HỒI KÝ NIỆM PHẬT TĂNG
SA MÔN THÍCH HẢI QUANG
Soạn giả: Bồ tát giới BẢO ĐĂNG

 

ẨN TU VÔ THỜI HẠN

Thầy trở về chùa Tucson, AZ ba tháng, để dạy cho Bảo-Đăng thêm ấn-Chú, phương-cách tu-tập, và mọi nghi-thức tụng niệm cần-thiết, trước khi đi ẩn-tu.

Nhân ngày lễ lớn có một Phật-tử (cô Huệ-Tâm) từ Hawaii đến Tucson thăm chùa.

Cô kể lại như sau:

“Bạch Thầy, khi con ngồi chờ tại phi-trường LAX Cali cho chuyến bay về Tucson, tình cờ ngồi gần một người nam Phật-tử, vô-tình trò chuyện, anh nầy mới biết con là đệ-tử của Thầy. Anh nghe tới tên Thích Hải-Quang mà xúc-động và mừng vô-hạn. Anh còn kể lại rằng:

Khi Thầy còn ở tại chùa Lancaster PA, tôi thỉnh- thoảng có đến thăm và dự khoá tu-học do Thầy tố-chức. Thầy hiền lắm, chân-thật và rất giỏi về mặt giáo-lý Phật-học và Mật-tông. Khi phải chuyển đi xa, tôi đến chùa thăm Thầy để từ-giã, lúc đó trong bóp lại không có đủ tiền để đi lập nghiệp. Sau khi nghe tôi bày-tỏ, Thầy đã không suy-nghĩ, lẹ-làng gom vét hết tiền có được đưa cho tôi, và nói rằng:

– Con đem theo phòng thân. Rất tiếc, Thầy quá nghèo, chỉ có bấy nhiêu, không có nhiều hơn để giúp con…

Tôi cảm-động đến rơi lệ! Lòng Thầy tràn đầy tình- thương đối với đệ-tử, làm bất cứ việc thiện nào cũng không hề so-đo, hay tính-toán chi cả… Tôi nhận thấy Thấy rất nặng tâm lo cho Đạo pháp, và trọng ân-nghĩa. Đối với đệ-tử, lúc nào và hơn bao giờ hết, Thầy cũng tràn đầy tấm lòng thương-tưởng, lo-lắng cho đệ-tử tu-hành nhiều hơn là lo cho bản thân mình. Thầy thật là một bậc Thầy tôn-kính, hiền-từ, đức-hạnh.

Cầm số tiền (cũng khá nhiều) Thầy đưa, mà nước mắt tôi chảy dài. Tôi đã hứa với Thầy sẽ hoàn lại số tiền này. Nhưng sau mấy năm xa cách, khi tôi quay trở lại thăm thì mới biết, bọn phản-đồ đã hại Thầy, nên Thầy buồn bỏ đi ẫn-tu thật xa rồi, không ai biết Thầy đang ở phương trời nào nữa.

Thầy hiền-từ, chất-phác, lại tốt bụng quá, làm sao ở với đám lưu-manh, ác-độc cho được chứ ! Bọn nó đâu có đủ “Phước” để giữ Thầy. Thầy đi rồi, bọn chúng cũng sẽ tan-rã thôi. Thần-thánh nào mà gia-hộ cho chúng làm Phật-sự !

Trước khi từ-giã, anh còn nói rằng:

– Chị đừng để mất Thầy, vì tôi đã gặp, đã đi qua rất nhiều nơi, nhưng tôi chưa gặp được một vị Thầy nào mà hièn-từ, thật-thà, có đầy-đủ “đức-hạnh” “trí-huệ” như Thầy. Nhất là sự thương-kính Phật của Thầy (chị để ý cách Thầy lạy Phật đi, cũng giống như Phật còn sốg đang đứng trước mắt vậy), và trọng Pháp như Thầy Hải- Quang cả.

Nói xong, anh vội-vàng viết một trang giấy ngắn đưa cho con, nói rằng:

– Gặp chị ở đây thật là may-mắn cho tôi hết sức. Xin cho tôi gởi lá thư nay đến Thầy nhé. Phi-cơ sắp cất cánh, tôi phải đi đây. Thành-thật cám ơn chị thật nhiều !”

Thân mẫu cúa Thầy biết đã sắp đến ngày Thầy đi ẩn-tu, nên cùng vài người Phật-tử lớn tuổi (cũng là đệ-tử của Thầy, như cô Diệu-Từ, cô Tịnh-Đức, cô Tịnh- chơn) xuống Tucson thăm Thầy lần cuối, cùng đưa tiễn.

Mọi người cười nói vui-vẻ, riêng chỉ có Thầy là đứng ngồi không yên. Trong lòng như lửa đốt, bồi-hồi và nặng-trĩu, biết tỏ cùng ai nỗi sầu khó tả, ngàn mối lo-toan, nhưng không sao tìm ra mối gõ. Bụng đói cào nhưng vẫn không nuốt trôi cơm, giấc ngủ chập-chờn không thẳng giấc, nhắm mắt lại chỉ thấy toàn hai chữ “ẨN-TU”. Nhưng than ơi! “NGƯỜI ẤY” vẫn còn biền-biệt nơi nào? Biết lấy ai nương- tựa hộ-thất để yên-tâm ẩn-tu đây…?!

Hai tuần lễ ngắn-ngủi nhanh-chóng trôi đi, nhưng mọi việc thì hình như không tiến triển gì cả. Không biết Bồ-Tát có nghe được lời khẩn-cầu tha-thiết của con để dẫn “người ấy” đến, hầu giúp con đạt tròn ước-nguyện đi ẩn-tu?!

Một ngày trôi qua… rồi hai ngày … rồi thì tám ngày lặng-lẽ, nặng-nề trôi qua….! Làm sao đây ? “Người kia” vẫn như “bóng chim, tăm cá”, không biết đâu mà tìm bây giờ!

Bảo-Đăng để ý đến từng nét vui buồn, ăn-uống, đi đứng của Thầy, lòng cũng thấy xót-xa !

Ngày tháng trôi qua một cách nặng-nề. Sau cùng, Bảo-Đăng đành phải lên tiếng trước.

Sáng thứ Sáu ngày 05 tháng 05 năm 1991, Bảo-Đăng lái xe, đưa Thầy và thân-mẫu của Thầy đi lên nhà kho của mình. Nơi đây có 20 thùng đồ-đạc (có đầy-đủ hết tất-cả vật-dụng cần-thiết trong nhà) cho chỗ ở mới của Thầy. Bảo-đăng xin cúng-dường hết cho Thầy đi ẩn-tu.

Thầy cảm-động không thốt nên lời. Bảo-Đăng xin Thầy địa chỉ chỗ ở mới để có thể gởi thẳng tới cho tiện, nhưng Thầy không nói gì.

Thấy nét lo buồn hiện rõ trên mặt Thầy, nên Bảo-Đăng không dám hỏi nữa, đành phải đưa Cụ và Thầy về chùa.

Chiều thứ Bảy, Bảo-Đăng mời Thầy ngồi xuống để hỏi cho ra lẽ. Khi ấy mới biết rõ sự thật là tới giờ phút nầy, Thầy cũng vẫn chưa gặp được người mà đức Quán Thế-Âm đã nói.

Bảo-Đăng liền xin Thầy:

“Thưa Thầy, nếu như “người đó” không tới, và nếu Thầy không chê con nghèo, thì xin Thầy hãy để con thay-thế, lo cho Thầy đi ẩn-tu cho đúng ngày, có được không ạ?”

Thầy nhìn Bảo-Đăng làm thinh, không nói gì…

Bảo-Đăng liền đi vào phòng ngủ của Thầy, lén lấy cái cặp da của Thầy, thấy trong đó có đựng toàn bộ giấy tờ ngân-hàng và thẻ tín-dụng. Bảo-Đăng xem thật cẩn-thật và tính sơ số tiền Thầy còn nợ nhà Bank (vì lúc thân mẫu của Thầy qua tới Mỹ, Thây phụ với em Thầy đặt cọc tiền mua nhà, và mua sắm tất cả đô-đạc trong nhà cho Mẹ)…

Coi xong, Bảo-Đăng xin Thầy ngồi xuống để có đôi lời bày-tỏ trước:

“Thưa Thầy, trước khi con xúc-tiến việc lo cho Thầy đi ẩn-tu, con xin Thấy chấp-nhận cho con một điều-kiện.”

Thầy hơi chau mày, hỏi:

“Điều-kiện gì ?”

“Thầy chịu, con mới nói.”

Thầy làm-thinh, khẽ gật đầu…

“Điều-kiện của con không có gì là khó-khăn cả! Để Thầy yên tâm, con sẽ trả hết số nợ cho Thầy. Ngày mai, con sẽ sắp-xếp mọi thứ để kịp ngày Thầy đi Ẩn-tu.

Còn điêu-kiện khiêm-tốn duy-nhất mà con muốn Thầy phải hứa với con là:

Thầy không được liên-lạc với bất cứ một ai, dù là Mẹ hoặc em Thầy, và cũng không được nhận bất cứ thư-từ, thức ăn, đô-vật hoặc tiền-bạc gì của ai hết trong ba năm liền. Chính ngay với con đây, Thầy cũng không được gọi điện-thoại, hoặc liên-lạc để hỏi thăm chùa, hay Phật-sự gì cả. Con muốn Thầy chuyên tâm tu hành mà thôi. Nêu thầy chịu, con sẽ xúc-tiến liền hôm nay.”

