CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 10

Thiền sư Hoài Nhượng sau đời thứ 3 có 61 vị.

* Đệ tử nối pháp Thiền sư Phổ Nguyên Nam Tuyền ở Trì Châu có 1 vị (12 người thấy có ghi lục).
1. Thiền sư Cảnh Sầm ở Hồ Nam Trường Sa
2. Thiền sư Đàm Chiếu ở Kinh Nam Bạch Mã
3. Thiền sư Sư Tổ ở Vân Tế núi Chung Nam
4. Thiền sư Nghĩa Đoan ở hạ đường hương nghiêm thuộc Đặng Châu,
5. Thiền sư Tùng Thâm ở Đông Viện Triệu Châu
6. Thiền sư Nhàn ở Linh Thứu Trì Châu
7. Hòa thượng ở núi Thù Du Ngạc Châu
8. Thiền sư Lợi Tung ở Tử Hồ Cù Châu
9. Hòa thượng, Tung Sơn ở Lạc Kinh
10. Hòa thượng Nhật Tử
11. Hòa thượng Tô Châu Tây Thiền
12. Thú Sử Lục Hoàn ở Tuyên Châu,
13. Hành Giả Cam Chí Trì Châu
(13 vị trên đây thấy có ghi lục)
14. Thiền sư Tồn Chế ở Tư Sơn
15. Thiền sư Đạo Hoàng ở Giang lăng
16. Huyền Cực Thiền sư ở Tuyên Châu
17. Thiền sư Đạo Quân ở nước Tân La
( vị trên đây không có cơ duyên ngữ cú không ghi lục)

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tề An ở Diêm Quan-Hàng Châu có vị (3 người thấy có ghi lục)
1. Thiền sư Đạo thường ở Quan Nam Tương Châu,
2. Thiền sư Huyền Chân ở Song Lãnh Hồng Châu,
3. Thiền sư Giám Tông ở Kính Sơn Hàng Châu (ba người thấy có ghi lục)
4. Hoàng đế Tuyên Tông đời Đường
5. Thiền sư Đàm Tinh ở Bạch Vân
6. Thiền sư Văn Cử ở Lạc Thủy Lộ Phủ
7. Thiền sư Phẩm Nhật ở Tân La
8. ở Thiền sư Kiến Tông Thọ Châu, ( vị trên đây không có cơ duyên ngữ cú không ghi lục).

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Linh Mặc ở núi Ngũ Tiết-vụ Châu có vị (1 người thấy có ghi lục)
1. Thiền sư Chánh Nguyên ở núi Qui Sơn-Phước Châu (1 người thấy có ghi lục)
2. Thiền sư Hiểu Phương ở Chùa Cam Tuyền
3. Thiền sư Tạng Hoán ở chùa Thê Tâm Minh Châu
4. Thiền sư Nguyên Toại ở Chùa Cam Tuyền (3 vị trên đây không có cơ duyên ngữ cú không ghi lục)

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Như mãn ở chùa Phật Quang-Lạc Kinh có 1 vị: 1. Thứ sử Bạch Cư Dị ở Hàng Châu (1 người thấy có ghi lục)

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Pháp Thường ở núi Đại Mai-Minh Châu có 3 vị:
1. Thiền sư Ca Trí ở nước Tân La
2. Hòa thượng Thiên Long ở Hàng Châu (2 vị trên đây thấy có ghi lục)
3. Thiền sư Trung Ngạn ở Tân La (1 người này không có cơ duyênngữ cú không ghi lục)

* Đệ tử nối pháp Thiền sư Linh Thoan ở chùa Vĩnh Thái-Kinh Châu có vị
1. Thiền sư Giới Hư ở Thượng Lâm Hồ Nam
2. Hòa Thượng Bí Ma Nham ở núi Ngũ Đài
3. Hòa thượng Kỳ Lâm Hồ Nam (3 vị trên đây thấy có ghi lục)
4. Thiền sư Văn Chất ở núi Lữ Hậu
5. Thiền sư Pháp Hà ở Tô Châu (2 vị trên đây không có cơ duyênngữ cú không ghi lục).

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Bảo Tích ở Bàn sơn-U Châu có 2 vị
1. Hòa thượng Trần Thủ Phổ Hóa
2. Hòa thượng Trấn Châu Thượng Phương ở Trấn Châu (1 vị không có cơ duyên-ngữ cú không ghi lục)

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Duy Khoan ở Chùa Hưng ThiệnKinh triệu có 6 vị:
1. Thiền sư Pháp Trí ở Kinh Triệu
2. Thiền sư Kinh Triệu ở Vô Biểu
3. Thiền sư Kinh Triệu ở tuệ Kiến
4. Thiền sư Kinh Triệu ở Nguyên Tịnh
5. Thiền sư Kinh Triệu ở tuệ Quang
6. Thiền sư Kinh Triệu ở Nghĩa Tông.
(6 vị không có cơ duyên-ngữ cú không ghi lục)

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tịnh Tông ở Vân Thủy (có 2 vị)
1. Thiền sư Thần Chiếu ở Tiểu Mã Hoa Châu
2. Thiền sư Đạo Viên ở Hoa Châu.
(2 vị không có cơ duyên-ngữ cú không ghi lục)

* Đệ tử nối pháp của Thiền Sư Viên Sướng ở núi Long Nha-Đàm Châu có 2 vị:
1. Thiền sư Tạng Dị ở Gia Hòa
(1 người thấy có ghi lục)
2. Thiền sư Dương Trường ở Tạng Khu
(1 vị không có cơ duyên-ngữ cú không ghi lục)

* Đệ tử nối pháp của Quốc sư Vô Nghiệp ở Phần Châu (có 2 vị)
1. Thường Trinh Thiền sư ở Trấn Châu
2. Thiền sư ở Trấn Châu Phụng Tiên nghĩa.

* Đệ tử nối pháp pháp ngài Lô Sơn Qui Tông Thiền sư ở (Trí Thường có 6 vị)
1. Thiền sư Linh Huấn ở núi Phù Dụng Phước Châu,
2. Hòa thượng Cao Đình ở huyện Cốc Thành Hán Nam
3. Hòa thượng Đại Mao người nước Tân La
4. Thiền sư Trí Thông ở Ngũ Đài ( vị này có ghi lục)
5. Thiền sư Đại Ngu ở Cao An Hồng Châu
6. Giang Châu Thứ sử Lý Bột (2 người này không có Ngữ lục).

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Bảo Vân ở Lỗ Tổ (có 1 vị)
1. Hòa thượng Vân Thủy.

* Đệ tử nối pháp pháp ngài Đạo Thông Thiền sư ở núi Tử Ngọc (có 1 vị)
1. Tiết Độ Sứ Vu Địch Tương Châu thờ nhà Đường. (1 vị này không có cơ duyên-ngữ cú không ghi lục)

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Trí Tạng ở chùa Hoa Nghiêm (có 1 vị)
1. Hòa thượng Tề An ở Huỳnh Châu (1 vị này thấy có ghi lục)

* Thiền sư Hoài Nhượng ở – Đời thứ 3.

– Đệ tử nối pháp của Thiền sư Phổ Nguyện Nam Tuyền ở Trì Châu.

1. Cảnh Sầm hiệu Đại sư Chiêu Hiền ở Trường Sa Hồ Nam.

Bắt đầu ở Lộc Uyển là đời thứ nhất. Sau đó ở chỗ không nhất định. Sư chỉ theo duyên tiếp vật, tùy xin mà nói pháp. Nên mọi người lúc ấy gọi là Hòa thượng Trường Sa. Sư lên Pháp Đường nói: Nếu Tôi 1 bề mở mang Tông giáo thì Trong Pháp Đường cỏ cao một trượng, việc ta chẳng được, do đó mà tôi nói với các ông rằng: Tất cả thế giới mười phương đều là mắt Sa môn, tất cả thế giới mười phương đều là toàn thân Sa môn, hết cả thế giới mười phương đều là ánh sáng của mình, tất cả thế giới mười phương đều ở trong ánh sáng của mình, tất cả thế giới mười phương không 1 ai chẳng phải là mình. Tôi nói với các ông rằng: 3 đời chư Phật cùng hết cả pháp giới chúng sinh là ánh sáng Ma-ha Bát Nhã. Khi ánh sáng chưa phát ra thì các ông hướng vào đâu mà phó thác. khi ánh sáng chưa phát thì còn không có tin tức của Phật của chúng sinh, chỗ nào mà được núi sông cõi nước đến. Lúc đó Có vị Tăng hỏi rằng: Thế nào là mắt Sa môn? Sư nói dài dài ra mãi chẳng được. Lại nói thành Phật thành Tổ ra chẳng được, 6 đường luân hồi ra chẳng được. Vị Tăng nói: Chẳng hay ra cái gì chẳng được. Sư nói: Ngày thấy mặt trời đêm thấy sao. Vị Tăng nói: Đệ tử chẳng hiểu. Sư nói: Núi diệu cao màu xanh càng xanh. Vị Tăng hỏi: Trong giáo nói: mà thường ở tòa Bồ đề này, thế nào là tòa. Sư nói Lão Tăng đang ngồi ở vị Đại Đức. Có vị Tăng hỏi thế nào là Đại Đạo? Sư nói suốt đời mất ông. Vị Tăng hỏi chư Phật là ai. Sư nói từ vô thỉ kiếp đến nay nhờ ai che mát. Vị Tăng hỏi khi chưa có chư Phật về trước thì Sư làm gì? Sư nói: Lỗ tổ mở Pháp Đường cùng Sư Tăng nói Đông nói Tây. Vị Tăng nói: Đệ tử chẳng dựa vào đất đai thời giờ thì thế nào? Sư nói: Ông hướng vào đâu ma an thân lập mạng. Vị Tăng hỏi tức dựa vào đất đai và thời gian thì ra sao? Sư nói: Hãy ra khỏi cái thấy chết. Vị Tăng hỏi: Thế nào là dị loại Sư nói: Thước ngắn mà tấc dài. Vị Tăng hỏi: Thế nào là thầy chư Phật Sư nói chẳng thể trải qua bẻ thẳng mà làm cong chăng? Vị Tăng nói xin Hòa thượng hướng thượng mà nói Sư nói: Xà Lê mắt mù tai điếc là sao? Sư sai 1vị Tăng đi hỏi người đồng tham là Hòa thượng hội.rằng:

Hòa thượng thấy Nam Tuyền sau này Thế nào? Hội im lặng hồi lâu. Vị Tăng hỏi: Khi chưa thấy Nam Tuyền về trước thì Hòa thượng thế nào? Hội nói: Chẳng thể có ghi khác nữa. Vị Tăng trở về nói lại cho Sư. nghe Sư bèn nói 1 kệ rằng:

Người đầu rào trăm trượng chẳng động
Tuy vào được cũng chưa là chân
Đầu sào trăm trượng phải tiến bước
Thế giới mười phương là toàn thân.

