A DI ĐÀ KINH THÔNG TÁN SỚ

QUYỂN HẠ

Đời Đường, Sa-môn Khuy Cơ chùa Đại Từ Ân soạn

Chánh kinh: Này Xá-lợi-phất! Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào nghe nói về Đức Phật A-di-đà, chấp trì danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, nhất tâm bất loạn.

Tán rằng: Thứ hai là nói về nhiều nhân.

Người thiện nam, tiếng Phạm là Ô-ba-xách-ca, Hán dịch là Cận Sự Nam. “Sách” chỉ cho người nam, giữ bền năm giới mới được gần gũi kính thờ Tỳ-kheo tăng.

Người thiện nữ là Ô-ba-tư-ca. Tư chỉ cho người nữ, cũng giữ năm giới mới có thể kính thờ Tỳ-kheo ni, cho nên Tây phương chia nam thanh và nữ thanh.

Nghe nói về Đức Phật A-di-đà nghĩa là nghe bạn lành nói vãng sinh trong giáo pháp Di-đà, hoặc tự tìm xem, chấp trì danh hiệu Phật.

Từ một ngày cho đến bảy ngày nhất tâm, không hề có xen hở, thì gọi là nhất tâm.

Bất loạn là chuyên chú không tán loạn.

Hỏi: Luận Tịnh độ chép: “Người nữ, người thiếu căn và người Nhị thừa thì không được vãng sinh”, như vậy chẳng phải trái ngược sao?

Đáp: Nếu người nữ niệm Phật, ghi nhớ tinh chuyên, khi qua đời muốn vãng sinh Tịnh độ khi sinh về thì chuyển thành thân nam, vì sao lại không được? Người thiếu căn cũng thế.

Trong văn kinh-thù Bát-nhã chép: “Nếu người muốn sinh về cõi nước Tịnh diệu hiện tại ở phương khác, thì nên tùy theo danh hiệu Phật của cõi nước kia, nhất tâm tụng niệm, thì sẽ được vãng sinh.

Trong kinh Quán Phật Tam-muội chép: Muốn mau thành tựu pháp Tam-muội Niệm Phật thì năm nhân duyên:

  1. Giữ giới không phạm.
  2. Không khởi tà kiến.
  3. Không sinh tâm chê bai, kiêu ngạo.
  4. Không tức giận, ganh ghét.
  5. Tinh tấn mạnh mẽ.

Kinh Cổ Âm Thinh chép: Khiến niệm danh hiệu Đức Phật kia trong bảy ngày bảy đêm, sáu thời lễ bái”. Kinh Hiền Ngu chép: “Giữ giới chuyên niệm trong bảy ngày, cũng được vãng sinh”. Kinh Bình Đẳng Giác và Kinh Đại A-di-đà cũng nói ba hạng người được vãng sinh.

Chánh kinh: Người ấy khi sắp qua đời, Phật A-di-đà các Thánh chúng hiện ra trước mặt.

Tán rằng: Thứ ba là nói về Thánh chúng đón rước.

Người ấy: Là hành nhân niệm Phật trong bảy ngày.

Lúc sắp qua đời: Là lúc tuổi thọ sắp hết. Liền có Phật A-di-đà và các Thánh chúng tức là Bồ-tát và Thanh văn hiện thân ở trước người niệm Phật. Như Thiền sư Trân đời Lương thấy đài bạc trắng, hoặc thấy hóa Phật đến đón rước.

Chánh kinh: Người ấy qua đời, tâm không điên đảo, liền được vãng sinh về thế giới Cực lạc của Đức Phật A-di-đà.

Tán rằng: Thứ tư là nói về chúng sinh vãng sinh.

Không điên đảo là không thay đổi chánh niệm. Hóa sinh vào hoa sen, dung mạo xinh đẹp, như các Bồ-tát, “Tâm không điên đảo” là ý tưởng tu hành chân chánh, xa lìa cõi nhơ đục, sinh ngay về Tịnh độ nên gọi là “Liền được vãng sinh”.

Hỏi: Nghiệp ác của chúng sinh vô lượng, làm sao niệm Phật mà diệt trừ hết nghiệp chướng, lại được vãng sinh Cực lạc?

Đáp: Luận Thập Nghi có chép: Có ba nghiệp, có công năng diệt trừ nghiệp ác:

Ở tâm: Vì gây tội là tâm luống dối, niệm Phật là tâm chân thật, lấy chân thật để trừ luống dối, vì sao lại không được? Như bóng tối ngàn năm, không thể chống lại ánh mặt trời buổi sáng.

Ở cảnh: Nghĩa là gây tội duyên ở cảnh giới điên đảo, niệm Phật duyên với công đức thắng diệu. Lấy chân thật để trừ luống dối, vì sao lại không được?

Ở tịnh: Gây tội là ý nhiễm, niệm Phật là tâm tịnh, tâm tịnh thì hơn còn ý nhiễm thì kém, có thể so sánh như đứa trẻ cầm dao có thể chặt sợi dây ngàn trượng, một đốm lửa nhỏ có thể đốt hết cả vạn bó củi.

Lại trong Quán Kinh chép: “Trong mỗi niệm, diệt trừ tội sinh tử trong tám mươi ức kiếp, tội nghiệp đã trừ, thì hoặc gì còn phát sinh được?

Người bên Tây vực khi qua đời, đều dùng phướn, tượng tiếp dẫn, hàng thân hữu tri thức trợ niệm Di-đà, giúp người sắp chết phát tâm vãng sinh”.