Thầy trầm-ngâm một lúc lâu, không trả lời…

Bảo-Đăng nói tiếp:

“Thầy yên-tâm đi, con không bao giờ có ý hại Thầy đâu! Trong ba năm, tuy không liên-lạc, nhưng con sẽ kiếm người giúp-đỡ cho Thầy tất cả.

Trong ba năm, con muốn Thầy ẩn kín (bặt tăm, bặt tích), tịnh khẩu, tịnh tâm, sám-hối, tu hành. Thầy có chấp-nhận điều-kiện của con không? Hay là Thầy muốn đợi chờ “người đó” tới lo cho Thầy?”

Thầy làm thinh một hồi lâu, rồi gật đầu, có vẻ hơi buồn…

Không đợi Thầy trả lời, Bảo-Đăng đứng lên gom hết giấy tờ, rồi đi về nhà để lo mọi việc, vì không còn nhiều thời-gian nữa…

Thầy hỏi:

“Bảo-Đăng đã chọn Tiểu-bang và biết thành phố nào chưa?”

Bảo-Đăng gật đầu.

“Con đã xem hết 50 Tiểu-bang rồi, chỉ duy-nhất chỗ nầy là chưa có chùa gì cả.

Con chỉ lo là Thầy không chịu nổi sự cô-đơn, trống-vắng và tù-túng trong một căn nhà nhỏ bé đơn-sơ, sống lủi-thủi một mình hiu-quạnh giữa một làng quê nhỏ, hẻo-lánh, không chùa to, không đệ-tử, không thị-giả, không người thân, và cũng không mở miệng nói tiếng Việt luôn nữa (vì hàng xóm không có người Việt).”

Chiều chủ Nhật ngày 07 tháng 05, 1991, Bảo-Đăng cầm vé phi-cơ đưa cho Thầy, để Thầy kịp lên đường đi ẩn-tu đúng như ngày dự định (tức là thứ Năm, ngày 11 tháng 05, 1991).

Bảo-Đăng căn-dặn Thầy thêm là:

“Xin Thầy đừng cho bất cứ một ai biết chỗ ở mới của Thầy.

Thầy không cần mang theo gì hết, tất cả đều được sắp-xếp hết rồi. Thầy lên phi-cơ tới Omaha, NE, lúc xuống sẽ có người ra rước. Thầy đừng có sợ!

Còn phần con, tạm thời con sẽ vắng mặt vài ngày. Xin Thầy đừng cho một ai biết hết, ngay cả những người đang ở trong chùa.

Sáng thứ Hai, con sẽ đi Omaha để lo chỗ ở mới cho Thầy. Thứ Sáu con về.”

Bảo-Đăng có nói cho mấy cụ và mấy chú ở chùa là, rất tiếc không thể tiễn Thầy đi ẩn-tu được, vì phải đi xa vài ngày để dự mấy buổi họp quan-trọng, tới thứ Sáu mới về. Mọi người nhìn Bảo-Đăng với ánh mắt khó chịu, nói những lời trách móc có vẻ không mấy hài lòng…

Bảo-Đăng cũng lờ đi, vui-vẻ nói vài lời từ-giã và chúc Thầy đi được thượng-lộ bình-an…

Sáng thứ Hai, Bảo-Đăng mang theo năm thủng đồ-đạc của Thầy (đương-nhiên phải trả thêm tiền cước phí cho ba thùng kia), vác thêm hai xách tay lớn, hai bộ quần áo để thay, giấy tờ và 4.000 đồng tiền mặt.

Đến phi trường Omaha là khoảng 5 giờ chiều ngày thứ Hai, lúc đó Bảo-Đăng định kêu Taxi đến khách-sạn, rồi sáng thứ Ba sẽ đi kiếm nhà…

Mọi hành-khách đều như đã ra khỏi phi-trường, chỉ còn lại một mình với năm thùng đồ lớn, đang nằm chất đống… Còn đang loay-quay tìm tên khách-sạn, thì có một cô tóc đỏ người Mỹ đến ngồi bên cạnh. Không chú-ý cho lắm, Bảo-Đăng vẫn tiếp-tục lục trong quyển niên-giám kiếm tên khách-sạn muốn tới.

Cô nầy nhìn Bảo-Đăng cười duyên. Bảo-Đăng cũng lịch-sự cười gieo-duyên đáp lại, rồi hỏi :

“Cổ đang kiếm ai hả?”

Cô ấy hỏi lại:

“Còn cô ngồi đây chờ ai vậy?”

Bảo-Đăng vừa lật từng trang giấy, mắt không rời những tên khách-sạn, vừa trả lời:

“Tôi không chờ ai cả, chỉ đang kiếm khách sạn thôi.”

Cô ấy liền than răng:

“Thiệt khổ hết sức! Tôi đang ở nhà thì có điện-thoại gọi tới bảo là có người đang tới phi trường, muốn dẫn đi coi nhà, nhưng tới đây rồi, lại không thấy ai hết, chắc là tôi tới trễ qua rồi.”

Bảo-Đăng vẫn không ngó lên, hỏi nhỏ:

“Cô có biết mặt, hay tên của họ không?”

Cô tóc đỏ lắc đầu, nói rằng:

“Không, chỉ được biết là người nữ, mặc áo khoác đỏ, thế thôi”

Trời ơi! Không lẽ là mình? Nghĩ xong, Bảo-Đăng ngước lên, hỏi:

“Người này đến từ đâu vậy?”

“Tucson!”

Bảo-Đăng cười vui-vẻ, trả lời:

“Người mà cô đang kiếm, chính là tôi nè.”

Bảo-Đăng liền mở túi xách kéo ra cái áo khoác màu đỏ cho cô ta coi.

Cô ấy cười vui-vẻ, đứng lên xách hai cái túi của Bảo-Đăng, nói:

“Thôi mình đi về.”

Bảo-Đăng nhíu mày, hỏi:

“Về đâu ?”

“Về nhà tôi đi.”

Bảo-Đăng e ngại, đáp:

“Tôi không dám phiền. Cô chở tôi đến khách-sạn nào gần văn-phòng của cô cho tiện đi.”

Cô ấy lắc đầu nói:

“Ở khách-sạn buồn lắm, lại mắc nữa, về nhà tôi cho vui.”

Bảo-Đăng vừa đi lấy xe đẩy, vừa hỏi:

“An-toàn không?”

“Bảo-đảm, cô tới sẽ thích liền.”

Thế là hai nàng hì-hục khiêng năm thùng đồ to, nhét đầy vô một chiếc xe nhỏ. Ngoài ghế của tài-xế ra, không còn thấy gì được hết…

Từ phi-trường về tới nhà khoảng một tiếng lái xe. Ngồi trong xe cười nói qua lại, mà chẳng ai biết tên tuổi của nhau cả…

Cô ấy tự giới thiệu:

“Tên tôi là Melissa.”

Bảo-Đăng giới-thiệu tên mình là:

“Velvet.”

Cô ấy khen:

“Cô có cái tên đẹp quá.”

“Cám ơn.”

Từ phi-trường về, trời bắt đầu sụp tối, đường xá đã vắng xe, người người đang quay-quần bên nhau, ngon miệng cho bữa cơm chiều. Xe tiến vào một khu làng nhỏ nằm cách xa thành-phố khoảng 45 phút, hai bền toàn là ruộng bắp xanh-rì, mát-mẻ. Chung-quanh ít có người ở. Khi xe vào tận trong làng, Melissa cho biết là, làng nầy rất yên-tĩnh, dân-số khoảng 500 người, cũng rất hiền-lành, không có cướp bóc, nên không có cảnh-sát, nhà không cần phải khoá cửa cài then chi cả.

Phía trước có mấy căn nhà nhỏ. Riêng có một căn sơn màu xanh chói cả mắt. Lạ một điều là mắt Bảo-Đăng không rời căn nhà đó, nên mới hỏi Melissa là : “Ở làng nầy có nhà trống cho mướn liền không ?” “Hiếm lắm, vì ai ở trong làng nầy cũng trên mấy chục năm hết !”

Có một chiếc xe chạy ngược chiều ngang qua, nên Melissa phải chạy chậm lại… Không suy-nghĩ, Bảo-Đăng mở cửa xe nhảy xuống, làm Melissa phải thắng gấp lại. Cô hét lên:

“Trời ơi! Nhảy như vậy té gãy chân sao!”

“Đừng có lo, tôi biết võ mà, hì..hì…”

Vừa nói Bảo-Đăng vừa chạy vô nhà xem có ai ở không. Cửa mò (không có khóa), đồ-đạc bỏ lại, rác-rế đầy khắp nhà, dơ-bẩn và hôi-thối, rau cải trong tủ lạnh vẫn còn tươi, chứng tỏ là họ đi không lâu…

Bảo-Đăng ngước mặt lên trời khấn thầm với chư Thần (địa-phương) chung-quanh là:

“Quý Ngài đã giúp con chọn chỗ cho Thầy con rồi. Nếu như căn nhà rnầy đã được quý Ngài giữ rồi, thì xin giúp cho con được như-ý nha! Con chỉ có hai ngày rưỡi để làm xong mọi việc, nên thời-gian không có nhiều để đi kiếm nữa…”

Bảo-Đăng hỏi Melissa:

“Văn phòng ở đâu, gần đây không?”

