TU TRONG CÔNG VIỆC
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Chương 2: Nghệ thuật làm việc

Tạm thời nhân nhượng vì lợi ích tập thể phải chăng là tinh thần vô ngã?

Tôi có người bạn, một hôm bị người thân trong gia đình trách mắng, mặc dù trái tim anh cuộn trào như những con sóng nhưng để giữ không khí hòa thuận trong gia đình mình, bề ngoài anh vẫn rất bình tĩnh để hoàn thành công việc. Sau đó, anh nói với mọi người, anh nhận thấy mình đã không còn nghĩ đến bản thân, anh cảm thấy bản thân đã đạt đến giới hạn của “không có tôi”, nhưng mọi người không nghĩ như vậy nên vẫn vô tâm với những gì anh làm. Trường hợp này thường xảy ra với con dâu trong các đại gia đình truyền thống.

Trong một công ty, tổ chức, thường có người đóng vai những nhân vật như vậy, anh ta rất yêu quý công ty, vì suy nghĩ đến lợi ích của toàn công ty, anh đã hi sinh đi cái tôi nhỏ bé để hoàn thành cái “tôi” to lớn. Gọi là “hi sinh” vì họ thường tự nhận lấy những oan ức cho mình, trở thành người của quần chúng.

Một số người cho rằng nếu mình nhận oan ức để có thể đổi lấy sự bình an, hoà thuận cho cả gia đình, hoặc tổ chức, công ty thì sự hi sinh như vậy cũng đáng, đồng thời cũng là biểu hiện của vô ngã. Nhưng tạm thời nhân nhượng vì lợi ích cho tập thể có phải là việc tốt? Tạm thời nhân nhượng vì lợi ích tập thể phải chăng là biểu hiện của tinh thần vô ngã? Nếu bạn chịu ấm ức nhưng không mang lại lợi ích gì cho tập thể thì không nên làm. Ngược lại, nếu mình chịu ấm ức, chịu nhường nhịn, chịu thiệt thòi, phải bỏ ra công sức nhiều hơn so với những người cùng làm khác nhưng điều đó giúp mọi người cảm thấy vui vẻ thì bạn sẽ nhận được sự khen ngợi, tôn trọng của mọi người.

Tuy nhiên, đó không phải là việc làm được xem là vô ngã. Vô ngã không phải tồn tại ở cách nhìn bên ngoài, mặc dù người này rất tốt, có thể chịu thiệt thòi vì lợi ích của tập thể. Hay nói đúng ra, họ đã vì cái tôi to lớn mà bỏ đi cái tôi bé nhỏ, không để ý đến cái tôi nhỏ bé của mình mà trở thành cái tôi to lớn, nhưng họ vẫn không được xem là đã đạt đến vô ngã.

Có những người để đảm bảo lợi ích tập thể, để thực hiện kế hoạch của mình, họ tạm thời lép vế đợi chờ cơ hội. Chiêu này thường được mọi người gọi là “con dâu ước thành mẹ chồng”. Khi vẫn còn là con dâu, họ chịu khó nhẫn nhịn vì biết chỉ vài năm sau mẹ chồng không còn nữa, con gái trong nhà cũng sẽ lấy chồng, mình dần dần sẽ trở thành người phụ trách trong gia đình. Làm như vậy không có gì là xấu, nhưng không thể tính là vô ngã mà đó là bạn đang thê hiện sự kiên cố của “cái tôi nhỏ bé”.

Cả hai trường hợp trên đều không phải là vô ngã, một trường hợp chỉ là cái tôi lớn hơn, trường hợp còn lại chính là những ý đồ, những mong đợi, về căn bản không phải là “cái tôi”, trong gia đình có người như vậy không hẳn là điều xấu, ít nhất họ cũng biết đến đại thể nhưng vẫn chưa đến giới hạn của vô ngã.

Ngoài ra, còn có một loại người khác, cho rằng vô ngã là cái gì cũng không quan trọng, thực chất đây là cách nghĩ không thành thật. Loại người này thường có những yêu cầu, hi vọng vượt quá khả năng, với thái độ có cái tôi hay không đều không thành vấn đề, mục đích chính là để che đi những khuyết điểm của mình, như vậy đương nhiên không phải là sự vô ngã đích thực.

Phật pháp nói đến “vô ngã” là sự dung hòa chính mình, hoàn toàn không nghĩ đến vấn đề của
chính mình, cũng không nghĩ đến môi trường bên ngoài với những lời khen ngợi, đem lại vinh dự cho chính mình, hoàn toàn không nghĩ đến “cái tôi” mà chỉ là sự cống hiến vô điều kiện.

Tự tại trong công việc

Thái độ làm việc rất châm chỉ, sau đó không để lại dấu vết gì như con thuyền trôi qua sông, như vậy mới đạt đến giới hạn của vô ngã.

Bận mà vui, mệt nhưng hoan hỉ

Tôi luôn luôn ủng hộ những người: “bận, bận, bận, bận nhưng vui; mệt, mệt, mệt, mệt nhưng hoan hỉ. Mặc dù, hầu hết mọi người đều không biết được tại sao lại bận, cũng không biết tại sao lại mệt. Vì vậy trong muôn vàn bận rộn, họ sẽ cảm thấy những áp lực tâm lý. Họ sẽ cảm thấy rất phiền nhiễu, mệt đến nỗi cảm thấy nhàm chán, bận đến nỗi cảm thấy đau đầu và sẽ trở thành “bận, bận, bận, bận đến chết đi được; mệt, mệt, mệt, mệt đến rã rời”.

Khi chúng ta cảm nhận được sự quý giá của thời gian, sinh mệnh có hạn, những điều mình biết được còn quá ít, đến khi trưởng thành, chúng ta dần dần dựa vào sinh mạng có hạn của mình để làm những việc công đức vô hạn. Sinh mệnh thực sự là có hạn, tôi cũng đã cảm thấy không lâu trước đây còn là một cậu bé, trong nháy mắt đã già rồi, bây giờ có những người lớn hơn tuổi tôi, tôi sẽ nói với họ: “Sắp rồi, sắp rồi, sắp rồi!” Gọi là “sắp rồi” chính là sắp chết rồi. Bây giờ tôi đã sắp đến 80 tuổi, khi nào sẽ ra đi, tôi không biết được, nhưng tôi tin rằng đời người sẽ không có những người 50, 60 tuổi khác nữa.

Trong kinh Phật có câu: “Từng ngày qua đi, mạng sống giảm dần, như cá thiếu nước, nào có vui gì?” Chính vì sinh mạng có hạn, có muốn sống thêm một thời gian cũng không thể thuận theo mình được, nên phải biết tận dụng nó thật tốt, không ngừng làm phong phú thêm trí tuệ cho mình, làm phong phú thêm phúc đức cho mình.

