HỒI KÝ NIỆM PHẬT TĂNG
SA MÔN THÍCH HẢI QUANG
Soạn giả: Bồ tát giới BẢO ĐĂNG

 

Thân Thế và Thuở Thiếu-Thời

Thầy sinh tại làng Bình-Xuân, Quận Hòa-Đồng thuộc Tỉnh Gò-Công (nay đổi lại là Tỉnh Tiền Giang) thuộc miền Đông Nam.

Sanh-trưởng trong một gia-đình Nho-giáo có khuynh-hướng sùng-bái đạo Phật, ông nội là cụ Nguyễn-Văn-Hương, một bậc túc-nho, chân-chất, thích vui sống với ruộng-nưcmg, rẫy-bái. Bà nội là cụ bà Giác-Ân Trần-Thị-Dung, một người nội-trợ nổi-tiếng là đảm-đang và hiền-đức trong vùng.

Thân-phụ của Thầy là ông Tây-Liên Nguyễn Văn Thông, cũng là con trai thứ hai của cụ ông Nguyễn Văn Hương, và cụ-bà Giác-Ân Trần Thị Dung. Thân- mẫu của Thầy là cụ bà Thanh-Liên Huỳnh Thị Sung, gốc người quận Hòa-Đồng, Tỉnh Gò-Công.

Thầy gọi cố Sư-Tổ THÍCH THIỀN-TÂM (tức là Ngài VÔ-NHẤT Đại-Sư), là chú ruột, và gọi thân-phụ và thân-mẫu của cố Sư-Tổ là ông nội và bà nội của Thầy.

THUỞ THIẾU-THỜI

Trong những năm đầu của thời thơ-ấu, lúc đó mới có 3, 4 tuổi, Thầy sống với gia-đình ông-bà nội (là cụ Nguyễn Văn Hương) tại làng Bình-Xuân, quận Hòa-Đồng.

Tuổi thơ của Thầy êm-đềm trôi bên cạnh mẹ cha, và ông-bà nội tại miền quê. Thầy vui cùng các trẻ em đồng trang-lứa tại quê nhà, lòng không gợn chút buồn lo ! Mỗi ngày sáng thì đuổi bướm, hái-hoa, tung-tăng như một con chim non vừa rời tổ.

Bởi tuổi ấu-nhi còn thơ-ngây khờ-dại thì biết đâu mà nghĩ đến tương-lai của mình sẽ ra sao!

Bảo-Đăng còn nhớ Thầy có kể rằng:

Nhà của ông-bà nội và phụ-mẫu ở vào thời-gian đó, là một căn nhà lợp bằng lá dừa-nước. cũng tương-đối rộng. Trước nhà là một cái sân to, dùng làm sân chơi cho các con nhỏ.

Sân nầy vào mùa lúa thì dùng làm nơi chứa lúa. Lúa từ ngoài ruộng gặt-hái đem về có khi lên đến cả mấy trăm bó, được chất đầy sân, chờ trâu lên đạp.

Thầy giải-thích kỹ-thuật trâu đạp như sau:

Lúa được trải đầy trên mặt sân, ông-bà nội và phụ-mẫu của Thầy dắt hai con trâu lớn dùng để cày-bừa hằng ngày, đạp tới lui trên lúa hàng trăm lần.

Sức nặng của chúng làm cho hột lúa văng ra khỏi vỏ. Người và trâu làm việc không ngơi-nghỉ; động- tác “quần-trâu lấy lúa” hây có khi kéo dài từ 5 giờ chiều ngày hôm nay mãi cho đến 9 giờ tối hôm sau mới chấm dứt. Đôi khi Thầy (lúc đó chừng 4, 5 tuổi) cũng cầm roi tham-dự thúc trâu quần lúa, và hò-hét ở sau rằng:

“Đi lẹ lên trâu ơi, đế cho lúa chín, rồi tao cùng hai đứa bay nghỉ mệt nữa chứ. Hôm qua tới giờ quần lúa chắc mày mệt và đói bụng lắm rồi phải không, cả tao cũng vậy nữa.”

Khi “lúa đã chín”, tức là các hột lúa đã hoàn-toàn tách-rời ra khỏi các bó lúa, thân-phụ của Thầy mới mở dây cởi ách ra, cho hai con trâu ngơi-nghỉ. Thầy tuy còn nhỏ, song cũng biết cách dắt trâu trở về chuồng cho ăn cỏ xanh non và uống nước, cùng tắm cho trâu mát.

Khi Thầy được 8, 9 tuổi gì đó, sống ở quê nghèo, cảnh-vật im-lìm, thanh-đạm và buồn vắng, chỉ biết có cha-mẹ và ông-bà nội mà thôi. Hằng ngày phụ- giúp cha-mẹ vác cuốc ra ruộng, cuốc đất làm mô, trồng lúa… Do vì nhà hàng xóm cách nhau rất xa, nên Thầy cô-đơn lắm, không có bạn bè chi cả. Cuộc sống của một nhà nông rất nhiều vất-vả.

Cuộc đời từ lúc nhỏ đã cô-đơn rồi, cuộc sống quê mùa, chất-phác, cơm rau đỡ dạ đói, lều tranh che gió sương, bạn bè chẳng có ai, phiền-não cũng chẳng có đế vấn-vương!

Anh em của Thầy có tất cả là 9 người em, gồm 3 trai, 6 gái. Thầy là anh cả trong gia-đình.

Đến năm Thầy được 10 tuổi, trường học ở dưới quê hết lớp dạy, vả lại Thầy đã thi xong Tiểu-Học rồi, nên phải chuyển đi học xa.

Trường Trung-Học tư-thục Bạch-Vân của ông Huỳnh Văn Huấn ở cách nhà khoảng 15, 20 cây số, thuộc xã Dương Xuân Hội (kêu là Tâm-Vu), được cha mẹ đưa Thầy tới học và nội-trú luôn ở đó (lúc đó vào năm 1959).

Thầy rất chịu khó và ham học. Thầy thi đậu Trung-Học đệ nhất cấp (lớp đệ Tứ) với hạng cao.

Trong thời-gian đi học ở Trường Bạch-Vân, Thầy có một kỷ-niệm khó quên sau đây:

Lớp học có cả trai-gái, mỗi phái ngồi riêng một bên. Lớp của Thầy thì được ông Hiệu-Trưởng hướng-dẫn. Ông nầy tánh-tình khá dữ-dằn, mỗi khi có một nam sinh làm lỗi, hoặc biếng-nhác thì sẽ bị phạt nằm dài trên bàn của nữ sinh và chịu hình-phạt đánh đòn lên mông.

Ông bảo rằng:

“Cho tụi bây xấu-hổ với mấy đứa con gái cho biết mặt, khỏi dám làm biếng học nữa.”

Một hôm, ông Hiệu-Trưởng gọi Thầy lên bảng đen làm toán lượng-giác học, Thầy quên định-nghĩa nên bị đánh đòn bằng roi mây (vào thế-hệ của Thầy, học-trò được xem như con, còn ông thầy như là cha mẹ, có quyền đánh-đòn học-sinh mà không ai dám khiếu-nại).

Chỗ Thầy nằm chịu 5 roi trên mông hôm đó, lại là ngay trước mặt của cô Tuyết (người mà Thầy quý- mến nhất trong lớp), làm Thầy mắc-cở muốn chết!

Sau khi bị đòn xong, tới giò ra chơi, cô Tuyết đến gần thầy hỏi nhỏ:

“Vũ, anh bị 5 roi mây như vậy, có đau không?”

Thầy nói:

“Đau lắm!”

Cô Tuyết nghe xong, liền móc trong túi áo ra chai dầu cù-là đưa cho Thầy nói:

“Anh lấy dầu cù-là nè, thoa lên chỗ bị đánh có lằn roi đó, khoảng giờ sau nó sẽ lặn đi hà!”

Nhưng vì Thầy đang đau và mắc-cở với cô nên nào dám lấy.

Cô ấy thấy vậy, nên nói: 

“Ở nhà em, mỗi lần em bị ăn đòn thì cũng nhờ dầu này mà không bị sưmg đó. Anh có bị đánh trúng sau lưng không; đưa em coi.’

Nói xong, cô lẹ-làng vén áo Thầy lên, lấy dầu thoa lên những lằn roi đó, làm Thầy vừa mắc-cở, vừa rát quá chừng!

Thầy đã có lòng mến-mộ cô rồi, giờ càng làm cho Thầy cảm-động thêm.

Từ đó, mối tình học-trò giữa Thầy với cô Tuyết nẩy-nở.

Khi giã-từ trường Bạch-Vân, Thầy phải lên tỉnh để tiếp-tục đi học (lớp đệ Tam) tại trường Trung-Học THANH-TIẾN của ông Cù Khắc Hy.

Nơi đây, Thầy cũng lại học giỏi nhất lớp, nên được ông Hiệu-Trưởng đề-nghị với cha-mẹ của Thầy, là nên cho Thầy lên Sài-Gòn tiếp-tục học chương-trình cao hơn.

Lại một lần nữa, Thầy phải một thân, một mình tìm đường đi học. Sài-Thành bát-ngát, mênh-mông, ngựa xe như nước, áo-quần như nêm ! Đứng giữa cảnh lạ, người xa, nhìn quanh-quẩn lại không một người thân, không ai quen biết, lấy đâu ra chỗ để náu-nương ? Lòng thật hoang-mang, lo sợ!

Vừa bước lên xe, vai mang cập-táp, tay xách va-li, trong túi chỉ có chút ít tiền (cha mẹ cho để làm lộ-phí); Thầy phân-vân không biết chọn hướng nào để đi, thôi thì cứ thả bộ từ-từ, để xem con Tạo xoay vần đến đâu? Tình-cờ đi ngang qua một ngôi chùa, Thầy chợt nghĩ rằng:

Chú ruột của mình là một Thầy Tu. Mình cũng là một Phật-tử. Vậy, nương-náu ở chùa là thượng sách.

Nghĩ thế, Thầy chậm-rãi bước vào chùa, đặt va-li xuống ngoài cửa, vào chánh-điện lạy Phật, cầu nguyện lên đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát gia-hộ cho được mọi sự may lành. Khi đứng lên định quay gót, thì có một người đàn ông đứng tuổi, với âu-phục rất chỉnh-tề, nhìn thấy Thầy nên đi tới. Thầy chắp tay cúi đầu chào, miệng niệm A-ĐI-ĐÀ PHẬT.

Người đó bước tới gần với nụ cười trên môi, và hỏi rằng:

“Cậu là ai, từ đâu tới, tuổi còn nhỏ mà biết niệm Phật, lạy Phật cung-kính như thế?”

Thầy mới bày-tỏ lòng mình, và nói sơ qua lý-lịch của mình cho ông ấy biết.

(Từ thuở còn bé, Thầy cũng được theo cha mẹ tụng kinh, niệm Phật rồi. Lâu lâu, mỗi lần Hòa-Thượng về quê thăm ông bà Nội, chỉ có cha mẹ của Thầy tu theo Tịnh- Độ, nên hằng đêm Thầy luôn ngồi sau lưng cha mẹ cùng đọc Kinh, niệm Phật).

Ông sửng-sốt, nói rằng:

“Ủa, té ra cậu là cháu ruột của Thượng-Tọa THIỀN-TÂM hả. Tôi biết Ngài mà!