Melissa lắc đầu nói:

“Bây giờ đã 6 giờ chiều rồi, mà họ thì đóng cửa lúc 4 giờ. Ngày mai tôi sẽ đưa cô đến văn phòng.”

Bảo-Đăng nhất định không chịu về nhà, phải nhờ chở đến văn-phòng mới thôi. Khi tới nơi, thấy đèn vẫn còn sáng, nên mừng thầm. Bảo-Đăng đến gõ cửa. Một người đàn ông cao lớn đứng tuổi mở cửa ra nhìn Melissa cười vui-vẻ hỏi rằng:

“Melissa đến gặp tôi có việc gì không vậy ?”

Melissa chỉ qua Bảo-Đăng, giới thiệu:

“Cô nầy ở tận Tucson, AZ muốn đến mướn nhà của ông đó.”

Ông ta cười vui-vẻ, nói là không còn căn nào trống hết, phải đợi tới bốn tháng nữa mới có người dọn ra.

Bảo-Đăng mới cho ông ấy biết là, có một căn sơn màu xanh chói, hiện không có người ở.

Ông lắc đầu, cho biết rằng:

“Họ mới trả tiền nhà tuần rồi mà. Chắc cô xem lộn rồi đó.”

Bảo-Đăng nhất định không chịu nghe, mới ra điều-kiện với ông là:

“Nếu như căn nhà đó hiện giờ không có người ở, thì ông phải cho tôi mướn nhé.”

Ông gật đầu chịu.

Thế là cả ba người lái xe tới xem.

Quả thật vậy! Người mướn nhà nầy đã dọn đi khoảng hai, ba ngày mà thôi. Ông chủ phố lắc đầu, thắc-mắc không hiểu tại sao dọn đi mà không báo cho mình biết! Ông nói:

“Họ ở không thiếu tiền nhà tháng nào cả. Tháng nảy cũng trả rồi, mới có một tuần hà, kỳ-lạ thật !”

“OK, tôi cho cô mướn đó. Ngày mai tới văn phòng, tôi sẽ lo thủ-tục giấy tờ mướn nhà cho cô kýtên.”

Bảo-Đăng lắc đầu, không chịu đợi tới ngày mai, và cho biết là mình không có nhiều thời-gian như vậy. Ông vẫn không chịu, bắt phải chờ tới ngày mai, vì đã tối quá rồi, ông đang đói bụng, muốn về nhà ăn cơm.

Bảo-Đăng cũng lỳ ra mặt, cho ông biết là sẽ trả liền cho ông sáu tháng tiền nhà bằng tiền mặt, và sẽ mời hai người cùng đi dùng cơm tối, sau khi ký xong hợp-đồng thuê nhà.

Ông cười to, nói:

“Cô thắng tôi rồi đó. OK, về văn-phòng tôi đi.”

Melissa lắc đầu, cười nói:

“Cô mạnh thiệt đó! Ông này giàu nhất trong vùng nầy, gần hai phân ba nhà trong làng đây đều là của Ổng hết đó. Ổng còn nhiều nhà ở những vùng khác nữa. Ở đây, ai cũng nể ông hết.”

Bảo-Đăng cười vui, nói rằng:

“Có gì đâu. Ổng là người cho mướn, còn tôi là ngươi đi mướn, cả hai bên đều cần nhau hết. ít ai chịu trả tiền mướn nhà một lần sáu tháng như tôi đâu, lại còn được mời đi ăn cơm tối nữa chứ…ỉ”

Melissa cười nói vui-vẻ, giống như bạn thân lâu ngày mới gặp lại vậy…

Sau khi đã hoàn-tất thủ-tục giấy tờ, Bảo-Đăng mời luôn gia-đình Melissa gồm năm người (vợ chồng Melissa và ba đứa con nhỏ) đi ăn. Ông chủ phố dẫn đến một nhà hàng Tàu dùng cơm tối.

Đây là một nhà hàng Tàu có cảnh-trí bên ngoài lẫn bên trong vò cùng độc-đáo, nếu không muốn nói là “Độc nhất vô nhị”!

Thoát nhìn, Bảo-Đăng có cảm-tưởng như mình đang đứng trước một ngôi Bảo-Tự hùng-vĩ, thật trang-nghiêm, thật rực-rỡ. Nhà hàng được kiến-trúc theo hình-dạng của một ngôi chùa, với mái cong có cẩn rồng nằm dài mỗi góc. Trên nóc được lợp bằng ngói vàng láng. Sân rộng lớn lót toàn bằng đá hoa, với những chậu kiểng khắc-chạm rất công-phu. Muốn đi vào cửa chánh, phải qua cây cầu bằng đá trắng, được bắc ngang ao-sen đang nở rộ, hương-thơm toả ra thoang-thoảng. Hai bên thành cầu là một công-trình điêu-khắc các đóa sen-trắng bằng đá trắng cho mỗi cột. Hai cánh cửa vào rộng lớn, được chạm-trổ Rồng-Phụng rất sắc-sảo. Lại có hai tượng Hộ-Pháp bằng đồng, cao chừng hai thước, uy-nghi đứng hai bên cửa.

Bước vào bên trong lại có một cảnh-trí khác nữa. Càng nhìn càng thấy phục và mến-mộ chủ-nhân.

Có thể nói là, bên ngoài nhà hàng thì như một “Đại-Hùng Bảo-Điện”; còn bên trong thì như một tiểu Trung-Quốc được thu-hẹp lại với những bước tranh khổng-lồ treo trên tường cao, họa lại những cảnh-trí của các thánh-địa nổi-tiếng ở Trung-Hoa (như Phổ Đà Sơn, Cửu Hoa Sơn…v.v…). Ngay chính giữa nhà hàng là Tôn-tượng của đức Quán Thế-Âm Bồ-Tát cao lớn bằng đá trắng, gương mặt của Ngài thật trang-nghiêm với ánh-mắt thật từ-bi. Ngài nhìn xuống Bảo-Đăng như thầm nhủ “tốt lắm”, khiến Bảo-Đăng tự-nhiên chắp tay xá Ngài, thầm nói “cám ơn Mẹ” (đã gia-hộ cho con được như-ý). Chung-quanh nhà hàng trưng-bày phần lớn những hình tượng của các Tổ-Sư thời xưa cũ.

Bàn ghế thì toàn bằng gỗ đỏ, được bọc nệm gấm đỏ, bông màu vàng ánh. Những cột trụ tròn, to lán, cũng được thiếp vàng sáng bóng. Ngay cả ly, tách, muỗng, nĩa, đũa đều có cẩn vàng, lại có khăn nóng lau mặt, lau tay nữa. Thật là sang-trọng vô cùng.

Bảo-Đăng chợt nghĩ, chắc số tiền phải trả cho bửa ăn tối hôm nay không phải là ít ! Nào là được ngắm cảnh ngoài sân, nào chiêm-ngưỡng cảnh bên trong nhà hàng, đó là chưa kể được ngắm nhìn tám cô gái xinh-đẹp trong chiếc áo dài gấm đỏ Thượng hải nổi bật với những cành hoa vàng được thêu trên tà áo, đúng xếp hàng hai bên chào đón mình nơi cửa chánh. Bấy nhiêu đó cũng đủ thấy “đáng đồng tiền” lắm rồi!

Thực-đơn được đưa đến, thoáng nhìn qua giá tiền của từng món đã làm cho toát mồ-hôi! Chắc có lẽ mình chỉ kêu một bình trà nóng uống trừ cơm vậy!

Chờ cho mọi người đặt thức-ăn xong, Bảo-Đăng mới hỏi:

“Có biết tại-sao người chủ nầy trang-trí nhà-hàng giống như một ngôi chùa không?”

Bảo-Đăng đã giải-thích cho họ hiểu như sau:

“Người chủ của nhà hàng nầy, kiếp trước có lẽ là một Hòa-Thượng trụ-trì trong một ngôi chùa lớn ở Trung-Hoa, khi mãn-phần không được giải-thoát, hoặc thành Tổ-sư chi cả.

Chắc do vì suốt cuộc đời tu-niệm (tụng Kinh Pháp-Hoa) mà không cần-câu giải-thoát, nên kiếp nầy đáo trở lại làm người nữa; Do đọc Kinh Pháp-Hoa cả mấy ngàn quyển, cho nên có phước lớn. Kiếp nầy phước lớn quá (giàu sang) nên quên căn tu của kiếp trước, ham ngũ-dục của đời nầy, nên không còn nhớ xuất-gia đi tu nữa, mà ở ngoài đời mở nhà hàng buôn-bán. Nhưng tập-khí trong kiếp trước vẫn còn quá dầy, nên mới chuyển ngôi chùa của mình trong kiếp trước, thành ra cái nhà hàng này vậy.