Các tín đồ Phật giáo tin rằng, cuộc đời này được sinh ra từ quá khứ, hơn nữa khi cuộc đời này kết thúc, vẫn còn có sinh mệnh của tương lai. Cuộc đời của chúng ta đã có quá đủ phiền phức và khó khăn, thật không dễ gì sinh ra để làm người. Vậy thì nắm lấy những việc thiện, tích thêm nhiều công đức, tích lũy trí tuệ và phúc đức là tài sản để tương lai sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Điều này nhắc nhở chúng ta, khi còn trẻ, ta cần chăm chỉ làm việc, kiếm được nhiều tiền, tiết kiệm được nhiều, mới có khoản tiền dưỡng lão, tiền tiết kiệm càng nhiều thì lúc về già cuộc sống sẽ càng được đảm bảo. Vì vậy, chúng ta cần phải biết tận dụng thời gian, tự mình biết cống hiến, giúp đỡ người khác, phục vụ cho người khác, chăm sóc người khác, quan tâm đến xã hội. Tôi thường nói: “Những người bận rộn là người có thời gian nhiều nhất, những người cần cù là người có sức khỏe tốt nhất”, những người bận rộn vì họ biết quý trọng thời gian, sẽ biết tận dụng thời gian hợp lý, như vậy họ sẽ có thời gian. Một người lao động cần cù, sức khỏe của họ nhất định sẽ rất tốt. Nếu muốn mình có một cuộc sống vui vẻ khỏe mạnh, cần phải bận rộn, mong muốn trong cuộc sống của mình có thê tích được nhiều công đức và trí tuệ, lại càng cân phải bận rộn, dù có lúc không phải bận rộn vì chính mình. Thoạt đầu có vẻ bận rộn đến nỗi mình phải chịu thiệt thòi, thật không đáng. Dựa vào quan niệm của Phật giáo, cách nghĩ như vậy không chính xác, quan niệm của chúng tôi là: Bận là vì chính bản thân mình, cho dù cuộc đời này của bạn trong con mắt người khác xem ra không được gì cả, nhưng vẫn có được công đức, đó chính là công đức của trí tuệ và phúc đức, bận rộn trong công việc, ngay bản thân mình
cũng trưởng thành chứ không phải không có giá trị gì cả.

Có được quan niệm như vậy, những người bận rộn sẽ cảm thấy bận mà vui, mệt mà hoan hỉ, giống như người nông dân làm ruộng, họ cảm ơn đã có ruộng đất để trồng, những người làm việc cũng sẽ cảm ơn cơ hội này.

Nếu họ cảm thấy đủ tiền tiêu, nhà ở, xe hơi, về mặt vật chất không đáng lo ngại, tất cả đều rất vừa ý, thì họ có thể đi làm công ích, xử lý môi trường, làm công tác tiếp đón, quan tâm đến người khác, khi đó họ sẽ cảm nhận được hương vị “bận, bận, bận”, và sự sung sướng của “mệt, mệt, mệt”.

Tự tại trong công việc

Bận là vì chính bản thân mình mà bận, cho dù cuộc đời này của bạn trong con mắt người khác xem ra không được gì cả, nhưng vẫn có được công đức. Đó chính lờ công đức của trí tuệ vờ phúc đức, bận rộn trong công việc, ngay cả bản thân mình cũng trưởng thành, không phải là không có giá trị gì cả.

Tạm biệt áp lực

Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuối hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”. Trong điều kiện thời gian có thể tận dụng, cần cân nhắc năng lực của mình, có thể làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu. Khi giải quyết sự việc bằng thái độ như vậy sẽ không có những gánh nặng lớn, bởi sự vội vã sẽ không có tác dụng gì; lo lắng, hoảng sợ, ưu sầu không những không giúp gì cho công việc mà ngược lại còn gây thêm áp lực.

Chạy đua với thời gian thường khiến thân thể và tâm lí chúng ta trở nên căng thẳng. Vì vậy, ta cần phải tập luyện thư giãn cho tâm hồn, học cách “coi cuộc sống như là một công việc ưa thích, coi công việc như là sự thú vị của cuộc sống”, hưởng thụ công việc, hưởng thụ cuộc sống, cảm nhận được đây chính là hạnh phúc, tâm hồn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, không còn căng thẳng và áp lực.

Ngoài ra, nếu đặt mục tiêu quá cao, tự mình sẽ cảm thấy áp lực, nhưng cần học được cách đối diện và hoàn thành chúng với tâm thái nhẹ nhàng. Ví dụ có những người luôn luôn yêu cầu tôi phải hoàn thành được việc nào đó trong khoảng thời gian nhất định, nhưng tôi sẽ không cảm thấy đó là áp lực, mà coi nó như là sự mong đợi đối với mình, vì vậy khi nào bắt đầu làm, khi nào hoàn thành đều là việc của tôi, tự mình có thể khống chế được, tôi cũng không lo mình có thể hoàn thành được không, bởi lo lắng là quá thừa. Giống như tàu hỏa chạy trên đường ray tiến lên phía trước, nếu dựa vào tốc độ cố định để tiến lên, nhất định sẽ đến được đích, nếu đột nhiên có một chiếc xe tải đi nhầm vào đường giao nhau, đâm vào tàu là chuyện xui xẻo nhưng đó là chuyện không thể tránh khỏi và hoàn toàn nằm ngoài ý muốn chủ quan của mình. Vì vậy, lo lắng trước sự việc xảy ra chẳng có tác dụng gì, bởi nó chỉ làm tăng thêm áp lực và tâm lí bất ổn trong khi tiến hành công việc.

Làm thế nào để tháo gỡ những áp lực trong công việc? Điều quan trọng là trước khi làm cần có kế hoạch, đồng thời phải hiểu rõ thực lực bản thân, không được giả vờ như không biết hoặc đánh giá quá cao hay quá thấp bản thân. Nếu năng lực của mình không đủ, tri thức hạn chế, nhưng mong muốn quá cao, thì bạn khó có thể hoàn thành công việc được giao, cuối cùng lại
đổ lỗi do công việc quá vất vả. Ví dụ, tôi muốn trở thành một hòa thượng 100 điểm, nhưng năng lực chỉ đạt 60 điểm, cho dù có tận tâm tận lực, kết quả có thể vẫn không đạt được, điều đó cũng không sao, bởi nó không phải là vấn đề tôi cần làm, mà là tôi không thể làm được. Vì vậy, việc mong đợi những cái phù hợp với mình là điều tốt, áp lực như vậy sẽ khiến chúng ta có những biểu hiện tốt hơn, nhưng nếu năng lực không thể hoàn thành được, chúng ta không nên cầu cạnh người khác cũng không nên oán trách mình.

Sau khi hiểu được điều này, chúng ta có thể giảm bớt nhiều áp lực. Nhưng bản tính con người vốn rất hay suy tính thiệt hơn, sợ thất bại, sợ không đuổi kịp tiến độ, sợ ngày mai sẽ xảy ra những việc mà mình không thể ngờ tới, vì vậy không có cảm giác an toàn, trong lòng cũng không thể yên tâm.

Trên thực thế, trong thế giới này có rất nhiều việc mà ta không thể điều khiển nổi, ví như, số mệnh không bao giờ có thể nắm bắt được, ngay cả một bước tiếp theo sẽ xảy ra chuyện gì cũng không thể biết được. Vì vậy, không nên lo lắng, hãy gạt bỏ những âu lo vớ vẩn, tập trung vào những việc mình đang làm, chỉ cần cố gắng tận tâm, làm tốt công việc của mình, thì có thể giảm bớt được những áp lực.

Nhưng nếu như áp lực mà mình lo âu kia xảy ra thực thì làm thế nào? Lúc đó cần gạt công việc sang một bên, hãy để thân tâm thư giãn, nghỉ ngơi một lát, nếu không càng vội vã, càng bận rộn, áp lực sẽ càng nhiều hơn.

Thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận, tiếp cận sự việc sẽ khiến tâm hồn trở nên mới mẻ, thư thái, giảm bớt áp lực với công việc.

Tự tại trong công việc

Nếu như gặp những việc không thể giải quyết được, không thể bỏ được, hay thử thay đổi cách làm, ví dụ như, bận đến tối tam mặt mũi, có thể thử cách ngược lại: “Từ trước đến giờ tôi vẫn chưa từng bận như vậy! Đó chính là một kinh nghiệp hoàn toàn mới, rất vui, bận nhưng lại có ý nghĩa”.