Hôm nay chắc có lẽ Phật xui-khiến cho cậu gặp tôi chăng?”

Nói xong, ông dẫn Thầy xuống phòng Trụ-trì. Lúc đó mới rõ ra, vị trụ-trì nầy là bạn đồng tu với chú mình. Với nỗi mừng vô-hạn, không thốt nên lời, Thầy chỉ biết chắp tay cám ơn rối-rít.

Ông trụ-trì đứng lên tự giới thiệu:

“Tôi là THÍCH BỬU-HUỆ rất quen biết với Thượng-Tọa THÍCH THIỀN-TÂM. Nay cậu lên Sàigòn tìm chỗ trú-ngụ để đi học phải không?”

Thầy gật đầu.

Thượng-Tọa THÍCH BỬU-HUỆ nói tiếp:

“Được rồi, việc nầy tôi có thể giúp được. Bắt đầu ngày hôm nay, cậu nên tới chùa ở. Tôi sẽ cung-cấp tất cả phương tiện cho.”

Thầy vui mừng lạy tạ.

Cũng trong ngày hôm đó, Thầy đã chánh-thức được ở trong chùa.

Sau đó, mỗi sáng Thầy dậy sớm cùng với chư Tăng trong chùa tụng Kinh Lăng-Nghiêm sáng, rồi phụ quét dọn trong chùa. Sau giờ học thì về chùa tụng Kinh khuya, chấp-tác công-quả trong chùa, làm được việc gì thì cứ làm.

Tất cả chư Tăng trong chùa đều nhận thấy, Thầy hiền-lành, chăm chỉ học-hành, không quấy-phá, hoặc làm buồn lòng bất cứ một ai, lại siêng-năng làm các việc Phật-sự rất là cẩn-thận và chu-đáo.

Biết Thầy là cháu ruột của Thượng-Tọa THIỀN- TÂM, nên ai-ai cũng đều quý-mến, tận-tình giúp-đỡ, và chỉ-dẫn thêm. Những lúc rảnh-rỗi không có đi học, Thầy lên thư-viện trong chùa lấy Kinh, sách Phật-học ra đọc, và suy-gẫm lời Phật, ý Tổ muốn dạy. Thầy ngẫu cảm lên lời rằng:

Ngồi tựa chốn tỉnh lâu,
Trăng sáng gió canh thâu.
Bát-ngát hương lòng nhẹ,
Lăng-già ý-niệm sâu.
Phật tâm chung một vẻ,
Thiền-Tịnh chẳng hai mầu.
Ngưng chuỗi thầm riêng hỏi,
Hoa đêm điểm-điểm đâu.

Trong vòng vài năm, những quyển sách Phật-học và Kinh-điển trong thư-viện của chùa lần-lượt đều được Thầy đọc qua hết, không bỏ sót một cuốn nào cả.

Trước ngày thi một tháng, Thầy lạy Bồ-Tát và đọc Kinh Pháp-Hoa cầu cho thi đậu.

Đêm đó, Thầy nằm mơ thấy vô phòng thi làm bài-vở đàng-hoàng. Đến khi nộp bài xong, Thầy tỉnh-giấc vì tiếng chuông đánh-thức chúng Tăng tụng Kinh sáng.

Thầy nhớ rõ tất cả trong bài thi, nên ghi hết ra học và ghi nhớ, mong rằng kỳ nầy sẽ trúng-tủ.

Thiệt quả đúng như vậy! Ngày thi, bài-vở đưa ra giống y như trong chiêm-bao; cho nên Thầy làm bài rất lẹ-làng, và dễ-dàng. Kết quả, Thầy đậu được điểm ưu.

Cuối năm 1962, Thầy ghi-danh vào trường Đại-Học Dược-Khoa vói ước mong mình sẽ trở thành một Dược-sĩ trong tương-lai, hầu có thể giúp lại cho cha mẹ, và dìu-dắt các em ăn học thành tài.

Còn cô Tuyết cũng lên Sàigòn, xin vào làm cho Tổng-Nha Bưu-Điện, cũng ở gần trường Dược của Thầy.

Đầu năm 1965, cha mẹ của Thầy lên Sàigòn gặp nhau ở chùa Xá-Lợi, và nói với Thầy rằng:

“Chú Mười lớn của con là Thượng-Tọa THÍCH THIẾN-TÂM, Ngài là Đốc-giáo Phật học viện Huệ-Nghiêm tại Phú-Lâm, muốn gặp mặt con.”

Nghe vậy, Thầy liền lên Phú-lâm vào Phật Học-Viện Huệ-Nghiêm gặp Chú mình. Lúc đó Thầy mới 17 tuổi.

Nhìn chú mình, thấy gương mặt đẹp, hiền-từ, cặp mắt sáng trong như sao trời, trong lòng Thầy đã thấy thương-cảm liền. Ngài nhìn Thầy một hồi lâu…rồi nói với ba của Thầy rằn :

“Đây là thằng Vũ, con trai lớn của anh đó hả?”

Ba Thầy gật đầu, nói phải.

Hòa-Thượng nói với Thầy rằng:

“Thằng ba Vũ, lại gần đây cho Thầy xem tướng con một chút coi “

Thấy Hòa-Thượng vừa oai-nghiêm, vừa đáng-kính nên Thầy tuân-lệnh, đến gần. Hòa-Thượng nhìn Thầy từ đầu xuống tới chân… rồi từ chân lên tới đầu… một hồi lâu, rồi mới nói với ba của Thầy rằng:

“Thằng nầy có căn-tu đã nhiều kiếp trước rồi. Kiếp nầy nếu nó muốn đi Tu, thì tôi sẽ giúp anh mà dạy-dỗ cho nó thành một chân tu, chứ để nó ở ngoài đời dễ bị người ta gạt, và khổ lắm.”

Hòa-Thượng xoay qua nói vói Thầy rằn :

“Còn con nè, trong nhiều kiếp qua con đã xuất gia đi tu rồi, kiếp nay phân-số của con sanh ra là đế đi tu tiếp, không phải ở ngoài đời, lớn lên lây vợ, sanh con đâu. Số con phải làm thầy-tu, cũng giống như Thầy đây vậy.

Còn nếu như con cãi số mà ở ngoài đời, lập gia- đình thì sẽ khổ lắm đó, vì trong nhiều kiếp lâu xa về trước, con đã từng làm vua, rồi làm chúa có hằng ngàn cung-phi, mỹ nữ… Cho nên, họ vẫn còn tình, còn nghĩa với con, khó mà thoát được lắm đó. Kiếp nầy gặp lại, họ không để con yên thân đâu nhé! Con sẽ làm một cơn vũ-bão không hiền ở ngoài xã-hội, và đường tình-ái nam-nữ ở ngoài đời sẽ bị nhiều khổ-lụy, não-phiền… không kể xiêt được.”

Nói xong Hòa-Thượng ngó Thầy một hồi, rồi cười nói rằng:

“Thằng nầy mà ở ngoài đời, ít nhất cũng phải có tới 9 con vợ đó!!”

Ngài hỏi tiếp Thầy:

“Vũ, giờ con tính sao đây, nói cho thầy nghe thử coi… Năm nay con học tới đâu?”

Thầy trả lời, mà lòng còn bâng-khuâng về 9 bà vợ của mình, và tự nghĩ:

“Trời ơi! Thấy người ta chỉ có một bà vợ thôi mà còn muốn trọc đầu, huống chi có một lượt tới 9 bà… coi bộ khổ dữ a ! Thân của mình ốm-yếu, lại nghèo mà bị 9 bà lôi-kéo, đòi nợ-tình“, chắc chết sớm. Còn như sống thì chắc-chắn chỉ còn bộ xương khô cách-trí mà thôi!”

Hòa-Thượng thấy Thầy ngồi suy-tư…, nên hỏi:

“Nè Vũ, trả lời liền cho Thầy nghe thử đi, giờ con tính sao? “

Thầy hiền-hòa nói nhỏ rằng:

“Dạ, con định ra trường xong, với khả-năng của con, con đi làm, như dạy học để có tiền phụ-giúp ba- má con, vì ba má con nghèo, lại đã khổ-nhọc làm ruộng lấy tiền cho con đi học suốt mấy năm nay. Con không thế đi tu liền được. Thầy cho con thêm một thời-gian ngắn nữa, để con trả hiếu cho cha mẹ xong, rồi con sẽ theo Thầy đi tu.”

Hòa-Thượng cười hiền-hòa, gật đầu rồi nói với ba Thầy:

“Nó có lòng hiếu-thảo như vậy. Tôi là Đốc giáo tại đây, vậy anh hãy để cho nó dạy học ở Huệ- Nghiêm cho chư Tăng-sinh ở đây. Tôi sẽ trả lương cao cho nó. Anh tính sao?”

Ba Thầy vui mừng, chấp nhận ngay.

Thế là Thầy vừa đi học trường Dược, vừa đến dạy học (chương-trình giáo-dục phổ-thông) cho chư Tăng, Ni ở tại Phật-Học Viện Huệ-Nghiêm, về 2 bộ môn Lý-Hóa và Vạn-Vật.

Kế đó, Thầy được mời dạy học tại trường Trung- Học BỒ-ĐỀ (tức là trường Nguyễn Văn Khuê trước kia, nay đã bán lại cho gIáo-hội Phật-Giáo ẤN-QUANG).

Trường trung-học nầy do Hòa-Thượng THÍCH QUẢNG LIÊN làm hiệu-trưởng.

Nơi đây, Thầy tiếp-tục làm giáo-sư dạy về bộ môn Lý-Hóa và Vạn-Vật, rất được nhiều khen tặng là vừa có tài, có đạo, tâm-tánh hiền-lành, chất-phác, thật-thà.

Ngọc kia chẳng giũa làm sao đẹp ?
Cây nọ không bào sao gọi trơn ?
Chí dốc tu-hành xin chớ nệ,
Siêng-năng tinh-tấn dạ đừng sờn.
Giữ-gìn giới-luật làm căn-bản,
Tín, hạnh, nguyện cần giữ sắt-son.
Danh lợi, tình, tài như ảo-ảnh,
Tu tròn quả phúc có gì hơn !
                  Cụ Ông Tây-Liên

Vào năm 1968, Thầy tốt-nghiệp Dược-Khoa, và ra trường làm Dược-Sĩ bán thuốc tây lẻ, lại vừa làm giáo-sư dạy học, vừa tiếp-tục học Dược lên thêm nữa. Hai năm sau (1970), Thầy lấy bằng Tiến-Sĩ Dược-Khoa tại đây.

Thầy làm cho nhiều hãng bào-chế thuốc tây, nên số tiền kiếm được mỗi tháng cũng đủ giúp đỡ cho gia-đình lên Sàigòn mua nhà. Thầy còn mở tiệm thuốc tây để cho mấy em bán thuốc lẻ, giúp cho chúng học-hành. Sau nầy, đứa nào cũng ra trường Đại-Học hết, có 2 cô em gái cũng ra trường, một cô ra trường Dược, và một cô ra Bác-Sĩ hiện vẫn còn hành-nghề Bác-sĩ tại Sài-Gòn.

Đến năm 1971, nhận thấy bổn-phận làm con, làm anh đã tròn, nhớ lại lời dặn trước kia của Chú mình, nên Thầy có ý muốn đi tu.