Vị Tăng hỏi: Như dầu sào trăm Trượng làm sao tiến bước. Sư nói: Núi Lãng Châu, nước lễ Châu. Vị Tăng nói: Xin sư nói. Sư nói: Rộng hoằng hóa trong biển hồ.

Có khách đến gặp Sư gọi lớn “Thượng thư”! Người ấy dạ! Sư nói chẳng phải là bổn mạng Thượng thư. Người ấy đáp: Chẳng thể lìa mà lại ngay bây giờ chỉ đối riêng có chủ nhân thứ 2. Sư nói: Gọi Thượng thư làm chí tôn được chăng? Người ấy đáp đó chẳng chỉ đối thời chẳng phải là đệ tử và chủ nhân chăng? Sư nói không phải chỉ đối hay chẳng đối, từ vô thỉ kiếp đến nay là cội gốc sinh tử. Có kệ rằng:

Người học Đạo mà chẳng biết chân
Chỉ vì từ xưa nhận thức thần
Vô thỉ kiếp nay gốc sinh tử
Người si gọi là thân xưa nay.

Có Tú tài xem kinh Phật Danh hỏi rằng: Trăm ngàn chư Phật chỉ thấy danh hiệu của các ngài chẳng hay ở cõi nước nào có còn hóa vật hay không? Sư nói: Lầu Hoàng Hạc Thôi Hiệu đề, sau Tú tài có từng đề chưa? Đáp: Không hề. Sư nói: Được nhàn tản đề 1 bài có ngại gì? Vị Tăng hỏi: Nam Tuyền thiên hóa đi đến nơi nào? Sư đáp nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa. Vị Tăng hỏi: Ý này Thế nào? Sư đáp muốn cỡi thì cỡi muốn xuống thì xuống. Vị Tăng Hạo Nguyệt hỏi: Thiện tri thức trong thiên hạ chứng được 3 đức Niết-bàn chưa? Sư hỏi Đại Đức hỏi Niết-bàn trong quả hay Niết-bàn trong nhân? Đáp hỏi Niết-bàn trong quả. Sư nói: Thiên hạ Thiện tri thức chưa chứng. Hỏi: Vì sao chưa chứng? Sư đáp vì công chưa bằng với các Thánh. Hỏi: Công chưa bằng các Thánh sao gọi là Thiện tri thức. Sư nói thấy sáng Phật tánh cũng được gọi là Thiện tri thức. Hỏi chẳng hay công bằng với Đạo nào thì gọi là chứng Đại Niết-bàn. Sư có bài kệ rằng:

Ma-ha Bát Nhã chiếu
Pháp giải thoát sâu xa
Pháp thân thể vắng lặng
Ba một Lý viên thường
Muốn biết chỗ công bằng
Đây gọi Thường tịch quang.

Lại hỏi: Quả của 3 đức Niết-bàn đã được chỉ bày, vậy thế nào là Niết-bàn trong nhân? Sư nói: Chính là. Đại Đức Lại hỏi: Trong giáo huyễn ý là có chăng? Sư hỏi: Đại Đức nói gì? Hỏi: Huyễn ý đó có hay không có? Sư đáp: Đại Đức nói gì? Hỏi: Như thế thì huyễn ý là không có cũng không không chăng? Sư nói: Đại đức là nói gì? Hỏi: Như con trình bày ba lần đều không khế hội huyễn ý, chân hay Hòa thượng nói thế nào về huyễn ý trong giáo. Sư hỏi Đại Đức có tin là tất cả pháp, chẳng thể nghĩ bàn chăng? Đáp: Thật lời Phật nói đâu dám chẳng tin. Sư hỏi: Đại Đức nói tin, vậy trong 2 tin thì là tin nào? Đáp: Con nói trong 2 tin gọi lấy duyên tin. Sư nói: Y vào giáo môn nào được sinh duyên tin. Đại Đức nói: Y cứ vào Hoa Nghiêm nói Bồ tát Ma-ha Tát lấy trí tuệ vô chướng vô ngại mà tin tất cả cảnh giới thế gian là cảnh giới Như Lai. Lại Hoa Nghiêm nói: Chư Phật Thế Tôn đều biết pháp thế gian và pháp tánh chư Phật không khác nhau, quyết định chẳng 2. Lai Hoa Nghiêm nói: Phật pháp và pháp thế gian thấy chân thật tất cả không khác nhau. Sư nói: Đại Đức nêu duyên tin giáo môn rất có chỗ đến, nghe Lão Tăng cùng Đại Đức nói ý huyễn trong giáo. Nếu người thấy huyễn xưa nay vốn là chân, đó gọi là người thấy Phật. Viên thông pháp pháp không sinh diệt, không diệt không sinh là thân Phật. Lại hỏi: Con giun đứt làm 2 đoạn, 2 đoạn đều bò đi là Phật tánh ở (đoạn) nào. Sư nói động và chẳng động là cảnh giới nào vị Tăng bảo: Nói chẳng có sách vở, chẳng phải lời người trí nói. Chỉ như Hòa thượng nói động thì xuất phát từ kinh nào? Sư nói rõ ràng lời nói không liên quan đến sách vở, chẳng phải người trí nói, pháp há chẳng thấy kinh Thủ lăng Nghiêm nói: Phải biết mười phương vô biên bất động hư không cùng với chỗ động của đất nước lửa gió gọi là 6 đại, tánh thật viên dung đều là Như Lai tạng vốn không sinh diệt. Sư có kệ rằng:

Rất sâu xa lại rất sâu xa,
Thân người pháp giới chính là tâm.
Mê thì mê tâm vì các sắc,
Khi ngộ cánh giới là chân tâm
Thân giới hai trần không thật tướng,
Rõ ràng hiểu đây gọi tri âm.

Lại hỏi: Thế nào là Đà la ni? Sư chỉ bên phải giường thiền bảo: Cái này Sư Tăng tụng được: Lại hỏi có riêng người tụng được chăng?

Lại chỉ bên trai giường thiền bảo: Cái này Sư Tăng cũng tụng được. Hỏi: Vì sao tôi chẳng nghe. Sư nói: Đại Đức há chẳng nghe nói. Chân tụng thì không có tiếng vang, chân nghe thì không nghe thấy gì. Vị Tăng nói: Đó thì tiếng chẳng vào tánh pháp giới. Sư nói lìa sắc mà cầu xem không phải chánh kiến, lìa tiếng mà cầu nghe ấy là nghe tà. Hỏi: Vì sao không lìa sắc là chánh kiến, không lìa tiếng là chân nghe? Sư bèn nói kệ:

Đầy mắt không phải sắc
Đầy tai không phải tiếng
Văn Thù thường thấy hết
Quán Âm bít lỗ tai
Đủ ba nguồn một một thể
Thấu bốn gốc đồng chân
Đầy nhà pháp giới tánh
Không Phật cũng không người.

Vị Tăng hỏi: Nam Tuyền nói: Con cáo con bò đực lại biết có, chư Phật 3 đời không biết có. Vì sao chư Phật 3 đời chẳng biết có? Sư nói: Cũng như ông khi chưa vào lộc uyển. Vị Tăng nói: Con cáo con bò đực vì sao biết có. Sư nói: Ông sao lạ gì chúng. Vị Tăng hỏi: Hòa thượng kế thừa người nào? Sư nói: Ta không có người có thể kế thừa. Vị Tăng hỏi: Lại có tham học hay không? Sư nói ta tự tham học lấy. Vị Tăng hỏi ý sư thế nào? Sư có kệ rằng:

Hư không hỏi muôn tượng
Muôn tượng đáp hư không
Người nào thân được nghe
Mộc Xoa tóc trái đào