Lại trong Kinh Hoa Nghiêm chép: “Lúc người gần qua đời, phải làm cho người đó nhớ nghĩ muốn thấy Đức Như lai, khi qua đời được sinh về Tịnh độ. Khi thấy người sắp qua đời nên khuyên họ niệm Phật, lại đặt tôn tượng Di-đà để họ chiêm ngưỡng tôn kính, sinh khởi thiện ý thì liền được vãng sinh”.

Hỏi: Khi sắp qua đời có niệm lành liền được vãng sinh, vì sao lại tu các thắng nghiệp trước làm gì?

Đáp: Đời người thọ hay yểu, khó suy lường dài ngắn, hoặc do bị bệnh mà mê muội, hoặc phi thời mà qua đời. Nếu khi còn sống không có nghiệp lành thì khó thoát được tai ương ở đời sau. Chuẩn bị trước các duyên lành là để ngăn ngừa lỗi này.

Hỏi: Người vãng sinh có thân trung hữu hay không?

Đáp: Trong luận Quần Nghi có nói về hai vị sư. Một sư cho là cực thiện, cực ác thì không có thân trung hữu, còn một vị thì cho bất luận thiện ác, hễ xả báo thọ sinh thì đều có thân trung hữu vì để truyền thức, trừ biến thân trong hiện đời thì không có thân trung hữu, Tịnh độ đã là cực thiện thì thân trung hữu chắc chắn là có, có là đúng.

Chánh kinh: Xá-lợi-phất! Ta thấy lợi ích đó, cho nên nói lời này. Nếu có chúng sinh nào nghe những lời này, thì nên phát nguyện sinh về cõi kia.

Tán rằng: Thứ năm là kết khuyên vãng sinh.

Ta thấy lợi ích ấy: “Ta” là lời tự xưng của Đức Thế tôn, “thấy lợi ích đó” là thấy lợi ích khác thường, cho nên Phật mới khuyên sinh về cõi nước kia.

Chánh kinh: Xá-lợi-phất! Như nay ta khen ngợi công đức không thể suy suy nghĩ bàn luận luận của Phật A-di-đà.

Tán rằng: Thứ ba là Chư Phật chứng minh, văn chia ra làm ba:

  1. Tự nói ra lời khen ngợi.
  2. Dẫn các Đức Phật khác để làm chứng.
  3. Giải thích tên kinh.

Như nay ta: là lời Phật tự nói mình, công đức của Đức Phật kia không thể suy suy nghĩ bàn luận luận.

Chánh kinh: Phương Đông cũng có Phật A-súc-bệ, Phật Tu-di Tướng, Phật Đại Tu-di, Phật Tu-di Quang, Phật Diệu Âm.

Tán rằng: Thứ hai là dẫn các Đức Phật khác để làm chứng.

Kinh Khen ngợi Tịnh độ chép: “Chư Phật mười phương”, ở đây chỉ nói lược sáu phương, chia làm sáu đoạn. Lại nêu phương Đông. Mỗi phương đều có năm đoạn:

  1. Chỉ cõi nước.
  2. Nêu danh hiệu Phật.
  3. Nói về nhiều ít.
  4. Nói về tướng chứng minh.
  5. Dùng lời dẫn chứng.

Ở đây phần đầu hợp hai đoạn lại thành một.

Phương Đông chỉ cho cõi nước, cũng có “Phật A-súc”… là nêu danh hiệu Phật. Trước tiên dẫn ra phương Đông vì người Tây vực cho phương Đông là trên hết, cho nên nêu trước.

A-súc là tiếng Phạm, Hán dịch là Vô Động, vì không bị bốn ma phiền não trái thuận làm động.

Tu-di Tướng là kim dung vì tướng trạng cao quý của Đức Thế tôn này như núi Tu-di.

Đại Tu-di: là các tướng rất lớn như Đại sơn vương. Tu-di Quang là ánh sáng nơi thân rực rỡ như Sơn Vương.

Diệu âm: là âm thanh nhiệm mầu, trong suốt vang xa.

Chánh kinh: Hằng hà sa số Chư Phật như thế, mỗi vị đều ở cõi nước của mình le ra chiếc lưỡi rộng dài che khắp Tam thiên đại thiên thế giới.

Tán rằng: Thứ ba là nói về nhiều ít.

Thứ tư là nói về tướng để làm chứng.

“Hằng hà sa số Chư Phật như thế” là nói về nhiều ít, “ở trong cõi nước của mình” đó là nói về tướng để làm chứng.

Như thế…: Nêu lên số Chư Phật so với số cát sông Hằng mà vẫn không nêu đủ cho nên nói là như thế v.v…

Hằng hà: tiếng Phạm gọi là Căng-già, Hán dịch Hằng Hà là dịch sai, là tên của thần sông, lấy tên thần đặt tên sông. Trong kinh nói cát sông Hằng làm ví dụ. Từ ao Vô Nhiệt Não phát ra bốn con sông lớn, sông Hằng là một, vì có năm nghĩa:

  1. Do cát nhiều.
  2. Vì người đời đều cho là dòng sông phúc xuống sông tắm gội sẽ diệt trừ tội nghiệp, khi chết được sinh lên cõi trời.
  3. Dù trải qua kiếp hoại, mà tên gọi vẫn thường còn.
  4. Phật thường giảng nói pháp mầu ở đây.
  5. Dân chúng đều gửi gắm vào đó, cho nên lấy đó làm ví dụ.

