LUẬN A TỲ ĐẠT MA ĐẠI TỲ BÀ SA
Năm trăm Đại A-la-hán cùng tạo luận
Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch Phạn sáng Hán
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

CHƯƠNG IV: NGHIỆP UẨN

Phẩm Thứ Năm: LUẬN VỀ TỰ NGHIỆP

(Từ quyển quyển 124 – quyển 126)

Thế nào là tự nghiệp, tự nghiệp là nghĩa gì? Các chương như vậy và giải thích về nghĩa từng chương đã lĩnh hội rồi, tiếp đến cần phải giải thích rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn phân biệt nghĩa lý trong kinh. Như trong Kinh nói: “Đức Phật bảo với Ma-nạp-bà: Hữu tình thế gian đều do nghiệp của mình, đều là phần của nghiệp, đều từ nghiệp sinh ra, nghiệp làm nơi nương tựa, nghiệp có năng lực phân chia rõ ràng các loại hữu tình, khắp mọi xứ sở-cao thấp-tốt xấu”. Trong kinh tuy nói ra điều này, mà chưa phân tích rộng về nghĩa của tự nghiệp, kinh là nơi nương tựa căn bản của luận này, điều gì trong Kinh không giải thích thì nay cần phải giải thích, cho nên soạn ra phần luận này.

Tôn giả Thế Hữu nói rằng: “Hữu tình thế gian đều do nghiệp của mình, nghĩa là tự mình tạo ra nghiệp thì vẫn tự mình nhận lấy dị thục. Đều là phần của nghiệp, nghĩa là như nghiệp đã tạo ra mà nhận lấy dị thục như vậy. Đều từ nghiệp sinh ra, nghĩa là nghiệp làm nhân phát sinh dẫn đến quả dị thục, sinh vào nơi sinh thuận theo mỗi loại nghiệp đã tạo ra. Nghiệp làm nơi nương tựa, nghĩa là nghiệp làm nhân nương tựa nhận lấy đầy đủ quả báo của các loại ấy. Nghiệp có năng lực phân chia rõ ràng các loại hữu tình khắp mọi xứ sở-cao thấp-tốt xấu, nghĩa như trước nói, nơi sinh của mọi loài do nghiệp phân chia rõ ràng theo từng loại cao thấp-tốt xấu”.

Hỏi: Thế nào là nghiệp của mình?

Đáp: Nếu nghiệp đã mang lấy nay có dị thục, và dị thục của nghiệp đã sinh ra đang nhận lấy. Nếu nghiệp đã mang lấy nay có dị thục, câu này biểu hiện rõ ràng nghiệp thuận theo Trung Hữu thọ nhận; và dị thục của nghiệp đã sinh ra đang nhận lấy, cân này biểu hiện rõ ràng nghiệp thuận theo Sinh Hữu thọ nhận. Như thuận theo Trung Hữu thọ nhận, thuận theo Sinh Hữu thọ nhận, nên biết nghiệp thuận theo hiện khởi nhận lấy dị thục, thuận theo sinh ra nhận lấy dị thục, thuận theo hiện khởi nhận lấy quả, thuận theo sinh ra nhận lấy quả, thuận theo quả vi tế, thuận theo quả thô thiển cũng như vậy.

Hỏi: Là do nhân cho nên gọi nghiệp của mình, hay là do quả cho nên gọi là nghiệp của mình? Nếu do nhân cho nên gọi là nghiệp của mình, thì câu sau đã nói nên hiểu thế nào? Câu sau nói rằng: Và dị thục của nghiệp đã sinh ra đang nhận lấy. Nếu do quả cho nên gọi là nghiệp của mình, thì câu trước đã nói nên hiểu thế nào? Đó là nghiệp đã mang lấy nay có dị thục.

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Chỉ do nhân cho nên gọi là nghiệp của mình, bởi vì dựa vào câu trước. Có người đưa ra cách nói này: Chỉ do quả cho nên gọi là nghiệp của mình, bởi vì dựa vào câu sau. Nói như vậy thì chỉ do nhân cho nên gọi là nghiệp của mình.

Hỏi: Nếu như vậy thì tại sao lại nói và dị thục của nghiệp đã sinh ra đang nhận lấy?

Đáp: Đối với phần vị trú vào quả, thì nhân ấy mới được gọi là nghiệp của mình.

Vì thế cho nên Tôn giả Diệu Âm nói rằng: “Nếu quả yêu quýkhông yêu quý đã khởi lên hiện rõ trước mắt, thì nghiệp ấy lúc bấy giờ gọi là nghiệp của mình, không phải là lúc tạo nước và lúc tạo nghiệp, có khả năng hiện rõ trước mắt nhận lấy quả dị thục, bởi vì đòi hỏi nghiệp diệt rồi thì quả mới hiện khởi”.

Hỏi: Nghiệp của mình là nghĩa gì?

Đáp: Là nghĩa mang lấy quả của mình, đẳng lưu của mình, dị thục của mình. Có người nói: Quả của mình là quả Sĩ dụng, đẳng lưu của mình là quả Đẳng lưu, dị thục của mình là quả Dị thục. Có người nói: Các câu đều hiển bày về quả Dị thục, trong này nói nghiệp cảm đến dị thục gọi là nghiệp của mình; có nơi dùng thanh dị thục để nói đến đẳng lưu, như nói: “Như thế nào gọi là nhận lấy dị thục? Trả lời: Là nói đến ái”; có nơi dùng thanh đẳng lưu để nói đến dị thục, như trong này nói.

Lại nữa, do nghiệp này mà dẫn đến dị thục, hiện tại chín muồi đối với sự nối tiếp nhau của mình chứ không phải là nơi khác, cho nên gọi là nghiệp của mình.

Hỏi: Là tạo nghiệp này thì nhận lấy quả này, hay là tạo nghiệp khác nhận lấy quả khác?

Đáp: Có duyên cho nên nói tạo nghiệp này nhận lấy quả này, có duyên cho nên nói tạo nghiệp khác nhận lấy quả khác, có duyên cho nên nói không có tạo nghiệp không có nhận lấy quả.

Có duyên cho nên nói tạo nghiệp này nhận lấy quả này, nghĩa là Uẩn-Xứ-Giới lần lượt chuyển đổi nối tiếp nhau, sát-na tuy khác mà có thể nói là một.

Có duyên cho nên nói tạo nghiệp khác nhận lấy quả khác, nghĩa là loài người tạo nghiệp mà nhận lấy quả ở loài khác, loài khác tạo nghiệp cũng như vậy.

Có duyên cho nên nói không có tạo nghiệp không có nhận lấy quả, nghĩa là tất cả các pháp không có ngã, không có hữu tình, không có mạng, không có nuôi dạy, không có Bổ-đặc-già-la, trống rỗng không có sĩ phi bên trong, lìa tạo tác-tiếp nhân, chỉ có tập hợp của các hành sinh diệt, đối với sự nối tiếp nhau của mình, nuôi giữ thuận theo nuôi giữ, dạy gỗ thuận theo dạy dỗ, bảo vệ thuận theo bảo vệ, chuyển đổi thuận theo chuyển đổi, thêm nhiều thuận theo thêm nhiều, cho nên gọi là nghiệp của mình.

Hỏi: Dị thục của nghiệp thiện có thể có năng lực để giúp nuôi giữ… đối với sự nối tiếp nhau của mình, dị thục của nghiệp bất thiện chỉ làm tổn hại đối với sự nối tiếp nhau của mình, như chốn địa ngục bị mười ba ngọn lửa dữ vây chặt cháy thân thể, ở đó lẽ nào có sự nuôi giữ… hay sao?

Đáp: Nuôi giữ… có hai loại:

  1. Làm cho tăng trưởng.
  2. Làm cho không đoạn.

Dị thục của nghiệp thiện đối với sự nối tiếp nhau của mình, do hai loại cho nên gọi là nuôi giữ… dị thục của nghiệp ác đối với sự nối tiếp nhau của mình chỉ làm cho không đoạn, cho nên gọi là nuôi giữ…, không phải là làm cho tăng trưởng, vì vậy không có gì sai.

Hỏi: Nếu nghiệp là nghiệp của mình thì nghiệp này nên nói là quá khứ, là vị lai hay là hiện tại?

Đáp: nghiệp này nên nói là quá khứ.

Hỏi: Vì sao nghiệp này không nên nói là vị lai?

Đáp: Bởi vì không phải là trước nhận lấy quả-sau mới tạo ra nhân.

Hỏi: Vì sao nghiệp này không nên nói là hiện tại?

Đáp: Bởi vì nhân quả dị thục không cùng lúc.

Hỏi: Nếu nghiệp là nghiệp của mình thì nghiệp này thành tựu chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có nghiệp là nghiệp của mình mà nghiệp này không thành tựu, đó là nghiệp đã mang lấy nay có dị thục, và dị thục của nghiệp đã sinh đang nhận lấy; nghiệp này đã mất như nghiệp vô gián đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến quả dị thục đang hiện rõ trước mắt, nghiệp này đã mất bởi vì rời bỏ Chúng đồng phần sở y.

Nếu nghiệp luật nghi đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có bốn loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy, thuận theo đời kế tiếp nhận lấy, thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận lấy, thuận theo không nhất định nhận lấy. Quả đang hiện rõ trước mắt, nghiệp này đã mất, do bốn duyên, hoặc là năm duyên, đó là rời bỏ pháp đã học-hai hình thể sinh khởi-đoạn căn thiện-rời bỏ Chúng đồng phần, hoặc là tướng sáng tỏ xuất hiện.

Nếu nghiệp không luật nghi đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có bốn loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói. Quả đang hiện rõ trước mắt, nghiệp này đã mất, do bốn duyên đó là thọ luật nghi-đạt được Tĩnh lự- hai hình thể sinh khởirời bỏ Chúng đồng phần.

Nếu phi luật nghi-phi bất luật nghi, các hành ác-hành diệu khác của thân-ngữ đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có bốn loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói. Quả đang hiện rõ trước mắt, nghiệp này đã mất, do ba duyên, đó là ý thích dừng lại- rời bỏ gia hạnh-giới hạn xu thế vượt qua.

Nếu Tư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có bốn loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói. Quả đang hiện rõ trước mắt, nghiệp này đã mất, nghĩa là nếu thiện thì do đoạn căn thiện, hoặc là do rời bỏ Chúng đồng phần; nếu bất thiện thì do lìa nhiễm.

Nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có bốn loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói. Quả đang hiện rõ trước mắt, nghiệp này đã mất, do đoạn căn thiện, hoặc là đã lìa nhiễm.

Nếu các nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất như thuận phần lui sụt-thuận phần thắng tiến-thuận phần quyết trạch…., đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có bốn loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói. Quả đang hiện rõ trước mắt, nghiệp này đã mất, do đã lìa nhiễm, hoặc là thay đổi cõi-địa… Như vậy cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, các nghiệp như thuận phần lui sụt… nói rộng ra nên biết.

2. Có nghiệp thành tựu mà nghiệp này không phải là nghiệp của mình, đó là nghiệp không phải là đã mang lấy nay có dị thục, và dị thục của nghiệp không phải là đã sinh đang nhận lấy; nghiệp này không mất, như nghiệp vô gián đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến quả dị thục chưa hiện rõ trước mắt; nghiệp này không mất, do chưa rời bỏ chúng đồng phần sở y.

Nếu nghiệp luật nghi; nếu nghiệp không luật nghi; nếu phi luật nghi-phi bất luật nghi, các hành ác-hành diệu khác của thân-ngữ; nếu Tư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục; nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện, đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì những nghiệp hiện rõ trước mắt, nghiệp này không mất, bởi vì không có các duyên mất đã đi nói trước đây.

Nếu các nghiệp của Tĩnh lự thứ nhất như thuận phần lui sụt, thuận phần an trú, thuận phần thắng tiến, thuận phần quyết trạch…, đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có bốn loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói. Quả chưa hiện rõ trước mắt, nghiệp này không mất, bởi vì chưa hoàn toàn lìa nhiễm-không thay đổi cõi-địa… Như vậy cho đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ, các nghiệp như thuận phần lui sụt… nói rộng ra nên biết.

3. Có nghiệp là nghiệp của mình mà nghiệp này cũng thành tựu, đó là nghiệp đã mang lấy nay có dị thục, và dị thục của nghiệp đã sinh đang nhận lấy; nghiệp này không mất, như nghiệp luật nghi.

Nếu nghiệp không luật nghi; nếu phi luật nghi-phi bất luật nghi, các hành ác-hành diệu khác của thân-ngữ, đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có hai loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy, thuận theo không nhất định nhận lấy. Quả đang hiện rõ trước mắt, nghiệp này không mất, bởi vì không có các duyên mất đi đã nói trước đây.

Nếu Tư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục; nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện, đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có bốn loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói. Quả đang hiện rõ trước mắt, nghiệp này không mất, bởi vì không có các duyên mất đi đã nói trước đây.

Nếu nghiệp thuận phần lui sụt, thuận phần an trú, thuận phần thắng tiến, thuận phần quyết trạch… của các Tĩnh lự-Vô sắc, đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có bốn loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói. Quả đang hiện rõ trước mắt, nghiệp này không mất, bởi vì không có các duyen mất đi đã nói trước đây.

4. Có nghiệp không phải là nghiệp của mình mà nghiệp này cũng không thành tựu, đó là nghiệp không phải là đã mang lấy nay có dị thục, và dị thục của nghiệp không phải là đã sinh đang nhận lấy; nghiệp này đã mất, như nghiệp vô gián trong chúng đồng phần khác, đã tiêu hết-đã nhận chịu, đã tạo tác những việc làm, đã mang lại qua rồi, không còn có năng lực, dị thục đã chín muồi.

Nếu nghiệp luật nghi; nếu nghiệp không luật nghi; nếu phi luật nghi-phi bất luật nghi, các hành ác-hành diệu khác của thân-ngữ; nếu ư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục; nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện; nếu các nghiệp thuận phần lui sụt- thuận phần an trú-thuận phần thắng tiến-thuận phần quyết trạch.. của các Tĩnh lự-vô sắc, trong chúng đồng pần khác, đã tiêu hết-đã nhận lấy, đã tạo tác những việc làm đã mang lại quả rồi, không còn có năng lực, dị thục đã chín muồi, nghiệp này đã mất, bởi vì có các duyên mất đi như trước nói.

Không phải là, cũng có bốn câu phân biệt, đảo lại với Là nên biết. Nghĩa là câu thứ hai của phần trước làm câu thứ nhất ở phần này, câu thứ nhất của phần trước làm câu thứ hai ở phần này, câu thứ tư của phần trước làm câu thứ ba ở phần này, câu thứ ba của phần trước làm câu thứ tư ở phần này, nói rộng ra như trước.

*******

 

Hỏi: Nếu nghiệp là nghiệp của mình thì nghiệp này nhất định sẽ nhận lấy dị thục chăng?

Đáp: nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có nghiệp là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, đó là nghiệp đã mang lấy nay có dị thục, và dị thục của nghiệp đã sinh đang nhận lấy, dị thục của nghiệp này đã đến giai đoạn cuối cùng.

Ở đây nói đến cuối cùng thì nghĩa có nhiều loại, đó là có ngàn kiếp cuối cùng, có trăm kiếp cuối cùng, có kiếp cuối cùng, có ngàn năm cuối cùng, có trăm năm cuối cùng, có năm cuối cùng, có tháng cuối cùng, có ngày đêm cuối cùng, có sát-na cuối cùng.

Thế nào là ngàn kiếp cuối cùng? Đó là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng tám mươi ngàn kiếp của Phi tưởng phi phi tưởng xứ, lúc ở cõi ấy đến ngàn kiếp cuối cùng, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, bởi vì đã đến giai đoạn dị thục cuối cùng.

Thế nào là trăm kiếp cuối cùng? Đó là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng ngàn kiếp ở cõi trời Vô Phiền, lúc ở cõi trời ấy đến trăm kiếp cuối cùng, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, bởi vì đã đến giai đoạn dị thục cuối cùng.

Thế nào là kiếp cuối cùng? Đó là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng sáu mươi bốn kiếp ở cõi trời Biến Tịnh, lúc ở cõi trời ấy đến kiếp cuối cùng, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, bởi vì đã đến giai đoạn dị thục cuối cùng.

Thế nào là ngàn năm cuối cùng? Đó là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng mười sáu ngàn năm ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại, luc ở cõi trời ấy đến ngàn năm cuối cùng, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, bởi vì đã đến giai đoạn dị thục cuối cùng.