Công việc nên tranh thủ chứ không nên vội

Tôi thường nói: “Làm việc cần tranh thủ chứ không cần nóng vội”, chính là làm việc phải có hiệu quả, mặc dù tốc độ cần phải nhanh, cần đuổi kịp tiến độ, nhưng thái độ và cách nghĩ không nên nóng vội. Có người khi đọc câu này, cảm thấy tôi đang nói khoác, cho rằng đó là việc không thê làm được. Thực ra nếu có gan thử, thường xuyên luyện tập để cho tâm hồn mình trở nên vui vẻ, hòa thuận, không căng thẳng, điều này có thể làm được.

Đương nhiên, thoải mái không phải là ăn chơi quá đà, không có việc gì làm. Cuộc sống đương nhiên cần có mục tiêu, công việc cũng cần có kế hoạch, hơn nữa cần có sự quyết tâm để thực hiện. Trong cuộc sống, nhất định sẽ có nhiều công việc đang đợi chúng ta hoàn thành, vì vậy, cần lập ra kế hoạch và mục tiêu cho cuộc sống.

Trách nhiệm của con người rất nhiều. Trong quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với tự nhiên, cần gánh vác rất nhiều trách nhiệm, những việc cần làm cũng rất nhiều. Mỗi ngày ngoài những công việc thường nhật cần phải làm, còn những việc khác sẽ phát sinh chia cắt thời gian vốn có của bạn. Cho dù là những con người bình thường thì cũng đều có những vấn đề cần phải đối mặt.

Con người không thể tách rời khỏi công việc, công việc càng lí tưởng thì càng khó hoàn thành, nhưng bạn vẫn có thể sống rất vui vẻ. Nếu không, người này cần bạn chăm sóc, người kia lại cần bạn quan tâm; việc này cần giải quyết ngay lập tức, việc kia cũng cần một thời gian giới hạn để hoàn thành, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống rất căng thẳng.

Chúng ta có thể chọn không bị công việc thúc đẩy, trước khi làm việc gì cần phân rõ mức độ gấp gáp, lớn nhỏ trong ngoài, cần giải quyết những việc gần, gấp gáp, quan trọng, sau đó mới làm các công việc khác. Mặc dù mục tiêu cần phải xa rộng, nhưng khi bắt đầu công việc, nên bắt đầu từ chỗ gần, chỗ nhỏ. Mong muốn có thể giải quyết hết hàng ngàn công việc trong cùng một thời gian là không thể.

Lấy ví dụ từ việc đọc sách, mỗi ngày cần đọc rất nhiều sách, ngoài sách Phật học ra còn có sách cổ, sách hiện đại, sách ngoại ngữ. số lượng sách cần đọc cả đời cũng không hết, làm thế nào đây? Với tôi, có những cuốn chỉ đọc qua một lần như cưỡi ngựa xem hoa, có những cuốn cần phải đọc kỹ, cần điều chỉnh dựa theo từng cách đọc.

Một người chỉ có một đôi mắt, hai cái tai, hai tay, hai chân, muốn hoàn thành đồng thời nhiều việc trong một lúc là điều không thể. Vì vậy, cần phải tuân theo thứ tự, cần sắp xếp có trật tự, kế hoạch, hoàn thành từng công việc, khi đó bạn sẽ không cảm thấy nôn nóng, tốc độ công việc sẽ nhanh hơn, lại có thể duy trì được trạng thái ung dung.

Tự tại trong công việc

Chúng ta không nên để công việc thúc bách, trước khi làm việc gì cần xác định mức độ quan trọng, cần thiết để giải quyết trước, sau đó mới làm các công việc khác.

Làm việc và an tâm

Có những người trong cuộc sống đời thường, tâm hồn có thể thoải mái, nhưng khi đến nơi làm việc, tinh thần lại bất an. Có thể bạn không thích công việc đó, cũng có thể công việc quá nhiều và nặng nề, hoặc đồng nghiệp mang đến cho bạn những khó khăn, tâm trạng ngày hôm đó không được tốt. Cũng có thể buổi sáng thức dậy bạn hơi bị cảm lạnh, khi đến văn phòng thì đầu óc mê muội. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn không thích môi trường làm việc, nếu tìm được đúng nguyên nhân, vấn đề sẽ được xử lý dễ dàng.

Nếu như trước khi đi làm, bạn lại vừa cãi nhau với chồng/vợ hoặc với người nào đó, điều này sẽ dễ giải quyết, chỉ cần nghĩ rằng, “người đó” không có ở đây, không cần thiết phải đem những áp lực của gia đình đến nơi làm việc. Nếu như việc bị ốm mang đến cho bạn sự phiền muộn, đau đầu, đau lưng, cơ thê suy yếu, thì lại càng không nên khó chịu, cần biết sức khỏe của mình vốn đã không tốt như vậy, không cân phải miễn cưỡng, có thê niệm danh hiệu Phật Adiđà để giữ yên ổn hoặc có thể tự nhủ bản thân: Bây giờ mình đang bị cảm, không được dễ chịu, chỉ cần tận tâm làm việc, chấp nhận cơ thể đang không thoải mái, lòng mình cũng sẽ không xuất hiện sự bất an!

Nếu nguyên nhân là do những chuyện không hay với đồng sự của mình, bạn chỉ cần nghĩ: có thể anh ây (cô ấy) không được khỏe! Có thể hôm nay có những chuyện không hay với gia đình nhà người kia, có thể người đó có tâm sự, hoặc có thê công việc không được thuận lợi, thế nên mới có vẻ mặt như vậy. Hoặc có thể tính cách của người này từ trước vẫn như vậy, chỉ cần gặp người đó sẽ khiến cho mọi người không dễ chịu. Hiểu được những hoàn cảnh khách quan, đó không phải là vấn đề của tôi, lẽ nào mình còn cảm thấy bất an?

Thực ra, rất nhiều áp lực trong công việc đến “yêu cầu” lẫn nhau, chúng ta yêu cầu người khác, gây ra những áp lực cho người khác, người khác cũng yêu cầu chúng ta, cũng tạo cho ta áp lực. Một nguyên nhân khác đó là sự “so sánh”, sự so sánh giữa các đồng nghiệp và sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp với nhau. Nếu như đoàn thê không thê biểu hiện được những mặt tốt của họ, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt có thể sẽ bị thất bại. Chúng ta thường nhìn thấy môi trường công việc không khởi sắc, nhiều xí nghiệp đang đối diện với áp lực cạnh tranh một mât một còn, trong trường hợp như thế áp lực sẽ tự nhiên nhân rộng.

Trong môi trường làm việc, việc có thể tĩnh tâm rất khó, vậy làm thế nào để lòng mình được thanh thản, tự tại. Một là dốc hết khả năng có thể của bản thân, tự mình cố gắng trưởng thành, cố gắng để nắm nội dung và môi trường làm việc, sau đó mới mong thành thạo được, điều này cũng giống như khi bạn sống cùng với người khác, người khác không hiểu bạn, bạn cần phải tìm hiểu người ta. Nếu mình là ông chủ, cần phải hiểu thương trường chính là chiến trường, tình hình có thể thay đổi trong phút chốc, cần phải chấp nhận những điều bất thường trong kinh doanh.

Tâm lý của chúng ta lúc nào cũng cần chuẩn bị để đón nhận những thử thách, trắc trở, đồng thời cũng chuẩn bị tâm lí đón nhận sự phát triển. Trắc trở và phát triển là hai mặt tất yếu trong cuộc sống. Thử thách không nhất định là xấu, cho dù luôn luôn gặp phải những trắc trở, cũng không nên cho rằng đó là mặt trái của sự việc. Nhờ khó khăn mà ta rút ra những bài học kinh nghiệm xương máu. Chúng ta chỉ xem trắc trở là một loại học phí đặc biệt cần đóng cho cuộc đời. Nếu sau khi đúc rút kinh nghiệm mà vẫn chưa có cách để giải quyết vấn đề thì chỉ còn cách chấp nhận sự thật do nhân duyên của mình đã không tích đủ công đức.