Nhìn cảnh-trí của nhà hàng như thế nào, thì sẽ biết cái chùa xưa kia của ông ấy cũng giống y như vậy.

Nếu như tôi có duyên gặp được ông chủ, tôi sẽ nói cho ổng biết tiền-kiếp của mình…”

Thức ăn được mang ra, mới nhìn thoáng qua cách trưng-bày đã thấy ngon rồi. Mọi người dùng cơm vui-vẻ…

Sau đó, Bảo-Đăng trở về căn nhà mướn, khui hết năm thùng đồ ra, lấy xà-bông, thuốc rửa buồng tắm, thuốc chùi nhà vệ-sinh, bàn chải, khăn lau, dao, kéo v.v…. ra để cạo, rửa khắp nhà, lau vách tường, trần nhà, vì chỗ nào cũng dơ hết. Màn cửa cũng tháo xuống đem bỏ, vì cũ và dơ quá!

Suốt đêm lau rửa không ngừng-nghỉ, tới 7 giờ sáng hôm sau, thứ Ba 09 tây mới xong. Bảo-Đăng lại nhờ Melissa chở đi mua bàn ghế, giường ngủ, nệm, màn cửa và tủ áo, bàn thờ, cùng những đồ-vật cần-thiết v.v… Lại mua thêm một tủ đông-lạnh mới, máy hút bụi, và yêu cầu thay máy lạnh mới cho nhà, vì cái đang có đã bị hư rồi.

Lại, phía bên trong vách của phòng ngủ bị rách, lỗ hở nhiều, khí lạnh sẽ vào nhà khi mùa Đông đến, nên Bảo-đăng phải đi mua sơn, cọ để sơn lại nhà bếp, phòng khách, mua thêm mấy chai “sealant” về lấp những lỗ hở, và trám chung quanh cửa sổ. Sau cùng là giặt thảm và mua tấm thảm mới để trước bàn thờ Phật, cùng vài chậu kiểng để phòng tu v.v….

Bắt đầu từ 9 giờ sáng đi mua sắm hết những thứ cần dùng, về tới nhà là 8 giờ tối. Tội nghiệp cho Melissa, bị bịnh luôn vì quá mệt. Trong đời cô ấy chắc chưa bao giờ bi ép dẫn đi mua sắm lâu và nhiều như thế.

Bảo-Đăng lại “một mình đi biển” thêm lần nữa ! Suốt đêm từ 9 giờ tối, tự tháo ráp tủ, bàn, giường, rồi mang vào mỗi phòng. Có bàn thờ là nặng nhất, không thể dùng sức được, vì có một thân một mình, nên phải dùng “thế” để mang vào. Xong, lót giấy cho tất cả ngăn tủ, chất hết đồ-đạc mới mua vào, treo màn cửa mới v.v…

Tám giờ sáng hôm sau, ngày thứ Tư 10 tây, tất cả tạm xong. Hai bàn tay nhỏ bé đã bị dập hết mấy ngón, bị đinh đóng vào thịt, bị cắt, trầy chảy máu, tróc da, nên phải băng lại. Hai cánh tay thì đã mỏi nhừ, dở không muốn lên nữa…

Lại phải nhờ Melissa chở đi chợ mua giấy, xà-bông, cùng tất cả những đồ cần dùng trong nhà đầy-đủ cho ba năm, và thức ăn (gạo, muối, tương, chao v.v…). Khoảng 3 giờ chiều trong ngày, xe chở hàng đậu trước cửa, thả xuống 15 thùng đồ-đạc. Các đồ khác sẽ được Bảo-Đăng gởi đến cho Thầy sau.

Từ 3 giờ chiều cho đến 9 giờ sáng ngày thứ Năm 11 tây tháng 05, cũng chỉ có một mình Bảo-Đăng lê-lết ra trận nữa, nào là chất hết đồ-đạc còn lại lên tủ, treo hình Tây-Phương Tam-Thánh (làm bằng sơn mài, cao hơn thước 2) lên tường, pha nước thơm tắm tượng Phật, trang-bày bàn thờ Phật, sắp đặt chuông, mõ, nhang đèn, Kinh sách lên tủ đầy-đủ, cắm bình hoa vải (cao, lớn) cho bàn thờ Phật, cúng trái cây tươi. Sau cùng, chất quần áo vô tủ, trải ra giường, mặc áo gối, sắp mền, khăn v.v…

Ngày 11 tháng 05, 1991 Bảo-Đăng nhờ ông-bà Melissa ra phi-trường rước Thầy giùm, vì phải ở nhà nấu mười mấy món ăn để đông-lạnh cho Thầy dùng. Bảo-Đăng làm chả-giò, bún riêu, cà-ri, vài loại súp, cơm chiên, mì xào, bốn thứ kho (cá chay kho lá quế và kho tộ, tàu-hũ sốt cà, tàu-hũ kho măng, mít non với nước dừa siêm), làm chả hấp để dành trong tủ đá, cho Thầy dùng từ-từ, khi nào hết thức ăn sẽ nấu và đóng thùng gởi lên sau.

Chiều hôm đó, Bảo-Đăng làm thêm gỏi, chả-giò, mì xào dòn, và cơm chiên đãi Thầy và gia-đình Melissa bữa cơm chay thịnh-soạn.

Bảy giờ tối, nghe tiếng xe đậu trước cửa nhà, và nhiều tiếng nói cười của mấy đứa nhỏ, Thầy mở cửa bước vào trong… Bảo-Đăng đang dọn cơm, chạy ra đón Thầy. Thầy không nói gì, đảo mắt một vòng khắp nhà. Bàn thờ Phật khói nhang nghi-ngút, trang-nghiêm quá chừng!

Thức ăn được bày ra thịnh-soạn, không đói cũng thấy thèm. Cảnh-trí trong nhà trưng-bày tuy đơn-sơ, mộc-mạc, nhưng lại ấm cúng, sáng-sủa và mát mắt.

Bảo-Đăng định hỏi Thầy có hài lòng không, có thích không, cách trang-hoàng Thầy có vừa ý không v.v… Nhưng Thầy vẫn làm thinh, nước mắt lại chảy dài trên má, khiến cho Melissa và Bảo-Đăng cũng bủi-ngùi rơi lệ! Vừa khóc vừa cười, Bảo-Đăng lăng-xăng đi trước dẫn đường, chỉ từng phòng, kéo từng hộc tủ ra, chỉ cho Thầy biết đồ-đạc nào để đâu v.v… Sau cùng là chỉ cho Thầy tủ-lạnh và thức ăn để dành.

Bảo-Đăng trình bạch:

“Thưa Thầy, tất cả những giấy (đi vệ-sinh), khăn giấy, xà bông giặt đồ, kem đánh răng, thuốc tẩy, xà bông tắm, thuốc men, gia-vị để nấu ăn, đường, muối, nước tương, chao, thức ăn hộp, thức ăn khô, bánh, trái cây xây khô… con đã mua sắm đây-đủ cho Thầy dùng trong ba năm đó. Thầy nhập thất kín (không ra ngoài được) ba năm dài, Thầy không cần phải đi chợ để mua một thứ gì hết.”

Nếu chẳng rong chơi thử ái-hà,
Bể trân chi đến nổi phong-ba.
Chỉ e hong trắng còn pha lẫn,
Khoắc-khoải năm canh lắng tiếng gà.

          ~ Niệm Phất Tăng


Thầy cười vui lắm, đi từng phòng, mở từng ngăn tủ để xem lại. Thầy khen rằng:

“Thầy không tưởng-tượng và ngờ nổi, chỉ có một mình mà Bảo-Đăng đã hoàn-tất nội trong hai ngày mà thôi. Đẹp quá chừng! Thầy ưng-ý nhất là bàn thờ Phật, quá trang-nghiêm! Con đã mua sắm đầy-đủ quá xá rồi. Thầy chỉ có một mình, xài biết chừng nào mới hết chứ. Tất cả đồ vật nầy, một đại gia- đình xài cũng chưa hết nữa.

Thầy nghĩ, đến mười người đàn bà mới bằng một Bảo-Đăng, hoặc cỡ năm người đàn ông mới bằng một mình con đó.

Bây giờ Thầy mới hiểu, “người” của Bồ-Tát khác xa người thường.”

Vừa dùng cơm, Thầy vừa lắc đầu, chắt lưỡi nói rằng:

“Người của Bô-Tát đứng trước mặt, mà Thầy quên, cứ đi mỏi mắt tìm kiểm ở đâu không hà, hèn chỉ kiếm hoài không thấy là phải rồi! Sau khi Bảo-Đăng đi lên đây rồi, Thầy mới biết rõ nguồn gốc của Bảo-Đăng. Thầy vui lắm!

Thành thật cám ơn Bảo-Đăng đã lo cho Thầy ấn-tu một cách tuyệt-vời và hy-hữu. Thầy tuy đã mất tất cả (chùa chiền, đệ-tử), nhưng bù-đắp lại, Thầy đã có tất cả rồi, không mất gì hết. Thầy sẽ an-phận, lúc-thúc ẩn-tu, chú-giải Kinh sách để đền ơn Tam- Bảo, và hứa với Bảo-Đăng trước bàn Phật chứng- minh:

Thầy sẽ không bao giờ “phụ” tấm lòng lo-lắng của Bảo-Đăng, mà bỏ chùa PHÁP-HOA của con cả. Thầy sẽ hết lòng truyền dạy cho con trở thành một nhân-tài trong Đạo-Pháp, với đầy-đủ Đạo-Hạnh, Tài Đức vẹn-toàn.