Lúc hỏi ra thì mới biết, Hòa-Thượng đã về Đại-Ninh ẩn-tu rồi.

Trong thời-gian nầy, chiến-tranh đang leo thang, chánh-phủ truy-tập bắt lính rất là gắt-gao. Thầy đành phải gác lại ý-định đi tu. Thầy bị trưng-dụng vào quân-đội ngành quân-y với cấp-bậc Đại-uý, đảm-nhận trọng-trách thanh-tra thuốc khắp bốn vùng chiến-thuật.

Nhờ có căn tu sâu-dầy nhiều kiếp trong quá-khứ, nên kiếp nầy, tuy có mặc đồ lính, nhưng Thầy chưa hề cầm súng (hù ai) hết.

Trước khi lên đường, Thầy có đến thăm cô Tuyết và giã-từ cô. Cả hai người đều rơi lệ, nghẹn-ngào.

Cô nói rằng:

“Anh Vũ, em đã tha-thiết thương anh. Anh có thương em không?”

Thầy hiền-hòa nói rằng:

“Giờ anh đã bị bắt đi lính rồi, mà lại thuộc binh-chủng rất “dữ tợn” là Biệt-Động Quân ở vùng 2 chiến-thuật tận ngoài Trung, chưa biết sống chết ra sao, nên chưa dám hứa-hẹn gì hết !”

Cô hỏi tiếp:

“Nếu như sau nầy giải-ngũ rồi, anh có cưới em làm vợ không?”

Thầy cười và nói:

“Nếu mà còn sống, và ra lính rồi, anh sẽ cưới em ngay!”

Thời gian trôi qua, cho đến cuối năm 1972 Mùa Hè Đỏ Lửa. Thầy đảm trách nhiệm-vụ thanh-tra kho thuốc tây của quân-đội vùng 1 chiến-thuật, tại Huế…

Trong thời-gian nầy, Thầy lại có quen và thương một tiếu-thơ vừa đẹp lại vừa hiền mang tên Nga.

Khi trực thăng đang bay trên không, đạn từ dưới bắn lên xối-xả, một viên đạn vô-tình (hay cố-ý ?) đã bay thẳng vào người Thầy, xuyên ngang qua vai và làm gãy xương vai trái của Thầy. Thế là Thầy được đưa vào nhà thương ở Huế nằm điều-trị tại đây.

Suốt thời-gian nằm bệnh-viện, Thầy luôn cầu nguyện đức QUÁN-THẾ-ÂM Bồ-Tát và trì-Chú Chuẩn-Đề cho Thầy được giải-ngũ sớm, để về với Hòa-Thượng đi tu, vì Thầy cảm thấy sợ lắm rồi.

Nhờ có tâm hiền-lành, nên Thầy gặp người tốt giúp-đỡ cho được giải-ngũ sớm hơn dự-định, và trở về đời sống dân-sự.

***

Bây giờ vào cuối năm 1972, một lần nữa ba của Thầy cho biết rằng:

“Ngày mai Hòa-Thượng (tức là chú 10 lớn của Thầy) muốn gặp con đó.”

Thầy nghe vậy mừng lắm, vì trong lòng đã quyết-định sẽ lên Đại-Ninh xin Hòa-Thượng cho xuất gia. Không ngờ Ngài lại đích-thân về quê để gặp Thầy.

Thế là Thầy khăn gói theo Hòa-Thượng lên Đại-Ninh xuất-gia.

Thầy được Hòa-Thượng cho biết là:

“Việt-Nam sau nầy sẽ đổi đời, và có nhiều cảnh nhà tan, cửa nát vào năm 1975.

Nay con đi tu là đúng lúc rồi. Giờ con làm thịgiả cho Thầy. Thầy sẽ dạy hết cho con những gì con cần phải học, cần phải biết trong đường đạo, và cả hai bộ môn MẬT-TÔNG và TỊNH-ĐỘ, để sau này, nếu con có phải xa Thầy, con cũng có đủ khả-năng hoằng Pháp như Thầy vậy.”

Trong cương-vị vừa làm cháu, vừa làm chú tiểu, và làm thị-giả cho Hòa-Thượng, Thầy an-vui trong cuộc sống người tu. Thầy thay-thế Hòa-Thượng (nay đã già-yếu, lại hay ốm đau) đảm-trách tất cả những việc nặng-nhọc, như bửa củi, xách nước từ dưới suối lên, cuốc đất trồng khoai, trồng bắp…v.v…

Chiều về lại, trong một thất nhỏ đơn-sơ, chỉ có hai cái giường gỗ nằm gần nhau, hai chú cháu cơm rau đạm-bạc xong, dưới ngọn đèn dầu nhỏ, Hòa-Thượng thường khuyên dạy, giảng-giải cho Thầy nghe về Phật-Lý, Kinh-Điển Đại-Thừa. Đặc biệt về môn Mật-Tông thì Hòa-Thượng dạy rất kỹ cho Thầy học hiểu. Hòa-thượng thỉnh-thoảng cũng có kể những chuyện vui, buồn và những kinh-nghiệm thăng-trầm trong đường đạo của Ngài.

Thời gian yên-lành lặng-lẽ trôi…

Cho đến một ngày kia, Sư-cô Thanh-Nguyệt dẫn một nữ Phật-Tử qua giới-thiệu với Hòa-Thượng.

Hòa-Thượng cho gọi Thầy về, có chuyện cần. Lúc đó Thầy đang mặc bộ đồ lính để làm vườn, đang lên giồng để trồng khoai, sắn. Nghe gọi, Thầy vội vác cuốc về ngay. Vừa thấy mặt cô nữ Phật-Tử kia, thấy thiệt đúng là cô Tuyết ngày xưa rồi, Thầy ngơ-ngẩn, biết là có chuyện rồi.

(Còn Hòa-Thượng thì đã nghe cô ấy kể hết chuyện tình giữa cô với Thầy, cùng các lời hứa-hẹn khi xưa, lúc còn bên nhau dưới trường trung-học tại tỉnh nhà).

Thầy đi tới, mới vừa đặt cái cuốc xuống thì cô nầy chạy tới khóc và trách rằng:

“Anh có biết là em đã kiếm anh khắp nơi không? Khó khăn lắm mới tìm được anh đó ! Vậy bây giờ, anh còn nhớ tới lời hứa-hẹn năm xưa với em không?”

Thầy làm thinh, chỉ hỏi có một câu:

“Làm sao biết anh ở đây?”

Cô vừa khóc, vừa kể lể một hồi…

Thầy đứng lặng thinh, không dám nói một lời, sợ gây thêm lỗi với cô ấy, và cũng sợ Hòa-Thượng rầy.

Cuối cùng rồi, cô ấy cũng phải ra về, mang theo nỗi hờn-tủi chất chứa.

Thầy không dám tiễn, phải nhờ đến Cô Nguyệt an-ủi, và khuyên-lơn giùm.

Một năm sau, Thầy nhận được thư của cô ấy gởi lên, trách rằng:

“Sao anh vô-tình với em quá vậy! Em chờ đợi anh đã lâu rồi. Em cho anh sáu tháng nữa, nêu anh không trả lời gì hết, thì em đi lấy chồng đó !

Nói cho anh biết trước mà đừng trách em sau này.”

Thầy vẫn im-lặng, không hề hồi-đáp thư chi cả.

Bảy tháng sau, Thầy nhận được thiệp-hồng báo-tin là cô Tuyết lên xe hoa với người mang tên Trần Quân Sơn. Thầy thở cái phào, nhẹ-nhõm trong lòng, ứng khẫu cảm lên lời thơ:

Nhớ chuỗi ngày xưa ôi thiết-tha,
Vì yêu nên dệt những ngày hoa.
Mà nay đôi lứa đành xa cách,
Lòng thấy buôn nhưng chẳng nói ra.
 
Sắp giã từ nhau, biết nói gì,
Pháo hồng đưa tiễn phút vu-quy.
Ngậm-ngùi đôi mắt rưng-rưng lệ,
Vĩnh-biệt từ đây, tuổi mộng thì.
 
Nay giã từ nhau, biết nói chi,
Xuất gia, xuất giá cũng đồng đi.
Người về cảnh Phật vui trường-cửu,
Người mắt lệ nhòa, dõi hướng đi.

Một đêm nọ, hai Thầy-trò (chú cháu) đang hàn-huyên vui-vẻ, chợt Hoà-Thượng nhìn Thầy thật lâu, rồi nói rằng:

“Con theo Thầy chỉ trong một thời-gian ngắn nữa thôi, ơn trên sẽ đưa con ra ngoại quốc để làm Phật-sự ở nơi đó.”

Thầy hỏi:

“Con làm sao đi được? Con đang ở bên Thầy và mình lại nghèo, làm gì được xuất ngoại?”

Hòa-Thượng cười, nói:

“Sẽ có người đến đưa con đi. Ơn trên đã xác-nhận rồi, con đi lần này sẽ làm nên Phật-sự, và không còn gặp lại Thầy nữa. Riêng Thầy cũng đã được ơn trên định rồi, Thầy sẽ về cõi Phật năm 68 tuổi.”

Tuần sau, có chút việc lên chợ Tùng-Nghĩa để mua ít lương, gạo cho Hòa-Thượng, khi đi ngang qua một đền thờ đồng bóng, Thầy nghe tiếng trống chìm nổi, chợt nhớ bà chủ đền nầy trước kia có xuống Đại-Ninh gặp mình rồi. Thầy biết bà nầy là đồng bóng. Đang đứng nghĩ-ngợi thì thấy bà ta bước ra mời vào.

Thầy hơi do-dự, nhưng cũng dựng chiếc xe đạp bên vách, rồi theo bà đồng vào trong. Thầy thấy đang có lễ lên đồng. Có một vị Thần đang cầm cây búa sơn màu vàng múa như bay.

Chợt ông Thần nầy dừng tay, nhìn Thầy một cái rồi cười nói:

“Tôi biết hôm nay Thầy đì ngang qua đây nên tôi có ý chờ, vì tôi có một tin cần cho Thây biết. Xin Thầy ngồi chờ tôi một chút; đợi tôi làm xong việc phát thuốc nầy rồi tôi sẽ nói sau.”

Thầy nghe nói lấy làm lạ, không biết ông Thần nầy cho mình biết cái tin gì, nhưng cũng ngồi trên ghế mà chờ đợi.

Chừng năm phút sau, thì ông Thần nầy xong việc (phát thuốc trị bệnh cho dân), ông ấy buông búa xuống đến gần Thầy xá chào và nói rằng:

Tôi là Kim-Thiền-Tử, tức là Cậu Búa. Hôm nay, tôi được lệnh nói cho biết một tin quan-trọng vê Thầy, đó là:

Ơn trên vừa có quyết-định là sẽ vận-chuyển Thầy đi qua xứ người có lỗ mũi cao, để Thầy hoằng Đạo ở đấy.”

Thầy mới hỏi:

“Chừng nào mới đi được ?”

Cậu Búa nói:

“Không lâu đâu, ngày Thầy lên đường sẽ rất gần.”

Chiều lại, sau khi trở về tịnh-thất, Thầy có đem chuyện nầy kể lại cho Hòa-Thượng biết. Ngài nói:

“Việc nầy Thầy cũng biết rồi. Con gắng tu thêm, đây cũng là một việc đáng mừng và an-ủi cho con đó.”

