CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÍ SÔ NI TỲ NẠI DA
Hán dịch: Đời Đường Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 3
Học Xứ Thứ Hai: LẤY VẬT KHÔNG CHO
Thế tôn ở trong Trúc-lâm bên ao Yết-lan-đạc-ca thành Vươngxá, lúc đó Thế tôn chưa chế học xứ cho các Thanh văn ni. Bên Tăng có Bí-sô Đản-ni-ca phạm trộm cùng với việc mà Đản-ni-ca đã phạm các Bí-sô ni đều biết, đồng thời các Bí-sô ni biết vật có chủ, không cho mà lấy khiến các Bà-la-môn thế tục chê trách: “Các Sa môn ni trọc đầu này biết là vật có chủ, không cho mà lấy đem về để mình dùng. Ai lại bớt phần ăn của mình đem cúng cho những người cạo tóc này”. Các ni nghe được lời này đem bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp ni chúng rồi hỏi các Bí-sô ni: “Các cô thật đã biết vật có chủ, không cho mà lấy phải không?”, đáp: “Thật vậy Thế tôn”, Phật quở trách: “Đây không phải là việc làm của Sa môn ni, chẳng phải là Thích ca nữ, ta quán mười công đức lợi… nơi Tỳ-nại-da chế học xứ này cho các Bí-sô ni Thanh văn như sau: Nếu lại có Bí-sô ni ở trong làng xóm hoặc nơi vắng vẻ, người khác không cho mà dùng tâm trộm cắp lấy vật của người. Khi lấy cắp như thế nếu vua hay đại thần của vua bắt được hoặc giết hoặc trói hoặc đuổi ra khỏi nước, hoặc trách mắng: Cô là kẻ giặc, ngu si không biết chi mới trộm cắp như vậy. Bí-sô ni này phạm Ba-la-thị-ca không được cùng ở chung.”
– Nếu lại có Bí-sô ni là chỉ cho người phạm.
– Thôn xóm là trong phạm vi tường rào. Chỗ nhàn tỉnh vắng lặng là ngoài phạm vi tường thành hàng rào.
– Chữ tha là chỉ cho nam, nữ, huỳnh môn …
– Không cho mà lấy là không có người đưa cho.
– Lấy với tâm trộm cắp là người khác không cho, khởi tâm trộm cắp mà lấy.
– Khi lấy cắp như vậy là lấy năm ma sái hay hơn năm ma sái.
– Chữ vua là dòng Sát-đế-lợi hoặc Bà-la-môn, Bệ-xá, Thủ-đà-la khi thọ nhận ngôi vị được quán đảnh, hoặc người nữ thọ ngôi vị được quán đảnh đều gọi là vua.
– Chữ đai thần là quan phụ tướng của vua, giúp vua trông coi việc nước.
– Chữ bắt là bắt giữ dẫn đến, giết là đoạn mạng sống, trói có ba là gông, cùm và xiềng xích, nói đuổi ra khỏi nước là không cho ở trong nước, mắng cô là kẻ giặc, ngu si không biết chi là lời khinh khi nhục mạ.
– Bí-sô ni là người được tánh Bí-sô, tức là người thọ viên cụ. Sao gọi là viên cụ? tức là Bạch-tứ-yết-ma như pháp thành tựu viên mãn, người tấn thọ cụ giới với tâm mong cầu thọ giới, tâm không sân hận, dùng lời nói biểu bạch, ngữ nghiệp hiển bày rõ ràng nên gọi là viên cụ.
– Nói phạm Ba-la-thị-ca là tội cực trọng, cực ác, nếu người nào vừa phạm tội này liền chẳng phải là sa môn nữ, chẳng phải Thích ca nữ, mất tánh Bí-sô. Trái tánh Niết-bàn, bị đọa lạc sụp ngã, người khác vượt trội lên trên, không thể cứu vớt, như cây Đa-la bị chặt ngọn không thể sống được.
– Nói không cùng ở chung là người này không được ở chung với các Bí-sô ni khác, khi Tăng yết ma bố tát, tự tứ, đơn bạch, bạch nhị, bạch tứ hoặc mười hai hạng người Tăng sai, người này không đuợc dự phần.
Trong học xứ này tướng phạm như thế nào?
Tổng Nhiếp Tụng:
Tự lấy ở trên đất
Hoặc trên không rơi xuống
Lụa, xe và dinh điền
Trốn thuế, loài không chân
Đàn đồ la, Thế la
Tổng cộng là mười việc .
Biệt Nhiếp Tụng:
Tự lấy, không cho lấy,
Tâm trộm vật của người
Nghĩ là vật có chủ
Có ba, năm không đồng
Lại có bốn, bốn khác
Và hai, năm sai biệt
Đều thuộc vật quý trọng
Việc tùy xứ nên biết.
