HỒI KÝ NIỆM PHẬT TĂNG
SA MÔN THÍCH HẢI QUANG
Soạn giả: Bồ tát giới BẢO ĐĂNG
TRỞ VỀ PHÁP HOA TỰ
Ngày lễ Phật-đản 2010, sức khỏe của Thầy đã bắt đầu yếu, nên sau khi ra trao Y hậu (vàng) cho Bảo-Đăng, Thầy có vài lời khuyến-nhủ, dặn-dò chư Phật- tử tinh-tấn tu-hành. Thầy giã-từ, đoạn trao Pháp-tọa cho Bảo-Đăng tiếp-tục giảng pháp hướng-dẫn Phật- từ tu-học trong ngày Bát Quan-Trai.
Đêm đó, Thầy mơ thấy mình được về Cực-Lạc, Tây-Phương Tam-thánh dẫn vào chánh quốc. Thầy quá vui-mừng, tự cảm đặt bài thơ dưới đây:
Đêm qua mơ thấy về Tây cảnh,
Thánh-chúng cười vui rước vãng-sinh.
DI-ĐÀ tay báu trao tòa ngọc,
Đài sen phẩm thượng phỉ bao tình.
QUAN-ÂM hoá Phật lòa kim đỉnh,
THẾ-CHÍ thiên-quan chiếu bảo-bình.
TAM-TÔN đồng hiện thân tiếp dẫn,
Dìu ta thẳng hước đên Liên kinh.
Chuông thinh tỉnh giấc hồn ngơ-ngẩn,
Tây-Phương Tam-Thánh thấy đâu hình !
Thích Hải-Quang (2010)
Sau đó, Thầy trở về thất cho tới tháng 10 năm 2010. Nhận thấy sức khoẻ mình không được tốt, Thầy gọi điện thoại cho Bảo-Đăng biết. Thầy nói thường thấy mệt đến nỗi không thở được, nên phải ngủ ngồi…
Có một đêm, Thầy ngồi dựa tường mơ-màng, lại thấy trở về quê xưa (tức cõi Cực-Lạc), nên cảm-tác vần thơ sau đây:
Nhiều phen mộng đến cảnh LIÊN-BANG,
Lối cũ quê xưa thấy rõ-ràng.
Phơ-phất phướng châu muôn nguyệt sáng,
Lửng-lơ lọng báu ức mây vàng.
Chim lành tắm gội ao kim thủy,
Hoa lạ đua tươi vẻ ngọc-lan.
Đang giấc chợt như ai gọi thức,
Lò hương khói thoảng, trông canh tàn.
Thích Hải-Quang (2010)
Sau khi nghe Bảo-Đăng bày-tỏ, Thầy đồng-ý dời về chùa ở để Bảo-Đăng tiện bề chăm-sóc. Vé phi-cơ được mua và gởi lên cho Thầy với dự-định là cuối tháng 10, năm 2010, Thầy sẽ dọn về chùa ở luôn. Nhưng vài ngày sau đó, Thầy lại gọi về cho Bảo-Đăng thêm lần nữa, với giọng nói phều-phào, hơi thở khi mạnh khi yếu đứt khoảng, tiếng còn tiếng mất… rất khó nghe.
Biết có điều không ổn, Bảo-Đăng vội-vàng đổi chuyến bay cho Thầy về liền trong sáng sớm ngày hôm sau – 12 tháng 10, 2010. Khoảng 4 giờ sáng ở Nebraska (tức 2 giờ sáng Arizona), Bảo-Đăng gọi Taxi đến rước Thầy cho kịp chuyến bay lúc 6 giờ, vì từ chỗ Thầy đến phi-trưòng phải mất gần cả tiếng đồng-hồ lái xe.
Đồng-thời trong lúc đó, ở Tucson, Bảo-Đăng, cùng các Phật-tử: Huệ-Trì, Huệ-Trang và Huệ-Ngọc trì-Chú, niệm Bồ-Tát QUÁN THẾ-ÂM, cầu-nguyện Hộ-Pháp cho Thầy đi lên phi-cơ được bình-an. Sau đó, mọi người hồi-hộp ngồi chờ ông Taxi gọi!
Khoảng 3 giờ sáng, nhận được tin ông Taxi nói rằng:
“Ông này yếu quá, không thể nào đến phi-cơ được đâu. Nếu tôi cố đưa đến phi trường; họ cũng sẽ đưa vô nhà thương thôi. Tôi rất tiếc là không thể giúp gì hơn được cả. Cô có muốn tôi đưa đi nhà thương không? Hay là cô bay lên đây đi, khi tới phi trường thì gọi tôi đến rước để phụ giúp cho cô.”
Nghe xong, Bảo-Đăng nghẹn ngào, e rằng Thầy sẽ không qua khỏi hôm nay, liền tức-tốc mua vé phi-cơ đi liền lên thất của Thầy.
Lúc đó, cả nhà còn đang an giấc, lại phải đi gấp, nên Bảo-Đăng không kịp báo gì cho gia-đình biết, cũng quên mang theo đồ dùng cá-nhân, luôn cả bộ-đồ cũng quên thay. Chỉ kịp xách cái bóp giấy tờ và túi vải (có đựng tất cả Bảo-pháp). Cũng may, Phật-tử Huệ-Trang đã chuẩn bị một vali lớn, nói rằng:
“Khi Cô tới nơi, mở vali này ra sẽ có tất cả các thứ cần dùng trong đó!”
Khi đến phi-trường Nebraska là khoảng 8 giờ tối.
Bảo-Đăng liền khoác lên mình chiếc y Tỳ-Lô, đầu đội khăn Tỳ-Lô, ngực đeo kiếng Chuẩn-Đề, vai mang cặp gươm Chuẩn-đề, hai tay bắt ấn, miệng trì-Chú, chờ xe Taxi tới rước. Người qua lại đều nhìn Bảo-Đăng có vẻ thắc-mắc. Có người lại gần nhìn vào chiếc y Tỳ-lô mà Bảo-Đăng đang phủ trên người, khen rằng:
–Ồ Cái khăn nầy lạ quá, nhưng đẹp lắm.
Bảo-Đăng chỉ cười, nói lời cám ơn.
Sau khi được xe thả xuống trước thất của Thầy, Bảo-Đăng liền kết ấn kiết giới quanh minh, vừa đi vừa trì-Chú ra tiếng lớn, 2 tay cầm gươm (chuẩn-đề) phá vòng vây đến gõ cửa… Một hồi lâu mới nghe được tiếng của Thầy hỏi rất khẽ:
“Who? (Ai đó)”
Bảo-Đăng không trả lời, vẫn tiếp-tục gõ cửa dồn-dập… Một hồi lâu mới thấy ánh đèn mở sáng…
Khó-khăn lắm, Thầy mới đi ra mở cửa được. Thầy quá ngạc-nhiên khi thấy Bảo-Đăng đang đứng trước cửa. Không nói được lời nào, Thầy ngã quỵ xuống đất…!
Bảo-Đăng vội-vàng đỡ Thầy lên, nhưng vì sức yếu nên khó-khăn lắm mới dìu Thầy ngồi được trước bàn Phật (vì lúc đó trong người cũng không được khoẻ. Bác-sĩ không cho khiêng nặng quá 30lb).
Không nói lời nào, Bảo-Đăng vẫn liên-tục trì-Chú không ngừng. Nhớ lời Huệ-Trang dặn, mở vali lớn ra thấy có tất cả Pháp-bảo, Bảo-Đăng mừng quá, liền lấy chiếc mền Tỳ-Lô ra khoác lên người Thầy, lấy khăn Tỳ-Lô quấn quanh đầu Thầy, đeo trên ngực kiếng Chuẩn-Đề, gắn vào tai Thầy máy nghe mp3 (mà Huệ-Trang đã thâu sẵn tiếng trì-Chú) để Thầy luôn được nghe trì-Chú.
Suốt hơn một tiếng đồng hồ, Bảo-Đăng lặng-lẽ ngồi đằng sau Thầy, hai tay kết ấn đặt trên lưng Thầy lấy hết lòng thành trì-Chú ĐẠI-BI cầu xin đức Quán Thế-Âm Bồ-Tát từ-bi, xót-thương đến cứu-độ, lại đem hết “Tâm-lực” và “Thần-lực” của mình ra để tiếp sức cho Thầy… Nước mắt chảy dài trên má vừa lo, vừa sợ Thầy chết bất tử thì không biết phải làm sao nữa…!
Hơi thở Thầy bắt đầu nhẹ lần, đều đặn, chớ không còn đứt quảng nữa. Thầy ngồi ôm cái gối trước ngực an-lành trong giấc ngủ. Nhẹ-nhàng đứng lên, Bảo-Đăng rón rén đi xuống bếp.
Hởi ơi ! Cảnh-tượng thật là hỗn-độn ! Nồi-niêu, chén-bát dơ nằm ngổn-ngang, trên bếp có nồi cháo trắng nhỏ đã khô-cạn, kế bên là một chén đường cát nhỏ cũng đã cũng khô, thế thôi !
Trong tủ-lạnh, tất cả rau cải, trái cây đã bị hư-thối, thức ăn đều khô-mốc lên, chứng tỏ Thầy đã không ăn uống được gì cũng cả tháng rồi ! Những chai thuốc nằm lăn-lóc dưới đất. Sách-vở nằm chật cả lối đi. Rác đã đầy ắp trong thùng và rơi đầy ra đất, chứng-tỏ cả tháng qua Thầy không còn sức để đem rác ra ngoài được nữa…!
Không cầm được nước mắt, Bảo-Đăng lẹ tay rửa mớ chén-dĩa, dọn-dẹp tủ-lạnh cho tạm sạch-sẽ. Chợt nghe tiếng Thầy ho sặc-sụa, nên lật-đật rửa tay chạy lên, thấy nước mắt, nước mũi của Thầy chảy dài, hơi-thở hổn hển, Thầy ôm ngực ra dấu là thở không được…
Bảo-Đăng lại vội-vàng hai tay kết ấn để sau lưng (chỗ phổi) của Thầy, trì-Chú Đại-Bi… vận-dụng hết tâm-lực và thần-lực của mình truyền qua từ nơi hai lòng bàn tay mình, lại tỏa thần-lực (sức nóng) vào lưng, và thông qua tất cả ngũ-tạng. Sau khoảng 20 phút dùng thần-lực và Chú Đại-Bi để điều-trị, Thầy đã ngưng ho, hơi thở nhẹ, điều hòa trở lại, nước mũi cũng ngưng chảy.
Thấy Thầy ngồi ôm gối ngủ yên trở lại, Bảo-Đăng nhẹ-nhàng đứng lên, tiếp-tục đi dọn-dẹp, cố-gắng không gây ra tiếng động, lại đi thu-xếp hết quần-áo cần dùng, lựa những Kinh sách cần-thiết, cùng những giấy tờ quan-trọng để qua một chỗ, để đóng thùng mang về ngày mai.
Suốt đêm đó, cứ khoảng một tiếng là Thầy lại thức dậy ho sặc-sụa, Bảo-Đăng kết ấn, trì-Chú tiếp sức, điều-trị cho Thầy…
Bảo-Đăng thầm cám ơn cô Huệ-Trang đã đoán biết trước, nên đã bỏ vào va-li lớn tất cả nhũng gì mà Bảo-Đăng sẽ cần dùng, như là: – bao rác lớn, kéo, mấy cuộn băng keo khổ lớn, bút lông, ba thùng giấy to (được xếp gọn trong va-li), nhất là những Pháp-bảo hộ-thân cho Thầy…
Đến 7 giờ sáng hôm sau, Bảo-Đăng đóng xong được ba thùng to, một va-li lớn (vì không có cân, nên chỉ đoán khoảng 50lbs mỗi thùng), hai vali nhỏ kéo tay (mang theo lên phi-cơ, nặng khoảng 35lbs mỗi cái) đựng những Kinh sách quan-trọng, và hai túi xách cá-nhân (Tote bag) lớn đựng giấy tờ, thuốc-men cần-thiết và ít quần-áo của Thầy, khăn lau mặt, và vài thức ăn nhẹ cho Thầy dùng.
Lúc Bảo-Đăng đang dọn-dẹp, khệ-nệ kéo mấy bao rác lớn ra ngoài sân, thì thấy Thầy đi ra cửa. Sợ Thầy té lật-đật chạy tới thì Thầy đã bước xuống mấy bậc tam-cấp rồi, ánh mắt có vẻ tươi khoẻ hơn, hơi ngạc-nhiên nhìn quanh hỏi rằng:
“Ủa !Con tới hồi nào vậy? Có đi với ai không?”
Bảo-Đăng vừa làm vừa hỏi lại:
“Ủa ! Bộ Thầy không nhớ gì hết à?”
Thầy lắc đầu.
Bảo-Đăng mừng là thấy Thầy khỏe hơn nhiều, không còn ho, sắc mặt tươi-tỉnh hơn, có thể lên phi-cơ không bị trở-ngại. Bảo-Đăng kể lại là Thầy bị bệnh suốt đêm hôm qua, tưởng đã chết rồi. May nhờ có Chú Đại-Bi cứu Thầy đó.
Nghe xong, Thầy chắp tay xá-xá theo thói quen và nói lời cám-ơn.
Thầy ngó chung-quanh thấy nhiều thùng, vali, túi xách nằm chật trong phòng, mới hỏi khẽ:
“Hôm nay mình về chùa hả Bảo-Đăng?”
Bảo-Đăng lắc đầu, nói :
“Dạ chưa ! Con có nấu súp. Thầy dùng xong rồi, con sẽ đưa Thầy đi chào những bạn già của Thầy, rồi mình đi trả nhà lại cho người ta, tiện thể giao chìa khóa nhà luôn.
Tất cả đồ-đạc còn lại trong nhà, con đã gọi cho hội từ-thiện rồi. Nay mai họ sẽ tới chở đi hết.”
Thầy gật đầu, nói khẽ:
“Không ngờ Bảo-Đăng làm lẹ như vậy. Nếu như tôi hôm qua mà không có con đến kịp để truyền “thần-lực” tiếp sức, chắc thầy đã chết rồi. ơn nầy Thầy không biết làm sao đền trả !”
Thầy nhìn mấy thùng lớn, vali.. .khen rằng:
“Chỉ có nửa đêm thôi mà con đã đóng thùng và dọn-dẹp nhà cửa sạch-sẽ hết rồi. Tài thiệt!”
Đoạn, Thầy đứng ngó ra ngoài cửa sổ như muốn thu hết vào đôi mắt mình những hình-ảnh quen-thuộc, thân thương chung-quanh của xóm làng hiền-lành nhỏ bé, đầy-ắp kỷ-niệm trong suốt 20 năm qua. Cảnh vật yên-tĩnh quá, bầu không-khí trong lành quá. ! Tim chợt đau nhói, lòng Thầy quặn-thắt khi nghĩ đến việc sẽ phải rời khỏi nơi đây.
Ẩn-tu không tịch học vô-vi,
Y hữu “thần-châu” yêu bảo-trì 1
Trú-dạ thanh-tâm vô quái-ngại,
Điểm đầu duy hứa tự gia tri.