Nhiều ngày nối-tiếp trôi qua, Thầy vẫn sống an-bình và vui trong công-việc hằng ngày. Tâm không nghĩ-ngợi gì hết, cứ giữ bổn-phận của một sơn tăng tu-hành và thay-thế Thầy bổn-sư trong công-việc đồng-áng như mọi ngày.

Ban ngày làm việc đồng-áng, chiều về dùng cơm với Hòa-Thượng xong, đêm đêm Ngài tận-tình chỉ dạy Thầy tu-trì đúng chánh pháp, cùng với Ấn-Chú quang-minh của Phật gia một cách tỏ-tường. Thầy rất thích trì-Chú, cho nên mỗi khi được Hoà-Thượng chỉ dạy một Chú nào, là Thầy dốc tâm trì cho đến khi đạt được thần-lực của Chú đó.

Một đêm nọ, sau khi trì-Chú, niệm Phật xong, Hòa-Thượng đã an-giấc. Lúc ấy khoảng 10 giờ khuya, Thầy mơ-màng vía thấy mình bay-bổng trên mây, nhắm hướng Đông bay thẳng. Hình như có một lực nào đó kéo Thầy đi về một hướng cố-định. Thầy bay qua nhiều đám mây trắng to-nhỏ, thật mịn mát…

Cuối cùng, Thầy hạ chân xuống một sườn núi thoai-thoải, cây cối cao lớn rậm mát. Thì ra là thầy đang đứng trên một con đường mòn, bề ngang khoảng 1m5 tây, bề dài thì vô tận. Hai bên đường đầy hoa đẹp lạ thường, cỏ màu xanh biếc. Hương thơm của nhiều loại hoa to lớn tỏa ra ngào-ngạt. Đâu đây lại thoang-thoảng tiếng gió reo trầm-bổng, lòng lâng-lâng nhẹ nhàng, phấn-khởi, cảm thấy nôn-nao như một lữ-khách xa quê lâu ngày, nay có dịp trở về cố quốc.

Thầy tiếp-tục rảo bước, trước mặt hiện ra một vùng xanh-rì, tươi mát. Dùng chân lại, ngắm kỹ, thì ra đây là một cái hồ thật to. Chung-quanh hồ có nhiều cây cao rậm mát, cây lá xen lẫn với nhiều loại hoa khoe sắc thắm, đủ màu, đủ dạng. Gió nhẹ mát thoảng qua làm hàng cây rung-động, vang lên tiếng nhạc êm-đềm. Qua khỏi hàng cây xanh là một vùng nước bạc; mặt hồ phẳng lặng, không gọn chút sóng lăn-tăn. Có rất nhiều cù-lao nhỏ trên mặt hồ. Trên mỗi cù-lao đều có một, hai căn nhà cất theo lối cổ, mái uốn cong, ngói đỏ, uốn khúc tuyệt-vời, ẩn-hiện sau làn nước bạc, thật là hùng-vĩ ! Cảnh-vật càng nhìn càng thấy quen thuộc, song không thể nào đào ra được trong trí nhớ !

Thầy thong-thả bước theo lối nhỏ dọc bờ hồ, vừa chiêm-ngưỡng hoa thơm, cỏ lạ, vừa say-đắm cảnh vật chung-quanh, lòng vô cùng thanh-thản, nhẹ-nhàng như thoát tục. Bất chợt, trước mặt hiện ra một khung cửa son, vòm tròn đều-đặn. Từ bên trong thoát ra một mùi hương nhẹ-nhàng, thoang-thoảng, ngất-ngây, khiến Thầy chợt đứng khựng lại, lòng cảm thấy rộn-ràng, hồi-hộp, xen lẫn bao nỗi bâng-khuâng, như tâm-trạng của người viễn xứ, nay trở về tìm lại mái nhà xưa, đang còn tần-ngần, thổn- thức trước cổng đình làng. Bao ý-cảm cứ tuôn mãi không ngừng, chợt nghe từ trong hồ vang ra một điệu đàn, âm-điệu trầm bổng, thanh-thoát, khác hẳn điệu nhạc ở nhân-gian, âm-thanh như đưa hồn vào một cõi xa, vô cùng tận.

Đang còn bàng-hoàng, ngơ-ngẩn, tiếng đàn chợt nhỏ lại, rồi một giọng người nữ cất lên thảnh-thót ngâm một bài thơ :

Gió nhẹ đùa hoa liễu phất-phơ,
Hô xưa êm hóng lặng như tờ.
Có phải cô’-nhân quay trở lại,
Chín kiếp đời như một giấc mơ!

Giọng ngâm trong vút, gợi lên bao nỗi bâng-khuâng. Bỗng tiếng đàn hoà-lẫn tiếng ngâm tắt-lịm.

Có một giọng nói khác, uy-nghi chững-chạc hơn, bảo rằn :

“Bạch-Mai, con ra rước Thanh-Mai vào.”

Có tiếng “Dạ” trong-trẻo làm Thầy bàng-hoàng tự-nghĩ:

“Ai là Bạch-Mai kìa, và rước ai là Thanh-Mai đây, hay còn một người nào khác nữa ?”

Nhìn quanh, chằng thấy ai khác ngoài mình cả. Còn đang nghĩ-ngợi, chợt thấy từ trong tiến ra một người con gái, mặc tràng bào trắng, tay rộng thướt- tha, chân bước đi nhẹ-nhàng như sương-khói, nhan sắc tuyệt-trần!

Bỗng dưng Thầy tự thấy mình đã biến thành một cô gái tự lúc nào rồi, mặc thanh bào, tay rộng có thêu viền kim-tuyến, lai áo và vạt áo đều thêu bông vàng thật đẹp, những ngón tay thon dài, nước da trắng mịn, đưa tay lên chạm phải mái tóc dài óng-ả phủ vai, trên ngực áo có thêu nổi một cành hoa mai vàng chiếu sáng rực. Nhìn kỹ người thiếu-nữ áo hắng, cũng có cành hoa mai rực sáng. Bất giác, Thầy cất tiếng kêu:

”Kìa, chị Bạch-Mai.”

Thiếu nữ áo trắng cũng vui mừng, nói:

“Chị Thanh-Mai đã trở về rồi kìa.”

Với lòng phấn-khởi, Thầy phất tay áo rộng, nhàn-nhã tiến vào cổng son, bước đi nhẹ-nhàng như hành-vân, lưu-thủy. Trong kia, người Bạch-Mai cũng đang hối-hả bước ra.

Còn cách cổng son chừng sáu, bảy bước, bỗng nghe sau lưng có tiếng kêu lớn:

“Vân Sơn ! Vân Sơn !”

Tuy biết tiếng kêu đó gọi đúng tên mình, nhưng Sao lòng Thầy vẫn nguội lạnh, chẳng chút bận tâm, cứ thản-nhiên hướng về phía trước cất bước. Còn cách cổng khoảng hai bước, lại nghe tiếng kêu lớn hơn:

“Hải-Quang… Thích Hải-Quang!”

Nghe gọi đến Đạo danh, tự nhiên lòng Thầy rung-động, bất giác dừng bước lại và quay nhìn phía sau xem ai kêu mình.

Thì ra, người kêu Thầy là một vị tăng nhân, mặc áo màu dà, vạt áo nhẹ phất-phơ trong gió, dung-mạo tuyệt-trần. Người ấy tay vẫy-vẫy, nói lớn rằng : “Hải-Quang ! vẫn còn chưa thức-tỉnh hay sao, mà muốn quay về nẻo cũ?”

Nói xong, người ấy quay bước trở lui. Giữa lúc còn đang bâng-khuâng, nghĩ-ngợi, thần-trí rối bời-bời, Thầy bất chợt bước theo vị tăng nhân một bước.

Bỗng nghe phía sau lưng vang lên một tiếng than dài, u-oán, tiếp theo liền là một tiếng động mạnh, vang-dội thanh-tao, ngân dài như tiếng vàng khua, ngọc chạm. Thầy quay lưng lại xem thì không còn thấy đâu là nhà cửa, hồ nước bạc, người thiếu nữ Bạch-Mai nữa. Trước mặt là một vùng mờ-mịt, mây trắng phủ bao-la. Quay nhìn lại hướng đi của vị tăng nhân, thấy người bước đi thanh-thoát như bay, tà áo nhẹ-nhàng tung-bay theo gió lộng. Nhìn lại mình thấy đã hoàn lại từ lúc nào thân dáng cũ.

Thầy chợt nghĩ rằng:

“Nếu mình không đi theo vị tăng nhân nầy thì kẹt ở đây giữa bốn bề mây trắng, biết đi hướng nào?”

Nghĩ xong, Thầy liền rảo bước chạy theo. Nhưng dù cố-gắng hết sức chạy theo thật lẹ, nhưng vẫn không sao đuổi kịp được vị tăng nhân nầy. Hình như vị nầy cũng có ý chờ, nên cũng không mất dấu. Trải qua một thời-gian không biết là bao lâu, và đi được bao xa, chỉ biết đi hoài, đi mãi trong lòng mây trắng-xoá, chợt nghe có tiếng sóng nước gầm-thét, ào-ào như thiên quân vạn mã, Thầy vội đứng khựng lại thì thấy mình đang đứng trên một bờ sông lớn. Nhìn xuống, thấy nước chảy xiết, sóng cao vòi-vọi, xoáy nước mạnh trông lạnh người, không làm sao băng qua được.

Tăng nhân kia vẫn bình-thản, xoay nhìn lại Hải-Quang cười nhẹ, rồi đạp lên đầu ngọn sóng mà đi một cách dễ-dàng, càng lúc càng xa, tà áo nhẹ phất-phơ tung bay theo gió.

Lúc ấy, không biết phải làm sao, sợ mất dấu người ấy, rồi bị lạc không biết đường về, mà lại cũng không dám bước xuống nước đi giống như Ngài. Bỗng sực nhớ thần Chú “Như-ý Bảo Luân Vương” cùng với công-hiệu của Chú (mà mình hay thường trì-niệm), Thầy liền hai tay kết ấn, nhiếp-tâm trì-Chú… Đến biến thứ ba, liền thấy dưới chân mọc ra hai bánh xe vàng chói, hào-quang sáng rực, có mây bao-bọc đưa thân mình bay bổng lên cao, nhanh như điện chớp. Phút chốc, bắt kịp tăng nhân, đồng sánh vai nhau cùng bay đi, không ai nói với ai một lời nào.

Một lúc thấy qua khỏi sông, cả hai đồng đặt chân lên bờ. Một thế-giới khác hiện ra trước mắt ! Mặt đường bằng-phẳng, sỏi làm bằng vàng chói rực lót khắp lối đi, hai bên đường toàn cây lạ, lá bằng bạc, thân cây trong-suốt, trái vàng hực, sáng chói. Những trái cây đó luôn thay đổi màu sắc, có khi màu xanh, lại đổi thành màu đỏ, rồi tím, vàng v.v… chớp tắt không ngừng, trông thật đẹp mắt.

Mãi lo ngắm những trái cây lạ, chừng xoay qua thì không còn thấy vị tăng nhân đâu nữa. Loanh-quanh mãi không biết phải đi đâu, nên Thầy tiếp-tục bước theo con đường lót sỏi vàng, lần-lượt đi qua hàng cây báu lạ, lại thấy hai bên mặt nước mênh-mông, trên mặt nước bạc có nhiêu hoa sen lớn bằng cái thúng, đủ màu xanh, trắng, đỏ V.V…Mỗi hoa sen đều có người ngồi, mặc áo cũng đủ màu sắc, mắt nhắm, im lặng.

