LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

CHƯƠNG V: ĐẠI CHỦNG UẨN

Phẩm Thứ Nhất: LUẬN VỀ ĐẠI TẠO

(Từ quyển 127 – đầu quyển 131)

Xứ do Đại chủng đã tạo ra, mấy loại có thấy, mấy loại không thấy? Các chương như vậy và giải thích về nghĩa từng chương đã lĩnh hội rồi, tiếp đến cần phải phân biệt rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn phân biệt ý nghĩa trong Kinh. Như trong Kinh nói: “Các sắc vốn có đều là bốn Đại chủng, và do bốn Đại chủng đã tạo ra”. Trong Kinh tuy nói ra điều này mà chưa pb rộng về nghĩa Xứ do Đại chủng đã tạo ra, mấy loại có thấy, mấy loại không thấy? Cho đến nói rộng ra. Kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì trong Kinh chưa giải thích thì nay cần phải giải thích, cho nên soạn ra phần luận này.

Có người nói: Vì ngăn chặn cách nói của Sư khác. Nghĩa là trong Bộ này có hai Luận Sự:

  1. Giác Thiện.
  2. Pháp Cứu.

Giác Thiên đã nói sắc chỉ là Đại chủng, tâm sở tức là tâm. Vị ấy đưa ra cách nói này: Tạo sắc tức là sự sai biệt của Đại chủng, tâm sở tức là sự sai biệt của tâm.

Vì sao vị ấy đưa ra cách nói này? Bởi vì dựa vào trong Kinh. Như trong kinh nói: “Mắt trong viên thịt tròn, nếu bên trong khác nhau về tánh cứng-loại cứng, tiếp cận có sự chấp thọ thì gọi là Địa giới bên trong, cho đến khác nhau về tánh động-loại động, tiếp cận có sự chấp thọ thì gọi là Phong giới bên trong”. Vị ấy dựa vào kinh này, cho nên nói tạo sắc tức là Đại chủng. Vả lại, trong Kinh nói: “Thế nào là Đẳng trì? Đó là tâm thiện cùng một cảnh với tánh”. Vì vậy cho nên nói tâm sở tức là tâm.

Hỏi: Vị ấy lại làm sao thiết lập Giới-Xứ-uẩn?

Đáp: Vị ấy đưa ra cách nói này: Đối với bốn Đại chủng, có loại là tự động nhìn thấy, có loại là không tự động nhìn thấy, cho đến có loại là tự động tiếp xúc, có loại là không tự động tiếp xúc. Các loại tự động nhìn thấy thì thiết lập làm Nhãn giới, các loại không tự động nhìn thấy thì thiết lập làm Sắc giới, cho đến các loại tự động tiếp xúc thì thiết lập làm Thân giới, các loại không tự động tiếp xúc thì thiết lập làm Xúc giới. Trong tâm có loại dựa vào nhãn căn, cho đến có loại ựa vào ý căn. Dựa vào nhãn căn thì thiết lập Nhãn thức giới, cho đến dựa vào ý căn thì thiết lập ý thức giới; ngay nơi sáu Thức thân không gián đoạn đã diệt đi thì thiết lập làm Ý giới, ngay nơi tâm sai biệt có lúc gọi là Thọ, có lúc gọi là Tưởng, có lúc gọi là Tư, cùng với ba vô vi thiết lập làm Pháp giới. Giống như Giới, Xứ cũng như vậy.

Về uẩn, đối với bốn Đại chủng thì thiết lập làm Sắc uẩn; đối với tâm sai biệt có lúc gọi là Thọ, có lúc gọi là Tưởng, có lúc gọi là Tư, có lúc gọi là Thức, thì thiết lập làm bốn Uẩn.

Hỏi: Vị ấy làm thế nào thông hiểu lời trong Kinh đã nói: Các sắc vốn có đều là bốn Đại chủng, và do bốn Đại chủng đã tạo ra?

Đáp: vị ấy đưa ra cách nói này: Không phải là Thanh đã tạo ra lìa bốn Đại chủng có những nhân riêng biệt, mà ngay nơi Đại chủng thiết lập Thanh đã tạo ra. Tại sao biết như vậy? Như trong Kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Xúc do hai duyên, đó gọi là nhãn sắc cho đến ý pháp. Có sáu Xúc xứ, là do trước đã làm-là do trước đã tạo, ta nói chính là nghiệp cũ”. Nên biết rằng dị sinh không nghe do nhữn Xúc này mà nhận lấy vui sướng-nhận lấy đau khổ. Do những tạo tác này hoặc là tùy theo mộ loại này, không phải lả lìa sáu Xúc xứ trước có Xúc xứ thứ bảy khác mà có thể ở trong đó thiết lập Thanh đã tạo ra, ngay nơi sáu xúc xứ trước nói là đã tạp ra. Kinh trước cũng như vậy, không phải là lìa Đại chủng có riêng những tạo tác, ngay nơi Đại chủng thiết lập Thanh đã tạo ra, đối với tôi không phải là khó.

Các Luận sư A-tỳ-đạt-ma nói: “Vị ấy đã dẫn kinh có ý bí mật riêng, không có thể dẫn chứng cho kinh đã dẫn trước kia. Kinh ấy trước nói về sáu Xúc xứ, đó là ý bí mật nói đến phân vị chưa hiểu rõ ràng; sau nói là do những tạo tác này hoặc là tùy theo một loại này, đó là ý bí mật nói đến phần vị đã hiểu rõ ràng. Như phần vị chưa hiểu rõ ràng-phần vị đã hiểu rõ ràng, như vậy phần vị không phân biệt-phần vị có phân biệt, phần vị chưa có thể hiển bày-phần vị đã có thể hiển bày, phần vị chưa có thể nói-phần vị có thể nói, nên biết cũng như vậy. Vả lại, sáu Xúc xứ là nói đến phần vị Trung Hữu, do những tạo tác này… là nói đến phần vị Bổn Hữu”.

Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Kinh ấy trước nói về sáu Xúc xứ, đó là ú bí mật nói đến phần vị căn không có khiếm khuyết; sau nói là do những tạo tác này…, đó là ý bí mật nói đến phần vị căn có khiếm khuyết”.

Hiếp Tôn giả nói: “Có sáu Xúc xứ, là ý bí mật bói đến cõi Dục; do những tạo tác này, là ý bí mật nói đến cõi Sắc; hoặc là tùy theo một loại này, là ý bí mật nói đến cõi Vô sắc”. Nghĩa của kinh là như vậy, làm sao có thể chứng minh rằng kinh trước đã nói về sắc đã tạo ra? Vả lại, nói rằng đã tạo ra nếu không có khác nhau, thì Kinh khác đã nói lại làm sao thông hiểu? Như trong Kinh nói: “Tôn giả Viên Mãn bảo với Tôn giả Khánh Hỷ rằng: Tỳ kheo nên biết! Chấp Ngã vốn có do đâu mà tạo ra? Là do Sắc mà tạo ra, là do Thọ-Tưởng-Hành-Thức mà tạo ra, chấp Ngã tức là Tát-ca-da kiến”. Nếu nói rằng đã tạo ra không có nghĩa riêng biệt, thì lẽ nào Thân kiến tức là Sắc… hay sao? Nhưng mà tách rời Sắc… có chấp Ngã riêng biệt, cho nên biết kinh nói sắc đã tạo ra ấy không phải là ngay nơi Đại chủng.

Hỏi: Nếu lìa Đại chủng có tạo sắc riêng biệt, thì làm sao có thể giải thích về nghĩa của kinh đã dẫn chứng: Mắt trong viên thịt tròn có Đại giới…?

Đáp: Kinh ấy nói về Đại chủng làm nơi nương tựa của nhãn căn chứ không nói đến Thể của mắt. Vả lại, Kinh ấy nói do thế gian cùng nhận biết vên thịc tròn gọi là mắt, không phải là nói đến nhãn căn, bởi vì thế gian đối với viên thịt tròn chuyển sang tưởng là mắt.

Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Thế gian đối với Đại chủng thiết lập tên gọi nhãn căn, bởi vì đây là nơi nương tựa của nhãn căn”.

Có Sư khác nói: Kinh đã dẫn chứng kia đối với nghĩa không có gì trở ngại, kinh ấy chỉ nói mắt trong viên thịt tròn có các Giới là Địa…, không nói Địa… chính là nhãn căn, đối với nghĩa nào ngại gì?

Tôn giả Pháp Cứu nói: “Lìa Đại chủng có tạo sắc riêng biệt, nói tâm sở pháp không phải chính là tâm. Nhưng nói hai loại trong sắc không phải là thật có, đó là xúc đã tạo ra và Pháp xứ. Sắc thiết lập UẩnXứ-Giới như tông Đối pháp, điều ấy cũng không đúng, bởi vì các Xúc đã tạo ra giống như tạo sắc khác phải có riêng biệt. nếu không có Sắc do Pháp xứ thâu nhiếp, thì Vô biểu giới…. Không cần phải có”.

Cần phải ngăn chặn cách nói của hai Sư như vậy, cho nên soạn ra phần luận này.

Có người nói: Vì ngăn chặn cách nói của ngoại đạo, nghĩa là ngoại đạo nói Đạ chủng có năm loại, tức là bốn loại trước và Hư không. Nay chỉ nói bốn loại thì rõ ràng Hư không chẳng phải là Đại chủng.

Hỏi: Vì sao Hư không lại không thiết lập Đại chủng?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách giải thích này: “Bởi vì hư không, không có tướng của Đại chủng. Nghĩa là có tăng-có giảm là tướng của Đại chủng, không tăng-không giảm là tướng của Hư không; có lợi-có hại là tướng của Đại chủng, không lợi-không hại là tướng của Hư không; có hưng-có suy là tướng của Đại chủng, không hưng-không suy là tướng của Hư không. Vì vậy cho nên Hư không, không thiết lập Đại chủng”.

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách giải thích như vậy: “Hư không và Đại chủng tướng ấy đều khác biệt. nghĩa là tất cả Đại chủng trong thân của hữu tình, phần lớn là do dị thục của nghiệp trước kia mà sinh ra; Thể của Hư không, không có nghĩa của dị thục sinh, vì vậy Hư không, không thiết lập Đại chủng”.

Đại đức nói rằng: “Hư không tuy là Đại mà Thể không phải là Chủng, bởi vì không có năng lực sinh ra; pháp hữu vi khác tuy có thể làm chủng mà Thể không phải là Đại, bởi vì tướng không bao trùm khắp nơi. Vì vậy Hư không, không thiết lậ Đại chủng. Vì ngăn chặn những cách chấp của ngoại đạo mà hiển bày tông chỉ của mình như vậy, cho nên soạn ra phần luận này”.

Có Sư khác nói: Không phải là chỉ vì ngăn chặn cách chấp của người khác để hiển bày tông chỉ của mình mà soạn ra phần luận này, nhưng ở trong nghĩa tương ưng với pháp tướng cần phải hiển bày rõ ràng, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Vì sao trong này trước tiên phải phân rõ về Đại tạo?

Đáp: Bởi vì đó là ý của người soạn luận muốn như vậy. Nghĩa là Luận Sư của phần luận này tùy theo ý muốn của mình không trái với pháp tướng, cho nên trước tiên phải phân rõ về Đại tạo.

Có người nói: Hữu tình quán xét hai loại này để tiến vào cửa ngõ cam lộ chân thật của Phật pháp:

  1. Quán bất tịnh.
  2. Trì tức niệm.

Quán bất tịnh quán xét về tạo sắc, trì tức niệm quán xét về Đại chủng.

Có người nói: Nếu quán xét về Đại chủng tạo sắc thì dần dần có thể chứng được ba loại Bồ-đề của Phật-Độc giác và Thanh văn. Nghĩa là nếu dùng trí bậc Thượng quán sát về điều ấy, thì dấy khởi Thân niệm trú thuộc phẩm Thượng; từ đây tiếp tục dấy khởi Thọ niệm trú thuộc phẩm Thượng, tiếp đến Tâm niệm trú, tiếp đến Pháp niệm trú, tiếp đến dấy khởi tạp duyên, tiếp đến Noãn-Đảnh-Nhẫn-Thế đệ nhất pháp, tiếp đến dấy khởi kiến đạo, cho đến dấy khởi đạo Vô học, đều dùng phẩm Thượng. Lúc bấy giờ gọi là Thiện sĩ thuộc phẩm Thượng, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nếu dùng trí bậc Trung quán sát về điều ấy, thì dấy khởi Thân niệm trú thuộc phẩm Trung, nói rộng ra cho đến dấy khởi đạo Vô học, đều dùng phẩm Trung. Lúc bấy giờ gọi là Thiện sĩ thuộc phẩm Trung, chứng được Bồ-đề của Độc giác ở phẩm Trung. Nếu dùng trí bậc hạ quán sát về điều ấy, thì dấy khởi Thân niệm trú thuộc phẩm hạ, nói rộng ra cho đến dấy khởi đạo Vô học, đều dùng phẩm Hạ. Lúc bấy giờ gọi là Thiện sĩ thuộc phẩm hạ, chứng được Bồđề của Thanh văn ở phẩm Hạ.

Có người nói: Nếu quán sát về Đại chủng tạo sắc, thì có thể hàng phục được tất cả kiêu mạn-phóng túng. Nghĩa là các hữu tình bởi vì sắc tướng-dòng họ-tiền của-tự do-quyến thuộc… mà sinh ra các sự kiêu mạn-phóng túng, nếu lúc chưa quán sát về Đại chủng tạo sắc, thì tùy theo một loại có thế lực mạnh mẽ hiện rõ trước mắt; nếu quán sát rồi thì có thể hàng phục được. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì như Đại tạo vốn có nơi thân Luân Vương, Đại tạo vốn có nơi thân loài chó… cũng như vậy, do quán xét điều này cho nên đã rời bỏ kiêu mạn-phóng túng.

Bởi vì những nhân duyên đã nói như vậy, cho nên trong Uẩn này trước tiên phải phân rõ về Đại tạo.

Trong kinh nói các sắc vốn có đều là bốn Đại chủng, và do bốn Đại chủng đã tạo ra. Nói các sắc vốn có, tổng quát có hai loại:

  1. Nghĩa có sót lại.
  2. Nghĩa không sót lại gì.

Nghĩa có sót lại, như thế gina nói những thức ăn vốn có tôi đều muốn ăn. Đây là chỉ muốn ăn tùy theo phần ít có được.

Nghĩa không sót lại gì, như thế gian nói các pháp vốn có tôi đều muốn biết. Đây là tổng quát muốn biết tất cả các pháp tướng.

Trong này đã nói các sắc vốn có,tổn quát hiển bày tất cả sắc pháp đều dùng hết, nghĩa là sắc vốn có, tổng quát có hai loại:

  1. Bốn Đại chủng.
  2. Sắc đã tạo ra.

Trừ hai loại này ra, lại không có Thể của sắc thứ ba.

Hỏi: Vì sao Đại chủng chỉ có bốn loại?

Đáp: Hiếp Tôn giả nói: “Điều này không cần phải vặn hỏi: Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu tăng hay giảm thì cũng đều sinh tâm nghi ngờ, không bởi vì nghi ngờ mà lại trái với pháp tướng, chỉ thuận theo Thánh giáo cho nên chỉ nói có bốn loại”.

Có Sư khác nói: Nếu ít hơn bốn thì công dụng sẽ thiếu hụt, nếu nhiều hơn bốn thì cũng không có tác dụng, như giường-ghế vuông vức chỉ có bốn chân.

Hỏi: Vì sao gọi là Đại chủng?

Đáp: Đại mà đều là Chủng, cho nên gọi là Đại chủng; như nói Đại Địa, như nói Đại Vương, nghĩa khác biệt mà Thể giống nhau, nên giải thích thuận theo trì nghiệp (Trì nghiệp thích: Một trong sáu cách giải thích).

Hỏi: Thế nào là nghĩa của Đại? Thế nào là nghĩa của chúng?

Đáp: Thể có khởi lên-hết đi, tự động giảm-tự động tăng-tự động có hại-tự động có lợi, là nghĩa của Chúng. Thể tướng-hình tượng bao trùm mọi nơi chốn làm thành sự nghiệp to lớn, là nghĩa của Đại.

Hỏi: Bốn loại này làm thành sự nghiệp to lớn như thế nào?

Đáp: Làm nơi nương tựa cho Đại tích tụ tạo sắc, khiến cho hư hoại-khiến cho thành tựu là sự nghiệp to lớn. Vì vậy chỉ có bốn loại chứ không giảm-không tăng, nghĩa là giảm thì không thể nào thành tựu sự nghiệp to lớn, tăng thì đối với sự nghiệp lại thành ra không có tác dụng.

Hỏi: Những pháp khác vì sao không gọi là Đại chủng?

Đáp: Bởi vì pháp khác không có tướng của Đại chủng như vậy, nghĩa là pháp vô vi Đại mà không phải là Chủng, còn lại pháp hữu vi là Chủng mà không phải là Đại, cho nên chỉ có bốn loại này mang lấy tên gọi Đại chủng.

Hỏi: Tạo là nghĩa gì, là nghĩa của nhân hay là nghĩa của duyên? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều thấy có sai sót. Nếu là nghĩa của nhân, thì bốn Đại chủng này đối với năm nhân đã tạo ra sắc đều không có, làm sao có thể nói là có năng lực tạo ra các sắc? Nếu là nghĩa của duyên, thì các sắc đã tạo ra đều trừ ra tự Thể, còn lại tất cả các pháp không có pháp nào không đều là duyên tăng thượng của sắc này, tại sao chỉ nói là do Đại chủng mà tạo ra?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Tạo là nghĩa của nhân.

Hỏi: Bốn Đại chủng này đối với năm nhân đã tạo ra sắc đều không có, thì làm sao lại có nghĩa của nhân?

Đáp: Tuy năm nhân như Đồng loại… đều không có, mà có riêng nghĩa của năm loại nhân khác, đó là nhân sinh khởi-nhân nương tựanhân tồn tại-nhân duy trì-nhân nuôi dưỡng, vì vậy có năng lực tạo ra.

Có Sư khác nói: tạo là nghĩa của duyên.

Hỏi: Các sắc đã tạo ra đều trừ ra tự Thể, còn lại các pháp đều là duyên tăng thượng của Sắc này, tại sao chỉ nói là do Đại chủng mà tạo ra?

Đáp: nghĩa về duyên tăng thượng, có đậm-có nhạt, có gần-có xa, có hợp-không hợp, có ở đời này-có ở đời khác. Đối với đậm-gần-hợp ở đời này thì nói tên gọi là nhân, nhạt-xa-không hợp-ở đời khác thì nói tên gọi là duyên. Bởi vì nghĩa này cho nên nói các Đại chủng làm nhân tăng thượng cho sắc đã tạo ra, cũng không trái với lý.

Hỏi: Địa-Thủy-Hỏa-Phong là tướng gì-nghiệp gì?

Đáp: Cứng là tướng của Địa, duy trì là nghiệp của Địa, ướt là tướng của Thủy, thâu nhiếp là nghiệp của Thủy; nóng là tướng của Hỏa, chín muồi là nghiệp của Hỏa; động là tướng của Phong, kéo dài là nghiệp của Phong.

Hỏi: Địa là tướng cứng cũng là tướng của sắc, nói rộng ra cho đến Phong là tướng động cũng là tướng của sắc, làm sao một pháp mà lại có hai tướng?

Đáp: Có cũng không sai gì, dựa vào lý lẽ này mà ở trong một pháp, có thể thi thiết có nhiều tướng; như một pháp hữu lậu, vẫn có như bệnh-như ung nhọt…, nói rộng ra cho đến một trăm bốn mươi câu về các tướng sai lầm tai họa mà không có gì sai trái, ở đây cũng như vậy.

Có Sư khác nói: Tướng có hai loại:

  1. Tự tướng.
  2. Cọng tướng.

Tướng cứng-ướt-nóng-động là tự tướng, tướng của sắc là cọng tướng. Như vậy hai tướng không trái ngược với nhau, đối với một pháp mà thiết lập cũng không có gì sai.

Hỏi: Bốn Đại chủng này ở tất cả mọi lúc không rời xa nhau chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Vì sao biết như vậy? Bởi vì như Kinh Nhập Thai nói: “Đức Phật bảo với Khánh Hỷ: Lúc đầu Yết-la-lam, nếu có Địa giới mà không có Thủy giới, thì sẽ khô rời; làm cho không rời ra là bởi vì Thủy đã thâu nhiếp. Nếu có Thủy giới mà không có Địa giới, thì sẽ tuôn chảy; làm cho không chảy mất là do Địa đã duy trì. Nếu có Địa-Thủy-giới, thì sẽ tuôn chảy; làm cho không chảy mất là do Địa đã duy trì. Nếu có Địa-Thủy giới mà không có Hỏa giới, thì sẽ rữa nát; làm cho không rữa nát là do Hỏa đã hâm chín. Nếu có Địa-Thủy-Hỏa giới mà không có Phong giới, thì sẽ không tăng trưởng; làm cho tăng trưởng là do Phong đã lay động”.

Hỏi: Kinh khác đã nói nên hiểu thế nào? Như nói: “Địa giới nhiễu loạn, hoặc là làm cho đến nỗi phải chết, hoặc là làm cho hữu tình nhận chịu khổ đau tiếp sau cái chết, cho đến Phong giới cũng lại như vậy”.

Đáp: Đây là nói về Đại chủng tùy theo lúc một loại tăng lên có thể làm nhiễu loạn, không phải là nói bốn loại có lúc tách rời nhau.

Hỏi: Phẩm loại của bốn Đại chủng này có bao nhiêu?

Đáp: Phẩm loại có bốn, đó là dị thục sinh-trưởng dưỡng-đẳng lưubiến hóa.

Có Sư khác nói: Phẩm loại có ba, đó là dị thục sinh-trưởng dưỡngđẳng lưu. Biến hóa ấy là do trưởng dưỡng đã thâu nhiếp.

Lại có người nói: Phẩm loại có hai, đó là dị thục sinh và trưởng dưỡng. Đại chủng biến hóa vào trong trưởng dưỡng, đẳng lưu thâu nhiếp vào dị thục-trưởng dưỡng.

Lời bình: Ở trong ba cách nói trước thì cách nói thứ hai là hợp lý, bởi vì có bốn Đại chủng không phải là do hai loại thâu nhiếp.

Hỏi: Cả bốn Đại chủng là chỉ tạo ra cực vi của một tạo sắc, hay là có thể tạo ra nhiều? Nếu chỉ tạo ra một, thì làm sao không trở thành nhân có bốn-quả có một, nhân nhiều-quả ít thì lý không thích hợp như vậy? Nếu có thể tạo ra nhiều, thì sắc do cả bốn Đại chủng đã tạo ra sẽ có nhiều cực vi, làm sao lần lượt chuyển đổi không phải là nhân Câu hữu? Phái Đối Pháp nói: “Tạo sắc có đối lần lượt chuyển đổi hướng về nhau không có nhân Câu hữu”. Thừa nhận thì lại trái với nghĩa của tông Đối Pháp?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Cả bốn Đại chủng chỉ có thể tạo ra cực vi của một tạo sắc.

Hỏi: Làm sao không trở thành nhân có bốn-quả có một, nhân nhiều-quả ít thì lý không hích hợp như vậy?

Đáp: Quả ít-nhân nhiều, lý cũng không có gì sai. Thế gian hiện thấy có loại như vậy, cho nên nhân có bốn-quả có một đối với lý không trái ngược gì.

Có người nói: Tạo ra nhiều.

Hỏi: Nếu như vậy thì cả bốn Đại chủng đã tạo ra sắc có nhiều cực vi, làm sao lần lượt chuyển đổi không phải là nhân Câu hữu?

Đáp: Không phải là một quả cho nên không phải là nhân Câu hữu, bởi vì nhân Câu hữu thì pháp nhất định phải cùng chung một quả, ở đây không thành nhân bởi vì cùng chung do dự.

Lời bình: Như cách nói trước là hợp lý.