Có ba tướng phạm nếu Bí-sô ni đối với vật quý trọng của người khác không cho mà lấy, phạm Ba-la-thị-ca. Đó là: Tự mình lấy, trông chừng cho người lấy và sai bảo người lấy. Sao gọi là tự mình lấy? Tức là tự tay lấy cắp hoặc tự dẫn người đến lấy vật rời khỏi chỗ cũ. Sao gọi là trông chừng cho người lấy? tức là mình trông chừng cho người lấy hoặc trông chừng cho người dẫn họ đến lấy vật rời khỏi chỗ cũ. Sao gọi là sai bảo người lấy? tức là mình sai người đến lấy hoặc sai người dẫn họ đến lấy vật rời khỏi chỗ cũ.
Lại Có ba duyên nếu Bí-sô ni đối với vật quý trọng của người khác không cho mà lấy, phạm Ba-la-thị-ca. Đó là: khởi tâm lấy cắp, khởi phương tiện lấy cắp và vật rời khỏi chỗ cũ. Sao gọi là khởi tâm lấy cắp? tức là khởi tặc tâm, có tặc tâm lấy cắp vật của người khác. Sao gọi là khởi phương tiện lấy cắp? Tức là dùng tay, chân hoặc bày mưu tính kế để lấy cắp.
Lại Có ba duyên nếu Bí-sô đối với vật quý trọng của ngưới khác không cho mà lấy, phạm Ba-la-thị-ca. Đó là: vật có sở hữu chủ, thể vật quý trong và vật rời khỏi chỗ cũ. Sao gọi là vật có sở hữu chủ? Tức là vật quý trọng này thuộc sở hữu của nam, nữ hay huỳnh môn.
Lại Có ba duyên nếu Bí-sô đối với vật quý trọng của người khác không cho mà lấy, phạm Ba-la-thị-ca. Đó là: Khởi tưởng có sở hữu chủ, thể vật quý trọng và vật rời khỏi chỗ cũ. Sao gọi là khởi tưởng có sở hữu chủ? Tức là Bí-sô ni tưởng vật này là của người khác hoặc của nam hay nữ… gìn giữ.
Lại có bốn duyên nếu Bí-sô ni đối với vật quý trọng của người khác không cho mà lấy, phạm Ba-la-thị-ca. Đó là: Vật sở hữu của người khác, khởi tưởng vật của người khác, thể vật quý trọng và vật rời khỏi chỗ cũ.
Lại có bốn duyên nếu Bí-sô ni đối với vật quý trọng của người khác không cho mà lấy, phạm Ba-la-thị-ca. Đó là: Có tâm lấy cắp, khởi phương tiện lấy cắp, thể vật quý trọng và vật rời khỏi chỗ cũ.
Lại có bốn duyên nếu Bí-sô ni đối với vật quý trọng của người khác không cho mà lấy, phạm Ba-la-thị-ca. Đó là: Người khác giữ gìn, tưởng là của mình, thể vật quý trọng, nhấc rời khỏi chỗ. Sao gọi là người khác giữ gìn? Tức là người có vật quý trọng cất giữ hoặc tự giữ hoặc người hay binh lính canh giữ. Sao gọi là tưởng của mình? Tức là người có vật quý trọng cất trong rương tủ, tưởng là của mình nói đây là vật của mình.
Lại có bốn duyên nếu Bí-sô ni đối với vật quý trọng của người khác không cho mà lấy, phạm Ba-la-thị-ca. Đó là: Vật có người gìn giữ tưởng không thuộc của mình, hoặc không có người gìn giữ tưởng thuộc của mình, thể vật quý trọng và nhấc rời khỏi chỗ. Sao gọi là có người giữ tưởng không thuộc của mình? Như có kẻ cướp cướp phá thành ấp, người giữ làng đoạt lại được gom lại một chỗ để coi giữ mà không nghĩ vật ấy là của mình. Sao gọi là không có người giữ tưởng thuộc của mình? như có vật quý trọng cất trong rương tủ không có người coi giữ, tưởng của mình nên lấy.
Lại có năm duyên nếu Bí-sô ni đối với vật quý trọng của người khác không cho mà lấy, phạm Ba-la-thị-ca. Đó là: Không tưởng thuộc của mình, không tưởng thuộc của thân hữu, không tưởng chỉ dùng tạm, khi lấy không nói với người, có tâm lấy cắp.
Lại có năm duyên Bí-sô ni không phạm, đó là khởi tưởng thuộc của mình, tưởng của thân hữu, tưởng chỉ dùng tạm, khi lây nói cho người biết và không có tâm lấy cắp.
Nhiếp Tụng:
Hoặc ở trên mặt đất
Hoặc ở trong rương tủ
Hoặc ở nơi bãi trống
Đồng ruộng các cây thuốc.