Thế nào là trăm năm cuối cùng? Đó là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng sáu mươi bốn kiếp ở cõi trời Biến Tịnh, lúc ở cõi trời ấy đến kiếp cuối cùng, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, bởi vì đã đến giai đoạn dị thục cuối cùng.

Thế nào là ngàn năm cuối cùng? Đó là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng mười sáu ngàn năm ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại, lúc ở cõi trời ấy đến ngàn năm cuối cùng nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, bởi vì đã đến giai đoạn dị thục cuối cùng.

Thế nào là trăm năm cuối cùng? Đó là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng ngàn năm ở Bắc-Câu-Lô-châu, lúc ở nơi ấy đến trăm năm cuối cùng, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, bởi vì đã đến gian đoạn dị thục cuối cùng.

Thế nào là năm cuối cùng? Đó là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng trăm năm ở Nam Thiện-bộ-châu, lúc ở nơi ấy đến năm cuối cùng, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, bởi vì đã đến giai đoạn dị thục cuối cùng.

Thế nào là tháng cuối cùng? Đó là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng mười hai thắng, lúc ấy tồn tại đến tháng cuối cùng, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, bởi vì đã đến giai đoạn dị thục cuối cùng.

Thế nào là ngày đêm cuối cùng? Đó là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng ba mươi ngày đêm, lúc ấy tồn tại đến ngày đêm cuối cùng, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhát định sẽ không nhận lấy dị thục, bởi vì đã đến giai đoạn dị thục cuối cùng.

Thế nào là Sát-na cuối cùng? Đó là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng trăm sát-na, lúc ấy tồn tại đến sát-na cuối cùng, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, bởi vì đã đến giai đoạn dị thục cuối cùng.

2. Có nghiệp nhất định sẽ nhận lấy dị thục, nghiệp này không phải là nghiệp của mình, đó là nghiệp không phải là đã mang lấy nay có dị thục, và dị thục của nghiệp không phải là đã sinh đang nhận lấy, dị thục của nghiệp này chưa chín muồi, như nghiệp vô gián đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến quả dị thục chưa hiện rõ trước mắt.

Nếu nghiệp luật nghi; nếu nghiệp không luật nghi; nếu phi luật nghi-phi bất luật nghi, các hành ác-hành diệu khác của thân-ngữ; nếu Tư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục; nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện; nếu các nghiệp thuận phần lui sụt-thuận pần an trú-thuận phần thắng tiến-thuận phần quyết trạch…. Của các Tĩnh lự-Vô sắc, đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì những nghiệp này có ba loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy, thuận theo đời kế tiếp nhận lấy, thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận lấy, quả chưa hiện rõ trước mắt.

3. Có nghiệp là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ nhận lấy dị thục, đó là nghiệp đã mang lấy nay có dị thục, và dị thục của nghiệp đã sinh đang nhận lấy, dị thục của nghiệp này chưa đến giai đoạn cuối cùng.

Ở đây nói đến cuối cùng thì nghĩa có nhiều loại, đó là có ngàn kiếp cuối cùng, cho đến sát-na cuối cùng.

Ngàn kiếp cuối cùng, nghĩa là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng tám mươi ngàn kiếp ở Phi tưởng phi phi tưởng xứ; lúc ở nơi ấy trong ngàn kiếp đầu tiên, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ nhận lấy dị thục, nghĩa là nhất định sẽ nhận lấy dị thục trong bảy mươi chín ngàn kiếp; cho đến lúc ở nơi ấy vào ngàn kiếp thứ bảy mươi chín, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ nhận lấy dị thục, nghĩa là nhất định sẽ nhận lấy dị thục ngàn kiếp.

Trăm kiếp cuối cùng, nghĩa là như một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng ngàn kiếp ở cõi trời Vô Phiền; lúc ở nơi ấy trong trăm kiếp đầu tiên, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ nhận lấy dị thục, nghĩa là nhất định sẽ nhận lấy dị thục trong chín trăm kiếp; cho đến lúc ở nơi ấy vào trăm kiếp thứ chín, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ nhận lấy dị thục, nghĩa là nhất định sẽ nhận lấy dị thục trăm kiếp.

Kiếp cuối cùng, nghĩa là có một nghiệp có năng lực dẫn đến thọ lượng sáu mươi bốn kiếp ở cõi trời Biến Tịnh; lúc ở nơi ấy trong kiếp đầu tiên, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ nhận lấy dị thục, nghĩa là nhất định sẽ nhận lấy dị thục trong sáu mươi ba kiếp; cho đến lúc ở nơi ấy vào kiếp thứ sáu mươi ba, nghiệp này là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ nhận lấy dị thục, nghĩa là nhất định sẽ nhận lấy dị thục một kiếp.

Như vậy, ngàn năm cuối cùng, cho đến sát-na cuối cùng, tùy theo sự thích hợp của mỗi loại, nói rộng ra cũng như vậy, như vậy các nghiệp do quả đang hiện rõ trước mắt cho nên gọi là nghiệp của mình, chưa đến giai đoạn dị thục cuối cùng cho nên gọi là nhất định sẽ nhận lấy dị thục.

4. Có nghiệp không phải là nghiệp của mình, nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, đó là nghiệp không phải là đã mang lấy nay có dị thục, và dị thục của nghiệp không phải là đã sinh đang nhận lấy; dị thục của nghiệp này đã chín muồi, đó là các nghiệp vô gián trong Chúng đồng phần khác, đã tiêu hết-đã nhận lấy, đã tạo tác những việc làm, đã mang lại quả rồi, dị thục đã chín muồi không còn có năng lực, như nghiệp luật nghi.

Nếu nghiệp không luật nghi, nói rộng ra cho đến, nếu các nghiệp thuận phần lui sụt-thuận phần an trú-thuận phần thắng tiến-thuận phần quyết trạch… của các Tĩnh lự-Vô sắc, đã tiêu hết-đã nhận lấy, đã tạo tác những việc làm, đã mang lại quả rồi, dị thục đã chín muồi không còn có năng lực.

Không phải là, cũng có bốn câu pân biệt, đảo lại với Là nên biết. Nghĩa là câu thứ hai của phần trước làm câu thứ nhất ở phần này, câu thứ nhất của phần trước làm câu thứ hai ở phần này, câu thứ tư của phần trước làm câu thứ ba ở phần này, câu thứ ba của phần trước làm câu thứ tư ở phần này, nói rộng ra như trước.

Hỏi: Nếu nghiệp thành tựu này nhất định sẽ nhận lấy dị thục chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có nghiệp thành tựu mà nghiệp nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, đó là dị thục của nghiệp hữu lậu thiện- bất thiện trong quá khứ đã chín muồi, nghiệp này không mất; nếu nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong vị lai đã mang lấy mà nhất định không sinh ra; hoặc là nghiệp vô lậu vô ký thì thành tựu.

Trong này, đó là dị thục của nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong quá khứ đã chín muồi, nghiệp này không mất, nghĩa là như nghiệp luật nghi.

Nếu nghiệp không luật nghi; nếu phi luật nghi-phi bất luật nghi, các hành ác-hành diệu khác của thân-ngữ, đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có hai loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy, thuận theo không nhất định nhận lấy. Quả đã hiện rõ trước mắt, nghiệp này không mất, bởi vì không có các duyên mất đi như trước đã nói.

Nếu Tư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục; nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện, đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có bốn loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói. Quả đã hiện rõ trước mắt, nghiệp này không mất, bởi vì không có các duyên mất đi như trước đã nói.

Nếu các nghiệp thuận phần lui sụt, cho đến thuận phần quyết trạch… của các Tĩnh lự-Vô sắc, đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có bốn loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói. Quả đã hiện rõ trước mắt, nghiệp này không mất, bởi vì không có các duyên mất đi như trước đã nói.

Nếu nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong vị lai đã mang lấy mà nhất định không sinh ra, nghĩa là Tư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục, vị lai đã mang lấy mà nhất định không sinh ra, nhất định không sinh ra cho nên nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục.

Nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện; nếu các nghiệp thuận phần lui sụt, cho đến thuận phần quyết trạch… của các Tĩnh lự-Vô sắc, thì vị lai đã mang lấy mà nhất định không sinh ra, bởi vì nhất định không sin ra cho nên nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục.

Nếu nghiệp vô lậu vô lý thì thành tựu, nghĩa là nghiệp vô lậu vô ký, tuy thành tựu mà tánh không chân thật, và không có ái tưới thấm, cho nên nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục.

2. Có nghiệp nhất định sẽ nhận lấy dị thục mà nghiệp này không thành tựu, đó là dị thục của nghiệp hữu lậu thiện- bất thiện trong quá khứ chưa chín muồi, nghiệp này đã mất; nếu nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong vị lai không mang lấy mà nhất định sẽ sinh ra.

Trong này, đó là dị thục của nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong quá khứ chưa chín muồi, nghiệp này đã mất, nghĩa là như nghiệp luật nghi; đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, nghiệp này có ba loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy, thuận theo đời kế tiếp nhận lấy, thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận lấy. Quá khứ hiện rõ trước mắt mà nghiệp này đã mất, bởi vì các duyên mất đi như trước đã nói.

Nếu nghiệp không luật nghi, nếu phi luật nghi-phi bất luật nghi, các hành ác-hành diệu khác của thân-ngữ; nếu Tư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục; nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện; nếu các nghiệp thuận phần lui sụt, cho đến thuận phần quyết trạch… của các Tĩnh lự-Vô sắc, đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có ba loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói. Quả chưa hiện rõ trước mắt mà nghiệp này đã mất, bởi vì duyên mất đi như trước đã nói.

Nếu nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong vị lai không mang lấy mà nhất định sẽ sinh ra, nghĩa là các nghiệp vô gián, vị lai chưa mang lấy mà nhất định sẽ sinh ra, bởi vì nhất định sẽ sinh ra cho nên nhất định sẽ nhận lấy dị thục.

Nếu nghiệp luật nghi; nếu nghiệp không luật nghi; nếu phi luật nghi-phi bất luật nghi, các hành ác-hành diệu khác của thân-ngữ; nếu Tư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục, nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện; nếu các nghiệp thuận phần lui sụt, cho đến thuận phần quyết trạch… của các Tĩnh lự-Vô sắc, vị lai chưa mang lấy mà nhất định sẽ sinh ra, bởi vì nhất định sẽ sinh ra cho nên nhất định sẽ nhận lấy dị thục, những nghiệp này có ba loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói.

3. Có nghiệp thành tựu mà nghiệp này nhất định sẽ nhận lấy dị thục, đó là dị thục của nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong quá khứ chưa chín muồi mà nghiệp này không mất; nếu nghiệp hữu lậu thiệnbất thiện trong vị lai đã mang lấy thì cũng nhất định sẽ sinh ra; hoặc là nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện của hiện tại.

Trong này, đó là dị thục của nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong quá khứ chưa chín muồi mà nghiệp này không mất, nghĩa là các nghiệp vô gián đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, quả chưa hiện rõ trước mắt.

Nếu nghiệp luật nghi; nếu nghiệp không luật nghi; nếu phi luật nghi- phi bất luật nghi, các hành ác-hành dệu khác của thân-ngữ; nếu Tư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục; nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện; nếu các nghiệp thuận phần lui sụt, cho đến thuận phần quyết trạch… của các Tĩnh lự-Vô sắc, đã hiện rõ ở trước mắt, đã dẫn đến dị thục, thì nghiệp này có ba loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói. Quả chưa hiện rõ trước mắt, nghiệp này không mất, bởi vì không có các duyên mất đi như trước đã nói.

Nếu nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong vị lai đã mang lấy thì cũng nhất định sẽ sinh ra, nghĩa là Tư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục, vị lai đã mang lấy thì cũng nhất định sẽ sinh ra, bởi vì nhất định sẽ sinh ra cho nên nhất định sẽ nhận lấy dị thục, nghiệp này có ba loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói.

Nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện; nếu các nghiệp thuận phần lui sụt cho đến thuận phần quyết trạch… của các Tĩnh lự-Vô sắc, vị lai đã mang lấy thì cũng nhất định sẽ sinh ra, bởi vì nhất định sẽ sinh ra cho nên nhất định sẽ nhận lấy dị thục, nghiệp này có ba loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói.

Hoặc là nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện của hiện tại, nghĩa là các nghiệp vô gián đang hiện rõ ở trước mắt.

Nếu nghiệp luật nghi; nếu nghiệp không luật nghi, nếu phi luật nghi-phi bất luật nghi, các hành ác-hành diệu khác của thân-ngữ; nếu Tư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục; nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện; nếu các nghiệp thuận phần lui sụt, cho đến thuận phần quyết trạch…. Của các Tĩnh lự-vô sắc, đang hiện rõ ở trước mắt, thì nghiệp này có ba loại, đó là thuận theo pháp hiện tại nhận lấy… như trước nói.

4. Có nghiệp không thành tựu mà nghiệp này nhất định sẽ không nhận lấy dị thục, đó là dị thục của nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong quá khứ đã chín muồi, nghiệp này đã mất; nếu nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong vị lai không mang lấy thì cũng nhất định không sinh ra; nếu nghiệp vô lậu vô ký thì không thành tựu.

Trong này, đó là dị thục của nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong quá khứ đã chín muồi, nghiệp này đã mất, nghĩa là các nghiệp vô gián trong Chúng đồng phần khác, đã tiêu hết-đã nhận lấy, nói rộng ra như trước.

Nếu nghiệp luật nghi; nếu nghiệp không luật nghi, nếu phi luật nghi-phi bất luật nghi, các hành ác-hành diệu khác của thân-ngữ; nếu Tư thiện-bất thiện hệ thuộc cõi Dục; nếu ác tác-ưu căn cùng sinh ra Tư thiện; nếu các nghiệp thuận phần lui sụt, cho đến thuận phần quyết trạch… của các Tĩnh lự-Vô sắc, đã thuộc về quá khứ, đã tiêu hết-đã nhận lấy, nói rộng ra như trước, thì nghiệp này đã mất, bởi vì có các duyên mất đi như trước đã nói.

Nếu nghiệp hữu lậu thiện-bất thiện trong vị lai không mang lấy thì cũng nhất định không sinh ra, nghĩa là các nghiệp vô gián trong vị lai chưa mang lấy thì nhất định sẽ không sinh ra, bởi vì nhất định không sinh ra cho nên nhất định sẽ không nhận lấy dị thục.

Nếu nghiệp luật nghi, nói rộng ra cho đến, nếu các nghiệp thuận phần lui sụt, cho đến thuận phần quyết trạch… của các Tĩnh lự-Vô sắc, vị lai chưa mang lấy thì nhất định sẽ không sinh ra, bởi vì nhất định không sinh ra cho nên nhất định sẽ không nhận lấy dị thục.

Nếu nghiệp vô lậu vô ký thì không thành tựu, nghĩa là bởi vì không chân thật và không có ái tưới thấm, hoặc là trước đó chưa mang lấy, hoặc là mang lấy rồi mất.

Không phải là, cũng có bốn câu phân biệt, đảo lại với Là nên biết. Nghĩa là câu thứ hai của phần trước làm câu thứ nhất ở phần này, câu thứ nhất của phần trước làm câu thứ hai ở phần này, câu thứ tư của phần trước làm câu thứ ba ở phần này, câu thứ ba của phần trước làm câu thứ tư ở phần này, nói rộng ra như trước.

Nếu người Dự lưu, có nghiệp bất thiện co thuận theo khổ thọ, cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định. Như nói hai nhân làm cho rơi vào nẽo ác, đó là nghiệp do kiểm mà đoạn và nghiệp do tu mà đoạn, những người Dự lưu tuy đã vĩnh viễn đoạn mất nghiệp do kiến mà đoạn, nhưng chưa có thể đoạn hết nghiệp do tu mà đoạn. Hoặc là có người sinh nghi nhờ: Những người Dự lưu phải rơi vào nẽo ác? Hoặc lại có người sinh nghi ngờ: Những người Dự lưu lã ra đã đoạn hết nghiệp do tu mà đoạn? Vì muốn làm cho những mối nghi ấy có được quyết định, hiển bày về người Dự lưu tuy chưa vĩnh viễn đoạn hết nghiệp do tu mà đoạn, nhưng họ quyết định không rơi vào nẽo ác, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Nếu người Dự lưu, có nghiệp bất thiện có thể thuận theo khổ thọ, dị thục chưa chín muồi mà nghiệp ấy đã thành tựu, thì phải rơi vào nẽo ác, bởi vì đạo nào ngăn cản mà không rơi vào nẽo ác?

