở trong đó; các pháp khác có thể so sánh mà biết.

Thể Tăng bảo: Trong Tiểu thừa, nếu y cứ vào tông Tỳ-đàm, thì tăng có hai hạng:

1/ Tăng ứng cúng: Trên tận cùng chư Phật, dưới, cho đến hết Sa-di phàm phu, gọi chung là Tăng. Cho nên, đàn việt thứ lớp thỉnh một tăng, không lựa chọn trên, dưới, đều được phước cúng dường; hai, ba quy y tăng, chỉ lấy bốn tướng, bốn quả trong hàng Thanh văn để làm Tăng, vì lẽ phàm tăng không có đức Thánh, nên không đáng quy y, thành thử không nhận lấy. Duyên giác xuất thế, vì không có chúng hòa hợp, nên không thành Tăng; Bồ-tát riêng lẻ không thành Tăng; Phật là Phật bảo, cũng chẳng phải tăng. Lại, trong Thanh văn, chỉ công đức báu vô lậu là thể của Tăng bảo, vì hữu lậu không đáng quý trọng, nên chẳng phải báu. Lại y cứ vào tông Tỳ-đàm kia, thì có hai:

a. Tăng Đệ nhất nghĩa. Nghĩa là bậc Thánh của bốn quả xuất gia.

b. Đẳng tăng: Phàm phu tăng, trong Thánh có ba: a) Sinh thân, tức báo thân năm ấm.

  1. Đẳng trí: giới, định v.v… hữu lậu, tức năm ấm phương tiện khéo léo.
  2. Năm ấm vô lậu, hai tướng trước, là từ gọi Tăng, không phải thể của chánh báo; một tướng sau là chánh.

Nếu luận Thành Thật dùng người giả vô lậu, làm thể của tăng, thì vẫn có bốn luận chứng: Nghĩa là so sánh có đức tăng, không có oai nghi tăng, rất dễ hiểu. Nếu Bồ-tát trong Ba thừa, thì ba hiền trở đi, cho đến Đẳng giác, tất cả công đức hữu lậu, vô lậu và người giả năm ấm sắc, tâm v.v… là thể của Tăng Bồ-tát. Độc giác và Thanh văn nhập vị tư lương trở lên, cho đến công đức hữu lậu, vô lậu mà La-hán đã thành. Năm uẩn giả: Đều là thể của Tăng bảo. Lại, người ba thừa này chỉ lấy người xuất gia đồng với tăng pháp, để làm Tăng bảo, vì các Bồ-tát, Thanh văn và tại gia và Duyên giác, Bích-chi v.v… đều nhập vào Pháp bảo. Phẩm Tán Hoa trong luận Đại Trí Độ nói: “rải hoa lên các Bồ-tát gọi là cúng dường pháp; rải hoa lên các Tỳ-kheo, gọi là cúng dường tăng, phải biết đây là y cứ vào thuyết đầu tiên của Thỉ giáo. hoặc phân tích sự trội hơn, chỉ rõ hơn kém, để thuyết minh đại, tiểu, như kinh Niếtbàn nói: “Tăng gọi là hòa hợp; hòa hợp có hai:

  1. Hòa hợp thế gian.
  2. Hòa hợp đệ nhất nghĩa.

Hòa hợp thế gian: Gọi tăng Thanh văn. Hòa hợp nghĩa bậc nhất, gọi là tăng Bồ-tát. Phải biết đây là y cứ vào chung cuộc của Thỉ giáo để nói. Hoặc nói người Nhị thừa nhập Đại thừa là Tăng bảo. Không phải như vậy, thì từc không phải vì chỉ cho Bồ-tát là Tăng bảo chân chánh. Luận Bửu Tánh nói: “Bồ-tát là Tăng rốt ráo”. Phải biết đây là nói theo Chung giáo; hoặc lìa tướng, lìa phân biệt, như luận nói: “Thật có Bồ-tát, không thấy có Bồ-tát v.v… Đây là y cứ Đốn giáo, gởi lời nói để làm sáng tỏ mà thôi. Hoặc chỉ nhận lấy Bồ-tát, thuận theo một, đều khắp sáu vị. Ba là thế giới cùng tận, pháp giới vô tận, đầy đủ chủ, bạn là thể của Tăng bảo. Đây là nói theo Biệt giáo Nhất thừa; nếu gồm thâu

phương tiện, như các giáo trước kia, đều ở trong đây”.” Trên đây, tướng riêng đã xong.

* Thứ ba, là trụ trì Tam bảo: Tiểu thừa dùng sắc pháp đắp tượng, vẽ tượng, v.v… để làm thể Phật bảo, chỉ biểu thị một Đức Phật Thíchca, vì không có thật của hương khác. Kinh pháp, giấy, mực, và đắp tượng, đều dùng sắc pháp làm thể. Phàm tăng xuất gia, dùng năm uẩn hữu lậu làm thể. Tăng: Bốn vị trở lên, dùng pháp bất tương ưng của chúng đồng phân làm thể”.

Hỏi: “Như hình tượng rất tôn kính, và tổn hoại bị tội phước như thế nào?”

Đáp: “Vì lập tượng giống như biểu thị chân dung, vì được ở bên chân, nên Thành Thật nói: Thuận theo là tháp nào? Nếu bị tổn hại, thì đều vì đối với chủ nên phạm tội, phước cũng như thế. Đây là nói nếu là tháp Phật, lấy Phật biểu thị cho chủ, thì người khác cũng vậy.”

Hỏi: “Nếu như vậy thì giết tăng phàm, lẽ ra đắc tội với Thánh.”

Đáp: “Tháp, tượng không có tâm, mạng, từ tháp tượng ấy biểu thị cho chủ; tăng thì không phải như vậy, vì đều có tâm, mạng, từ phàm, Thánh, vị mình mắc tội. Nếu theo luật thì làm tổn hại kinh, v.v…, đối đắc tội với chủ vật. Nếu trong ba thừa, Phật, Pháp và tượng Tăn, đều dùng sắc pháp làm thể. Trong pháp cũng gồm có danh câu v.v… Tăng phàm dùng năm uẩn làm thể. Nếu trong Nhất thừa, đều trong pháp giới đại, vì y cứ cơ duyên mà khởi dụng, tịnh được thành, nên cũng nhận lấy xa pháp gốc làm thể, nghĩa khác so sánh mà biết”.

Như trên, đã nói chung về phát ra thể xong.

IV. MÔN DUNG THÔNG GỒM THÂU:

Có hai lớp:

  1. Y cứ ba thứ.
  2. Y cứ Tam bảo.

Trong phần A có ba:

1. Y cứ vào tướng đồng: ở trong đó, tức có Trụ trì của tướng riêng. Trụ trì này có hai nghĩa:

a) Dùng hai thứ kia đều duyên thành không có tự tánh nên chẳng khác với chân không, cho nên đều thuộc về tướng đồng. Hỏi: “Nếu hai thứ kia khi gồm thâu trong tướng đồng, là có hai thứ kia hay không có? Như có hai thứ kia thì làm sao là đồng? Vì có khác nhau, nên chẳng phải tướng đồng; nếu hai thứ kia không có, thì làm sao nói là gồm thâu? Vì không có hai thứ kia, nên không có lệ thuộc?”