Nếu Bí-sô ni biết vật quý trong của người để trên mặt đất như kiềng xuyến, chuỗi anh lạc… các thứ trang sức, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện, từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến lấy, khi chưa chạm đến đồ vật thì phạm Ác-tác; nếu chạm đến mà chưa nhấc rời khỏi chỗ thì phạm Tốt-thổ-la-để; nếu nhấc rời khỏi chỗ gọi là trộm cắp, tính theo thời giá thành tội, đủ năm ma sái thì phạm Ba-la-thị-ca, không đủ thì phạm Tốt-thổ-la-để. Nếu mặt đất bằng phẳng trơn tru thì gọi là một chỗ, nếu gồ ghề hay có sụp lở, đắp vá hoặc có ghi chữ hay tô vẽ thì gọi là khác chỗ. Nếu trên bàn hay mâm bằng phẳng thì gọi là một chỗ, nếu có bể móp hay tô vẽ thì gọi là khác chỗ.
Nếu vật quý trọng của người để trong sân như kiềng xuyến, anh lạc…, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện cho đến chưa chạm đồ vật thì phạm Ác-tác; nếu xúc chạm nhưng chưa nhấc rời khỏi chỗ thì phạm Tốt-thổ-la-để; nếu nhấc rời khỏi chỗ gọi là trộm cắp, tính theo thời giá thành tội như trên. Nếu lúa bắp… phơi trên sân bằng phẳng một màu sắc thì gọi là một chỗ, nếu đùn thành đống cao thấp không bằng nhau nhiều màu sắc thì gọi là khác chỗ.
Nếu vật quý trọng của người khác cất trong hang, hầm như vật báu, anh lạc…, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện cho đến chưa chạm đồ vật thì phạm Ác-tác, nếu xúc chạm mà chưa nhấc rời khỏi chỗ thì phạm Tốt-thổ-la-để; nếu đã nhấc rời khỏi chỗ theo thời giá định tội như trên. Nếu lúa bắp… cất chứa trong hang, hầm ngang bằng với cửa một màu sắc thì gọi là một chỗ, nếu không ngang bằng và chất cao thấp không bằng hoặc có vách ngăn thì gọi là khác chỗ.
Nếu trong đồng ruộng của người có các loại cây thuốc như Hương phụ tử, Hoàng khương, Bạch khương và các loại thuốc như Ô đầu…, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện cho đến chưa chạm đồ vật thì phạm Ác-tác, nếu đã xúc chạm nhưng chưa nhấc rời khỏi chỗ thì phạm Tốt-thổ-la-để, nếu đã nhấc rời khỏi chỗ tính theo thời giá định tội như trên.
Nhiếp Tụng:
Nhà cửa có ba chỗ,
Vật của chim ba loại,
Tụng chú lấy đem giấu,
Ba việc này không đồng.
Nếu cái áo tạp sắc của người treo trên nhà, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện bắc thang leo lên hay dùng vật móc lấy, khi chưa chạm đến áo thì phạm Ác-tác, nếu đã chạm đến áo nhưng chưa lấy rời khỏi chỗ thì phạm Tốt-thổ-la-để, nếu đã lấy rời khỏi chỗ tính theo thời giá định tội như trên.
Nếu người giặt y đem phơi trên lầu, gió thổi rơi xuống chỗ Bísô ni kinh hành hoặc rớt xuống bên cửa, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện khi chưa chạm đến áo thì phạm Ác-tác, nếu đã chạm đến áo nhưng chưa nhấc lên thì phạm Tốt-thổ-la-để, nếu đã nhấc lên định tội như trên.
Nếu vật quý trọng của người cất trên lầu cao như vật báu các loại trang sức, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện dùng thang leo lên hay dùng vật móc lấy, khi chưa chạm đến vật thì phạm Ác-tác, nếu đã chạm đến nhưng chưa nhấc lên cho đến đã nhấc lên khỏi chỗ cũ định tội như trên.
Nếu có người ở trong nhà bên vườn ao trồng hoa và cây ăn trái, vào ngày lễ hội treo giăng các vật thượng diệu để trang nghiêm. Lúc đó có chim bay qua ngậm lấy hạt châu mang đi, nếu Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện bắt chim, khi chưa chạm đến hạt châu thì phạm Ác-tác, nếu đã chạm đến nhưng chưa lấy rời khỏi chim, tưởng là vật của chim thì phạm Ác-tác, nếu lấy hạt châu rời khỏi chim tính giá đủ năm ma sái thì phạm Tốt-thổ-la-để, không đủ thì phạm Ác-tác; nếu tưởng hạt châu này là của người, khi chạm đến hạt châu chưa lấy rời khỏi chim liền phạm Tốt-thổ-la-để, nếu lấy rời khỏi chim tính giá đủ năm ma sái thì phạm bổn tội, không đủ thì phạm Tốt-thổ-la-để.
Nếu trong vườn ao có nuôi các loại chim Anh vũ, Xá lợi, Câu la chỉ, Mạng mạng… rồi dùng chuỗi anh lạc trang sức cho chúng, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện bắt chim, khi chưa chạm đến anh lạc thì phạm Ác-tác; khi chạm đến vật nghĩ tưởng là vật của chim thì phạm Áctác, nếu lấy rời khỏi chim tính giá đủ năm ma sái thì phạm Tốt-thổ-lađể, không đủ thì phạm Ác-tác; nếu nghĩ tưởng đây là vật của người khi vừa chạm đến anh lạc chưa lấy rời khỏi chim liền phạm Tốt-thổ-la-để, nếu lấy rời khỏi chim tính giá đủ năm ma sái thì phạm bổn tội, không đủ thì phạm Tốt-thổ-la-để .