Hỏi: Đại chủng-tạo sắc làm sao mà trú? Là Đại chủng ở dưới-tạo sắc ở trên, là Đại chủng ở trên-tạo sắc ở dưới, là Đại chủng-tạo sắc xen nhau mà trú, Đại chủng ở bên ngoài- tạo sắc ở giữa chăng? Giả sử như vậy thì có gì sai? Tất cả đều có sai lầm. Nếu Đại chủng ở dưới-tạo sắc ở trên, thì các tạo sắc tiếp cận Đại chủng, có thể dùng Đại chủng làm nhân Năng tạo; trong sắc đã tạo ra có cách xa, làm sao có thể dùng Đại chủng làm nhân? Nếu Đại chủng ở trên-tạo sắc ở dưới, thì lẽ ra rạo sắc làm nhân cho Đại chủng, không phải Đại chủng làm nhân cho tạo sắc? Nếu Đại chủng-tạo sắc xen nhau mà trú, Đại chủng ở bên ngoài-tạo sắc ở giữa, thì lẽ ra lúc cắt đứt phải thấy các lỗ hổng giống như cắt đứt ngó sen?

Đáp: Có người nói: Ở dưới làm nhân, bởi vì pháp sở y thuận theo như vậy.

Hỏi: Nếu như vậy thì đố với sắc tiếp cận có thể nói là tự động tạo ra, đối với sắc cách xa thì làm sao tạo ra?

Đáp: Không nói là Đại chủng vốn có của một cây đều ở phía dưới tạo ra các tạo sắc, chỉ nói là từng phần của một cây đều có Đại chủng ở dưới-tạo sắc ở trên.

Có người đưa ra cách nói này: Xen nhau mà trú, Đại chủng ở bên ngoài-tạo sắc ở giữa.

Hỏi: Nếu như vậy thì lẽ ra lúc cắt đứt phải thấy các lỗ hổng giống như cắt đứt ngó sen? Đáp: Tuy có lỗ hổng mà không thể trông thấy được, bởi vì các Đại chủng không phải là vật có thấy, đã thấy lỗ hổng là tạo sắc.

Hỏi: Các sự việc trong-ngoài, tướng ấy đều khác nhau. Sự vệc bên trong sai khác, nghĩa là các chúng sinh hoặc là trăm-hoặc là ngàn cùng tập hợp một nơi, oai nghi-hình tướng tất cả đều không giống nhau. Sự việc bên ngoài sai khác, nghĩa là trái quả-gỗ đá…, hoặc là xanh-vàngđỏ-trăng, hương-vị… và tướng trạng, tất cả đều không giống nhau, khác nhau như vậy, là do nghiệp khác nhau, là do Đại chủng khác nhau, hay à do tạo sắc khác nhau?

Đáp: Do cả ba loại. Dựa vào nhân Dị thục, cho nên nói là do nghiệp khác nhau; dựa vào nhân sinh khởi-nhân nương tựa-nhân tòn tại-nhân duy trì-nhân nuôi dưỡng, cho nên nói là do Đại chủng khác nhau; dựa vào nhân Đồng loại, cho nên nói là do tạo sắc khác nhau.

Hỏi: Sự việc bên ngoài sai biệt là do nghiệp nào khác nhau?

Đáp: Nếu các hữu tình thực hành các hàn diệu, thì cảm được sự việc bên ngoài có hình tướng bằng phẳng-thẳng thắn, sắc-hương-vị-xúc thảy đều tuyệt vời. Nếu các hữu tình thực hành các hành ác, thì cảm được sự việc bên ngoài có hình tướng lồi lõm-cong queo, sắc-hương-vịxúc thảy đều thô kệch xấu xí.

Hỏi: Các loại trái quả-gỗ đá… có hình tướng khác nhau, xanh vàng-đỏ-trắng với những hình dạng sai khác, hoặc có lúc tương tự, là do uy lực nào?

Đáp: Do ba uy lực như mà Đại chủng mạnh nhất, nghĩa là các Đại chủng không bằng nhau thì có các loại hình dạng biểu hiện đều sai khác, nếu bằng nhau thì sẽ tương tự.

Hỏi: Miệng của các loài hữu tình đã phát ra tiếng, nên nói là do Đại chủng nơi nào đã tạo ra?

Đáp: Có người nói: Do Đại chủng bên yết hầu đã tạo ra. Có người nói: Do Đại chủng bên tim đã tạo ra. Có người nói: Do Đại chủng bên rốn đã tạo ra.

Lời bình: Nói chung là tiếng này do Đại chủng toàn thân đã tạo ra. Nếu nói riêng thì tiếng nói nhỏ nhẹ, nên nói là do Đại chủng bên yết hầu đã tạo ra; những tiếng quát tháo-gầm gào-kêu thét… nên nói là do Đại chủng toàn thân đã tạo ra. Bởi vì hiện thấy những loại này làm cho toàn thân lay động.

Hỏi: Có thể có sắc không phải là bốn Đại chủng, cũng không phải là do bốn Đại chủng đã tạo ra chăng?

Đáp: Có, đó là một-hai-ba Đại chủng, loại này là sắc mà không phải là bốn Đại chủng, bởi vì chỉ có một-hai-ba; cũng không phải là do bốn Đại chủng đã tạo ra, bởi vì các Đại chủng không phải là nơi tạo ra (Sở tạo).

Hỏi: Vì sao Đại chủng không phải là nơi tạo ra?

Đáp: Bởi vì tánh năng tạo-sở tạo khác nhau, nhân-quả khác nhau, tánh năng thành-sở thành khác nhau.

Như năng thành-sở thành, như vậy năng dẫn-sở dẫn, năng sinhsở sinh, năng tác-sở tác, năng hòa hợp-sở hòa hợp, năng chuyển-sở chuyển, năng tướng-sở tướng, nên biết rằng cũng như vậy.

Có người nói: Đại chủng, nếu như là sở tạo, thì ba tạo ra một, hay là bốn tạo ra một? Nếu như ba tạo ra một, thì Thể và Dụng thiếu hụt làm sao tự động tạo ra (Năng tạo)? Nếu như bốn tạo ra một, thuận theo Địa giới, tạo ra Địa giới…, thì có lỗi của tự tánh quán xét tự tánh. Nhưng mà tất cả các pháp lầy tánh khác làm duyên, có thể có những tạo tác không biết đến tự Thể, vì vậy Đại chủng không gọi là nơi tạo ra.

Đối với bốn Đại chủng có mười một loại, đó là Nhãn xứ sở y cho đến Thân xứ sở y, Sắc xứ sở y cho đến Pháp xứ sở y. các sắc đã tạo ra cũng có mười một loại, đó là Nhãn xứ cho đến Thân xứ, Sắc xứ cho đến Pháp xứ.

Hỏi: Đại chủng sở y của Nhãn xứ, có thể tạo ra mấy sắc sở tạo, cho đến Đại chủng sở y của Pháp xứ, có thể tạo ra mấy sắc sở tạo?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Đại chủng sở y của Nhãn xứ chỉ tạo ra Nhãn xứ, cho đến Đại chủng sở y của Pháp xứ chỉ tạo ra Pháp xứ.

Có người đưa ra cách nói này: Đại chủng sở y của Nhãn xứ có thể tạo ra ba loại, đó là Nhãn xứ-Thân xứ-Xúc xứ; Đại chủng sở y của NhĩTỷ-Thiệt xứ cũng như vậy. Đại chủng sở y của Thân xứ có thể tạo ra hai loại, đó là Thân xứ-xúc xứ; Đại chủng sở y của Sắc-Thanh-Hương-VịPháp xứ cũng nhu vậy. Đại chủng sở y của xúc xứ chỉ tạo ra xúc xứ. Lại có người muốn làm cho tất cả Đại chủng đều có thể tạo ra Sắc-Thanh-Xúc, Đại chủng của cõi Dục đều tạo ra Hương-Vị. Họ nói Đại chủng sở y cũa Nhãn xứ có thể tạo ra bảy loại, đó là Nhãn xứ, Thân xứ và Sắc-Thanh-Hương-Vị-Xúc xứ; Đại chủng sở y của Nhĩ-Tỷ-Thiệt xứ cũng như vậy. Đại chủng sở y của Thân xứ có thể tạo ra sáu loại, đó là Thân xứ và Sắc-Thanh-Hương-Vị-Xúc xứ; Đại chủng sở y của Pháp xứ cũng như vậy. Đại chủng sở y của Sắc xứ có thể tạo ra năm loại, đó là Sắc xứ và Thanh-Hương-Vị-Xúc xứ; Đại chủng sở y của ThanhHương-Vị-Xúc xứ cũng như vậy.

Có Sư khác nói: Đại chủng sở y của Nhãn xứ có thể tạo ra mười một loại, cho đến Đại chủng sở y của Pháp xứ cũng như vậy.

Lời bình: Trong những cách nói này thì cách nói thứ nhất là hợp lý, đó là Đại chủng sở y của Nhãn xứ chỉ tạo ra Nhãn xứ, cho đến Đại chủng sở y của Pháp xứ chỉ tạo ra Pháp xứ.

Hỏi: Vì sao Đại chủng khác tướng có thể tạo ra tạo sắc cùng tướng?

Đáp: Bởi vì quán theo nghĩa riêng biệt, cho nên nói cũng không có gì sai. Nghĩa là bởi vì quán theo nghĩa riêng biệt, cho nên nói là Đại chủng khác tướng tạo ra tạo sắc cùng tướng; bởi vì quán theo nghĩa riêng biệt, cho nên nói là Đại chủng cùng tướng tạo ra sắc khác tướng; bởi vì quán theo nghĩa riêng biệt, cho nên nói là Đại chủng khác tướng tạo ra tạo sắc khác tướng; bởi vì quán theo nghĩa riêng biệt, cho nên nói là Đại chủng chùng tướng tạo ra sắc cùng tướng.

Bởi vì quán theo nghĩa riêng biệt, cho nên nói là Đại chủng khác tướng tạo ra sắc cùng tướng, đó là tướng cứng-ướt-nóng-động của Đại chủng, tạo ra tướng xúc của tạo sắc. Có người nói: Đại chủng này tạo ra tướng thấy của tạo sắc…

Bởi vì quán theo nghĩa riêng biệt, cho nên nói là Đại chủng cùng tướng tạo ra sắc khác tướng, đó là tướng Xúc của Đại chủng tạo ra mười một loại tạo sắc.

Bởi vì quán theo nghĩa riêng biệt, cho nên nói là Đại chủng khác tướng tạo ra tạo sắc khác tướng, đó là tướng cứng-ướt-nóng-động của Đại chủng tạo ra mười một loại tạo sắc.

Bởi vì quán theo nghĩa riêng biệt, cho nên nói là Đại chủng cùng tướng tạo sắc cùng tướng, đó là tướng Xúc của Đại chủng tạo ra tương xức của tạo sắc. Có người nói: Đây là tạo ra tướng thấy của tạo sắc như nhau.

Hỏi: Đại chủng và tạo sắc khác nhau thế nào?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu đưa ra cách nói như vậy: “Nhân là Đại chủng-quả là tạo sắc, năng sinh là Đại chủng-sở sinh là tạo sắc, sở y là Đại chủng-năng y là tạo sắc, năng tướng là Đại chủng-sở tướng là tạ sắc, hòa hợp là Đại chủng-do hòa hợp mà sinh ra là tạo sắc, năng kiến lập là Đại chủng-sở kiến lập là tạo sắc”.

Đại đức nói rằng: “Tướng cứng-ướt-nóng-động là Đại chủng, nếu sắc do Đại chủng làm nhân mà không có tướng của Đại chủng thì đều là tạo sắc”.

Có Sư khác nói: Đại chủng như Thiên đế-tạo sắc như Thiên chúng, Đại chủng như tự tại-tạo sắc như quyến thuộc, Đại chủng như vua-tạo sắc như bề tôi; Đại chủng như mặt trời mặt trăng-tạo sắc như ánh sáng của mặt trời mặt trăng, Đại chủng như thân cây-tạo sắc như cành lá…, Đại chủng như bức tường-tạo sắc như hình bóng, Đại chủng như ngọn lửa của cây đèn-tạo sắc như ánh sáng của cây đèn, Đại chủng như ngó sen-tạo sắc như đóa hoa, Đại chủng như chiếc gương-tạo sắc như cảnh tượng.

Vì vậy Tôn giả Thời-tỳ-la nói:

“Căn phát sinh ra từ Đại chủng, như lửa đèn sinh ra ánh sáng,

Như ngó sen sinh ra hoa sen, như gương sinh ra những cảnh tượng”.

Các Luận sư A-tỳ-đạt-ma nói: “Đại chủng là không thấy-tạo sắc là có thấy và không thấy. Đại chủng là có đối, tạo sắc là có đối và không đối. Đại chủng là hữu lậu, tạo sắc là hữu lậu và vô lậu. đại chủng là vô ký, tạo sắc là thiện-bất thiện và vô ký. Đại chủng là hệ thuộc cõi Dục-Sắc, tạo sắc là hệ thuộc cõi Dục-Sắc và không hệ thuộc. Đại chủng là Phi học phi vô học, tạo sắc là Học-Vô học và Phi học phi vô học. Đại chủng là tu đọa, tạo sắc là tu đoạn và không đoạn. Đại chủng là Khổ-tập đế thâu nhiếp, tạo sắc là Khổ-Tập-Đạo đế thâu nhiếp. đại chủng là không có dị thục, tạo sắc là có dị thục và không có dị thục. Đại chủng là không nhiễm, tạo sắc là nhiễm và không nhiễm. Đại chủng là không phải nghiệp, tạo sắc lá nghiệp và không phải nghiệp. Các loại sai biệt giữa hai tướng của Đại chủng và tạo sắc như vậy có vô lượng chủng loại”.

Xúc xứ thật sự có mười một loại, đó là bốn Đại chủng và bảy loại tạo ra Xúc. Bảy loại tạo ra Xúc, đó là trơn-nhám-nhẹ-nặng-lạnh-đóikhát. Trơn nghĩa là tinh tế mềm mại, nhám nghĩa là thô kệch cứng cỏi, nhẹ nghĩa là không có thể gọi tên, nặng nghĩa là có thể gọi tên, lạnh nghĩa là lúc này bị bức bách liền khởi lên mong cầu ấm áp, đói nghĩa là lúc này bị bức bách liền khởi lên mong muốn được ăn, khát nghĩa là lúc này bị bức bách liền khởi lên mong muốn được uống.

Hỏi: Vì Đại chủng nào tăng mà trơn, cho đến đói-khát?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Không do Đại chủng tăng lên mà trơn… cho đến đói-khát, mà chì do tánh loại sai biệt của Đại chủng, có loại sinh ra quả trơn… cho đến có loại sinh ra quả khát.

Có Sư khác nói: Thủy-hỏa tăng lên cho nên trơn, Địa-Phong tăng lên cho nên nhám, Hỏa-Phong tăng lên cho nên nhẹ, Địa-Thủy tăng lên cho nên nặng. Vì vậy luận Thi Thiết đưa ra câu hỏi này: “Vì sao lúc sống thì thân nhẹ nhàng điều hòa tùy thuận, lúc chết thì thân năng nề không điều hòa-không tùy thuận? Đáp: Lúc sống thì Hỏa-phong chưa diệt cho nên thân nhẹ nhàng điều hòa tùy thuận, sau khi chết thì HỏaPhong trong thân đã diệt cho nên nặng nề không điều hòa-không tùy thuận”. Thủy-Phong tăng lên cho nên lạnh; Phong tăng lên cho nên đói, nghĩa là Phong tăng lên cho nên đánh động thức ăn tiêu hết, làm cho Xúc đói sinh ra liền phát khởi mong muốn được ăn; Hỏa tăng lên cho nên khát, nghĩa là Hỏa tăng lên cho nên làm khô khan bức ép thức uống tiêu hết, làm cho Xúc khát sinh ra liền phát khởi mong muốn được uống.

Hỏi: Trong mười một Xúc, duyên nhiều nhất là mấy loại mà phát sinh thân thức?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Mỗi một loại duyên riêng biệt mà phát sinh Thân thức, bởi vì tường-dụng của mười một loại tăng lên.

Có Sư khác nói: Duyên chung mười một loại cũng sinh ra Thân thức.

Hỏi: Lẽ nào không phải là ăm Thức chỉ chọn lấy cảnh của tự tướng hay sao?

Đáp: Tự tướng có hai loại:

  1. Tự tướng của sự.
  2. Tự tướng của xứ.

Dựa vào tự tướng của sự mà nói là duyên với mười một loại Xúc sinh ra Thân thức, dựa vào tự tướng của xứ mà nói là năm Thức thân chọn lấy cánh của tự tướng, vì vậy cho nên không có lỗi. Nói như vậy thì duyên với mười một sự cũng sinh ra Thân thức, như duyên với hai mươi loại sự của Sắc xứ cũng sinh ra Nhãn thức, ở đây cũng thuận theo như vậy, bởi vì năm Thức thân củng duyên với chung và riêng, mà không có lỗi do năm Thức chọn lấy cọng tướng, tự tướng của nhiều sự thì một Thức có thể duyên nhưng không rõ ràng.

Hỏi: Duyên với Đại chủng sở y của năm Sắc căn có phát sinh Thân thức hay không?

Đáp: Có người nói: Không phát sinh. Như năm Sắc căn không có thể Xúc cho nên không phát sinh Thân thức, Đại chủng sở y theo lý cũng phải như vậy.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao nói là do thân thức mà nhận biết?

Đáp: Bởi vì dựa vào pháp tánh mà nói là do Thân thức đã nhận biết cảnh của thân thức trong đời vị lai, nhưng không có nghĩa của hiện tại phát sinh Thân thức.

Có người nói: Trù ra Đại chủng sở y của Thân căn, còn lại đều có thể phát sinh Thân thức, bởi vì sở y của Thân căn rất gần gũi cho nên không có thể phát sinh Thân thức, nhưng mà cảnh sở duyên của Thân thức khác, cũng có thể gọi là do Thân thức mà nhận biết.

Hỏi: Mười một loại Xúc, mất loại thuộc về cõi dục, mất loại thuộc về cõi Sắc?

Đáp: hai loại chỉ thuộc về cõi Dục, đó là đói và khát. Chín loại gồm chung cõi Dục-Sắc.

Hỏi: Nếu trong cõi Sắc có Xúc về nặng, thì bởi vì nghĩa nào mà luận Thi thiết nói: “Áo của Bắc Câu-lô-châu nặng một lượng, áo của cõi trời Tam Thập Tam nặng một Thù (một phần hai mươi bốn của lượng), áo của cõi trời Dạ Ma nặng nửa Thù, áo của cõi trời Đổ-sử-đa nặng một phần tư trong một Thù, áo của cõi trời Lạc Biến Hóa nặng một phần tám trong một Thù, áo của cõi trời Tha Hóa Tự Tại nặng một phần mười sáu trong một Thù. “Áo của những cõi tời trên đây đều không có thể gọi tên chăng?

Đáp: Có người nói: Áo của cõi Sắc tuy không có thể gọi tên mà vật khác thì có thể gọi tên.

Có người nói: Một áo của cõi ấy tuy không có thể gọi tên, nhưng nhiều áo tích tập lại thì có thể gọi tên; như tơ nhỏ-lông nhẹ tích tập lại thì sẽ nặng.

Hỏi: Nếu trong cõi Sắc có Xúc về lạnh, thì luận Thi thiết ấy vì sao lại nói: “Như loài người, trời cõi Dục vốn có lạnh-nóng”. Có thể biết rõ ràng là cõi trên đều không có chăng?

Đáp: Lạnh có hai loại:

  1. Có thể làm cho lợi ích.
  2. Có thể làm cho tổn hại.

Cõi ấy không có cái lạnh có thể làm cho tổn hại, mà có cái lạnh có thể làm cho lợi ích. Vả lại, ngay luận ấy nói: “Tất cả lạnh-nóng, ở cõi trên đều không có”. Lẽ nào bởi vì lời này mà nói là cõi ấy cũng không có Xúc về nóng hay sao? Nếu như vậy thì Đại chủng ở cõi ấy lẽ ra chỉ có ba chứ không phải là thiếu đi công dụng, mà bởi vì năng lực của tạo sắc, cho nên trong cõi Sắc đều có lạnh-nóng.

Hỏi: Hai Xúc về đói-khát là vì trưởng dưỡng, là vì đẳng lưu, hay là vì dị thục?

Đáp: Sư Tây phương ở nước Kiện-đà-la nói: “Gồm chung Trưởng dưỡng và Đẳng lưu, không phải là Dị thục sinh, bởi vì ăn uống có thể đoạn dứt”.

A-tỳ-đạt-ma thì không chấp nhận Dị thục sắc đoạn rồi lại nối tiếp.

Có người nói: Đói-khát cũng gồm chung tánh của Dị thục sinh, bởi vì ăn uống tạm thời đoạn dứt chứ không phải là vĩnh viễn đoạn dứt. Đoạn dứt có hai loại, đó là vĩnh viễn đoạn dứt và tạm thời đoạn dứt, vĩnh viễn đoạn dứt không có thể nối tiếp, chứ không phải là tạm thời đoạn dứt. Như trong địa ngục chặt đứt thân thể, sắc do dị thục sinh đoạn rồi tiếp tục sinh ra.

Các Luận Sư của nước Ca-thấp-di-la nói: “Lúc no thì Xúc ấy cũng không đoạn, bởi vì đồ ăn thức uống ngăn cách cho nên không có thể nhận biết, đồ ăn thức uống tiêu hết rồi vẫn có thể nhận biết”.

Hỏi: Nếu là dị thục, thì đó là quả của nghiệp thiện, hay là quả của nghiệp ác?

Đáp: Là quả của hai loại, vì thế cho nên người giàu đói-khát là quả của nghiệp thiện, người nghèo đói-khát là quả của nghiệp ác.

Hỏi: Đói-khát do Đại chủng nơi nào đã tạo ra?

Đáp: Có người nói: Do Đại chủng ở vùng bụng đã tạo ra. Trong kinh Nhập Thai nói: “Ở trong bụng mẹ có lúc ở vùng rốn, loài hữu tình ấy có dị thục của nghiệp, gió nhẹ bắt đầu dấy khởi thì Đại chủng nơi ấy có thể tạo ra đói-khát”.

Có Sư khác nói: Đại chủng trong toàn thân có thể tạo ra đói khát, bởi vì lúc ấy toàn thân hỗn loạn khó chịu.

*******

 

Ư do Đại chủng đã tạo ra, mấy loại có thấy, mấy loại không thấy?

Hỏi: Vì sao không hỏi mấy loại có sắc, mấy loại không có sắc?

Đáp: Đó là ý của người soạn luận muốn như vậy, tùy theo ý muốn ấy mà soạn luận, nhưng không trái với pháp tánh thì không cần phải vặn hỏi.

Có người nói: Bởi vì sở tạo không có Vô sắc, cho nên không cần phải hỏi là mấy loại có sắc, mấy loại không có sắc?

Hỏi: Cũng không có Vô vi, sau không cần phải hỏi là mấy loại hữu vi, mấy loại vô vi chăng: Cũng không cần phải hỏi, mà sau hỏi thì nên biết đó là có cách nói khác.

Có người nói: Muốn dùng các loại văn từ-các loại giải thích để hiển bày rõ ràng nghĩa lý khiến cho dễ hiểu. Lại nữa, muốn dùng hai môn loại-hai tầng bậc-hai phương thức-hai cách hiểu-hai ngọn đuốc-hai hình ảnh-hai ánh sáng hiển bày rõ ràng lẫn nhau. Như không có sở tạo nào là Vô sắc, cho nên không hỏi; như vậy không có sở tạo nào là Vô vi, cho nên cũng không cần phải hỏi. Như không có sở tạo nào là Vô vi mà có thể hỏi; như vậy tuy không có sở tạo nào là Vô sắc, mà cũng cần phải hỏi. Như vậy, hai môn loại phỏng theo nêu rõ lẫn nhau, khiến cho nhận biết hỏi-đáp trước sau thông suốt hợp lý.

Có Sư khác nói: Trong này phân biệt về các sắc sở tạo có mấy loại là có thấy.., đã nêu ra các sắc sở tạo làm chương mục, thì lẽ nào lại có thể hỏi là có mấy loại có sắc.. hay sao? Bởi vì nói các sắc tức là hiển bày có sắc, Thể của sắc đều có nghĩa biến đổi ngăn ngại, có nghĩa của sắc ấy cho nên gọi là có sắc, không phải là giống như có ác và có con…

Hỏi: Xứ do Đại chủng đã tạo ra, mấy loại là có thấy?