Tuế nguyệt “trì-danh” ngôn bất đắc,
Tả hữu phùng nguyên nhiệm sở chi.
Trầm mặc tịch-liêu tình niệm tận,
Tăng ngô thường tọa dưỡng hi-di.2
Khoảng 9 giờ sáng trong ngày 13 tháng 10, 2010, Bảo-Đăng thúc-hối Thầy đi thay đồ, rồi kiểm-tra lại những giấy tờ tùy-thân.
Thầy vẫn choàng chiếc y Tỳ-Lô trên người, đầu quấn khăn Tỳ-Lô, chiếc gương Chuẩn-Đề vẫn đeo trước ngực, và hai tai vẫn nghe tiếng trì-Chú Đại-Bi không ngừng nghỉ.
Thầy hỏi khẽ:
“Mình đi lên phi-cơ mà ăn mặc như thế nầy có kỳ-cục lắm không Bảo-Đăng?”
Bảo-Đăng mỉm cười, pha trò:
“Chắc người ta tưởng thầy-trò mình là hai ông Thầy pháp đó. Y phủ vàng-hực, ấn-Chú đầy mình, oai-phong như vầy, ai thấy cũng khen cho Thầy coi. Thầy muốn đi về tới chùa được bình-an thì phải mặc như vậy. Con cũng mặc suốt đêm nè, không thể rời thân. Nhờ con đi âm-thầm nên không ai biết cả, nếu như không có những pháp-bảo nầy, chắc con không thể nào tới đây an-lành và trợ sức cho Thầy được.
Con nhận thấy ấn-Chú trên mền Tỳ-Lô nầy của Sư-Tổ truyền lại, oai-lực không thể nghĩ bàn, vậy mà chẳng thấy ai dám mặc cả, chỉ nhìn thấy thôi là họ đã sợ rồi, đừng nói chi là mặc trên người suốt ngày đêm như con vậy.”
Thầy cười hiền-hoà, nói:
“Tại vì con đã có căn Mật-Tông sâu-dầy trong nhiều kiếp trước rồi. Kiếp nầy lại cũng được chân truyền về Mật-Tông nữa, biết rõ công-năng của chú nên con thâm-nhập Tâm-Chú một cách mau-mắn, và tự bản-thân con lại hiểu thấu giá-trị và sự mầu-nhiệm của nó, nên con quý và áp-dụng triệt để. Đơn giản vậy thôi… /”
Trong khi đó, xe đã đến tận cửa rước đi ra phi-trường. Bảo-Đăng nhờ họ mang hết hành-lý ra xe. Ông chủ nhà và những bạn già hàng-xóm của Thầy cũng đến chào tạm-biệt. Đã ở hơn 20 năm, nên họ khóc-lóc tỉ-tê, làm Thầy cũng ngậm-ngùi, bịn-rịn khó rời gót…!
Tới phi-trường, lúc cân hành-lý cho bốn thùng, thấy mỗi cái đều nặng 49.501bs, Bảo-Đăng thở phào nhẹ-nhõm, tự nghĩ mình cũng “hên” thiệt !
Vì Thầy quá yếu, không thể đi bộ được xa, nên Bảo-Đăng đã xin cho Thầy cái xe đấy (wheel chair), và nhờ người nhân-viên trong phi-trường phụ đẩy giùm. Riêng Bảo-Đăng thì hì-hục, hai tay kéo hai vali nhỏ (nặng 70lbs), hai vai thì mang hai túi xách lớn (nặng 60lbs). Khi quẹo vô cửa vào phi-cơ, vì mang quá nhiều đồ nặng, thêm hai ngày-đêm liền không ngủ, lại làm việc không ngừng-nghỉ, trong bụng đói meo, còn đem hết Tâm-lực, Sức-lực và Thần-lực của mình để điều-trị cho Thầy suốt cả đêm, nên thân-thể đã mỏi nhừ, đầu-óc choáng-váng, bị mất thăng-bằng, nên khiến Bảo-Đăng té ngã chúi đầu xuống đất…may là có thảm dầy, bằng không chắc bị bể đầu rồi.
Mọi người đứng gần xôn-xao, chạy lại đỡ giúp.
Thầy nhìn Bảo-Đăng té nằm dài dưới đất mà ái-ngại, nói rằng:
“Tội nghiệp con quá! Vì Thầy mà con đã khổ trên 20 năm rồi, đến giờ vẫn còn phải khổ-nhọc như thế nầy, không biết đến chừng nào Thầy mới đền-đáp được đại ơn này…!”
Bảo-Đăng bận-rộn lo khiêng nhấc vali lên, nên chưa nói gì được…
Không may, hôm nay phi-cơ đầy-ắp người đi, không còn một ghế trống, nên trong phi-cơ bị ngộp vì đầy hơi người, làm Thầy trở ho sặc-sụa, không ngừng… nước mắt, nước mũi chảy dài. Thầy ôm ngực, hơi-thở bắt đầu đứt quảng… Không biết phải làm sao, sợ bị ép xuống phi-cơ. Vài hành-khách ngồi chung-quanh nhìn Thầy với ánh mắt khó chịu.
Bảo-Đăng vội-vàng đỡ Thầy ngồi vào ghế sát cửa sổ, hối-hả điện-thoại cho Huệ-Trang biết là mọi việc tốt đẹp, và Thầy đang ngồi yên trên phi-cơ, và sắp- sửa cất cánh để cô an-tâm…
Thầy nhắm mắt, sắc mặt tái xanh. Bảo-Đăng không mắc-cở, không sợ-sệt, hai tay bắt ấn để trước ngực và sau lưng của Thầy, miệng liên-tục trì Chú Đại-Bi (ra tiếng), vận-dụng hết sức tàn còn lại để giúp Thầy ngưng ho…Thầy đã ngủ yên suốt chuyến bay. Bảo-Đăng thầm cầu-nguyện Hộ-Pháp cho mau tới nơi, vì mình đã kiệt sức lắm rồi !
Suốt hơn 2 tiếng phải ngồi quẹo nghiêng qua có một bên để trì-chú trợ lực cho thầy, nên cả cái lưng của Bảo-Đăng đã bắt đầu nhức không thể tả. Hai cánh tay cũng dở không muốn lên nữa, bụng lại bắt đầu thấy đau, có lẽ vì đã khiêng quá nặng chăng..?
Mọi người xôn-xao vì hôm nay phi-cơ bay lẹ quá, đến nơi sớm hơn nửa tiếng đồng hồ. Một ông hành-khách ngồi kế nhìn Bảo-Đăng rồi nhìn qua Thầy, cười vui-vẻ nói vói Thầy rằng:
“Ông thật là may-mắn đó! Tôi thấy cô này đã tận-tình giúp cho ông suốt chuyến hay được yên-bình, thật là khó tin. Nhưng vì chính mắt tôi đã được thấy, nên tôi tin, nghe cô đọc….(chú) hay quá.
À ! Để tôi phụ giúp lấy vali xuống giùm cho cô nhé.”
Ông liền phụ đỡ hai va-li, hai túi xách xuống, rồi mới than rằng:
“Chúa ơi! Bốn cái nầy nặng quá trời, làm sao cô vác cho nổi chứ?”
Bảo-Đăng đang mừng vì mang Thầy về được tới nơi bình-yên rồi, nên vui-vẻ nói với ông ta rằng:
“Cám ơn ông thật nhiều nhé! Chỉ còn một khúc đường nữa thôi. Tôi tuy ốm-gầy, nhưng hãy còn đủ sức để vác về tới nhà.”
Ông có vẻ muốn hỏi thêm một vài điều thắc-mắc gì đó, nhưng rồi lại thôi, chỉ chắp tay xá chào Thầy, chào Bảo-Đăng rồi đi.
Khi Huệ-Trang, Huệ-Trì ra rước, mới hỏi Bảo-Đăng:
“Thưa Cô mới tới! Ủa, Thầy mình đâu Cô?”
Bảo-Đăng đưa tay chỉ người đang ngồi trên xe-lăn.
Thấy Thầy ngồi trên xe-lăn, đầu đội nón nâu, trên người khoác chiếc áo lạnh, thân ốm-yếu, khô gầy, hai người chạy tới khóc ròng… vì không nhận ra người đó lại chính là Thầy của mình?
Từ phi-trường Phoenix về tới chùa (ở Tucson) gần hai tiếng đồng hồ lái xe. Hai cô Huệ-Trì, Huệ-Trang lo cho Thầy, còn Bảo-Đăng yên tâm ra băng ghế sau nằm dưỡng sức.
Huệ-Trì đưa ổ bánh-mì chay còn nóng hổi và một ly nước sinh-tố lạnh (xay bằng rau cải, trái cây do chính tay cô Huệ-Trì làm) mời Bảo-Đăng dùng. Tuy suốt ngày chưa có chút gì lót bụng cả, nhưng sao hai con mắt cứ nhắm kín, không chịu mở ra. Thôi cũng đành chiều theo nó vậy…!
Về tới chùa là khoảng 11 giờ khuya. Tất cả đưa Thầy vào nghỉ vì Thầy cũng đã quá mệt rồi. Nhưng Thầy không chịu, muốn lên chánh-điện để lạy PHẬT.
Thầy rất cung-kính Phật. Mỗi lần về chùa, vào mỗi buổi sáng sớm, sau khóa-lễ Lăng-Nghiêm, là Thầy thường đi lạy hết tất-cả tượng Phật, tượng Bồ-Tát, tượng Hộ-pháp, và tất-cả các tủ đựng nhiều tượng Phật lớn nhỏ, 18 vị A-la-hán, và tủ đựng Kinh sách Đại-thừa (được trích máu viết ra), và lạy hết tất cả tượng Phật, Bồ-Tát ở ngoài lộ-thiên v..v….
Nên theo thói quen, Thầy muốn ngồi trên chánh-điện để ngắm Phật, vì Thầy nhớ Phật, nhớ Bồ-Tát…
Cô Huệ-Trang bèn một mình khệ-nệ khiêng ghế nệm lớn lên chánh-điện cho Thầy ngồi (có thể bật dài ra nằm ngủ được).
Bảo-Đăng phụ Huệ-Trang khiêng thùng, mang vali vô chùa.
Huệ-Trang than rằng:
“Cô ơi! Con ngày càng kính-phục cái ĐỨC, và cái TÂM-LỰC của Cô quá chừng.”
Bảo-Đăng hỏi:
“Sao con nói vậy?”
“Cô đã lớn tuổi rồi, vậy mà suốt hai ngày hai đêm không ngủ, nhịn đói, làm tất-cả mọi việc Phật-Sự (bảo-hộ cho Thầy được bình-yên đế đưa Thầy về tới chùa), mà lại còn đóng hết đồ-đạc cần-thiết của Thầy mang về luôn thể nữa.
Con phục nhất là Cô đã điều-trị cho Thầy được khỏe mà về tới chùa đó.
Trời ơi! Những thùng Kinh sách, và vali này nặng như thế, làm sao Cô khiêng nổi vậy ? Rồi còn phải dắt Thầy đi nữa.
Giờ con mới TIN là Cô thật sự có được một ngàn cánh-tay, và một ngàn con mắt. Cái gì, việc gì, chuyện gì Cô cũng biết trước, thấy trước nó sẽ xảy đến hết cả. Và biết rõ những gì cần phải làm, những gì không nên làm, người nào không nên “tin”.
Bắt đầu từ nay, con sẽ triệt-để nghe theo lời dạy bảo của Cô.”
Bảo-Đăng vui vẻ nói rằng:
“Cô đã mượn 1000 cánh tay và 1000 con mắt của đức Quán Thế-Âm Bồ-Tát đó, và còn nhiều chư Thần ở trên thất của thầy phụ cô nữa. Cho nên, chỉ trong một đêm thôi, Cô đã hoàn-tất xong tất cả !”
Hai cô cháu vừa mở thùng ra soạn Kinh-sách theo thứ tự, Bảo-Đăng vừa làm vừa kể chuyện cho Huệ-Trang nghe về chuyến đi của mình… Thời-gian trôi nhanh, thoáng chốc đã điểm tới canh hai rồi !
Chợt nghe tiếng ho sặc-sụa của Thầy, hai cô cháu chạy lên chánh-điện, mở đèn thì thấy mặt Thầy tái mét, lại hình như không thở được nữa. Thấy vậy, Bảo-Đăng liền cấp-tốc điều-trị, đồng-thời cũng dạy cho Huệ-Trang phương-cách hy-hữu đó, để mình có thêm một tay đắc-lực giúp cho Thầy.
“Con nhìn Cô làm mà bắt chước theo. Phải dùng “Tâm trong sáng” (là Tâm không phân-biệt, không chấp-trước, hoặc ganh-tỵ, đố kỵ, phải quấy, thấp cao, nhất là “Tự-Ngã”…) mà trì-Chú, thì mới phát ra được cái LỰC. Nếu con duy-trì được cái LỰC như vậy trong suốt một thời-gian dài, thì sẽ phát sanh ra được THẦN-LỤC (chân-chánh). Khi đạt được cái Chánh-lực rồi, thì mới diệu-dụng được. Sau đó, dùng Tâm vận-chuyển cái Lực đó đi đến chỗ nào mà mình muốn điều-trị.
Nếu không có Thần-Chú ĐẠI-BI, và Thần-Lực tiếp-trợ thì có lẽ Thầy không qua khỏi đâu..
Phải biết, trì-Chú rất khó, nhưng dùng “Tâm để quán” lại càng khó hơn nữa. Vì nếu quán không khéo hoặc không giữ “tâm trong sáng”, có thể bị “tấu hỏa nhập ma”, tự hại lấy mình. Nhưng nếu như con làm được, thì thành đạo không xa.”
Trong thời-gian đơn-chiếc nầy, trong chùa chỉ có một mình Thầy và Bảo-Đăng. Thấy vậy, cô Huệ-Trang là đệ-tử (út) duy-nhất phát-tâm xin nghỉ làm, cùng xin phép Cha-Mẹ về chùa ở, để phụ với Bảo-Đăng chăm-sóc thuốc-men cho Thầy.
Để đền-đáp tấm lòng vì đạo, vì thương Thầy, thương Bảo-Đăng, mà đã bỏ gia-đình, bỏ công ăn việc làm gần cả năm dài, phụ-giúp mọi Phật-sự trong ngoài một cách chân-thành và chu-đáo, nên Bảo-Đăng đã hết lòng truyền dạy cho Huệ-Trang phương-cách trì-Chú đúng như pháp, và chia-xẻ những kinh-nghiệm đắng-cay, khổ-cực trong đường tu-tập của mình suốt 26 năm trong cửa đạo.
Nhờ có thiện-căn sâu dày, nên Huệ-Trang thông-minh, dạy đâu biết đó, chỉ một biết mười, làm cho Bảo-Đăng rất hài lòng. Đạo-lực của Huệ-Trang ngày càng thêm tiến-bộ, mọi người đều thấy rõ. Cho nên, ba tháng sau cùng, Bảo-Đăng đã để Huệ-Trang một mình trì-Chú Đại-Bi để điều-trị và chăm sóc thuốc-men cho Thầy.
