CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC
Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 13
Hoài Nhượng Thiền sư và Tào Khê truyền tách ra gồm có 77 vị.
(Hoài Nhượng từ đời thứ 7 đến thứ 9 – Tào Khê từ đời thứ 2 đến thứ 6).
* Thiền sư Hoài Nhượng đời thứ 7 có 11 vị.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tuệ Thanh ở núi Ba Tiêu, Dĩnh Sơn có 4 vị:
1. Thiền sư Thanh Nhượng ở núi Hưng Dương Sính Châu.
2. Thiền sư Pháp Nhãn ở núi U Cốc Sơn Hồng Chu (2 vị trên đây thấy có ghi lục)
3. Thiền sư Nghĩa Thâm ở núi Hưng Vương Sính Châu.
4. Thiền sư Trú Ngộ ở núi Ba Tiêu (2 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú không ghi lục).
Đệ tử nối pháp của Thiền sư Như Bảo ở Tư Phước-Cát Châu có 4 vị:
1. Thiền sư Trinh Thúy ở Tư Phước Cát Châu
2. Hòa thượng Phước Thọ ở Cát Châu
3. Hòa Thượng Lộc Uyển ở Cát Châu. (3 vị trên có thấy ghi lục)
4. Đại Sư Đức Thiều ở Báo Từ-Đàm Châu (1 vị không có cơ duyên-ngữ cú không ghi lục)
– Đệ tử nối pháp của Nhữ Châu Bảo Ứng Hòa thượng, có 1 vị:
1. Thiền sư Diên Chiểu ở Nhữ Châu Phong Huyệt.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tư Minh ở Tây Viện Nhữ Châu, có 1 vị.
1. Thiền sư Qui Tịch ở Hưng Dương Tĩnh châu.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hồng Cứu ở Tuệ Lâm Thiều Châu có 1 vị.
1. Hòa thượng Linh Thụy ở Thiều Châu.
Thiền sư Hoài Nhượng đời thứ 8 có 6 người.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Diên Thiều ở Phong Huyệt Nhữ Châu, có 4 vị:
1. Thiền sư ở Quảng Tuệ Nhữ Châu.
2. Thiền sư Tỉnh Niệm ở Thủ Sơn Nhữ Châu (2 vị trên đây thấy có ghi lục)
3. Hòa thượng Trường Hưng ở Phượng Tường .
4. Hòa thượng Linh Tuyền ở Đàm Châu ( 2 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú không ghi lục)
– Đệ tử nối pháp của Đại sư Đức Thiều Qui Chân Báo Từ Đàm Châu, có 2 vị:
1. Thiền sư Chí Khiêm ở núi Tam Giác Sơn Kỳ Châu (1 vị thấy có ghi lục)
2. Thiền sư Từ Đạt ở Hưng Dương Sính Châu.
Thiền sư Nhượng đời thứ 9 có 1 vị.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tỉnh Niệm ở Thủ Sơn Nhữ Châu, có 1 vị:
1. Thiền sư Thiện Chiếu ở Phần Châu (1 vị thấy có ghi lục) Tào Khê tách riêng đời thứ 2, có 30 vị.
– Đệ tử nối pháp của La Phù Sơn, Định Chân Hòa thượng có 1 vị: 1. Thiền sư Linh Vận ở núi La Phù (không có cơ duyên-ngữ cú) – Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Đạo Tiến ở núi Chế Không, có 1 vị:
1. Thiền sư Huyền Giác ở Kinh Châu (không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Thiện Khoái ở Hạ Hồi Điền Thiều Châu có 1 vị:
1. Thiền sư Thiện Ngộ (không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Bổn Tịnh ở núi Không Sơn, có 1 vị:
1. Trung sứ Dương Quang Đình (không có cơ duyên-ngữ cú) – Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Duyên Tố, có 2 vị:
2. Thiền sư Đạo Tiến Tiểu ở Thiều Châu.
3. Thiền sư Du Tịch ở Thiều Châu.
– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Kỳ Đà có 1 vị:
1. Thiền sư Đạo Thiến ở Hoành Châu, ( không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Tuệ Trung ở Nam Dương Quốc sư, có 5 vị:
1. Thiền sư Chân Ứng ở núi Đam Nguyên Cát Châu, ( thấy có ghi lục)
2. Hoàng đế Đường Túc Tông.
3. Hoàng đế Đường Đại Tông.
4. Tôn Tri Cổ ở Khai Phong.
5. Thiền sư Duy Giới ở Hương Nghiêm Đặng Châu ( 4 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú).
– Đệ tử nối pháp của Đại sư Thần Hội ở Hà Trạch Lạc Dương, có 18 vị:
1. Thiền sư Phước Lâm ở Đại Thạch Sơn Huỳnh Châu.
2. Thiền sư Quang Bảo ở Mông Sơn nghi Thủy ( 2 vị này thấy có ghi lục)
3. Thiền sư Pháp Như ở Từ Châu,
4. Thiền sư Tấn Bình, ở núi Tây Ẩn Quận Hoài An.
5. Thiền sư Tuệ Diễn ở Lễ Dương.
6. Thiền sư Hoài Không ở Hà Dương
7. Thiền sư Viên Chấn ở Nam Dương.
8. Thiền sư Quảng Phu ở Nghi xuân
9. Thiền sư Hạnh Giác ở Giang Lăng.
10. Thiền sư Thần Anh núi Ngũ Đài
11. Thiền sư Vô Danh núi Ngũ Đài.
12. Thiền sư Hạo Ngọc ở Nam Nhạc
13. Thiền sư Chí Mãn ở Tuyên Châu.
14. Thiền sư Lãng ở Bồi Châu,
15. Thiền sư Linh Thản ở Quảng Lăng
16. Thiền sư Thông An ở Ninh Châu
17. Thiền sư Nam An ở Ích Châu.
18. Lý Thường Doãn ở Hà Nam. (16 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú)
Tào khê tách riêng đời thứ 3 có 9 người.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thiện Ngộ ở Hạ Hồi Điền, có 1 vị:
1. Thiền sư Vô Học ở Đàm Châu ( không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Đạo Tiến ở Hoành Châu, có 1 vị:
1. Thiền sư Như Bảo ở Hồ Nam ( không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Chân Ứng núi Đam Nguyên có 1 vị:
1. Thiền sư Trinh Toại ở Cát Châu ( không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Hòa Thượng Pháp Như ở Từ Châu có 1 vị:
1. Thiền sư Duy Trung ở Kinh Nam (không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Hoài Không ở Hà Dương, có 1 vị:
1. Thiền sư Đạo Minh ở Thái Châu ( không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Viên Chấn ở núi Ô Nha có 2 vị:
1. Ngô Đầu Đà.
2. Thiền sư Pháp Trí ở núi Tứ Diện ( 2 vị này không có cơ duyênngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Vô danh ở núi Ngũ Đài có 1 vị:
1. Đại sư Trừng Quán ở Hoa Nghiêm Ngũ Đài (không có cơ duyênngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Nam Ấn ở Ích Châu, có 1 vị:
1. Thiền sư Nghĩa Phủ ( không có cơ duyên-ngữ cú. Tào Khê tách riêng đời thứ 4, có 5 vị.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Duy trung ở Kinh Nam, có 4 vị:
1. Thiền sư Đạo Viên.
2. Thiền sư Như Nhất ở Ích Châu,
3. Thiền sư Thần Chiếu ở Phụng Quốc.
4. Thiền sư Nhã ở Đông Lâm Lô Sơn, (4 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú)
– Đệ tử nối pháp của Ngô Đầu Đà, có 1 vị:
1. Thiền sư Huyền Cố ( không có cơ duyên-ngữ cú) Ngài Tào Khê truyền tách đời thứ 5 có 4 vị.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đạo Viên ở Toại Châu, có 1 vị:
1. Thiền sư Tông Mật ở Khuê Phong núi Chung Nam, (thấy có ghi lục).
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thần Chiếu ở Phụng Quốc, có 3 vị:
1. Thiền sư Thường Nhất ở Trấn Châu.
2. Thiền sư Trí Viễn ở Hoạt Châu.
3. Thiền sư Huyền Thúy ở Lộc Đài, (3 vị trên không không có cơ duyên-ngữ cú).
Ngài Tào Khê tách riêng đời thứ 6 có 11 vị:
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Mật Tông ở Khuê Phong, có 6 vị:
1. Thiền sư Ôn Khuê Phong
2. Thiền sư Thái Cung ở chùa Từ Ân
3. Thiền sư Thái Tích ở chùa Hưng Thiện.
4. Thiền sư Tông ở chùa Vạn Thừa
5. Thiền sư Giác ở chùa Thụy Thánh
6. Thiền sư Nhân Du ở chùa Hóa độ (6 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú).
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Huyền Thúy ở Lộc Đài, có 1 vị:
1. Thiền sư Niệm ở Long Hưng.
– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Trí Viễn ở Hoạt Châu, có 4 vị:
1. Thiền sư Thẩm Dụng ở Bành Môn.
2. Thiền sư ở Viên Thiệu.
3. Thiền sư Chân ở Thượng Phương.
4. Thiền sư Pháp Chí ở Đông Kinh.
Thiền sư Hoài Nhượng – đời thứ 7
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thanh Hương ở núi Ba Tiêu,
Sính Châu trước đây
1. Thiền sư Thanh Nhượng, ở núi Hưng Dương Sính Châu.
Có vị Tăng hỏi: Đại Thông Trí Thắng Phật 10 kiếp ngồi Đạo Tràng, Phật pháp chẳng hiện tiền, chẳng được thành Phật Đạo, lúc ấy thế nào? Sư nói: Lúc đó rất Đế đương. Tăng nói đã là ngồi Đạo Tràng, vì sao chẳng được thành Phật Đạo? Sư nói: Vì ông ấy không thành Phật.