Thầy tò-mò đến gần một vị ngồi hoa sen màu đỏ rực, chắp tay chào “A-Di-Đà Phật”. Vị ấy mở mắt cười, gật đầu chào lại, rồi lặng im, nhắm mắt như củ.

Lòng cảm thấy nao-nao, hồi-hộp… lần bước theo lối đi, vừa đi vừa niệm Phật, cảnh-trí đẹp lạ-lùng, mầu-nhiệm hết sức, trong đời Thầy mới thấy lần đầu. Chợt thấy giữa lối đi có một tòa cao, trên có một bông sen trắng, lớn bằng cái nia, chiếu hào-quang rực-rỡ, chói loà như ánh mặt trời. Thầy thầm nghĩ rằng:

Sáng quá, không thấy được gì hết, phải chi lu bớt lại một chút để xem rõ hơn.

Liền khi ấy, thấy ánh sáng lu bớt có thể nhìn thấy rõ-ràng từng cánh sen. Lại gần xem, thì thấy mỗi cánh sen lớn bằng cái thau nhỏ, trắng mịn, có gần màu đỏ hồng rực sáng, rờ vào thì thấy cứng như đá. Thầy từ từ xem, rồi chợt ngó xuống dưới chân bông sen, thì thấy có một bảng nhỏ màu trắng khắc chữ vàng, nét điêu-khắc đẹp tuyệt-vời, với hàng chữ:

VÔ NHẤT ĐẠI-SƯ – Bảo Liên Chi Tòa.

Thầy nghĩ thầm, tòa sen nầy là của Vô-Nhất Đại-Sư, sao không thấy người ngồi, chắc đi đâu rồi?

Có một vị tăng nhân ngồi trên một hoa sen xanh gần đó, mở mắt ra nói rằng:

“Vô-Nhất Đại-Sư hiện còn đang thuyết-pháp độ sanh, khoảng 3 hôm nữa Ngài sẽ về. Sau nầy, ngươi cũng sẽ được về đây đó.

Rồi nhắm mắt im lặng.

Không dám hỏi gì nữa, vội bước đi qua khỏi tòa sen trắng ấy. Đi một lúc lâu, bỗng thấy trước mặt hiện ra một cổng vàng theo lối cổ. Giữa cổng có một cây nhỏ bằng vàng rực ánh kim-quang. Trên cổng có một biển nhỏ ghi ba chữ nổi:

Diệt Ngã Thất

Hai bên cổng có hai câu đối ngắn. Câu bên trái ghi:

Diệt Ngã Vong Tình

Câu bên phải ghi:

Tắc Thành Đại-Đạo

Cả hai đều khắc theo lối “Triện”. Thầy đứng trước cửa thất, lòng nghĩ chẳng biết có nên vào hay không. Còn đang do-dự, bỗng thấy bên trong cổng bước ra một vị tăng nhân, dung-mạo đoan-nghiêm, bảo rằng:

Đạo-hữu,, hãy vào cho mau thì mới thành đại đạo sau nầy.”

Nghe nói sẽ thành đại-đạo, lòng thấy nôn-nao liền bước vào cửa thất. Đây là một căn nhà nhỏ, u- tỉnh, bên trong không có trần-thiết gì cả, căn nhà sực nức mùi thơm, giữa nhà có một bồ-đoàn màu đỏ rực ánh sáng, góc nhà có một cái bàn nhỏ bằng cây, trước bàn có đặt cái ghế dựa cũng bằng cây màu tím, chạm-trổ rất tinh-vi, tuyệt đẹp. Trên bàn có đặt một quyển sách mở sẵn, hình như của ai đang đọc dở.

Bước gần lại bàn, khoan-thai ngồi vào ghế xem lại thì thấy đây là phẩm “Thường Bất Khinh Bồ-Tát” trong Kinh Pháp-Hoa, đang mở đến đoạn:

– Ngài Thường Bất khinh đang bị các tăng thượng mạn tỳ-kheo nổi sân dùng gạch, đá, ngói ném v.v…

Thầy thong-thả đọc hết phẩm nầy. Đọc xong liền xếp cuốn Kinh lại. Đột nhiên chợt nghĩ, như vậy là ta làm mất dấu của người, e họ phiền chăng. Nghĩ đoạn liền lật lại chỗ cũ, thì thấy là cuốn Kinh A-Di- Đà chớ không phải là phẩm Thường Bất Khinh nữa.

Tờ Kinh đang lật đến đoạn:

– Đông phương diệt hữu A-SÚC Bệ Phật, Tu-di Tướng Phật…

Thầy cũng lại thong-thả tụng hết quyển Kinh thì thấy phía sau không còn gì nữa. Ngó lên bàn thấy có một cái chuông gia-trì, liền cầm dùi đánh ba tiếng chấm dứt.

Tiếng chuông ngân-nga chưa dứt, hồn Thầy thảng-thốt nhập xác lại. Cảm-tưởng như một người vừa ra khỏi giấc chiêm bao, bên tai vẫn còn nghe tiếng chuông văng-vẳng.

Thức dậy, Thầy liền kể hết cho Chú (HT. Thích Thiền-Tâm) nghe. Hoà Thượng bảo rằng:

“Như vậy là con đã xuất thân trở về quê cũ đó. Cách đây chín kiếp về trước, con là một tiên nữ tên là Thanh-Mai. Cảnh con thấy đó là nơi con ở ngày xưa, có tên là “Thôi Thiên-Trì” – là một cảnh tiên. Vì con gốc tiên, nên đi đứng rất khoan thai, nhẹ-nhàng, và con xuất thân cũng rất tự-nhiên và dễ dàng (không cần phải học luyện), hễ con khởi ý là tự-nhiên đến được chỗ đó ngay. Giờ con đã tu theo pháp- Phật, trì Mật-Chú được “thân-lực” cao rồi. Sau nầy con “Vô-định” dễ-dàng và sẽ thù-thắng hơn những người khác.

Còn vị tăng nhân kia là một bậc thiện-tri thức ở Liên-Trì Hải-Hội, không muốn thấy Hải-Quang trở về cảnh củ, nên đã đến hướng-dẫn từ cảnh Tiên vê cảnh Phật ở “Liên Trì Hải-Hội” đó thôi.

Còn “Diệt Ngã Thất” kia, ý nói là:

Muốn thành đạo phải “quên Ngã” (không chấp ngã), “quên tình” (không chấp tình, tưởng), rồi theo pháp-môn Tịnh-Độ mà tu-hành, mới có thể đưa chúng-sanh qua bờ giải-thoát được.”

Sau đó ít lâu, Thầy lại nằm mơ thấy giữa không trung sa xuống ba người tiên-nữ, nhan-sắc tuyệt-trần, khó ai sánh bằng. Vị đứng giữa cao hơn một chút. Cả ba đều mặc áo trắng chói ngòi, trang sức bằng ngọc sáng.

Vị tiên đứng giữa cười chào. Thầy cũng chắp tay chào đáp lại, xưng:

“A-Di-Đà Phật.”

Người nầy nói rằng:

“Chúng ta từ cảnh cũ là Thôi Thiên-Trì xuống đây, trao chén nước xưa, mời cố-nhân uống lại.”

Nói đoạn đưa ra chén nước. Thầy bèn tiếp lấy đưa lên định uống, nhưng xem lại thấy nước có vẻ đục nên không muốn uống, nên trao trả lại. Người tiên-nữ áo trắng nhận lấy chén nước, mắt đượm một vẻ buồn, rồi cả ba đồng bay bổng lên không đi mất.

Sáng ra, Thầy cũng kể lại cho Hòa-Thượng nghe. Ngài dạy rằng:

“Họ thấy con đã quy-y theo Phật, tu Tịnh-Độ rồi. Kiếp nầy là “kiếp chót” của con, nên một lần nữa xuống đem nước mời uống. Nếu con uống chén nước đó, tức là chấp nhận trở về, và sau khi con bỏ thân nầy sẽ được rước về cảnh cũ.

Thật ra chén nước đó “trong.” Nhưng vì Tâm của con đã nhiều kiếp tu theo Phật rồi, nhờ con ,trì- Chú” đã có “thần-lực”, nên mắt con mới thầy rõ được sự khác biệt “đục, trong” của nước. Nếu như người tu-hành bình-thường, không có đầy-đủ thần-lực, thì không thấy được sự khác biệt của nó. Con từ cõi Tiên, tiến lên cõi Phật cao hơn, nên nhìn nước trong hóa ra đục vậy thôi.”

Nghe Hòa-Thượng nói mà Thầy thấy bùi-ngùi, nghĩ rằng xưa kia ta ở cõi Tiên, xuống trần đã chín kiếp rồi, tạo không biết bao nhiêu oan-nghiệp. Cũng may mà còn mang thân người, lại biết quy-y theo Phật, tu-hành cho đến kiếp nầy. Càng nghĩ càng thấy chạnh lòng, mà buông tiếng ngâm thở dài:

Chín kiếp đời qua ai có hay,
Phù trầm như một áng mây bay.
Đất khách đã lâu nay trở lại,
Ngẩn-ngơ trông thấy bóng lâu đài.
 
Ngẩn-ngơ trông thấy bóng lâu đài,
Cảnh cũ dường như chẳng đổi thay.
Bao kiêp phù-sinh trôi nối mãi,
Bâng-khuâng buông một tiếng thở dài.

Đời người lên xuống vô chừng, oan-gia, nghiệp tội khó lường. Biết được kiếp xưa lại càng phải gắng tu nhiều hơn nữa. Chỉ có về cõi Phật là vĩnh-viễn thoát khỏi luân-hồi, sanh-tử khổ đau.

Lòng như thức-tỉnh, xét muôn pháp đều không, vốn chẳng thật tướng.

Thầy liền cảm tác bài thơ:

Mê bước hồng trần lạc cõi Tiên,
Ngậm-ngùi khi nhớ lại tiền duyên.
Năm canh gối mộng song Kinh lạnh,
Phảng-phất hồn mơ cửa đạo huyền.
Gương tịnh vốn soi đời huyễn-hoá,
Trăng xưa tìm lại chốn đào nguyên.
Thân tàn cảnh mộng khi hồi tỉnh,
Sớm kệ, chiêu Kinh dưới mái hiên.
          Thích Hải-Quang 1976

Lại có một lần nọ, sau khi trồng khoai xong, Thầy ngồi uống nước, mới bắt ấn trì-Chú để nghỉ mệt… Sau khi trì-Chú một hồi lâu, Thầy tung ấn xả trên đầu, rồi tiêp-tục làm việc tiếp. Chiều về thất tắm rửa xong, dùng cơm với Hòa-Thượng, thì bị Ngài rầy:

“Hồi trưa con ngồi dưới gốc cây trì-Chú xả ấn trên đầu phải không?”

Thầy ngạc-nhiên hỏi:

“ủa, sao Thây biết rõ vậy ?”