Tội-nghiệp! Có nhiều đêm, cô ấy không ngủ, lại còn đem hết Tâm-lực và Thần-lực của mình phụ với Bảo-Đăng điều-trị cho Thầy. Kết-quả đều tốt. Thầy rất hài lòng và khen ngợi.
Suốt gần 31 năm qua, từ khi đặt chân lên đất Mỹ cho đến nay, Thầy chưa bước chân đến cửa phòng mạch Bác-sĩ để điều trị bịnh tình chi hết. Ngay cả trong suốt chín tháng qua, Thầy về ở chùa dưỡng bệnh, cũng không hề chịu đi Bác-sĩ, mặc dù có thẻ đi Bác-sĩ, bệnh-viện mà không tốn tiền. Thầy chỉ uống thuốc của Huệ-Trang pha-chế cho Thầy mà thôi.
Ngoài pha-thuốc ra, mỗi ngày Huệ-Trang còn ép nước rau cải với trái-cây tươi cho Thầy uống mỗi sáng. Buổi chiều lại pha sữa hạnh-nhân (Almond milk) với bột “protein” chung với thuốc bổ, hầu giúp cho Thầy mau lấy lại sức.
Tết năm Tân-Mão 2011, sức khỏe của Thầy khả-quan hơn. Thầy vui-vẻ hiền-từ tiếp-đón và chúc tết các Phật-tử, vẫn luôn tinh-tấn giữ thời khóa tu niệm hằng ngày.
Ngày 3 tháng 4, 2011 (nhằm ngày mùng 1 tháng 3, năm Tân-Mão),Thầy cho Bảo-Đăng biết là Thầy sẽ vãng-sanh sớm hơn dự định.
Bảo-Đăng ngạc-nhiên, thưa rằng:
“Năm tới 2012, Thầy mới đúng 68 tuổi, mới tới ngày vãng-sanh của Thầy mà. Vả lại, sức khỏe của Thầy nay cũng đã khá hơn nhiều rồi!”
Thầy cười hiền hòa, nói rằng:
“Thầy nhận thấy đa phần đệ-tử xa-gần của Thầy đều đã khôn lớn hết rồi, không cần đến sự dạy-dỗ của thầy nữa, cho nên Thầy muốn đi sớm để độ những chúng-sanh khác đang cần Thầy cứu-độ. Thầy hết duyên với Họ rồi, và cũng hết duyên với cõi này.
Và Thầy đã cầu xin lên đức Phật A-DI-ĐÀ, cho phép Thầy được vãng-sanh sớm hơn dự-định.
Thầy nhờ con chuẩn-bị để HỘ-NIỆM cho Thầy nha.”
Nghe Thầy nói mà Bảo-Đăng sửng-sốt, nước mắt tuôn tràn, không nói được lời nào cả…!
Thấy vậy, Thầy mới từ-tốn an-ủi:
“Con đừng buồn, đừng khóc! Có “sanh” ắt phải có “tử”. Chư Phật, chư Tổ-Sư ngày xưa cũng vậy thôi. Trên thế-gian nầy, tất cả đều do nhân-duyên và nghiệp-lực mà tạo-thành hết cả. Con cũng đã biết mà. Bước vào cửa chùa là bước vào Phật-trường (nơi “thi-tuyển” để thành Bồ-Tát, thành Phật), để thi đậu được cái “Tâm bất-nhiễm”, trong sạch như dòng nước chảy. Chúng ta cần phải buông xả thì mới được giải-thoát, bằng không thì khó mà được vãng-sanh lắm.
Với vẻ bình thản nhẹ-nhàng, Thầy nói tiếp:
“Con chuẩn bị cho Thầy trước nha, đừng để tới phút cuối, con chỉ có một thân một mình, Thầy sợ con không kham nổi.”
Ngước nhìn gương mặt ốm gầy của Thầy, tai vừa nghe xong những lời như trăn-trối cuối củùng đó, khiến Bảo-Đăng lòng càng quặn-thắt hơn nữa, nước mắt cứ tuôn mãi không ngừng, mà không sao thốt được nên lời…!
Trong ngày lễ Phật-Đản, 14 tháng 04, năm 2011, Thầy ra từ-giã toàn-thể Phật-tử, và đã trao thêm cho Bảo-Đăng tấm Y đỏ (hàng gấm Thượng-hải của Hòa-Thượng Tôn-Thánh ở Singapore trao tặng) mà Thầy đã mặc suốt 32 năm. Xong, Thầy xin phép vào ngơi nghỉ vì sức khoẻ không được tốt lắm. Thầy trao pháp-tọa lại cho Bảo-Đăng thay-thế Thầy giảng pháp, dẫn-dắt Phật-tử tu-tập và hoàn-tất buổi lễ tắm Phật.
Sau khi hoàn-mãn, chư Phật-tử dùng cơm, và thăm hỏi sức khoẻ của Thầy.
Có vài người hỏi:
“Sao Thầy không đi bệnh-viện để điều-trị? Thầy có muốn đi bệnh-viện không?”
Thầy liền cho họ biết rõ là Thầy không muốn…
Khoảng năm giờ chiều trong ngày, sau khi các Phật-tử đã ra về hết rồi, chợt có tiếng chuông reo… Cô Huệ-Trang chạy ra xem ai, rồi vào bạch rằng:
“Dạ thưa Thầy, có một số cảnh-sát đến muốn vào xét hỏi !”
Thầy ngạc-nhiên hỏi:
“Ủa ! Sao lạ vậy, đây là chùa, có gì mà xét chứ? Ai kêu cảnh-sát đến làm gì?”
Một nhóm cảnh-sát (khoảng 7 người), đến điều-tra, và họ cho biết:
Có người đàn ông VN gọi cho họ nói rằng: “Chùa nầy có chứa người bệnh nặng bất hợp pháp, lại không chịu đưa đến bệnh-viện điều-trị, mà cứ để như vậy cho chết.”
Nghe xong Thầy cười, đứng lên nói chuyện với cảnh-sát. Thầy đã trả lời hết những thắc-mắc, những câu hỏi của họ một cách rõ-ràng. Sau đó, Họ còn đi từng phòng coi xét chỗ ở, thuốc men, đồ-đạc của Thầy v.v…
Để cho chắc ăn, họ cho gọi thêm nhóm cấp-cứu (Paramedic) đến đo máu, đo nhiệt độ và thử máu của Thầy nữa. May là có cô Huệ-Trang ở chùa, đã đứng ra trả lời và giải-thích mình chính là Bác-sĩ riêng của Thầy suốt mấy tháng qua, đã trực-tiếp túc-trực đêm-ngày, và pha-chế tất cả mọi thứ thuốc-men, sự điều-trị, dinh-dưỡng hằng ngày, cũng như cung-cấp đầy-đủ máy móc cho Thầy mỗi khi cần đến v.v…
Họ rất hoan-hỷ sau khi nói chuyện xong với Thầy và Huệ-Trang. Trước khi ra về, họ xin phép được lên chánh-điện để lễ Phật. Huệ-Trang nhân cơ-hội đó, đã hướng-dẫn và giới-thiệu cho họ nghe về Phật-pháp.
Họ khuyên nên đi thêm Bác-sĩ khác khám bệnh, để có giấy tờ chứng-minh ngày-tháng, cùng tình-trạng sức khoẻ của Thầy, hầu tránh những kẻ ác- tâm muốn làm hại Thầy, hoặc hại cho chùa sau nầy.
Bảo-Đăng nghe vậy bèn bàn với Huệ-Trang coi có nên đưa Thầy đến phòng mạch Bác-sĩ hay không?
Huệ-Trang cho biết, nếu đưa Thầy đến Bác-sĩ (MD) thì họ sẽ đưa vô nhà thương tức khắc, sẽ không còn thấy mặt Thầy nữa. Quan trọng hơn hết là Thầy sẽ khó được Hộ-niệm lắm, và Thầy sẽ chết trong hôn-mê của thuốc ngủ. Như vậy là làm hại Thầy chứ không phải là giúp Thầy. Họ nghĩ rằng thương Thầy bằng cách đưa vào nhà thương, nhưng có mấy ai được minh-mẫn trước khi chết ? Nhưng vì phải bảo Vệ Thầy, bảo vệ chùa, mình hãy đi thử coi…
Lúc đầu, Thầy không chịu đi đâu hết. Huệ-Trang phải năn-nỉ mãi, Thầy mới nói rằng:
“Thầy không ngờ, thầy có nhiều đệ-tử “ác” quá, chúng nó không hiểu Pháp, không biết Đạo, không hiểu Thầy, lại không thương Thầy chút nào, nên mới hại Thầy như vậy. Chúng nó muốn Thầy vào bệnh-viện chết trong hôn-mê và mất đi chánh-niệm, để Thầy không được vãng-sanh về cõi Phật, đám nầy cũng là “Oan-gia” nữa đó.
Vì thương Bảo-Đăng, thương Huệ-Trang, và bảo-hộ cho chùa sau này, nên Thầy bằng lòng đi khám. Thôi, đó cũng là cái nghiệp của Thầy vậy.”
Sau đó, Huệ-Trang lục tìm hết tất cả Bác-sĩ (mà có nhân tình, có tâm tốt, có nét mặt hiền-lành) ở tại Tucson, thì may mắn tìm được một Bác-sĩ người Mỹ đứng tuổi.
Trước khi đi, Thầy lên chánh-điện khấn với chư Phật rằng:
“Để bảo hộ cho Chùa, cho Bảo-Đăng sau này, hôm nay con đi Bác-sĩ khám bệnh. Cúi xin chư Phật, chư đại Bồ-Tát, chư Hộ-pháp cho con gặp được người tốt, giúp đỡ con được mọi sự như ý.”
Bảo-Đăng và Huệ-Trang củng đưa Thầy đến phòng mạch. Bác-sĩ (người Mỹ) nầy vừa thấy Thầy đi vào, vội-vàng đứng lên chắp hai tay cúi chào, thưa rằng:
“Nam-Mô A-DI-ĐÀ PHẬT! Xin kính chào Thầy.”
Thấy Bác-sĩ biết niệm Phật, Thầy trò mừng quá, chắp tay xá chào lại. Bác-sĩ liền lấy tượng Phật Quán-Âm đang đeo trên cổ ra khoe với Thầy, nhờ Thầy trì-chú cho tượng Phật.
Sau khi thăm hỏi, thử máu và khám bệnh-tình xong, ông nói:
“Bệnh của Thầy thuộc vào loại nặng thứ năm. Thường thì loại nặng thứ hai thôi, đã phải đi vào phòng cấp-cứu rồi, vậy mà Thầy vẫn còn khoẻ, đi đứng một mình như vậy, thật là chuyện khó tin!. Tôi nghĩ chắc Thầy có “Trì-chú” (Đà-ra-ni) nên mới được như vậy, chứ gặp người thường thì đã chết mất tiêu rồi đó.”
Huệ-Trang mới nói chuyện với Bác-sĩ, cho ông biết hết mọi sự điều-dưỡng, thuốc-men mà mình đã pha-chế cho Thầy v.v…
Ông cười, nói vói Thầy rằng:
“Nhờ uống thuốc của cô nầy, và được cô lo cho Thầy đúng cách dinh-dưỡng, điều-trị, nên Thầy mới hồi-phục tốt như vậy. Thầy thật là may-mắn lắm đó, nên tiếp-tục phương-cách dinh-dưỡng, và uống thuốc của cô nầy đi.
Nhưng ông đã khuyên Huệ-Trang nên đem Thầy đi siêu-âm (Ultrasound) trong nội-tạng, và liền sau đó Ông đã chuyển Thầy qua văn phòng Bác-sĩ chuyên-khoa về thận (Nephrology) tại AKDHC.
Một giờ sau, ba Thầy trò đến gặp Bác-sĩ chuyên-khoa siêu-âm. Tại đây, Thầy được 2 bác-sĩ người Mỹ khám và xem hết nội-tạng một cách kỹ-càng. Trong lúc khám, Huệ-Trang cũng xin được vào để cùng xem và thảo-luận về căn bệnh của Thầy (vì cô cũng là Bác-sĩ). Bảo-Đăng may-mắn, cũng được vào xem. Họ ngạc-nhiên, bàn với nhau rằng:
– Tất cả gan, thận và ruột của Thầy như bị vật gì có móng nhọn cào, cắt rách nát bấy hết cả rồi. Vậy mà ổng vẫn còn sống, khỏe như vậy, thật là kỳ lạ quá chừng, không thể tin được!
Họ yêu cầu Thầy vào bệnh-viện cấp-cứu lập-tức, để họ chụp hình, không được về chùa.
Huệ-Trang mới bày-tỏ hết cho họ hiểu tâm nguyện cùng mật-hạnh của Thầy, và thủ-tục lâm-chung của một người xuất-gia Phật-giáo Chánh- tông…
Không ngờ hai vị Bác-sĩ nầy không những hoan-hỷ đồng-ý, mà còn khen tặng rằng:
– Chúng tôi rất khâm-phục cái Trí quá dũng-mãnh của Thầy, nhưng Thầy phải biết rõ là nội-tạng của Thầy từ-từ sẽ bị rỉ máu (vì bị cắt rách nát rồi), không lâu sẽ bị hư thối, ở nhà không có đủ dụng-cụ vệ-sinh như ở nhà thương, và cần phải có người túc-trực chăm-sóc.
Bác-sĩ còn dặn thêm cho Huệ-Trang rõ:
– Vì nội-tạng của Thầy đã bị “hư nát” cả rồi, bộ phận “ruột và Thận” đã ngưng làm việc, nên thức- ăn không tiêu-hóa được nữa, phải cẩn-thận. Nếu muổn giữ cho Thầy được minh-mẫn, không nên cho ăn thức ăn đặc vì khó tiêu-hóa.
Họ còn giúp đỡ cho thêm toa thuốc nữa và những giấy tờ chứng-minh bệnh trạng của Thầy v.v… cũng đã được hoàn-tất suôn-sẻ, mọi việc đều được như-ý (nghĩa là không phải vào bệnh-viện). Thầy còn được y-tá đến tận chùa chăm sóc theo dõi bệnh tình nữa.
Ba tháng sau, kể từ ngày Thầy báo cho Bảo-Đăng biết ý-định vãng-sanh sớm hơn dự tính của Thầy, Thầy vẫn khoẻ, vẫn minh-mẫn, và tự lo được cho bản-thân, mỗi ngày vẫn tinh-tấn tu-niệm đều-đặn. Thầy còn nhờ Huệ-Trang nấu cháo trắng, mỗi ngày Thầy chỉ thuần ăn cháo trắng (không ăn với đường, muối chi cả), và chỉ uống nước lạnh (có trì-chú Đạ- Bi)… cho đến ngày Thầy viên-tịch.
Thầy vui-vẻ nói rằng:
“Chắc kiếp trước Thầy là người Tàu thiệt đó, nên thích ăn cháo trắng…”
Thầy còn dặn Huệ-Trang thêm rằng:
“Mỗi ngày, Thầy muốn tắm với nước Chú, cạo râu tóc, cắt móng tay móng chân cho thiệt sạch sẽ, rồi mặc áo mới để đi gặp Phật chứ !”