2. Thiền sư Pháp Nhãn ở U Cốc Sơn, Hồng Châu.
Có vị Tăng hỏi: Như thế nào là Đạo. Sư lặng yên hồi lâu, nói hiểu không? Vị Tăng nói học nhân không hiểu. Sư nói: Nói lời Đạo không tiếng, mà nêu bày ý chỉ sâu rõ ràng nhiều lần. Thiền yếu như ngày hiểu lấy không cần riêng sau yên ổn
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Như Bảo ở Tư Phước, Cát Châu trước đây.
1. Thiền sư Trinh Thúy ở Tư Phước, Cát Châu.
Tăng hỏi: Hòa thượng thấy người xưa được ý chỉ gì liền nghỉ? Sư vẽ vòng tròn mà chỉ. Hỏi: Như thế nào là Cổ Nhân Ca? Sư vẽ vòng tròn mà chỉ. Hỏi: Như thế nào là một câu đầu tiên? Sư nói: Lúc thế giới chưa đầy đủ thì Xà Lê cũng ở tại đó. Hỏi: Ngài Bách Trượng cuốn chiếu là ý thế nào? Sư lặng lẽ hồi lâu. Hỏi: Người xưa nói trước 33 sau 33 là ý thế nào? Sư hỏi: Ông tên gì? Đáp: Con tên A, B… Sư nói: Uống trà đi. Sư gọi chúng bảo rằng: Cách sông thấy gậy đánh Tư Phước liền trở về gót chân cũng nên cho 30 gậy, huống là khi qua sông mà đến. Có vị Tăng vừa bước ra, Sư bảo không thể cùng nói. Hỏi: Như thế nào là tâm Phật xưa? Sư nói: Núi sông đất liền.
2. Hòa thượng Phước Thọ ở Cát Châu.
Tăng hỏi: Ý Tổ và ý giáo đồng hay khác? Sư bèn vung tay ra. Hỏi:
Văn Thù cỡi sư tử. Phổ Hiền cỡi voi không biết Thích Ca cỡi gì? Sư đưa 2 tay lên nói tà, tà!
3. Hòa thượng Lộc Uyển ở đàm Châu.
Vị Tăng hỏi: Nước khác làm Phật lại có tên khác hay chăng? Sư vẽ vòng tròn mà chỉ. Hỏi: Như thế nào là 1 đường Lộc Uyển? Sư nói: Lưỡi lảnh lót hỏi việc tương lai. Hỏi: Như thế nào là đóng cửa tạo xe Sư nói: Nam Nhạc thạch kiều cầu đá ở Nam Nhạc. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là ra cửa theo vết bánh xe? Sư nói: Dép treo trên đầu gậy Sư lên Pháp Đường vung 2 tay ra nói: mạng căn của Hòa thượng Lão Thiên hạ cùng các Thượng tọa đều ở trong này. Có vị Tăng bước ra nói: Thâu vào được hay không? Sư nói: Thiên Thai bên thạch kiều (cầu đá). Tăng nói con chẳng như thế. Sư nói: Cúi đầu suy nghĩ hãy còn đãi khách. Hỏi: Như thế nào là Thế Tôn điều nói không nói? Sư nói: Núi Tu Di nghiêng đổ. Hỏi: Như thế nào là Ca-diếp nghe điều chẳng nghe? Sư nói: Biển lớn khô cạn.
* Đệ tử nối pháp của Hòa thượng Bảo Ứng ở Nhữ Châu trước đây.
1. Thiền sư Diên Chiểu ở Phong Huyệt Nhữ Châu.
Sư người Dư Hàng. Sư phát tâm với lại sư Thuận Đức ở Kính Thanh Việt Châu. Khi chưa được ý chỉ Sư tìm đến Châu Viện Hoa Nghiêm ở Tương gặp Thủ Lang Thượng tọa, liền làm thị giả của Nam Viện ở Nhữ Châu, thế là ngầm tìm hiểu Tông chỉ của Nam Viện. Khi đến Nam Viện mới thấy không lễ bái. Liền hỏi vào cửa cần Viện chủ, thỉnh Sư nói:. Nam Viện bèn lấy tay tả vỗ vào gối Sư liền hét. Nam Viện lấy tay hữu vỗ vào gối. Sư lại hét. Nam Viện dơ tay tả lên nói: Cái đó từ Xà Lê. Lại đưa tay hữu lên nói. Cái đó lại làm gì? Sư nói: Mù! Nam Viện định cầm gậy. Sư hỏi: làm gì. Bèn giựt gậy mà đánh lão Hòa thượng bảo chớ nói chẳng nói. Nam Viện nói 30 năm trụ trì, hôm nay bị Huỳnh diện triết tử thượng môn la chức? Sư nói: Hòa thượng giống người trì bát không được lừa nói không đói. Nam Viện nói Xà Lê khi nào đến Nam Viện. Sư nói: Đó là lời nào? Đáp: Lão Tăng vừa hỏi ông. Sư nói: Cũng chẳng được tha lỗi. Nam Viện xin ngồi uốngtrà. Sư bèn đảnh lễ tỏ tình thầy trò. Từ đó về sau ứng với huyền ký của Quy ngưỡng mà xuất thế nhóm họp đồ chúng. Pháp đạo của Nam Viện do đó mà chấn động các phương. Sư lên Pháp Đường bảo chúng rằng: Tai mắt của người tìm hiểu học hỏi, khi gặp cơ thì dứt khoát cần phải đại dụng hiện tiền, chớ nên từ câu chấp vào tiểu tiết. Nếu trước lời nói mà nói (tiến?) được thì cũng là trệ xác mê phong. Nếu sau câu nói mà tinh thông thì cũng chưa khỏi xúc đồ cuồng kiến (gặp việc thấy điên?) Xem các ông nên ứng đó mà đến, y đó mà hiểu, thì sáng tối 2 nẻo cùng lúc quét sạch. Dạy thẳng mỗi người như sư tử con nhe nanh mùa vuốt quào đất hét vang 1 tiếng, vạch đứng ngàn nhận (trượng) ai dám chánh nhãn mà nhìn trộm. Nhìn trộm tức mắt mù, mắt cừ khôi. Sư lại đến Sính Châu vào Nha, lên Pháp tòa dạy chúng rằng: Tâm ấn của Tổ Sư giống như cỏ (máy?) Trâu sắt đi tức ấn đứng, đứng tức ấn hư, chỉ như chẳng đi chẳng đứng (dừng?) Thì ấn là đó mà chẳng ấn cũng là đó. Lại có người nói được chăng? Lúc đó có Lô Pha Trưởng lão bước ra hỏi: Học nhân có cơ trâu sắt thỉnh sư không đáp ấn. Sư nói: Quen câu kình nghê lắng chằm lớn, ếch kêu …. đầy bùn cát. Pha đứng nghĩ lâu. Sư hét rằng: Trưởng lão sao không nói. Pha định bàn cãi thì Sư đánh cho 1 phất trần bảo rằng: Lại nhớ được thoại đầu chăng, thử nêu ra xem. Pha định mở miệng thì Sư đánh cho 1 phất trần nữa. Mục Chủ nói: Tin biết Phật pháp cùng Vương pháp 1 loại. Sư hỏi: Thấy đạo lý gì? Mục Chủ nói: Đáng dứt (đoán?) mà không dứt lại chiêu lấy loạn. Sư liền xuống Pháp tòa Tăng lên tòa hỏi: Sư ca khúc nhà ai, Tông phong nối ai? Sư nói: Vượt hẳn thoát ra ngoài Oai Âm, nhón chân uổng công khen đáy cát. Hỏi khúc hát xưa không có âm vận như thế nào mà họa được? Sư nói: Gà gỗ kêu con đêm, chó chạy sủa ngày sáng. Hỏi: Như thế nào là 1 tiếng niệm Nam mô Phật? Sư nói: Đèn liền cánh phượng rực rỡ chiếu, bóng trăng mày ngài nghiêng mặt soi. Hỏi: Như thế nào là Phật? Sư hỏi như gì chẳng phải là Phật. Đáp: Chưa hiểu Huyền nói thỉnh Sư chỉ thẳng. Sư nói: Nhà ở châu cửa biển, sáng chiếu trước ngọn dâu. Hỏi mặt trăng sáng ở trên không lúc ấy như thế nào? Sư nói: Chẳng từ trên trời (?) mặc tình chôn trong đất. Hỏi: Như thế nào là Phật? Sư nói: Gió thét ngựa gỗ không dây cột, trâu dắt đội sừng đánh roi đau. Hỏi: Như thế nào là kiếm Tuệ lớn. Sư nói: Không chém chết ai. Hỏi: Gương xưa chưa mài lúc ấy như thế nào? Sư nói: Thiên ma mật bị xe rách. Vị Tăng hỏi: Mài rồi như thế nào? Sư đáp Hiên Viên không nói (vô Đạo). Vị Tăng hỏi: Trăng sáng ở trên không lúc đó thế nào? Sư nói: Không ở trong trời tròn, mà ở khương lý. Hỏi: Mâu thuẫn vốn là chữa 2 bịnh còn việc Đế Võng minh châu thì như thế nào? Sư đáp Qui Sơn lên 9 nhận xe (se) đất nặng ngàn cân. Vị Tăng hỏi: Là sao? Sư đáp là sao. Hỏi: Gây gỗ dâng Văn Hầu, biết tâm có mấy người. Sư nói: Tuổi trẻ từng quyết Long xà trận, vất vả còn nghe Trỉ Tử Ca. Hỏi như thế nào là chủ trong núi Thanh Lương? Sư nói: Một câu chẳng nhàn vô trước hỏi, hết nay còn làm Dã bàn Tăng. Hỏi câu chẳng họp đương cơ như thế nào hiển Đạo? Sư nói: Đại Mão dẫu đồng trời, mặt trời chẳng đúng ngọ. Hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: Hạc có 9 cao khó vỗ cánh bay lên, ngựa không ngàn dặm mãi truy phong. Hỏi: Như thế nào là Phật? Sư nói: Chớ khiến người khác nghe. Hỏi: Chưa có lời hỏi thỉnh Sư thử nói. Sư nói: Vào chợ hú dài, về nhà mặc áo ngắn. Hỏi: Ngày nay hết Hạ ý Sư thế nào? Sư nói: Không thương ngỗng giữ Tuyết, lại mừng băng người săn. Hỏi: Về quê không nẻo lúc ấy như thế nào? Sư nói: Ngó ngang chỗ chín đỏ. Thích giết con bình sinh. Sư đến châu quan Nha thỉnh lên Pháp Đường. Có vị Tăng hỏi vua đời và vua pháp thấy nhau lúc ấy thế nào? Sư nói: Múa lớn quanh rừng suối, người hỏi không lo mừng. Vị Tăng hỏi: Cùng nói việc gì? Sư nói: Cọp beo trước hang từng ngồi yên, chuẩn theo cờ sáng xét chân Tông. Hỏi: Bức lá tìm cánh thì không hỏi, như thế nào là dứt ngang hết cội rễ? Sư nói: Đến cúng lăng thần, vào khai Đường mang mưa về. Hỏi: Phàm có chỗ hỏi đều là đeo mang, thỉnh sư dứt ngang hết cội rễ. Sư nói: Hiếm gặp khách xuyên tai, nhiều gặp người khắc thuyền. Hỏi: Chính lúc ấy là như thế nào? Sư đáp: Rùa đui gặp cây tuy ưu ẩn, cây khô trổ hoa vật ngoài xuân (xuân ngoài vật). Hỏi: Như thế nào là việc trong nhà kín? Sư nói: Rũ tay áo nói chuyện cổ kim, quay mặt riêng nhăn mày. Hỏi Ly Long châu dưới cằm làm sao lấy được. Sư nói: Từng ở bên biển trúc khô đâm, thẳng đến như nay mới tố cầm. Hỏi thuyền to lắc lư trống rỗng làm sao cất mái chèo? Sư nói: Tự ại chẳng để bụng. Hồn gia chẳng mừng thấy hỏi truy phong khó cầm chắc tương lai, việc ấy như thế nào. Sư nói: Ba Tư cởi áo xấu? Hỏi: Ngày sinh Vương tử lại nhờ thi đậu chăng? Sư nói: 1 câu định quang Thiền tử, Hỏi: 3 sợ phụ cơ người xưa. Hỏi: tùy duyên bất biến bỗng gặp người tri âm, lúc ấy như thế nào? Sư đáp vạch cát nghiêng nón trong ngàn núi, dẫn nước chảy quanh trước 5 lão. Hỏi: khắc thuyền mà cầu chẳng được đương thể, việc ấy như thế nào? Sư nói: Công lớn chẳng lập thưởng, quạt củi cỏ tự sâu. Hỏi: Từ người thượng cổ các ấn khế nhau như thế nào là ấn đáy mắt? Sư nói: Khinh hiu Đạo giả biết cơ biến, nắm cùng triêm hồn khăn lau lệ. Hỏi: 9 Hạ thưởng công lao thỉnh Sư nói:. Sư nói: Ra núi mở mang mưa động rồng, sóng tràn tăng nhảy hoa đầy bát.
Hỏi: Đầu tiên mặc tình tự đáp người nào? Sư nói: 1 nắm hương sô nắm chưa buông, 6 vòng vàng thiếc tiếng động không. Hỏi: Tổ Tây Trúc truyền đến thỉnh Sư nói: Sư nói: 1 con chó sủa khống ngàn thu hú thật. Hỏi Vương Đạo cùng Phật Đạo cách nhau bao xa? Sư nói: Chó rơm sủa lúc trời đất họp, gà gỗ kêu rồi đèn Tổ sáng. Hỏi: Tâm ấn của Tổ sư thỉnh Sư lau chùi. Sư nói: Trăng tổ trên không tròn trí Thánh, núi nào tòng cối chẳng xanh xanh. Đại chúng vân tập thỉnh Sư nói: Pháp. Sư nói: Người chân đỏ đuổi thỏ, kẻ mang ưng ăn thịt. Hỏi: Chẳng cần rộng xem không Vương giáo, lược mượn Huyền cơ thử nói xem. Sư nói: Ngọc trắng không tỳ vết lại chặt chân. Hỏi: Như thế nào là câu vô vi. Sư nói: Đuốc báu trước xe sáng, sáng vàng chiếu thái hư. Hỏi: Như thế nào là 1 câu tùy cơ? Sư nói: Nhân gió thổi dùng sức không nhiều. Hỏi: Mặt trắng trình nhau lúc ấy như thế nào. Sư nói: Nắm khăn liền che mặt. Hỏi: Như thế nào là hơi thở của Tăng. Sư nói: Gối chỏ chạy đại chúng thấy liền. Hỏi: Cóc tía mới nở thu đã đến, trăng tròn ở cửa ý thế nào? Sư nói: Trăng sinh gặp chim người đều nhìn, đêm qua gặp sương ông chẳng biết. Hỏi: Như thế nào là cắt ngang 1 đường. Sư nói: Cắt ngang vòng vo. Hỏi: Thế nào là sư tử rống. Sư nói: Ai cần ông kêu tiếng dã can. Hỏi: Như thế nào là lời chắc thật. Sư đáp: Tâm treo trên vách. Hỏi: Tâm chẳng hay duyên mà miệng hay nói lúc đó thế nào? Sư nói: Gặp người chỉ thế nào nêu xem. Hỏi: Rồng thấu (ngâm mình) đầm trong lúc đó thế nào? Sư nói: Ấn đè đuôi. Hỏi: Mặc tánh chìm nổi lúc đó thế nào? Sư nói: Kéo trâu không cho vào rào. Hỏi: Có không đều không chỗ đến lúc đó thế nào? Sư nói: Ba tháng lười dạo đường dưới hoa, 1 nhà buồn đóng cửa trong mưa. Hỏi: Nói im cùng lìa vi như thế nào chung chẳng phạm? Sư nói: Thường nhớ Giang Nam trong 3 tháng, chỗ giá cô hót ngát hương thơm. Hỏi: Trăm liễu ngàn đương lúc đó như thế nào? Sư nói: Không cho đi đêm, ngày sáng phải tới. Hỏi không đất dung thân lúc đó như thế nào? Sư nói: Tháp Hùng Nhĩ mở không khách gõ. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là đó? Sư nói: Hãy mau cắt đứt. Hỏi: Người cả đại địa cùng lúc đến hỏi làm sao chỉ đối đáp. Sư nói: Đờn Bá Nha ít kẻ tri âm. Hỏi Ương Quật ép bức Phật lúc đó thế nào? Sư nói: Cả nhà giữ gìn vạn người ngu si hỏi. Tâm ấn chưa sáng làm sao được vào? Sư nói: Tuy nghe dậu soái thực qui phục, chưa thấy kéo dê đến vách nạp. Hỏi: Như thế nào là việc sau của ngài Lâm Tế? Sư nói: Chó kiệt sủa vua Nghiêu. Hỏi: Thế nào là việc cắn tên? Sư nói: Mạnh Lãng mượn lời luận sừng ngựa. Hỏi: Chẳng tu định Tuệ làm sao thành Phật không nghi? Sư đáp: Gà vàng chuyên báo sáng thùng sơn ánh sáng đen sinh. Hỏi: Một niệm vạn năm lúc đó thế nào? Sư nói: Quét đá áo tiên rách. Hỏi: Hồng nhung chưa gõ lúc đó thế nào? Sư nói: Đầy khắp đại thiên đều hòa vận, vừa diệu lại u há phân đôi. Vị Tăng hỏi: Đánh chuông rồi như thế nào? Sư đáp: Vách đá núi sông không chướng ngại, màng tiêu sau nghe lại khắp nghe. Hỏi: Như thế nào nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: Tìm sơn thủy hết núi không hết. Hỏi vì sao tướng Đại nhân không đầy đủ? Sư nói: Nửa đêm cú mèo chê chim ưng. Hỏi: Cổ kim vừa phân xin mật yếu của Sư. Sư nói: Cắt ngang lưỡi nặng. Hỏi như thế nào tướng Đại nhân? Sư nói: Đỏ rực cùng. Vị Tăng hỏi: Chưa biết 2 thời Hòa thượng như thế nào? Sư nói: Xách rá mang gậy. Hỏi: Như thế nào là chủ trong khách? Sư nói: Vào chợ 2 mắt mù. Hỏi như thế nào khách trong chủ? Sư nói: Nhíu mày ngồi mây trắng. Hỏi: Như thế nào là chủ trong chủ? Sư đáp: Cối mòn nói: Hồi loan trời trăng mới. Hỏi: Thế nào là khách trong khách Sư 3 thước nhọn, đợi chém người bất bình. Hỏi: Như thế nào là việc bên đầu cuốc? Sư nói: Trước núi 1 mảnh xanh. Hỏi: Như thế nào là Phật? Sư nói: Rừng mai dưới núi trúc giương roi. Niên hiệu Đại Tống Khai Bảo năm thứ 6 ngày 01 tháng 08, Sư lên tòa nói kệ: Đêm ngày rằm thì ngồi kiết già mà hóa. 1 ngày trước đó Sư viết thư từ biệt Đàn Việt, thọ 87 tuổi lạp được 59.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tư Minh ở Tây Viện Nhữ Châu trước đây
1. Thiền sư Qui Tịnh ở Hưng Dương Sính Châu.
Trước Sư tham ngài Tây Viện bèn hỏi: Định hỏi mà chẳng hỏi lúc ấy thế nào? Tây Viện liền đánh. Sư im lặng hồi lâu. Tây Viện nói: Nếu gọi mà đánh mày râu rụng hết. Sau lời nói Sư liền đại ngộ. Vị Tăng hỏi: Sư hát khúc ca nhà ai, Tông Phong nối ai? Sư nói: Nhà thơ trước núi không đường khác.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Hồng Cứu ở Tuệ Lâm Thiều Châu.