Bảo-Đăng cảm-động khi nghe những lời hứa nguyện cương-quyết của Thầy như thế.

Bảo-Đăng cũng hứa với Thầy:

“Thầy hãy yên tâm ở đây mà tịnh tu (3 năm), đừng lo gì cho con và chùa cả. Một mình con đảm-trách được, và con hứa sẽ không làm Thầy thất-vọng. Vả lại, con làm Phật sự đâu có cô-đơn, chung- quanh con luôn có PHẬT, BỒ-TÁT, và HỘ-PHÁP thiện-thần (rất đông) lúc nào cũng thương và gia-hộ cho con cả. Thầy chớ quá lo…”

Thầy gật đầu, hiền-hòa nói khẽ:

“Ơn này Thầy biết bao giờ mới đền-đáp được.”

Bảo-Đăng vui vẻ trả lời:

“Dạ, Thầy chuyên tâm ẩn-tu và truyền dạy Phật-pháp cho con tu là quá đây-đủ rồi.”

Thầy cười gật đầu và hứa khả.

Thầy kể lại rằng :

“Cách đây 2 ngày, sau khi Bảo-Đăng đi lên đây rồi, thầy lo là không biết Bảo-Đăng có tìm được chỗ ở hay không vì chỉ có một thân một mình, thầy không nghĩ rằng Bảo-Đăng sẽ hoàn-tất trong 2 ngày như thế nầy cả! Nên thầy không sao ngủ được, mơ-màng thầy tự thân lên đây, đúng là căn nhà nầy, nhưng không gặp Bảo-Đăng, chỉ thấy một số chư Thân địa-phương đang đứng 2 bên cửa chờ. Thấy đến gần hỏi thăm, thì tất cả chư Thân nói rằng:”

“Chúng tôi được biết Hải-Quang sẽ đến đây tịnh-tu, nên chúng tôi đến chào, có vị thần khác nói:

Mấy ngày nay có Ngọc-nữ đến dọn-dẹp, trưng-bày, và có nhờ chúng tôi che-chở và giúp-đỡ cho Hải-Quang trong suốt thời-gian tịnh-tu tại đây. Ngọc-Nữ về rồi có gởi chìa khóa nhà nhờ tôi trao lại cho Hải-Quang nè.

Nói xong một vị Thần cầm chìa khóa nhà đưa cho thầy.”

Thầy không biết Ngọc-nữ là ai, nên thắc-mắc hỏi:

“Ủa, qúy ngài nói Ngọc-Nữ nào, mà tôi không biết!”

Một vị khác cười lớn nói:

“Hải-Quang không nhớ sao?”

Thầy lắc đầu nói:

“Thật sự tôi không biết.”

Một vị thần trả lời rằn :

“Ngọc-nữ nầy kiếp xưa là con gái của NgọcHoàng, nên chúng tôi quen gọi là Ngọc-Nữ, kiếp nầy là Bảo-Đăng đó.

“Giờ tôi mới hiểu ra.”

(Kể từ đó trở đi hễ chư Thần Hộ-Pháp muốn nhắn dạy Bảo-Đăng điều gì, thì đều kêu là Ngọc-Nữ Bảo-Đăng. Sau đó có rất nhiều chư Thần tại Nebraska cũng đã quy-y với Thầy với pháp-danh là TQ).

Bảo-Đăng thưa tiếp:

“Tối nay con sẽ ngủ tại nhà Melissa, vì suốt mấy ngày rồi, con chưa tới nhà thăm họ gì hết, cũng chưa mua quà cáp gì cho mấy đứa nhỏ nữa, mình nợ họ nhiều lắm đó Thầy. Bà ấy bị bịnh suốt mấy ngày, cũng vì chở con đi mua sắm đồ-đạc. Sáng mai con đi với Meìssa và mấy đứa nhỏ mua quà cho chúng, rồi con sẽ đi thẳng ra phi trường luôn thể, chắc không có gặp, và chào Thầy được.”

Thầy hỏi tiếp:

“Ngày mai mấy giờ con lên phi-cơ ?”

“Dạ, 5 giờ chiều ngày mai. Như vậy con mới có đủ thì giờ để lo vài chuyện còn lại.”

Thầy hỏi:

“Ủa, chuyện gì phải lo nữa ?”

“Con định mua một số trà, bánh đem tới biếu cho nhà hàng xóm ở sát nhà Thầy. Và biếu cho ông chủ phố, bưu-điện, ông tài-xế chở hàng (UPS) để mỗi khi con gởi thức ăn cho Thầy là họ đem tới liền.

Thầy cười ra tiếng….

“Không ai có được cái tâm như con hết, chu-đáo từng chút một, con làm vậy rất là đúng lễ, họ sẽ vui lắm đó. Thiệt con đi tới đâu cũng mang lại niềm an-vui cho mọi người hết.”

Tối hôm đó, Bảo-Đăng về nhà Melissa ngủ, thấy mấy đứa nhỏ đẹp và dễ thương hết sức. Khoảng 7 giờ tối, chúng đói bụng khóc đòi ăn. Bảo-Đăng mở tủ-lạnh ra, ngạc-nhiên là nhà có con nít mà sao tủ lạnh trống-trơn, không có một thứ gì để ăn cả. Bảo-Đăng chợt nghĩ ra:

Thôi chết chưa! Mấy ngày nay, má tụi nó bận chở mình đi lung-tung, lại bị bịnh nữa, nên chắc không có thì giờ lo cho chúng nó.

Bảo-Đăng vỗ tay một cái, nói lớn rằng:

“Thôi mình đi ăn Pizza, ăn kem, đi chợ mua đồ chơi nè, chịu không?”

Mấy đứa nhỏ đồng thanh la lên rồi hý-hửng cùng nhau nắm tay chạy ra xe.

Sau khi dẫn chúng đi ăn xong, mua cho mỗi đứa đồ chơimà chúng thích, rồi cùng nhau đi siêu-thị, chẳng mấy chốc mà xe đã chất đầy thức ăn: – Nào là thịt, cá, rau cải, sữa, bánh trái cho mấy đứa nhỏ… Bảo-Đăng cũng không quên mua đường, muối, xà bông, mua thêm 1 cái chảo lớn v.v… tặng họ. Gia-đình họ sống cũng khiêm tốn lắm; đây là dịp để Bảo-Đăng đền bù lại thời-gian mà họ đã phí quá nhiều cho mình từ mấy ngày nay. Melissa thật sự hoa mắt trước cái hoá-đơn tính-tiền… tổng-cộng hơn 300 đồng ! Cô cảm-động và cứ luôn miệng cám ơn.

Sáng hôm sau, ngày thứ Sáu 12 tây, Bảo-đăng mang trà, bánh biếu cho những người cần biếu, đồng-thời gởi-gắm Thầy. Họ đều hứa sẽ thay-thế Bảo-Đăng phụ tiếp với Melissa để lo cho Thầy. Họ còn cho số phone để Thầy liên-lạc với họ khi đau ốm, hay có việc cần-kíp. Bảo-Đăng cũng có cho họ biết là Thầy là người xuất-gia, sẽ ở ẩn suốt ba năm liền, không ra ngoài đi chợ chi hết. Họ có vẻ ngạc-nhiên lắm, nói:

“Cô khỏi lo. Ở đây, nhà nào cũng tự trông rau cải để ăn hết. Chúng tôi sẽ mang rau cải đến tặng ông nầy, khỏi phải đi mua…”

Bảo-Đăng cám ơn.

Trưa về nhà, Bảo-Đăng làm cho Melissa 100 cuốn chả giò, cơm chiên và mì xào (vì Melissa yêu cầu dạy cách làm).

Sau nầy, Bảo-Đăng được Thầy cho biết, tuy mùa Đông lạnh đến trừ ba-bốn chục độ F, nhưng họ vẫn đem rau cải để trước cửa cho Thầy. Tới ngày Lễ Tạ- ơn (Thanks Giving) của Mỹ, Thầy nghe tiếng gõ cửa, đến khi ra mở thì không thấy ai, chỉ thấy một con gà tây thật to nằm trong rổ, làm Thầy lại phải mang qua tặng cho ông bạn Mỹ già hàng xóm…

Phật duyên từng kết thuở xa xưa,
Nhiều kiếp phong trần dãi gió mưa.
Tỉnh giấc “hoàng lương” trăng xế bóng,
Tiếng chuông đưa kệ nhặt rồi thưa.

