HỒI KÝ NIỆM PHẬT TĂNG
SA MÔN THÍCH HẢI QUANG
Soạn giả: Bồ tát giới BẢO ĐĂNG

 

LÂM CHUNG VÀ NGHIỆP LỰC

Ngày 19 tháng 6, lúc 10 giờ sáng, Thầy trao cho Bảo-Đăng tờ giấy có bài thơ với đôi lời dặn-dò sau cuối:

Dặn BẢO-ĐĂNG Bồ-Tát
Đôi lời sau chót của Thầy.
Thầy nay duyên mãn biệt Ta-bà,
Sáu tám tuổi đời độ sát-na.
Hội ngộ Thầy trò trong một thuở,
Nay Thầy hội-đáo với DI-ĐÀ.
Bảo-Đăng con gắng gìn tâm đạo,
Thay Thầy hoằng đạo chớ đau buồn.
Lẽ tử sinh còn-còn mất mất,
Luật vô thường có có không không.
Thân người như cất bụi hồng,
Như cơn gió thoảng như dòng thủy-lưu.
Từ đây vĩnh-biệt thiên-thu,
Lòng thương Trưởng tử Thầy luôn ghi lòng.

Bảo-Đăng……

“Tám năm” nữa con cũng về quê cha,
Cực Lạc là quê hương ta.
Chúc con mau sớm thăng tòa Liên-hoa.
Thầy, trò hội-ngộ vui ca.
                      Bổn-sư đề tặng Thích Hải-Quang

Ngày 19 tháng 06, 2011, là ngày Chủ-Nhật có nhiều Phật-tử đến thăm. Thầy cảm-tác bài thơ dặn-dò về cách-thức để Tang như sau:

Khăn tang Trưởng-tử đội khắp đầu,
Đệ-tử, Đồ-tôn quấn quanh tai.
Để cho dễ-dàng phân-biệt rõ,
Phật-tử gần xa cột bắp tay.
Xong buổi trà-tỳ khăn đốt bỏ,
Ấy là thông-lệ chốn Thiền-môn.
Nương theo cách-thức này trong đạo,
Để dễ dàng trong lễ hôm nay.
                         Sa-Môn Thích Hải-Quang

Sau đó, Thầy ấn-ký chứng-minh cho Bảo-Đăng, Huệ-Trang và Tuệ-Nhật cũng vừa trích máu tả-Kinh xong. Thầy tặng cho mỗi người một bài thơ:

 

Khen-ngợi tại-gia Bồ-Tát hạnh Bảo-Đăng trưởng-tử.

Hai mươi sáu năm theo Thầy học,
Nhị thập lục niên lắm đắng-cay.
Một tay hộ thất Thầy tu-niệm,
Hưng-thịnh Tam-Bảo PHÁP-HOA khai.
Hoằng-pháp khắp nơi người mến-mộ,
Đức, Tài vượt cả giới Tăng, Ni.
Đấy chính tại-gia Bồ-Tát hạnh,
Nương theo đường Phật bước chân đi.

Sau cùng, Thầy kêu đem máy thâu băng ra bảo rằng:

– Bảo-Đăng thâu Video, để Thầy có đôi lời khuyên-nhủ sau cuối, và cảm ơn chư Phật-tử đã đến đưa tiễn Thầy về cõi Phật. Thầy muốn chọn ngày 04 tháng 07, 2011.

– Thầy sẽ để lại mùi “Hương tín” tại nhà quàn, và hai ngọn nến sẽ cháy bùng lên, để đệ-tử biết chắc là Thầy cùng Bồ-tát, và Thánh-chúng có về chứng-minh trong ngày Di-quan !

– Và thầy còn thâu thêm những lời trăn-trối quan-yếu dành riêng cho đệ-tử trong dòng Pháp-quyến, để biết rõ nguyên-nhân tại-sao Thầy đi về cõi Phật sớm hơn một năm.

Thầy dặn Bảo-Đăng thêm, trong những giờ phút cuối của đời Thầy, nếu như có những chuyện ngoài dự-định có thể xảy ra làm cản-trở cho việc vãng-sanh của Thầy, con phải giữ lập-trường, giữ chánh-trí và sáng-suốt, để hộ-niệm cho Thầy đúng như Pháp mà Sư-tổ đã truyền dạy cho con mới đây.

– Ngày xưa Bồ-tát đã xui-khiến cho Thầy gặp Bảo-Đăng. Ngày nay, Thầy thật mừng là, Bồ-Tát cũng thương con nên đã sắp-xếp khiến cho mẹ con của Huệ-Trang đến chùa đúng lúc, đúng thời để tiếp tay phụ với con làm Phật-sự và lo cho Thầy được yên-thân đến ngày Thầy vãng-sanh. Nay con đã có bạn đạo và có một thị-giả chân-chánh, Thầy vui và yên tâm hết sức.

Mọi việc cần-yếu Thầy đã dặn-dò cho Bảo-Đăng xong hết rồi đó.

Tân-Mão năm nay Thầy trở bệnh,
Đến ngày Phật rước trở về Tây.
Phật-sự giao con Thầy bái-biệt,
Thay Thầy quản-chúng độ quần-sanh.
Đệ-tử khắp nơi đều quy-tụ,
Dẫn-dắt tu-hành báo Phật ân.
Bảo-Đăng vãng-sanh khi mãn kiếp,
Công thành quả-mãn chứng vô-sanh.

Bổn-sư Thích Hải-Quang
Đề tặng và ấn-ký
(Chủ-Nhật 19/06/2011)

Sau tuần nầy, Thầy không còn đi lại được nhiều nữa. Thầy cũng không còn muốn ăn cháo hay uống sữa (dinh-dưỡng) nữa, chỉ muốn uống nước có trì-Chú Đại-Bi mà thôi.

Ngày 20 tháng 06, 2011 Thầy lại cố hết sức đi ra ngoài sân chùa đốt ba nén hương cho khắp các tượng Phật, Bồ-Tát để cúng-dường một lần cuối cùng. Chân Thầy lê từng bước chậm-chạp với tiếng của đôi dép kêu lẹp-sẹp… hòa-lẫn tiếng Thầy trì-Chú, niệm Phật nho-nhỏ thật tha-thiết, thật thương buồn hơn bao giờ hết!

Thầy đứng trước từng tượng Phật, tượng Bồ-Tát, tượng chư Thần Thổ-Địa, Hộ-Pháp chắp tay nói vài lời tha-thiết… gởi gắm Bảo-Đăng lại cho các Ngài, nhờ chư Thần Hộ-Pháp thương mà gia-hộ cho Bảo-Đăng làm Phật-sự được mọi sự tốt lành sau khi Thầy về cõi Phật. Lúc đó Huệ-Trang vừa quay film, vừa cảm-động không cầm được nước mắt, thương Thầy hơn bao giờ hết!

Vài hôm sau, Huệ-Trang ôm thùng thiệp thông báo (Thầy viên-tịch), và hình bìa cho dĩa DVD từ nhà in mới vừa gởi tới, khui ra lấy đưa cho Thầy xem.

Thầy cười vui khen rằng:

“Huệ-Trang thiệt là giỏi!

Thật ra, Thầy không còn lưu-luyến cõi nầy chút nào cả. Thầy đã ẩn-tu, đâu có giao-tiếp với bên ngoài, còn các đệ-tử cũng đã hết duyên với Thầy rồi, chúng nó cũng chẳng màng tưởng đến đâu. Con đừng làm long-trọng, tốn kém quá để làm chi, để tiền đó làm Phật-sự !”

Huệ-Trang trả lời làm cho thầy cười:

“Dạ, con phát tâm làm cái này cho Thầy cũng là làm Phật sự mà…!”

Ngày 23 tháng 06, 2011

Huệ-Trang xin Thầy ký tên lên 50 tấm di-ảnh và hình bìa cho dĩa DVD tang-lễ của mình để tặng cho các đệ-tử trong dòng Pháp-quyến. Chữ ký của Thầy không còn rõ và thẳng lối nữa vì tay của Thầy đã quá yếu rồi. Cho nên Thầy chỉ ký được có 20 tờ mà thôi, vói nét chữ ngoằn-ngoèo…

Ngày 24 tháng 06, 2011

Huệ-Trang chuẩn bị lo nước Chú tắm, gội, cạo tóc, cạo râu cho Thầy. Chơn-Tín lo dọn-dẹp sân chùa cho sạch-sẽ. Còn Bảo-Đăng giặt ủi y hậu mới cho Thầy, may khăn tỳ-lô, mền tỳ-lô phủ kín thân (để làm áo tang, khăn tang cho đệ-tử Mật-tông) và xé 50 cái khăn tang (không có chú) để sẵn cho các Phật-tử gần xa như Thầy đã căn-dặn.

Thầy ngồi nhìn Bảo-Đăng xé khăn tang, rồi dặn:

–  Năm mươi cái khăn tang là đủ rồi con. Còn những đệ-tử (trong Pháp-Quyến) của mình thì đầu phải quấn khăn Tỳ-Lô, người phải phủ mền Tỳ-Lô hết đó nha. Người ta nhìn vào thấy đứa nào có phủ mền Tỳ-Lô là biết đệ-tử trong dòng pháp Mật-Tịnh của Thầy.

– Còn Đồ-Tôn của Thầy (nghĩa là đệ-tử của Bảo-Đăng) cũng mặc y như vậy, nhưng trên trán để thêm một chấm xanh.

Riêng Bảo-Đăng thì đắp Y Tỳ-lô (con thiết kiểu một cái y mật-tông cho riêng con) vì con giờ là chấp chưởng-môn Mật-Tông, cũng nên làm cho mình 1 cái Y trang-nghiêm cho đạo-tràng mật-tông.

(Tuy Thầy đã cho phép, nhưng vì quá bận-rộn, đến ngày lễ-tang cũng chưa may kịp, nên Bảo-Đăng tạm-thời chỉ phủ mền Tỳ-lô mà thôi)

Rồi cũng đến ngày Thầy vãng sanh.

Đêm trước đó, Huệ-Trì, Tuệ-Nhật lo lau-chùi, cắm hoa trang-hoàng chánh-điện để cung thỉnh Tây-Phương Tam-Thánh đến tiếp-dẫn Thầy về cõi Cực- Lạc. Còn lại thì lo dọn-dẹp quét nhà, thu-dọn mọi thứ cho ngay-ngắn.

Ngày mai là ngày quan-trọng nhất trong đời Thầy, không biết sẽ như thế nào? Ai cũng nôn-nao và hồi-hộp, vừa mừng lại vừa lo…

Suốt đêm hôm đó Bảo-Đăng không hề chợp mắt, ngồi nhìn thầy với bao nỗi lo trong lòng, rồi lại sợ rằng Nghiệp-lực của Thầy quá nặng-nề không biết trong giờ phút cuối có trở ngại gì không? mình có kham nổi không? thôi thì tùy cơ ứng-biến vậy, chỉ còn biết cầu ơn trên cứu-độ….nỗi lo nầy xong, rồi đến mối lo khác, tâm-trí cứ lo nghĩ mãi mà quên cả buồn ngủ.

Thứ Bảy, ngày 25 tháng 06 năm 2011

Là đúng hạn-kỳ Thầy được Tây-Phương Tam Thánh, và chư Thánh-chúng đến tiếp-dẫn về Cực-lạc.

Sáng sớm, Bảo-Đăng cùng với gia-đình Tuệ-Nhật lo pha nước Chú để tắm và Thầy quần áo mới cho Thầy. Máy quay phim cũng được chuẩn bị xong.

Sau đó đưa Thầy lên chánh-điện, Thầy niệm Phật suốt từ sáng sớm cho tới đúng giờ Mùi (tức từ 1 giờ tới 3 giờ chiều) là bắt đầu vào giờ quyết-định vãng-sanh của Thầy, mọi người niệm Phật càng thêm chí-tâm, ai cũng một lòng cầu xin đức Phật A-Di-Đà đến tiếp dẫn Thầy.

Thầy đưa tay lên vẫy chào tạm-biệt.

Thầy càng lúc càng yếu dần, tiếng niệm Phật cũng ngưng hẳn, nhưng tay Thầy vẫn còn cầm xâu chuỗi, chưa rớt. Các Phật-tử biết đã đến lúc quan-trọng khẩn-yếu, nên lại càng niệm Phật hộ-niệm vang-rền hơn. Riêng Bảo-Đăng thì luôn nhất tâm trì-Chú (lớn tiếng) để tiếp-dẫn, vận-dụng hết tâm-lực và thần-lực của mình để hòa chung với oai-đức của câu niệm Phật trợ-giúp cho Thầy trực-chỉ Tây-Phương.

Mọi người đều chăm-chú theo dõi Thầy từng chút một.

Khoảng 10 phút, thần-thức của Thầy xuất ra khỏi nhục-thân. Lúc đó, cả người Thầy liền mềm-nhũn lại, rồi tuột xuống khỏi ghế. Mọi người thấy vậy nên vội-vàng đỡ lấy Thầy.

Bảo-Đăng ra hiệu cho biết là Thầy vãng-sanh rồi! Cả người Thầy dịu-nhiễu, không còn cử động nữa. Huệ Trang liền bắt mạch cho Thầy rất lâu, để kiểm chứng cho chắc chắn là Thầy đã thật sự ra đi với Phật với Bồ-Tát rồi. Mọi người vẫn cao tiếng niệm Phật vang-rền trong chánh-điện, vừa mừng cho Thầy, vừa tủi cho bản thân, từ đây sẽ mồ côi cha, mà hai hàng nước mắt đã chảy dài trên má.

Thầy nay về cõi Tây Phương,
Chúng con ở lại nhớ thương trọn đời.
Giữ tâm thanh tịnh sáng ngời,
Hoằng dương Mật Tịnh nhớ lời thầy khuyên.

Khoảng nửa tiếng sau đó, bất chợt, bác Tuệ-Nhật và mọi người la lên, đồng nói là thấy thật nhiều bóng đen đang xông vào tới-tấp, bao-phủ khắp chánh-điện! Cháu Tuệ-Hành cũng thấy được, nên sợ quá la hét thất-thanh, đập tay xuống gạch ầm-ầm!!

Do đã được Thầy nhiều lần nhắc-nhở trước kia, nên Bảo-Đăng biết có lẽ nạn của Thầy đang kéo đến. Bảo-Đăng liền ra dấu ngưng niệm Phật, chỉ định cho Huệ-Trang kết-ấn, trì-Chú để kiết-giới, đứng trấn-thủ phía dưới Thầy. Huệ-Trì thì cầm hai cây gươm Chuẩn-Đề, trì-Chú đứng thủ phía trên. Tuệ-Nhật kết-ấn trì-chú trấn thủ kế bên thầy. Riêng Bảo-Đăng cố-gắng giữ bình-tĩnh, liền chuyển sang ấn khác, trì câu Thần-Chú mà Sư-Tổ (Thích Thiền-Tâm, nay là Bồ-Tát Đại-Ninh) mới ban cho, dùng hết tâm-lực kiết-giới, và nhất tâm cầu lên Tây-Phương Tam-Thánh và sư-Tổ mau mau đến cứu-giúp…tiếng trì-chú của mọi người vang-rền trong chánh-điện.

Khoảng 5 phút sau, bỗng dưng Thầy mở mắt to ra, làm mọi người giựt nảy cả mình, lông tóc ai nấy như dựng đứng cả lên ! Mới vừa rồi Thầy đã hoàn-toàn tắt thở, thần thức đã xuất ra khỏi mà, sao bây giờ đột-nhiên sống lại…? Thật là không thể tưởng-tượng được !!

Đang bối-rối chưa biết phải làm sao, thì từ-từ thấy sắc mặt Thầy tươi-tỉnh hơn, và nói (bằng tiếng Anh) rằng:

“Chúng ta đâu thể để cho ổng chết ngon lành như vậy chứ !”

Giọng nói lần nầy rất thanh-tao và rõ-ràng, chứ không ồ-ề, cứng lưỡi khó nghe như tiếng nói thiệt của Thầy ngày hôm qua!