1. Hòa thượng Linh Thụy ở Thiều Châu.
Có người hỏi: Như thế nào là Phật. Sư hét bảo rằng: Ông là người trong thôn. Hỏi: Như thế nào nào là ý Tây Trúc đến? Sư nói: 10 vạn 8000 dặm. Hỏi: Như thế nào là tâm xưa nay. Sư nói: Ngồi trên đỉnh Tỳ Lô ra mất trong Thái hư.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Diên Thiều ở Phong Huyệt trước đây.
1. Thiền sư Tuệ Chân ở Quảng Châu.
Tăng hỏi: Như thế nào là cảnh Quảng Huệ. Sư nói: Chùa nhỏ trước đầu Tư khánh (giúp mừng) sau. Hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: Cái xẻng leo trên cái cuốc.
2. Thiền sư Tỉnh Niệm ở Thủ Sơn Nhữ Châu.
Sư người ở Lai châu, họ Địch, thọ nghiệp tại Viện Nam Thiền ở bổn bộ, đắc pháp với ngài Phong huyệt. Lúc đầu ở Thủ sơn là đời thứ nhất. Ngày mở pháp tòa có vị Tăng hỏi: Sư hát khúc nhà ai, Tông Phong nối ai? Sư đáp: Nhà nhỏ trước hang chống tay nhìn Tăng nói: Lại thỉnh Hồng âm (tiếng lớn) hòa 1 tiếng. Sư nói: Như nay cần biết Đại gia. Sư bảo chúng rằng Phật pháp giao cho Quốc vương đại thần là các Đàn Việt có sức khiến đèn đèn tiếp nối không dứt mất cho đến ngày nay. Đại chúng lại nói: Tiếp nối cái gì? Sư im lặng hồi lâu lại nói: Ngày nay phải là huynh đệ với Ca-diếp mới được. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là gia phong của Hòa thượng? Sư nói: 1 lời cắt ngang miệng ngàn sông, núi cao ngàn nhận mới được huyền. Hỏi: Như thế nào là cảnh của Thủ Sơn? Sư nói: Mặc tình mọi người xem. Hỏi: Như thế nào là người trong cảnh? Sư nói: Ăn gậy được cũng (hay?) chưa. Tăng lễ bái. Sư nói: Lại đợi lúc khác. Hỏi: Như thế nào nào là ý Tổ sư Tây Trúc đến? Sư nói: Gió thổi mặt trời nướng. Hỏi: Từ trên các Thánh hướng vào đâu mà đi? Sư nói: Kéo cày kéo bừa. Hỏi: Người xưa nắm chày dựng phất trần là ý chỉ thế nào? Sư nói: Đỉnh núi cao trơ trọi không có khách nghỉ đêm. Vị Tăng hỏi: Không biết ý chỉ nó như thế nào? Sư nói: Chẳng phải người ôm cây đợi thỏ. Hỏi: Như thế nào là đường Bồ đề? Sư nói: Đây cách Tương Huyện 5 dặm. Vị Tăng hỏi: Việc hướng thượng như thế nào? Sư nói: qua lại không đổi. Hỏi các Thánh nói chẳng hết chỗ thỉnh Sư ca hát. Sư nói: Vạn dặm thần quang đều 1 chiếu, hỏi ai dám sánh với mặt trời. Hỏi: 1 cây còn nở hoa cũng không. Sư nói: Nở đã lâu rồi. Vị Tăng hỏi: Chưa biết có kết trái hay không? Sư đáp: Đêm qua gặp sương rồi hỏi Lâm Tế thì kệ, Đức Sơn thì gậy chưa biết sáng (nói) việc gì/ sư bảo: Ông thử nói xem. Tăng hét. Sư nói: Mù! Tăng lại hét. Sư nói: Gã mù ấy vì sao hét loạn làm gì? Tang lễ bái. Sư liền đánh. Hỏi: Bốn chúng vây quanh Sư nói: Pháp gì? Sư nói: Đập cỏ rắn sợ. Vị Tăng hỏi: Chưa biết ra tay thế nào? Sư nói: Vừa rồi họp bao nhiêu với tan thân mất mạng. Hỏi: 2 rồng tranh châu ai được? Sư nói: Được là mất (lỗi?). Tăng không được thì như thế nào? Sư nói: Châu ở chỗ nào. Hỏi: Duy Ma yên lặng, Văn Thù khen thiện, không biết ý này thế nào? Sư nói: Đương lúc này thính chúng ắt không như thế. Tăng nói không biết Duy Na yên lặng ý như thế nào? Sư nói: Biết ân thì ít phụ ân thì nhiều. Hỏi: Tất cả chư Phật đều từ kinh này mà ra, thế nào là kinh này. Sư nói: Nói nhỏ, nói nhỏ lại. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là thọ trì? Sư nói: Thiết yếu không được ô nhiễm. Hỏi: Thế Tôn mất rồi pháp giao cho ai? Sư đáp: Hay cho vấn đề ấy không ai đáp được. Hỏi thấy sắc liền thấy tâm các pháp không hình lấy chỗ nào mà thấy? Sư nói: Một nhà có việc trăm nhà lo (?). Vị Tăng nói: Học nhân không hiểu xin sư chỉ lại. Sư nói: Ba ngày xem lấy. Hỏi như người vào kinh chầu vua, chỉ đến cổng thành rồi trở về, lúc ấy thế nào? Sư nói: Cũng là gã ngu độn. Hỏi: Giữa đường gặp người đạt Đạo chẳng đem nói im đối đáp chưa biết lấy gì mà đáp. Sư nói: Mới cho ông 3 ngàn còi. Hỏi: Một câu rõ ràng vượt trăm ức, như thế nào là 1 câu. Sư nói: Đến chỗ nêu giống người khác. Vị Tăng hỏi: Việc rốt ráo như thế nào? Sư nói: Chỉ biết đạo ấy. Hỏi như thế nào là tâm Phật? Sư nói: Của cải ở Trấn Châu nặng 3 cân. Hỏi: Hư không lấy gì làm thể? Sư nói: Lão tăng ở dưới chân ông. Vị Tăng hỏi: Vì sao Hòa thượng ở dưới chân con? Sư nói: Biết ông là gã mù. Hỏi: Như thế nào là trong Huyền? Sư nói: Có nói thì cần nói. Vị Tăng hỏi: Ý này như thế nào? Sư nói: Không nói thì quỉ giận. Hỏi: Như thế nào là mắt của nạp tăng? Sư đáp lời hỏi này cũng không đúng (đương: Làm được?). Vị Tăng hỏi: Đúng rồi thì sao? Sư nói: Khám làm gì. Hỏi: Như thế nào là được lìa các duyên. Sư nói: Ngàn năm 1 gặp. Vị Tăng hỏi: Khi không lìa thì như thế nào. Sư nói: Đứng ở trước mọi người. Hỏi: Như thế nào là người đại an lạc. Sư nói: Không thấy có 1 pháp. Vị Tăng hỏi: Lấy cái gì để vì người? Sư nói: Tạ ân Xà Lê hiểu lời thaọi. Hỏi như thế nào là thường ở người nào? Sư nói: Chạy loạn làm gì. Hỏi: Khi 1 hào chưa phát thì như thế nào? Sư nói: Giữa đường gặp khách xuyên tai (xuyên tai là nghe hiểu, còn thủng tai là nghe không hiểu). Vị Tăng hỏi: Phát rồi thì như thế nào? Sư nói: Không cần phải chậm nghi. Hỏi không có đàn sáo thỉnh sư hòa vận. Sư im lặng hồi lâu rồi nói: Có nghe chăng? Vị Tăng nói không nghe. Sư nói: Sao không lớn tiếng mà nghe. Hỏi: Học nhân từ lâu đã chìm đắm trong mê thỉnh sư tiếp dẫn. Sư nói: Lão tăng không sao rảnh công phu. Vị Tăng hỏi: Hòa thượng vì sao như thế? Sư nói: Muốn đi thì đi muốn ngồi thì ngồi. Hỏi: Như thế nào là câu lìa phàm Thánh? Sư nói: Hòa thượng An Tung Sơn. Vị Tăng hỏi: Là chỗ rốt (cực tắc) của Hòa thượng chăng?
