HỒI KÝ NIỆM PHẬT TĂNG
SA MÔN THÍCH HẢI QUANG
Soạn giả: Bồ tát giới BẢO ĐĂNG

 

Khó Tin Nhưng Có Thật

Trong suốt đoạn thời gian Thầy ấn-dật tu-hành, có vài câu chuyện Thầy tâm-sự với Bảo-Đăng như sau:

Do ẩn-dật tu hành, nhiếp tâm trì-Chú niệm Phật nhiều năm, nên Thầy đạt được những cảnh giói rất thâm-sâu, phát sanh trí-huệ, có thể cảm-ứng với chư Phật, Bồ-Tát và chư thiện Thần.

Lúc Thầy còn đương-kiêm trụ-trì ở chùa New York, trong chùa có rất nhiều chuột cống loại lớn như bắp chân. Chúng rất quậy-phá. Từ trái cây trên bàn thờ Phật, tới đồ ăn dưới bếp, cho đến phòng của thầy hay luôn bị chúng lục-lạo ăn hết. Có lần Thầy ngồi trên ghế đọc Kinh sách, nó chạy lại cắn nhẹ ngón chân của Thầy, nói lí-nhí….làm Thầy giựt mình, rút chân lại, thấy nó còn đứng đó ngó, Thầy mới hỏi :

“Bộ hết thức ăn rồi sao, mà còn vô đây định kiếm ăn nữa? Tụi bay ăn hết luôn đồ ăn của Thầy rồi còn gì nữa. Thôi đi ra hết đi, không được vô đây nữa nghe chưa !”

Nghe vậy, chúng đồng kéo nhau chạy mất. Chúng lại phá phách không thể tả. Ngoài việc ăn trộm thức ăn và trái cây ra, chúng còn cắn xé rách bàn ghế, màn cửa, quần áo của Thầy nữa.

Sau một thời gian như vậy, Thầy quyết định xịt thuốc để dọa đám chuột cống đi. Thầy nói:

“Thầy từ-bi để cho tụi bay chạy chơi thoải-mái, nhưng không biết thân, lại phá-phách chùa-chiền quá cỡ. Thầy chịu hết nổi rồi. Bây giờ Thầy ra lệnh, trong ba ngày, tất cả tụi bây phải di-tản hết. Sau ba ngày Thầy sẽ cho người bỏ thuốc đó. Nếu vẫn còn ngoan-cố ở lại, bị gì thì rán chịu, đừng có trách Thầy.

Thầy lặp lại ba lần y như trên.

Sau ba ngày, Thầy thấy không còn con nào chạy vòng vòng nữa hết. Trong bụng mừng thầm, nghĩ rằng chắc chúng nó nghe lời nên đã di-tản hết rồi. Đế phòng ngừa chúng trở lại, Thầy cho người đến xịt thuốc khắp chùa.

Mấy ngày sau đó, mùi hôi tỏa ra khắp nơi. Thầy nghĩ, chắc có con không chịu đi nên đã bị chết, nhưng lại không biết ở chỗ nào để đem ra bỏ. Thầy bực mình, nói lớn:

“Thầy đã cảnh cáo tụi bây rồi mà, tại sao vẫn không nghe để bị chết như vậy chứ. Tội chưa!  Bây giờ, biết ở chỗ nào đế lấy ra đây?” (vì chúng chết nằm trong vách tường, mà chùa lại có 2 tầng lầu).

Đêm đó, Thầy mơ-màng thấy có người đàn ông mang thân người, mà đầu và mặt lại giống y như chuột, đến chắp tay chào Thầy, xin được vào hầu chuyện.

Thầy gật đầu cho vào phòng, hỏi:

“Đạo hữu từ đâu đến đây, sao Thầy chưa hề gặp?”

Người Chuột chắp tay thưa rằng:

“Dạ, kính bạch Thầy!

Con là Tổ của loài chuột ở đây. Vì chúng nó ăn-ở “tạp” với nhau, nên sanh-sản quá đông; không thể kiếm-soát hết được. Con biết chúng đã đến quấy phá Thầy nhiều lần, nhưng nói không nghe. Con cũng có nghe Thầy tuyên-bố thời hạn ba ngày, nên con đã ra lệnh cho chúng di-tản cũng khá nhiều rồi, Chỉ còn lại những đứa ngoan-cố không chịu đi, nên mới bị trúng thuốc như vậy. Đó không phải lỗi của Thầy, xin Thầy đừng giận mà bỏ qua cho.”

Thầy gật đầu nói rằng:

“Thầy không giận gì cả. Thầy đã để cho chúng nó chạy chơi tự-do, nhưng sau này chúng nó bắt đầu phá quá làm Thầy khó trì-Chú, niệm Phật, nên mới làm như vậy thôi, chứ Thầy không có ác ý gì đâu.”

Người chuột kia chắp tay bạch tiếp:

“Nhân tiện đây con cũng xin đảnh-lễ cảm-tạ ơn Thầy.”

Thầy vội hỏi lại:

“Thầy làm gì mà đạo-hữu cảm-tạ?”

Người chuột chắp tay cung-kính đảnh lễ Thầy, và nói rằng:

“Bạch Thầy! Nguyên gia-đình chúng con sống ở dưới lòng đất này cũng cả hơn trăm năm rồi. May-mắn từ khi có Thầy về đây ở, mỗi lần Thầy gõ chuông trì-Chú, niệm Phật, tiếng trì-Chú của Thầy có oai-lực vang-ảộỉ xuông tận lòng đất, đã giúp cho chúng con phải cảm-kích mà trì-Chú, niệm Phật theo Thầy. Nhờ vậy mà ngày nay thân (chuột) của chúng con, và đại gia-đình chúng con đang được đôi thành thân người. Thầy cũng thấy thân của con đã đổi rồi nè. Chỉ một thời-gian ngắn nữa thôi, là chúng con sẽ thành Tiên, có thế biến ra người trọn vẹn. Chúng con sẽ ráng tu tiếp để được lên cõi trời. Nhân tiện hôm nay con đưa mấy đứa cháu đến xin lỗi và đảnh lễ cảm tạ Thầy. Xin Thầy nhận cho…”

Người chuột liền quay qua phía ngoài cửa, kêu lên mấy tiếng… Một đám trẻ con thân người đầu chuột chi-chít chen nhau vào chật phòng, rồi đồng quỳ xuống đảnh lễ, nói lí-nhí…

“Từ đây về sau chúng con sẽ cố-gắng không đến quấy phá Sư -ông nữa.”

Nói xong, tất cả người chuột lại đảnh lễ lần nữa.

Người chuột Tổ nói thêm rằng:

“Để con chỉ những chỗ xác mấy con chuột chết trong vách tường…”

Thầy chưa kịp nghe hết, thì chợt có tiếng đồng hồ reo, làm Thầy thức giấc…

Bảo-Đăng tự nghĩ, sau khi Thầy bỏ chỗ đó đi rồi, không còn oai-lực của tiếng trì-Chú nữa, không biết người chuột đó có còn tiếp-tục tu nữa không? Họ có được thành Thần không? có thoát khỏi kiếp súc-sanh không?

Thầy là người rất mực hiền-từ. Thầy hiền từ tướng đi (nhẹ-nhàng, khoan-thai, có khi Thầy đi tới gần mà đệ-tử không hay biết), hiền từ nụ cười, từ lời nói. Ngay đến khi bị những người tự xưng là Phật-tử từng được Thầy giải-nạn hoặc cứu mạng, đi nói xấu Thầy, mà thầy vẫn không hề buồn trách chi cả.

Bảo-Đăng còn được Thầy cho biết là, sau khi Thầy quyết định bỏ hẳn chùa ở New York rồi, những vong-linh thờ tại chùa đến quỳ khóc van xin Thầy mang họ theo.

Họ nói với Thầy rằng:

“Bạch Thầy! Sau khi Thầy đi rồi, ban trị sự ở đây bỏ đói chúng con, còn đem thêm đám Quỷ vất-vưởng ngoài đường tràn vào chùa quậy phá đánh-đập tụi con chí-tử. Ông Thầy nào tới ở, chúng con cũng phá, đuổi đi hết. Chỉ có ĐỨC của Thầy mới bao che được cho chúng con, mới giúp cho chúng con được siêu thoát mà thôi. Xin Thầy đừng bỏ chúng con tội nghiệp…!”

Thấy họ khóc-lóc, van xin thảm-thương, không có cách nào khác hơn, Thầy phải khuyên họ rằng:

“Ngay chính bản thân của Thầy cũng chưa có chỗ ở, thì làm sao có thể mang hết tất cả mọi người theo được. Thôi thì, nhà của ai thì về đó ở tạm đi. Sau này, khi Thầy có chỗ ở yên rồi, Thầy sẽ kêu tất cả về chỗ của Thầy vậy.”

