HỒI KÝ NIỆM PHẬT TĂNG
SA MÔN THÍCH HẢI QUANG
Soạn giả: Bồ tát giới BẢO ĐĂNG

 

CHỜ ĐỢI VÀ CẤT CHÙA

Vì đảo nầy đất rộng, người đông, nên các tôn- giáo như Phật-giáo, Công-giáo, Tin-lành…. lo cất nơi hành-lễ. Bên Phật-giáo cũng có mấy Thầy ở chung đảo, như thầy Thích Thiện-Tường và rất nhiều Phật- tử.

Hằng ngày, Thầy vẫn thường lên đồi cao ngồi niệm Phật một mình, thỉnh-thoảng cũng có liên-lạc, kết-giao với chư Thần ở đó. Các ngài đã giúp Thầy chọn khu đất trên một ngọn đồi thật cao, đã được dọn sạch sẽ. Thầy liền xin Cao-ủy cho khu đất đó để cất chùa, và được chấp-thuận ngay. Ngoài ra, họ còn cho Thầy toàn-quyền sử-dụng và hứa sẽ chu-cấp các tiện-nghi cần-thiết theo lời yêu-cầu.

Họ cung-cấp tôn, xi-măng, đinh, gỗ… cho Thầy qua trung-gian của ban đại-diện trại.

Chùa bắt đầu xây-cất vào tháng 4 năm 1979. Cũng may, cộng-đồng Việt-Nam nơi đảo cũng có nhiều nhân-tài về kiến-trúc, nhờ sự đốc-thúc của Thầy, họ tích-cực góp công, góp của vào việc kiến- tạo lên ngôi Phật-tự (các chủ tàu góp tiền để trả lương cho các Kỹ-sư xây cất).

Hình Tây-Phương Tam-Thánh thờ trong chánh điện là do một họa-sĩ tên Trần-Vinh vẽ dưới sự cố-vấn của Thầy, rất trang-nghiêm và sống-động.

Đến tháng 12 năm 1979 thì chùa được hoàn-tất. Thầy đặt tên cho chùa là: QUÁN-ÂM TỰ

Ngày làm lễ khánh-thành QUÁN-ÂM TỰ, Thầy cho mời cộng-đồng người Indo, cùng vị Tướng chỉ huy địa-phương đến tham-dự, trước là để tỏ lòng chủ-khách, sau là để tạo một hậu-thuẫn vững chắc, nếu như có gặp điều trắc-trở trong tưong-lai.

Buổi lễ diễn ra trong bầu không khí thật trang-nghiêm và cảm-động. Người Indo cũng cám-ơn Thầy, đã kiến-tạo một ngôi chùa rất khang-trang và xinh đẹp trên hoang-đảo nầy.

Trong giai-đoạn nầy, thì Thầy không may bị nám phổi (vì làm Phật-sự quá cực nhọc); nên thầy vì được đi sớm, Thầy bị giữ lại thêm sáu tháng để điều-trị tại bệnh-viện của đảo.

Sau sáu tháng điều-trị, sức khỏe của Thầy đã được phục-hồi. Một tháng sau ngày xuất viện, hồ-sơ qua Mỹ được hoàn-tất.

Cầm giấy tờ định-cư trong tay, Thầy thầm nghĩ:

“Việc định-cư nầy thiệt như một giấc mơ không bao giờ ngờ được ! Ơn của vợ-chồng người chủ tàu (La-Khanh, Minh-Huệ), mình không bao giờ quên được.”

Thầy lại nghĩ tiếp:

“Đảo nay thuộc quốc-gia Hồi-giấo, hết 85% dân-chúng đều là tín-đô của đạo Hôi. Nếu mình đi rồi thì ngôi QUÁN-ÂM TỰ mà mình đã dày công xây cất lên đây sẽ ra sao?

Có lẽ sẽ biến thành ra một đền thờ Hôi-giáo chăng?”

Nghĩ vậy, Thầy bèn cùng với các Phật-tử thuần-thành người Hoa (gốc Tiều-châu), xin phép chánh-quyền địa-phương (trong trại ty-nạn) qua đảo Tanjung Pinang (cách khoảng 3, 4 giờ tàu chạy), đến gặp Hòa-Thượng Thích-Tôn-Thánh – là thượng-thủ Phật-giáo tại đó. Hòa-Thượng có một ngôi chùa rất lớn ở đây, tín-đồ người Hoa (gốc Tiêu và Quảng-Đông) cũng rất đông. Ngoài ra, Hòa-Thượng cũng có thêm một ngôi chùa lớn ở tại Singapore nữa. Ngài rất có uy-tín đối với cả hai nước Indonesia và Singapore.

Thầy đến gặp và trình-bày cùng với Hòa-Thượng về cảm-nghĩ của mình.

Hòa-Thượng khen Thầy có đại-tâm, biết lo chu-đáo từ đầu đến cuối cho Phật-sự tại một nước Hồi-giáo nầy. Hòa-Thượng cũng biết rằng, sau khi Thầy đi rồi, ngôi QUÁN-ÂM TỰ cũng sẽ biến thành đền thờ Hồi-giáo khoảng chừng một tháng sau thôi.

Thầy xin Hòa-Thượng hãy nhận lời cầu-thỉnh của mình mà tiếp nhận ngôi QUÁN-ÂM TỰ tại đảo Pulau Galang, và sáp-nhập vào giáo-hội Phật-giáo Singapore một cách chánh-thức.

Sau khoảng nửa giờ suy-nghĩ, Hòa-Thượng nhận lời. Ngài hứa sẽ định ngày làm lễ chánh-thức tiếp-thu và sáp-nhập ngôi QUÁN-ÂM TỰ vào giáo-hội Phật-giáo Singapore.

Thầy nghe vậy hết dạ vui mừng, lạy tạ Hòa-Thượng.