Vị Tăng hỏi: Thế nào là tâm bình thường? Sư nói: Muốn ngủ thì ngủ muốn ngồi thì ngồi. Vị Tăng nói: Đệ tử không hiểu. Sư nói: Nóng thì chọn mát lạnh thì hơ lửa. Vị Tăng hỏi một đường hướng thượng xin Sư nói. Sư nói: 1 lỗ kim sợi chỉ 3 thước. Vị Tăng hỏi phải hiểu thế nào? Sư nói: Ích Châu có vải, Dương Châu có lụa. Vị Tăng hỏi: Động là giống Pháp vương Tịch là cội rễ Pháp vương, thế nào là Pháp vương? Sư chỉ cây cột bảo: Sao không hỏi Đại sĩ. Nhân trước sân ngó mặt trời, Ngường Sơn nói: Mọi ngườiđều có việc ấy, chỉ là dùng không được. Sư nói: Xin ông dụng. Ngường Sơn hỏi làm sao dụng? Sư bèn đạp té Ngường Sơn. Ngường Sơn nói: Ngay đây giống con sâu lớn ấy. Từ đó các nơi đều gọi Sư là Sầm Đại Trùng vị Tăng hỏi: Người xưa nay có thanh Phật không? Sư nói: Ông có thấy vua nước Đại Đường tự làm ruộng cắt lúa chăng? Vị Tăng nói: Chẳng hay vị nào thành Phật. Sư nói là ông thành Phật. Vị Tăng không đáp. Sư hỏi: Hiểu chăng? Vị Tăng nói không hiểu. Sư nói: Như người do đất mà té thì từ đất mà ngồi dậy, đất nói gì Tam Thánh khiến Thượng Tọa Tú hỏi rằng: Nam Tuyền thiên hóa đi về đâu? Sư đáp: Thạch Đầu còn làm Sa di tham kiến Lục tổ Tú nói: Không hỏi Thạch Đầu gặp Lục Tổ mà hỏi Nam Tuyền khi thiên hóa đi về đâu? Sư nói: Giáo ấy tìm hiểu đi. Tú nói: Hòa thượng tuy có thông lạnh ngàn thước, lại không mọc lên tre đá Sư làm thinh. Tú nói: Tạ ơn Hòa Thượng đáp lời! Sư cũng làm thinh Thượng tọa Tú kể lại với Tam Thánh. Tam Thánh nói: Nếu thật thế thì cũng hơn Lâm Tế bước, song phải đợi ta thử nghiệm xem. Đến sáng hôm sau thì Tam Thánh lên hỏi: Vừa nghe Hòa thượng đêm qua đáp 1 lời về Nam Tuyền thiên hóa có thể nói là sáng rực cả từ trước đến nay xưa nay hiếm thấy. Sư cũng làm thinh. Vị Tăng hỏi thế nào là Văn Thù. Sư nói là vách tường ngói gạch là đó. Lại hỏi thế nào là Quán Âm. Sư nói tiếng tăm nói năng là đó. Lại hỏi thế nào là Phổ Hiền. Sư nói tâm chúng sinh là đó. Lại hỏi Thế nào là Phật? Sư nói sắc thân chúng sinh là đó. Vị Tăng nói hà sa chư Phật, thể đều đồng đâu có các thứ danh tự (tên gọi ). Sư nói: Từ phải ngược về nguồn gọi là Văn Thù, từ tai ngược về nguồn gọi là Quán Âm, từ tâm ngược về nguồn gọi là Phổ Hiền. Văn Thù là t trí của Phật. Diệu quán sat Quán Âm là Vô Duyên Đại từ của Phật, Phổ Hiền là Diệu hạnh vô vi của Phật. Tam Thánh là Diệu dụng của Phật, Phật là chân thể của Tam Thánh. Dụng thì có hà sa giả danh. Thể thì tên chung là 1 Bạc Già Phạm. Vị Tăng hỏi: Sắc tức là không, không tức là sắc, lý này thế nào?

Sư nói kệ rằng:

Chỗ ngại chẳng vách tường
Chỗ thông chẳng hư không
Nếu người hiểu như Thế
Tâm sắc xưa nay đồng.

Lại nói kệ rằng:

Phật tánh rõ ràng bày hiện
Trụ tánh hữu tình khó thấy
Nếu ngộ chúng sinh Vô ngã
Mặt mình nào khác mặt Phật.

Vị Tăng hỏi: Thức thứ 6, thứ và thức thứ rốt ráo không thể vì sao có thể gọi là chuyển thức thứ là trí Đại viên cảnh? Sư có kệ rằng:

Bảy sinh nương một diệt
Một Diệt giữ bảy sinh
Một Diệt diệt cũng diệt
Sáu bảy mãi không dời.

Lại có vị Tăng hỏi: Con giun đứt làm 2 đoạn, 2 đoạn đều bò đi, chẳng hay Phật tánh ở đoạn nào? Sư nói vọng tưởng làm gì. Vị Tăng hỏi: Sao nó cử động được. Sư nói: Ông há chẳng biết gió lửa chưa tan. Vị Tăng hỏi Thế nào mà chuyển được núi sông cõi nước về mình? Sư hỏi làm sao chuyển được mình thành núi sông cõi nước? Vị Tăng nói: Không hiểu. Sư nói: Dưới thành Hồ Nam nuôi tốt dân, lúa rẻ củi nhiều no đủ bốn xóm. Vị Tăng ấy không đáp được. Sư có kệ rằng:

Ai hỏi núi sông chuyển
Núi sông chuyển vì ai
Viên thông chẳng hai bờ
Pháp tánh vốn không về.

Có Đại Đức giảng Hoa Nghiêm hỏi: Hư không nhất định có hay nhất định không? Sư nói: Nói có cũng được mà nói không cũng được. Khi hư không có thì chỉ giả có, còn khi hư không là không thì chỉ giả không. Hỏi như chỗ đều Hòa thượng nói thì có giáo văn nào làm chứng. Sư nói: Đại Đức há chẳng nghe kinh Thủ lăng Nghiêm có nói: Hư không Mười phương sinh trong tâm ông cũng như mảng mây bay trong hư không, há chẳng phải khi hư không sinh thì chỉ sinh giả danh Lại nói: Ông 1 người phát chân về nguồn thì hư không mười phương đều tiêu mất, há chẳng phải là hư không khi diệt thì chỉ diệt giả danh Do đó Lão Tăng nói có là giả có, không là giả không. Lại hỏi kinh nói như trong Tịnh lưu ly hiện ra tượng vàng ròng ý này ra sao? Sư nói: Vì Tịnh lưu ly là thể pháp giới, vì tượng vàng vòng là thể trí vô lậu. Thể hay sinh ra trí, trí hay đạt hay. Cho nên nói như trong tịnh lưu ly hiện ra tượng vàng ròng. Hỏi: Như thế nào là hành xứ của người Thượng thượng? Sư nói: Như mắt người chết. Hỏi: Khi người Thượng thượng gặp nhau thì như thế nào? Sứ nói như tay vị chết. Hỏi vì sao Thiện Tài trải vô lượng kiếp đến các thế giới trong thân Phổ Hiền mà không khắp? Sư hỏi: Ông từ vô lượng kiếp đến nay có đi được khắp chăng? Hỏi: Thế nào là thân Phổ Hiền? Sư đáp: Trong điện Hàm Nguyên lại tìm Trường An. Hỏi Thế nào là tâm của Đệ tử? Sư nói: Khắp hết thế giớ mười phương là tâm ông. Hỏi: Thế thì đệ tử không có chỗ để thân? Sư nói: Là chỗ ông để thân đấy. Hỏi chỗ nào để thân? Sư nói: Biển lớn nước sâu lại càng sâu. Vị Tăng nói: Đệ tử chẳng hiểu. Sư nói: Rồng cá ra vào mặc sức lên xuống. Hỏi: Có người hỏi Hòa thượng liền tùy nhân duyên mà đáp, đều không có ai hỏi Hòa thượng Thế nào? Sư đáp: Mệt thì ngủ, khỏe thì dậy. Hỏi: Dạy đệ tử hướng vào chỗ nào mà hiểu, Sư nói: Hạ nóng thì cởi trần, Đông lạnh thì đắp mền.

Hỏi: vị Tăng mất rồi đi về đâu? Sư có kệ rằng:

Chẳng biết thể kim cang
Thì gọi là duyên sinh
Mười phương chân vắng lặng
Ai ở lại ai đi

Ngài Nam Tuyền có bài kệ chân tán rằng:

Rạng rỡ Nam Tuyền
Nguồn cội ba đời
Kim cang thường trú
Mười phương vô biên
Sinh Phật vô tận
Hiện xong lại về.

Nam Tuyền có bài kệ ở lâu hợp cơ rằng:

Ngày nay về quê vào đại môn
Nam Tuyền thân nói khắp trời đất
Pháp pháp rõ ràng đều ông cha
Quay đầu tủi thẹn với cháu con.

Sư đáp rằng:

Ngày nay đầu cơ việc chớ nói
Nam Tuyền chẳng nói khắp trời đất
Về quê toàn là việc con cháu
Ông cha từ xưa chẳng vào cửa.

Sư lại có kệ khuyên học rằng:

Đầu vào vạn trượng chưa nghỉ ngơi
Rõ ràng có nẻo í
Thiền sư ở muốn hiểu Nam Tuyền đi
Đầy phải núi xanh muôn thứ thu.

Nhân Hòa thượng Lâm Tế nói: Trên cục thịt đỏ có vị chân nhân hay không, Sư có bài kệ rằng:

Muôn pháp nhất như một chẳng phân biệt
Như một ai chọn ai chẳng chọn
Tức nay sinh tử vốn Bồ đề
Như Lai ba đời đồng phải ấy.

Sư răng vị chặt phá thông trúc, kệ rằng:

Trúc ngàn Năm, tòng muôn Năm
Cành cành lá lá đều đồng nhau
Báo Khắp bốn phương kẻ huyền học
Động tay đâu cũng đều cha ông.

2. Ngài Kinh Nam Thiền sư Bạch Mã Đàm Chiếu ở thường nói rằng: Sống vui, sống vui, khi chết thì kêu khổ khổ lại bảo: Vua Diêm La đến bắt ta. Viện Chủ hỏi: Hòa thượng lúc đó bị Tiết Độ sứ ném xuống nước mà thần sắc không động, bây giờ sao lại sợ sệt Thế? Sư đưa cái gối lên hỏi: Ông nói lúc đó là đúng hay ngày nay đúng? Viện Chủ không đáp được.

3. Sư Tổ Thiền sư ở Vân Tế, núi Chung Nam.

Lúc đầu khi ở Nam Tuyền có hỏi: Châu ma ni vị chẳng biết, ở trong Như Lai vị Tăng mà thu được, thế nào là vị Tăng? Nam Tuyền nói: Cùng ông lui tới là vị Tăng. Sư hỏi: Không lui tới thì sao? Nam Tuyền nói cũng là Tàng. Lại hỏi: Thế nào là châu? Nam Tuyền gọi lớp “Sư Tổ”. Sư “dạ”!. Nam Tuyền nói: Đi đi, ông không hiểu lời ta. Sư từ đó kính tin mà vào.