Sư nói: Thiền sư Nhượng ở Nam Nhạc. Hỏi: Học nhân bỗng vào Tòng Lâm xin Sư chỉ bày. Sư hỏi: Xà Lê đến đây bao lâu rồi? Tang nói đã trải Đông Hạ (6 tháng). Sư nói: Chớ lầm nêu giống người khác. Hỏi có 1 người thênh thang tất cả khi đến Sư tiếp chăng? Sư nói: Thênh thang tất cả tức chẳng không, đó là ai? Vị Tăng nói ngày nay gió cao trăng lạnh. Sư nói: Trong tăng đường có mấy người ngồi nằm? Vị Tăng không đáp được. Sư nói: Hiềm giết Lão tăng. Hỏi: Như thế nào là tướng Phạm âm? Sư nói: Lừa hý chó sủa. Hỏi như thế nào là cắt ngang 1 đường? Sư nói: Hoặc ở trên núi hoặc ở dưới cây. Hỏi: Tào Khê 1 câu thiên hạ đều nghe, không biết Hòa thượng 1 câu thì người nào được nghe? Sư nói: Không ra ngoài Tam môn. Vị Tăng hỏi: Vì sao không ra ngoài Tam môn. Sư nói: Nêu giống người thiên hạ. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là Hòa thượng chẳng dối mắt người. Sư nói: xem xem Đông đến kìa Tăng hỏi: Rốt ráo như thế nào? Sư nói: Tức gió xuân liền đến. Hỏi ở xa nghe Hòa thượng tấc tơ chẳng đeo, khi đến thì vì sao lại ôm giữ cả núi? Sư nói: Nói cái gì? Vị Tăng bèn hét. Sư cũng hét. Tăng lễ bái. Sư nói: Tha ông 20 gậy. Sau Sư đến ở núi Bảo An tại viện quảng giáo cũng là đời thứ nhất. Sau tuần chúng thỉnh Sư vào thành ở viện Bảo Ứng 3 chỗ pháp tịch mọi người đến rất đông. Năm Thuần Hóa 3, ngày 04 tháng 12, giờ Ngọ, Sư lên Pháp Đường nói kệ dạy chúng rằng:
Năm nay sáu mươi bảy,
Già bịnh tùy duyên lại qua ngày
Năm nay nhớ việc năm tới
Năm tới nhớ sáng hôm nay.
Đến năm thứ 4, ngày tháng và giờ không khác lời ký trước. Sư lên Pháp Đường từ biệt chúng và nói kệ rằng:
Thế giới bạch ngân thân sắc vàng
Tình và phi tình cùng 1 chân
Sáng tối hết thời đều chẳng chiếu
Mặt trời ngọ xế thấy toàn thân
Nói xong Sư ngồi yên, mặt trời xế bóng thì mất, thọ 68 tuổi. Trà tỳ thâu nhặt nhiều xá lợi.
* Đệ tử nối pháp của Đại sư Đức Thiều Qui Chân, ở Báo Từ, Đàm Châu trước đây
1. Thiền sư Chí Khiêm ở núi Tam Giác, Trác Châu.
Tăng hỏi như thế nào là Phật? Sư nói: Mau lạy 3 lạy!
2. Từ Đạt Thiền sư ở Hưng Dương, Sính Châu (đời thứ 3)
Tăng hỏi: Cõi Phật giới là chúng sinh giới cách nhau nhiều ít? Sư bảo: Nói chẳng được. Vị Tăng hỏi: Thật là cái nào? Sư nói: Có ông kia. Hỏi tàng lọng bỗng vào tòa báu, Sư nay nào khác khi ở tổ chim thước (chim thước trong tổ?) Sư nói: Nói không được. Vị Tăng hỏi: Tức nay sao? Sư nói: Thâu ông 1 Phật pháp.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tỉnh Niệm ở Thủ Sơn, Nhữ Châu.
1. Thiện Chiêu Thiền sư ở Phần Châu.
Sư lên Pháp Đường bảo chúng rằng: Phàm 1 câu nói phải đủ 3 Huyền, mỗi 1 Huyền môn phải đủ 3 yếu, có Chiếu và Dụng. Hoặc trước Chiếu sau Dụng, hoặc trước Dụng sau Chiếu, hoặc Chiếu Dụng cùng lúc, hoặc Chiếu Dụng khác lúc. Trước Chiếu sau Dụng lại cùng ông thương lượng. Trước Dụng sau Chiếu ông cũng phải là người ấy mới được. Dụng Chiếu cùng lúc ông làm gì sao đến đương để (phạm vào?), Chiếu Dụng không cùng lúc ông lại làm sao tấu bạc. Vị Tăng hỏi: Như thế nào là nguồn của Đại Đạo? Sư nói: Đào đất mà tìm trời xanh. Hỏi: Sao được như thế? Sư nói: Biết lấy u Huyền. Hỏi: Như thế nào là khách trong khách? Sư nói: Chắp tay đứng im hỏi Thế Tôn (im tiếng hỏi Thế Tôn?) Hỏi: Như thế nào là chủ trong khách? Sư nói: Đối mặt không bè bạn. Hỏi: Như thế nào là khách trong chủ? Sư đáp: Trận mây ngang trên biển nhổ (bạt) kiếm khuấy long môn. Hỏi như thế nào là chủ trong chủ?
Sư đáp: 3 đầu 6 tay kinh thiên địa, giận ghét Na Tra đánh chuông vua. Tào Khê truyền tách ra đời thứ 2.
* Đệ tử nối pháp của Quốc sư Tuệ Trung ở Nam Dương trước đây.
1. Chân Ứng Thiền sư ở núi Đam Nguyên, Cát châu.
Khi còn làm thị giả cho Quốc sư. Một hôm Quốc sư ở trong Pháp Đường. Sư vào Quốc sư bèn đạp 1 cái. Sư thấy liền lui ra. Hồi lâu lại vào. Quốc sư hỏi: Vừa rồi ý thế nào? Sư nói: Hướng ai nói liền được. Quốc Sư nói: Tôi hỏi ông. Sư nói: Chỗ nào thấy con. Sư lại hỏi: Trăm năm sau có người hỏi việc cục tắc (chỗ rốt?) như thế nào? Quốc Sư nói: May mắn tự đáng thương, cầu tìm cái bùa hộ thân làm gì. Hôm khác tự xách giỏ vào phương trượng. Quốc sư hỏi: Vật gì trong giỏ? Sư nói: Thanh mai mơ xanh? Quốc sư hỏi đem đến đây làm gì? Sư nói: Cúng dường. Quốc sư hỏi còn xanh sao được cúng dường? Sư nói: Dùng đây biểu hiện dâng hiến. Quốc Sư nói: Phật chẳng nhận cúng dường. Sư nói: Con chỉ cái ấy Hòa thượng thế nào. Quốc Sư nói: Ta không cúng dường. Sư hỏi: Vì sao không cúng dường? Quốc Sư nói: Ta không có trái cây. Hòa thượng Hải Bách Trượng khi ở Trở Châu Sơn kéo xe. Sư hỏi: xe ở đó trâu ở đâu. Hải vỗ trán Sư bèn lau mắt. Ma Cốc hỏi 12 mặt Quan Âm há chẳng phải là Thánh? Sư nói: Phải. Ma Cốc tát Sư 1 cái. Sư nói: Tưởng ông chưa đến cảnh này. Ngày giỗ Quốc sư có thiết trai. Có vị Tăng hỏi Quốc sư có đến chăng? Sư đáp: Chưa đủ tha tâm thông. Hỏi: Vậy thiết trai làm gì? Sư nói: Không bỏ (đoạn mất) Thế Đế.
* Đệ tử nối pháp của Đại sư Thần Hội ở Lạc Dương.
1. Phước Lâm Thiền sư ở núi Đại Thạch, Huỳnh Châu.
Sư người Kinh Châu, họ Nguyên. Sư vốn con nhà Nho, thuở nhỏ theo Phật. Đến chùa Huyền Tịnh với Khiêm Trứ Thiền sư mà thế độ thọ giới Cụ túc. Đi du phương gặp ngài Hà Trạch chỉ bày vô niệm linh tri không từ duyên mà có, liền sáng rỡ thấy Đế. Sau đến núi Đại Thạch Hoàng Châu cất am mà ở. Bạn thiền 4 phương đến rất đông. Năm Đường Hưng Nguyên thứ 2, Sư nhập diệt thọ 82 tuổi.
2. Quang Bảo Thiền sư ở Mông Sơn Nghi Thủy.
Sư người Tinh Châu, họ Chu. Trước gặp Hòa Thượng Hà Trạch liền theo hầu hạ. Hà Trạch 1 hôm gọi bảo: Ông tên là Quang Bảo, tên để định thể. Bảo tức là ông có ánh sáng không phải cầu từ bên ngoài, mặc tình ý ông dùng mà không thiếu hụt, suốt đêm chiếu sáng mà không gián đoạn khô kiệt, ông có tin không? Sư nói: Tin thì tin mà không biết Quang và Bảo đồng hay khác? Hà Trạch nói: Quang tức Bảo, Bảo tức Quang sao gọi đồng hay khác. Sư hỏi: Khi nhãn nhĩ duyên với thanh sắc là chống nhau hay bổ túc cho nhau. Hà Trạch nói chống và Bổ túc bỏ đi ông chỉ pháp nào là thể của thanh sắc. Sư nói: Như chỗ thầy nói thì không có thanh sắc có thể được. Hà Trạch nói nếu ông hiểu thanh sắc là thể không thì cũng tin nhãn nhĩ các căn cùng phàm Thánh bình đẳng như huyễn, chống nhau hay bổ túc nhau thì lý nó rõ ràng. Sư do đó mà lãnh ngộ bèn lễ tạ ra đi. Lúc đầu Sư ở Mông Sơn, Cận Thủy. Năm Đường Nguyên Hòa thứ 2 thì Sư viên tịch thọ 90 tuổi.