Hòa-Thượng cười, kể rằng:

“Hồi trưa có một đứa nhỏ ở gần đây vừa chạy tới Thầy vừa phủi áo, vừa la làng:”

“Cháy áo quan của tôi hết rồi, cháy áo quan tôi hết rồi nè…

“Thầy nghe la, nên ra xem ai bị cái gì mà la hét dữ vậy. Chú nhỏ đó méc với Thầy rằng:”

“Thầy dạy cháu Thầy đó nghe. Nó ỷ trì-Chú giỏi,xả ấn làm cháy quần áo của tôi hết rồi đây nè!”

Hòa-Thượng dạy:

“Con phải biết là dưới tàng cây to lớn (đã sốg lâu năm), hoặc trong núi, đều có Thọ Thần, Sơn Thần ở hết. Con phải tránh, không nên xả ấn trên đầu, vì sẽ đánh trúng họ đó. Trong những trường-hợp đó, con phải xả ấn vô ngực của mình.”

Một đêm nọ, Hòa-Thượng đã an-giấc, Thầy không sao ngủ được, chắc vì khí-hậu quá oi-ả, nên ngồi dậy bắt ấn trì-Chú, khởi ý muốn bay cao lên mây cho mát, thì tự-nhiên thấy mình đã đứng trên tảng mây trắng lớn tự lúc nào rồi. Thầy ngồi xếp bằng trên mây, 2 tay kết ấn trì-Chú… Không biết đến bao lâu, chợt có một cái bóng lướt qua làm Thầy giựt mình đứng dậy. Chưa biết cái bóng đối-diện là ai, thì bị đánh vào mình một cái mạnh, làm Thầy dội ngược ra sau chúi-nhủi.

Thầy liền kết ấn trì-Chú “Hộ-Thân”. Nhìn kỹ, thấy hình tướng quái-dị của đối-phương, không biết thuộc cõi nào… Còn đang suy-nghĩ, tức thì Thầy bị đối-phương đánh liên-tục vào người những luồng khí lạnh buốt. Thầy liền chuyển ấn “Hỏa-Lôi”, trì-Chú HDMPCN chuyển biến thân và phát ra vô số lửa thiên đánh ngược trả lại. Một bên đánh ra khí lạnh, một bên đánh ra Thiên-hoả…Hai bên (chánh, tà) còn đang cầm-cự cũng khá lâu. Khí lạnh củng với lửa Thiên phát ra bay sáng cả trời. Thầy chợt thấy có một đám khác kéo đến đứng bên phen đối-phưong. Thấy biết chuyện không lành rồi, nên liền trì thầm thêm Chú QĐNLTC tàng-hình.Thầy té xuống giường một cái “Rầm!” (thật lớn), đứt cả giây mùng, cả thân mình lăn xuống đất một cái “Bịch!”, chân của Thầy thì đá phải một cái thau nghe một cái “Keng!” thật lớn, làm Hòa-Thượng giật mình tỉnh-giấc. Ngài liền chạy mau lại, kéo Thầy ra khỏi mùng, đỡ Thầy nằm trên giường. Thấy toàn thân của Thầy lạnh-ngắt, Hoà-Thượng liền kết-ấn “Chuẩn-Đề”, trì-Chú để trên ngực Thầy… Không lâu, toàn thân của Thầy đều ấm lại. Thầy mở mắt ra, thấy Hoà-Thượng còn đang trì-Chú cho mình. Hai tay của Ngài nóng như lửa đốt. Chịu không nổi sức nóng “Lửa Tam-Muội” của Hòa-Thượng, nên Thầy bật ngồi dậy. Hoà-Thượng xả ấn, đứng lên mở đèn.

Ngài hỏi:

Tối nay con đi đâu, chắc đi đánh-lộn với thứ dữ rồi, nên mới bị trúng lạnh như vậy phải không ?”

Thầy lại gần, kể hết cho Sư-tổ nghe. Ngài rầy:

“Cũng may cho con, biết dùng trí biến-hóa, thần-lực của con cũng khá mạnh, nên mới cầm-cự được với nó. Nếu như con không lanh trí chuyển Chú tàng-hình, thì sẽ bị đắm đó đánh con tan-hồn, (không còn hồn để mà nhập vô xác lại, thì phải chết!).

Một điều quan-trọng Thầy muốn dặn con, phải luôn ghi nhớ:

Vì con là gốc Tiên, nên con “xuất thân” rất tựtại, không cần phải luyện tập hay học-hỏi chi hết. Nhưng phải biết rằng, người đời nay có tánhháo-thắng”, “háo danh” bất kể hậu-quả của nó.

Có những người không phải căn Tiên, cốt Phật, tu-hành cũng không được kết-quả gì cả, mà lại muốn cóthần-thông”, nên họ phải đi tìm câu học luyện phép tà-thuật (xuất hồn) để di đến chỗ này, chỗ kia, rình-rập nhà của người, lén-lút, làm những việc tà-bậy, hại người làm tổn-hại đến phước, đức của họ rất nhiều. Họ không biết hậu-quả rằng:

Gia-đình (vợ con) thân-nhân của họ sẽ bị ảnhhưởng cái quả-báo rất nặng-nề trước nhất, và sẽ bị những chứng bịnh nan-y (do những độc-tố (chất hóa học) mà họ đang xài để luyện) nhiều không kể xiết, nên sau này có những bệnh không có thuốc để trị. Vì tâm họ đã không chánh, lại thích tu theo tà đạo, Quỷ đạo. Cho nên sau nầy, cả thể giới sẽ sống trong đêm tối, khổ nạn. Số người theo học tà-thuật (hại người) đông như kiến, làm cho người người bệnh tật khắp nơi (không thuốc trị), người sống, lẫn vong-hôn (của người đã chết) cũng phải kinh-sợ, tiếng kêu than vang động khắp trời, thấu đến Ngọc-Đình, dù Trời, Phật muốn cứu cũng không sao cứu được. Tất cả đều do Tâm của chúng-sanh tạo-tác cả.”

Thầy thắc-mắc hỏi tại-sao?

Hoà-Thượng dạy tiếp:

“Vì tự bản-tâm của họ không chân-chánh, nên khó tu-tập theo Phật-đạo, khó đạt thành chánh quả. Họ lại không giữ tròn được “GIỚI” luật; nên tu hoài mà không đạt được cái “ĐỊNH” lực gì hết. Như vậy thì làm gì đạt được cái trí HUỆ” của bậc giải- thoát, và không thể nào có được “XÁ-LỢl”. Phải biết như vậy.

Trong ba phần:

GIỚI-ĐỊNH-HHỆ, thiếu một cũng không thành đại-đạo. Muốn có xá-lợi, đòi-hỏi phải có đủ cả ba phận GIỚI-ĐỊNH- HUỆ.

Vả-lại, NGHIỆP-Lực của họ lại quá nặng-nề, cộng với những tâm tà nào họ cũng có cả, nên dù cho tu theo tà-đạo (nghĩa là họ không tự bản thân tu-luyện được), họ phải nương theo một con “thú tinh”, “Quỷ tinh”, hay “yêu Tinh”, để nhờ nó dẫn đi đến chỗ mà họ muốn. Rồi thẳng tay tàn sát, giết hại người có căn-lành nhiêu không sao kể xiết. Thành ra, họ tuy mang thân người nhưng đã “quy-mạng và sống” với ba loại thú dữ nầy, hành-động cũng giống ba loại đó. Từ từ sẽ mất hết bản-tánh của con người, thì hậu-quả:

– Chết sẽ thành một trong ba loại dữ trên (sẽ mất thân người vĩnh-vỉễn, vì không còn phước để được làm người nữa).

– Trước sau, cũng sẽ bị Trời, Thần-thánh đánh tan-hồn, không bỏ sót một ai (không còn đâu thai nữa, vì hồn phách đã tan thành mây khói rồi)

thể, con đã tu theo pháp-Phật, hễ tâm “TỊNH” thì “THẦN-THÔNG” tự-hiện, và luôn có Hộ-pháp thần thánh theo sát để bảo hộ cho con.

Đừng bao giờ học theo pháp tà mà lấp đi con đường về cõi Phật. Phải nhớ những lời tâm huyết của Thầy dạy hôm nay, chớ quên!”

Thầy nguyện với Hoà-Thượng sẽ không còn khởi-ý đó nữa.

Ngài gật đầu, dạy tiếp:

“Theo lời con kể lại, đám nây là Quỷ A-Tu-La. Vì thấy con ngồi trì-Chú, nên chúng nó muốn thử tài con đó. Từ đây trở về sau, con phải cẩn-thận, đừng xem thường đốì-phương mà bị hại. Con còn trẻ, nên tánh còn háo-thắng lắm. Muốn đạt được đạo-lực” cao-siêu, phải giữ tấm “khiêm-hạ” thì mới được thành-tựu sau này.”

Từ đó trở đi, Thầy không còn dám khởi ý đi lang-thang nữa, cũng không dám móng lên một cái tâm nào khác cả.

Khoảng vài tuần sau, trong khi đang hì-hục bới đất lên, chợt thấy cô Nguyệt dẫn theo một nữ Phật-tử đi tới…

Thầy rửa tay, phủi đất dính trên quần áo (làm vườn) ngước lên chưa kịp chào, thì cô nầy đã tiến tới gần nắm lấy tay Thầy, với giọng nghẹn-ngào trách- móc:

“Anh Vũ!vEm đã tìm được anh rồi, em mừng quá, em không ngờ anh trốn ở nơi rừng núi nầy. Em phải mất rất nhiều ngày tháng để đi tìm anh đó. Em đã đến khắp chùa ở Saigon, những chùa mà anh thường lui tới, hỏi thăm từng người quen biết anh, mà không một ai biết anh đi đâu, hay ở đâu cả…”

Nàng vừa khóc vừa kể-lể, trách hờn.

Thầy đứng lặng im, không dám nói một lời, trong lòng cảm thấy buâng-khuâng, lo-lắng nhiều hon là mừng-vui khi gặp lại người thương, lo vì sợ làm cho Hòa-Thượng buồn, và sẽ bị Chú rầy.

Thấy Thầy vẫn đứng im, không nói một lời, càng làm cho nàng khóc nhiều hơn.

Nàng lắc mạnh tay Thầy, hỏi lớn:

“Anh Vũ ! Bộ anh không nghe em nói sao? Sao anh không nói gì hết vậy!vEm đâu có làm gì nên lỗi với anh, lúc nào em cũng thương anh và chờ đợi anh hết, gia-đình bắt buộc em phải lấy chồng, nhưng em nhất-định không chịu ưng họ. Em đã yêu anh, chỉ muốn làm vợ anh thôi.”

Nàng vừa khóc nức-nở, vừa lắc tay Thầy:

“Anh hết thương em rồi hả ! Nói với em đi, dù một lời vô nghĩa em cũng chấp nhận được mà. Nói đi anh…”

Sau cùng, Thầy hiền-hòa nhìn cô ấy, nói khẽ rằng:

“Thủy, anh xin lỗi em! Bây giờ anh đã đi tu, thân anh đã gởi nơi cửa Phật; lòng anh cũng đã trao cho Phật hết rồi. Nếu như mà anh ở ngoài đời cưới em thì càng làm khổ em hơn nữa. Nếu thương anh, xin em tha-thứ cho anh, hy-vọng thời-gian sẽ giúp cho em quên được anh. Anh hứa sẽ cầu-nguyện cho em gặp được người chồng tốt, và trọn-vẹn lứa đôi hơn anh.”