Tướng minh chứng: Chư Phật trong các cõi nước mình đều le ra chiếc lưỡi rộng rộng dài, tức các vị Phật đó đều ỏ tại cõi nước mình le ra chiếc lưỡi.

Tam thiên đại thiên thế giới là theo Đại luận chép: “Ngàn núi Tudi, ngàn mặt trời, mặt trăng, ngàn bốn vị Thiên hạ và một ngàn Phạm vương, gọi là một Tiểu thiên.

Lấy tiểu thiên làm một, cho số đến một ngàn, gọi là Đại Thiên, cho nên gọi là Tam Thiên.” Chẳng phải tiểu, trung nên là đại Thiên, luận Câu-xá chép: Tiểu thiên thì đến Sơ thiền, Trung thiên thì đến Nhị thiền, Đại thiên thì đến Tam thiền, đều là một lần thành hoại, cho nên nói che khắp Tam thiên đại thiên thế giới. Đây là tiêu biểu cho vô lượng kiếp đến nay khẩu nghiệp lìa hết bốn lỗi, nên chiêu cảm đượcchiếc lưỡi này.

Chứng minh việc nhỏ thì le ra chiếc lưỡi: che mặt cho đến mí tóc; chứng minh việc lớn thì che khắp tam thiên, nay nói nhân nhỏ nhiệm mà quả cao siêu, nên sợ chúng sinh sinh nghi, bèn bỏ hết yếu môn khổ não, chứng con đường thường lạc mau chóng, việc đã rộng lớn thì hiện ra tướng lành chẳng khinh nhẹ. Duỗichiếc lưỡi mềm mại che phủ khắp Đại thiên, chứng minh Tây phương là vui sướng chân thật.

Chánh kinh: Nói lời thành thật rằng: chúng sinh các ngươi nên tin kinh Khen ngợi Bất Khả Tư Nghì Công Đức, nhất thiết Chư Phật che chở này.

Tán rằng: Thứ năm là lời dẫn chứng, văn kinh dễ hiểu. “Thành” là chân thật.

Hỏi: Các ngươi là Chư Phật sáu phương nói với chúng đệ tử của mình, hay Đức Thích-ca khuyên đại chúng ở Kỳ viên?

Đáp: Xem qua kinh này, thì có hai ý:

  1. Chư Phật ở phương khác bảo thính chúng trong nước mình.
  2. Đức Thích-ca chuyển dẫn lời ý của các Đức Phật ấy để chứng minh cõi Tây phương ấy, giúp cho chúng sinh trong hội đều kính tin,

“Kinh Nhất thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm” tức là kinh này. Y theo đây nói đầy đủ lẽ ra phải là “Kinh Khen ngợi A -di-đà Phật Bất Khả Tư Nghì công đức, văn ấy là lược”.

Nói “Kinh Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm” là Chư Phật hộ trì cho người ghi nhớ tụng đọc kinh này.

Các hạnh tuy rộng nhưng khó sánh với công đnhớ nghĩ Phật, phước đức tuy nhiều nhưng đâu bằng năng lực trì kinh? Cho nên giúp cho Chư Phật sáu phương dùng thần lực hộ trì, bậc Thánh ở Hằng hà sa cõi nước trong một niệm ghi nhớ, cho nên nói là “Kinh Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm”.

Hỏi: Nếu Phật Thích-ca nói về cõi Tịnh độ, thì mới có thể nói là Phật Sở Hộ Niệm, nếu Chư Phật không nói kinh này thì đâu nói Phật Sở Hộ Niệm?

Đáp: Lời vua nói là sắc lệnh, lời Phật nói thành kinh. Đã khen ngợi Tịnh độ thì thuyết này liền thành kinh. Hoặc văn kinh có thể được Phật che chở, tức là chỉ cho Kinh A-di-đà do Phật Thích-ca nói.

Hỏi: Linh sơn mở tháp, phải nhờ triệu tập phân thân, Xá-vệ mở hội nói pháp, vì sao không mời Chư Phật?

Đáp: Mời Chư Phật mở tháp báu kia, là do nguyện tâm của Chư Phật, vì làm chứng Cõi nước mà khởi lên tướng tín thành, hiển bày bi ý của Đức Phật đó, chỉ ở nơi cõi nước mình, không đến cõi này.

Chánh kinh: Xá-lợi-phất! Các thế giới phương Nam có Phật Nhật Nguyệt Đăng, Phật Danh Văn Quang, Phật Đại Diệm Kiên, Phật Tu-di Đăng, Phật Vô Lượng Tinh Tấn.

Tán rằng: Thứ hai là nói về phương Nam, cũng chia ra năm phần như trước, ở đây nói hai đoạn trước (tức một là chỉ cõi nước; hai là chỉ tên Phật).

Phật Nhật Nguyệt Đăng: Ánh sáng của thân, ánh sáng trí tuệ trong ngoài đều chiếu soi.

Phật Danh Văn Quang: vì có ánh sáng nổi trội chiếu soi trong ngoài, hoặc nghe danh thấy ánh sáng mà sinh giác ngộ.

Phật Đại Diệm Kiên: Ánh sáng của thân như ngọn lửa, xuất phát từ vai, hoặc “kiên” có nghĩa là “đều cùng” tức là thân quang trí quang đều phát ra lửa.

Phật Tu-di Đăng: Ánh sáng thân như ngọn đèn, có công năng phá trừ hết tăm tối.

Vô lượng tinh tấn: Làm lợi lạc chúng sinh.