Đáp: Một loại, đó là Sắc xứ.

Hỏi: Vì sao Sắc xứ gọi là có thấy?

Đáp: Nhãn căn gọi là thấy, bởi vì có tác dụng của thấy; Sắc xứ đã thấy, có nhãn tự động trông thấy, cho nên gọi là có thấy, như có chủ và khách… Hoặc là cái thấy, là tự động hiển bày rõ ràng tướng thô của sắc xứ, có thể hiển bày rõ ràng lẫn nhau về tướng trạng sai biệt ở nơi này-ở nơi kia, sắc thụ động hiển bày rõ ràng là có tự động hiển bày rõ ràng, cho nên gọi là có thấy, như có tên gọi… Hoặc là cái thấy, là các hình ảnh-cảnh tượng, chỉ có Sắc xứ là có thể có hình ảnh-cảnh tượng, cho nên gọi là có thấy, còn lại thì không như vậy.

Hỏi: Mấy loại là không thấy:

Đáp: Tám loại và phần ít của hai loại. Tám loại, đó là nhãn-nhĩtỷ-thiệt-thân-thanh-hương-vị-xúc xứ. Phần ít của hai loại, đó là Xúc xứ-Pháp xứ. Tuy các Xúc xứ đều thuộc về không thấy, mà không phải tất cả đều là sắc sở tạo. Nếu sắc sở tạo cũng không thấy, thì ở đây đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít. Pháp xứ cũng như vậy.

Hỏi: Xứ do Đại chủng đã tạo ra, mấy loại là có đối?

Đáp: Chín loại và phần ít của một loại. Chín loại, đó là năm xứ bên trong và bốn Xứ bên ngoài. Phần ít của một loại, đó là Xúc xứ. Tuy các Xúc xứ đều thuộc về có đối, mà không phải tất cả đều là sắc sở tạo. Nếu sắc sở tạo cũng có đối, thì ở đây đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít.

Hỏi: Mấy loại là không đối?

Đáp: Phần ít của một loại, đó là Pháp xứ. Tuy các Pháp xứ đều thuộc về không đối, mà không phải tất cả đều là sắc sở tạo. Nếu sắc sở tạo cũng không đối, thì ở đây đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít. Nhưng có đối lại có ba loại:

  1. Chướng ngại có đối, đó là mười Sắc xứ.
  2. Cảnh giới có đối, đó là năm Sắc căn và tâm-tâm sở.
  3. Sở duyên có đối, đó là tâm-tâm sở.

Trong này nói đến chướng ngại có đối chứ không phải là loại khác.

Hỏi: Xứ do Đại chủng đã tạo ra, mấy loại là hữu lậu?

Đáp: Chín loại và phần ít của hai loại. Chín loại, như trước nói. Phần ít của hai loại, đó là Xúc xứ và Pháp xứ. Tuy các Xúc xứ đều thuộc về hữu lậu, mà không phải tất cả đều là sắc sở tạo. Nếu sắc sở tạo cũng là hữu lậu, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít. Không phải là các Pháp xứ đều thuộc về hữu lậu, cũng không phải tất cả đều là sắc sở tạo. Nếu sắc sở tạo cũng là hữu lậu, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít.

Hỏi: Mấy loại là vô lậu?

Đáp: Phần ít của một loại, đó là Pháp xứ. Không phải là các Pháp xứ đều thuộc về vô lậu, cũng không phải tất cả đều là sắc sở tạo. Nếu sắc sở tạo cũng là vô lậu, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít.

Hỏi: Xứ so Đại chủng đã tạo ra, mấy loại là hữu vi?

Đáp: Chín loại và phần ít của hai loại. Chín loại, như trước nói. Phần ít của hai loại, đó là Xúc xứ và Pháp xứ. Tuy các Xúc xứ đều thuộc về hữu vi, mà không phải tất cả đều là sắc sở tạo. Nếu sắc sở tạo cũng là hữu vi, thì nơi này đã hõi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít. Không phải là các Pháp xứ đều thuộc về hữu vi, cũng không phải tất cả đều là sắc sở tạo. Nếu sắc sở tạo cũng là hữu vi, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít.

Hỏi: mấy loại là vô vi?

Đáp: Không có, bởi vì Xứ ấy đều là hữu vi.

Hỏi: Xứ do Đại chũng đã tạo ra, mấy loại là quá khứ?

Đáp: Phần ít của mười một loại, đó là trừ ra Ý xứ. Tuy các Nhãn xứ đều thuộc về sở tạo, mà không phải tất cả đều là ở quá khứ, bởi vì có loại ở đời vị lại-hiện tại. Nếu là sở tạo cũng là quá khứ, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít. Nhĩ-tỷthiệt-thân-sắc-thanh-hương-vị xứ cũng như vậy. Không phải là các Xúc xứ đều thuộc về sở tạo, cũng không phải tất cả đều là ở quá khứ. Nếu là sở tạo cũng là quá khứ, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít. Pháp xứ cũng như vậy. Như nói về quá khứ, vị lai-hiện tại nói cũng như vậy, bởi vì có số lượng như nhau.

Hỏi: Xứ do Đại chủng đã tạo ra, mấy loại là thiện?

Đáp: Phần ít của ba loại, đó là Sắc-thanh-pháp xứ. Tuy các Sắc xứ đều thuộc về sở tạo, mà không phải tất cả đều là tánh thiện. Nếu là sở tạo cũng là tánh thiện, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít. Thanh xứ cũng như vậy. Không phải là các Pháp xứ đều thuộc về sở tạo, cũng không phải tất cả đều là tánh thiện. nếu là sở tạo cũng là tánh thiện, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít.

Hỏi: Mấy loại là bất thiện?

Đáp: Phần ít của ba loại, như trước nói.

Hỏi: Mấy loại là vô ký? Đáp: bảy loại và phần ít của ba loại. Bảy loại, đó là năm Xứ bên trong và Hương-Vị xứ. Phần ít của ba loại, đó là Sắc-Thanh-Xúc xứ. Tuy các Sắc xứ đều thuộc về sở tạo, mà không phải tất cả đều là vô ký. Nếu là sở tạo cũng là vô ký, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít. Thanh xứ cũng như vậy. Tuy các Xúc xứ đều thuộc về vô ký, mà không phải tất cả đều là sở tạo. Nếu là vô ký cũng là sở tạo, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít.

Hỏi: Xứ do Đại chủng đã tạo ra, mấy loại hệ thuộc cõi Dục? Đáp: Hai loại và phần ít của chín loại. Hai loại, đó là Hương xứ và Vị xứ. Phần ít của chín loại, đó là năm xứ bên trong và Sắc-Thanh-Xúc-Pháp xứ. Tuy các Nhãn xứ đều thuộc về sở tạo, mà không phải tất cả đều là hệ thuộc cõi Dục. Nếu là sở tạo cũng là hệ thuộc cõi Dục, thì nơi này đả hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít. Nhĩtỷ-thiệt-thân-sắc-thanh xứ cũng như vậy. Không phải là các Xúc xứ đều thuộc về sở tạo, cũng không phải là tất cả đều hệ thuộc cõi Dục. Nếu là sở tạo cũng là hệ thuộc cõi Dục, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít. Pháp xứ cũng như vậy.

Hỏi: Mấy loại hệ thuộc cõi Sắc?

Đáp: Phần ít của chín loại, như trước nói.

Hỏi: Mấy loại hệ thuộc cõi Vô sắc?

Đáp: Không có, bởi vì cõi ấy không có sắc.

Hỏi: Xứ do Đại chủng đã tạo ra, mấy loại là Học?

Đáp: Phần ít của một loại, đó là Pháp xứ. Không phải là các Pháp xứ đều do Học thâu nhiếp, cũng không phải tất cả đều là sở tạo. Nếu là sở tạo cũng là Học thâu nhiếp, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít.

Hỏi: Mấy loại là Vô học?

Đáp: Phần ít của một loại, như trước nói.

Hỏi: Mấy loại là Phi học phi vô học?

Đáp: Chín loại và phần ít của hai loại. Chín loại, đó là năm Xứ bên trong và bốn xứ bên ngoài. Phần ít của hai loại, đó là Xúc xứ-Pháp xứ. Tuy các xúc xứ đều do Phi học phi vô học thâu nhiếp, mà không phải tất cả đều là sở tạo. Nếu là Phi học phi vô học cũng là sở tạo, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên noi là phần ít. Không phải là các Pháp xứ đều do Phi học phi vô học thâu nhiếp, cũng không phải tất cả đều là sở tạo. Nếu là Phi học phi vô học cũng là sở tạo, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít.

Hỏi: Xứ do Đại chủng đã tạo ra, mấy loại là kiến mà đoạn?

Đáp: Không có, bởi vì chắc chắn không có các sắc do kiến mà đoạn.

Hỏi: Mấy loại do tu mà đoạn?

Đáp: Chín loại và phần ít của hai loại. Chín loại, như trước nói. Phần ít của hai loại, đó là Xúc xứ và Pháp xứ. Tuy các Xúc xứ đều do tu mà đoạn thâu nhiếp, nhưng không phải tất cả đều là sở tạo. Nếu do tu mà đoạn cũng là ở tạo, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít. Không phải là các Pháp xứ đều do tu mà đoạn thâu nhiếp, cũng không phải tất cả đều là sở tạo. Nếu do tu mà đoạn cũng là sở tạo, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít.

Hỏi: Mấy loại là không đoạn?

Đáp: Phần ít của một loại, đó là Pháp xứ. Không phải là các Pháp xứ đều thuộc về không đoạn, cũng không phải tất cả đều là sở tạo. Nếu là sở tạo cũng không đoạn, thì nơi này đã hỏi chứ không phải là nơi khác đã hỏi, cho nên nói là phần ít.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc sở tạo chăng?

Đáp: Thành tựu các Đại chủng thì lúc ấy thành tựu sắc sở tạo. Có lúc thành tựu sắc sở tạo mà không phải là Đại chủng, đó là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc. Ai thành tựu Đại chủng và sắc sở tạo? Đó là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc. Ai thành tựu Đại chủng và sắc sở tạo? Đó là tất cả hữu tình cõi Dục-Sắc. Đây là nói tổng quát. Nếu nói riêng biệt, thì hoặc là có hữu tình thành tựu nhiều Đại chủng và nhiều tạo sắc, hoặc là có hữu tình thành tựu ít Đại chủng và ít tạo sắc.

Thành tựu nhiều Đại chủng và nhiều tạo sắc, như trong biển lớn có các hữu tình đã mang lấy thân hình, hoặc là một trăm-hai trăm-ba trăm-bốn trăm-năm-sáu-bảy trăm Du-thiện-na (Do tuần); như hạt-la-hô vua loài A-tố-lạc đã mang lấy thân hình với mức lượng rộng lớn; như trời Sắc Cứu cánh đã mang lấy thân hình với mức lượng một vạn sáu ngàn Du-thiện-na.

Thành tựu ít Đại chủng và ít tạo sắc, giống như ruồi muỗi và các loài sâu bọ trong nước…., cho đến các loài côn trùng rất nhỏ không phải là nơi mà mắt loài người thấy được.

Hỏi: Vì sao Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc, chỉ thành tựu tạo sắc chứ không phải là Đại chủng?

Đáp: Bởi vì cõi ấy không có sắc. Vả lại, không thành tựu Đại chủng của cõi khác, bởi vì pháp hữu lậu vượt qua địa thì đã xả bỏ; tạo sắc thì không như vậy, bởi vì gồm chung vô lậu cho nên ở địa khác cũng thành tựu, không có Thánh giả nào không thành tựu giới vô lậu, vì vậy Thánh giả sinh đến cõi ấy chỉ thành tựu tạo sắc. Trong đó, Học thành tựu sắc tùy chuyển của Học, Vô học thành tựu sắc tùy chuyển của Vô học.

Hỏi: Nếu không thành tựu Đại chủng thì đó là sắc sở tạo chăng?

Đáp: Không thành tựu các sắc sở tạo, lúc ấy không thành tựu Đại chủng. Có lúc không thành tựu Đại chủng mà không phải là sắc sở tạo, đó là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc. Ai không thành tựu sắc sở tạo và Đại chủng? Đó là tất cả dị sinh sinh đến cõi Vô sắc, bởi vì cõi ấy không có tất cả các sắc. Vả lại, không thành tựu sắc của cõi dưới, bởi vì các sắc hữu lậu sinh lên cõi trên đã mất, các sắc vô lậu thì lúc ấy chưa có được.

Hỏi: Thuận theo trong câu trước không thâu nhiếp những gì, mà lại thuận theo thiếp lập thuận với câu sau như vậy?

Đáp: Thuận theo trong câu trước chỉ thâu nhiếp tất cả hữu tình cõi Dục-Sắc, và thâu nhiếp tất cả Thánh giả cõi Vô sắc, chưa thâu nhiếp tất cả dị sinh cõi Vô sắc, vì muốn thâu nhiếp loại ấy cho nên lại thiết lập thuận với câu sau.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc thiện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có lúc thành tựu Đại chủng mà không phải là sắc thiện, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng; nếu sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có Biểu của thân-ngữ thiện; giả sử có mà mất, bởi vì dị sinh ở trong vỏ trứng-trú trong thai tạng, đời trước vốn có Biểu-Vô biểu sắc, do mất Chúng đồng phần sở y cho nên tất cả đã xã bỏ, nay ở phần vị này chưa có thể khởi lên Biểu. Vả lại, không có lý nhập Định, cho nên không thành tựu tất cả sắc thiện.

Hỏi: Vì sao phần vị này chưa có thể khởi lên Biểu?

Đáp: Bởi vì thân sở y rất yếu ớt, phải là thân manh mẽ thì mới có thể khởi lên Biểu nghiệp. Vả lại, phần vị này tâm rất yếu kém, tâm mạnh hơn thì có thể phát ra Biểu nghiệp. Lại nữa, phần vị này tâm chuyển theo phần bên trong, tâm chuyển theo phần bên ngoài mới có thể khởi lên Biểu nghiệp. Lại nữa, trong phần vị này thai và trứng ép sát chật hẹp, hãy còn không thể nhúc nhích được, huống là có thể khởi lên Biểu? Nhưng có lúc thai chuyển động, lúc này do sức mạnh của gió chứ không phải là do tâm đã làm ra, Biểu nghiệp cần phải do sức mạnh của tâm mà khởi lên.

Hỏi: Vì sao phần vị này không có lý nhập Định?

Đáp: Bởi vì phần vị này thân tâm đều yếu kém. Vả lại, bởi vì không có duyên gia hạnh của nhập Định, cho nên dị sinh đạt được Nhẫn lúc mạng chung sẽ xả bỏ Nhẫn, như chương nghiệp uẩn trước đã mở rộng về quyết định chọn lựa. Bốn loại Sinh nói rộng ra cũng như chương nghiệp uẩn.

Nếu sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có Biểu của thân-ngữ thiện, nghĩa là ngủ nghĩsay sưa-lo buồn và rời bỏ gia hạnh, không mong cầu khởi lên Biểu. Giả sử có mà mất, nghĩa là do ba duyên cho nên mất:

– Ý thích dừng lại.

– Rời bỏ gia hạnh.

– Giới hạn thế lực vượt qua. Phần này cũng nói rộng ra như chương Nghiệp uẩn.

1. Có lúc thành tựu sắc thiện mà không phải là Đại chủng, đó là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc. Là Thánh giả cho nên thành tựu sắc thiện, sinh đến cõi Vô sắc cho nên không thành tựu Đại chủng. Các Thánh giả ấy gồm chung Học và Vô học, Học thì thành tựu sắc thiện của Học, Vô học thì thành tựu sắc thiện của Vô học.

2. Có lúc thành tựu Đại chủng mà cũng là sắc thiện đó là các Thánh giả trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi, hoặc là trú vào không luật nghi và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện; hoặc là trước có không mất. Nếu sinh ở cõi Sắc thì Thánh giả trú trong thai tạng, chắc chắn thành tựu Vô biểu hữu lậu và vô lậu, bởi vì đạo lực mạnh mẽ.

Nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi, nghĩa là tùy theo sự thích hợp mà trú vào ba loại luật nghi, trú vào không luật nghi và phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện, nghĩa là không ngủ nghỉ-không say sưa-không lo buồn-không rời bỏ gia đình, cầu mong khởi lên Biểu nghiệp. Hoặc là trước có không mất, nghĩa là bởi vì ba duyên, như trước nói. Nếu sinh ở cõi Sắc thì lúc ấy chắc chắn thành tựu luật nghi Tĩnh lự, cho nên có sắc thiện.

3. Có lúc không phải là thành tựu Đại chủng và sắc thiện, đó là các dị sinh sinh đến cõi Vô sắc, sinh đến cõi Vô sắc cho nên không thành tựu Đại chủng, bởi vì sắc thiện hữu lậu vượt qua cõi thì đã xả bỏ, mà sắc thiện vô lậu lúc ấy chưa có được.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc bất thiện chăng?

Đáp: Thành tựu các sắc bất thiện thì lúc ấy chắc chắn thành tựu Đại chủng. Có lúc thành tựu Đại chủng mà không phải là sắc bất thiện, đó là ở trong vỏ trừng mà trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi, và phi luật nghi- phi bất luật nghi, thì không vô Biểu của thân-ngữ bất thiện; giả sử có mà mất, nếu sinh vào cõi Sắc. Nghĩa là nếu thành tựu sắc bất thiện thì chắc chắn ở cõi Dục, không có trường hợp nào ở cõ Dục mà không thành tựu Đại chủng, cho nên nhất định phải có thân. Vì vậy có thể làm thuận theo câu sau, trả lời giải thích câu văn còn lại dựa theo trên, nên biết.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Thành tựu các sắc hữu phú vô ký thì lúc ấy chắc chắn thành tựu Đại chủng. Có lúc thành tựu Đại chủng mà không phải là sắc hữu phú vô ký, đó là sinh ở cõi Dục. Nếu sinh ở cõi Sắc thì hiện tại không có Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký, nghĩa là nếu thành tựu sắc hữu phú vô ký thì chắc chắn ở cõi Sắc, không có trường hợp nào ở cõi Sắc mà không thành tựu Đại chủng, bởi vì nhất định phải có thân. Vì vậy có thể làm thuận theo câu sau, trả lời là không có trường hợp nào sinh ở cõi Dục mà khởi lên Biểu hữu phú vô ký, bởi vì Biểu nghiệp của thiệnnhiễm dựa vào thân của địa mình.

Hỏi: Nếu thanh tịnh Đại chủng thì đó là sắc vô phú vô ký chăng? Đáp: Đúng như vậy.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc vô phú vô ký thì đó là Đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Bởi vì thành tựu Đại chủng thì chắc chắn thành tựu Thân căn. Nếu thành tựu Thân căn… thì chắc chắn thành tựu Đại chủng. Tất cả hữu tình sinh ở cõi Dục-Sắc đề thành tựu Đại chủng và sắc vô phú vô ký, sinh ở cõi Vô sắc thì cả hai loại đều không có.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc thiện- bất thiện chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Đại chủng mà không phải là sắc thiện-bất thiện, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có Biểu của thân-ngữ thiện và bất thiện; giả sử có mà mất.

Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc thiện chứ không phải là sắc bất thiện, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi thì không có Biểu của thân-ngữ bất thiện, giả sử có mà mất; nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện, hoặc là trước có không mất; không có Biểu của thânngữ bất thiện, giả sử có mà mất, nếu sinh vào cõi Sắc.

Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc bất thiện chứ không phải là sắc thiện, đó là sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có mà mất. Nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ bất thiện, hoặc là trước có không mất; không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có mà mất.

Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc thiện-bất thiện, đó là sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi, hiện tại có Biểu của thân-ngữ bất thiện, hoặc là trước có không mất. Nếu trú vào không luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện, hoặc là trước có không mất. Nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện và bất thiện, hoặc là trước có không mất.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện-bất thiện thì đó là Đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nghĩa là thành tựu sắc thiện-bất thiện thì chắc chắn là ở cõi Dục, bởi vì ở cõi Dục thì nhất định thành tựu Đại chủng.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc thiện-hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Đại chủng mà không phải là sắc thiện-hữu phú vô ký, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có mà mất.

Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc thiện mà không phải là sắc hữu phú vô ký, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi, nếu trú vào không luật nghi và phi luật nghiphi bất luật nghi, hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện, hoặc là trước có không mất. Nếu sinh ở cõi Sắc thì hiện tại không có Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký.

Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc thiện-hữu phú vô ký, đó là sinh ở cõi Sắc hiện tại có Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện-hữu phú vô ký thì đó là Đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nghĩa là thành tựu sắc thiện-hữu phú vô ký thì chắc chắn là ở cõi Sắc, bởi vì ở cõi Sắc thì nhất định thành tựu Đại chủng.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc thiện-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có mà mất.

Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc thiện-vô phú vô ký, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi. Nếu trú vào không luật nghi và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện; hoặc là trước có không mất, nếu sinh vào cõi Sắc.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện-vô phú vô ký thì đó là Đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nghĩa là thành tựu sắc thiện-vô phú vô ký thì chắc chắn là ở cõi Dục-Sắc, bởi vì ở cõi Dục-Sắc cho nên nhất định thành tựu Đại chủng.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc bất thiện-hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có. Nghĩa là thành tựu sắc bất thiện thì chắc chắn ở cõi Dục, thành tựu sắc hữu phú vô ký thì chắc chắn ở cõi Sắc, vì vậy không có một hữu tình mà cùng sinh ở hai cõi.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc bất thiện-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc bất thiện, đó là ở trong vỏ trứng và trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có Biểu của thân-ngữ bất thiện; hoặc là có mà mất, nếu sinh vào cõi Sắc.

Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc bất thiện-vô phú vô ký, đó là sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi. Nếu trú vào luật nghi và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ bất thiện, hoặc là trước có không mất.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc bất thiện-vô phú vô ký thì đó là Đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nghĩa là thành tựu sắc bất thiện-vô phú vô ký thì chắc chắn ở cõi Dục, bởi vì ở cõi Dục cho nên nhất định thành tựu Đại chủng.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc hữu phú vô ký-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc hữu phú vô ký, đó là sinh ở cõi Dục. Nếu sinh ở cõi Sắc, thì hiện tại không có Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký.

Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc hữu phú vô ký-vô phú vô ký, đó là sinh ở cõi Sắc hiện tại có Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc hữu phú vô ký-vô phú vô ký thì đó là Đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nghĩa là thành tựu hai sắc vô ký này thì chắc chắn là ở cõi Sắc, bởi vì ở cõi Sắc cho nên nhất định thành tựu Đại chủng.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc thiện-bất thiện-hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có. Nghĩa là thành tựu sắc thiện-bất thiện thì chắc chắn là ở cõi Dục, thành tựu sắc thiện-hữu phú vô ký thì chắc chắn là ở cõi Sắc, vì vậy không có một hữu tình mà cùng sinh ở hai cõi.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc thiện-bất thiện-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc vô phú vô ký, mà không phải là sắc thiện- bất thiện, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có Biểu của thân-ngữ thiện-bất thiện, giả sử có mà mất.

Có lúc thành tựu Đại chủng chũng là sắc thiện-vô phú vô ký mà không phải là sắc bất thiện, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi, thì không có Biểu của thân-ngữ bất thiện, giả sử có mà mất. Nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện, hoặc là trước có không mất; không có Biểu của thân-ngữ bất thiện, giả sử có mà mất, nếu sinh vào cõi Sắc.

Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc bất thiện-vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện, đó là sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có mà mất. Nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ bất thiện, hoặc là trước có không mất; không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có mà mất.

Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc thiện-bất thiện-vô phú vô ký, đó là sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi, hiện tại có Biểu của thân-ngữ bất thiện, hoặc là trước có không mất. Nếu trú vào không luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngử thiện, hoặc là trước có không mất. Nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện và bất thiện, hoặc là trước có không mất.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện-bất thiện-vô phú vô ký thì đó là Đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nghĩa là thành tựu ba sắc này thì chắc chắn là ở cõi Dục, bởi vì ở cõi Dục cho nên nhất định thành tựu Đại chủng.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc thiện-hữu phú vô kývô phú vô ký chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện-hữu phú vô ký, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tang. Nếu sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có mà mất.

Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc thiện-vô phú vô ký mà không phải là sắc hữu phú vô ký, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục thì trú vào luật nghi. Nếu trú vào không luật nghi và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện, hoặc là trước có không mất. Nếu sinh ở cõi sắc, thì hiện tại không có Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký.

Có lúc thành tựu Đại chủng cũng là sắc thiện-hữu phú vô ký-vô phú vô ký, đó là sinh ở cõi Sắc, hiện tại có Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc thiện-hữu phú vô ký-vô phú vô ký thì đó là Đại chủng chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nghĩa là thành tựu ba sắc này thì chắc chắn là ở cõi Sắc, bởi vì ở cõi Sắc cho nên nhất định thành tựu Đại chủng.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là sắc bất thiện-hữu phú vô ký-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không các tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: Nghĩa là thành tựu sắc bất thiện-vô phú vô ký thì chắc chắn là ở cõi Dục, thành tựu sắc hữu phú vô ký-vô phú vô ký thì chắc chắn là ở cỏi Sắc, vì vậy không có một hữu tình mà cùng sinh ở hai cõi.

Hỏi: Nếu thành tựu Đại chủng thì đó là Sắc thiện-bất thiện-hữu phú vô ký-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có, nghĩa là thành tựu sắc thiện-bất thiện-vô phú vô ký thì chắc chắn là ở cõi Dục, thành tựu sắc thiện-hữu phú vô ký-vô phú, vô ký thì chắc chắn là ở cõi Sắc, vì vậy không có một hữu tình mà cùng sinh ở hai cõi.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện thì đó là sắc bất thiện chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có lúc thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục vào luật nghi, thì không có Biểu của thân-ngữ bất thiện, giả sử có mà mất. Nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện, hoặc là trước có không mất; không có Biểu của thân-ngữ bất thiện, giả sử có mà mất, nếu sinh vào cõi Sắc; hoặc là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc.

2. Có lúc thành tựu sắc bất thiện mà không phải là sắc thiện, đó là sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có mà mất. Nếu trú vào phi luật nghi, phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ bất thiện, hoặc là trước có không mất; không có Biểu của thân-ngữ thện, giả sử có mà mất.

3. Có lúc thành tựu sắc thiện cũng là sắc bất thiện, đó là sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi, hiện tại có Biểu của thân-ngữ bất thiện, hoặc là trước có không mất. Nếu trú vào không luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện, hoặc là trước có không mất. Nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện và bất thiện, hoặc là trước có không mất.

4. Có lúc không phải là thành tựu sắc thiện và sắc bất thiện, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dĩ sinh trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có Biểu của thân-ngữ thiện và bất thiện, giả sử có mà mất. Hoặc là các dĩ sinh sinh đến cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện thì đó là sắc hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Thành tựu các sắc hữu phú vô ký thì lúc ấy nhất định thành tựu sắc thiện. Có lúc thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc hữu phú vô ký, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi. Nếu trú vào không luật nghi và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện, hoặc là trước có không mất. Nếu sinh vào cõi Sắc thì hiện tại không có Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký. Hoặc là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện thì đó là sắc vô phú vô ký chăng?

Đáp: nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có lúc thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc vô phú vô ký, đó là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc.

2. Có lúc thành tựu sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc thiện, đó là ở trong vỏ trứng, hoặc là các dị sinh trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có mà mất.

3. Có lúc thành tựu sắc thiện cũng là sắc vô phú vô ký, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi. Nếu trú vào không luật nghi và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện; hoặc là trước có không mất, nếu sinh vào cõi Sắc.

4. Có lúc không phải là thành tựu sắc thiện và sắc vô phú vô ký, đó là các dị sinh sinh đến cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện thì đó là sắc bất thiện-hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có. Nghĩa là thành tựu sắc bất thiện thì chắc chắn ở cõi Dục, thành tựu sắc hữu phú vô ký thì chắc chắn ở cõi Sắc, vì vậy không có một hữu tình mà cùng sinh ở hai cõi.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện thì đó là sắc bất thiện-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc bất thiện-vô phú vô ký, đó là các Thánh giả sinh đến cõi Vô sắc.

Có lúc thành tựu sắc thiện cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc bất thiện, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng. Nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi thì không có Biểu của thân- ngữ bất thiện, giả sử có mà mất. Nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện, hoặc là trước có không mất; không có Biểu của thân-ngữ bất thiện, giả sử có mà mất, nếu sinh ở cõi sắc.

Có lúc thành tựu sắc thiện cũng là sắc bất thiện-vô phú vô ký, đó là sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi, hiện tại có Biểu của thân-ngữ bất thiện, hoặc là trước có không mất. Nếu trú vào không luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện, hoặc là trước có không mất. Nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện và bất thiện, hoặc là trước có không mất.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc bất thiện-vô phú, vô ký thì đó là sắc thiện chăng?

Đáp: Hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu. Thế nào là thành tựu? Tức là như trên đã nói. Thế nào là không thành tựu? Tức là như trên đã nói. Thế nào là không thành tựu? Đó là sinh ở cõi Dục trú vào không luật nghi, không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có mà mất; nếu trú vào phi luật nghi-phi bất luật nghi, hiện tại có Biểu của thân-ngữ bất thiện, hoặc là trước có không mất, không có Biểu của thân-ngữ thiện, giả sử có mà mất.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện thì đó là sắc hữu phú vô ký-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Có lúc thành tựu sắc thiện mà không phải là sắc hữu phú vô ký-vô phú vô ký đó là các Thánh giả sinh đến cõi vô sắc.

Có lúc thành tựu sắc thiện cũng là sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc hữu phú vô ký, đó là các Thánh giả trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi. Nếu trú vào không luật nghi và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì hiện tại có Biểu của thân-ngữ thiện, hoặc là trước có không mất. Nếu sinh ở cõi Sắc thì hiện tại không có Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký.

Có lúc thành tựu sắc thiện cũng là sắc hữu phú vô ký-vô phú vô ký, đó là sinh ở cõi Sắc hiện tại có Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký.

Hỏi: Giả sử thành tựu sắc hữu phú vô ký-vô phú vô ký thì đó là sắc thiện chăng?

Đáp: Đúng như vậy. Nghĩa là thành tựu sắc hữu phú vô ký-vô phú vô ký thì chắc chắn ở cõi Sắc, bởi vì ở cõi Sắc cho nên nhất định thành tựu sắc thiện.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc thiện thì đó là sắc bất thiện-hữu phú vô ký-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có. Nghĩa là thành tựu sắc bất thiện-vô phú vô ký thì chắc chắn ở cõi Dục, thành tựu sắc hữu phú vô ký-vô phú vô ký thì chắc chắn ở cõi sắc vì vậy không có một hữu tình mà cùng sinh ở hai cõi.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện thì đó là sắc hữu phú vô ký chăng?

Đáp: Không có. Nghĩa là thành tựu sắc bất thiện thì chắc chắn ở cõi Dục, thành tựu sắc hữu phú vô ký chì chắc chắn ở cõi Sắc, vì vậy không có một hữu tình mà cùng sinh ở hai cõi.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện thì đó là sắc hữu phú vô ký chăng?

Đáp: không có. Nghĩa là thành tựu sắc bất thiện thì chắc chắn ở

cõi Dục, thành tựu sắc hữu phú vô ký thì chắc chắn ở cõi Sắc, vì vậy không có một hữu tình mà cùng sinh ở hai cõi.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện thì đó là sắc vô phú vô ký chăng?

Đáp: Thánh tựu các sắc bất thiện, thì lúc ấy nhất định thành tựu sắc vô phú vô ký.

Có lúc thành tựu sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc bất thiện, đó là ở trong vỏ trứng và trú trong thai tạng, nếu sinh ở cõi Dục trú vào luật nghi và phi luật nghi-phi bất luật nghi, thì không có Biểu của thânngữ bất thiện; giả sử có mà mất, nếu sinh vào cõi sắc.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc bất thiện thì đó là Sắc hữu phú vô ký-vô phú vô ký chăng?

Đáp: Không có. Như tên đã nói.

Hỏi: Nếu thành tựu sắc hữu phú vô ký thì đó là sắc vô phú vô ký chăng?

Đáp: thành tựu các sắc hữu phú vô ký thì lúc ấy nhất định thành tựu sắc vô phú vô ký.

Có lúc thành tựu sắc vô phú vô ký mà không phải là sắc hữu phú vô ký, đó là sinh ở cõi Dục, hoặc là sinh ở cõi Sắc, hiện tại không có Biểu của thân-ngữ hữu phú vô ký. Như đã nói ở trên.

Nghĩa tóm lược tổng quát, đó là bốn Đại chủng nếu sinh ở cõi Dục-Sắc thì chắc chắn thành tựu, sinh ở cõi Vô sắc thì chắc chắn không thành tựu. Sắc vô phú vô ký cũng như vậy. Sắc thiện, sinh ở cõi Sắc thì chắc chắn thành tựu, sinh ở cõi Dục-Vô sắc thì hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu. Sắc bất thiện, sinh ở cõi Sắc-Vô sắc thì chắc chắn không thành tựu, sinh ở cõi Dục thì hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu. Sắc hữu phú vô ký, sinh ở cõi Dục-Vô sắc thì chắc chắn không thành tựu, sinh ở cõi Sắc thì hoặc là thành tựu, hoặc là không thành tựu.

*******

Đối với bốn Đại chủng, dựa vào Định nào mà diệt? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn hiển bày chư Phật xuất hiện giữa thế gian có công đức to lớn.

Như luận Thi Thiết nói: “Bờ biển lớn vây quanh bên châu Thiệnbộ, có đường đi của Chuyển Luân Vương, rộng một Du-thiên-na. nếu các vị Chuyển Luân Vương không xuất thế, thì nước biển ngập sâu che mất con đường, không có ai có thể đi lại được. Nếu lúc chuyển Luân Vương xuất thế, thì nước biển xung quanh hạ xuống một Du-thiện-na, con đường này mới hiện ra, bằng phẳng và thanh tịnh, nền lát đá bằng vàng, nước hương Chiên-đàn tự nhiên rưới thấm. Cứ mỗi lần Luân Vương muốn tuần sát châu này, thì dẫn theo bốn loại quân binh mà đi trên con đường này. Như vậy, lúc chứ Phật chưa xuất thế, không có ai có năng lực dựa vào các Địa căn bản để đoạn phiền não. Nếu đến lúc Đại pháp Luân Vương-mười Lực của Đức Phật xuất hiện giữa thế gian, thì Địa căn bản hiện rõ ra, bình đẳng và thành tựu, lát bằng đá Giác phần, rưới bằng nước Giới-Định, Đức Phật cùng với vô số Na-dữu-đa quyến thuộc, dựa vào đó để hướng đến đi vào cung điện Niết-bàn Vô úy”.

Hỏi: Trong này thế nào là hiển bày Đức Phật xuất thế có công đức to lớn?

Đáp: Đức Phật không xuất thế, câu hỏi này còn không có, huống hồ có ai có thể trả lời được hay sao?

“Như xưa kia Đức Phật an trú trong rừng Thệ-đa thuộc thành Thấtla-phiệt, lúc ấy có Tỳ kheo tên gọi là Mã Thắng, là vị A-la-hán, một mình ở trong tịnh thất, dấy lên tư duy này; Đối với bốn Đại chủng, vĩnh

viễn diệt nơi nào? Bởi vì muốn biết cho nên tiến vào Đẳng trì thù thắng, liền dùng tâm Định ở tại rừng Thệ-đa ẩn đi, chốc lát xuất hiện ở cõi trời Tứ Đại Vương chúng, từ trong Định mà đứng lên hỏi Thiên chúng nơi ấy rằng: Đối với bốn Đại chủng, vĩnh viễn diệt nơi nào? Thiên chúng đáp rằng: Chúng tôi không biết là bốn Đại chủng này vĩnh viễn diệt nơi nào, nhưng chúng tôi đã hầu Tứ Đại Thiên Vương, trí tuệ và uy đức thảy đều thù thắng, chắc là các vị ấy có năng lực biết rõ, có thể đem đến hỏi các vị ấy! Tôn giả lập tức đi đến chỗ Tứ Đại Thiên Vương, đưa ra câu hỏi như trên. Tất cả đều nói không biết, lại cùng nhau ngước lên chỉ đến Thiên chúng cõi Tam Thập Tam. Thiên chúng cõi Tam Thập Tam lại chỉ đến Đế Thích. Đế Thích ngước lên chỉ đến Thiên chúng cõi Dạ-ma. Thiên chúng cõi Dạ-ma chỉ đến Thiên tử Tô-dạ-ma. Thiên tử Tô-dạ-ma chỉ đến Thiên chúng cõi Đổ-sử-đa. Thiên chúng cõi Đổsử-đa chỉ đến Thiên tử San-đổ-sử-đa. Thiên tử San-đổ-sử-đa chỉ đến Thiên chúng cõi Lạc Biến Hóa. thiên chúng cõi Lạc Biến Hóa chỉ đến Thiên tử Diệu Biến Hóa.Thiên tử Diệu Biến Hóa chỉ đến Thiên chúng cõi Tha Hóa Tự Tại. Thiên chúng cõi Tha Hóa Tự Tại chỉ đến Thiên tử Diệu Tự Tại. Thiên tử Diệu Tự tại chỉ đến Thiên chúng cõi Phạm. Như vậy, Tôn giả đi hỏi khắp sáu cõi trời Dục rồi, nhưng không có thể biết nơi diệt của Đại chủng. Muốn đi đến cõi Phạm Thế liền tiến vào Đẳng trì thù thắng, lại dùng tâm Định ở tại cung trời Tự Tại ẩn đi, xuất hiện ở cõi trời Phạm Chúng, từ trong Định mà đứng lên đưa ra câu hỏi như trên. Thiên chúng cõi Phạm đều nói: Chúng tôi không biết, có Đại Phạm Vương là Đại Phạm của cõi Phạm, là bậc tạo tác-biến hóa, làm cha của tất cả, tự tại sinh ra và nuôi dạy, có đủ uy đức to lớn không có ai sánh bằng, không có điều gì không thấy-không hiểu-không biết, vị ấy chắc chắn có thể biết được, Nhân giả nên đi đến hỏi xem! Tôn giả liền hỏi Đại Phạm ở đâu, Thiên chúng cõi Phạm đáp rằng: Bọn tôi cũng không biết Đại Phạm Thiên Vương chắc chắn ở nơi nào, Nhân giả muốn gặp thì tùy theo nơi chốn cầu tìm kỹ càng, sẽ có ánh sáng phát ra mà hiện rõ ràng trong đó. Tôn giả Mã Thắng liền phát tâm chân thành, nguyện cầu Đại Phạm Vương hiện ra nơi chúng này. Ngay lập tức Đại Phạm liền phát ra ánh sáng, lại tự mình hóa thân làm hình dạng Đồng tử, phần đầu có năm chỏm, hình dung-tướng mạo đoan nghiêm, ở giữa Thiên chúng cõi Phạm tùy theo ánh sáng mà hiện bày. Tôn giả tiến lên phía trước hỏi rằng: Thưa Đại Tiên! Đối với bốn Đại chủng vĩnh viễn diệt nơi nào? Phạm vương không hiểu mà cố tình vờ vĩnh nói lung tung: Tỳ kheo nên biết! Ta là Đại Phạm, là người tự tại, người tạo tác-người biến hóa, người sinh ra-người nuôi nấng, làm cha của tất cả. Đây là do nịnh bợ, lừa dối mà phát ra ngữ nghiệp. Tôn giả nói cho biết rằng: Tôi không hỏi Nhân giả là Phạm hay không phải phạm…, chỉ hỏi Đại chủng vĩnh viễn diệt nơi nào? Lúc bấy giờ Đại Phạm biết Tỳ kheo này không phải là vờ vĩnh nói lung tung mà có thể trả lời ngay được, liền nắm hai tay dẫn đi ra ngoài Thiên chúng. Đây là do nịnh bợ-lừa dối mà phát ra thân nghiệp. Ra ngoài Thiên chúng rồi, xin lỗi Tôn giả rằng: Tôi thật sự không biết nơi diệt của Đại chủng, nhưng các Phạm chúng đều cho rằng tôi là người tạo tác tự tại, không có điều gì không thấy biết, nếu ở giữa mọi người mà nói không biết, thì các Phạm chúng sẽ nhìn tôi với ánh mắt khinh miệt, Tôn giả tự mình sai lầm, rời bỏ Như Lai là nơi gần gũi, nhọc công đi xa tìm gặp để hỏi, khiến cho không đạt được điều gì, nay có thể nhanh chóng quay về đến nơi Đức Phật để thưa hỏi, như lời Đức Phật đã nói mà thuận theo thọ trì chính xác!

Mã Thắng đã nghe Phạm Vương chỉ đến Đức Phật, hoan hỷ cáo lui lại đến tiến vào Đẳng trì, liền dùng tâm Định từ cõi Phạm Thế ẩn đi, chốc lát trở lại hiện ra trong rừng Thệ-đa, từ trong Định mà đứng lên sửa sang y phục, đi đến phía trước Đức Thế Tôn cung kính làm lễ, thưa hỏi về bốn Đại chủng vĩnh viễn diệt nơi nào?

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nói cho nghe về loài chim không trông thấy bến bờ, rằng: Ông cũng như vậy, mới đi đến cung trời cõi Phạm, tìm hỏi khắp nơi mà không thấy được bến bờ, lại trở về trong này, giống như con chim kia không thấy được bến bờ. Nhưng ông đã hỏi không hợp với nghi thức thưa hỏi, vì vậy mà trả lời cũng trái với lý lẽ trả lời, Ông có muốn hỏi thì nên hỏi như vậy:

Bốn Đại cùng với sự ngắn-dài, vi tế-thô thiển-tịnh-bất tịnh.

Vĩnh viễn loại bỏ ở nơi nào, gọi là sắc diệt không còn sót? Tùy thuận câu hỏi này nên trả lời như vậy:

Thức không thấy được-không giới hạn, tánh rộng lớn trùm khắp nơi.

Lại không có gì rộng lớn hơn, có thể làm mất đi tánh này. Bốn Đại cùng với sự ngắn-dài, vi tế-thô thiển-tịnh-bất tịnh, Vĩnh viễn loại bỏ ở nơi này, gọi là sắc diệt không còn sót”.

Có người nói: Trong này Đức Phật nói đến Thánh đạo, bởi vì Đức Thế Tôn đối với Thánh đạo mà nói theo thanh Thức.

Có người nói: Trong này Đức Phật nói đến Niết-bàn, bởi vì nói đến Thức không thấy được-không giới hạn. Nếu không có Đức Phật xuất thế thuyết giảng Chánh pháp, thì tuy là Phạm Vương mà cũng còn nhiều ngu si-mê mờ, nếu Đức Phật xuất thế tuyên thuyết về Chánh pháp, thì Sa di tám tuổi cũng có thể hiểu rõ ràng. Giả sử có người đến hỏi rằng: Trưởng lão biết hay chăng, đối với bốn Đại chủng vĩnh viễn diệt nơi nào? Nếu người ấy tụng trì về phần Đại chủng uẩn, thì nói là dựa vào bốn Định, hoặc là dựa vào Vị chí mà diệt. Nếu thế gian không có Phật thì những điều này sẽ không có, cho nên Đức Phật xuất thế có công đức to lớn.

Hỏi: Đối với bốn Đại chủng và sắc sở tạo, dựa vào Định nào mà diệt?

Đáp: Dựa vào bốn Định, hoặc là dựa vào vị trí mà diệt. Định có lúc gọi là Đạo, có lúc gọi là Hành tích, có lúc gọi là Đối trị, có lúc gọi là Tác ý, nghĩa không có gì sai biệt. diệt có lúc gọi là Đoạn, có lúc gọi là Ly nhiễm, có lúc gọi là Tận, có lúc gọi là Ly hệ, nghĩa cũng không có gì sai biệt.

Xưa ở Bộ này có hai Luận Sư:

  1. Tên gọi Thời-tỳ-la.
  2. Tên gọi Cù-sa-phạt-ma.

Tôn giả Thời-tỳ-la đưa ra cách nói như vậy: “trong này chỉ nói vĩnh viễn đoạn là đoạn không sót lại gì, đoạn không có tùy theo ràng buộc, đoạn không có phần ít, đoạn không có hình ảnh-cảnh tượng. Nói Thánh giả đoạn chứ không phải là dị sinh đoạn, nói đến tác dụng của Thánh đạo chứ không phải là tác dụng của đạo thế tục. Nguyên cớ thế nào? bởi vì dựa vào kinh Thất Y để lập ra luận này, kinh ấy chỉ nói đến Địa căn bản, cho nên không có dị sinh;hoặc là các Thánh giả dựa vào Địa căn bản khởi lên đạo thế tục, cho nên có thể lìa nhiễm”.

Tôn giả Cù-sa-phạt-ma đưa ra cách nói như vậy: “Trong này chỉ nói vĩnh viễn đoạn là đoạn không sót lại gì, đoạn không có tùy theo ràng buộc, đoạn không có phần ít, đoạn không có hình ảnh-cảnh tượng. Đây là nói thuận theo lý, còn lại thì không như vậy. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong này nói chung về các Thánh giả đoạn và dị sinh đoạn, tác dụng của Thánh đạo và tác dụng của đạo thế tục”.

Hỏi: Dựa vào Kinh Thất Y để lập ra luận này, kinh ấy chỉ nói đến các Địa căn bản, cho nên không có dị sinh; hoặc là các Thánh giả dựa vào Địa căn bản khởi lên đạo thế tục, cho nên có thể lìa các nhiễm. Nói như thế làm sao thông suốt?

Đáp: Vì vậy cho nên nói A-tỳ-đạt-ma là ánh sáng-ngọn lửa-cây đèn-chiếc gương của các kinh, điều gì trong các Kinh chưa giải thích rộng ra thì trong này giải thoát rộng ra, chưa nêu ra rõ ràng thì trong này nêu ra rõ ràng. Kinh nói có cách khác, trong này không có cách gì khác; Kinh nói có ý khác, trong này không có ý gì khác. Trong A-tỳ-đạt-ma nói phần nhiều là hết ý, vì vậy kinh và luận dễ dàng thông suốt cả hai cách nói.

Đại chủng-tạo sắc dựa vào bốn Định mà diệt, đó là dựa vào bốn Tĩnh lự; dựa vào vị chí mà diệt, đó là dựa vào ận phần Tĩnh lự thứ nhất,

Tĩnh lự trung gian và Cận phần không vô biên xứ. Trong này, Cận phần Tĩnh lự-Vô sắc Tĩnh lự trung gian đều gọi là Vị chí, bởi vì đều chưa có thể tiến vào Địa căn bản thù thắng, mà có thể đoạn phiền não hiện rõ trước mắt.

Hỏi: Trong Kinh chỉ nói Căn bản gọi là dựa vào, tại sao trong này nói là dựa vào Vị chí?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Trong này nên nói là dựa vào bốn Định-hoặc là Vị chí mà diệt, không nên nói là dựa vào Vị chí, nhưng nói dựa vào là có ý gì vậy? Bởi vì văn này nói tiếp về Địa căn bản, dựa vào bốn Định là nói bốn pháp dựa vào Định; dựa vào vị chí, nghĩa là nêu ra các pháp dựa vào, hiển bày về các Vị chí, không phải là nói Vị chí này làm nơi dựa vào. Như nói đi vào thành hay chưa đi vào thành? Tuy nói tiếp về chữ Thành mà không có sự việc của Thành nào khác, điều ấy cũng như vậy.