Bảo-Đăng ra hiệu ngưng trì-chú, lấy bình-tĩnh hỏi lại bằng tiếng Anh:

“Ai đây ?”

Giọng nói nam trẻ trả lời bằng tiếng Anh rõ-ràng rằng:

(Tạm dịch):

Chúng tôi đến đòi nợ máu với người nầy! Nó giết hết một triệu dân bộ-lạc Navahê (Na-va-hê) của chúng tôi ở Mông-Cổ. Mãi đến nay chúng tôi vẫn chưa được siêu-thoát vì oán-hận. Ổng phải trả món nợ máu nầy hôm nay!”

Do đã có chuẩn-bị trước, nên Bảo-Đăng nghe xong biết phải làm gì ngay, không cần suy-nghĩ bước tới gần nói lời cương-quyết rằng:

“Tôi là Bảo-Đăng – trưởng-tử của Thích Hải-Quang. Xin hãy tha cho Thầy tôi đi về Cực-lạc, vì Thầy cũng đã biết lỗi của mình, nên đã nhiều kiếp qua, cũng như trong kiếp nầy lúc-thúc lo tu-hành, sám-hối tội-lỗi của mình đã tạo. Tôi hứa sẽ Thay-thế Thầy tôi cúng cầu-siêu, in Kinh, phóng-sanh, cúng quần áo, giầy dép cho tất cả quý-vị trong bảy thất, và giúp cho quý-vị được siêu-thoát hết.

Ai muốn lên cõi Trời, hoặc muốn đầu thai lại làm người, Bảo-Đăng hứa sẽ giúp cho được toại ý.

Vào ngày Chủ-Nhật 26 tây tuần này, Bảo-Đăng sẽ lập đàn-tràng cúng bài-vị cúng cho quý-vị. Suốt 26 năm làm Phật-sự, tôi chưa bao giờ thất hứa với một vong-linh nào cả. Thần-thánh, Hộ-pháp và tất cả phần âm cũng từng biết Bảo-Đăng đã cứu-độ cho rất nhiều vong-linh được thăng-thiên rồi.

Hãy tin những lời tôi đã hứa…”

Lập tức, các bóng đen lần-lần biến mất. Nhìn lại thì áo Bảo-Đăng đã ướt đẫm mồ-hôi từ hồi nào. Mọi người vẫn còn đang lo sợ, đưa mắt nhìn nhau rồi nhìn qua Thầy, không ai nói tiếng nào…

Được một lúc, Bảo-Đăng bèn chắp tay cất tiếng niệm Phật, tất-cả cũng từ-từ niệm theo. Còn Thầy thì sau khi ngồi im-lặng rất lâu, tự nhiên Thầy nói tiếng Anh rất rõ, rất lễ phép:

“Xin vui lòng cho tôi uống nước.”

Giọng nói vẫn giống như một người trẻ tuổi như lúc nãy.

Đang niệm Phật mà đột-nhiên nghe Thầy nói như vậy làm mọi người lại thấy sợ, ngưng niệm Phật. Ai cũng nhíu-mày quay mặt nhìn Thầy rồi lại nhìn nhau, trong lòng như đang tự hỏi :

Hồi-nãy rõ-ràng Thầy đã vãng-sanh rồi kia mà, sao bây-giờ lại sống lại như vậy? Mà sao hôm nay Thầy lại nói tiếng Anh, trong khi hồi nào tới giờ Thầy đâu bao giờ nói tiếng Anh với đệ-tử đâu ? Mà sao giọng Thầy lại khác lạ như thế này ?…

Thấy không ai nói gì, Huệ-Trang liền đi lấy nước đưa cho Thầy uống. Bảo-Đăng và các Phật-tử vẫn còn bối-rối, chưa biết phải làm gì…

Đến đây, Bảo-Đăng xin tạm ngưng và mở ngoặc hỏi quý độc giả, trong trường-hợp nầy:

– Quý vị nghĩ sao ?

– Phải làm gì đây ?

– Lời nói trên có phải là Thầy nói không ?

– Thầy còn sống, hay đã vãng-sanh rồi ?

– Nếu Thầy đã vãng-sanh, vậy ai hiện đang ở trong xác của Thầy ?

(Xin đóng ngoặc lại, để quý vị suy-nghĩ đôi chút.. .)

Bảo-Đăng lấy bình-tĩnh kéo ghế ngồi gần hơn, miệng trì-Chú, nhìn thẳng vào ánh mắt của Thầy. Bảo-Đăng muốn xem cho thật kỹ lại, coi có phải người nầy thiệt là Thầy của mình hay không ?

(Vì thú thật với quý-vị, tất cả đệ-tử của Thầy gần cũng như xa, ít có ai ở gần bên Thầy mà chịu để ý, hoặc lưu-tâm đến Thầy nhiều bằng Bảo-Đăng cả, cũng ít có ai lưu-ý đến những việc mà sẽ làm cho Thầy buồn, tủi, hoặc biết những điểm yêu, cho đến luôn cả những cử-chỉ, tứ oai-nghi và những thói-quen cùng sở thích của Thầy cả).

Trời ơi ! Quả thật vậy rồi ! Ánh mắt của Thầy mình lúc nào cũng từ-bi hiền-lành, chan-chứa đầy tình thương. Còn ánh mắt nầy thật là khô-khan, lạnh-lùng và xa-lạ quá ! Đây chắc thật là không phải Thầy Hải-Quang rồi… Vậy người nầy là ai đây ?

Bảo-Đăng vẫn tiếp-tục nhìn sâu vào mắt người đó, như muốn tìm-hiểu coi con người nầy là ai… Nó liền cúi mặt xuống, không dám nhìn thẳng lại. Bảo-Đăng liền tằng-hắng mấy tiếng, nghiêm giọng bắt anh chàng phải nhìn lên ngó thẳng vào mắt Bảo-Đăng, thành-thật mà trả lời câu hỏi {tiếng Anh):

“Có phải anh là người trong bộ-lạc Navahê không?”

Anh ta gật đầu.

Bảo-Đăng nghiêm giọng, yêu cầu phải nói ra tiếng. Anh ta bèn đáp :

“Phải.”

Vậy anh tên gì, bao nhiêu tuổi ?”

Anh trả lời như đánh vần từng chữ một:

“Elmener Rellaulener, 20 tuổi. Cả gia-đình cũng đều bị giết chết hết chung với dân trong bộ-lạc.”

Bảo-Đăng mới hỏi thêm rằng :

Vậy bây giờ anh muốn đòi nợ như thế nào?”

Anh ta làm thinh không trả lời nữa.

Sau đó có hỏi gì nói gì cũng không thấy trả lời. Hôm sau có vài Phật-tử đến thăm Thầy, hỏi sao anh ta cũng chỉ gật đầu. Hỏi tên tôi là gì thì anh gọi tên tiếng Anh !

Huệ-Trang có lần hỏi thử coi có biết tên thật của mình không, thì anh ta gọi Huệ-Trang là Michelle, còn Bảo-Đăng là Linda…!

Ngay cả Shea, con chó nhỏ cưng của Thầy, mỗi lần Thầy về chùa là nó quấn-quít sát bên Thầy không rời, nhưng lần nầy thấy Thầy nó đứng yên ngó chăm-chăm, nhe răng gừ-gừ ra tiếng…chứ không nhảy vô lòng Thầy như trước nữa. Mà Thầy nhìn nó cũng với một ánh mắt xa lạ, cũng không ngoắc nó lại để ẵm nó, hoặc vuốt ve trìu mến như trước nữa.

Nói chung, Thầy như biến thành một người hoàn-toàn xa-lạ, không còn nhớ tên một ai cả, hỏi gì hay nói gì cũng chỉ làm thinh, gật đầu mà thôi.

Bây giờ phải làm sao giải-quyết chuyện nầy đây? Quý vị có ý-kiến gì giúp cho Bảo-Đăng với ?! Vì có nói ra cũng không ai tin, mà ngay chính Bảo-Đăng và các Phật-tử tận mắt chứng-kiến chuyện nầy cũng chưa thật sự tin được, nhưng đây lại là sự thật !

Than ôi !

Hồn Thầy đã ở Tây-Phương,
Xác Thầy còn sống ai thương cứu giùm ?!

Chủ-Nhật, ngày 26 tháng 06, 2011 có ba người em của Thầy từ New-York đến thăm, nhưng Thầy cũng không nhận ra ai cả, chỉ làm thinh đưa mắt nhìn mà thôi.

Chiều chủ-nhật 26 tháng 06, như đã hứa với những người trong bộ-lạc Navahê, Bảo-Đăng nấu nhiều thức-ăn ngon, mua quần-áo giầy-dép đẹp cho cả hai bên nam nữ lẫn trẻ con, lại chuẩn-bị cả Kinh Phật, chuỗi, và lập đàn-tràng trước sân Địa-Tạng đường (là nơi thờ cúng vong-linh của chùa). Lập bài-vị xong, Bảo-Đăng triệu thỉnh hết những vong-linh của bộ-lạc Navahê (Mông-cổ) về, làm lễ quy-y Tam-Bảo cho họ, giảng Phật-pháp cho họ nghe, rồi cúng cơm và đốt quần-áo giầy-dép cho họ. Tất cả đều vui-vẻ đồng đi vô bài-vị, sau đó được an-trí ở Địa-Tạng đường để được tiếp-tục nghe niệm Phật hầu giúp cho họ mau tiêu nghiệp tội. Tới 49 ngày mới có thể cứu-độ cho họ siêu-thoát được.

Ba ngày sau, Bảo-Đăng mới có thì giờ yên-tĩnh để tìm-hiểu thêm và nghĩ ra phương-cách thương-lượng với cái vong hiện đang ở trong người của Thầy (tức Elmener Rellaulener), không làm cho anh ta sợ mà hư việc.

Bảo-Đăng nói :

“Giờ tôi đã biết anh là ai rồi, vậy xin cho tôi hỏi, nhưng phải nói thật nhé, tôi sẽ giúp cho… Thành-Cát Tư-Hãn có còn trong cái xác nầy nữa không hay đã đi rồi ?”

Anh ta lắc đầu.

“Nghĩa là chỉ có anh ở trong đó thôi ?”

Anh ta lại lắc đầu lần nữa.

Bảo-Đăng nhíu-mày hỏi :

“Ủa, vậy còn ai nữa ?”

Có tiếng nói của một người lớn tuổi hơn trả lời :

“Tôi thì ở tại thành Belnto, thuộc một nước nhỏ tên...(dài quá nên Bảo-Đăng không nhớ). Alexander The Great (A-Lịch-Sơn Đại-đế) đã vây thành suốt 90 ngày, nên tất cả dân (nhất là đàn bà con nít) của chúng tôi đã bị chết sạch vì đói !”

“Vậy anh bao nhiêu tuổi?”

“Bốn mươi tuổi.”

“Nói vậy nghĩa là hai người đã làm hồn ma vấtvưởng từ bấy lâu nay, bây giờ chờ lúc nầy để đòi lại nợ xưa phải không ?”

Gật đầu.

“Hai người có biết rằng mình đã làm nên lỗi rất lớn không ?”

Anh ta mở to mắt nhìn Bảo-Đăng như chưa hiểu cho lắm. Biết đã gây được sự chú-ý, nên Bảo-Đăng liền thuyết pháp, khai-thị cho họ biết về luật nhân-quả, siêu-đọa tội-phước v.v… Nhất là giải-thích cho họ biết sơ qua về sự luân-hồi, và cái xác của kiếp nầy không phải là của Thành-Cát Tư-Hãn ở thời Mông-Cổ, và của thời A-Lịch-Sơn Đại Đế (Alexander the great) ngày xưa nữa, mà của một vị chân-tu có đạo-hạnh, cũng là con của Phật, tên là Thích Hải-Quang.

Thấy anh ta làm thinh, Bảo-Đăng bèn nói tiếp:

“Tôi biết hai người rất đau khổ và oán-hận lắm. Tôi cũng biết Thành-Cát Tư-Hãn và A-Lịch-Sơn Đại Đế xưa kia rất ác độc, giết người nhiều không kể xiết. Nhưng ổng đã biết lỗi rồi, cho nên ổng đã bỏ tất cả ngai vàng, vợ con, tiền của mà xuất-gia tu hành từ nhiều kiếp qua. Kiếp nầy cũng vẫn tiêp-tục sám-hối những lỗi lầm đã gây-tạo trong quá-khứ. Vậy thì ổng cũng là một người tốt, biết lỗi và biết ăn-năn sám hối rồi…

Hai người cũng đã từng tạo tội, từng làm lỗi, đúng không ? vậy hai người đã từng biết sám-hối lỗi-tâm của mình như ổng chưa ?

Giờ tôi hỏi. Phải trả lời cho đúng sự thật nha, thì tôi mới giúp hai người được…”

Gật đầu

“Ngày hôm qua, trước khi hai ngươi nhập vô xác nầy, có thấy Thầy Hải-Quang xuất ra đi đâu không?”

Mắt anh ta ngó lên hư không, đưa ngón tay chỉ lên trời.

“Ngoài ra còn thấy ai nữa không ?”

Anh ta đảo mắt ngó qua hình đức A-DI-ĐÀ PHẬT đang treo kế bên vách.

“Thấy Phật nầy, phải không ?”

Gật đầu.

“Tôi muốn hỏi cho rõ, để biết chắc là hai người đã tận mắt thấy Thầy Hải-Quang xuất ra khỏi xác và đi với Phật nầy rồi phải không ?”

Anh ta lại gật đầu, nói “Yes” (Phải).

Bảo-Đăng liền nói tiếp :

“Hai người có biết khi mà hồn xuất ra khỏi xác thì cái xác phải chết. Mà nay, chính hai người đã vì một oán-hận xa-xưa, mà đang làm một việc đầy tội-lỗi không ?”

Anh ta làm thinh.

“Ngày xưa ổng đã giết hai người. Bây giờ hai người muốn hại lại ổng, đúng không ?”

Gật đầu.

“Vậy thì hai người cũng đã chiếm được xác ổng rồi, vậy là “huề”.

Nhưng có biết rằng:

Lấy đức báo oán, oán sẽ tiêu-tan,

Lấy oán báo oán, oán thêm chất chồng !

Cả mấy ngàn năm qua, hai người đã chịu bao nhiêu đau khổ rồi, bộ chưa đủ hay sao mà còn gieo thêm tội nữa ? Vậy có khác gì Đại-Hãn hoặc A-Lịch-Sơn Đại Đế xưa kia đâu ? Sao khờ vậy chứ ?!

Thích Hải-Quang đã biết hối-hận vê tội-lỗi của mình xưa kia nên mới đi tu, nhờ vậy mới được Phật rước rồi.

Còn hai người cũng có phần may-mắn, nên hôm nay mói gặp tôi. Tôi sẽ sẵn-sàng giúp cho được siêu-thoát nếu chịu đông-ý.

Ân-oán xưa kia coi như cũng đã huề rồi. Vậy hai người không nên giữ cái xác chết này làm gì nữa, nó không giúp ích gì mà còn mang thêm tội đó.

Tôi cũng đã hứa siêu-độ cho tất cả một triệu người Navahê rồi, sao hai người lại không chịu đi theo họ mà lại ngoan-cố ở lạt trong cái xác chết nầy, được ích-lợi gì chứ ?”

Chợt nghe giọng nói nhỏ nhưng rất trong-trẻo, và rõ ràng bằng Anh ngữ :

“Nhưng tôi đã mất cái thân người của mình lâu lắm rồi, không được siêu-thoát cũng vì mang mối hận này, nên mới nhập vào cái xác nầy để sống!”

Bảo-Đăng nghe thấy tội-nghiệp nên giải thích :

“Anh có biết là, do trong quá khứ chính anh đã tạo nhiều tội-lỗi, nên mới bị giết chết khi tuổi còn trẻ như vậy không ? Anh đã làm hồn ma vất-vưởng nhiều kiếp qua mà vẫn chưa được siêu-thoát, không quần-áo, bị đói lạnh, không nơi nương-tựa, chưa thấy khổ sao ? Tội nầy chưa tiêu, giờ lại tạo thêm nghiệp ác khác nữa, làm sao được siêu-thoát chứ…?”