Chánh kinh: Hằng hà sa số Chư Phật như thế, mỗi vị ở tại cõi nước mình, đều le ra chiếc lưỡi rộng dài, che khắp Tam thiên đại thiên thế giới.

Tán rằng: Thứ ba là nói về nhiều ít.

Thứ tư là nói về chứng tướng, hành tướng như thế nào.

Chánh kinh: Nói lời thành thật rằng: chúng sinh các ngươi nên tin Kinh Khen ngợi Bất Khả Tư Nghì Công Đức nhất thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm này.

Tán rằng: Thứ năm là từ ngữ dẫn chứng, cũng giải thích như trước.

Chánh kinh: Xá-lợi-phất! Các thế giới phương Tây có Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Tướng, Phật Vô Lượng Tràng, Phật Đại Quang, Phật Đại Minh, Phật Bảo Tướng, Phật Tịnh Quang.

Tán rằng: Thứ ba là nói về phương Tây, cũng có năm đoạn như trước.

Vô Lượng Thọ là bổn tôn của cõi phương Tây. Y theo hai nghĩa mà có danh hiệu là Vô Lượng Thọ, như đã giải thích trước kia.

Hỏi: Đạo Nho còn không tự khoe các điều lành, vì sao Phật Di-đà tự khen là khó suy suy nghĩ bàn luận luận?

Đáp: Theo thế văn này, thì được Chư Phật khen ngợi, lại dù cho Phật Di-đà tự khen, cũng đâu trái với lý. Đó chỉ là để dẫn dụ chuyển hướng cho chúng sinh, khiến họ sinh ý lành.

Vô Lượng Tướng là tướng tốt vô lượng.

Vô Lượng Tràng: Thân lượng công đức cao chót vót như núi.

Đại quang là thân quang, trí quang chẳng nơi nào không soi chiếu.

Đại minh: Đắc ba minh của Phật, chẳng có điều gì không biết, tức chính là biến tri.

Bảo Tướng là hai tướng trong ngoài đều đáng bảo trọng.

Tịnh quang: “Tịnh” là vô lậu. “Quang” là thân quang và trí quang nên gọi là Tịnh Quang.

Chánh kinh: Hằng hà sa số Chư Phật như thế, mỗi vị đều ở tại nước mình le ra chiếc lưỡi rộng dài, che khắp Tam thiên đại thiên thế giới.

Tán rằng: Thứ ba, thứ tư văn cũng như trên đã nói.

Chánh kinh: Nói lời thành thật rằng: chúng sinh các ngươi nên tin Kinh Khen ngợi Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Che chở này.

Tán rằng: Văn thứ năm cũng dẫn lời làm chứng.

Chánh kinh: Xá-lợi-phất! Các thế giới phương Bắc có Phật Diệm Kiên, Phật Tối Thắng Âm, Phật Nan Trở, Phật Nhật Sinh, Phật Võng Minh.

Tán rằng: Thứ tư là lấy phương Bắc làm chứng minh, văn chia làm năm đoạn như trước.

Phật Diệm Kiên: nghĩa đồng như trước.

Phật Tối Thắng Âm: âm thanh mượt mà, hay hơn các Phật khác.

Phật Nan Trở: các ma không thể làm trở ngại.

Phật Nhật Sinh: là nương vào mặt trời trí tuệ mà lưu xuất ra thanh giáo. Hoặc nương vào mặt trời trí tuệ để giúp cho chúng sinh phát sinh pháp lành.

Phật Võng Minh: bày ra mành lưới giáo pháp này giúp cho chúng sinh sinh ra hiểu biết rõ ràng.

Chánh kinh: Hằng hà sa số Chư Phật như vậy, mỗi vị đều ở tại nước mình le ra chiếc lưỡi rộng dài, che khắp Tam thiên đại thiên thế giới.

Tán rằng: Đoạn văn thứ ba, thứ tư như trước đã nói.

Chánh kinh: Nói lời thành thật rằng: chúng sinh các ngươi nên tin Kinh Khen ngợi Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm này.

Tán rằng: Đoạn văn thứ năm này, ý đã nói như trước.

Chánh kinh: Này Xá-lợi-phất! Các thế giới phương dưới có Phật Sư Tử, Phật Danh Văn, Phật Danh Quang, Phật Đạt-ma, Phật Pháp Tràng, Phật Trì Pháp.

Tán rằng: Thứ năm là nói về phương dưới làm chứng.

Văn chia ra năm đoạn như trước, ở đây nói hai đoạn.

Phật Sư Tử: như Sư tử tự tại trong các loài thú, Phật tự tại đối với các pháp nên gọi là Phật Sư Tử. Lại loài sư tử ở thế gian hàng phục các loài thú dữ, Phật hàng phục được bốn ma.

Phật Danh Văn: tiếng tăm vang khắp mười phương.

Phật Danh Quang: nghe danh hiệu thấy được ánh sáng mà phát sinh giác ngộ.

Phật Đạt-ma: là tiếng Phạm, Hán dịch là Pháp, lấy pháp làm thân, tức lấy các pháp hữu vi, vô vi làm y chỉ.

Phật Pháp Tràng: mở rộng đại pháp, cao lớn như cột cờ.

Phật Trì Pháp: Nắm giữ pháp của Phật quá khứ, truyền lại cho hậu lai.

Chánh kinh: Hằng hà sa số Chư Phật như thế, mỗi vị đều ở tại nước mình le ra chiếc lưỡi rộng dài, che khắp Tam thiên đại thiên thế giới.

Tán rằng: Phần thứ ba, thứ tư lời văn rất dễ hiểu.