Nếu có Bí-sô ni đối với hai loại phục tàng, một loại có chủ một loại không chủ; Bí-sô ni có ý muốn lấy phục tàng có chủ, từ chỗ ngồi đứng dậy làm Mạn-đồ-la ở bốn phưng đóng địa la mộc, dùng chỉ năm màu cột lại, trong lò đốt các loại cây tạp, miệng tụng chú kêu gọi phục tàng có chủ đến, phục tàng không chủ đừng đến; lúc đó phục tàng có chủ theo lời chú gọi mà đến dù mắt chưa thấy đến vẫn phạm Tốt-thổla-để, khi mắt thấy đến gọi là trộm cắp tính theo thời giá đủ năm ma sái thì phạm Bổn tội, không đủ thì phạm Tốt-thổ-la-để . Nếu khi tụng chú kêu gọi phục tàng không chủ đến, phục tàng có chủ đừng đến; lúc đó phục tàng không chủ theo lời chú gọi mà đến, mắt chưa thấy đến thì phạm Ác-tác, khi mắt trông thấy đến tính theo thời giá đủ năm ma sái thì phạm Tốt-thổ-la-để, không đủ thì phạm Ác-tác. Nếu đối với phục tàng có chủ hay không chủ vào thời gian khác nhau, tác pháp riêng lẻ để trộm lấy định tội cũng giống như trên.
Nhiếp Tụng:
Nếu vật trên chiếu giạ
Hoặc ở trên tảng đá
Cây hoa trái kỳ diệu
Tùy chỗ việc nên biết.
Nếu vật quý trọng của người để trên chiếu giạ hay trên thảm như vật báu, các đồ trang sức, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện lấy cắp, khi chưa chạm đến vật thì phạm Ác-tác; nếu đã chạm đến nhưng chưa nhấc rời khỏi chỗ thì phạm Tốt-thổ-la-để, nếu nhấc rời khỏi chỗ thì gọi là trộm cắp định tội như trên. Nếu chiếu thảm kia đồng một màu sắc thì gọi là một chỗ, nếu nhiều màu sắc khác nhau thì gọi là khác chỗ.
Nếu vật quý trọng của người để trên tảng đá cho đến lấy không đủ năm ma sái thì phạm Tốt-thổ-la-để. Nếu tảng đá trơn nhẳn một khối thì gọi là một chỗ, nếu có đục khoét hay trên có chữ hoặc tô vẽ với nhiều màu sắc thì gọi là khác chỗ.
Có ba loại cây: Cây có hoa, cây có trái và cây kỳ diệu, nếu Bí-sô ni chặt với tâm lấy trộm hoa trái… tính giá định tội như trên.
Nhiếp Tụng:
Nếu vật trên yên ngựa
Và voi, ngựa, kiệu xe
Tùy mập ốm nên biết
Trộm thuyền việc sai khác.
Nếu vật quý trọng của người để trên yên ngựa như vật báu…, Bísô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện lấy, khi chưa chạm đến vật thì phạm Ác-tác, nếu đã chạm đến nhưng chưa lấy rời khỏi chỗ thì phạm Tốt-thổ-la-để, cho đến lấy rời khỏi chỗ định tội như trên. Nếu trên yên ngựa dùng tấm trải một màu sắc thì gọi là một chỗ, nếu là tạp sắc thì gọi là khác chỗ.
Nếu vật quý trọng của người để trên thớt voi như các vật báu… , Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện lấy, khi chưa chạm đến vật thì phạm Ác-tác, cho đến lấy rời khỏi chỗ định tội như trên. Con voi mập mạp da thịt tròn đầy thì gọi là một chỗ, nếu ốm gầy thấy xương sườn xương sống… thì tùy mỗi chỗ gọi là khác chỗ. Nếu trên mình voi có trang sức chuỗi anh lạc…, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện lấy, khi chưa chạm đến anh lạc thì phạm Ác-tác, cho đến lấy rời khỏi chỗ định tội như trên. Nếu trên mình voi phủ tấm trải một màu sắc thì gọi là chỗ, nếu là tạp sắc thì gọi là khác chỗ. Cho đến xe ngựa, xe bò, kiệu… định tội cũng giống như trên.