– Tào Khê tách riêng đời thứ 5.
* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Đạo Viên ở Toại Châu.
1. Thiền sư Tông Mật Khuê Phong ở núi Chung Nam.
Sư người Tây Sung, Giả Châu, họ Hà. Con nhà giàu tuổi nhỏ đã thông sách Nho, lớn lên thì khảo cứu sách Phật. Niên hiệu Đường Nguyên Hòa năm thứ 2, Sư sắp đi thi cử nhân, gặp lúc đến pháp hội của Hòa Thượng Đạo Viên, vui mừng khế hội liền cầu xuất gia, vào năm ấy thọ giới cụ túc. một hôm Sư theo chúng Tăng thọ trai ở phủ quan nhỏ của nhà Nhậm Quán, Sư ngồi ở hàng sau theo thứ tự nhân kinh, được 12 chương Viên Giác. Xem chưa xong thì được cảm ngộ mà rơi lệ. Bèn đem chỗ ngộ mà trình với ngài Đạo Viên. Viên vỗ về rằng ông sẽ hoằng hóa lớn giáo viên đốn. Đây là chư Phật trao cho ông. Làm không tự ngăn trệ ở 1 góc. Sư khóc lóc vâng lời lễ tạ ra đi. Nhân yết kiến ngài Tinh Nam Trương Thiền sư. Trương nói: Người truyền giáo phải truyền Đạo ở Đế đô. Sư lại gặp Thiền sư chiếu ở Lạc Dương. Chiếu nói: Người Bồ tát ai biết được. Sư tìm đến Tương Hán, nhân bịnh Tăng giao cho Sư sớ kinh Hoa Nghiêm, chính là do đại sư trừng Quán ở Thượng Đô soạn thuật. Sư chưa từng nghe quen chỉ một lần xem mà giảng được, tự mừng chỗ gặp, rồi hướng về các Sư mà thuật làm ý chỉ cùng tột hiếm có ấy. Chưa có sớ nào mà từ nguyên lưu loát sâu kín sáng tỏ như thế. Thiền ta gặp Nam Tông, giáo gặp Viên giác sau lời mà tâm địa khai thông, nghĩa trong sách rất sáng rỡ, nay lại gặp thiên tuyệt bút này mà hết cả mong ước. Khi giảng xong thì nghĩ gặp người viết lời sớ (sớ chủ). Lúc đó thuộc môn nhân là Thái Cung chặt tay đáp ân. Sư trước mang sách (thư?) lên Sớ chủ. Xa kể tình thầy trò đến gặp càng mừng rỡ. Vừa lúc Thái cung bịnh lành mới theo hầu đến Thượng Đô với lễ thầy trò. Trừng Quán nói: Tỳ Lô Hoa tạng người hay dạo theo ta là ông đó. Sư dự vào Thất của quán, tuy mỗi ngày càng làm mới đức mình, mà bịnh giữ nôm cầm tượng thì mất hẳn. Sư dạo phương bắc đến núi Thanh Lương rồi trở về Ngạc Huyện ở chùa Thảo Đường không bao lâu thì vào Lan Nhã Khuê Phong ở phía Nam chùa. Trong Đại (Thái?) Hòa, được mời vào cung vua ban tử y. Vua nhiều lần hỏi pháp yếu, Triều Sĩ mến mộ, chỉ có Tướng Quốc Bùi Hưu thâm nhập chỗ sâu kín nguyện làm ngoại hộ. Sư cho rằng người học Thiền giáo giúp nhau mà không hủy báng, bèn viết nên Thiền Nguyên các bài, chép lại các sáng tác của các nhà. Bài viết biểu thị về Căn Nguyên Đạo lý của Thiền Môn gồm chữ nghĩa câu kệ làm thành 1 Tạng trăm quyển để tặng lại cho đời sau, đều có lời tựa lược nói rằng: Thiền là tiếng Thiên Trúc, nói đủ là Thiền Na dịch là Tư Duy Tu cũng gọi là Tĩnh Lự, đều là tiếng gọi chung Định Tuệ Nguyên là tất cả chúng sinh có chân tánh Bổn giác cũng gọi là Phật tánh, cũng gọi là Tâm Địa. Ngộ thì gọi là Huệ, tu gọi là Định. Định Tuệ gọi chung là Thiền nguồn cội của Tánh này là Thiền nên gọi là Thiền Nguyên (nguồn Thiền) cũng gọi là Thiền Na. Về Lý Hạnh, cội nguồn này là Thiền Lý, quên tình khế họp là Thiền Hạnh cho nên gọi là Lý Hạnh. Song nay tập họp các sáng tác của các nhà, phần nhiều nói về Thiền lý mà ít nói về Thiền Hạnh, cho nên đặt tên là Thiền Nguyên. Thời nay chỉ gọi chân tánh là thiền không phải là ý chỉ không đặt lý mà làm, lại do chẳng phân rõ tiếng Tây Trúc và tiếng Hoa. Song không phải lìa chân tánh mà riêng có Thiền Thể. Chỉ chúng sinh mê chân họp trần thì gọi là tán loạn, trái Trần họp chân thì gọi là thiền định. Nếu luận thẳng bổn tánh tức là chẳng chân chẳng vọng, không trái không họp, không định không loạn, ai (cái gì) nói là thiền. Huống chân tánh này chẳng phải chỉ là gốc của Thiền Môn mà cũng là gốc của muôn pháp, cho nên gọi là pháp tánh, cũng là nguồn (gốc) mê ngộ của chúng sinh, cho nên gọi là Như Lai Tàng Tạng Thức, cũng là gốc vạn đức của chư Phật, cho nên gọi là Phật tánh. Cũng là nguồn (gốc) vạn hạnh của Bồ tát, cho nên gọi là Tâm địa. Vạn hạnh chẳng ngoài 6 Ba la mật. Thiền môn chỉ là 1 trong 6 ấy, đứng hàng thứ 5, há có thể chỉ chân tánh là 1 Thiền hạnh ư? Song 1 hạnh Thiền định rất là thần diệu, hay phát khởi tánh trên trí tuệ vô lậu, tất cả đều diệu dụng của vạn hạnh vạn đức, cho đến thần thông ánh sáng đều từ định mà phát ra. Người học 3 thừa muốn cầu Thánh Đạo ắt phải tu thiền. Lìa đây thì không có cửa nẻo nào khác. Đến như niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, cũng tu 16 quán thiền và niệm Phật Tammuội, Ban châu Tam-muội. Lại chân tánh thì chẳng sạch chẳng nhơ, phàm Thánh không khác. Thiền thì có cạn có sâu, có thềm bậc khác nhau. Nói có kế lạ là ham trên chán dưới mà tu là Thiền phàm phu. Ngộ lý Ngã không thiên chân mà tu là thiền Tiểu thừa. Ngộ pháp ngã 2 không hiểu rõ chân lý mà ta là Thiền Đại thừa. Nếu đốn ngộ tự tâm xưa nay thanh tịnh vốn không phiền não, vô lậu trí tánh vốn tự đầy đủ. Tâm này tức là Phật rốt ráo không khác. Y đây mà tu thì là Thiền tối thượng thừa, cũng gọi là Như Lai Thanh Tịnh thiền, cũng gọi là Nhất Hạnh Tam-muội, cũng gọi là Chân như Tam-muội. Đây là cội gốc của tất cả Tam-muội. Nếu hay niệm niệm tu tập, tự nhiên dần được trăm ngàn Tam-muội khác. Dưới cửa Đạt Ma lần lượt truyền nhau chính à thuyền này. Khi Đạt Ma chưa đến chỗ hiểu biết của các nhà xưa nay đều là 4 Thiền 8 Định, các cao Tăng tu đếu được công dụng. Các ngài Nam Nhạc, Thiên Thai khiến y 3 Đế lý mà tu 3 chỉ 3 quán, giáo nghĩa tuy rất viên diệu nhưng thứ tự chỗ vào cửa cũng chỉ là hành tướng của các Thiền trước. Chỉ cái truyền của Đạt Ma thì đốn đồng Phật thể khác với các môn. Cho nên người Tông Tập thì khó được ý chỉ này, nếu được thì nhanh chóng thành Thánh mau chứng Bồ đề, mất thì thành tà mau vào địa ngục. Các Tổ trước đều phải đổi vị phòng lỗi mất. Lại người truyền 1 người đời sau dựa vào đó mà mặc tình ngàn đèn ngàn chiếu, lâu ngày mà pháp thành tệ, lầm lẫn rất nhiều. Người học Thiền luận nghi chê cũng đông. Nguyên vì Phật nói có Đốn giáo Tiệm giáo, thiền mở ra có Đốn môn, Tiệm môn 2 giáo 2 môn đều cùng phù khế nhau. Nay người giảng riêng bày nghĩa tiệm, còn người thiền riêng truyền Đốn tông. Thiền giảng gặp nhau thì Hồ Việt (Ấn Hoa) cách nhau. Ngài Tông Mật chẳng biết đời trước làm sao huân được tâm này, tự mình chưa giải thoát mà muốn giải thoát trói buộc cho người. Vì pháp quên mình, thương người hơn cả thần tình. Thường than thở người cùng pháp mà sai, pháp vì người mà bịnh, cho nên riêng chọn kinh luật luận mà sớ. Mở lớn cửa giới định huệ, hiển bày đốn ngộ giúp tiệm tu, chứng minh lời Sư nói: Phù họp với ý Phật. Ý đã ngọn ngành chỉ rõ, văn lại rộng rãi khó tìm. Phiếm học thì nhiều mà nối chí