Mười ngày sau, được ngày tốt. Hòa-thượng cùng chư Tăng Singapore khoảng mười vị, cùng với ông Tướng chỉ-huy địa-phương, và chánh-quyền Indonesia, qua đảo Tanjung Pinang và Pulau Galang, đến QUÁN-ÂM TỰ tham-dự buổi lễ tiếp-thu và sáp-nhập.

Buổi lễ bàn-giao thật trang-nghiêm và viên-mãn. Thầy và Phật-tử Việt-Nam tại đảo ký giấy bàn-giao, bằng hai thứ tiếng, tiếng Hoa và tiếng Anh.

Hình-ảnh buổi lễ cũng được quay video. Ông Tướng Hải-quân chi huy vùng đảo Tanjung Pinang và Pulau Galang, cŨng chánh-quyền địa-phương ký tên xác-nhận biên-bản, và thị-thực việc bàn-giao ngôi QUÁN-ÂM TỰ là hợp-lệ vĩnh-viễn.

Hòa-Thượng để lại một vị Tăng người Singapore gốc Tiều, thay-thế mình làm Thầy trụ-trì ngôi chùa nầy.

Từ đây, chùa đã có trụ-trì mới, lại là người địa phưong. Thầy rất vui mừng và an-tâm từ-giả đảo để lên đường đi định-cư….

Hòa-Thượng Thích Tôn-Thánh cũng điện-thoại đến gởi lời tạm-biệt Thầy. Trước ngày 25 tháng 7 năm 1980, vị tân trụ-trì có đến gặp Thầy để từ-giã và trao một túi tiền thật lớn cho Thầy, nói rằng :

“Hòa-Thượng dặn trao cho Thầy số tiền nầy để giúp Thầy đi định-cư.”

Thầy cảm-động nói lời cám-ơn, nhưng từ chối không dám nhận. Nhưng vị tân trụ-trì năn-nỉ mãi, nên Thầy bèn lấy 60 đồng tiền Indo, còn lại Thầy dâng hết cúng-dường lên Tam-Bảo. Thầy tân trụ-trì cảm-động ôm Thầy khóc và nói rằng:

“Tôi chưa bao giờ gặp một Thầy nào hiền đức như Thầy. Nêu sau này có duyên, Thềy về thăm chùa và thăm chúng tôi.”

Thầy gật-đầu nói:

“Tôi cũng mong ngày ấy sẽ không lâu.”

Tàu chở khoảng 100 người đi định-cư. Sau bốn tiếng lái, tàu ghé đảo Tajung Pinang để đổi sang tàu lớn, chuyển đi đường biển, trực chỉ lên Kuala Lumpur. Nơi đây lại chuyển qua tàu lớn khác nữa, để tiếp-tục thẳng đường đến Singapore. Sau đó mới lên phi-cơ để đi Mỹ.

Tàu chạy ròng-rã suốt sáu tiếng đồng hồ thì đến Singapore, đoàn định-cư được đưa về trại chờ-đợi. Lúc đó là 4 giờ chiều (giờ Singapore).

Đến sáu giờ, Hòa-Thượng Tôn-Thánh và chư tăng đích-thân đến tận trại chờ-đợi để gặp Thầy. Đôi bên mừng-mừng, tủi-tủi.

Tối lại, Hòa-Thượng cho xe đến rước Thầy về chùa để dùng cơm tối. Một bữa cơm chay thịnh-soạn mà trong đời, Thầy chưa từng được thưởng-thức bao giờ!

Trong thời-gian chờ-đợi tại Singapore, Thầy lấy làm ngạc-nhiên và tự hỏi vì sao mà chư tăng, Phật-tử ở bên nầy giàu có quá, người nào cũng có xe hơi hết (sau này qua đến Mỹ, Thầy mới biết tại sao)!

Đặc-biệt ở tại Singapore, đường xá tuy nhỏ, nhưng rất sạch-sẽ, lái xe theo tay mặt, ngoài đường không có một cọng rác.

Ăn cơm xong, Hòa-Thượng cho người đưa Thầy về trại tạm cư.

Vì phải ở thêm ba ngày chờ-đợi, nên ngày nào Hòa-Thượng cũng cho người đến đón Thầy lên chùa của Ngài dùng cơm, và chở đi thăm thành-phố Singapore về đêm. Đô thị thật đẹp khi lên đèn !

Sáng ngày thứ tư, 28 tháng 7 năm 1980, phái đoàn đi định-cư của Thầy từ-giã trại tạm-cư để lên phi-cơ. Kể từ đây, mỗi người bay mỗi hướng!

(Sau này, khoảng năm 1987, có một Phật-tử ghé thăm Pháp-Hoa Tự tại Tucson, Arizona có duyên được gặp Thầy và kể lại là mình cũng có ở trại tỵ-nạn tại đảo Galang khoảng sáu tháng, và được biết Thầy đã khổ-cực khai-sơn, kiến-tạo nên QUÁN-ÂM TỰ trên đỉnh đôi cao, thật là hùng-vĩ.

Thầy nghe họ nhắc lại chùa xưa của mình thì gương mặt có vẻ vui lắm, mới hỏi rằng:

Đạo-hữu có thể nào cho Thầy biết ngôi chùa QHÁN-ÂM bây giờ ra sao, có còn nguyên-vẹn hay đã bị hư-nát hoặc trở thành ngôi đền thờ Hôi-giáo rồi ? Thầy ra đi lâu quá, thỉnh-thoảng cũng có nhớ tới ngôi QUÁN-ÂM TỰ, không biết giờ như thế nào rồi?”

Anh ta nghe thế cũng vui mừng lắm, vội trả lời:

“Dạ, bạch Thầy, ngôi chùa vẫn còn nguyên-vẹn, nhờ giáo-hội Phật-giáo Singapore gìn-giữ. Ngoài ra, các Phật-tử của các đợt tỵ-nạn sau này cũng như các Phật-tử người Hoa ở tại đảo, đã thường-xuyên đến dâng hương lễ Phật và bảo-trì. Việc hành-lễ thường nhật vẫn tiến-hành đều-đặn.