Khi đánh cầu với người khác, mình vẫn còn đang nghĩ quả cầu này có nên đỡ không? Kết quả chỉ trong nháy mắt quả cầu đã bị người khác đỡ mất. Khi gặp tình huống như vậy, có người sẽ trách mình quá tồi, tay chân và đầu óc phản ứng quá chậm. Nếu bẩm sinh mình đã như vậy, cần phải nghĩ cách thay đổi, thay đổi chính là việc tìm ra con đường mới, lối thoát mới. Vì thế, tôi khuyên các bạn hãy thử thay đổi vị trí, cương vị khác để nhìn nhận, đánh giá, xử lí công việc. Nhưng cũng có người không quan tâm đến đúng sai, chỉ biết dốc hết sức mình để vượt lên, mù quáng vượt lên, vượt đến khi sứt đầu mẻ trán, cố gắng đánh đổi một mất một còn nên cuối cùng vẫn không thành công; tính cách lỗ mãng, chỉ biết tiến mà không biết lùi là khiếm khuyết lớn nhất của con người.

Tự tại trong công việc

Chúng ta cần phải hiểu được khả nâng của mình, biết được nhân duyên, thời gian, hoàn cảnh của chính mình, xem xét việc đó có nên làm không, có thể làm được không? Hiểu rõ được chính mình, cũng chính là hiểu rõ được nhân và duyên, như vậy sẽ cảm thấy yên tâm trong công việc.

Làm việc và nghĩ ngơi

Mấy năm gần đây, một số người đề xướng và coi trọng cuộc sống nhàn rỗi. Họ cho rằng, không nên quá chăm chỉ, không nên dồn toàn lực vào công việc đến mức phải hi sinh tất cả để đánh đổi lấy tiền bạc, vì như vậy sẽ đánh mất sự yên ổn trong tâm hồn. Chúng ta có thể xác định được hai loại người trong xã hội. Một là quá tham lam, mong muốn và theo đuổi sự thành
công, mong muôn kiếm tiền, ham muôn sao cho mình không ngừng vươn xa hơn nữa. còn loại người thứ hai sống không có mục đích, không có chí tiến thủ.

Nhưng chúng ta cần nhận thức rõ rằng, có người mới được ít đã thấy đủ; có người biết đủ và cảm thấy vui vẻ, đây là hai dạng người không giống nhau. Người được ít mà thấy đủ chính là người chỉ cần được chút ít đã xem là đủ; người biết đủ cảm thấy vui vẻ chính là người có nhiều cũng cảm thấy đủ, có ít cũng cảm thấy đủ, có được nhiều thì càng tốt, có được ít cũng không sao, họ không để mình cảm thấy đau khổ, không làm tổn hại đến người khác, đó chính là biết đủ sẽ cảm thấy vui vẻ – tri túc.

Được ít thấy đủ chính là người không có chí tiến thủ. Ví dụ, hôm nay đọc được một cuốn sách chuyên ngành nào đó, họ không muốn xem những cuốn khác, như vậy là không được. Bởi có những cuốn có thể xem lướt, có cuốn cần xem kĩ, không thể nói chỉ cần xem một cuốn là đủ, thông qua những cuốn sách có thể nâng cao được năng lực và tri thức chuyên ngành là điều mà mãi mãi không có giới hạn.

Nếu một người lao đầu vào kiếm tiền, không chừa thủ đoạn nào để theo đuổi thành công và tài phúc mà không biết dừng nghỉ, lúc nào cũng tâm niệm rằng mình có thể trở thành người giàu có nhất ở một nơi nào đó, một khu vực nào đó, một đất nước, trên thế giới, mong muốn như vậy mãi mãi không có giới hạn. Theo đuổi những chân trời viễn mộng khiến ta rất đau khổ, rất căng thẳng, bởi vì khi đã giành được nó ta lại sợ sẽ mất đi, sau khi mất đi thì lại muốn giành được nó, cũng gần giống như việc đánh bạc, mong muốn tất cả những đồng tiền ở túi kẻ khác là tiền của mình, bị thua lại mong thắng, thắng được rồi lại muốn thắng nữa, không bao giờ biết thỏa mãn.

Muốn có cuộc sống vui vẻ, chúng ta phải biết được sự đầy đủ, biết tri túc, tri túc là tiền đề cho sự thanh thản của tâm hồn, tiền đề cho một cuộc sống hạnh phúc. Hơn nữa, chúng ta cũng cần biết hưởng thụ nhàn rỗi một cách thích hợp, mỗi ngày cần có không gian thích hợp cho đầu óc được nghỉ ngơi thoải mái.

Với một số người dù đầu óc đang nghỉ ngơi nhưng cơ thể vẫn vận động. Tuy nhiên, nếu cơ thể được nghỉ ngơi nhưng đầu óc vẫn chưa được nghỉ thì đó không phải là sự nhàn rỗi đích thực. Chúng ta cần phải để đầu óc được thoải mái, để cho dây thần kinh não được nghỉ ngơi. Ví dụ, khi uống trà hãy biết thưởng thức không khí nhẹ nhàng của hương vị trà, hoặc cùng với bạn bè khắp bốn phương bàn luận về những chuyện trên trời dưới đất mà không cần phải suy nghĩ gì để cho đầu óc và cơ thể được thoải mái.

Nghỉ ngơi không đồng nghĩa với ngủ. Người phương Tây thích đi tới các quán cà phê, họ không phải đến đó để ngủ mà để thưởng thức sự nhàn rỗi, lúc đó đầu óc họ sẽ rất thoải mái, cơ thể họ cũng như đang ngủ, vì vậy đó không phải là lười biếng mà đó là họ đang từng bước điều chỉnh tâm lý của chính mình.

Có một số người Trung Quốc rất thích tham gia những hoạt động nghệ thuật, thường xuyên ngồi ở các quán trà, mỗi lần uống trà cũng mất đến mấy tiếng đồng hồ. Sự nhàn rỗi cũng cần phải đem lại những điều tốt, ngồi trong quán uống trà triền miên sẽ tạo ra buồn chán. Trước đây ở Trung Quốc đại lục, một số người có thói quen chơi chim suốt ngày, buổi sáng tât bật với chuyện chăm sóc chim, tiếp theo ngâm mình trong các quán trà, buổi tối về nhà ngủ… Đối với xã hội, đó là sự lãng phí lớn. Một số người khi làm việc thì lao đầu vào công việc, khi uống trà
thì chỉ uống một mạch, điều này cũng cần phải điều chỉnh. Chúng ta nên tập cho mình một thái độ làm việc và nghỉ ngơi thư thái, thoải mái, chuyên tâm và hết mình, xem công việc là một hình thức khác của nghỉ ngơi, ngược lại, nghỉ ngơi cũng là một nghệ thuật làm việc. Phải nghỉ ngơi và làm việc bằng trái tim tĩnh lặng.

Tự tại trong công việc

Muôh có một cuộc sống thanh nhàn, hạnh phúc, chúng ta cần phải “trí túc”, người biết đủ chính là người hạnh phúc.

Tranh thủ thời gian, sống trong hiện tại

Dưới áp lực công việc, con người càng biết tận dụng, tranh thủ thời gian trong từng giây phút, cũng nhờ thế mà người hiện đại càng ý thức, càng quý trọng thời gian. Nhưng trong tình hình bất ổn của cuộc sống hiện nay, những tình huống bất ngờ xảy ra ngày càng nhiều hơn. Với sự phiền nhiễu của những nhân tố bên trong và bên ngoài, thời gian bị chia cắt thành nhiều phần nhỏ vụn, vô hình chung đã khiến cho chúng ta cảm thấy áp lực ngày càng lớn.