Tất cả chúng vong nghe xong, đồng đảnh lễ rồi từ từ biến mất.

Sau nầy, Bảo-Đăng có nghe vài Phật-tử ở New York kể lại rằng:

“Sau khi Thầy Hải-Quang bỏ đi rồi, mấy Thầy được thỉnh từ Cali về không biết bị ai đánh đến bầm mình luôn. Sau đó mới biết, thì ra đây là mấy vong trong chùa. Chúng phá, không cho mấy Thầy đó nằm ngủ trên giường của Thầy Hải-Quang. Sáng ra, tay chân Thầy nào cũng dở không lên, nên mấy ông sợ quá, chạy về hết. Nghe nói, có Thầy còn bị khiêng vô nhà tắm nữa. Đến sáng, ban trị-sự tới mở cửa nhà tắm, mới thấy Thầy ấy còn đang nằm ngủ dưới đất…”

Trong thời gian nầy, tại Arizona có một người Mỹ tên Jack Devis tuổi khoảng ngoài 65, làm hiệu-trưởng của một trường trung-học tại thành phố Sierra Vista, cách Tucson khoảng hơn một tiếng lái xe. Ông rất tốt, đã bảo trợ cho ba anh em Chơn Phước (mấy chú nhỏ ở chùa trước kia) khi còn nhỏ tuổi. Sau khi về hưu , những giờ rảnh-rỗi ông tham gia hội thợ lặn, xuống tận dưới đáy mấy hồ lớn, gần những công-viên của thành-phố để nhặt rác.

Vào một ngày nọ, cũng như thông-lệ, ông cùng vài người bạn lặn xuống để lượm rác, nhưng không ai thấy ông trồi lên mặt nước. Mọi người thông báo về cơ-quan chánh-quyền địa-phưong, nỗ-lực lặn tìm kiếm khắp đáy hồ, mà vẫn không sao tìm được. Mấy ngày sau đó mới tìm được xác ông.

Mấy chú nhỏ ở chùa nhờ Bảo-Đăng tụng Kinh cầu siêu cho ông, và cúng thất đầu tiên.

Lúc đó, Bảo-Đăng chưa có kinh-nghiệm cúng vong, nên sau khi làm lễ cúng cơm xong rồi, mới gọi lên thất của Thầy, nhờ Thầy xem ông ấy có về chùa chưa.

Ngày hôm sau Thầy gọi, cho hay là:

– Tối hôm qua Thầy đang tu, chợt nghe tiếng chư Thần Hộ-Pháp ở chùa bảo Thầy rằng:

“Chúng Ta là Già-Lam Hộ-Pháp ở chùa, đến dẫn Hải-Quang đến hồ nước nầy ở Sierra Vista.”

Vừa nghe nói xong, Thầy trì-chú thấy mình cùng bay đi chung với mấy Ngài Hộ-Pháp (tướng-hảo thật khác hẳn người đời, rất cao lớn, oai-nghiêm). Chớp mắt đã thấy tới hồ nước rồi, có vài vị Thần địa-phương ở đó cũng hiện ra tiếp đón, chào hỏi…

Thầy đến gần hồ nước, chợt thấy ông Jack đang ngồi bó gối trên mặt nước. Thầy kêu hỏi:

“Ông Jack, sao không vào bờ đi mà còn ngồi đó?”

Ông trả lời:

“Thưa Thầy, tôi không thể nào đứng lên được. Thầy làm ơn cứu tôi với !”

Chư Thần nói với Thầy là, đối với người sống thì nước không có gì trở ngại. Nhưng đối với người chết thì thể chất của nó đặc-sệt như bạc (silver) vậy, dính cứng không thể nào nhúc-nhích được.

Thầy nghe vậy nên bắt ấn, trì-Chú. Lập tức, ông Jack đứng dậy được liền và đi lần vào bờ, quỳ xuống đảnh lễ Thầy và chư Thần, nói lời cám ơn.

Thầy thắc mắc hỏi:

“Tại sao ông bị chết dưới nước vậy ? Và tại sao lại ngồi dính trên mặt nước?”

Ông khóc lóc… trả lời rằng:

Khi tôi cùng với mấy người đồng nghiệp lặn tìm rác, thì tôi thấy có mấy người (chết) khác cũng đang ở dưới nước. Có một người đàn ông kéo tôi lại, rồi bẻ cái ống dẫn hơi làm cho tôi bị ngộp, rồi họ che-phủ tôi lại, nên không ai thấy tôi được. Sau đó, tôi thay thế chỗ của ông đó. Ổng đã được siêu-thoát rồi, còn tôi lại bị kẹt dưới nước, không thể nào lên được.

Mấy ngày nay, tôi vừa lạnh, vừa đói, dưới đó tối thui không thấy được gì hết cả. Chợt tôi nghe tiếng của một người nữ kêu tên tôi liên-tục, rồi hình như có một sức mạnh nào đó đã đẩy tôi lên tới mặt nước. Sau đó, tiếng của người nữ đó mất hẳn. Còn tôi thì bị dính chặt trên mặt nước như keo, không cử-động được gì cả. May thay có Thầy tới cứu. Xin Thầy cho tôi được về chùa.”

Thầy gật đầu, bảo ổng chắp tay, thành tâm niệm Phật thì mới về chùa được. Ông ngoan-ngoãn tuân lời. Khi bay ngang nhà mình, ông xin phép Thầy ngưng lại cho thăm vợ một chút. Thầy cùng chư Thần ngưng lại chờ, thấy khói đen bao phủ khắp căn nhà chư Thần nói với Thầy :

Người vợ này đã tu theo “tà-đạo” lâu năm rồi, nên khí “tà” xông lên tới Trời.

Ông Jack nghe vậy cũng gật đầu đồng ý, nói rằn :

“Tôi đã ngăn cản hoài, nhưng không được. Hồi nãy tôi xuống thăm, thấy bà nằm ngủ mà cả thân đều đen tối, khói đen bao phủ khắp nhà. Chính tôi cũng không thở được! “

Ông buồn bã cúi đầu.

Thầy an-ủi rồi cùng bay về chùa. Ông nhờ Thầy nhắn lại với mấy đứa con (bảo-trợ) rằng:

“Xin Thầy nhắn lại với mấy đứa nhỏ, cho tôi một bộ-đồ, giầy dép, và cho tôi ăn. Mấy ngày rồi tôi đói và lạnh lắm”.

Nói xong, ông liền nhập vô bài-vị.

Nghe Thầy kể mọi việc xong, Bảo-Đăng cùng với mấy chú nhỏ nấu nuôi kiểu Ý (spaghetti), khoai tây, salad và đốt vài bộ đồ cho ông…

Sau đó, vợ ông có nhờ Thầy hỏi ông giùm, số mật-mã máy vi-tính, vì bà không biết.

Ông liền nói cho Thầy biết và nhắn với bà rằng:

“Tôi đã hủy bỏ bảo-hiểm nhân-thọ hồi tháng trước rồi. Tôi cũng đã trả hết nợ nhà, nợ chiếc xe mới cho bà ấy rồi. Trong nhà bank không có gì hết. Bà đừng buồn. Tôi thật lòng xin lỗi.”

Sau 49 ngày, ông được sanh lên cõi trời. Còn người vợ tới nay vẫn còn sống…

Thầy sống cô-quạnh một thân một mình trong cái thất nhỏ cũ kỹ. Nhiều khi trời mưa lớn, bị dột nhiều nơi, nhưng Thầy cũng không than-phiền, chỉ lấy hết nồi-niêu ra để hứng nước dột.

Thầy hay khoe rằng:

“Mỗi lần mưa lớn, là thất của Thầy đều trổi lên nhiều tiếng trống, tiếng nhạc nghe cũng vui tai lắm”

Đến mùa Đông giá rét, tuyết rơi phủ khắp nơi, đầy ngập cả lối đi. Nhiều lúc có bão tuyết lớn thổi đứt cả giây điện, làm cả làng phải chìm trong bóng tối. Nhà nhà, ai nấy đều bận-rộn lo lấy củi đốt lò sưởi lên, rồi quây-quần bên nhau sưởi ấm, uống trà cười nói vui vẻ, thật là hạnh-phúc…

Có ai biết được, trong những lúc đó, nơi một căn nhà nhỏ cũ kỹ, một tu-sĩ Việt-Nam nhỏ bé, hiền lành, đang một thân một mình trong bóng tối, mò tìm cây đèn cầy để đốt.

Vì là nhà cũ, mái và vách tường chung-quanh đều làm bằng tôn, cho nên mùa Hè thì nóng và oi- bức khủng-khiếp, còn mùa Đông thì rét lạnh đến thấu xương. Vì vậy, tuy trong nhà đều có đầy-đủ máy lạnh và máy sưởi, nhưng cũng vẫn không đủ cho người được thoải-mái.