Anh ta nghe xong làm thinh không nói gì. Đúng lúc có Phật-tử đến thăm, xin được hộ-niệm cho Thầy! Bảo-Đăng đành phải tạm ngưng, dù biết rằng sự hộ-niệm không những không giúp ích gì được cho Thầy cả, mà còn làm khổ Thầy thêm. Thôi thì cũng là nghiệp của Thầy vậy…!

Bảo-Đăng nói thêm vài câu cuối :

“Hai người hãy suy-nghĩ kỹ lại những gì tôi mới nói đi. Nếu chịu thì tôi sẽ giúp cho ngay.”

Liên-tục mấy ngày sau, Bảo-Đăng muốn tiếp tục khuyên họ, nhưng luôn bị trở ngại, vì có Phật-tử đến thăm và xin đưoc hộ-hiệm hoài, thành ra không thể thương-lượng tiếp được. Lúc nầy, Bảo-Đăng đứng ngồi không yên, trong lòng nóng như lửa đốt vì hạn-kỳ vãng-sanh của Thầy đã gần hết nên thấy bực-bội và khó chịu ra mặt.

(Lời phụ: 

Đọc tới đây, có lẽ có nhiều chư-vị sẽ đặt câu hỏi là, tại sao Thầy đã vãng-sanh rồi, mà sao còn có kỳ-hạn gì nữa. Xin quý-vị hãy tiếp tục đọc thì sẽ rõ.)

Sáng sớm Chủ-Nhật, 03 tháng 07, 2011 Bảo-Đăng tiếp-tục khuyên hai cái vong trong xác Thầy để họ hiểu mà buông bỏ hận thù và quy-y Tam-Bảo.

“Hai người có biết Thầy Hải-Quang đi tu gần suốt cuộc đời, không vợ, không con, không nhà, không xe, không tiền bạc, không bạn bè, không rượu thịt, không danh lợi, không có một cái gì hết… Hai bàn tay trắng, không được đi chơi đâu hết, phải ở trong bốn bức tường kín suốt đời.

Hai người có chịu nổi cuộc sống như vậy không?”

Họ ngẫm-nghĩ rồi lắc đầu.

“Hai người chọn lộn xác rồi, vì cái xác nầy đã già yếu, bệnh hoạn, ngũ tạng đều bị hư nát rồi. Dù có cố-gắng làm cho khoẻ mạnh trở lại, sống được đến trăm tuổi đi nữa, khi chết lập tức hồn của hai người sẽ phải bị đọa vào địa-ngục liền tức khắc đó. Hai người biết tại sao không ?”

Thấy làm thinh, Bảo-Đăng hỏi lại:

“Hai người có nghe tôi nói không?”

Gật đầu.

“Có biết tại sao hai người sẽ phải bị đọa nếu còn ở trong cái xác nầy không ?”

Lắc đầu.

“Vì Thầy Hải-Quang trong kiếp này suốt đời đã làm lợi-ích cho Tam-Bảo, cứu-độ chúng-sanh, chú- giải Kinh Phật, giảng Kinh thuyết pháp, dạy Phật- tử tu hành, trì-Chú, niệm-Phật. Hai người có làm được như vậy không ?”

Làm thinh.

Bảo-Đăng liền đem mấy cuốn sách Thầy chú-giải tới đưa từng cuốn cho họ coi.

“Thấy không, Thầy đã chú-giải rất nhiều Kinh sách như vầy nè. Hai người có làm được không ? Còn cuốn chú-giải Kinh Niệm Phật Ba-la-mật nầy mới viết xong có 1 quyển, còn 19 quyển nữa thì mới hết.

Hai người có làm được không ? Rồi sau nầy có ai hỏi pháp, hai người trả lời được không ?”

Bảo-Đăng lấy thiệp thông-báo về việc Thầy viên tịch cho họ (vong) coi. Họ nhíu mày đọc rất lâu, không nói lời nào cả.

“Hai người thấy đó, ngày mai là ngày lễ của nước Mỹ, các Phật-tử sẽ về đây để làm lễ tang cho Thầy Hải-Quang. Tôi biết, hai người muốn trả thù nên cố-ý chiếm lấy cái xác chết nầy, để Thầy phải mất hết danh-dự. Nhưng có biết quả-báo hai người phải chịu sẽ ra sao không ?

Hai người đang mang trọng tội là giết hại Tăng và phá hoại Phật pháp, mai này sẽ phải thọ tội nơi địa ngục A-Tỳ, ở đó sẽ phải chịu khổ đến ngàn vạn kiếp không ra được đó. Tội giết người xưa kia của Thành-Cát Tư-Hãn không nặng bằng tội nầy đâu. Sao lại phải vì chút hận-thù mà tự hại lấy mình chứ?!

Chúng ta đã trải nhiều kiếp trôi lăn trong sanh-tử luân-hồi, làm hại lẫn nhau, gây-tạo tội-nghiệp coi như cũng quá đủ rồi, hãy dừng tay đi đừng tạo thêm nữa ! Tôi thấy thật là thương-hại cho hai người lắm đó, đang tạo tội nặng mà không hay biết, lại còn thấy thích. Thôi hãy buông bỏ oán-thù đi, đừng ở trong cái xác nầy nữa mà làm gì.

Hai người gặp tôi coi như mình cũng có duyên. Nếu bằng lòng thì muốn thác-sanh về cõi nào tôi sẽ giúp cho được như ý. Chịu không ?”

Họ gật đầu, nói “Yes” (Được).

“Tốt lắm! Vậy hai người hứa là phải giữ lời đó.”

Gật đầu.

Vừa lúc đó có vài người đến thăm, nên Bảo-đăng lại đành phải tạm ngưng.

Ngày hôm sau, 04 tháng 07, 2011 – như đã được thông báo, nên có rất nhiều đệ-tử đến thăm và hộ-niệm cho Thầy.

Khoảng gần trưa, thấy thể-xác Thầy bắt đầu yếu dần, Bảo-Đăng ngầm biết hai cái vong kia đã giữ lời, nên không còn ở trong xác Thầy nữa. Thầy ngả đầu, tắt thở, rồi ngã vào người Chơn-Luận đang ngồi sát bên. Có tiếng la lên ‘Thầy đi rồi kia.” Mọi người xúm lại tiếp-tục niệm Phật vang-rền. Thân thầy mềm-nhũn tuột xuống đất, Hiển-Trí vội-vàng đỡ thầy lên.

Nhưng không đầy năm phút sau thì Thầy tỉnh lại, mắt mở lớn nhìn mọi người, làm ai cũng thấy lạ. Riêng Bảo-Đăng (đã hiểu rõ) nên chỉ biết nhắm mắt lắc đầu thở dài mà lòng buồn vô-hạn, không biết phải làm sao nữa !

Sau đó có Bác Tuệ-Quang đến bắt mạch thăm-dò, hỏi han Thầy rất lâu… Bác nói rằng:

“Quái lạ ! Sao mạch Thầy còn khoẻ vậy ? Bảo-Đăng, sao Thầy cứ đảo mắt ngó mấy cô gái hoài vậy kìa ?”

Ngày hôm sau, Bác lại đến thăm Thầy rồi bắt mạch một hồi lâu, xong nói:

“Sao nhịp đập lại càng khỏe hơn vậy kìa!”

Trước kia, Bảo-Đăng nhớ Bác-sĩ cũng đã nói Thầy yếu lắm rồi, chỉ cầm-cự được không quá ba tuần. Nhưng không hiểu sao Thầy càng ngày lại càng khoẻ, da-dẻ hồng-hào láng mịn, nét mặt nhìn trẻ-trung như thanh niên vậy…

Bác Tuệ-Quang cau mày chắt lưỡi, lắc đầu nói kỳ-lạ thiệt !

Trước khi Bác ra về, vì nhà ở quá xa nên nói nhỏ với Bảo-Đăng:

“Bảo-Đăng, Bác không biết à nghen! Bác để ý nãy giờ; thấy Thầy bây giờ lạ-lạ làm sao đó, cứ nhìn con gái hoài…”

Tuệ-Khai nghe vậy mới đứng khoanh-tay nhìn Thầy một hồi lâu, rồi cũng nói khẽ rằng:

“Cô ơi ! Con thấy nét mặt của Thầy rất là trẻ, ánh mắt không phải của một người già bệnh sắp chết đâu !”

Bảo-Đăng nghe xong mới xoay qua nhìn Thầy, thì giựt mình vì gặp ngay cặp mắt tinh sáng của Thầy đang ngó mình chăm-chăm…Huệ-Trì, Huệ-Trang thấy vậy cùng ôm bụng cười ngất !

Bảo-Đăng liền bàn với Huệ-Trì rằng:

“Người hiện đang ở trong xác Thầy hình như không phải hai người kia. Hai người kìa đâu có nhìn mình như vậy đâu. Hồi sáng, hình như Elmener và người kia đã xuất ra rồi, nên Thầy mới tắt thở, nhưng sau đó tỉnh lại. Không lẽ…

Huệ-Trì hoảng-hốt la lên:

“Thôi chết! Đúng là cái vong khác lại nhập vào rồi còn gì nữa, hèn gì nhìn lạ như vậy, cứ đảo mắt ngó hết người này đến người kia hoài… Thiệt là khổ, tội nghiệp Thầy quá, nghiệp gì mà nặng dữ vậy trời! Giờ mình phải làm sao đây Cô ?”

Bảo-Đăng nhắm mắt ôm đầu, thở dài…

“Biết làm gì bây giờ ? Đành phải chờ mọi người về hết rồi Bảo-Đăng sẽ thương-lượng với cái vong nầy thôi. Bảo-Đăng đã cạn hết sức rồi…”

Bảo-Đăng nước mắt chảy dài nói tiếp:

“Thầy mà sống lại thì Bảo-Đăng nầy cũng xin chết trước, để khỏi phải thấy những cảnh người ta phỉ-báng Phật-pháp, và thân bại, danh liệt của Thầy…”

Bảo-Đăng đi lên chánh-điện quỳ dưới chân đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát vừa lạy, vừa khóc, vừa cầu cứu:

“Mẹ ơi!  Mẹ có nghe con không ? Con phải làm sao đây ? Mẹ có cách nào chỉ cho con đi.

Sứ-mệnh Mẹ giao cho con, con đã không làm tròn, con thật đáng tội, thật đáng trừng-phạt. Con đã dùng hết sức để bảo-hộ cho “thần-thức” của Thầy được vãng-sanh Cực-Lạc rồi. Nhưng khổ nỗi, cái xác cứ bị “oan-hồn” chiêm lấy hoài. Con kính xin chư Phật, chư đại Bồ-Tát giúp-đỡ phổ-độ cho con thêm thần-lực, để con làm tròn sứ-mệnh còn lại nầy.”

Bảo-Đăng vừa khóc vừa chạy lại bàn thờ Sư-Tổ cầu xin :

“Con cúi lạy Sư Tổ, Đại-Ninh Bồ-Tát, xin Ngài mở lòng từ-bi cứu khổ, cứu-nạn cho cháu của Ngài. Xin giúp cho con thêm trí-huệ để biết phải dùng phương-cách nào độ được cái vong mới nầy xuất ra khỏi xác của Thầy, và không còn bị vong khác nhập vào nữa !

Nam-mô A-DI-ĐÀ PHẬT
Nam-mô Quán-Thế-Âm Bô-Tát
Nam-mô Đại-Ninh Bô-Tát thuỳ-từ chứng giám!”

 

KHUYẾN TU CẦU SANH TÂY CẢNH

Lỗi mình quán-chiếu tự dồi trau,
Tu sửa cho thành đạo-hạnh cao.
“Nghiệp của mỗi người riêng mỗi khác,
Tuyệt chớ vì ai thấy lỗi nào.
Sớm hôm sáu chữ DI-ĐÀ niệm,
Bát-nhã, vãng-sanh tụng hiểu làu.
Luân-hồi nào hẹn kiếp mai sau.

Bồ tát giới Bảo Đăng

Tối thứ Tư, ngày 06 tháng 07, 2011 mọi người đều mệt mỏi nên đi ngủ hết, chỉ còn vài người thức niệm Phật, gia-đình Huệ-Trang cũng đã đi về rồi, vì đường xa.

Bảo-đăng một mình vào cốc yên-tĩnh trì-Chú và khẩn cầu lên Bồ-Tát và chư Hộ-Pháp, xin các Ngài chỉ dạy phải làm thế nào ?

Được một lúc, do quá mệt, nên Bảo-Đăng đã ngủ-gục hồi nào không hay. Bỗng thấy Bồ-Tát Quán-Thế-Âm đứng trước mặt với hào-quang sáng rực. Ngài hiền-từ dạy rằng:

– Thầy ngươi đã được Phật DI-ĐÀ và Thánh-Chúng tiếp-dẫn vãng-sanh rồi. Nhưng vì nghiệp lực vẫn còn lôi kéo, hàng triệu vong-linh vẫn còn oán-hận, thành ra thanh-danh phải chịu mang tiếng xấu thì mới xứng với nghiệp trong quá-khứ. Nếu ngươi thành-tâm muốn cứu giúp và giải-nạn cho Hải-Quang, ngươi phải triệt để nghe theo những lời của Ta chỉ dạy, thì mới mong cứu thoát cái “xác” của Hải-Quang được.

Bảo-Đăng mừng quá, cúi đầu.

Ngài dạy tiếp rằng :

– Thời hạn của Hải-Quang không còn bao lâu nữa, vậy ngươi phải nỗ-lực thuyết phục cái vong nầy, giúp cho nó siêu lòng, chịu xuất ra trước ngày 08 tháng 07, bằng không Hải-Quang sẽ phải chịu cảnh đọa-đày để trả nghiệp tiền-khiên. Hiện tại Hải-Quang ở trên Cực-lạc đang tu-niệm và sám-hối không ngừng nghỉ cho tâm “oán-hận” của họ nhẹ bớt, để phụ với ngươi.

Ngài dặn rằng:

Ngươi yên tâm, rất đông Thiên-long Hộ-Pháp luôn đứng chung-quanh xác Hải-Quang để bảo-hộ và giúp cho ngươi không bị ai cản trở, quấy phá.

Ta sẽ giúp cho 1 triệu vong kia được siêu-thoát sau 49 ngày, trong 7 thất ngươi nên cúng cho họ, thuyết-pháp để khai mở tâm họ cho được sáng lên, và chịu tha-thứ cho Hải-Quang. Ta sẽ tùy theo nghiệp-lực, sự mong cầu, mà cứu-độ cho họ được như ý

Ta ban cho ngươi thêm “Thần-lực” và “Trí-huệ”. Ngươi phải bình-tĩnh, ráng giữ tâm cho trong sáng, đừng quá lo sợ và bi-luỵ mà khó thành tựu…

Nói xong, Ngài để tay trên đầu Bảo-Đăng, miệng Ngài trì-chú (tiếng gì mà Bảo-Đăng chưa từng nghe bao giờ), rồi Ngài dạy Bảo-Đăng bắt Ấn, và học thêm Chú mới của ngài cho để “kiết giới” cho thầy không bị “oan-hồn” khác nhập vào được nữa.

Tâm từ-bi của Bồ-Tát thiệt không thể nghĩ-bàn.

Chợt nghe tiếng đập cửa rầm-rầm, Bảo-Đăng giựt mình thức dậy, lật-đật ra mở cửa thì thấy Hạnh- Đức mặt tái xanh nói rằng:

“Cô ơi, Thầy ngồi dậy kìa !”

Bảo-Đăng chạy vào coi, thấy Thầy đang kéo quần lên khỏi đùi, tay áo thì đã vén lên đến sát nách… hình như không chịu nổi sự lượm-thượm của bộ đồ nâu này vậy.