Cuộc sống của con người hiện đại hoàn toàn khác với cuộc sống của con người 200, 300 năm trước. Con người trước đây có quan niệm về thời gian rất đơn giản, đầu óc họ cũng chất phác. Người có học vấn thì trong đầu họ chứa đầy Tứ Thư Ngũ Kinh, lịch sử cổ đại, những người ít học biết nhiều nhất cũng chỉ vài ba chuyện nhỏ nhặt xảy ra lúc đó, sống đến vài chục tuổi họ đã cảm thấy trưởng thành. Nhưng đối với con người hiện đại, lúc nào cũng cảm thấy thời gian quá ít ỏi, bởi các phương tiện truyền thông hiện đại rất đa dạng, như báo chí, truyền hình, mạng… Những sự việc lớn nhỏ xảy ra mỗi ngày trên trái đất đều có thể được biết trong thời gian ngắn. Những sự kiện mới không ngừng tăng lên, các hiện tượng xảy ra cũng không ít, mãi mãi không thể xem hết, học hết. Con người có cảm giác môi trường càng ngày càng nhỏ dần, tầng lớp mà chúng ta được tiếp xúc ngày càng phức tạp, nhưng thời gian thì không bao giờ khống chế được.

Ngoài ra, sự bùng nổ thông tin đã khiến đầu óc chúng ta chứa đầy những loại người, sự vật, sự việc khác nhau. Chúng ta luôn có cảm giác không thể nắm bắt, tiếp nhận hết thông tin. vốn tri thức ngày càng phong phú, năng lực quan sát ngày càng nhạy bén, có thể đưa ra những phán đoán chính xác, nhưng đôi khi đó chỉ là vẻ ngoài chứ thực chất không hẳn đã vậy. Vì có những thông tin không liên quan, không giúp ích gì, ngược lại còn gây nhiễu, khiến chúng ta do dự, nghi hoặc, không biết nên quyết định thế nào, làm chúng ta lãng phí thêm nhiều thời gian quý báu, đặc biệt là việc giải quyết những vấn đề của bản thân, ví dụ như việc chọn nghề, thậm chí cả việc chọn đối tượng giao tiếp. Chúng ta đều là người trong cuộc nên luôn mê muội, khó đưa ra sự lựa chọn thích hợp. Trước tình huống khẩn cấp, chúng ta càng mất phương hướng, nhiều lúc chỉ nhờ vào vận may của mình.

Vì vậy, trong việc sử dụng thời gian, chúng ta còn phải học nhiều điều, dường như ai cũng bận rộn, mọi người không chỉ thấy thân thể mình bận rộn, đầu óc cũng bận đến nỗi không thể gỡ nổi, trong trường hợp như thế thời gian đương nhiên không bao giờ đủ với họ.

Tôi từng đưa ra một quan niệm: “Người bận rộn là người có nhiều thời gian nhất”. Cũng có thê nói vì thời gian có hạn, nên chúng ta cần biết sử dụng thời gian sao cho hiệu quả nhất, không nên lãng phí thời gian. Dù đó là việc tranh thủ thời gian từng giây, từng phút trong một ngày cũng cần phải sử dụng một cách hiệu quả.

Ví dụ, khi chúng ta bị kẹt xe, chiếc xe bị lọt giữa một hàng xe không thể di chuyển được, trường hợp đó cần tranh thủ thời gian thế nào? Lúc đó đầu óc của bạn vẫn có những khoảng không gian có thể tranh thủ được. Dù sao thì bạn cũng đã bị kẹt vào trong hàng trăm ngàn chiếc xe khác, nóng vội cũng vô ích, vậy hãy tận dụng thời gian để thư giãn cơ thể mình, để cho đầu óc được nghỉ ngơi. Nếu không suy nghĩ như thế, bạn không những cảm thấy lo lắng, tệ hại hơn có thể cáu gắt, điều đó thật không đáng? Đã kẹt xe thì hãy biết tận dụng thời gian đó để đầu óc nghỉ ngơi.

Thiền dạy chúng ta cần phải sống ngay trong giây phút hiện tại, gánh vác trách nhiệm cũng có thể là một cách giải thích khác về cách quản lý thời gian. “Gấp gáp” chính là thời gian hiệu quả nhất, cần giữ gìn đầu óc tỉnh táo, hãy biết hưởng thụ nó, thưởng thức nó, sử dụng nó, đó là điều hợp lý nhất. Chẳng hạn, khi ăn cơm, hãy tập trung vào việc ăn cơm, không nên nghĩ đến chuyện khác, khi đọc sách, đầu óc không nên để các tình tiết trong bộ phim dài tập ảnh hưởng đến. Tương tự, nói chuyện với người khác, cần chú ý đến những lời họ nói, không nên phân tâm nghĩ đến bộ phim vừa mới xem. Nếu không, cùng một câu chuyện được nói hai ba lần bạn vẫn không nghe rõ. Hơn nữa, việc yêu cầu họ nhắc lại không những lãng phí thời gian của hai bên mà còn thể hiện bạn là người không tôn trọng, không lịch sự với họ.

Cho dù cần phải biết tranh thủ thời gian, vẫn cần phải có thời gian để nghỉ ngơi. Chỉ có vậy, chúng ta mới cảm thấy thời gian đầy đù, cuộc sống vui vẻ, ý nghĩa hơn.

Tự tại trong công việc

Thiền dạy chúng ta cần phải sống ngay trong giây phút hiện tại. “Gấp gáp” chính là thời gian hiệu quả nhất, cần giữ gìn đầu óc tỉnh táo, hãy biết hưởng thụ nó, thưởng thức nó, sử dụng nó, đó là điều hợp lý nhất.

Học tập tận tâm, tận lực, tận khả năng

Mọi người đều cần làm việc, dù là đứa trẻ vừa mới biết việc cũng không ngoại lệ. Nhiều bậc cha mẹ có quan niệm đúng đắn về giáo dục đều dạy con mình học cách làm việc. Đây là tinh thần đáng được ca ngợi: con kiến, con ong cũng cần cù làm việc, huống hồ là con người?

Bởi vậy khi mình vẫn còn chưa già đến nỗi không thể vận động nổi thì nhất định phải làm việc, dù công việc không vì lợi ích của mình, không vì kiếm tiền, cũng cần tận dụng thời gian để làm việc công ích, phục vụ cộng đồng. Một số người sau khi nghỉ hưu, bỗng nhiên mất đi sự cân bằng trong cuộc sống, sức khỏe cũng theo đó mà suy giảm nhanh chóng, dẫn đến bệnh tật, tất cả các kế hoạch và tư tưởng đều bị thiêu rụi. Từ điểm này, chúng ta có thể biết tầm quan trọng của công việc đối với sức khỏe con người.

Làm việc chính là vận động! Vận động mới sống, sống nghĩa là có khả năng vận động, nhưng sự vận động này không phải là những hành động thiếu suy nghĩ, mà vận động theo những quy tắc, mục tiêu và phương hướng nhất định. Có rất nhiều người khi bắt đầu làm việc cảm thấy rối rắm, phức tạp, khiến cho những việc vốn rất đơn giản trở nên khó khăn. Người có trí tuệ khi làm việc luôn theo thứ tự, hết sức tỉ mỉ, xử lý những việc vốn phức tạp trở nên rõ ràng, đơn giản. Sự việc vốn có đầu và cuối, nặng nhẹ, nhanh chậm, nếu nắm bắt được điều này, chúng ta có thể giải quyết mọi công việc một cách thoải mái.