Đáp: “Chỉ vì hai thứ kia, xưa nay tự tánh là “không”, chẳng phải hai thứ kia hư hoại mới là “không”. Cho nên, kinh nói: “Sắc tức là “không”, không phải sắc diệt rồi mới “không”.” Lại, kinh nói: “Chẳng phải do sắc “không”, nên gọi là “không” sắc, mà chỉ vì sắc “tức” là “không”, “không” “tức” là sắc”. Cho nên phải biết gồm thâu biệt quy đồng, mà không hư hoại. Đây là nói theo Thỉ giáo.”

b) Dùng hai đại của thể tướng chân như làm nhân huân tập nội tại và dụng đại kia làm duyên huân tập bên ngoài, khiến sinh Thỉ giác. Đắc ở phần Thỉ này là Tăng; đầy đủ là Phật.

Phép tắc cao đẹp trong đây, và giáo trong dụng, cho là pháp bảo. Thế nên, Tam bảo của tướng riêng, đều từ đồng khởi, nên chẳng khác với đồng. Nghĩa này như luận Khởi Tín nói. Lại, luận ấy nói: “Bản giác thuận theo nhiễm, sinh ra hai thứ tướng với bản giác kia không lìa nhau:

1. Tướng trí tịnh. Nghĩa là y chỉ năng lực pháp huân tập tu hành như thật, đây là nói về Tăng bảo. Phương tiện đầy đủ, phá tướng thức hòa hợp, diệt tướng tâm nối tiếp nhau, thể hiện rõ pháp thân vì trí thuần tịnh. Đây là nói pháp thân trong Phật bảo và thân tự thọ dụng.

2. Tướng nghiệp không suy nghĩ, bàn luận: Vì y chỉ trí tịnh có công năng tạo nên tất cả cảnh giới mầu nhiệm, cao quý, cái gọi là vô lượng tướng công đức thường không dứt bặt, thuận theo căn tánh chúng sinh, tương ưng tự nhiên, vì mỗi thứ mà hiện được lợi ích. Đây là nói thân tha thọ dụng, thân biến hóa, giáo đã truyền bá và tướng cờ trụ trì v.v… cũng ở trong đây. Lại, luận Khởi Tín kia nói: Bản giác: Thể tâm lìa niệm. Tướng lìa niệm: Bằng với cõi hư không, chẳng có chỗ nào không khắp. Nhất tướng pháp giới trong đây đã do bản giác tùy duyên tạo ra tướng riêng này, vì lại không lìa gốc kia, nên quy về tướng đồng.

Lại, Lương luận chép: “Đều lưu xuất từ pháp thân này, trở lại chứng pháp thân này. Trong đây, vì từ pháp thân kia lưu xuất, nên thành Pháp tăng. Vì lại chứng pháp thân kia nên là Phật bảo, là tức không phá khác mà thường đồng; chẳng trái với đồng mà thường khác. Phật kia cũng như toàn sóng chỉ là nước mà không bỏ động, toàn nước chỉ là sóng mà không hư hoại ẩm ướt. Nêu thể hoàn toàn gồm thâu hai nghĩa chẳng mất. Phải biết đạo ý trong đây cũng như vậy, suy nghĩ có thể thấy, do giáo lý này. Cho nên, trong đồng đủ ở riêng. Lại, tướng trụ trì kia thuộc về trong dụng đại trong chân, vì dựa vào đất sét mà nói lên chân tướng và tướng giáo được sáng tỏ bởi giấy, mực v.v…, đều là dòng pháp giới tịnh hơn hết. Cạo tóc, mặc cà sa là tướng xuất thế, vì cùng từ dòng pháp giới kia, chẳng phải pháp đời, cho nên, trong kinh nói: “Tạo tượng, trang trí miến, lúa mì, táo, là bày ra trên bàn, công lao không mất, sau thành quả to. Lại, mặc ca-sa đến gặp thợ săn kia, là chỗ phi pháp, tướng chân thật không hư hoại, khiến cho voi đầu đàn phát tâm cao quý. Lại, như sợi chỉ trong Phật cứu nạn cho rồng v.v… Lại, như người xuất gia phá giới, đều sẽ được Niết-bàn v.v… Lại, sẽ được sinh lên cõi trời, cõi người, được mười thứ công đức, như ngưu hoàng có mùi thơm ngào ngạt khi đốt hương.

Công dụng như thế, rất rộng lớn. Vì nói công dụng này đều từ chân như lưu xuất, nên chẳng khác với chân. Lại, vì tướng tiêu biểu của chân, khiến các hữu tình, tìm tòi tướng này, trở lại nguồn chân, tức là chân. Nên luận nói: “Dụng của chân như: Vì sinh ra nhân, quả lành thế gian, xuất thế gian, cho nên, dùng ngọn quy gốc; tất cả cờ tướng của trụ trì Tam bảo, đều thuộc về dụng tướng trong chân.

Thứ kế, là y cứ vào tướng riêng, cũng gồm cả hai tướng kia. Đã dùng tướng đồng để thành tướng riêng này, cho nên trong riêng cũng gồm thâu cả đồng, như môn Sóng gồm thâu nước, nước đều không cùng tận. Trong tướng rộng này cũng như vậy, tức là chẳng mất đồng, mà thường riêng, suy nghĩ khác, so sánh rất dễ hiểu. Lại, tướng cờ của trụ trì cũng ở trong biệt, vì đất sét, tượng gỗ… nếu chẳng phải nhờ năng lực thần thông của Như Lai gia trì, thì pháp kia đâu thể lợi ích chúng sinh, sinh thiện, diệt ác v.v… Lại, là trí khéo léo, đại bi của nghĩa, lập bày nhiếp hóa chúng sinh. Đã từ dòng trí, vì không lìa trí, nên gồm thâu trong đó. Cho nên, kinh nói: “Năng lực của Bồ-tát không suy nghĩ, bàn luận và nhờ năng lực Phật, khiến cho vào thời đại sau cùng, sẽ được hình tướng, vì trụ trì như thế, v.v…

Thứ đến, là y cứ trụ trì gồm thâu trong đó, ở đây, trụ trì có hai nghĩa:

1. Đối tượng trụ trì. Do Tam bảo chân thật của tướng đồng, tướng khác trước kia, vì thế lực khác, nên quyển kinh Xá-lợi hình tượng nói: “Vì tăng phàm nối nhau không dứt, nên gọi là Trụ trì. Đã do kia, gìn giữ ở đây, trong đây tức gồm hai pháp kia. Do đây đều cô duyên in trong trí viên của Như Lai, tưởng thô chưa hiện, như lá đại thọ không rời thân gốc.

2. Chủ thể trụ trì. Nghĩa là sách vở, hình tượng, kinh, quyển này, trụ trì tăng phàm, tướng chung, tướng riêng, thế lực của Tam bảo nối nhau, không để dứt mất, tạo ra chỗ y chỉ cho các hữu tình, khiến tu hành dần, vì được hai nghĩa kia, nên gọi là Trụ trì.

Cho nên, hai nghĩa đó nhờ đây mà được lập, gồm thâu ở trong đây, tiềm ẩn mà thành, vì sao? Vì nếu chẳng phải kia gìn giữ, thì sẽ không thể gìn giữ kia được. Cho nên, hai nghĩa không hai, vì dung nhiếp lẫn nhau.