Bảo-Đăng liền vừa kéo 2 ống quần xuống, vừa kéo tay áo xuống vừa nói :

“Bộ khó chịu lắm hả, không quen mặc loại quần-áo nầy phải không ?”

Anh ta ngó Bảo-Đăng với ánh mắt có vẻ ngạc-nhiên. Bảo-Đăng nhìn thẳng vào ánh mắt của nó hỏi nhỏ rằng:

“Từ người nào nhập vào cái xác nầy vậy…? Ngày mai tôi sẽ nói chuyện thêm …”

Anh ta làm thinh, nhắm mắt lại nằm yên cho tới sáng…

Chiều ngày hôm sau, thứ Năm 07 tây tháng 07, Bảo-Đăng điện-thoại sắp-xếp nhờ Huệ-Trì và Huệ-Trang về chùa gấp phụ giúp làm hộ-pháp (kiết-giới), để mình thuyết-phục cái vong mới nầy.

Bảo-Đăng dùng tiếng Việt hỏi thử:

“Anh tên là gì vậy ? Được bao nhiêu tuổi rồi ? nghe tiếng nói còn trẻ, Tôi đoán, chắc khoảng 20 tuổi phải không ? Nếu phải thì gật đầu được không…?”

Gật đầu…

Thì ra, hồn nầy là người Việt.

“Tên của anh không phải là Elmener…”

Lắc đầu…

“Vậy anh tên gì ?”

Có tiếng trả lời khe-khẽ :

” Lương Thế-Bình

“Nếu tôi đoán không lầm, có phải anh từ trong những người đến đây niệm Phật hôm qua phải không?”

Gật đầu.

“Từ một người nữ phải không ?”

Lắc đâu.

“Vậy là từ một người nam !”

Gật đầu…

Cũng như hai cái vong trước, Bảo-Đăng giảng sơ về Phật-pháp, về luật nhân-quả…Sau cùng, nó bằng lòng chịu quy-y Tam-Bảo. Bảo-Đăng đặt cho pháp-danh là Thiện-Tánh, và nói rằng :

“Này Thiện-Tánh, bây giờ Cô là Thầy của con. Con phải ngoan-ngoãn nghe lời dạy của Cô, Cô sẽ giúp cho con được siêu-thoát.

Cô biết, từ lâu con đã làm ma vất-vưởng, nghèo cùng, hai bàn tay trắng đói lạnh, không có cơm ăn, không quân-áo mặc, không ai thươmg-xót, lại cũng không có một đồng “công-đức” nào để mang theo mình cả…

Đó là tại con chưa gặp được Phật-pháp, chưa gặp được Thầy tốt chỉ dạy cho điều đúng-sai, cho nên đã đi lầm đường mà không biết, để phải chịu khổ như vậy. Nhưng con đừng buồn, Cô sẽ giúp con siêu-thoát đến những cõi tốt hơn…”

Nó ngước mắt nhìn Bảo-Đăng sụt-sùi như muốn khóc, có lẽ đã ngộ được vài điều…

“Vậy, con phải xuất ra khỏi cái xác chết bệnh-hoạn nầy đi. Nó không giúp cho con được gì đâu, mà trái lại con còn mang thêm trọng tội đó. Vì đáng lẽ ra, cái xác này đã chết từ mười mấy ngày trước rồi. Bây giờ vẫn còn nằm đây là lỗi tại con đó.”

Thấy nước mắt nó chảy dài ra má, Bảo-Đăng chụp ngay cơ-hội nói thêm rằng:

“Thiện-Tánh rất là ngoan! Con muốn có được nhiều tiền công-đức, thì phải giúp cho cái xác nầy không còn bị một cái vong nào khác nhập vô nữa hết, nghe không?”

Nó gật đầu.

“Cô sẽ làm sẵn bài-vị cho con, đây là nơi con sẽ ở tạm thời để tu-hành cho đến ngày con đi về cõi khác. Chờ cho cái xác chết thật lạnh rồi, Cô sẽ đưa con xuất ra khỏi xác, nhập vô bài-vị của con. Con có nhớ rõ không ?”

Nó gật đầu, trả lời lễ phép :

“Dạ nhớ.”

Để nó được yên tâm hơn, Bảo-Đăng nhờ Huệ-Trang làm bài-vị xong đưa cho nó coi, và nói rằng :

“Sáng ngày mai, Cô sẽ đi mua cho Thiện-Tánh quần-áo, giầy-dép đẹp để con mặc. Cô sẽ dạy cho con niệm Phật tu-hành cho giỏi để có thêm nhiêu công-đức…”

Bảo-Đăng mở máy niệm Phật để gần sát cho nó nghe. Thấy nét vui hiện trên mặt, Bảo-Đăng vỗ nhẹ lên tay nó hỏi rằng :

“Con thấy trong lòng nhẹ-nhàng và vui không ?”

Nó gật đầu.

“Vậy thì cười một cái đi…”

Nó nhìn Bảo-Đăng cười nhẹ một cái, miệng méo-xẹo, trông thật tội-nghiệp !

Thấm-thoát mà đã gần 6 giờ sáng. Bao nhiêu nỗi lo tạm-thời được lắng xuống một chút.

Thứ Sáu, 08 tháng 07 năm 2011 là ngày cuối cùng cho kỳ-hạn vãng-sanh của Thầy. Bảo-Đăng, Huệ-Trì và Huệ-Trang như ngồi trên lửa vậy, vừa lo, vừa sợ, vừa cầu nguyện… Đặt hết lòng tin nơi chư Phật, Bồ-Tát.

Bảo-Đăng căn-dặn mọi người đến hộ-niệm thật kỹ là không một ai được đến gần Thầy cả. Bảo-Đăng cũng đã vẽ vòng giới, và trì-chú kiết-giới cho ánh hào-quang bao-phủ xác Thầy để không có vong mới nào nhập vô nữa. Như vậy thì cái xác mới được an-lành mà chết được.

Qua kinh-nghiệm của lần trước, Huệ-Trì, Huệ-Trang phải thay phiên nhau kiết-giới chung quanh cái xác của Thầy không ngừng-nghỉ.

Cho nên,

“Đa-văn” không qua “kinh-nghiệm”.

Lần nầy, Bảo-Đăng biết khôn, đã cẩn-thận hơn, “kiết-giới” để ngăn ranh-giới, không cho một ai bước qua vòng giới cấm của Bảo-Đăng cả.

Hôm nay là 08 tây tháng 07, “hết” hạn-kỳ “vãng-sanh” của Thầy rồi.

Nếu như cái xác không “chết” đúng hạn-kỳ vãng-sanh, chắc có lẽ “Thần-thức” của Thầy khó mà được ở yên trên Cực-lạc. Bởi vì vào được Cực-Lạc không phải dễ, nên Bảo-Đăng tha-thiết muốn Thầy thường-trụ tây-Phương.

Trong lòng 3 người lo rầu hơn bao giờ hết, không ai nói với ai một lời, ngoài những lời chỉ-định của Bảo-Đăng.

9 giờ sáng ngày 08 tháng 07, 2011. Huệ-Trang phải bận lo tắm, thay đồ mới cho Thầy, thay drap, áo gối sạch…nên không đi đâu được. Ngoài Bảo-Đăng ra không còn ai đi được cả. Phật-tử tuy thấy có đông, nhưng nhờ họ thì không phải dễ.

(Phụ Giảng:

Cô Mười lớn (là em gái của Thầy), Thấy Bảo-Đăng đốt nhiều quần áo đẹp, giầy dép, kinh chuỗi v.v… cho 1 triệu cái Vong của thời Mông-Cổ ở bộ-lạc Navahê, và Vô số vong ở thành Belmo thời Hy-Lạp của A-Lịcch Sơn Đại-Đế, Cô thắc-mắc có hỏi Bảo-Đăng 2 câu rằng :

1/- Ủa, sao cô Bảo-Đăng đốt quần áo thiệt vậy, từ xưa tôi thấy toàn đốt đồ “giấy” không mà ?

2/- Hôm nay cúng cầu siêu cho hơn 1 triệu Vonglinh, sao chỉ Thấy có một mình Cô, Huệ-Trì, và cò Huệ-Trang vậy ?

Ở Việt Nam muốn cúng nhiều vong như vậy, thì phải thỉnh nhiều chư Tăng, Ni đến chẩn-tế mới được?

Bảo-Đăng vui-vẻ giải-thích rõ rằng :

Đó là cái “oai-lực” nhiệm-mầu của Mật-tông ! và “công-năng” của “thần Chú” không thê nghĩ bàn. Đông người mà không có “thần-lực” mạnh, không bằng ít người mà có “đạo-lực” cao.

Cô Mười nói đúng đó, từ xưa người Việt, hay người Tàu đêu cúng “giấy” tiền vàng bạc, đô mã không hà. Không một ai biết cúng quần áo thiệt cả.

Bảo-Đăng xin kể một chuyện:

Vào năm 1972, mùa hè đỏ lửa, chiến-tranh xảy ra khắp nơi, mọi người đau khổ. Tiếng kêu khóc cha, khóc chồng, người mất con, kẻ mất anh, mất em… Tang trắng phủ khắp mọi nhà. Anh thứ hai của Bảo-Đăng cũng tử-trận tại Tàu-Ồ Bình-Long, Anh-dũng, Anh Nguyễn Ngọc-Thanh đã hy-sinh cho Tổ-quôc. Sau 3 ngày mở cửa mả, đứa em trai thứ tư (tên Hùng) nằm mơ thấy Anh Thanh về bảo rằng :

“Em nói với Ba đừng có đốt đồ “giấy” cho anh nữa, vì mặc có 3 ngày là bị rách hết rồi. Đốt cho anh 1 bộ đồ lính, 1 đôi giày boots, 1 cái nón và 1 cái áo khoác lính (jacket). Em lên gặp chị hai (vợ của anh) hỏi cây đàn của anh để đâu ? nói với chị ấy thay dùm anh 2 giây đàn đã bị đứt, rồi mang lên nghĩa trang (quân-đội Biên-hòa) đốt cho anh nhé.”

Người chị dâu sau khi nghe Hùng hỏi về cây đàn của anh hai, nhìn-nhận quả-thiệt đã bị đứt 2 giây đàn rồi. Sau khi đem thay giây đàn xong, mang quần áo lên tận nghĩa trang đổ xăng đốt.

Đêm hôm đó Hùng, lại thấy anh Thanh về thăm, mặc đô lính gọn-gàng, trên lưng có mang cây đàn. Hằng đêm đều có về thăm con gái (Hiếu), và cùng đùa-giỡn với nó (anh hiển-linh lắm).

Sau khi Bảo-Đăng qua Mỹ và thành-lập ngôi Phật-tự này vào năm 1985, hằng ngày sau khóa tu niệm, luôn đem hết công-đức câu nguyện cho Mẹ và Anh được siêu-thoát.

Mãi đến năm 1995 Bảo-Đăng mơ thấy đi đến một trại lính lớn, đông không thể đếm được, đang đứng loay-hoay ngó kẻ qua người lại đủ binh chủng hết, chợt nghe tiếng hỏi:

– Cô muôn kiếm ai ?

– Dạ, tôi muốn kiêm Anh tôi, tên Nguyễn Ngọc Thanh tiểu-đoàn 65, Biệt Động Quân biên-phòng, miệng vừa nói mà mắt vừa đảo kiếm anh mình. Không lâu lại nghe tiếng nói:

– Kìa, có phải Anh cô đang leo lên xe vận-tải lớn đó không?

Bảo-Đăng nhìn theo chiếc xe vận-tải thật là lớn, đang chất đầy cả lính ! chợt thấy một người thật giống anh mình, Bảo-Đăng vừa chạy tới gần, vừa kêu lớn… Anh Thanh, anh Hai…”

Anh nhìn về hướng có tiếng kêu tên mình, thấy Bảo-Đăng, anh dơ tay vẫy-vẫy, miệng tươi cười… nhưng xe đã bắt đầu chuyển bánh, cảm thấy như có một bàn tay nắm Bảo-Đăng giữ lại, Bảo-Đăng hỏi :

“Họ chở lính đi đâu vậy?”

“Đi đầu thai!” có tiếng trả lời.

Từ đó, Bảo-Đăng không còn Thầy Anh ấy nữa.

Mỗi lần cúng cho vong-linh (người chết), Bảo-Đăng đều mua quần, áo, giầy (tennis shoes), nón, dép, kinh, chuỗi, nhiều đồ chơi, búp-bê cho trẻ con v.v….Còn nhiều gia-đình tới tận chùa nhờ Bảo-Đăng cúng cho thân-nhân của Họ, đều mua quần Levis, giầy áo mắc tiền đốt nữa.

Vì thế, những Vong-linh nào mà được Bảo-Đăng hứa cúng cho, thì họ vui vẻ, và chịu nghe theo liền. ít có vong nào từ chối lắm, trừ khi những vong đó đã bị bắt (mất hồn), hoặc bị đọa (địa-ngục), nên Bảo-Đăng triệu-thỉnh về chùa không được mà thôi (xem giải-thích ở phần “Lời cuối” sẽ tỏ-tường hơn).

Trở lại việc hộ-niệm cho Thầy.

Bảo-Đăng lại gần nói nhỏ với cái vong rằng :

“Thiện-Tánh nè !”

Nó quay mặt qua ngó Bảo-Đăng với ánh mắt vui-vui.

“Bây giờ Cô đi mua quần-áo và giầy đẹp cho con. Con thích áo màu gì ? Màu nào nhạt-nhạt là được hả?”

Nó gật đầu, nét vui như hiện rõ trên mặt.

“Thiện-Tánh đã hứa với Cô tối hôm qua rồi còn nhớ không ?”

Nó gật đầu.

“Con ngoan lắm. Thôi bây giờ Cô đi mua đồ cho con, lát Cô về nghen.”

Trước khi đi, Bảo-Đăng dặn Huệ-Trì thật kỹ là :

“Phải thay phiên trì-Chú, kiết-giới cho xác Thầy, không được ngưng. Nhớ không cho một ai được bước qua vòng “giới”, và không cho bất cứ một ai đến gần xác Thầy cả. Nếu không, có thể sẽ có vong khác (ở trong người của họ) nhập vào xác Thầy nữa đó!

Nếu như thấy cái xác bắt đầu yếu, hơi thở đứt quảng thì để lá Chú nhỏ vô miệng, xong gọi Bảo-đăng về liền, để lo phần đem cái vong vô bài-vị.”

Tội-nghiệp Huệ-Trì, Huệ-Trang đã hết lòng hộ-pháp, phụ giúp Bảo-Đăng trì-Chú và kiết-giới cho Thầy không ngừng-nghỉ. Nếu như không có hai người nầy, chắc-chắn một mình Bảo-Đăng kham không nổi rồi. Ơn của họ đối với Thầy, với Bảo-Đăng, cùng tất cả đệ-tử, đồ-tôn và thân quyến của Thầy thật khó mà đáp-đền cho được.

Người xưa nói thiệt là không sai :

– Nước loạn mới biết tôi-trung

– Cháy nhà mới ra mặt chuột

– Khi mình khổ mới rõ bạn hiền,

– Cha mẹ nghèo mới biết con thảo

– Giàu, nghèo tới chết mới hay

– Sư-Phụ lâm nạn mới biết ai là “chân đệ-tử”

– Nghiệp nặng, hay nhẹ, siêu hay đọa gần chết mới rỏ

– Phút lâm-chung mới biết ai là Minh sư, Thiện-hữu!

(Phu Giảng:

Người mới chết thành ma, ma chết không siêu vất-vưỡng, lâu ngày với nhiều oán hận sẽ thành quỷ, thành tinh. Nên phải có đức và có đạo-lực (mới hàng-phục được ma-quân). Có câu “đức trọng quỷ thần kinh”.)

Khoảng 12 giờ, vừa mua xong tất cả đồ cần-thiết, thì Huệ-Trì gọi Bảo-Đăng về gấp vì Thầy đang yếu lắm.

Bảo-Đăng vừa lái xe, vừa “Mừng” muốn khóc…!