Có Sư khác nói: Trong này nói dựa vào là nói chung về các Định, không phải là chỉ riêng Căn bản, bởi vì đều có thể làm sở y cho đạo. Nhưng bảy pháp dựa vào Định là ngay nơi thù thắng mà nói. Đại chủngtạo sắc đã ràng buộc năm Địa, đó là cõi Dục và bốn Tĩnh lự, vì vậy lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, mới là đoạn đến cuối cùng. Nhưng lìa nhiễm ấy có lúc dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất, có lúc dựa vào bốn Tĩnh lự, có lúc dựa vào Tĩnh lự trung gian, có lúc dựa vào cận phần không vô biên xứ. Nếu dựa vào Cận phần không vô biên xứ, thì lúc lìa nhiễm ấy gồm chung Thánh giả và dị sinh, chỉ riêng đạo thế tục chứ không phải là Thánh đạo. Nếu dựa vào Địa khác thì lúc lìa nhiễm ấy, chỉ riêng Thánh giả chứ không phải là dị sinh, chỉ riêng Thánh đạo chứ không phải là đạo thế tục.

Trong này nói cuối cùng đã diệt Đại chủng-tạo sắc, đó là sự ràng buộc của Tĩnh lự thứ tư, cho nên nói là dựa vào bốn Định, hoặc là dựa vào vị chí mà diệt. Nếu Đại chủng-tạo sắc đã ràng buộc cõi Dục, thì chỉ nên nói là dựa vào vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất mà diệt. Đại chủng-tạo sắc đã ràng buộc Tĩnh lự thứ nhất, nên nói là dựa vào Định thứ nhất, hoặc là dựa vào vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào Tĩnh lự thứ nhất-Tĩnh lự trung gian và Cận phần của hai Tĩnh lự trước mà diệt. Đại chủng tạo sắc đã ràng buộc Tĩnh lự thứ hai, nên nói là dựa vào hai Định, hoặc là dựa vào Vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào hai Tĩnh lự -Tĩnh lự trung gian và Cận phần của Tĩnh lự thứ nhất-thứ ba mà diệt. Đại chủng-tạo sắc đã ràng buộc Tĩnh lự thứ ba, nên nói là dựa vào ba Định, hoặc là dựa vào Vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào ba Tĩnh lự trướcTĩnh lư trung gian và cận phần của Tĩnh lử thứ nhất-thứ tư mà diệt.

Nên biết trong này các pháp dựa vào ba Tĩnh lự trước và Tĩnh lự trung gian mà diệt, chỉ riêng Thánh giả chứ không phải là dị sinh, chỉ riêng Thánh đạo chứ không phải là đạo thế tục. Các pháp dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất mà diệt, gồm chung Thánh giả và dị sinh, gồm chung Thánh đạo và đạo thế tục. Các pháp dựa vào cận phần của ba Tĩnh lự còn lại, gồm chung Thánh giả và dị sinh, chỉ riêng đạo thế tục chứ không phải là Thánh đạo, bởi vì bảy Cận phần của địa trên không có Thánh đạo.

Hỏi: tầm-Tứ-Hữu đối-Xúc dựa vào Định nào mà diệt?

Đáp: Dựa vào Định thứ nhất, hoặc là dựa vào vị chí mà diệt. Dựa vào Định thứ nhất mà diệt, đó là dựa vào Tĩnh lự thứ nhất. Dựa vào Vị chí mà diệt, đó là dựa vào cận phần của hai Tĩnh lự trước mà Tĩnh lự trung gian.

Tầm-Tứ-Hữu đối-Xúc đã ràng buộc hai Địa, đó là cõi Dục và Tĩnh lự thứ nhất, vì vậy lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, mới là đoạn đến cuối cùng. Nhưng lìa nhiễm ấy có lúc dựa vào Tĩnh lự thứ nhất, có lúc dựa vào Tĩnh lự trung gian, có lúc dựa vào cận phần của hai Tĩnh lự trước. Nếu dựa vào cận phần Tĩnh lự thứ hai, thì lúc lìa nhiễm ấy gồm chung Thánh giả và dị sinh, chỉ riêng đạo thế tục chứ không phải là Thánh đạo. Nếu dựa vào Địa khác thì lúc lìa nhiễm ấy, chỉ riêng Thánh giả chứ không phải là dĩ sinh, chỉ riêng Thánh đạo chứ không phải là đạo thế tục.

Trong này nói cuối cùng đã diệt tầm-Tứ-Hữu đối-Xúc, đó là sự ràng buộc của Tĩnh lự thứ nhất, cho nên nói là dựa vào Định thứ nhất, hoặc là dựa vào vị chí mà diệt. Nếu tầm-Tứ-Hữu đối-Xúc đã ràng buộc cõi Dục, thì chỉ nên nói là dựa vào vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất mà diệt. Ở đây gồm chung Thánh giả và dị sinh, gồm chung Thánh đạo và đạo thế tục.

Hỏi: Lạc căn dựa vào Định mà diệt?

Đáp: Dựa vào ba Định, hoặc là dựa vào vị chí mà diệt. Dựa vào ba Định mà diệt, đó là dựa vào ba Tĩnh lự trước. Dựa vào vị chí mà diệt, đó là dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất-Tĩnh lự trung gian và Cận phần Tĩnh lự thứ tư. Lạc căn đã ràng buộc ba Địa, đó là cõi Dục-Tĩnh lự thứ nhất và Tĩnh lự thứ ba, vì vậy lú lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, mới là đoạn đến cuối cùng. Nhưng lìa nhiễm ấy có lúc dựa vào ba Tĩnh lự trước, có lúc dựa vào Tĩnh lự trung gian, có lúc dựa vào cận phần của Tĩnh lự thứ nhất và thứ tư. Nếu dựa vào cận phần Tĩnh lự thứ tư thì lúc lìa nhiễm ấy, gồm chung Thánh giả và dị sinh, chỉ riêng đạo thế tục chứ không phải là Thánh đạo. Nếu dựa vào Địa khác thì lúc lìa nhiễm ấy, chỉ riêng Thánh giả chứ không phải là dị sinh, chỉ riêng Thánh đạo chứ không phải là đạo thế tục.

Trong này nói cuối cùng đã diệt lạc căn, đó là sự ràng buộc của Tĩnh lự thứ ba, cho nên nói là dựa vào ba Định, hoặc là dựa vào vị chí mà diệt. Nếu lạc căn đã ràng buộc cõi Dục, thì chỉ nên nói là dựa vào vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất mà diệt. Lạc căn đã ràng buộc Tĩnh lự thứ nhất, nên nói là dựa vào Định thứ nhất, hoặc là dựa vào vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào Tĩnh lự thứ nhất-Tĩnh lự trung gian và cận phần của hai Tĩnh lự trước mà diệt.

Trong này, các pháp dựa vào Tĩnh lự thứ nhất và Tĩnh lự trong gian mà diệt, chỉ riêng Thánh giả chứ không phải là dị sinh, chỉ riêng Thánh đạo chứ không phải là đạo thế tục. Các pháp dựa vào Cận phần

Tĩnh lự thứ nhất mà diệt, gồm chung Thánh giả và dị sinh, gồm chung Thánh đạo và đạo thế tục. Dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ hai mà diệt, gồm chung Thánh giả và dị sinh, chỉ riêng đạo thế tục chứ không phải là Thánh đạo.

Hỏi: Hỷ căn dựa vào Định nào mà diệt?

Đáp: Dựa vào hai Định, hoặc là Vị chí mà diệt. Dựa vào hai định mà diệt, đó là dựa vào hai Tĩnh lự trước. Dựa vào vị trí mà diệt, đó là dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất-Tĩnh lự trong gian và Cận phần Tĩnh lự thứ ba.

Hỷ căn đã ràng buộc ba Địa, đó là cõi Dục và hai Tĩnh lự trước, vì vậy lúc lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, mới là đoạn đến cuối cùng. Nhưng lìa nhiễm ấy có lúc dựa vào hai Tĩnh lự trước, có lúc dựa vào Tĩnh lự trung gian, có lúc dựa vào Cận phần của Tĩnh lự thứ nhất và thứ ba. Nếu dựa vào cận phần Tĩnh lự thứ ba thì lúc lìa nhiễm ấy, gồm chung Thánh giả và dị sinh, chỉ riêng đạo thế tục chứ không phải là Thánh Đạo. Nếu dựa vào Địa khác thì lúc lìa nhiễm ấy, chỉ riêng Thánh giả chứ không phải là dị sinh, chỉ riêng Thánh đạo chứ không phải là đạo thế tục.

Trong này nói cuối cùng đã diệt Hỷ căn, đó là sự ràng buộc của

Tĩnh lự thứ hai, cho nên nói là dựa vào hai Định, hoặc là dựa vào Vị chí mà diệt. Nếu Hỷ căn đã ràng buộc cõi Dục, thì chỉ nên nói là dựa vào Vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất mà diệt. Hỷ căn đã ràng buộc Tĩnh lự thứ nhất, nên nói là dựa cào Định thứ nhất, hoặc là dựa vào Vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào Tĩnh lự thứ nhất-Tĩnh lự trung gian và Cận phần của hai Tĩnh lự trước mà diệt.

Trong này, các pháp dựa vào Tĩnh lự thứ nhất-Tĩnh lự trung gian mà diệt, chỉ riêng Thánh giả chứ không phải là dị sinh, chỉ riêng Thánh đạo chứ không phải la đạo thế tục. Dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất mà diệt, gồm chung Thánh giả và dị sinh, gồm chung Thánh đạo và đạo thế tục. Dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ hai mà diệt, gồm chung Thánh giả và dị sinh, chỉ riêng đạo thế tục chứ không phải là Thánh đạo.

Hỏi: Khổ căn-ưu căn-Đoàn thực dựa vào Định nào mà diệt?

Đáp: Dựa vào vị chí mà diệt, đó là Cận phần Tĩnh lự thứ nhất, bởi vì khổ căn… chỉ ràng buộc cõi Dục, vì vậy lúc lìa nhiễm ấy, thì đoạn đến cuối cùng.

Nhưng lúc lìa nhiễm ấy, chỉ dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất. Loại này gồm chung Thánh giả và dị sinh, gồm chung Thánh đạo và đạo thế tục.

Hỏi: Xả căn-xúc-tự-thức thực dựa vào Định nào mà diệt?

Đáp: Dựa vào bảy Định, hoặc là dựa vào Vị chí mà diệt. Dựa vào bảy Định mà diệt, đó là dựa vào bốn Tĩnh lự và ba Vô sắc trước. Dựa vào Vị chí mà diệt, đó là dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất và Tĩnh lự trong gian. Xả căn… này đã ràng buộc chín Địa, đó là từ cõi Dục cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, vì vậy lúc lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, mới là đoạn đến cuối cùng. Nhưng lìa nhiễm ấy có lúc dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất, có lúc dựa vào Tĩnh lự trung gian, có lúc dựa vào bốn Tĩnh lự, có lúc dựa vào ba vô sắc trước. Loại này chỉ riêng Thánh giả chứ không phải là dị sinh, chỉ riêng Thánh đạo chứ không phải là đạo thế tục.

Trong này nói cuối cùng đã diệt xả căn và ba cách ăn, đó là sự ràng buộc của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cho nên nói là dựa vào bảy Định, hoặc là dựa vào Vị chí mà diệt. Nếu xả căn và ba cách ăn đã ràng buộc cõi Dục, thì nên nói là dựa vào Vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất mà diệt. Xả căn và ba cách ăn đã ràng buộc Tĩnh lự thứ nhất, nên nói là dựa vào Định thứ nhất, hoặc là dựa vào Vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào Tĩnh lự thứ nhất-Tĩnh lự trung gian và Cận phần của hai Tĩnh lự trước mà diệt. Xả căn và ba cách ăn đã ràng buộc Tĩnh lự thứ hai, nên nói là dựa vào hai Định, hoặc là dựa vào vị chí Định mà diệt, bởi vì dựa vào hai Tĩnh lự trước-Tĩnh lự trung gian và cận phần của Tĩnh lự thứ nhất-thứ ba mà diệt. Xả căn và ba cách ăn đã ràng buộc Tĩnh lự thứ ba, nên nói là dựa vào ba Định, hoặc là dựa vào Vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào ba Tĩnh lự trước-Tĩnh lự trung gian và cận phần của Tĩnh lự thứ nhất-thứ tư mà diệt. Xả căn và ba cách ăn đã ràng buộc Tĩnh lự thứ tư, nên nói là dựa vào bốn Định, hoặc là dựa vào Vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào bốn Tĩnh lự- Tĩnh lự trung gian, Cận phần Tĩnh lự thứ nhất-Cận phần không vô biên xứ mà diệt. Xả căn và ba cách ăn của không vô biên xứ, nên nói là dựa vào năm Định, hoặc là dựa vào vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào bốn Tĩnh lự, không vô biên xứ, Tĩnh lự trong gian, Cận phần Tĩnh lự thứ nhất, Cận phần Thức vô biên xứ mà diệt. Xả căn và ba cách ăn của Thức vô biên xứ, nên nói là dựa vào sáu Định, hoặc là dựa vào Vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào bốn Tĩnh lự, hai Vô sắc trước, Tĩnh lự trung gian, cận phần Tĩnh lự thứ nhất, Cận phần Vô sở hữu xứ mà diệt. Xả căn và ba cách ăn của Vô sở hữu xứ, nên nói là dựa vào bảy Định, hoặc là dựa vào vị chí mà diệt, bởi vì dựa vào bốn Tĩnh lự, ba Vô sắc trước, Tĩnh lự trung gian, Cận phần Tĩnh lự thứ nhất, cận phần Phi tưởng phi phi tưởng xứ mà diệt.

Trong này, các pháp dựa vào bảy Định và Tĩnh lự trung gian mà diệt, chỉ riêng Thánh giả chứ không phải là dị sinh, chỉ riêng Thánh đạo chứ không phải là đạo thế tục. Các pháp dựa vào Cận phần Tĩnh lự thứ nhất mà diệt, gồm chung Thánh giả và dị sinh, gồm chung Thánh đạo và đạo thế tục. Các pháp dựa vào Cận phần của bảy Địa trên mà diệt, gồm chung Thánh giả và dị sinh, chỉ riêng đạo thế tục chứ không phải là Thánh đạo.

Hỏi: Đối với bốn Đại chủng và sắc sở tạo, đã đoạn-đã biết khắp, nên nói là trú ở quả nào?

Đáp: Quả A-la-hán, hoặc là không trú quả nào. trú vào quả A-lahán, nghĩa là Bổ-đặc-la ấy đã đoạn-đã biết khắp Đại chủng-tạo sắc, trú vào quả vô học. Hoặc là không trú quả nào, nghĩa là Bổ-đặc-già-la ấy đã đoạn-đã biết khắp Đại chủng-tạo sắc, mà còn chưa trú vào quả, tức là các dị sinh đã lìa nhiễm cõi sắc, và trước khi lìa nhiễm ấy tiến vào Chánh tánh ly sinh, trú trong kiến đạo qua mười lăm tâm. Nếu từ từ lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư, thì đạo giải thoát là cuối cùng; lìa nhiễm của không vô biên xứ, là các đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát; cho đến lìa nhiễm của vô sở hữu xứ, nên biết cũng như vậy. Lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là các đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát. Trú trong các phần vị này, Bổ-đặc-già-la đã đoạn-đã biết khắp về Đại chủng-tạo sắc, mà vẫn chưa trú vào bốn quả Sa-môn.

Hỏi: Trước khi lìa nhiễm cõi Sắc tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc Đạo loại trí hiện khởi đã đoạn-đã biết khắp về Đại chủng-tạo sắc, Bổđặc-già-la này trú vào quả bất hoàn, trong này vì sao không nói?

Đáp: Nên nói mà không nói đến thì phải biết là nghĩa này có khác.

Có người nói: Trong này dựa vào từ từ từng bước mà nói, đó là nói đến người có đủ ràng buộc tiến vào Chánh tánh ly sinh, chứ không phải là người siêu việt, vì thế cho nên không nói.

Hỏi: Tầm-Tứ-Hữu đối-Xúc đã đoạn-đã biết khắp, nên nói là trú ở quả nào?

Đáp: Quả A-la-hán, hoặc là không trú quả nào. Trú vào quả A-lahán, nghĩa là Bổ-đặc-già-la ấy đã đoạn-đã biết khắp về Tầm-Tứ-Hữu đối-Xúc, trú vào quả Vô học. Hoặc là không trú quả nào, nghĩa là Bổ -đặc-già-la ấy đã đoạn-đã biết khắp về Tầm-Tứ-Hữu đối-xúc, mà vẫn chưa trú vào quả, tức là các dị sinh đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất; hoặc là trước khi lìa nhiễm ấy, tiến vào Chánh tánh ly sinh, trú trong kiến đạo khoảng mười lăm tâm. Nếu từ từ từng bước, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất thì cuối cùng là đạo giải thoát; lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai là các đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát; cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, nên biết cũng như vậy. Lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là các đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát. Trú trong các phần vị này, Bổ-đặc-già-la đã đoạn-đã biết khắp về Tầm-Tứ-Hữu đối-Xúc, mà vẫn chưa trú vào bốn quả Sa môn.

Hỏi: Trước khi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ nhất, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc Đạo loại trí hiện khởi đã đoạn-đã biết khắp về TầmTứ-Hữu đối-Xúc, Bổ-Đặc-Già-la này trú vào quả Bất hoàn, trong này vì sao không nói?

Đáp: Nên nói mà không nói đến thì phải biết là nghĩa này có khác.

Có người nói: Trong này dựa vào từ từ từng bước mà nói. Nói rộng ra như trước.

Hỏi: Lạc căn đã đoạn-đã biết khắp, nên nói là trú ở quả nào?

đáp: trú vào quả A-la-hán, hoặc là không trú quả nào. trú vào quả Ala-hán, nghĩa là Bổ-đặc-già-la ấy đã đoạn-đã biết khắp về Lạc căn, trú vào quả Vô học. Hoặc là không trú quả nào, nghĩa là Bổ-đặc-già-la ấy đã đoạn-đã biết khắp về Lạc căn, mà vẫn chưa trú vào quả, tức là các dị sinh đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba; hoặc là trước khi lìa nhiễm ấy, tiến vào Chánh tánh ly sinh, trú trong Kiến đạo khoảng mười lăm tâm. Nếu từ từ từng bước, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba thì cuối cùng là đạo giải thoát; lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ tư là các đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát; cho đến lìa nhiễm của vô sở hữu xứ, nên biết cũng như vậy. Lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là các đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát. Trú trong các phần vị này, Bổ-đặc-già-la đã đoạn-đã biết khắp về Lạc căn, mà vẫn chưa trú vào bốn quả Sa-môn.

Hỏi: Trước khi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc Đạo loại trí hiện khởi, lúc bấy giờ đã đoạn-đã biết khắp về lạc căn, Bổ-đặc-già-la này trú vào quả Bất hoàn, trong này vì sao không nói?

Đáp: nên nói mà không nói đến thì phải biết là nghĩa này có khác.

Có người nói: Trong này dựa vào từ từ từng bước mà nói. Nói rộng ra như trước.

Hỏi: Hỷ căn đã đoạn-đã biết khắp, nên nói là trú ở quả nào?

Đáp: Quả A-la-hán, hoặc là không trú quả nào. trú vào quả Ala-hán, nghĩa là Bổ-đặc-già-la ấy đã đoạn-đã biết khắp về Hỷ căn, mà vẫn chưa trú vào quả, tức là các dị sinh đã lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai; hoặc là trước khi lìa nhiễm ấy, tiến vào Chánh tánh ly sinh, trú trong Kiến đạo khoảng mười lăm tâm. Nếu từ từ từng bước, lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai thì cuối cùng là đạo giải thoát; lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ ba, là các đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-chín đạo giải thoát; cho đến lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ, nên biết cũng như vậy. Lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, là các đạo gia hạnh-chín đạo vô gián-tám đạo giải thoát. Trú trong các phần vị này, Bổ-đặc-già-la đã đoạn-đã biết khắp về Hỷ căn, mà vẫn chưa trú vào bốn quả Sa-môn.

Hỏi: Trước khi lìa nhiễm của Tĩnh lự thứ hai, tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc Đạo loại trí hiện khởi, lúc bấy giờ đã đoạn-đã biết khắp về Hỷ căn, Bổ-đặc-già-la này trú vào quả bất hoàn, trong này vì sao không nói?

Đáp: Nên nói mà không nói đến thì phải biết là nghĩa này có khác.

Có người nói: Trong này dựa vào từ từ từng bước mà nói. Nói rộng ra như trước.

Hỏi: Khổ căn-Ưu căn-Đoàn thực đã đoạn-đã biết khắp, nên nói là trú ở quả nào?

Đáp: Quả bất hoàn, hoặc là quả A-la-hán, hoặc là không trú quả nào. trú vào quả bất hoàn, nghĩa là Bổ-đặc-già-la ấy đã đoạn-đã biết khắp về ba loại như Khổ căn…, rú vào quả thứ ba thuộc về Học. Trú vào quả A-la-hán, nghĩa là Bổ-đặc-già-la ấy đã đoạn-đã biết khắp về ba loại như Khổ căn…, trú vào quả Vô học. Không trú quả nào, nghĩa là Bổ-đặc-già-la ấy đã đoạn-đã biết khắp về ba loại như khổ căn…, mà vẫn chưa trú vào quả, tức là các dị sinh đã lìa nhiễm của cõi Dục; hoặc là trước khi lìa nhiễm ấy, tiến vào Chánh tánh ly sinh, trú trong Kiến đạo khoảng mười lăm tâm. Trú trong các phần vị này, Bổ-đặc-già-la đã đoạn-đã biết khắp về ba loại như Khổ căn… mà vẫn chưa trú vào bốn quả Sa-môn.

Trong này không nói đến từ từ từng bước, các tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật nói: phần vị gọi là không trú quả nào, bởi vì lìa nhiễm của cõi Dục thì cuối cùng là đạo vô gián sinh khởi; lúc bấy giờ ba loại như Khổ căn… hoàn toàn đoạn hết, lúc cuối cùng là đạo giải thoát, cho nên Bổ-đặc-già-la này chắc chắn trú vào quả bất hoàn.

Hỏi: Xả căn-Xúc-Tư-Thức thực đã đoạn-đã biết khắp, nên nói là trú ở quả nào?

Đáp: Quả A-la-hán. Trong này không nói đến hoặc là không trú quả nào. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì lìa nhiễm của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cuối cùng là đạo vô gián sinh khởi, lúc bấy giờ Xả căn và ba cách ăn hoàn toàn đoạn hết, lúc cuối cùng là đạo giải thoát, cho nên Bổ-đặc-già-la này chắc chắn trú vào quả A-la-hán.

Có Sư khác đối với điều này đưa ra giải thích theo ý khác, nghĩa là điều này ý hỏi về bốn Đại chủng… đã đoạn-đã biết khắp, nên nói là thuộc về quả nào? Vì vậy không nói đến bốn Đại chủng… đã đoạn-đã biết khắp, trú vào quả Bất hoàn, trước lìa nhiễm của cõi Sắc, sau tiến vào Chánh tánh ly sinh, lúc đạo loại trí hiện khởi tuy đạt được quả Bất hoàn, mà lìa ràng buộc ấy không phải là thuộc về quả Bất hoàn, bởi vì quả bất hoàn chỉ thuộc về kiến mà đoạn, và đoạn do tu mà đoạn của cõi Dục, là quả của đoạn.

Lời bình: Cách nói trước là hợp lý. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trong này chỉ hỏi về Bổ-đặc-già-la đã đoạn-đã biết khắp đối với bốn Đại chủng…, có thể trú vào quả nào, chứ không hỏi là thuộc về quả nào?

Trong Kinh nói: “Thực có bốn loại:

  1. Đoàn thực.
  2. Xúc thực.
  3. Ý tư thực.
  4. Thức thực”.

Thế nào là Đoàn thực? Đó là do phần đoạn thô-tế làm duyên, nuôi lớn các căn, tăng thêm Đại chủng. Thế nào là Xúc-Ý tư-Thức thực? Đó là Xúc-Ý tư-Thức hữu ậu làm duyên, nuôi lớn các căn, tăng thêm Đại chủng.

Trong này, nuôi lớn các căn là hiển bày về nuôi lớn các pháp, tăng thêm Đại chủng là hiển bày về dị thục của các pháp.

Hỏi: Các căn cũng có thể tăng thêm bởi vì có dị thục, Đại chủng cũng có thể nuôi lớn bởi vì có nuôi lớn, tại sao trong này chỉ đưa ra cách nói này?