Nếu Bí-sô ni thấy thuyền đã cột neo, khởi tâm lấy cắp đi đến làm thuyền dao động thì phạm Ác-tác; nếu mở dây neo làm cho thuyền trôi theo dòng nước, mắt vẫn còn trông thấy thuyền thì phạm Tốt-thổ-la-để, khi thuyền khuất khỏi tầm mắt thấy tính theo thời giá đủ năm ma sái thì phạm bổn tội, nếu không đủ thì phạm Tốt-thổ-la-để. Nếu chèo thuyền đi ngược dòng nước ở trong phạm vi tương tợ bề rộng của con sông thì phạm tội Căn bản, phạm vi chưa tới bề rộng con sông thì phạm Tốt-thổ- la-để. Nếu chèo thuyền từ bờ này đến bờ kia cũng tính theo trong phạm vi tầm mắt thấy mà định tội như trên. Nếu kéo thuyền lên bờ trộm lấy mang đi cũng tính theo trong phạm vi tầm mắt thấy mà định tội như trên. Nếu trộm thuyền bằng cách nhận chìm dấu dưới bùn rồi sau đó tìm cách mang đi, khi thuyền vừa chìm xuống bùn liền thành tội trộm, định tội như trên. Nếu Bí-sô ni trộm vật rồi chôn hoặc đốt hoặc phá nghĩ rằng làm như vậy để vật thuộc về ta, không thuộc về người khác thì phạm Tốt-thổ-la-để.
Nhiếp Tụng:
Có ba loại ruộng đất,
Thuyền Có ba loại khác
Ngỗng nhạn và ao hoa
Trộm nước, đồ săn lưới
Đệ tử chỉ bày giặc
Ba loại, việc không đồng.
Vào mùa thu có người làm ruộng và trồng trọt như lúa, bắp, mía…, nếu Bí-sô ni thấy trong ruộng của mình thiếu nước bèn ở nơi đồng nội có kênh nuớc chung, lấp không cho nuớc chảy vào ruộng của người và khơi cho nước chảy vào ruộng của mình, ý muốn cho ruộng mình được tốt còn ruộng người không được tốt. Kết quả ruộng mình tốt, ruộng người bị thiệt hại, tùy thiệt hại bao nhiêu tính theo thời giá định tội như trên. Ngược lại nếu thấy nuớc nhiều ở nơi kênh nước chung, khơi cho nước chảy vào ruộng người cho ngập úng và lấp không cho nước chảy vào ruọng mình, ý muốn cho ruộng mình được tốt còn ruộng người thì không. Kết quả ruộng mình tốt, ruộng người bị thiệt hại, tùy thiệt hại bao nhiêu tính theo thời giá định tội như trên.
Vật phân biệt có bốn loại: Một là thể vật và giá đều trọng như ma ni, chơn châu, lưu ly, kha bối…; hai là thể vật khinh nhưng giá trọng như tơ lụa, nhung gấm, uất kim hương…; ba là thể vật trọng nhưng giá khinh như chì, thiết, sắt…; bốn là thể vật và giá đều khinh như gai, bông gòn, kiếp bối…. Nếu đem loại vật có thể và giá đều trọng cùng loại vật có thể và giá đều khinh chất chung trong một con thuyền, khi thuyền bị đắm chủ của đồ vật tuyên bố: “Vật nào nổi trên mặt nước thì tùy ý lấy, vật nào chìm dưới nuớc thì thuộc về tôi”. Nếu Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện lặn xuống sông lấy, khi chưa chạm đến dồ vật thì phạm Áctác, nếu đã chạm đến nhưng chưa lấy rời khỏi chỗ thì phạm Tốt-thổ-lađể, nếu đã lấy rời khỏi chỗ tính theo thời giá định tội như trên. Nếu vật chìm dưới nước khởi tâm ý vớt lấy, nghĩ rằng vật này không phải của mình cũng không phải của người, nhưng muốn không thuộc về người nên vớt lấy, định tội cũng giống như trên.
Nếu đem loại vật có thể khinh giá trọng và loại vật có thể trọng giá khinh chất chung trong một con thuyền, khi thuyền bị đắm chủ thuyền tuyên bố: “Vật nào chìm dưới nước thì tùy ý lấy,vật nào nổi trên mặt nước thì thuộc về tôi”. Nếu Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện lấy vật nổi trên mặt nước, khi chưa chạm đến vật thì phạm Ác-tác, nếu đã chạm đến nhưng chưa lấy rời khỏi chỗ và đã lấy rời khỏi chỗ, định tội đều giống như trên.
Nếu có người nuôi ngỗng… trong ao hồ và trang sức cho chúng bằng chuỗi anh lạc, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện lội vào trong ao hồ bắt ngỗng, khi chưa chạm đến chuỗi anh lạc thì phạm Áctác; nếu khi chạm đến nghĩ rằng tôi lấy vật của ngỗng thì phạm Ác-tác, nếu lấy rời khỏi mình ngỗng tính theo thời giá định tội như trên. Nếu khi lấy nghĩ là tôi lấy vật của người thì khi chạm đến anh lạc chưa lấy rời khỏi mình ngỗng liền phạm Tốt-thổ-la-để, nếu lấy rời khỏi mình ngỗng tính theo thời giá định tội như trên.
Nếu trong ao hồ có trồng hoa như hoa Thanh liên, Bạch liên, Phân -đà-lợi…, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện vào trong ao hái trộm hoa, khi chưa chạm đến hoa thì phạm Ác-tác, nếu đã chạm đến cho đến khi lấy rời khỏi chỗ, định tội đều giống như trên.