Đáp: Do hai Bộ kiết ràng buộc các hữu tình làm cho rơi vào nẽo ác, đó là kiết do kiến mà đoạn và do tu mà đoạn. Những người Dự lưu tuy chưa vĩnh viễn đoạn hết do tu mà đoạn, nhưng đã vĩnh viễn đoạn hết kiết do kiến mà đoạn, thiếu một tư lương cho nên không rơi vào nẽo ác. Như xe đủ hai bánh thì có sự chuyên chở đi lại, chim có hai cánh thì có thể bay lượm giữa bầu rời, thiếu một thỉ không thể như vậy; ở đây cũng như vậy, cho nên người Dự lưu không rơi vào nẽo ác, thuận theo văn của bản luận này đã giải thích như vậy.

Nhưng có người nói: Ngu thì rơi vào nẽo ác, trì thì không như vậy, mà tất cả Dự lưu đều là người trí. Phàm thì rơi vào nẽo ác, Thánh thì không như vậy, mà tất cả Dự lưu đều là bậc Thánh. Có ý thích xấu ác-ý thích làm hại thì rơi vào nẽo ác, có ý thích tốt lành-ý thích không làm hại thì không như vậy, mà tất cả Dự Lưu đều có ý thích tốt lành-không có ý thích làm hại. Phạm giới thì rơi vào nẽo ác, trì giới thì không như vậy, mà tất cả Dự lưu đều là người trì giới, bởi vì họ đã đạt được con thuyền vững chắc của giới mà bậc Thánh yêu quý.

Lại có người nói: Tất cả Dự lưu đạt được Phi trạch diệt đối với các nẽo ác, các pháp nếu đạt được Phi trạch diệt thì pháp ấy hoàn toàn không hiện rõ ở trước mắt, vì thế cho nên người Dư lưu không rơi vào nẽo ác.

Có Sư khác nói: Nếu có người nào không thấy lỗi lầm của hành ác-công đức của hành diệu, thì người ấy rơi vào nẽo ác; tất cả Dự lưu thấy biết đúng như thật về thiện ác-được mất, bởi vì ý niệm phân tán, cho nên tuy tạm thời khởi lên nghiệp ác, mà không rơi vào nẽo ác.

Có người đưa ra cách nói này: tát-ca-da kiến chưa đoạn-chưa biết khắp, tạo ra nghiệp ác thì sẽ rơi vào nẽo ác; tất cả Dự lưu đã đoạn-đã biết khắ- Tát-ca-da kiến, tuy tậm thời khỏi lên nghiệp ác, mà không rơi vào nẽo ác.

Như Đức Thế Tôn nói: “Nếu Hữu thân kiến đã đoạn-đã biết khắp, thì có đủ năm công đức:

  1. Ngăn chặn ba nẽo ác.
  2. Ngăn chặn năm nghiệp vô gián.
  3. Thoát khỏi các loại kiến chấp tà ác.
  4. Đã làm thành phạm vi giới hạn giữa dòng sinh tử không bến bờ.
  5. Lúc sắp mạng chung tâm niệm tinh thần sáng suốt rõ ràng”.

Có người nói: Bụng trí của hàng Dự lưu thành tựu, cho nên tuy có nghiệp ác mà không rơi vào nẽo ác. Như có hai người ăn thức ăn không phù hợp một người thì do lửa bên trong yếu kém mà thức ăn không tiêu hóa, liền dẫn đến khổ sở vô cùng; một người thì do lửa bên trg mạnh mẽ mà thức ăn dễ dàng tiêu hóa, không hề tăng thêm khổ sở chút nào. như vậy, dị sinh và người Dự lưu, tuy cùng nhận lấy cảnh gây ra nghiệp bất thiện, mà bụng trí của các dị sinh thì bất tịnh, không có lửa Thánh đạo cho nên đã rơi vào nẽo ác, nhận chịu những khổ đau ác liệt; bụng trí của những người Dự lưu thì thanh tịnh, cho nên chỉ nhận chịu khổ đau nhỏ nhoi ở trong chốn trời-người.

Có người nói: Dự lưu sinh ra từ trong Thánh chủng của vô lượng vô biên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cho nên tuy có nghiệp ác mà không rơi vào nẽo ác. Như có hai người cùng phạm vào Vương pháp, một người là dân thường thì mang lấy hình phạt nặng nề, một người là con vua chỉ bị trách mắng. Như vậy, dị sinh và người Dự lưu cùng gây ra nghiệp ác, mà các dị sinh không phải là dòng Thánh, cho nên nghiệp ác đã tạo ra phải chuốc lấy khổ đau của nẽo ác, tất cả Dự lưu đều là dòng Thánh, cho nên nghiệp ác chỉ chuốc lấy khổ đau nhẹ nhàng ở chốn trời-người.

Có người nói: Dự lưu thấy lỗi lầm của cảnh, cho nên tuy có nghiệp ác mà không rơi vào nẽo ác. Như có hai con cá cùng tham ăn mồi câu, một con không có sự khéo léo, vì mồi nhử mà nuốt lưỡi câu làm mất đi thân mạng; một con có sự khéo léo, dùng đuôi đánh vào mồi nhử mà đón lấy thức ăn, cho nên không mất đi thân mạng. Như vậy sự sinh và người Dự lưu, tuy cùng nhận lấy cảnh gây ra nghiệp bất thiện, mà các dị sinh không có trí của bậc Thánh, cho nên đối với sự thọ dụng không thấy lỗi lầm, sinh lòng say đắm vô cùng, đã chuốc lấy khổ đau nặng nề; những người Dự lưu bởi vì có trí của bậc Thánh, cho nên đối với sự thọ dụng thấy rõ những lỗi lầm, không say đắm quá mức, chỉ nhận lấy khổ đau nhẹ nhàng.

Có người nói: Dự lưu đầy đủ Chỉ-Quán, cho nên tuy có nghiệp ác mà không rơi vào nẽo ác. Như loài Cù-đà và quạ cùng ở trên mặt nước, cùng nhau ăn thịt xác chết, có người dùng mũi tên bắn vào, Cùđà không có cánh liền lặn vào trong nước, quạ có cánh cho nên lập tức bay đi. như vậy, dị sinh và người Dự lưu, tuy cùng nhận lấy cảnh gây ra nghiệp bất thiện, lúc bị mũi tên vô thường đã bắn trúng, dị sinh không có đôi cánh của Chỉ-quán, cho nên lập tức chìm vào trong dòng nước của nẽo ác; Dư lưu có đôi cánh của Chỉ-Quán, cho nên đã bay lên bầu trời cao của Niết-bàn chốn trời-người.

Có người nói: Người Dự lưu và người Nất lai, tâm điều hòa thuần thục, thuận với Niết-bàn, niềm tin được gieo trồng vững chắc, cội rễ của niềm tin ăn sâu, cho nên tuy có nghiệp ác mà không rơi vào nẽo ác. Ví như nghĩa của biển rộng truyền lệnh cho ác dòng sông: nay các ông đã có thể nhổ bật và di chuyển các cây cùng tập hợp ở chỗ Ta. Các dòng sông trả lời rằng: Những cây khác đều có thể di chuyển, chỉ trừ ra cây Dương liễu. Biển hỏi nguyên cớ điều ấy, các dòng sông lại nói: Cây Dương liễu có đủ hai đức không thể nào di chuyển được:

  1. Rễ cuộn tròn rất vững chắc.
  2. Mền mại uốn theo dòng chảy.

Giả sử sóng nước dâng cao cũng không có thể cuốn trôi được. Như vậy, nghĩa của nẻo ác truyền lệnh cho những dòng mê hoặc: Nay các ông có thể cuốn trôi những người hưởng thụ dục lạc cùng tập hợp vào chỗ ta. Những dòng mê hoặc trả lời rằng: Tất cả đều có thể cuốn trôi, chỉ trừ ra hai quả. Nẽo ác hỏi nguyên cớ điều ấy, những dòng mê hoặc lại nói: hai quả ấy có đủ hai đức không thể nào cuốn trôi được:

  1. Tín căn sâu dày vững chắc.
  2. Tâm hành điều hòa mềm mại.

Sóng nước của nước dâng cao cũng không có thể cuốn trôi được. Vì vậy người Dự lưu không rơi vào nẽo ác.

Như Đức Thế Tôn nói: “Đệ tử hàng Thánh của Ta nên tự mình ghi nhớ kỹ càng, đã không còn hố hầm hiểm ác của địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ….”.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định. Như Đức Thế Tôn nói: “Nếu có Tỳ kheo-Tỳ kheo ni…, có thể thuận theo quán sát thấy trogn thân mình, có bốn Chứng tịnh hiện rõ ở trước mắt, thì nên tự mình ghi nhớ kỹ càng, đã không còn hố hiểm ác của địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ”. Đức Thế Tôn lại nói: “Nếu có các đệ tử hàng Thánh đa văn, có thể thuận theo quán sát thấy trong thân mình, có bốn Chứng tịnh hiện rõ ở trước mắt, thì đệ tử hàng Thánh ấy nên ghi nhớ kỹ càng, đã không còn hố hầm hiểm ác của địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ”. Có người đối với điều này nghi ngờ những người Dự lưu, đối với sự việc chính mình không còn địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ, có trí Hiện lượng có thể biết chính xác chăng? Vì làm cho người ấy biết những người Dự lưu, đối với sự việc nói trước đây chỉ do Tỷ lượng chứ không phải là Hiện lượng mà biết, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Những người Dự lưu, vì có trí Hiện lượng có thể tự mình biết chính xác, đã không còn hố hầm hiểm ác của địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ, mà tự mình nghi nhớ chăng?

Đáp: Không thể nào.

Hỏi: Nếu như vậy thì họ làm thế nào biết được?

Đáp: Bởi vì tin vào lời Đức Phật nói. Nghĩa là Đức Thế Tôn nói: “Nếu có Tỳ kheo-Tỳ kheo ni…” như trước nói rộng ra. Đức Thế Tôn lại nói: “Nếu có các đệ tử hàng Thánh đa văn…” nói rộng ra cho đến “Đã không còn hố hầm hiểm ác của địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ”.

Hỏi: Trong này địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ đã thâu nhiếp nẽo ác, tại sao lại nói hố hầm hiểm ác?

Đáp: Trước mở rộng-sau tóm lược, trước riêng biệt-sau tổng quát, trước mở ra-sau hợp lại, không có lỗi nói trùng hợp.

Có người đưa ra cách nói này: Nói địa ngục là hiển bày về địa ngục, nói bàng sinh là hiển bày về bàng sinh, nói ngạ quỷ là hiển bày về ngạ quỷ; nói hố hầm hiểm ác là hiển bày về Phiến-trĩ-ca, Bán-trạch-ca, không có hình thể, hai hình thể, bởi vì loại ấy là hố hầm hiểm ác trong loài người.

Lại có người nói: Nói địa ngục… là hiển bày về địa ngục…, nói hố hầm hiểm ác là hiển bày về người tạo ra nghiệp vô gián, bởi vì loại ấy từ vô gián sinh ra thì chắc chắn rơi vào địa ngục.

Có Sư khác nói: Nói địa ngục… là hiển bày về địa ngục…, nói hố hầm hiểm ác là hiển bày về người đoạn mất căn thiện, bởi vì căn thiện ấy nếu không nối tiếp thì chắc chắn rơi vào địa ngục.

Có Sư khác nói: Nói địa ngục… là hiển bày về địa ngục…, nói hố hầm hiển ác là hiển bày về người không luật nghi, bởi vì loại ấy sẽ rơi vào các nẽo ác.

Hoặc có người nói: Nói địa ngục… là hiển bày về quả của nẽo ác, nói hố hầm hiểm ác là hiển bày về nhân hướng đến quả ấy. Như Đức Thế Tôn nói: “Tỳ kheo các thầy nếu thấy có người làm ba hành ác, thì nên biết là đã thấy nẽo ác của địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ”.

Có người khác lại nói: Nói địa ngục… là hiển bày về ba nẽo ác; nói hiểm ác là trở lại hiển bày về địa ngục, bởi vì trong địa ngục không có dị thục của thiện, cho nên không yên ổn; nói nẽo ác là hiển bày về ngạ quỷ, bởi vì loài ấy luôn luôn thiếu hụt vật dụng cung cấp mà hướng đến đều xấu ác; nói hố hầm là hiển bày về bàng sinh, bởi vì loài ấy lúc kiếp Thành thì sinh ra, lúc kiếp Hoại thì chết đi, khó có thể thoát ra khỏi.

Có Sư khác nói: Nói hiểm ác là hiển bày chung về ba nẽo ác, bởi vì ba nẽo ác vô cùng nguy hiểm; nói nẽo ác cũng hiển bày chung về ba nẽo ác, bởi vì nơi hướng đến ấy đều xấu xa dơ bẩn; nói hầm hố cũng hiển bày chung về ba nẽo ác, bởi vì thân tâm ở đó đều vô cùng thấp kém, ở trong pháp hèn hạ xấu xa giống như hầm phân.

Hỏi: Những chốn địa ngục có vô lượng loại dụng cụ khổ đau đang tồn tại, làm sao có thể nói là đã không còn địa ngục-bàng sinh-ngạ quỷ…?

Đáp: Bởi vì tất cả Thánh quả không sinh vào nơi ấy, lại không nhận lấy uẩn-xứ-giới của loài ấy, cho nên nói là đã hết chứ không phải là hoàn toàn làm cho dụng cụ khổ đau của nơi ấy cũng không còn, mới gọi là đã hết.

Hỏi: Cũng có những dị sinh không rơi vào nẽo ác, vì sao chỉ nói là Thánh giả đã không còn?

Đáp: Dị sinh không nhất định, hoặc là có người không rơi vào, cũng có người rơi vào, bởi vì không nhất định cho nên không nói là đã hết; tất cả Thánh giả quyết định không rơi vào nẽo ác, cho nên chỉ nói đến Thánh giả.

Hỏi: Nhưng người Dự lưu đối với nẽo trời-người cũng không còn

phần ít, vì sao chỉ nói đến không còn địa ngục…?

Đáp: Những người Dự lưu đối với nẽo trời-người có lúc sinh đếncó lúc không sinh đến, đối với nẽo địa ngục… thì quyết định không sinh vào, cho nên chỉ nói đến nẽo ấy.

Vả lại, người Dự lưu đã có được bốn trí, đó là trí thuộc về khổ-tậpdiệt-đạo, mà chưa có được Tận trí-vô sinh trí.

Hỏi: Vì sao lại soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định. Nghĩa là có người sinh tâm nghi ngờ: Những người Dư lưu ở trong nẽo ác đã hết, chỉ Tỷ lượng mà biết; đối với bốn Thánh đế cũng thuận theo Tỷ lượng mà biết chăng? Lại có người sinh tâm nghi ngờ: Những người Dự lưu đã đoạn phiền não do kiến mà đoạn và quả, lẽ ra cũng đã có được tận trí và Vô sinh trí chăng? Vì loại bỏ nghi ngờ ấy để hiển bày về người Dự lưu đã có được bốn trí, chưa có được Tận trí và Vô sinh trí, có được bốn trí cho nên ở trong bốn Đế dùng trí Hiện lượng mà chứng biết, chưa có được Tận trí-Vô sinh trí cho nên Tỷ lượng mà biết đã hết, vì vậy soạn ra phần luận này.

Hỏi: Vì sao Dự lưu chưa có được Tận trí và Vô sinh trí?

Đáp: Không còn tất cả sinh duyên, đoạn hết tất cả mê hoặc, làm xong tất cả mọi việc, mới phát khởi Tận trí và Vô sinh trí; không phải là người Dự lưu không còn tất cả sinh duyên, đoạn hết tất cả mê hoặc, làm xong tất cả mọi việc, vì thế cho nên chưa có được Tận trí và vô sinh trí.

Có Sư khác nói: Vĩnh viễn không còn tất cả cõi-nẽo-nơi sinh già bệnh chết, mới có thể chứng được Tận trí-Vô sinh trí; không phải là người Dự lưu vĩnh viễn không còn tất cả cõi-nẻo-nơi sinh và già bệnh chết, vì thế cho nên chưa có được Tận trí-Vô sinh trí.

Như Đức Thế Tôn nói: “Bởi vì Học tìm cách làm hại, Na-già quán xét tỉ mỉ trong bảy ngày sau gia tộc Kiều-tát-la chắc chắn sẽ bị tiêu diệt”.