Thứ đến, trong gồm thâu của tướng Tam bảo cũng có ba:

a. Y cứ thuộc về Tăng bảo.

b. Nghĩa là trí giác, tâm quán Trung đạo của Bồ-tát, gọi là Phật bảo, tức cảnh trí này, là phép tắc sinh ra sự hiểu biết của vật, gọi là pháp bảo, tức trong tâm quán này hợp với Trung đạo, ngoài vì hòa hợp sự tranh cãi hữu lậu, nên nói là Tăng bảo, như kinh Anh Lạc nói: Bồ-tát, nghĩa là trí đạo trong đệ nhất là Phật bảo; Tất cả pháp Vô sinh, động và làm phép tắc là Pháp bảo; thường vận hành sáu đường, vì hòa hợp với chúng sinh sáu đường, nên gọi là Tăng bảo, chuyển tất cả chúng sinh nhập vào biển Phật.

c. Y cứ vào pháp bảo: Pháp bảo này có hai nghĩa:

  1. Y cứ lý, trong pháp đã có Phật, tăng, như đã nói trong tướng đồng ở trước.
  2. Vì pháp hạnh gồm thâu tăng; pháp quả gồm thâu Phật; lý giáo chung cho nhân, quả. Cho nên trong quả tự có đủ Tam bảo.

Kinh nói: “Phân biệt tất cả pháp, đều không chân thật. Hiểu các pháp như thế, là trông thấy Lô-xá-na”. Lại kinh nói: “nhận thấy pháp điều kiện, tức là thấy Phật. Đây là nói Phật trong pháp, chỉ dùng nghĩa giác, nghĩa hòa, vì đều đáng làm phép tắc, khuôn mẫu, nên không lìa pháp, vì chứng được pháp là Phật; thực hành pháp là Tăng. Lại, vì không có pháp khác, nên luận rằng.” Người thực hành pháp này, gọi là Tăng.

3. Y cứ vào Phật bảo, có hai nghĩa:

  1. Y cứ ở trí bản giác, như thuyết tướng đồng.
  2. Y cứ vào trí Thỉ giác, nghĩa là vì trí tròn đầy đều giác chiếu, nên gọi là Phật bảo.

4. Thể của trí dung thông cùng khắp, tướng trí viên âm, nhất vị với trí, tức là lý giáo, vì gồm cả muôn hạnh, thành một quả mầu nhiệm, nên đối với trí này có đủ hạnh quả.

Y cứ vào bốn nghĩa này gọi là Pháp bảo. Lại, trong trí này vì bao gồm cả trí nhân, nên cũng có Tăng. Cho nên, kinh nói: “Dù được đạo Phật, xoay bánh xe pháp, nhập vào Niết-bàn, nhưng vẫn không bỏ đạo Bồ-tát”. Lại, kinh nói: “Thanh văn, Duyên giác hoặc trí, hoặc đoạn, đều là hai nhẫn: Sinh và pháp của Bồ-tát. Đây là vô sinh pháp nhẫn của Bồ-tát, cũng thuộc về viên trí”. Lại, kinh nói: “Trong trí Như Lai, phát ra tất cả trí tuệ của Bồ-tát và Nhị thừa”. Lại, kinh nói: “Trong Phật bảo, đã có Pháp, Tăng”. Lại, luận nói: Y theo thể pháp thân có pháp; y chỉ pháp có Tăng rốt ráo như thế, v.v…

Từ trước đến nay, đã nói hai môn gồm thâu dung thông. Y cứ vào giáo ba thừa nói, cũng chung cho Nhất thừa, vì đồng pháp giới.

Nếu giải thích theo Biệt giáo, thì duyên khởi của pháp thanh tịnh có ba nghĩa:

1/ Nghĩa chi phần.

2/ Nghĩa viên mãn.

3/ Nghĩa phép tắc.

Vì phần chẳng phải viên; phần ngoại, phần viên để thành phần, tức là phần trong viên. Viên chẳng phải ngoài phần, viên bao gồm phần để thành viên, tức là viên trong phần. Phép tắc như viên phần có ba nghĩa: Dung thông đều gồm thâu hoàn toàn; vì nương tựa nghĩa này, cho nên trong kinh nói: “Bồ-tát Phổ Hiền v.v… hiện ra biển chư Phật trong lỗ chân lông và các chúng Bồ-tát xoay bánh xe pháp, tức là trong tăng tự có Tam bảo”. Lại, như trong kinh nói: “Pháp môn Đại pháp giới, nghĩa là trong pháp lý, sự v.v… cũng có Phật, Tăng, như việc trong kinh Di-đa-là nữ bảo, hiện ra Phật, Bồ-tát v.v…”. Lại trong một hạt bụi hiện Phật, Bồ-tát”. Lại, vì trong mỗi pháp môn đều có Phật tăng, nhân quả”. Lại, như trong kinh nói: “Từ giữa hai đầu chân mày của Như Lai xuất hiện, các Bồ-tát nhiều như số bụi cát”. Lại, trong lỗ chân lông, xuất hiện ba thế gian, xoay bánh xe chánh pháp vì các chúng Bồ-tát. Trong Phật như thế, cũng có Tam bảo”. Lại, vì pháp giới gồm thâu tất cả pháp đều cùng tận. Cho nên, tất cả pháp đều là Tam bảo”.

V. NÓI VỀ SỰ KHÁC NHAU CỦA CHỦNG LOẠI,

Có hai:

Trước riêng, sau chung. Phật bảo trong riêng, hoặc đồng với thân thế gian, đây là y cứ vào người, trời; hoặc hai thân, đây là y cứ theo Tiểu thừa; hoặc một thân, hai thân, ba thân, bốn thân, đây là y cứ vào ba thừa, hoặc mười thân để nói lên vô tận. Đây là y cứ Nhất thừa.

Các danh, nghĩa trên đây, đều có thuyết riêng. Trong Pháp bảo, hoặc chỉ cho giáo pháp, đây là cứ vào người, trời. Hoặc có bốn hạng, như Tiểu thừa; hoặc cũng có bốn hạng hoặc chỉ có một hạng, đây là y cứ ba thừa, gọi là đồng Tiểu thừa, mà nghĩa riêng lẻ. Hoặc đủ các thuyết trước; hoặc có mười thứ, gọi là có đủ chủ bạn, sự, lý v.v… đây là y cứ theo tăng Nhất thừa; hoặc chỉ cho tăng phàm, đây là y cứ vào người, trời. Hoặc chỉ cho Thanh văn, đây là y cứ theo Tiểu thừa. Hoặc chung cho chúng ba thừa, đây là y cứ ba thừa. Hoặc chỉ cho Bồ-tát, đây là y cứ Nhất thừa.