thì ít. Huống Tích Thiệp Danh Tướng ai biên được vàng thau, uổng công cực nhọc mà chưa thấy cơ cảm. Tuy Phật nói bi nhiều là hạnh nhưng tự mình thì tự ái khó lòng nên Sư bèn lìa chúng vào núi Tập Định và Huệ, trước sau dứt lo nghĩ liên tục 10 năm (Sao nói trước sau, vì khoảng giữa vua gọi về cung 2 năm, sau dâng biểu xin về núi). Tập tình nhỏ nhặt khởi diệt bày ở Tịnh Huệ, pháp nghĩa sai khác la liệt bày ở không tâm. Xuyên ánh mặt trời bụi bặm quấy nhiễu, đầm trong đáy nước bóng dáng đành rành, há lại trống không im lặng của Si thiền cùng hạng Cuồng thiền là chỉ tìm kiếm ở văn nói song nhân rõ tự tâm mà biện ra các giáo, nên tình khẩn thiết ở Tâm Tông. Lại nhân biện các giáo mà hiểu rõ tu tâm nên rất chí thành ở giáo nghĩa. Giáo thì chư Phật Bồ tát đã lưu ở kinh luận, thiền thì các Thiện tri thức đã nói câu, kệ. Chỉ có kinh Phật mở ra thì bao trùm cả Đại thiên 8 bộ chúng, còn thiền kệ thì tóm tắt đối với 1 loại cơ ở phương này. Chúng bao trùm thì mênh mông khó nương, ở cơ thì dễ dùng. Nay toàn kết tập ý ở đây. Bùi Hưu làm tựa nói rằng: Môn hạ các Tông đều có người Đạt. Song các chỗ an tập thông thì ít mà cục thì nhiều. Trong 10 năm Sư pháp càng hoại. Lấy thừa bẩm làm cửa nẻo đều tự rộng mở, lấy kinh luận làm can qua mà công kích lẫn nhau. Tình tuy Hàm thỉ mà dời đổi, pháp theo nhân ngã mà cao thấp, phải quấy lăng xăng khó thể biện chiết thì người hướng về các phương giáo tông Thế Tôn Bồ tát vừa đủ để tranh giành, người sau Tăng thêm bịnh phiền não, nào có lợi ích gì. Khuê Sơn Đại sư lâu mà khen rằng: Ta vào lúc này không thể im lặng. Do đó dùng 3 thứ giáo nghĩa của Như Lai mà ấn 3 thứ pháp môn Thiền tông, cho rằng bình mâm thoa xuyến là 1 kim loại (vàng?), nắm chắc tô lạc đề hồ là một vị. Nắm cương lãnh mà nâng lên đều thuận cả, căn cứ hội yếu mà lại thì cùng đến (chỗ?) còn sợ kẻ học khó sáng. Lại còn chỉ thẳng ngọn ngành của Tông nguyên, hòa họp của chân vọng, ẩn hiển của tánh không, sai khác của pháp nghĩa, dị đồng của đốn tiệm, hồi hổ của giá biểu, cạn sâu của quyền thật, phải quấy của thông đồng. Nếu là thầy ta thì ôm Phật nhật mà tỉ mỉ hồi chiếu nghi đều trừ sạch thuận theo tâm Phật mà phô bày Đại bi cùng kiếp làm lợi ích. Thời Thế Tôn là chủ mở giáo. Thầy ta là người hiểu giáo, gốc ngọn họp nhau Đạo gần chiếu nhau. Có thể nói là việc làm của hết cả 1 đời thời giáo vậy. Có người nói từ Như Lai chưa từng Đại Đô mà thông, nay 1 sớm trái tông thú mà không giữ, bỏ phòng hộ mà chẳng cứ, không trái Bí tạng mà mật khế với Đạo ư? Đáp rằng: Như Lai tuy trước riêng nói 3 thừa sau bèn thông làm 1 Đạo. Cho nên trong kinh Niết-bàn, Ca-diếp Bồ tát nói: Phật có mật ngữ mà không có mật tạng. Thế Tôn khen rằng: Lời Như Lai khai phát hiển bày thanh tịnh không tối tăm, người ngu không hiểu gọi đó là Bí tạng. Kẻ tri hiểu rõ thì không gọi là Tạng, đây là chứng. Thế nên Vương Đạo hưng thạnh thì ngoài cửa không đóng mà giữ về nhung di. Phật Đạo đầy đủ thì các pháp tổng trì mà phòng hộ ma ngoại, ở đó không chấp tình mà nương tay. Năm Hội Xương 1, ngày 6 tháng giêng, Sư ngồi tịch ở tháp viện Hưng Phước. Ngày 22 Đạo tục đem kim thân Sư về Khuê Phong. Ngày 12 tháng 2 làm lễ Trà tỳ được nhiều xá lợi lớn sáng nhuận. Sau môn nhân khóc mà cầu thì đều được tro nóng chứa trong Thạch Thất. Sư thọ 62 tuổi, lạp được 34. Sư di chúc khiến để thấy trần mà thí cho chim thú, đốt xương mãi rải, chớ nên mến tiếc thương khóc mà loạn Thiền quán. Mỗi khi tiết thanh minh thì lên núi giảng đạo 7 ngày, ngoài ra nghi trụ trì đều theo luật, nếu trái lời thì không phải đệ tử của ta. Cả 4 chúng có đến hàng trăm ngàn người khóc lóc ồn náo cả thôn. Kịp khi vua Tuyên Tông mở lại chân giáo, truy ban thụy là Định Tuệ Thiền sư, tháp đề Thanh Liên. Tiểu Dật tướng công trình chỗ thấy của mình thỉnh Thiền sư chú thích rằng: Ngài Hà Trạch nói: Thấy thể thanh tịnh ở các Tam-muội 8 vạn 4 ngàn các Ba la mật môn đều ở chỗ thấy trên mà cùng lúc khởi dụng, gọi là Tuệ Nhãn. Nếu khi chân như tương ưng vạn hóa tịch diệt, lúc đó lại không chỗ thấy. Tam-muội các Ba la mật môn cũng cùng lúc trống vắng (không tịch) lại không chỗ được. Không biết phải đây là trên chỗ thấy cùng lúc khởi dụng chăng? Trông vào đây sau đó chỉ bày và cố gắng đáp Sử Sơn Nhân 10 câu hỏi. Câu hỏi 1: Thế nào là Đạo, lấy gì mà tu, cần phải tu thành hay không nhờ công dụng? Đáp: Vô ngại là Đạo, biết vọng là tu. Đạo tuy chẳng tròn nhưng vọng khởi là lụy. Vọng niệm đều hết tức là tu thành. Câu hỏi 2. Đạo nếu nhân tu mà thành thì tức là tạo tác, lại đồng với pháp thế gian hư nguy chẳng thật, thành rồi lại hoại sao gọi là xuất thế. Đáp: Tạo tác là kết nghiệp gọi là hư ngụy thế gian không làm là tu hành tức chân thật xuất thế gian. Câu hỏi 3: Chỗ tu ấy là đốn hay tiệm, nếu tiệm thì quên trước mất sau, lấy gì tập họp mà thành. Đốn thì vạn hạnh nhiều phương há được 1 lúc mà viên mãn? Đáp: Chân lý tức ngộ mà đốn viên, vọng tình dứt mà tiệm hết. Đốn viên như mới sinh hạt, 1 ngày mà chi thể đã hoàn toàn. Tiệm tu như nuôi lớn để thành người phải trải nhiều năm chí khí mới lập. Câu hỏi 4: Phàm pháp tu tâm địa là ở ngộ tâm liền liễu hay phải riêng có hạnh môn. Nếu riêng có hạnh môn sao gọi là Nam Tông Đốn chỉ. Nếu ngộ tức liền đồng chư Phật sao chẳng phát thần thông và ánh sáng? Đáp: Biết ao băng mà toàn nước, nhờ khí nóng mà tan dần ngộ phàm phu mà tức chân, nương pháp lực mà tu tập, băng tiêu thì nước chảy thấm mới lộ ra công rửa sạch. Vọng hết thì tâm linh thông mới phát ra thần thông và ánh sáng. Ngoài việc tu tâm không có hạnh môn nào khác. Câu hỏi 5: Nếu chỉ tu tâm mà được Phật, sao các kinh lại nói phải tu trang nghiêm Phật độ, giáo hóa chúng sinh thì mới gọi thành Đạo? Đáp: Gương sáng mà hình ảnh có ngàn sai khác tâm tịnh mà thần thông muôn ứng hiện, hình ảnh là trang nghiêm Phật quốc, thần thông thì giáo hóa chúng sinh. Trang nghiêm mà tức không phải trang nghiêm, hình ảnh mà cũng sắc không phải sắc. Câu hỏi 6: Các kinh đều nói độ thoát chúng sinh, chúng sinh lại tức chẳng phải chúng sinh, vì sao nhọc công độ thoát? Đáp: Chúng sinh nếu là thật độ thì có nhọc mệt. Đã tự nói tức chẳng phải chúng sinh sao chẳng lệ theo độ mà chẳng độ. Câu hỏi 7: Các kinh nói Phật thường trụ hoặc tức nói Phật đã diệt độ, thường thì tức chẳng diệt, diệt thì tức chẳng thường, há chẳng trái nhau? Đáp: Lìa tất cả tướng tức gọi chư Phật sao có thật là ra đời và nhập diệt ư? Huống hiện ra và mất đi là tùy cơ duyên. Cơ duyên ứng thì dưới cây Bồ đề mà xuất hiện, cô duyên hết thì ở rừng ta la mà nhập Niết-bàn. Như trước trong