CÁC THỜI KỲ CHÁNH, TƯỢNG VÀ MẠT PHÁP

Sa môn Thích Hải Quang

 

1. Trong kinh nói về các thời kỳ Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp…Vậy thì thế nào mà gọi là pháp của đạo Phật ta có chánh và có mạt?

2. Chỉ có đạo Phật của ta là có Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp không thôi hay là các tôn giáo khác cũng có như vậy ?

3. Con đọc kinh sách thấy nói về thời Mạt pháp nầy chỉ có pháp môn Tịnh Ðộ là thích hợp với căn cơ của chúng sanh, nếu y theo đó tu học thì ngay trong hiện đời cũng được giải thoát, việc đó không đáng để nghi ngờ. Nhưng hiện nay con thấy đa số quý thầy vẫn dạy các Phật tử tu theo Thiền là pháp môn dành cho các bậc thượng căn khi xưa, vậy thì việc hóa đạo ấy đúng hay sai

Trả lời Phật tử: NGUYÊN PHÁP, (San Diego California).

Cùng các Phật tử:

  • THIỆN ÐỒNG (HousTon, Texas).
  • TỊNH NHẪN (Orange County CA).
  • QUẢNG NGỌC (Santa Ana CA).

(Phụ một số câu hỏi chánh)

HỎI:

1. Bạch thầy con xem thấy trong kinh có nói về các thời kỳ Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp……

Vậy thì như thế nào mà gọi là pháp của đạo Phật ta có Chánh có Mạt?

2. Chỉ có đạo Phật của ta là có Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp không thôi hay là các tôn giáo khác cũng có như vậy?

3. Con đọc kinh sách thấy nói về thời Mạt pháp nầy chỉ có pháp môn Tịnh Ðộ là thích hợp với căn cơ của chúng sanh, nếu y theo đó tu học thì ngay trong hiện đời cũng được giải thoát, việc đó không đáng để nghi ngờ.

Nhưng hiện nay con thấy đa số quý thầy vẫn dạy các Phật tử tu theo Thiền là pháp môn dành cho các bậc thượng căn khi xưa, vậy thì việc hóa đạo ấy đúng hay sai ?

4. Gần đây con thấy có nhiều thầy mở các khóa dạy Phật tử tu học đủ mọi pháp môn hết, như có thầy ra thông bạch nói:

Chùa của thầy dạy đặc biệt cho Phật tử đủ mọi pháp môn Tu, ai muốn Tu theo pháp môn nào thầy cũng đều có dạy hết, bởi vì khóa tu của thầy mở ra là “vô tiền khoáng hậu”, có dạy đủ hết các môn Thiền, Giáo, Mật, Tịnh……ai muốn tham dự thì đến ghi danh và đóng tiền lệ phí vv…..

Vậy thì việc mở khóa tu như vậy đó có đúng hay không?

5. Trong kinh có nói về địa ngục, việc ấy thì con rất tin tưởng không nghi ngờ gì hết, nhưng con có nhiều bạn khác, họ không tin vào việc nầy, thường nói lời bài bác, và cười chê con là mê tín dị đoan, nói chuyện hoang đường,…..như là nói đào đất ra có thấy địa ngục gì đâu, chỉ toàn là đất đá mà thôi.

Con cũng không biết biện luận ra sao.

Xin thầy từ bi giải niềm nghi hoặc.

Con cũng không biết biện luận ra sao.

Xin thầy từ bi giải niềm từ bi.

 

THƠ ÐÁP:

Nay xin lần lượt giải đáp để cho quý đạo hữu được chánh tín (lòng tin chân chánh) và chánh kiến (sự thấy biết chân chánh) vào nơi giáo lý của đạo ta hầu phát tâm tu tập, cầu chơn giải thoát

1. Trước hết giải đáp câu hỏi thứ nhất:

về: Chánh pháp, Tượng pháp Mạt pháp.

Theo kinh giáo của đức Thế Tôn dạy thì: Vạn vật ở trên đời nầy từ hữu tướng (tức là những vật thể nào có hình dạng hoặc lớn như núi non, sơn hà, đại địa, hoặc nhỏ hơn hột bụi, mảy lông vv….hoặc vô tướng (tức là không có hình dạng, chẳng hạn như ý niệm, hơi thở….) ÐỀU LÀ VÔ THƯỜNG VÀ KHÔNG THỂ NÀO TỒN TẠI MÃI MÃI ÐƯỢC.Mà trước sau và lần lượt phải chịu trải qua 4 thời kỳ sanh diệt là :THÀNH, TRỤ, HOẠI, KHÔNGhết cả.

Nay xin lấy ra vài ba ví dụ cụ thể để làm dẫn chứng:

Ngay tại bản thân ta:

a. Như thân thể tứ đại của ta đây, nó cũng phải lần lượt trải qua 4 thời kỳ là:

SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT

Việc nầy rất rõ, vì thân thể của ta là vật có hình, có dạng (tức là hữu tướng pháp) cho nên sự sanh, diệt của nó (nếu như để tâm thì) dùng mắt thường cũng có thể thấy biết được một cách rất dễ dàng.

b. Cũng ngay ở trong thân thể ta, thì cái “ý nghĩ” là pháp vô hình mắt thường không thể nào trông thấy được nhưng nếu dùng “tâm nhận xét” thì cảm biết và thấy nó rõ ràng.

Cái ý nghĩ nầy tuy là vô hình nhưng nó cũng phải chịu theo sự chi phối của định luật VÔ THƯỜNG sanh diệt nữa.

Ðó là:

  1. Khi ý nghĩ mới bắt đầu khởi lên, thì gọi đó là SANH.
  2. Ý nghĩ ấy TỒN TẠI trong tâm của mình một thời gian hoặc lâu, mau, dài, ngắn…..nào đó, thì gọi là TRỤ.
  3. Khi nó (ý nghĩ) bắt đầu biến đổi đi thì gọi là DỊ (không còn giống như lúc mới sanh nữa).
  4. Khi nó tan mất không còn nữa thì gọi là DIỆT (và rồi lại có ý nghĩ khác (tức là ý niệm) sẽ tiếp tục khởi lên….không bao giờ gián đoạn hết cả).

Vì thế cho nên mới nói rằng:

Hữu hình hay vô hình chi cũng phải chịu theo định luật VÔ THƯỜNG, sanh diệt….là như vậy.

Cũng thế, do vì muôn vật ở đời có sanh, có diệt, có thạnh, có suy…..

Cho nên đạo pháp của Như Lai cũng phải chịu y theo như vậy, nghĩa là có Chánh, có Tượng và có Mạt.

Nhưng nếu ai là người học Phật, hiểu biết chân chánh (tức là có được chánh kiến) phải nên nhớ rõ một điều quan trọng rằng :

Việc chánh yếu nhất trong sự hưng, suy còn mất của đạo pháp là do ở nơi TÂM CỦA CON NGƯỜI, chớ không phải do nơi giáo pháp.Bằng chứng là hiện nay, ta có thể nói kinh điển còn có nhiều và đầy đủ hơn xưa nữa, bởi vì phương tiện ấn loát, giấy, mực….chi chi cũng đều rất dồi dào, chỉ cần trong một thời gian ngắn thôi là đã in ra xong ngàn vạn quyển, chớ không phải như trước kia, phải dùng tay biên chép (tức là thơ tả) đâu.Nhưng tại sao lại gọi là Mạt pháp ‌?Ðó là bởi vì :Tâm của chúng sanh (chúng ta) càng ngày càng thêm băng hoại, đạo đức kém dần, căn lành tổn giảm, phần đông người tu tập thời nay không còn giữ (giới luật) và hành trì đúng theo lời Phật dạy khi xưa nữa.Cho nên mới gọi là Mạt pháp.

(Ðây là nói về phần lý).

Kế đây là nói về tình trạng (phần SỰ):

Sao gọi là nói về phần SỰ?

Nghĩa là từ bây giờ (hiện nay) trở riết về sau, đúng theo thật tế và tình trạng xã hội cùng nhân sinh mà nói thì….

– PHẬT PHÁP QUẢ THẬT ÐANG Ở TRONG tình trạng SUY KÉM DẦN DẦN.

– Nếu có rực rỡ đi chăng nữa thì cũng chỉ là tạm thời và được chút đỉnh ảnh hưởng ở bên ngoài mà thôi, chớ không thể nào phục hưng lại như hai thời Chánh pháp và Tượng pháp trước kia được cả.

Theo như kinh dạy thì: Pháp vận của đạo ta được Phật chia ra làm 3 giai đoạn sau đây:

1. Chánh pháp:

TỒN TẠI được 500 năm kể từ sau khi Phật nhập Niết Bàn.

2. Tượng pháp:

TỒN TẠI được 1000 năm tiếp theo sau thời kỳ Chánh pháp.

3. MẠT PHÁP:

Từ sau khi Phật nhập Niết Bàn 1500 năm trở riết về sau (10.000 năm tiếp theo thời Tượng pháp) rồi mới hoàn toàn diệt hẵn. Phải chờ cho đến hơn 8 triệu năm sau, khi Phật Di Lặc ra đời, nhân loại mới có được Chánh pháp để tu tập lại.

Sao gọi là CHÁNH, TƯỢNG và MẠT PHÁP?

a. Gọi là CHÁNH vì chữ CHÁNH có nghĩa là CHỨNG. Trong thời gian Chánh pháp nầy còn có người tu hành, có người chứng đắc….

b. Gọi là TƯỢNG vì chữ TƯỢNG có nghĩa là mường tượng, gần giống (như trước mà thôi, chớ không còn nguyên vẹn nữa). thời gian nầy pháp nghi tu tập và sự hành trì không còn đúng theo như trước nữa, người thì tu nhiều, mà chứng đắc chẳng có bao nhiêu, tuy nhiên cũng còn có người đắc được thiền định.

c. Gọi là MẠT vì chữ MẠT có nghĩa là bụi, như chót đầu lông, như hạt bụi nhỏ mà thôi, thời gian nầy, người tu thì (vẫn) có mà người chứng đắc thì không.

Như trong kinh “Ðại tập Nguyệt tạng”, Phật có nói rằng:

Mạt pháp ức ức nhơn tu hành, hãn nhứt đắc đạo.

Nghĩa là:

Thời Mạt pháp tuy có ức ức người tu hành, song không một ai chứng đắc được cả….

Tóm lại, nói đơn giản cho dễ hiểu thì:

– Chánh pháp là:

Có giáo lý, có người hành trì, có quả vị chứng đắc.

– Tượng pháp là:

Có giáo lý, có người hành trì, không có quả vị chứng đắc.

– MẠT PHÁP là:

Có giáo lý, không có người hành trì, không có quả vị chứng đắc.

Ở đây cũng xin được nói thêm ra cho rõ hơn là:

1. Ở trong thời Tượng pháp chẳng phải hoàn toàn không có quả vị chứng đắc đâu, song các bậc chứng được thánh quả giải thoát trong thời kỳ nầy rất là ít có, khó tìm, khó gặp cũng như là sao buổi sáng trên nền trời vậy.

Vì thế cho nên mới nói là KHÔNG CÓ quả vị CHỨNG ÐẮC.

2. Còn ở trong thời MẠT PHÁP chẳng phải là không có người hành trì đâu, nhưng vì kẻ hành trì đúng theo lời Phật dạy, đúng theo giáo lý thì thật là tuyệt ít, hầu như không có ai.

Vì thế cho nên mới nói là KHÔNG CÓ NGƯỜI hành trì.

Phải nên hiểu như vậy.

Qua ba thời kỳ Chánh pháp, Tượng phápMẠT PHÁP nầy, người Phật tử chân chánh tu học theo PHẬT PHÁP chúng ta nên nghĩ như thế nào ‌?Không phải là hỏi để được biết suông, hoặc là chỉ muốn cho rộng thêm đường kiến giải của mình rồi “lên mặt” ra vẻ như “ta đây” là một người học nhiều, biết rộng thôi đâu.Nếu chỉ hiểu đơn thuần như vậy thì rất là :

– Phụ lòng đại từ bi của chư Phật, Bồ tát, Tổ sư.

– Phụ luôn cả các bậc tiên hiền, cổ đức và chư thiện Tri thức trong đạo.

Cùng:

– Phụ luôn cả chính mình nữa.

Ðiều mà tôi muốn nói lên đây là:

– Khắp khuyên tất cả các đồng nhơn đang trên bước đường tu tập, (sau khi học biết xong ba thời kỳ Pháp vận nầy rồi), phải nên phát lòng thương cảm trước là cho mình, sau nữa cho người rằng:

– Chúng ta tội chi mà sanh ra nhằm thời Mạt pháp?

Và:

– Duyên phước gì mà còn được dự vào chốn tăng luân ?

Do vì nghĩ như vậy rồi cho nên phải cố gắng tu hành chơn thật lại bằng cách nhìn vào trong phần THẬT HẠNH của mình, nếu như thấy mình tuy mang tiếng là :

– Phật tử mà không thật là Phật tử (giả danh Phật tử).

– Tu hành mà không thật tu hành (Dối tu, mượn đạo tạo đời).

thì nên cố gắng chỉnh lại ba nghiệp, hết tâm sám hối và lập nguyện tu tập lại cho được chân chánh, đàng hoàng hơn.Ðừng nên để cho :PHÁP ÐÃ MẠT LẠI CÀNG THÊM MẠT.mà mang lỗi với Tam bảo.

Việc đó quyết không nên.

2. ÐÁP CÂU HỎI THỨ 2:

Chỉ có đạo Phật của ta là có Chánh pháp, Tượng pháp và Mạt pháp thôi, hay là các tôn giáo khác cũng có như vậy ‌?

ÐÁP:

Như trên đã có nói rằng:

Vì tâm của chúng sanh càng ngày càng thêm băng hoại, đạo đức suy kém DẦN DẦN, căn lành ngày càng tổn giảm và không còn hành trì theo đúng lời của Phật, tổ dạy nữa.

Thế nên mới gọi là Mạt pháp.

Và do vì như vậy nên ta phải biết rộng thêm rằng:

– Nhơn loại ngày nay đang trên đường đi đến thời gian của kiếp hoại, cho nên đạo căn và đức hạnh càng ngày càng thêm cạn cợt hơn khi xưa, ngoài đời trong đạo (Phật giáo nói riêng) và các tôn giáo khác (nói chung) cũng vậy.

– Ðại đa số Nhơn loại ngày nay nặng nề về sự “chấp ta” (tức là “ngã chấp”), cho nên tự ái quá nhiều….vì thế mà khắp nơi, khắp các tôn giáo và khắp tất cả mọi người (trên thế giới) thường hay xảy ra lắm cảnh tranh giành, giết hại, xâm đoạt, chen lấn, ganh đua lẫn nhau trong cảnh ngũ dục, lấy các điều TÀI, SẮC, DANH, THỰC, THÙYÁI DỤC mà làm mạng sống…..

Ðiều nầy người có tâm đạo và trí huệ ai cũng đều thấy rõ hết. Cho nên nếu nói về ba thời kỳ Chánh pháp, Tượng phápMẠT PHÁP nầy thì:

Không riêng gì cho đạo Phật của ta không thôi đâu.

Mà:

Tất cả các tôn giáo khác cũng phải đều có CHÁNH, TƯỢNGMẠT pháp y như vậy.

Sở dĩ họ không thấy biết, là vì giáo chủ và kinh sách của tôn giáo họ không hiểu thấu cho nên không có nói đến mà thôi.

Chớ không phải là:

Chỉ có đạo Phật mới có 3 thời kỳ Pháp vận (đáng buồn) nầy.

Mà các tôn giáo khác không có đâu.

Nhưng nơi đây chỉ xin nói riêng về đạo giáo của chúng ta mà thôi, chớ không nên lạm bàn đến các tôn giáo khác làm chi, e cho có sự đụng chạm đến họ mà không hay.

Lại nữa.Trong kinh Phật có dạy về MẠT PHÁP là như thế nầ :

“Xá Lợi Phất, Chánh pháp của Phật chẳng phải thiên ma hay ngoại đạo có thể phá hoại được, cũng chẳng phải do vì Như Lai và chư thánh chúng (nhập Niết Bàn) mà pháp ẩn mất đâu.

Chỉ vì thời kỳ ấy (tức là thời Mạt pháp) ít còn có người muốn nghe pháp, phần đông đều không còn ham thích pháp nữa, cho nên các người thuyết pháp đều xa lánh họ.

Với Chánh pháp mà đã không thích, không nghe như thế rồi, thì chúng sanh ngày càng tăng thêm sự BẤT TÍN.

Bất tín đã tăng trưởng thì không còn chuyên cần tu tập nữa.

Chư Tỳ kheo thông hiểu Chánh pháp và tự rút lui, vì thấy mọi người không còn ham thích Chánh pháp nữa nên chẳng còn ra hoằng dương và tự động rút lui ẩn dật.

Do đó mà lời dạy của Phật sẽ mất DẦN DẦN”….

Qua đoạn kinh nầy, ta nhận thấy một cách rõ ràng rằng :Trong thời buổi Mạt pháp hiện nay, đa phần các Phật tử, tại gia lẫn xuất gia chi chi cũng vậy, rất ít có người chân thật tu hành cầu chơn giải thoát mà phần nhiều chỉ ham lo tranh đua nhau trên đường danh, nẻo lợi mà thôi.Khắp nơi trong đạo, theo lời Phật huyền ký như sau :

“Nầy A NAN, sau khi ta nhập Niết Bàn rồi, thời gian 500 năm rốt sau (tức là trong thời kỳ Mạt pháp nầy) nhóm người giữ giới, y theo Chánh pháp lần lần tiêu giảm, các bè đảng phá giới, làm điều phi pháp càng tăng thêm nhiều.

Do nơi chúng sanh phỉ báng Chánh pháp, gây nhiều ác hạnh nên phước thọ bị tổn giảm, các tai nạn kinh khiếp nổi lên.

Bây giờ có nhiều Tỳ kheo mê đắm danh lợi, họ không tu thân, tâm, giới, huệ, mà chỉ tham trước vào những y, bát, sàng tòa, phòng xá, thuốc men….rồi tranh giành phỉ báng lẫn nhau, thậm chí đưa nhau ra thưa kiện nơi chốn quan ty, lời nói bén như đao kiếm”.

Là người Phật tử nếu như có thật tâm cầu giải thoát, ta phải nên cố gắng chơn thật tu hành dung hòa SỰ, đừng để phải bị lâm vào trong cảnh chỉ có “tu trên đầu môi chót lưỡi” không mà thôi !Như vậy thì đối với các hàng giả danh tu hành và làm hư hoại Chánh pháp đó ta cũng giống y như họ nào khác chi đâu.Phải nên cẩn thận.

ÐÁP CÂU HỎI THỨ 3:

Chư Phật nói chung và riêng cho đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn thị hiện giáng trần, mục đích là muốn dẫn dắt chúng sanh xa lìa nơi biển khổ, sông mê, bước lên bờ giác.Nhưng chúng sanh chúng ta vì căn cơ sai kém không đồng, nên trong suốt một thời thuyết giáo của NGÀI, đức Thích Tôn phải dùng vô số Thiện xảo phương tiện 1, thuyết ra vô số pháp môn mầu nhiệm khác nhau cho xứng hợp với tất cả, hầu chúng sanh được dễ dàng ngộ nhập vào…và đạt được quả vị giải thoát.Cho nên vì đó mà giáo môn của Phật có nhiều đến vô lượng.Hiện nay, trong thời buổi Mạt pháp nầy, chỉ còn hai Ðại giáo môn thịnh hành nhất là THIỀN TÔNGTịnh Ðộ mà thôi.Mấy lúc sau nầy tôi cũng có tiếp nhận được nhiều thơ hỏi tương tợ như câu hỏi của đạo hữu vậy.Việc nầy tôi cũng đã có (hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp) giải đáp nhiều lần qua các quyển sách hoằng dương về Tịnh Ðộ của Việt Nam Liên Tông sơ tổ là ngài THÍCH THIỀN TÂM Hòa Thượng mà tôi đã chú giải và ấn tống trong các thời gian gần đây, như là:

– Quyển Tây Phương Nhật khóa

Mật Tịnh pháp nghi.

(hành trì và giải thích)

ấn tống vào năm 1990.

– Quyển Liên Tông Thập Tam tổ.

(13 vị Tổ sư Tịnh Ðộ)

ấn tống vào năm rồi 1998.

Trong đó đã có giải thích đầy đủ và chỉ bày ra các sự lợi ích thiết thực của pháp môn Tịnh Ðộ đối với căn cơ của chúng sanh chúng ta trong thời buổi Mạt pháp nầy như thế nào rồi.

(Ðạo hữu nên tìm xem lại).Phải biết rằng đại đa số chúng sanh thời nay đều là Hạ căn hết cả, vì thế mà rất cần thiết phải nên tu theo Tịnh Ðộ.tại sao ‌?Trong kinh “ÐỊA TẠNG BỔN NGUYỆN” có dạy rằng :“Bạch đức Thế Tôn, con xem xét chúng sanh trong cõi Diêm Phù Ðề nầy, mỗi khi sanh tâm động niệm không chi là chẳng phải tội”…..Kinh LĂNG NGHIÊM cũng có nói :“ chúng sanh vừa mới động tâm thì trần lao đã khởi ngay ra trước”…..Từ nơi các lời dạy trên đây mà suy ra thì:

Tất cả phàm phu bạt địa chúng sanh chúng ta hễ vừa khởi tâm tưởng nghĩ thì đều kết thành ra tội, đều mang lỗi hết cả….

Cái tâm đã bị “loạn động” đến mức như vậy rồi thì làm sao mà “Nhiếp Tâm vào định” theo tôn chỉ của pháp môn Thiền được ‌.

Vả lại các phương pháp tu THIỀN đang được chỉ dạy và tu tập hiện nay thảy đều sai trái với lời dạy của Phật hết, nên chẳng những việc tu Thiền ấy không thu nhập được kết quả chi mà trái lại càng ngày càng bị lún sâu thêm vào trong đường tà, nẻo quấy hết cả.Như qua phần mà tôi vừa giải đáp ở trên (câu 1 và 2), thì trong thời kỳ Mạt pháp nầy, các pháp nghi tu hành không còn “đúng theo như pháp” nữa nên được xem như là :Có giáo lý mà không có người hành trì và không có quả vị chứng đắc.Vì thế nên đa phần những người tu thiền đời nay mới xem qua bên ngoài thì :“Ngồi ngay ngắn thì giống như có vẻ hành Thiền”.Nhưng mà :Trong tâm thì hoàn toàn loạn động, ý chạy dong khắp chốn Ðông, Tây….Tu Thiền như thế thì dù cho đến đời Phật vị lai là Di Lặc Phật ra đời cũng không thể nào đắc thiền, đắc định được cả.

(Vả lại các pháp thiền được dạy ngày nay nếu đem so kiểm lại với lời Phật, Tổ dạy về thiền trong kinh, luận thì xem có vẻ lạ, chẳng hạn như tu theo lối Thiền Trà, Thiền Hành (đi), Thiền Nằm, Thiền Ca hát, Thiền Ôm….