Có hôm bị cúp điện, nghe bên ngoài tiếng gió rít lên từng hồi, thổi xuyên qua khe cửa, trong nhà lạnh đến 0°F, lò sưởi lại bị hư, Thầy đành phải mặc nhiều áo len dầy, rồi lấy mền trùm lại, nhưng cũng không thấm vào đâu cả.

Những lần như vậy, Thầy chỉ biết ngồi trước bàn thờ Phật niệm Phật cho thật nhiều, để nếu có chết cũng được về cõi Phật.

Lần kia, đang khi niệm Phật, Thầy chợt nghĩ :

Từ ngày ẩn-tu đến nay, mình chưa hề vận-dụng Thần-Lực của Thần-Chú nhiều, chỉ chuyên trì-Chú, niệm Phật bình thường thôi. Hôm nay mình thử xem sao ?

Nghĩ xong, Thầy chuyển niệm Phật qua trì-Chú, vận-dụng hết Thần-Lực của mình để phát ra lửa tam-muội… Thầy kết ấn, trì-Chú suốt bốn tiếng đồng hồ. Tất cả mền, áo len trên người lần-lượt được bỏ xuống, mồ-hôi bắt đầu rỉ ra áo. Thầy đứng lên đi lại xem nhiệt độ treo trên vách, thấy lúc nãy là 0°F, giờ thì lên tới 50°F (trong nhà).

Thầy mừng quá, vừa dọn-dẹp mền-áo, miệng không rời câu Chú, cố-gắng giữ cho nhiệt độ ấm đứng lại một chỗ. Ngày hôm sau, có người đến giúp sửa điện, họ ngạc-nhiên khi bước vô nhà không thấy lạnh chút nào cả.

Có lần nọ, cả làng đều xôn-xao, tiếng loa phóng-thanh kêu gọi tất cả dân trong làng phải di-tản lên thành phố, vì bão lớn sẽ kéo đến trong ngày mai. Tất cả cơ-sở, siêu thị và trường học đều phải đóng cửa. Thầy đứng trong nhà nhìn ra cửa sổ, thấy dân làng ai nấy cũng bồng-bế, khuân-vác, lo đi di-tản. Thầy không thân-nhân, không quen biết ai cả, cũng không hề ra khỏi cửa đi chơi đâu hết, nên không dám đi theo họ.

Sau khi cả làng đi hết, để lại một sự trống vắng, cô quạnh, không một tiếng người, tiếng xe, nhà nhà cửa đóng tối-thui, im-lìm giống như một làng chết.

Chỉ còn lại một thân một mình, Thầy bèn chuẩn-bị cho mình những đồ-vật như: đèn cầy, áo lạnh, nấu nước nóng để trong bình thủy, nấu cơm để sẵn, v.v… Thầy tắm gội sạch-sẽ, mặc hậu vào để lỡ có chết (bị sập nhà) cũng được vãng-sanh.

Đến giờ bão thổi đến, tiếng gió kêu rít lên nghe rợn mình, gió thổi mạnh đến nỗi nghe tiếng đập rầm-rầm, rung-rinh cả nhà, lắc qua lắc lại, điện cúp, cả làng chìm trong đêm tối. Thầy liền kết ấn, nhiếp tâm trì-Chú, rồi dùng hết Tâm-lực, Thần-lực kiết-giới chung-quanh nhà và từ-từ lan rộng xa ra bao phủ khắp làng. Xong, Thầy tung hết ấn lên không trung, đẩy hết gió bão ra ngoài đồng ruộng lớn mênh-mông, không có nhà cửa chi hết. Thầy làm ba lần y như vậy.

Tự-nhiên sau đó, tiếng gió rít thưa dần, rồi im bặt.

Hôm sau, người trong làng trở về, thấy nhà cửa của mình còn nguyên-vẹn, cả làng không bị hư hại bao nhiêu, cả làng bị cúp điện, cây cối tróc gốc nằm đầy đường, và đặc-biệt là cây cổ-thụ ở đầu làng (đứng vững giữa trời, chịu bao sương gió trên 200 năm qua) đã bị xẻ ra làm đôi.

Tin tức thời tiết cho biết rằng:

Không hiểu sao, cơn bão đã thổi đến làng Louisville có sức mạnh tới 80 dặm (miles) một giờ, bề rộng của nó tới 20 dặm, thổi ngang qua làng có thể quét sạch hết không còn một nhà nào cả. Nhưng cơn bão vừa chạm tới làng đã bị một lực mạnh nào đó đánh bạt ra ngoài đồng ruộng một cách kỳ-diệu, chưa từng có bao giờ, thật là hy-hữu…

Người trong làng kéo đến gõ cửa nhà Thầy, họ đem trái cây, rau cải, bánh (chính tay họ làm), mang đến biếu Thầy, cảm tạ. Họ cho rằng, ông Thầy tu nầy chắc đã cầu-nguyện giúp làng qua khỏi cơn bão.

Có người nói rằng:

“Xin lỗi ông rất nhiều! Ngày hôm qua, chúng tôi bận-rộn gia-đình, lo di-tản đi hết, mà quên hẵng đến ông, để ông ở lại có một mình. Chúng tôi ai cũng cảm thấy lo-lắng cho ông hết cả.

Chúng tôi đại-diện cho cả làng nầy đến cảm ơn ông. Bắt đầu từ khi có ông đến ở đây, ông đã bảo-hộ cho cả làng chúng tôi đều được tai qua nạn khỏi, sống yên lành, không trộm cướp, không bão lụt, lửa cháy chi cả…”

Người trong làng, từ cảnh-sát cho đến đứa trẻ, ai ai cũng quý mến Thầy. Có khi Thầy tu xong, đi ra dạo bộ chung quanh sân nhà để giúp cho gân-cốt co- giãn, ai thấy Thầy đều đến cúi chào, hỏi thăm sức khoẻ.

Thầy sống lủi-thủi như một cái bóng, chưa hề làm phiền ai cả. Đôi khi nằm mộng lại Thấy mình về Liên-Trì Hải-Hội ở Cực-Lạc. Khi tỉnh giấc Thầy vội cảm-tác bài thơ:

Lầu quỳnh cách-biệt những năm xưa,
Lối cũ đường xa bước trở về.
Tháng ngày qua hờ-hững,
Tóc trắng điểm hoa lê.
Lòng theo bóng nguyệt trời Tây xế,
Tai lắng nghe chim tiếng nhớ quê.
Nhìn lá thu rơi-rụng,
Nghe tấc dạ não-nề.
Đỉnh trâm xông đốt ngân hơi khánh,
Hướng cõi Liên-bang phát nguyện thề.
Ta-bà đã chán chê…!
Thích Hải-Quang

Có lần nọ, sau thời khoá tu, Thầy đi bộ ra sân trước, đang đứng khoanh tay ngó mấy con chim nhỏ ríu-rít trên cành cây trước nhà, chợt có chiếc xe hơi chạy ngang qua nhà. Chắc họ thấy Thầy, nên liền thắng lại một cái mạnh, de xe ngược lại gần thầy hơn. Thấy 4 cánh cửa mở ra một lượt, bốn người Mỹ lực-lưỡng, cao lớn, đầu cạo trọc, cũng mặc áo sơ-mi trắng củng đi tới Thầy, một lượt đồng chắp tay cúi chào, xong quay lưng leo lên xe chạy đi mất.

Thầy nhíu mày, đứng ngó theo chưng-hửng, chẳng hiểu chuyện gì!

Có một chuyện lạ nữa là:

Nguyên dưới sàn nhà của Thầy có một khoảng trống rộng lớn, được bao phủ bằng những tấm tôn, cho nên tất cả mèo hoang trong làng đều lấy nơi nầy làm nhà ở. Khi Thầy gõ chuông tu xong là có mấy con chó mèo (hàng xóm) đến cào cửa, ngồi chờ. Thầy ra mở cửa thì chúng liền đi vào ngồi nghe trì-Chú, niệm Phật, xong Thầy trộn một dĩa thức ăn lớn, đem ra ngoài sân cho chúng ăn. Hầu như ngày nào cũng vậy, một số nghe tiếng chuông trước thì gõ cửa vô tu, một số khác lại nghe tiếng chuông sau thì ngồi xếp hàng ngang trước cửa chờ ăn.

Một bửa nọ, Thầy cũng đem thức ăn ra để ngoài sân xong, sau đó trở lại xem chúng ăn hết chưa, Thầy ngạc nhiên khi thấy chung quanh đĩa thức ăn gồm có: năm con mèo, hai con chuột đen thật to có đốm trắng, và hai con chó nhỏ đang chụm đầu nhau ăn một cách vui-vẻ, không hề giành-giựt, hoặc gầm-gừ nhau gì cả.