suốt không tâm không hình, chẳng hiện hình chẳng có ngã. Bởi tướng tới lui của chất bên ngoài không phải là thân Phật, há Như Lai có hiện ra và mất đi. Câu hỏi 8: Như thế nào là Phật hóa sinh ra ta như Ngài sinh. Phật đã vô sinh thì sinh là nghĩa gì. Nếu nói tâm sinh thì pháp sinh, tâm diệt thì pháp diệt, sao được vô sinh pháp nhẫn? Đáp: Đã nói như hóa hóa tức là không, không tức là vô sinh, sao hỏi nghĩa sinh. Sinh diệt mất rồi thì tịch diệt là chân. Nhẫn được pháp này thì vô sinh nên gọi là vô sinh pháp nhẫn. Câu hỏi 9: Chư Phật thành Đạo nói pháp chỉ vì để độ thoát chúng sinh. Chúng sinh đã có 6 đạo. Vì sao Phật chỉ ở tại loài người mà hiện hóa? Lại khi Phật diệt độ rồi thì trao pháp lại cho Ca-diếp lấy tâm truyền tâm, cho đến 7 Tổ phương này mối đời chỉ truyền cho 1 người. Đã nói đối với tất cả chúng sinh đều xem như con một, sao lại truyền trao không khắp? Đáp: Mặt trăng mặt trời ở trên không, 6 (lục) họp đều chiếu, mà người mù thì chẳng thấy, ở dưới chậu úp chẳng biết, không phải mặt trời mặt trăng không khắp mà do lỗi chướng cách. Nghĩa độ cũng chẳng độ giống như đây, chứ chẳng phải chỉ chọn trời người mà bỏ quỉ súc. Chỉ vì ở loài người, thì có thể kết tập truyền trao không dứt mất, nên chẳng biết Phật hiện trong loài người. Ngài diệt độ rồi giao cho Ca-diếp lần lượt truyền nhau cho 1 người. Đây cũng bởi luận đường đời làm chủ tông giáo lúc đó, như nước không có 2 vua không phải chỉ độ có số này. Câu hỏi 10: Hòa thượng nhân đâu mà phát tâm, mến mộ pháp nào mà xuất gia, nay tu hành như thế nào, được pháp vị nào, chỗ làm được đến địa vị nào, khiến trụ tâm hay tu tâm. Nếu trụ tâm thì ngại tu tâm. Nếu tu tâm thì động niệm chẳng yên. Nếu yên tâm, nhất định thì có khác nào nhóm định tánh. Rất mong Đại Đức vận đại từ bi đúng lý như như thứ lớp nói ra. Đáp rằng: Biết 4 đại như ngói huyễn, biết 6 trần như hoa đốm, ngộ tâm mình là tâm Phật, thấy bổn tánh là pháp giới là phát tâm. Biết tâm không trụ tức là tu hành, không trụ mà biết tức là pháp vị. Trụ dính vào pháp đây là động niệm. Cho nên như người vào chỗ tối thì không thấy. Nay không chỗ trụ, chẳng nhiễm chẳng dính. Cho nên như người có (sáng) mắt và có ánh sáng mặt trời thì thấy đủ các pháp, há là nhóm Định tánh đã không có chỗ trụ dính sao luận gì đến nơi chỗ. Lại có Thượng thư Ôn Tạo ở Sơn Nam hỏi rằng: Người ngộ lý dứt vọng thì chẳng kết nghiệp, 1 đời này chết rồi thì linh tánh y vào đâu? Đáp: Tất cả chúng sinh đều có đủ giác tánh, sáng linh không tịch (trống vắng) cùng Phật không khác, chỉ vì từ vô thủy kiếp đến nay chưa từng liễu ngộ, mà vọng chấp thân làm ngã tướng (tướng của ngã) cho nên sinh ra yêu ghét các tình, rồi theo tình mà tạo nghiệp, theo nghiệp mà bị báo sinh già bịnh chết nhiều kiếp luân hồi. Song giác tánh trong thân chưa từng chết. Như mộng thấy bị đuổi xô làm việc cực nhọc mà thân vẫn nằm yên. Như nước làm băng mà tánh ẩm ướt không đổi. Nếu hay ngộ tánh này tức là pháp thân, vốn tự vô sinh sao có nương gá, linh linh bát muội liễu liễu thường tri (sáng suốt không tối tăm luôn biết rõ ràng), không có chỗ đi cũng không có chỗ đến. Song nhiều đời vọng chấp quen thành tánh, mừng giận buồn vui hoạt động tỉ mỉ (vi tế lưu chú). Chân tánh tuy chóng hiển đạt, tình này cũng khó diệt trừ, cần phải mãi mãi xét biết khiến bớt dầu bớt dần, như gió ngừng thì sóng lặn, há có thể 1 đời tu hành liền đồng lực dụng chư Phật. Chỉ có thể lấy không tịch làm tự thể, chớ nhận sắc thân lấy linh tri làm tự tâm, chớ nhận vọng niệm. Vọng niệm nếu khởi đều không theo, thì khi lâm chung nghiệp tự nhiên sẽ không thể trói buộc. Chỗ đi của Trung Ấn sẽ tự do, trên trời cõi người tùy ý mà thác sinh. Nếu niệm yêu ghét đã mất thì không nhận thân phần đoạn, tự có thể đổi ngắn thành dài, đổi thô thành diệu. Nếu vi tế lưu chú tất cả tịch diệt (lặng mất). Chỉ viên giác đại trí thì sáng rỡ riêng còn. Tức tùy cơ ứng hiện trăm ngàn ức thân, độ chúng sinh có duyên, gọi đó là Phật. Cẩn Đối giải thích rằng: Mã Minh Bồ tát toát yếu Tông chỉ kinh Bách Bổn Đại Thừa tạo ra Đại Thừa Khởi Tín luận. Trong luận lập Tông nói tất cả chúng sinh tâm có nghĩa giác và không giác. Trong giác thì có nghĩa Bản giác và Thủy giác. Chỗ nói trên tuy chỉ ước về chỗ chiếu lý quán tâm mà nói nhưng pháp nghĩa cũng đồng với luận ấy nghĩa là từ xưa đến nay cùng Phật không khác, đó là Bản giác, nhưng từ vô thủy trở đi là chẳng giác. Nếu từ ngộ này trở đi thì gọi là Thủy giác. Trong Thủy giác lại có đốn ngộ tiệm tu. Từ đây trở đi cũng không có chỗ đi, đó là đốn ngộ. Song từ nhiều đời vọng chấp trở đi là tiệm tu. Trong tiệm tu từ mới phát tâm cho đến thành Phật có 3 vị tự tại. Từ đây đến tùy ý thác sinh là thọ sinh tự tại. Từ theo niệm yêu ghét trở đi là biến dịch tự tại. Từ vi tế lưu chú trở đi đến hết là rốt ráo tự tại. Lại từ nhưng có thể lấy không tịch làm tự thể cho đến tự nhiên nghiệp sẽ không thể trói buộc, chính là chỗ sớm chiều hành tâm của người ngộ lý cốt yếu tu tập chỉ quán. Ngài Tu Mật trước đây có kệ 8 câu nói rõ ý này, từng đọc tụng ở chỗ Thượng thư, vâng lệnh giải thích, nay cẩn thận chú thích, như kệ sau nói rằng:
Làm việc có nghĩa là tâm tỉnh ngộ
Làm việc vô nghĩa là tâm cuồng loạn.
Cuồng loạn theo tình niệm thì khi lâm chung bị nghiệp lôi kéo Tỉnh ngộ chẳng theo tình thì khi lâm chung chuyển được nghiệp.
PHỤ LỤC:
Sư lên Pháp Đường nói rằng: Hôm nay toàn nêu Tâm Ấn của Tổ sư. Đi thì ấn dừng, mà dừng tức ấn hư chỉ như không đi không dừng thì ấn tức là chẳng ấn trong chúng lại có ai nói được chăng? Lúc đó có Lô Pha trưởng lão hỏi: Học nhân có cơ trâu sắt, thỉnh Sư không đáp ấn. Sư nói: quen câu kình nghê lắng trong đầm lớn, tức than bước ếch lún sình lầy. Lô Pha định nói thì Sư liền dùng phất trần đánh vào miệng bảo: Nhớ được lời trước chàng? Lô Pha nói nhớ được. Sư bảo thử nêu xem. Lô Pha muốn mở miệng thì Sư lại đánh 1 phất trần nữa. Sư lên Pháp Đường bảo chúng rằng: Phàm mắt tai tham học khi gặp cơ thì thẳng ở Đại dụng hiện tiền chớ nên câu chấp ở tiểu tiết. Giả sử lời trước được nêu thì cũng là trệ xác mê phong, dẫu sau câu nói mà tình thông thì chưa khỏi là xúc đồ cuồng kiến. Ta xem các ông từ trước y theo người khác học hiểu mê muội 2 lối, mà nay cùng các ông nhất tề quét sạch, mọi người làm con cháu của Đại sư, nhe nanh cào đất rống lên 1 tiếng vách dựng đứng ngàn trượng (nhân), ai dám thẳng mắt nhìn ngắm (nhìn trộm), nếu nhìn ngắm thì sẽ mù lòa cự nhãn. Hỏi: Sư hát khúc ca nhà ai, tông phong nối ai? Sư nói: Vượt lên trên hướng ra ngoài Oai Âm khểnh chân uổng nhọc khen ngợi Đề Sa.