Nói một cách chung: Hoặc có hai hạng Tam bảo:

  1. Chân thật là tướng riêng ở trước.
  2. Giả danh. Nghĩa là trụ trì ở trước.

Đây là y cứ Tiểu thừa và người, trời, chỉ cho nghĩa khác. Hoặc ba thứ: gọi là tướng đồng v.v… như trước, đây là chung cho ba thừa. Hoặc có mười môn để nói rõ rất dễ hiểu. Đây là nói theo Nhất thừa. Vì sao? Vì mười ba tướng báu này chứng được ở tâm tu hành; so sánh chỗ giáo, trí đều thể hiện rõ, tức là trụ trì thành lợi ích lớn kia; đầy đủ chủ, bạn, vì thông suốt của Nhân-đà-la qua vi tế. Trong đây cũng gồm thâu Tam bảo mà các giáo trước kia đã nói, đều ở trong đó”.

VI. THỨ SÁU, LÀ CHỌN LẤY SỞ QUY NHẤT ĐỊNH,

Ở trong đó có năm môn:

1/ Môn bỏ tà quy chánh: Nghĩa là chỉ cho xả ba tà của ngoại đạo, trở về với Tam bảo hữu lậu, đây là nói theo người, trời, vì ở trong đây không có vô lậu, Phật cũng đồng.

2/ Môn bỏ kém về hơn: Vì các công đức hữu lậu kia, v.v… đều không phải chỗ yên ổn rốt ráo, nên không giải thích về chỗ quy y kia, chỉ cho tướng thuộc về báu, mà không phải chỗ quy y chân thật rốt ráo.

Luận Tạp Tâm nói: “Tam bảo đều có hai thứ. Phật có hai thứ:

1/ Phật sinh thân

2/ Phật pháp thân Pháp cũng có hai thứ: a/ Pháp vô ngã b/ Pháp đệ nhất nghĩa

Tăng cũng có hai hạnh:

1/ Tăng đệ nhất nghĩa 2/ Tăng bình đẳng.

Đều gọi là bảo, cho đến y cứ vào ngọc báu để nói về quy”.

Hỏi: “Tam bảo có hai loại, quy loại nào?”

Đáp: “Quy y chư Phật kia đã được pháp vô học; Tăng học pháp vô học; pháp Vô thượng Niết-bàn.

Đây là nói chỉ quy pháp thân năm phần vô lậu của Phật, không quy y sinh thân hữu lậu, chỉ quy y Tăng đã được pháp vô lậu hữu học, vô học, không quy y tăng hữu lậu v.v… chỉ quy y pháp vô lậu Niết-bàn, không quy pháp vô ngã hữu lậu.”

Hỏi: “Vì sao nhiếp chung vào trong báu; trong quy có cuộc hạn không?”

Đáp: “Vì muốn nói Tam bảo là đối tượng tôn kính, cúng dường. Nếu người kia phân biệt hữu lậu này, vô lậu này, thì tâm cung kính, cúng dường sẽ hẹp, sinh phước sẽ thua kém.

Quy y, y cứ vào ở chỗ yên ổn rốt ráo, thì được quy y vô lậu. Hữu lậu này vì chẳng phải quý trọng, nên không quy y, như ruộng, nhà của thế gian, đều quý báu trân trọng; nếu muốn quy y thì chủ yếu là bỏ ruộng về nhà. Sự quy y này cũng giống như thế; hoặc có thể gồm thâu chung, điều này có hai nghĩa: hoặc dùng của báu đồng quy y của báu, chỉ cho vô lậu, như giải thích trên đây; hoặc dùng quy y đồng với của báu quy y, cũng gồm thâu chung, vì đều quý báu, trân trọng, vì đều làm chỗ nương tựa cho vật”.

Trên đây là nói theo Tiểu thừa”.

3. Môn bỏ quyền, quy thật: Nghĩa là Nhị thừa ngu pháp kia, dù vô lậu, cũng không phải đối tượng đáng quy y, bởi lẽ chẳng phải chỗ yên ổn rốt ráo như hóa thành kia, vì chung quy cần phải dứt bỏ, nên chỉ vô lậu đã chứng đắc trong Đại thừa, là đồng quy y thật tướng, là chỗ chân quy y. Cửa báu cúng dường, gồm nhiếp như trước. Môn quy thu hướng gốc, bỏ quyền, quy thật, như trong kinh nói: “Quy y tăng Thanh văn, người phạm giới Bồ-tát v.v… Đây là nói theo Chung giáo của ba thừa; hoặc quy y chung hai vô lậu, việc này có hai nghĩa:

1/ Ngu pháp như trước, cũng đáng quy y, vì các thu hướng tĩnh lặng, đều rốt ráo, nên các tánh bất tịnh phải hồi tâm. Các báu còn lại, y cứ theo đây.

Đây là nói theo Thỉ giáo.

2/ Trong Đại thừa này tự có hai vô lậu. Lại, cũng vì tự có pháp của ba thừa, nên nói chung cho hai, không phải gồm thâu pháp ngu, đây là nói theo suốt qua Tiệm giáo Thỉ, chung.

4. Môn xả tướng quy chân: Nghĩa là trong tông mình, chỉ vì tướng Tam bảo là đồng, yên ổn rốt ráo, nên Phật dạy quy y. Tướng khác vì không phải rốt ráo, nên Phật khuyên bỏ. Cho nên kinh Niết-bàn nói: “Nay ông không nên như các Thanh văn phàm phu phân biệt ba quy. Vì sao? Vì trong Phật tánh đã có pháp, tăng, vì muốn hóa độ Thanh văn phàm phu, nên phân biệt nói tướng khác của ba quy. Lại, nói: Nếu người nào tu tướng khác đối với Tam bảo, thì người ấy phải biết ba quy thanh tịnh của chướng này, tức không có chỗ nương tựa. Ý các kinh này là khuyên xả bỏ riêng, quy y chung. Nên biết rằng, đây là nói theo Chung giáo và Đốn giáo; có lẽ cũng gồm thâu chung, đều có tự thể quý báu, tôn trọng, đều là vì y chỉ Phật. Đây là nói theo giáo của Ba thừa.

5. Môn bỏ ngọn về gốc: Chỉ cho mười hai thứ châu báu trong Nhất thừa, đầy đủ chủ, bạn và chỗ pháp giới, cùng tận ba thế gian, gồm thâu tất cả pháp, là chỗ quy y chân thật. Mặt khác, thuận theo cơ duyên chúng sinh thiếu kém, tràn đầy không nhất định. Hoặc cũng gồm thâu chung, vì do gốc, ngọn viên dung không có hai tướng, vì gồm thâu phương tiện, vì đồng một pháp giới, cho đến đối tượng chứng đắc của người, trời cũng ở trong đó. Nghĩa khác, y cứ theo đây sẽ biết.