4. Thiền sư Nghĩa Đoan trụ Hạ Đường Hương Nghiêm, ở Đặng Châu.

Sư dạy chúng rằng: Huynh đệ kia đây chưa dứt, có sự tướng gì cần bàn bạc. Ta , 3 ngày nữa sẽ đi. Như nay người học cần phải dứt hết lúc này, chớ ưa cái gì khác hơn là vị vô sự. Huynh đệ dẫu học được các nghĩa lý khác nhau, nhưng không bao giờ thay được kiến giải của mình, phải cố gắng hết sức mình mới được. Chớ ghi nhớ các chương cú hay họ chỉ càng rắc rối. nếu Các ông muốn tương ưng chỉ cần cung kính hết sức chớ dừng nghỉ mảy may, thẳng tựa hư không mới có chút phần, vì hư không cột khóa, không vách ngăn, rơi vào chỗ không hình tướng không có phải tâm.

– Có vị Tăng hỏi: Người xưa khi gặp nhau thì thế nào? Sư nói Lão Tăng chẳng hề thấy người xưa nào khác. Vị Tăng hỏi ngày nay nhân lúc còn sống mà ham muốn Thế Sứ nói có chỗ ham muốn nào đâu. Vị Tăng hỏi con chẳng hỏi việc nhàn xin Hòa thượng đáp. Sư nói: Lại từ tạ mà tìm cái gì? Vị Tăng nói không phải việc nhàn. Sư bảo: Ông dạy ta nói. Sư lại nói: Huynh đệ, Phật là trần pháp cũng là trần, xuốt ngày tìm cầu có lúc nào ngưng nghỉ. Chỉ trong lúc không có điều đeo tình, tình không đeo vật không thiện để lấy, không ác để bỏ, chớ bảo bị cái khác cột trói, mới là chỗ học.

– Có vị Tăng hỏi: Khi con từ giả 1 vị Túc người ấy có dạy con rằng khi đi thì gần bạn bè nương Đạo phải, chẳng hay ý của Lão Túc ra sao? Vừa lễ bái thì Sư nói: Lễ bái mặc tình chớ nhận tớ làm ông. Vị Tăng hỏi Thế nào là cắt ngang nguồn cội? Sư bèn ném gậy vào phương trượng.

– Một hôm Sư bảo chúng rằng: Nói thì chê, im thì điên, im và nói hướng thượng có nẻo ở đó. Lão Tăng miệng hẹp không nói cho ông nghe được. Rồi xuống Pháp đường. Vị Tăng hỏi 1 câu Thế nào? Sư nói trong đây 1 câu cũng không. Vị Tăng hỏi: Chánh nhân vì sao vô sự? Sư nói Ta không hề dừng nghỉ. Lại nói nếu như có nhiều lớp thì lột cho sạch hết chẳng dừng. Lúc quyền thì bày ra cũng là phương tiện tiếp người nếu như là việc bên kia thì điều này không có.

5. Thiền sư Tùng Thâm ở viện Quán Âm, thuộc Triệu Châu.

Sư là người ở Hách Hương thuộc Tào Châu, họ Hách thuở nhỏ ở viện Hộ Thông tại triệu châu theo thầy cạo tóc mặc áo Đạo nhưng chưa thọ giới, bèn đến Trì Dương tham vấn Nam Tuyền. Gặp lúc Nam Tuyền đang an nghỉ mà hỏi rằng: Vừa rồi chỗ nào? Sư nói: Vừa rời viện Thụy Tượng. Hỏi: Còn thấy Thụy Tượng chăng? Sư nói không thấy Thụy Tượng chỉ thấy Như Lai nằm.

Hỏi: Ông là Sa di có chủ hay không chủ? Đáp: Sa di có chủ? Hỏi: Chủ ở đâu? Đáp: Tháng giữa Đông rét dữ chúc Hòa thượng tôn thể muôn phúc. Nam Tuyền biết là pháp khí nên cho nhập thất. Một hôm Sư hỏi Nam Tuyền: Thế nào là Đạo? Nam Tuyền nói: Tâm bình thường là Đạo. Sư hỏi: Lại có thể đến được chăng? Nam Tuyền nói: Muốn hướng đến liền trái. Sư hỏi: Khi không muốn hướng đến thì làm sao biết là Đạo. Nam Tuyền nói Đạo không thuộc biết hay không biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu là thật thấu suốt Đạo chẳng nghi thì cũng như Thái hư rỗng rang trống không, đâu thể cưỡng là phải hay không phải Sau lời nói thì Sư ngộ lý. Bèn đến Đàn lưu ly ở Tung Nhạc mà thọ giới. Rồi trở về Nam Tuyền. Một hôm khác hỏi Nam Tuyền rằng biết có người nào đến chỗ nào thì nghỉ dứt Nam Tuyền nói: Xuống núi làm trâu đi! Sư nói: Tạ Đêm qua canh 3 trăng đến cửa sổ Sư châm 1 mồi lửa. Một hôm đóng cửa đốt sáng đầy nhà rồi kêu to: Cứu lửa, cứu lửa. Lúc đó Đại chúng đều chạy đến. Sư nói nói được thì mở cửa. Chúng đều không đáp được. Nam Tuyền đem chìa khóa đến cửa sổ trao cho Sư, sư bèn mở cửa. Lại khi Sư đến Hoàng bá. Hoàng bá thấy đến thì liền đóng cửa phương trượng lại. Sư bèn cầm lửa vào trong Pháp đường kêu lớn cứu lửa, cứu lửa. Hoàng bá mở cửa nắm Sư lại bảo nói, nói! Sư nói: Giặc qua rồi mới giương cung bắn! Sư lại đến Bảo Thọ. Bảo Thọ thầy sư đến bèn ở trên giường thiền ngồi xoây mặt vào vách. Sư trải tọa cụ lễ bái. Bảo Thọ xuống giường Thiền sư ở bèn lui ra. Sư lại đến Diêm Quan bảo: Xem tên. Diêm Quan nói: Qua rồi. Sư nói trúng! Sư lại đến

Giáp Sơn chống gậy vào Pháp Đường. Giáp Sơn hỏi làm gì? Đáp: Dò nước. Giáp Sơn nói 1 giọt cũng không, tham cái gì? Sư bèn chống gậy lui ra. Sư đến núi Ngũ Đài, có 1 Đại Đức làm kệ giữ Sư lại:

Núi xanh chỗ nào chẳng Đạo Tràng
Đâu cần xách gậy lễ Thanh Lương
Trong mây dẫu có lông vàng hiện
Chánh nhãn lúc xem chẳng tốt lành.

Sư hỏi: Thế nào là Chánh nhãn. Đại Đức không đáp được. Sư từ đó hoằng hóa ở đất Bắc. Chúng xin Sư đến ở Quán Âm Triệu châu. Sư lên Pháp đường dạy chúng rằng: Như hạt ngọc ở trong tay, Hồ đến hiện Hồ, Hán đến hiện Hán. Lão Tăng cầm 1 cọng cỏ làm thân vàng trượng sáu, lấy thân vàng trượng sáu làm (cọng) cỏ. Phật là phiền não, phiền não là Phật vị Tăng hỏi: Chẳng hay Phật là phiền não của ai Sư nói phiền não của tất cả mọi người. Vị Tăng hỏi làm sao khỏi được? Sư hỏi muốn phải làm sao? Sư quét đất. Có người hỏi rằng: Hòa thượng là Thiện tri thức vì sao có trần? Sư đáp bên ngoài đến vị Tăng lại hỏi thanh tịnh già làm vì sao có trần? Sư đáp lại một chút.

Lại có vị cùng Sư dạo trong vườn thấy con thỏ sợ hãi bỏ chạy bèn hỏi: Hòa thượng là Đại Thiện tri thức vì sao thỏ thấy sợ? Sư nói vì Lão Tăng ưa giết vị Tăng hỏi khi hoa giác chưa nở thì làm sao phân biệt trinh thật. Sư nói: Mở ra. Vị Tăng hỏi là trinh hay thật? Sư nói: Trinh là thật, thật là trinh. Vị Tăng hỏi vị nào có phần thượng sự. Sư đáp: Lão Tăng có phần Xà lê có phần. Vị Tăng hỏi: Con chẳng nhận thì làm sao? Sư giả bộ không nghe. Vị Tăng không đáp được. Sư bảo đi đi. Viện của Sư có cây cột đá bị gió thổi gãy. Vị Tăng hỏi cột Đà la ni đi làm phàm hay đi làm Thánh Sư đáp cũng chẳng làm phám cũng chẳng làm Thánh. Vị Tăng hỏi cuối cùng làm gì? Sư nói rơi xuống đất. Sư hỏi 1 tọa chủ: Giảng kinh gì? Đáp: Giảng kinh Niết-bàn. Sư nói: Hỏi 1 đoạn nghĩa được chăng? Đáp: Được. Sư lấy chân đạp vào hư không, thổi 1 hơi hỏi: Là nghĩa gì Tọa chủ nói trong kinh không có nghĩa này. Sư nói là nghĩa 00 lực sĩ bày đá mà nói không có. Đại chúng buổi tối tham vấn, Sư nói rằng: Đêm nay đáp lởi đi. Có ai hiểu câu hỏi thì ra. Lúc đó có 1 vị Tăng ra lễ bái. Sư nói: Đây như so với ném gạch mà dẫn đến ngọc rồi dẫn đến được cái đục. Có vị Tăng đến núi Ngũ Đài hỏi 1 bà lão rằng đường nào ra Ngũ đài Bà lão đáp: Cứ đi thẳng. Vị Tăng liền đi. Bà lão nói lại cứ thế mà đi Vị Tăng bèn kể lại sự việc với Sư. Sư nói đợi ta khám phá bà lão. Sáng hôm sau Sư liền đến hỏi: Đường lên núi Ngũ Đài đi ngã nào? Bà lão nói cứ đi thẳng liền đi. Lão bà nói lại cứ thế mà đi. Sư trở về viện bảo vị Tăng rằng: Ta vì ông khám phá bà lão ấy rồi. Vị Tăng hỏi vị nào lại đây Sư còn tiếp chăng? Sư nói tiếp. Vị Tăng hỏi: Không đến đây thì sư vẫn tiếp chăng? Sư nói: Tiếp Vị tăng nói: Người ấy đến đây thì sư tiếp không đến đây thì làm sao tiếp? Sư nói: Ngừng lại đi không cần nói nữa, pháp ta mầu nhiệm khó lường. Sư ra viện giữa đường gặp bà lão hỏi Hòa thượng ở đâu? Sư nói ở phía Tây viện đông tại Triệu Châu. Bà lão không nói. Sư trở về viện hỏi chúng vị Tăng, thì chúng vị Tăng cùng bảo cái đó là chữ Tây, hoặc nói chữ Đông tây, hoặc nói chữ ở trọ Sư nói: Các ông đều làm phán quan Diêm Thiết được. Vị Tăng hỏi Hòa vì sao thượng nói thế. Sư nói vì các ông đều biết chữ. Vị Tăng hỏi: Thế nào là báu trong đảy Sư nói ngậm miệng lại. Có vị Tăng mới đến bảo Sư rằng: Con từ Trường An đến vác ngang 1 cây gậy không vướng vào 1 ai. Sư nói: Là do Đại Đức vác gậy ngắn. Vị Tăng không đáp được. Có vị Tăng vẽ được hình Sư đem trình Sư, Sư nói: ông nói giống ta hay chẳng giống ta, nếu giống ta thì là đánh giết Lão Tăng, còn không giống ta thì đốt hình đi. Vị Tăng không đáp được. Sư đưa cao ngọn lửa hỏi vị Tăng rằng: Lão Tăng gọi là lửa, ông gọi là gì? Vị Tăng không đáp được. Sư nói: Chẳng biết huyền chỉ nhọc công niệm tịnh. Có vị Tăng mới đến tham vấn. Sư hỏi: Từ đâu đến? Vị Tăng nói từ phương Nam đến. Sư hỏi Phật pháp đều ở phương Nam ông đến trong ấy làm gì? Vị Tăng hỏi: Phật pháp há có phương Bắc chăng? Sư nói: Ông từ Vân Cư Tuyết Phong ở đến chỉ là gã gánh ván ấy. Vị Tăng hỏi: Thế nào là Phật? Sư nói: Trong điện đó. Vị Tăng hỏi: Trong điện kia há không phải là cái tựơng nắn khám đất? Sư nói đúng. Vị Tăng hỏi thế nào là Phật? Sư nói trong điện đó. Vị Tăng nói: đệ tử mê muội xin Sư chỉ bày. Sư đáp ăn cháo chưa. Vị Tăng nói ăn cháo rồi. Sư nói rửa bát đi. Vị Tăng ấy bỗng nhiên tỉnh ngộ.