Thế nào là Học tìm cách làm hại? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn phân biệt nghĩa lý trong kinh. Như trong Kinh nói: “Tỳ kheo nên biết! Bởi vì làm hại đồ chứa ẩm ướt, phá hoại uy thế của Thi-la, do Học tìm cách làm hại, Na-già quán xét tỉ mỉ trong bảy ngày sau gia tộc Kiều-tát-la chắc chắn sẽ bị tiêu diệt”.

Thế nào gọi là làm hại đồ chứa ẩm ướt? Đó là Tỳ-lô-trạch-ca làm chủ đất nước Kiều-tát-la, phóng túng-ngu si-điên cuồng làm hại những người dòng họ Thích. Những người dòng họ Thích này là bà con ruột thịt của mẹ ông ta, từ nhỏ đến nay thường xuyên cùng ăn chung một loại đồ dùng, thế gian nói đây là đồ chứa ẩm ướt. Đích thân kẻ ấy rời bỏ bà con ruột thịt này mà ra tay giết hại, làm hại đến đồ chứa ẩm ướt là bà con ruột thịt, cho nên nói là làm hại đồ chứa ẩm ướt.

Có người nói: Nên nói là bởi vì làm hại khuôn mặt sũng, nghĩa là những người dòng họ Thích rơi nước mắt cầu xin, không thương hại khuôn mặt ướt sũng mà ra tay giết hại hàng loạt.

Có người nói: Nên nói là bởi vì làm hại đôi mắt ướt đẫm, nghĩa là những người dòng họ Thích đau buồn rơi nước mắt, đôi mắt đẫm lệ mà không sinh lòng thương xót, trái lại còn làm hại mạng sống của họ. Bởi vì nghiệp này cho nên chắc chắn sẽ bọ tiêu diệt.

Thế nào gọi là phá hoại uy thế của Thi-la? Đó là bởi vì phá hoại giới vô lậu của thế tục. Học tìm cách làm hại, học nghĩa là quả Dự lưu và quả Nhất lai. Người ấy tìm cách làm hại, bởi vì tìm cách làm hại cho nên khiến dòng họ của vua ấy không bao lâu sẽ bị tiêu diệt.

Thế nào gọi là Na-già quán xét tỉ mỉ? Na-già ở đây nói là mắt A-la-hán, các A-la-hán quán xét tỉ mỉ biết rõ điều ấy. Hoặc là Bạc-giàphạm gọi là Đại Na-già, nghĩa là Phật Thế Tôn đang quán sát tỉ mỉ biết rõ, trong bảy ngày sau gia tộc Kiều-tát-la chắc chắn sẽ bị tiêu diệt. Bởi vì Học tìm cách làm hại, cho nên chủng tộc của Tỳ-lô-trạch-ca trong bảy ngày đều không còn.

Các Sư phương Tây đưa ra cách nói như vậy: “Do Học tìm cách làm hại, cho nên gia tộc Kiều-tát-la trong ngày thứ bảy chắc chắn sẽ bị tiêu diệt. Nay muốn phân biệt về nghĩa đã nói trong kinh ấy, cho nên soạn ra phần luận này”.

Hỏi: Thế nào là Học tìm cách làm hại?

Đáp: Bởi vì ba duyên, đó là hành động không đúng lúc-không đúng chỗ-không đúng đạo.

Hành động không đúng lúc, nghĩa là trong đêm vắng đi lang thang qua thôn xóm làng mạc, bị lính tuần tra chặn lại, bắt trói-xét hỏi, làm hại đủ cách.

Hành động không đúng chỗ, nghĩa là đi vào quán rượu-nhà dâm nữ-nhà vua chúa-sòng đánh bạc…, bị người giám sát bắt được, đánh đập tra hỏi, đủ loại khổ sở hết sức.

Hành động không đúng đạo, nghĩa là kinh doanh về nông nghiệp, vào đêm trăng sáng thì đi vào ruộng vườn giẫm đạp lúa mạ của người khác, bị người canh giữ bắt được, làm đủ mọi điều khổ sở. Bởi vì khổ đau bức bách, liền dấy lên nghĩ rằng: Sẽ làm cho người mẹ suy sụp đau thương vì mất đứa con yêu quý. Suy sụp đau thương nghĩa là chết đi, mẹ con chia lìa cho nên gọi là mẹ mất đứa con yêu quý.

Hỏi: Người Học có được luật nghi không tạo tác, vì sao lại dấy lên tìm cách làm hại như vậy?

Đáp: Lúc ấy do khổ đau bức bách liền đối với thân mình khởi lên ý niệm như vậy: Thà làm cho mẹ mình suy sụp đau thương vì mất đứa con yêu quý, chứ đừng để cho mình bị khổ đau này bức bách. Bởi vì không làm hại đối với thân khác, cho nên không có lỗi.

Có người nói: Đối với người khác cũng khởi lên ý niệm này, nhưng chỉ cần trách mắng chứ không cần làm hại. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì mếu người ấy biết rõ ràng do tìm cách làm hại như vậy, thậm chí tự mình giết một con kiến, giả sử cứu được mạng mình thì cũng không khởi lên tâm này, cho nên ý niệm này chỉ bọ trách mắng.

Hỏi: Học tìm cách làm hại này là chỉ dấy lên ý niệm, hay là cũng phát ra lời nói?

Đáp: Có người nói: Chỉ dấy lên ý niệm mà không phát ra lời nói. Có người nói: Phát ra lời nói cũng không có lỗi, bởi vì bị trách mắng chứ không phải là làm hại. Nguyên cớ thế nào? Bởi vì nếu người ấy biết rõ ràng do ngữ nghiệp này, thậm chí tự mình giết hại một con kiến, thì giả sử cứu được mạng mình hãy còn không khởi tâm, huống là dấy khởi ngữ nghiệp hay sao?

Hỏi: Nếu thành ấp… mà cha mẹ cư trú, thì người học ở trong đó khởi lên tìm cách làm hại hay không?

Đáp: Có người nói: Không dấy khởi. Có người nói: Cũng dấy khởi. Chỉ bị trách mắng, nói rộng ra như trước.

Lại như người Học đã lìa nhiễm dục, lúc bị người khác làm hại, từ chỗ lìa dục lui sụt dấy lên ý niệm này: Sẽ làm cho người mẹ suy sụp đau thương vì mất đứa con yêu quý.

Hỏi: Người ấy là lui sụt rồi phát ra lời nói trong tâm này, hay là lúc chưa lui sụt khởi lên tìm cách làm hại này? Nếu người ấy lui sụt rồi phát ra lời nói trong tâm này, thì không có uy lực mà dấy lên tìm cách làm hại, làm sao nhanh chóng thành tựu? Nếu lúc chưa lui sụt khởi lên tìm cách làm hại này, đã không có ham muốn xấu ác thì làm sao khởi lên lời nói trong tâm tìm cách làm hại này?

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Người ấy nhất định lui sụt rồi.

Hỏi: Đã không có uy lự thì làm sao nhanh chóng thành tựu? Đáp: Lúc chưa lìa dục thì uy lực yếu kém, khởi lên nhiều tâm niệm tìm cách làm hại mời thành; lúc đã lìa dục mà lui sụt thì đạo thù thắng còn thế mạnh, giúp cho tâm nguyện ấy tìm ách làm hại nhanh chóng thành tựu.

Có người đưa ra cách nói này: Người ấy ở phần vị chưa lui sụt, trời rồng thần quỷ tôn trọng đức hạnh luôn luôn ủng hộ, người ấy gặp phải duyên khổ sở mà lui sụt, thực hành tìm cách làm hại, trời rồng… giúp sức khiến cho sự việc chóng thành.

Hỏi: Lúc Bất hoàn lui sụt đã thực hành tìm cách làm hại, A-la-hán lui sụt cũng tìm cách làm hại chăng?

Đáp: Lúc Vô hôc lui sụt không thực hành tìm cách làm hại, do quả thù thắng tuy tạm thời lui sụt mà hành tướng-tạo nghiệp không giống như lúc Học lui sụt.

Hỏi: Vô học lui sụt rồi tìm cách làm hại hãy còn không có, huống là lúc chưa lui sụt mà có thể có tìm cách làm hại hay sao? Nếu như vậy thì trong Kinh nói nên hiểu thế nào? như nói: “Đức Phật Yết-lạc-ca-tônđà trách mắng Độ-sử-ma-la, ngay lập tức ma kia rơi vào địa ngục”.

Đáp: Chỉ là trách mắng chứ không cần phải làm hại, nhưng nghiệp ma kia không còn mà tự rơi vào địa ngục.

Từng nghe Đức Phật ấy dẫn theo một thị giả, tên gọi là Chí Viễn, đi vào thôn Sa-la khất thực theo thứ tự. Lúc ấy ma Đọ-sử hóa làm một thiếu niên, từ xa ném đá trúng vào thị giả, vỡ đầu chảy máu che kín mặt, đi theo sau Đức Phật. Lúc ấy Đức Phật xoay về bên phải giống như voi chúa, quay đầu lại nhìn thấy sự việc như vậy, trách mắng ma kia rằng: Sao ông không yên phận mà gây ra nghiệp ác này? Ma lúc ấy nghiệp không còn, liền rơi vào địa ngục. Vì vậy, chỉ trách mắng chứ không cần phải làm hại.

Hỏi: Những người Học tìm cách làm hại là chỉ tự mình, hay là cũng vì người khác?

Đáp: Có lúc cũng vì người khác.

Như xưa kia ở Ca-thấp-di-la này có Vương đô tên gọi Tí-la-tra, cách thành không xa có ngôi chùa, tên gọi là Thạch Nhai, trong chùa có Tỳ kheo là bậc A-la-hán, tự mình nhuộm cà-sa bên cạnh chùa. Trong thành có người mất một con bê, tìm kiếm hỏi han đến nơi này, từ xa hỏi Tỳ kheo thấy con bê hay không? Đáp rằng không thấy. Người ấy từ từ đi về phía trước, nghiệp lực của Tỳ kheo khiến cho người ấy trông thấy chiếc y tựa như da trâu, nước nhuộm như máu, thuốc nấu tựa như thịt, đồ đựng như đầu trâu. Thấy rồi kinh ngạc nhiên dữ mắng rằng: Này kẻ cướp, làm sao Tỳ kheo ăn trộm con bê của tôi mà lại giết thịt? Liền đánh đập một hồi, trói lại đưa đến chỗ nhà vua, nhà vua giao cho quan tư pháp giam vào lao ngục. Vì nghiệp lực ấy làm cho các học trò, tuy trải qua thời gian dài mà không có ai nhớ đến. Nghiệp ác hết rồi, các học trò của vị ấy đều sinh tâm nghĩ nhớ: Thầy mình ở đâu? Tìm kiếm hỏi thăm mới biết bị giam vào lao ngục, liền cùng nhau thưa trình nhà vua: Thầy chúng tôi không có tội bị giam oan uổng nhiều năm, mong nhà vua xem xét thả thầy chúng tôi ra! Nhà vua truyền cho quan tư pháp mau chóng thả ra. A-la-hán kia bị giam cầm qua thời gian dài, y ráchtóc dài không còn hình dáng của Sa môn. Quan tư pháp tuần tra xem xét không thấy Tỳ kheo, liền quay lại thưa với nhà vua: Không có loại tù này. Các học trò lại trình bày Thầy mình chắc chắn ở trong đó, bị giam nhiều năm mất đi hình tướng Sa môn, mong ở nơi giam cầm truyền lệnh tuyên bố rằng: Ai là Sa môn, nhà vua ban ân thả ra. Nhà vua như lời ấy, lập tức truyền lệnh tuyên bố. A-lla-hán kia đã hết nghiệp ác, vừa nghe tiếng gọi như tỉnh giấc mộng, dùng lực thần thông bay lên giữa hư không, giống như chim Nhạn chúa bay lượm giữa bầu trời. Nhà vua thấy vậy rồi ngã nhào bất tỉnh, lấy nước lạnh vẩy vào mặt lâu mới tỉnh lại, tự trách mình không biết gì mà giam cầm oan uổng Thánh giả, sẽ rơi vào nẽo ác không có hạn kỳ thoát ra, liền cùng với các quan ngước lên bầu trời lễ lạy nhận lỗi, chỉ mong Thánh giả xót thương tha thứ lầm lỗi của mình. Lúc ấy A-la-hán cúi xuống mà bảo rằng: Tôi không hề sinh lòng giận hờn đối với mọi người. Nhà vua thưa rằng: Nếu như vậy thì xin lòng thâu nhiếp tiếp nhận. Tôn giả thương tình hạ xuống Vương cung, vua và các quan vui mừng lễ lạy ca ngợi, cạo bỏ râu tóc cho A-la-hán và dâng cúng y mới, cùng với các học trò của vị ấy thiết lễ cúng dường, hương hoa trang nghiêm đi theo đưa đến chùa. Trong số học trò của vị ấy có nhiều Thánh giả, lúc ấy A-la-hán nhắc nhỉ mọi người mà nói: Bởi vì tai ương đời trước của ta mà bất ngờ gặp phải tù tội giam cầm, đừng dùng ác ý để nhìn Vương đô ấy! Lúc ấy có Sa di được quả Dự lưu, vị ấy ở xa không nghe lời dặn này, sau đó đi theo Tỳ kheo Vương đô, thấy nơi giam cầm Thầy mình, thầm khởi tâm làm hại: Đây là khu thành phi pháp giam cầm oan uổng Thầy mình, kéo dài qua nhiều năm, nhận chịu đủ mọi gian khổ, đau xót thay khổ sở hiểm ác, thật là khó chịu nổi! Lúc ấy có Phi nhân cung kính tin tưởng đối với Tam Bảo, biết ý niệm của Sa di, vào trong đêm này tuôn đất xuống đầy khu thành, tất cả ngập sâu trong núi đất.

Lại ngay ở nghiệp này, xưa có Vương đô tên gọi là Thiện Kiên, cách thành không xa có ngôi chùa tên gọi Chiến-chủ-ca, trong chùa có Tỳ kheo là bậc A-la-hán, nhập sâu vào Tĩnh lự, không đóng cánh cửa. Trong thành có người có cô vợ phản bội tìm đến chúa, thấy vị Tăng nhập định bèn trèo vào trốn dưới giường. Người chồng tìm theo sau đi vào chùa hỏi vị Tăng, vị Tăng không xem xét kỹ càng, đáp rằng không thấy. Người chồng liền tìm khắp nơi, bắt được cô vợ trốn dưới giường, người chồng mới giận dữ mắng rằng: Tỳ kheo kẻ cướp, tại sao Sa môn nhất định che giấu vợ tôi để thỏa sức tình tự? Thế là đánh đập-bắt trói đưa đến chỗ vua, vua giao cho quan tư pháp… Nói rộng ra như câu chuyện trước. Khác nhau so với trước là có người xuất gia muộn, chứng được quả Dự lư, mà thực hành tìm cách làm hại, Phi nhân châm lửa đốt cháy hết cả Vương đô.

Vì vậy biết rằng cũng có lúc vì người khác tìm cách làm hại.

Hỏi: Những người Học tìm cách làm hại, Thể ấy là gì?

Đáp: Sân tương ưng với Tư là Thể của tìm cách làm hại, pháp bên trong gọi là tìm cách làm hại, pháp bên ngoài gọi là ý giận dữ. Ý giận dữ của ngoại Tiên làm cho thôn xóm không còn thôn xóm, làm cho thành ấp không còn thành ấp, làm cho đất nghiệp không còn đất nước, vì vậy Tiên ấy phạm vào tội làm hại sinh mạng.

Hỏi: Vì sao cùng làm cho thôn xóm… tiêu diệt, mà ngoại Tiên mang lấy tội lỗi, bên trong thì không như vậy?

Đáp: bên ngoài không có Thánh đạo, bên trong có Thánh đạo; bên ngoài thiếu đi chỉ-quán, bên trong có đủ chỉ-quán; bên ngoài là làm hại, bên trong là trách mắng; bên ngoài cũng khởi lên gia hạnh, bên trong chỉ phát ra lời nói của tâm. Vì thế cho nên ngoại Tiên mang đầy tội lỗi, chứ không phải là nội Tiên.

Hỏi: Những người Học tìm cách làm hại, thì quả nhất định thành tựu chăng?

Đáp: Điều này không quyết định. Nếu các hữu tình tạo tác-tăng trưởng, dị thục của nghiệp có uy thế to lớn hiện rõ trước mắt thì quả không thành tựu.