Về tới chùa, Bảo-Đăng vội mặc y Tỳ-Lô đến xem thì thấy hơi thở vẫn còn, nhưng rất yếu, biết là cũng sắp đến lúc…nên thay-thế Huệ-Trì tiếp-tục trì-Chú, kiết-giới thêm nữa…

Trong giờ phút nầy, không cần-thiết phải hộ-niệm gì nữa (đúng ra mấy cái vong ở trong xác Thầy đâu có gieo duyên niệm Phật, nhập vô để trả thù, nên cần phải Trì-chú giúp cho tâm họ nhẹ-nhàng, gội rửa tội lỗi, và thuyết pháp cho họ hiểu, thì họ mới chịu buông tha) chỉ Cần trì-Chú kiết-giới cho thật kỹ, để vong khác không thể vô được nữa, Thầy đã “vãng-sanh” 13 ngày trước rồi, vì có vong nhập vô nên xác còn ấm không chết được. Phải có sức “oai-thần” của Phật-lực mới hàng-phục được những vong “Quỷ” (mấy ngàn năm) nầy.

Xác của Thầy dần-dần đã lạnh lên tới bụng. Đây thật là lúc tối quan-trọng ! Bảo-Đăng nhờ Huệ-Trang đem bài-vị đã làm cho cái vong Lương Thế-Bình để sẵn gần trên đầu. Bảo-Đăng cúi xuống nói khẽ với vong rằng :

“Giỏi lắm! Cô đã mua xong quần-áo cho con rồi đó. Khi nào con nghe Cô kêu thì con mới được xuất ra khỏi xắc nha. Cô sẽ đưa con vô bài-vị an toàn, cô đã hứa giúp cho con được về cõi Trời, nên đừng sợ gì cả.”

Tiếng niệm Phật hộ-niệm vẫn vang đều, không ngừng nghỉ… Riêng Bảo-Đăng, Huệ-Trì và Huệ-Trang vẫn thay phiên nhau trì-Chú và kiết-giới thật chặt-chẽ chung-quanh xác Thầy không ngừng nghỉ cho tới 1 giờ 40 chiều, Thầy mới ngưng thở hoàn-toàn.

Bảo-Đăng quay lưng lại báo cho mọi người biết là Thầy đã đi rồi, xong liền kết-ấn trì-Chú triệu hồn của Thiện-Tánh xuất ra khỏi xác, và nhập vô bài-vị, sau đó đưa cho Huệ-Trang mang vào Địa-Tạng đường. Việc hộ-niệm, kiết-giới vẫn kéo dài cho đến 7 giờ tối. Bảo-Đăng nhờ Huệ-Trang thông-báo cho nhà quàn đến di-chuyển xác Thầy.

Trong khi chờ đợi, Bảo-Đăng vẫn đứng kế bên canh chừng rất kỹ, không cho một ai đến gần hoặc sờ-sẫm vào xác Thầy cả.

Gần 9 giờ tối, xác Thầy được chuyển ra chánh-điện để lên xe, giữa 2 hàng chào của tất cả đệ-tử đến hộ-niệm và tiếng chuông, trống, tiếng niệm Phật vang-rền tiễn đưa.

Có ngưòi bất-mãn hỏi tại sao không cho phép sờ, tìm hơi nóng đang ở đâu để biết rõ Thầy thác-sanh về cõi nào?

(Phụ giảng:

ĐÁP

1. Vì xác của một người xuất-gia, không phải ai cũng đến đụng vào được. Trong đạo không được phép.

2. Đúng theo luật nhà Phật, bình-thường thì mỗi khi thần-thức (hồn) xuất ra khỏi xác rồi, thức cuối cùng (A-lại-da thức) vẫn còn ở lại từ 3 cho tới 6, hoặc 8 tiếng, tùy theo nghiệp-lực và công-phu tu-hành của người mới chết, và tùy theo công-năng của “thần-lực Hộ-niệm” tiếp-dẫn (của người hộ-niệm mạnh hay yếu). Sau khoảng thời-gian nầy thì mới được đụng vào xác để thăm dò hơi nóng coi người chết đi về đầu. Hễ hồn xuất ra khỏi xác ở chỗ nào thì chỗ đó sẽ nóng hoặc ấm hơn hết. Sau đó cái xác mới lạnh hoàn-toàn.

Duy có vài trường hợp ngoại lệ là:

Hồn đã xuất ra, mà thi-hài vẫn còn hơi ấm, nên dễ bị vong (vất-vưởng) ở chung-quanh, thừa dịp xác không có chủ, nhào vô chiêm liền. Vì xác còn nóng (trong vài tiếng đồng hồ trái tim chưa lạnh cứng hoàn-toàn), nên nói chuyện lại được bình-thường !

Tại sao vậy?

Quý vị cũng thường thấy hiện nay có vô số trường hợp đã xảy ra trên khắp thế-giới, như là:

Bệnh nhân vào nhà thương điều-trị, Bác-sĩ cho biết bệnh tình khó sống được, vậy mà mấy ngày sau khỏe lại. Khi về nhà tâm-trí không còn nhận ra ai là thần-bằng quyên-thuộc nữa. Có người tánh-tình thay đổi hẳn, trước kia thì hiền-lành lương-thiện, nhưng nay trở nên nóng giận, ham sắc, ham danh, khi vui, khi buồn, lời nói bạc-bẽo, vô tình, vô nghĩa, không còn biết vợ con, cha mẹ chi cả…!

Còn có người ra khỏi nhà thương tự nhiên trở nên thần đồng, có người biết trị bệnh, biết nói nhiều thứ tiếng ngoại ngữ, hoặc tự nhiên thích đàn, hát rất hay, coi bói rất trúng… v.v….

Có người ra khỏi nhà thương không còn biết lái xe nữa (phải đi học lái), không còn biết đi chùa, tu-hành gì nữa, cũng không nhận ra những người bạn đạo (thân thương của mình ở chùa suốt trên 20 năm), thử hỏi người nầy là ai ?? Con cái của họ làm sao hiểu thấu được những trường hợp này.

Nghe qua những trường-hợp vừa kể ở trên, bây giờ chắc quý-vị đã biết rõ cầu trả lời cho câu hỏi “TẠI SAO” ở trên rồi vậy.

Mới đầy ở tại Mỹ cũng có trường-hợp, xác đã chết 21 giờ rồi, nhưng sau khi được đưa vào phòng lạnh, người canh gác nghe tiếng kêu, tiếng đập rầm-rầm. Khi kéo hộp ra, thì người chết nầy ngồi dậy !

Ở Việt-Nam, người chết đã được liệm kín trong quan-tài rồi. Nhưng năm ngày sau, thân nhân nghe tiếng kêu đòi ra. Đặc-biệt là những người này sau khi sống lại, thì sống tới cả 100 tuổi…!

Những người chết đi sống lại đó, quý-vị nên coi kỹ xem có thật còn là thân-nhân của ta không? Nên xét nghiệm lại cho rõ-ràng về tánh-tình, trí-nhớ…

Cho nên, nếu là một Phật-tử chân-chánh tu-hành cần-cầu giải-thoát, phải biết tin-nhận thêm những việc ngoài sức hiểu biết của mình. Trên đời không có gì mà không thể xảy ra cả! Ngoài việc mắt thấy tai nghe, con người ta chỉ biết tin theo khoa-học mà thôi. Nhưng nên biết, khoa-học là do con người phát-minh ra, mà sự thông-minh của con người vẫn còn có giới-hạn, nên dù cho khoa-học tân-tiến cách mấy, cũng sẽ vẫn còn hạn-chế

Ngay chính như nhà bác-học đại tài Albert Einstein cũng từng nói: “Nếu có một tôn-giáo nào có thể đáp-ứng được với các nhu-cầu của khoa-học hiện-đại thì đó chính là Phật-giáo. Phật-giáo không cần xét lại quan-điểm của mình để cập nhật-hóa với những khám-phá mới của khoa- học. Phật-giáo không cần phải từ-bỏ quan-điểm của mình để xu-hướng theo khoa học, vì Phật-giáo bao hàm cả khoa-học, cũng như vượt qua khoa-học”. (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific findings. Buddhism needs not surrender its view to science, because it embrances science as well as goes beyond science). (Trích từ Collected Famous Quotes from Albert Einstein).

Muốn có trí-huệ, muốn giải được tất cả mọi chuyện khó khăn, khó tin, khó biết, và khó Thấy, thì phải học Phật, tu theo lời Phật. Ví dụ, mỗi ngày ngoài niệm Phật ra, có thể trì-Chú ĐẠI-BI (từ 21, 49, cho tới 108 biến tùy theo sức mình).

Như vậy, mọi việc dù khó cách mấy cũng giải được hết cả, lại vừa cứu mình, cứu gia-đình ra khỏi hiểm nạn, vừa được sở-cầu như-ý nguyện. Nhưng quan-trọng là phải có lòng “TÍN” sâu-chắc. Còn như nghi-ngờ hoặc làm cho có lệ, hoặc tánh hư tật xấu không biết thay đổi thì sẽ không bao giờ thành-công được cả Ị Lúc đó không nên trách Phật, Bồ-Tát sao không “linh”!)

Tang Lễ Tôn-Sư thượng Hải hạ Quang

Ngày 10 tây tháng 07, 2011

Tang lễ được cử-hành long-trọng vào lúc 09 giờ sáng tại nghĩa-trang Evergreen. Các đệ-tử và đồ-tôn đều đắp y Tỳ-Lô theo đúng như lời Thầy đẵ căn-dặn. Ngoài ra, một phong pháo nhỏ còn được đốt trước khi di-quan như để tiễn Thầy về nơi An-dưỡng!

Vì đã biết trước ngày giờ vãng-sanh, nên Thầy bảo Huệ-Trang làm thiệp thông-báo gởi đi cho Phật tử xa gần để biết trước ngày giờ cử-hành tang-lễ, và Thầy cũng đã thâu-âm trước bài pháp cuối cùng.

Mọi người ngước nhìn lên màn ảnh… chăm-chú nghe những lời khuyến-nhũ tha-thiết của Thầy về phương-cách tu-tập đúng pháp để bảo-đảm được minh-mẫn đến phút cuối, không bị lạc vào 3 ác đạo và được vãng-sanh giống như Thầy vậy. Nước mắt họ chan-hòa, xúc-động nghẹn-ngào trước một vị Thầy khả-kính tràn đầy lòng từ-bi đối với Phật tử. (Băng DVD nay ngoài bài pháp CUỐI còn có thêm di-ảnh 32 năm phật sự, ngày tang-lễ và hình ảnh hộ-niệm trong giờ phút lâm chungvì số băng DVD in ra rất khiêm tốn và chỉ in có một lần mà thôi, phật tử hữu duyên sẽ thỉnh được một cuốn.)

Giữa cơn nắng Hạ thiêu người, mà trời hôm đó bỗng-dưng mát-mẻ lạ thường. Tất cả sắp thành một hàng, người thì cầm hình Tây-Phương Tam-Thánh, người cầm cờ-phướng, người thì khiêng lọng, người bưng hoa v.v… Ai nấy vừa đi vừa niệm Phật vang-rền cả khu nghĩa-trang.

Đi gần bên kim-quan gồm có:

Tuệ-Chơn (đệ-tử) bưng lư-hương, Tuệ-Khai (đệ-tử) cầm hình Thầy đi trước và Đăng-Hiển (đồ-tôn bên úc-châu) cũng cầm hình Thầy đi sau, cô Bảo-Đăng đi giữa (cầm microphone, niệm Phật và trì chú Vãng-sanh hướng-dẫn mọi người niệm theo, tiếng niệm Phật phát ra từ cái loa lớn (được kéo theo) vang-rền khắp nghĩa-trang), Đăng-Lâm (cầm dù) đi bên phải, Đăng-Ngộ đi bên trái, em của Thầy là Hải-Huệ cùng vời cô Mười nhỏ (em gái của Thầy) thì khiêng tràng hoa lớn, kế đến là tám đệ-tử và đồ-tôn nam đi dọc sát hai bên kim-quan, còn phía trên có “lọng Tỳ-Lô” vàng thật lớn được kết toàn Chú và ấn Quang-Minh, che mát cho kim-quan.

Trên gương mặt mọi người lộ hẳn niềm vui. Cuộc tiễn đưa nào cũng trỉu nặng nét u-sầu, nhưng riêng cuộc tiển đưa này lại đặc-biệt rộn-rã tiếng cười (vì được biết chắc-chắn rằng Thầy mình đã được vãng-sanh).

Người-người nối đuôi nhau sau linh-cữu, rập tiếng niệm Phật theo, cùng với Tiếng pháo nổ tưng-bừng để tiễn đưa một bậc Tôn-sư khả-kính về đến đất Phật A-DI-ĐÀ được “đúng hẹn”.

Nam-mô A-DI-ĐÀ PHẬT qúy-hóa Thay!

Bước đi mỗi bước, mỗi ngừng chân,
Quay đầu trông lại lụy khôn phần.
Chia-ly biết có bao giờ gặp?
Ta-bà con trẻ chỉ một thân!
Di-quan tiễn bước Thầy trên lộ,
Niệm Phật vang-rền phủ khắp sân.
Lệ thảm tràn-dâng con lúi lạy,
Vĩnh-biệt từ đây nguyện báo-ân.

~ Bảo-Đăng khóc tiễn Thầy

(Phụ chú:

Trước kia, Bảo-Đăng có xin với Thầy cùng Tam-Thánh, nếu như Thầy có mặt trong lúc di-quan, xin Thầy chotín-hương” (hương thơm) để chúng đệ-tử nhận biết chắc Thầy đã được bảo-liên, và Thầy hiện đang đứng trên không trung cùng với Tam-Thánh, và chư Thánh-chúng, chứng-minh cho lễ Di-quan.

Cho nên ngày lễ Tang của Thầy tại nhà quàn, Bảo-Đăng đã cố ý không đốt nhang như những đám Tang khác. Thì quả-thiệt, sau khi tụng kinh và làm lễ truy-tiễn giác-linh xong rồi. Tất cả nhang khói đê-èu tan hết. Rất nhiều người đã ngửi được mùi thơm thật ngào-ngạt bay khắp nơi, Họ tưởng Bảo-Đăng đốt nhang thơm quá, mới chạy lên bàn thờ thì không Thấy đốt nhang chi cả.

Khi Bảo-Đăng đọc bài Điếu-văn, 2 ngọn nếb cháy bùng lên, lửa bay cao lấp lánh, phất ra tiếng xì-xì… xì- xì… thật lớn suốt bài điếu-văn, (lạ một điều là trong lúc làm lễ, đọc kinh thì không có).

Mấy huynh-đệ ngửi được “tín-hươngđều vui mừng lạy Thầy, lạy Phật, lạy Bồ-Tát và lạy chư Thánhchúng. Tội nghiệp cô Huệ-Trì ngửi được “tín-hương” rồi, mới chạy lên bàn thờ sụp lạy lên hư không, khóc nức-nở.

Con ngước lên nhìn, tiễn Thầy đi,
Kẻ ở người đi biết nói chi.
Thầy về cõi Phật vui trường-cữu,
Con ở lại đời lệ ướt mi.

~ Huệ-Trì lạy tiễn Thầy

Tới đây Bảo-Đăng xin kể lại một chuyện lạ là:

Ngày Thầy viên-tịch, Huệ-Trang phải đến làm thủ-tục giấy tờ để Bác-sĩ chứng-nhận, sau đó thì nhà Quàn mới được phép đem xác Thầy đi. Đến ngày làm lễ trà-tỳ, người thư-ký tại nhà Quàn có mời Huệ-Trang, Bảo-Đăng vào văn phòng, và cho biết rằng:

Hai vị Bác-sĩ đã khám bệnh cho Thầy, họ không hề có tên trong danh sách tại phòng mạch đó. Không ai biết tên của họ cả. Điều lạ là, tất cả hình-ảnh của những Bác-sĩ hiện đang làm việc trong văn phòng đó được đưa ra cho Huệ-Trang và Bảo-Đăng để kiểm chứng lại, cũng không thấy hình của 2 vị Bác-sĩ này đâu cả !