Sư lên Pháp Đường nói vừa có phải quấy thì lăng xăng mất tâm. Lại có lời đáp không! Sau Có vị Tăng trình rằng bến lạc bến lạc gõ răng. Lại nêu bày với Vân Cư. Vân Cư nói: Cần gì vị Tăng trở về nói lại với Sư. Sư nói phương Nam có người tan thân mất mạng. Vị Tăng nói: xin Hòa thượng nêu. Sư vừa nêu lời nói trước. Vị Tăng chỉ vị Tăng bên nói: Sư Tăng đó ăn cơm xong nói lời ấy. Sư bèn thôi. Vị Tăng hỏi: Từ lâu nghe tiếng cầu đá Triệu Châu, đến nơi chỉ thấy cướp bóc. Sư nói: Ông chỉ thấy cướp bóc mà không thấy cầu Triệu Châu. Vị Tăng hỏi: Thế nào là cầu Triệu Châu? Sư nói: Đến đây! Lại có vị Tăng hỏi giống như trước sư cũng trả lời như trước. Vị Tăng hỏi: Thế nào là cầu Triệu Châu? Sư nói độ lừa độ ngựa. Vị Tăng hỏi: Thế nào là cướp bóc? Sư đáp ai cũng độ người. Sư nghe Sa di hét mà tham vấn, bèn bảo thị giả rằng:

Bảo nó đi. Thị giả bảo đi. Sa di liền cẩn thận mà đi. Sư nói Sa di được vào cửa Thị giả ở ngoài cửa.

– Sư hỏi vị Tăng mới đến: Ở đâu đến? Vị Tăng nói từ Nam đến. Sư hỏi lại biết có cửa ải Triệu Châu chăng? Vị Tăng nói: Biết có chẳng quan hệ gì Sư nói: Cái lão bán muối ấy. Vị Tăng hỏi: Thế nào là ý từ Tây Trúc đến? Sư xuống giường thiền đứng. Vị Tăng hỏi: Phải chẳng là cái ấy ? Sư nói Lão Tăng chưa có lời ấy. Sư hỏi đầu bếp: Hôm nay kêu rau sống hay rau chín. Đầu bếp đem rau ra trình. Sư nói vị biết ân thì ít kẻ phụ ân thì nhiều. Vị Tăng hỏi: Trong kiếp không còn có người tu hành chăng Sư hỏi: Ông gọi cái gì là kiếp không? Vị Tăng không đáp. Vị Tăng hỏi: Thế nào là huyền trong huyền? Sư nói: Ông từ huyền đến bao lâu? Vị Tăng nói: Huyền đã lâu rồi. Sư nói: Nếu Xà lê không gặp Lão Tăng bao lâu sẽ bị huyền giết. Vị Tăng hỏi: Muôn pháp về 1, 1 về đâu? Sư nói: Lão Tăng ở tại Thanh Châu làm được 1 sắp vải màu nặng cân. Vị Tăng hỏi: Đêm rời Đâu suất ngày xuống Diêm phù. Ở trong đó vì sao ma ni chẳng hiện. Sư hỏi: Nói cái gì. Vị Tăng ấy lại hỏi. Sư nói: Phật Tỳ-bà-thi sớm lưu tâm, thẳng đến như nay chẳng được diệu. Sư hỏi viện chủ: Từ đâu đến? Đáp rằng: Đến đây sông. Sư nói: Con quạ về sao bay đi? Viện chủ nói: Vì sợ con. Sư nói: Ông 10 Năm biết việc chỉ (nói) lời ấy. Viện chủ liền hỏi: Vì sao Quạ bay đi? Sư nói: Viện chủ không có tâm giết. Sư đưa bát lên nói: 30 Năm sau nếu thấy Lão Tăng thì giữ lấy mà cúng dường, nếu chẳng thấy thì đập vỡ đi. Một vị Tăng ra hỏi 30 Năm sau dám nói thấy được Hòa thượng. Sư bèn đập vỡ bát. Có vị Tăng từ giả, Sư hỏi: Đi đâu? Vị Tăng nói: Đi Tuyết Phong. Sư nói: Nếu Tuyết Phong bỗng hỏi ông. rằng: Hòa thượng có lời nói gì. thì: Ông làm sao đáp? Vị Tăng đáp: Con nói không được, xin Hòa thượng nói. Sư nói: Đông thì nói lạnh, Hạ thì nói nóng. Lại nói: Tuyết Phong lại hỏi ông việc rốt ráo thế nào? Vị Tăng ấy lại nói: Con nói không được. Sư bảo: Chỉ nói đích thân từ Triệu Châu đến không nói lời người khác truyền. Vị Tăng ấy đến kể lại đầy đủ cho Tuyết Phong nghe. Tuyết Phong nói: Phải là Triệu Châu mới được Thế. Huyền Sa nghe bảo rằng: Triệu Châu lớn nhỏ đều bại thiếu sót – chẳng biết – vị Tăng hỏi thế nào là 1 câu nói của Triệu Châu. Sư nói Lão Tăng nửa câu cũng không. Vị Tăng hỏi: Há Hòa thượng không có. Sư nói: Lão Tăng chẳng phải là 1 câu. Vị Tăng hỏi thế nào là xuất gia? Sư nói: Chẳng ham công danh không làm cẩu thả. Vị Tăng hỏi: Khi lắng trong dứt sạch là thế nào? Sư nói: Trong đó không vướng 1 khách làm chủ. Vị Tăng hỏi: Thế nào là ý Tổ Sư? Không vì vị Sư bèn giơ gõ vào giường thiền. Vị Tăng hỏi:

Chỉ cái đó không phải chăng? Sư nói: Lão Tăng từ nhỏ xuất gia không hề hoa mắt. Vị Tăng hỏi hà không phải là vị. Sư nói: Mong ông thường viên tướng Tỳ Lô. Có người hỏi Hòa thượng có vào địa ngục không? Sư nói: Lão Tăng cuối cùng cũng vào. Hỏi: Đại Thiện tri thức vì sao lại vào địa ngục? Sư nói: Nếu không vào địa ngục thì ai giáo hóa ông. Một hôm Chân Định Soái Vương Công dắt các con vào viện. Sư ngồi mà hỏi rằng: Đại vương hiểu chăng? Vương nói: Không hiểu. Sư nói từ nhỏ trì trai thân đã già, thấy người không sức xuống giường thiền. Vương công càng kính trọng. Sáng hôm sau sai khách tướng truyền lời, Sư xuống giường Thiền mà nhận. lát sau Thị giả hỏi: Hòa thượng thấy Đại vương đến sao không xuống giường thiền. Nay quân tướng đến lại xuống? Sư nói: Không thể biết được. Người bậc thượng ở trên giường mà tiếp; người bậc trung xuống giưỡng thiền mà tiếp; người bậc hạ ra ngoài cổng tam môn mà tiếp. Sư gởi cây phất trần cho Vương công nói rằng: Như hỏi chỗ nào được đến, chỉ nói Lão Tăng bình sinh dùng không hết. Sư nói huyền ngôn khắp thiên hạ. Lúc đó gọi Triệu Châu môn phong đều sợ sệt tin phục. Năm Đường Càn Nguyên y thứ , ngày mồng 2 tháng 11, Sư nằm nghiêng hông bên phải mà tịch, thọ 120 tuổi. Sau vua ban Thụy hiệu là Chân Tế Đại sư.