Phật tử này kể tiếp:

“À! Con có thấy trên tường ở chùa vẫn còn treo những tấm-hình của Thầy chụp chung với Phật-tử trong ngày lễ Khánh-thành , có để tên Thầy, là vị Thầy “từ-bi” và “đức-độ”, đã “khai-sơn, lập tự” nên ngôi chùa QUÁN-ÂM này. Những người Phật-tử ở tại địa-phương luôn biết ơn Thầy lắm đó !

Hôm nay, nhờ đại duyên mà con được gặp lại Thầy ở đây, thật là hân-hạnh… ” )

Phi-cơ đưa Thầy đến New York và nơi đây, bên cạnh người em trai kế, Thầy bắt đầu những ngày mới của cuộc sống tha-hương.

Ngày 30 tháng 8 năm 1980, có vài người Việt đã sống lâu năm ở Mỹ, quen biết với em trai của Thầy, đến thăm và đề-nghị với Thầy:

“Bạch Thầy, những người nầy đã thành-lập hội Phật-giáo Lancaster, PA được hơn 1 năm nay, nhưng chưa có Thầy dẫn-dắt…”

Nhìn họ đa số là đàn ông cao lớn, có tướng-mạo dữ như A-tu-la, Thầy thầm nghĩ:

Mấy người nay trông tướng dữ quá, vậy mà bây giờ biết tu-hành, lập hội Phật-giáo, và mời thỉnh Thầy về Niệm Phật Đường ở.

Thầy rất là ái-ngại, không biết có nên nhận lời hay không. Vì từ khi theo Chú là Hòa-Thượng Thích Thiền-Tâm xuất-gia đến giờ, Thầy chưa từng làm việc Phật-sự riêng một mình. Nay không khác một con nai-tơ mới rời khỏi mẹ, đơn thân độc mã, tập-tễnh bước vào con đường Phật-sự quá mênh-mông nơi đất khách. Thầy lại là một người xuất-gia ở tận nơi rừng núi xa-xôi, ít người lui tới, tâm tánh thật-thà, chất-phác, mộc-mạc, quê-mùa, ít giao-thiệp tiếp-xúc với người đời, nên kinh-nghiệm sống rất hạn-hẹp, và gần như không biết lọc-lừa. Tuy-nhiên, thấy họ có lòng vì đạo và cầu đạo, Thầy động lòng nên chấp-nhận lời thỉnh-cầu đó.

Vậy là Thầy về Niệm Phật Đường ở.

Đây là một phòng ngủ được mướn trong căn nhà của một người độc thân, y đi làm suốt cả ngày. Thầy chỉ biết đi quanh-quẩn trong căn phòng nhỏ, sớm chiều tụng niệm.

Nửa tháng sau, Ban trị sự gồm có bốn người, đến trình bạch xin Thầy hưng-khởi Phật-sự bằng cách kiến-tạo cho họ một ngôi chùa lớn.

Thầy vui-vẻ nhận lời.

Họ đi mua một căn nhà lớn, ba tầng lầu, tại số 244 N. Water, về sửa lại làm chùa. Nhờ đức của Thầy, Phật-tử tại địa-phương lần-lượt quy-tụ về đông-đảo. Họ phụ tiền để sửa toàn-diện lại thành một ngôi chùa.

Thầy đã vui-vẻ giúp họ hoàn-thành một ngôi Phật-tự, mà không đòi hỏi một điều-kiện gì để bảo-vệ quyền-lợi của riêng bản thân mình cả.

Vì thế nên chùa sửa rất nhanh, Phật-tử quy-y theo Thầy cũng rất đông. Thầy chỉ dạy đệ-tử cách vẽ (họa) hình Tây-Phương Tam Thánh, Hộ-Pháp, và chỉ dẫn đóng tất cả bàn-thờ, thùng phước-sương v.v… trông thật khang-trang. Lúc bấy giờ, ông hội-trưởng (A-tu-la) lên mặt chủ-nhân, bắt đầu ra lệnh cho Thầy phải làm theo ý ông ta… Nhưng Thầy không đồng-ý.

Thế là ông hội-trưởng Nh. Ngọc. H (A-tu-la) nầy lên tiếng xỉ-nhục Thầy với những tù-ngữ tục-tĩu!

(Thầy đã bắt đầu gặp lại Oan-gia rồi).

Thầy buồn, không muốn tiếp-tục làm nữa, nên việc sửa chùa bị đình trệ. Mấy bà Phật-tử lớn tuổi trong hội thấy vậy nên làm áp-lực với y ta, bảo phải sám-hối với Thầy. Thầy cũng hoan-hỷ bỏ qua.

(Thầy thật-thà quá, chưa có chút kinh-nghiệm gì về tình đời đen bạc, và lòng người xấu ác cả. Chân ướt, chân ráo mới tới Mỹ đã bị chúng gạt rồi, không buồn sao được. Tội nghiệp Thầy)!

Sau đó, chùa hoàn-tất việc sửa-chữa, và qua sự mời thỉnh của Thầy, Hòa-Thượng Thọ-Dã (người Hoa) ở chùa Quang-Minh tại New York, cùng rất đông Phật-tử, đệ-tử của Thầy ở New York, đã đến tham-dự buổi lễ khánh-thành vô cùng long-trọng. Chùa được Thầy đặt tên là:

PHÁP-HOA TỰ

tại 244 N. Water. Lancaster, PA.

Những ngày tháng sau đó, thì sóng gió bắt đầu nổi lên. Hội Phật giáo Lancaster, PA ra mặt chủ-nhân nắm hết tất cả quyền-hành. Còn Thầy chỉ có bổn-phận cúi đầu vâng lịnh, sáng mõ, chiều chuông. Họ ra lệnh đi cúng ở đâu, thì Thầy phải đi tới đó, không được quyền có ý-kiến. Họ gồm thâu tất cả tiền Phật-tử cúng-dường, chỉ thí cho Thầy hai bữa cơm thừa, cùng với những lời nói thô-lỗ, vô-đạo, bất kể trời, Phật, thần-thánh…!