Đáp: Các căn-Đại chủng đều cần phải đưa ra hai cách nói, mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác. Lại nữa, muốn dùng các loại văn từ-các loại giải thích để hiển bày rõ ràng nghĩa lý khiến cho dể hiểu. Lại nữa, muốn dùng hai môn loại-hai tầng bậc-hai phương thức-hai cách hiểu-hai ngọn đuốc-hai hình ảnh, hai ánh sáng để hiển bày rõ ràng lẫn nhau. Như Căn nói là nuôi lớn, Đại chủng cũng thuộc theo như; như Đại chủng nói là tăng thêm, Căn cũng thuận theo như vậy. Bởi vì hai môn loại… mô phỏng lẫn nhau, cho nên lý đã nói thông suốt- nghĩa chủ yếu của văn hiển bày.

Hỏi: Như nuôi lớn và tăng thêm đã nói, là lớn thêm đối với pháp lớn thêm, hay là lớn thêm đối cới pháp không lớn thêm? Nếu lớn thêm đối với pháp lớn thêm, thì pháp lớn thêm ấy lại lớn thêm gì? Nếu lớn thêm đối với pháp không lớn thêm, thì pháp không lớn thêm làm sao lớn thêm?

Đáp: Không phải là lớn thêm đối với pháp lớn thêm, cũng không phải là lớn thêm đối với pháp không lớn thêm. Nhưng pháp lớn thêmkhông lớn thêm trước phải trú vào vị lai, nếu gặp duyên lớn thêm thì pháp không lớn thêm sẽ diệt, pháp lớn thêm sẽ sinh; nếu gặp duyên không lớn thêm thì pháp lớn thêm sẽ diệt, pháp không lớn thêm sẽ sinh, tuy không có chuyển đổi-tạo tác mà nghĩa cùng tồn tại.

Hỏi: Có thể có Xúc-Tư-Thức hữu lậu làm duyên, nuôi lớn các căn, tăng thêm Đại chủng, mà không phải là Thực (ăn-thức ăn) chăng?

Đáp: Có, đó là Xúc-Tư-Thức của cõi khác có thể nuôi lớn-tăng thêm các căn và Đại chủng.

Hỏi: Có thể có Xúc-Tư-Thức cùng cõi làm duyên, nuôi lớn các căn, tăng thêm Đại chủng, mà không phải là Thực chăng?

Đáp: Có, đó là Xúc-Tư-Thức của địa khác có thể nuôi lớn-tăng thêm các căn và Đại chủng.

Hỏi: Có thể có Xúc-Tư-Thức cùng địa làm duyên, nuôi lớn các căn, tăng thêm Đại chủng, mà không phải là Thực chăng?

Đáp: Có, đó là Xúc-Tư-Thức vô lậu có thể nuôi lớn-tăng thêm các căn và Đại chủng.

Hỏi: Vì sao vô lậu không thiết lập làm Thực?

Đáp: Bởi vì các pháp vô lậu không có tướng của Thực. Lại nữa, pháp hiện rõ trước mắt tăng thêm các quả (Hữu), thâu nhiếp tiếp nhận các quả, quản lý giữ gìn các quả, có thể nói là Thực; các pháp vô lậu làm cho các quả sút giảm-tổn hại và bị phá hoại, cho nên không nói là Thực. Lại nữa, pháp hiện rõ trước mắt két hợp nôi tiếp các quả, kéo dài thêm lão tử, có thể làm cho sinh tử luân chuyển không cùng tận, có thể nói là Thực; các pháp vô lậu đoạn dứt các quả, đoạn dứt lão tử, có thể làm cho sinh tử không còn luân chuyển, cho nên không nói là Thực. Lại nữa, pháp hiện rõ trước mắt tùy thuận khổ-tập, tùy thuận lão tử, có thể làm cho các quả của sinh tử lưu chuyển trong thế gian không ngừng, có thể nói là Thực; các pháp vô lậu tùy thuận Khổ-tập không còn, tùy thuận lão tử không còn, có thể làm cho các quả của sinh tử không còn lưu chuyển giữa thế gian, cho nên không nói là Thực. Lại nữa, pháp hiện rõ trước mắt là sự của Thân kiến, là sự của điên đảo, là sự của tham ái, là sự của tùy miên, là nơi dừng chân vững vàng của tham-sân-si, có vết bẩn-có chất độc, có xấu xa-có hỗn loạn, có gai góccó oán thù, do các quả thâu nhiếp, thuộc về Khổ-tập đế, có thể nói là Thực; các pháp vô lậu không phải sự của Thân kiến, không phải sự của điên đảo, không phải sự của tham ái, không phải sự của tùy miên, không phải nơi dừng chân vững vàng của tham-sân-si, không có bẩn thỉu-không có chất độc, không có xấu xa-không có hỗn loạn, không có gai góc-không có oán thù, không phải là do các quả thâu nhiếp, không thuộc về khổ-tập đế, cho nên không nói là Thực. Vả lại, pháp vô lậu không có thể nuôi lớn các quả đến cuối cùng, tuy tạm thời nuôi lớn nhưng không phải là đến cuối cùng, cho nên không nói là Thực.

Tôn giả Diệu Âm cũng đưa ra cách nói này: “Không phải là pháp vô lậu nuôi lớn các quả, tuy tạm thời nuôi lớn mà không phải là đến cuối cùng, hoàn toàn trái ngược với quả, cho nên không nói là Thực.

Nói là Thực thì hoàn toàn có năng lực nuôi lớn”.

Hỏi: Thể của Thực là gì?

Đáp: là mười sáu sự việc, trong đó mười ba sự là Thể của Đoàn thực, tức là mười một Xúc và Hương-Vị xứ; ba loại Xúc-Tư-Thức là Thể của Thực còn lại, do Uẩn-Giới-Xứ thâu nhiếp, là thâu nhiếp phần ít của mười một Giới-năm xứ-ba uẩn. Mười một Giới, đó là bảy Tâm giới và Hương-Vị-Xúc-Pháp giới; năm Xứ, đó là Hương-Vị-Xúc xứ, Ý xứ-Pháp xứ; ba Uẩn, đó là Sắc-Hành-Thức uẩn. Đó gọi là tánh tướng-ngã vật-tự Thể của bốn Thực.

Đã nói về tự Thể, nay sẽ nói đến nguyên cớ.

Hỏi: Vì sao gọi là Thực, Thực là nghĩa gì?

Đáp: nghĩa về dẫn đến quả là nghĩa của Thực; nghĩa về nối tiếp quả, nghĩa về duy trì quả, nghĩa về phát sinh quả, nghĩa về nuôi giữ quả, nghĩa về tăng thêm quả, là nghĩa của Thực. Bốn loại này đối với quả luôn dẫn dắt, cho đến luôn luôn tăng thêm, cho nên gọi là Thực.

Hỏi: Nếu dẫn dắt quả… cho đến tăng thêm quả, là nghĩa của Thực, thì các pháp hữu lậu đều phải gọi là Thực, vì sao chỉ nói bốn loại?

Đáp: Hiếp Tôn giả nói: “Chỉ riêng Phật Thế Tôn hoàn toàn hiểu rõ ràng về tánh tướng của các pháp, cũng biết rõ về thế dụng, không phải là người khác có thể biết được. Nếu pháp có tác dụng-tướng của Thực, có thể thiết lập làm Thực thì sẽ thiết lập; không có thì không thiết lập”.

Tôn giả Thế Hữu đưa ra nói như vậy: “Đây là Đức Thế Tôn nói có cách khác, nói tóm lượt-nói phỏng theo, nói có quán xét chờ đợi, bởi vì Đức Phật quán cơ duyên giáo hóa thích hợp mà thuyết pháp”.

Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Đức Phật biết rõ về thể dụng-Thể tướng của bốn loại này dẫn dắt quả-nối tiếp quả-duy trì quả-phát sinh quả-nuôi giữ quả-tăng thêm quả, mạnh mẽ và gần gũi cho nên thiết lập làm thực; pháp khác thì không như vậy, cho nên không nói là Thực”.

Có Sư khác nói: Bốn pháp như vậy rất có năng lực nuôi lớn các Giới hướng đến sinh lão tử của thế gian làm cho lưu chuyển không ngừng, cho nên thiết lập làm Thực; pháp khác thì không như vậy.

Hoặc có người nói: Thực có hai tướng:

  1. Dẫn dắt quả tương lai làm cho hiện rõ ở trước mắt.
  2. Duy trì quả hiện tại làm cho nối tiếp nhau tồn tại.

Có Sư khác nói: Thực có ba loại:

  1. Thực thuộc về nghiệp.
  2. Thực thuộc về sinh.
  3. Thực thuộc về nuôi lớn.

Thực thuộc về nghiệp gọi là Tư, thực thuộc về sinh gọi là Thức, thực thuộc về nuôi lớn gọi là Đoàn và Xúc.

*******

 

Hỏi: Bốn Thực như vậy, mấy loại dẫn dắt quả tương lai làm cho hiện rõ ở trước mắt, mấy loại duy trì quả hiện tại làm cho nối tiếp nhau tồn tại?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Một loại dẫn dắt quả tương lai làm cho hiện rõ ở trước mắt, đó là Ý tư thực; ba loại duy trì quả hiện tại làm cho nối tiếp nhau tồn tại, đó là ba loại Thực còn lại.

Hoặc có người nói: Hai loại dẫn dắt quả tương lai, đó là Ý tư và Thức; hai loại duy trì quả hiện tại, đó là hai loại Thực còn lại.

Có Sư khác nói: Ba loại dẫn dắt quả tương lai, đó là Xúc-Tư và Thức; một loại duy trì quả hiện tại, đó gọi là Đoàn thực.

Nói như vậy thì bốn loại Thực đều dẫn dắt quả tương lai làm cho hiện rõ ở trước mắt, đều duy trì quả hiện tại làm cho nối tiếp nhau tồn tại.

Hỏi: Các loại Thực đối với quả, mấy loại chưa sinh khiến cho sinh, mấy loại sinh rồi nuôi lớn?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Các loại Thực đối với quả, một loại chưa sinh khiến cho sinh, đó là Ý tư thực; ba loại sinh rồi nuôi lớn, đó là ba loại Thực còn lại.

Lại có người nói: Hai loại chưa sinh khiến cho sinh, đó là Ý tư và Thức; hai loại sinh rồi nuôi lớn, đó là hai loại Thực còn lại.

Có Sư khác nói: Ba loại chưa sinh khiến cho sinh, đó là Xúc-Tư và Thức; một loại sinh rồi nuôi lớn, đó gọi là Đoàn thực.

Nói như vậy là bốn loại Thực đối với quả, đều là chưa sinh khiến cho sinh, sinh rồi nuôi lớn.

Hỏi: Loại Thực nào đối với pháp nào chỉ tăng về sự của Thực?

Đáp: Đoàn thực nuôi giữ Đại chủng của Sắc căn mạnh hơn, cho nên chỉ tăng về sự Thực đối với Đại chủng của Sắc căn. Xúc thực nuôi giữ tâm-tâm sở mạnh hơn, cho nên chỉ tăng về sự Thực đối với tâm-tâm sở. Tư thực nuôi giữ thân tâm đời sau mạnh hơn, cho nên chỉ tăng về sự Thực đối với các thân tâm đời sau. Thức thực nuôi giữ Danh sắc mạnh hơn, cho nên chỉ tăng về sự Thực đối với các Danh sắc.

Hỏi: Như nói nghĩa về dẫn đến quả là nghĩa của Thực…, đây là nói đến nghĩa của nhân, hay là nghĩa của duyên? Giả sử như vậy thì có gì sai? Cả hai đều có sai lầm. Nếu là nghĩa của nhân, thì Hương-Vị-Xúc bên ngoài đối với các Xứ bên trong, năm nhân đều không có, thế nào là Thực? Nếu là nghĩa của duyên thì trừ ra tự tánh bên trong, pháp còn lại đều là duyên tăng thượng của pháp này, vì sao chỉ nói bốn loại là Thực?

Đáp: Có người nói: Là nghĩa của nhân.

Hỏi: Nếu như vậy thì Hương-Vị-Xúc bên ngoài đối với các Xứ bên trong, năm nhân đều không có, sao nói là Thực?

Đáp: Hương-Vị-Xúc bên ngoài làm nhân phát giác, khiến cho Hương… bên trong được trở thành sự việc của Thực. Hương-Vị-Xúc bên trong đối với các Xứ bên trong, có nghĩa của nhân cho nên nói là Thực, nghĩa là nhãn chỉ dùng Xúc xứ làm Thực, nhĩ-tỷ-thiệt-thân-sắc-thanh cũng như vậy; hương dùng Hương xứ-Xúc xứ làm Thực, vị dùng vị xứXúc xứ làm Thực, Xúc xứ chỉ dùng Xuc xứ làm Thực, tâm-tâm sở pháp dùng ba loại Thực làm thực (thức ăn). Trong này, nghĩa của nhân đúng như lý nên suy nghĩ! Có người nói: là nghĩa của duyên.

Hỏi: Nếu như vậy thì trừ ra tự tánh bên trong, pháp còn lại đều là duyên tăng thượng của pháp này, vì sao chỉ nói bốn loại là Thực?

Đáp: Đối với các xứ bên trong pháp làm duyên tăng thượng có đậm-có nhạt, có gần-có xa, có hợp-không hợp, có ở đời này-có ở đời khác. Các pháp đậm-gần-hợp ở đời này thì nói đó là Thực, nhạt-xakhông hợp-ở đời khác thì không nói là Thực, cho nên Thực chỉ có bốn loại.

Bốn loại này đều có thể làm sự thực đối với mười hai xứ bên trong, nhưng có tăng tên vi tế như trước đã nói.

Hỏi: Vì sao Sắc xứ không thiết lập làm Thực?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Bởi vì không có tướng của Thực.

Có người nói: Sắc xứ chọn lấy lúc thô thiển nặng nề, nếu vào lúc chọn lấy mà vi tế nhẹ nhàng thì gọi là Thực, bởi vì cần phải vi tế chuyển sang nuôi dưỡng cho thân. Có người nói: Sắc xứ không đến mà chọn lấy, Thực chỉ đến chọn lấy, bởi vì không phải là thân không hợp mà thành sự Thực.

Có người nói: Sắc xứ đến giai đoạn biến hoại thì sự Thực mới thành, nghĩa là do nước mà thấm nhừ, do lửa mà chín muồi, do gió mà lay động, sau đó mới thành thức ăn. Sự việc đã làm không phải là sắc chưa biến đổi mà có thể gọi là thức ăn, cho nên sắc không phải là thức ăn; hương-vị… thì không như vậy.

Có Sư khác nói: Nếu sắc là thức ăn, thì lúc mắt trông thấy sắc lẽ ra phải trừ hết đói khát, nếu như vậy thì sự hao tốn của thí chủ sẽ trở thành trống rỗng.

Có người khác lại nói: Nếu sắc là thức ăn, thì những người xuất gia vào lúc mắt trông thấy sắc sẽ phạm đến pháp lìa xa ăn không đúng bữa.

Hoặc có người nói: Nếu sắc là thức ăn thì chư Thiên cõi Sắc phải tiếp nhận Đoàn thực, bởi vì giữ lấy các sắc.

Nên biết rằng ba cách nói sau là trái với lý, bởi vì Hương-Xúc cũng có lỗi như vậy. Cần phải biết rằng bốn cách nói trước là hợp lý.

Hỏi: Nếu sắc không phải là hức ăn thì Kinh nói làm sao thông hiểu? Như Đức Thế Tôn nói: “Này Trưởng giả! Thức ăn mà ông đã cúng dường, sắc-hương-vị đầy đủ thật là ngon lành tuyệt với”.

Đáp: Sắc tuy không phải là thức ăn, nhưng vì muốn phát khởi suy nghĩ của thí chủ, cho nên Đức Phật đưa ra cách nói như thế. Nghĩa là lúc Đức Phật khen ngợi thức ăn đã cúng dường, thì thí chủ liền phát khởi suy nghĩ mong muốn thù thắng: Sung sướng thay! Đức Như Lai khen ngợi thọ nhận thức ăn của mình cúng dường, mình sẽ nhất định có được phước thiện-lợi ích thù thắng.

Hỏi: Nếu khen ngợi sắc đầy đủ mà sắc không phải là thức ăn, thì cũng khen ngợi hương-vị… lẽ ra đều không phải là thức ăn, pháp kia đã là thức ăn thì pháp này cũng phải như vậy?

Đáp: Đức Phật từ trong này không muốn lựa chọn sai khác giữa thức ăn hay không phải là thức ăn, chỉ muốn phát khởi suy nghĩ mong muốn của thí chủ, cho nên nói Kinh này. Nếu nói lời khen ngợi này tức là thức ăn, thì Xúc không phải là đã khen ngợi, lẽ ra không phải là thức ăn.

Hỏi: Đoàn thực à nghĩa gì?

Đáp: Phân thành từng đoạn mà ăn, cho nên gọi là Đoàn thực.

Hỏi: Nếu như vậy thì sự uống-hút… không phải là Đoàn thực chăng?

Đáp: Thuận theo phần nhiều mà nói, cho nên không có lỗi. Lại có người nói: Lúc uống-hút… cũng làm thành phần đoạn. Có Sư khác nói: Thuận theo ban đầu mà nói, nghĩa là lúc bắt đầu của kiếp, con người thọ dụng chất liệu của đất, tất cả đều làm ra phần đoạn mà nuốt ăn, vì vậy gọi là Đoàn thực.

Hỏi: Đức Phật nói về Đoàn thực có thô-có tế, sự sai biệt của thôtế nên biết thế nào?

Đáp: Trong luận Tập Dị Môn nói: “Sự thô-tế của Đoàn thực quán xét đối đãi lẫn nhau mà có thể biết rõ ràng. Nghĩa là trong loài sống dưới nước thì loài nhỏ làm thức ăn của loài lớn, quán xét đối đãi nhau thì thô-tế có thể rõ ràng. Như thức ăn của loài Để-dân-kỳ-la là thô, thức ăn của loài Để-dân-kỳ-la là tế; thức ăn của loài Để-dân-kỳ-la là thô, thức ăn của loài Để-dân là tế; thức ăn của loài Để-dân là thô, thức ăn của loài cá lớn-rùa-ba ba và mạt-yết-la, Thất-thú-ma-la là tế; thức ăn của loài cá lớn-rùa-ba ba…là thô, thức ăn của loài côn trùng sống trong nước là tế. Trong cá loài sống trên mặt đất thì thức ăn của loài voi-ngựa… là thô, thức ăn của loài hươu-dê… là tế; thức ăn của loài hươu-dê… là thô, thức ăn của loài thỏ-mèo… là tế; thức ăn của loài thỏ-mèo là thô, thức ăn của loài côn trùng sống trên mặt đất là tế. Trong các loài sống giữa bầu trời thì thức ăn của các loài chim Đại bàng là thô, thức ăn của các loài chim Khổng tước-Anh vũ… là tế; thức ăn của các loài chim Khổng tước- Anh vũ… là thô, thức ăn của các loài nhỏ bé khác sống giữa bầu trời là tế”.

Có người đưa ra cách nói này: Nếu các loài hữu tình dùng có-cây… mà làm thức ăn thì vật đã ăn là thô, dùng bánh-cơm.. mà làm thức ăn thì vật đã ăn là tế.

Có Sư khác nói: Dùng bánh-cơm… mà làm thức ăn thì vật đã ăn là thô, dùng bơ sữa… mà làm thức ăn thì vật đã ăn là tế.

Có người khác lại nói: Các thức ăn nhai nuốt bằng miệng là thô, các thức ăn đưa vào từ rốn-lỗ chân lông là tế. Nghĩa là các loài hữu tình ở trong thai tạng, hấp thụ thức ăn từ rốn đưa vào; chỉ riêng các vị Bồ-tát hấp thụ thức ăn từ tất cả các lỗ chân lông đưa vào.

Có người đưa ra cách nói này: Nếu thức ăn nhai nuốt rồi mà có Đẳng lưu thì thức ăn này là thô, không có Đẳng lưu thì thức ăn này là tế, như dùng hương-vị Tô-đà làm thức ăn…

Hỏi: Xúc-Tư-Thức thực có thô-tế hay không? Nếu có thì tại sao trong kinh chỉ nói Đoàn thực có thô-tế? Nếu không có thì tại sao Đoàn thực có thô-tế chứ không phải là loại khác?

Đáp: Xúc-Tư-Thức thực cũng có thô-tế, bởi vì cõi-địa đối đãi lẫn nhau. Nghĩa là cõi Dục là thô, cõi Sắc là tế; cõi Sắc là thô, cõi Vô sắc là tế. Tĩnh lự thứ nhất là thô, Tĩnh lự thứ hai là tế…, cho đến Vô sở hữu xứ là thô, Phi tưởng phi phi tưởng xứ là tế.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao trong kinh không nói?

Đáp: Phải nói mà không nói đến thì nên biết là nghĩa này có khác.

Có người nói: Trong kinh nêu ra đầu-hiển bày sau, đã nói đến Đoàn thực có thô-tế, thì nên biết là loại Thực khác cũng có thô-tế.

Có người nói: Đoàn thực do bốn, bởi vì có nhiều-ít cho nên thô-tế có thể biết rõ, loại Thực khác thì không như vậy:

  1. Bởi vì theo đuổi.
  2. Bởi vì tích tụ.
  3. Bởi vì thọ dụng.
  4. Bởi vì đẳng lưu.

Bởi vì theo đuổi, nghĩa là các hữu tình theo đuổi Đoàn thực, có nhiều-có ít, sự mong cầu nhiều là thô, sự mong cầu ít là tế.

Bởi vì tích tụ, nghĩa là các hữu tình tích tụ Đoàn thực, có nhiều có ít, sự tích tụ nhiều là thô, sự tích tụ ít là tế.

Bởi vì thọ dụng, nghĩa là các hữu tình thọ dụng Đoàn thực, có nhiều-có ít, sự thọ dụng nhiều là thô, sự thọ dụng ít là tế.

Bởi vì đẳng lưu, nghĩa là cá hữu tình do đẳng lưu của Đoàn thực, có nhiều-có ít, đẳng lưu nhiều thì vật đã ăn là thô, đẳng lưu ít thì vật đã ăn là tế.

Có người nói: Đoàn thực quán xét đối đãi các xứ có thể nói là thôtế, loại Thực khác thì không như vậy. Nghĩa là Hương-Vị-Xúc quán xét đối với Sắc-Thanh có thể nói là tế, quán xét đối với Ý-Pháp có thể nói là thô; ba loại Xúc-Tư-Thức thực thuộc về Ý-Pháp xứ, những loại này đối với các Xứ chỉ có tế chứ không phải là thô, không có quán xét đối đãi khác nhau, cho nên không nói đến thô-tế.

Hỏi: Ở cõi nào-có mấy loại Thực?

Đáp: Cõi Dục có đủ bốn loại, chỉ tăng về Đoàn thực, cõi Sắc có ba loại, chỉ tăng về Xúc thực. Vô sắc cũng có ba loại, ba Vô sắc dưới chỉ tăng về Tư thực, Phi tưởng phi phi tưởng xứ chỉ tăng về Thức thực.

Có người nói: Phi tưởng phi phi tưởng xứ cũng tăng về Tư thực, bởi vì một Tư có thể cảm đến quả của thọ lượng tám mươi ngàn kiếp.

Hỏi: Ở nẽo nào có mấy loại Thực?

Đáp: Địa ngục có đủ bốn loại, chỉ tăng về Thức thực.

Hỏi: trong địa ngục có Đoàn thực gì?

Đáp: Uống nước đồng sôi, nuốt viên sắc nóng, để làm Đoàn thực.

Hỏi: Nói là thức ăn thì có sự lợi ích phát sinh, vật này đưa vào thân đốt cháy môi lưỡi-cổ họng-ngực bụng, từ dưới ra ngoài rồi ngọn lửa cháy bùng càng mạnh làm cho toàn thân cháy khô, tại sao lại gọi là thức ăn?

Đáp: Tuy là đốt cháy đau đớn mà có tướng của thức ăn, lúc mới đưa vào thân thể thì tạm thời trừ hết đói khát.

Bàng sinh có đủ bốn loại, chỉ tăng lên tùy theo một loại, bởi vì chủng loại và xứ sở có sứ khác biệt. nẽo quỹ có đủ bốn loại, chỉ tăng về Tư thực.