Bảo-Đăng và Huệ-Trang đã nói chuyện trực-tiếp với hai Bác-sĩ đó gần 2 tiếng đồng hồ, nên còn nhớ mặt họ rất rõ. Bảo-Đãng đã diễn tả hình-dáng, tuổi-tác cũng không có ai nhận diện ra họ cả.

Nguyên cả văn phòng đều xôn-xao lên, tại sao lại có hai Bác-sĩ kỳ-lạ này mà không hề có tên, hay hình ảnh gì trong hồ-sơ của họ như vậy.

Nhưng vì giấy tờ trong ngày Thầy đến khám bệnh đã được 2 bác-sĩ đó chứng nhận ký tên rõ-ràng, nên sau cùng họ đành phải chấp-thuận… mà vẫn còn thắc-mắc không hiểu tại sao có chuyện lạ-kỳ chưa từng có!

Huệ-Trang ôm Bảo-Đăng vui mừng nói:

“Không ngờ mọi việc đều đã được ơn trên sắp-xếp, an bài cho tất cả được như-ý.

Hai cô cháu đồng ngước mặt lên trời…chắp tay :

“Nam-Mô A-DI-ĐÀ PHẬT !

chúng con chúc mừng Sư-phụ đã vẹn ước nguyền.”

Bảo-Đăng cười… mà lệ chảy dài trên má….

Riêng con (Bảo-Đăng) cũng đã làm tròn sứ-mệnh mà Bồ-Tát đã giao-phó, Con thành-kính đảnh-lễ:

Nam-mô QUÁN THẾ-ÂM BỒ-TÁT tác đại chứng-minh.

Sau Tang-lễ, đệ-tử quy-tụ về chùa dùng cơm (do chủ nhà hàng Omei (phật tử Viên-Đăng) cúng-dường). Đưa tiễn mọi người về xong, Bảo-Đăng quá mệt, ngồi trên sofa trò chuyện với Đăng-Trí mà ngủ hồi nào không hay biết, mơ-màng thấy Thầy về đắp y đỏ, tướng-hảo thật trang-nghiêm, chắp tay (theo thói quen, với một đứa bé Thầy cũng chắp tay xá) chào Bảo-Đăng nói rằng :

“Thầy chân thành cámơn Bảo-Đăng đã hết lòng cứu mạng, giải nạn, gánh nạn, gánh nghiệp và hộ-niệm cho Thầy được vãng-sanh, Thầy vô-vàn cảm- tạ, ơn này Thầy xin đền-đáp”.

Bảo-Đăng lật-đật hỏi vì sợ Thầy biến mất.

“Bạch Thầy, thầy được Phẩm nào ?”

” Thầy được Trung Phẩm Thượng sanh.”

“Ủa, sao vậy ?”

“Đáng lý ra Thầy được Thượng Phẩm. Nhưng vì bị nghiệp-lực (trong quá-khứ còn) lôi kéo cái xác thân, nên đã chậm mất 13 ngày, nếu như “hồn và xác” mà chết một lượt, thì Thầy đã “nhập liên-hoa” tức khắc, vô Thượng phẩm liền. Nhưng “hồn” Thầy đã tới Cực-Lạc rồi, mà cái xác của Thầy vẫn chưa chết (còn sống), Thầy không thể nào Nhập liên-hoa được.

Trong khi Thầy ở trên Cực-Lạc, Thầy đã sám-hối tội-lỗi của mình trong từng giây-phút, và cầu cho Bảo-Đăng có đủ trí-huệ, đủ thần-lực để giải-nạn cho cái xác của Thầy.

Thật là may mắn có được Bảo-Đăng đã kiên-nhẫn, và biết cách giải hết nạn cho Thầy, nếu mà để “trễ” thêm 1 ngày nữa (mùng 9 tháng 6 năm Tân-Mão) mà xác vẫn chưa chết được, Thầy phải đáo trở xuống tiếp-tục sống để trả cho hết “oan-nghiệp” đó. Cho đến kiếp sau Thầy mới được vãng-sanh.

Cám ơn Bảo-Đăng đã hết lòng giúp Thầy vãng-sanh đúng hạn-kỳ, giờ Thầy Nhập liên-hoa.”

Bảo-Đăng lật-đật vội hỏi:

“Bao lâu Thầy mới ra được ?”

Thầy cười, nói khẻ :

“Khi nào Thầy xuất Liên-hoa, sẽ cùng Tam Thánh về chùa cho Bảo-Đăng Thấy!”

Bảo-Đăng ngồi nghỉ, đã ngủ mơ,
Khóc, nhớ, thương Thầy thuở ban-sơ.
Thầy về báo mộng trong giấc ngủ,
Thức dậy lòng con Thấy ngẩn-ngơ.
Trong mơ Thầy nói về Tây-cảnh,
Ba cõi dương-trần lắm bợn-nhơ.
Thầy ơi ! có biết tâm con trẻ,
Nhớ lời Thầy dạy dám thờ-ơ !

              ~ Bảo-Đăng mơ Thấy Thầy về.

Thầy cũng đến (báo mộng) cám-ơn Huệ-trì, Huệ- Trang đã phụ với Bảo-đăng chăm-sóc và hộ-niệm cho Thầy vãng-sanh được đúng ngày.

***

Như Bảo-Đăng đã hứa trước kia với 1 triệu vong-linh ở Bộ-lạc Navahê, thời Mông-Cổ của đời Thành-Cát-Tư-Hãn.

Đã nhập vị ngày 26 tháng 06, 2011.
(nhăm ngày 25 tháng 05 ÂL năm Tân-Mão)

2 vong-linh Elmener Rellaulener 20 tuổi, và vong 40 tuổi (vào thời của A-Lịch-Sơn đại-đế) cũng nhập vị chung với nhóm vong Mông-Cổ. Vong-linh THIỆN- TÁNH Lương Thế-Bình, 20 tuổi cũng đã nhập vị ngày:

08 tây tháng 07 năm 2011, lúc 4 giờ chiều.
(nhằm ngày mùng 08 tháng 06 ÂL, năm Tân-Mão)

Bảo-Đăng đã mua cúng cho họ quân, áo, giầy, dép kinh, chuỗi, thức ăn, bánh-trái, hoa-quả v.v… giảng pháp cùng khai-thị cho họ nghe về nghiệp làm Ma, làm người, và sự thù-thắng ở cõi Trời suốt 7 thất.

Ngày 06 tây tháng 08 năm 2011
(Nhằm ngày mùng 07 tháng 07 ÂL.)

Đúng 7 thất cho 1 triệu vong-linh ở Bồ-lạc Navahê thời Mông-cổ, và vô-số vong ở thành Belmo thời-đại A-Lịch-Sơn Đại-đế của nước Hy-Lạp.

Tất cả gần 2 triệu vong-linh đều được siêu thăng lên cõi Trời hết, không có một ai đầu thai lại (làm người) cả.

Con xin đê-đầu đảnh-lễ đức A-DI-ĐÀ Phật, QUÁN THẾ-ÂM Bồ-tát, ĐỊA-TẠNG VƯƠNG Bồ- tát, ĐẠI-NINH Bồ-tát và chư Thánh-chúng tam bái.

Quý-hoá thay cho pháp-môn Tịnh-Độ nhiệm-mầu, và công-năng của câu Thần-Chú (giúp giải nạn, giải nghiệp, cùng cứu khổ) đem lại mọi sự may lành và sở cầu như-ý cho chúng-sanh không thể nghĩ bàn.

Để chứng-minh cho lời của Tôn-Sư THÍCH HẢI-QUANG đã hứa là:

Sẽ cho Bảo-Đăng thấy sau khi Thầy xuất Liên-hoa !

Bảo-Đăng tự-nghĩ:

Làm sao mà biết khi nào Thầy về chùa chứ?

Bảo-Đăng mới bàn vỚi Huệ-Trang:

“Mình đâu có thể ở chùa suốt ngày, thức suốt đêm để canh cho được?”

Huệ-Trang cười vui nói:

“Dạ thưa cô ! cô khỏi quá lo chi, cọn đã có cách rỒi. Cô hãy để việc đó cho con lo, nội trong cuối tuần này là con sẽ lo xong việc đó.”

Ngày chủ nhật là Huệ-Trang đã đặt xong máy chụp hình tự-động cho trong và ngoài chùa. Huệ-Trang vui cười nói rằng :

“Cô lại đây coi nè, con đặt máy chụp hình tự-động chạy suốt ngày đêm, hễ Thầy, Phật; và chư thần, hoặc ngay cả có một ánh sáng gì, hay chiếc lá rơi cũng chụp được hết. Nó tự thâu vào Computer luôn mình sẽ Thấy hết đó.”

Bảo-Đăng khen Huệ-Trang thông-minh, rất là tháo-vác, lẹ-làng, và làm bất cứ việc gì cũng thật rõ- ràng, kỹ-lưỡng và chu-đáo.

10 ngày sau, sáng ngày thứ Tư 10 tây tháng 08, lúc 4 giớ sáng, Huệ-Trang giựt mình thức dậy, vì những tiếng kêu báo-động thật lớn liên-tục không ngưng, chạy lại máy coi chùa có chuyện gì không mà kêu dữ thần vậy? Thấy vài tấm hình đã được (máy hình tự-động được gắn phía sau vườn chùa) chụp phía sau lộ-thiên trước Thích-Ca Phật đài hiện lên trên màn ảnh computer.

Tấm đầu chụp thấy tối, chỉ có một luồng ánh sáng xẹt xuống gần hồ cá. Tấm thứ hai thấy hào quang sáng lên đóm nhỏ, sau đó mỗi tấm được chụp hào quang càng sáng rực, vòng tròn hào quang thật lớn rõ-ràng, phía ngoài ánh-sáng rực đó có một vòng hào-quang màu đỏ bao vòng chung-quanh ánh-sáng trắng đó thật là lâu.

Không lẽ Thầy đã xuất Liên-hoa lẹ dữ vậy sao ?

Quý đọc giả thử nghĩ xem, là gì ? là ai ? Phật, Bồ-Tát và Thầy về và đã cố-ý đế cho máy chụp nhiều lần như vậy, để báo cho Bảo-Đăng và đệ-tử biết chăng !

Bảo-Đăng xin đính kèm theo đây những tấm hình đã chụp được:

 

Bảo-Đăng xin Thay mặt Thầy bổn-sư, chân-thành tha-thiết cám-ơn gia-đình Huệ-Trì đã không quản-ngại xa-xôi, bỏ nhà cửa, lại tốn kém quá nhiều. Nhất là bất chấp những tiếng thị-phi, thương ghét… cùng đến phụ giúp Bảo-Đăng thêm TÂM và tay Hộ-pháp. Nhất là sự kiên-nhẫn phụ giúp thật lòng, chăm-sóc, và hộ-niệm cho Thầy đến giờ phút cuối một cách tuyệt-diệu.

Kế đến, Bảo-Đăng cũng xin chân-thành tri-ân Huệ-Trang đã bỏ thì giờ quý-báu, bỏ công-việc làm suốt gần một năm, đã hiên-ngang, dũng-mãnh xông-pha vào trận (ma quân), “kiên-trì”, phụ giúp Bảo-Đăng hộ-pháp ngày, đêm và chăm-sóc (thuốc- men, dinh-dưỡng) cho Thầy một cách tận tâm, tận lực, thật là may-mắn biết bao!

Pháp-quyến trên có Phật Đà,
Đệ, huynh, tỷ, muội một nhà sống chung.
Giàu sang, nghèo khó có cùng,
Buồn vui, sướng, khổ kiết, hung vẫn hòa.
Bay lâu kết hợp một nhà,
Tuy không ruột thịt nhưng mà đẹp-xinh.
Từ khi Thầy thoát cõi tình,
Dần-dần “Ma gọi” dứt tình đệ huynh.
Giữ tâm như đóa hoa quỳnh.
Như-như hất động phế huyền hiển chơn,
Chúng con tam bái Thượng-nhơn.

~ Huệ-Trang cẩn-chí

Bảo-Đăng xin trích ra những vần thơ “TỊNH- ĐỘ” của Tôn-sư NIỆM PHẬT TĂNG THÍCH HẢI- QUANG Hòa-thượng đã cảm-tác trước đây:

 

LẠC DIỆPTHU PHONG

(ĐỐI CẢNH) THI

Thu phong thổi rụng lá khô vàng,
Xót cảnh duyên đời mãi hợp tan.
Xanh tươi qua mất Thầy màu úa,
Xuân-sắc còn đâu lắm ngỡ-ngàng !
Phù-sinh một kiếp mau như thoáng,
Luân-hồi sáu nẻo nghiệp mênh-mang.
A-DI như biết gìn tâm niệm,
Bờ kia giải-thoát quyết sang-ngang.

~ THÍCH HẢI-QUANG

TỊNH ĐỘ THI……

Chuyên-cần lễ niệm sớm rồi hôm,
Ao báu đài sen nhập mộng hồn,
Xương nát thân tan ngàn vạn kiếp.
Khó đền ân-đức đại TỪ-TÔN.

Sáu thời tưởng-niệm TỪ-BI phụ,
Con trẻ ngày nao trở gót về?
Nói đến luân-hồi vô-tận việc,
Trông nhau lệ rớt động lòng quê.

Niệm Phật phải chuyên niệm đến cùng,
Đến cùng tâm niệm bỗng tiêu-dung.
Ta-Bà biển khổ phong-ba lặng,
Yên-ổn thuyền sen tới LẠC-CUNG.

 

TỊNH ĐỘ THI……

Tóc sương thay mái đầu xanh,
Một đời sự-nghiệp nghĩ thành không hoa!
Soi bổn-phận,
Lánh đường tà.
Âm-thầm thời-tiết đổi,
Lặng-lẽ tháng ngày qua.
Kíp mau tìm đến chơn-thường lộ,
Dám chậm chờ xem bịnh, tử mà !
Cõi Phật đâu xa-cách,
Về chẳng chỉ tại ta…
MỖI NIỆM CHỈ CẦN KHÔNG THỐI-CHUYỂN,
Ao vàng đã sẵn có liên-hoa.
Thân-tàn về cõi báu,
Sen nở Thầy DI-ĐÀ.

 

TỊNH ĐỘ THI……

 

Cõi TỊNH mong về bất tử hương,
Ráng mây chiều tốt ngắm tàn dương.
Hoa quỳnh, cây bích tươi muôn vẻ,
Điện ngọc, lầu châu đẹp khác thường.
Sen báu long-lanh theo nhạc gió,
Nước ngân thấp-thoáng bóng oan-ương.
Lắng nghe bỗng ngộ vô-sanh khúc,
Tên họ ghi lên TUYỂN PHẬT TRƯỜNG.

Mai thắm vừa tàn, hạnh nở xinh,
Gió xuân há phải có riêng tình ?
Lòng thanh sáu chữ hàm muôn tượng,
Công-đức DI-ĐÀ thắm vạn linh.
 
Lá biếc điểm xen bốn sắc hoa,
Mỗi hoa một vị niệm DI-ĐÀ,
Chớ nghi Tịnh-Độ đường xa-cách.
Mưa phới người về tợ nước sa.

 

TỊNH ĐỘ THI……

 

 

Người ngự sen lành, ao bảo-trân,
Long-lanh nước bạc chiếu kim-thân.
Tâm nhuần pháp diệu tiêu trân-cấu,
Chí độ hàng mê thoát khổ nhân.
Hoa-Tạng bể mầu chơi dạo khắp,
Niết-bàn nhân đẹp đủ mười phân.
Ta-Bà biết mấy quang-àm đổi,
CỰC-LẠC thường hằng một kiếp chân.

Cõi lành câu Phật kết nhân-duyên,
Hai sáu1 thời-gian giữ hiện-tiền.
Mỗi xuống hoàng-hôn thêm hướng niệm,
Xa theo trời lặn đến Tây-thiên.
DI-ĐÀ tay báu xin xoa đảnh,
BỒ-TÁT thân vàng nguyện hóa-duyên.
Chẳng mượn bào-thai thành chất huyễn,
Quê xưa đà sẵn ngọc Trì Liên.