Thầy nghĩ, chắc có lẽ chúng cùng sống chung với nhau dưới sàn nhà của mình từ nhỏ, nên mới hiền ngoan như anh em vậy!

Trong một mùa tuyết lạnh năm 2009, Thầy không còn thấy con mèo lông vàng đến cùng tu nữa. Thầy nghĩ chắc lạnh quá, chúng nó không dám chui lên tu.

Khoảng ba ngày sau đó, đang ngồi tu, Thầy chợt như nghe có tiếng kêu rất lạ:

“Thầy ơi, cứu con…!”

Thầy cảm thấy lạ, nhưng vẫn tiếp-tục trì-Chú… Chợt thấy con mèo vàng đang nằm gần dưới suối, tuyết đã gần như phủ kín lấy nó. Thầy liền xả ấn, ngưng trì-Chú, đứng dậy đi mặc áo lạnh dầy, mang giầy ủng (boots), đội nón, mang bao tay đi ra ngoài, lội trong tuyết và đi lần xuống suối đến chỗ con mèo đang nằm.

Quả thật Thầy tìm ra con mèo không khó chút nào, Thân của nó lạnh cứng… Mang vào nhà, Thầy lật-đật sưởi ấm cho nó xong, thấy còn thở thoi-thóp, mói tìm xem có những vết gì lạ không, thì ra nó bị rắn cắn ở miệng (chắc khi xuống suối uống nước).

Thầy liền để nó nằm trên tấm khăn Tỳ-Lô kế bên lò sưởi, đoạn trì-Chú vào nưóc cho nó uống, rồi tắm cho nó, niệm Phật hộ-niệm suốt hai ngày. Sau đó, nó đã yên lành ra đi trong tiếng trì-Chú, niệm Phật hộ- niệm của Thầy…

Ba ngày sau, Thầy mơ-màng thấy có một thanh-niên trẻ đẹp tóc vàng đến đảnh-lễ tạ-từ.

Thầy liền hỏi:

Đạo-hữu là ai, sao biết Thầy mà đến đảnh-lễ?”

“Dạ, con là con mèo vàng của Thầy nè. Nhờ sống gần bên Thầy, được nghe Thầy trì-Chú, niệm Phật suốt bao năm; trước khi chết còn được Thầy cứu-độ, cho tắm nước Chú, và được Thầy hộ-niệm, nên nghiệp thú của con được tiêu hết, và con được sanh lên cõi trời. Nay con đến xin đảnh-lễ cảm-tạ ơn Sư-Phụ cứu-độ”.

Cậu thanh-niên quỳ xuống đảnh-lễ, xong biến thành khói trắng bay vuốt lên trên không.

Giựt mình tỉnh giấc, Thầy mừng cho con mèo của mình đã được thoát nghiệp súc-sanh rồi..

Chung quanh hàng xóm, đối diện trước thất của Thầy, có một bà già ở mà không thấy có con cháu nào đến thăm cả. Bà rất vui-vẻ, thường mang cây trái, hoa quả biếu tặng Thầy, chiều chiều thường thấy bà ra quét sân, nhổ cỏ…

Cả mấy tuần rồi, không thấy bà ra quét sân nữa, Thầy nghĩ chắc bà đi chơi xa chăng?

Đang ngồi trì-Chú, Thầy chợt thấy bà già nầy đang nằm chết trên giường từ lúc nào rồi. Thầy giựt mình xả ấn, đứng dậy đi qua bên nhà ông bạn già ở kế bên (trái), yêu cầu nên qua nhà xem bà hàng xóm có sao không.

Quả thật, sau khi mọi người phá cửa nhà vào thì mới biết, bà qua đời đã mấy ngày rồi.

Hai ông bà hàng xóm (ở phía bên phải) của Thầy cũng thế, tuổi đã ngoài 80, nhưng rất khoẻ mạnh, thường hay trồng khoai, bắp, và hay qua phụ cắt cỏ giùm Thầy mỗi khi ông thấy cỏ mọc quá cao. Sáng sớm nọ, trời trong gió mát, ông dùng điểm tâm xong ra ngồi trên ghế dưới mái hiên nhà ở sân sau uống trà, đọc sách…

Thầy đang tu, chợt thấy ông bạn già qua chơi, tay có cầm theo ly trà còn nóng. Thầy đứng lên xá Phật xong, quay qua chào lại thì không thấy ông đâu cả. Thầy biết có chuyện không lành rồi, nên lật-đật chạy qua nhà ông gõ cửa, người vợ ra mở cửa.

Thầy hỏi:

“Ông Blecky đâu rồi?”

Bà trả lời:

Ổng đang đọc sách, uống trà ở phía sau.”

Thầy vừa đi vào nhà, vừa nói cho bà biết là ông đã qua đời rồi.

Quả thật, Thầy và bà vợ ra tới nơi thấy ông ngồi trên ghế vẫn còn lắc kêu kót-két, cuốn sách vẫn còn trên tay, mà ông đã ra đi từ lúc nào rồi.

Thời gian lần lượt trôi qua một cách an-bình.

Mọi Phật-sự trong ngoài được Bảo-Đăng gánh-vác, đều có kết quả tốt, Thầy luôn mát lòng, vừa ý. Phật-tử gần xa nghe danh mến đức, quy-tụ về tu-học phưong-cách trì-Chú và hộ-niệm đúng pháp.

Mùa Phật-Đản vào năm 2010, Thầy ra thất về chùa làm lễ khánh-thành ba tôn-tượng lộ-thiên: tượng Phật Thích-Ca bằng đá trắng (nặng 1 tấn rưỡi), tượng Quán Thế-Âm Bồ-Tát đứng bằng đá trắng (nặng 1 tấn) được đặt trên hồ-sen, và tượng Quán- Âm Thập-Nhất Diện (đứng cao hơn 3 thước, nặng 2 tấn, làm bằng đá sắt Iron stone).

Lúc đó vào tháng 8 mùa Hạ, ở sa-mạc sức nóng quá gay-gắt hắt lên cháy phỏng da người. Dưói lửa nóng của trời bao phủ khắp nơi, tất cả cây lá đều héo-rũ, không một chút gió nào hết, Bảo-Đăng phải dương vài cây dù lên để có bóng mát, và giăng thêm nhiều giây phun hơi nước, hầu giúp giảm bớt sức nóng hực. Những người sức khoẻ yếu, không một ai dám bước ra ngoài cả.

Vài Phật-tử nam phải cầm dù che cho Thầy làm lễ cho đỡ nóng. Thấy vậy, Bảo-Đăng ngước mặt lên trời, chắp tay thầm cầu xin ơn trên ban cho gió mát.

Trong khi đang bắt đầu làm lễ, không biết từ phương nào một cuồng gió cực mạnh (như bão) ào-ạt thổi đến làm tung cả bụi đất, bay cao khỏi nóc nhà. Cô Phật-tử Đăng-Ngọc đang đứng trên nóc nhà kho phía sau đế chụp hình, sợ quá ôm đại nhánh cây bưởi cho khỏi bị gió cuốn đi. Cô Hạnh-Đức đang đứng trên cầu thang cũng giật mình, một tay vân giữ chặt máy quay phim (đang thu hình), một tay nắm lấy cây sắt dựng hào-quang của tượng Phật Thích-Ca, hai chân cô kẹp chặt vô cầu thang cho khỏi té, mắt nhắm kín (vì bụi). Mọi người ở dưới vẫn đứng yên (không một ai bỏ chạy cả) nhắm mắt, miệng vẫn rập tiếng niệm Phật vang-rền.

Không mấy chốc, bụi tan hết, trời trong sáng trở lại. Những tà áo tràng tung bay theo chiều gió nhẹ, thổi mát suốt khoá lễ. Mọi người đều hoan-hỷ vì chư Thiên đã ban cho ngọn Thiên-phong (gió trời) mát-mẻ lạ thường. Nhưng chỉ có gió mát ở lộ-thiên chỗ an-vị tượng Phật mà thôi, ngoài ra phía sân trước chùa và chung-quanh những chỗ gần khác, tuyệt nhiên không hề có một chút xíu gió nào thổi đến cả. Thật là linh-hiển biết bao !

Đúng như lời Tổ-sư dạy:

Dùng Tâm thành-kính, cung-kính chân-thật mà câu-nguyện thì sẽ được cảm-ứng ngay.