Như xưa kia có một vị vua dòng bà-la-môn tên gọi Bổ-sa-hữu, căm ghét đố kỵ Phật pháp, đốt hết kinh điển, phá hoại tháp thờ, tiêu diệt chùa chiền, giết hại chúng Tỳ kheo. Ở trong một vùng sát biên giới của nước Ca-hấp-di-la, phá hủy năm trăm ngôi chùa, huống gì ở nơi khác? Ác ma được dịp thuận tiện khiến Cưu-bàn-trà, Dược-xoa quỷ thần ngấm ngầm giúp thêm uy thế, làm cho đi đến nơi nào thì không có ai có thề chống cự, dần dần tiêu diệt Phật pháp. Đến cây Bồ-đề, thần cây Bồ-đề tên gọi là Đế Ngữ, dấy lên ý niệm như vậy: Nay ông cua ác này thật là hết sức ngu si tàn bạo, sắp muốn hủy hoại nơi phá tan quân đội ác ma-thành tựu quả vị Diệu Giác của hằng hà sa số chư Phật Thế Tôn, liền tự mình hóa hiện làm thân người nữ xinh đẹp, đứng yên lặng trước mặt ông vua ấy. Ông vua kia trông thấy rồi liền sinh lòng tham đắm, thiện thần hộ pháp được dịp thuận lợi, lập tức giết chết ông vua và quân lính, cùng với quỷ thần-ác ma không có kẻ nào có thể thoát được. Lúc ấy trong Phật pháp có nhiều người Học, tuy dấy lên tìm cách làm hại nhưng không có một ai có thể thành tựu, bởi vì phước lực của Quốc Vương kia rất lớn.

Lại như xưa kia, vị vua Đạt-thứ-đà tiến vào nước Ca-thấp-di-la, hủy diệt Phật pháp, giết hại chúng Tỳ kheo, phá hoại tháp thờ, tiêu diệt chùa chiền, đốt hết kinh điển. Lúc bấy giờ trong nước ấy có nhiều Hiền Thánh, tuy khởi lên tìm cách làm hại mà cũng không có ai thành tựu, bởi vì phước lực của vua ác kia rất lớn.

Vì vậy cho nên nói: Nếu các hữu tình tạo tác-tăng trưởng, dị thục của nghiệp có uy thế to lớn hiện rõ trước mắt thì quả không thành tựu.

*******

 

Thế nào là Tỳ kheo giữ lại nhiều hành về Thọ (thọ lượng)? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì muốn phân biệt nghĩa lý trong Kinh. Như trong Kinh nói: “Lúc ấy Đức Thế Tôn giữ lại nhiều hành về mạng (mạng căn), xả bỏ nhiều hành về Thọ (thọ lượng)”. Lại muốn phân biệt về nghĩa trong Tỳnại-da. Như trong Tỳ-nại-da nói: “Đại Sinh hủ là đứng đầu năm trăm Tỳ kheo Ni, giữ lại nhiều hành về Mạng, xả bỏ nhiều hành về Thọ”. Kinh và Tỳ-nại-da tuy có nói ra điều này, nhưng chưa phân biệt về nhân duyên giữ lại-xả bỏ. Kinh ấy và Tỳ-nại-da là căn bản của phần luận này, điều ấy chưa nói thì nay cần phải nói đến, cho nên soạn ra phần luận này.

Vả lại, những người soạn luận đều là phân biệt về tự tướng-cọng tướng của các pháp vốn có, nay ở phần luận này cũng như vậy, cho nên không cần phải hỏi làm gì.

Hỏi: Thế nào là Tỳ kheo giữ lại nhiều hành về Thọ?

Đáp: Đó là A-la-hán thành tựu thần thông, tâm được tự tại, hoặc là đối với Tăng chúng, hoặc là nơi người khác, dùng y-dùng bát, hoặc là dùng các vật dụng bố thí tùy theo mạng duyên của một Sa môn, bố thí rồi phát nguyện lập tức tiền vào giới hạn của Tĩnh lự thứ tư, từ Định đứng dậy rồi tâm nghĩ-miệng nói: Các nghiệp của tôi có thể cảm đến dị thục giàu có, nguyện từ đây chuyển biến dẫn đến quả dị thục của Thọ. Lúc ấy người đó có thể dẫn đến nghiệp dị thục giàu có, thì chuyển biến có thể dẫn đến quả dị thục của Thọ.

Hỏi: Người ấy có duyên gì mà giữ lại nhiều ành về Thọ?

Đáp: Giữ lại nhiều hành về Thọ, tóm lược có hai duyên, đó là vì

lợi ích thêm cho người khác và trú trì Phật pháp.

Vì lợi ích thêm cho người khác, đó là dạy bảo đệ tử tu các quán hành, người ấy quán sát tỉ mỉ trú bằng tuổi thọ của mình, những học trò này đến được pháp thù thắng hay không? Giả sử tuổi thọ của mình không còn thì lại có ai khác, có thể khéo léo chỉ bày rõ ràng về đạo-phi đạo hay không? Nếu thấy không có năng lực thì giữ lại hành về thọ.

Vì trú trì Phật pháp, đó là quản lý việc làm tượng Phật-phòng Tăng…, người ấy quán sát kỹ càng trú bằng tuổi thọ của mình, quản lý những việc làm này có được hoàn thành hay không? Giả sử tuổi thọ của mình không còn, thì lại có phương tiện khéo léo nào khác có thể hoàn thành hay không? Nếu thấy không có năng lực thì giữ lại hành về Thọ.

Vả lại, người ấy quán sát thấy sẽ có Quốc Vương-Đại thần-Trưởng giả… muốn hủy diệt Phật pháp, liền quán sát kỹ càng trú bằng tuổi thọ của mình sẽ có phương tiện nào làm cho không hủy diệt chăng? Giả sử tuổi thọ của mình không còn, thì lại có phương tiện khéo léo nào khác có thể trú trì hay không? Nếu thấy không có năng lực thì giữ lại hành về Thọ.

Vì giữ lại hành về Thọ, cho nên dùng y bát… để bố thí cho Tăng và người khác, dựa vào trong Kinh nói, nghĩa là Đức Thế Tôn nói: “Nếu có thí chủ tự mình bố thí vật dụng cho người khác thì gọi là bố thí năm sự.

Từ đó lại sẽ có được quả của năm sự:

  1. Thọ.
  2. Sắc.
  3. Lực.
  4. Lạc.
  5. Biện”.

Người ấy quán sát kỹ càng là bố thí cho Tăng chúng sẽ có được quả to lớn, hay là bố thí cho người khác? Nếu thấy bố thí cho Tăng sẽ có được quả to lớn, thì bố thí cho Tăng, nếu bố thí cho người khác sẽ có được quả to lớn, thì bố thí cho người khác. Vì vậy đối với Tăng, hoặc là nơi người khác, dùng y dùng bát, hoặc là dùng các vật dụng bố thí tùy theo mạng duyên của một Sa môn, bố thí rồi phát nguyện lập tức tiến vào giới hạn của Tĩnh lự thứ tư, từ Định đứng dậy rồi tâm nghĩ-miệng nói: Các nghiệp của tôi có thể cảm đến dị thục giàu có, nguyện từ đây chuyển biến dẫn đến quả dị thục của Thọ. Lúc ấy người đó có thể dẫn đến nghiệp dị thục giàu có, thì chuyển biến có thể dẫn đến quả dị thục của Thọ.

Hỏi: Theo lý thì không có quả dị thục giàu có mà có thể trở thành quả dị thục của Thọ, vì sao lại nói nghiệp dị thục giàu có, thì chuyển biến về lực của nghiệp. Nghĩa là do bố thí và giới hạn của Định lực, chuyển biến nghiệp dị thục giàu có dẫn đến quả dị thục của Thọ, tuy cùng có thể chuyển biến mà người ấy vào lúc này không chú ý đến quả giàu có, bởi vì cầu mong về quả của Thọ.

Có Sư khác nói: Có nghiệp trước đó cảm đến quả dị thục của Thọ, nhưng mà có tai chương; nhờ vào hiện tại bố thí và giới hạn của Định lực, tai chướng ka diệt đi-dị thục của Thọ dấy khởi, tuy cùng có thể chuyển biến mà người ấy vào lúc này không chú ý đến quả giàu có, bởi vì cầu mong về quả của Thọ.

Có người đưa ra cách nói này: Có nghiệp trước đó dẫn đến quả dị thục của Thọ, nhưng mà không quyết định; nhờ vào hiện tại bố thí và giới hạn của Định lực, khiến cho dẫn đến nghiệp của Thọ quyết định mang lại quả.

Lại có người muốn làm cho nhờ vào bố thí và Định mà dẫn dắt chọn lấy dị thục của thọ còn lại ở đời trước, nghĩa là A-la-hán có dị thục của Thọ còn lại trong đời khác, nhờ vào hiện tại bố thí và giới hạn của Định lực dẫn dắt khiến cho hiện rõ trước mắt, Định lực không thể nghĩ bàn khiến cho đoạn dứt đã lâu mà nối tiếp trở lại.

Hỏi: Giữ lại hành về Thọ, đích thực do pháp nào dẫn dắt, là do lực của bố thí, hay là lực của Định? Nếu do lực của bố thí thì không cần phải nhập Định, nếu do lực của Định thì không cần phải thực hành bố thí?

Đáp: Có người nói do bố thí; có người nói do Định. Nói như vậy thì cùng do cả hai loại, tuy thực hành nhiều về bố thí nhưng nếu không nhập Định thì điều ấy rốt cuộc không có thể dẫn đến quả của Thọ, tuy luôn luôn nhập Định nhưng nếu không được hành bố thí thì điều ấy rốt cuộc không có thể dẫn đến quả của Thọ. Nhưng lực của bố thí có thể dẫn dắt, lực của Định khiến cho quyết định, vì vậy cho nên nói cùng do cả hai loại.

Hỏi: Thế nào là Tỳ kheo xả bỏ nhiều hành về Thọ?

Đáp: Đó là A-la-hán thành tựu thần thông, tâm được tự tại, bố thí như trước, bố thí rồi phát nguyện lập tức tiến vào giới hạn của Tĩnh lự thứ tư, từ Định đứng dậy rồi tâm nghĩ-miệng nói: Các nghiệp của tôi có thể cảm đến dị thục của Thọ, nguyện từ đây chuyển biến dẫn đến quả dị thục giàu có. Lúc ấy người đó có thể dẫn đến nghiệp dị thục của Thọ, thì chuyển biến có thể dẫn đến quả dị thục giàu có.

Hỏi: Người ấy có duyên gì mà xả bỏ nhiều hành về Thọ?

Đáp: Bởi vì lợi mình và lợi người đều đến chỗ cuối cùng, đã có được Tận trí cho nên gọi là lợi mình đến chỗ cuối cùng; đối với sự việc lợi người, nếu có lực có thể thành tựu sự việc này rồi thì trở về với Viên tịch (nhập Niết-bàn), nếu không có năng lực thì cũng gọi là đến chỗ cuối cùng.

Có người đưa ra cách nói này: Người ấy chán ngán thân mình giống như đồ chứa chất độc, cho nên mong mỏi xả bỏ. Như có tụng nói:

“Phạm hạnh tốt đẹp đã thành lập, Thánh đạo đã khéo léo tu tập,

Thọ mạng không còn thì hoan hỷ, giống như bỏ đồ chứa chất độc”.

Vì xả bỏ hành về Thọ, cho nên dùng y bát… để bố thí cho Tăng và người khác, dựa vào trong Kinh nói, nghĩa là Đức Thế Tôn nói: “Những việc làm về nghiệp phước, tóm lược có ba loại:

  1. Việc làm của nghiệp phước thuộc về tánh Thí.
  2. Việc làm của nghiệp phước thuộc về tánh Giới.
  3. Việc làm của nghiệp phước thuộc về tánh Tu.

Đối với việc làm thuộc về tánh Thí, hoặc là thói quen-hoặc là tu tập, hoặc là đã làm nhiều, cảm đến quả rất giàu có…” Người ấy quán sát kỹ càng là bố thí cho Tăng chúng sẽ có được quả to lớn, hay là bố thí cho người khác? Nếu thấy bố thí cho Tăng sẽ có được quả to lớn thì bố thí cho Tăng, nếu bố thí cho người khác sẽ có được quả to lớn thì bố thí cho người khác. Vì vậy đối với Tăng chúng, hoặc là nơi người khác, dùng y-dùng bát, hoặc là dùng các vật dụng bố thí tùy theo mạng duyên của một Sa môn, bố thí rồi phát nguyện lập tức tiến vào giới hạn của Tĩnh lự thứ tư, từ Định đứng dậy rồi tâm nghĩ-miệng nói: Các nghiệp của tôi có thể cảm đến dị thục của Thọ, nguyện từ đây chuyển biến dẫn đến quả dị thục giàu có. Lúc ấy người đó có thể dẫn đến nghiệp dị thục của Thọ, thì chuyển biến có thể dẫn đến quả dị thục giàu có.

Hỏi: Theo lý thì không có quả dị thục của Thọ mà có thể trở thành quả dị thục giàu có, vì sao lại nói nghiệp dị thục của Thọ, thì chuyển biến có thể dẫn đến quả dị thục giàu có? Đáp: Không có chuyển biến về Thể của quả, mà có chuyển biến về lực của nghiệp. Nghĩa là do bố thí và giới hạn của Định lực, chuyển biến nghiệp dị thục của Thọ dẫn đến quả dị thục giàu có, tuy cùng có thể chuyển biến mà người ấy vào lúc này không chú ý đến quả của Thọ, bởi vì mong mỏi về quả giàu có.

Có Sư khác nói: Có nghiệp trước đó cảm đến quả dị thục giàu có, nhưng mà có hai chướng; nhờ vào hiện tại bố thí và giới hạn của Định lực, tai chướng kia diệt đi-dị thục giàu có dấy khởi, tuy cùng có thể chuyển biến mà người ấy vào lúc này không chú ý đến quả của Thọ, bởi vì mong mỏi về quả giàu có.

Có người đưa ra cách nói này: Có nghiệp trước đó dẫn đến quả dị thục giàu có, nhưng mà không quyết định; nhờ vào hiện tại bố thí và giới hạn của Định lực, khiến cho dẫn đến nghiệp giàu có quyết định mang lại quả.

Lại có người nói: Có nghiệp trước đó dẫn đến quả dị thục giàu có, nhưng thô mà không phải là diệu; nhờ vào hiện tại bố thí và giới hạn của Định lực, khiến cho cảm nghiệp thô chuyển biến dẫn đến quả diệu. Nghĩa là nghiệp ấy trước kia dẫn đến quả thô trong thời gian dài, nay nhờ vào lực của bố thí-Định và cầu nguyện, khiến cho nước ấy chuyển biến dẫn đến quả diệu bây giờ.

Lại có người muốn làm cho nhờ vào bố thí và Định mà dẫn dắt chọn lấy dị thục giàu có sót lại của đời trước, nghĩa là A-la-hán có dị thục giàu có sót lại trong đời khác, nhờ vào hiện tại bố thí và giới hạn của Định lực dẫn dắt khiến cho hiện rõ trước mắt, Định lực không thể nghĩ bàn khiến cho đoạn dứt đã lâu mà nối tiếp trở lại.

Hỏi: Dị thục giàu có này, đích thực do pháp nào dẫn dắt, là do lực của bố thí, hay là lực của Định? Nếu do lực của bố thí thì không cần phải nhập Định, nếu do lực của Định thì không cần phải thưc hành bố thí?

Đáp: Có người nói do bố thí; có người nói do Định. Nói như vậy thì cùng do cả hai loại, tuy thực hành nhiều về bố thí nhưng nếu không nhập Định thì điều ấy rốt cuộc không có thể dẫn đến giả giàu có, tuy thường xuyên nhập định nhưng nếu không thực hành bố thí thì điều ấy rốt cuộc không có thể dẫn đến quả giàu có. Nhưng lực của bố thí có thể dẫn dắt, lực của Định khiến cho quyết định, vì vậy cho nên nói cùng do cả hai loại.

Hỏi: Nếu quả về Thọ-quả về giàu có của các hữu tình không quyết định thì có thể có sự giữ lại và xả bỏ, nếu cùng quyết định thì giữ lại và xả bỏ nhu thế nào?

Đáp: Chỉ đưa ra phạm vi hạn định chứ không có sự giữ lại và xả bỏ; ví như thầy thuốc giỏi đã ghi nhận phạm vi hạn định thì không có ai có thể vượt quá, ở đây cũng thuận theo như vậy.

Tôn giả Diệu Âm đưa ra cách nó như vậy: “A-la-hán ấy do khởi lên giới hạn của Định lực thứ tư, dẫn dắt Đại chủng của cõi Sắc khiến cho hiện tiền trong thân, mà Đại chủng ấy có lúc hành thuận cõi Thọ, có lúc hành trái với Thọ, vì nhân duyên này cho nên hoặc là giữ lại-hoặc là xả bỏ”.