Huệ-Trang đốt lá Chú cho Thầy tắm gội mỗi ngày, như để rửa sạch bụi trần còn xót lại trên thân Thầy.
Hai tuần cuối cùng, Thầy chỉ muốn uống nước Chú Đại-Bi thôi, không còn muốn ăn cháo trắng nữa. Bảo-Đăng và Huệ-Trang thay phiên nhau trì-Chú vào những tấm lá Chú cho Thầy. Mỗi ngày, sau khi tắm xong, Thầy lại mặc y Tỳ-Lô mới, ngồi xếp bằng trước Tây-Phương Tam-Thánh trong chánh-điện, tay lần chuỗi niệm Phật, hoặc bắt-ấn trì-Chú….
Sáng ngày 20 tháng 06 năm 2011 (nhằm ngày 19 tháng 05, Tân-Mão), Bảo-Đăng, Huệ-Trang, Huệ-Trì và Tuệ-Nhật ngồi chung-quanh Thầy trong chánh-điện cùng nhau trì-Chú, niệm Phật. Bỗng dưng Thầy ngưng trì-Chú, rồi chậm-rãi tâm-sự những lời trăn-trối như sau:
“Các con phải nhớ Hộ-niệm cho Thầy thật kỹ nha, vì nghiệp của Thầy nặng lắm. Trong quá khứ nhiều đời trước, Thầy từng làm vua giết người nhiều lắm. Cho nên, oan-gia, trái-chủ đòi nợ cho đến kiếp này cũng còn nhiều vô kể…
Đó là lý do tại sao Sư-Tổ của tụi con (Hòa-Thượng Đại-Ninh Thích Thiền-Tâm) khi còn sống đã biết trước, nên ra lệnh cho Thầy phải ẩn-tu cho thật kín, không thể ra làm Phật-sự, hoặc đi đây đi đó như những Thầy khác được. Vì đã gieo cái “Nhân” làm tổn người, nên cái “Quả” của kiếp nầy sẽ bị họ làm hại lại, và họ còn chà-đạp thanh-danh của Thầy nữa, ngay cả sau khi Thầy chết rồi, chúng cũng chưa tha đâu !
Ngay khi thành-lập ngôi PHÁP-HOA Tự tại Tucson nay (1985), chư Hộ-Pháp cũng đã báo cho Thầy biết rằng:
– “Tất cả Phật-sự, Hải-Quang phải để cho Bảo-Đăng gánh vác, thì ngôi chùa mới còn tồn-tại sau nầy được.
Cũng may là Hải-Quang, trong nhiều kiếp đã phát-tâm sám-hối, chân thật tu-hành, làm lợi cho chúng-sanh cũng rất nhiều, nên mới được chúng ta (Hộ-Pháp ở chùa) bảo-hộ cho, và được đức Quán-Thế- Âm Bồ-Tát đã mách bảo, chỉ dạy trước cho rồi”. Tuy kiếp nầy là kiếp chót, nhưng những oan-gia còn lại chưa siêu thoát (vẫn còn làm ma vất-vưởng), sẽ tìm cách trả-thù, chưa để Hải-Quang yên đâu!
Còn những oan-gia khác (đã được đầu thai làm người ở kiếp nầy rồi) thì đang sống ở khắp nơi. Họ có đủ mọi thành phần trong xã hội: – Xuất-gia, tại-gia, nam, nữ, già, trẻ, quyến-thuộc v.v… đều có đủ cả. Và tâm họ vẫn còn ôm mối thù oán-hận trong tiền-kiếp, nên sẽ không ưa Thích Hải-Quang. Dù cho Hải- quang làm tất cả việc tốt cách mấy, thương họ cách mấy, nhưng họ cũng tìm đủ mọi cách để chia-rẽ, chê- bai, phỉ-báng, hạ-nhục thanh-danh, hoặc tìm đủ mọi cách để hãm-hại Hải-Quang cho thân bại danh liệt; và hại cho đến chết thì họ mới vừa lòng…”
Thầy trầm-tư nói tiếp:
“Suốt 20 năm qua, Thầy sống ẩn-dật, im-lìm như cái bóng, xem như mình đã chết, và chôn sâu dưới đáy biển (điềm chiêm bao này, Bảo-Đăng cũng đã thấy 15 năm về trước, chính mình đã đem quan-tài của Thầy chôn tận dưới đáy biển, và còn nhờ Hải-Thần canh giữ Thầy giùm cho Bảo-Đăng nữa).
Nhờ vậy mà suốt 20 năm liền mới được yên thân, ngồi đây mà sám-hối cho nghiệp tiền-khiên của mình được nhẹ bớt đi. “
Thầy cúi mặt, lắc đầu như tự trách:
“Ôi! Đúng là:
Họa-Phước vô môn.
Duy nhân tự triệu !
Mình đã làm cái gì thì phải tự mình gánh lấy. Nào có trách ai được chứ…!”
Mọi người vẫn im-lặng ngồi nghe. Có người nhắm mắt như đang tư-duy chuyện Thầy kể…
Ngưng giọng trong chốc-lát, Thầy nói tiếp:
“Nhưng Thầy duy-nhất còn giữ lại được một người đệ-tử trung-thành:
Đó là trưởng-tử BẢO-ĐĂNG.
Suốt 26 năm qua, Thầy trò mình đã chịu không biết bao nhiêu là tiếng thị-phi, thương-ghét, phải-quấy, thấp-cao, bị hại không biết bao nhiêu lần rồii.
Tụi con biết không, có rất nhiều Phật-tử, đệ-tử gần cũng như xa, đã tìm đủ mọi cách nói xấu, vu-oan, giá-họa tới Bảo-Đăng, tìm đủ mọi cách để xúi-dục Thầy sa-thải Bảo-Đăng ra khỏi chùa… Nhưng vì Thầy đã biết rõ thực tướng, và hiểu mật-hạnh của Bảo-Đăng, nên vẫn an-nhẫn cắn răng chịu nhục, để giữ Bảo-Đăng cho đến ngày Thầy nhắm-mắt. Thầy biết sau này chỉ có Bảo-Đăng mới có đủ khả-năng giải nạn và Hộ-niệm cho Thầy trong phút cuối mà thôi.
Thầy biết rất rõ, Bảo-Đăng không gây oán-thù với một ai, không cướp của người, không hại người, cũng chưa hề xúi-dục ai làm một điều gì xấu ác cả, lại không nịnh-bợ; hoặc dùng lời ngon tiêng ngọt dể dụ-dỗ, mà luôn-luôn làm hết sức để giúp tất cả mọi người đến quên cả bản thân.
Bất cứ việc gì, hễ có bàn tay khéo-léo của Bảo-Đăng góp vào là sẽ được hoàn-hảo, tôt-đẹp, và làm bất cứ việc gì, câu xin việc gì cũng đều được ơn-trên ban thưởng cho cả. Cho nên kiếp nay, hễ được Bảo-Đăng giúp thì Thầy an tâm…!”
Thầy lại nói tiếp:
“Như hồi trước Thầy đã có từng kể cho tất cả đệ-tử biết là, Bảo-Đăng là người của đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát đưa xuốg để giúp Thầy làm Phật-sự, giúp Thầy ẩ-tu được yên-lành, và sau nầy còn giúp Hộ-niệm cho Thầy được vãng-sanh nữa…”
Huệ-Trang nghe xong, thưa với Thầy rằng:
“Con nhận thấy Phật-tử ở phương-xa thì lúc nào cũng quý-kính Cô hết, còn huynh-đệ trong pháp-quyến quá may-mắn được gan-gũi Cô, được Cô thương, lo-lắng, tận-tình giúp-đờ mà trở lại luôn nói xấu, chỉ-trích Cô đủ thứ hết, mà chính bản thân họ là những người đã thọ ơn của cô rất lớn, họ còn nói với con là:
Tại Cô thích làm, thích giúp, nên để cho Cô làm hết…!
Cái hay là, Thần-thánh và Hộ-pháp ở tại chùa nay rất linh-thiêng, cũng đã từng chứng-kiến tất cả mọi sự việc lành, dữ, lớn nhỏ trong chùa. Cho nên, con thấy, hễ ai mà có tâm xấu, tâm bất kính với Cô, hoặc phỉ-báng cô, đều bị chư Hộ-Pháp không cho đến chùa nữa.
Do đó, con đặt câu rằng:”
“Kính Thầy mới được làm Thầy,
Kính Cô mới được Hộ-Pháp cho lui tới chùa!”
Thầy cười (ra tiếng) gật đầu đồng-ý, nói tiếp rằng:
“Bởi vì Họ không còn “phước” và hết duyên với Bảo-Đăng rồi.
Tại Phật tử không biết, chứ thật ra, trên giấy tờ pháp-lý, Bảo-Đăng mới chính thật là viện-chủ, là trụ-trì suốt 26 năm qua.
Tại sao?
Đúng ra, Thầy chỉ là một khách Tăng từ phương xa đến giúp và ủng-hộ tinh-thần cho Bảo-Đăng thành lập ngôi chùa này, và chỉ dạy cho tất cả những gì cần phải biết của một Trụ-trì. Thế thôi.
Bằng chứng là, Thầy chưa hề “trụ” và “trì” chùa này hơn quá hai tuần cho mỗi kỳ lễ cả. Trừ những lần Thầy không khỏe, phải ở thêm một, hai tuần để điều-trị.”
Có nhiều người hỏi Bảo-Đăng:
– Sao cô cứ thỉnh Thầy Hải-Quang về làm lễ, giảng Pháp hoài; mà không thỉnh những Tăng, Ni ở nơi khác…
Lúc đó, Thầy rất cảm-động khi nghe Bảo-Đăng trả lời rằng:
“Thầy là người giúp khai-sơn lập tự, tận-tình chỉ dạy cho Bảo-Đăng suốt bao năm, chưa hề vắng một kỳ lễ nào cả. Vả lại, Bảo-Đãng chưa hề gặp một Tăng, Ni nào biết và hiểu rành-rẽ vê pháp-môn Mật Tông cả. Bảo-Đăng tu-tập được như ngày hôm nay, tất cả đều từ nơi Thầy Hải-Quang chỉ dạy, chứ không từ nơi một Thầy, hoặc Sư cô nào hết.
Mình ăn cây nào thì phải rào cây nấy. Đã gặp được Minh-Sư rồi, còn đi tìm cầu đâu nữa? Nếu như gặp phải Thầy dở, không biết dạy cho mình tu-tập, thì đương-nhiên phải đi tìm Thầy khác. Còn Thầy Hải-Quang hiền-lành, chân-chất, trí-huệ rộng như biển, lòng “từ” cao như núi, đệ-tử nào chê, bỏ Thầy thì cũng như bỏ đi một ngọn núi bảo-châu, mà đi tìm viên đá sỏi vậy /”
Trong nhà Phật thường có câu:
Ơn giáo-dưỡng một đời nên huệ-mạng,
Nghĩa ân-sư muôn kiếp khó báo đên.
Thầy cười hiền lành kể tiếp:
“Thầy đâu có tự thân đứng ra mua chỗ nay. Thầy cũng không có đứng ra sửa chùa, hay đem chín tượng Phật về chùa nữa. Chỉ có Bảo-Đăng đã cực-khổ làm xong hết tất cả thôi.
Còn Thầy được Bảo-Đăng mời về làm lễ khánh-thành, an-vị Phật.
Suốt 26 năm qua, Bảo-Đăng mới là người trực-tiếp làm Phật-sự, đứng ra tổ-chức cho những khoá-tu học Bát-quan-trai, dẫn-dắt Phật-tử tu-tập, hướng-dẫn phương-cách “TRÍCH MÁU TẢ KINH”, chỉ dạy “Hộ-niệm” đúng-pháp, điêu-khiển và quyết-định tất cả mọi Phật-sự. Luôn sát cánh và thường-xuyên liên-lạc (qua điện-thoại hoặc Email), chỉ dạy Phật-tử khắp nơi tu-trì, chứ đấu phải Thầy.
Mỗi năm, Thầy về chùa chỉ có hai tuần trong bốn kỳ lễ lớn, thì đâu được gọi là Viện-chủ, hay Trụ-trì chứ. Tại Bảo-Đăng thương kính Thầy, nên mới tuyên-bố và ẩn- danh vậy thôi.
Thầy lại bế thất ẩn-tu vô thời-hạn nữa. Tất cả mọi Phật-sự lớn nhỏ Thầy đã trao lại cho Bảo-Đăng toàn quyền quyết-định (từ năm 1990), mà không cần qua sự đồng ý của Thầy nữa.
Phật-tử ở phương xa nghe danh đức Cô của con, mến đức-hạnh nên quy-tụ về chùa xin được làm đệ-tử, và xin được trực-tiếp chỉ dạy cho phương-cách tu-tập, trì-Chú, và niệm Phật đúng pháp, chứ đâu phải Thầy !”
“Chư đại Bồ-Tát, chư Thiện-Thần Hộ-Pháp rất thương Cô con, luôn ở bên cạnh gia-hộ. Suốt 26 năm qua, có không biết bao nhiêu là nạn khổ kéo tới khảo-đảo, vậy mà Cô con vẫn giữ được cái Tâm bình-thản, bất-động trước mọi hoàn-cảnh, vẫn an-lành trong cuộc sống, An-nhiên giữa tiếng thị-phi. Mật-Tịnh pháp-môn vẫn lan xa và Phật-sự ngày càng thêm tốt đẹp hơn trước. Nếu không nhờ có sự gia-hộ của chư Hộ-Pháp, thì làm gì được yên thân với những người xấu ác kia !
Nhìn ra ngoài xã-hội mà xem, kẻ ác tâm đông và nhiều như kiến. Chúng không tha cho một ai cả !”
Mắt đượm buồn… Thầy từ-tốn dạy tiếp:
“Vì cuộc-thế xoay-dần, tâm người điên-đảo, chánh-tà lẫn-lộn, cho nên bậc chân-tu còn trụ thế đa số đều ẩn-dật hết cả. Phật đã huyền-ký rằng:
Chúng-sanh trong thời kỳ Mạt-pháp hiện nay mà được siêu-thoát lên cõi trời-người thì ít như đất trên móng tay, còn chúng-sanh bị đoạ-lạc vào ba cõi ác thì nhiều như đất trên địa cầu vậy !
Con thấy, đất dính trên bàn tay so với trên quả đất còn là quá ít, nói chi đến đất dính móng tay!
Cho nên, kiếm được thiện-hữu (bạn hiền) đã khó rồi, Minh-Sư cũng không dễ gì gặp, và được tu theo chánh-pháp của Phật lại càng khó hơn.”
Huệ-Trang thấy Thầy yên-lặng, nên xin phép Thầy cho nói tiếp:
“Gia-đình con cũng đã từng di-chuyểnqua nhiều tiểu-bang. Riêng con đã giúp-đỡ dạy học cho những sinh–viên trẻ, cùng các em ở bậc Trung-học, và Đại-học rất nhiều. Từ khi có thêm bằng Bác-sĩ, con càng có nhiều cơ-hội hơn để giúp-đỡ mọi người.