(Phụ chú:

Bảo-Đăng xin kể lại sự cảm-ứng với Phật, Bồ-Tát như sau:

Mỗi khi đi đến đâu thấy cảnh tượng Phật Thích-Ca và Phật-đài lộ thiên trang đẹp, lòng Bảo-Đăng cũng ao-ước cho chùa của mình có được một Thích-Ca Phật đài nho nhỏ. Mỗi lần ra sân chùa quét dọn, Bảo-Đăng thường chắp tay ngước lên hư-không khấn nguyện rằng :

– Vì chùa con tu ẩn nên nghèo quá, không có đủ tiền để thỉnh tượng Phật Thích-ca (làm bằng đá trắng), và làm Phật đài trang đẹp như người ta. Con có tham-cầu quá đáng không? Cúi xin chư Phật chứng giám cho lòng thành của con.

Thời-gian trôi qua, Bảo-Đăng không còn nghĩ đến Thích-Ca Phật-đài nữa, mà an-phận nghèo, giữ tâm thanh-tịnh lúc-thúc lo tu-hành.

Tại thành phố Tucson mỗi năm trường kỳ đều có mở Gem Show từ khắp thế-giới tụ hợp về vào tháng hai đế bán cho những nhà đại-lý.

Đang ngồi trong chùa đánh máy trả lời Thư học Phật cho Phật-tử phương xa gởi về hỏi pháp tu. Có Phật-tử gọi cho biết ở ngoài Game show có một tượng Phật Thích-Ca bằng đá trắng cực đẹp. Vội tắt máy lái xe đến xem thì quả thật như vậy, Bảo-đăng mừng lắm liền bắt ấn, trì-chú đi nhiễu vòng quanh tượng của Ngài, khấn rằng:

– Nam-mô Bổn-sư Thích Ca Mâu-Ni Phật, Hộ-Pháp thiện-thần chứng minh cho con, nếu như đúng duyên của con xin Ngài về chùa của con ngự đừng đi đâu hết.

Xong đến gặp người bán hỏi giá là 28.000$. Bảo-Đăng thở dài lắc đầu vì giá tiền quá cao ngoài sức của mình. Trước khi ra về, Bảo-Đăng đứng trước tôn-tượng chắp tay thành-kính khấn nguyện rằng:

– Con thương Ngài lắm, tượng của Ngài trang-nghiêm quá, con thật lòng muốn Ngài về chùa con ngự, nhưng giá tiền lớn quá con không có thể thỉnh Ngài về được.

Hai tuần sau Tượng Phật vẫn còn ngồi yên đó, Bảo-Đăng đến gặp ngay Bà chủ tên Micky (người Do-thái), sau khi hỏi sơ qua về giá-cả, và xin bà bớt giá xuống, bà kể lại rằng:

“Cô biết không, tôi thường đi khắp năm châu để tìm kiếm những loại đá qúy. Tự-nhiên năm rồi tôi ghé qua VN để xem coi họ có những loại đá qúy mà tôi muốn tìm không?, tôi đã gặp rất nhiều tượng Phật lớn nhỏ, nhưng tôi không để ý cho lắm, vì tôi chưa hề mua bán tượng Phật bao giờ. Khi đi ngang qua tượng Phật trắng này chợt nghe tiếng kêu, tôi đứng lại rồi lắc đầu nghĩ là mình có nghe lầm chăng, nên tiếp-tục bước đi được vài bước, lại nghe tiếng kêu thật rõ là:

– Mua ta đi, mua ta đi.

Tôi giựt mình đứng lại, ngó chung quanh không có một người, tôi nghĩ không lẽ tượng đá nói với mình sao?

Tôi chậm bước đến trước tượng hỏi:

– Ông kêu tôi, phải không ?

Nghe tiếng nói:

– Phải, ngươi mua ta đi.

Tôi kinh-ngạc hết sức, ngó chung quanh không thấy ai tôi trả lời:

– Tôi không có mua tượng Phật, mua ông rồi tôi sẽ bán cho ai đây?

Nghe tiếng trả lời rằng:

– Ta đã có chỗ đến rôi, cứ mua ta.

Lúc đó trong tâm tôi rất lấy làm ngạc-nhiên, đứng suy-nghĩ một hồi lâu, tôi đã mua và đem về tới Cali.

Nhiều tháng trôi qua, người qua kẻ lại mà không một ai hỏi mua cả. Tượng Phật cũng lặng im không nói một lời nào nữa. Mãi đến năm nay Gem show 2010 tôi đang điều-khiêh thợ di chuyển những tảng đá lớn đi Tucson bán, thì lại nghe tiếng kêu tôi:

– Đem ta theo, đem ta theo.

Tôi hỏi:

– Ông có chắc là đem ông theo tân nấy có người mua không?”

– Ta có chỗ đi rồi.

Sau khi nghe bà thuật lại câu chuyện kỳ-lạ và hy-hữu này mà chính bà cũng chưa hiểu được, Bảo-Đăng mạnh dạn cho bà biết rằng nơi mà tượng Phật muốn đến là chùa của tôi đó, chứ không phải ai khác cả.

Bà vừa cười vừa nói rằng:

– Nếu quả thật như vậy, thì tôi sẽ bớt cho cô với giá đặc-biệt là 20.000$. Từ 28.000$ bà bớt 8.000$.

Bảo-Đăng lắc đầu và cho bà biết là chùa mình nghèo lắm, ít có người biết đến, thì đâu có ai cúng-dường. Giá tiền vẫn còn quá cao. Bảo-Đăng suy-nghĩ rồi trả giá một tiếng là 10.000$. Bà lắc đầu nhứt định không chịu bán.

Bảo-Đăng lủi-thủi ra về với lòng nuối-tiếc khôn-nguôi.

Hôm sau, Bà gọi điện thoại cho Bảo-Đăng bảo ra gặp bà. Bảo-Đăng đến bà kể lại rằng:

“Chiều hôm qua sau khi cô về rồi, chúng tôi đóng cửa, dọn dẹp thì lại nghe tiếng nói bên tai rằng:”

– Hãy để cho nó cái giá nó muốn đi, Ta sẽ đền bù cho.

Bà nói rằng:

“Giá 10.000$ rẻ quá, tôi không thể bán được, tôi bớt cho cô thêm 5.000$ nữa là 15.000$, không thể bớt thêm nữa đâu, cô có chịu không?”

Bảo-Đăng mừng lắm, biết là Ngài đã thương mà chứng giám lòng thành rồi, nên không suy-nghĩ liền nói:

“Cám ơn bà có lòng tốt, nhưng thật sự tôi cũng không có đủ 10,000$ nữa, tôi phải mượn tiền của thẻ credit card đó.”

Bà vẫn không chịu, bỏ đi chỗ khác. Bảo-Đăng lanh-trí nói với theo rằng:

“Bà đã bằng lòng đưa tượng Phật qua tới đây rồi, lại đúng chỗ mà Ngài muốn nữa, chùa tôi nghèo rất tha-thiết có được một tượng để thờ kính, bà cũng được hưởng nhiều phước lớn chứ không phải nhỏ.”

Bà đứng lại nghe song vẫn lắc đầu nói không được, không đủ số tiền mà tôi đã chi ra. Bảo-Đăng cười nói vui thêm rằng:

“Ngày mai mời bà đến chùa tôi sẽ đãi cơm.”

Bà cười nói rằng:

“Nhóm của tôi có hơn 15 người.”

Bảo-Đăng vẫn tươi cười nói “không sao, 20 người tôi cũng đãi mà.

Bà cười nói:Một bửa cơm tối trị giá tới 5.000$, mắc dữ vậy sao?”

Một đệ-tử đi theo đứng kế bên trả lời rằng:

“Vì chính tay Cô tôi nấu đãi quý-vị đó, nên phải mắc chứ.”

Bà cười ngặt nghẽo, trả lời:

“OK, cô thắng được lòng tôi rồi đó nhé.”

Năm sau, cũng vào ngày Gem show, Bà gọi cho Bảo-Đăng ra bà cho xem tượng Thiên-Thủ thiên-nhãn bằng Iron stone rất cao, nặng 2 tấn tuyệt oai-nghi.

Bà vui vẻ kể chuyện rằng:

“Khi tôi đến Trung-Hoa để tìm đá qúy. Không hiểu sao khi đi ngang qua cái tượng nầy cũng bảo tôi mua nữa.

Tôi hỏi rằng:

– Mua Bà rồi tôi sẽ đem đi đâu?

Nghe tiếng trả lời rằng:

– Ta muốn qua Mỹ, Ta đứng đây lâu lắm rồi.

Nhìn tượng Bồ-Tát tướng cao, với gương mặt từ-bi nhưng thật có oai, nên tôi đã mua đem về Mỹ. Ở Cali cũng không ai để ý tới cả, tượng đá vẫn đứng lặng im cho tới trước ngày qua Tucson, tượng này lại kêu tôi mang bà theo, tôi hỏi:

– Bà có chắc là có người mua phải không ?

Nghe tiếng trả lời:

– Cứ đem ta theo, ta đã có chỗ trụ rồi.

Tôi nói với tượng rằng, tôi hy-vọng không phải là chùa của cô Bảo-Đăng?