Tuy nhiên, khả năng sức khỏe và trí óc của mỗi người mỗi khác, dẫn đến khả năng học tập và hiệu quả công việc khác nhau. Không cần so sánh với những người tài giỏi, nếu kém hơn sẽ khiến cho con người trở nên buồn rầu, mất đi sự tự tin, khi giỏi hơn, sẽ khiến cho con người tự mãn, không những gây tổn thương cho người khác mà còn gây tốn hại cho mình. Làm việc với tâm trạng bình thường, thư thả, không so tính hơn thiệt với ai là thái độ tích cực. ở đây có ba nguyên tắc có thể giúp chúng ta đạt được trạng thái bình thường để làm việc, đó là: Tận tâm, tận lực, tận dụng mọi khả năng để học tập.

Cho dù mình làm bất kỳ nghề nào cũng cần phải tận tâm, tận lực. Khi gặp trường hợp cố hết sức mà không thể nào làm được thì cần tận dụng mọi khả năng để học tập, không nên có những so sánh vô nghĩa. Học tập không bao giờ có điểm dừng, đã tốt còn có thể tốt hơn, ngược lại, sự yếu kém cũng không có giới hạn, nếu không chú ý, đã kém lại còn kém hơn. Vì vậy, chúng ta cần phải tận tâm, tận lực, tận dụng mọi khả năng để học tập, điều đó chính là lấy thái độ tích cực để làm việc.

Có một số người làm việc vì tiền bạc, địa vị… Đây là quan niệm sai lệch. Đương nhiên, chúng ta đều cần tiền lương để duy trì cuộc sống, nhưng đó không phải là mục đích chính của công việc. Làm việc chính là một phần vì trách nhiệm đối với xã hội, trên cương vị công tác, mình cần dựa vào sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để có những cống hiến về tài năng, sức lực cho xã hội, vì vậy không nhất định là vì tiền lương, mà là vì công việc, vì con người mà làm việc, đây mới là tinh thần coi trọng công việc.

Ngoài ra, sự đố kị cũng là điều sai lầm! Tự mình có đủ năng lực để tiến bộ là một việc tốt, nếu như người khác thăng quan tiến chức, cũng không có vấn đề gì, bởi vị trí chỉ có một. Có thể người ta đang cần cơ hội để rèn luyện trưởng thành nên họ mới được thăng chức, chúng ta cần vui vẻ chúc mừng họ, đồng thời tự nhắc nhở mình phải nỗ lực hết sức, cần tiếp tục dốc toàn tâm, toàn lực để làm tốt phần việc của mình.

Cũng có một số người thường đổ lỗi cho những điều không tốt trong công việc mình đảm nhận. Chúng ta cần dựa vào năng lực và hứng thú để làm việc, bất luận địa vị cao hay thấp, có một công việc là có một sự bảo đảm. Khi bạn gặp được nhân duyên và cơ hội tốt, nắm lấy thời cơ để chuyển sang một công việc phù hợp với mong muốn của mình cũng không hẳn là điều quá khó.

Tự tại trong công việc

Trong công việc không nên so sánh với người khác mà cần dốc toàn tâm, toàn lực cho công việc. Nếu không cố gắng học tập thì chẳng đạt được kết quả gì và thực chất học hỏi cũng là một nghệ thuật trong công việc.

Làm việc an toàn và thâm tâm an ồn

Thường có nhiều sự cô bất ngờ ở nơi công cộng và nơi làm việc. Trên báo chí thường gặp những tin tức vê những sự cô bất ngờ, làm tổn hại đến tính mạng con người và tài sản khiến mọi người đều thấy xót xa.

Gọi là sự cô’ bất ngờ vì đó là những việc xảy ra hết sức đột ngột mà con người không thể lường trước được và không ngờ tới. Thực chất, chỉ cần có sự vận động, nhât định sẽ có thể xảy ra sự cố bất ngờ, tất cả những trạng thái hoảng loạn đều có thê dẫn đến sự cố bất ngờ. Nếu như bình thường chúng ta không hoảng loạn, đâu óc tỉnh táo một chút, khả năng gây ra sự cố bất ngờ sẽ giảm hẳn xuống.

Tuy nhiên, có một số tình huống mà người đang làm việc có thể nắm bắt và điều khiển được. Ví dụ, một người phụ trách chung, cần phụ trách toàn bộ công trình hoặc đảm bảo sự an toàn cho môi trường làm việc, không để bất kỳ sự cô’ ngoài ý muốn nào xảy ra. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn công cộng với các thiết bị an toàn một cách tổng thể, sau đó mới có sự phòng bị những thiết bị an toàn cục bộ, sau cùng mới là sự đảm bảo cho sự an toàn của cá nhân.

Lấy ví dụ ở Pháp cổ Sơn, từ khi xây dựng đến khi hoàn thành đều không xảy ra sự cô’ bất ngờ nào. Đầu tiên, chúng tôi yêu cầu nhà xây dựng không những cần làm tốt công tác an toàn khi làm việc, mà cần phải suy nghĩ đến các hạng mục an toàn trước khi làm. Sau khi các thiết bị an toàn đã được làm tốt, chúng tôi còn yêu cầu các công nhân cần làm việc trong hệ sô’ an toàn. Sau khi làm tốt các yêu cầu khắt khe từ trên xuống dưới, người chủ vẫn cần đóng bảo hiểm cho họ, bởi việc đóng bảo hiểm là sự đảm bảo sau cùng của sự an toàn. Ngoài ra, chúng tôi còn cho họ biết được hơi thở và sự quan trọng về niềm tin Phật pháp, chia sẻ với họ những ý niệm và tinh thần của Pháp cổ Sơn. Làm việc trong chính niệm của Phật giáo, mặc dù cũng cần phải lao động cần cù vất vả, hiệu suất làm việc cao, nhưng tinh thần luôn vui vẻ thoải mái. Làm việc trong sự vui vẻ và tự nguyện đương nhiên đấy là công việc sẽ có sự an toàn cao.

Nếu chỉ lao vào công việc, không có những ý niệm chung hoặc phương hướng lớn, khi bận rộn với công việc, chúng ta sẽ không có được sự thoải mái, hệ sô’ an toàn cũng sẽ giảm xuống đáng kể. Rất nhiều sự cô’ bất ngờ phát sinh do nóng vội, trong khi đó nếu bình tĩnh mà làm việc theo thứ tự, thì không những chất lượng công việc tốt hơn mà tinh thần cũng được bình an.

Còn một hiện tượng khác cũng gây ra sự cố, đó là thái độ làm việc qua loa, không tập trung vào công việc, luôn nghĩ đến chuyện khác, hoặc là làm việc trong khi quá mệt mỏi, nhưng vẫn miễn cưỡng để làm việc cho kịp tiến độ. Tôi đề nghị những người khi làm việc cần phải hiểu rõ mình đang làm gì và hết sức tập trung vào công việc.

Trong kinh Phật có dạy: “Giữ vững tinh thần, không việc gì không làm được”. “Giữ vững tinh thần” chính là để cho tinh thần được yên ổn, khi tinh thần đã được yên ổn, làm bất kỳ việc gì cũng có thể làm tốt được. Vì vậy, hi vọng tinh thần của mọi người luôn ổn định, đồng thời cảm nhận được niềm vui, sự đáng quý của công việc, cảm giác về những thành quả trong công việc, không nhất định xuất phát từ tiền bạc hay danh lợi, mà xuất phát từ công đức mà mình đã có được. Tinh thần như vậy giống như các nhà cách mạng trước đây, trong lòng luôn chan chứa hoài bão về tương lai đê phục vụ cho mục đích cao thượng, phục vụ một cách thực tâm, tình nguyện để bước vào xây dựng sự nghiệp cách mạng, không hề hối tiếc.

Tự tại trong công việc

Nếu luôn giữ bình tĩnh, có thể làm việc theo thứ tự, không những chất lượng công việc tốt hơn mà tinh thần cũng bình an hơn.