Chánh kinh: Nói lời thành thật rằng: chúng sinh các ngươi nên tin Kinh Khen ngợi Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm này.

Tán rằng: Đoạn văn thứ năm này, hành tướng như trước.

Chánh kinh: Xá-lợi-phất! Các thế giới phương trên có Phật Phạm Âm, Phật Tú Vương, Phật Hương Thượng, Phật Hương Quang, Phật

Đại Diệm Kiên, Phật Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân, Phật Ta-la Thọ Vương, Phật Bảo Hoa Đức, Phật Kiến Nhất Thiết Nghĩa, Phật Như Tudi Sơn.

Tán rằng: Thứ sáu là nói Chư Phật ở phương trên, văn đồng như trước. Ở đây nói phần một và hai.

Phật Phạm âm: Âm thanh hay sắc tướng ho đẹp đẽ, người nghe sinh tâm vui mừng.

Phật Tú Vương: Tú là sao, mặt trăng đứng đầu trong các vì sao, Phật đứng đầu trong hàng Bồ-tát Thập địa, Nhị thừa, phàm phu, vì được tự tại.

Phật Hương Thượng: Giới đức thơm tho, không ai hơn được.

Phật Hương Quang: Mùi hương bay ra rất xa, ánh sáng tỏ khắp giáo môn.

Phật Đại Diệm Kiên: Thân vai đều phát ra ánh sáng.

Phật Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân: Tâm hoa phát ra ánh sáng tự trang nghiêm. Hoặc các thứ châu báu nhiều màu để trang nghiêm thân tô điểm tướng đẹp.

Phật Ta-la Thọ Vương: Như cây cao bóng mát lớn, có công năng che mát. Đức Phật có khả năng làm bóng cây che mát cho chúng sinh.

Phật Bảo Hoa Đức: Thân trí công đức như châu báu đáng xem trọng.

Phật Kiến Nhất Thiết Nghĩa: Nghĩa là Cảnh, Phật có đủ năm nhãn, thấy tất cả cảnh.

Phật Như Tu-di Sơn: Phước trí như núi, cao lớn vòi vọi.

Chánh kinh: Hằng hà sa số Chư Phật như thế, mỗi vị đều ở tại nước mình hiện ra chiếc lưỡi rộng dài, che khắp Tam Thiên Đại thiện Thế giới.

Tán rằng: Thứ ba, thứ tư văn cũng như trước.

Chánh kinh: Nói lời thành thật rằng: chúng sinh các ngươi nên tin Kinh Khen ngợi Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhất thiết Chư Phật Che chở này.

Tán rằng: Văn đoạn năm này cũng giống như trước.

Chánh kinh: Xá-lợi-phất! Ý thầy nghĩ sao? Vì sao kinh này tên là “Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm”?

Tán rằng: Thứ ba là giải thích tên kinh, văn chia làm ba:

  1. Nêu câu hỏi.
  2. Giải thích chung.
  3. Kết khuyến.

Ở đây nói về phần đầu, Đức Thế tôn hỏi ngài Xá-lợi-phất có biết vì sao kinh này gọi là Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm” hay không.

Chánh kinh: Xá-lợi-phất! Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào nghe lời Chư Phật nói và tên kinh này, thì các thiện nam, tín nữ đó đều được Chư Phật che chở, đều được không lui sụt trên đường tiến đến quả vị A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Tán rằng: Đây là đoạn hai giải thích chung.

Người thiện nam, người thiện nữ là người được che chở, nghe nói Phật Di-đà và Hằng sa danh hiệu Chư Phật trong sáu phương che chở cho người, các thiện nam, thiện nữ đó đều được tất cả Chư Phật che chở tức được sự che chở chân chánh. Thọ trì kinh và danh hiệu Phật thì thiện nam tín nữ được nghe Đức Thích-ca nói kinh tu hành vãng sinh Tịnh độ mới được sinh Tịnh độ, tức kinh này, được Chư Phật che chở, soi sáng nhớ nghĩ.

A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề:

A là Vô, Nậu-đa-la là thượng.

Tam chính là, miệu là đẳng

Tam chính là, Bồ-đề là giác, gọi ghép lại là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Hỏi: Chỉ niệm danh hiệu Phật A-di-đà liền được không lui sụt, đâu cần có các phương tiện khác?

Đáp: chẳng phải chỉ xưng niệm lễ kính, mà còn phải dốc lòng sám hối trước Chư Phật, tùy hỷ khuyến thỉnh, hồi hướng phát nguyện. Nhờ sám hối mà chuyển được các định nghiệp, như hạt châu như ý tùy nguyện đạt được không còn lui sụt, vì được Chư Phật che chở, cho nên đối với đạo Vô thượng Chánh Đẳng giác tâm không lui sụt.

Chánh kinh: Cho nên, Xá-lợi-phất! Các thầy đều nên tin nhận lời ta và lời Chư Phật nói.

Tán rằng: Đây là phần thứ ba kết khuyến. “Cho nên” là lời kết thúc phần trên.

Các ông đều nên là lời khuyến khích, cỗ vũ. Các ông nên tin lời ta và lời Chư Phật trong các cõi nước ở sáu phương nói.

Chánh kinh: Xá-lợi-phất! Nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện và sẽ phát nguyện muốn sinh về cõi nước của Phật A-diđà.

Tán rằng: Dưới đây, là phần thứ tư nói về ba đời phát nguyện. Văn chia làm bốn:

  1. Phát tâm vãng sinh.
  2. Nêu bày ích lợi cao quý.
  3. Địa vị trong ba đời.

Khuyến sinh về nước kia.