6. Thiền sư Nhàn ở Linh Thứu Trì Châu.

Sư gọi chúng bảo rằng: Đây là phận sự của các ông, nếu bảo Lão Tăng nói thì tức là vẽ rắn có chân. Đây là Đốn giáo của các Thượng tọa. Có vị Tăng hỏi: Việc vẽ rắn thêm chân thì chẳng luận, thế nào là bổn phận sự? Sư nói: Xà Lê thử nói xem. Vị Tăng lại định hỏi thì Sư nói: Vẽ rắn làm gì? Hòa thượng Minh Vĩnh hỏi: Thế nào là lập tức đạt được pháp thân? Sư nói: 1 lần xem thấu mây ngoài Long môn, chớ làm Hoàng Hà chỉ trán cá. Ngưỡng Sơn hỏi: Vắng bặt không lời làm sao nghe thấy? Sư nói: Nhiều nước mưa nối dài trước tháp. Vị Tăng hỏi: Khi 2 cái đó không lời thì thế nào? Sư nói là thường. Vị Tăng hỏi lại có cái gì hơn thường chăng? Sư đáp: Có. Vị Tăng nói: Xin sư khởi xướng. Sư nói: Huyền châu tự sáng rỡ, đâu cần ánh sáng ngoài vách. Vị Tăng hỏi: Ngày nay cúng dường Đại sư Vô Nhiễm ở Tây Xuyên chẳng biết Đại sư có đến chăng? Sư đáp vốn tự không chỗ đến, nay há theo gió mà chuyển vị Tăng nói: Như thế thì đâu cần cúng dường. Sư nói công sức hữu vi hợp với nghĩa không đổi.

7. Hòa thượng ở núi Thù Du Ngạc Châu.

Lúc đầu ở viện Hộ Quốc tại Tùy Châu, là đời thứ nhất. Hòa thượng hỏi: Thế nào là Đạo. Sư nói Đừng đóng đinh vào trong hư không Quán nói hư không là cọc. Sư bèn đánh. Quán nắm gậy bảo: Chớ đánh con, sau này đánh lầm người. Sư bèn thôi. Hòa thượng Thâm ở Triệu Châu trước đến Vân Cư. Vân Cư hỏi: Lão Lão Đại Đại Hán sao không tìm chỗ ở? Thâm nói làm sao ở được Vân Cư nói trước núi có nền chùa xưa. Thâm nói Hòa thượng tự ở đấy. Sau đến chỗ Sư. Sư nói: Lão Lão Đại Đại Hán sao không ở đi. Niệm hỏi: Ở chỗ nào. Sư nói Lão Lão Đại Đại Hán chỗ ở cũng không biết. Niệm nói: 30 Năm chơi cỡi ngựa, ngày nay bị lừa đánh. Chúng vị Tăng đứng hầu, Sư nói: Chỉ đứng yên đó không nói, 1 chỗ buồn. Có vị Tăng định hỏi, Sư bèn đánh, bảo rằng đã vì chúng hết sức, rồi vào phương trượng. Có hành giả đến tham, Sư hỏi: Có đi gặp Triệu Châu chăng? Hỏi: Hòa thượng dám nói chăng? Sư bảo: Không phải chỉ Thù Du mà tất cả mọi người đều nói không được. Hỏi: Hòa thượng tha lỗi cho con. Sư nói trong đó từ trước chẳng chung cho nhân tình. Lại nói: Xin phát tâm từ bi. Sư lại đánh bảo. Tỉnh rồi sau sẽ vì ông.

8. Thiền sư Lợi Tung ở núi Tử Hồ, Cù Châu.

Sư người ở Thiền Châu họ Chu. Xuất gia tại chùa Khai Nguyên ở u châu, theo năm mà thọ giới cụ túc Sau vào thất của Nam Tuyền. Rồi lại cất am tranh tại núi Mã đề ở Cù châu. Năm Đường Khai Thành thứ 2 năm thời Đường, người trong ấp lập viện Tử Hồ dưới núi mời Sư đến ở. Niên hiệu Hàm Thông thứ 2 vua ban ngạch là Thiền Viện An Quốc. Một hôm Sư lên Pháp đường dạy chúng rằng: Ở Tử Hồ có 1 con chó trên lấy đầu người, giữ lấy tâm người, dưới lấy chân người, định nghĩ bàn liền tan thân mất mạng. Có vị Tăng hỏi thế nào 1 con chó ở Tử Hồ. Sư nói: Gâu gâu! Có 2 vị Tăng ở dưới Lâm Tế đến tham vấn đang vén rèm lên Sư nói: Xem chó. 2 vị Tăng xoay đầu lại Sư liền trở về phương trượng. Sư cùng Hòa thượng Thắng Quan vườn, Sư bỗng chống cuốc nhìn Thắng Quang và bảo: Sự thì chẳng phải không có, mà tâm nghĩ đến liền sai. Quang bèn lễ bái định hỏi. Sư bèn đạp cho 1 đạp rồi trở về Viện. Có 1 Ni đến tham. Sư hỏi: Có không phải là Lưu Thiết Ma? Ni đáp không dám. Sư bảo quay sang trái, quay sang phải xem. Ni đáp: Hòa thượng chớ điên đảo. Sư liền đánh nửa đêm Sư ở vị Tăng đường hô lớn có giặc! Chúng đều kinh sợ chạy ra. Sư đến sau Tăng đường ôm chặt cứng 1 vị Tăng gọi to: Duy na bắt được rồi, bắt được rồi! Vị Tăng nói không phải con. Sư nói phải mà, chỉ là ông không chịu nhận thôi!

Sư có kệ dạy chúng rằng:

Ba mươi Năm đến ở Tử Hồ
Hai thời cơm cháo khí lực thô
Mỗi ngày lên núi năm, ba chuyến
Xin hỏi nào ai có hiểu không.

Sư ở Tử Hồ nói pháp Năm. Trong niên hiệu Quảng Minh, Sư không bịnh mà tịch thọ 1 tuổi, lạp được 61. Nay núi ấy vẫn còn tháp thờ Sư.

9. Hòa thượng Tung Sơn ở Lạc Kinh.

Có vị Tăng hỏi: Khi đường xưa bằng phẳng là sao? Sư đáp: Không đi tới. Vị Tăng hỏi: Vì sao không đi tới? Sư đáp: Không có chỗ ngăn che. Vị Tăng hỏi: Thế nào là cảnh Tung Sơn? Sư đáp: Mặt trời mọc ở hướng Đông, mặt trăng lặn về Tây. Nói: Đệ tử không hiểu. Sư nói: Đông Tây cũng chẳng hiểu. Vị Tăng hỏi: Khi 6 thức đều sinh là sao? Sư đáp khác.

Vị Tăng hỏi: Vì sao Thế? Sư nói giống nhau.

10. Hòa thượng Nhật gử.

Á Khê đến tham. Sư ra bộ đứng dậy. Á Khê hỏi: Lão quỉ núi ấy cũng thấy ta. Sư nói: Tội quá tội quá, vừa đến mất đối đáp. Á Khê muốn nói thì Sư bèn hét. Á Khê nói: Trước trận lớn không đề phòng khó chống cự. Sư nói: Phải phải. Á Khê nói chẳng phải chẳng phải.

11. Hòa thượng Tây Thiền ở Tô Châu.

Có vị Tăng hỏi: 3 thừa 12 phần giáo thì chẳng nói, thế nào là ý Tổ sư từ Tây Trúc đến? Sư đưa cây phất trần lên. Vị Tăng ấy không lễ bái, lại đi tham vấn Tuyết Phong. Tuyết Phong hỏi từ đâu đến. Vị Tăng nói: Từ chiết Trung đến. Tuyết Phong hỏi: Mùa hạ này ở đâu? Đáp: Ở Tây thiền tại Tô châu. Tuyết Phong hỏi: Hòa thượng có an chăng? Đáp khi đi thì muôn phúớc. Tuyết Phong hỏi sao không thong dong? Đáp: Phật pháp chẳng rõ. Tuyết Phong nói: Có việc gì? Vị Tăng nêu lời nói trước. Tuyết Phong hỏi ông sao chẳng chịu. Vị Tăng nói là cảnh. Tuyết Phong hỏi ông thấy mọi người nam nữ trong thành Tô Châu chăng? Đáp: Thấy. Tuyết Phong hỏi ông thấy rừng cây trên đường chăng? Đáp: Thấy. Tuyết Phong nói hễ thấy mọi người nam nữ cây cối đất đai… thì đều là cảnh, Ông lại chịu chăng? Đáp: Chịu. Tuyết Phong nói thì như đủa cây phất trần lên, sao ông không chịu. Vị Tăng bèn lễ bái thưa: Đệ tử chỉ lấy lời nói ra, xin Sư từ bi chỉ dạy. Tuyết Phong nói hết cả (trời đất) đều là mắt ấy, ông ngồi ở đâu? Vị Tăng không đáp được.

12. Thứ sử Lục Hoàn ở Tuyên Châu.

Trước hỏi Nam Tuyền rằng: Người xưa nuôi trong bình 1 con ngỗng, con ngỗng dần lớn lên chui ra khỏi bình không được. Như nay không được dập bể bình, không được giết ngỗng, Sư làm sao lấy ra được? Nam Tuyền gọi lớn “Đại phu”!, Lục: Dạ! Nam Tuyền nói ra rồi!

Lục từ đó khai ngộ. Khi Nam tuyền thị tịch, viện chủ hỏi rằng: Đại phu sao chẳng khóc Tiên sư. Lục bảo: Viện chủ nói được thì tôi khóc ngay.

Viện chủ không nói được.