VII. NGHIỆP DỤNG HƠN KÉM

Ba tướng riêng trong Tam bảo trội hơn hết, hai tướng còn lại, kém dần; nghiệp dụng của tướng đồng trong đó. Ở đây, đã không chia ra ba tướng, chỉ bình đẳng là dụng. Dụng này có ba nghĩa, nghĩa là nương tựa, gìn giữ, vì trở thành dụng của tướng riêng, nên tùy duyên hiện rõ dụng của tướng riêng, gọi là hiện trí quán của các Bồ-tát, nên nghiệp dụng lợi ích của Phật bảo trong tướng riêng trên hết. Kế là pháp, vì tăng yếu kém, nên kinh Niết-bàn nói: “Ví như thân người, cái đầu là trên hết, không phải các chi tiết khác tay, chân v.v… Phật cũng giống như thế, rất là tôn quý chẳng phải pháp, tăng. Về nghĩa khác, rất dễ hiểu. Dụng của trụ trì, thì tăng trên hết, vì năng giữ gìn pháp Phật lợi ích chúng sinh, nên kế là pháp vì chỉ tạo ra cảnh giới giúp nhau thành ba tuệ, nên Phật nói là rất kém, hình tượng chỉ làm cho sinh niềm tin đối với cảnh. Nếu nghiệp dụng Tam bảo của Nhất thừa đều bình đẳng, thì sẽ dùng Phổ Hiền v.v… cũng cùng tận cảnh Phật; vì pháp giới khởi dụng, pháp ấy như thế. Lại, các thừa phân chia xếp đặt dụng lợi ích của Tam bảo, đều đối với tông gốc, so sánh rất dễ hiểu.”

VIII. NÓI VỀ THỨ LỚP

Có hai: Trước riêng, sau chung.

Trong phần đầu, Tam bảo của tướng đồng vì ba tướng không chia vô thỉ, bản hữu, nên không có trước, sau. Trong tướng riêng, có bốn môn:

1/ Y cứ khởi thứ lớp hóa độ: Trước là Phật, kế là pháp, sau là tăng. Vì Phật là giáo chủ, vì y chỉ Phật nói pháp, vì nương tựa pháp tu hành để trở thành tăng, như kinh nói: “Bắt đầu ở cây Phật, do năng lực hàng phục ma, được cam lộ diệt, đạo giác thành; ba lần xoay bánh xe pháp ở Đại thiên, luân ấy xưa nay thường thanh tịnh, người, trời được đạo. Đó là chứng, Tam bảo ở đây xuất hiện thế gian.” Luận Bảo Tánh cũng đồng với thuyết này.

2/ Y cứ thứ lớp nhập chứng: Trước là pháp, kế là Phật, sau là tăng: Vì pháp là thầy của chư Phật, vì có thể sinh ra Phật, nên nói trước; chứng pháp này xong, Phật thành đạo về sau, hóa độ đệ tử, mới có Tăng”.

Hỏi: “Khi Phật chưa chứng pháp, chẳng lẽ không gọi là Tăng hay sao”.

Đáp: “Như Phật Thích-ca trước khi chưa ngồi cây đạo, không gọi là Tăng, vì không có chúng, không có tướng tăng, nên không có gìn giữ pháp.

3/Y cứ thứ lớp chấn hưng giáo: Trước là Phật, kế là Tăng; sau là pháp. Như trong kinh này, trước hết, Phật hiện ngồi trên tòa sư tử báu; kế là nhóm tập họp các chúng Bồ-tát trong mười phương; sau, mới thêm thỉnh chỉ dạy pháp môn.

4/ Y cứ thứ lớp tu hành: Trước là tăng, tiếp theo là pháp; sau là Phật, nghĩa là tương lai tu hành. Trước hết, phải bỏ tục, xuất gia; dù là xuất gia, nhưng phải y chỉ pháp tu hành; công hạnh tròn đầy rốt ráo, sau cùng sẽ được thành Phật. Trong trụ trì, y cứ vào nguyên do của khởi đầu, để nói về thứ lớp, thì Phật bảo ở trước, như vua Ưu-điền v.v… tạo tượng đầu tiên; kế là, sau Phật diệt độ, Ca-diếp v.v… kiết tập pháp nhãn, nên thứ yếu; sau, độ tăng phàm phu để giữ gìn Phật pháp, nên ở sau.

Nếu Tam bảo của Nhất thừa thì không có trước sau, vì ở trong đại duyên khởi pháp giới, đồng thời xuất hiện rõ ràng đầy đủ; hoặc dều có trước sau, vì chủ bạn thành nhau, nên thuận theo nêu làm đầu.

Nói tổng quát: Trong hai, Tam bảo của Tiểu thừa, chân thật ở trước; giả sinh ở sau. Trong ba Tam bảo của ba thừa, tướng đồng với trước; tướng khác là kế đó, trụ trì ở sau; mười Tam bảo của Nhất thừa. Hoặc trước, sau; hoặc chẳng phải trước sau, như trước đã nói; nghĩa khác, so sánh rất dễ hiểu.

CHƯƠNG LƯU CHUYỂN

Vì sự trôi lăn sinh diệt, lược có mười môn:

1/ Nói về trái, thuận.
2/ Đoạn, thường.
3/ Một, khác.
4/ “Có”, “không”.
5/ Sinh diệt.
6/ Trước, sau.
7/ Thời gian, thế gian.
8/ Nhân quả
9/ Chân, vọng
10/ Thành quán.

* Trong phần đầu, đối với một nghĩa trên pháp lưu chuyển hữu vi được chia làm hai; nghĩa là niệm trước diệt, niệm sau sinh. “Kinh nói: “Như khuôn dấu in vào đất sét, khuôn dấu hư hoại, thì nét thành, tức khuôn dấu hư hoại này là diệt, nét hình thành là sinh”. Lại, kinh nói: “Vì năm ấm trước, năm ấm sau nối nhau mà sinh v.v… đều là nghĩa trôi lăn này”. Sinh diệt, trái, thuận trong đây lại có hai môn:

Đầu tiên là chung, sau là riêng. Trong chung có bốn nghĩa:

1- Nghĩa mâu thuẫn nhau, vì trái với diệt là sinh; sinh cùng tận là diệt; vì mâu thuẫn nhau, nên trở thành sinh, diệt.

2- Nghĩa thuận, vì niệm trước, nếu không diệt, thì niệm sau sẽ không sinh, chủ yếu là do niệm trước diệt, niệm sau mới sinh. Cho nên, thuận nhau mới thành sinh diệt”.

Hỏi: “Nếu niệm trước không diệt, thì niệm sau không được sinh; vì hai niệm không đều: Nghĩa là niệm kia đã diệt rồi, cũng không được sinh; vì sinh không có đối tượng nương tựa, như luận rằng: “Vì pháp diệt đâu thể duyên, nên không có duyên thứ đệ. Cho nên, diệt rồi không có vật thể, cái gì là sinh sau?””

Đáp: “Diệt có hai thứ: 1/ Đoạn diệt 2/ Sát-na diệt.

Nay, vì không phải đoạn diệt, nên chẳng đồng với không có vật thế.”

Hỏi: “Sát-na này diệt, nếu không đồng với chẳng có vật thể, thì lẽ ra không phải là diệt?”

Đáp: “Sát-na này diệt, tất nhiên để dẫn sinh ra sau, nên chẳng đồng với không có vật thể, vì nếu không dẫn sinh báu, thì sẽ không phải diệt này.”

Hỏi: “Nếu sát-na, tất nhiên sẽ dẫn sinh v.v… sau, tức không được nhập định vô tâm, v.v… vì diệt xong, không có gián cách, chủ yếu là sinh?”

Đáp: “Sát-na có hai vị:

a/ Y cứ chủ thể y chỉ, vì chuyển thức thô, nên đều từ tự hạt giống của mình, Niệm trước, niệm sau, gần, xa, đều là duyên Đẳng vô gián.

b/ Bản thức sở y sâu kín; trước sau trôi chảy, diệt rồi lại sinh, nối nhau không có xen hở.”