 

Ngày 15 tháng 07, Bảo-Đặng, cùng các đệ-tử đồ-tôn (ở Úc-Châu), đi rãi cốt của Thầy tại Sedona, Arizona.


Việc rải cốt cho Thầy đã hoàn tất, rằm Trung Ngươn Vu-Lan cũng đã cử hành xong, ngay đêm tối Chủ-Nhật lễ Vu-Lan, Bảo-Đăng vừa về đến nhà là ngã vật xuống giường hoàn toàn kiệt lực. Người cứ thoạt nóng, thoạt lạnh, tứ chi rã rời, nằm mê không ngồi dậy nổi, mà cũng chẳng ăn uống gì được cả… Không một Phật-tử nào hay biết Bảo-Đăng đang cảm nặng. Mãi cho đến chiều thứ Sáu trong tuần, Bảo-Đăng đang nằm, bật ngồi dậy giựt mình sực nhớ là ngày mai thứ Bảy, 20 tây tháng 8 là ngày thọ Bát-Quan-Trai.

Bước xuống giường bị quỵ xuống, vì sức còn yếu quá, lại không có một ai ở nhà cả (đi học, đi làm hết), Bảo-Đăng thầm khấn Bồ-Tát, chư Hộ-Pháp cho Bảo Đăng khoẻ lại, vì ngày mai còn nhiều trọng-trách Phật-sự con phải làm. Bảo-Đăng vói lấy bình nước chú (có gia-trì chú cam-lộ, chú Đại-bi) uống hết, ngồi xuống thảm bắt ấn, trì-chú Đại-Bi 21 biến xong đứng dậy đã cảm thấy khoẻ hẵn. Bảo-Đăng mừng muốn khóc… đi rửa mặt, đốt lá chú để xông và gội đầu, thì mới biết trong bụng cả mấy ngày nay chẳng có hột cơm.

Trong người dường như khoẻ hoàn-toàn. Xuống bếp Bảo-Đăng bắt tay nấu liên-tục 7 món cho Bát Quan Trai, và cho cả nhà dùng cơm tối, làm bánh chuối nướng, đi chợ mua rau cải, trái cây và vật dụng cần-thiết cho ngày Bát Quan Trai vv….

Phật tử phương xa điện-thoại về thăm Bảo-Đăng, hỏi cuốn Hồi-ký của Thầy, Bảo-Đăng đã viết xong chưa? Ai cũng đang đợi chờ… Bảo-Đăng nghe vậy cũng phải ngồi vào bàn viết đánh máy thêm vài chục trang nữa, rồi cũng phải tắt máy, vì phải thức khuya để soạn bài giảng Bát Quan Trai cho ngày mai nữa.

Khoá tu 24 giờ thọ Bát-Quan-Trai đã hoàn-mãn trong niềm hân-hoan của các Phật-tử vì họ đã được Bảo-Đăng tận tình chỉ dạy tu tập đúng pháp (trì chú, niệm Phật sao cho có kết quả tốt và làm thế nào để phát-huy được thần-lực và thành-tựu được cách quán-tưởng). Thêm vào đó là những kinh-nghiệm vừa mới xãy ra suốt thời-gian hộ-niệm cho Thầy cũng đã giúp cho các Phật-tử lấy lại niềm tin sâu chắc về hai pháp tu:

Mật-Tông và Tịnh-Độ.

Đặc biệt trong khóa tu vừa qua (Phật-Đản 2012), có vài Phật-tử ở Mỹ và ở Việt-Nam đạt được ít nhiều kết-quả của sự Trì-Chú Đại-Bi. Họ đã áp-dụng được “oai-lực” không thể nghĩ-bàn của Chú, để cứu-độ thân-nhân (đang bệnh nặng) ở xa mà không cần phải gặp mặt.

Xin chúc mừng tất cả!

Tối Chủ-nhật trong ngày, Bảo-Đăng về tới nhà là không còn sức-lực nữa, cũng lại nằm bất-động suốt hai ngày liền, Huệ-Trang gọi điện-thoại thăm được biết Bảo-Đăng tự-nhiên phát bịnh lại nên lật-đật lái xe xuống Tucson, Huệ-Trang pha chế thuốc, Huệ-Trì cạo-gió cho Bảo-Đăng, nấu cháo mang đến và trì- chú dùng thần-lực (của họ) điều-trị cho Bảo-Đăng được khỏe lại.

Bảo-Đăng thật muôn-vàn cảm-tạ.

Huệ-Trang yêu-cầu Bảo-Đăng tạm ngưng mọi Phật sự một tuần lễ để đưa Bảo-Đăng đi nghỉ mát dưỡng sức (sau những tháng ngày dài làm Phật sự; đã bị kiệt sức quá nhiều, nhất là trước và sau đám tang của Thầy).

Bảo-Đăng từ chối, không muốn đi đâu hết, vì sách của Thầy cũng chưa viết xong, nhiều Phật-tử thỉnh Kinh sách, CD (giảng pháp) cũng chưa gởi v.v… nhưng Huệ-Trang năn-nỉ mãi… và hết lời khen ngợi về Hot Springs of Pagosa của miền Nam Colorado. (Suối nước nóng có đầy-đủ những “khoáng chất” thiên-nhiên từ trong lòng đất, độ nước nóng từ 80 độ cho đêh 114 độ (có gần 20 cái hồ, mỗi hồ có nhiệt độ nóng khác nhau), đặc-biệt trị lành rất nhiều bệnh nhức mỏi, bị kiệt sức, bị vọp-bẻ v.v… cảnh đẹp thiên-nhiên hùng-vĩ của núi rừng, chư Thần ở đó đông vô-kể).

“Đặc-biệt chỗ ở đó sẽ không có bếp (để cô khỏi nấu ăn), con đã lo hết tất cả mọi thứ cần-thiết cho Cô, sẽ có xe đưa, rước (lên núi), ăn uống đều có người lo chu-đáo (đúng khẩu-vị của cô), sẽ giúp cho cô ngủ ngon vài ngày/’

Huệ-Trang cười vui vẻ tiếp:

“Con bảo-đảm trong một tuần là cô sẽ lấy lại sức-lực của 20 năm về trước đó.”

Bảo-đăng trả lời:

“Để cô suy-nghĩ lại, sẽ cho con biết sau!”

Huệ-Trang vừa chạy theo vừa nói vói:

“Cô ơi, cô không được từ chối, vì con đã trả tiền xong hết cho cô rồi, nếu cô không đi cũng bị mất hết tiền hà!

Vả lại, nếu cô không đi, thì con đi với ai hu hu hu…”

 

Tân-Mão năm nay Thầy bệnh nặng,
Đến hạn-kỳ PHẬT rước về Tây.
Muốn kể ra đây nhiều sự thật,
Ai muốn rõ, hãy bỏ ra đây.
Nãm, mười phút nhiếp tâm mà đọc,
Mới biết rằng người cõi thế-gian,
Ác hiểm, giết người hơn rắn độc.
Giếtt Thầy, hại bạn chẳng được an.
 
Hai mươi năm ẩn-dật, tu-hành,
Để chú-gỉảỉ nhiều kinh, luật, luận.
Sắc, tài, đanh, lợi chẳng thèm tranh,
Không chùa, không bạn, không đệ-tử.
Ra thất một năm chỉ bốn lần,
 
Làm Lễ lớn,
Thọ Bát quan trai.
 
Cho Phật-tử quy về tu-học,
Y theo tông chỉ, chẳng dấm sai.
 
 
Dẫn đệ-tử, trì câu Phật hiệu,
Pháp lan xa, Phật-tử nghe danh.
Thầy chất phát, hiền lành, đức độ,
Dễ tin người, ai nói cũng thanh.
Bị chúng chiếm chùa, chiếm đệ-tử,
Chán-ngán người sao quá gian manh.
Thôi xách gói vô rừng tu Ẩn,
Tranh người đời, tránh hết lợi danh.
 
Bỏ hết sau lưng cùng đệ-tử,
Lúc-thúc tu-hành giữ đạm thanh.
Hai mươi năm ấy Thầy cách hiệt,
Dứt người đời, dứt hết luận tranh.
Những tưởng thân mình đà hớt nghiệp,
Không ngờ kẻ ác vẫn còn ganh.
“Nó” đã khuyên Thầy nên “dứt Thất”,
DI-ĐÀ Tự, giúp nó lập thành.
 
“Nó” năn-nỉ mười lần, bảy cử,
Thầy quyết tâm chỉ thích ẩn danh.
Thấy Thầy có chùa, nhiều Phật-tử,
Có Bảo-Đăng gánh-vác mọi điều.
Thay thế Thầy hộ-trì pháp ngữ,
Dẫn-dắt người tu-học khắp nơi.
Lòng ganh-tỵ tham sân nổi dữ,
Tánh tiểu nhân, Tâm ác dẫn đường.
 
Nó ghét Thầy, ghét hết Phật-tử.
Gạt Thầy theo học phép thuật Ma.
Bắt đầu chia rẽ, Nam với Nữ,
Kể chuyện gian, của những kiếp xưa.
Gạt Thầy, nên đặt nhiều vọng ngữ,
Gọi Thầy, làm bộ tỏ lòng thưa.
Thầy yêu, nó gởi toàn thuốc dữ,
Bảo rằng thuốc bổ dưỡng Thầy ơi!
 
Nên uống mỗi ngày cho chóng khỏi,
 
Thầy tưởng thiệt, vui mừng khó tưởng.
Đến sức tàn, thân tâm kiệt mỏi,
Ngày qua tháng lại càng thảm thương.
Nó bảo rằng nghiệp quả trả vay.
Nên ráng chịu, Phật Đà đến thưởng!
Lại cấm Thầy gọi Bảo-Đăng hay.
 
Thầy tôi:
 
Lết thân tàn đến bên Phật Tổ,
Lạy Ngài thương cứu độ cho con.
Tiếp dẫn con đi đến Phật Thổ,
Chắc con khó sống hết tháng nầy.
Không ăn, không uống, không ngủ được,
Nếu chết rồi, cũng chẳng ai hay.
Bồ-Tát xót thương nên lần lượt,
Báo mộng liền đến thẳng Bảo-Đăng.
 
Ngài bảo rằng:
Thầy ngươi bịnh nặng!
 
Hãy mau mau bay lên cứu giúp,
Chỉ có ngươi mới giải được nhanh.
Oan-gia nghiệp háo đến đòi nợ,
Nhiều đời nhiều kiếp của Hải Quang.
Kiếp nầy kiếp chót cho xong Nợ,
Sám hối tiền-khiên nghiệp đã mang,
Tây phương Tam-thánh ngày đêm lễ.
Hải-Quang mới được tới Tây phan.
 
Bồ-Tát dạy Bảo-Đăng rằng:
 
“Sứ mệnh của ngươi nên hoàn tất,
Xong rồi TA cũng rước ngươi đi.
Về cảnh xưa cùng TA cứu độ,
Quần-sanh sắp sửa khổ nay mai.
Thiên-tai, bão-lục cùng sanh khởi,
Lọc lừa những kẻ ác, gian manh.
Khuyên ai niệm Phật cho thuần thiện,
Nguyền sanh Cực-Lạc dứt oán tranh.
 
Bằng không; sẽ đọa ba đường ác.
 
Còn cõi trần-gian chỉ tạm thời,
Làm người thì phải xứng hạnh người.
Bằng không trọn, phải mang xác thú.
Những điều TA dạy hãy lắng nghe.
Muốn thăng Thiên nên tu thập thiện,
Giữ phận mình, đừng quá háo danh.
Thần chú ĐẠI-BI nên nhứt niệm,
Cứu-độ mình, cứu cả chúng-sanh.”
 
Bồ-Tát dạy Bảo-Đăng bay gấp,
 
Giữa tháng mười lên tận chỗ Thất,
Vừa đóng thùng, vừa trị bệnh Thầy.
Một đêm tới sáng xong tất cả,
Áo, quần, kinh sách, chuỗi mang về.
Tất cả còn lại biếu Goodwill,
Hàng xóm hay tin đến giả-từ.
Trả nhà, trả chìa khóa, trả Louisville,
Đánh Nam, dẹp Bắc, xác mệt đừ.
 
Lên tới phi cơ đà hết sức,
Sức tàn còn lại muốn ngất ngư.
Về tới Tucson, Thầy trò mỏi mệt,
Huệ-Trang đã giúp gánh hai vai.
Trì-Chú cùng Bảo-Đăng trị-bịnh,
Suốt đêm liền chẳng ngủ nghê chi.
Không phải một đêm mà tám tháng/
Thầy trò, Cô cháu đã sanh nghi!
 
Đệ-tử, không thằng nào Thầy đến,
Chỉ hằng đâm-thọc, rẽ với khi.
Tiếp giặc nhà, tiếp tay với quỷ,
Lại vô tâm, dốt đạo, ngu-si.
Chẳng phải ai xa, toàn đệ-tử !
Chết rồi, phải đọa kiếp súc-sinh.
Ganh-tỵ ghét thương, sanh tự kỷ,
PHẬT thân có hiện cũng khinh-khi.
 
Bởi! chúng đệ-tử SẮC, DANH thèm,
Lỗi đạo làm trò, lỗi phận con.
Ma ngoại nhập vào sanh đấu tranh,
Bình tâm ngẫm lại lắng lòng soi.
Bao năm công-quả theo Thầy học,
Giáo-lý nghe nhiều, hiểu nhấp nhoi.
Cấc con! thức tỉnh tu-hành lại,
Bằng không ắt té xuống đông sôi.
 
Bảo-Đãng còn đã phải thất kỉnh!
Biết nói làm sao quá dị kỳ.
Bảo-Đăng liền giúp Thầy giải nghiệp,
Bằng cách kêu chúng (đệ-tử) đến tức thì.
Nhờ Tam-Bảo chứng-minh Sám-hối,
Thầy cùng trò tha-thứ lẫn nhau.
Giúp nghiệp kiếp xưa cho bớt rối,
Uấn-ức trong lòng đến kiếp sau.
 
Hôm nay tháng 6 năm Tân-mão.
 
Nghiệp tiền-khiên đã dứt sạch rồi,
Đệ-tử, Thầy trò chia hai ngã.
Người Tây-phương, kẻ phải đọa-đày,
Bởi mang tội với Thầy, hại bạn.
Cũng từ tâm ác, kết mỗi ngày,
Học tà, bỏ chanh, theo kẻ ác.
Xác người, tâm quỷ kết thành thai,
Phật muốn cứu, cũng không cứu được.
 
Chuyện rồi nhắc lại vẫn còn run,
Chưa thấy thời nay quá hãi-hùng.
Đạo nghĩa ân-sư đành dứt trọn,
“Thần-lực” ngăn ngừa kẻ ác hung.
Đóng cửa bớt quen, cho thận trọng,
Nơi hiểm nguy cần phải giữ lòng.
Bắt ấn kim cang trì chú Phật,
Lấy nước cam-lộ rải Bắc, Đông.
 
 
Thầy dặn Bảo-Đăng đừng cho biết,
Chôn cất xong rồi báo chúng hay.
Thầy đi để lại mùi “hương tín”,
Để biết rằng Thầy tới bảo-liên.
Các con ở lại tu tinh-tiến,
Niệm Phật cho thuần mới “tịnh Tâm”.
Sáu nẻo từ đây Thầy bái biệt,
Cực-lạc trời Tây đã đạt thành.
 
Hai lăm, tháng sáu, năm Tân Mão,
Là ngày Thầy phải trở về Tây.
Bảo-Đãng đưa Thầy lên chánh điện,
Cùng nhau Hộ-niệm đến phút nầy.
Từ sáng đến trưa không ngừng-nghỉ,
Niệm Phật vang-rền đến hướng Tây.
Bảo-Đăng đang quỳ cầu khẩn thiết,
Cúi xin Tam Thánh đến rước Thầy.
Thầy nhắm mắt, toàn thân tuột xuống!
 