Tôi chẳng biết các lối tu Thiền ấy là do đâu mà y cứ và phát xuất ra cả nên không dám lạm bàn e có sự đụng chạm chăng !!

Việc ấy xin để cho các hàng đại gia thức giả trong chốn tông môn xét lại).

Nơi đây (qua bổn phận) tôi chỉ xin được giải đáp lời hỏi của đạo hữu là:

Trong kinh Phật đã có huyền ký lời rằng:

“Thời Mạt pháp ức ức người tu hành, song không có một ai giải thoát được cả, duy chỉ nương theo pháp môn Tịnh Ðộ mà thoát khỏi luân hồi”.Qua lời dạy trên ta thấy rõ ràng rằng là :Trong thời buổi nầy, chỉ có pháp môn Tịnh Ðộ mới đáp ứng được sự giải thoát cho các hàng căn cơ Trung, Hạ của chúng sanh mà thôi.Liên Tông nhị Tổ THIỆN ÐẠO Ðại sư nguyên là ứng thân của Phật A DI ÐÀ có dạy rằng:

Chúng sanh đời nay phần nhiều chướng nặng, tâm thô, thần thức tán động…..nên tu quán khó thành. Chính vì như thế nên đức Phật xót thương khuyên thẳng nên xưng danh hiệu (tức là niệm Phật).

Tại sao?

Vì xưng danh hiệu là hạnh dễ làm, nên nếu cứ giữ cho mỗi niệm nối nhau không dứt, tu như thế suốt đời, thì:

– Mười kẻ niệm, mười kẻ vãng sanh.

– Trăm người tu, trăm người về Tịnh Ðộ.

Sao gọi là chướng nặng,

Và:

Thần thức tán động ?

a. Chướng nặng là nghiệp chướng sâu dầy ngăn cản việc tu hành của mình, chính là các chướng sau đây:

– Sở tri chướng (tức là ỷ lại vào những sự thấy biết của mình mà kiêu ngạo, thành ra lỗi “tăng thượng mạn”, do đó bị chướng ngại không được thấy Phật, không nghe pháp và không được tu hành….)

– Báo chướng (là bị nghiệp báo ngăn che khiến cho suốt đời không thấy được Phật và nghe pháp, tu hành….)

– Phiền não chướng (là các thứ tham dục, sân hận, ngu si và các thứ khác nữa,…..làm cho suốt đời không thấy được Phật, nghe pháp, tu hành….)

(Ðây tức là Tâm thô đó).

b. Thần thức tán động là:

Trong tâm thì luôn luôn bị các thứ Phiền não làm cho không lúc nào được yên cả, bốn ấm là Thọ, Tưởng, Hành, Thức hằng luôn khuấy động khiến cho Tâm thức như khỉ chuyền cây, ngựa chạy nhảy vậy (Tâm viên, ý mã).

Tóm lại: chúng sanh chúng ta trong thời buổi nầy, thì :

  • Chướng quá nặng nề.
  • Tâm quá thô tháo.
  • thần thức quá tán động.
    (Ðây là các “tâm hành” của chúng ta đó mà chúng ta lại không thấy biết hay sao ‌?)

Như vậy thì làm sao tu theo Thiền được ‌?Các bậc “Như Lai sứ giả” hoằng dương Thiền và chư Phật tử, đạo hữu đang tu theo Thiền nên thử lắng lòng xét lại xem sao ‌?

Hơn nữa.

Trong ba thời Chánh pháp, Tượng phápMẠT PHÁP, như trong kinh, luận dạy thì :

  • Chánh pháp: có nhiều người tu chứng đắc đạo và giải thoát.
  • Tượng phá : thì không có người đắc đạo và giải thoát, chỉ có một số rất ít người đắc được thiền định mà thôi.
  • MẠT PHÁP: thì chẳng những không có người đắc đạo giải thoát, lại cũng không có người đắc được thiền định.

Mà là: ức ức người tu song không có một ai giải thoát được cả, duy chỉ y theo pháp môn niệm Phật mới giải thoát khỏi luân hồi, sanh tử mà thôi.

Cho nên nếu ai là người có thật tâm muốn tu học theo Phật pháp phải lắng lòng quán xét cho thật kỹ lại căn tánh của mình trước, rồi chọn lấy một pháp môn tu tập tương xứng đoạn y theo đó mà mãi miết hành trì, ắt sẽ có ngày chứng ngộ. Chớ đừng nên vì muốn được cái “hư danh hào nhoáng” bên ngoài (như được người đời khen tặng, kính phục) mà tu theo giáo môn quá cao, ngoài tầm khả năng (cùng sự thấu hiểu) của mình, ắt sẽ phải bị lâm vào trong cảnh.

“Con ếch muốn to bằng con bò”

hay là:

“Thường dân mà tiếm xưng ngôi vị Thiên tử”

Thì việc ấy chỉ có mang hại thêm mà thôi, chớ chẳng thu nhập được một chút lợi ích nào (trên đường tu tập) cả.

Trong một số thơ hồi đáp cho vài ba đạo hữu khi trước cùng ở nơi các quyển sách mà tôi chú giải cùng biên soạn đã được PHÁP HOA bổn tự ấn tống trước đây (như các quyển Tây Phương Nhật khóa, Thơ gởi người học Phật….) tôi có lược qua về những sự lợi ích thiết thực giữa THIỀNTỊNH rồi, gần đây trong quyển “Liên Tông Thập Tam Tổ”, nơi lời sau cùng tôi cũng đã có phân biệt rõ về “KHÔNG MÔN”“HỮU MÔN” của Thiền Tông và Tịnh Ðộ nữa, mong đạo hữu hãy xem kỹ lại, ắt sẽ rõ hơn.

Phải biết rằng:

Trong Phật pháp có đến vô lượng giáo môn tu tập khác nhau (vì chúng sanh có vô lượng căn cơ sai biệt, nên Phật pháp vì đó mà cũng phải phân chia ra vô lượng môn tu cho được tương xứng) nhưng pháp môn nào cũng thế, ở nơi đây có nghĩa là:

Muốn thu hoạch được sự thành tựu, thì hành giả (tức là người tu) cần phải lấy hai chữ “chí quyết”“cùng cực” làm đầu để “hạ thủ công phu”, chớ chẳng phải là chỉ tu “lơ láo qua ngày” cùng chạy theo hình tướng rỗng tuếch bên ngoài (tức là chỉ có tu ở trên môi miệng thôi) mà chứng đắc được đâu.
Chẳng hạn như:

a. Về phương diện tu Thiền:

Thì người tu Thiền (Thiền giả) ấy phải dựa vào nơi một cái “CÔNG ÁN” mà tham cứu  2, có khi phải mất một thời gian lâu dài mới tỏ ngộ được.

Sao gọi là “CÔNG ÁN” ?

Tức là người “Thiền giả” ấy chọn lấy một câu “THOẠI ÐẦU” 3 không có ý nghĩa và đạo vị gì hết làm “bổn mạng, ngươn thần” của mình, rồi ngày đêm suy nghĩ và tìm cầu cái “nghĩa lý chơn thật” của nó (đến nổi) bất kể ngày, tháng, năm qua (tuyệt không nghĩ đến các việc chi khác) (ngoài nó) ra cả.

(Chẳng hạn như cái “CÔNG ÁN” sau đây:

(Có lời nói vô nghĩa lý và không đạo vị, ý cũng chẳng trọn đủ).

Có một vị “Thiền khách” đó đến hỏi đạo nơi Thiền sư BA LĂNG rằng:

– “Tổ ý” và “giáo ý” giống nhau hay là khác nhau ‌

BA LĂNG Thiền sư liền đáp:

– “Gà lạnh bay lên cây, Vịt lạnh lặn xuống nước”.

(Câu nầy là CÔNG ÁN)

Sau đó có Thiền sư BẠCH VÂN NGHĨA ÐOAN phê bình lời CÔNG ÁN trên chưa trọn đủ, chỉ mới có được 50% mà thôi.

Nếu là ta (ngài NGHĨA ÐOAN) thì ta sẽ đáp lời cho kẻ hỏi kia rằng :

“Cúc thủy nguyệt tại thủ,
Lộng hoa mãn hương y”.

Tạm dịch:

“Vốc nước trăng nằm trong tay,
Ðùa hoa hương thơm đầy áo”.

(Hai câu nầy cũng lại là “CÔNG ÁN” nữa).

Về sau, có ngài TRUNG NGUYÊN Thiền sư lại phê bình câu CÔNG ÁN của ngài NGHĨA ÐOAN là chỉ mới đúng được có 80% mà thôi.

Nếu là ta (ngài TRUNG NGUYÊN) thì ta sẽ đáp lời cho kẻ hỏi kia rằng:

“NHƠN NGÃ VÔ MINH XÂU LẠI MỘT CHÙM”

(Câu nầy cũng là “CÔNG ÁN” nữa).

Người học (cũng như kẻ) tu Thiền “suy cứu” mấy câu CÔNG ÁN “vô nghĩa” nầy để được “thấu hiểu nghĩa lý”

Việc “suy cầu” ấy có khi phải trải qua năm, mười năm hay đôi ba chục năm….cũng không biết chừng. Trong thời gian suy cứu các “thâm nghĩa” đó, thì bởi vì không nghĩ đến những việc chi khác hết, cho nên tâm não của bậc “Thiền giả” ấy cũng như là “cây khô, đá lạnh” (khô mộc, hàn nham) vậy.

Nghĩa là:

Ðối với các hoàn cảnh trong ngoài 4đều không thiết tưởng gì đến nữa cả, cứ tiếp tục suy cứu mãi cho đến khi nào “tiêu kiến, dứt tình” thì mới được gọi là “đại triệt, đại ngộ”.

Sao gọi là “Tiêu kiến, dứt tình” ?

Tức là: Tỏ lòng, thấy tánh.

Việc nầy trong đạo gọi là : “Hạnh khởi tuyệt giải” của người tu Thiền đúng theo tôn chỉ của “Thiền môn chánh tông” trong đạo Phật nhà ta vậy.

Còn như:

a. Về phương diện tu TỊNH (Ðộ):

Thì người “hành giả” ấy trước hết phải:

– Khởi lòng TÍN, NGUYỆN sâu thiết.

Rồi kế đó:

– Lấy câu NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT làm “thoại đầu”“chuyên tâm trì niệm”, cho đến khi nào được “nhứt tâm bất loạn” tức là:

– Trong thì: Quên hết cả tình tưởng (Tức là 4 ấm Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều lặng chìm).

– Ngoài thì: Sáu căn tịch tịnh (Ðối với sáu trần).

Tức là:

– Mắt không bị sắc làm mê Ðây gọi là “con mắt niệm PHật”.

– Tai không bị âm thanh chi phối Ðây gọi là “lỗ tai niệm Phật”.

– Cho đến 4 căn còn lại là : Mũi, Lưỡi, ThânÝ.

Đều không bị các trần Hương, Vị, Xúc, Pháp làm cho mê nữa thì sẽ được tiến vào trong chơn cảnh “NIỆM PHẬT TAM MUỘI”, đến chừng đó rồi thì mỗi khi hành giả ấy khởi niệm (tưởng đến Phật nào) ắt 10 phương chư Phật thảy đều hiện bày ra nơi trước mặt….

Tóm lại:

Một hành giả dù là tu THIỀN hay tu TỊNH chi chi đi nữa cũng phải:

Trong tâm thì diệt hết tình, tưởng. Ngoài thân thì diệt hết trần cảnh.

Trong đạo gọi cảnh giới nầy là:

Tồi tàn khô mộc ỷ hàn lâm,
Kỷ độ phùng xuân bất biến tâm….

Nghĩa là:

Cây khô xơ xác giữa rừng đông,
Mấy độ xuân qua chẳng đổi lòng….

Hai câu thơ trên đây đã minh nghĩa lại (một lần nữa) các ý vừa mới được nêu trên vậy.

Trong đạo gọi đây là (lý) Nhị không (hai thứ đều không).

Tức là:

a. Sắc (thân của mình đây) cũng còn không tưởng nghĩ đến nữa (đây gọi là sắc không) Mà sắc thân của mình đã không được tưởng nghĩ đến rồi, thì làm sao và lại có bao giờ tư tưởng đến sắc thân của người khác ư ‌

Ðây gọi là dứt Ngã tướng Nhơn tướng.

b. Tâm tưởng (lăng xăng, lộn xộn) của mình đây cũng không còn tưởng nghĩ đến nữa (Ðây gọi là Tâm không) Mà Tâm của mình đã không được tưởng nghĩ đến rồi, thì làm sao và lại có bao giờ tưởng nghĩ đến Tâm của ai khác được ư‌?

Ðây gọi là dứt chúng sanh tướng và Thọ giả tướng.

Do vì SẮC, TÂM đã bị DỨT KHÔNG tưởng nghĩ đến như vậy rồi cho nên tâm thể được “LẶNG SUỐT MỘT MÀU” ngay khi ấy liền chứng đạo, vượt qua hết tất cả khổ ách.

Trong Bát Nhã tâm kinh gọi là:

NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ÐỘ NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH.

Các bậc Tổ sư cùng với những bậc tiên hiền cổ đức khi xưa nhờ hành theo đúng đường lối như thế cho nên thảy đều được chứng đắc, do đó mà “đạo phong” truyền rộng khắp hết cả mọi nơi, mãi cho đến các đời sau nầy (và cả hiện nay nữa) mỗi khi nhắc đến đại danh cùng thánh hiệu của quý NGÀI, ai ai cũng đều cúi đầu đảnh lễ, khâm phục và tôn kính hết cả.

Trở lại câu hỏi của đạo hữu là:

Việc hóa đạo (về THIỀN trong thời buổi hiện tại) nầy là đúng hay sai ?

Việc đúng hay sai ấy hãy nên tạm gác qua một bên chẳng cần bàn luận đến vì e sẽ có sự đấu tránh, hơn thua. Nhưng nay cứ lấy “chánh kiến”“chánh trí” ra mà quán xét lại các phương pháp tu Thiền (cùng với những kẻ hành Thiền) đang được hoằng truyền thời nay (người có trí) ắt sẽ tự biết.

Như thế nào ‌?

Tức là hãy xem cái “tâm não” (qua sự dụng công tu tập mỗi ngày) của người tu Thiền đó có được như KHÔ MỘC, HÀN NHAM chăng ‌

Hay là:

…Ngồi chưa ấm chiếu,
Chạy khắp Tây, Ðông.
Thân như sai dịch,
Danh lợi mê lòng.
Ðức hạnh ngày tổn,
Tiếng xấu càng sinh…

Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy.

ẤN QUANG Ðại sư là vị Tổ sư thứ 13 của TỊNH TÔNG có dạy rằng:

Ða phần các người tu Thiền đời nay đều chỉ là “NGỘ NHẬN THIỀN” mà thôi chớ chẳng phải là người tu Thiền chân chánh như khi xưa nữa.

Vì sao mà Tổ sư gọi người tu THIỀN đời nay là “NGỘ NHẬN”(Tức là hiểu lầm về chữ THIỀN và cách thức tu THIỀN).

Ðó là bởi vì hầu hết các “Thiền giả” hành Thiền trong thời buổi hiện tại nầy, không vì mục đích là muốn được “Tiêu kiến, dứt tình” hay “Tỏ lòng thấy tánh” chi cả, mà chỉ vì :

Muốn relax (tức là nghĩ mệt sau những khi làm việc nhọc nhằn hoặc bằng đầu óc, hoặc bằng sự lao động tay chân mà thôi).

Còn đối với các cảnh “ngoài”“trong” tức là hai phần “Tướng”“Tâm” thì họ không cần biết đến, cứ mãi thả lỏng, buông lung tâm tánh mê đắm theo ngũ dục, lục trần….

Ngày tháng lần lượt trôi qua, già chết đáo đầu….

“Hành Thiền” theo lối ấy thật là uổng phí đi thời gian tu tập nhọc nhằn mà không thâu hoạch được chút chi lợi lạc cho sự giải thoát về sau hết cả.

Ðấy chính gọi là CUỒNG THIỀN, MA THIỀN vậy….

Bởi pháp tu THIỀN (như vừa giảng nói ở trước) là một phương cách “TRỰC CHỈ CHƠN TÂM, KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT”.

Tức là: CHỈ THẲNG LÒNG NGƯỜI, THẤY TÁNH THÀNH PHẬT. (Tánh đây tức là “Chơn tâm, Phật tánh” đó).

Cho nên chỉ có các hàng thức giả căn cơ ở vào bậc THƯỢNG THƯỢNG mới có thể đương nhiệm nổi, chớ còn các hàng “lục lục thường tài” (tức là hàng Trung căn, Hạ căn như chúng ta đây) thì vói chẳng đến được, chỉ nên tu theo pháp môn Tịnh Ðộ và nương vào bổn nguyện của đức A DI ÐÀ Thế Tôn cùng sức tự lực hành trì của mình mà giải thoát ra khỏi vòng luân hồi nơi ba cõi mà thôi.

Trong đường đạo, Tổ sư đã có lời dạy rằng :

Phi THƯỢNG THƯỢNG căn, thân vật khinh hứa,

Nghĩa là:

Nếu chẳng phải là bậc thượng căn,

Thì:

Chẳng nên tu học theo Thiền.

(Và cũng chẳng nên khinh tháo mà truyền dạy Thiền cho họ học nữa)

Bởi lẽ tu Thiền, nếu như hành đúng theo phương cách thì “thấy tánh thành đạo” được ngay, còn nếu dụng tâm sai lầm thì bị đọa (vào địa ngục) mau như tên bắn (vì mang tội hủy báng Tam Bảo).

(Tôi cũng đã từng thấy đời nay có rất nhiều vị (xuất gia cũng có mà tại gia cũng có) tu tập theo pháp môn trực chỉ THIỀN, thì đa phần (đến hơn 90%) đều không tôn trọng PhậtBồ Tát tượng chi cả, họ nói rằng nếu còn có thấy, còn cung kính và còn thờ lạy PHẬT tượng cùng đọc tụng kinh sách….tức là còn có “chấp tướng” trái với tôn chỉ của Thiền Tông vv….

Cho nên họ không tôn kính Phật một cách đúng mức (với tất cả tấm lòng qúy trọng) mà chỉ đặt một tượng Phật “nhỏ xíu” trên bàn thờ cho có “vị” mà thôi. Mỗi khi “hành Thiền” thì thay vì ngồi nhìn (quán) tượng Phật, thì họ lại ngồi quay mặt ngó vào trong vách tường !!

Có người hỏi tại sao thì họ đáp rằng:

– Ngó vào vách tường trống không như vậy là để phá sự “chấp vào nơi hình tượng” dù cho hình tượng đó là Phật, Tổ gì gì đi nữa cũng không nên chấp.

Nhưng có một điều (đáng buồn) mà họ quên nghĩ đến rằng :

– Ngó vào tường vách như vậy thì cũng còn có chấp tướng rồi.

Bởi vì tránh được cái cảnh:

Không chấp Phật tượng,

Thì lại bị vướng vào trong cảnh:

Chấp lấy vách tường !!

Nếu đã chấp “vách tường” như thế thì thôi thà là “chấp Phật tượng” đi, e lại càng mầu nhiệm hơn nhiều (lại còn khỏi mang thêm tội “hủy báng Tam Bảo” nữa).

Vì thế cho nên các bậc THẦY ở trong đạo, nếu như muốn “Hành Như Lai sứ, tác Như Lai sự” (làm sứ giả của Phật, thay thế Phật mà hành đạo) một cách chân chánh cho xứng hợp được với bi tâm độ sanh của Phật, ắt phải nên lắng lòng lại mà quán xét cho kỹ căn tánh của các hàng học Phật ngày nay (và của cả chính mình nữa) trong thời buổi mạt pháp nầy mà hoằng truyền pháp môn tu học sao cho thích hợp với hoàn cảnh, căn cơ hiện tại, hầu cho người học Phật dễ dàng ngộ nhập vào và mau được giải thoát hơn.

Chớ không nên hoằng đạo theo thời trang hoặc là tùy thuận theo ý muốn của các hàng “học Phật cầu danh” hay chỉ có chuyên tu ở trên “đầu môi chót lưỡi”…thôi, mà :

Không tròn bổn phận của người xuất gia trước ngôi Tam Bảo.

Bởi vì nếu như:

Thuyết pháp bất đậu căn,
chúng sanh một khổ hải.

Nghĩa là:

Nếu dạy Pháp tu mà không hợp đúng với căn cơ,

Thì:

chúng sanh sẽ bị chìm nơi biển khổ.

Và như thế thì :

Trách nhiệm đó quy về ai đây ?

Sách đạo có câu:

Giáo bất minh, sư chi đọa.

Tức là:

Dạy đạo mà không rõ ràng thì ông thầy bị đọa trước vậy.

Mong tất cả đều cùng nên lưu ý.

4. Trả lời câu hỏi thứ 4:

Như một cội cây thì có chia ra nhiều cành

Phật pháp thì có chia ra nhiều chi phái, môn đình khác nhau cũng lại như thế.

Thí dụ như là các tông môn Thiền, Tịnh, Giáo, Luật, Mật vv….

Mỗi một “chi phái môn đình” như vậy đều có một sự tiếp độ và thi thiết (phương cách hóa đạo) riêng biệt.

Chẳng hạn như:

1. Bên THIỀN Tông thì lấy tôn chỉ :

“ Chỉ thẳng lòng người, thấy Tánh thành Phật” làm Tông.

2. Bên TỊNH Tông thì lấy tôn chỉ:

“ Một đời vãng sanh được bất thối chuyển” làm Tông.

3. Bên HOA NGHIÊM Tông thì lấy tôn chỉ:

“ Lìa thế gian, nhập pháp giới” làm Tông.

4. Bên THIÊN THAI Giáo thì lấy tôn chỉ :

“ Mở bày, ngộ vào tri kiến Phật” làm Tông.

5. Bên TAM LUẬN Tông thì lấy tôn chỉ :

“ Lìa hai bên nhập vào Trung đạo” làm Tông.

6. Bên PHÁP TƯỚNG Tông thì lấy tôn chỉ :

“ Nhiếp vạn pháp về chân duy thức” làm Tông.

7. Bên MẬT Tông thì lấy tôn chỉ:

“ Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật” làm Tông.

8. Bên LUẬT Tông thì lấy tôn chỉ:

“ Nhiếp Thân, Khẩu (ngữ), Ý vào Thi la tánh”  5 làm Tông vv………….

Tóm lại là mỗi một “chi phái, môn đình” đều có riêng phần “sở kiến”“sở thủ” rồi y theo đó mà thi thiết cùng giáo hóa cho các hàng môn hạ.

Trong Phật pháp sự tiếp độ các hàng học Phật được phân ra theo cách thức như vậy.

Cho nên từ ngàn xưa, chư vị Tổ sư thảy đều y cứ theo phương cách như thế mà tiếp độ các hàng môn nhân, Phật tử tu học.

Ðến nay, tuy là đã trải qua hàng ngàn năm rồi nhưng những sự tiếp độ, hoằng truyền Phật pháp trong các chốn Thiền môn và riêng cho mỗi “chi phái, môn đình” đều y theo như vậy mà thi hành (việc hóa đạo).