Hỏi: “Nếu vậy, Nhị thừa thập vắng lặng, tâm diệt sau cuối, lẽ ra cũng sinh trở lại, tức không có Niết-bàn, ấy là thành lỗi lớn?”

Đáp: “Nếu y cứ Sơ giáo của Tiểu thừa, thì sẽ như bị nạn, vì trong tông Nhị thừa kia đã thừa nhận Nhị thừa nhập vào vắng lặng, đoạn diệt mãi mãi. Nếu Chung giáo, v.v… thì không như thế, vì Nhị thừa đốt thân phần đoạn, sinh diệt vượt ngoài tưởng, nhập vào Niết-bàn, mà ở thế giới khác, thọ thân biến dịch. Thọ lãnh sự giáo hóa của Phật, thực hành đạo Bồ-tát, cho đến thành Phật, cùng tận ở vị lai, không có dứt mất, vì không có chúng sinh làm ra phi chúng sinh.

Trong bốn ký luận, diệt, là lại sinh phân biệt ký: Đây là nói theo Tiểu thừa.”

Hỏi: “Sự diệt sâu kín này tự nó đã không đứng vững, làm sao có sức mà sinh niệm sau?”

Đáp: “Vì y chỉ Như Lai tạng chân như, nên làm cho sự sinh diệt này được sinh diệt. Kinh nói: Vì dựa vào Như Lai tạng, nên có tâm sinh diệt v.v…”. Lại, kinh nói: “Y cứ vào vô trụ vốn lập tất cả pháp, v.v… cho nên diệt không có chân, dựa vào “không” để sinh khởi; sự sinh không y chỉ chân, không từ diệt khởi.” Luận Khởi Tín nói: “Không sinh không diệt hòa hợp với sinh diệt, gọi thức A-lê- thức; tức là trôi lăn, là không trôi lăn mà trôi lăn chuyển. Cho nên, thuận nhau mà thành sinh diệt. Vì hai nghĩa trước không rời nhau. Vì nếu không diệt sinh thì “không” để sinh; nếu sự sinh không dựa vào diệt “không có” vì trái với diệt, cho nên do cùng cực trái với nhau, mới cùng cực thuận nhau, suy nghĩ rất dễ hiểu.”

3- Không phải trái, không phải thuận, mới được sinh diệt; vì hai nghĩa trước đoạt hình nhau; vì không có hai là một, vì lìa bỏ hai tướng, vì trái, thuận đều dứt.

Thứ đến, giải thích riêng: Sự sinh và diệt này, đều được mở rộng ra làm hai: Hai nghĩa trong niệm trước diệt” 1/ Nghĩa diệt hoại 2/ Nghĩa dẫn sinh sau.

Trong niệm sau sinh có hai nghĩa: 1/ Dựa vào nghĩa trước 2/ Trái với nghĩa trước.

Do việc rất mâu thuẫn với sinh diệt ở trước; do dẫn sinh sau, rất thuận khi dựa vào diệt ở trước; vì sự diệt hoại không khác với dẫn sinh ở sau; do dựa vào không khác với trước, nên trái với trước. Cho nên, vừa trái, vừa thuận, không có chướng ngại. Do sự diệt hoại dung thông với dẫn sinh ra sau, trái với dung thông ở trước, vì dựa vào trước, nên sự sinh diệt chẳng phải trái, chẳng phải thuận. Lại, Có luận chứng, thường suy nghĩ rất dễ thấy.”

Thứ hai, là đoạn, thường: Cũng trước chung, sau riêng.

Trong chung, có bốn luận chứng vì diệt ở trước, nên không thường, vì sinh giữa sau nên không đoạn, đều có không cùng có, so sánh, suy nghĩ rất dễ hiểu.

Trong riêng cũng có bốn luận chứng:

Do diệt hoại và vì trái với trước, nên pháp không đến pháp, vốn không dời đổi mà không thường.

Do lẫn sinh sau, và vì dựa vào trước, nên vị không dứt.

Do hai nghĩa trên không rời nhau, nên không đoạn, tức không thường, hằng lưu mà không chuyển; không chuyển mà chuyển, chuyển mà không chuyển, vì không có hai.

Do sự diệt hoại trái với sau sinh; do trái với trước, trái với nương tựa ở trước, cho nên chẳng phải thường, chẳng phải không phải thường; chẳng phải; không phải đoạn.

Nay, pháp trôi lăn này cũng chẳng phải trôi lăn, chẳng phải không trôi lăn, suy nghĩ sẽ nhận thấy.

Thứ ba, là một, khác: Cũng có hai môn:

Trong phần chung ở trước cũng có bốn câu:

Từ trong niệm trước, dẫn ra nghĩa sau; trong niệm sau trái với nghĩa trước, là không phải một môn, đều cùng nhau, không cùng nhau, suy nghĩ sẽ hiểu.

Trong hai biệt cũng có bốn luận chứng, nghĩa là trước, sau, chẳng phải một;

Đều hai, chẳng phải hai, là chẳng phải khác, đều cùng, không cùng có, hãy suy nghĩ sẽ hiểu. Lại, ràng rịt với nhau, đối nhau, cũng có bốn luận chứng để thấy.

Cho nên, một khác không có chướng ngại, lưu mà không lưu.

Thứ tư, “có”, “không”, cũng có bốn câu:

1/ Trong một niệm sau, trái với nghĩa trước là nghĩa “có”.

2/ Nghĩa diệt hoại ở niệm trước là nghĩa “không”.

3/ Dựa vào nghĩa trước trong niệm sau là nghĩa “chẳng phải có”.

4/ Dẫn ra nghĩa sau trong niệm trước, là nghĩa chẳng phải không có”.

5/ Do hai nghĩa trước không hai là nghĩa đều hiện có.

6/ Do hai nghĩa sau không hai, nghĩa là đều dứt.

7/ Do còn mất vô ngại.

Hợp với sáu câu trước thành một sự trôi lăn không có chướng ngại. Kinh nói: “Tất cả pháp không sinh diệt, ta nói nghĩa sát-na, chính là ở đây.”

Thứ năm, sinh diệt: trong đó cũng có hai lớp: Bốn là luận chứng trong phần đầu, y cứ vào trước, sau khởi, là nghĩa Vô sinh, vì không do tự mình có thể khởi, nên dẫn sau, là nghĩa không diệt, vì do có công năng, nên đều có, không đều có, so sánh, suy nghĩ rất dễ hiểu. Lại, vì niệm trước diệt, nên bất sinh; vì niệm sau khởi, nên bất diệt, đều có, đều không có, suy nghĩ rất dễ hiểu”.

Thứ sáu, trong trước sau cũng có hai lớp:

Bốn luận chứng trong phần chung ở đầu, vì dựa vào trước và dẫn sau. Hai niệm không trước sau, do diệt hoại và vì trái với trước, nên hai niệm không cùng thời điểm.

Do hai môn trên không lìa nhau, nên đều có, đều không có bằng nhau, so sánh, suy nghĩ rất dễ hiểu.

Cho nên, không phải ban đầu, không phải giữa, sau, vì nhận lấy trước, giữa, sau, nên nói trôi lăn, trôi lăn tức không có chuyển.