Nàng khóc thật nhiều, vừa lau nước mắt, vừa nhìn sâu vào mắt Thầy thật lâu, như muốn tìm xem coi những lời của Thầy vừa mới nói đó có chân-thật hay không…

Một lần nữa, Thầy phải nhờ cô Nguyệt tiễn cô bạn ra về. Trong lòng chợt phát khởi những lời thơ:

Biệt-ly lòng những thấy buâng-khuâng,
Chẳng nói vì e ý chằng đồng.
Chi lan tiệc cũ hương man-mác,
Đào lý vườn xưa tuyết lạnh-lùng.
Hỏi có bâng-khuâng chờ hội-ngộ,
Và luôn thao-thức đợi tao-phùng.
Gượng cười không dám lời thương nhớ,
Biết chằng bao giờ gặp cô-nhân.

Nghe kể tới đây, Bảo-Đăng thắc-mắc hỏi:

“Nhân-duyên nào mà cô này thương Thầy vậy?”

Thầy kể tiếp với ánh-mắt trầm-tư, như đang hướng về dĩ-vãng của thời niên-thiếu.

“Lúc Thầy đang làm giáo-sư dạy ở trường Bồ-đề, và còn đang học ở trường Dược, Thầy cũng đã có quen vài bạn gái, gặp cô nào cũng thương thầy hết.

Cô Thủy, cô Nga, cô Tuyết, cô Mai, cô Ngọc, đều là học sinh ưu-tú nhất của Thầy, con nhà giàu, lại có nhan-sắc rất đẹp. Cô Thủy thì có quê ngoại ở Gò-Công, làng Thanh-trị. Còn cô Nga thì có quê ở Cần-Thơ, cô Mai, cô Ngọc ở Sàigòn. Cô nào cũng hiền- lành, học giỏi, dễ thương hết.

Nhưng vì kiếp số của Thầy là “PHẢI ĐI TƯ”, nên tuy có Duyên-tình gặp-gỡ, thương yêu, nhƯng không có nợ vợ-chồng suốt đời. Vì thế mà Thầy mới được thoát, đế đi tu yên lành đó chứ.

Khi vào chùa tu, Thầy cũng gặp vài cô Phật-tử đến chùa tu-hành, nghe Thầy giảng pháp cũng đem lòng thương Thầy nữa. Thành ra, Thầy ít dám đi ra ngoài trong nhũng ngày lễ lớn, gặp nhiều Phật-tử lắm. Nếu gặp duyên tình nặng với mấy cô dữ-dằn thì khó mà thoát khỏi lắm. Có mấy cô Phật-tử còn làm thơ tặng cảm-tạ Thầy nữa đó.”

Như là:

Thành thật tri-ân đến Hải-Quang,
Dẫn dắt chúng em đến nẻo hiền.
Để mong giải-thoát lên bờ giác,
Nguyện tu tinh-tấn đáp ân-tình.
               Như-Minh 16/02/77

Một cô Phật tử khác:

Đã trót yêu anh suốt cuộc đời,
Mong cho nhân-thế được lên Trời.
Bên nhau giải-thoát trong một kiếp,
Nguyện cùng đồng đến cõi Tây-Phương.
                         Viên-Chân 11/08/77

Tình cờ Thầy về quê thăm, có đi ngang qua nhà cô Thủy, gặp người em gái út của Thủy. Thấy Thầy, cô em gái mừng lắm, liền mời Thầy vô nhà, chỉ lên bàn thờ, khóc và nói rằng:

“Chị của em chết rồi.”

Thầy nghẹn lời, đốt nén hương, sửng-sốt hỏi:

“Tại sao chị chết vậy ?”

Cô vừa khóc, vừa kể lại rằng:

“Sau khi chị em ra trường Dược, về quê chơi, chúng em chèo ghe ra sông lớn, không ngờ bữa đó nước xoáy quá mạnh, làm lật ghe, cuốn mấy chị em đi. Tụi em may-mắn lội vào được, còn chị thì bị mất tích, tìm không thấy. Mấy ngày sau người ta mới thấy xác của chị nổi lên!”

Sau nầy, khi Thầy qua Mỹ được vài năm, có người cho biết Cô Nga (mà Thầy thương nhiều nhất) cũng chết trẻ, vì bịnh suyễn, có chồng bỏ lại 2 con còn nhỏ dại, cô Ngọc thì không có lập gia-đình, đã xuất-gia vào năm 1989.

Thầy có ngẫu cảm lời thơ như sau:

Người cũ ngày xưa chết đã lâu,
Bao nhiêu dĩ-vãng cũng vùi sâu.
Vào trong nấm-mộ thiên-thu lạnh,
Chôn kín đời ta vạn cổ sầu.
Trước án trầm-hương vương phảng-phất,
Vui cùng Kinh-kệ mỗi đêm thâu.
Ngùi thương cho kẻ trần-lao muội,
Khổ hải đi luôn chằng trở đầu.

(Thầy thật là may-mắn hết sức. Cô nào cũng bằng lòng cho thầy đi tu hết, có lẽ do thầy hiền-lành, chất phác, tâm-đạo lại quá mạnh, nên được Phật, Bồ-tát gia-hộ cho mấy cô đó chịu để yên cho thầy đi Tu).

Khoảng vài tuần sau, có cô Thiên-Pháp (Phật-tử tại-gia, người Hoa), ở trên chùa Thiên-Dương Cổ-Sát, ở Đà-Lạt (đây là một ngôi chùa Tàu của Hòa-Thượng Thọ Dã) xuống Phương-Liên có ghé thăm Hòa-Thượng.

Trong khi nói chuyện vói Hòa-Thượng, thấy Thầy bưng nước vào cho Hòa-Thượng, cô ấy nhìn Thầy một hồi rồi cười và hỏi:

“Bạch Hòa-Thượng; Thầy nầy là ai vậy ?”

Hòa-Thượng giới-thiệu xong, cô ấy cười và nói rằng:

“Hòa-Thượng còn nhớ Hư-Không Chân-Nhân không ?”

Hòa-Thượng gật đầu nói:

“Có phải vị Chân-Nhân mà thỉnh-thoảng có nhập vào cô lúc trước, phải không?”

Cô trả lời:

“Dạ phải, chỉ khi nào có việc gì cần-thiết, quan- trọng thì mới về báo cho con rõ, còn không có gì thì thôi. Hôm nay vị Chân-Nhân nầy muốn gặp Hòa-Thượng, để trình một vài việc quan-trọng.”

Hoà-Thượng vui-vẻ gật đầu. Tức-khắc, cô nầy đổi sang giọng đàn ông đứng tuổi, thưa rằng:

“Bạch Hòa-Thượng, tôi là Hư-Không Chân-Nhân, xin đền báo cho Hòa-Thượng biết vài việc:

Thiên-số đã định cho việc đổi-đời nầy. Từ đây về sau, thời-cuộc còn nhiều đổi-thay và chết chóc nữa. Đó là do “cộng-nghiệp ác” của chúng-sanh, ơn trên muốn cứu cũng khó được.

Nếu ai thật tâm tu (theo Phật), thời có thể bình-yên, thoát-nạn, bằng không sẽ bị trả cái “cộng nghiệp ác” nầy, khó mà tránh thoát lắm.”

Hư-Không Chân-Nhân quay qua ngó Thầy một hồi, đoạn nói:

“Thầy này có tâm tốt, hiền-lành, lại thật dạ tu-hành. Ơn trên đã quyết-định đưa cháu của Hòa-Thượng xuất ngoại, qua đến nước người da trắng; mũi cao để tiếp-tục tu-hành và hoằng-dương đạo- pháp ở đó. Vì thế mà Thầy sẽ thoát các nạn khổ nầy. Nhưng vì có nhiều kiếp làm vua chúa, phải bị nhiều người nữ (phi-tần kiếp xưa) còn thương, đi theo quấy-phá, nên phải bị nhiều tai-tiếng, còn về phần người nam (oan-gia hận-thù của kiếp xưa) cũng tìm mọi cách nhục-mạ và hảm-hại thầy cho thân-bại danh-liệt.”

Thầy nghe vậy, nên hỏi:

“Nếu mà bị người theo quấy phá cho tai-tiếng, và thân bại danh-liệt như vậy thì làm sao được yên thân mà tu-hành nữa?”

Vị ấy nhìn Thầy, trầm-ngâm một hồi, nói rằng:

“Ở nước ngoài, Thầy sẽ gặp một người nữ đệ-tử. Người nầy có tiền-duyên nặng hơn tất cả những người nữ đệ-tử khác, khó mà tránh khỏi lắm.”

Thầy nghe vậy, buồn-bã lắc đầu, lòng không muốn đi chút nào cả.

Vị nầy thấy Thầy có nét đượm buồn, bèn cười nói rằng:

“Không sao cả, người nữ đệ-tử nầy là người của Bồ-Tát; đã được đưa qua xứ đó trước lâu rồi, có chồng và 2 đứa con. Nhờ người nữ này Hộ-pháp, bảo-hộ và phụ giúp Thầy làm Phật-sự, nên Thây tu-hành mới được yên thân, và thành-đạo sau nầy đó.”

Nghe vị nầy nói vậy, Thầy bớt lo, nên hỏi:

“Bao giờ mới đi được?”

Vị ấy nói:

“Chỉ trong một thời-gian rất ngắn, là Thầy không còn ở đây mà hầu Hòa-Thượng nữa rồi. Sẽ có người quý-nhân đến đây. Người đó là một tài-chủ có phước, sẽ đảm-nhận việc mà tôi vừa mới bạch với Ngài khi nãy. Xin phép Hòa-thượng tôi thăng.”

Năm ngày sau, có một cặp vợ chồng người Việt, gốc Hoa, hai người nầy giàu có, từ Sàigòn lên, ở lại nghỉ một đêm.

Sáng hôm sau, họ qua đảnh-lễ Hoà-Thượng, đoạn thưa rằng :

“Bạch Hòa-Thượng, chúng con lên đây thăm và từ-giã Ngài, đặng chúng con ra đi, chắc là tuần tới. Mọi việc đã sửa-soạn xong rồi, nhưng không biết làn nầy có được may-mắn không nữa ? Vì đã đi hai lần rồi. Nhưng lần nào cũng bị bắt hết. Con có đi coi bói, họ bảo con lên đây sẽ gặp một người tu. Người nầy dáng gầy cao với gương mặt dài hiền-lành. Có người nầy thì mới đi tới nơi bình-yên được.”

Vừa lúc đó, Thầy hì-hục đẩy chiếc xe lên dốc, có chở đầy gạo, đường, muối, nước tương, trái cây v.v

Hòa-Thượng không tiết-lộ cho Thầy biết trước, chỉ kêu Thầy lại dạy rằng:

“Hải-Quang, con đưa mấy người nầy ra đường đón xe đò ve Sàigòn đi.”

Thầy tuân-lệnh, đưa họ ra trước đường. Quả thật, đón xe thì xe ngừng liền. Họ mừng lắm. Hòa-Thượng quay qua nói: Tôi thấy quý-vị đi lần nầy sẽ thành-công, như- ý. Tốt lắm. Cứ đi và nhớ niệm QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT, sẽ qua khỏi hiểm nghèo.”

Họ nhìn Thầy thật lâu, nét vui hiện rõ trên mặt. Họ hỏi Thầy:

“Tuần sau sẽ có bầu-cử, vậy Thầy có về bầu-cử không ? Nếu có bầu-cử thì sẽ được cấp giấy chứng- nhận tốtt. Tôi nghĩ Thầy nên về dưới Sàigòn ít ngày bầu-cử rồi trở lên, để cho trong mình có giấy công- dân tốt và hợp lệ.”