Các bậc thầy lớn thuộc hàng tiền bối dạy xuống cho các thầy nhỏ thuộc đàn hậu tấn cứ theo như phương cách đó mà hoằng dương Phật pháp.

Hiện nay, các bậc Thánh tăng và chư vị Tổ sư thảy đều nhập diệt, chỉ còn lại có hàng “Phàm tăng”, tuy là cũng có công tu hành và hoằng dương Phật pháp, nhưng thật ra về phần “chứng đắc” thì vẫn không chứng đắc được chút chi hết cả.

Do vì như vậy cho nên các hàng xuất gia Tăng, Ni rất cần phải nên tích cực và “chuyên nhất tu tập” đúng theo tôn chỉ của tông môn cho đến nơi, đến chốn, chớ không nên “tạp tu” nhiều pháp môn mà phải bị lâm vào trong cảnh :

“Bắt cá hai tay”, ắt sẽ chẳng được kết quả chi hết cả.

Liên Tông Nhị tổ là THIỆN ÐẠO Ðại sư, tương truyền là ứng thân của đức A DI ÐÀ Phật đã có đạy rằng:

… “Nếu như tạp tu mà không chí tâm, tất trong ngàn người khó mong được một” (người thành tựu).

Còn đến như việc của một vị tăng nào đó truyền rao qua thông bạch là “mở ra một khóa tu “Vô tiền khoáng hậu” (có một không hai) dạy Phật tử tu học đủ hết mọi pháp môn, ai muốn theo học thì đến ghi danh, đóng lệ phí”….

Lời nói nầy đối với sự hoằng pháp và việc hóa đạo trong Phật giáo nhà ta tự nó đã sai lầm tận đến gốc rễ rồi.

Ở chỗ nào ?

Ở các chỗ:

Vị thầy nầy tự khoe khoang và cho là mình đã được “Tổng trì” hết các môn giáo pháp của Phật và của các “chi phái, môn đình” rồi cho nên mới dám đại ngôn “Tùy cơ diễn giáo” như vậy….(chấp ngã quá nhiều).

Lời đại ngôn nầy đã sai trái với lời Phật dạy là :

Bỏ chuyên tu mà hành tạp hạnh.

Nghĩa là:

Bỏ sự chuyên nhất hành trì (theo một giáo môn), mà tu tập “lung tung, lộn xộn”, tức là môn nào cũng kiêm nhiệm hết cả.

Ối chà chà!

Tôi cũng chẳng biết vị Tăng mà đạo hữu đề cập ấy “Trí huệ” đến bậc như thế nào mà lại “Tổng trì” được hết các giáo môn đặc thù (riêng biệt) của các chi phái, môn đình khác như vậy nữa ‌

Bởi vì gồm kiêm mọi pháp và tuỳ theo căn cơ cùng sự ưa thích của mọi người mà dẫn dạy, đó là việc làm của Phật và chư đại Bồ Tát chớ ngoài ra (kể luôn cả các bậc Tổ sư) không một ai đương danh nổi hết.

Lấy Thí dụ như:

1. Ðức Lục Tổ HUỆ NĂNG là một vị (cổ Phật tái lai và là một) Tổ sư chánh truyền y bát, ấy vậy mà trọn một đời giáo hóa, Ngài chỉ chuyên dạy về môn “trực chỉ Thiền” không mà thôi, chớ đâu có thấy ngài dạy thêm pháp môn gì khác ngoài đó nữa đâu.

2. 13 vị Tổ sư Tịnh Ðộ (mà hầu hết qúy Ngài ấy đều là PhậtBồ Tát ứng thân ra hết cả) từ sơ tổ HUỆ VIỄN cho chí đến tổ thứ 13ẤN QUANG (và gần đây là Việt Nam Liên Tông Sơ Tổ THÍCH THIỀN TÂM nữa) trọn một đời hóa đạo của quý Ngài, chỉ có rặt ròng hoằng truyền giáo môn Tịnh Ðộ mà thôi, chớ đâu có thấy quý Ngài dạy thêm pháp môn nào khác ngoài đó cả đâu ‌

Ðây cũng cần phải nói thêm là chẳng phải các vị Tổ sư nầy không biết (hoặc là dốt nát) các giáo pháp khác đâu (Chớ nên nghĩ lầm như vậy mà mang tội) nhưng sở dĩ qúy Ngài chỉ chuyên hoằng hóa có mỗi một pháp môn như thế là vì muốn để :

a. Xứng hợp với lời Phật dạy (là chuyên tu “nhất hạnh” mà chẳng nên tu “tạp hạnh”).

b. Ngầm khai thị cho các hàng xuất gia hậu học về sau là nếu như muốn cho mau thành đạo thì phải nên chọn lấy sự “chuyên tu” chớ không nên hành trì “tạp nhạp”, nghĩa là chớ nên nay thì tu pháp môn nầy, mai lại đổi và tu theo pháp môn khác (tạp tu).

Cho nên ta thấy rằng :

Các bậc Tổ sư xưa thảy đều tu hành và hoằng đạo theo một phương pháp “chuyên nhất” như thế, huống hồ chi đến cả ngàn năm sau (tức là hiện nay), căn cơ của các hàng học Phật đều ở vào bậc HẠ hết, mà (riêng cho vị Tăng ấy) lại dám tu hành và hoằng đạo sai trái với đường lối của Phật, Bồ Tát và chư Tổ đã dạy lại hay sao ‌?

Liên Tông Bát tổ là ngài LIÊN TRÌ Ðại sư (tức là ngài CHÂU HOẰNG) (tương truyền là ứng thân của Phật A DI ÐÀ) có dạy rằng :

“ Nếu như không biết tự lượng sức mình mà bắt chước theo Phật, nay nói pháp nầy, mai diễn pháp khác….thế thì thành ra là mờ mịt, chẳng có sư thừa.

Ðó tuy nói là lợi ích cho người, nhưng thật ra chỉ càng làm cho người thêm lầm lạc mà thôi”.

Tại sao thế ‌?

Bởi vì Phật là đấng Pháp Vương đối với các pháp thảy đều được tự tại cả. Còn kẻ thường dân mà tiếm xưng Thiên tử ấy là một điều nguy hiểm, há chẳng nên kiêng dè ư ‌?

Như vậy thì y theo pháp ý của Tổ sư đã dạy lại, ta có thể hiểu được rằng:

– Những kẻ (tại gia hoặc xuất gia) nào mà thường ưa đại ngôn rằng:

Ta đây là một người đa văn, quảng bác, Tổng trì hết mọi giáo pháp của các môn đình, ai muốn tu học theo pháp môn nào cũng được, hãy cứ đến nơi ta, ta sẽ chỉ dạy hết cho….

(Như trường hợp của vị tăng nào đó mà đạo hữu đã đề cập ở trong câu hỏi).

Thì kẻ đó đích thực là:

– Người tu “mờ mịt” không có sư thừa (Tức là “tu mù” chớ không có thầy (minh sư) dẫn dắt). Trong đạo gọi các kẻ tu như thế là “manh sư, hạt luyện” (tu đui, luyện mù).

Do vì như vậy cho nên (kẻ ấy) độ mình đã không xong rồi, thì làm sao độ được cho người, như cảnh của một kẻ mù mà lại dẫn dắt theo một đám người đui, ắt sự tai hại sẽ không sao lường được vậy !

Hiện nay là thời kỳ mạt pháp, y như lời Phật đã huyền ký rằng :

… “Tuy có kinh giáo mà không có kẻ hành trì”…

Và:

… “Về sau, khi Pháp của ta sắp diệt, nơi cõi ngũ trược nầy, tà đạo nổi lên rất thạnh.

Lúc ấy có những quyến thuộc của ma trá hình vào làm sa môn để phá rối đạo pháp của ta…

Lúc ấy,

Có nhiều kẻ nô tỳ hạ tiện xuất gia làm tăng, ni, họ thiếu đạo đức, dâm dật, tham nhiễm…

Phật pháp suy vi là do bọn nầy.

Lại có kẻ trốn phép vua quan, lẫn vào cửa đạo, rồi sanh tâm biếng nhác không học, không tu…

Nếu có đọc tụng kinh văn, thì họ không rành câu, chữ  6 không chịu học hỏi ở nơi bậc cao minh, tự mãn cầu danh, cho mình là phải.

Tuy thế, bề ngoài họ cũng làm ra vẻ đạo đức, thường hay nói phô trương (khoác lác) để mong được mọi người cúng dường…

Các Tỳ kheo ma nầy, sau khi chết sẽ bị đọa vào trong địa ngục, ngạ qủy, súc sanh trải qua nhiều kiếp”…

Bởi thế cho nên trong thời buổi hiện nay có rất nhiều hạng ma, ngoại, tà tăng lẫn lộn vào trong cửa đạo, bên ngoài tuy là họ cũng đã có trải qua đủ các đàn, giới (Sa di, Tỳ kheo, Bồ Tát), y áo và tăng tướng đường hoàng, nhưng bên trong thì hoàn toàn trống rỗng, dốt nát, giảng kinh, nói pháp sai lầm, không rành câu chữ, phần nhiều là họ chỉ chuyên lo phần cúng kiến như cầu siêu, cầu an… (kinh gọi là “thợ tụng”) để tìm cầu lợi dưỡng và hư danh mà thôi.

Các Phật tử không có chánh kiến và thiếu chánh trí rất dễ bị họ làm cho lầm lạc.

Việt Nam Liên Tông Sơ Tổ là ngài VÔ NHẤT đại sư (tức là Hòa Thượng THÍCH THIỀN TÂM) có lưu lại lời dạy rằng:

… “Những kẻ giả tu, muốn nhận diện cũng không khó, qúy vị chớ vội nghe theo lời trau chuốc bên ngoài, mà hãy xét kỹ nơi ngôn ngữ cùng hành động của họ, tự khắc sẽ biết”…

Hơn nữa trong kinh Ðại Niết Bàn Phật cũng đã dạy rằng:

– “ Có hạng người việc làm kỹ (hay) nhưng tâm chẳng chánh, chẳng thiệt (giả dối).

– Có hạng người tâm kỹ mà việc làm chẳng chánh thiệt….

Sư Tử Hống Bồ Tát bạch Phật rằng:

Bạch đức Thế Tôn, như lời Phật nói thì hai hạng người nầy làm sao mà nhận biết được họ ‌

Phật phán:

Nầy Thiện nam tử, hai hạng người nầy thiệt là khó biết được.

Vì khó biết nên:

a. Phải cùng họ ở chung.

Ở chung nếu chẳng biết được

Thì:

b. Phải ở lâu.

Ở lâu nếu chẳng biết được.`

Thì:

c. Nên dùng Trí huệ.

Dùng Trí huệ mà chẳng biết được.

Thì:

d. Nên quán sát, suy gẫm kỹ.

(Nơi lời nóihành động để xem ngôn hành của họ có đi chung với nhau chăng.

Do quán sát, suy gẫm kỹ thời sẽ biết được chân diện mục của họ).

Nầy Thiện Nam tử,

Nếu có đầy đủ bốn điều : Ở chung, ở lâu, Trí huệ, quán sát, rồi sau đó mới biết (là chân hay giả)….

Cho nên nếu muốn biết một người nào đó (hoặc tại gia, hoặc xuất gia) là chánh hay tà, chân hay giả thì ngoài việc nghe theo lời họ nói không thôi cũng vẫn chưa đủ, mà phải quán sát kỹ nơi chỗ “dụng làm” (hành động) của họ rồi suy gẫm, sau đó ắt sẽ tự biết vậy.

Tóm lại,

Phật pháp và sự hóa đạo không phải là một việc buôn bán, đổi chác theo lối thương mãi thường tình, cho nên không cần phải quảng cáo, vận động chỗ nầy, chỗ kia hay khoe khoang, tổ chức rầm rộ, hoặc nói là chỉ có ta mới làm được việc (mở khóa tu học) “Vô tiền khoáng hậu” nầy…. làm chi.

Vì như thế (qua câu hỏi của đạo hữu về một vị tăng nào đó)…. là vô tình làm cho:

1. Nhẹ đi cái giá trị của khóa tu (nói riêng) và giáo môn tiếp độ của chi phái, môn đình (nói chung).

2. Chứng tỏ rằng sự hoằng pháp, hóa đạo của mình (vị tăng đó) sai trái với đường lối của Phật và Tổ dạy.

3. Vô tình tự bày tỏ ra cho các bậc đại gia thức giả trong đạo thấy biết rằng mình là người tu mờ mịt, không có sư thừa (tức là thầy dạy) và chi phái, môn đình, rõ rệt.

4. Làm nên một trò hí luận và để cười cho các bậc tác gia trong cửa đạo.

Và còn:

Mang thêm tội tăng thượng mạn nữa.

Việc ấy sai lầm, quyết không nên tiếp tục.

Và:

Cần phải tu chỉnh lại.

 

Thơ (Bảo Ðăng trích lục)Tịnh Ðộ
NHỚ GIA HƯƠNG
Canh khuya tựa cửa nhìn trăng lặn,
Chiều tối đẩy song ngắm bóng tà.7
Ðất khách 8 từ lâu trôi nổi mãi,
Khẩn cầu Phật rước lại hương gia.9

Ðạo hành pháp

Ðạo hành “Tứ Tướng” tảo năng trừ,
Tham chấp hà thời bạt thế cư ‌
Thúc liễm thân tâm trừ lậu nghiệp,
Hoàn quy tự tánh chứng chơn như.
Nhược nhơn kiến thủ sanh tà vọng,
Khẩu, Ý, Thân thời tác nghiệp dư.
Ðại thánh thường tu “Như Thử Thị”,
Bồ Ðề quả mãn đại nhân sư.

sa môn THÍCH HẢI QUANG
(HẢI QUANG thi tập)

Tạm dịch:

phương cách tu hành

Người tu “Bốn Tướng”  10 phải mau trừ,
Tham chấp làm sao xuất thế ư ‌?
Giữ kỹ thân tâm trừ nghiệp quấy,
Ắt về “tự tánh”  11 chứng chơn như.
Nếu còn mãi tưởng sanh tà vọng,
Khẩu, Ý, Thân liền tạo nghiệp dư 12
Thánh giả thường tu “Như Thị” 13 pháp,
Bồ Ðề thành tựu đấng nhơn sư.

Bồ Tát giới BẢO ÐĂNG dịch

*********

Câu Hỏi Số 5: Trong kinh có nói về địa ngục, việc ấy thì con rất tin tưởng không nghi ngờ gì hết, nhưng con có nhiều bạn khác, họ không tin vào việc nầy, thường nói lời bài bác, và cười chê con là mê tín dị đoan, nói chuyện hoang đường,…..như là nói đào đất ra có thấy địa ngục gì đâu, chỉ toàn là đất đá mà thôi.

 

Nếu như các người bạn của đạo hữu quả thật là chơn Phật tử 14 thì việc “Ðịa ngục” nầy đâu có chi đáng để phỉ báng, nghi ngờ!

Tại sao?

Bởi vì:

Những lời dạy về Ðịa ngục ấy đều toàn là lời của Phật (và chư Bồ tát) thuyết ra cả.NHƯ LAI là một bậc toàn giác, thầy của 9 giới chúng sanh, 15 là nơi quy ngưỡng và tôn kính của tất cả Trời, Người nói riêng và “lục phàm, tam thánh” nói chung, thì những lời của NGÀI đã tuyên thuyết ra làm sao mà hư vọng hay sai lầm cho được.

Chỉ tại người đời vì bị vô minh làm cho điên đảo, nên cứ mãi thuận theo dòng mê, lại thêm gần gũi hoặc thờ phụng các loại tà sư, ác hữu nên tâm sanh ra các thứ loại kiến chấp sai lầm, như là:

  • Thân kiến (Thấy biết sai lầm về thân mạng),
  • Biên kiến (Thấy biết có một bên, một chiều, không đầy đủ….)
  • Tà kiến (Thấy biết tà vạy).
  • Kiên thủ kiến (Thấy biết sai lầm nhưng vẫn cố tâm chấp chặt và giữ lấy chớ không chịu buông bỏ, sửa đổi).
  • Giới thủ kiến (Chấp chặt các giới luật ngăn cấm sai lầm không chánh đáng).

Chính vì bị năm thứ kiến chấp nầy sai sử, cho nên tất cả những sự Thấy, Nghe, Hay, Biết của chúng sanh chúng ta đều hoàn toàn trái ngược lại với các “lời thánh giáo” 16đến nổi phải bị lâm vào trong thảm cảnh là:

Tà quấy thì lại thuận hành theo!

Còn:

Chơn chánh thì lại nghi ngờ, phỉ báng !

Thật là:

Ðáng thương, đáng buồn và đáng tiếc vậy thay !

Tôi thấy:

Hầu hết những sự hiểu biết của người đời nay đều không ngoài phạm vi tai nghe, mắt thấy. Hễ những gì vượt quá giới hạn giác quan thông thường mà họ có thể thấy biết được thì họ đều lắc đầu không tin nhận, đôi khi lại còn thốt ra các lời mỉa mai, chế giễu, dù cho đó là lời dạy của các bậc thánh nhơn đắc đạo, giải thoát họ cũng không màng !

Phải biết rằng cảnh giới của phàm, thánh đều khác biệt nhau. chúng ta đây thảy đều là phàm phu nhục nhãn, sự thấy biết chỉ ở trong vòng vô minh, mê muội, thì làm sao có thể căn cứ vào đó mà phê phán được các lời chỉ dạy của thánh nhơn….

Cho nên đối với những hạng người không có đức tin và vô đạo lý “nói ngang ba làng nói không lại” như thế, thì đạo hữu chớ nên cãi cọ với họ hay buồn phiền làm chi cho tổn nhọc tâm mình.

Ðể gián tiếp trả lời cùng chứng minh về việc Ðịa ngục là  hay KHÔNG nầy, nay:

Tôi xin thuật lại lời đối đáp của một bậc cao tăng cho một kẻ nói lời bài bác về việc “địa ngục không đáng tin nầy” trước là để riêng cho đạo hữu và sau nữa là chung cho các người học Phật khác học hỏi thêm hầu được nhẹ đi phần nào tâm tư phiền não:

Khi xưa có người (thuộc về hạng loại vừa kể trên) nói với Ngài NHỨT NGUYÊN Ðại sư rằng:

Những lời nói về địa ngục trong các kinh sách không đáng để làm cho tôi tin vậy.

Ngài NHỨT NGUYÊN đáp:

Thế thì những lời nói về nhà giam, nhà tù của người đời cũng không đủ làm cho ta tin vậy.

Kẻ đó nói rằng:

Nhà giam, nhà tù vẫn hiện có đó, nhan nhãn cùng khắp mọi nơi, sao thầy lại chẳng tin, vậy là thế nào ‌?

NHỨT NGUYÊN Ðại sư đáp:

Tuy có nhà giam, nhà tù đó nhưng ta vẫn xem như là không có vậy.

Kẻ kia nói:

Tuy là nhà thầy không bị lâm vào trong cảnh giam cầm, không biết đến cái khổ của kẻ bị nằm trong vòng tù ngục, nhưng mà nhà thầy cũng không thể nào nói ngang bướng rằng không có nhà tù, nhà ngục được.

NHỨT NGUYÊN Ðại sư hỏi lại kẻ ấy rằng:

Thế thì địa ngục cũng vẫn hiện có đó, sao ngươi lại không tin ‌?

Kẻ kia đáp:

Vì nó không có rõ ràng và cũng không ai thấy được hết, vậy phải làm sao chứng minh hoặc làm cho tôi tin phục thì tôi mới chịu chấp nhận là có địa ngục.

Ngài NHỨT NGUYÊN mới hỏi kẻ đó rằng:

Nầy nhơn giả, ông có từng nằm chiêm bao không?

Kẻ đó đáp:

Có, tôi đã từng nằm ngủ thấy rất nhiều điềm chiêm bao khác nhau.

NHỨT NGUYÊN hỏi:

Trong những giấc chiêm bao đó ông từng có vui, buồn không ‌?

Kẻ kia đáp:

Có vui, có buồn, có hải hùng kinh sợ.

Hỏi:

Trong những lúc vui, buồn, kinh sợ như thế, có phải là thân xác của ông trực tiếp nhận chịu các cảnh đó hay không ‌?

Ðáp:

Không, ngay lúc đó thân của tôi đang nằm ngủ yên lành ở trên giường và trong chăn êm, nệm ấm, thì nào có phải là xác thân chịu khổ ở đâu.

Hỏi:

Nếu thân xác của ngươi không có chịu khổ, vui, kinh sợ… như thế, vậy thì trong khi chiêm bao cái gì cảm thọ các sự khổ, vui… đó ‌?

Kẻ kia nghẹn ngào không sao trả lời được!

Than ôi !

Ngay như khi thân xác của ta còn đang sống trên cõi đời nầy đây, mà trong chiêm bao cái “thần hồn” của ta đã chịu lãnh thọ các cảnh khổ, vui, hải hùng, kinh sợ như vậy rồi.

Huống chi là:

Sau khi chết, “thân xác” nầy mục nát đi rồi mà cái “thần hồn” của ta lại không lãnh chịu các cảnh khổ, vui… nơi thiên đường hoặc địa ngục hay sao ‌?

Cho nên:

a. Trên dương thế, ngay tại cảnh giới của người sống đây, có nhà giam, nhà tù và các kẻ làm tội bị giam, bị tù ở nơi đó.

Thì:

b. Tại cõi âm, nơi cảnh giới của người chết, cũng có địa ngục và các kẻ làm tội cũng bị giam, bị tù ở nơi đó.

Nay ta còn đang sống đây :

c. Ta không làm nên tội gì để thấy nhà giam, để bị nhốt ở nhà tù, ắt nhiên là ta sẽ không bị lãnh thọ những thứ hình phạt khổ sở của nhà giam, nhà tù.

Thì:

d. Ta cũng quyết không làm nên những nghiệp ác nào để sau khi chết thần thức (khỏi) phải bị đọa vào nơi địa ngục, lãnh chịu các hình phạt thảm khổ ở nơi ấy cả.

Với các lời luận biện tuy đơn giản mà lại rất rõ ràng nầy thì dù cho có kẻ nào ỷ mình là văn minh tân học, hoặc ngang bướng đến thế mấy đi nữa, há lại còn có lời cãi được rằng:

Không có cảnh giới của thần hồn cùng các cảnh khổ vui, kinh sợ mà thần hồn phải lãnh chịu ở nơi cõi chết và địa ngục hay sao ‌?

Cho nên:

Ðừng bao giờ chấp chặt một cách sai lầm vào những thứ kiến thức phàm thường của hàng chúng sanh bạt địa, mắt thịt, thai phàm (như chúng ta đây) mà đoán riêng, nói càng là không có địa ngục vậy!

Khi xưa, lúc đạo Phật mới truyền vào Trung Quốc, nêu lên các lời thuyết dạy của Phật về nhơn quả và địa ngục, thì đám nho sĩ (mù quáng) chống đối Phật pháp có nêu lên lời hỏi như vầy:

Ðịa ngục (và thiên đường, Phật quốc) mà Phật giáo vẫn thường nói đó có hay không ?