Nếu trên bờ ao có trồng các loại cây như A-địa-mộc-đa-ca, Chiêm -bác-ca, Ba-tra-la, Bà-lợi-sư-ca…, Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện hái trộm, khi leo lên cây chưa chạm đến hoa trái thì phạm Ác-tác, nếu đã hái lấy cho đến leo xuống cây, định tội đều giống như trên.
Nếu có nhóm thợ săn trong rừng cài bẫy săn để bắt các loài thú làm nghiệp giết hại, Bí-sô ni khởi tâm trộm lấy các bẫy săn này tính theo giá định tội như trên; nếu khi lấy với tâm từ bi muốn phá hủy nghĩ rằng: “Chớ để những bẫy săn này sát hại nhiều sanh mạng, khiến cho bọn thợ săn chuốc lấy vô lượng tội nghiệp”, thì Bí-sô ni chỉ phạm Áctác. Nếu Bí-sô ni thấy Nai bị bắt, nếu khởi tâm trộm lấy đến mở dây cho nó tính giá định tội như trên, nếu khởi tâm từ bi mà thả thì chỉ phạm Ác-tác. Nếu nhóm người đánh cá quăng lưới đặt nơm để bắt cá, Bí-sô ni khởi tâm trộm gỡ lấy lưới và nơm này, tính giá định tội như trên; nếu khởi lòng từ bi cũng định tội như trên. Nếu lấy cá trong lưới và trong nơm cũng định tội giống như trên.
Nếu có đoàn thương buôn mang nhiều hàng hóa đi trong đường hiểm khó tìm được nước, nước đựng trong bình, vò hay đãy nước bằng da mang theo của mỗi người có giới hạn; Bí-sô ni có tâm lấy cắp khởi phương tiện lấy phần nước dành cho người, định tội như trên, nếu lấy phần nước dành cho súc vật tính giá đủ năm ma sái thì phạm Tốt-thổla-để, không đủ thì phạm Ác-tác. Đối với đoàn thương buôn đi trên thuyền ra biển, nước khan hiếm nếu Bí-sô ni có tâm lấy cắp, định tội cũng giống như trên.
Trường hợp đệ tử đi theo hai thầy trên đường, thầy giao y vật cho đệ tử mang, nếu đệ tử có tâm lấy cắp đi tụt phía sau cách xa hai thầy, nếu còn trong tầm mắt thấy thì phạm Tốt-thổ-la-để, nếu mất hút ngoài tấm mắt thấy tính giá đủ năm ma sái thì phạm bổn tội, không đủ thi phạm Tốt-thổ-la-để . Nếu đi nhanh về phía trước cũng định tội như trên; nếu lấy y từ trong phòng lên lầu hoặc xuống lầu, cũng dựa trong phạm vi tầm mắt thấy mà định tội như trên.
Trường hợp Bí-sô ni sống nơi A-lan-nhã, có kẻ cướp muốn cướp phá thôn đến hỏi Bí-sô ni: “Cô có biết nhà ___ trong thôn đó không?”, đáp biết, kẻ cướp hỏi: “Nhà đó nhiều người nữ ít người nam, không có chó dữ cũng không có nhiều bụi gai, dễ vào dễ ra, đối với tôi không có thiệt hại gì mà còn cướp được tài vật phải không? Nếu cướp được tôi sẽ chia cho cô một phần”. Nếu Bí-sô ni trả lời: “Tôi biết nhà đó nhiều nữ ít nam, không có chó dữ cũng không có nhiều bụi gai, dễ vào dễ ra, đối với ông không có thiệt hại gì mà còn cướp được tài vật”, kẻ cướp nghe Bí-sô ni nói thế liền vào nhà đó cướp được tài vật, trở về đưa cho Bí-sô ni một phần, dù chưa chạm đến vật Bí-sô ni vẫn phạm Tốt-thổ-la-để, nếu đã nhận lấy thì tính theo thời giá định tội như trên. Nếu Bí-sô ni sau khi nói với kẻ cướp như vậy rồi liền hối hận, vội đến chỗ kẻ cướp nói lại như sau: “Lúc nãy tôi chưa suy xét kỹ nên vội nói như thế, thật sự thì nhà đó nhiều nam ít nữ, có chó dữ và nhiều bụi gai, khó vào khó ra, dù lấy được tài vật cũng không tránh khỏi bị thương tổn”, dù kẻ cướp có đi cướp hay không, Bí-sô ni vẫn phạm Tốt-thổ-la-để. Nếu Bí-sô ni không đến chỗ kẻ cướp nói lại như vậy mà đến nhà đó nói rằng: “Các vị nên cảnh giác, cẩn thận đề phòng kẻ cướp tối nay sẽ đến cướp, đừng để tài sản bị cướp hoặc thân mạng bị thương tổn”, dù cho kẻ cướp có đến hay không, Bí-sô ni vẫn phạm Tốt-thổ-la-để .