Tượng im lặng, không nói một lời gì nữa từ đó.”

Nhìn cái giá để 38.000$. Bảo-Đăng làm thinh không nói lời nào, nghĩ trong tâm số tiền thỉnh tượng năm rồi tới nay cũng chưa trả hết. Chùa nghèo nên an-phận nghèo, không tham-cầu thì không bị khổ, mới giữ được Tâm thanh-tịnh mà tu-hành.

Bảo-Đăng lại nghĩ thêm rằng:

– Người Niệm Phật, Trì-chú muốn có thần-lực, muốn cứu mình cứu người được, thì phải không có lòng tham cầu quá sức, sẽ không bị phiền-não, tâm trí u-mê, rồi tìm đủ mọi thủ-đoạn để kiếm tiền, kiếm bạc quanh năm suốt tháng không còn tu-hành thanh-tịnh như lúc ban đầu mới bước chân vào cửa đạo nữa, thì làm sao có đầy-đủ công-đức, đầy-đủ thần-lực để cứu-độ mình cứu-độ cho người khác.

câu: – “Đức trọng quỷ thần kinh”

Người tu-hành cần phải lấy Đức làm đầu, mà không có ĐỨC, không có THẦN-LỰC chi cả, thì không có khả-năng cứu-độ cho người và cho vong linh (chết) cả.

Phải biết:

Thượng bất chánh thì Hạ tắc loạn vậy.

Trong một ngôi chùa dù nhỏ hoặc to lớn, mà vị Trụ-trì không chân-chánh tu-hành, không tạo nhiều “công- đức”, cũng không có chút đại-tâm, đại lực, thần-lực nào cả, trong tâm lại không chịu “thiểu-dục tri-túc” (ít muốn biết đủ) mà toàn là “tham, sân, tranh chấp” thì cứu-độ được cho ai? Chư Phật, chư Bồ-Tát có thật đến ngự không và chư Hộ-pháp có đến chứng-minh không?

Vì nghĩ như vậy, nên Bảo-Đăng không dám đến nữa, 2 tuần sau đó trước khi bà (Micky) trở về Cali, có gọi Bảo-Đăng ra bà muốn nói chuyện một chút.

Bà kể lại rằng:

“Ngày hôm qua tôi lại nghe được tiếng nói nữa, bảo rằng:

– Hãy để cho nó với giá tốt đi.

Tôi hỏi đế cho Ai? Có tiếng nói:

-Cho người của ta.

Tôi hỏi:

– Người của Bà là ai ?

– Là Bảo-Đăng.

Bây giờ cô có muốn mua không, tượng này cũng muốn về chùa của cô nữa đó.”

Bảo-Đãng cũng lắc đầu nói rằng:

“Tôi rất thích tượng nầy, quá đẹp, quá oai-thần, để trấn-tự thì yên-ổn không chi bằng, nhưng khổ nỗi tôi không có nhiều tiền như vậy đâu.”

Bà chân thành nói rằng:

“Cô có biết không, chưa bao giờ tôi nghe tượng đá nói cả, mà nay tôi đã được thấy, được nghe từ nơi 2 tượng Phật của cô rồi, một khi tượng đã muốn về với cô, tôi khó có thế bán được cho ai, dù tôi có mang trở vê Cali cũng không bán được đâu, vì tượng Phật linh-thiêng như vậy thì không chịu đi đến những nơi không có tâm thành. Vì thế, theo sức của cô có thể cho tôi “một” giá được không?”

Bảo-Đăng ngước lên nhìn gương mặt oai-nghi, với ánh mắt từ-bi của Ngài nhìn xuống Bảo-Đăng mà tự nghĩ :

Phật đã thương mình, muốn về với mình mà mình không nhận thì mang tội với ngài chăng? Lần sau mình có cầu-khẩn điều chi khác chắc Ngài sẽ không cho nữa. Nên trả lời:

“Thật sự tôi không có tiền, nhưng nếu bà thương muốn tượng này về chùa tôi thì tôi nhận, nhưng tôi chỉ có 7.000$ hà.” Vừa dứt lời Bảo-Đăng lật-đật bước đi cho thiệt lẹ để khỏi bị chửi (vì Tượng Bồ-tát “Thiên-thủ, thiên nhãn, thập nhứt diện” làm bằng đá sắt, nặng 2 tấn, cao gần 3 thước, từ bên Trung-quốc chở đến tận thành-phố nhỏ Tucson, AZ. Đế giá bán là 38.000$, mà trả chỉ có 7.000$, nên chạy cho lẹ là phải rồi. Chợt nghe tiếng của bà kêu lớn tên mình:

– Velvet!

Bảo-Đăng giựt mình đứng khựng lại, không biết nên bước tới hay nên thụt lùi.

Bà đến gần vui vẻ nói rằng:

“Giờ tôi biết rõ Cô là người của Tam-Bảo rồi, cô có tâm-thành như thế, nên những tượng Phật đều thật muốn về chùa của cô hết cả, nên tôi bằng lòng bán, chứ với số tiền nhỏ đó không đủ để trả tiền cước-phí nữa. Tôi chỉ lấy tượng-trưng thôi, vì tôi cũng không có sự lựa chọn hoặc từ chối được. Nhưng có 2 việc tôi yêu cầu cô làm cho tôi có được không ?”

Bảo-Đăng thở cái phào nhẹ-nhỏm, lòng vui sướng gật đầu.

Bà nói rằng:

1. Tối mai trước khi về lại Cali, chúng tôi muốn đến chùa dùng cơm tối, vì gia-đình và những người làm của tôi khen cô nấu cơm chay ngon quá chừng, chưa bao giờ tụi nó được nếm những hương vị ngon lạ đó cả.

2. Riêng cá nhân của tôi tự biết trong người của tôi có cái gì đó đã làm cho tôi luôn nóng giận một cách vô-lý, và thường hay mệt-mỏi, lười-biếng, cùng cố-chấp nhiều hơn trước, mà không biết làm cách nào cho khỏi được. Vậy cô có thể giúp giải cho tôi được không?

Bảo-Đăng vui vẻ gật đầu, hứa khả.

Sau khi được bà chở tượng Bồ-Tát về tới chùa rồi, Bảo-Đăng làm tiệc chay đãi họ, đồng-thời cũng đã trì-chú giúp cho bà, và chỉ dạy phương-cách tu-tập xong. Bà cảm Thầy nhẹ-nhàng hơn trước rất nhiều. Bà vui-vẻ muốn kết nghĩa (tỷ, muội) với Bảo-Đăng.)

Sau ngày khánh thành, xem lại những tấm hình của cô Đăng-Ngọc chụp mới thấy, có hoa Mạn-đà-la của chư Thiên rải xuống cúng-dường. Thầy và các Phật-tử đều vui mừng và tỏ lòng tri-ân đến chư Thiên thật nhiều.

Lúc trước, Bảo-Đăng có từng xem qua hình chụp Lễ cung-nghinh Phật-Ngọc ở những nơi khác tổ-chức, thấy có nhiều Hoa Mạn-đà-la rải cúng-dường, mọi người đều nghĩ rằng:

– Hoa Mạn-đà-la nầy là do Phật-tử tự dùng kỹ-thuật vi-tính làm ra, chứ làm gì có chư Thiên nào cúng-dường? Chuyện nầy chắc ngụy-tạo ra thôi v.v…

Bảo-Đăng chợt nhớ ra, vào năm 2007, con gái mình cất nhà, trước khi làm vách tường bên trong, Bảo-Đăng đã cho mấy đứa cháu leo lên nhét những lá Chú Tỳ-Lô vào mỗi vách-tường và trên trần nhà. Chúng nó đứng trên lầu chụp hình kỷ-niệm. Khi rửa ra mới thấy có rất nhiều hoa Mạn-đà-la rải-rác khắp trong nhà. Lúc đó không một ai biết là cái gì nên không để ý.

Sau nầy, khi nghe Thầy giảng dạy mới biế :

– Đó chính là hoa Mạn-đà-la của chư Thiên rải cúng-dường. Hễ bất cứ chỗ nào mà có chánh Pháp, chánh-nhân, có ấn-chú, có Kinh Đại-thừa và những tượng Phật được thờ-cúng trang-nghiêm, thì đều được chư Long-Thiên, Hộ-Pháp đến gia-hộ cho hành-giả, và còn được chư Thiên rải hoa cúng- dường.

Thầy thường khuyên dạy đệ-tử nên đeo Chú, đắp mền Tỳ-Lô ngủ, trì-Chú nhiều hơn, để hộ-thân, và được “Tâm-lực” với “Thần-lực”. Như vậy mới có đủ khả-năng cứu độ được mình, và cứu độ được người khác.