Cổ đức trả lời rằng:

a. Nếu không có thiên đường thì thôi, còn như thật có thiên đường thì những người quân tử ắt sẽ được sanh về nơi đó.

b. Nếu không có địa ngục thì thôi, còn như thật có địa ngục thì các kẻ tiểu nhơn quyết sẽ bị đọa vào nơi đó.

Các hàng nho sĩ ấy nghe xong thì lặng thinh mà chấp nhận, bởi lẽ:

– Nếu không có thiên đường, thì lấy nơi đâu hoặc chỗ nào hay thứ gì để mà làm “phần thưởng” cho những người quân tử ?

– Còn nếu không có địa ngục thì lấy nơi đâu hoặc chỗ nào hay thứ gì để mà trừng phạt các loại tiểu nhơn ?

Và nếu như thế thì hóa ra là:

Làm người quân tử, làm kẻ tiểu nhơn…gì rốt lại cũng đều là “cá mè một lứa” hết cả hay sao ?

Lại nữa:

Nếu như hành hạnh của người “quân tử” cùng làm kẻ “tiểu nhơn” mà vẫn được xem ngang bằng như nhau (khi còn sống lẫn sau khi chết), thì Tại sao người nho gia lại ưa tu theo hạnh của người quân tử, khen ngợi người quân tử và xa lánh cùng nguyền rủa các kẻ Tà quấy, tiểu nhơn (làm chi) ‌

Ðừng nói chi đến các việc thiên đường, địa ngục vốn là thiệt có làm gì, mà bây giờ giả sử như nếu  không thiệt có đi chăng nữa (thí dụ) thì những lời nói về thiên đường, địa ngục ấy cũng có ích lợi vô cùng.

Ở chỗ nào ?

Chính là ở chỗ:

Nó giúp đỡ và khiến cho người đời biết làm lành, lánh dữ rất nhiều vậy.

Mà nếu như:

Mọi người đều làm lành, lánh dữ cả thì đương nhiên là xã hội, quốc gia, đất nước… cho đến khắp cả mọi nơi… dân chúng đều sống trong các cảnh thanh bình, an lạc hết.

Việc đó há chẳng phải là một điều cực kỳ lành tốt hay sao?

Còn nếu như (ngu xuẩn), cố chấp khư khư cái hiểu biết thô sơ, vụn dại, si mê của mình mà cứ luôn miệng bài bác, cùng cả tiếng nói rằng : Không có thiên đường, địa ngục… chi cả, hoặc bảo:

Các lời nói về thiên đường, địa ngục ấy là xạo vv… thì hậu quả sẽ như thế nào ?

Ðương nhiên là không ai thích làm người quân tử cả, bởi vì làm quân tử rốt lại rồi cũng như không, giống y như các kẻ tiểu nhơn cùng những người ác hạnh khác mà thôi, Trời Phật đâu có quan tâm đến.

Thôi thì:

Cứ việc làm ác thả cửa, cướp giật, chém giết, dâm loạn… hoặc làm cường hào, ác bá hành hạ kẻ khác thẳng tay… cho nó sướng !

Thử hỏi:

Xã hội và con người lúc đó sẽ như thế nào. Sao không nghĩ lại coi ‌

Cho nên ta có thể khẳng định rằng:

Những kẻ nào mà cứ luôn miệng nói rằng:

  • Không có địa ngục,
  • Chẳng có thiên đường,
  • Chẳng có nhơn quả báo ứng,

Thì các kẻ đó đích thực là:

  • Hột giống của ba đường ác,
  • Là người của địa ngục, ngạ qủy, súc sanh.
  • Là kẻ tiểu nhơn, người ác hạnh.

Tại sao ?

Bởi vì lời nói ấy là “Ðoạn kiến”, 17 là nhơn quả tất cả các mầm ác độc của xã hội và con người vậy.

Hỡi các bậc nhơn giả (theo văn minh và trào lưu tân học, cùng các kẻ không có đức tin) nên suy nghĩ lại cho chính chắn cái quan điểm Tà quấy ấy của mình.

Ðừng để cho người có trí huệ chê cười, các người khác kinh sợ, xa lánh mình vì những lời nói “vô đạo” và chẳng biết lý nhơn quả, thiện ác như thế !

Mong thay!

Khi xưa người TƯ MÃ ÔN CÔNG 18 (là một đại nho gia và cũng lại một bậc đại quan tiếng tăm lừng lẫy) (xem phần ghi chú) hỏi LƯU NGUYÊN THÀNH tiên sinh 19 rằng:

Nhà PHẬT vẫn thường nói đến thiên đường và địa ngục. Chẳng hay theo ý của Ngài thì việc ấy có thiệt không ?

NGUYÊN THÀNH tiên sinh đáp:

Nhà Phật phơi bày ra các việc thiên đường, địa ngục ấy, nếu như suy nghĩ cho thiệt kỹ lại thì thấy nó có LÝ, có SỰ (tích) đàng hoàng.

Như thế nào ?

Suy ra cái  thì  (thiên đường, địa ngục) giúp ích và khiến cho người đời biết cải ác, tùng thiện (tồi tà hiển chánh, cải ác vi thiện).

Còn như:

Suy ra cái SỰ tức là luận về bổn TÍCH (tích là dấu tích) thì quả thiệt CÓ Ðịa ngục vậy.

Vả chăng:

Người TRÂU DIỄN 20(xem ghi chú) có nói rằng:

– Ngoài cõi “Trời đất” của nước Trung Hoa nầy ra, còn có tám chỗ khác nữa cũng to rộng y như “Xích huyện thần Châu” nầy vậy…

– Ngài TRANG TỬ 21 cũng có nói rằng:

– Ngoài nước Trung Quốc nầy lại còn có thêm “LỤC HIỆP” 22 nữa.

Hai bậc thánh nhơn nầy (TRÂU DIỄN và TRANG TỬ) vẫn không hề nghi ngờ hay phủ nhận gì về các việc Thiên Ðường và Ðịa ngục đó hết (Ðây ý nói là hai bậc thánh nhơn nầy vẫn chấp nhận có thiên đường và Ðịa ngục nên qúy Ngài ấy không cải chánh, luận bàn hoặc chống đối….gì cả).

Huống chi là tai phàm, mắt thịt của các hàng phàm phu thông thường thì làm sao mà nghe thấy được tới cõi đó (tức là tám chỗ “Xích huyện Thần Châu” kia) và như vậy thì thế nào mà biết được đến một bậc “đại thánh nhơn” như Phật và các việc khác là Thiên Ðường, Ðịa ngục cao xa ư ‌?

TƯ MÃ ÔN CÔNG nghe nói như thế xong liền đổi sắc mặt (hằn học, dễ ghét) thành ra cung kính và cho lời nói (trên của LƯU NGUYÊN THÀNH) tiên sinh là phải.

Từ đó trở đi TƯ MÃ ÔN CÔNG kính trọng Phật giáo lắm.

Vậy thì nhơn đây ta cũng xin hỏi rằng:

– Các bậc văn minh (theo tân học) đời nay, cứ luôn miệng phủ nhận Ðịa ngục (như những người bạn của đạo hữu đã nói trong thơ đó).

– Tài, đức có giỏi bằng TRÂU DIỄNTRANG TỬ, LƯU NGUYÊN THÀNH và TƯ MÃ ÔN CÔNG chăng‌?

(Mà lại nói lên các điều (ngu si) cố chấp sai lầm như vậy) ‌

Ðể cho các người học Phật nói riêng và chung cho những kẻ nào không tin, không biết, hoặc có tin, hay muốn biết thế nào là Ðịa ngục ‌

Cho nên trong những đoạn văn kế tiếp dưới đây, tôi xin lược sơ qua về Ðịa ngục y theo những lời thuyết dạy của Phật và Bồ tát trong các kinh điển…

Sao gọi là ÐỊA NGỤC?

Danh từ “Ðịa ngục” nầy là do người Trung Hoa chiếu y theo NGHĨA mà lập danh.

Tức là:

Chỉ cho nhà lao, nhà tù ở trong lòng đất, bởi vì:

Chữ “ÐỊA” đây có nghĩa là đất.

Còn:

Chữ “NGỤC” có nghĩa là bị bó buộc, trói cột, chẳng được tự do.

Nhưng theo bộ “BÀ SA LUẬN” thì không phải là tất cả các Ðịa ngục đều luôn luôn ở trong lòng đất cả đâu, mà đôi khi lại còn ở trên mặt đất, dưới nước hay trên hư không nữa.

Cho nên trong văn kinh bằng chữ PHẠN không gọi là Ðịa ngục mà gọi là : “NẠI LẠC CA”.

Chữ NẠI LẠC CA đây có các nghĩa là:

– Khổ cụ: Các khí cụ hành phạt làm cho đau khổ, khốn đốn.

– Phi đạo : Nơi dành cho những người (khi còn sống) làm ra các điều Phi đạo (trái với đạo lý) cư trú.

– Ác nhơn : Nơi tập họp của các kẻ hung ác.

I/- PHÂN LOẠI TỔNG QUÁT:

Nói về “Ðịa ngục” thì có hai phần, đó là:

“SỰ” Ðịa ngục (Ðịa ngục thuộc về phần SỰ (tức là hiện thể).

Và:

“LÝ” Ðịa ngục” (Ðịa ngục thuộc về phần  (tức là vô hình và do TÂM TẠO).

Nơi đây xin lược sơ qua các loại “Ðịa ngục thuộc về phần SỰ” trước.

Ðịa ngục tuy có nhiều, nhưng ước lược lại thì có hai loại chánh là:

– CHÁNH NGỤC và BIÊN NGỤC.

Theo như kinh dạy thì:

1. CHÁNH NGỤC vị trí nằm ở dưới châu NAM DIÊM PHÙ ÐỀ (tức là quả địa cầu). và giữa lòng núi Thiết Vi 23

CHÁNH NGỤC nầy lại có 2 thứ là:

– Nhiệt ngục: Ngục lửa nóng.

Và:

– Hàn ngục: Ngục hơi lạnh.

a. Nhiệt ngục có tám sở chánh, mỗi sở chánh như vậy lại phân ra 16 sở (ngục) phụ.

Mỗi “Ngục phụ” như vậy có nhiều tiểu ngục khác làm quyến thuộc.

b. Hàn ngục cũng được phân chia ra y như (Nhiệt ngục) vậy.

2. BIÊN NGỤC:

Cũng còn gọi là “Ðộc Ngục” (Ngục nhỏ, ở cô độc và lẽ loi một mình, không có các ngục khác nào làm quyến thuộc cả.) Loại Biên ngục nầy có khi ở các nơi :

– Lẽ loi, cô độc ở trên núi vắng, hoặc rừng sâu.

– Nơi hoang đảo.

– Nơi hang sâu.

– Dưới sông nước.

– Trong đồng hoang hoặc nơi đình miếu vắng v.v………

Trong 4 đại châu của “Tiểu thế giới” nầy thì:

– Ở châu NAM THIỆN BỘ có Ðại địa ngục.

– Còn 3 châu kia là ÐÔNG THẮNG THẦN, TÂY NGƯU HÓA, BẮC CÂU LƯ thì chỉ có Biên ngục, Ðộc Ngục mà thôi.

Kinh dạy:

Ðịa ngục là nơi thác sanh (đầu thai) của các loài hữu tình, tạo nghiệp “THẬP ÁC” về THƯỢNG PHẨM.

Thế nào là nghiệp “THẬP ÁC” ‌?

Chính là:

– 3 nghiệp ác của Thân.

– 4 nghiệp ác của Miệng.

Và:

– 3 nghiệp ác của Ý vậy.

Trong kinh luận gọi là:

– Thân 3, Khẩu 4, Ý 3.

a. 3 nghiệp ác của thân là:

– Sát sanh (giết hại sanh mạng của vật loại).

– Trộm cắp.

– Tà dâm.

b. 4 nghiệp ác của Khẩu là:

– Nói láo (chuyện không nói có, chuyện có nói không)

– Nói hung ác (như hăm dọa, chữi rủa).

– Nói thêu dệt (nói lời văn hoa, bóng bẩy với mục đích gạt gẫm, dụ dỗ những người dễ tin, nhẹ dạ với mục đích thủ lợi cho cá nhân).

– Nói đôi chiều (trước mặt nói khác, sau lưng nói khác, khiến cho đôi bên sanh ra sự hiểu lầm và oán hận lẫn nhau).

c. 3 nghiệp ác của Ý (tâm) là:

– Tham lam (ham muốn thái quá, do đây mà gây ra tội ác).

– Nóng giận (tánh giận hờn quá đáng, mất cả sự sáng suốt, khôn ngoan, do đây mà gây ra tội ác).

– Si mê (ngu dốt, không có trí huệ, làm việc xằng bậy…do đây mà gây ra tội ác).

d. Người nào gây tạo đầy đủ mười việc “THẬP ÁC” nầy thì gọi là tạo nghiệp “THẬP ÁC THƯỢNG PHẨM” – Quyết định sẽ bị đọa vào các địa ngục chánh.

e. Kẻ gây tạo từ “phân nửa” cho đến “hai phần ba” của “mười ác” nầy thì gọi là:

Tạo nghiệp THẬP ÁC trung phẩm.

Sẽ bị đọa vào các địa ngục phụ (hình phạt nhẹ hơn CHÁNH NGỤC).

f. Kẻ gây tạo từ “phân nửa” hoặc dưới (phân nửa) của “Mười ác” nầy thì gọi là:

Tạo nghiệp THẬP ÁC hạ phẩm.

sẽ bị đọa vào các tiểu ngục (hình phạt nhẹ hơn ngục phụ).

g. Kẻ gây tạo từ một hoặc hai phần trong số “Mười ác” nầy thì sẽ bị đọa vào các Biên ngục.

3. Ngoài hai loại CHÁNH NGỤC và Biên ngục nầy ra, kinh dạy còn có thêm một loại “Ðịa ngục đặc biệt” khác nữa cũng thuộc về loại “Nhiệt ngục”, nhưng hình phạt ở ngục nầy lại thảm khốc hơn nhiều và sự trừng phạt đó không bao giờ được gián đoạn cả dù là chỉ ngừng nghỉ trong một chớp mắt mà thôi !!

Ðó là đại địa ngục A TỲ.

Ðây là nơi thọ báo của các loài hữu tình tạo “5 tội NGHỊCH”.

Gì là “5 tội nghịch” ‌

Chính là các tội:

  1. Giết cha
  2. Giết mẹ
  3. Làm cho thân Phật ra máu 24
  4. Giết hại A La Hán và Hòa Thượng A Xà Lê 25
  5. Phá hoại hòa hợp Tăng 26

Vì sao 5 tội nầy bị gọi là NGHỊCH?

Sở dĩ gọi là NGHỊCH vì 5 loại “hạng bậc” nầy là phước điền, là ân đức (của mình)… Thay vì báo ân, trả đức, bồi bổ phước điền mà trở ngược lại làm chuyện PHẢN NGHỊCH, cho nên bị liệt vào A TỲ đại tội.

**********

CẢM THÁN

Ta hồ Phật pháp thiểu nhơn tri,
Chánh lý vô hành bất thuận nhi!
Dĩ giả vi chơn năng tác nghiệp.
Do hà Tây độ phản hồi quy ‌
Kim ngôn thánh giáo cầu siêu xuất,
Dục chứng chơn thường đoạn bách phi .
Tam thế Phật Ðà “như Thị” đắc,
Niết bàn quả mãn chúng nan tri.

THÍCH HẢI QUANG
(Hải Quang thi tập)

Tạm dịch:
(Xuất ý)

THAN-THỞ

Than ôi! Phật pháp ít ai xài,
Chánh lý không tuân hổ mặt mày!
Lấy giả làm chơn gây nghiệp quấy,
Ngày về Tây thổ 27 dứt cơ may!
Lời vàng Phật dạy lìa sanh tử,
Muốn chứng chơn thường phải tránh sai 28
Chư Phật ba đời “Như Thị” 29 được,
Niết bàn giải thoát mấy ai hay.

Bồ tát giới BẢO ÐĂNG
(dịch)

*********

Vậy thì:

1. Như thế nào mà lại gọi là NGHỊCH ?

Và:

2. Như thế nào mà “năm hạng bậc” nầy được gọi là phước điền, ân đức….mà chúng sanh chúng ta cần phải trả đức, báo ân ‌?

Gọi là NGHỊCH đây tức là phản nghịch, là chống trái vậy.

Phải biết rằng:

1+2/ – Ở trên cõi đời nầy, cái “đại ân đức” đối với con người, duy nhất là chỉ có hai bậc “sanh thành, dưỡng dục” (cha và mẹ) mà thôi.

Vì thế nên trong quyển “HIẾU KINH” của Nho giáo có dạy rằng:

Ai ai phụ mẫu,
Sanh dưỡng cù lao.
Dục báo thâm ân,
Hiệu thiên võng cực.

Nghĩa là:

Nghĩ thương đến CHA, MẸ,
Ơn Sanh dưỡng nhọc nhằn.
Muốn báo trọn thâm ân,
Như trời cao khó vói.

Hoặc là:

Nghĩ thương công sanh thành phụ mẫu,
Ðức “cù lao” chín chữ bao la.
Ví như tay vói trời xa,
Báo ơn CHA, MẸ dễ mà được đâu !

Sao gọi là “ân sanh thành” và “đức cù lao chín chữ ”?

a. Nói “ơn sanh thành” đây là nói đến ơn của CHA vậy.

Vì nếu không có cha “tạo hình” thì thân mạng của ta đây ắt nhiên là không sao có được.

b. Còn nói đến 9 chữ cù lao đây là nói chung cho cả công ơn của “cha sanh, mẹ dưỡng”. Ở trong 9 chữ nầy thì:

– CÔNG CHA SANH chỉ có MỘT.

– Còn ơn đức của mẹ NUÔI DƯỠNG thì lại gồm có đến TÁM điều.

Ðó là:

  • CÚC (cho bú sữa, mớm cơm).
  • PHỦ (ẩm bồng).
  • SÚC (nuôi nấng).
  • DƯỠNG (giữ gìn cho con không bị tổn hại trước mọi hoàn cảnh chung quanh),
  • DỤC (dạy dỗ cho con nên người).
  • CỐ (Trông nom, nhìn ngó con cho con khỏi bị tai nạn, bịnh đau).
  • PHỤC (săn sóc con khi mạnh cũng như lúc ốm).
  • XUẤT NHẬP PHÚC (ra vào, tới lui đều bồng ẵm để con ở trên bụng).

Một CÔNG của cha sanh,

Và:

Tám ÐỨC của mẹ dưỡng.

Ðây gọi là: “CHÍN CHỮ cù lao” vậy.

( là cần cù, LAO là lao nhọc – Tức là chăm lo và nhọc nhằn nuôi nấng con thơ).

Trong kinh TÂM ÐỊA QUÁN, nơi phẩm “báo ân”, PHẬT có dạy rằng:

…MẸ đối với con, có 10 ÐỨC TRỌNG.

Ðó là:

  1. NHƯ ÐẠI ÐỊA : Nghĩa là như đất rộng – Bởi vì trong thai mẹ là chỗ nương tựa và trưởng dưỡng của con.
  2. NĂNG SINH : Nghĩa là MẸ phải trải qua vô lượng sự khổ não, đau đớn mới sinh được con ra đời.
  3. NĂNG CHÍNH : Nghĩa là MẸ thường dùng tay của mình mà vuốt ve, uốn nắn mắt, tai, mũi, lưỡi…..cho con (ý nói trìu mến, nâng niu, không để cho con bị tổn thương).
  4. dưỡng dục : Nghĩa là MẸ theo thời tiết bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Ðông) mà khéo léo nuôi dưỡng khiến cho con ngày thêm khôn lớn.
  5. TRÍ GIẢ : Nghĩa là MẸ luôn dùng phương tiện khéo léo để dạy dỗ cho con được sanh ra trí huệ.
  6. TRANG NGHIÊM : Nghĩa là MẸ dùng phấn son, áo quần sang đẹp, đồ trang sức qúy giá mà trang nghiêm cho con.
  7. AN ẨN : Nghĩa là MẸ ôm ấp, bồng ẵm khiến cho con được ngủ nghỉ an lành.
  8. GIÁO THỤ : Nghĩa là MẸ dùng mọi phương tiện khéo dễ dắt dẫn, dạy dỗ cho con.
  9. GIÁO GIỚI : Nghĩa là MẸ thường dùng các lời nói thiện, lành để dạy cho con biết xa lìa điều ác, học hỏi điều lành.
  10. CHO GIA NGHIỆP : Nghĩa là MẸ luôn luôn đem gia nghiệp mà giao lại cho con.

Phật dạy tiếp:

Trên thế gian nầy gì là giàu, gì là nghèo ?

  • MẸ còn tại thế là GIÀU.
  • MẸ mất đi là NGHÈO.
  • MẸ còn sống như mặt trời sáng rực giữa ban trưa.
  • MẸ mất đi là tối đen như mặt trời đã lặn.
  • MẸ còn sống như là trăng rằm sáng tỏ.
  • MẸ chết rồi như đêm tối ba mươi.

Thế nên,

Các người phải nên siêng săng tu tập về sự hiếu dưỡng phụ mẫu thêm như vậy.

Người biết hiếu dưỡng đối với phụ mẫu thời cũng như cúng dường Phật không khác. Phúc đức hiếu dưỡng cha mẹ và phúc đức cúng dường Phật bằng nhau không thiên lệch….

………………………

Các ngươi phải nên báo ân cha mẹ như thế!

Cho nên,

Ơn CHA, MẸ cao sâu thăm thẳm quả hơn biển rộng, trời cao, bổn phận làm con cần phải hiếu dưỡng trọn đời, ấy vậy mà cũng vẫn chưa thể nào trả xiết được thay, huống lại còn LÀM RA TỘI NGHỊCH, thậm chí đến giết hại CHA MẸ như vậy thì:

Trời, Ðất nào mà còn dung thứ được nữa.

Lẽ tất nhiên là kẻ đó ắt quyết định:

Phải bị đọa vào trong địa ngục A Tỳ ngay rồi, chẳng cần luận bàn chi nữa cả.

3/- Còn PHẬT xuất hiện ra nơi cõi đời là để:

– Hóa độ vô lượng chúng sanh.

– Làm ngọn đuốc sáng cho ba cõi (Dục, Sắc, Vô sắc) nương nhờ.

– Làm bậc CHA LÀNH chung cả cho bốn loại (Noãn, Thai, Thấp, Hóa).
…………………

Ðối với PHẬT, phàm người “vô duyên” (không có căn lành) trong Phật pháp ắt muôn kiếp không dễ gì gặp được…

Lẽ ra:

Làm người biết đạo phải luôn luôn một lòng hướng về PHẬT để cần cầu tu học đạo mầu vô lượng, báo đền ơn đức NHƯ LAI.