Về phương tiện lấy cắp liên quan tới ba việc: Một là việc ruộng đất, hai là việc nhà cửa, ba là việc quán xá. Về việc ruộng đất có hai cách lấy: Một là kiện tụng lấy, hai là bao vây lấy. Sao gọi là kiện tụng lấy? Nếu Bí-sô ni tranh chấp ruộng đất với người tục kiện lên quan, không thắng kiện thì phạm Tốt-thổ-la-để, nếu thắng kiện cho đến người tục tâm chưa dứt bỏ thì phạm Tốt-thổ-la-để, nếu người tục tâm dút bỏ thì tính theo thời giá định tội như trên. Sao gọi là bao vây lấy? Nếu Bísô ni ở trên ruộng đất của người khác dùng cây trồng hay trụ cột che ngăn chung quanh, hoặc đào hào, xây tường vách chung quanh, xây chưa giáp khắp thì phạm Tốt-thổ-la-để, nếu đã giáp khắp tính giá định tội như trên. Về việc nhà cửa và quán xá theo như việc ruộng đất mà định tội.
Nhiếp Tụng:
Không chân và hai chân
Bốn chân cùng nhiều chân
Trộm của các loài ấy
Phạm nhẹ nặng nên biết.
Nói không chân là chỉ cho loài rắn, lươn, đỉa. Ba loài này được người chơi rắn, thầy thuốc của vương gia và người sơn dã nuôi. Người chơi rắn thường bắt rắn làm trò chơi để kiếm sống. Thầy thuốc của vương gia thường dùng đỉa trị bịnh để kiếm sống. Người sơn dã nuôi loài không chân này để làm thuốc ói mữa hoặc nướng để nhắm rượu. Nếu Bí-sô ni trộm lấy những loài trùng này tính theo thới giá định tội như trên.
Nói hai chân là chỉ cho người và chim, khi trộm người có Có ba phương tiện: Hẹn chỗ, định thời gian và hiện tướng. Hẹn chỗ là nói với người kia rằng nếu ông thấy tôi ở trong vườn hay chỗ tập họp hay ở miếu Thiên tự thì ông biết là việc thành tựu. Định thời gian là nói rằng vào buổi sáng, trưa hay chiều nếu ông thấy tôi từ đằng xa thì ông biết là việc thành tựu. Hiện tướng là nói rằng nếu ông thấy tôi mới cạo râu tóc, đắp y đỏ, tay cầm tích trượng, bưng bát đựng đầy thức ăn thì ông biết là việc thành tựu. Khi trộm cắp như thế tính theo thời giá định tội như trên. Khi trộm chim có hai phương tiện: Từ dưới đất bắt được hay từ trên không rơi xuống. Từ dưới đất bắt được là bắt trộm chim từ trên mặt đất, tính giá định tội như trên. Từ trên không rơi xuống là người bắt chim đốt đồng cỏ khô khiến chim bị khói lửa bức hại rơi xuống. Khi rớt xuống chỗ kinh hành hạnh đầu đà của Bí-sô ni hay ở trước cửa nhà, nếu Bí-sô ni có tâm trộm cắp nhặt lấy, tính theo thời giá định tội như trên.
Nói bốn chân là chỉ cho voi, ngựa, lừa, lạc đà, trâu, bò, dê… Khi trộm cắp có hai phương tiện: Từ chỗ nhốt từng bầy hay là chỗ cột riêng từng con. Khi Bí-sô ni từ trong chuồng ngựa trộm ngựa dẫn đi, trong phạm vi tầm mắt thấy thì phạm Tốt-thổ-la-để, ngoài phạm vi tầm mắt thấy thì phạm bổn tội. Khi Bí-sô ni trộm ngựa cột nơi trụ cột hay gốc cây dắt đi, định tội giống như trên. Các loài bốn chân khác chuẩn theo đó nên biết.
Nói nhiều chân là chỉ cho loài sâu bọ, ong bướm, rít… Đối với loài nhiều chân có ba hạng người cần dùng là quan đoán sự, người giữ thành và thương buôn ra biển. Quan đoán sự nuôi ong hoặc rít, bò cạp… trong một cái vò, khi kẻ tội phạm không chịu khai liền bắt họ đưa tay chân vào trong vò cho ong chích hay rít cắn để họ khai ra. Người giữ thành nuôi ong trong vò, nếu có kẻ địch đến khiêu chiến không thể đánh lui được thì mở vò thả ong ra chích quân địch, bị chích đau quân địch bỏ chạy. Thương buôn ra biển tìm châu báu nuôi ong trong vò để phòng lúc gặp hải tặc, nếu địch không lại thì mở vò thả ong ra chích giặc cướp, bị chích đau giặc cướp bỏ chạy.