Hải-Quang cảm tác

Qua một năm, Thầy ẩn-tu được yên-bình. Một đêm nọ, Thầy nằm mơ được Nam-Hải Nhị-sứ báo cho biết, Chú của mình (tức Hòa-Thượng Thích Thiền-Tâm) không bao lâu nữa sẽ viên-tịch. Giựt mình tỉnh-giấc, Thầy ai-hoài cảm-tác lên mấy vần thơ sau đây:

Chẳng lành giấc mộng thấy đêm qua,
Ngoài cửa hai người đến bảo ta.
Ngươi hãy về mau nơi Tịnh-xứ,
Tôn-sư vài tháng sẽ đi xa,
Xuất thần ta bay theo sứ-giả.
Gặp Thầy dung-sắc đẹp như hoa,
Quỳ dài ôm gối Thầy ta khóc.
Xin hãy vì con nán lại nhà,
Từ ái nhìn ta Thầy khẽ nói:
– “Hãy nén buồn thương, chớ thiết-tha.
Sáu tám trần duyên nay đã mãn,
Giã từ con trẻ, đáo hương-gia.”

~ Thích Hải-Quang ~

Như quý vị đã biết qua quyển sách:

VÔ-NHẤT ĐẠI-SƯ THÍCH THIỀN-TÂM

Hòa-Thuợng Tôn-sư Đại-Ninh Thích Thiền-Tâm viên-tịch vào cuối tháng 12 năm 1992, tức là chỉ vài tháng kể từ khi Thầy được báo-mộng. Tuy-nhiên, tin nầy vẫn như tiếng sét đánh ngang tai, vì nó đã trở thành sự thật, chứ không còn là nằm mộng nữa.

Thầy quá đau-đớn và cảm thấy đó là tổn-thất rất lớn lao trong đời Thầy. Hòa-Thượng tuy là Chú, nhưng đã chỉ dạy, dìu-dắt Thầy từng bước một trên đường Đạo lẫn đường đời. Cho nên, Ngài vừa là Thầy, lại vừa là Cha, công ơn sâu nặng, Thầy chưa kịp đáp đền, Ngài đã vội ra đi. Nơi xứ người xa-lạ, lòng người hung-hiểm, Phật-sự tứ bề, thân đơn-độc, biết lấy ai tâm-sự, dựa nương, khi thân tâm đều rã-rời, rủn-chí!

Càng nghĩ, lòng càng thổn-thức không nguôi. Thầy rất muốn về Việt-Nam thọ tang Thúc-Phụ, nhưng suy đi nghĩ lại, thấy không ổn, nên thôi.

Tình-hình chính-trị lúc bấy giờ (1992) giữa hai quốc-gia Mỹ-Việt vẫn còn đang gặp nhiều khó-khăn. Ở Việt-Nam, tình-hình tại Đại-Ninh thì không khác gì một mạng nhện chằng-chịt; vây cánh của kẻ xấu dầy-đặc. Nếu Thầy đơn-thân độc-mã xuất đầu lộ-diện, sẽ không khác con ruồi nhỏ, tức khắc sẽ bị hút vào lưới nhện, vĩnh-viễn không thoát ra được. Lúc đó, có muốn quay đầu về lại Mỹ cũng đã quá muộn!

Than ôi!
Chuỗi hột tay lần nối tiếp nhau,
Một trăm lẻ tám tội mòn hao.
Ba đường thảm-não đêu xa cách,
Một đóa hoa sen ứng hiện vào.
Muôn trượng ái hà ngàn sóng vỗ,
Nghìn trùng khổ hải ngập ha đào.
Luân hồi nẻo ấy ai mong thoát,
Câu Phật DI-ĐÀ gắng niệm mau.

Càng nghĩ, càng tủi cho thân-phận của một “Bần Tầng ẩn-dật”. Bất giác, Thầy không kềm được niềm cảm-xúc, để mặc cho nước mắt tuôn rơi hầu vơi đi nỗi buồn khó tả!

Đầu óc Thầy mênh-mang, hết nghĩ đến Sư-phụ lại suy-tư về đệ-tử. Tuy mang tiếng là có rất đông đệ-tử từ trong nước Mỹ ra đến ngoài nước, nhưng Thầy vẫn chưa an-tâm về đám đệ-tử của mình!

Thật vậy ! An-tâm sao được, khi thấy rõ đa số đệ-tử của mình đang bị quấn chặt trong cái “Lưới Người” (ác) khổng-lồ, cũng như đang cố vùng-vẫy trong cái “Lưới Ma” quái ác ! Sa vào “Lưới Ma” thì còn có thế cứu-thoát, chứ đã bị “Lưới Người” quấn chặt rồi, thì đành hủy-hoại kiếp làm người mà thôi. Thân Huệ-mạng không còn, thì làm sao hoàn-tất được đường tu? Luân-hồi sáu nẻo, chắc-chắn Tam-đồ sẽ là chỗ dung thân cho họ, biết đến kiếp nào mới ra khỏi!

Một khi mà “Xác người, Tâm quỷ kết thành thai” (lưới người) rồi (điều nầy hiện nay đã phủ lưới lan-tràn khắp mọi nơi, nhiều không kể xiết), thì dù sa vào “Lưới Ma” hay “Lưới Người”, chắc-chắn việc vãng-sanh là điều “không thể có”.

Thầy lại buồn cho thân-phận của mình, lòng thật ăn-năn sám-hối vì đã lỡ gieo-tạo nhiều ác-nghiệp trong tiền-kiếp, ngày giờ nầy thân phải gặp nhiều nổi chua cay, oan-gia đời nợ kéo đến mãi không ngừng…

Nỗi đau buồn chồng-chất, Thầy mỏi-mệt, thiếp đi… Chợt mơ-màng thấy Hòa-Thượng mặc y vàng, hào quang sáng rực bao phủ thân.

Ngài dạy rằng:

“Hải-Quang! Lửa hận đang cháy ngập trời, oan-gia bao-phủ. Con mà về Việt-Nam sẽ bị giết chết liền. Con nghe lời Ta, phải ẩn-tu cho kín, thì sẽ thoát nạn. Nghiệp của Ta và của con cũng không nhỏ đâu. Chúng nó là oan-gia của Ta hết cả đó.”

Sau giấc mơ đó, Thầy quyết-định không về Việt Nam dự tang-lễ Hòa-Thượng, mà đành ra thất, trở về Pháp-Hoa Tự tại Tucson, Arizona thọ tang. Bảo-Đăng đã giúp Thầy tổ-chức và cử-hành buổi lễ phát tang ngay tại Pháp-Hoa Tự trong bầu không-khí thật trang-nghiêm và vô cùng cảm-động, với sự hiện-diện của hầu hết các đệ-tử của Thầy tại đây.

Niềm cảm-xúc, sự nhớ thương của Thầy đến Thúc-Phụ Ân-Sư đã được Thầy cảm-đề qua các vần thơ ngùi-tưởng sau đây:

ĐỌC THƯ THẦY

(Thư của Hòa-Thượngg gởi qua Mỹ dạy cháu mình)

Hải-Quang con gắng vững đường tu,
Ba cõi không an vốn ngục-tù.
Mạt kiếp, tâm người gian-hiếm lắm,
Nhắn gởi về con một chữ NHƯ.
Thân khổ cảnh đời bao nỗi khổ,
Câu PHẬT gìn tâm phá ám-u.
Cõi tạm chớ ham điều huyễn-ảo,
Trời Tây, an-lạc mới thiên-thu.

Thầy Thiền-Tâm

 

Nghe Tin Thúc Phụ Mãn Phần

Được tin Thúc-Phụ đã hoàn-nguyên,
Sáu tám tuổi đời rũ vạn duyên.
Sét đánh bên tai, trời đất sụp,
Biển lệ trào dâng, núi ngả-nghiêng.
Phương-Liên môn-hạ đông bi-thảm,
Đất khách riêng ta ứa lụy phiên.
Khăn tang tay xé quàng ngang đảnh,
Khóc lạy Thầy nay vẹn ước nguyên.

 

NHỚ

NHỚ đến Ần-Sư lệ chảy dài,
NHỚ tình cốt-nhục thuở nào phai.
NHỚ xưa chú cháu cùng nương-náu,
NHỚ tiếng Kinh cầu mỗi sớm mai.
NHỚ tiếng vi-ngôn Thầy giáo-chúng,
NHỚ nét từ-dung thuyết đạo-khai.
NHỚ lúc ngồi nghe Thầy khuyến dạy,
NHỚ hoài ân-đức dám đơn sai.

Niệm Phật Tăng Sa-Môn Thích Hải-Quang

 

Ân Sư Hoài Niệm

Phương-Liên giã-biệt mấy năm qua,
Mơ thấy nhiều khi trở lại nhà.
Cúi lễ, hầu Thầy nghe khuyến dạy,
Dù thân cách trở vạn trùng xa.
Khắc cốt, ghi lòng ơn giáo-dưỡng,
Non Thái sao bì nghĩa Chú-Cha.
Thức giấc sầu còn vương phảng-phất,
Trông qua song cửa, bóng trăng tà.

Niệm Phật Tăng THÍCH HẢI-QUANG

 

Tôn-sư THÍCH HẢI-QUANG hiệu Niệm Phật Tăng

Ẩn-tu mao thất tịnh vi-duyên
Thủ đạo an-bần lạc tự-nhiên.
Nhựt nguyệt bế-quan vô biệt sự.
Trường thân lưỡng cước chẫm vân miên.

Như quý liên-hữu đã biết, sau khi Sư-Thúc Phụ đã quy Tây rồi, thì Thầy cũng noi theo Ngài mà càng thúc-liễm thân tâm mình trong câu niệm Phật cho đến hết năm tháng còn lại của cuộc đời. Nay thì Thầy cũng đã được sanh về An-Dưỡng, bảo Liên khai, gặp lại Chú của mình rồi vậy.