Có người đưa ra cách nói này: A-la-hán ấy do lực của Tam-ma-địa tự tại này, chuyển bỏ Đại chủng của các căn đã sinh ra do nghiệp đời trước từng có tồn tại qua thời gian, dẫn đến Đại chủng của các căn đã sinh ra do Định lực chưa từng tồn tại qua thời gian.

Cách nói ấy không đúng, bởi vì Mạng căn có riêng chứ không phải là căn lấy Đại chủng làm tự tánh.

Hỏi: Trong Kinh nói Đức Thế Tôn giữ lại nhiều hành về Mạng, xả bỏ nhiều hành về Thọ, nghĩa ấy như thế nào?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Chư Phật Thế Tôn xả bỏ Thọ thuộc phần thứ ba. Có người đưa ra cách nói này: Chư Phật Thế Tôn xả bỏ Thọ thuộc phần thứ năm.

Nếu nói chư Phật xả bỏ Thọ thuộc phần thứ ba, thì đó là nói đến thọ lượng của Đức Thích-ca Mâu-ni Thế Tôn lẽ ra trú đến một trăm hai mươi tuổi, mà xả bỏ bốn mươi năm sau, chỉ nhận lấy tám mươi năm.

Hỏi: Lúc Đức Phật xuất thế, người ở châu này sống thọ không quá trăm tuổi, tại sao Đức Thích-ca Mâu-ni Thế Tôn có tuổi thọ một trăm hai mươi năm?

Đáp: Như sắc tướng-năng lực-dòng họ-giàu sang-đồ chúng-trí tuệ nhận biết của Đức Phật hơn hẳn mọi hữ tình, cho nên thọ lượng cũng thuận theo vượt quá mọi người.

Nếu nói chư Phật xả bỏ Thọ thuộc phần thứ năm, thì đó là nói đến thọ lượng đã cảm lấy của Đức Thích-ca Mâu Ni Thế Tôn lẽ ra trú đến một trăm tuổi, mà xả bỏ hai mươi năm sau, chỉ nhận lấy tám mươi năm.

Hỏi: Sắc tướng-năng lực-dòng họ-giàu sang-đồ chúng-trí tuệ nhận biết của chư Phật hơn hẳn mọi hữu tình, tại sao thọ lượng cùng với mọi người như nhau?

Đáp: Bởi vì sinh vào thời gian thuộc về thọ lương như vậy. Vì thế trogn Kinh nói xả bò hành về Thọ, nghĩa là xả bỏ bốn mươi năm, hoặc là hai mươi năm; giữ lại hành về Mạng, nghĩa là giữ lại ba tháng.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn giữ lại-xả bỏ hành về Mạng-hành về Thọ như vậy chứ không tăng giảm?

Đáp: Bởi vì sự nghiệp của chư Phật tốt đẹp đến cuối cùng, đến lúc như vậy thì sự nghiệp của chư Phật đạt được tốt đẹp hoàn toàn trọn vẹn, cho nên không tăng giảm.

Có người nói: Pháp vốn như vậy, chư Phật Thế Tôn chỉ xả bỏ-chỉ giữ lại Thọ-mạng như vậy.

Có người nói: Muốn hiển bày về chư Phật Thế Tôn không tham thọ-Mạng cho nên có thể xả bỏ sớm, các hữu tình vì tham Thọ-mạng cho nên không có thể xả bỏ. Thường xuyên mong cầu nhập Niết-bàn, đừng có sinh tâm nghi ngờ; Đức Phật cũng như vậy, cho nên xả bỏ hành về Thọ, hiển bày khác với hữu tình, sự nghiệp giáo hóa chưa trọn vẹn mà còn giữ lại ba tháng.

Có người nói: Muốn hiển bày về chư Phật Thế Tôn khéo an trú trong Thánh đạo, cho nên xả bỏ hành về Thọ, nghĩa là như Đức Thế Tôn đối với quả báo vốn có sinh lòng hoan hỷ dầy đủ hết sức, đối với Thọ cũng như vậy.

Có người nói: Đức Thế Tôn tránh giai đoạn già yếu cho nên rời bỏ hành về Thọ, bởi vì sự nghiệp giáo hóa hữu tình chưa trọn vẹn, cho nên còn giữ lại ba tháng. Như Ô-đà-di vào một lần xoa bóp thân thể cho Đức Phật, thấy tướng khác thường mà thưa với Đức Phật rằng: Bây giờ thân thể của Đức Thế Tôn từ từ dãn ra, các căn thay đổi, dung mạo khác với bình thường, giai đoạn này hãy còn như vậy, huống là vượt quá tám mươi tuổi hay sao? Vì vậy tránh sự già yếu cho nên xả bỏ nhiều hành về Thọ.

Có người nói: Muốn Đức Thế Tôn nói: “Ta khéo tu tập thức hành bốn Thần túc, cho nên muốn trú trong một kiếp, hoặc là hơn một kiếp, như ý đều có thể trú tự nhiên”.

Có người nói: Muốn hiển bày chư Phật Thế Tôn có năng lực làm cho các ma phải khuất phục mà giữ lại và xả bỏ Thọ-mạng. Nghĩa là lúc chứng Vô thượng Diệu giác Bồ-đề đã làm cho hai loại ma phải hàng phục, đó là ma trời và ma phiền não; lúc này sắp chứng nhập cảnh giới niết-bàn lại làm cho hai loại ma phải hàng phục, đó là ma Uẩn và ma chết. Buộc ma Uẩn phải hàng phục cho nên xả bỏ nhiều hành về Thọ, buộc ma chết phải hàng phục cho nên giữ lại nhiều hành về Mạng.

Hỏi: Hành về Mạng và hành về Thọ có gì sai biệt?

Đáp: Có người nói: Không có sai biệt gì. Như luận Phẩm Loại Túc nói: “Thế nào là Mạng căn? Đó là Thọ thuộc ba cõi”.

Có người nói: Hai loại này cũng có sai biệt, đó là tên gọi đã có sai biệt, bởi vì gọi là hành về Mạng, gọi là hành về Thọ.

Có người nói: Do hành này mà sống, cho nên gọi là hành về Mạng; do hành này mà chết, cho nên gọi là hành về Thọ.

Có người nói: Đã giữ lại gọi là hành về Mạng, đã xả bỏ gọi là hành về Thọ.

Có người nói: Có thể sinh ra pháp, gọi là hành về Mạng; không thể sinh ra pháp, gọi là hành về Thọ.

Có người nói: Trú trong thời gian ngắn gọi là hành về Mạng, trú trong một thời kỳ gọi là hành về Thọ.

Có người nói: Đồng phần gọi là hành về mạng, Bỉ đồng phần gọi là hành về Thọ.

Có người nói: Quả của tu gọi là hành về Mạng, quả của nghiệp gọi là hành về Thọ.

Có người nói: Quả của nghiệp vô lậu gọi là hành về Mạng, quả của nghiệp hữu lậu gọi là hành về Thọ.

Có người nói: Quả của Minh gọi là hành về Mạng, quả của Vô minh gọi là hành về Thọ.

Có người nói: Quả của nghiệp mới gọi là hành về Mạng, quả ủa nghiệp cũ gọi là hành về Thọ.

Có người nói: Quả của nghiệp mang lại quả gọi là hành về Mạng, quả của nghiệp không mang lại quả gọi là hành về Thọ.

Có người nói: Quả của nghiệp gần gọi là hành về Mạng, quả của nghiệp xa gọi là hành về Thọ.

Tôn giả Diêu Âm đưa ra cách nói như vậy: “Quả của nghiệp thuận theo pháp hiện tại nhận lấy gọi là hành về Mạng, quả của nghiệp thuận theo đời kế tiếp nhận lấy-thuận theo đời kế tiếp thứ hai nhận lấy-thuận theo không nhất định nhận lấy gọi là hành về Thọ”.

Đó gọi là sự sai biệt giữa hành về Mạng và hành về Thọ.

Hỏi: Nói nhiều hành là có nghĩa gì?

Đáp: Nói về nhiều là hiển bày rõ ràng sự giữ lại-sự xả bỏ không phải là một sát-na, nói về hành là hiển bày rõ ràng giữ lại-sự xả bỏ là pháp vô thường.

Hỏi: Nơi nào giữ lại và xả bỏ hành về Mạng-hành về Thọ?

Đáp: Ở cõi Dục chứ không phải là cõi khác, ở loài người chứ không phải là loài khác, ở ba châu chứ không phải là Bắc châu.

Hỏi: Ai có thể giữ lại và xả bỏ hành về Mạng-hành về Thọ?

Đáp: Là Thánh giả chứ không phải là dị sinh, là Vô học chứ không phải là Hữu học, là bất thời giải thoát chứ không phải là Thời giải thoát, cũng là nam cũng là nữ.

Thế nào là tâm cuồng loạn? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì giải thích về nghĩa trong Kinh, trong Tỳ-nại-da. Như trong Kinh nói: “Bà-la-môn nữ Bà-tư-sắt-trĩ vì mất sáu người con, tâm phát cuồng loạn, thân hình trần truồng chạy khắp nơi, trông thấy Đức Thế Tôn rồi trở lại có được tâm ba đầu”. trong Tỳ-nại-da nói: “Thấtlợi-phiệt-sa vì tâm cuồng loạn, thực hành rất nhiều chủng loại không phải là pháp của a môn, không thuận với pháp hành”. Trong Tỳ-nạida lại đưa ra cách nói này: “Do nhận chịu đau khổ làm cho bức bách, hoặc là tâm cuồng loạn, và giai đoạn bắt đầu của nghiệp, đều không có pham lỗi”. Kinh và Tỳ-nại-da tuy nói ra điều này, mà không giải thích rộng ra, nay vì giải thích mở rộng về điều ấy, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Thế nào là tâm cuồng loạn?

Đáp: Đó là do thế lực của bốn duyên đã bức bách làm cho tâm cuồng loạn.

1. Do loài Phi nhân hiện ra cảnh tượng-sắc tướng xấu ác, gặp rồi kinh sợ làm cho tâm cuồng loạn. Nghĩa là có loài Phi nhân biến hóa làm thành sắc tướng đáng sợ như voi-ngựa-lạc đà-trâu-dê…, hiện rõ ra trước mặt người ấy làm cho tâm trở nên cuồng loạn.

Hỏi: Người ấy không hề thấy voi ngựa… chăng, tại sao lúc này trông thấy liền sinh tâm kinh sợ?

Đáp: Người ấy tuy đã từng trông thấy, mà bây giờ không phải lúckhông đúng chỗ-không hợp đạo, bỗng nhiên trông thấy cho nên Kinh sợ.

Nói là không phải lúc, nghĩa là vào ban đêm trông thấy voi ngựa… liền dấy lên ý nghĩ này: Tại sao lúc này có voi ngựa… đi đến chỗ mình, nhất định là loài Phi nhân xuất hiện để bức bách làm hại lẫn nhau? Vì vậy mà kinh sợ làm cho tâm cuồng loạn.

Nói là không đúng chỗ, nghĩa là ở những nơi nhà cao cửa rộngphòng ốc kín đáo… mà lại trông thấy voi ngựa…, liền dấy lên ý nghĩ này: Vì sao ở chỗ này lại có voi ngựa… hiện rõ ra trước mắt mình, nhất định là loài Phi nhân xuất hiện để bức bách làm hại lẫn nhau? Vì vậy mà kinh sợ làm cho tâm cuồng loạn.

Nói là không hợp đạo, nghĩa là ở giữa bãi tha ma không phải là đường sá đi lại của voi ngựa… đã từng đi, trông thấy voi ngựa… liền dấy lên ý nghĩ này: Vì sao ở chỗ này lại có voi ngựa…, nhất định là loài Phi nhân xuất hiện để bức bách làm hại lẫn nhau? Vì vậy mà Kinh sợ làm cho tâm cuồng loạn.

2. Do loài Phi nhân tức giận đánh vào thân thể, bị bức bách vì nhận chụi đau khổ làm cho tâm cuồng loạn. Nghĩa là ở nơi chốn mà Đại chúng đi lại-cư trú, vì tâm khinh mạn mà tùy tiện phóng uế; hoặc ở trong tinh xá của chư Phật-Độc giác-Thanh văn…, làm những việc làm bất tịnh khiến cho thiện thần tức giận đánh vào thân thể, người có thân thể mong manh nhỏ bé như hạt cải, nếu lúc đánh vào thì làm cho tâm trở nên cuồng loạn.

3. Do Đại chủng trái ngược nhau làm cho tâm cuồng loạn. Nghĩa là có người lúc ăn nhiều hồ tiêu-mè-hành-hẹ…, phát ra các triệu chứng nóng-lạnh…, Đại chủng trái ngược nhau làm cho tâm cuồng loạn.

4. Do dị thục nghiệp trước kia làm cho tâm cuồng loạn. Nghĩa là có người lúc trước vui mừng nhảy nhót, loan truyền sự việc kinh sợ làm cho người khác buồn lo phiền muộn, hoặc làm ra hầm hố gài bẫy để chúng sinh rơi xuống, hoặc châm lửa đốt cháy núi đồi cây cỏ, hoặc dùng sức mạnh ép buộc người khác uống rượu, hoặc dùng suy nghĩ trái ngược để giải thích kinh điển…, những nghiệp như vậy làm cho tâm cuồng loạn. Nhưng trạng thái cuồng loạn này không phải là quả dị thục, chỉ từ dị thục của nghiệp ác mà sinh ra, bởi vì nghiệp ác không dẫn đến dị thục của ý địa.

Có người nói: Cuồng loạn do năm loại duyên cớ, bốn loại trước giống như trước; loại thứ năm là do buồn phiền lo lắng, nghĩa là bởi vì mất đi con cái yêu quý của mình…., buồn phiền chất chứa quấn chặt tâm tư làm cho phát sinh cuồng loạn.

Hỏi: Tâm cuồng loạn này có ở nơi nào?

Đáp: Có ở cõi Dục chứ không phải là cõi Sắc-Vô sắc, nhưng mà địa ngục không có, bởi vì tâm thường xuyên hỗn loạn. Tâm cuồng loạn, nghĩa là có lúc chứ không phải là luôn luôn có, quỷ và bàng sinh có tâm cuồng loạn, trời và người cũng có, trừ ra Bắc Câu-lô-châu, bởi vì ở châu đó không có quả tăng thượng của nghiệp tội.

Hỏi: Tâm cuồng loạn này ai có-ai không?

Đáp: Thánh giả và dị sinh đều có thể là có. Thánh bao gồm các Thánh, chỉ trừ ra chư Phật, Phật không có loạn tâm, không có âm thanh hư hoại, không có đoạn dứt mạt-ma, không có dần dần xả mạng. Dị sinh loạn tâm do có đủ năm duyên, Thánh giả chỉ do Đại chủng trái ngược nhau, bậc Thánh không có kinh sợ, bởi vì vượt lên trên năm sự sợ hãi; không bị loài Phi nhân đánh, bởi vì không làm điều dơ bẩn; cũng không có dị thục của nghiệp ác đời trước, bởi vì nghiệp quyết định cho nên cần phải nhận chịu trước rồi mới tiến vào phần vị bậc Thánh; nghiệp không quyết định, do lực của Thánh đạo đã chuyển đổi diệt đi; cũng không có buồn phiền lo lắng, bởi vì chứng được pháp tánh.

Có người nói: Thánh giả rối loạn bởi vì hai duyên, đó là Đại chủng trái ngược nhau, và bị loài Phi nhân đánh.

Hỏi: Thánh giả đã có được luật nghi không tạo tác, nhất định không có làm điều dơ bẩn thì loài Phi nhân sao tức giận?

Đáp: Người tin Phật pháp thì cung kính tôn trọng các Thánh, hoàn toàn không làm não hại; có người không tin thì ganh ghét các Thánh, chờ dịp thuận tiện để làm não hại. Vì vậy bậc Thánh cũng bị loại Phi nhân đánh.

Hỏi: Trú trong những tâm nào thì có thể phát sinh cuồng loạn?

Đáp: Trú trong hữu lậu chứ không phải là vô lậu, trú trong ý thức chứ không phải là năm thức.

Hỏi: Nếu như vậy thì vì sao thấy hai vầng trăng…?

Đáp: Những loại này đều là do ý thức phân biệt chứ không phải là trong năm thức có sự hiểu biết hỗn loạn này.

Hỏi: Vì tâm chưa cuồng mà nói là có cuồng loạn, hay vì tâm đã cuồng mà nói là có cuồng loạn?