Mà nay lại:

Hủy báng, phản nghịch, làm cho thân Phật ra máu, (Nơi đây cần phải nói thêm là : Sau khi PHẬT nhập Niết Bàn, phàm làm những điều đại nghịch như : Ðập phá tượng Phật, phá hoại chùa tháp, thiêu đốt, hủy hoại Kinh pháp….đều đồng với tội LÀM CHO THÂN PHẬT RA MÁU cả).

Thì kẻ ấy sau khi mạng chung, nhứt định phải bị vĩnh viễn đọa vào nơi địa ngục A Tỳ trong khắp 10 phương thế giới.

4/- Còn bậc A LA HÁN

đã dứt hết hai món kiết sử của ba cõi là “Kiến hoặc” và “Tư hoặc”, siêu xuất ra ngoài Tam giới, đáng nhận được các sự cung kính, cúng dường của Trời, Người, làm bậc phước điền cho khắp nhơn thiên. Nếu có kẻ nào tôn trọng cúng dường nơi bậc nầy ắt sẽ được vô lượng phước…

Ấy vậy mà nay lại : làm chuyện phản nghịch, thậm chí đến giết hại…

Thì kẻ đó:

quyết định phải bị đọa vào trong địa ngục A Tỳ vậy.

(Phụ chú:

(Nơi tội thứ tư nầy còn chia ra làm thêm hai tội khác nữa.

Ðó là :

a) Giết hại HÒA THƯỢNG:

Hòa Thượng còn gọi là “LỰC SANH”, nghĩa là dùng cái sức trí huệ khiến cho người người sanh trưởng được chánh đạo, chánh kiến, chánh tín…..

b) Giết hại A XÀ LÊ:

A XÀ LÊ là ông thầy dạy đạo.

Còn gọi là “QUI TẮC PHẠM SƯ” vì năng làm một bậc “Sư phạm” cho chúng sanh.

Nghĩa là:

Năng làm cái khuôn phép cho người học đạo (hiện tại lẫn cả về sau) noi gương bắt chước, hằng luôn giáo hóa đệ tử tu học đạo mầu.

Ơn đức đối với hàng hậu học rất là cao trọng.

Bởi vì:

– Phật pháp nhiệm mầu, cao diệu, nếu không có bậc A XÀ LÊ (tức là ông thầy dạy đạo) giảng nói cho nghe thì dù kẻ đó có thông minh, trí huệ (theo lối đời) cho đến thế mấy đi nữa cũng không thể nào hiểu thấu được cả.

Cho nên:

– Nếu muốn đắc được quả xuất thế hiện tại lẫn cả về sau thì trước hết ắt phải:

THEO HỌC Ở NƠI BẬC THẦY A XÀ LÊ vậy. (Phụ chú:

Có cả thảy 5 bậc A XÀ LÊ là:

1. Xuất gia A XÀ LÊ:

Là bậc thầy “Thế độ” (xuống tóc cho mình) và trao cho 10 giới Sa Di.

2. YẾT MA A XÀ LÊ:

Là vị thầy đương đàn (ở trong đại giới đàn), đứng ra thay thế mình mà bạch pháp “TỨ YẾT MA” lên chư Tam Sư, Thất chứng 30 khi mình thọ giới cụ túc (Tỳ Kheo giới).

3. Giáo thọ A XÀ LÊ:

Là vị thầy vấn nạn (hỏi 13 điều cấm kỵ bắt buộc cần phải tránh ở trong cửa đạo) và dạy bảo cho mình các điều uy nghi, phép tắc, cần phải có phải biết trước khi thọ giới cụ túc.

4. Y chỉ A XÀ LÊ:

Là các vị thầy làm chỗ cho ta nương nhờ và nhận trách nhiệm sự chỉ dạy đạo pháp.

5. Giáo độc A XÀ LÊ:

Là vị thầy giãng dạy kinh nghĩa cho ta tu học (dù chỉ là giảng dạy có mỗi một bài kệ 4 câu cũng vậy).

Ơn đức của Hoà Thượng và A XÀ LÊ đối với ta (là người học đạo) lớn lao như thế, đã không đền báo được thì thôi, mà nay lại làm ra chuyện phản nghịch, thậm chí đến giết hại….thì kẻ đó.

Ắt sẽ vĩnh kiếp bị đọa vào trong địa ngục A Tỳ.

5/- Còn Tăng chúng

đang hòa hợp nhau cùng hành cái đạo nhiệm mầu, thay thế PhậtTổ  giáo hóa, giảng dạy kinh pháp cho chúng sanh biết rõ các lẽ chánh, tà, siêu, đọa… nhơn quả, trả vay…

Mà nay lại có kẻ đem điều ác độc ngoài đời đến làm tổn hại, khiến cho chúng tăng tan vỡ, việc giáo hóa bất thành, đạo pháp tàn lụn…

Ắt kẻ đó phải bị đọa vào trong địa ngục A Tỳ vậy.

(Phụ chú:

Trên đây gọi là “Ngũ Nghịch tội” hay còn gọi là “Thất nghịch tội” (vì có kể thêm hai thứ sát hại kế là:

– Giết Hòa Thượng.

– Giết A XÀ LÊ.)

Trên đã nói rõ về Năm tội nghịch rồi.

Kế đây là nói về ÐỊA NGỤC để cho các kẻ ỷ mình thông minh, theo Tân học… không có lòng tin và Hủy báng việc đọa sanh vào địa ngục… nhơn có duyên xem đọc đến mà ít nhiều phát lòng thẹn, hổ, kinh sợ sám hối các điều tội lỗi và khinh mạn của mình đối với Phật pháp.

(Xuất từ tạng kinh)…

I/- CHÁNH NGỤC / HỎA NGỤC (Nhiệt ngục):

Như trước đã có nói:

Hỏa ngục (nhiệt ngục) có 8 sở chánh.

Ðược liệt danh tổng quát như sau:

  • ÐỊA NGỤC Ðẳng Hoạt.
  • ÐỊA NGỤC Hắc thằng.
  • ÐỊA NGỤC Chúng Hiệp.
  • ÐỊA NGỤC Hiền Kiếu.
  • ÐỊA NGỤC Ðại Kiếu.
  • ÐỊA NGỤC Viêm Nhiệt.
  • ÐỊA NGỤC Cực Nhiệt.
  • ÐỊA NGỤC Vô Gián.

Từ địa ngục ÐẲNG HOẠT thứ nhất đến địa ngục thứ bảy là CỰC NHIỆT gồm có 7 đại ngục, nằm chồng chất lên nhau, bề cao cộng chung là 19.000 do tuần (mỗi do tuần có 40 dặm), an trí trong lòng đất của Châu NAM THIỆN BỘ (Quả địa cầu mà ta đang ở), mỗi địa ngục như vậy rộng đến 10.000 do tuần.

Nói chung 8 sở hoả ngục nầy thì:

a) Hai ngục đầu là ÐẲNG HOẠT và Hắc Thằng đều có Chủ ngục và Quỷ tốt trị tội.

b) Ba ngục kế tiếp là Chúng Hiệp, Hiền Kiếu, Ðại Kiếu cũng có chủ ngục và qủy tốt trị tội (nhưng ít hơn hai ngục trên).

c) Ba ngục chót là Viêm Nhiệt, CỰC NHIỆT, Vô Gián (A Tỳ) thì không có chủ ngục và qủy tốt trị tội, mà thuần là do nghiệp ác của tội nhân chiêu cảm biến hóa ra khổ cụ (dụng cụ hành tội) tự hành tội lấy.

Cả 8 ngục nầy, lấy cơ sở chánh làm trung ương, chung quanh 4 phía Ðông, Tây, Nam, Bắc (của ngục chánh), mỗi phía đều có 4 ngục phụ, cộng lại là 16 ngục phụ, gọi tên là “Du Tăng ÐỊA NGỤC” (tức là mỗi lần đi qua một ngục phụ như vậy thì sự thọ khổ càng tăng lên thêm).

Sau đây, soạn giả xin được lược kể ra một ít hình phạt thống khổ của các “HỎA NGỤC” nầy.

Như sau:

1. Ngục ÐẲNG HOẠT:

chúng sanh ở ngục nầy cả 10 ngón tay đều sanh ra móng sắt.

Hễ có giận hờn thì dùng móng tay ấy cào cấu với nhau. Cào đến đâu thì móc thịt rớt ra đến đó, liền té xỉu chết ngay.

Có 2 trường hợp sống lại (để thọ tội tiếp) là:

  • Qủy tốt kêu cho sống lại,
  • Gió lạnh thổi cho sống lại.

Chịu hình phạt ở đây (tức là sống lâu) 500 năm.

Một ngày đêm nơi đây bằng 16.200 “câu đê” năm nơi cõi người.

(Một “câu đê” bằng: 21.000.000.000.000.000.000.000 năm nơi chốn thế gian).

Mãn tội ở sở ngục chánh nầy rồi thì bị chuyển tiếp ra ngoài 16 sở ngục phụ chung quanh để thọ tội thêm. Khi nào xong hết tội rồi mới được cho đi đầu thai…)

Nhơn duyên bị thọ khổ:

Lúc còn sống buông lung Thân, Khẩu, Ý, tạo đủ Thập ác tội.

(Xem phóng đồ tiêu biểu dưới đây):

Phóng đồ ngục CHÁNH và 16 NGỤC DU TĂNG (phụ) của địa ngục thứ nhất ÐẲNG HOẠT.

Bắc (có 4 ngục phụ)

Tây (có 4 ngục phụ) NGỤC CHÁNH Đông (có 4 ngục phụ)

ĐẲNG HOẠT

ở trung ương

Nam (có 4 ngục phụ)

1. Hình phạt của 4 ngục phụ ở phía Ðông là:

  • Rìu búa: Ðặt tội nhơn trên đe sắt nóng, dùng rìu búa nóng đỏ chặt nát thân thể.
  • Chó sói: Bầy chó sói đến xé xác tội nhơn.
  • Cây kiếm: Tội nhơn leo lên cây trốn chó sói, kế đến gió lạnh thổi đến, tất cả lá cây đều hóa thành ra đao kiếm chém nát thân thể.
  • Giá lạnh: Bị gió lạnh thổi đến cả mình thành băng, kêu la thảm thiết rồi chết.

2. Hình phạt của 4 ngục phụ ở phía Nam là:

  • Hắc sa (cát đen): Gió thổi cát đen nóng bay đến táp cháy da thấu xương.
  • Tiểu phẩn: Uống nước tiểu nóng, ăn phân (cứt) nóng cháy hết ruột gan.
  • Ðinh sắt: Ðặt tội nhân lên gường sắt nóng rồi lấy đinh sắt nóng đỏ đóng khắp trên thân thể.
  • Phóng rã: Ðặt nằm trên giường sắt nóng, lấy nước đồng sôi rót vào miệng.

3. Hình phạt của 4 ngục phụ hướng Tây là:

  • Chết đói: Bỏ cho đói bụng, rồi lấy hoàn sắt nóng cho ăn, cháy gan ruột mà chết.
  • Vạc đồng: Bỏ tội nhơn vào vạc đồng chứa dầu sôi mà nấu.
  • Nhiểu vạc: Lấy móc sắt móc miệng tội nhơn nhúng vào vạc nước đồng sôi.
  • Cối đá: Bỏ tội nhơn vào cối đá xay nát thân thể.

4. Hình phạt của 4 ngục phụ hướng Bắc là:

  • Nung huyết: Bỏ tội nhơn vào nồi hoặc ao huyết thúi nóng sôi, cả thân đều tan ra thành huyết.
  • Lường lửa: bắt tội nhơn cầm nồi sắt nóng đỏ xúc than và lửa.
  • Sông tro: Ném tội nhơn vào trong sông tro than nóng đỏ.
  • Hoàn sắt: Bắt tội nhơn dùng tay nắm sắt cục nóng đỏ, cháy hết gân xương.

Xong hết tội phạt nơi 16 ngục phụ nầy rồi thì cho chuyển kiếp làm qủy đói, mãn kiếp qủy đói chuyển làm súc sanh, mãn kiếp súc sanh chuyển làm người tật nguyền, nghèo cùng, hèn hạ không ai thèm nhìn ngó hay đoái hoài đến…

2. Ngục Hắc Thằng:

Qủy tốt dùng dây sắt nóng trói thân người tội.

Trong dây có búa nhỏ, nóng đỏ, búa ấy chạy theo đường dây trói mà chém xả thân người tội ra trăm ngàn khúc.

Chết đi rồi sống lại (giống như trên) chúng sanh nơi ngục nầy thọ 1000 tuổi.

Một ngày nơi ngục nầy bằng 32.400 câu đê năm nơi cõi người.

Mãn thọ ở ngục chánh rồi thì bị chuyển ra 16 ngục phụ ở chung quanh để thọ báo khác nữa.

Nhơn duyên bị thọ khổ:

Lúc còn sống tạo nghiệp ác nghịch với cha mẹ, thánh nhơn và Bồ tát, Phật.

3. Ngục Chúng Hiệp:

Là có 2 hòn núi hiệp lại ép nát thân thể của người tội (xong rồi dang ra), tội nhơn chết đi rồi sống lại, kế bị núi hiệp vào ép nữa, thịt nát, xương tan, muôn điều thống khổ.

Chúng sanh ở ngục nầy thọ 2000 tuổi.

Một ngày đêm nơi đây bằng 64.800 câu đê năm nơi cõi người.

Mãn thọ nơi ngục chánh rồi thì bị chuyển ra ngoài 16 ngục phụ ở chung quanh để thọ tội tiếp…

Nhơn bị đọa:

Thân, Khẩu, Ý tạo đủ thập ác.

4. Ngục Hiền Kiếu:

Chữ “KIẾU” ở đây có nghĩa là :

  • Kiếu hoán tức là kêu la, rên khóc, đau đớn, khổ sở…
  • Hô Hô tức là kêu thét lớn và rên la một cách cực kỳ đau đớn, thống khổ không sao tả xiết.
Nơi ngục nầy qủy tốt bắt người tội ném vào trong vạc lớn để nấu, tội nhơn đau đớn, nhảy nhót (cho đở nóng) kêu la, rên khóc, thống khổ muôn phần.
chúng sanh ở ngục nầy thọ 4000 tuổi.
Một ngày đêm nơi đây bằng 129.600 câu đê năm ở cõi ngưòi.

Mãn thọ báo ở nơi chánh ngục rồi thì bị chuyển ra ngoài 16 ngục phụ chung quanh để thọ tội tiếp…

Nhơn duyên bị thọ khổ:

Bởi vì khi còn sống luôn luôn “Ôm lấy lòng sân độc, ác hiểm, tạo các hạnh ác” mà gây nên.

5. Ngục Ðại Kiếu:

Danh xưng cũng tương tợ như ở ngục KIẾU HOÁN trên, nhưng về hình tội thì bị thống khổ gấp muôn vạn lần hơn :

Vì thế nên Ngục nầy còn có tên là ÐẠI HÔ, ÐẠI KIẾU.

Quỷ tốt bắt người thọ tội bỏ vào chảo sắt đầy dầu nấu sôi lên, kế đến ném tội nhơn ấy lên tấm vĩ sắt lớn để quay (ram).

Nổi thống khổ không sao kể xiết!

Chúng sanh ở ngục nầy thọ 8000 tuổi.

Một ngày một đêm nơi đây bằng 259.000 câu đê năm nơi cõi người. Mãn thọ báo nơi chánh ngục rồi thì bị chuyển ra 16 ngục phụ chung quanh để thọ tội tiếp….

Nhơn duyên bị thọ khổ:

Bởi vì khi còn sống gây cái lưới ái tà kiến (như làm điếm, đĩ, dâm loạn playboy, playgirl vv…)

6. Ngục Viêm Nhiệt:

Cũng kêu là ngục Thiêu nhiên.

Tội nhân ở trên một cái lầu bằng lửa, hoặc ở trong thành bằng sắt, hoặc ở trong cái lò gốm (lò thiêu) lớn bằng sắt, trong ngoài bị lửa đốt nóng đỏ, da thịt cháy rã…. chúng sanh ở ngục nầy thọ 16.000 tuổi.

Một ngày đêm nơi đây bằng 518.400 câu đê năm ở cõi người.

Thọ báo xong nơi chánh ngục rồi thì bị chuyển ra ngoài 16 ngục phụ ở chung quanh để thọ tội tiếp.

Nhơn duyên bị thọ báo:

Bởi khi còn sống làm hạnh quay nướng sinh mạng của chúng sanh mà nên (như quay gà, vịt, heo, dê vv… để bán).

7. Ngục CỰC NHIỆT:

Còn gọi là ngục Ðại Thiêu nhiên.

Hình phạt cũng như ngục Viêm Nhiệt nhưng thống khổ gấp muôn vạn lần hơn.

Ngục nầy là một cái thành bằng sắt lớn lửa đốt cháy khắp cả trong ngoài đều đỏ rực, trong thành ấy lại còn có thêm nhiều hầm lửa, núi lửa, giường lửa khác…

Tội nhơn bị thiết xoa (giống như chỉa ba) đâm suốt vào thân mình đem dựng đứng ở trong lửa… chết đi rồi sống lại.

Chúng sanh ở ngục nầy thọ số nữa trung kiếp (tức là 1.036.800 câu đê năm nơi cõi người).

Mãn thọ báo ở nơi chánh ngục rồi thì bị chuyển ra ngoài 16 ngục phụ chung quanh để thọ tội tiếp.

Nhơn duyên bị thọ khổ:

Bởi khi còn sống chỉ thuần làm toàn các việc ác (vô ác bất tác) mà cảm thành quả khổ.

8. Ngục A Tỳ:

Còn gọi là ngục Vô Gián, Vô trạch….

Tội nhơn ở nơi ngục nầy bị hình phạt bằng nhiều cách thống khổ khác nhau.

Chẳng hạn như bị:

  • Lột da vấn thân….
  • Ðể trên xe lửa (hỏa xa).
  • Nghiền nát thân thể.

Hoặc bị đem:

Bỏ vào trong thành bằng sắt toàn là lửa cháy khắp nơi không có chỗ hở…

Các sự thống khổ ở nơi đây không sao kể xiết, tội nhơn bị hình phạt tiếp nối nhau hoài không có một sát na nào ngừng nghỉ cả.

Nên ngục nầy còn có tên là NGŨ VÔ GIÁN.

Tức là:

Có 5 sự trừng phạt thống khổ không (bao giờ) gián đoạn.

Sao gọi là Ngũ Vô Gián ?

Ấy là:

1. Thú Vô Gián:

Thú đây tức là Ðến.

Nghĩa là:

Tất cả các chúng hữu tình bất luận là Trời, Thần, Người, Rồng, Ma Vương, Qủy chúa, Nam, Nữ, già trẻ, sang hèn vv… chi chi hễ gây ra nghiệp tội Ngũ nghịch (đã có nói ở trước) và bị nghiệp cảm đến rồi thì thảy đều đồng vào ngục nầy và:

Ðồng thọ khổ ngang như nhau.

không có tự vị chi cả.

2. Thọ khổ Vô Gián:

Nghĩa là:
Ở trong các loại ngục như : Núi đao, rừng gươm, cây kiếm, vạc dầu, lò lửa, nước đồng sôi, hoàn sắt nóng vv…
Tội nhơn thọ khổ không có một giây phút nào ngừng nghĩ cả.

3. Thời Vô Gián:

Nghĩa là:

Các tội nhơn chịu khổ trong ngục trãi qua thời gian dài vô lượng không có ngày ra, trong thời gian ấy những sự thọ khổ không có lúc nào ngừng nghỉ.

4. Mạng Vô Gián:

Nghĩa là:

Chúng sanh bị đọa vào trong ngục nầy rồi, từ khi mới vào cho đến suốt thời gian thọ khổ nơi đó, một ngày đêm bị muôn lần chết đi, muôn lần sống lại để thọ khổ liên tục, không có ngày hẹn ra.

5. Hình Vô Gián:

Nghĩa là:

Ngục nầy có chu vi ngang dọc đều là 84.000 dặm (rất lớn).

Tất cả chúng sanh thọ khổ trong đó thì:

Cứ mỗi một người tự thấy thân mình lớn ra đầy chật nguyên hết cả thành ấy và đồng một lúc bị hành tội khắp nơi trong phạm vi của thành.

Mà:

Nhiều người thọ tội, người nào cũng tự cảm thấy thân mình lớn đầy khắp cả thành và các sự thọ khổ giống như vậy…

Chúng sanh ở nơi ngục nầy thọ 1 trung kiếp.

Một ngày đêm nơi cõi nầy bằng 2.073.600 câu đê năm nơi cõi người (vì thời gian quá dài như vậy nên được xem như chẳng có ngày ra).

Khi mãn thọ báo ở nơi chánh ngục rồi thì bị chuyển ra ngoài 16 ngục phụ chung quanh để thọ tội tiếp.

Nhơn duyên thọ khổ:

Bởi vì khi còn sống hành đủ các thứ tội Ngũ nghịch, thất nghịch, mà thành ra đến nổi…

********

Xin được khái lược 8 sở đại “HÀN NGỤC” (tức là 8 sở “ngục lạnh”) và đại cương về một số hình phạt nơi những “hàn ngục” đó.

HÀN NGỤC

Song song với 8 sở “Nhiệt ngục” chánh nầy, lại còn có thêm 8 sở “HÀN NGỤC” chánh nữa, danh mục (và sự thọ khổ) nơi đó đại lược như sau:

1. Ngục ÁN PHÙ ÐÀ:
(Còn có thêm tên gọi khác nữa là:

-Ngục NGẠCH BỘ ÐÀ hay là PHÁO BỘ ÐÀ.

-Ngục A BA BA)

Tội nhơn bị đọa vào trong Ngục nầy, thân thể 31 phải bị chịu một sức lạnh khắc nghiệt bức khổ, khó thể nào kham nhẫn nổi, nên toàn thân đều bị “mọc ốc”hết, mỗi mục ốc ấy to như quả lê, đầy khắp mọi chỗ, nên xem dường như là cả mình đều mọc lên gai thịt, u nhọt, (do vì bị sức “hàn độc” công phá) nên da thịt thảy đều bị nứt nẻ, rướm máu.

Người bị đọa vào ngục nầy là vì khi còn sống gieo nhơn:

Ướp lạnh thân thể chúng sanh vào trong băng giá (như các người làm kỹ nghệ buôn bán tôm cá đông lạnh).

Thọ số của chúng sanh nơi ngục “Án phù đà” nầy như sau :

Ví như có người lấy một cái thùng đong lúa dung tích 40 lít (tức là bằng một giạ lúa) để đựng hạt mè.

Có 20 thùng hạt mè như vậy.

Giả sử có một người sống lâu, cứ mỗi 100 năm đến lấy một hạt mè bỏ ra ngoài….

Khi nào bỏ ra hết số hạt mè (của 20 thùng đó) thì gọi là một kiếp.

Thọ số của tội nhơn nơi ngục nầy bằng với số “Mè kiếp” như thế.