Từng nghe vào một lúc nọ, Tôn giả mãn Nguyện bởi vì khất thực, cho nên phải đi vào thành Bố-sắc-yết-la-phạt-để, ở trước cổng thành bỗng nhiên gặp một nữ ngạ quỷ già, hỏi rằng: Bà đứng đây làm gì? Nữ ngạ quỷ này hỏi lại: Tôn giả trông thấy tôi chăng? Tôn giả trả lời: Đúng như vậy. Nữ ngạ quỷ liền nói: Chồng tôi đi vào thành hy vọng trong thành này có những trưởng giả bị ung nhọt sưng tấy thối rữa, sẽ nhân lúc họ nặn bỏ mà thu lấy máu mủ đem về cùng ăn, vì vậy nay tôi đứng đợi ở đây. Lại hỏi: Chồng bà đi vào thành đã bao lâu? Nữ ngạ quỷ trả lời rằng: Do đói khát mà mê muội, không nhớ chồng tôi đi vào thành bao lâu, nhưng chỉ nhớ sông lớn bên thành này, bảy lần di chuyển về phía nam thành-bảy lần di chuyển về phía Bắc thành, đến nay chưa trở về. Tôn giả thương xót buồn bã mà đi.

Như vậy, nữ ngạ quỷ đói khát trải qua thời gian dài, do hy vọng mà duy trì thân nối tiếp nhau tồn tại, cho nên biết nẽo quỷ chỉ chỉ tăng về Tư thực.

Loài người và trời cõi Dục đều có đủ bốn loại, nhưng chủng loại ấy chỉ tăng về Đoàn thực. Trời cõi Sắc-Vô sắc như trong câu hỏi về cõi đã nói.

Hỏi: Ở sinh loại nào-có mấy loại Thực?

Đáp: Noãn sinh có đủ bốn loại, chỉ tăng về Xúc thực.

Có người nói: Tăng về Tư thực. Vì sao biết như vậy? Bởi vì như luận tập Dị Môn nói: “Trong biển có loài thú, lúc ra khỏi biển lên bờ, ở giữa bãi cát đẻ ra những chiếc trứng, dùng cát che kín rồi lại vào trong biển. Loài ấy ở trong vỏ trứng nhớ đến mẹ cho nên thân không hư nát, nghĩa là nhớ đến mẹ bởi vì lúc trước làm cho ấm áp mà có xúc. Nếu quên mẹ mình thì thân sẽ hư nát”.

Có Sư khác nói: Nếu mẹ nhớ đến con ở trong trứng thì trứng không hư hoại, nếu mẹ quên thì trứng ấy sẽ hư hoại.

Cách nói này không hợp lý. Nguyên cớ thế nào? Bởi lẽ đừng cho rằng n khác ăn mà có thể duy trì mạng sống của mình, vì vậy cách nói trước là hợp lý.

Thai sinh có đủ bốn loại, chỉ tăng về Đoàn thực. Thấp sinh có đủ bốn loại, chỉ tăng về Xúc thực. Hóa sinh có đủ bốn loại, chỉ tăng lên tùy theo một loại, bở vì chủng loại và Xứ sở có sự sai biệt.

Đã nói về thanh thực có hai loại sai biệt:

  1. Thế tục.
  2. Thắng nghĩa.

Thế tục la như thế gian nói: Bình có thức ăn của thành ấp. Đó gọi là thức ăn này sản xuất ở thành Cát Tường, thức ăn này sản xuất ở thành Đát-xoa-sí-la, thức ăn này sản xuất ở thành Xa-yết-la, thức ăn này sản xuất ở cung Tịch Tĩnh… Lại như người khen ngợi nói đến các tên gọi của thức ăn, đó là thức La-trĩ-đa, thức ăn Mâu-địa-đa, thức ăn mà Đức Phật đã khen ngợi, thức ăn khắp bốn phương… Lại như kinh nói: “Ăn thuận-ăn nghịch”. Nói là ăn thuận, như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ kheo nên biết tất cả đều có ăn, đó là trời bất ngờ tuôn mưa, lượng mưa lớn ấy trút xuống các núi, khe núi tràn đầy trước tiên; khe núi đầy rồi thì khe lạch nhỏ đầy; khe lạch nhỏ đầy rồi thì khe lạch lớn đầy; khe lạch lớn đầy rồi thì sông ngòi nhỏ đầy; sông ngòi nhỏ đầy rồi thì sông ngòi lớn đầy; sông ngòi lớn đầy rồi thì biển rộng tràn đầy”. Nói là ăn nghịch, như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ kheo nên biết tất cả đều có ăn, biển rộng có ăn, đó là sông ngòi lớn; sông ngòi lớn có ăn, đó là sông ngòi nhỏ; sông ngòi nhỏ có ăn, đó là sông ngòi nhỏ; sông ngòi nhỏ có ăn, đó là khe lạnh lớn; khe lạch lớn có ăn, đó là khe lạch nhỏ; khe lạch nhỏ có ăn, đó là khe núi; khe núi có ăn, đó là trời bất ngờ tuôn mưa”.

Thắng nghĩa về Thực, nghĩa là bốn loại Thực này thật sự cung cấp thêm cho các hữu tình.

Hỏi: Các Đoàn đều là Thực chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có lúc Đoàn mà không phải là Thực, đó là dùng Đoàn làm duyên, không có thể lớn thêm các căn và Đại chủng.

2. Có lúc Thực mà không phải là Đoàn, đó là dùng Xúc-Tư-Thức làm duyên, mà có thể lớn thêm các căn và Đại chủng.

3-4. Có lúc không phải là Đoàn cũng không phải là Thực, đó là dùng Xúc-Tư-Thức làm duyên, không có thể lớn thêm các căn và Đại chủng.

Như Đoàn thực có bốn câu phân biệt, Thức-Tư-Xúc thực đếu có bốn câu phân biệt, đều cần phải nói rộng ra. Như vậy sai biệt làm thành mười sáu câu.

Hỏi: Không có thể lớn thêm các căn và Đại chủng thì không phải là Thực chăng?

Đáp: Đúng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì trước đây nói lớn thêm là tướng của Thực.

Hỏi: Nay hiện thấy có trường hợp ăn rồi đau đớn bức bách, thậm chí có lúc khiến cho rời bỏ gánh nặng của thân, thì thế nào là lớn thêm là tướng của Thực?

Đáp: Tuy sự ăn uống có hại-có lợi, nhưng nay nói đến ăn, đó là lợi chứ không phải là hại. Lợi ích có hai lúc:

1. Lúc mới ăn.

2. Lúc tiêu hóa. hoặc có lúc tiêu hóa thì có hại, lúc mới ăn thì có lợi, như ăn trái độc ngon lành thì loại này cũng gọi là ăn. Hoặc có lúc mới ăn thì có hai, lúc tiêu hóa thì có lợi, như uống thuốc đắng thì loại này cũng gọi à ăn. Bởi vì hai loại này thuận theo một lúc làm thành sự việc của ăn cho nên đều được gọi là ăn. Vì thế nói rằng lớn thêm gọi là tướng của Thực.

Có người nói: Loại ấy ăn rồi, ban đầu tuy không yên lành, nhưng về sau biến đổi nôn ra thì lại có thể làm lợi ích, cho nên trước đã nói về tự tướng của Thực thành tựu lẫn nhau.

Kinh nói: “Này Tỳ kheo! Như vậy bốn loại Thực có thể khiến cho hữu tình thuộc Bộ Đa (hữu tình đã sinh ra) được an trú, và có thể thâu nhiếp thêm nhiều hữu tình Cầu Hữu (Hữu tình cầu thân đời sau)”.

Hỏi: Kinh này đã nói hai loại hữu tình là Bộ Đa và Cầu Hữu, sai biệt thế nào?

Đáp: Trú trong Bổn Hữu gọi là Bộ Đa, trú trong trung Hữu gọi là Cầu Hữu, bởi vì đối với cửa ngõ sáu xứ mong cầu quả tương lai.

Có người nói: Thánh gọi là Bộ Đa, dị sinh gọi là Cầu Hữu, bởi vì loại ấy phần nhiều mong cầu quả tương lai.

Có người nói: Vô học gọi là Bộ Đa, Học gọi à Cầu Hữu, bởi vì loại ấy mong cầu nào quả tương lai.

Hỏi: Hữu tình Bộ Đa cũng có thể thâu nhiếp thêm nhiều, hữu tình Cầu Hữu cũng có thể được an trú, tại sao chỉ nói là có thể khiến cho hữu tình Bộ Đa được an trú, và có thể thâu nhiếp thêm nhiều hữu tình cầu Hữu?

Đáp: Văn trong Kinh này đều nên đưa ra nói theo hai loại, mà không nói đến thì phải biết là nghĩa này có khác.

Có người nói: Trong này muốn dùng các loại văn từ-các loại giải thích để hiển bày rõ ràng nghĩa lý khiến cho dễ hiểu.

Có người nói: Trong này muốn hiển bày hai môn loại-hai phương thức…, cho đến nói rộng ra.

Có người nói: Bổn Hữu an trú trải qua thời gian lâu dài nhất, Thánh và Vô học cầu mong an trú trong thời gian ngắn, hiển bày về nghĩa này mà nói an trú, còn lại thì không như vậy, cho nên không nói an trú.

Kinh nói: “Này Tỳ kheo! Bốn loại Thực như vậy, là gốc của bệnh tật, là gốc của ung nhọt lở loét, là gốc của mũi tên tẩm độc, là nhân của lão tử, là duyên của lão tử”.

Hỏi: Thực cũng có thể làm cội rễ của an lạc, như Đức Thế Tôn nói: “Đạo dựa vào tư lương, Niết-bàn dựa vào đạo. Bởi vì vui với đạo cho nên có được niềm vui của Niết-bàn. Tư lương của đạo lấy Thực làm hàng đầu”. tại sao nói là gốc của bệnh tật?

Đáp: Bởi vì ngăn chặn sự ham muốn Đoàn thực của hữu tình, họ vì ham ăn mà khởi lên các hành ác chiêu cảm khổ đau khốc liệt, cho nên Đức Thế Tôn đưa ra cách nói như vậy. Giả sử các loại Đoàn thực chỉ là nhân của niềm vui hiện tại, người trí vẫn thuận theo sinh tâm ham thích, để khởi lên nghiệp ác dẫn đến nỗi khổ trong tương lai, huống gì là gốc của bệnh tật… trong thân hiện tại? Vì thế cho nên người trí không thuận lòng nhiễm trước. Đức Phật vì điều này cho nên nói kinh này.

Kinh nói: “Tỳ kheo nên quán xét Đoàn thực giống như thịt con mình giữa đồn hoang trống trải, nên quán xét Xúc thực giống như tấm da trâu mới lột, nên quán xét Tư thực giống như than nóng trong hầm lửa, nên quán xét Thức thực giống như ba trăm mũi kiếm sắc”.

Hỏi: Vì sao Tỳ kheo nên quán xét Đoàn thực giống như thịt con mình giữa đồng hoang trống trải?

Đáp: Ví như đôi vợ chồng chỉ có một đứa con, mặt mày đoan chánh rất mực thương yêu. Gặp lúc đất nước mất mùa đói kém, muốn đến nơi khác sinh sống, đi đến chốn đồng hoang trống trải thì hết lương thực, con đường phía trước hãy còn xa lắc mà không ăn đã nhiều ngày, ả nhà đều khốn đốn sắp chết đến nơi. Người chồng nghĩ thầm: Đường còn xa, lương thực hết, mạng sống đang mong manh, ba người chúng ta nếu không cùng cứu giáo, thì lẽ nào nhất định giữ nhau cùng chết, nay ở giữa chốn này nếu một người chịu chết để làm cái ăn, thì chết một mà còn hai, vẫn hơn cùngnhau chết hết! Nếu lấy mình cung cấp thì lo rằng ý chí của vợ yếu đuối mà đau xót tự mình đoạn tuyệt, không thể nào vượt qua hoạn nạn. Nếu lấy vợ để cung cấp thì sợ rằng con trẻ mất mẹ cũng không sống nổi, vậy là mất hai người. Nhưng đứa con yêu quý do chúng ta đã sinh ra, vợ chồng nếu còn sống thì con có thể có được, nên bỏ mạng sống của đứa con để vượt qua chốn đồng hoang trống trải này! Nghĩ như vậy rồi đau xót không sao kể xiết. Người vợ liền cảm thấy quái lạ, bèn đến trước mặt hỏi rõ nguyên cớ điều ấy. Người chồng mới đem suy nghĩ của mình nói cho người vợ biết. Người vợ nghe mà nghẹn ngào ngất đi, ngã quỵ xuống đất rất lâu mới tỉnh lại, gào khóc kêu trời gọi đất, oan trái hết sức hiểm độc. Người chồng bèn từ từ giải thích, lâu dần mới chấp nhận. Thế là vợ chồng ôm con nghẹn ngào nức nở khóc không thành tiếng, đau xót kêu gào thảm thiết, sao khổ sở nghiệt ngã quá chừng! Nuốt nước mắt một lúc lâu, sau đó kết thúc mạng sống của con, cắt ra làm thịt mang theo đi đường. Cứ mỗi lần sắp ăn thì vợ chồng cùng khóc, gọi mãi con ơi! Tuông nước mắt đầm đìa àm ăn, ăn rồi than thở tự trách lỗi mình. Nhưng đôi vợ chồng ấy từ lúc ban đầu trù tính bàn bạc, cho đến lúc ăn rồi mang theo đi đường, lòng dạ không hề vui vẻ mà chỉ nghĩ đến đứa con yêu thương.

Như vậy, hành giả ơ nơi trống trải vắng lặng, hoàn toàn không phóng túng với cô vợ là Chánh tư duy, sinh ra một đứa con là pháp thiện vi diệu đáng yêu, tâm luôn luôn nghĩ đến không bao giờ rời bỏ, chán ngán cảnh sinh tử-hướng đến nơi Niết-bàn, trải qua thời gian dài tu tập, duyên cung cấp thiếu hụt, vì duy trì Thánh đạo mà dựa vào thân khổ đau, bỏ sự chuyên tu đi vào thôn làng khất thực; Chánh tư duy đi cùng với không phóng túng, từ lúc rời chốn trống trãi vắng lặng cho đến lúc ăn xong, tâm không hề đắm nhiễm vui sướng, chỉ nghĩ đến pháp chuyên tu đã rời bỏ.

Tỳ kheo như vậy ở trong Đoàn thực, nên quán xét giống như thịt con mình giữa đồng hoang trống trải, nói như trước. Nếu đối với Đoàn thực đã đoạn-đã biết khắp, thì đối với năm dục ái cũng đoạn-cũng biết khắp, bởi vì cùng một pháp chế phục-một pháp đối trị. Nếu năm dục ái đã đoạn-đã biết khắp, thì không có mật kiết nào chưa đoạn-chưa biết khắp, có thể ràng buộc người ấy trở lại sinh vào cõi Dục. Đây là dựa vào ý bí mật lìa dục ái, đạt được quả Bất hoàn, không còn kiết thuận phần dưới mà nói.

Hỏi: Vì sao Tỳ kheo nên quán xét Xúc thực giống như tấm da trâu mới lột?

Đáp: Giả sử như con trâu ấy có lỗi đối với chủ, muốn làm cho đau khổ mà đang sống lại bị lột đi lớp da. Con trâu ấy lúc bấy giờ bởi vì không có lớp da, cho nên hễ đứng bất cứ nơi nào, hoặc là mặt đất-hoặc là trên cao, đều bị tất cả các loài côn trùng tranh nhau đến rúc rỉa ăn thịt. Vì trừ bỏ côn trùng cho nên cọ thân chà vào hàng rào-cỏ cây-tường vách…, làm cho càng thêm đau đớn. Con trâu ấy lúc bấy giờ lẽ nào có chút ít vui thích hay sao? Xúc chạm và chưa xúc chạm, đều nhận chịu đau đớn hết sức.

Như vậy, các cõi lẽ nào có chút ít vui thích hay sao? Sinh và chưa sinh, không có cõi nào không đau khổ. Tỳ kheo như vậy nên quán xét xúc thực giống như tấm da trâu mới lột đã nói. Nếu đối với Xúc thực đã đoạn-đã biết khắp, thì đối với ba Thọ cũng đoạn-cũng biết khắp, bởi vì các Thọ lấy Xúc làm duyên mà sinh ra, như Kinh nói: Xúc duyên Thọ. Nếu đối với ba Thọ đã đoạn-đã biết khắp, thì những việc làm đã xong, cho nên thuận theo suy nghĩ chọn lựa cầu mong đoạn hết Xúc thực. Đây là dựa vào ý bí mật vượt qua cõi Hữu Đảnh, đạt được quả A-la-hán, tất cả các kiết không còn mà nói.

Hỏi: Vì sao Tỳ kheo nên quán xét Tư thực giống như than nóng trong hầm lửa?

Đáp: Như gần thôn làng có hầm lửa lớn, không có ngọn lửa-không có khói cuộn, chỉ chứa đầy than nóng. Có người không ngu dốt, trẻ con mà không phải là ngốc nghếch thấy rồi nghĩ rằng: Hầm lửa lớn này chứa đầy than nóng, nếu mình rơ vào thì chắc chắn là chết không nghi ngờ gì. Dấy lên ý nghĩ này rồi liền phát khởi suy nghĩ mong cầu, cần phải rời xa nơi đó, lập tức bỏ đi xa. Có những người ngu si-non nớt-gàn bướng-không có trí thấy rồi nghĩ rằng: Trong hầm này rực rỡ đáng yêu. Liền nhảy vào nhận lấy khổ đau mà mất mạng.

Như người có hiểu biết ấy thấy hầm lửa lớn, sợ hãi mà tránh xa; như vậy các Thánh đối với thân đời sau, suy nghĩ sinh tâm sâu sắc mà chán ngán rời bỏ. Như người không có trí nhảy vào hầm lửa lớn, nhận lấy khổ đau mà mất mạng; như vậy dị sinh khởi lên Tư của thân đời sau, nhận chịu đau khổ vô cùng mà mất đi Tuệ mạng.

Tỳ kheo như vậy nên quán xét Tư thực giống như than nóng trong hầm lửa đã nói ở trên. Nếu đối với Tư thực đã đoạn-đã biết khắp, thì đối với ba Ái cũng đoạn-cũng biết khắp, bởi vì ba Ái kia là nhân phát khởi. Như trong Kinh nói: “Nghiệp là nhân cho nên sinh ra, ái là nhân cho nên phát khởi”. Nếu đối với ba Ái đã đoạn-đã biết khắp, thì những việc làm đã xong, cho nên thuận theo suy nghĩ chọn lựa cầu mong đoạn hết Tư thực. Đây là cũng dựa vào ý bí mật vượt qua cõi Hữu Đảnh, đạt được quả A-la-hán, tất cả các kiết không còn mà nói.

Hỏi: Vì sao Tỳ kheo nên quán xét Thức thực giống như ba trăm mũi kiếm sắc?

Đáp: Nếu như có người vào buổi sáng bị một trăm mũi kiếm đâm vào, buổi trưa cũng bị một trăm mũi kiếm đâm vào. Như vậy hằng ngày bị ba trăm mũi kiếm đâm vào, cho đến suốt đời; người ấy lúc bấy giờ toàn thân đều bị lở loét, không có chút nào lành lặn dù chỉ bằng hạt cải.

Như vậy, hành giả ở trong từng ngày tâm luôn luôn bị ba trăm cảnh khác nhau đã dẫn dắt như mũi kiếm nhọn, mà làm cho xâm hại đối với sự chuyên tu, cho đến suốt đời, khiến sự tu tập có nhiều khiếm khuyết.

Tỳ kheo như vậy nên quán xét Thức thực giống như ba trăm mũi kiếm sắc đã nói ở trên. Nếu đối với Thức thực đã đoạn-đã biết khắp, thì đối với Danh sắc cũng đoạn-cũng biết khắp, bởi vì Thức là duyên của Danh sắc ấy, như Kinh nói: Thức duyên Danh sắc. Nếu đối với Danh sắc đã đoạn-đã biết khắp, thì những việc làm đã xong, cho nên thuận theo suy nghĩ chọn lựa cầu mong đoạn hết Thức thực. Đây là dựa vào ý bí mật vượt qua cõi Hữu Đãnh, đạt được quả A-la-hán, tất cả các kiết không còn mà nói.

Hỏi: Các loại Thực khác cũng giống như ba trăm mũi kiếm chăng? Nếu cũng giống như ba trăm mũi kiếm, thì tại sao chỉ nói về quán xét Thức thực?

Đáp: Nếu không giống như ba trăm mũi kiếm, thì tại sao chỉ riêng Thức thực giống như ba trăm mũi kiếm; như dùng cách này quán xét Thức thực, cũng phải dùng cách này quán xét ba loại Thực khác, mà trong Kinh chỉ nói về quán xét Thức thực, thì nên biết là ở đây có cách nói khác.

Có người nói: Kinh này nêu rõ phần cuối cùng, để hiển bày các loại Thực đã nói trước đây cũng như vậy.

Có Sư khác nói: Tâm tánh cang cường khó điều phục nhất, cho nên Đức Phật vì chỉ trích điều đó, dùng ba trăm mũi kiếm mà làm thí dụ, các loại Thực khác thì tự nhiên dùng cách khác để nói rõ ràng hơn.

Có người nói: Kinh này tùy theo sự hiển bày thù thắng mà nói, vì vậy không có lỗi. Lý trong ba thí dụ trước có người thông hiểu, đều dùng cách này mà giải thích.

Như trong Kinh nói: “Bà-la-môn Phệ-la-ma này, dùng các thức ăn uống ngon lành như vậy, bố thí cho chúng Bà-la-môn Ma-ha-ra-ha; có người dùng thức ăn uống, bố thí cho dị sinh trong rừng Thiện-bộ. Người này được quả của phước bố thí lớn hơn so với người kia”.

Hỏi: Trong Kinh này là nói đến những loại nào gọi là dị sinh trong rừng Thiện-bộ?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Các loài có bụng ở trong châu Thiệm-bộ, thì ở kinh này đều nói đến.

Có người nói: Các hữu tình là ngoại Tiên đã lìa nhiễm cõi Dục thì ở đây nói đến.

Có người nói: Đây là Bồ-tát gần phật pháp.

Lý không thích hợp như vậy, bởi vì hữu tình bố thí cho Bồ-tát gần thành Phật, đã cảm được phước bố thí hơn hẳn phước bố thí cho Câu-chi chúng A-la-hán.

Nói như vậy thì Kinh này nói đến dị sinh đã đạt được căn thiện thuận phần quyết trạch, bởi vì đức của họ hơn hẳn Bà-la-môn kia.

Kinh này lại nói: “Nếu dùng thức ăn uống bố thí cho dị sinh trong rừng Thiện-bộ, có người dùng thức ăn uống bố thí cho một vị Dự lưu. Người này được quả của phước bố thí lớn hơn so với người kia. Bởi vì vị này đã đoạn các ác kiến, ba kiết không còn, lìa nhân của nẽo ác do kiến mà đoạn, làm thành giới hạn của quả báo, cho nên đạt được quả Dự lưu”.

Kinh này lại nói: “Nếu dùng thức ăn uống bố thí cho một trăm vị Dự lưu, có người dùng thức ăn uống bố thí cho một vị Nhất lai. Người này được quả của phước bố thí lớn hơn so với người kia. Bởi vì lìa nhân của nẽo ác do tu mà đoạn, ít tham sân si, cho nên đạt được quả Nhất lai”.

Kinh này lại nói: “Nếu dùng thức ăn uống bố thí cho một trăm vị Nhất lai, có người dùng thức ăn uống bố thí cho một vị Bất hoàn. Người này được quả của phước bố thí lớn hơn so với người kia. Bởi vì vị này đã đoạn kiết thuận phần dưới, vượt qua đời sống của cõi Dục, cho nên đạt được quã Bất hoàn”.

Kinh này lại nói: “Nếu dùng thức ăn uống bố thí cho một trăm vị bất hoàn, có người dùng thứ ăn uống bố thí cho một vị A-la-hán. Người này được quả của phước bố thí lớn hơn so với người kia. Bởi vì vị này đã đoạn tất cả các kiết, vượt qua đời sống của cõi Hữu Đảnh, cho nên đạt được quả A-la-hán”.