(vì Thầy ngồi trên ghế, khi thần-thức xuất ra khỏi xác, toàn thân không còn tự chủ nữa, Bảo-Đăng cùng Tuệ-Nhật và mọi người xúm lại hì-hục đỡ Thầy ngồi lên ghế lại)
 
Ôi cha! Thầy đã theo Phật rồi!
Chúc thầy, về Tây thỏa ước-mong.
 
Chợt nghe có tiếng phát ra đây:
“Ngươi đâu thể đi về Tây được,
Trong kiếp xưa đã giết tụi nầy!
Ngươi chính là THIẾT MỘC-CHÂN,
Tám trăm năm cũng chưa siêu hết,
Hận thù, sân-hận dưới sông mê.
Nay đâu thể để ngươi đi trước,
Giải nợ nầy chớ để người chê.”
 
Bảo-Đăng lẹ miệng phát nguyện rằng:
 
Tôi chính thật Hải-quang trưởng tử,
Sẽ Thay Thầy siêu-độ hết vong.
Xin tất cả hãy nên tin-tưởng,
Trong bốn chín ngày, bảy thất xong.
Sẽ in Nhân Quả kinh, báo-ứng,
Hận-thù, sân-hận sẽ sạch trong.
Cúng giầy dép, áo, quần, kinh, chuỗi,
Cùng thức ăn rải khắp hư không.
 
Bảo-Đăng xin nguyện cho tất cả,
Một triệu hương-linh đều được vãng-vong.
 
Tất cả triệu vong liền biến mất.
Bảo-Đăng tự nguyện rất hiễn ình,
Những việc cầu xin thành quả tốt.
Gương Thầy phải nhớ, chớ luận nghi,
Thầy nay nghĩ tưởng đà yên giấc.
Thầy về Tây-cảnh tích mù ti,
Đệ tử ở lại nên chuyển hóa,
Nghiệp xưa, nhân-quả phải hằng ghi.
 
Mấy lời lưu lại kính trình thi,
Kể lại chuyện qua thật cực-kỳ.
Sự thật rõ-ràng không vọng ngữ,
Kẻ ác, Tâm tà phải xét suy.
Không chỉ ngoài đời, luôn cửa đạo!
Quỷ, ma, tinh, thú khắp đường đi.
Thiên hạ đổ xô cùng luyện phép,
Rốt cuộc chưa thành đã bị rinh (bắt).
 
Bảo-Đăng khuyên-nhắc người liên-hữu,
Chớ có tham dành, giữ phận Ta.
Muốn sanh Thiên, về miền Cực-lạc,
Giữ tâm chơn, nhất dạ tu-hành.
Miệng niệm Phật, Tâm phải “quán” Phật,
 
Nếu “quán” sai, hồn vía sẽ phai.
Thân người mất, khó mà lấy lại,
Tâm có Phật, thành Phật chẳng sai”.

Bồ-tát-giới Bảo-Đãng
(Lập hạ tháng 7, 01 tây 2011)

(Phụ-giảng của Bảo-Đăng:

– Miệng niệm Phật, tâm phải “QUÁN” Phật, Nếu QUÁN sai, hồn-vía sẽ phai…

Chữ “quán” ở đây nói rộng ra là nhớ Phật, tin lời Phật dạy, nguyện sanh về Cực-Lạc, sửa đổi tánh xấu, và làm cho “Tứ vô lượng tâm” (từ bi hỷ-xả), và “Bồ-Tát hạnh” phát sanh ra. Người chuyên tu “Tịnh-Độ” (chuyên niệm Phật mỗi ngày cả 30,000 câu, cho tới 200,000 câu), mà tâm không hề “quán” thấy được Phật, tâm tham-sân-si-mạn-nghi vẫn hừng-hực, thì dù cho niệm bể cổ, vẫn không được gì cả, bất-quá cũng chỉ gieo chút phước duyên với Phật A-Di-Đà mà thôi. Sau đó, vẫn phải trôi lăn trong 6 nẻo luân hồi.

Miệng niệm mà Tâm không hề có cảm-ứng đạo-giao với Phật, thì làm sao vãng-sanh cho được, nói chi đến hộ-niệm cho người khác được vãng-sanh ư !

Pháp-môn Tịnh-Độ tuy dễ tu, dễ niệm, nhưng Cực Lạckhông phải dễ về !

Có rất nhiều người không hiểu, nghĩ rằng:

– Hễ “hộ-niệm” là được vãng-sanh, được Phật A-Di-Đà rước, khi thiêu sẽ có “xá-lợi” !

Rồi thì lúc nào cũng kêu, ép, nhắc ông hà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, bà con quyến-thuộc, bạn-bè v.v… niệm Phật nguyện cầu vãng-sanh Cực-Lạc…. trong khi ngay chính bản-thân của họ cũng chưa hiểu rõ về nước Cực-Lạc là gì cả, trong Cực-lạc như thế nào? cuộc sống ở Cực-Lạc ra sao ? có giống ở cõi trần không ? về Cực-lạc rồii có cần phải Niêm-Phật suốt ngày đêm nữa không? v.v…

Ngay cả Huệ-Trang còn hỏi Bảo-Đăng:

Cô ơi, ở Cực-lạc có còn ăn cơm nữa không? có phải nấu cơm (cực-khổ) mỗi ngày không, vì con là chủ-tịch của hội không thích nấu ăn! Nếu về Cực-lạc mà còn phải ăn, phải uống, thì con sẽ không muốn về. v.v …

Họ lại không biết tại sao phải cầu về Cực-lạc mà không cầu về cõi của những đức Phật khác, niệm Phật A-Di-Đà mà không niệm các đức Phật khác.

Cho nên trong tâm-thức của người đó, khi sắp lâm chung sẽ không thathiết muốn cầu về Cực-Lạc .

Vậy nếu ban hộ-niệm ngồi suốt ngày niệm Phật, cầu giùm cho người nầy vãng-sanh,

– Họ có được vãng-sanh không ?

– Có được Phật A-Di-Đà xuống rước không?

– Mà nếu may-mắn được về Cực-Lạc, liệu người đó có chịu ở đó mãi không, hay còn nhớ vợ, nhớ chồng, nhớ con cái mà lén mở cửa Cực-Lạc tuột xuống cõi trần lại ?

Để chứng-minh cho điều này, Bảo-đăng xin kể ra đây một chuyện hiển-linh:

Thời-gian gần đây, Bảo-Đăng có hộ-niệm cho một vài Phật-tử được vãng-sanh. Trong số đó có một người mà Bảo-Đăng chưa chắc-chắn là họ được về Cực-Lạc hay không?

Sau khi tu xong, Bảo-Đăng có cầu lên đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, xin Ngài cho biết người nầy có thật được về Cực-lạc chưa, hay còn ở cõi nào ?

Đêm đó, Bảo-Đăng nằm mơ, vía thấy mình đi tới Nam-Hải gặp đức Quán-Thế-Âm Bồ-Tát, trong lòng đang mừng-mừng tủi-tủi như lâu ngày được trở về thăm nhà vậy, thì “được” Bồ-Tát rầy và dạy rằng:

“Ngươi tưởng Cực-Lạc dễ về lắm sao ? ngươi đi hộ-niệm giúp người ta vãng-sanh, nhưng đâu phải ai cũng “tha-thiết” cầu sanh về Cực-Lạc đâu ! Cõi Cực-Lạc không phải ai muốn vô, muôn ra tuỳ-tiện được !

Ngươi có biết rằng, trong số người mà được ngươi hộ-niệm, có một người đã được về Cực-Lạc rồi, nhưng sau đó lại tự tay mở cửa để xuống lại cõi trần nầy không?”

Bảo-Đãng chưa hiểu nên cúi lạy, hỏi ngay rằng :

“Bạch Bồ-Tát, nếu như người mà còn vương-vấn, bịn-rịn, hoặc nghiệp-lực lôi kéo, thì không thể nào vãng-sanh được cả. Tại sao người nầy được vãng-sanh rồi mà còn muốn trở xuống ?

Cúi xin Bồ-Tát dạy cho con hiểu.”

Bồ-Tát dạy:

“Đáng lý ra người nầy chưa đủ hạnh, chưa đủ công-đức, và nguyện-lực để được về đâu. Nhưng vì tâm của ngươi chí thành, lại chuyên trì-Chú khi hộ-niệm, nên Thân-lực của ngươi đã phát ra hào-quang quá sáng, và ngươi còn dặn-dò họ rằng:

Khi nào thấy ánh sáng chiếu đến là đi theo ánh sáng đó, nên khi người đó thấy hào quang sáng chói, chỉ biết theo ánh sáng đó mà đi thôi, chứ họ không có tự-chủ được. Họ lại không có nguyện-lực, cũng không có tâm-lực để được sanh về Cực-Lạc chi cả. Cho nên họ không được Thánh-chúng đến tiêp-dẫn !

Khi tới Cực-Lạc họ không được vào chánh-quốc, vì không đủ điều-kiện để được vào “Liên-trì hải- hộỉ”, đừng nói chi là được “nhập Liên-hoa” (tức ở trong 9 phẩm sen).

Cho nên, đa phân đều phải ở “biên-địa” (bên ngoài cửa Cực-Lạc) để Niệm Phật tiếp (cho đầy-đủ công-đức).

Riêng người nầy vẫn còn nhớ cha mẹ, nhớ chồng con, tâm lại khôngtha-thiếtniệm Phật, hiểu pháp gì cả, nên đã tự mở cửa Cực-Lạc mà trở xuống lại cõi nầy. Mai nầy phải tiếp-tục đi đầu-thai lại, trả nghiệp tiếp.

Ngươi phải nhớ, ai muốn được vãng-sanh về Cực- Lạc đòi-hỏi phải có đủ ba phần chánh sau đây:

1. Phải có TÍN lực (tin cho thật bền chắc)

2. Phải có NGUYỆN lực (nguyện được vãng-sanh)

3. Phải có HẠNH lực (sự tu hành, niệm Phật ít nhất là 30 ngàn câu trở lên mỗi ngày)

Ngoài ba phần chánh trên, còn phải tu thêm bốn phận phụ, đó là :

1. Tích Công lũy Đức,

2. Thực-hành Bô-Tát hạnh và tứ vô lượng tâm,

3. Học và hiểu cho rõ pháp môn Tịnh-Độ và thế-giới Cực-Lạc.

4. Thật sự nhàm chán cõi Ta-Bà nầy, sợ sự sanh-tử luân-hồi, ngày đêm mong cầu được sanh về Cực-Lạc gặp Phật A-Di-Đà.

Như vậy thì mới có thể bảo-đảm được vãng-sanh Cực-Lạc, nhập vô “Liên-Trì Hải-Hội” được.”

Bảo-Đăng hỏi thêm :

“Bạch Bô-Tát, vậy người này hiện đang ở đâu ?”

Ngài liền đưa ngón tay chỉ một cái, Bảo-Đăng thấy mình đang đứng trong Địa-Tạng đường của chùa, trước tấm hình của người nay rồi.

Bồ-Tát lại dạy tiếp:

“Mỗi lần ngươi hộ-niệm cho ai, đều phải hỏi cho rõ ràng là họ tha-thiết” muốn đi đâu, rồi theo tâm nguyện đó mà đưa họ đi, chứ không phải ai-ai cũng đưa về Cực-Lạc cả.

Nếu ngươi hộ-niệm cho người nào mà có đầy-đủ Tín-Hạnh-Nguyện và họ được nhập vô “Liên-Trì Hải-Hội”, thì ngươi sẽ được hưởng trọn-vẹn công- đức lớn, và phẩm-vị vãng-sanh của ngươi mai nầy cũng được cao hơn. Nếu ngược lại thì ngươi sẽ bị giảm phẩm vị xuống.

Cho nên phải cẩn-thận, vì “nghiệp-lực” của mỗi người mỗi khác, và phải biết dùng “phương-tiện’ khéo thì mới có thể cứu-độ được cho nhiều người, chứ không phải người nào cũng hộ-niệm (vãng-sanh) y-chang như vậy cả, vì “tâm-lực” (trong phút lâm-chung) của mỗi người đều khác nhau.

Chư Phật, chư đại Bồ-Tát cũng phải dùng thiện- xảo phương-tiện, tùy theo TÂM-LỰC (mong-cầu) của chúng-sanh mà cứu-độ .”

Ngài nói tiếp:

“Người này sau khi xuống trần, thì đi vào nhà con cái cũng không được, thành ra phải lang-thang, làm hồn ma vất-vưởng, đói lạnh quá. Cũng may, chợt nhớ đến chùa mà nhập vô bài-vị liền, bằng không đã bị yêu-tinh vây lưới bắt hồn rồi.”

Bồ-Tát nói với cái vong nầy rằng:

“Nếu ngươi biết hối-hận, phải lo sám-hối tu- hành lại trong 49 ngày, Bảo-Đăng sẽ cho ngươi ăn và thuyết pháp cho ngươi nghe. Sau 49 ngày, nếu ngươi biết thức-tỉnh, sấm-hối tu-niệm, thì sau bảy thất ngươi muốn về cõi Trời, hoặc cõi Người, Bảo-Đăng sẽ hộ-niệm cho ngươi được như ý, trừ cõi Cực-Lạc!”

Bồ-Tát dạy thêm rằng:

Ta cũng cho ngươi biết thêm :

Hiện nay số người được “Thánh-chúng tiếp-dẫn vãng-sanh” rất là ít, trong 1.000 người được hộ-niệm, vãng-sanh chỉ được một. Số người được đầu-thai, hoặc thăng Thiên, nhưng trụ ở Thiên giới chỉ được 1 năm (ở cõi Trời) mà thôi, vì không đủ “phước” để trụ lâu dài hơn được. Còn số ngươi bị “đọa lạc” (trong 3 ác đạo) ngày càng thêm đông.”

Bảo-Đăng vội lạy sám-hối với Bồ-Tát, và hứa sẽ không hộ-niệm bừa-bãi nữa.

Sau ngày 49, Bảo-Đăng trì-chú hộ-niệm tiếp-dẫn cho người nầy lên được cõi trời.

Cho nên, phương-cách “Hộ-niệm” là giúp cho người không bị “đoạ 3 ác đạo”, chứ không phải Hộ-niệm để đưa người…người về CỰC-LẠC quốc (dễ-dàng như đưa người qua Mỹ quốc) vậy, muốn vô, muốn ra tùy-ý ! Niệm Phật cả đời còn chưa “cảm-ứng” với Phật, chưa được thấy Phật, hoặc nghe được tiếng nói của Phật Thay ! Huống-hồ chỉ được về Cực-Lạc ngự liên-hoa cùng với chư Phật, chư Đại Bồ-Tát, và cùng đi với qúy ngài cứu-độ chúng-sanh ư !?

Hạnh làm Người (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) còn chưa làm được, đừng nói chi đến hạnh Bồ-Tát (cứu-độ chúng- sanh)!?

***

Duyên đời nhiều ngang trái,
Nẻo đạo dứt cong ngay.
Phải bền một câu Phật,
Bỏ hết phải cùng sai.

Bồ-Tát giới Bảo-Đăng

 

Kính mừng:
Đức hạnh rạng ngời
Hoằng dương Mật-Tịnh
Cứu đời độ sanh
Thầy nay
Dứt hết cõi tranh
Đài vàng thượng phẩm
An lành thiên thu
Chúc thầy
Cực lạc vô ưu

Bồ tát giới Bảo-Đăng

 

Tự cảm…..

Bốn mươi năm xuất giá theo chồng
Một dạ tòng phu kết tâm đồng
Sanh con 2 đứa nay đà lớn
Quyết chí về Tây thoát cõi hồng.
Hai tám năm khổ trong đường đạo,
Sắc dục, ma tà phá rất đông.
Nếu như chẳng biết dùng “trí huệ”.
Cả đời tu-tập cũng hoài công.

Bồ tát giới Bảo-Đăng