Duyên xứ giống như trong luật Bí-sô, lúc đó có vị A-la-hán Bí-sô ni tên Thế La đã đoạn các phiền não. Một đồng tử bán hương vừa trông thấy ni Thế La hết lòng kính trọng, đến chỗ ni Thế La bạch: “Thánh giả, nếu cần vật gì cứ đến nhà con tùy ý lấy dùng, Thánh giả dạy bảo gì con đều vâng theo”, đáp lành thay. Thời gian sau ni Thế La mắc bịnh nặng không thể đi khất thực, đồng tử bán hương trông thấy các Bí-sô ni thứ lớp khất thực liền đến lễ bái và hỏi thăm ni Thế La vì sao không đi khất thực, một Bí-sô ni nói: “Hiền thủ, vị ni ấy mắc bịnh nặng”. Đồng tử nói: “Thánh giả, trước đây tôi có bạch với ni Thế La nếu cần vật gì cứ đến nhà tôi tùy ý lấy dùng, nhưng mãi không thấy vị ni ấy đến. Nếu ni Thế La cần gì xin Thánh giả đến lấy mang về cho vị ấy”, Bí-sô ni này nói: “Lành thay Hiền thủ”. Đồng tử bạch như vậy đến hai, ba lần khiến một Bí-sô ni trẻ suy nghĩ: “Đồng tử này ân cần thỉnh cho như vậy, ta nên thử xem hư thực thế nào”, nghĩ rồi liền đưa cái bát nhỏ cho đồng tử nói: “Hiền thủ, Thánh giả Thế La nay cần ít dầu”. Đúng lúc đó dầu mới vừa ép xong, đồng tử liền múc dầu đổ đầy bát nhỏ rồi đưa cho vị ni trẻ nói rằng: “Nếu Thánh giả Thế La có cần gì thêm cứ tùy ý đến lấy”. Vị ni trẻ nhận dầu rồi về lấy dầu này thoa cho ni Thế La, dầu thoa vừa hết thì bịnh của ni Thế La cũng khỏi hẳn. Khi thấy ni Thế La đi khất thực, đồng tử liền đến đảnh lễ nói rằng: “Đã lâu con không gặp được Thánh giả”, đáp: “Lâu nay tôi mắc bịnh”, đồng tử nói: “Trước đây con có thỉnh Thánh giả cần gì cứ đến nhà con tùy ý lấy dùng nhưng mãi không thấy Thánh giả đến, vừa rồi có một vị ni trẻ đến nói Thánh giả bịnh cần ít dầu, con đã lấy dầu mới ép múc đầy bát nhỏ đưa cho vị ấy”. Ni Thế La chú nguyện cho đồng tử rồi đi, khi trở về trú xứ liền hỏi các Bí-sô ni: “Ai đã đến chỗ đồng tử bán hương lấy dầu mang về?”. Vị ni trẻ nói: “Thánh giả, khi tôi đi khất thực gặp đồng tử ấy hai, ba phen nói với tôi là ông có bạch với Thánh giả nếu cần gì cứ đến nhà ông ấy tùy ý lấy dùng nhưng mãi không thấy Thánh giả đến lấy, nay Thánh giả Thế La bịnh nếu có cần gì tôi cứ đến lấy mang về. Tôi nghĩ nên thử xem hư thực thế nào nên đưa cái bát nhỏ cho đồng tử nói là Thánh giả Thế La cần ít dầu. Đồng tử ấy liền múc dầu đầy bát nhỏ đưa cho tôi, tôi đem về thoa cho Thánh giả, vừa hết dầu thì bịnh Thánh giả cũng hết”. Ni Thế La hỏi: “Tôi có nhờ cô đến chỗ đồng tử xin dầu không?”, đáp không có. Một vị ni trẻ khác vốn có hiềm khích với vị ni trẻ này liền nói với ni Thế La: “Thánh giả, vị ni này nhơn Thánh giả bịnh không phải chỉ đến chỗ đồng tử xin dầu, mà đã xin khắp thành Thất-la-phiệt này”. Vị ni trẻ này nghe rồi hối hận không biết mình có phạm tội không bèn đem việc này bạch các Bí-sô ni, các Bí-sô ni bạch các Bí-sô, các Bí-sô bạch Phật, Phật hỏi vị ni trẻ: “Cô dùng tâm gì đến chỗ đồng tử kia xin dầu?”, đáp: “Con khởi tâm muốn thử đồng tử kia”. Phật nói: “Không phạm; nhưng Bí-sô, Bí-sô ni không hỏi người bịnh thì không nên xin giùm. Khi cần xin nên hỏi người bịnh là nên đến phòng thuốc của Tăng xin hay đến chỗ tín đồ, thân quyến xin. Tùy lời nói của người bịnh mà đến xin; nếu Bí-sô, Bí-sô ni không hỏi người bịnh mà đi xin thì phạm tội Việt pháp”.
Nhiếp Tụng:
Vật đóng thuế gởi người
Mang giúp vật cho người
Không nhận bèn cưỡng ép
Mang đi cho cha mẹ
Lại vì Tam bảo mang
Cho giá sau chia đều
Chủ y mang đi giùm
Khiến người nhiễm không nhiễm
Trốn thuế đi cửa sau
Đoạt hết vật thương buôn.
Tụng này gồm duyên khởi,
Bí-sô rành rõ luật.