13. Hành giả Cam Chí ở Trì Châu.

Mang xâu tiền đi vào Tăng đường, ở trước mặt đệ nhất tòa nói rằng: Xin thượng tọa cho tiền. Thượng tọa đáp tài thí vô tận, pháp thí vô cùng. Cam nói: Nói thế thì sao có được tiền của tôi? Lại mang đi ra. Thượng tọa không đáp được. Lại ở ngài Nam Tuyền cúng cháo nói rằng: Xin Hòa thượng niệm tụng. Nam Tuyền nói: Hành giả Cam Chí cúng cháo, xin đại chúng vì con cáo hoang con trâu đực trắng mà niệm Ma-ha Bát nhã ba la mật. Cam bèn lễ bái rồi lui ra. Ngài Nam Tuyền vào nhà bếp đập bể cái chảo. Hòa thượng Tuyết Phong đến, Cam đóng cửa hô lớn xin Hòa thượng vào. Tuyết Phong ở cách bờ rào ném áo vào. Cam bèn mở cửa, lễ bái. Có vị Tăng Trú Am đến hóa duyên xin vật. Cam bảo: Nếu nói được liền cho. Bèn viết chữ tâm rồi hỏi chữ gì? Vị Tăng nói chữ tâm. Lại hỏi vợ là chữ gì. Vợ đáp chữ tâm. Cam nói vợ ta cũng hợp với Trú Am. Vị Tăng không đáp được. Cam cũng không cho. Lại hỏi một Tăng, hỏi: Từ đâu đến? Vị Tăng nói từ Qui Sơn đến. Cam nói: Từng có Tăng hỏi Qui Sơn thế nào là ý từ Tây Trúc đến. Qui Sơn đưa cây phất trần lên, Thượng tọa có hiểu ý Qui Sơn là thế nào chăng? Vị Tăng đáp mượn việc mà làm sáng tâm, nương vật mà bày rõ lý. Cam nói hãy trở về Qui Sơn đi nhé.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Tề An ở Diêm Quan, Hàng Châu trước đây.

1. Thiền sư Đạo Thường ở Quang Nam, Tương Châu.

Có vị Tăng hỏi: Thế nào là ý từ Tây Trúc đến Sư đưa gậy lên hỏi: Hiểu không? Vị Tăng nói không hiểu Sư bèn hét đi ra! vị Tăng hỏi Thế nào là nguồn Đại Đạo? Sư thoi cho một tấm. Mỗi khi thấy vị Tăng đến tham lễ thì phần nhiều Sư cầm gậy đuổi chạy. Hoặc nói chậm 1 khắc, hoặc nói đánh động trống Quan Nam. Mà lúc đó Bối Tiên có xướng họa.

2. Thiền sư Huyền Chân ở Song Lãnh, Hồng Châu.

Trước hỏi ngài Đạo Ngô rằng Bồ tát không có thần thông vì sao dấu chân khó tìm. Đạo Ngô nói kẻ đồng đạo mới biết. Sư hỏi Hòa thượng có biết chăng. Đáp: Không biết. Sư hỏi vì sao không biết? Đáp:

Đi đi, chẳng biết lời ta nói. Sau Sư ở Diêm quan mà khế hội.

3. Thiền sư Giám Tông ở Kính Sơn, Hàng Châu.

Sư là người ở Trường Thành Hồ Châu, họ Tiền nương Đại Đức Cao Nhàn tại chùa Khai Nguyên ở hàng châu mà xuất gia, học thông kinh Tịnh Danh Tư Ích. Sau đến yết kiến ngài Đại sư Ngộ Không mà cởi bỏ hết nghi ngờ. Năm Đường Hàm Thông 3 thì ở tại Kính Sơn mà mở bày Thiền giáo. Có 1 tiểu Sư ( vị Tăng trẻ) là Hồng Cẩn vì giảng luận mà tự khoe khoang. Sư gọi bảo rằng chánh pháp của Phật tổ thẳng dứt khoát mất lời, ông coi như cát biển đối với lý nào ích gì, chỉ có thể không giữ lấy tri kiến, dứt mất duyên ngoại, lìa tất cả tâm thì tức là chân tánh của ông. Yên nghe mà mù tịt, lễ lạy giã từ, du phương, đến chỗ ngài Qui Sơn thì mới ngộ được Huyền chỉ. Bèn thờ Qui Sơn làm thầy. Hàm Thông thứ nhằm năm Bính Tuất ngày tháng 3 nhuần thì Sư tịch. Vua ban Thụy hiệu là Vô Thượng Đại sư, tức là Kính Sơn đời thứ 2 vậy.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Linh Mặc ở núi Ngũ Tiết trước đây.

1. Thiền sư Chánh Nguyên ở Qui Sơn Trường Khê.

Thuộc Phước Châu. Sư người ở Nam Lăng thược Tuyên Châu, họ Thái. Thuở nhỏ chán tục xuất gia, ở Tịch Sơn phước châu mà cạo tóc. Niên hiệu Đường Nguyên Hòa năm thứ 12 nhằm năm Đinh Dậu, đến thọ giới cụ túc tại chùa càn nguyên ở kiến châu. Sau đó tìm đến thất của Mặc sư ở núi Ngũ Tiết mà quyết trạch Huyền Vi. Sau ở Qui Sơn là đời thứ 2. Sư từng thuật 2 bài kệ, bài 1 và 2.

1) Biển xanh mấy độ thành ruộng dâu
Chỉ có hư không lặng trong veo
Người đã đến bờ thôi luyến bè
Chưa hề qua sông phải đợi thuyền.
2) Tìm thầy nhận được nguồn bổn tâm
Hai bờ đều Huyền, một chẳng toàn
Là Phật chẳng cần thứ tìm Phật nữa
Chỉ nhờ như thế liền quên duyên.

Năm Cảm thông 10 Sư mất ở núi này, thọ tuổi lạp được . Vua ban Thụy là Tánh Không Đại sư, tháp hiểu tuệ Quán.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Như Mãn ở chùa Phật Quang, Lạc Kinh trước đây.

1. Thứ sử Bạch Cư Dị, tự Lạc Thiên, ở Hàng Châu đời Đường.

Từ lâu tham vấn ngài Phật Quang mà được tâm pháp, gồm học Bảo Giới Kim cang của đại thừa. Vào năm Nguyên Hòa ông đến trụ Pháp Đường Hưng Thiện ở Kinh Triệu mà làm Tứ Vấn. 1 Năm ông cai trị ở Hàng Châu chê Hòa thượng Ô Sào có kệ tụng hỏi đáp. Có viết thư cho Pháp sư Tế, dùng Đại tuệ Vô Thượng của Phật mà giảng nói giáo lý, có theo cớ cao thấp ứng bịnh khác nhau, cùng 1 vị bình đẳng mà nói trái nhau. Ông lại dẫn 6 kinh Duy Kim cang Tam-muội v.v… mở mang hai nghĩa mà vấn nạn. Lại lấy uẩn 12 duyên nói danh sắc trước sau không cùng loại, lập lý mà nêu ra các chỗ gút mắc sâu kín thì làm cho thông suốt sáng tỏ. Nhưng chưa thấy Pháp sư trả lời. Sau cũng ít có người đáp. Lại nhận ở thiền sư Ngưng Đông Đô về ở Tiệm, bèn rộng ở 1 lời mà làm 1 kệ để giải thích chỉ thú từ cạn đến sâu lần lượt như xâu chuỗi. chỗ ông trấn nhậm phần nhiều đều hỏi Tổ Đạo học Sư Vô Thường. Sau vì tân khách phân ly Đông Đô, đem hết bổng lộc của mình mà sửa sang chùa Hương Sơn Tự ở Long môn. Chùa sửa xong bèn tự soạn bài ký. Hễ làm văn liên quan đến giáo hóa thì đều khen Phật thừa sẽ thấy nêu trong tập sách này ghi rõ việc làm quan của ông theo thứ tự về tất cả năm tháng thì sử truyện còn lưu giữ…

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Pháp Thường ở núi Đại Mai trước đây.

1. Thiền sư Ca Trí ở nước Tân La:

Có vị Tăng hỏi: Thế nào là ý Tổ sư từ Tây Trúc đến? Sư nói: Đợi trong đầu ông đến ta sẽ nói cho ông nghe. Vị Tăng hỏi thế nào là ý chỉ của Đại Mai? Sư nói: Sữa đặc ban cho lúc ném đi.

1. Hòa thượng Thiên Long ở Hàng Châu.

Sư lên Pháp Đường nói: Đại chúng chớ đợi Lão Tăng đi lên thì đi lên đi xuống thì đi xuống, mọi người đều có biển tánh Hoa Tạng đầy đủ công đức sáng suốt vô ngại, tất cả đều cẩn thận tìm hiểu lấy. Vị Tăng hỏi: Thế nào là ý của Tổ sư? Sư dựng thẳng cây phất trần. Vị Tăng hỏi: Thế nào là được ra khỏi 3 cõi. Sư hỏi nay ông đang ở đâu?

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Linh Thụy ở chùa Vĩnh Thái trước đây.

1. Thiền sư Giới Linh ở Thượng Lâm, Hồ Nam.

Trước Sư tham vấn ngài Qui Sơn, Ngài hỏi: Đại Đức đến đây làm gì? Sư nói: Giáp trụ toàn đủ. Ngài Qui Sơn nói: Tất cả từ bỏ rồi đến cho Đại đức cùng gặp. Sư nói: Từ bỏ rồi. Qui Sơn hét bảo: Giặc còn chưa đánh hết làm sao? Sư không đáp được Ngưỡng sơn đáp thay rằng: Xin Hòa thượng che 2 bên Qui Sơn vòng tay vái chào nói: Vâng, vâng! Sau Sư tham vấn ngài Vĩnh Thái mới nói cho biết ý chỉ.

2. Hòa thượng Bí Quảng Nham ở núi Ngũ đài.

Sư thường cầm 1 cái dĩa gỗ. Mỗi khi thấy vị Tăng đến lễ bái thì liền lấy cái dĩa đeo vào cổ bảo rằng: Đó là ma quỷ dạy ông xuất gia, đó là ma quỷ dạy ông hành cước. Nói được thì xoa cũng chết, nói không được thì xoa cũng chết. nói Mau. Học vị Tăng ít có người đáp được.