Hai năm về trước, lúc con mới đến chùa, vừa gặp mặt cô Bảo-Đăng là con đã có cảm-tình ngay. Con còn nhớ, ngày đó là lễ Vu-Lan (2009), có rất đông Phật-tử đến chùa; sau khóa-lễ, mọi người tề-tựu thọ-trai., Cô rất bận-rộn, hết giúp người nay đến giúp người kia. Sau khi mọi người ve hết, bốn, năm giờ chiều mà cô vẫn chưa có dịp ngồi xuốg để ăn cơm. Kế đó, Cô lại phải tiếp gia-đình con, giải-thích từng câu hỏi một về Phật-lý. Đến khi được Cô cho xem những quyển Kinh Đại-Thừa do Cô đã trích máu chép từ năm 1986 cho đến nay, gia đình con đã thực-sự cảm-phục tư-cách và đạo-hạnh của Cô. Tuy nhiên, vì mới lần đầu gặp-gỡ, không cho phép gia-đình con được đường-đột tán-thán…
Khi từ-giã Thầy và Cô, gia-đình con còn được Cô gói cho mang theo đi đường một túi lớn đựng trái cây và nước uống.
Thầy biết không, vừa ra tới xe, cả Ba, Mẹ và con đồng nói một câu:”
“Mình đã gặp Minh-Sư rồi !”
“Đúng thế, gia-đình con đã đi qua nhiều chùa ở nhiều tiểu-bang, mà vẫn chưa tìm đâu ra được Minh-Sư. Chùa thì nhiều vô kể, Tăng, Ni cũng đông, nhưng đa số không mấy chú-trọng việc Trì-chú, chỉ nặng về tụng Kinh, xin xâm hoặc đôi khi tổ chức nhạc hội, hành-hương, từ-thiện. Tăng, Ni thì cũng nhiều, nhưng lại ít giảng Pháp đúng như lời Phật dạy, hoặc nếu có thì cũng là những lý-lẽ Thiền cao-siêu không mấy hợp với thời nay, hầu như họ chỉ dẫn-dắt Phật-tử đi lòng-vòng, chứ ít ai chuyên dạy về Trì-chú, và Hộ-niệm vãng-sanh đúng pháp cả. Cho nên mãi vẫn chưa tìm ra một vị Thầy đúng nghĩa, một mái chùa chuyên về tu-hành giải thoát, để có thể giúp mình tu-học Phật-pháp..
Trước khi biết đến chùa Pháp-Hoa, gia-đình con cũng chuyên tụng kinh. Ba mẹ con thường tụng Kinh Pháp Hoa và cùng nhau luận giải các đại thừa Kinh điển. Mẹ con thì thường tụng Kinh Địa Tạng mỗi ngày một quyển (13 phẩm) suốt 3 tháng của Rằm tháng 7 trong hơn 30 năm.
Lúc xưa bản thân con thì ngày nào cũng dậy thật sớm vào lúc 4g sáng để tụng Lương Hoàng Sám. Vì được biết ông nội của con bị đọa địa-ngục, nên con cùng gia đình đã phát-nguyện tụng 50 quyển Lương-Hoàng-Sám (lạy trên 50,000 lạy), tụng 50 bộ Kinh Pháp Hoa, cúng dường trai tăng khắp nơi, đảnh-lễ 100 kiểng chùa, và làm việc đại bố-thí để hồi-hướng cho ông nội thoát khỏi địa ngục.”
“Sau 18 năm dài lặn-lội kiếm tìm, ơn trên đã không phụ lòng người, cuối cùng đã cho gia-đình con gặp được Thầy, gặp được Cô.
Đêm đó về nhà, Ba-Mẹ con vui lắm, cứ bàn với nhau mãi, là trở lại chùa ngày hôm sau để xin thọ-giới Quy-y với Thầy.
Con còn nhớ, ngày làm lễ Quy-y cũng nhân ngày Bát Quan-Trai đầu tiên trong cuộc đời. Gia-đình con đã chánh-thức gia-nhập vào pháp-quyến của Pháp-Hoa Tự !
Con là một người trẻ, lại sanh ra tại đất Mỹ, nên thích hoạt-động lắm. Sau khi gặp Cô, con như chạm vào luồng điện cùng một băng tầng vậy. Con đã để-ý quan- sát, thấy Cô rất sốt-sắng, rất hiếu-khách, rất thẳng-tánh và giúp người vô điêu-kiện. Cô luôn-luôn quên mình, chỉ nghĩ đến người và lo làm lợi cho người. Cô ít khi nhớ đến những gì đã làm cho người, nhưng “người” làm cho Cô (cho chùa) một chút lợi-ích nhỏ nào, là Cô không ngừng tán-thán. Con đã từng thắc-mắc.và nêu câu hỏi, thì Cô trả lời là:”
Trong Kinh Phật có dạy:
– Dù người ta làm hết 99 việc xấu ác, nhưng nếu làm được một việc tốt, mình cũng phải khen tặng để giúp họ tiếp-tục làm thêm việc tốt.
“Con nghe xong cảm thấy hổ-thẹn và nghĩ, biết đến bao giờ mình mới suy-nghĩ và làm được như Cô. Con cũng đã từng giúp người rất nhiều, nhưng so với cô, con vẫn còn chấp-trước lắm. Mật-Hạnh Bồ-Tát của Cô, con cần phải học-hỏi và nương theo rất nhiều.
Bạch Thầy,
Trong suốt thời-gian ở chùa gần 8 tháng qua,Cô Bảo Đăng đã đào luyện cho con không những kiến thức về đạo mà còn luôn cả về đời và giúp cho con tu sữa thân tâm. Tánh nóng nảy, tự ái, ngã mạn, hay sân và hay chấp của con không biết đã cất cánh bay xa từ lúc nào. Cô đã không ngần ngại la rầy, chỉ dạy cho con. Cô hầu như dạy con mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, ăn cô cũng giảng giải, trước khi nhắm mắt ngủ cô cũng dạy, hễ làm trật là cô ray liền,
Cô la nhiều lắm, nhưng trong những lời la rầy đó bao hàm hết tình thương yêu trong đó và la rồi thì cô giúp giải nạn và gỡ rối cho.
Nhiều lúc sau khi con bị rầy, Cô hỏi:”
“Cô rầy con hoài, con có giận Cô không?”
“Con thưa với cô rằng:
Lúc xưa con học võ, khổ sở lắm mới lên được tới đai đen, bầm mình, bầm mảy, trặc tay, trặc chân, đổ máu mới thành tựu được. Đường đời còn khổ như vậy huống chi đường đạo.
Con sống bên Cali 13 năm, trong thời gian đó đã đi rất nhiều chùa, quen biết rất nhiều Hòa Thượng nổi tiếng và đã từng góp phần trong việc xây chùa, sửa chùa cho những hòa thượng lớn, thấy nhiều việc trong cửa đạo mà làm con nản lòng và dứt bỏ hết. Kể từ đó con và gia đình rất thận trọng khi đến nơi nào, gặp thầy cô nào cũng vậy, con cũng thử họ hết.
Con đi nhiều nơi, đa phần những Thầy cô khác đều dùng lời thanh cao, ngon ngọt, và chìu lòng Phật tử để được cúng dường và ủng hộ. Các thầy và sư cô thậm chí còn đưa Phật tử lên ngang hàng với Phật, bồ-tát như là “con là phật tương lai, phật sẽ thành, là hoa sen ở cực lạc, hễ niệm phật thì sẽ thành phật” v.v… Có thầy còn lấy tên của chư Phật mười phương, tên của đại bồ-tát mà đặt pháp danh cho Phật-tử nữa, cho nên ai cũng khen tặng, khóai chí, được ru ngủ từ lúc nào không hay.
Còn riêng cô Bảo-Đăng thì không hề làm vậy, cô từng giảng pháp hoài là:”
– Suốt đời, người ta đã sống trong giả dối rồi, giả dối từ chữ, từ lờl, từ tiếng ca tặng cho nhau, giả từ ánh mắt, giả từ ý-nghĩ, giả từ khúc lưỡi, giả từ tấc lòng.
“Cô Bảo Đăng là người chính trực, không nịnh-bợ, là một minh sư luôn “chỉ rõ lòng người” cho họ “thấy tánh thành Phật. ” Cô luôn chỉ cho con cái đúng, cái sai để giúp cho con tu.
Đôi lúc con vì tự ái mà khóc sướt-mướt, nhưng sau đó, con lên tu, dùng câu trì chú, chém chặt những dây tơ rể má quấn chung-quanh tâm mình, lúc đó lờ mờ thấy ánh sáng tâm soi-sáng, mới nhận thấy mình đã quá sai- Iầm. Đường đạo khác với đường đời, không thể đem cái lý của đường đời mà ứng-dụng vào đường đạo được. Muốn cho mình thức-tỉnh, đôi khi chỉ có một cách duy-nhất là phải tát cho mình một cái thật mạnh vào má. Cô Bảo-Đăng luôn đảm-nhận lấy vai-trò tát vào má đế làm thức- tỉnh tâm người.
Trong Kinh điển chánh Pháp của chư Phật cũng như thế, từ trang đầu là đã bị chê là “ngũ-trược”, “ác-thế” chúng sanh vô trí, ngu si, mê muội v.v….Vì vậy, nên chúng sanh mới cần được độ. Ngày xưa mới lúc vào học đạo, con rất bực vọc, tức giận vì bị: “nói thẳng”. Mỗi lần như vậy, Cô bảo con lên chánh điện trì chú. Sau vài lần tịnh-tâm, nhờ câu thần-chú mà tâm-trí con đã sáng-tỏ và cảm thấy vô cùng biết ơn Cô. Không có cô thì con còn quờ-quạng trong cảnh tối-tâm bao-phủ mây-mù.
Con hay tự nói:
– Phải chi được gặp Cô sớm hơn, có lẽ ngày giờ nay con cũng khá trên đường Đạo lắm rồi.” Âu cũng là duyên-số của con!”
Thầy nhìn Huệ-Trang như chờ đợi…
Huệ-Trang nói tiếp:
“Con xin cấm ơn Thầy về việc Thầy kêu gọi đệ-tử “LÊN ĐƯỜNG” (trì-Chú, niệm Phật) để cứu-độ chúng-sanh. Trong thời-gian qua, bất cứ giờ giấc nào mà được Cô gọi “lên đường”, con liền bỏ hết tất cả mà chí tâm trì-Chú. Có khi con phải tung mền dậy 2:00, 3:00 giờ sáng, hoặc nhiều khi con đang làm việc, lái xe, con cũng tấp vô lề, vô bãi đậu xe trong chợ, cây xăng rồi ngôi trong xe mà trì-chú, rồi niệm Phật.
Có khi Cô quên gọi con ngưng, con trì Chú luôn 4, 5 tiếng đông hồ. Cũng nhờ mỗi ngày 3, 4, 5 lần “lên đường” (tu-niệm), mà con mới đạt được thành quả như ngày nay. Chắc tại vì con quá nhất tâm và với lòng tin triệt đế, không nghi-ngờ, nên “thần-lực” của con đã phát huy lẹ một cách mãnh-liệt, giúp tâm con trong sáng lạ thường. Giờ con có thể cảm-nhận và thấy được những việc xấu, tốt sắp xảy đến cho mình và cho người khác. Con lại còn cảm biết được bệnh của người nữa. Thật là kỳ-diệu hết sức.
Bạch Thầy:
Giờ con mới hiểu rõ mục-đích “lên đường” cứu-độ chúng-sanh ra khỏi địa-ngục rồi, thật là thâm-sâu và cao-siêu.
Trong đời con, chưa bao giờ may-mắn được tu nhiều như vậy cả. Tu ngày, tu đêm đã giúp cho con thêm tinh-tấn nhiều hơn xưa gấp bội phần. Lúc trước có ngày tu ngày bỏ, có kì cả tuần lễ cũng không tu được, bận chuyện nay đến chuyện khác, mang tiếng niệm Phật, trì–Chú, tu-hành nhiều năm nhưng không đạt được một “kết quả” gì cả.
Nghe Cô giảng khi trì-Chú và niệm Phật “thần-lực” phát ra ngang nhau. Con luôn ghi nhớ hết những lời Thầy và Cô giảng dạy, về nhà con thực-tập hoài mà không được như Cô nói. Sau nhiều ngày được “lên đường” tu-tập không ngừng nghỉ, con cô-gắng để tâm “không” (vọng tưởng), nghe và quán từng chữ Chú… lập tức con cảm-nhận “thần-lực” của con phát ra cực-mạnh, con ráng giữ không cho nó tan mất. Không biết con trì-Chú bao lâu, chợt nhớ lời Cô dạy, nên bắt sang niệm Phật. Tay con vẫn không rời Ấn, mắt con vẫn quán-tưởng Phật không rời.
Thầy biết không:
Khi con bắt sang niệm Phật chừng 15 phút, con thấy được hào-quang xanh-biếc chói lòa khắp thân con, làm mắt con lòaa lên, hết hồn con liền ngưng niệm Phật, định gọi điện thưa trình với Cô xem sao? Con đứng lên đi lần ra xe để lấy điện thoại cầm tay còn bỏ quên trên xe, nhưng ánh sáng xanh biếc đó vẫn không tan, chói đến nổi con một tay dụi mắt, một tay mò-mẫn tìm kiêm điện- thoại.
Chạy vô nhà rồi mà ánh sáng vẫn còn. Con liền ngồi xuốg, 2 tay kết ấn tiếp-tục niệm Phật…sức nóng từ 2 tay (kết ấn) của con ngày càng hực lên, nóng muốn bỏng da, 2 tay con run lên cực mạnh, nóng đến nổi con phải dùng hết sức mình bung ấn ra, và ngưng niệm Phật, con chạy đưa cho mẹ con coi cả 2 bàn tay đỏ hoe như nhúng vô nước sôi vậy. Trong người thấy khỏe vô cùng.
Lúc trước, Cô Bảo-Đăng kể cho con nghe về “thần- lực” của Cô, con không tin cho lắm. Giờ con mới thật hiểu rõ, không ngờ cái “Lực” nó mạnh không thể nghĩ bàn.
Suốt 8 tháng ở sát bên Cô, nhờ Cô chỉ dạy thêm phương-cách điều-khiển thần-lực của con để áp-dụng đúng chỗ và cũng cho con thực-tập hằng cách phụ với Cô trị bệnh cho Thầy, nên nhờ vậy mà giờ con tiến rất xa.”
Thầy vui ra nét mặt dạy rằng:
“Như vậy là con đã thành-tựu được “thần-lực” và “đạo-lực” chánh truyền của nhà Phật rồi, Thầy mừng cho con, con đã cứu-độ được “chúng-sanh” thoát khỏi cửa “địa-ngục” của “bản-thân”. Từ giờ trở đi con có thể phụ với Cô con cứu-độ cho những chúng-sanh khác được rồi đó. Trong cái rủi có cái may. Không biết những đứa cùng “lên đường” có thêm được đứa nào thành-tựu đạo-lực giống như con không nữa?”