Sau khi thấy chùa được hoàn-tất, họ còn tìm cách gài-bẫy, vu-oan, giá-họa, để Thầy phải bỏ đi.

Đúng như điều họ muốn, Thầy thất vọng, chán-ngán, và không chịu nổi những ác-tâm của họ. Thầy buồn cho số phận đơn-bạc của mình, nên tự bỏ chùa Pháp-Hoa (PA), và về ở lại nhà em mình, chấm dứt quan-hệ vói hội Phật-giáo Lancaster, PA.

(Có lẽ kiếp trước Thầy chiếm nước của họ, nên kiếp này họ chiếm lại)

Đầu năm 1985, trong thời-gian còn ở chùa Pháp-Hoa tại Lancaster, PA, hội Phật-giáo đã làm Thầy buồn-tủi, nên Thầy đã có ý-định ẩn-dật tịnh-tu luôn, không muốn làm Phật-sự nữa.

Thầy khởi sanh ra ý-nghĩ là muốn nối gót Sư-phụ (cố Hòa-Thượng Thích Thiền-Tâm) ẩn tu để biên- soạn sách, luận và chú-giải Kinh sách mà Hòa-Thượng đã soạn dịch. Song, suy đi nghĩ lại, thấy mình mới qua Mỹ không được bao lâu, luật-lệ xứ người còn chưa thông-hiếu, tài-chánh cũng hoàn-toàn không có, Thầy đành phải bỏ qua ý-định của mình và cắn răng chịu đựng. Thầy cảm thấy nghiệp-quả của mình sao mà quá ư nặng-nề !

Thầy chán-ngán cho tình đời, tình đạo của các ông, các bà chủ chùa trong ban trị-sự của hội Phật-giáo Lancaster PA. Lòng ngổn-ngang với trăm mối nghĩ, ngàn mối lo, chưa biết phải tính ra sao…. Một đêm kia, Thầy mơ-màng thấy một vị Tăng mặc y vàng đến bảo rằng:

“Muôn ẩn-tu thì trước hết; Hải-quang phải đi xuống một thành-phố về phía Tây-Nam của nước Mỹ, để gặp một người đệ-tử. Người này đã có duyên với Hải-Quang trong nhiều kiếp trước. Kiếp nầy được Bồ-Tát QUÁN THẾ-ÂM lựa chọn để làm Phật-sự. Chỉ có người nẦy mới có đủ khả-năng lo cho Hải-Quang ẩn-tu, và lại còn giúp đỡ làm mọi Phật-sự đắc-lực sau này.

Ngoài người đệ-tử nẦy ra, không còn một ai khác nữa có thê Hộ-pháp và đảm-trách chu-toàn Phật-sự để cho Hải-Quang ẩn-tu được yên-lành cả.”

Thầy giựt mình tỉnh-giấc, mới biết mình đang nằm mơ. Trong lòng cảm thấy an-ủi được phần nào.

Chợt nhớ lại lời của Hư-không Chân-Nhân đã mách bảo trước kia, lòng bỗng lại thấy lo nhiều hơn.

Thiệt đúng là có ơn trên sắp-xếp và chỉ-định cho hết cả !

Thì ra, phía Tây Nam của nước Mỹ có thành phố tên là Tucson, thuộc tiểu-bang Arizona. Nơi đây lại có cặp vợ-chồng người Hoa là ông La-Khanh và bà Minh-Huệ. Họ là chủ tàu đã đưa Thầy vượt biên trước kia, và cũng là đệ-tử của Thầy từ khi ở trại tị-nạn.

Nhân ngày rằm tháng 7 năm 1985 Thầy đến Tucson được ông-bà La-Khanh ra tận phi-trường đón rước. Thầy trò gặp nhau mừng-mừng, tủi-tủi!

Hôm sau, ông-bà La-Khanh dẫn Thầy đến thăm từng nhà Phật-tử (mà đã có mời thỉnh trước), tụng Kinh cầu-an và ở lại dùng cơm trưa với họ. Nhà đầu tiên là của bà P. Mỹ Hiền. Thấy Thầy đi vào, ai nấy cũng xôn-xao, người chạy đi dọn cơm để cúng, người đi rót trà “nóng” mời Thầy dùng, vài người chạy lại ngồi gần hỏi-han… Riêng có cô Dung là nhỏ tuổi nhất, đứng xa-xa nhìn, mới nhận thấy áo của Thầy đã ướt đẫm mồ-hôi, mà người ta lại cho Thầy uống trà nóng, nên mới nghĩ rằng:

– Trời đất ơi ! Ngoài trời nắng Hạ nóng cháy người (sơ-sơ khoảng 115° độ F), Thầy là người ở New York mà cho Thầy uống trà nóng như thế, có nước cháy cổ còn gì!

Nghĩ xong, lật-đật chạy xuống bếp của bà Hiền, mở tủ-lạnh kiếm vài trái chanh tươi. Bà Hiền (chủ nhà) thấy cô nầy quá tự-nhiên, mở tủ-lạnh, lục-lạo lung-tung (mà không xin phép gì hết), nên có vẻ khó chịu, bèn hỏi:

“Cô đang kiêm cái gì vậy?”
Cô Dung vui-vẻ trả lời:
“Dạ, em kiêm chanh”

Vừa nói dứt lời, thì cũng đã kiếm được chanh rồi. Làm xong một ly nước đá chanh đường thật to, cô Dung mang đến dâng lên Thầy dùng.

Tội nghiệp Thầy hết sức, đang nói chuyện với Phật-tử, vừa thấy cô Dung bưng ly nước chanh lạnh tới, nét mặt của Thầy hiện rõ nét vui mừng; Thầy đưa tay đỡ lấy ly nước chanh đang bốc khí lạnh, rồi không nói lời nào, uống một hơi cạn ly. Sau đó, Thầy nhìn cô với ánh mắt biết ơn, nói khẽ:

“Cám ơn”

Thấy vậy, trong tâm cô này tự biết là Thầy vẫn chưa đả khát, nên làm thêm một ly đá chanh to nữa mang đến.