Thầy cười hiền-hòa, trả lời:

“Tôi cũng chưa biết, để xin phép Hòa-Thượng, nếu như Ngài chấp-thuận thì đi, còn không thì thôi.” Hòa-Thượng gật đầu, nói rằng:

“Con nên về tham-dự cuộc bầu-cử quan-trọng nầy đi.”

Hoà-Thượng đứng vẫy tay nhìn theo mọi người ra đi. Chiếc xe đò chạy xa dần, thấy dáng Hòa-Thượng vẫn còn đứng dõi mắt nhìn theo đứa cháu của mình. Có lẽ, sẽ mãi mãi không còn gặp lại nữa.

Nhớ lúc ra đi bước ngập-ngừng,
Quay đầu trông lại lụy rưng-rưng.
Ân-sư tay vẫy chào đưa tiễn,
Quặn thắt can-tràng suối lệ dưng.
Đôi nẻo bởi chưng thời thế cuộc,
Vận nước suy-tàn cuộc bại hưng.
Đất khách ngậm-ngùi thẫn lữ-thứ,
Giọt sầu hoài-vọng chảy không ngưng.
                  Tại trại ty-nạn Terampa.

Thế là Thầy về Sàigòn. Họ có đến nhà thăm cha mẹ Thầy, và nói với Thầy rằng:

“Ngày mốt, vợ chồng con và ghe mà chúng con tố-chức, sẽ khởi-hành tại Mỹ-Tho, chưa biết còn có dịp gặp lại Thầy nữa không! Hôm nay con mời Thầy đến nhà con cúng, cầu-nguyện cho gia-đình con. Bạch Thầy được không ạ?”

Thầy đồng-ý và đến nhà của họ ở Phú-Lâm. Cúng-kiến xong, họ mời Thầy ở lại dùng cơm tối. Vì trời cũng đã tối và nhà ở khá xa, nên họ yêu cầu Thầy ngủ lại.

Khoảng 5 giờ sáng, Thầy nghe người trong nhà nói rù-rì, mới biết rằng Họ có tổng-cộng mười người, đang chuẩn-bị đi xuống Mỹ-Tho.

Thầy còn đang ngạc-nhiên, thì họ xin Thầy đi theo họ để cầu-nguyện giúp cho họ được may-mắn. Thầy tự nghĩ:

“Mình đang ở nhà người ta mà từ chốt thì kỳ lắm.”

Nên gật đầu chấp nhận.

Họ nghe mừng lắm…

Đến Mỹ-Tho là 10 giờ sáng.

Thầy nói với họ rằng:

“Bây giờ tôi xin từ-giã quý-vị, tôi phải trở về. Mà quý-vị đi bằng phương-tiện nào, sao tôi không thấy có ghe gì hết vậy?”

Họ nói:

“Dạ, ghe đậu ở bên đảo Tân-Long, chứ không có đậu ở bên nầy. Bây giờ phải đi ghe nhỏ qua đảo Tân- Long, rồi sẽ lên ghe chài của tụi con tổ-chức. Một lần nữa, xin nhờ ân-đức của Thầy đưa chúng con thêm một đoạn đường chót nữa thôi.”

Thầy gãi đầu, không biết phải nói sao. Đã đưa họ tới đây rồi, còn một chút nữa thôi, từ chối cũng không được.

Nên một lần nữa, Thầy cũng lại phải gật đầu.

Khi ghe đến đảo Tân-Long (cách Mỹ-Tho, bên Tắm Ngựa khoảng 2 cây số), thì mới thấy ghe chánh của họ tổ-chức. Đó là một chiếc ghe chài lớn, mới toanh. Họ nói:

“Chiếc ghe nầy tụi con mới đóng để đi hiên cho an-toàn hơn, mới hạ-thủy cách đây có 3 ngày, mà chưa cúng Thủy-Thần.

Hôm nay, sẵn dịp may có Thầy tại đây; chúng con xin nhờ đức của Thầy xuống ghe, cúng Thủy- Thần dùm cho chúng con. Ghe nây số 3693. Hôm nay có đến 395 người lớn, nhỏ đã có trong ghe rói. Xin Thầy từ-bi cúng và Chú-nguyện cho ghe đi hải-hành được êm xuôi, tới bờ tới bến được tốt đẹp.”

Thầy hỏi:

“Vậy là chưa cúng hạ thủy và cầu Thủy-Thần gia-hộ cho phải không ?”

Lần nầy Thầy lại gãi tai, rồi lại gật đầu, nói rằng:

“Thôi được rôt, để tôi cúng cho.”

Đang khi cúng Thủy-Thần, thì Thầy có cảm-giác như ghe đang rời bến. Thấy vậy, Thầy mói ngưng cúng, lính-quýnh chạy ra hỏi họ rằng:

“Hình như ghe đang chạy phải không? Làm sao Tôi về cho được ?”

Họ ôn-tồn và ân-cần nói rằng:

“Dạ, xin Thầy đừng sợ! Chúng con xin lỗi đã không thông-báo cho Thầy biết trước. Chúng con đã khéo-léo đưa Thầy đi vượt biên đó.”

Thầy không ngờ là bị họ khéo-léo đem mình xuống ghe bình-yên, mà mình không nghi-ngờ gì hết. Thầy chưa kịp nghĩ thêm, thì họ nói tiếp:

“Bạch Thầy, bây giờ tàu chạy ra gần tới cửa biển rồi. Đang sắp có bão cấp 7, xin Thầy cầu- nguyện cho tàu đi được bình-yên. Chúng con chỉ cầu như thế mà thôi.”

Ngay trong lúc đó, tàu nghiêng qua, ngã lại, phát ra tiếng kêu răng-rắc. Chủ tàu (là hai vợ chồng ông La-Khanh) trấn-an cả tàu rằng:

“Xin quý-vị đừng sợ, hãy ngồi yên. Tàu này là tàu mới, chắc-chắn lắm, không sao đâu, chớ có lo.”

Thầy nghe nói tàu đang đi trong cơn bão cấp 7, nên vội-vã kết ấn trì-Chú Hộ-Pháp, niệm QUÁN-THẾ-ÂM Bồ-Tát và cầu-nguyện cho được bình-an.

Thật mầu-nhiệm thay! Chỉ khoảng hai tiếng đồng-hồ sau là bão lặng, tàu trở nên yên-bình, máy tàu vẫn chạy đều-đều. Chủ tàu thông-báo cho biết, mọi việc đều tốt đẹp…

Nghe vậy, Thầy mới mon-men đi ra ngoài để xem, thì thấy người lái tàu đang chỉ xuống nước.

Thầy đến gần để xem, thì thấy có hai con cá Nược thật lớn bơi kè theo hai bên hông tàu, đang lướt trên mặt nước.

Trong tình-trạng yên-bình như vậy, tàu chạy suốt đêm; đến sáng, chủ tàu thông-báo là đã liên-lạc được vói tàu khoan dầu Mã-Lai rồi. Họ (tàu khoan dầu) báo cho biết là biển lặng, có thể tấp vào dàn khoan mà nghỉ-ngơi cho đỡ sợ.

Khoảng một tiếng đồng-hồ sau, chủ tàu nhận được thông-báo rằng:

“Nhân-viên trên tàu khoan dầu Mã-Lai nầy, đa-số là người Hoa. Họ sẵn-sàng giúp-đỡ và cho tàu dẫn đường, để tới trại tỵ-nạn Terempa, cách đây 3 giờ 50 hải-hành. Họ chỉ xin ít vật dụng để lưu-niệm mà thôi.”

Chủ tàu liền tặng cho họ hai máy bơm nước, hai ống nhòm loại mạnh, và một ít tiền đô-la Mỹ. Thế là họ vui-vẻ cho tàu dẫn đường. Khi gần đến trại tỵ-nạn, họ cho biết là chỉ có thể đưa đến đây thôi, chứ không thể dẫn vào trong trại tỵ-nạn được, vì vi-phạm luật hỏa-hành, và cứ theo hướng nầy mà tiếp-tục chạy khoảng một giờ nữa thì tới trại ngay.

Sau đó, tài công tiếp-tục chạy theo hướng họ chỉ, quả-nhiên chừng hai giờ sau thì vào đến trại tỵ-nạn. Mừng thật là mừng! Tính ra, kể từ ngày rời bến cho đến khi tới trại là đúng ba ngày.

Nam-Mô QUÁN THẾ-ÂM BỒ-TÁT!

TRẠI TỴ-NẠN (tạm-thời) ở TEREMPA INDONESIA

Sau khi đến đảo tỵ-nạn xong, Thầy cũng được gia-đình ông La-Khanh lo tất cả mọi việc ăn-uống hằng ngày, chỗ ngủ, áo quần V.V….

(Vì không biết trước, nên Thầy chỉ có duy-nhất một bộ-đồ đang mặc, ngoài ra không có đem theo được một vật gì cả).

Nhóm của họ khoảng 30 người, ở chung trên đồi cao. Tháng 6 trên đảo có nhiều ngày mưa tầm tã, nhưng nhờ mấy chục người trong nhóm ở chung với nhau, mỗi người đều có tài và mẹo-vặt riêng, nên chỗ ở cũng khang-trang, khỏi lo chuyện mưa nắng.

Lại, mỗi người đều có nghề-nghiệp riêng (lúc còn ở bên Việt-Nam), nên họ ra làm ăn, buôn-bán.

Riêng Thầy, tuy rằng bị gạt xuống tàu và đưa đi tỵ-nạn, nhưng trong lòng Thầy, cho chí đến ngày hôm nay, vẫn còn cám-ơn ông La-Khanh và cô Minh-Huệ rất nhiều, mặc dù cô cũng đã mất rồi.

Mỗi ngày, Thầy mượn xâu chuỗi (bằng ngà) của cô Minh-Huệ lên trên đồi cao mà niệm Phật, tu-hành.

Sau sáu tháng sống ở đây, các thủ-tục đi định-cư đã được Cao-ủy lo tạm xong. Tất cả được phỏng-vấn đế biết ai muốn đi đâu. Riêng Thầy thì được người em trai ở New York bảo-lãnh.

Kế đó, tất cả người Việt tỵ-nạn ở đảo Terempa nầy được chuyển sang trại tạm-cư chính, là Pulau-Galang. Các thủ-tục sau cùng được hoàn-tất ở đây và lần-lượt lên đường đi định-cư.

TRẠI PULAU-GALANG

Là một trại tỵ-nạn lớn, tổ-chức quy-mô. Nơi đây là trạm hải-quan của các phái-đoàn Cao-ủy tỵ-nạn.

Thầy vẫn ở chung với phái-đoàn của vợ-chồng ông La-Khanh trong cÙng một doanh-trại (số 88).

Ba tháng sau, Thầy được phỏng-vấn, rồi sau cùng đi Mỹ. Trong nhóm của ông La-Khanh, có người đi Úc, Canada, Mỹ. Tất cả phân-tán đi bốn phương trời.

Duyên đời nhiêu ngang trái,
Nẻo đạo dứt cong ngay.
Phải bền một câu Phật,
Bỏ hết phải cùng sai.
Btg. Bảo-Đăng