Trong riêng, nói chung có bốn lớp vô ngại:

1/ Không ngăn ngại trước sau mà nói đồng thời.

2/ Không ngăn ngại đồng thời mà nói trước, sau.

3/ Không trở ngại chẳng phải ba thời mà nói ba thời.

4/ Không trở ngại ba thời mà nói chẳng phải ba thời.

Trong kinh nói: “Kiếp nhập chẳng phải kiếp; chẳng phải kiếp nhập kiếp v.v… đều y cứ vào đó.

Thứ bảy, là y cứ vào thời gian thế gian, trong đó có ba:

1/ Y cứ thu hướng

2/ Y cứ thành nhau

3/ Y cứ thời pháp.

– Trong phần đầu có bốn:

1. Môn từ trước, hướng về sau. nghĩa là dựa vào niệm trước diệt, khiến niệm sau sinh. Cho nên, dựa vào quá khứ chuyển biến thành hiện tại. Hiện tại diệt, dẫn khởi đương lai, do dựa vào môn này thì mới sinh mà không có cùng tận.

2. Môn dựa vào sau, hướng về trước. Nghĩa là dựa vào xưa không có, nay có, đã có trở lại “không”, tức đương lai tạo ra hiện tại; hiện tại hiện diệt là quá khứ. Do y chỉ môn này, tức niệm niệm diệt mà không có chất chứa, dừng lại.

3. Vì hai nghĩa trước, không lìa nhau, nên cũng hướng về trước, cũng hướng trở lại sau. Vì y chỉ môn này, nên ngay nơi sinh vô tận, mà đều diệt; diệt không có chứa nhóm mà đều sinh, không có chướng, không có ngại, suy nghĩ rất dễ hiểu.

4. Do hai nghĩa trước, vì hình đoạt tận, chẳng phải hướng về trước, chẳng phải hướng về sau.

Vì y cứ môn này, ngay nơi diệt không có chứa chất mà không có diệt. Sư sinh vô tận mà vô sinh, đó gọi là pháp môn vô ngại.

– Thứ hai, là thành nhau: có năm luận chứng:

1/ Pháp hiện tại này do đương lai mà có. Và do quá khứ diệt, sinh. Cho nên hiện tại là đối tượng thành của hai đời, khiến cho hiện tại không có tự “thể” nhập vào quá khứ, vị lai.

2/ Sự rơi rụng, lui đi của pháp hiện tại này là quá khứ; dẫn sinh ra sau làm đương lai. Cho nên, hai đời là hiện đã thành, khiến cho quá khư, vị lai không có tự thể. Hai là nhập ở hiện tại.

3/ Do hai môn trước không rời nhau. Đây là y cứ vào sự hình thành nhau, vì có nghĩa năng lực, ba đời đều cùng lập.

4/ Vì do hình đoạt tận của hai nghĩa trước, đây là y cứ vào nghĩa y chỉ nhau không có năng lực, ba đời đều tiêu diệt.

5/ Hợp với bốn nghĩa trước, vì đồng một pháp, nên việc còn mất, sự lý vô ngại, dung thông cả hai, suy nghĩ rất dễ thấy.

– Thứ ba, là thời pháp: trong đó cũng có năm môn:

1- Thời gian không lưu chuyển mà pháp lưu chuyển. Nghĩa là dựa vào diệt trước dẫn đến sinh sau. Sự sinh diệt này dẫn trở lại sau, đây là pháp chuyển, nhưng thời gian quá khứ không đến hiện tại; hiện tại không đến vị lai, thời gian này không lưu truyền đi, đây tức là y cứ vào thời gian, niệm niệm dứt trừ. Y cứ pháp nối nhau, thường lưu truyền.

2- Pháp không chuyển mà thời gian dời đổi, nghĩa là do quá khứ diệt lùi lại, mới có hiện tại; hiện tại; hiện tại lùi lại, có thể dẫn đến đương lai, ba đời niệm niệm không dứt, đây là thời gian truyền đi, dời đổi. Pháp quá khứ không đi đến hiện tại; pháp hiện tại không đi đến đương lai, vì dều bàm trụ ở giai vị mình, vì không đến nhau, nên pháp này không chuyển. Đây là y cứ vào pháp vốn không đến với nhau. Y cứ thời gian, niệm niệm không có xen hở.

3- Đều có dời đổi: Vì thời gian lìa pháp không có riêng, cho nên, vì dòng chảy của thời gian, pháp chuyển không hai, từ vô thỉ đến nay không hề tạm dừng.

4- Chẳng phải dời đổi: Vì thời gian không lưu chuyển, pháp không lưu chuyển, vì không hai, nên từ vô thỉ đến nay, không hề dao động, dời đổi.

5- Vì hợp với bốn luận chứng ở trước, không rời nhau, nên từ vô thỉ đến nay không lay động mà trôi lăn, dời mà không đổi, không có chướng, không có ngại, là thể của pháp này, suy nghĩ rất dễ hiểu.

Thứ tám, trong môn nhân quả cũng có bốn vị:

1/ “Không”

2/ “Có”

3/ Đều có

4/ Dứt hết.

a. Trong phần đầu, nghĩa là pháp của một niệm này, nhân trước đã diệt, thì đối với cái gì gọi là quả? Quả sau chưa sinh, đối với cái gì nói là nhân? Phải niệm không dừng trụ, chẳng phải nhân, chẳng phải quả.

b. Giả có nhân quả: Như luận nói: “Quán pháp hiện tại, có dẫn dụng sau; giả lập quả đương lai, đối với nói nhân hiện tại, quán pháp hiện tại có báo đáp tướng trước, giả lập nhân đã từng, đối với nói quả hiện tại, nhân quả đều có”.

c. Đều có: Vì do có nghĩa dẫn sinh sau nên có nhân, vì có nghĩa đáp trả ở trước nên có quả, vì nghĩa diệt hoại, nên chẳng phải nhân; vì trái với nghĩa trước, nên chẳng phải quả. Vì dẫn không khác với hoại diệt ở sau, nên vừa là nhân, vừa chẳng phải nhân. Do đáp trả không khác với trước, vì trái với trước, nên vừa là quả, vừa chẳng phải quả. Do bốn nghĩa hợp thành nên một lưu chuyển có đủ hai nghĩa còn mất.

– Dứt hết: Vì diệt hoại, không khác với dẫn sinh sau, nên chẳng phải nhân, chẳng phải phi nhân, vì trái với trước, không khác với đáp trả trước, nên chẳng phải quả, chẳng phải phi quả. Hai môn này vì không khác, nên chẳng phải nhân quả, chẳng phải phi nhân quả. Lại nếu nhân quả trước hiện có, thì được đối lập để nói, chẳng phải là nhân quả, nên trước kia tự không thành, nay cũng không có, chẳng thể lập nhân quả, suy nghĩ sẽ biết.”

* Thứ chín. Trong chân, vọng cũng có bốn:

1/ Không có người.

2/ Không có pháp.

3/ Cùng tận lẫn nhau

4/ Lý hiện.