Bảo-Đăng cũng cười vui nói:
“Trong thời-gian cho mọi người “lên đường”, đó là thời-gian “thi-tuyển” để được vô “Phật trường” để tốt-nghiệp, ra trường, mới có khả-năng cứu-độ chúng-sanh thoát khỏi 3 ác đạo, ra khỏi cửa địa-ngục được chứ.
Đi học “trường đời” cũng phải thi, trong “trường đạo” cũng phải thi, cũng phải trải qua nhiều thử-thách, khổ-cực, đắng-cay, tủi-nhục…ai cũng thích nói “lý” cao-siêu hết, học thuộc lòng lời Phật, ý Tổ rồi lập lại như con két.
Có “thi tuyển” mới biết rõ ai đậu, ai rớt. Bằng không cửa “Phật Trường” phải mãi mãi khép kín. Thì thử hỏi cửa “địa-ngục” có đủ rộng cho số người ồ-ạt, chen-lấn, đạp lên nhau để xông vào? Thiện tai, thiện tai !”
“Từ khi Thầy về chùa điều-dưỡng, mà con vẫn không thấy một ai đến phụ giúp cô, thăm hỏi bệnh tình hoặc thăm viếng thầy cả, cũng chỉ có một mình Cô Bảo-Đăng quán-xuyến, lo cho Thầy ngày đêm và mọi Phật sự trong ngoài, làm con động-lòng thương, nên mới xin nghỉ việc dài-hạn, xin phép Ba-Mẹ cho con được ở chùa để phụ giúp Cô, đồng-thời con cũng muốn tìm hiểu thêm về Cô Bảo-Đăng xem có đúng như những lời phê-bình xấu-ác đó không?
Có đôi lúc con thắc-mắc vì thấy cô vẫn an-nhiên, tự–tại, vui-vẻ, không hề bận tâm, cô nói rằng:”
– Chính Phật còn bị chỉ-trích, phê-bình, huống chỉ Cô. Trong lục độ Ba-la-mật; hạnh “nhẫn-nhục” rất quan-trọng, muốn học hạnh “nhẫn” thì phải chịu nhục”, tất cả những lơi chỉ-trích đều là duyên giúp cho Cô mau thành đạo. Vả lại cô là người “tại-gia” nên cô luôn “tự-tại”, ai có duyên đến với cô, thì cô không từ chối để chỉ dẫn cho họ tu-tập.
“Rồi cô kể cho con nghe câu chuyện này, xin phép Thầy cho con được thuật lại.”
Thây gật đầu.
Thuở xưa lúc tiền-thân của Đức Phật tu khổ-hạnh tên là Nhẫn-Lực có phát lời nguyện rằng:
– Với chúng-sanh tôi chẳng sanh lòng giận hờn.
Lúc bấy giờ có Ma Vương tên là Ác Ý, Ma Vương muốn phá hoại pháp nhẫn-nhục của ông, nên sai 1000 ma binh trong hàng bộ-hạ chuyên mắng chửi giỏi nhất đến vây-quanh, buông những lời chửi mắng. Ngài Nhẫn-Lực đi cũng bị mắng chửi, đang ăn cơm cũng bị mắng chửi, đang tu niệm cũng bị mắng chửi, đi kinh-hành cũng bị mắng chửi, ngồi cũng bị mắng chửi, ngủ cũng bị mắng chửi, hơi thở ra vào cũng bị mắng chửi, vào làng đi khất-thực cũng bị mắng chửi, mắng chửi không lúc nào ngừng nghỉ. 1000 ma binh như vậy mắng chửi suốt năm (là nhiều kiếp cộng lại). Mỗi lần Tiên-Nhơn đi khất thực, họ lấy cứt đái đố lên đầu ngài, thảy vào bình bát ngài, tạt cùng khắp thân thể ngài. Tiên Nhơn bị vậy 84,000 năm mà:
– Chẳng hề giận hờn
– Chẳng hề sanh tâm lui bỏ hạnh nhẫn-nhục của mình
– Chẳng hề tự hỏi tôi có lỗi gì?
– Chẳng hề dùng ánh mắt giận tức mà nhìn người đó
Sau 84,000 năm như vậy, họ biết không phá hoại được tầm nhẫn-nhục của ông, nên họ sanh lòng tin, sám hôĩ, trừ tội. Họ quỳ xuống thưa rằng:
– Ngài tu tập cầu được pháp gì? Chúng tôi cũng nguyện được y như vậy.
Từ đó, họ cung-kính, cúng dường, tôn-trọng, khen-tặng. Mặc dầu được như vậy, ngài Nhẫn-Lực không sanh tâm vui mừng.
– Này Mục Kiền-Liên, Tiên-nhân Nhẫn-Lực đó nay chính là Ta đây. 1000 người (ma binh) chửi mắng đó sau khi hối-hận, sanh lòng tin, sám-hối tội-lỗi, mới theo Tiên nhân Nhẫn-Lực tu-học và phát-tâm vô-thượng bồ-đê, an trụ trong Phật Pháp. 1000 người đó tu đến nay đã đầy đủ lục độ ba-la-mật, theo thứ lớp trước sau đã thành Phật, đầy đủ mười hiệu và đã nhập niết-bàn. Còn ma Ác Ý nay là Bồ Đề-Đạt-Ma. Ông là thiện tri-thức của Phật, độ 84,000 kiếp để giúp Phật tiêu 84,000 trần lao, mới thành Phật.
“Ngày qua tháng lại gần 8 tháng dài, thầy trò cô cháu đã trải qua biết bao nhiêu gian khổ, nên không ai có thể che dấu những cái xấu, cái dỡ, cái hay, cái tài của mình được cả. Con đã tận mắt thấy, tai nghe hết, từ chuyện lớn cho đến chuyện nhỏ trong chùa.
Con xin Thầy yên tâm. Sau nhiều tháng sốg sát bên cô không rời nửa bước, nửa giờ, con đã thấy rõ cái thật tài, thật đức, thật hạnh của cô rồi, nên đã dũng-mãnh phát-nguyện (trong ngày Bát Quan Trai) theo làm đệ-tử và thị-giả của cô Bảo Đăng cho đến ngày Cô vãng-sanh, đem hết tài-năng, tâm-sức ra để phụ với cô duy-trì pháp Mật-Tịnh này.
Thưa Thầy!
Con không biết a-dua, nịnh-hót, con rất trực-tánh, nghĩ sao thì nói vậy. Hôm nay, thấy Thầy vui-vẻ, tâm-sự chuyện của chùa, và cho con biết thêm về đạo-hạnh của Cô, nên con cũng xin nêu lên vài cảm-nghĩ, những việc mắt thấy, tai nghe và đôi lời bày-tỏ tâm-tư của con…thế thôi.
Thầy cũng biết là, con sanh đẻ và khôn lớn tại Mỹ, thuộc loại tân học. Con may-mắn, từ nhỏ đã được Mẹ dạy con học, và nói tiếng Việt, nên đối với con, hai chữ “hiếu- thảo” và “ân nghĩa” con luôn ghi-nhớ và báo-đáp.
Cúi xin Thầy và chư Hộ-Pháp, Thiện-Thần chứng-minh cho lòng chân-thật của con.”
Thầy ngắt lời Huệ-Trang, nói tiếp rằng:
“Mật hạnh của Bảo-Đăng ít có người hiểu và thấy được. Người đời nay, đa số có cái tự-ngã và chấp-trước lớn lắm, nên khó mà tu cần-cầu giải-thoát cho được. Vì chỉ muốn người ta ru-ngủ mình bằng mấy lời khen, nịnh mà thôi. Lại chỉ thích nhìn lỗi người khác, trong khi lỗi mình thì lại không muốn ngó đến để sửa đổi. Đâu biết, trong tâm cứ chứa lỗi người hoài, riết rồi thành cái “thùng-rác” mà không hay biết!
Đầu-óc, tâm-trí đâu còn trong-sáng nữa để thâm-nhập câu thần-chú, hoặc câu Phật hiệu nữa ! đừng nói chi đến cảm-ứng đạo-giao.
Người xưa đi cầu đạo vừa khổ cực, vừa bị ăn đòn. Như vậy mới nên người, mới đạt được đạo cao. Chứ làm lỗi mà không biết nhận lỗi, ngược lại còn nói xấu và ghét luôn Thầy Cô. Nay chạy cầu xin người này, người nọ, mai chạy đến chùa nay chùa kia, bơ-vơ, lang-thang không nơi nương-tựa, không có sư-thừa, dần-dần rồi sẽ lạc vào Tà-giáo, ngoại đạo hết cả, vì đã chon-vùi lương-tâm, đánh mất trí-huệ, thì bao giờ mới nên người. Thật là đáng thương thay!”
Ngày Chủ-Nhật, sau thời Pháp ngắn, Thầy nhìn Phật-tử nói:
“Hôm nay sức khỏe Thầy còn tốt, còn minh-mẫn, nên Thầy muốn chứng-minh cho các con theo làm đệ-tử của Cô Bảo-Đăng, để sau khi Thầy viên-tịch, các con có thêm được một người Thầy chân-chánh tiêp-tục chỉ dạy, dẫn-dắt tu-tập suốt quãng đường còn lại của cuộc đời, để không bị lạc vào Ma đạo. Như vậy, Thầy mới yên tâm được.
Sau khi Thầy tịch rồi, chỉ còn lại duy-nhất Cô Bảo-Đăng là còn duy-trì và hoằng-dương pháp-môn MẬT-TỊNH theo đúng chánh truyền của Hòa-Thượng Thích Thiền-Tâm nơi hải-ngoại mà thôi.
Huệ-Trang là đệ-tử út của Thầy, trước khi Thầy đi về với Phật, Thầy muốn trao con cho Cô Bảo-Đăng chỉ dạy để tiếp-tục con đường tu-tập của con được thành-tựu.”
Huệ-Trang không nói ra lời. Cùng với Phật-tử đảnh-lễ Thầy mà nước mắt tuôn-tràn, thương Thầy hơn bao giờ hết…!
Thầy có cảm-tác một bài thơ, tặng cho những đệ-tử nào phát-tâm theo Bảo-Đăng tu-tập sau đây:
Mừng cho Pháp hiệu mới từ đây,
Mang chữ ĐĂNG trong dòng pháp-quyến.
Chọn được Minh-Sư đức-hạnh đầy,
Chữ ĐĂNG có nghĩa là thăng-tiến.
Đường tu mãi tiến kể từ nay,
Yên tâm Thầy bước về Tây cảnh.
Chúc cho tất cả đệ-tử thầy,
Gặp được BẢO-ĐĂNG người đức trọng.
Đường tu tiến mãi chớ buông ngang.
Bổn-sư Thích Hải-Quang
Chứng-minh và ấn-ký
Thầy dạy tiếp rằng:
“Sau này, khi Bảo-Đăng tịch rồi, pháp-môn MẬT-TÔNG trong chùa mình cũng sẽ bị mất đi, vì không còn ai muốn học hay hoằng-truyền nữa hết!
Cũng may, nhờ Bảo-Đăng là người của Bồ-Tát đưa đế, mới can-cường, chịu nhẫn, chịu nhục, chịu khổ, nên mới được chư Thần Hộ-Pháp thương, luôn sát cánh gia–hộ, đã mấy phen rồi mà chúng không hại được. Còn những người xấu ác kia (hại không được) phải bỏ đi, rồi học theo tà-thuật, mượn danh nghĩa của Phật đế tiêp-tục gạt và hãm-hại người chân-chánh, nhưng bên ngoài vẫn ra vẻ tu hành niệm Phật, nghĩ là không ai biết. Thật là tội lỗi thayỊ
Phải biết luật nhân-quả, gieo nhân nào thì chính mình phải hái quả nấy.
Phật từng dạy:”
“Vạn pháp giai không
Nhân-quả bất không”
“Hãy nhìn vào chính cái gương của Thầy đây trong tiền-kiếp, mà lập tâm tu-sửa lại, kẻo quá muộn màng…!
Thầy những tưởng, đã nhiều kiếp làm vua, giết người, cướp đoạt, hãm-hại người lành nhiều vô số kể, nhưng liên-tiếp 10 kiếp rồi, Thầy hiền lành, chất phác, không hề làm tổn người, lại ẩn-dật tu-hành, sám-hối cả đời, chú-giải Kinh-điển, dẫn-dắt người người tu-niệm, cứu-độ chúng-sanh v.v…
Ai cũng nghĩ rằng, chắc cũng đã giải hết tội rồi. Nhưng làm sao biết được nghiệp hết hay còn?
Còn nghiệp của những kiếp lâu xa trước nữa thì sao?
Quá khứ vô thỉ, vị lai vô chung.
Nếu muốn biết nghiệp nặng hay nhẹ, phải chờ tới lúc lâm-chung mới hay. Cho nên, Thầy hay nhắc Bảo-Đăng Hộ-niệm cho Thầy thật kỹ. Thầy tin là Bảo-Đăng sẽ có đủ trí-lực và thần-lực để giúp Thầy trong giờ phút cuối.”
Thầy than tiếp:
” Từ ngày Thầy về chùa đến nay đã hơn tám tháng rồi. Thầy cũng đã tắt thở hết bốn lần. Nếu như Thầy chết trong thất trong lúc nghiệp-lực lôi kéo, chắc khó mà được vãng-sanh lắm. Cũng may nhờ có Bảo-Đăng kiên-tâm trì-chí, không quản-ngại xa-xôi, tốn kém, bỏ tất cả, cấp-tốc bay lên phá vòng vây cứu Thầy thoát nghiệp nạn, khỏi bị chết do nghiệp lực. Đây là ơn “tái-tạo“, Thầy khó mà đáp-đền.
Thầy biết nghiệp-lực của mình còn quá nặng-nề, lo ngày vãng-sanh sắp đến không biết có được như ý không?”
Bảo-Đăng thấy Thầy quá lo, nên nhắc đi nhắc lại hoài, vội trấn-an:
“Xin Thầy yên-tâm, cứ chí-tâm niệm Phật, đừng lo nghĩ gì hết. Tất cả mọi việc còn lại để con lo-liệu. Từ trước tới nay, con chưa bao giờ làm Thầy thất vọng một điều gì, dù là một việc nhỏ. Huống chi bây giờ chỉ còn một phần mười đoạn đường nữa thôi, con sẽ tận-lực giúp cho Thầy được toại-nguyện. Bồ-Tát đã giao sứ-mệnh cho con việc này mà.
Bên cạnh Thầy còn có Phật, Bồ-Tát và vô-số chư Thần đã từng chỉ dạy, gia-hộ, và giải-nạn cho Thầy trò mình suốt 26 năm qua, quý Ngài sẽ luôn gia-hộ, không bỏ mình đâu. Thầyy không cần lo chi. Chỉ sợ Tâm của Thầy không tha-thiết muốn vãng-sanh mà thôi. Thầy chớ quá lo, nếu không sẽ làm cho tinh-thần yếu kém, mà mất đi chánh-niệm đó…”
Thầy gật đầu có vẻ bớt lo, nói khẽ:
“Cám ơn con nhắc nhở!