Kinh này lại nói: “Nếu dùng thức ăn uống bố thí cho một trăm vị A-la-hán, có người dùng thức ăn uống bố thí cho một vị Độc giác. Người này được quả của phước bố thí lớn hơn so với người kia. Bởi vì vị này tự mình có năng lực giác ngộ”.

Kinh này lại nói: Nếu dùng thức ăn uống bố thí cho một trăm vị Độc giác, có người dùng thức ăn uống cúng dường một Đức Như Lai. Người này được quả của phước cúng dường lớn hơn so với người kia. Bởi vì Đức Như Lai tự mình có năng lực giác ngộ tất cả, cũng có năng lực giác ngộ cho người khác”.

Kinh này lại nói: “Nếu dùng thức ăn uống cúng dường Đức Như Lai, có người làm nên ngôi chùa cúng dường tăng chúng bốn phương. Người này được quả của phước cúng dường tăng chúng bốn phương. Người này được quả của phước cúng dường lớn hơn so với người kia. Bởi vì ngôi chùa không có chướng ngại gì”.

Hỏi: Công đức cúng dường Đức Phật hơn hẳn so với cúng dường Tăng, trong này phước bố thí đều là trước nêu ra thua kém-sau nêu ra hơn hẳn, tại sao trong này lại nói trước là Phật-sau là Tăng?

Đáp: Chính vì điều này cho nên trước là Phật-sau là Tăng. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu Thánh văn Tăng thì không thuộc về Phật, nếu tăng bốn phương thì cũng thuộc về Phật, bởi vì đều là phước điền TăngTỳ kheo Tăng. Nếu có cúng dường Phật thì chỉ riêng Phật ứng thọ, Tăng chúng không thọ, cho nên phước là yếu kém. Nếu cúng dường Tăng chúng, thì Tăng chúng và Phật cùng ứng thọ, cho nên phước là hơn hẳn, bởi vì không có chướng ngại gi, cho nên được phước không giới hạn. Tuy đã nêu ra trước là Phật-sau là Tăng, mà vẫn có thể gọ là trước kémsau hơn hẳn.

Hỏi: Đã đạt được quả thù thắng cũng do Tư thù thắng, tại sao Đức Thế Tôn chỉ khen ngợi về ruộng phước?

Đáp: Đức Thế Tôn đã giáo hóa có hai loại sai biệt:

  1. Tín và Tuệ đầy đủ.
  2. Có Tín mà không có Tuệ.

Đối với Tín và Tuệ đầy đủ thì Phật không khen ngợi về ruộng phước, bởi vì họ tự mình có thể biết rõ là ruộng phước hay không phải là ruộng phước. Đối với Tín mà không có Tuệ thì Phật khen ngợi về ruộng phước, bởi vì họ không có thể biết rõ là ruộng phước hay không phải là ruộng phước.

Nhưng quả bố thí ấy, hoặc là có người muốn là Tư thù thắng cho nên thù thắng, hoặc là có người muốn làm ruộng phước thù thắng cho nên thù thắng, mà thật ra thì quả thù thắng cùng nhờ vào hai loại. Vì vậy có thể làm thành bốn câu sai biệt:

  1. Có lúc do ruộng phước mà không do Tư thù thắng.
  2. Có lúc do Tư mà không do ruộng phước thù thắng.
  3. Có lúc cùng do hai loại cho nên thù thắng.
  4. Có lúc do hai loại cùng yếu kém cho nên yếu kém.

Hỏi: Phật cúng dường Xá-lợi-tử, Xá-lợi-tử cúng dường Phật, phước của hai sự cúng dường này thì phước nào là nhiều?

Đáp: Có những người muốn làm cho quả nhờ vào Tư thù thắng, họ nói phước cúng dường của Phật là nhiều, bởi vì Phật tư duy về cúng dường ở phần vị hiện rõ trước mắt, Xá-lợi-tử… hãy còn không co thể biết được, huống hồ có thể sánh bằng hay sao? Có những người muốn làm cho quả nhờ vào ruộng phước thù thắng, họ nói phước cúng dường của Xá-lợi-tử là nhiều, bởi vì ruộng phước của Phật là thù thắng nhất trong ba cõi.

Hỏi: Quả Dự lưu-Hướng là có thể bố thí hay không? Nếu có thể bố thí, thì Kinh trước vì sao không nói: Nếu không có thể bố thí, thì Kinh khác đã nói lại làm sao thông hiểu? Như nói:

“Bốn tướng và bốn quả Sa-môn, đều là phước điền Tăng chân thật,

Đầy đủ Giới-Tuệ và Đẳng trì, đều là phước điền Tăng chân thật, Đầy đủ Giới-Tuệ và Đẳng trì, người bố thí được quả to lớn”.

Đáp: Có người nói: Có thể bố thí, đó là y phục… chứ không phải là các thức ăn uống.

Hỏi: Nếu có thể bố thí, thì kinh trước vì sao không nói?

Đáp: Trước đã dẫn kinh nói về bố thí thức ăn uống, không phải là y phục…, vì vậy không nói đến.

Có người nói: Hướng này cũng có thể bố thí thức ăn, nhưng có thâu nhiếp tiếp nhận mà không có thọ dụng. Nghĩa là trong Tỳ-ha-la (trú xứ) có người tiến vào kiến đạo, người khác vì họ mà nhận phần thức ăn đã bố thí; hoặc là lúc sắc ăn có người tiến vào kiến đạo, thí chủ đem thức ăn đạt trên đầu gối của người ấy, hoặc là đưa vào đặt trong Mạn-đồ-la.

Hỏi: Trước đã dẫn kinh vì sao không nói?

Đáp: Kinh ấy chỉ nói đến người có thể thọ dụng, ở đây căn cứ vào sự thâu nhiếp tiếp nhận, cho nên không trái nhau.

Có Sư khác nói: Hoặc này không có thể bố thí, vì vậy kinh trước không nói.

Hỏi: Nếu như vậy thì đã dẫn tụng trong kinh nên thông hiểu thế nào?

Đáp: Tụng ấy muốn hiển bày về Bổ-đặc-già-la do đạo sai biệt mà thành nghĩa của ruộng phước. Nghĩa là hiển bày về người thành tựu đạo vô lậu thì bố thí có được quả to lớn, gọi là ruộng phước chân thật, chứ không nói là lúc bấy giờ có thể thọ nhận sự bố thí của người khác. Trước hỏ có thể bố thí hay không có thể bố thí, vốn là ý hỏi có thể thọ nhận hay không có thể thọ nhận?

*******

Như trong kinh nói: “Trưởng giả Ô-yết-la thưa với Đức Phật rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Con vào một lúc nọ tự tay cầm thìa, lúc cúng dường đồ ăn thức uống cho Tăng, có thiên thần ở giữa hư không nói con rằng: Đây là quả A-la-hán, đây là Hướng a-la-hán, đây là quả Bất hoàn, đây là Hướng Bất hoàn, đây là quả Nhất lai, đây là Hướng Nhất lai, đây là quả Dự lưu, đây là Hướng Dự lưu, đây là trì-đây là phạm. Con vào lúc bấy giờ tuy nghe lời nói ấy, nhưng tự biết mình không có tâm không bình đẳng, ở trong Tăng chúng dùng tâm bình đẳng mà cúng dường.”

Hỏi: Thiên thần ấy là ai? Lại vì nhân duyên gì mà đến nói cho Trưởng giả biết? Đáp: Có người đưa ra cách nói như vậy: Là các ma ở cõi trời Dục, vì làm trở ngại đến phẩm thiện của Trưởng giả. Có người nói: Là quỷ dùng lời dối gạt làm cho Trưởng giả mê hoặc rối loạn. Có Sư khác nói: Đó là các Thiên thần mà Trưởng giả thường cúng tế, đến giữa hư không chỉ dẫn rõ ràng cho Trưởng giả về sụ sai biệt của các ruộng phước. Có người khác lai nói: Đó là thân thuộc quá khứ của Trưởng giả sinh ở trong cõi trời, dùng lời nói thành thật để nhắc nhở dẫn dắt trưởng giả.

Hỏi: Nếu là thân thuộc quá khứ của Trưởng giả thì đối với Hướng Dự lưu làm sao có thể biết được, bởi vì Kiến đạo nhanh chóng không phải là cảnh giới của họ?

Đáp: Hướng Dự lưu có hai loại:

1. Thế tục.

2. Thắng nghĩa.

Đạt được phần Thuận quyết trạch gọi là thế tục, đã tiến vào Kiến đạo thì gọi là thắng nghĩa. Trú vào Hướng thế tục là cảnh giới của các

Thiên thần ấy. Nếu là Hướng thắng nghĩa thì Xá-lợi-tử… hãy còn không biết hết, huống gì là các Thiên thần ấy, cho nên các Thiên thần ấy đã nêu ra chỉ là thế tục, bởi vì có thể thọ nhận đồ ăn thức uống mà Trưởng giả đã cúng dường.

Cũng có kinh khác nói về Hướng thắng nghĩa. Như Đức Thế Tôn bảo với Bà-đà-lê rằng: “Nếu có Tỳ kheo là Câu giải thoát, giả sử Ta bảo với người ấy rằng: Ông hãy dùng thân bắc cầu cho Ta ở nơi kênh mương lầy lội này! Này Bà-đà-lê, theo ý ông thế nào? Người ấy nghe Ta sai khiến thì có chống đối làm trái hay không? Lúc sắp bước chân lên thì có tránh né rút lui hay không? Lúc đang giẫm chân lên thì có nghiêng người chuyển động hay không? Bà-đà-lê thưa rằng: Không như vậy. Đức Thế Tôn lại bảo với Bà-đà-lê: Lược qua người Câu giải thoát, nếu có Tỳ kheo là Tuệ giải thoát, giả sử Ta bảo với người ấy… cho đến nói rộng ra. Lại lược qua người Tuệ giải thoát, nói đến người Thân chứng; lại lược qua người Thân chứng, nói đến người Kiến chí; lại lược qua người Kiến chí, nói đến người Tín thắng giải; lược qua người Tín thắng giải, nói đến người Tùy pháp hành; lược qua người Tùy pháp hành, nói đến người Tùy tín hành…” Đức Phật hỏi-người ấy trả lời tất cả đều như trước.

Có người nói: Kinh này cũng nói đến Hướng-quả Dự lưu thế tục, bởi vì trong Kiến đạo không có thể nghe nhận ngữ nghĩa của Phật.

Lời bình: Trong này nói đến Hướng thắng nghĩa đối với lý là thích hợp, bởi vì nói đến Tùy tín-Tùy pháp hành.

Hỏi: Lúc trú trong Kiến đạo không có thể nghe nhận, bởi vì ngữ nghĩa của Phật không có tâm khác, làm sao Đức Thế Tôn dùng lời để nói về điều ấy?

Đáp: Đức Thế Tôn dựa vào ý thích của người ấy mà nói, bởi vì không có sự việc như vậy để phân biệt. Giả sử ở trong Kiến đạo có tâm phân biệt khác nhau, có thể tiếp nhận ngữ nghĩa này của Như Lai, thì chắc chắn rời bỏ Kiến đạo để làm theo sự việc đã sai bảo. Ý của Đức Phật trách mắng Bà-đà-lê rằng: Trú trong Kiến đạo hãy còn thuận theo lời Ta sai bảo, huống gì ông lìa xa tất cả công đức, mà ở nơi Ta sinh tâm chống đối làm trái? Vì vậy trong này nói đến Hướng thắng nghĩa.

Hỏi:Vì sao Trưởng giả tuy nghe lời Thiên thần nói, nhưng vẫn ở trong Tăng chúng dùng tâm bình đẳng mà cúng dường? Đáp: Có người nói: Tăng chúng đều là do một tiếng kiền chùy báo hiệu của Trưởng giả mà tập trung đến. Người ấy dấy lên ý nghĩ này: Tăng chúng này đều là do một tiếng kiền chùy báo hiệu của mình mà tập trung đến, không nên đối với Tăng chúng mà dùng tâm cúng dường không bình đẳng.

Có người nói: Bởi vì Tăng chúng thọ nhận đồ ăn thức uống này đều trừ được đói khát không có gì sai biệt. Người ấy dấy lên ý nghĩ này: Mình cúng dường đồ ăn thức uống để trừ hết đói khát, như A-la-hán thọ nhận mình cúng dường rồi đói khát được trừ hết, dị sinh có đủ ràng buộc thọ nhận đồ ăn thức uống của mình cũng lại như vậy, không nên ở đây mà cúng dường với tâm không bình đẳng.

Có người nói: Trưởng giả cúng dường đồ ăn thức cho Tăng với ý nghĩ chủ yếu là muốn làm lợi ích cho người khác. Người ấy dấy lên ý nghĩ này: Mình cúng dường đồ ăn thức uống vì làm lợi ích cho người khác chứ không mong làm lợi cho mình, như A-la-hán thọ nhận đồ ăn thức uống của mình mà được lợi ích, người phá giới cũng như vậy, vì vậy cho nên nay mình phải cúng dường với tâm bình đẳng

Có người nói: Bởi vì Trưởng giả tránh sự yêu ghét. Người ấy dấy lên ý nghĩ này: Nếu cúng dường không bình đẳng đối với Tăng, hoặc là mình khởi tâm yêu ghét, vì vậy sẽ dẫn đến quả không như ý, mình đã đối với họ tạo nên thù oán, sao có thể gọi là thí chủ cúng dường thanh tịnh thật sự?

Có người nói: Bởi vì Trưởng giả thuận theo lời Đức Phật dạy, cho nên lúc ấy dấy lên ý nghĩ này: Như Lai thường nói nếu có ai đối với một Bổ-đặc-già-la, tâm không bình đẳng mà cung cấp nuôi dưỡng thì có năm điều lỗi lầm. Nếu có một sai sót thì hãy còn không nên làm, huống gì là đối với năm?

Có người nói: Bởi vì Trưởng giả không mong cầu quả báo, cho nên lúc ấy dấy lên ý nghĩ này: Dị thục của quả cúng dường chỉ nhận lấy ở cõi Dục, nếu mình mạng chung sẽ sinh đến cõi Sắc, thì quả cúng dường đối với mình sẽ trở thành vô ích, giả sử là có ích thì hãy còn không mong cầu, huống gì là không có ích. Vì vậy mình chỉ nên dùng tâm bình đẳng mà cúng dường.

Có người nói: Bởi vì Trưởng giả cung kính đối với xuất gia, cho nên dấy lên ý nghĩ này: Mình lìa nhiễm cõi Dục đạt được quả Bất hoàn, vẫn không có thể rời bỏ đối với tiền của châu báu-quyến thuộc ở nhà, những người xuất gia tuy có đủ mọi ràng buộc, mà đối với gia đình quyến thuộc-tài sản châu báu có thể rời bỏ không có sự tích tập, thọ giới cấm của Phật suốt đời tu hành, phạm hạnh thanh tịnh viên mãn thuần nhất, giả sử có ý niệm sai lạc vi phạm làm hỏng giới cấm, sinh lòng hổ thẹn sâu sắc thường mong được thanh tịnh, nếu ở gia đình thì không thể nào như vậy. Vì vậy mình nên đối với Tăng chúng này dùng tâm bình đẳng mà cúng dường.

Có người nói: Bởi vì Trưởng giả coi trọng hình tướng lễ nghi, cho nên dấy lên ý nghĩ này: Những người xuất gia cạo bỏ râu tóc-mặc áo vải nhuộm, hình tướng oai nghi giống như Phật, trì giới hay phá giới đều làm cho thế gian ngước nhìn tôn trọng mà sinh phước thiện, bởi vì làm ruộng phước cho nên mình đối với Tăng chúng phải dùng tâm bình đẳng mà cúng dường.

Có người nói: Bởi vì Trưởng giả mang nặng ân của Phật, cho nên dấy lên ý nghĩ này: Mình nhờ vào Phật pháp mà đạt được Nhẫn trí, kiếm và chày Kim cang đập tan núi cao của hai mươi Thân kiến, chặt đứt gốc rễ của vô biên nẽo ác, làm cho có giới hạn nhất định hướng đến Niết-bàn, ở trong bốn Đế có tuệ nhãn thanh tịnh, không còn kiết thuộc phần dưới, ra khỏi bùn lầy của dục vọng. Vì vậy mình không nên đối với đệ tử của Phật mà dùng tâm không bình đẳng để cúng dường.

Có người nói: Bởi vì Trưởng giả hiển bày giác tuệ kiên cố của mình đã đạt được không thể nào chuyển đổi, cho nên dấy lên ý nghĩ này: Tuệ của mình kiên cố lẽ nào thuận theo lời của Thiên thần mà tùy tiện có sự chuyển biến hay sao? Vì vậy đối với Tăng chúng dùng tâm bình đẳng mà cúng dường. Hiển bày về mình như vậy, cho nên đến thưa với Đức Phật.

Như trong kinh nói: “Đức Phật bảo với Khánh Hỷ: Cúng dường ăn uống có hai quả không có gì sai biệt:

1. Bồ-tát nhận thức ăn ấy rồi, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

2. Như Lai nhận thức ăn ấy rồi, tiến vào cảnh giới Đại Niết-bàn Vô dư.”

Hỏi: Bắt đầu nhận thức ăn thì có tham sân si, sau khi nhận thức ăn thì tham sân si không còn, vì sao quả cúng dường không có có gì sai biệt?

Đáp: Do suy nghĩ và do ruộng có sự thù thắng riêng biệt, Đức Phật dựa vào sự thù thắng riêng biệt mà nói là không sai khác. Nghĩa là lúc ban đầu hai chị em Nan-đà và Nan-đà-bạt-la, nghe nói Bồ-tát thọ nhận cháo sữa đầy đủ mười sáu vị ngọt ngào, chắc chắn sẽ được thành tựu Vô thượng Đẳng giác, vui mừng nhảy lên sung sướng phát khởi suy nghĩ thù thắng, mang cháo sữa như trên dâng lên Bồ-tát. Bồ-tát ăn rồi ngay trong đêm này, làm cho quân ma phải hàng phục, thành bậc Đẳng Chánh Giác. Hai chị em nghe tin vui mừng gấp bội lại khởi lên suy nghĩ thù thắng. Ruộng đã cúng dường ấy tuy không phải là thù thắng, nhưng nhờ vào suy nghĩ thù thắng cho nên có thể dẫn đến quả thù thắng. Thuầnđà vào lúc Đức Phật sắp Niết-bàn, thấy thân hình của Đức Phật dường như có phần suy yếu đổi thay, lại nghe không lâu nữa nhất định nhập Niết-bàn, ngưỡng mộ lưu luyến không chịu đựng nổi, làm cho tâm mình buồn phiền rối bời, suy nghĩ và ý nguyện thù thắng không thể nào hiện rõ trước mắt, nhưng nhờ vào ruộng thù thắng mà có thể dẫn đến quả thù thắng. Đức Phật dựa vào đây cho nên nói là không có gì sai biệt.

Có người đưa ra cách nói như vậy: Bởi vì muốn ngăn chặn tâm của Thuần-đà thay đổi hối tiếc. Như trong kinh ấy nói: “Đức Phật bảo với A-nan: Nếu Thuần-đà kia là người khéo léo, hoặc là do người khác dẫn dắt, hoặc là tự mình suy nghĩ tìm hiểu, ở trong sự cúng dường thức ăn mà sinh lòng thay đổi hối tiếc, thì đối với sự việc khó có được sẽ trở thành không đạt được. Sự việc khó có được ấy, đó gọi là sự cúng dường cuối cùng lúc chư Phật sắp Niết-bàn. Nếu người ấy sinh tâm thay đổi hối tiếc, thì ông nên dùng sáu xứ mà khuyến khích, nói cho biết là nhân duyên cúng dường thức ăn có thể dẫn đến sống lâu, sắc tướng-sức mạnh-vui vẻ-danh tiếng-giàu sang-quan quyền, tôi đi theo Đức Thế Tôn tự mình nghe sự việc này, cúng dường thức ăn có hai quả không có gì sai biệt:

1. Bồ-tát thọ nhận thức ăn ấy rồi, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.

2. Như Lai thọ nhận thức ăn ấy rồi, tiến vào cảnh giới Đại Niếtbàn vô dư.

Lại cần phải nói cho Thuần-đà kia biết: Nên biết ở trong sự cúng dường thức ăn, nếu sinh tâm thay đổi hối tiếc thì ông ở trong sự việc khó có được như vậy sẽ trở thành không đạt được. Như mất đi dịp dâng cúng cháo sữa mà sinh ra phước thiện thù thắng lúc Bồ-tát sắp thành Phật, cẩn thận đừng thay đổi hối tiếc!” Vì vậy cho nên nói là hai quả không có gi sai khác.

Có người nói: Hai lúc đều có thể giúp đỡ thêm cho thân lìa nhiễm, nghĩa là thức ăn vào lúc tiêu hóa thì có thể làm sự việc của ăn. Đức Phật vào lúc cuối đêm thành tựu Chánh giác, thức ăn ấy tiêu hóa giống như thành tựu Chánh giác; Niết-bàn cũng như vậy. Vì thế cho nên nói hai quả của sự cúng dường không có sai biệt.

Có người nói: Ban đầu thọ nhận thức ăn rồi chứng được Phật pháp, sau khi thọ nhận thức ăn rồi thọ dụng Phật pháp. Được tu và tập tu, nói cũng như vậy.

Có người nói: Ban đầu thọ nhận thức ăn rồi liền tiến vào tất cả Tĩnh lự-Giải thóat-Đẳng trì-Đẳng chí, sau khi thọ nhận thức ăn rồi cũng tiến vào tất cả Tĩnh lự-Giải thoát-Đẳng trì-Đẳng chí.

Có người nói:Ban đầu thọ nhận thức ăn rồi vượt qua dòng sông phiền não, sau khi thọ nhận thức ăn rồi vượt qua dòng sông sinh tử.

Có người nói: Ban đầu thọ nhận thức ăn rồi làm khô cạn biển phiền não, sau khi thọ nhận thức ăn rồi làm khô cạn biển sinh tử. Như vậy, nhổ bật cây phiền não-nhổ bật cây sinh tử, phá tan núi phiền nãophá tan núi sinh tử, vượt qua nơi nương tựa của phiền não-vượt qua nơi nương tựa của sinh tử, nói cũng như vậy.

Có người nói: Ban đầu thọ nhận thức ăn rồi rời bỏ Tập đế, sau khi thọ nhận thức ăn rồi rời bỏ Khổ đế.

Có người nói: Ban đầu thọ nhận thức ăn rồi chứng nhập Đạo đế, sau khi thọ nhận thức ăn rồi chứng nhập Diệt đế.

Có người nói: Ban đầu thọ nhận thức ăn rồi rời bỏ Tập tiến vào Đạo, sau khi thọ nhận thức ăn rồi rời bỏ Khổ tiến vào Diệt.

Có người nói: Ban đầu thọ nhận thức ăn rồi vượt lên trên các Lậu, sau khi thọ nhận thức ăn rồi vượt lên trên pháp thuận theo Lậu.

Có người nói: Ban đầu thọ nhận thức ăn rồi vượt qua bốn Bộc lưu, sau khi thọ nhận thức ăn rồi vượt qua pháp thuận theo Bộc lưu. Như Bộc lưu-thuận theo Bộc lưu, nói đến vượt qua sai biệt như vậy; Ách-thuận theo Ách, Thủ- thuận theo Thủ, Thân hệ – thuận theo Thân hệ, các Cáithuận theo các Cái, nói đến vượt qua cũng như vậy.

Có người nói: Ban đầu thọ nhận thức ăn rồi phá tan hai ma, đó là ma phiền não và ma trời tự tại; sau khi thọ nhận thức ăn rồi cũng phá tan hai ma, đó là ma uẩn và ma chết.

Có người nói: Ban đầu thọ nhận thức ăn rồi tiến vào cảnh giới Đại Niết-bàn Hữu dư, sau khi thọ nhận thức ăn rồi tiến vào cảnh giới Đại Niết-bàn Vô dư.

Đức Phật dựa vào các loại nhân duyên như vậy, nói đến quả của hai loại cúng dường không có gì sai biệt.