Đáp: Không phải là tâm chưa cuồng mà nói là có cuồng loạn, cũng không phải là tâm đã cuồng mà nói là có cuồng loạn. Nhưng tâm có cuồng loạn, tâm không có cuồng loạn, ở đời vị lai nếu gặp phải duyên cuồng loạn, thì tâm không cuồng diệt đi, tâm có cuồng dấy khởi; nếu gặp được duyên không cuồng loạn, thì tâm có cuồng diệt đi, tâm không cuồng dấy khởi.

Hỏi: Nếu tâm cuồng loạn thì cũng tán loạn chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt:

1. Có tâm cuồng loạn mà không phải là tán loạn, đó là người cuồng không có tâm nhiễm ô.

2. Có tâm tán loạn mà không phải là cuồng loạn, đó là người không cuồng có tâm nhiễm ô.

3. Có tâm cuồng loạn mà cũng tán loạn, đó là người cuồng có tâm nhiễm ô.

4. Có tâm không phải là cuồng loạn mà cũng không phải là tán loạn, đó là người không cuồng-không có tâm nhiễm ô hiện rõ trước mắt.

Hỏi: Pháp nào tương ưng với triền đều là bất thiện chăng?

Đáp: Đó là Vô tàm-Vô quý.

Hỏi: Triền có mười loại, vì sao chỉ nói đến Vô tàm-Vô quý?

Đáp: Là ý của người soạn luận muốn như vậy, cho đến nói rộng ra.

Có người nói: Hai loại này chỉ là bất thiện, cũng đi cùng với tất cả

các tâm bất thiện. Phẫn-phú-tham-tật tuy chỉ là bất thiện mà không phải là đi cùng với tất cả các tâm bất thiện. Hôn trầm-trạo cử tuy đi cùng với tất cả các tâm bất thiện, nhưng không phải là chỉ riêng bất thiện, bởi vì gồm tánh bất thiện-vô ký. Thụy miên-ác tác không phải là chỉ riêng bất thiện, cũng không phải là đi cùng với tất cả các tâm bất thiện, bởi vì thụy miên bao gồm ba tánh, ác tác bao gồm hai tánh. Giác-Vô hối-ác tâm, hai loại này không hiện hành. Trong các tâm bất thiện đều có vô tàm-vô quý, các pháp vô tàm-vô quý đều đi cùng tâm bất thiện, không tách rời lẫn nhau, vì vậy chỉ nói đến hai loại đó.

Trong này cũng nên hỏi: Pháp nào tương ưng với thiện đều là thiện chăng?

Đáp: Đó là Tàm-Quý, bởi vì Tàm-Quý cùng với tâm thiện lại tùy theo với nhau, không tách rời nhau. Nhưng mà không nói đến, bởi vì không phải là riêng hai loại này chỉ thuộc về tánh thiện, mà còn phủ khắp các tâm thiện.

Lời Phật dạy là thế nào? cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì ngăn chặn đối với không phải là lời Phật dạy khởi lên tưởng là lời Phật dạy. Như bây giờ có người nói: Tôi nói lời Phật dạy, tôi nghe lời Phật dạy. Người ấy ở trong chỗ không phải là lời Phật dạy khởi lên tưởng là lời Phật dạy. Bởi vì cần phải ngăn chặn ý tưởng như vậy, và vì hiển bày rõ ràng điều gì Đức Phật nói ra là thật sự lời Đức Phật dạy, những điều người khác đã nói thì không phải là thật sự lời Đức Phật dạy, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Lúc này tại sao lại có người đưa ra cách nói này: Tôi nói lời Phật dạy, tôi nghe lời Phật dạy?

Đáp: Người ấy dựa vào căn bản cho nên đưa ra cách nói này. Nghĩa là nay đã nói đến các pháp nhiễm ô-thanh tịnh-ràng buộc-giải thoát, sinh tử, Niết-bàn, nhân quả…, căn bản đều là do Đức Phật đã nói ra.

Có người nói: Người ấy dựa vào tương tự mà nói, nghĩa là Đức Phật trước kia dựa vào thứ tự Danh-Cú-Văn thân như vậy để diễn thuyết cho người khác, nay cũng vẫn dựa vào thứ tự Danh-văn-cú thân như vậy mà tuyên thuyết.

Có người nói: Người ấy dựa vào tùy thuận mà nói, nghĩa là Đức Phật trước kia dựa vào Danh-Cú-Văn thân tùy thuận như vậy để diễn thuyết cho người khác, nay cũng vẫn dựa vào Danh-Cú-Văn thân tùy thuận như vậy mà tuyên thuyết.

Có người nói: Người ấy dựa vào nơi giải quyết sự việc giống nhau cho nên đưa ra cách nói này. Nghĩa là như gần bên cạnh Đức Phật nghe về pháp quan trọng, tiến vào Thánh vị-đạt được quả-lìa nhiễm-hết lậu, nghe bây giờ đã nói cũng giải quyết về sự việc ấy.

Hỏi: Lời Phật dạy là thế nào? đáp: nghĩa là ngôn ngữ-văn từ bình luận-ngữ âm-ngữ lộ-ngữ nghiệp-ngữ biểu của Đức Phật, đó gọi là lời Phật dạy.

Hỏi: Vì sao lời Phật dạy chỉ là ngữ Biểu chứ không phải là Vô biểu?

Đáp: Phát sinh Chánh giải của người khác, cho nên gọi là lời Phật dạy. Bởi vì Chánh giải của người khác phát sinh, chỉ nhờ vào Biểu nghiệp chứ không phải là Vô biểu.

Có người nói: Lời Phật dạy cho nhĩ thức mà đạt được, không phải là nghiệp vô biểu; có thể đạt được nhĩ thức, cho nên không phải là lời Phật dạy.

Có người nói: Lời Phật dạy do hai thức mà đạt được, các nghiệp Vô biểu chỉ có một thức đạt được, cho nên không phải là lời Phật dạy.

Có người nói: Đức Thế Tôn trải qua ba Vô số kiếp luôn luôn chịu khó khổ hạnh cầu mong ngữ Biểu của Phật, nay được thành tựu đầy đủ, không phải là Vô biểu. Nghĩa là Đức Phật Thế Tôn xưa kia ở nơi vô lượng các bậc Chánh đẳng Giác, luôn luôn chịu khó khổ hạnh cầu mong trí Vô thượng, để thuyết pháp cho người khác, dựa vào Uẩn-GiớiXứ cầu mong Uẩn-Giới-Xứ, lần lượt chuyển đổi nối tiếp nhau đến nay được thành Phật, diễn thuyết về pháp quan trọng cho các hữu tình, hiến rời sinh tử-được nhập Niết-bàn. Những sự việc này đều nhờ vào nghiệp ngữ Biểu của Phật, vì vậy lời Phật dạy chỉ là ngữ Biểu của Phật.

Hỏi: Lời Phật dạy như vậy lấy gì làm Thể, là ngữ nghiệp hay là tên gọi…? Nếu là ngữ nghiệp, thì tiếp theo sau đã nói nên hiểu thế nào? Như nói: Lời Phật dạy gọi cho pháp nào?

Đáp: “Đó là Danh thân-cú thân-văn thân, sắp xếp câu chữ theo thứ tự, phân bố ổn định theo tứ tự, kết hợp liền nhau theo thứ tự”.

Hỏi: Trong bài kệ đã nói lại hiểu thế nào? Như nói: “Mong muốn là nhân của tụng, văn tức là những câu chữ, tụng dựa vào tên mà chuyển, người tạo là nơi nương nhờ”. Nếu là tên gọi.. thì văn này đã nói nên hiểu thế nào? như nói: “Lời Phật dạy là thế nào? nghĩa là ngôn ngữ… cho đến ngữ biểu của Đức Phật, đó gọi là lời Phật dạy”.

Đáp: Nên đưa ra cách nói này: Lấy ngữ nghiệp làm Thể.

Hỏi: Nếu như vậy thì tiếp theo sau đã nói nên hiểu thế nào? như nói: “Lời Phật dạy gọi cho pháp nào?

Đáp: Đó là Danh thân-Cú thân-Văn thân… cho đến kết hợp liền nhau theo thứ tự”. Văn phần sau là hiển bày tác dụng của lời Phật dạy, không cần phải mở bày rõ ràng về tự Thể của lời Phật dạy. nghĩa là sắp xếp câu chữ-phân bố ổn định-kết hợp liền nhau theo thứ tự, Danh-CúVăn thân là tác dụng của lời Phật dạy.

Hỏi: Bài kệ đã nói lại hiểu thế nào?

Đáp: Có lúc chuyển đối với tên gọi, có lúc chuyển đối với nghĩa, trong này lại nói về chuyển đối với tên gọi.

Có người nói: Lời Phật dạy lấy tên gọi… làm Thể.

Hỏi: Nếu như vậy thì văn này đã nói nên hiểu thế nào? Như nói: “Lời Phật dạy là thế nào? đó là ngôn ngữ… cho đến ngữ biểu của Đức Phật, đó gọi là lời Phật dạy”.

Đáp: Dựa vào nhân lần lượt chuyển đổi, cho nên đưa ra cách nói này. Như pháp con cháu lần lượt chuyển đổi mà sinh ra ở thế gian, nghĩa là ngữ dấy khởi tên gọi, tên gọi có thể hiển bày ý nghĩa. Nói như vậy là lấy ngữ nghiệp làm Thể, bởi vì ý Đức Phật đã nói mà người khác đã nghe.

Lời Phật dạy nên nói là thiện, hay là vô ký? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao lại soạn ra phần luận này?

Đáp: Trước tuy hiển bày rõ ràng về tự Thể của lời Phật dạy, mà chưa hiển bày rõ ràng về Đẳng khởi của lời Phật dạy, nay muốn hiển bày rõ ràng cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Lời Phật dạy nên nói là thiện, hay là Vô ký?

Đáp: hoặc là thiện, hoặc là vô ký. Thế nào là thiện? Đó là tâm thện của Phật đã phát ra ngôn ngữ cho đến ngữ biểu. Thế nào là vô ký?

Đó là tâm vô ký của Phật đã phát ra ngôn ngữ cho đến ngữ biểu.

Hỏi: Ở trong lời Phật dạy thì loại nào là thiện, loại nào là vô ký?

Đáp: Tạng A-tỳ-đạt-ma và Tạng Tố-đát-làm, phần lớn là thiện; tạng Tỳ-nại-da phần lớn là vô ký. Như Đức Thế Tôn nói: “Cửa cần phải đóng kín, y bát cần phải đặt trên giá trúc-nanh rồng”. Những lời như vậy đều là vô ký.

Có người nói: Lời Phật dạy nếu vì hóa độ chúng sinh mà nói thì nên biết là thiện, nếu vì những việc khác mà nói thì đó là vô ký. Như Đức Thế Tôn bảo với A-nan-đà rằng: “Thầy đến nhìn trời là mưa hay không mưa, vì sao trong vườn có tiếng cao-giọng lớn ồn ào?” Những lời như vậy đều là vô ký.

Có người nói: Lời Phật dạy nếu dụng công mà nói thì nên biết là thiện, nếu tùy ý vận dụng mà nói thì đó là vô ký.

Có người nói: Lời Phật dạy do Lực-vô úy.. thâu nhiếp tiếp nhận thì nên biết là thiện, Lực-Vô úy… không thâu nhiếp tiếp nhận thì đó là vô úy.

Tâm thiện của Thanh văn-Độc giác phát ra lời nói thiện thì tâm vô ký đi cùng đạt được kết quả cuối cùng, tâm vô ký phát ra lời nói vô ký thì tâm thiện đi cùng đạt được kết quả cuối cùng.

Tâm thiện của Phật phát ra lời nói thì tâm thiện đạt đến kết quả cuối cùng, tâm vô ký phát ra lời nói vô ký thì tâm thiện đi cùng đạt được kết quả cuối cùng. Nhất định không có tâm thiện phát ra lời nói tâm vô ký đạt đến kết quả cuối cùng, bởi vì chư Phật thuyết pháp có tăng chứ không có giảm, cho nên nghiệp đã tạo tác của Phật quyết định không có sút giảm lui sụt.

Lời Phật dạy gọi cho pháp nào? cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao lại soạn ra phần luận này?

Đáp: trước đây tuy hiển bày rõ ràng về tự Thể của lời Phật dạy, mà chưa hiển bày rõ ràng về tác dụng của lời Phật dạy, nay vì hiển bày rõ ràng cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Lời Phật dạy gọi cho pháp nào?

Đáp: Đó là Danh thân-Cú thân-văn thân, sắp xếp câu chữ theo thứ tự, phân bốn ổn định theo thứ tự, kết hợp liền nhau theo thứ tự. Đây là hiển bày tổng quát về tác dụng của lời Phật dạy.

Hỏi: Khế Kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Già tha, Tự thuyết, nhân duyên, Thí dụ, Bổn sự, Bổn sinh, Phương quảng, Hy pháp, Luận nghị là gọi cho pháp nào?

Đáp: nghĩa là Danh thân-Cú thân-Văn thân, sắp xếp câu chữ theo thứ tự, phân bố ổn định theo thứ tự, kết hợp liền nhau theo thứ tự. Đó gọi là sự sai biệt về tác dụng của lời Phật dạy.

Khế kinh là gì? Đó là câu chữ nói phân tán ra trong các Kinh, như nói “Các hành là Vọ thường, các pháp là Vô ngã, Niết-bàn là tịch tĩnh…”

Hỏi: Khế kinh có nghĩa gì?

Đáp: Ở đây nói tóm lược có hai nghĩa:

  1. Nghĩa kết tập.
  2. Nghĩa san định.

Nghĩa kết tập, đó là ngôn ngữ của Phật có năng lực thâu nhiếp giữ lấy ý nghĩa, như sợi tơ xâu vòng hoa. Như người kết vòng hoa, dùng sợi tơ kết thành vòng hoa đội lên đầu chúng sinh, trải qua thời gian dài mà không rơi rớt. Như vậy, lời Phật dạy kết tập thành nghĩa môn, đội vào tâm hữu tình trải qua thời gian dài mà không quên mất.

Nghĩa san định, đó là ngôn ngữ của Phật có năng lực xem xét quyết định ý nghĩa, như dây mực của thợ mộc. Như người thợ khéo léo dùng dây mực đánh dấu những cây gỗ, đễ dàng biết rõ thẳng cong, bỏ những khúc cong-giữ lại đoạn thẳng. Như vậy, lời Phật dạy san định thành nghĩa môn, dễ dàng biết rõ đúng sai, bỏ điều ác-giữ lại điều thiện.

Ứng tụng là gì? Đó là trong các Kinh, dựa vào câu chữ của Khế kinh nói phân tán ra trước đây, sau đó két lại làm thành tụng, để mà đọc tụng thuộc lòng, tức là văn kết tập-phầm kết tập… Như Đức Thế Tôn bảo với chúng Tỳ kheo rằng: “Ta nói thấy biết thì có thể hết các lậu, nếu không có thấy biết mà có thể hết các lậu, thì điều này không hề có”. Đức Thế Tôn nói phân tán ra câu chữ này rồi,lại kết làm thàng tụng mà đọc tụng thuộc lòng rằng:

“Có thấy biết không còn các lậu, không thấy biết thì không như vậy

Lúc thông hiểu về uẩn sinh diệt, tâm giải thoát không còn phiền não”.

Ký thuyết là gì? Đó là trong các kinh, các đệ tử thưa hỏi-Như Lai ghi nhớ giải thích, hoặc là Như Lai hỏi-đệ tử ghi nhớ giải thích, hoặc là đệ tử hỏi-đệ tử ghi nhớ giải thích; chư Thiên hóa hiện… hỏi-ghi nhớ cũng như vậy. Như bốn loại hỏi-ghi nhớ trong các Kinh, hoặc ghi nhớ về nơi đã chứng-nơi đã sinh…

Già tha là gì? Đó là trong các Kinh, câu kết thúc đọc lại thành tụng về những điều đã nói trước đây, tức là tụng theo thứ tự… như Già tha nói:

“Thói quen gần gũi thân ái và oán ghét, luôn luôn sinh ra tham dục và sân nhuế.

Vì vậy những người có trí đều tránh xa, ở một mình kinh hành giống như Lân Giác”.

Tự thuyết là gì? Đó là trong các Kinh, dựa vào sự việc lo buồn-ưa thích mà Đức Thế Tôn tự nói ra.

Dựa vào sự việc ưa thích, như Đức Phật vào một lúc trông thấy voi chúa giữa đồng vắng, liền tự mình nói tụng rằng:

“Voi chúa ở đồng rộng mênh mông, tâm yên lành thỏa thích không lo.