Thuận cảnh, nghịch cảnh

Trong công việc khó có thể tránh khỏi hoàn cảnh bất lợi, nhiều người sợ gặp phải hoàn cảnh khó khăn, cảm thấy nghịch cảnh là một cú sốc lớn. Thực ra, nếu trước mắt không có những khó khăn, nghịch cảnh thì thông thường con người khó trưởng thành. Gọi là “Có làm thì mới có khôn”, bất trắc cũng chính là một thứ kinh nghiệm, là một quá trình. Hoàn cảnh khó khăn là một thử thách, luyện tập. Nếu có thể đối diện với hoàn cảnh khó khăn mà tinh thần không hoảng loạn, không trách oán, biết dùng trí tuệ để giải quyết, dùng trái tim từ bi để đối diện thì hoàn cảnh khó khăn không còn là hoàn cảnh bất lợi nữa!

Ví như chúng ta đi đường hoặc leo núi, bước xa hơn một chút chân sẽ có cảm giác bị đau, cơ thể cũng cảm thấy mệt mỏi, đó không được gọi là “hoàn cảnh khó khăn”, đó chỉ là một “quá trình”. Chưa từng trải qua những sự việc sẽ không biết được khó khăn, không có việc nào là không có khó khăn cả, chỉ cần coi những trắc trở trước mắt không phải là trắc trở, coi những trắc trở như một hiện tượng nhất định sẽ xảy ra trong quá trình phát triển, trắc trở sẽ không còn là những cú sốc nữa. Cũng có thể nói, khi làm bất kỳ việc gì, cần phải suy nghĩ đến cả hai mặt lợi và hại, như vậy sẽ cảm thấy tự do, lùi cũng cảm thấy tự do, tự tại.

Tuy nhiên, cho dù việc dự liệu chu đáo vẫn có những lúc khó khăn chồng chất không thể vượt qua được, lúc đó tâm lý khó tránh khỏi bất an, hoang mang, những lúc như thế cần phải giữ được niềm tin. Niềm tin ở đây là cái gì? Là có niềm tin vào xã hội, rằng việc làm của mình đóng góp vào xã hội, giúp ích lợi cho người khác nhất định là việc tốt đẹp, có thể hóa hung thành cát (tốt lành). Nếu chỉ vì cá nhân, vì chính mình, khi hoàn cảnh khó khăn xuất hiện thì bạn sẽ thất bại hoàn toàn, không thể đứng lên được. Đương nhiên, con người không thể không có những tư lợi, nhưng nên nghĩ về lợi ích của mình ít đi và nghĩ nhiều về mọi người hơn.

Khi gặp hoàn cảnh khó khăn, điều đầu tiên cần làm là hãy nghĩ rằng khó khăn này vốn có trong dự liệu của mình: tôi sớm đã biết nhất định sẽ có khó khăn, chỉ là không biết đó là khó khăn gì mà thôi. Tiếp đó cần nghĩ đến cách giải quyết những khó khăn trước mắt. Đầu tiên, tất nhiên cần vận dụng trí tuệ của mình, nếu năng lực của mình không đủ, cần tìm người có chuyên môn, hoặc người thông minh hơn mình để giúp đỡ, hoặc vài người cùng bàn luận, bởi vì suy nghĩ của cá nhân một người khó chu toàn được. Trí tuệ của hai, ba người chính là trí tuệ của quần chúng, đôi khi còn hơn cả Gia Cát Lượng, vấn đề sẽ dễ dàng được giải quyết. Vì vậy, cần có sự bình tĩnh để đối diện với vấn đề, đồng thời cần có sự cứu viện một cách thích hợp, đó là cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

Rất nhiều người cảm thấy hoàn cảnh thuận lợi sẽ rất tốt. Thực ra, khi con người ở hoàn cảnh thuận lợi, khó tránh khỏi việc tự mãn, không còn tỉnh táo để đề phòng thất bại. Vì vậy, chúng ta nên chuẩn bị những điều không tốt khi còn ở chỗ an toàn, lúc nào cũng cần khiêm tốn, thận trọng, không nên ngạo mạn, dương dương tự đắc, tự mình cho là nhất. Bởi sự thành công và thuận lợi của bất kỳ sự việc gì không hoàn toàn dựa vào chính mình, mà còn do “thời thế tạo anh hùng”, do bối cảnh của thời đại và hoàn cảnh xung quanh.

Có người cho rằng đó là do vận may của mình, năng lực của mình, điều đó không sai. Có vận may mới gặp được nhân duyên tốt, nhưng vận may không phải bao giờ cũng luôn đi cùng chúng ta, vận may sẽ rời xa chúng ta. Vì vậy, khi gặp vận may cần cẩn thận, giống như khi mình leo đến đỉnh cao nhất, không nên quá tự mãn, nếu không cẩn thận sẽ bị rơi xuống vực sâu.

Lên được đến đỉnh núi, cần phải biết rằng tiếp theo sẽ cần phải xuống dốc; sau khi xuống dốc, sẽ có một đỉnh núi khác. Cuộc sống của con người cũng giống như dốc núi gập ghềnh, khi ở hoàn cảnh thuận lợi không nên kiêu ngạo, khi ở hoàn cảnh khó khăn không được nản chí. Chúng ta cần phải nhớ rằng, bất kì nơi nào, lúc nào cũng có khả năng phát sinh những cái mới.

Tự tại trong công việc

Cuộc sống của con người cũng giống như dốc núi gập ghềnh, khi ở hoàn cảnh thuận lợi không nên kiêu ngạo, khi ở hoàn cảnh khó khản không được nản chí. chúng ta cần phải nhớ rằng, bât kì nơi nào, lúc nào cũng có khả năng phát sinh những điều mới mẻ.

Phép hay để điều chình chỉ số EQ 1 trong công sở

Chỉ số EQ quá quen thuộc với con người hiện đại. Là một tu sĩ Phật giáo, tôi không hiểu được thế nào là EQ, tôi chỉ biết dùng Phật pháp để điều tâm nhằm mang lại cân bằng cho bản thân mà thôi. Trạng thái tình cảm tốt thực chất là một trái tim từ bi, trái tim của sự đồng tình, một trái tim biết quan tâm, biết hi vọng, đó còn là một trái tim của hạnh phúc. Tât cả những điều này được tạo nên thông qua sự điều chỉnh và luyện tập tránh những quan niệm không đúng.

Nếu không thể điều chỉnh được trạng thái tình cảm, người bình thường chỉ cảm thây thỏa mãn, hoặc là sự phóng túng những tính khí thất thường. Những người không thể quản lý, không hiểu được tính cách và tình cảm của mình thường rất dễ bực tức, thât vọng, bi quan, đố kị, hoài nghi. Những hiện tượng tâm lý như vậy sẽ khiến chỉ số EQ của họ không cao!

Phật pháp nói, tâm lý mỗi người về bản chất là giống nhau, chúng ta gọi đó là “tâm niệm”, đó cũng chính là “tình cảm”. Người có trí tuệ thì biết cách vận dụng tốt tâm lý, tình cảm của mình, còn người ngu dốt thì không.

Ở nơi làm việc, đồng nghiệp, ông chủ, khách hàng có thể khiến cho chúng ta không thể vừa ý, làm chúng ta có những phản ứng về mặt tình cảm, cũng có thể là sự kháng cự, sau kháng cự là tranh cãi, sau tranh cãi sẽ biến thành cuộc đấu tranh, sau đấu tranh sẽ là chiến tranh, đó đều bắt nguồn từ vấn đề tình cảm. Vì vậy, Phật pháp cho chúng ta biết, mỗi người đều có những tình cảm không tốt, gọi là “phiền não”, tâm phiền não cần thông qua sự luyện tập đúng phương pháp, cần khai thông về quan niệm, mới có thể khiến cho tình cảm của chúng ta trở nên bình ổn, tâm hồn thanh thản, phiền não lắng xuống.