Đúng như cô nầy nghĩ, Thầy cũng lại không nói một lời, uống cạn ly thứ hai. Lần nầy, Thầy nhìn cô cười nhẹ hiền-hoà cám ơn nữa. Mấy bà chị đứng gần thấy vậy “HỨ” một tiếng lớn !

(Mấy bà chị đã khởi lòng ganh-tỵ...rồi!)

Sau khi cơm nước được dọn ra xong, Thầy trao cho mỗi người một cuốn Kinh PHỔ-MÔN. Tất cả gần 30 người đềU dành nhau ngồi phía trước, để được ngồi gần Thầy. Cô Dung lại nhận thấy Thầy quỳ xuống gạch mà không có gối lót gì cả, thân Thầy ốm gầy như thế mà quỳ suốt khoá lễ, bảo-đảm sẽ bị sƯng đầu gối; cho nên đứng dậy chạy vô phòng ngủ của bà Hiền kiếm gối. Bà Hiền thấy vậy liền chạy vô theo, miệng la:

“Cô vô phòng tôi để làm gì vậy ?”

Cô Dung vui-vẻ, vừa kiếm vừa trả lời:

“Dạ, em kiếm cái gối để cho Thây quỳ mà!”

Bà Tú lại: “HỨ” một cái, nói rằng:

“Gối để cho người gối đầu, chứ không phải để lót đầu gối!”

Cô cười, nói rằng:

“Chị không cho mượn gối thì mượn cái mền vậy.”

Cô xếp chiếc mền lại làm bốn, đem tới Thầy nói nhỏ rằng:

“Xin Thầy quỳ trên cái mền này cho đỡ đau đầu gối”.

Lúc đó, Thầy đang nguyện hương. Tuy không nói lời nào, nhưng Thầy đã nghiêng người qua, để cô lòn cái mền dưới đầu gối của Thầy. Cô lại xuống bếp rót một ly nước đá lạnh đem để kế bên Thầy.

Mọi người nhìn cô Dung với ánh mắt khó chịu, cô lờ đi như không thấy, ra phía sau chót ngồi.

Gần 10 năm, từ khi đặt chân trên đất Mỹ, chưa hề được đọc Kinh đúng như ý, nhưng vừa nghe Thầy cất tiếng tụng Kinh, nước mắt cô Dung nầy không biết sao đã chảy dài từ lúc nào rồi ! Như cá gặp nước, tung-tăng bơi lội cho thoả-thích, cô cất cao giọng tụng theo Thầy. Mọi người xoay lại nhìn cô nầy với ánh mắt quá ư là ngạc-nhiên. Cô cũng lại lờ đi, tiếp-tục cao giọng, trút hết tim gan tụng phụ theo Thầy suốt khoá lễ.

Bấy giờ họ mới hết “HỨ”, mà trầm-trồ khen-ngợi rằng:

“Không ngờ cô nhỏ nầy đọc Kinh hay dữ vậy ta?”

Có người hỏi thêm:

“Ai dạy cô đọc Kinh, mà tiếng cô đọc kinh thánhthót quá chừng vậy? Mà sao giọng cô đọc lại ăn-khớp với giọng của Thầy nữa, cũng lạ thiệt.”

Có người nói thêm rằng:

“Cô đọc Kinh giống như mấy sư-cô chuyên nghiệp vậy!”

Cô Dung cười vui-vẻ trả lời rằng:

“Dạ, từ nhỏ tới giờ không có ai dạy em tụng Kinh cả. Khi nghe tiếng của Thầy đọc, tự-nhiên em đọc y theo Thầy. Em cũng không hiểu tại sao nữa?”

Ngày thứ 4, Thầy cùng mọi người đến nhà cô Dung tụng Kinh và dùng cơm trưa.

Cô nầy thức suốt đêm làm 10 món chay đặc-biệt, trang bày bàn thờ Phật thật trang-nghiêm, mua sắm đồ dùng “tứ sự” (gồm có: vải vàng, vải nâu, thuốc men đủ loại, tiên mặt, và những thứ can-thiết khác cho Thầy dùng hằng ngày…) đặt trên một cái khay lớn. Thức ăn 10 món đã được chưng bày thịnh-soạn và đẹp mắt. Mọi người chen nhau coi, chỉ từng món một hỏi đủ thứ, vừa ăn vừa khen tặng hết lời…

Sau khi tụng Kinh xong, cô quỳ xuống, hai tay dâng mâm cúng-dường tứ-sự xin Thầy từ-bi nhận lấy, và cũng xin được Quy-y với Thầy!

(Vì lúc đó chưa có chùa, nên Thầy làm lễ quy-y (theo phương-cách Mật-Tông) duy-nhất cho cô Dung).

Thầy rất ngạc-nhiên, nói rằng:

“Từ khi Thầy đặt chân trên đất Mỹ, đây là lần đầu tiên Thầy mới gặp được một người duy-nhất có cái tâm đạo quá tốt. Sao cô biết được những việc cúng-dường “tứ-sự” nầy vậy ? Giọng tụng Kinh lại giống y như Thầy nữa, thật lạ quá !”

Sau khi được quy-y với tên “Bảo-Đăng” xong, Thầy cũng liền ngay đó dạy cho Bảo-Đăng cách bắt Ấn, và truyền cho 3 loại Chú để trì. Thầy thấy mấy bà có vẻ khó chịu, nên nói rằng:

“Thấy thấy trong tất cả quý-vị đây không có ai có căn Mật-tông cả, chỉ có cô Bảo-Đăng, nên thầy mới truyền cho cổ. Quý-vị không tin, Thầy sẽ chứng-minh cho thấy rõ lời của Thầy không sai.”

Thầy kêu Bảo-Đăng lại bảo, bắt ấn, và trì cái chú mà Thầy mới vừa truyền dạy cho. Bảo-đăng 2 tay kết ấn gọn-gàng, đẹp mắt, miệng trì chú giống như người đã thuộc chú lâu năm vậy. Từ đó không còn ai hứ, há gì nữa hết. Mô-Phật!