2. Ngục NI LẠI PHÙ ÐÀ:
(Còn có thêm tên gọi khác nữa là:
NI THÍCH BỘ ÐÀ hay là BÀO PHÁO BỘ ÐÀ (Bào pháo tức là pháo nổ).
Hơi lạnh nơi ngục nầy gấp mười lần hơn sức lạnh của ngục ÁN PHÙ ÐÀ, những “ốc thịt” (vừa nói ở trên) vì bị sức lạnh quá cao như thế bức ngặt, nên toàn thể đều bị nổ tung ra hết, tựa như pháo nổ, tét da bày thịt, đầy khắp cả mình nhuộm máu……

Người bị đọa vào ngục nầy là vì khi còn sống gieo nhơn:

Giết hại thân mạng chúng sanh, xong rồi, banh da xẻ thịt ướp lạnh vào trong băng giá. (Những người chuyên buôn bán về kỹ nghệ thịt đông lạnh)

Thọ số của chúng sanh nơi ngục NI LẠI PHÙ ÐÀ nầy gấp 20 lần Thọ số của tội nhơn nơi ngục ÁN PHÙ ÐÀ.

Hình phạt cả hai loại ngục nầy trực tiếp tác hại trên thân tướng của tội nhơn, do vì nơi thân tướng bị sức lạnh khắc nghiệt công phá làm cho biến đổi, tổn hoại mà thành danh (ÁN PHÙ ÐÀ và NI LẠI PHÙ ÐÀ).

3. Ngục A LA LA:
(Còn có thêm tên gọi khác nữa là ngục NGẠCH CHIẾT XÁ).
Hơi lạnh nơi ngục nầy làm cho toàn thân cứng đơ, hở môi chẳng đặng, chỉ còn có lưỡi (vì nằm trong miệng) bị sức lạnh ép ngặt nên tự nhiên khua động, phát sanh ra tiếng “A LA LA” (là loại tiếng rên la thống khổ ở địa ngục).

Thọ số của chúng sanh nơi ngục nầy gấp trăm lần Thọ số của chúng sanh nơi ngục NI LẠI PHÙ ÐÀ.

4. Ngục A BA BA:

(Còn có thêm tên gọi khác nữa là:

– Ngục HOẮC HOẮC BÀ:

– Ngục A BÀ BÀ )

Hơi lạnh ở ngục nầy khiến cho cả mình cứng nhắc, chỉ còn có môi là khua động được, vang ra thành tiếng “A BA BA” (là loại tiếng rên la thống khổ nơi ngục hàn băng).

Thọ số của chúng sanh nơi ngục nầy gấp 100 lần Thọ số của tội nhơn nơi ngục A LA LA.

5. NGỤC ẤU HẦU HẦU: 
(Còn có thêm tên gọi khác nữa là : Ngục HỔ HỔ BÀ).
Hơi lạnh nơi ngục nầy làm cho toàn thân cùng với môi và lưỡi đều bị đong cứng lại, chỉ còn có cổ họng (yết hầu) là run động được, phát sanh ra tiếng kêu “ẤU HẦU HẦU” (cũng là một loại tiếng rên la thống khổ khác nữa của tội nhơn nơi ngục hàn băng).

Thọ số của chúng sanh nơi ngục nầy gấp 100 lần Thọ số của chúng sanh nơi ngục A BA BA

Cả ba thứ địa ngục nầy (ngục A LA LA, A BA BA, ẤU HẦU HẦU) là căn cứ vào nơi “âm thanh rên khóc” thống khổ (tức là do nơi “thanh tướng”) mà thành danh.

6. Ngục UẤT BA LA:
(Còn có thêm tên gọi khác nữa là:
– 
Ngục ỔN BÁT MA.
– Ngục THANH LIÊN HOA (Hoa sen xanh).
Sức lạnh nơi ngục nầy gấp bội lần (so với sức lạnh của các ngục trước) nên khiến cho toàn thân da thịt của người tội đều hóa thành ra màu xanh (lạnh làm cho tái ngắt da thịt) và bị nứt bung ra thành từng mảnh lớn giống như “Hoa sen xanh” chớm nở (vì thế nên gọi là “Thanh Liên Hoa” ngục).

Thọ số của chúng sanh nơi ngục nầy gấp 100 lần Thọ số của tội nhơn nơi ngục ẤU HẦU HẦU.

7. Ngục BA ÐẦU MA:

(Còn có thêm tên khác nữa là :

– Ngục BÁT ÐẶT MA.

– Ngục CÂU VẬT ÐẦU.

– Ngục XÍCH LIÊN HOA. (Hoa sen đỏ).

Hơi lạnh nơi ngục nầy làm cho da thịt, máu huyết và toàn thân đều cùng bị nổ bung ra, trông tựa như là bông sen đỏ nở lớn (vì thế nên gọi là “Xích LIÊN HOA” ngục).

Thọ số của chúng sanh nơi ngục nầy gấp 100 lần Thọ số của tội nhơn nơi ngục THANH LIÊN HOA.

8. Ngục PHÂN ÐÀ LỢI:
(Còn có thêm tên gọi khác nữa là:
– Ngục MA HA BA ÐẦU MA.
– Ngục BẠCH LIÊN HOA. (Hoa sen trắng).
Hơi lạnh nơi ngục nầy lên đến mức độ cùng cực, khiến cho toàn thân máu, thịt và xương tủy đều bị nổ tung ra, màu trắng của xương vụn hòa lẫn cùng với máu thịt….trông tựa như hoa sen trắng mãn khai (nở lớn) – (vì thế nên gọi là “Phân đà lợi” (Hoa sen trắng) ngục).

Thọ số của chúng sanh nơi ngục nầy gấp 100 lần Thọ số của tội nhơn nơi ngục BA ÐẦU MA.

Cũng như 8 sở chánh HỎA NGỤC (Ðã lược qua trong kỳ trước) – Nơi tám sở chánh HÀN NGỤC nầy thì :

a. Mỗi sở đều có riêng 16 “DU TĂNG ÐỊA NGỤC” 32 (tức là 16 sở ngục phụ) được phân đều ở bốn phương Ðông, Tây, Nam, Bắc của ngục chánh (mỗi phía có 4 sở ngục phụ).

b. Các tội nhơn sau khi hoàn mãn thời gian thọ báo ở nơi Ngục chánh rồi, đều bị lần lượt chuyển qua thọ những khổ báo kế tiếp ở nơi 16 Ngục DU TĂNG nầy.

Khi mãn thời gian thọ báo nơi các “DU TĂNG HÀN NGỤC” nầy xong rồi, thì tội nhơn ấy bị đọa sanh vào địa ngục “HẮC ÁM” trong một trăm ngàn vạn năm (100 x 1.000 x 10.000).

Sở dĩ gọi là “HẮC ÁM” vì địa ngục nầy cực kỳ tối tăm, chúng sanh ở nơi ngục nầy hoặc là không có mắt, hoặc cũng có mắt nhưng không trông thấy chi cả !

Trong thời gian thọ báo ở ngục nầy tội nhơn phải bị chuyển sanh ra làm một thứ “đại trùng” (loài côn trùng giống như trùng đất), có thân thể rất lớn, bò đi quằn quại, các căn ám độn, không hiểu biết gì là phải quấy, bị cả trăm ngàn thứ hổ lang lôi kéo, cắn xé cơ thể.

Khi mãn thời gian thọ báo nơi ngục HẮC ÁM nầy rồi thì bị chuyển sanh vào:

a. Súc sanh đạo :

Làm thân các loại chim muông trong 5000 vạn năm (5.000 x 10.000).

Mãn kiếp chim muông mới được:

b. Sanh làm người:

Nhưng bị thọ lấy “dư báo” (nghiệp báo còn sót thừa lại), nên khiến cho thân thể phải chịu các cảnh đui, điếc, câm, ngọng, cùi hủi, ung thư, bần cùng, hạ tiện…trong trăm vạn đời, (100 x 10.000) không ai thèm đoái hoài đến cả.

Mãn kiếp làm người hèn hạ nầy xong rồi, phải bị :

c. Ðọa vào loài ngạ quỷ:

Trăm 1000 vạn năm (1000 x 10.000) phải chịu các cảnh đói khát, khổ sở cùng cực.

Ở trong “ngạ quỷ đạo” nầy đến khi mãn tội xong thời gặp được bậc đại Thiện tri thức như các vị Bồ tát (Ðịa Tạng vương Bồ tát) nói lời quở trách rằng:

“Ngươi ở trong vô lượng đời về trước đã tạo ra vô số tội ác như phỉ báng Tam Bảo, không tin nhơn quả….nên bị đọa vào trong địa ngục, chịu không kể xiết các sự đau khổ…. Nay ngươi phải nên phát tâm Niệm Phật”…….

Bấy giờ các ngạ quỷ nghe được lời giáo hóa ấy rồi, liền chấp tay xưng niệm:

NAM MÔ PHẬT, NAM MÔ PHẬT, NAM MÔ PHẬT.

Nhờ sức hồng ân và đại nguyện của chư Phật nên ngạ quỷ ấy liền được mạng chung, thần thức thác sanh lên cõi Trời Tứ Vương.

Sanh lên đó rồi nhớ lại tiền căn, nên ăn năn, hổ thẹn, tự trách lấy mình và phát tâm Bồ Ðề tu tập…..

Trên đây…

Tôi (soạn giả) đã lược qua về 16 sở ngục chánh gồm có tám sở ngục VIÊM NHIỆT và tám sở ngục HÀN BĂNG xong rồi.

Nhân tiện, tôi cũng xin được y theo kinh giáo, trích dẫn ra đây một số ít các lời “Vấn đáp” của chư đại Bồ tát về địa ngục để làm phương tiện cho những ai vẫn còn có được ít nhiều căn lành cùng lòng tàm quý (biết thẹn hổ) như có duyên xem đọc đến, biết ăn năn, hối lỗi mà bỏ tâm chấp ngã, kiêu mạn, tự thị,… một cách sai lầm vào nơi phước lực, quyền quý hoặc thông minh, mạnh khỏe….của cá nhân….phát lòng kinh sợ, bỏ dữ theo lành, quy đầu nơi Phật pháp, niệm Phật, tu hành, tích công, bòn đức…..ngõ hầu tránh thoát khỏi quả báo về sau nơi ba ác đạo.
……………………

“Lúc ấy, ngài PHỔ HIỀN đại Bồ tát, thưa cùng với ngài Ðịa Tạng VƯƠNG đại Bồ tát rằng:

Thưa nhơn giả, xin ngài vì Trời, rồng, Bát bộ cùng tất cả chúng sanh ở hiện tại và vị lai mà nói lên danh hiệu của những địa ngục là chỗ thọ báo của hàng chúng sanh bị tội khổ trong cõi Ta Bà cùng châu “Diêm Phù Ðề” (địa cầu) nầy, cùng nói về những sự quả báo không lành…. khiến cho chúng sanh ở thời-mạt pháp sau nầy, biết rõ những quả báo đó.

Ngài Ðịa Tạng VƯƠNG Ðại Bồ tát đáp rằng:

Thưa nhơn giả, nay tôi nương nơi oai thần của đức Thế Tôn cùng với oai lực của Ngài mà nói lên một ít danh hiệu của địa ngục cùng những sự về tội báo và ác báo….nơi đó.

Thưa nhơn giả, về phương Ðông của châu “Diêm Phù Ðề” nầy có dãy núi Thiết Vi (Núi bằng sắt)….

Dãy núi ấy tối thẳm không có ánh sáng của mặt trời, mặt trăng rọi đến. Trong đó có một địa ngục lớn tên là Cực Vô Gián….

  • Lại có địa ngục tên là Ðại A Tỳ.
  • Lại có địa ngục tên là Tứ Giác (Có 4 bức vách đầy đao kiếm ép chém thân thể).
  • Lại có địa ngục tên là Phi đao (Ðao bén bay theo gió chém tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Hỏa Tiễn (Tên lửa bay theo gió bắn đốt tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Giáp Sơn (Núi ép lại nghiền-nát thân thể).
  • Lại có địa ngục tên là Thông Thương (Thương (giáo) đâm nát thân thể).
  • Lại có địa ngục tên là Thiết Xa (Xe sắt đỏ lửa, bắt tội nhơn ngồi lên).
  • Lại có địa ngục tên là Thiết Sàng (Giường sắt đỏ lửa, bắt tội nhơn nằm lên).
  • Lại có địa ngục tên là Thiết Ngưu (Trâu sắt cày nát thân thể).
  • Lại có địa ngục tên là Thiết Y (Áo sắt nóng đỏ, bắt tội nhơn mặc vào).
  • Lại có địa ngục tên là Thiên Nhẫn (Cả ngàn mũi nhọn đâm chém tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Thiết Lư (Bắt ách lừa sắt nóng đỏ vào cổ tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Dương Ðồng (Nước đồng sôi cho tội nhơn uống).
  • Lại có địa ngục tên là Bảo Trụ (Bào lạc, cột sắt nóng đỏ, cho tội nhơn ôm).
  • Lại có địa ngục tên là Lưu Hỏa (Lửa dữ bay theo đốt tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Canh thiệt (ÐỊA NGỤC cày lưỡi).
  • Lại có địa ngục tên là Tỏa Thủ (Chém đầu).
  • Lại có địa ngục tên là Thiêu Cước (Ðốt chân tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Ðạm Nhãn (Móc mắt tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Thiết Hoàn (Ăn sắt viên nóng đỏ).
  • Lại có địa ngục tên là Tránh luận (Cải cọ lẫn nhau, tức tối nổ tim mà chết).
  • Lại có địa ngục tên là Thiết Thù (Mũ sắt, đội lên đầu).
  • Lại có địa ngục tên là Ða Sân (Nóng giận, đánh chưởi lẫn nhau cho đến chết).
  • Lại có địa ngục tên là Kiến Oán (Kêu la đau đớn vì bị thọ phạt quá thảm khổ).
  • Lại có địa ngục tên là Bạt Thiệt (Kéo lưỡi tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Phẩn Niếu (Nhận chìm xuống ao cứt đái bắt ăn uống).
  • Lại có địa ngục tên là Ðồng Tỏa (Khóa đồng cháy đỏ xiềng tay chơn).
  • Lại có địa ngục tên là Hỏa Cẩu (Chó lửa cắn xé tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Hỏa Mã (Ngựa lửa đốt tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Hỏa Ngưu (Trâu lửa đốt và dày đạp tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Hỏa Thạch (Ðá lửa bay đánh tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Hỏa Ưng (Chim Diều hâu lửa cắn, mỗ tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Bác Bì (Lột da tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Ẩm Huyết (Uống máu dơ, thúi).
  • Lại có địa ngục tên là Ðảo Thích (Ðâm xóc ngược từ dưới lên trên).
  • Lại có địa ngục tên là Hỏa Ốc (Nhà lửa nhốt giam tội nhơn).
  • Lại có địa ngục tên là Hỏa Lang (Chó sói lửa cắn, xé thân thể).

…………………………

Những địa ngục vừa kể như thế là ngục lớn, mỗi ngục lớn ấy lại có nhiều ngục nhỏ khác nhau, hoặc một, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn….nhẫn đến trăm nghìn các thứ ngục nhỏ khác,….danh hiệu đều sai biệt không đồng”…..

Ngài Ðịa Tạng VƯƠNG Ðại Bồ tát thưa cùng với Ngài PHỔ HIỀN Ðại Bồ tát rằng:

Thưa nhơn giả, Ðó đều là nơi do chúng sanh trong cõi Diêm Phù Ðề gây tạo nên những điều ác, rồi tùy theo những ác nghiệp đó mà chiêu cảm ra các loại địa ngục.

Nghiệp lực rất lớn, có thể sánh được với núi Tu Di, có thể sâu dường như biển cả, có thể ngăn lấp đạo thánh.

Vì thế cho nên chúng sanh chớ khinh thường các điều quấy nhỏ mà cho là không tội, sau khi chết rồi, thảy đều bị quả báo hết cả, dầu cho một mảy mún cũng không thể nào tránh khỏi được.

Chí thân như cha với con, mỗi người cũng phải theo Nghiệp lực riêng của mình mà đi khác đường, giả sử dù cho có gặp lại, cũng chẳng ai bằng lòng chịu khổ thay thế cho nhau….

…..Ngài PHỔ HIỀN Ðại Bồ tát đáp rằng:

Dầu từ lâu tôi cũng đã rõ tội báo nơi ba ác đạo rồi, nhưng tôi muốn từ nơi nhơn giả nói ra, để làm cho những chúng sanh nào có tâm hạnh ác trong đời mạt pháp sau nầy, nghe được lời dạy của nhơn giả mà biết hối lỗi và quy hướng về nơi Phật pháp”.

….Khi ấy, Thánh Mẫu MA DA Phu nhơn 33 (là mẹ của Phật), chắp tay thưa cùng với Ngài Ðịa Tạng VƯƠNG Ðại Bồ tát rằng:

…..Thế nào là Vô Gián ÐỊA NGỤC?(Tức là A Tỳ địa ngục) ‌

A Tỳ ÐỊA NGỤC

Sao gọi là A Tỳ ÐỊA NGỤC ?

Hai chữ A Tỳ nầy có rất nhiều thâm nghĩa khác nhau, nơi đây chỉ xin được nêu lên vài ba nghĩa mà thôi.

a. A có nghĩa là KHÔNG.

TỲ có nghĩa là NGĂN.

Cho nên A Tỳ tức là “không thể nào ngăn chận” sự thọ khổ độc được cả.

Lại nữa:

b. A có nghĩa là KHÔNG.

TỲ có nghĩa là CỨU.

Cho nên A Tỳ tức là “không thể nào cứu” cho thoát khỏi năm sự thọ khổ Vô Gián (không ngừng) được cả.

c. A là KHÔNG GIÁN ÐOẠN.

TỲ là HẾT SỨC KHỔ NÃO.

Cho nên A Tỳ tức là “không gián đoạn” các sự thọ đại khổ độc và hình phạt.

Lại nữa;

d. A có nghĩa là LỬA DỮ 34 (Ðại diệm).

TỲ có nghĩa là MÃNH NHIỆT (nóng dữ dội).

Cho nên A Tỳ có nghĩa là LỬA DỮ NHẬP TÂM.

Vì lửa dữ đã “nhập vào trong tâm tưởng rồi”, cho nên (tội nhơn ấy) không còn có phương cách nào cứu chữa được cả.

……………………

PHẬT dạy cùng với ngài A NAN rằng:

1. ÐỊA NGỤC A Tỳ ấy dài rộng bằng nhau, mỗi phía là 8 vạn do tuần.

Ngục nầy có:

Bảy lớp thành bằng sắt bao bọc chung quanh.

Bên ngoài bảy lớp thành sắt nầy lại còn có thêm :

Bảy lớp lưới sắt bao bọc toàn thể ngục A Tỳ.

2. Trong ngục ấy phân ra làm 18 ngăn trên và 18 ngăn dưới, mỗi mỗi ngăn ngục như vậy đều có 7 lớp thành sắt bao bọc, giữa mỗi lớp thành sắt đó đều có đặt các rừng đao kiếm bén, nhọn và độc dữ.

3. Trong mỗi mỗi ngăn đó lại được chia ra làm 8 vạn 4 ngàn thứ lớp khác nhau.

4. Bốn góc của ngục A Tỳ đều có 4 con chó đồng cực lớn (Ðại đồng cẩu) thân dài đến 16.000 do tuần.

  • Mắt của đồng cẩu ấy tỏa ra ánh sáng dữ độc dường như điện chớp.
  • Răng bén như cây gươm.
  • Nanh nhọn như núi đao.
  • Lưỡi như dùi sắt nhọn.
  • Toàn thể lông nơi thân của đồng cẩu ấy đều phun ra lửa dữ.
  • Hơi độc trong miệng đồng cẩu ấy bay ra như khói mù, tỏa mùi hôi thúi khó chịu, trên khắp thế gian không một mùi hôi thúi nào có thể so sánh được cả !
  • Chó “đồng cẩu” ấy có đến 64 con mắt, từ trong mắt phóng ra những hoàn sắt nóng to như chiếc xe sắt (thiết giáp).
  • Răng của chó ấy cao đến 160 dặm, từ trên đầu răng tuôn ra “đại hỏa” (lửa lớn) đốt cháy các hoàn sắt nóng kia.
  • Mỗi hoàn sắt bị đốt cháy đỏ ấy lại hóa thành một ức (100.000) con dao lửa, lưỡi bén nhọn, sáng ngời, từ trong các lưỡi dao ấy, tuôn ra thêm lửa dữ, cuồn cuộn như hỏa diệm sơn dâng trào, đốt cháy các vách thành của ngục A Tỳ đỏ rực như nước đồng sôi.

5. Lại còn có thêm 18 người ngục tốt (chủ ngục), đầu mặt ghê gớm như đầu mặt của quỷ la sát, miệng to rộng như miệng quỷ Dạ xoa.

  • Mỗi ngục tốt ấy có 8 đầu y như đầu trâu (Ngưu đầu).
  • Trên mỗi đầu đều có 18 cái sừng,
  • Nơi mỗi đầu sừng ấy liên tiếp tuôn ra từng đống lửa lớn.
  • Mỗi đống lửa lớn ấy lại hóa thành ra bánh xe đao bén lớn.
    Như thế lần lượt có đến cả :
  • vô lượng “bánh xe đao” (đao luân) nối nhau quây chạy, bay theo lửa dữ chém đốt tội nhơn, đầy khắp cả ngục A Tỳ.

6. Còn ở trên mặt đất thì có:

  • Chó đại “đồng cẩu” há miệng, le lưỡi bén nhọn như đòn xóc, phun ra vô số lửa dữ.
  • Từ nơi lưỡi ấy lại còn hóa ra thêm vô lượng lưỡi khác, tất cả các lưỡi ấy thảy đều phun ra lửa dữ, cháy đầy khắp hết cả A Tỳ địa ngục.

7. Ở trong bảy lớp thành sắt còn có thêm bảy lớp cờ, nơi đầu của mỗi lá cờ lửa dữ hòa lẫn với nước sắt nóng cháy đỏ cuồn cuộn tuôn ra, chảy đầy khắp các nơi trong A Tỳ ngục.

8. Nơi 4 cửa thành của A Tỳ ngục, ở trên mỗi ngưỡng cửa đều có 18 chảo lớn chứa nước đồng sôi, nước ấy tuôn trào ra bất tận và chảy xối xuống không dứt, tràn đầy khắp cả ngục A Tỳ.

9. Trong mỗi mỗi ngăn (của 18 ngăn ngục) lại có 84 ngàn con đại mãng xà bằng sắt (thiết mãng xà), thân lớn đầy chật khắp cả ngăn thành, miệng phun ra hơi độc và lửa dữ, thốt lên tiếng kêu rống ghê sợ, to như sấm dậy.

Từ trong hơi khói độc ấy tuôn bay ra các hoàn sắt nóng đỏ, mỗi hoàn sắt ấy to lớn như quả đồi cháy đầy khắp cả ngục A Tỳ.

10. lại có 500 ức (500 x 100.000) thứ đại trùng khác ở trong thành, mỗi con trùng như thế có đến 84 ngàn mỏ nhọn.