Người trí ở núi rừng nhàn nhã, chí tiêu dao vắng lặng điềm nhiên”.

Dựa vào sự việc lo buồn, như Đức Phật vào một lúc trông thấy đôi vợ chồng già yếu, liền tự mình nói tụng rằng:

“Lúc trẻ không tu tập phạm hạnh, mất hết vật báu của hàng Thánh.

Nay như hai con Hạc già nua, cùng canh giữ một hồ khô cạn”.

Nhân duyên là gì? Đó là trong các kinh, gặp các nhân duyên mà có những cách nói như vậy: “Do Thiện tài Đồng Tử… lúc đầu phạm tội, cho nên Đức Thế Tôn tập hợp Tỳ kheo Tăng chế lập học xứ”.

Thí dụ là gì? Đó là trong các kinh, đã nói rất nhiều về các loại thí dụ, như thí dụ về dài-thí dụ về lớn, như nói người trì luật là Đại Niếtbàn.

Bổn sự là gì? Đó là trong các kinh, nói về những sự việc đã thấy nghe trong thì trước, như nói quá khứ có Vương đô rộng lớn, tên gọi Hữu Hương Mao, vị vua tên gọi Thiện kiến. Quá khứ có Đức Phật, danh hiệu Tỳ-bát-thi, vì các đệ tử nói pháp như vậy. Quá khứ có Đức Phật, danh hiệu là Thức-xí, Tỳ-thấp-phược-phù, Yết-lạc-ca-tôn-đà, Yết-nặcca-mâu-ni, Ca-diếp-ba, vì các đệ tử nói pháp như vậy…

Bổn sinh là gì? Đó là trong các kinh, nói về những sự việc của đời sống đã trải qua trong quá khứ, như các kinh Bổn Sinh về loài Gấuhươu…, như Đức Phật bởi vì Đề-bà-đạt-đa mà nói về sự việc của năm trăm đời sống trước đây…

Phương quảng là gì? Đó là trong các Kinh, nói rộng về nghĩa của các loại pháp rất sâu xa, như Kinh Ngũ tam, Phạm Võng, Huyễn Võng, Ngũ uẩn, Lục Xứ, Đại Nhân Duyên….

Hiếp Tôn giả nói: “Trong này, bát-nhã nói tên gọi là Phương Quảng, bởi vì sự tác dụng to lớn”.

Hy pháp là gì? Đó là trong các Kinh, nói về sự việc rất hiếm có như Tam bảo… Xá-lợi-tử ca ngợi công đức Vô thượng của Đức Thế Tôn, Tôn giả Khánh Hỷ ca ngợi pháp rất hiếm có của Đức Thế Tôn.

Luận nghị là gì? Đó là trong các Kinh, quyết định rõ ràng về giáo theo cách nói im lặng-theo cách nói rộng rãi… Lại như Đức Phật vào một lúc nọ nói tóm lược về Kinh rồi, liền đi vào tịnh thất ngồi yên lặng một thời gian dài, các Đại Thanh văn cùng nhau tập trung một nơi; tất cả đều dùng câu chữ-ý nghĩa khác nhau để giải thích những điều Đức Phật nói ra.

Thư gọi cho pháp nào? Cho đến nói rộng ra.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn làm cho người nghi ngờ có được quyết định. Nghĩa là trong phần luận này biện giải rộng về sự sai biệt của tự tánh Thắng nghĩa, đừng có sinh tâm nghi ngờ là người soạn ra phần luận này chỉ giỏi về Thắng nghĩa mà không đề cập đến Thế tục. Vì hiển bày Luận giả đều thông hiểu rõ ràng cả Thắng nghĩa lẫn Thế tục, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Thư gọi cho pháp nào?

Đáp: Đó là như lý chuyển biến thân nghiệp, và các trí phương tiện khéo léo dựa vào nơi này. Trong này, Thư không phải là chữ đã tạo ra, chỉ là tất cả các phương pháp có thể tạo ra chữ, phương pháp này có thể làm thành chữ viết cho nên nói là Thư. Như lý chuyển biến thân nghiệp, hiển bày về quả đã phát khởi, tức là Sắc uẩn. Trí phương tiện khéo léo dựa vào nơi này, hiển bày về nhân có năng lực phát khởi, tức là bốn Uẩn. Như vậy năm Uẩn làm tự tánh của Thư.

Hỏi: Số gọi cho pháp nào?

Đáp: Như lý chuyển biến ý nghiệp, và các trí phương tiện khéo léo dựa vào nơi này. Trong này, số không phải là nói đến số trămngàn… đã đến các vật như lúa-mè…, mà chỉ là tất cả phương pháp có thể kể ra, phương pháp này có thể kể ra cho nên nói là Số.

Trong hàng đệ tử của Đức Phật, Tôn giả Khánh Hỷ có sở trường hiểu rõ về pháp của Số mà người khác không có ai hơn được. Đã từng vào một lúc nọ, bởi vì khất thực cho nên khoác y ôm bát đi đến thành Quang Nghiêm. Lúc ấy trước cổng thành có một ngoại đạo, từ xa trông thấy Khánh Hỷ, ngầm dấy lên nghĩ rằng: Sa môn này là người hiểu rõ về Số bậc nhất, gặp dịp nay mình sẽ thử xem là thật sự như vậy chăng? Lúc ấy bên cổng thành có một cây lớn, cành là rậm rạp tên là Nặc-cùđà, ngoại đạo đi nhanh về phía trước chỉ vào cây mà hỏi: Nay ông biết số lá của cây này là bao nhiêu? Tôn giả ngước lên nhìn rồi liền trả lời rằng: nay là của cây này có bấy nhiêu trăm ngàn. Nói rồi đi vào thành. Sau đó ngoại đạo dấy lên suy nghĩ này: Làm sao nghiệm xét biết được lời người ấy nói là giả hay thật? Liền lấy đi một ít là mà giấu nơi khác. Khánh Hỷ từ trong thành đi ra, ngoại đạo lại hỏi: trước đây Nhân giả đã đếm là chắc chắn bao nhiêu? Khánh Hỷ trả lời rằng: trước đây tôi đã nói. Ngoại đạo lại nói: Xin nói rõ lần nữa. Tôn giả nhìn cây chốc lát rồi trả lời rằng: trước đây có bấy nhiêu, nay thiếu đi bấy nhiêu, ngoại đạo vui mừng cảm ơn mà khen ngợi rằng: Biết về Số bậc nhất, tin chắc chỉ có người ấy.

Lại như Ba-la-diễn-noa, vừa thấy còm miệng của Đức Phật liền nói người này quyết định có bốn mươi chiếc răng tuyệt đẹp. Như vậy hiểu rõ về Số, loại ấy thật là nhiều.

Như lý chuyển biến ý nghiệp, hiển bày về quả đã phát khởi. Trí phương tiện khéo léo dựa vào nơi này, hiển bày về nhân có năng lực phát khởi. Như vậy bốn Uẩn làm tự tánh của Số.

Hỏi: Toán gọi cho pháp nào?

Đáp: Đó là như lý chuyển biến ngữ nghiệp, và các trí phương tiện khéo léo dựa vào nơi này. Trong này, Toàn không phải là nói đến những phương pháp tính toán như một-mười-trăm-ngàn-vạn-ức…, mà chỉ là tất cả pháp có thể tính toán, phương pháp này có thể tính toán cho nên nói là Toán.

Như lý chyển biến ngữ nghiệp, hiển bày về quả đã phát khởi, tức là Sắc uẩn. Các trí phương tiện khéo léo dựa vào nơi này, hiển bày về nhân có năng lực phát khởi; tức là bốn uẩn. Như vậy năm Uẩn làm tự tánh của Toán.

Hỏi: Ấn gọi cho pháp nào?

Đáp: Đó là như lý chuyển biến thân nghiệp, và các trí phương tiện khéo léo dựa vào nơi này. Trong này, Ấn không phải là con dấu đã làm ra, mà chỉ là tất cả phương pháp có thể làm ra con dấu, phương pháp này có thể làm thành con dấu cho nên nói là Ấn.

Như lý chuyển biến thân nghiệp, hiển bày về quả đã phát khởi, tức là Sắc uẩn. Các trí phương tiện khéo léo dựa vào nơi này, hiển bày về nhân có năng lực phát khởi, tức là bốn Uẩn. Như vậy năm uẩn làm tự tánh của Ấn.

Hỏi: Thi gọi cho pháp nào?

Đáp: Đó là như lý chuyển nghiệp, và các trí phương tiện khéo léo dựa vào nơi này. Trong này, Thi không phải là thơ vịnh đã nói ra, mà chỉ là tất cả phương pháp có thể thành thơ vịnh, phương pháp này có thể làm thành thơ vịnh cho nên nói là Thi.

Như lý chuyển biến ngũ nghiệp, hiển bày về quả đã phát khởi, tức là Sắc uẩn. Các trí phương tiện khéo léo dựa vào nơi này, hiển bày về nhân có năng lực phát khởi, tức là bốn Uẩn. Như vậy năm Uẩn làm tự tánh của Thi.

Hỏi: Đối với các văn tụng thì loại nào là Tho, loại nào không phải là Thi?

Đáp: Có người đưa ra cách nói này: Lời nói của Đức Phật không phải là Thi, lời nói của người khác là Thi. Có Sư khác nói: Nội giáo không phải là Thi, ngoại giáo là Thi. Nói như vậy thì văn nghĩa tương xứng có thể dẫn đến ý nghĩa lợi ích, không gọi là Thi; Thi nghĩa là văn tụng của thế gian đảo lại với văn tụng này.

Hỏi: Vì sao nghiệp xứ tinh xảo khéo léo ở thế gian gọi cho pháp nào? cho đến nói rộng ra. Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Bởi vì muốn dùng văn tóm lược để thâu nhiếp nhiều nghĩa. Nghĩa là nếu tùy theo các nghiệp xứ tinh xảo khéo léo mà nói rộng ra, thì phát sinh rất nhiều ngôn luận; muốn dùng ngôn từ tóm lược tương tự để thâu nhiếp những điều ấy, cho nên soạn ra phần luận này.

Hỏi: Các loại nghiệp xứ tinh xảo khéo léo ở thế gian gọi cho pháp nào?

Đáp: Đó là Tuệ làm đầu tiên để tạo tác các nghiệp xứ tinh xảo khéo léo ấy, và các trí phương tiện khéo léo dựa vào nơi này.

Trong này không phân tích về sự việc đã tạo tác, mà chỉ là hiển bày rõ ràng về pháp có thể tạo tác. Tạo tác các nghiệp xứ tinh xảo khéo léo ấy, hiển bày về quả đã phát khởi, tùy theo sự thích hợp của nghiệp thân-ngữ-ý. Trí phương tiện khéo léo dựa vào nơi này, hiển bày về nhân có năng lực phát khởi. Như vậy hoặc là dùng năm Uẩn, hoặc là dùng bốn uẩn để làm tự tánh của nghiệp ấy.

Khắp nơi nói đến Oai nghi lộ, và khởi lên Oai nghi lộ. Oai nghi lộ, đó là lấy bốn xứ sắ-hương-vị-xúc làm Thể. Khởi lên oai nghi lộ, đó là lấy hai xứ ý-pháp kia có thể khởi lên làm Thể. Bốn Thức nhãn-tỷ-thiệtthân là gia hạnh của oai nghi lộ, không phải là khởi lên Oai nghi lộ; ý thức là gia hạnh của Oai nghi lộ, cũng là khởi lên Oai ngho lộ. Vả lại, bốn Thức nhãn… có thể duyên với Oai nghi lộ, không có thể duyên vời Oai nghi lo khởi lên; Ý thức có thể duyên với Oa nghi lộ, cũng có thể duyên với Oai nghi lộ khởi lên. Có lúc do ý thức này đã dẫn dắt, có thể duyên đầy đủ với mười hai xứ.

Khắp nơi nói đến Công xảo xứ, và khởi lên Công xảo xứ. Công xảo xứ, đó là lấy năm xứ sắc-thanh-hương-vị-xúc làm Thể. Khởi lên Công xảo xứ, đó là lấy hai Xứ ý-pháp kia có thể khởi lên làm Thể. Năm Thức như nhãn… là gia hạnh của công xảo xứ, không phải là khởi lên Công xảo xứ; ý thức là gia hạnh của Công xảo xứ, cung là khởi lên Công xảo xứ. Vả lại, năm Thức như nhãn… có thể duyên với Công xảo xứ, không có thể duyên với Công xảo xứ khởi lên; ý thức có thể duyên với công xảo xứ, cũng có thể duyên với công xứ khởi lên. Có lúc do ý thức này đã dẫn dắt, có thể duyên đầy đủ với mười hai Xứ.

Hỏi: Nếu thành tựu giới Học, thì lúc ấy thành tựu giới Phi học phi vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có lúc thành tựu giới Học mà không phải là giới Phi học phi vô học, đó là người Học sinh đến cõi Vô sắc, giới thê tục kia vượt qua cõi-địa mà xả bỏ.

2. Có lúc thành tựu giới Phi học phi vô học mà không phải là giới Học, đó là A-la-hán và các dị sinh, sinh ở cõi Dục-Sắc. Các A-la-hán ở cõi Dục-Sắc, nhất định thành tựu giới Phi học phi vô học, nhất định không thành tựu giới Học, bởi vì đã xả bỏ. Nếu các dị sinh ở cõi DụcSắc, thì hoặc là thành tựu giới Phi học phi vô học, tất cả dị sinh nhất định không thành tựu giới Học, bởi vì chưa có được.

3. Có lúc thành tựu giới Học cũng là giới phi học phi vô học, đó là người Học sinh ở cõi Dục-Sắc; tất cả người Học ở cõi Dục-Sắc, nhất định thành tựu giới Phi học phi vô học và giới Học, bởi vì chưa xả bỏ.

4. Có lúc không phải là thành tựu giới Học, cũng không phải là giới Phi học phi vô học, đó là A-la-hán và các dị sinh, sinh đến cõi Vô sắc. A-la-hán sinh ở cõi ấy nhất định không thành tựu giới Học, bởi vì đã xả bỏ; dị sinh sinh ở cõi ấy nhất định không thành tựu giới Học, bởi vì chưa có được. Hai loại ấy điều không thành tựu giới thế tục, bởi vì vượt qua cõi-địa đã xả bỏ.

Hỏi: Nếu thành tựu giới Vô học, thì lúc ấy thành tựu giới phi vô học chăng?

Đáp: Nên làm thành bốn câu phân biệt.

1. Có lúc thành tựu giới vô học mà không phải là giới Phi học phi vô học, đó là A-la-hán sinh đến cõi Vô sắc, giới thế tục ấy vượt qua cõi-địa mà bỏ.

2. Có lúc thành tựu giới Phi học phi vô học mà không phải là giới Vô học, đó là các bậc Học và các dị sinh, sinh ở cõi Dục-Sắc. Người Học ở cõi Dục-Sắc, nhất định thành tựu giới thế tục; dị sinh ở cõi DụcSắc, hoặc là thành tựu giới thế tục. Hai loại ấy đều không thành tựu giới Vô học, bởi vì đều chưa có được.

3. Có lúc thành tựu giới Vô học cũng là giới Phi học phi vô học, đó là A-la-hán sinh ở cõi Dục-Sắc.

4. Có lúc không phải là thành tựu giới Vô học cũng không phải là giới Phi học phi vô học, đó là những người Học và các dị sinh, sinh đến cõi Vô sắc; hai loại ấy không có giới Học, bởi vì đều chưa có được, giới thế tục ấy đều đã xả bỏ.

Hỏi: Các giới này thì đó là nghiệp chăng?

Đáp: Các giới này thì đó chính là nghiệp. Có lúc là nghiệp mà không phải là giới, đó là ý nghiệp.

Hỏi: Nếu nơi có giới thì ở đó có nghiệp chăng?

Đáp: Nếu nơi có giới thì ở đó có nghiệp; hoặc là nơi có nghiệp mà không có giới, đó là cõi Vô sắc…

Hỏi: Nếu thành tựu giới thì lúc ấy thành tựu nghiệp chăng?

Đáp: Nếu thành tựu giới thì lúc ấy thành tựu nghiệp. Có lúc thành tựu nghiệp mà không phải là giới, đó là dị sinh đến cõi Vô sắc… Hỏi: Nếu có giới thì lúc ấy có nghiệp chăng?

Đáp: Nếu có giới thì lúc ấy có nghiệp; hoặc là có nghiệp mà không có giới, đó là các dị sinh sinh đến cõi Vô sắc…