Tối hôm đó, Thầy đang nằm mơ-màng (tại nhà Ông La-Khanh), chợt thấy ánh-sáng màu đỏ hồng chói-rực, chiếu xuyên qua cửa sổ. Giựt mình thức giấc, Thầy chạy ra sân để xem coi chuyện gì ,thì chợt thấy…

Từ trên không trung, đức bạch-y QUÁN THẾ- ÂM BỒ-TÁT đang từ-từ giáng-hạ, tay phải của Ngài có dẫn theo một bé gái nhỏ (khoảng 9, 10 tuổi), dung-mạo cực-kỳ đoan-trang, xinh-đẹp.

Thầy nghĩ bụng: chắc là Bồ-TÁT cùng với LONG NỮ giáng lâm, nên vội-vàng quỳ xuống lạy…

Chợt nghe tiếng BỒ-TÁT bảo:

“Hải-Quang đứng lên, đến đây nghe TA dạy/’

Thầy đứng lên, đến trước BỒ-TÁT, chắp tay, cúi đầu cung-kính nghe Ngài dạy.

Bồ-Tát dắt tay bé gái đó đến trao tận vào trong tay của Thầy, làm cho Thầy hết hồn, vừa ngạc-nhiên, vừa bỡ-ngỡ. Chừng xem lại thì chính là Cô Dung (Bảo-Đăng) mà mình đã gặp, và quy-y cho hồi ban sáng. Đang lúc thấy lạ, và bối-rối… thì nghe Bồ-Tát dạy tiếp:

“TA trao nó cho ngươi để làm đệ-tử. Hãy nghe Ta phân-nhiệm cho kỹ đây.

1.  Phật-sự tại địa-phương nay thì Ta giao cho nó điều-hành tất cả. Còn ngươi thì:

2. Ta giao (ngươi) làm Thầy dạy Đạo cho nó, đứng sau lưng nó, yểm-trợ và chỉ dạy tất cả mọi việc Đạo-Pháp, và Phật-sự cân-thiết, để cho nó làm việc. Sau nầy ngươi sẽ nhờ đến nó.–

3. Trách-nhiệm của ngươi là phải đào-tạo cho nó hoàn-tất cả 2 phân TÀI và ĐỨC trước đã. Khi nào làm xong việc Ta giao-phó rồi, ngươi phải ẩn-tu để có Trí-huệ mà chú-giải Kinh sách, làm rộng giáo-pháp của PHẬT, đem lại lợi-ích cho chúng-sanh. Sau nầy sẽ có nhiều người tu theo (những Kinh sách) đó, mà được chứng-quả BÍCH CHI PHẬT, chứ không phải nhỏ, chớ có xem thường!

Cả hai ngươi ráng lo chu-toàn trách-nhiệm của Ta giao-phó. Sau nầy công-thành rồi, sẽ được ban-thưởng xứng-đáng và cứu-độ cho hai ngươi được thành-đạo.”

Với sự khuyến-khích của Thầy, Bảo-Đăng đã mua lại căn nhà nhỏ, sau đó thì cải-gia chi Tự (làm nhà thường thành ra chùa). Ba tháng sau, ngôi PHÁP- HOA TỰ tại Tucson được thành-hình. Y theo lời của Bồ-Tát dạy, Thầy đã tận-tình chỉ dạy cho Bảo-Đăng tất cả mọi Phật-sự cần-thiết mà một người trụ- trì cần phải biết, và truyền dạy luôn cho tất cả Ấn- Chú để Bảo-Đăng dễ-dàng làm Phật-sự hơn, trong mọi hoàn-cảnh nào cũng biết ứng-biến và biết dùng phương-tiện.

Đến năm 1987, Thầy giã-từ hội Phật-giáo Lancaster, PA.

Vậy mà tình-trạng cũng chưa yên như Thầy nghĩ, bởi vì: HỘI PHẬT-GIÁO NEW JERSEY XUẤT-HIỆN

Họ biết Thầy hiền-lành, quê-mùa, chất-phác, nhất là chưa hiểu thấu được những dã-tâm của họ, nên họ trổ giọng đau-thương, lý-lẽ vì đạo… nhất là vì những người già muốn tu-niệm, xin Thầy yểm-trợ cho họ làm Phật-sự. Và họ đã thuyết-phục được lòng từ-bi của Thầy. Một lần nữa, Thầy lại bị mắc bẫy, làm việc không công, không điều-kiện.

Trong thời-gian tám, chín tháng cộng-tác với họ, Thầy hoàn-toàn thấy rõ, họ chỉ là những kẻ lợi-dụng Phật-giáo và lòng tốt của Thầy mà thôi. Cho nên sau đó Thầy đã từ-chối giúp họ xây-cất chùa. Một lần nữa, Thầy lại quay gót từ-giã hội Phật-giáo nầy, và trở về nhà em của Thầy ở lại. Lòng càng cảm thấy chán-ngán cho nhân-tình, thế-thái!

Tự Cảm

THƠ…. (Bảo-Đăng trích-lục)

Cuộc thế thương buồn lắm khổ ôi!
Vì chung nghiệp-chướng phải đành thôi.
NGŨ-DỤC, LỤC TRẦN thân vướng lụy,
Tỉnh thức nay TU nguyện kiếp rồi.
NGŨ TRƯỢC TA-BÀ bao thống khổ 
Nghiệp DUYÊN dày xéo chút thân côi.
ĐẠO HÀNH chí quyết cầu siêu-xuất.
Chữ NHẪN nén lòng QUYẾT chẳng sôi.

~ THÍCH HẢI-QUANG~

Sau đó, Thầy từ-giã người em cùng tất-cả Phật-tử, đệ-tử, nhập-thất tịnh-tu 49 ngày tại một làng nhỏ Tobihana, PA.