Ở đây là nói phần đầu.

Đã phát nguyện thuộc về quá khứ.

Đang phát nguyện thuộc về hiện tại.

Sẽ phát nguyện thuộc về vị lai.

Muốn (Dục): là hi vọng.

Sinh: là năm uẩn giả hợp.

Chánh kinh: Thì những người đó đều được không lui sụt trên đường tiến đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Tán rằng: Thứ hai, là nói lên lợi ích cao quý.

Người niệm Phật phát nguyện đều được Chư Phật hộ trì, giúp cho tâm cầu đạo không hề lui sụt, chí nguyện sinh không dời đổi, nên nói là không lui sụt.

Người đã phát nguyện thì đã được không lui sụt, đang phát nguyện thì đang được không lui sụt, sẽ phát nguyện thì sẽ được không lui sụt.

Chánh kinh: Thì đối với cõi Phật kia, hoặc đã sinh về hoặc đang sinh về và sẽ sinh về.

Tán rằng: Thứ ba nói về địa vị trong ba đời.

Đã phát nguyện: là ở quá khứ đã phát nguyện sinh về.

Đang phát nguyện: là hiện nay đang sinh về.

Sẽ phát nguyện: là tương lai sẽ phát nguyện sinh về.

Chánh kinh: Cho nên Xá-lợi-phất! Các người thiện nam, người thiện nữ nếu ai có tín tâm, thì nên phát nguyện sinh về nước kia.

Lời tán: Thứ tư là khuyên sinh về cõi nước kia. Nếu người có tín tâm sâu xa, phiền não nhẹ ít thì nên biết đấng Đại Giác dùng lời thành thật khuyên phát nguyện lành sẽ được vãng sinh.

Chánh kinh: Xá-lợi-phất! Như nay ta khen ngợi công đức không thể suy nghĩ, bàn luận của Chư Phật, thì Chư Phật ấy cũng đang khen ngợi công đức không thể suy nghĩ, bàn luận của ta.

Tán rằng: Thứ năm là các Đức Phật khen ngợi đều nói là lạ lùng ít có. Văn này có bốn đoạn:

  1. Khen ngợi công đức khó suy suy nghĩ bàn luận luận.
  2. Khen ngợi hạnh giáo hóa ở đời vẩn đục.
  3. Khen ngợi thành Phật.
  4. Nói pháp sâu kín.

Đây là đoạn đầu. Ta khen ngợi Chư Phật sáu phương, vì chúng sinh mà nói ra những lời chân thật đó. Giúp cho chúng sinh do đây mà không còn nghi ngờ. Lại được Phật Di-đà Từ bi tiếp dẫn. Ta và Chư Phật riêng khen ngợi Đức Phật đó, Đức Phật đó lại hết lời khen ngợi ta.

Chánh kinh: Mà nói rằng: Đức Phật Thích-ca Mâu-ni có thể làm những việc ít có khó làm, có thể ở trong cõi nước Ta-bà là cõi đời có năm thứ vẩn đục là: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược, mạng trược.

Tán rằng: Thứ hai là khen ngợi hạnh hóa độ ở cõi vẩn đục.

“Mà nói rằng” là lời người kiết tập. Thích-ca: là tiếng Phạm, Hán dịch là Năng Nhân, Mâu-ni, Hán dịch là Vắng lặng Mặc. Nói những việc khó khăn ít có là việc chịu đựng khổ não giáo hóa chúng sinh. Có thể ở trong cõi nước Ta-bà, tiếng Phạm Ta-bà, Hán dịch Kham nhẫn, là chịu đựng những điều khổ não.

Cõi đời có năm thứ vẩn đục: lược có năm: Một là giải thích tên gọi; hai là nêu ra thể; ba là đối trị; bốn là phế lập; năm là nhiếp nhau.

Giải thích tên gọi: Trược là nhơ uế, nhơ bản đáng nhờm gớm. Ở đây ý nói vào kiếp tăng, thì ba tai nhẹ bớt, phiền não dần ít, chúng sinh hướng về điều tốt, ác kiến dần dần mất đi, mạng căn lớn dần cho đến thành tốt đẹp. Mọi việc tốt đẹp vui vẻ, thì gọi là Thanh, chúng sinh không còn đau khổ, hóa Phật không ra đời. Chư Phật ra đời hóa độ là vào kiếp giảm. Ba tai nhỏ dần dần nổi lên, phiền não càng dày thêm, chúng sinh thích làm điều ác, nhiễm kiến dần tăng. Mạng căn lại ngắn, chuyển dần đến thấp kém, điều xấu ác lan tràn, nên gọi là vẩn đục.

Nêu ra thể: Luận Trì Địa chép: Con người đời nay thường chết yểu, cao nhất chỉ một trăm tuổi, đó gọi là mạng trược. Ở đây nếu theo bổn thức thì gọi là hạt giống. Do nghiệp dẫn dắt, công năng khác nhau, mạng căn là thể, năng lực của nghiệp lành yếu kém, mạng căn dần ngắn, đây là do nghiệp sát sanh chiêu cảm ra.