Cuộc đời của Thầy ở kiếp này chỉ sốg để trả nghiệp tiền-khiên, làm Phật-sự, đền ơn Phật và sám-hối để chuộc lại những tội-lỗi của mình đã gây-tạo quá nhiều trong quá-khứ, nên Thầy không có gì để lưu-luyến cả. Đáng lẽ ra, số của Thầy phải là năm tới (2012), tháng 09 mới mãn phần, nhưng thân tứ đại (ngũ tạng) của Thầy đã bị “đả thương” rất nặng, cho nên Thầy tha-thiết van xin Phật cho Thầy được vãng-sanh sớm hơn dự-định.”
Thầy trầm ngâm một chút, rồi nói tiếp:
Cách đây mấy ngày, Sư-Tổ của con (là Vô-Nhất Đại-sư Thích Thiền-Tâm Hòa-Thượng) cũng đã về báo cho Thầy biết trước là:
Tây-Phương Tam-Thánh đã sẵn chờ Thầy về. Nhưng Thầy còn một vài nghiệp-lực lôi kéo rất lớn, cần phải giải-quyết cho xong, rồii Ngài sẽ cùng Tam-Thánh và chư Thánh-chúng đến rước Thầy.
Thầy có xin Sư-Tổ và chư Phật giải-nghiệp cho Thầy, để Thầy được vể cõi Phật sớm…”
“Sư-Tổ mới đưa tay vuốt đầu Thầy, nói:
Những nghiệp của con tạo trong tiền-kiếp quá lớn, đâu phải Ta không có độ con. Ta đã từng theo gia-hộ, và độ cho con trong rất nhiều kiếp qua rồi, chứ không phải chỉ kiếp này không đâu. Những nghiệp còn lại nầy, phải do chính tâm của con giải thì mới được.
Nhưng Ta báo cho con biết rõ một điều trước là, Nếu như nghiệp cuối cùng nầy của con được giải xong, thì chắc-chắn Ta cùng Tam-Thánh sẽ đến rước con về Cực-Lạc, bắt đầu từ:
Ngày Tân-Hợi – 24 tháng 05, năm Tân-Mão
(ngày 25 tháng 06, 2011)
cho đến ngày:
Giáp-Tý mùng 08 tháng 06
(ngày 08 tháng 07, 2011) năm nay
Nếu như con không qua khỏi chướng-duyên nầy, con sẽ phải sống tiếp đến 80 tuổi, để tiếp-tục trả nghiệp. Ta cùng chư Phật sẽ phải rơi lệ, vì tâm của con sẽ trở nên yếu-đuối (vì quá tin đệ-tử), làm cho Bảo-Đăng cũng phải nản lòng mà bỏ ra đi. Kiếp nãy con được yên thân, đều nhờ có Bảo-Đăng hộ thất và giải cho con rất nhiều nạn rồi đó.
Con hãy chuyển lời của Ta nhắn dạy riêng cho Bảo-Đăng rằng:
Ta ban cho Bảo-Đăng thêm vài “Ấn, Chú”. Nếu như trong lúc Hộ-niệm giúp cho Hải-Quang mà gặp phải nhiều trở-ngại, “oan-gia” kéo đến quấy nhiễu Hải-Quang, Bảo-Đăng nên bình-tĩnh, dùng trí-huệ của mình mà giải. Phải nhớ “Kiết-gỉới” cho thật kỹ, trì-Chú này… rồi cầu Ta -Đại Ninh Bồ Tát. Ta sẽ cùng Thánh-Chúng đến giúp Bảo-Đăng được toại-ý.
Có được Bảo-Đăng trấn-thủ và Hộ-niệm cho Hải-Quang, Ta rất yên lòng. Bảo-Đăng làm tròn sứ-mệnh mà Bồ-Tát đã giao-phó, thì công-đức nầy không nhỏ đâu…”
Thầy liền trao lại mấy Ấn-Chú đó và những điều dặn-dò sau cuối… của Sư-Tổ cho riêng Bảo-Đăng.
Sau khi nghe được những lời nhắn dạy đầy lòng từ-bi của Sư-Tổ, Bảo-Đăng _nước mắt chan-hòa vui mừng khôn-xiết, vì biết rằng mình vẫn không cô-đơn. Từ khi mới bắt đầu làm Phật-sự (1985) Bảo Đăng đã có cả một đại gia-đình (chư Thân Hộ-Pháp) ở bên cạnh (quý Ngài đã nhìn-nhận Bảo-Đãng làm con nuôi gần 20 năm rồi), lại có Mẹ hiền Quán Thế-Âm luôn gia-hộ và dạy-bảo từ bấy lâu nay, giờ lại được Sư-Tổ Đại Ninh Bồ-Tát cũng thương, an-ủi và chỉ dạy, cho thêm Ấn-Chú để giúp cho Thầy nữa. Bao nhiêu mối lo, sợ đều tan-biến hết!
Ngày 11 tháng 05 năm 2011, Bảo-Đăng đưa quyển một của Kinh Hoa-Nghiêm (gồm bốn cuốn) mà mình đã trích máu viết xong, xin Thầy ấn-chứng.
Thầy liền cảm-tác hai bài thơ ấn-ký như sau:
Khen Bồ-Tát Giới BẢO-ĐĂNG về việc trích máu tả Kinh Hoa-Nghiêm
Rạch da lấy máu khó vô ngần,
Vì tả HOA-NGHIÊM mấy hội Kinh.
Mười ngón máu tuôn xong mấy hội,
Đời nay trọng Pháp mấy ai bằng.
Sau đó, Thầy nói Bảo-Đăng lấy cuốn lịch ra để Thầy chọn ngày làm lễ Tang cho mình.
Để cho tất cả đệ-tử, đồ-tôn (từ Úc-Châu, Canada) về kịp, Thầy quyết-định chọn ngày 04 tháng 07 lúc 9 giờ sáng, và động quan vào lúc 1 giờ chiều. Thầy còn cười, dặn phải đốt pháo cho vui-vẻ nữa nha.
Mỗi ngày, Huệ-Trang vẫn cùng Bảo-Đăng chăm-sóc cho Thầy, lại có quay phim kỷ-niệm để nghe liếng Thầy niệm Phật, trì-Chú.
Vì đã được Bồ-Tát báo cho biết trước ngày giờ quy-Tây rồi, nên Bảo-Đăng đã sắp-xếp giúp Thầy ghi-âm, thu-hình những lời giả-biệt và nhắn-nhủ với thân-nhân, cùng tất cả đệ-tử (thân tín) của Thầy những lời sau cuối. Bài pháp cuối cùng Thầy gửi đến Phật-tử gần xa được thu hình trong DVD tưởng niệm Tôn-sư Niệm Phật Tăng sa-môn Thích Hải-Quang.
Huệ-Trang cũng lo thiết-kế và gởi đi in thiệp Thông-báo về việc Thầy viên-tịch, và lễ phát Tang, Di-quan, mà Thầy đã chọn vào ngày 04 tháng 07, 2011 như đã được báo cho biết trước.
Ngoài ra, để giúp Thầy giải thêm những ác-nghiệp, oan-gia trong quá-khứ, nên Bảo-Đăng đã cầu chư Hộ-Pháp xui-khiến cho tất cả đệ-tử lớn nhỏ (thân tín, oan-gia) của Thầy tới chùa, để Thầy “sám- hối” và xin một sự tha-thứ về những lỗi-lầm mà Thầy đã tạo ra với họ trong tiền-kiếp.
Nên ngày 12 tháng 06 năm 2011, trước chánh-điện, Thầy đắp y Tỳ-lô, ngồi vào ghế đăng-đàn giảng pháp, nghiêm-chỉnh chắp tay nói rằng:
“Nam-Mô A-DI-ĐÀ PHẬT !
Thầy Thích Hải-Quang trong quá-khứ, vì vô-minh, đã cố-ý giết hại các con, cướp-đoạt tài-sản, đất-đai của các con. Kiếp này, Thầy cũng đã đền trả đôi phần. Là Thầy thật lòng thương các con, cho các con ở trong chùa suốt mười mấy năm qua, giúp cho các con học-hành thành tài, có địa-vị cao ngoài xã-hội, lập gia-đình cho các con, thương yêu chỉ dạy, dẫn-dắt cho các con tu-hành đúng theo đường lối của Tổ-Sư. Những việc làm này, Thầy xin bù-đắp lại những mất-mát mà Thầy đã tạo trong quá-khứ đối với các con.”
Thầy cúi đầu chắp hai tay xá thật dài, tha-thiết van xin, kêu từng tên của đệ-tử ra, nói rằng:
“Xin hãy tha-thứ tội-lỗi cho Hải-Quang,
Hải-Quang thành-tâm sám-hối!
Hãy tha-thứ cho Hải-Quang,
Hãy tha-thứ cho Hải-Quang,
Hải-Quang xin thành tâm sám-hối!
Nam-mô A-DI- ĐÀ PHẬT, tác-đại chứng-minh.”
Lần-lượt, Thầy sám-hối với từng đệ-tử một. Bảo-Đăng nhắc những đệ-tử (thân- tín, oan-gia) đó, là bắt-buộc phải đáp trả lại với những lời chịu “tha-thứ” ba lần. Như vậy thì mới giải được những ác-nghiệp của Thầy đối với họ trong quá-khứ.
Thầy hiền-lành nói tiếp:
“Cám ơn các con đã tha-thứ cho Thầy. Trước khi Thầy rời khỏi cõi nầy, để về với Phật, vì nghiệp và duyên đều hết rồi, chắc sẽ mãi không còn gặp lại nhau nữa. Nếu như các con vẫn còn nghĩ chút tình Thầy suốt bao năm, hãy giữ tâm kiên-cố tu-tập theo pháp-môn Mật-Tịnh mà Thầy đã chỉ dạy cũng bảo đảm được vãng-sanh, bằng ngược lại thì Thầy trường-cửu Tây-phương, đệ-tử trong cảnh đọa-đày ! dù Thầy với chư Phật có muốn cứu-độ cũng không sao cứu được. Vì siêu hay đọa thảy đều do sự “lựa chọn” từ nơi “Tâm” của chúng-sanh mà thôi. Chúc tất cả bảo-trọng.”
(Lời phụ của Bảo-Đăng:
Tuy rằng chuyện quá-khứ xảy ra đã mấy trăm năm về trước, trải qua nhiều đời, nhiều kiếp rồ, đã thay tên đổi họ, thay hình đổi dạng rồi, nhưng nếu các nghiệp ác vẫn chưa trả, chưa giải-trừ được hết, thì nó sẽ còn theo sát đời-đời, kiếp-kiếp không bao giờ mất cả. Nghiệp cũ chưa trả hết, nghiệp mới tạo ra thêm, cứ thế xoay chuyển mãi và gia-tăng trong sáu nẻo!
Có mấy ai biết, chịu tin, chịu tu-hành, chịu sám-hối?
Kiếp xưa nếu đã gieo nhân gì rồi, thì kiếp này khi nhân-duyên hội ngộ đầy-đủ, tất-nhiên phải trở thành quả, theo như lời Phật, Tổ-Sư đã dạy rằng:
Giả-sử bá thiên kiếp,
Sở tác nghiệp bất vong.
Nhân-duyên hội ngộ thời,
Quả-báo hoàn tự thọ.
Tức là:
Giả-sử trăm, ngàn kiếp,
Nghiệp gây tạo vẫn còn.
Duyên hội-ngộ đủ-đầy,
Quả-báo đến không sai.
Là người Phật-tử chân-chánh học Phật, nếu đã có học ít nhiều Phật-lý rồi, phải cẩn-thận suy-xét trước khi làm bất cứ sự việc gì.
1/- Phàm làm việc gì, phải suy-xét đến cái “hậu-quả” của Nó trước.
2/- Phải xem-xét những việc mình sắp-sửa làm đó có phạm vào trong lý Nhân-Quả xấu-ác hay không, để tránh việc:
Trả quả-báo xấu-ác về sau.
Và khỏi phải:
Hờn duyên trách phận.
Hoặc:
Oán trời, trách người.
Khi quả-báo đến với mình về sau.
Trong luận có dạy rằng:
Dục tri tiền thế-nhân,
Kim sanh thọ giả thị.
Dục tri lai thế quả,
Kim sanh tác-giả thị.
Nghĩa là:
Muốn biết nhân kiếp trước,
Xem quả trả đời này.
Muốn biết quả kiếp sau,
Hãy xem nhân (gieo) hiện tại.
Rất nhiều người không tin có luật nhân-quả, vì thấy mình làm thiện mà vẫn cực-khố, nghèo-hèn… còn người làm ác sao vẫn giàu-sang, sung sướng v,v… Đây không phải không có nhân-quả, chỉ là “duyên-nghiệp” chưa tới.
Là quả-báo đến lâu xa, hằng chục, hằng trăm, hằng ngàn kiếp về sau, sẽ hiện lại mà đòi nợ, như trường-hợp của Thầy đây. Xin xem Kinh Thiện-Ác Nhân-Quả của Pháp-Hoa Tự ấn-tống năm 2011, hoặc “Phật Học Tinh Yêu” do Hòa-Thượng Thích Thiền-Tâm soạn để hiểu thêm.)
Thầy ẩn-dật tu-hành suốt cả đời, không giao-kết, không bạn-bè, không bước ra khỏi thất (để đi chơi, ngay cả đi mua thức ăn). Thầy cũng chưa hề đi đến phòng mạch Bác-sĩ. Mỗi khi có bệnh (đau bao tử) nặng, Thầy chỉ trì-Chú Đại-Bi vô nước uống thì khỏi ngay. Trừ những lần bệnh phát nặng giữa đêm, Thầy bị sốt mê-man thì thấy đức Quán Thế Âm Bồ-Tát đến trao cho Thầy ba giọt nước Cam-Lộ. Thầy uống xong không những hết bệnh mà còn khoẻ mạnh hơn trước. Vị ngọt của nước Cam-Lộ vẫn còn thơm ngọt suốt mấy ngày hôm sau.
Suốt 20 năm liền, Thầy chỉ từ thất về chùa, từ chùa về thất, cũng không hề đi tới Tự-viện nào khác, hoặc giành-giựt, dụ-dổ đệ-tử của người (Thầy tối-kỵ nhất là việc nay), hoặc ganh-tỵ, hay cầu danh-lợi chi cả.
Thầy chỉ thuần-túy tu theo chiều sâu và cần-cầu giải-thoát. Bất cứ việc gì liên-quan đến đời, việc xảy ra hằng ngày ở ngoài xã-hội, v.v… Thầy không hay biết chi cả. Ngay cả việc Phật-sự của các chùa, cho đến việc làm của tất cả những Tăng ni khác… Thầy cũng không biết chút gì, Thầy chỉ biết khi đọc qua sách báo (do Phật-tử mang tới chùa) mà thôi. Hoặc có phật-tử đến thăm kể cho Thầy nghe và hỏi về những lối dạy tu-tập (của các chùa hiện nay) khác hẳn với đường lối của Thầy, của Tổ-sư ngày xưa đã dạy trong kinh-điển.