Trong 49 ngày, Thầy chỉ thuần uống nước lạnh (không có ăn gì hết) và kiết thất (không ra khỏi phòng), niệm Phật cầu xin cho Thầy được mau sớm vãng-sanh về cõi Phật, vì Thầy không muốn ở cõi (ác- trược) nầy nữa.

Mỗi tuần, chỉ có người em trai kế là được vào thăm mà thôi.

Đến ngày thứ 30, sau khi thăm Thầy xong, với gương mặt buồn, mắt đỏ-hoe như muốn khóc, anh cho biết là:

“Thầy yếu lắm, máu đã bắt đâu đông đặc, và thâm lại rỗi. Chắc là Thầy không qua khỏi quá. Cái chết có thể đến từng ngày, từng phút, từng giây…”

Các Phật-từ nghe vậy ùa nhau khóc. Tội nghiệp nhất là mấy người già, họ không muốn Thầy chết. Họ xúm nhau gọi điện thoại khắp nơi, cho các Phật- tử (người Hoa) ở phố Tàu, cũng như ở Hồng-Kông, Singapore để cùng nhau tụng Kinh, lạy Phật cầu xin cho Thầy ở lại.

Ở bên ngoài phòng tu, Phật-tử tề-tựu đông-đủ tụng Kinh, niệm Phật, cầu xin Phật, Bồ-Tát cho Thầy ở lại để dẫn-dắt Phật-tử hữu-duyên trên bước đựờng tu-niệm vẫn còn nhiều chông-gai và yếu kém, cần có Minh-Sư hiền-đức, đạo-hạnh như Thầy.

Ngày thứ 35, Thầy không còn đi đứng trong phòng được nữa, chỉ ngồi trước bàn thờ Phật, gục đầu trên cái mõ mà niệm Phật. Mơ-màng thấy hai chú-tiểu mặc áo vàng từ ngoài cửa sổ bay vào, Thầy đứng dậy đi tới gần chắp tay xá chào, rồi hỏi:

“Chẳng hay nhị vị từ đâu đến đây, gặp tôi có chuyện gì dạy bảo?”

Hai chú tiểu nhìn Thầy với nét mặt nghiêm- trang, nói rằng:

“Chúng tôi từ Nam-Hải, được lệnh QUÁN THÊ- ÂM BỒ-TÁT mang ba giọt nước Cam-Lộ này đến trao cho Thầy. Bồ-Tát còn dạy rằng:

“Sứ-mệnh của Thây chưa làm xong, chưa thể nào về Cực-Lạc được, còn nhiều Phật-sự quan-yếu cần đến Thầy phụ giúp. Cố-gắng nhẫn-nhục và làm tròn trách-nhiệm mà Bồ-Tát đã giao-phó. Nếu như gặp phải khó-khăn, hoặc khổ nạn, chí tâm niệm Bồ-Tát thì Ngài sẽ gia-hộ cho được thoát nạn.”

Nói xong, Nam-Hải Nhị-sứ trao cho Thầy ba giọt Cam-Lộ. Chỉ có ba giọt nước thôi, mà đã đầy cả chén. Thầy cầm chén nước Cam-Lộ uống hết, rồi quỳ xuống đảnh-lễ, cám ơn.

Khi ngước lên, thì không thấy hai vị đó đâu hết.

Giựt mình tỉnh-giấc, thì ra mình đã nằm mơ! Nhưng lạ một điều là, sau giấc-mơ đó, Thầy khỏe hẳn, nước da trắng sạch (không còn thâm đen nữa), đi đứng bình-thường, trí-huệ minh-mẫn.

Em Thầy vào thăm rất lấy làm ngạc-nhiên. Thầy mới kể lại giấc mơ hôm qua. Chú em mừng lắm, nói rằng:

“Em biết mà. Thầy hiền-lành, tâm-tánh thật-thà chưa hề làm tổn ai hết. Phật, Bồ-Tát không có bỏ Thầy đâu.”

Thầy nói:

“Thật không ngờ; nước Cam-Lộ của Bồ-Tát thật nhiệm-mầu hết sức, có công-năng không thể nghĩ bàn!

Em ra cho các Phật-tử biết, để họ khỏi lo-lắng nữa. Thầy vẫn ìếp-tục nhập-thất đến hết 49 ngày mới ra.”

Các Phật-tử nghe xong vui mừng vô-hạn, cùng chung nhau tụng một thời Kinh Phổ-Môn, đảnh lễ đức QUÁN THẾ-ÂM BỒ-TÁT. Và bắt đầu từ đó, Thầy và đệ-tử Trì-Chú ĐẠI-BI 108 biến mỗi ngày.

Ngày thứ 49, lúc Thầy ra thất, tất-cả đệ-tử trong pháp-quyến tề-tựu đông-đủ, Bảo-Đăng cũng có mặt nữa.

Những tưởng mọi việc sẽ êm-xuôi, nhưng, cây muốn lặng, mà gió chẳng ngừng !

HỘI PHẬT-GIÁO NEW YORK XUẤT-HIỆN

Cũng như hội Phật-giáo Lancaster và New Jersey trước kia. Thầy cũng lại bị những người trong hội Phật-giáo New York gạt-gẫm, nhưng với một thủ-đoạn tinh-vi hơn.

Ban đầu Thầy không ngờ, nên ủng-hộ cho họ mua một căn nhà (cũ bị cháy), sửa lại làm chùa. Thầy cũng đặt tên là chùa PHÁP-HOA tại địa chỉ 2222 Andrew Ave. Bronx, NY.

Một đêm nọ, Thầy nằm mơ thấy chùa PHÁP-HOA New York nầy được đổi thành chùa PHÁT- HỎA!

Phần số của Thầy thật là khổ, cất chùa nào xong cũng đều bị chiếm-đoạt hết. Đa số dân địa-phương ở vùng Bronx NY rất là ghê-góm, dữ-tợn (cao-bồi, du-đãng, giết người). Họ cấu-kết với mấy người trong ban trị-sự chùa, và ra mặt chiếm-đoạt, cũng lại dùng thủ-đoạn vu-oan, giá-họa, làm cho Thầy chán-ngán, nên đã phải trao chùa cho họ mà bỏ đi.