Nếu khi chúng sinh không biết đến cha mẹ, không biết Sa-môn và thân tộc tôn trưởng, không tu nghĩa lý, không sợ quả báo nghiệp ác đời này đời sau, không tu bố thí, không làm các công đức, không tu trai pháp, không giữ giới cấm, đó gọi là hữu tình trược. Tuy thức thứ tám gọi là hữu tình nhưng ở đây nói là do gần gũi duyên ác bên ngoài, do năm trược giả hợp, làm những điều bất thiện thì gọi là hữu tình trược. Hợp thức thứ tám và năm trược này thành tánh, nếu chúng sinh này tăng thêm lòng tham trái pháp, hoặc bán đao kiếm, hoặc bố thí gậy gộc, tranh đấu loạn lạc, nói dối dua nịnh, nhiếp thọ tà pháp và các pháp ác, bất thiện, đó gọi là phiền não trược.

Trừ năm kiến ra thì tất cả phiền não, tùy phiền não đều là thể của phiền não trược, đây là lòng tham phi pháp, cho đao kiếm, v.v… khiến cho người gây ra các việc giết hại, hoặc tham tài lợi, chỉ bỏ đao kiếm, vì tham lam tranh giành phi pháp khởi lên, cho đến các điều pháp ác bất thiện khác nhiếp hết tất cả phiền não, tùy phiền não. Do một số tập tánh, bị cảnh ác kéo lôi, phiền não càng sâu. Như đời nay chánh pháp hoại dần, tượng pháp khởi lên, tà pháp cùng sinh. Đó gọi là kiến trược. Ở đây lấy năm kiến làm thể tánh, thường gần ngoại đạo, ác kiến lần lượt sinh ra, như kiếp bệnh tật, đói khát xảy ra, rồi chiến tranh xảy ra, gọi chung là kiếp trược, còn lấy sắc uẩn bốn trần làm thể, hoặc chung cho năm uẩn bốn trần vẫn là bất tương ưng thời làm thể, vì nương vào năm uẩn mà lập ra, do đó phiền não càng thêm nhiều, nghiệp ác càng nặng, lần vời lấy quả ác, ba tai liền sinh ra.

Đối trị: Trong Luận Trí Độ lập ra bốn tất-đàn, lấy bốn tất-đàn làm tông:

  1. Thế giới tất-đàn.
  2. Vị nhân tất-đàn.
  3. Đối trị tất-đàn.
  4. Bậc nhất nghĩa đế tất-đàn.

Kiếp trược, chúng sinh trược, dùng thế giới tất-đàn để trị. Biết khí thế gian, chúng sinh thế gian đều là hư huyễn, nay nhàm chán nó để tu tập, tức là xa lìa. Mạng trược thì dùng các các vị nhân tất-đàn để trị. Tri thức của người do nghiệp lành chiêu cảm mà được. lại tu trì tịnh giới, thực hành bất sát,… để mong tuổi thọ được dài lâu, Hoặc vì người tu ba thừa mà nói quả Niết-bàn của mình, liền trừ hết mạng trược của kiếp sinh tử, phiền não; Kiến trược dùng đối trị tất-đàn để trị. Tu tập tùy theo đạo mà đối trị, không để khởi lên, do ba tất-đàn phá trừ năm thứ vẩn đục, nhập vào bậc nhất nghĩa đế, chứng ngộ chân tông.

Phế lập: Vì sao chỉ lập ra năm trược, không thêm bớt sao?

Đáp: Chúng sinh có hai:

  1. Ác hạnh: là người bạch y tại gia.
  2. Tà hạnh: là ngoại đaọ xuất gia.

Người Bạch y thì không có trí tuệ, phiền não càng tăng thêm, nên gọi là phiền não trược. Còn ngoại đạo thì tà giải, buông lung cầu thời lập thành kiến trược. Lại có các thứ độn hoặc gọi là phiền não trược, còn các thứ lợi hoặc thì gọi là kiến trược. Do hai nhân này mà tạo thành kết quả, ly hợp khác nhau.

Lai chia ra thành hai trược, hợp hai quả bên trong gọi là chúng sinh trược, là chúng sinh ác. Hợp hai quả bên ngoài, gọi chung là kiếp trược, vì đầy đủ các vật ác.

Kiếp gọi là thời phần thời không có thời khác, đó là phân biệt theo pháp, đó là kiếp trược, dùng ác khí làm thể. Chúng sinh ác này và ngoại quả, tuy là nêu chung, còn hai quả trước chưa nói, vì sao? Vì ngay thể của quả ác nay hiển bày căn bản, cho nên lập ra mạng trược. Hoặc quả ác bên trong, gọi là mạng trược, quả ác gọi là kiếp trược. Nhân ác quả này do đâu mà có? Vì là chúng sinh ác, cho nên gọi là chúng sinh trược, Do năm trược này càng làm cho hành tướng tăng lên, muốn cho chúng sinh nhàm chán, nên nói riêng có năm.

Nhiếp nhau.

Trong Kinh Tát-già-ni-càn Tử chép: Lập ra mười hai sự vẩn đục:

  1. Thị hiện sự vẩn đục về kiếp.
  2. Thị hiện sự vẩn đục về trược.
  3. Thị hiện sự vẩn đục về chúng sinh.
  4. Thị hiện sự vẩn đục về phiền não .
  5. Thị hiện sự vẩn đục về mạng.
  6. Thị hiện sự vẩn đục về tam thừa sai biệt.
  7. Thị hiện sự vẩn đục về Cõi nước bất tịnh.
  8. Thị hiện sự vẩn đục về chúng sinh khó giáo hóa.
  9. Thị hiện sự vẩn đục về nói các thứ phiền não.
  10. Thị hiện sự vẩn đục về ngoại đạo.
  11. Thị hiện sự vẩn đục về ma.
  12. Thị hiện sự vẩn đục về nghiệp ma.