Thầy dạy tiếp rằng:

– Ngay cả những lá Chú Quang-Minh và niên Tỳ- Lô của Pháp-Hoa Tự chúng ta in ra, cũng đều được chư Thiên rải hoa cúng-dường hết, và bảo hộ cho người trì chú.

Tại sao?

Phật nói trên đỉnh núi Đại Kim-Cưong (Tu-Di):

Mền Tỳ-Lô Quang-Minh nầy còn có những tên khác là:

– Phổ-biến Quang-Minh

– Thanh-Tịnh Xí-Thạnh

– Như-Ý Bảo-Ấn

– Tâm Vô Năng Thắng

– Đại Minh Vương

– Đại Tùy-Cầu Đà-ra-ni

Thần-Chú nầy thuộc về Thai-Tạng Giới Mạn-đà- la, có tác-dụng rất rộng-rãi, trừ tai-nạn, đao binh, nước, lửa, thuốc độc, trừ nạn rồng-cá, trừ nạn vua quan hung-ác muốn hại, trừ được nghiệp bệnh, trừ được tà ma, trừ được tất cả bệnh tâm-thân (khó ngủ, ác mộng, bị bóng ma đè, lòng hay khiếp sợ v.v…). Đặc- biệt, cầu mưa được mưa, cầu gió được gió, cầu ngưng gió mưa bão, cầu cho tâm tánh con cái được an- lành, được thông-minh, khỏe mạnh, và giúp cho người được vãng-sanh vê cõi Cực-Lạc đều được thành-tựu.

– Mền nầy giúp cho Âm siêu, Dương thái, sở cầu được như ý.

Nên mới có tên là  ĐẠI TÙY-CẦU

Những Thần-Chú trên tấm mền này là do 99 ức trăm ngàn na-do-tha, hằng hà sa chư Phật cùng nhau diễn nói, cùng nhau tùy-hỷ và khen-ngợi, nên có oaI-Lực lớn không thể nghĩ-bàn !

Thần-Chú nầy rất dài, gấp hai Thần-Chú Thủ-Lăng-Nghiêm (trên 800 câu), thành-thử ra không có người biết mà thọ-trì và tin-nhận cả (có nhiều người không hiểu biết mà còn khinh-rẻ cũng phỉ-báng, cho là bùa, để cho người “chết” mà thôi và cấm cản người sống thọ dụng nữa).

Phật dạy:

– Y như pháp chép những Thần-Chú đó ra giấy, hoặc in trên vải rồi gia-tri “Thần-lực” vào, cột trên cánh tay, hoặc đeo dưới cổ, đội trên đầu, hoặc quấn chung-quanh mình, hoặc đắp phủ hết thân, người đó ỉlà nơi gia-hộ của tất cả Như-Lai, là thân kiên-cố của Kim-Cương.

Nên biết:

– Người (đắp mền Tỳ-Lô) đó, lại còn biết trì Phật Chú nữa, thì chính-thật là:

– TẠNG-THÂN 1 của tất cả NHƯ-LAI

– Là con mắt của Phật,

– Là thân Quang-Minh Xí-thạnh của tất cả chư Phật,

– Là áo giáp bất hoại.

Phải biết người trì-Chú và đắp mền Tỳ-Lô, có khả-năng

– đập nát tất cả “oán-định” (oán thù)

– thiêu đốt hết tất cả tội-chướng, nghiệp bệnh

Phật dạy tiếp rằng

– Có một vị Tỳ-kheo, làm nhiều điều phạm giới ăn trộm tài vật của chư Tăng đem về dùng làm của riêng. Khi gần chết bị tội nặng, phải chịu đại khổ não mà không có người cứu giúp, nên kêu-gào to tiếng một cách thảm-thiết!

Bấy giờ, ở gần đó, có một vị Ưu-bà-tắc (là Phật- tử nam tại-gia) nghe tiếng kêu-gào, liền đi đến nhà Tỳ-kheo bị bệnh kia, thấy Ông quằn-quại kêu-la đau-đớn, mới khởi lòng đại từ-bi rộng lớn, vì vị Tăng ấy mà chép Thần-Chú Đại-Tùy-cầu này vào giấy, lại trì-Chú Đại-Bi gia-trì thêm vào, rồi đem đến đeo vào cổ của vị Tăng đang bệnh kia.

Vị Tăng ấy liền dứt hết mọi sự khổ não, hết đau đớn thân-xác, chết liền lập tức. Hồn (thần-thức) bị đọa ngay xuống Địa-ngục A-Tỳ !

Thi-hài của vị Tỳ-kheo ấy được đem bỏ trong tháp (chứa người mới chết, giờ gọi là nhà quàn), nhưng trên xác thân ấy vẫn còn đeo cái Chú Đại Tùy-Cầu.

Do nhân-duyên ấy (chết rồi mà vẫn còn đeo Chú), nên khi thần-thức Tỳ-kheo ấy mới vừa đọa xuống Địa-ngục A-Tỳ, thì bao nhiêu sự đau-khổ, bao nhiêu tội đã gây-tạo đêu tiêu tắt, chận đứng hết!

Các tội nhân khác cũng được an-vui, bao nhiêu ngọn lửa của Địa-ngục A-Tỳ thảy đêu tắt rụi.

Ngục Tốt Vô-Bi (chủ ngục “Không Thương”) lấy làm lạ, chạy lên báo với Diêm Vương rằng:

– Xin báo cho Đại-Vương biết, có việc này rất là đặc-biệt, trong ngục A-Tỳ khổ-não tất cả đều ngưng- nghỉ (tất cả tội nhân khác đang bị tra-khảo cũng đều ngưng hết).

– Những ngọn lửa mạnh cũng đều tắt hết.

– Cưa, cắt đều tự-nhiên dựng đứng lại.

– Đao kiếm chẳng thể hại, đều rớt xuống hết.

– Cây đao và rừng kiếm, thảy đều tự điêu-tàn.

– Các nỗi khổ, giết, mổ, nỗi nước nóng, chảo dầu sôi, tất cả đều ngưng cả.

Bệ-hạ là Sát-Vương, dùng pháp để trị tội nhân. Nhân-duyên nầy chẳng phải nhỏ, xin Bệ-hạ giúp tôi trừ nghi (tại sao vậy?).

Diêm Chúa quay sang tên ngục Tốt, nói rằng:

– Ngươi nói xong chưa ?

Tên ngục Tốt Vô-Bi thưa:

– Dạ, việc nầy thật kỳ-lạ!

Diêm Vương nói:

Tất cả đều do “nghiệp” mà chiêu-cảm ra hết. Vậy ngươi mau vào trong ngục A-Tỳ coi kỹ sự việc như thế nào?

Ngục Tốt Vô-Bi nhận lệnh, ngay vào lúc đầu đêm nhìn vào tháp (để xác) của Tỳ-kheo, thì thấy trên có đeo chú Đại Minh Vương Huỳnh Tùy-Cầu Đà-ra-ni, toả hào-quang sáng rực-rỡ (như đám lửa cháy lớn), lại có Tám bộ chúng2 vây quanh bảo-hộ.

Ngục Tốt quay về báo lên Diêm Vương, trình-bày mọi việc.

Riêng thần-thức của vị Tỳ-kheo kia, nhờ oai-lực của Thần-Chú Đại Tùy-Cầu, và Tâm-lực của người Phật-tử (có tâm đại-bi) kia, nên tất cả tội chướng thảy đều được tiêu diệt (nên không còn bị đọa vào địa ngục A-Tỳ nữa) và được sanh ngay vào cõi Trời Đao-Lợi, làm một vị Thiên-tử tên là Tùy-Câu Thiên-Tử.

Thầy giảng thêm cho Bảo-Đăng biết rằng:

“Thần-Chú này, hơn ngàn năm về trước; đã được các vị Tổ-sư, y như pháp mà nhóm họp lại 108 vị (vì mấy vị Tổ-sư Thầy oai-lực của Thần-Chú lớn quá, sẽ cứu khố, giải nạn cho chúng-sanh sau này, nên theo y như trong Kinh Phật dạy) cùng nhau rập tiếng “gia trì Thần-Chú” liên-tiếp trong 49 ngày, xong rồi tất cả 108 vị ngồi ngay tại chỗ mà khắc dấu, in ngay trên vải vàng mực đỏ, và lưu-truyền trong chốn Thiền-môn từ đó.

Do đại nhân-duyên, nên có một Hòa-Thượng Trung-Hoa mang qua Việt-Nam. Lúc đó, có cố Sư-Tổ Đại-Ninh Thích Thiền-Tâm may-mắn thỉnh được một cái. Với một kiến-thức quảng-bác về bộ môn MẬT-TÔNG, Sư-Tổ nghiên-cứu sâu-xa thêm và bổ-túc nhiều loại ấn-Chú có công-năng giải-nạn và hộ thân tâm. Ngài cho lưu-truyền khắp nơi trong nước đến những người hữu-duyên…”

Vào năm 1990, Bảo-Đăng thấy oai-lực vô-biên của Thần-Chú trong mền nầy, nên xin phép Thầy in ra cho trong hàng pháp-quyến mà thôi.