Ý-định ẩn-tu một lần nữa lại lảng-vảng trong đầu. Thầy bâng-khuâng, không biết phải đi đâu để ẩn-tu, và ai sẽ lo cho mình đây ? Trong túi lại không có một đồng ! Nợ thì đang đầy ắp, kiếm đâu ra tiền để trả? Tuy là cất chùa to, mỗi lần làm lễ lớn, chùa đều thâu vô được cả mấy chục ngàn đồng, vậy mà riêng túi áo của Thầy thì trống trơn. Phật-tử cúng-dường riêng không có được bao nhiêu.

Thầy cũng biết số-phận và nghiệp-quả của mình đã như vậy rồi, nên không lấy làm buồn chi cả.

Cho đến một hôm nọ, Thầy lại nằm mơ, thấy Bồ-Tát QUÁN THẾ-ÂM đến dạy rằng:

“Hải-Quang đừng buồn, số của ngươi là như vậy, vì trong quá-khứ lâu xa về trước, ngươi đã 3 lần làm Hoàng-đế, đã chiếm hết giang-sơn, giết người nhiều không kế xiết, lại chiêm nhà, chiếm đất, chiếm vợ con của người ta, tiếng oán-hận kêu-gào đến tận Trời. Mãi đến đời nhà Thanh (Vua Thuận-Trị), ngươi mới xuất-gia quy đầu Phật, tu-hành cho đến kiếp này. Thiền-Tâm theo độ ngươi cũng đã 9 kiếp rồi.

Lần-lượt cũng đã trả không biết bao nhiêu “nghiệp quả” rồi, mãi đến kiếp này cũng hãy còn trả nghiệp kiếp xưa. Vì Kiếp nay là “kiếp chót” của ngươi, nên oan-gia của những kiếp xưa đang bao vây tứ bề chờ đợi để hãm-hại, không cho ngươi thoát để thành đạo dễ-dàng được. Phút lâm-chung, ngươi cũng sẽ gặp vài trở ngại không nhỏ!

Nhưng cũng nhờ nhiêu kiếp qua, ngươi đã thành-tâm sám-hối, chân-thật tu-hành, gieo căn-lành sâu dầy trong Phật-pháp và làm lợi-ích cho chúng-sanh, nên Ta sẽ cứu-độ cho ngươi được thành đạo sau nầy.

Bây giờ đã tới lúc ngươi nên ẩn-tu đó.”

Nghe Bồ-Tát phán như vậy xong, trong lòng Thầy thấy hơi yên tâm, nhưng vẫn còn thắc-mắc vài điều, Chưa kịp hỏi thì Ngài đã dạy tiếp rằng:

“Ta đã chọn “người” và “chỗ” cho ngươi đi ẩn-tu rồi. Ngươi muốn được yên thân, yên tâm tu-niệm thì phải triệt-để nghe theo lời người nầy. Người nầy sẽ lo cho ngươi tất cả, và giúp cho ngươi được thành-tựu đạo-quả sau này. Người này là của Ta đưa xuống để giúp ngươi làm Phật-sự, và cứu-độ những người có căn lành, nên ngươi hãy yên tâm.”

Nghe Bồ-Tát nói vậy, nhưng sao Thầy vẫn còn thắc-mắc. Người nầy là ai ? Ở đâu ? Làm sao biết họ lo cho mình?

Có lẽ Bồ-Tát hiểu ý Thầy, nên mỉm cười, bảo rằng:

“Ngươi chớ có lo chi. Trong tất-cả đệ-tử của ngươi, hễ thấy có một người nào đứng ra, một tay lo cho ngươi đi ẩn-tu, thì đích thực là nó đó.”

Giựt mình thức giấc, Thầy bồi-hồi thương-cảm, thầm cám-ơn Bồ-Tát không bỏ rơi mình. Vâng lệnh Ngài dạy, Thầy chọn ngày lành, tháng tốt lên đường đi ẩn-tu.

Ngày qua, tháng lại gần kề tới ngày đi ẩn tu rồi… mà sao không thấy động-tịnh chi hết.

Lời phụ:

(Bảo-Đăng nhận thấy, Thầy có duyên với người Hoa nhiều hơn là với người Việt. Chắc kiếp trước Thầy là người Hoa chăng, nên quần áo của Thầy mặc, y, hậu cũng toàn là kiểu của người Hoa. Đặc-biệt, Thầy lại thích ăn cháo trắng. Thầy được đi vượt-biên cũng do người Hoa giúp, cũng được Hòa-Thượng Tôn-Thánh (người Hoa) ở (Singapore) thương-quý đã trao Ỵ đỏ (gấm Thượng-Hải) tặng Thầy. Khi đến New York Thầy lại được Hòa-Thượng THỌ-GIẢ (người Hoa) dạy kinh Pháp-Hoa. Phật-tử người Hoa thì đa số thật-thà và đoàn- kết nhiều hơn, và cũng thương-kính, chân-thật và hết lòng với Thầy.

Còn chính người Việt ta thì lại lợi-dụng Thầy, “vắt chanh bỏ vỏ”, và đa số là phản-phúc, luôn làm Thầy buồn nhiều hơn vui. Trước mặt thì cúi lạy, nói lời thương mến, nhưng sau lưng lại tiếp tay với kẻ ác, đâm-thọc hai chiều, chuyện “không” nói “có”, chuyện “có” thì nói “không”, hãm-hại sau lưng mà Thầy không hay biết.

Theo Bảo-Đăng biết, thì những Phật-tử người Hoa của Thầy, từ khi còn ở bên đảo ty-nạn và ở Lancaster PA, New York, đã mấy chục năm rồi mà lâu-lâu vẫn gọi đến chùa thăm Thầy, nói những lời chân-thật, chí-tình, chí-nghĩa, và thường-gởi tịnh-tài về chùa cúng-dường…