Trùng ấy phóng bay lên xuống, mỗi lần trùng ấy bay lên và rơi xuống thì lửa dữ ở trong ngục A Tỳ bùng cháy lên dữ dội, ánh lửa hừng hực, sáng lòa, hơi nóng độc ghê gớm và ánh sáng của lửa dữ ấy chiếu xa ra đến 336 vạn dặm (336 x 10.000).

11. Hơi lửa nóng dữ của A Tỳ địa ngục ấy còn xông lên trên biển cả, khiến cho nước biển sôi trào bay lên và rơi xuống.

Mỗi giọt nước lớn bằng trục bánh xe, hóa thành ra gươm giáo bén nhọn rơi xuống như mưa, bay theo lửa dữ, đầy khắp cả ngục A Tỳ……

Tóm lại:

– Nổi khổ trong ngục A Tỳ có đến “tám vạn ức thiên” (tức là nhiều vô lượng).

– Bao nhiêu “các nổi thống khổ của những sự thống khổ”- (tức là cực đại thống khổ) – thảy đều tích tụ hết ở trong A Tỳ đại địa ngục nầy

………………………………………

TƯỚNG TRẠNG TIÊN TRIỆU ÐỌA SANH VÀO A Tỳ ÐỊA NGỤC CỦA tội nhơn

Có nhiều tướng trạng báo trước (tiên triệu) cho tội nhơn phải bị đọa sanh vào trong ÐỊA NGỤC A Tỳ.

Dưới đây soạn giả xin chiếu theo kinh tạng lược ra đôi phần khái quát……..

…..PHẬT bảo cùng với ngài A NAN rằng:

1. Như có chúng sanh nào:

  • Giết cha, hại mẹ vv… (Tức là tạo đủ tội ngũ nghịch, thất nghịch).
  • Nhục mạ 6 bề thân (tức là hủy nhục, mạ lỵ, đánh giết… các hàng lục thân quyến thuộc)….

Thì người ấy khi mạng chung rồi:

  • Chó “đồng cẩu” há miệng, hóa ra làm 18 chiếc xe trang nghiêm, xinh đẹp, lộng lẫy, giống như xe vàng của cõi trời, trên xe ấy có lọng báu (bảo cái) che lên.
  • Hết thảy lửa dữ, gươm đao… đều hóa thành ra Ngọc nữ (gái cõi trời), nhan sắc cực kỳ xinh đẹp.

Tội nhơn ấy, do vì bị nghiệp A Tỳ địa ngục chiêu cảm nên ở xa trông thấy (ảo cảnh như thế), sanh tâm vui mừng, tự nghĩ rằng :

Ta muốn đến đó chơi, ta muốn đến đó chơi.

Nghĩ vừa xong, thần thức liền bay lên xe ấy.

Khi ngồi lên xe rồi thì bị phong đao (gió lạnh bén nhọn như gươm) bay đến xẻ thân, lạnh lẽo không sao chịu thấu.

Bấy giờ tội nhơn ấy lại nghĩ :

Lạnh quá, lạnh quá, ta muốn làm sao cho có lửa để sưởi ấm.

Nghĩ như thế xong liền chết.

Trong giây phút sống lại, thấy mình ngồi trên xe vàng đó, mắt ngắm xem các Ngọc Nữ, nhưng bị những Ngọc Nữ ấy tay cầm búa sắt chém xả vào thân, trong búa ấy lại tuôn ra lửa dữ hừng hực thiêu đốt.

Trong thời gian lẹ như một cái nháy mắt….thần thức của kẻ ấy liền bị rớt ngay vào trong A Tỳ địa ngục….

………………………..

2. Người phạm tội ngủ nghịch…

Khi lâm chung bị 18 thứ phong đao 35 bay đến cắt xẻ thân thể, đau nhức, nóng bỏng, dường như bị lửa thiêu đốt. tội nhơn ấy do vì bị nóng bức như thế, nên phát tâm nghĩ rằng:

Nếu có các thứ cây đại thọ mát mẻ, hoa sắc tươi đẹp, ta sẽ đến đó dạo chơi, há không vui thích hơn sao ‌

Vừa nghĩ thế xong thì liền có 84.000 thứ rừng “ác kiếm” (kiếm bén, đao độc) hóa thành ra cây báu, hoa quả tốt tươi, sắp đặt thẳng hàng, bày ra trước mắt, lửa nóng hừng hực hóa ra làm hoa sen đẹp đẽ ở nơi các gốc cây….

Tội nhơn ấy thấy như vậy liền nghĩ thầm rằng:

Ta đã được mãn nguyện, ta đã được mãn nguyện.

Do nơi nghiệp địa ngục A Tỳ chiêu cảm, cho nên chỉ trong một nháy mắt tội nhơn ấy liền thấy mình ngồi lên trên các hoa sen đó.

Vừa ngồi xong thì có vô số các loài trùng mỏ nhọn từ trong hoa sen lửa chui ra, rút vào cơ thể, gặm nhắm cốt tủy, khiến cho đau thấu tâm can.

Tội nhơn oằn oại, dùng tay vịnh cành cây đứng dậy thì các cành cây ấy liền hóa thành ra đao kiếm bén độc, róc thịt, chẻ xương. Trên không trung lại có thêm vô lượng đao luân (vòng tròn có gắn dao bén độc) rơi xuống chém nát thân thể người tội.

Những lò lửa, xe lửa, vv…..cùng với 18 điều đại khổ độc khác nơi A Tỳ địa ngục đồng thời đưa đến…..

Thần thức của tội nhơn liền bị rớt ngay xuống 18 ngăn ngục ở phía dưới….

………………………..

3. Lại nữa,

Nếu có người nào:

  • Phá hủy cấm giới của Phật.
  • Luống dùng của tín thí.
  • phỉ báng Tam Bảo, kinh đại thừa, phương đẳng.
  • Tà kiến, tà luận, tà thuyết….
  • Bất tín nhơn quả, tội báo.
  • Khinh hủy 10 phương chư Phật…v.v……………..

Người đó khi sắp lâm chung, bị phong đao xẻ thân…..nằm ngửa (trên giường bệnh), bất tỉnh, cả mình đau nhức như bị đánh đập.

……Ðầu óc, tư tưởng của kẻ ấy trở thành ra hoang mang, si mê, lầm lẫn.

Bấy giờ, kẻ độc đó thấy nhà cửa, đồ vật, con cái nam, nữ lớn nhỏ, cùng với tất cả mọi thứ chung quanh mình đều trở thành bất tịnh, tiểu dãi hôi thúi, tràn đầy thân thể……

Bấy giờ người ấy nghĩ rằng:

Sao ở đây không có thành quách và núi rừng tốt đẹp để cho ta đến dạo chơi mà lại phải bị ở giữa các thứ bất tịnh, hôi thúi nầy làm gì ‌

Vừa nghĩ xong…….

Bấy giờ ngục tốt liền lấy chùy sắt đánh vào nơi thành vách của ngục A Tỳ, vang ra tiếng lớn, khiến cho:

– Các rừng ác đao, ác kiếm thảy đều hóa thành ra cây báu cùng ao hồ mát mẻ.

– Lửa dữ hóa ra làm sen vàng.

– Những loài trùng mỏ nhọn hóa thành ra các loài chim phù nhan (giống như chim nhạn).

– Những tiếng la thống khổ của tội nhơn trong địa ngục đều hóa thành ra các âm thanh ca ngâm trong trẻo.

……………………

Tội nhơn ấy trông thấy các (ảo) cảnh tốt đẹp như vậy rồi liền nghĩ thầm rằng:

Ta đã được mãn nguyện, vậy hãy mau đến đó dạo chơi.

Trong chớp mắt liền thấy mình ngồi trên hoa sen lửa liền đó:

– Các loài trùng mỏ nhọn theo lỗ chân lông của tội nhơn, tuôn vào trong thân thể cắn rứt xương tủy, gan ruột.

– Trăm ngàn bánh xe sắt cắm đầy đao kiếm (đao luân) đỏ rực lửa dữ từ trên không trung rơi xuống đánh vào nơi thân thể.

– Hằng hà sa số hoa sắt nhọn bay đến móc lấy tròng mắt.

– Chó “đồng cẩu” trong ngục hóa ra làm trăm ngàn ức chó sắt khác nữa giành nhau cắn xé thân thể tội nhơn, moi lấy trái tim mà ăn.

Trong thời gian mau bằng một cái nháy mắt, thân thể tội nhơn ấy đã bị nát tan ra như những cánh hoa bằng sắt, tràn đầy khắp 18 ngăn ngục.

Trên những cánh hoa sắt ấy đều có đầu mình, tay, chân cùng các chi tiết thân thể của tội nhơn rơi rảy ra cùng khắp.

…………………………..

Tội nhơn ấy liền bị rớt vào trong 18 ngăn chánh của ngục A Tỳ…..

4. Từ ngăn trên, thần thức (của tội nhơn đó) chớp mắt bị đọa xuống ngăn dưới, do ác nghiệp chiêu cảm nên tự thấy thân mình lớn đầy chật khắp cả ngục.

Chó “đồng cẩu” liền xông đến, lớn tiếng gầm rống và cắn lấy thân thể tội nhơn, nhai xương, nuốt tủy. Tội nhơn liền chết đi.

Bấy giờ quỷ tốt lấy chày sắt đánh xuống đất vang ra tiếng lớn mà kêu lên rằng : “SỐNG DẬY, SỐNG DẬY” Tội nhơn hoàn-phục thân thể lại y như cũ.

Ngục tốt ấy liền cầm lấy chĩa ba rực lửa vít vào nơi thân, bắt đứng dậy.

Liền đó tội nhơn bị lửa dữ đốt thân, dao kiếm bén bay theo lửa độc theo lỗ chân lông vào trong thân thể, hóa thành ra vua Diêm Vương. Vua ấy lớn tiếng quát mắng rằng :

“Ðồ ngu si, giống địa ngục kia.

Khi ngươi còn ở trên dương thế tạo đủ ngũ nghịch tội,….tà mạng, vô đạo đức, làm đủ các thứ tội ác, nên nay phải bị đọa vào chỗ nầy, gọi là A Tỳ đia ngục.

Ngươi là người không biết ơn, không lòng thẹn hổ….

Nay phải thọ lãnh các thứ quả báo đại khổ độc nầy.

Có sướng hay không ‌”

Nói xong liền biến mất.

5. Bấy giờ, ngục tốt lại xua đuổi tội nhơn từ những ngăn ngục dưới lên đến các ngăn ngục ở trên….

Phải trải qua 84.000 ngăn ngục ở giữa mới qua khỏi được lớp lưới sắt cuối cùng.

Một ngày đêm nơi địa ngục A Tỳ dài bằng 60 tiểu kiếp 36 tội nhơn ấy sống và thọ khổ trong A Tỳ địa ngục đến 84.000 đại kiếp.

6. Lên đến ngăn trên rồi, tội nhơn thấy thân hình của mình lớn ra đầy chật hết cả 18 ngăn ngục (ở trên) ấy, bị vô lượng sự khổ độc thiêu đốt, thảm khổ không sao tả cho xiết được.

Vì là người phạm tội “ngũ nghịch, thất nghịch” cho nên bị vạn ức chảo nước đồng sôi, trăm ngàn đao luân (vòng dao) từ trên không bay xuống, các đao độc ấy chun vào nơi đầu, tuôn ra nơi chân…..

Sự đau khổ còn gấp trăm, ngàn lần hơn 18 ngăn ngục dưới…. tội nhơn bị thọ báo ở nơi đây 5 đại kiếp.

 

*********

Khi kiếp địa ngục A Tỳ sắp mãn (tức là sắp sửa mãn tội) – (và trước khi bị chuyển qua các ngục DU TĂNG (ngục phụ) để thọ tội kế tiếp) – thì:

Tội nhơn đó thấy cửa ngục (A Tỳ) ở phương Ðông mở ra, bên ngoài cửa ấy có rừng cây cùng các thứ hoa quả tươi tốt, dòng nước trong chảy mát mẻ….

Tội nhơn từ những ngăn ngục dưới nhìn thấy được các quang cảnh như vậy rồi thì mắt tạm thời bớt đổ lửa, cố gắng vương dậy, tuột cả thân mình, quằn quại bò lên đến các ngăn (ngục) trên, tay vịn vào bánh xe dao (đao luân) từ từ đứng dậy.

Bấy giờ trên không trung liền mưa xối xuống những hoàn sắt nóng đỏ thiêu đốt, Tội nhơn ấy cố gắng hết sức để chạy đến cửa phương Ðông (đang mở đó), để thoát ra ngoài. Nhưng vừa đến cổng thì bỗng có quỷ La sát hiện ra, tay cầm xoa sắt đâm vào trong mắt của Tội nhơn, vít trở ngược lại vào trong A Tỳ ngục.

Chó đồng liền gầm rống, xông tới xé xác và nhai nuốt trái tim, Tội nhơn ấy bị chết ngất đi. Quỷ sứ kêu bảo sống dậy, tức thời liền được hồi sinh và đưa mắt nhìn qua thấy cửa ngục ở phương Nam mở ra, phong cảnh cũng giống y như ngoài cửa ngục phương Ðông vậy, Tội nhơn cố gượng chạy đến… (nhưng cũng) liền bị quỷ La sát hiện ra, vít văng trở vào trong ngục lại và bị chó đồng xé xác…y như cũ.

Hai cửa ngục còn lại ở phương Tây và phương Bắc cũng mở ra giống in như vậy…..

Tội nhơn (phải lãnh) chịu hình phạt chót nầy nơi địa ngục A Tỳ thêm (phân) nữa đại kiếp, rồi mới được chuyển ra ngoài 16 ngục “DU TĂNG” để thọ các dư báo còn sót lại….

Khi nào mãn tội ở nơi 16 ngục “DU TĂNG” nầy xong rồi, mới bị chuyển đọa vào trong các đường súc sanh, ngạ quỷ….và gặp được bậc “đại thiện tri thức” như chư Bồ tát… quở trách cùng khuyên dạy niệm Phật, tu hành, nếu như biết y theo những lời khuyên nhắc đó mà chịu chắp tay xưng niệm hồng danh :

NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT

thì mới được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ hoặc súc loại và được chuyển sanh về nơi nhơn đạo hoặc thiên đạo (như có nói trong kỳ thơ trước).

Tóm lại,

Phàm làm người có trí, phải nên biết rằng :

Tất cả chúng sanh chúng ta đây thảy đều là những hàng “phàm phu bạt địa, mắt thịt, thai phàm”, lại còn thêm bị vô minh và phiền não cầm nắm, che mờ tâm trí, nên chỉ toàn là thấy biết được các việc thiển cận trong kiếp sống hiện tại đây thôi, chớ còn như đối với những việc khác cao xa hơn, không nằm vào trong cảnh giới của mình, thì chúng ta hoàn toàn như điếc, như đui….không làm sao nghe, thấy và hiểu biết được.

Vì vậy cho nên:

Ta phải chí tâm vâng nghe theo lời dạy thành thật của PHẬT nói về các sự thống khổ ở nơi địa ngục như thế, mà phát sanh lên lòng lo sợ và cố gắng gìn tâm, giữ ý của mình, chớ đừng có sanh lòng khinh dễ, không tin, hay xem thường mà buông lung tâm tánh (tạo tội) không nên.

Bằng cách nào ?

Chính là phải thành tâm “sám hối các tội lỗi” của mình đã và đang gây tạo ra, hoặc trong các kiếp đời quá khứ, hoặc ở ngay trong kiếp sống hiện tại nầy.

Bởi vì ở trong kinh đã có dạy rằng :

Hễ biết sám hối thì tội lỗi nào cũng được tiêu diệt hết.

Nhưng cũng cần phải nên biết thêm điều nữa rằng :

Lúc sám hối ấy, quyết phải dốc hết tâm thành ra mà lễ lạy, đem năm vóc gieo sát mặt đất, cũng như núi Thái sơn sụp đổ, không tiếc thân mạng, kiên tâm, trì chí sám hối như vậy bất kể tháng ngày thì mới mong diệt tội, sanh phước được.

Chớ chẳng phải là:

Chỉ sám hối lơ láo qua ngày, không hết lòng thiết tha và thành kính mà mong diệt tội sanh phước được đâu.

Lại nữa,

Trong con đường tu tâm, lập hạnh của mình, thì người “học Phật” quyết phải nên ân cần, thành khẩn, hằng luôn chăm chỉ tuân hành y theo lời PHẬT dạy mà tu sửa thân tâm, quán xét lại ngay chính ở nơi mình mà tu tập.

Như thế nào ?

Ấy là phải dốc lòng tinh tấn mà tu hành và sám hối vậy.

Còn như:

1. Nếu tạm thời nhiễu PHẬT (đi vòng quanh PHẬT theo chiều thuận – (chiều kim đồng hồ) để bày tỏ lên lòng cung kính và quy mạng – được một lát thì sanh ra tâm mỏi mệt, chán nản….

Hoặc:

2. Nếu tạm thời lễ bái, sám hối được một chút (xíu) thì nói rằng sức khỏe kém yếu quá rồi, không kham chịu nổi.

Hay là:

3. Vừa mới ngồi ngay ngắn xuống để niệm PHẬT, tụng kinh…. được chừng vài ba ngày, mỗi ngày chỉ được chút đỉnh thời giờ (mà chẳng biết có nhứt tâm được hay không nữa) thì lại nói :

Cần phải có tin tức, có ứng hiện, có chiêu cảm, hay có thấy được vài ba sự chứng ngộ gì vv….thì mới chịu tu tiếp – (còn bằng không thì bỏ dở việc tu niệm nữa chừng).

Hoặc là nói lên các lời sái quấy rằng:

4. Thân tứ đại nầy của tôi đây nay đã già yếu, mỏi mệt… quá rồi, cần phải nên ngủ nghĩ, tỉnh dưỡng nhiều hơn….chớ không nên tu hành kham khổ, cực thân như thế mà sanh ra bịnh hoạn, ốm đau….

Do đó cho nên:

5. Hễ vừa đặt lưng nằm xuống rồi thì liền ngủ ngáy mê man như chết, chớ có bao giờ tưởng nghĩ đến các việc cần phải làm như:

sám hối, lạy Phật, niệm Phật hoặc tụng kinh….hay là phải làm những việc lành, việc thiện… chi đâu!

Như thế thì sự trông mong được diệt tội, sanh phước….quyết chắc là không bao giờ thành tựu cả!

Hơn nữa, trong kinh PHẬT cũng đã có dạy rằng:

a. Chưa từng thấy có bất cứ một mảy mún việc thiện nào (mà) được phát sanh ra từ ở nơi các sự giải đãi, lười biếng….hết cả.

Và lại cũng:

b. Chưa từng thấy có bất cứ một mảy mún việc phước đức nào (mà) được phát sanh ra từ ở nơi các sự kiêu mạn, phóng túng tâm ý, tự đắc, tự mãn….hết cả .

Cho nên chúng ta đây – (nếu quả thật là một người chơn Phật tử) – ắt phải nên gìn tâm, giữ ý, y theo lời PHẬT, Bồ tát đã dạy bảo mà hằng luôn quán xét lại tâm tánh cùng đường tu tập của chính mình:

Như thế nào ?

Ðó là phải biết tự sanh lòng tàm quý (hổ thẹn), cung kính quỳ trước bàn thờ và Phật tượng, chí thành phát lồ sám hối tội lỗi của mình rằng :

NAM MÔ A DI ÐÀ PHẬT

Nay con tên là : (đọc tên tuổi, pháp danh của mình ra).

Tuy được may mắn mang thân người, xưng danh Phật tử, nhưng mà :

TRONG TÂM CỦA CON LÚC NÀO CŨNG NGHĨ TƯỞNG ÐẾN NHỮNG ÐIỀU TRÁI ÐẠO CẢ.

Bởi vì con nhận thấy rõ ràng rằng:

1/- Ngay như bổn tâm hiện tại của con đây, trong một ngày 6 thời là:

  • Từ sáng cho đến trưa
  • Từ trưa cho đến xế.
  • Từ xế cho đến chiều.
  • Từ chiều cho đến tối.
  • Từ tối cho đến khuya.
  • Từ khuya cho đến sáng.

trong suốt cả 6 thời đó, con không có một thời, một khắc, hoặc là cho chí đến “một niệm nhỏ” nào biết để tâm “Tưởng nhớ đến Tam bảo cả”.

(Phụ giảng:

Sao gọi là tưởng nhớ đến Tam bảo?

Chính là tưởng nhớ đến PHẬT, PHÁP và TĂNG vậy ‌

A. Thế nào là “ý nghĩa” của việc tưởng nhớ ÐẾN PHẬT?

“ý nghĩa” của việc tưởng nhớ đến PHẬT là như thế nầy:

Kinh dạy:

Tất cả chúng sanh đều có PHẬT TÁNH 37

Vậy thì “PHẬT TÁNH” đó là gì?

Nói theo chơn nghĩa thì đó tức là:

Phần “TRÍ GIÁC SÁNG SUỐT” của Ta vậy.

Cái “TRÍ GIÁC SÁNG SUỐT” ấy mặc dầu TA – (cùng với Tất cả các loại hữu tình chúng sanh khác) – đều đã sẵn có, nhưng từ quá khứ đến nay  bị si mê (vô minh), cùng với các thứ phiềnnão, nghiệp chướng lấp che – (ví như mây mù che phủ mặt trời, mặt trăng vậy) – cho nên  không thể nào hiễn hiện ra được cả.

Giờ đây chúng ta “tưởng nhớ đến PHẬT” thì việc ấy có nghĩa là:

  • Tự mình phản tỉnh lấy mình,
  • Tự mình nhận biết rằng mình đã và đang có vô số các thứ tội lỗi, nghiệp báo…..

Cho nên nay phải:

cố gắng y theo lời PHẬT dạy mà tinh tấn hành trì và tu tập, không kể gian lao, bất luận tháng dài, năm rộng chi cả…….

Ðể làm chi ?

Ðể phá trừ si mê cùng các thứ phiền não, nghiệp chướng từ vô thỉ kiếp đến nay,

Mà:

Hiện bày ra cái TRÍ GIÁC SÁNG SUỐT của mình.

Việc nầy cũng giống như các cảnh :

  • Vẹt mây bày trăng sáng.
  • Mở cửa thấy non xanh.
Hay là:
  • Lau sạch mặt gương mờ….

Ðây chính gọi là “ý nghĩa” của việc:

tưởng nhớ đến PHẬT vậy.

B. Thế nào là “ý nghĩa” của việc tưởng nhớ ÐẾN PHÁP?

“ý nghĩa” của việc tưởng nhớ đến PHÁP là như thế nầy:

Lắng cái “lòng phàm phu tục tử” sôi nổi xuống.

Ðể:

– Phát triển các “chơn tâm PHẬT TÁNH thanh tịnh” lên.

– Tự mình ngăn ngừa lấy Tất cả các “tâm hạnh sai lầm” đừng để cho  phát khởi hay tái phạm thêm nữa – (bằng cách nương theo pháp “Tứ chánh cần” mà tu).

Ðây gọi là:

DÙNG ÐỨC HẠNH NOI THEO ÐƯỜNG PHÉP TẮC – (tức là GIỮ GIỚI)

Mà:

TỰ SỬA LẤY CÁI PHÀM TÁNH CỦA MÌNH CHO CHƠN CHÁNH LẠI.