Kiếp trược và thời trược là kiếp trược. Chúng sinh và chúng sinh khó giáo hóa là chúng sinh trược. Phiền não và nói các thứ phiền não là phiền não trược. Mạng là mạng trược. Ngoại đạo loạn là kiến trược. Tám điều này là năm trược, bốn loại khác là: ba thừa sai khác, Cõi nước bất tịnh, Ma và nghiệp ma chẳng thuộc về năm trược. Đời năm trược thật là tạp nhiễm. Mười hai trược có cả năng hóa và năng chướng nên Phật mới thị hiện.

Hỏi: Vì sao Phật Thích-ca thị hiện ra đời khi con người sống một trăm tuổi và Phật Di-lặc thị hiện ra đời khi con người sống tám muôn (80.000) tuổi?

Đáp: Mỗi vị y cứ vào bổn nguyện, cho nên sự ra đời của mỗi vị khác nhau.

Chánh kinh: chứng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Tán rằng: Thứ ba là khen ngợi thành Phật, duyên vào cảnh giới này, chỉ có những người xấu ác không biết phải trái chứng Bồ-đề như trong lửa mọc hoa sen, được giải thoát, cũng giống như trong băng phát ra đuốc.

Chánh kinh: Vì các chúng sinh mà nói pháp tất cả thế gian khó tin này.

Tán rằng: Thứ tư là nói pháp u huyền.

Pháp khó tin, chỉ như kinh này mỗi sớm niệm danh hiệu Phật, mười niệm tinh tấn, thì vượt ra cõi đời có năm thứ vẩn đục, vào tịnh vực của sơ địa, há chẳng phải là khó tin sao! Những điều đã nói trên, là do Đức Thế tôn khen ngợi, thật là kỳ diệu ít có.

Chánh kinh: Xá-lợi-phất nên biết! Ta ở trong cõi đời có năm thứ vẩn đục làm được việc khó làm này.

Tán rằng: Dưới đây là đoạn sáu, Đức Phật trình bày vì sao gọi là việc khó. Văn này chia ra làm bốn:

  1. Nêu ra hạnh khó tu.
  2. Nêu quả khó chứng.
  3. Nêu ra pháp khó tin.
  4. Tổng kết các việc khó làm.

Ở đây nói phần một.

Làm những việc khó này tức là trong ba a-tăng-kỳ kiếp muôn hạnh đều tu đầy đủ, cho đến tổn thân mạng để cầu đạo Bồ-đề, bỏ nước mà cầu giải thoát cho chúng sinh, được như thế mới thành Chánh giác, há chẳng phải là việc khó sao?

Chánh kinh: là Đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề.

Tán rằng: Đây là phần hai, là nêu quả khó chứng, như trên đã giải thích.

Chánh kinh: Nói pháp khó tin này tất cả thế gian nghe.

Tán rằng: Thứ ba là nêu pháp khó tin.

Chánh kinh: Đó là việc rất khó.

Tán rằng: Đoạn thứ tư này tổng kết là rất khó.

Kết lại ba việc trên, trước sau đã giải hết phần chánh tông.

Chánh kinh: Phật nói kinh này xong, Xá-lợi-phất và các Tỳ-kheo, tất cả thế gian: Trời, người, A-tu-la v.v… nghe lời Phật nói đều vui mừng tin nhận, làm lễ rồi lui ra.

Tán rằng: Thứ ba là phần lưu thông.

Văn chia làm bốn đoạn:

  1. Việc nói kinh xong rồi.
  2. Duyên nghe pháp đã xong.
  3. Nghe pháp vui mừng.
  4. Lễ Phật lui ra.

Bốn đoạn này hợp lại thành một. “Phật nói kinh này rồi” là việc nói kinh thứ nhất đã xong và các lời văn ở dưới đều là lời kết tập.

“Xá-lợi-phất và các Tỳ-kheo, trời, người, A-tu-la và tất cả chúng sinh trong thế gian đều nghe Phật nói pháp” là phần hai: duyên nghe pháp đã xong.

Nói thế gian là hữu tình thế gian, vì có thể phá hoại.

Trời, người: trời là các vị trời ở sáu tầng trời cõi Dục. Trời tỏa ra ánh sáng tinh khiết tự tại gọi là trời.

Người là loài người, nghĩa là đa nhẫn. A-tu-la, Hán dịch là Phi thiên, như người không có lòng nhân thì gọi là Phi nhân, loài Tu-la cũng vậy.

Vui mừng tin nhận: là phần ba, nghe pháp vui mừng hớn hở.

Nhan sắc thư thái là vui, thần khí vui hòa là mừng, đó gọi là vui mừng, tức ý thức tương ưng với hỷ thọ.

Kinh này là diệu chỉ của ba thừa, là then chốt của các Thánh, là cội gốc lớn để ra khỏi sinh tử, là con đường mau chóng để chứng chân thường, vừa được nghe , vừa được biết đường đi cả hai đều tròn đầy, chẳng phải vui hay sao? Cho nên nói là vui mừng.

Hỏi: Ở trước trong phần nêu người nghe có nói cả chúng Bồ-tát và Thanh văn, cuối kinh nói làm lễ vui mừng, vì sao không nói chúng Bồ-tát?

Đáp: Đây là nói lược, không cần trình bày ra hết.

Làm lễ mà lui: là từ tạ Phật lui về, năm vóc gieo sát đất, ba nghiệp đều chân thành, tỏ ý từ biệt Đức Thế tôn, về lại cõi nước mình.

 

Pages: 1 2 3