Ấn-tích, mai danh mây thuở nay,
Tuân lời Sư-huấn quyết không sai.
Thúc-liễm thân tâm trong Sáu Chữ,
DI-ĐÀ tịnh niệm lánh trần ai.
Sau lưng bỏ lại đàn môn-hạ,
Sớm kệ, chiêu Kinh luống miệt-mài.
Ngày tháng năm dài cung-kính lễ,
Nguyện về an-dưỡng bảo liên khai.

Bạch Thầy! Khi Thầy đã về quê Cực Lạc An-Dưỡng quốc rồi, thì Thầy nhớ đừng có bỏ đàn môn-hạ chúng con.

Mà Thầy phải,

Trước sanh An-Dưỡng, sau đó Ta-bà,
Độ hết chúng con, ra khỏi ái-hà.

 

TỰ TRẦN THI

Ẩn tu chí định chỗ cao-siêu,
Với cảnh phù-hoa chẳng mến nhiều.
A-DI-ĐÀ PHẬT tâm hằng niệm,
Bên đảnh trầm-hương khói phất-phiêu.
Mõ điểm nhặt khoan lời kệ tụng,
Chuông ngân thanh-thoát giọng tiêu-thiêu.
Nhựt lý thanh-phong tần tảo-địa,
Dạ lai minh nguyệt quải tùng tiêu.
Chờ ngày về ngự toà sen báu,
Trần luỵ bao nhiêu sạch bấy nhiêu.

Thích Hải-Quang

Trong suốt thời-gian (ba năm) Thầy ẩn-dật tu-hành, những tưởng thân-tâm được an-ổn, mọi thế-sự gác ngoài tai, một mình đối bóng với hình tượng Tây-Phương Tam-Thánh, dốc lòng niệm Phật, ngày ngày cầu vãng-sanh Cực-Lạc. Nào ngờ đâu chướng duyên đưa-đẩy, cứ luôn mang đến cho Thầy bao nỗi ưu-phiền. Khổ nỗi cho Thầy, là luôn bị đưa vào hoàn-cảnh khó xử, vì mọi cảnh trái lòng, gai mắt, chướng tai đều xuất-phát từ hàng môn-đệ…

Thầy vốn bản-tánh hiền lành, thật-thà, chất-phác, không bao giờ muốn làm mích lòng ai, thà người phụ mình, chớ quyết không phụ người. Tánh Thầy hay cả-nể, lại hết dạ tin người, tưởng ai cũng chân thật, hết lòng như mình. Do đó mà đã xảy ra rất nhiều chuyện không hay trong hàng đệ-tử xuất-gia lẫn tại-gia và ngay cả trong hàng pháp-quyến nữa!

Hàng năm, Thầy chỉ ra thất, về lại Pháp-Hoa Tự tại Tucson, AZ vào bốn kỳ lễ lớn, là:

– Tết Nguyên-Đán
– Lễ Phật-Đản
– Lễ Vu-Lan
– Rằm Hạ Nguyên

Thầy chỉ lưu lại chùa vỏn-vẹn hai tuần. Trong hai tuần lễ đó, Thầy chỉ gặp Phật-tử và đệ-tử ở các khoá tu Bát Quan-Trai hoặc những khoá tu-học bổ-túc và dẫn-giải các Kinh-điến Đại-Thừa.

Sau thời-gian (hai tuần) đó rồi, Thầy trở về tịnh-thất, thì Bảo-Đăng phải đảm-nhận tất cả các Phật-sự ở chùa, luôn cả việc dẫn-dắt Phật-tử cùng đệ-tử của Thầy tu-học hằng tuần. Mọi thắc-mắc về Pháp, từ quốc nội lẫn quốc ngoại, đều được Bảo-Đăng giải-thích cặn-kẽ cùng khúc-chiết cho Phật-tử, và chỉ dẫn tu-tập đúng như pháp.

Nói tóm lại, Bảo-Đăng đảm-trách lấy tất cả mọi Phật-sự trong ngoài, để Thầy an-tâm mà tu-niệm, không bị vướng-bận Phật-tử, và đem hết tâm-huyết của Thầy vào việc trích-dịch, giảng-luận, và trước-tác những quyển sách vô cùng giá-trị của Sư-Tổ Đại-Ninh Thích Thiền-Tâm. Tâm huyết của Thầy, chúng ta cũng có thể thấy, đã chan-chứa đầy trên những quyển sách mà Thầy đã lưu lại cho hậu thế!

Nhưng than ôi!

Cây muốn lặng, mà gió chẳng muốn ngừng…

Phiền-não mình không đi tìm, nó cũng tự kéo đến khảo-đảo. Có lẽ nghiệp-nhân ác trong quá khứ của Thầy đã gieo quá nhiều chăng?

Bảo-Đăng không biết cái NHÂN trong quá khứ của Thầy nó dữ như thế nào. Nhưng chỉ nhìn thấy cái QUẢ hiện-tại, thì cũng có thế đoán biết được…

Từ khi biết Thầy vào năm 1985 mãi cho đến nay, tất cả những gì thuộc về sở-hữu của Thầy cũng đều bị thiên-hạ (Phật-tử) chiếm lấy hết.

Thầy thành-lập xong ngôi chùa nào, không bao lâu là bị chiếm ngay. Tiếng thơm thì ít, còn tiếng xấu thì lại quá nhiều! Thầy gặp toàn điều giả-dối, tranh chấp hư danh, ít gặp ai chân-thật tu-hành hoặc vì đạo-pháp cả. Thầy buồn mà cảm tác bài thi rằng:

LỤC TRẦN, NGŨ-DỤC, tánh tham sanh,
Lắm kẻ phàm-phu hạnh chẳng lành.
Mải-miệt đường trần nhiều giả-dối,
Hơn thua tranh-chấp chút hư-danh.
Một đời tạo-nghỉệp đành cam-khổ
Có biết chăng ai quả-báo thành?!
Nhất phiến bạch-vân hoành tánh-huệ,
Ta-bà vương luỵ mất “vô-sanh”.

Có một chiếc xe để chạy, Thầy cũng tặng cho người, nên phải đi bộ. Có cái mũ đội, ai xin cũng cho luôn. Cho đến áo, dù, giầy, dép,… ai cần Thầy cũng lấy cho. Mùa Đông ở New York tuyết rơi khắp trời, dầy đặc, lạnh không thể kể-xiết; vì không có xe, Thầy phải đi bộ tới trạm xe lửa (để đến phi-trường) về tới Tucson. Thầy chỉ mặc có một chiếc áo lạnh mỏng, chân mang đôi dép mòn lủng lỗ, hở cả ngón (chân), hở gót. Đầu trần lại không có nón, tay ôm tượng Phật, tay xách thùng Kinh, sắc mặt trắng mét (vì bị trúng lạnh). Thầy về chùa lúc nào cũng bị cảm hết mấy ngày liền. Có một vài lần, Thầy về tới chùa là đã bị sưng cuống-phổi. Điều-trị khỏe xong, trở về New York bị bịnh trở lại. Cứ thế kéo dài năm nầy qua tháng khác, bệnh cảm, sổ mũi rề-rề… Chưa bao giờ thấy Thầy được khỏe trọn tuần cả.

Thầy thường hay than rằng:

“Vì trong quá-khứ Thầy đã gieo nghiệp Sát”

nhiều quá, nên kiếp này phải mang quả háo bệnh rề-rề kinh-niên như vậy đó. Kiếp trước chiếm đất đai, chiếm vợ con, tiền bạc của người, kiếp nầy có cái gì cũng bị người lấy hết. Người thươg thì ít, mà oan-gia đáo-đầu thì lại nhiều. Chúng trà-trộn vào làm đệ-tử thân-tín, mới dễ dàng hại mình được. Vì đã biết rõ nghiệp quả của mình, cho nên Thầy tránh không làm cho chúng nổi sân-hận. Nếu không thì khó mà được yên để tu-hành.

Thầy tránh không giao-tiếp với một ai, nghe như không nghe, thầy như không thấy, luôn giữ cái NHU làm đầu, ôn-hòa với mọi người. Vậy mà cũng bị bẻ cong lời nói, cắt đầu sửa đuôi, chuyện nhỏ xé ra to, chuyện “không” nói “có”, vu-oan, giá-họa đủ điều. Nhưng Thầy vẫn giữ tâm bất-động trước mọi hoàn-cảnh.”

Thầy tự-cảm bài thơ như sau:

Ẩn-tu tịch-tĩnh TRÍ tương-nghi,
Duy tại tâm trung tự bảo-trì.
Nguyệt chiếu sơn đầu minh Tổ ý,
Cá trung năng hữu kỷ nhơn triỊ
Thủ phận an-nhiên thùy thức đắc?
Bất lý nhơn-gian THI dữ PHI.
Nhứt niệm A-DI hồi cố lý,
Ta-bà cơ khổ dĩ đa thì!