Ðây chính gọi là “ý nghĩa” của việc:

tưởng nhớ ÐẾN PHÁP vậy.

C. Thế nào là “ý nghĩa” của việc TƯỞNG NHỚ ÐẾN TĂNG ?

“ý nghĩa” của việc tưởng nhớ đến TĂNG là như thế nầy:

– Tuy rằng Ta sống ở trong cõi đời ô trược, dẫy đầy phiền não… nhưng mà Ta phải hằng luôn ghi nhớ điều rằng:

– Chớ nên để cho tâm của mình bị vẫn đục, bợn nhơ.

– Chớ nên để cho “lục trần” 38 kéo lôi sai sử một cách quá đáng…..

– Chớ nên để cho “Ngũ dục” 39 làm mê mờ lấy chơn tâm, PHẬT TÁNH….

Mà phải nên biết hành theo hạnh :

THIỂU DỤC TRI TÚC

Và:

Thường xuyên quán xét lại cái “tâm tánh phàm phu tục tử” của mình, để mà kịp thời ngăn ngừa các thứ lỗi lầm sái quấy sanh khởi.

Ðây gọi là:

  • (Hành) ÐỘNG MÀ KHÔNG LỖI.
  • TÁC (Ý) MÀ KHÔNG TRÁI, KHÔNG NGĂN (với chơn tâm),

Ðể:

TỰ SỬA LẤY tâm tánh MÌNH CHO ÐƯỢC thanh tịnh.

Ðây chính gọi là “ý nghĩa” của việc:

TƯỞNG NHỚ ÐẾN TĂNG vậy.

Như ba việc “TƯỞNG NHỚ Tam bảo” vừa mới được luận bàn trên đây thì gọi là:

Ðem PHÀM TÂM CỦA MÌNH MÀ PHỐI HỢP THEO TÁNH CHƠN NHƯ” (tức là : Bội trần, hiệp giác)– thuộc về phần LÝ.

Nhưng nếu chỉ dùng “LÝ tưởng nhớ đến Tam bảo” suông không thôi cũng chưa đủ nữa, mà bắt buộc cần phải có phần “SỰ tưởng nhớ đến Tam bảo” đi kèm theo, mới thành tựu nên các việc lợi ích (tức là chứng quả) được.

Việc nầy như thế nào ?

Ðó là phải:

a. Hằng ngày (và trong suốt cả cuộc đời của mình) phải năng LỄ PHẬT.

(Ðây gọi là SỰ “NHỚ PHẬT, TƯỞNG PHẬT và THẤY PHẬT” vậy.

b. Hằng ngày (và trong suốt cả cuộc đời của mình) phải năng NIỆM PHẬT, TỤNG KINH, THAM THIỀN, QUÁN TƯỞNG VV………

(Ðây gọi là SỰ “NHỚ PHÁP, TƯỞNG PHÁP và THẤY PHÁP” vậy.

c. Hằng ngày (và trong suốt cả cuộc đời của mình) phải năng kính lễ, tán thán chư Thanh VănDuyên Giác và Bồ tát (trong hàng TAM THÁNH của các giai vị Nhị thừa cùng chư đại sĩ Bồ tát pháp thân nơi phẩm bậc Tam hiềnThập Thánh).

(Ðây gọi là SỰ “NHỚ TĂNG, TƯỞNG TĂNG và THẤY TĂNG” vậy.

Nếu đầy đủ được 2 phần  và SỰ “tưởng nhớ đến Tam bảo” như vừa nói trên đây thì mới không thẹn hổ mang danh là người con của Phật (Phật tử).

Lại nữa,

 

2/- Trong suốt cả 6 thời của một ngày như thế, Tâm con cũng không có đến một thời, một khắc, hoặc là cho chí đến một niệm nhỏ nào “nghĩ tưởng đến TỨ ÐẾ”cả.

(Phụ giảng:

Sao gọi là “Tưởng nhớ đến TỨ ÐẾ” ?

Chính là tưởng nghĩ đến bốn pháp : KHỔ, TẬP, DIỆT, ÐẠO vậy.

Việc nầy có ý nghĩa như thế nào ‌?

Trước hết là tưởng nghĩ đến “KHỔ”:

Vậy thì thế nào mà được gọi là KHỔ ‌?

Chính là các thứ “QUẢ BÁO” mà TA đang lãnh thọ lấy ngay ở trong kiếp sống hiện tại nầy.

Ðó là các thứ:

a. Nhị khổ : Gồm có Thân khổ và Tâm khổ.

– Thân khổ : là các thứ bệnh, tật, nhóm họp ngay trên tấm thân tứ đại nầy, khiến cho thể xác của Ta phải luôn bị khổ đau hành hạ.

– Tâm khổ: là các thứ khổ do bốn ấm THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC gây ra ở trong nội tâm như sầu, buồn, lo lắng, thương, hận, oán thù, ganh ghét vv….

b. Tam khổ : là các thứ:

– KHỔ KHỔ: Tức là các thứ KHỔ NÃO cứ mãi liên tiếp xảy ra, KHỔ nầy vừa mới qua xong thì KHỔ khác liền đến. Cho nên KHỔ nầy cứ chất chồng lên trên khổ khác.

– Hoại khổ: là những thứ, vật, loại…. mà Ta hằng luôn yêu mến bị hư hoại đi khiến cho tâm Ta phải sầu buồn, đau khổ…., chẳng hạn như thân thể và nhan sắc (tươi đẹp) của Ta càng ngày càng thêm héo úa, khô cằn….

Hay là:

– Nhà cửa, ruộng vườn, vợ con, tài sản…. của Ta….bị thiên tai hoặc binh lửa làm cho hư hoại, chia lìa…

– Hành khổ: Là những thứ phiền não do từ nơi Thân, Khẩu, Ý gây ra làm cho Ta bị đau khổ.

c. Bát khổ: đó là tám thứ khổ về SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT, THƯƠNG XA LÌA, OÁN GẶP GỞ, MONG CẦU KHÔNG TOẠI Ý cùng NĂM ẤM LẪY LỪNG….

Và:

Cho chí đến không biết bao nhiêu là những thứ loại khổ phụ thuộc khác nữa, không sao kể xiết được !

Các thứ KHỔ (quả báo) nầy từ đâu mà  và đến với Ta ?

Chính là do nơi:

TẬP (tức là NHƠN) mà Ta đã gây tạo ra trong các kiếp đời quá khứ vậy.

Cho nên:

Việc Thứ hai mà Ta phải HẰNG LUÔN tưởng nghĩ đến là “TẬP”:

(Ðây có nghĩa là phải nghĩ đến NHƠN).

Bởi lẽ những thứ KHỔ (quả báo) mà Ta đang nhận chịu cùng lãnh thọ lấy trong kiếp sống hiện tại nầy, thì đâu có “KHỔ BÁO” nào lại không bắt nguồn từ nơi TẬP(tức là NHƠN) mà ta đã (vô tình hay cố ý) gây tạo ra từ đời quá khứ ‌

Cho nên khi Ta nghĩ đến hai pháp KHỔ và TẬP đây có nghĩa là, Ta phải nên:

Xem QUẢ (tức là thấy KHỔ BÁO) hiện tại thì biết được NHƠN (tức là biết TẬP) đã gây ra trong quá khứ.

Và:

Suy NHƠN (tức là xem những việc mình đang gieo, đang làm ngay trong hiện kiếp) mà đoán biết được QUẢ (tức là xét NHƠN đang gieo trong hiện tại mà biết được quả báo sẽ phải bị lãnh chịu trong kiếp tương lai) vậy.

Ðây gọi là:

Dục tri tiền thế NHÂN,
Kim sanh “thọ giả” thị.

Dục tri lai thế QUẢ,
Kim sanh “tác giả” thị.

Nghĩa là:

Muốn biết NHƠN kiếp trước (đã gieo như thế nào ‌)
Thì hãy xem lấy QUẢ BÁO đời nầy (mà mình hiện đang lãnh thọ).

Muốn rõ QUẢ BÁO kiếp sau (sẽ phải lãnh chịu như thế nào ‌)
Thì cứ xem NHƠN gieo trong hiện tại (mà mình đang hành động).

chính là như vậy.

 

Nay chúng ta đây đều là những người Phật tử đã có học hiểu về Phật pháp, vậy thì Ta phải nên thường xuyên tưởng nghĩ đến hai món KHỔ (quả báo) và TẬP(nhơn) nầy.

Ðể làm chi?

Ðể mà kham nhẫn và chấp nhận các thứ “khổ SẦU” mà Ta đang thọ lãnh trong hiện kiếp (bởi vì đó đều toàn là do nơi các NHƠN mà Ta đã gây tạo ra trong quá khứ. Mà hễ trước kia Ta đã có gieo NHƠN rồi thì đời nay, nhứt định ta phải hái QUẢ, đó là lẽ tự nhiên) – chớ đừng sanh tâm oán trách Trời, Người (bất công) mà càng thêm mang lỗi, không nên.

Hơn nữa (việc quán KHỔ và TẬP nầy) cũng lại để cho Ta:

Biết sợ và tránh gieo thêm các nhơn xấu ác (mà ta sẽ) gây tạo ra trong hiện kiếp nầy. (Ðể khỏi bị thọ KHỔ BÁO nơi (kiếp tương lai).

Cho nên người có TRÍ phải hằng luôn tưởng nghĩ đến hai pháp KHỔ, TẬP nầy chính là vì như vậy.

(Còn các kẻ ngu si, vô trí, vì không học hiểu được Phật pháp cho nên chẳng biết chút nào về lý NHƠN, QUẢ trả vay chi cả, cứ nhắm mắt, hả miệng, ăn nói quàng xiên, chẳng những không tin vào việc quả báo xoay vần mà lại còn (ỷ vào nơi tiền tài, thế lực, hoặc ỷ là mình có chút đỉnh bằng cấp cao, hay thông minh theo lối đời), rồi thốt lên các lời nhạo báng Trời, Phật, Thánh, Thần, Thiên đường, địa ngục….cho đó là những chuyện hoang đường, mê tín viển vông !!!

Hỡi ôi ! ta nói kẻ đó trong kiếp tương lai nhứt định sẽ phải bị lãnh chịu không biết bao nhiêu là các sự thảm khổ ở nơi ba ác đạo (và nhất là nếu lỡ như bị đọa vào A Tỳ địa ngục thì chẳng biết đến bao giờ mới được thoát ly !).

Kinh dạy:

Bồ tát sợ nhơn, chúng sanh sợ quả.

Nghĩa là:

Các bậc “Bồ tát thánh nhơn” vì:

Sợ sẽ bị lãnh QUẢ trong kiếp tương lai.

Nên quý Ngài hằng luôn:

Tránh gieo NHƠN trong kiếp hiện tại.

Còn chúng sanh chúng ta thì khi nào:

quả báo (khổ) đến rồi mới biết sợ, (trễ tràng quá rồi) !

Chớ:

Chẳng biết lo, sợ, cùng tưởng nghĩ đến việc (trước) cần phải tránh gieo NHƠN xấu ác (trong kiếp này) chi cả.

Cho nên:

Người có TRÍ thì biết “tránh gieo NHƠN”.

(Vì thế mà không có THỌ QUẢ).

Còn:

Kẻ vô trí thì hằng “luôn gieo NHƠN” không lòng chán, sợ.

(Cho nên đời đời, kiếp kiếp cứ bị THỌ QUẢ triền miên không dứt).

Vậy thì nay hãy xin được hỏi rằng (chúng TA) muốn:

Làm người có TRÍ 

Hay:

Làm người vô trí ‌

Như trên vừa mới nói, nếu như Ta đã biết:

NGHĨ TƯỞNG ÐẾN “KHỔ” và “TẬP”,

Cũng như (hiện tại) Ta đã và đang bị:

Nhận lãnh cùng thấy biết được KHỔ (quả báo) và TẬP (gieo Nhơn) như vậy rồi thì Ta phải làm thế nào ?

Chẳng lẽ nào khoanh tay mà nhìn ngó NÓ và chịu chết hay sao?

Người có TRÍ quyết chẳng làm như vậy.

Cho nên:

Hai “PHÁP” mà Ta phải tưởng nghĩ kế tiếp đến là : “DIỆT” và “ÐẠO”.

Việc này có ý nghĩa như thế nào ?

DIỆT đây có nghĩa là DIỆT KHỔ, là GIẢI THOÁT….

Còn:

ÐẠO đây có nghĩa là PHƯƠNG PHÁP, CÁCH THỨC ÐỂ DIỆT KHỔ ngõ hầu đạt được kết quả GIẢI THOÁT về sau.

Tại sao Ta lại phải quán tưởng đến hai PHÁP nầy ?

Bởi vì Ta biết:

– Sợ QUẢ (tức là sợ lãnh thọ các thứ KHỔ BÁO).

– Sợ TẬP (tức là sợ các việc gieo NHƠN) vậy.

– Vì sợ KHỔ, sợ TẬP hay nói cách khác hơn nữa là vì muốn tránh thoát khỏi quả báo của KHỔ và TẬP, thì điều quyết định là cần phải được GIẢI THOÁT”,mới bảo đảm không còn bị nằm trong vòng chi phối của “KHỔ HÀNH” và “TẬP NHƠN” chứa nhóm nữa.

Nhưng:

Muốn được GIẢI THOÁT thì phải làm thế nào ?

Bởi vì:

Chẳng lẽ sự GIẢI THOÁT ấy NÓ tự nhiên CÓ và ÐẾN với Ta hay sao?

Mà chính là:

Muốn được GIẢI THOÁT khỏi hai thứ KHỔ và TẬP nầy ắt phải :

THEO ÐÚNG CÁC PHƯƠNG PHÁP hành trì (SỰ) của các bậc thánh nhơn dạy bảo, vì quý NGÀI đã “do nơi đó” mà “chứng được đạo quả GIẢI THOÁT” vậy.

HỎI:

Các “phương pháp hành trì” ấy như thế nào ?

ÐÁP:

Có đến vô lượng, vô số phương pháp hành trì (tức là cách thức tu tập) khác nhau (tùy theo từng căn cơ sai khác của chủng loại chúng sanh).

Hay nói cho rõ ràng hơn thì đó chính là:

BA MƯƠI BẢY PHẦN TRỢ ÐẠO VẬY40

Ðấy chính là những phương pháp “hành trì tu tập” mà các bậc thánh nhơn trong hàng Tứ Thánh đã y theo đó để (tích cực) tu hành và rốt ráo chứng thành được quả vị GIẢI THOÁT ra khỏi vòng (chi phối của hai pháp) KHỔ, TẬP.

Những gì là 37 phẩm trợ đạo ?

Chính là các PHÁP:

  • Tứ niệm xứ (4)
  • Tứ chánh cần (4)
  • Tứ như ý túc (4)
  • Ngũ căn (5)
  • Ngũ lực (5)
  • Thất Bồ đề phần (7)
  • Bát chánh đạo phần (8)

(Ðây chỉ nêu lên tên của các “PHÁP TRỢ ÐẠO” mà thôi, chớ không giảng sâu vào chi tiết vì ở ngoài đề tài – sẽ được giảng đến sau nầy, khi có dịp).

Nếu như ai muốn GIẢI THOÁT khỏi sự “kềm tỏa” của KHỔ và TẬP thì nhứt định là phải y theo “37 phẩm trợ đạo” nầy mà tu, còn nếu như lìa “37 phẩm trợ đạo” nầy mà muốn được GIẢI THOÁT, quyết không bao giờ có lẽ đó được.

Xin được dẫn ra một đoạn kinh để làm chứng tín, như sau:

1. Bà la môn HOẰNG QUẢNG 41 hỏi PHẬT:

….“Bát chánh đạo đó có thể làm cho Tất cả chúng sanh được diệt tận 42 chăng?

2. Phật nín thinh không đáp.

(Vì nếu đáp thì thành ra bị mắc vào trong lỗi : “Thấy có PHÁP”, và thấy có “SANH, DIỆT” như thế thì hóa ra trái với lời Phật đã từng dạy là “Thị chư Pháp không tướng” và “bất sanh, bất diệt” sao ‌

………………….

3. Ngài A NHÃ KIỀU TRẦN NHƯ nói rằng:

…..Nầy đại Bà la Môn, “Bát thánh đạo” là ngay, “Niết Bàn” là thường. Nếu tu “bát thánh đạo” thì được “diệt tận”, nếu chẳng tu thời chẳng được.

………………

4. Nầy Ðại Bà la Môn, mặc dầu đức Như lai chẳng trả lời là “Diệt Tận” hay “chẳng diệt tận”, nhưng mà người “muốn được diệt tận” thì (bắt buộc) phải tu tập theo “bát chánh đạo” nầy.

(Phụ chú:

Trong “37 phẩm trợ đạo” nầy thì (người) hành giả bắt buộc phải tuần tự tu tập, khởi đầu từ pháp “Tứ niệm xứ” trước, khi nào đắc xong được Tứ niệm xứ rồi mới tu đến pháp “Tứ chánh Cần” sau.

Ðắc xong “Tứ chánh Cần” rồi mới tu đến PHÁP “Tứ như ý Túc” vv……

…..Sau cùng mới tu đến PHÁP “BÁT CHÁNH ÐẠO” (Bát Thánh Ðạo).

Chớ không phải là vừa mới khởi tu thời liền hành trì riêng có mỗi một phần pháp “Bát Chánh Ðạo” không thôi mà bỏ các phần pháp trước đó, ắt sẽ chẳng bao giờ đắc thành được quả vị chi hết cả.

Ðức NHƯ LAI Pháp Vương khi thuyết dạy ra các phương pháp tu hành đều có mật ý chỉ đâu là pháp tu tiền, hậu, trước, sau…..hết cả – (Phải nên hiểu rõ điều nầy).

Người thuyết pháp cùng với các kẻ tu tập thời nay, đa phần đều chỉ giảng nói và khuyên nên tu môn “Bát chánh Ðạo” không thôi mà bỏ quên các phần PHÁPđầu đi, đó là một điều sai lầm rất lớn vậy).

Kính thưa quý đạo hữu,

Tôi đã tuần tự giải đáp các phần nghi vấn mà quý đạo hữu đã nêu lên và gởi về bổn tự để thỉnh hỏi rồi, mong quý vị hãy tạm thời xem qua và hiểu (sơ lược) cho như vậy.

Trước khi kết thúc phần giải đáp nầy, trước hết tôi xin gởi (riêng) đến quý vị và sau nữa là (chung) cho các Phật tử gần cũng như xa, tại gia hay xuất gia đôi lời tâm huyết rằng:

Vạn vật ở trên cõi đời nầy thảy đều là vô thường, mong manh và giả tạm, chớ không được trường tồn, bất biến mãi đâu!

Ngay như tấm thân nầy – (của Ta đây) nó cũng không sống được lâu dài, dầu cho có tạm thời được trẻ mạnh, xinh tươi, nhưng rồi  cũng theo dần ngày tháng trôi qua mà trở thành ra già nua, yếu đuối…

Chớ nên ỷ mình có được thân xác tráng kiện hoặc nhan sắc đẹp xinh hay giàu sang, thông minh, quyền quý…..mà :

CHẲNG CHỊU TỰ tu hành VÀ GIỮ GÌN ÐẠO HẠNH

không nên!

Phải biết rằng:

Trên trời, dưới đất….và khắp Tất cả các nơi (trong 10 phương thế giới)….

Không có bất cứ một vật loại gì tồn tại mãi, như khi Ta còn đang trẻ mạnh thời nhan sắc kiều mỵ, đẹp xinh, da dẻ mịn màng, thơm tho sạch sẽ :

Nhưng:

Tấm thân yêu quý nầy – (như trên vừa nói) – NÓ cũng vô thường……

Vả lại trên cõi đời lại cũng còn có thêm các việc bất ngờ khác nữa xảy đến cho Ta, như là các việc :

Tai họa thình lình đưa đến, biết đâu ngờ để mà tránh né trước được !

Lúc đó thì dầu cho kẻ:

Giàu, nghèo, sang, hèn hay thông minh, quyền quý thế mấy…..chi chi cũng đều (nhơn nơi các thứ vừa kể nầy mà) xa lìa dương thế, quyết không một ai tránh khỏi được.

Vả lại:

Nếu như “một mai yểu mệnh” đi rồi, thì ắt nhiên là:

thân thể phải bị sình chương, hôi hám không ai chịu nổi !

Vậy thì:

Dầu có luyến tiếc, trau tria hay gìn giữ tấm thân nầy cho thế mấy đi nữa, nhưng cuối cùng rồi ắt cũng phải bị đi đến mức đường cùng tận và thảm khổ ấy mà thôi !

Cho nên người có trí phải:

– Nên đem lòng tin tưởng vào nơi lời PHẬT, THÁNH, đã dạy mà phát lòng sợ hãi và biết sớm lo liệu tu các nghiệp lành, xa lìa nghiệp dữ. Nay chúng ta cứ bình tâm mà suy nghĩ lại đi, ắt sẽ nhận thấy rằng:

– Thân hình ta đây mong manh tựa như giọt sương ban sáng !

– Mạng sống ngắn ngủi như bóng nắng chiều tà !

Do vậy mà phải nên sớm phát :

  • Các tâm ân cần, thận trọng.
  • Các tâm dõng mãnh tiến tu.
  • Các tâm từ bi, hoan hỷ, báo ơn, tế độ….

mà bước chân ngay vào trong Phật đạo (để tu hành) đi, đừng nên dần dà trễ nải, hoặc nói TIN, hoặc nói KHÔNG TIN chi…nữa, bởi vì :

……Dù chàng có to lòng, lớn mật, 
Hoặc chàng hay báng PHẬT, khinh TĂNG
Chẳng qua đối trước Diêm Quân
Cúi đầu, co gối chịu phần khảo tra.

Và:

…… “Nét kiều diễm chập chờn xuân mộng,
Kiếp tài hoa hình bóng bạch vân.
Khi xưa tài sắc mười phân,
Mà nay một nắm cô phần lạnh tanh.

Thời oanh liệt anh hùng đâu tá,
Nổi ái ân hư giả còn chi.
Phất phơ cành liễu xanh rì,
Giấy tiền treo đó dường ghi mối sầu.

Bóng chiều rũ xuống mầu cỏ biếc,
Bia mồ trơ một chiếc vắng không.
Nghĩ thôi rơi lệ chạnh lòng,
Ðời người đến thế là xong một đời !”

Tôi xin mượn lời “kệ cảnh tỉnh” nầy mà chấm dứt loạt bài giải đáp – (cho quý đạo hữu) – ở nơi đây.

Nguyện xin Tất cả đồng nhau:

Phát lòng tin tưởng,

Rồi:

Y giáo phụng hành.

Ðể được (trong một ngày kia gần đây và không xa lắm):

Sớm xa lìa chốn sông mê, bể khổ nầy.

Và:

Ðặt được bước chân lên bờ GIẢI THOÁT.

Như thế há chẳng phải là một điều vô vàn hân hạnh hay sao?

Trân Trọng.