3. Hòa thượng Kỳ Lâm ở Hồ Nam.

Sư thường hét bảo Văn Thù, Phổ Hiền đều là tinh mị, tay cầm kiếm gỗ bảo hàng ma. Vừa Có vị Tăng tham lễ, bèn nói: Ma đến! Ma đến! Rồi múa kiếm loạn xa mà vào phương trượng. suốt trong mười hai Năm. Sau bỏ kiếm không nói. Vị Tăng hỏi 12 Năm trước vì sao hàng ma. Sư nói: Giặc cướp không đánh nhà nghèo. Vị Tăng hỏi sau 12 Năm vì sao không hàng ma? Sư nói giặc cướp không đánh nhà nghèo.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Bảo Tích ở Bàn Sơn, U Châu trước đây.

1. Hòa thượng Phổ Hóa ở Trấn Châu.

Không biết Sư người ở đâu. Sư thờ ngài Bàn Sơn mà ngầm được chân quyết rồi giả điên mà nói năng vô độ. Đến khi Bàn Sơn thị tịch bèn hành hóa ở đất Bắc. Hoặc ở thành thị hoặc ở nghĩa địa gõ một cái chuông mà nói rằng: Sáng đến cũng đánh, tối đến cũng đánh. Một hôm ngài Lâm Tế sai vị Tăng nắm lại nói: Không sáng không tối lúc đó thế nào? Đáp rằng: Những ngày sắp tới trong viện Đại Bi có trai hội. Hễ thấy người không cao không thấp đều gõ 1 tiếng mõ. Lúc đó người đời gọi Sư là Hòa thượng Phổ Hóa. Hoặc đem mõ đến tai người gõ, hoặc đeo ở lưng có người ngoái đầu lại liền chìa tay ra nói cho tôi 1 đồng. Phi thời gặp thức ăn thì cũng căn. Đã từng chiều tối đi vào viện ngài Lâm Tế mà ăn cơm rau sống. Ngài Lâm Tế nói: Lão ấy giống 1 cái đầu lừa! Sư liền hý vang tiếng lừa. Lâm Tế bèn thôi. Sư nói: Tên đày tớ Lâm Tế chỉ có một con mắt. Sư thấy Mã bộ sứ đi ra quát tháo, Sư cũng quát tháo và làm thế như đang đánh nhau. Mã Bộ sứ sai người đánh gậy. Sư nói: Hình như thì hình như, đúng thì không đúng. Sư thường ở chốn chỡ búa gõ mõ mà hô rằng: Tìm cái bỏ chỗ không thể được. Lúc đó Đạo Ngô gặp Sư giữ lại hỏi rằng: Ông định bỏ chỗ nào Sư hỏi ông từ đâu đến? Đạo Ngô không đáp. Sư kéo tay rồi đi. Một hôm sư vào viện ngài Lâm Tế. Lâm Tế nói giặc giặc! Sư cũng nói giặc giặc! Rồi cùng vào vị Tăng Đường. Lâm Tế chỉ Thánh vị Tăng hỏi là phàm hay Thánh.

Sư nói là Thánh. Lâm Tế bảo: Nói lời ấy. Sư bèn gõ mõ nói: Hà Dương mẹ con mới, tháp gỗ, Lão bà thiền, đứa đầy tớ Lâm Tế chỉ có một con mắt. Năm Đường Hàm Thông 1 Sư sắp thị tịch bèn vào chợ gọi người bảo rằng: “Cho ta 1 áo dài”. Người cho áo khoát hoặc áo vải đều không nhận, gõ mõ mà đi. Lúc đó Lâm Tế sai vị đưa cho 1 quan tài. Sư cười bảo: “Thằng đầy tớ Lâm Tế nhiều lời”, rồi nhận. Và nói lời từ tạ rằng Phổ Hóa tôi ngày mai đi về cửa Đông mà chết. Người trong quận cùng kéo nhau đưa Sư ra khỏi thành. Sư hét lớn hôm nay chôn không được tốt. Bèn bảo ngày thứ 2 ta ở cửa Nam mà thiên hóa. Người cũng chiều theo. Sư lại bảo ngày mai ra cửa Tây mới tốt. Mọi người kéo ra dần dần thưa đi. Sư ra đó rồi lại trở về. Mọi người có ý chán dần. Đến ngày thứ thì tự vác quan tài ra ngoài cửa Bắc, gõ chuông vào quan tài mà chết. Người trong quận chạy ra ngoài thành mở quan tài ra nhìn thì không thấy gì. Chỉ nghe tiếng chuông xa dần. Không lường được lý do.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Viên Sướng ở núi Long Nha trước đây.

1. Thiền sư Tạng Dực ở Gia Hòa.

Sư là vị ở Tín An Cù Châu, họ Trình. Trong niên hiệu Đường Nguyên Hòa Sư từ biệt cha mẹ đến chùa Nhạc Lộc ở trường Sa chùa lễ Luật Sư Linh Trí mà xuất gia. Năm Trường Khánh 3, Sư ở chùa Khai Nguyên ở Vô lăng mà thọ giới cụ túc Nhân nghe Luật bộ, bèn bảo bạn đồng học rằng: Giáo môn quá rườm rộng, phải tìm cửa chung. Bèn đến gặp Thiền sư Sướng ở núi Long Nha. Ngài Long Nha bảo rằng: Uẩn giới không thật, Phật và (chúng sinh) không phải ta. Ông chánh gốc tên gì, từ ai mà được. Sư sau lời nói ấy thì lãnh ngộ. Bèn trở về Kha Sơn mà lánh nạn vua Đường Võ đuổi vị Tăng Ni. Sau sư ở Long Hưng mà giáo hóa rộng. Năm Càn Phù thứ 6 trong tháng 3 thì Sư tịch thọ 2 tuổi lạp được 6.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Trí Thường ở chùa Qui Tông trước đây.

1. Thiền sư Linh Huấn ở núi Phù Dung, Phước Châu.

Lúc đầu Sư tham vấn ngài Qui Tông, hỏi rằng: Thế nào là Phật. Qui Tông nói: Ta nói với ông, ông tin chăng? Sư nói: Hòa thượng nói lời thành thật đâu dám chẳng tin. Tông nói chính ông là phật Sư hỏi: Làm sao giữ gìn? Tông nói: Một khi lóa mắt thì hoa đốm rơi đầy. Sư từ giả ngài Qui Tông. Tông hỏi ông đi đâu? Sư nói về Lãnh Trung. Tông nói:

Ông ở đây nhiều Năm buộc áo xong liền đến vì ông mà nói Phật pháp Nhất thừa. Sư bèn buộc áo lên Pháp Đường. Tông nói đến gần đây. Sư bèn đến gần Tông nói: Lúc lạnh giữa đường khéo làm. Sư nghe câu nói ấy liền quên ngay hiểu trước. Sau Sư tịch được vua ban Thụy là Hoằng Chiếu Đại sư, tháp hiệu là Viên Tướng.

2. Hòa thượng Cao Đình ở huyện Cốc Thành, Hán Nam.

Có vị Tăng từ Giáp Sơn đến lễ bái. Sư liền đánh. Vị Tăng nói: Riêng đến lễ bái, sao Sư đánh? Vị Tăng ấy lại lễ bái. Sư lại đánh đuổi đi. Vị Tăng trở về kể lại cho Giáp Sơn. Nghe Giáp Sơn hỏi: Ông hiểu không? Vị Tăng nói không hiểu. Giáp Sơn nói: Trách ông không hiểu, nếu hiểu thì miệng của Giáp Sơn này sẽ câm.

3. Hòa thượng Đại Mao người nước Tân la.

Sư lên Pháp Đường nói: Muốn biết thầy chư Phật thì xưa nay trong tâm vô minh mà biết lấy. Muốn biết tánh thường trú không tàn rụi thì hướng về sự đổi dời của muôn cây biết lấy, vị Tăng hỏi: Thế nào là cảnh Đại Mao? Sư nói: Chẳng lộ mũi nhọn. Vị Tăng hỏi: Vì sao chẳng lộ kim? Sư nói không tương xứng.

4. Thiền sư Trí Thông ở núi Ngũ Đài.

Trước đến gặp ngài Qui Tông. Bỗng 1 đêm đi tuần Đường (nhà thiền) kêu lớn: Ta đã đại ngộ. Chúng đều kinh hãi. Sáng hôm sau Qui Tông lên Pháp Đường nhóm hợp chúng hỏi rằng: Đêm qua vị Tăng nào đại ngộ bước ra đi. Sư bước ra thưa Trí Thông. Qui Tông hỏi: Ông thấy đạo lý gì nói là đại ngộ thử nói ta xem. Sư đáp Sư cô tự nhiên là cô gái làm ra. Qui Tông im lặng lấy làm lạ. Sư bèn từ giả. Qui Tông đưa ra cửa đưa cho cái nón. Sư lấy nón đội lên đầu mà đi không hề quay đầu lại.

Sau Sư ở chùa Pháp Hoa ở Đài Sơn. Khi qua đời Sư có bài kệ rằng:

Đưa tay sờ (Nam Đẩu)
Quay mình dựa Bắc Thần
Thò đầu thấy ngoài trời
Ai là người như ta.

* Đệ tử nối pháp của Thiền sư Trí Tạng ở chùa Hoa Nghiêm trước đây.

1. Hòa thượng Tế An ở Huỳnh Châu.

Sư dạy chúng rằng: “Nói chẳng lạc câu Phật tổ chẳng bày. Huyền vận chẳng rơi, ai người biết được”. Vị Tăng hỏi: Thế nào là biết được Phật mình? Sư nói: “1 lá lúc sáng tiêu không hết. Gió tùng vận hết oán không người”. Vị Tăng nói: Thế nào là Phật mình? Sư nói: Trước cỏ tuấn mã thật khó cùng. Diệu hết lại cần súc sinh đi. Có người hỏi Đại sư bao nhiêu tuổi? Sư nói 5, 6, 4, 3 chẳng được loại. Há đồng 1, 2 thật khó cùng. Sư có bài tụng:

Trong lửa dữ dằn người có nẻo
Gió thoảng trên đầu, bốc lên cao
Trấn thường nhiều kiếp sai khác nhau
Mặt trời không nói chiếu khắp nơi
Sau Sư ở tại Phụng Tường.