Vậy chúng ta cần vận dụng quan niệm thế nào để rèn luyện trái tim mình? Đầu tiên cần phải biết được sự khác biệt của con người, nhận định khi người ở với người nhất định sẽ có va chạm, bởi mỗi người đều có những tính cách khác nhau, cách nghĩ, lập trường cũng không giống nhau, quan niệm khác nhau, nhu cầu khác nhau. Hơn nữa, ngay cả bản thân mình cũng không hiểu rõ được, huống hồ là tìm hiểu cách nghĩ, cách nhìn của người khác. Đối với nguyên nhân phát sinh một sự việc lại càng không thể hiểu rõ được, chúng ta thường dự đoán nó và đưa ra kết luận đứng trên lập trường của chính mình, đó là điều không công bằng.

Nếu nhận thức rõ điều này, bạn có thể chuyển đổi được quan niệm, có thê có được sự thanh thản về tâm hồn. Nhưng nếu tâm hồn không được yên ổn, không có hòa khí, nên làm thế nào? Trường hợp đó cần dùng phương pháp điều tâm, có thể niệm danh hiệu phật Adiđà. Đây là điều đơn giản, dễ làm, nhưng hiệu quả nhất. Khi bạn hiểu được mình đang niệm Adiđà Phật, không nên lúc nào cũng nghĩ bó chặt lấy đối phương, không coi đối phương là đối thủ, cần phải thay đổi cách nghĩ, để tâm ở câu niệm Phật. Khi niệm Phật cần hướng về nội tâm của mình, không nên lúc nào cũng để ở bên ngoài, như vậy khi luyện tập, tình cảm cũng theo đó mà ổn định trở lại.

Tức giận không có tác dụng gì, vậy hãy thử dùng tâm hồn thư thái để giải quyết sự việc. Đầu tiên, cần chú ý đến hơi thở, giữ cân bằng hơi thở của mình, khí trong bạn sẽ ổn định trở lại rất
nhanh. Nếu tâm lý được ổn định sẽ có sự sáng suốt để giải quyết vấn đề, vì vậy không cần phải tức giận. Như vậy, Phật pháp muốn nói đến một trái tim từ bi, trái tim của sự đồng tình, một trái tim biết quan tâm, biết hi vọng, một trái tim của sự vui thích công việc đấy chính là chỉ số EQ cao, có thể khiến cho chúng ta có được những điều lợi trong công việc và trong cuộc sống.

Tự tại trong công việc

Mọi người nên biết điều tiết hơi thở của mình, khi gặp bất kỳ việc gì không công bằng, hoặc hoàn cảnh bên ngoài không tốt, chúng ta có thể chuyển cách nghĩ: Tôi vẫn còn sống, còn thở chứng tỏ tôi vẫn đang sống, điều này gọi là “Giữ được rừng xanh há sợ thiếu củi?”, vậy nên hài lòng với nó.

Nhàn hạ đích thực

Truyền thống văn hóa Trung Quốc thích ca tụng người siêng năng cần cù, phê bình kẻ lười biếng. Vì thế, phần lớn người Trung Quốc dường như chưa từng được hưởng giây phút thư nhàn nào, nhất là trong đời sống kinh tế thị trường hiện nay.

Một số người quan niệm rằng, hưởng thụ tức là ăn ngon, mặc đẹp, đi xe đắt tiền. Thực ra hưởng thụ cuộc sống một cách đúng nghĩa, đích thực nhất đó là hưởng thụ sự thư thái, an nhàn cho thân thể lẫn tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần là sự hưởng thụ vật chất. Hưởng thụ một cách thích hợp giúp thân tâm an lạc, thoải mái. Hít thở không khí trong lành, sống trong môi trường thanh thản, nhẹ nhàng, điều hòa cân đối nhịp sống là sự hưởng thụ đích thực.

Hồi nhỏ, tôi ở Thượng Hải sau mới đến Đài Bắc, Tokyo, New York và một sổ thành phổ của các nước châu Âu khác. Kinh nghiệm trong những chuyến đi đó đã giúp tôi hiểu được đời sống của nông dân Trung Quốc mới đích thực là cuộc sống lí tưởng. Sáng ra đồng làm ruộng nương, chiều về nhà xem ti vi, mọi thành viên trong gia đình đoàn tụ dưới ngọn đèn hoặc bà con lối xóm quây quần lại uống trà, nói chuyện. Nếu vào mùa hạ, mọi người thưởng thức các loại trái cây mát như dưa hấu, mùa đông có lạc, hoa quả khô, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện để thưởng thức cuộc sống nông nhàn rồi đi ngủ. Hôm sau, họ lại tiếp tục công việc như thế. Cuộc sống của họ, tuy về mặt vật chất có phần thiếu thốn nhưng về đời sống tinh thần thật là phong phú và lành mạnh.

Cuộc sống ở thành phố không thể có được như thế, vì mọi người luôn luôn để sự so đo, tính toán ngự trị lòng mình, so sánh về xe cộ, áo quần, món ăn, công việc, thu nhập… Đời sống của họ là lao mình vào việc kiếm tiền, kiếm mệt rồi ngủ, ngủ dậy tiếp tục lao vào việc kiếm tiền, họ cho rằng nếu không làm thế thì không phải là hưởng thụ cuộc sổng, vòng tròn bất tận giữa ngủ và kiếm tiền khiến họ tất bật, vất vả, căng thẳng, họ mang sự căng thẳng vào trong cả giấc mơ của mình, sống cuộc sống như thế thực ra là một nỗi thống khổ!

Khi tôi đến nước ngoài giảng pháp, người nghe đều rất chăm chú, thường đặt câu hỏi, nếu câu hỏi cần trả lời dài và có quá nhiều câu hỏi nhưng đã hết giờ giảng pháp thì người phụ trách sẽ mời tôi cùng người đưa ra câu hỏi đến một quán cà phê hoặc một nơi yên tĩnh bất kì nào đó để tiếp tục giải đáp. Tôi nhận thấy người dân ở các nước đó biết cách điều phối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, trong bận rộn có sự nhàn rỗi, thư thái, trong lúc thư thái cũng có công việc cần giải quyết! Tôi thấy đời sống của người dân các nước châu Âu có rất nhiều điều để chúng ta học hỏi: Khi làm việc làm hết mình, làm rất căng thẳng, nhưng khi về đến nhà tất cả phiền muộn, bực dọc trong công việc họ biết gác lại trước khi vào nhà.

Nếp sống trong các tự viện, tu viện cũng theo tinh thần đó, tuy bận rộn nhưng mọi người đều biết điều chỉnh hợp lí. Sau khi chấp tác Phật sự, mọi người có thể tự do chọn cho mình cách hưởng thụ những giây phút thư nhàn khác nhau như đọc kinh, lễ Phật, ngồi thiền…, đó cũng có thể gọi là phương thuốc điều hòa cuộc sống. Chúng ta biết cách sắp xếp đời sống vật chất, tinh thần hợp lí, không căng thẳng, mệt nhọc quá cũng không nhàn rỗi thư thái quá, điều chỉnh thích hợp vừa phải giữa làm việc và nghỉ ngơi đấy chính là đời sống của người tu sĩ trong thời đại ngày nay, có thể người khác thấy tôi vô cùng bận rộn nhưng thực ra “trong bận rộn có sự thanh nhàn”!

Tự tại trong công việc

Thực tế, hưởng thụ cuộc sống một cách đúng nghĩa, đích thực nhất đó là hưởng thụ sự thư thái, an nhàn cho thân thể lẫn tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần là hưởng thụ vật chất.