Thầy dạy rằng:
– Ngày nay chúng-sanh đang bị khống-chế một cách chặt-chẽ, nhà nhà phải sống dưới sự điều-khiển của Ma Vương, phương-cách tu-tập hiện nay không còn chút gì là của Phật dạy cả. Quý-vị có chút trí-huệ hãy xét kỹ lại mà xem. Theo như những lời của Phật-tử nầy kể lại rằng:
– Hiện nay không còn tụng Chú Lăng-nghiêm (sáng), không còn đảnh-lễ Tam-bảo, không còn tụng chú Đại-bi, không còn tụng chú Bát-Nhã, không còn tụng chú vãng-sanh, và những kinh đại-thừa không còn đọc tụng hết cuốn nữa, không còn giữ giới luật gì hết. Nhào vô là ngồi xuống niệm Phật! Niệm Phật gì mà tánh-tình của Họ càng sân-si, cố chấp, ác-độc, hại người vô-số. Cách thờ phượng không còn đúng chánh-pháp như ngày xưa nữa v.v….và còn nhiều việc làm ác kinh-khủng không thể tưởng-tượng được, đã lan-tràn khắp thế-giới, trong 10.000 người, chỉ có một người là được thoát (vì người đó tu tại nhà, không hề giao-kết với chùa-chiền, hoặc Tăng, Ni nào cả) đã làm cho chúng con khiếp sợ. Phật tử kể tới đây là mặt mày đều biến sắc, run sợ…
Thấy vậy Thầy dùng lời trấn-an, và giải-thích rõ-ràng cho những Phật-tử đó hiểu rằng:
– Tất cả những việc (chưa từng có) đó đã, đang, và sẽ xảy ra trên thế-giới, người người đang sống trong sự khổ nạn, là đếu xuất-phát từ nơi TÂM của chúng-sanh mà ra cả. Phật, Bồ-tát cũng không sao cứu được, vì chúng-sanh quá mê-say, tham-cầu, tha-thiết và mong muốn như vậy! nên theo luật nhân-quả là: – Muốn cái gì Trời ban cho cái đó, thì than nỗi gì!
– Còn Thầy chỉ tu theo chiều “sâu” để câu giải–thoát ra khỏi sông mê, biển khố, cho nên không có thể “chìu lòng” phật-tử mà làm trái với Kinh-điển (lời Phật dạy) được. Vì đã biết trước nghiệp của mình rất nặng, nên Thầy ẩn-dật và giữ bổn-phận (của một bần tăng, Sa-Môn Phật-tử vô-danh), thế thôi, ai có duyên với pháp Mật-Tịnh của Thầy thì thầy hoan- hỷ chỉ dạy.
– Phật-tử tới cũng đã thấy, chùa có ít Phật-tử đến tu-học:
– Vì Thầy dạy đúng chánh Pháp của Phật gia, dạy “trì-chú” để hộ-thân tâm, khỏi bị ma-qủy làm tổn hại, hâu giúp cho hàng môn hạ có đầy-đủ “thần- lực” để bảo-đảm cho sự vãng-sanh sau nầy. Nhưng ít có ai tha-thiết chịu nghe, chịu Trì-chú, hoặc muốn vãng-sanh vể cõi Phật cả. Thành ra tuy thấy ngoài cửa miệng thì niệm lớn A-DI-ĐÀ PHẬT, nhưng trong tâm-tưởng của họ thì hoàn-toàn chưa hề có PHẬT ngự. Cho nên đừng thắc-mắc tại sao? chúng-sanh bị đọa vào ba ác đạo trong nay mai nhiều như đất trên địa-cầu này vậy!
– Vì biết trước rõ như vậy, nên Thầy không ngần- ngại ẩn-dật, tu-hành đơn-bạc suốt 20 năm qua.
Thầy hay tự nghĩ, những tiện nghi hiện nay của mình là đã quá xa-hoa, so với đức Bổn-Sư Thích-Ca-Mâu-Ni xưa kia, vì mình còn có một căn thất để ở, còn đức Phật chỉ ngủ dưới gốc cây, ngày ăn có một bữa duy nhất. Cho nên, Thầy không hề phàn nàn, hay yêu cầu điều gì. Ngay cả đến Sư-Tổ Thiền-Tâm khi còn tại thế cũng sống ẩn-dật, nghèo nàn, vào thời đó mà ngài còn đốt đèn dầu hôi, cơm rau đỡ dạ đói.
Nên mỗi lần về chùa có được chút tiền của Phật-tử cúng-dường cho mình, Thầy cũng đem ra cúng dường lại Tam-Bảo, bố-thí cho các hội từ-thiện, hội cô nhi, hội người tàn tật, hội chiến-sĩ, và làm cha nuôi quốc-tế cho những đứa trẻ mồ-côi nơi hải-ngoại.
Thầy thường nói rằng:
“Người xuất-gia, ngoài việc tinh-tấn tu-hành, hoằng pháp lợi sanh ra, cũng cần phải cúng-dường Tam-Bảo nữa, cũng phải bố-thí, cúng-dường ấn-tống Kinh sách, cúng-dường cho những bậc chân tu để báo đại trọng ân của Phật!”
Thầy còn nói thêm :
“Tiền của Tam-Bảo, thì phải dùng cho Tam-Bảo. Mình là kẻ xuất-gia tu-hành, “tứ đại giai không” mà tích-trữ tiền của cho nhiều đế làm gì? Giữ cho nhiều lâu ngày sẽ nổi thêm tâm “tham”. Chết rồi thần-thức sẽ bị đọa vào đâu?!”
Về phần chú-giải Kinh, Luật, Luận, Thầy có một trí-nhớ rất đặc-biệt. Các Kinh-điển, sách vở Phật-học từng đọc qua, Thầy đều nhớ rõ. Từng đoạn Kinh, cho đến cả Luật, Luận nằm ở cuốn nào, quyển thứ mấy, trang số mấy, Thầy đều có thể cho biết ngay.
Cho nên các đệ-tử thường đặt cho Thầy biệt danh là:
– TỰ-ĐIỂN SỐNG (biết đi, biết nói)
Mỗi khi học đến đoạn Luận nào, đoạn Kinh nào chưa được thấu-đáo, Thầy liền bảo đệ-tử lấy Kinh-sách đó ra, rồi chỉ rõ phẩm nào, trang số mấy. Các Phật-tử lắc đầu thán-phục.
Do vì thấy không ai chịu tu để phát sanh trí-huệ, cầu giải-thoát, mà đa phần lại tham cầu “thần thông”! và chỉ muốn người khác Tu “giùm” cho mình mà thôi!
Hiện nay, sự tu-luyện theo tà-đạo của rất nhiều người tại-gia, xuất-gia, và ngay đến cả đệ-tử của Thầy, đã và đang lạm-dụng hình-tướng Tam-Bảo để phá-hoại chánh pháp, và hãm hại những Phật-tử chân-chánh có căn lành.
Vì để bảo-vệ chánh-pháp của Phật và cũng để bảo-tồn danh-dự cho họ, Thầy không nỡ đứng ra chỉ-trích, mà chỉ đành âm-thầm biên-soạn và chú-giải ra những sách luận, hầu giúp cho những ai hữu-duyên có thêm căn bản Phật-học chân-chánh, có chút trí-huệ, để từ đó biết phân-biệt chánh-tà mà tránh khỏi hiểm nạn.
Có rất nhiều Phật-tử ở khắp nơi, sau khi đọc được sách đã viết thư về chùa cảm-tạ Thầy. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số Tăng cũng viết thư gởi về chùa nhục-mạ Thầy với những từ-ngữ rất thô-tục!
Có người thấy Thầy muốn về cõi Phật sớm hơn dự định, nên xin Thầy ở lại mà cứu-độ chúng-sanh! Lại cũng có nhiều Phật-tử khác viết thư yêu cầu Bảo- Đăng hãy van-xin Thầy nên ở lại đời để tiếp tục hoằng-pháp.
Nhưng Thầy nói:
“Cũng có Phật-tử đến van-xin Thầy ở lại đời để cứu-độ và dẫn-dắt chúng-sanh.
Nhưng Thầy thấy đâu còn đệ-tử để cứu-độ? Chúng nó đâu còn muốn tu theo pháp-môn của Thầy nữa, thì mình dẫn-dắt ai đây?
Đệ-tử ngày nay đa số đều khó thể hoá-độ rồi. Dù Thầy có ở lại đời, hoặc dù cho chính Phật có hiện ra dạy khuyên, chúng cũng không nghe. Cho nên, Thầy muốn về với Phật càng sớm càng tốt là như vậy.”
Thấy Thầy đã quyết-định (về cõi Phật sớm), Bảo-Đăng tuy buồn, nhưng cũng hoan-hỷ…
THẦY…….
THẦY đã nhập thất ẩn tu lâu.
THẦY bỏ lợi danh chẳng chút cầu.
THẦY khuyên bổn đạo thường tu tập,
THẦY dạy pháp mầu MẬT TỊNH sâu.
THẦY vì tứ chúng in Kinh, Luận,
THẦY giải nghĩa huyền mỗi mỗi câu.
THẦYchăm niệm Phật rèn tam mội,
THẦY được trời tây hứa đến thâu.
Bồ-tát giới Bảo-Đăng
(Lời phụ:
Thật ra, nếu như Thầy quyết-định hoàn-tục, không còn muốn tu nữa, thì Bảo-Đăng mới xin và khuyên ngăn.
Đằng nay, Thầy lại được Phật A-DI-ĐÀ hoan-hỷ rước về Tây-Phương sớm hơn dự định ! Đây là một diều quá ư là hân-hạnh, là đại phước không thể nghĩ bàn. Mình không ủng-hộ mà còn ngăn cản ư? Đâu phải vị Thầy nào cũng tha-thiết muốn vê Cực-lạc với Phật? Đâu phải người xuất-gia nào cũng được Phật A-DI-ĐÀ đến tiếp-dẫn vãng-sanh? Cõi Cực-lạc đâu phải dễ vô?
Và sau khi Thầy về Cực-Lạc rồi, Thầy tự-tại cùng với chư đại Bồ-Tát khác đi cúng-dường 10 phương chư Phật, và Thầy lại có đầy-đủ đạo-lực để phụ với chư Phật, chư đại Bồ-Tát đi khắp 10 phương cứu-độ chúng-sanh, và cứu-độ cho đệ-tử nữa, sự thành-tựu này thật vô-vàn hân- hạnh.
Cho nên,
– Vì hiểu “bi tâm” của Thầy, nên không cản.
– Vì biết “mật hạnh” của Thầy nên không cản.
– Vì thầy “sứ-mệnh” của (Bồ-Tát giao-phó) Thầy đã hoàn-tất rồi, nên không cản.
– Vì Thầy đã “hết duyên” với chúng-sanh ở cõi này, nên không cản.
– Nhất là thấy nghiệp-lực (tiền-kiếp) đã trả xong, nên không cản.
Những lá thư (câu thỉnh) gởi đến, Bảo-Đăng chỉ còn biết để qua một bên.)
(Lời phụ của Bảo-Đăng:
Suốt một cuộc đời tu ẩn-dật, Thầy đã sống im-lìm như cái bóng, cố-gắng để kiếp này không gây thêm tội nghiệp, sám-hối suốt 20 năm, thúc-liễm thân-tâm, làm hết sức mình cứu-độ người hữu-duyên, đem hết tất cả công-đức hồi-hướng cho những oan-gia, trái chủ trong quá-khứ, hầu tiêu bớt tội nghiệp của mình đã gây tạo.
Giả-sử như Thầy không xuất-gia, không ẩn-dật tu-hành thì ác nghiệp này của Thầy đã tạo sẽ nặng như thế nào? Cuộc sống của Thầy sẽ ra sao? Khi chết sẽ phải đi về cõi nào?
Còn nếu như Thầy xuất-gia lại tu theo chiều “rộng” (suốt ngày tháng luôn bận-rộn những việc “đời”, giao- tiếp, lòn-cuối phật-tử, đi giao-du ta-bà thế-giới), không chuyên tâm trì Chú, niệm Phật… thì hậu-quả sẽ ra sao?
Ở trên thế-gian này, có được mấy người nghiệp nhẹ, có được mấy người không làm việc ác, và có ai dám nói mình không có tội, không có lỗi đây?
Nếu như may-mắn biết được chuyện tiền-kiếp của mình trong quá-khứ (dù tốt hay xấu), cũng không nên ôm lấy cái “giả danh” trong quá-khứ để mà sốg (ôm-ấp) hằng ngày trong kiếp hiện-tại, rồi chấp lấy những sự thương-ghét, oán-thù đó vào trong tâm-thức của mình.
Vì tất cả ba đời (quá-khứ, hiện-tại, vị-lai) đều bất khả đắc.
Người thật sự học Phật-pháp, có trí-huệ thì không bao giờ chấp-giữ nó hoặc ấp-ủ những chuyện ân-oán trong tiền-kiếp kia.
Nếu biết được tiền-kiếp của mình rồi, phải tu nhiều hơn để giải những nghiệp tiền-khiên vẫn còn trói-buộc, tập xả-bỏ những oán-thù, oan-gia trái chủ, lấy Đức để báo oán, thì tất cả nghiệp-lực oán-thù cũng sẽ được tiêu-mòn hết. Như vậy mới hạp với tâm Trời, ý Tổ-sư; tu mới được cảm-ứng đạo-giao với Phật, Bồ-Tát.
Nếu biết nghiệp của mình nhẹ, kiếp này cũng không làm điều gì xấu, ác, thì mừng và phải nỗ-lực tu nhiều hơn lên, siêng năng trì-Chú niệm Phật để mau thoát khỏi sanh tử.
Còn như biết mình nghiệp nhẹ, phước lớn mà không chịu tu-hành chỉ cả, thì thử hỏi kiếp sau sẽ còn đủ phước để xài nữa hay không, vì tất cả phước, lộc mà hiện đang có, đang xài (thoả-thích) là phước “thừa” (còn sót lại) từ trong quá-khứ.
Nếu kiếp nay kiêu-ngạo, phách-lối, mục-hạ vô-nhơn, phỉ-báng người, tiêu-xì phung-phí không đúng chỗ, lại suốtt cuộc-đời này không gieo nhân lành, không bô-thí, không tu-hành chi cả… thử hỏi kiếp sau sẽ còn phước để tiêu xài tiếp nữa hay không?
– Vì kiếp này tiêu xài tiền của kiếp trước.
– Kiếp sau sẽ không còn tiền (công-đức để dành) của kiếp trước nữa, kiếp này lại không có gieo trồng phước đức chi cả, thì có đâu để xài ở kiếp sau chứ?
Trong Kinh Phật có dạy:
1. Kiếp thứ nhất có tu-hành, bố-thí, bòn phước (để dành).
2. Kiếp thứ hai sẽ giàu sang (vì nhờ phước của kiếp thứ nhất), nhưng vì giàu sang không còn chịu tu nữa, tạo nghiệp, không chịu bòn phước (để-dành) nữa.
3. Kiếp thứ ba sẽ nghèo khổ, hoặc bị đọa trong ba ác đạo nữa là khác.)