1- Trong phần đầu, ở đây chỉ là trước diệt, sau sinh. Trôi lăn không có đứt quãng, cuối cùng không có “nhân”. Từ nơi này đến chỗ kia, vì trong pháp sinh diệt, cuối cùng sẽ không có “nhân” nên luận nói: “Tất cả pháp thế gian, pháp nhân quả, không có “nhân”, là nói ở đây.

2- Không có pháp: Pháp sinh diệt này, do sau dựa vào trước mà khởi, sau không có tự tánh, không có tự thể. Lại không thể từ niệm trước mà đến. Do sau trái với trước, sau không phải trước. Và sau này cũng không từ niệm trước mà đến. Vì diệt hoại trước, nên không có pháp nào để đến. Niệm sau, vì công năng dẫn sinh ra sau, nên thể không thuộc về vị sau, “thể” này cũng không thể đến với vị sau. Cho nên, niệm trước không có pháp nào để đi đến niệm sau. Niệm sau, không có pháp nào để từ niệm trước đến, chỉ vì năng lực duyên khởi, nên dường như có nối tiếp nhau. Thật ra không có pháp nào từ đây đến kia, nên luận nói: “Chỉ từ pháp “không” lại sinh ở pháp “không”, là gọi ở đây”.

3- Tướng tận: Suy nghĩ pháp này, quá khứ đã diệt, vì vị lai chưa đến, nên không có tự thể. Vì hiện tại không thể tự bám trụ, nên không có tự thể. Lại nữa, vì suy nghĩ niệm trước, đã dứt diệt, nên không có vị lai, vì không đến niệm sau, nên không có quá khứ, vì đương niệm nhanh chóng, nên không thể dừng lại. Cho nên, pháp tướng này đều cùng tận. Lại, suy nghĩ hiện pháp không rời quá khứ, vị lai, vì do lìa đầu, cuối, không có tự thể riêng, cho nên các tướng chưa hề không cùng tận.

Hỏi: “Nếu như vậy, chẳng lẽ khiến hiện tại như quá, vị kia ư? Cũng chẳng có tự “thể” “không” hay sao?”

Đáp: “Tức là như vô vi “không” của quá, vị, vì hiện giả có. Cho nên, sự hiện hữu này đều là chân không, vì không trở ngại giả có, mới là vì tánh “không”, vì không trở ngại giả có, mới là tánh “không”. Vì lý “không” của pháp này chẳng phải dứt “không”. Cho nên, chỉ nói pháp trôi lăn sinh tử này, tức là chân không chẳng phải diệt. Pháp này mới là tánh không”. Kinh nói: “Các pháp rốt ráo “không”, chẳng có mảy may tướng sau cuối”. Lại kinh nói: “”Sắc” tức là “không”, chẳng phải “không” của “sắc” diệt, đều là nghĩa này; suy nghĩ rất dễ hiểu.

– Lý hiện: Tức là vì tướng như thế tự cùng tận, nên lý tánh bình đẳng chưa từng không thể hiện”. Trong chân như nói trong luận, gọi là chân như trôi lăn, vì tầm, tư trôi lăn này, vì tướng cùng tận, thì chân lý lộ ra, nên dùng để đặt tên”. Lại kinh nói: “Sinh tử tức Niết-bàn v.v.. đều là nghĩa này. Cho nên, chư Phật, Bồ-tát, thấy tướng sinh tử, thường thấy Niết-bàn; thường thấy Niết-bàn, hằng đi trong sinh tử, như người lướt sóng, không hề chẳng đạp lên nước. Người đạp lên nước, chính là lướt trên sóng, y cứ đạo lý này, chư Phật không khởi thế giới Niết-bàn, thường ở trong sinh tử, với bi trí vô ngại giáo hóa chúng sinh v.v… đều là nghĩa này.

Thứ mười là thành quán: Có hai: Trước khiến thức vọng niệm, sau gồm thâu niệm thành quán.

Thức vọng niệm ở phần trước: Đã suy nghĩ pháp trôi lăn này, chế phục sự thật kia sâu kín, chỉ là một niệm đến với không có niệm. Niệm của chủ thể duyên kia, cũng như đối tượng niệm, đều là tướng và tướng kia, đây ngay đó tức “không”, vì tánh vốn hiện. Đã biết pháp thật như thế, mà xưa đã thấy “nhân”, “pháp” của mình, và người là chẳng khác, đều là thức loạn, tưởng giả dối, chấp vướng mắc, suy lường, thật ra không có cái có, nên gây tổn hại điên đảo cho mình, dứt các vọng niệm. Lại nữa, suy nghĩ tức vọng niệm này theo đuổi cảnh vọng của mình.

Hai thứ này tức hiện nay, thường không có sở hữu. Kinh nói: “Từ tướng tâm sinh, hòa hợp với tướng do tâm tạo ra, mà có sinh chung, diệt chung, đều không có trụ, đều là nghĩa này. Hai là trong thành quán có hai: Trước là giải, sau là hạnh. Trong giải đầu tiên có hai:

1/ Thỉ: nghĩa là hiểu biết, các nghĩa đã nói như trước, khiến cho tâm quyết định.

2/ Chung: nghĩa là biết “giải” này là “giải”, chẳng phải hạnh, cũng hiểu biết chánh hạnh, không như đã hiểu, cho nên, mới có khen ngợi làm hạnh phương tiện.

Trong hai hạnh cũng có hai:

1/ Thỉ, nghĩa là suy nghĩ pháp kia, đến chỗ vô niệm, các kiến đều dứt, dứt cũng dứt. Lời nói không bằng, lo nghĩ không thấu suốt. Nếu từ niệm này, cho đến tạo ra sự hiểu biết vô niệm v.v…, đều là vọng niệm, không phải là hạnh thật, huống chi là niệm khác.

2/ Chung: Nghĩa là dùng niệm trí soi rọi, cảnh vô tướng, cũng chẳng phải chiếu phi cảnh, cũng chẳng có quán, đều là quán, nên nói là pháp lìa tất cả hạnh quán, từ lâu tạo ra tâm thuần thục, không quên.

Trong bốn oai nghi thường tạo ra tất cả mà không có đối tượng tạo ra; thực hành song song không có ngăn ngại, khó suy nghĩ, bàn luận”.

Hỏi: “Nếu như vậy, thì môn Vô niệm này, đã là đủ thì đâu cần phân biệt rộng như trên?”

Đáp: “Nếu không tầm, tư nghĩa kia như trước, thì sẽ thấy không chế phục sự sinh. Nếu chẳng hiểu biết giải, hạnh khác nhau, thì ngay nơi vọng lấy giải làm hạnh, tình là không phá. Lập ra vô tri chung, chỉ mạnh mẽ chế phục tâm mà tạo ra các quán, đều gọi là trung tác, chẳng phải là chân hạnh, cuối cùng thêm ác kiến, nơi vào lưới ma vì không thể thành ích. Bài tụng trong kinh chép: trăm ngàn vị tăng dê câm, không có tuệ, tu tĩnh lự, dù cho trải qua trăm, ngàn kiếp, không có lúc nào được Niết-bàn, người có trí tuệ bén nhạy, thông minh có thể nghe pháp, nói pháp, buộc niệm trong giây lát, sẽ nhanh chóng đến Niết-bàn; sự trong quán kia và quán lợi ích v.v… của hành tướng khác, đều như thuyết khác.”

Pages: 1 2