Năm 1991, trước khi Thầy đi ẩn-tu, có trao cho Bảo-Đăng một hộp lớn gởi từ Đại-Ninh của Sư-Tổ. Trong đó đựng nhiều loại Ấn, Chú Đà-ra-ni đã được khắc trên bảng đồng. Lần nầy Bảo-Đăng xin Thầy, cho phép bổ-túc thêm ấn-Chú đó vào hai bên (phải, trái) của mền Tỳ-Lô, do Sư-Tổ Thiền-Tâm khắc ra.

Mền Tỳ-Lô (Quang-Minh) quý-giá nầy là một trong những Bảo-pháp trấn Tự của Pháp-Hoa Tự Mật-Tịnh Đạo-Tràng tại Tucson, Arizona. Tuy ở những nơi khác cũng có tương-tự, nhưng không giống y-hệt được và không biết cách xử-dụng, tưởng lầm rằng – mền Tỳ-Lô nào cũng giống nhau cả, chỉ dùng để đắp cho người chết mà thôi !

Nhưng mền Tỳ-Lô của PHÁP-HOA Tự thì hoàn-toàn khác ở chỗ:

“Thần-lực” và “diệu-dụng” bất tư-nghì, không có loại mền nào khác mà so-sánh được hết.

Tại sao?

Vì, suốt hơn 20 năm qua, từ khi Bảo-Đăng có được cái mền Tỳ-Lô quý-giá đến nay, trước khi đưa cho các đệ-tử thỉnh, thì Thầy hoặc Bảo-Đăng đều phải gia-trì (trì-Chú) thần-lực vào những Thần-Chú được in trên mền cho đến khi nào mắt thấy rõ “hào-quang” sáng rực phát ra từ tất cả Ẩn-Chú đó thì mới được ngưng.

Chiếc mền được “gia-trì” như thế mới giúp cho Thần-Chú in trên mền Tỳ-Lô gia-tăng thêm “Thần-lực”, thì mới có khả-năng giải Ma nạn, giải nghiệp bịnh khổ cho người sống, và bảo-đảm chuyển được nghiệp-lực cho người sắp lâm-chung (đáng lẽ bị đọa vào tam ác đạo) được siêu-thoát.

Thật là hy-hữu, không phải ai cũng làm được.

Nếu mền Tỳ-Lô thỉnh về mà không được gia-trì Thần-Chú vào, thì mền sẽ không phát ra được hào quang. Như vậy, thì cũng không khác gì miếng vải tầm-thường bán ngoài chợ, không có chút “oai-lực” gì đế giải được nghiệp nạn chi cả, và ai in ra cũng được hết, nhưng nó (mền Tỳ-lô) không thể làm cho ÂM-SIÊU, DƯƠNG THỚI được !

Cho nên, những mền Tỳ-Lô được Bảo-Đăng gởi đến tay quý-vị đều có hiệu-quả tốt – để làm “Bảo pháp hộ-thân” cho người sống, cũng như cho người sắp chết.

Đây là một điều hân-hạnh cho chúng ta.

Vậy phải tuyệt-đối trân-trọng gìn-giữ, chớ có sanh-tâm nghi-ngờ mà mất đi phần hiệu-nghiệm !

(Xem lại Thư Học Phật số 75, 76, 77 hoặc Kinh Thiện-Ác Nhân-Quả ở phần sau có kể những sự nhiệm- mầu và hy-hữu về chiếc mền Tỳ-Lô, đã cứu nạn cho người sống lẫn người chết).

Bảo-Đăng xin kể một chuyện như sau:

(Hồi Phật còn tại thế, có một người chết được khiêng xác đi ngang qua một cái tháp đã xưa cũ, nên đều bị hư rã. Trên tháp tường có những câu Thần-Chú được vẽ trên đó. Gió thổi mạnh làm tróc một vài chữ Chú bay theo dính vào cái xác chết.

Khi hồn xuống địa-ngục, không có một khí-cụ nào tra phạt được, nấu dầu thì dầu tắt, đao chém xuống xác thì bị mẻ…

Diêm Vương lấy làm lạ, mới tới nơi coi, thì Thấy trên xác chết có dính một vài chữ Chú thôi, mà đã cứu được thần-thức rồi…

Huống-hồ chi chúng-ta tự thân uống nước Chú, tụng Chú, trì Chú, mặc áo Chú, đắp Chú nữa,… thì bảo-đảm sẽ được bình-an, giải được nghiệp nạn, Ma nạn và nhất là được chắc thêm phần vãng-sanh vậy.

Cho nên, người tu-hành muốn được tiêu nghiệp, muốn được bình-an, minh-tâm kiến-tánh đến phút lâm chung, bắt buộc phải kiêm thêm phần TRÌ-CHÚ và sám- hối trước khi niệm Phật, thì mới bảo-đảm được vãng-sanh vậy.)

Trở lại phần hoa Mạn-đà-la của chư Thiên rải cúng-dường…

Bất cứ ở nơi đâu có tượng Phật, có chánh Pháp trang-nghiêm, có chân tu (dù xuất-gia, hay tại-gia) mà thành-kính, cung-kính tượng Phật, thờ cúng trang nghiêm lễ lạy mỗi ngày, thì đều được chư Thiên rải hoa cúng dường cho tượng Phật cả.

Cho nên, dù là Phật làm bằng xi-măng, bằng sắt, bằng gỗ, hoặc bằng đất cát đi nữa, rồi đem lên bàn để thờ cúng, lễ lạy một cách thành-kính, cung-kính, vẫn được chư Thiên cúng-dường và gia-hộ cho hành-giả.

Gần đây nhất, trong tháng 11 năm 2011, có một nhóm giới trẻ (khoảng 40) em, từ 4 tuổi cho đến 35 tuổi, phát tâm tha-thiết xin được quy-y Tam-Bảo với Bảo-Đăng. Suốt mấy ngày trời trở gió lạnh, mưa bão tầm-tã, nước tràn vào nhà và bị cúp điện.

Mấy em trong nhóm lo ngày mai quy-y phải bị nhiều trở ngại, nên Phật-tử Đăng-K (trưởng chúng) cùng với các em đó đồng nhau niệm Phật, trì Chú Đại-Bi vang-rền cầu nguyện lên đức QUÁN THẾ-ÂM BỒ-TÁT

Một điềm lạ-thường xảy ra: – Là Trời đang mưa bão, nước tạt vô nhà ướt đẫm mà không một em nào bị ướt áo cả, trong nhà tối đen (điện cúp), bỗng nhiên có ánh sáng rực chiếu thẳng xuống từ nóc nhà, vài em trẻ Thấy vậy chạy ra ngoài sân tìm xem, thì thấy ánh-sáng từ trên Trời chiếu thẳng xuống ngay đạo-tràng.

Tới ngày quy-y, trời ngưng mưa bão, khí hậu ấm-áp lạ thường, mọi người vui mừng khôn-tả, sau khi khoá-lễ quy-y hoàn-mãn. Bảo-Đăng xem lại những tấm hình được chụp trong khi làm lễ, mới thấy có nhiều hoa Mạn-đà-la của chư Thiên rải cúng-dường khắp trong nhà !

Có rất nhiều cảnh-giới và thế-giới của những cõi khác, có Thần-thánh, có Bồ-Tát, có Phật, nhưng do vì tâm chúng ta cố-chấp, và nhục-nhãn của người phàm chúng ta bị nghiệp chướng che lấp, nên không thấy được. Tâm lại không tin-nhận có những sự thiêng-liêng và cảm-ứng đạo-giao với Phật, Bồ-Tát, và Thần-thánh, cho nên suốt đời sẽ không bao giờ được thấy cả.

Do vì chúng ta có cái “TÁM PHÂN-BIỆT” nên không thấy được.

– Máy chụp hình, vì không có cái “Tâm phân- biệt” (vô tâm), nên thu được hết tất cả hình-dạng, là như vậy.

Có quá nhiều thứ “cần nên thấy”, nhưng con người không thấy được. Còn những thứ “không nên thấy”, ta lại ham-mê muốn xem…!

 

Đại Bi Mật Chú Chẩn Đề Vương

Tâm niệm cảm thông Phật độ đường;
Duyên nghiệp lâu đời lân dứt sạch,
Oan khiên nhiều kiếp chẳng còn vương.
Phật tâm tức thị chân như Phật,
Phật thế vốn nguyên phap tướng thường.
Niệm chú, trì kinh nên cố gắng,
Lòng thanh, cảnh tịnh tức tây phương.