-Thích Hải-Quang-

Tạm dịch:

Ẩn tu thanh-tịnh trí bày khai,
Quét sạch trần tâm mấy kẻ tài?
Trăng chiếu đầu non bày ý Tổ,
Việc nay thiên-hạ mấy ai hay !
Giữ phận yên nghèo ai rõ biết?
Nào quản trần-duyên “phải” với “sai”.
Một niệm A-DI về cảnh cũ,
Ta-bà vương khổ bấy lâu nay!

Đó là lý do mà Thầy không dám rầy la đệ-tử, dù biết rằng chúng làm sai-trái với Đạo lẫn đời. Mặc dù trước kia Thầy đã có từng khéo dạy bảo, nói xa nói gần, năm phen, bảy lượt, nhưng chắc do thiện-căn ít ỏi, lại làm bạn nhiều với kẻ xấu mà không hay biết, nên tánh chúng cũng vẫn y như cũ, không phân-biệt được chánh-tà, thiện-ác, kẻ tốt người xấu. Do đó lại càng tự mình tạo thêm nghiệp xấu ác.

THẦY thương đệ-tử biết bao nhiêu,
Giáo-hóa, dạy-khuyên đủ mọi điều.
Mong đàn hậu-học kiêm tài-đức,
Sám-hối, tu-hành nghiệp chướng tiêu.
THẦY thường nhắc-nhở hàng môn-hạ,
Chân thật miệng lòng Phật mới yêu.
LÝ-SỰ, NGÔN-HÀNH luôn hợp nhất,
Ba cõi lìa xa lập tức siêu.

Bồ-Tát giới Bảo-Đăng

Thầy thường thở dài, lắc đầu nói rằng:

Bất khả hóa-độ rồi, tất-cả đêu do nghiệp-lực lôi kéo hết. Nếu như Phật-tử không thức-tỉnh, mà lập tâm tu-sửa tánh xấu của mình, chỉ tu bằng cái miệng, thì khó mà được sanh vào cõi lành lắm, đừng nói chi đến vãng-sanh. Không lâu sẽ lạc vào lưới của ngoại-đạo, tà-giáo hết cả. Than ôi, khổ thay!

Mỗi lần than là mỗi lần Thầy buồn và tiếc cho hàng Phật-tử’, đệ-tử ganh-tỵ, háo-danh, ngu-si không trí-huệ.

(Lời phụ:

Trí-Huệ ở đây không phải nói đến bằng-cấp, sự thành-công trong cuộc sống, hoặc thông-minh ngoài đời… Mà là biết sống cho đúng tư-cách một con người. Nghĩa là sống có đạo-đức, tin lời Phật dạy, tin luật nhân-quả, biết ơn-nghĩa, có lòng khiêm-cung nhân-ái không hại người lợi mình, v.v… Có rất nhiều người, tuy dốt chữ, nhưng lại có đạo-đức, tuy nghèo nhưng lại hết lòng bố-thí giúp người, sống trong sạch, không làm điều trái với lương-tâm, biết lựa bạn hiền mà chơi, v.v… Đây cũng có thể gọi là có chút Trí-Huệ.

Người có Trí-Huệ sẽ lấy lời Phật dạy làm ngọn đuốc soi-sáng, sửa đối tâm dơ-đục của chính mình, biết niệm Phật cầu sanh Cực-Lạc. Cuộc sống đôi khi nghèo, nhưng thân tâm lại được an-lạc, hạnh-phúc, mai nay sẽ được vãng sanh.

Người Vô-Trí thì trái lại, không thích hoặc không tin lời Phật dạy, không thích lời đạo-đức, chạy vô chỗ tối- tăm, ham mê dâm-dục, tuy sống trên đống bằng-cấp hoặc nhà cao cửa rộng, nhưng tâm lại không an, lửa tham- sân-si-mạn-nghi vẫn hừng-hực đôốt lấy mình…

Nói sâu hơn một chút, thì Trí-Huệ thuộc về pháp “xuất thế-gian”, có thể giúp ta thoát-ly (xuất) sanh-tử. Còn sự “thông-minh” chỉ là trí-thức tầm-thường hạn-hẹp của “thế-gian” mà thôi. Cho nên, người càng học cao, đôi khi lại càng bị cái trí-thức của mình che mờ mắt, hoặc rơi vào loại “Thế-Trí Biện-Thông”, nên càng khó học Phật là vậy. Mà đã không học Phật được, thì sẽ vĩnh-viễn không khai-mở được Trí-Huệ, sẽ vẫn phải sống trong khổ đau…!)

Thời gian lặng lẽ trôi, Thầy an-tịnh ẩn-dật, dứt hết chuyện đời, thị-phi, thương-ghét, thúc-liễm mình như chiếc bóng (không người thân, không chùa, không đệ-tử, không bạn đạo, không thị-phi, không tranh- chấp, không danh-lợi). Chỉ lo tu-hành, niệm Phật cầu sanh Cực-Lạc quốc.

Thầy tự-cảm bài thơ sau đây:

Ẩn-tu tấm-tịnh sái trần ai,
Lục tự DI-ĐÀ dưỡng thánh-thai.
Trực nhật ai lai khiên bổ quá,
Thế-nhân hàm tiếu ngã si-ngai.
Kham thán thế-nhân toàn bất tỉnh,
Nhất luân chân-tánh vĩnh trần mai.
Niệm-niệm dĩ tri lai-lịch xứ,
Hà lao hựu khứ vấn Thiên-thai.

(Tạm-dịch:

Ẩn-tu sái-tịnh sạch tâm mà,
Sáu chữ DI-ĐÀ dưỡng tánh Ta.
Hằng bữa kiểm TÂM chừa lỗi quấy,
Mặc ai cười nhạo, giống Tà mà!
Than tiếc người đời sao chẳng tỉnh,
Uổng vừng chân-tánh mãi chìm xa.
Niệm-niệm đã quay về cội-gốc,
Dám đâu để nhọc đức DI-ĐÀ.

Trong suốt thời-gian cô-quạnh tại nơi A-lan-nhã, Thầy đã cảm-tác ra nhiều bài thơ để lại sau đây: Bảo-Đăng xin trích-lục ra một số ít mà thôi, đế quý-vị cùng thưởng-thức:

 

Ẩn Tu Cảm Nghĩ

Từ khi bế thất ẩn-tu sâu,
Tự biết nghiệp-duyên chẳng cưỡng cầu.
Đạm-bạc, yên nghèo an lập hạnh,
Có ai gặp hỏi chỉ nghiêng đầu.
Than-thở người đời sao chẳng nghĩ,
Tháng lại, ngày qua tợ bóng câu.
Hông phấn giai-nhân, bao mãnh tướng.
Mà nay huyệt lạnh thấy còn đâu!

 

Quả thật vậy, bởi vì:

Giai-nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân-gian kiến bạch đầu!

Và chúng ta đây cũng lại như thế, nghĩa là:

Nào có chắc chi được sống lúc đầu bạc nơi cõi thế trần nầy ư!

Phải nên nghĩ đến cái già-chết đáo đầu, vô-thường bất chợt cho cuộc đời ta. Mà nên mau mau “niệm Phật tu-hành cầu sanh về nơi Cực-lạc,” để được:

Mãi-mãi vẫn trường xuân.

 

Ngẫu Cảm

Lần trông mái tóc điểm màu sương,
Tứ-đại thân đây chẳng cửu-trường.1
Một kiếp thành chi đâu sự-nghiệp,
Trăm năm như thoáng nghĩ mà thương!
Sáu nẻo2 chuyền-xoay vô-lượng khổ 
Niệm Phật lìa xa cõi nhiễu-nhương.3
Ai ơi mau đế nhà yên-ổn,
AN-DƯỠNG trời Tây ấy cố-hương.

 

“Thơ…..CẢM-THÁN

Ta hồ Phật-pháp thiểu nhơn trị
Chánh lý vô-hành bất thuận nhi!
Dĩ giả vi chơn năng tác nghiệp.
Do hà Tây độ phản hôi quy?
Kim ngôn thánh-giáo cầu siêu-xuất,
Dục chứng chơn-thường đoạn bách-thi.
Tam thế Phật Đà “như-thị” đắc,
Niết-bàn quả-mãn chúng nan-tri.

Tạm dịch:

THAN-THỞ

Than ôi! Phật-pháp ít ai xài,
Chánh lý không tuân, hổ mặt mày!
Lấy giả làm chân gây nghiệp quấy,
Ngày về Tây thổ dứt cơ mayỊ
Lời vàng Phật dạy lìa sanh-tử,
Muốn chứng chân-thường phải tránh sai.
Chư Phật ba đời “Như thị” được,
Niểt-bàn giải-thoát mấy ai hay.

 

THƠ………

Ngày tháng chim Lồng quanh-quẩn mãi,
Thân người bèo nước phận linh-đinh.
Trăm năm một thoáng kiếp phù-sinh,
Sao há lại mơ-màng chẳng tỉnh?
Đem các mối trân-lao giũ sạch,
Đừng để cho mộng cảnh lưu tình,
DI-ĐÀ sáu chữ tâm-tâm niệm.
CỰC-LẠC sanh vê dứt hãi-kinh.

 

TỰ CẢM THI….

Thất nhỏ chỉ mình PHẬT với TA,
Nhứt thân an-lạc trị tiền đa.
Thánh-hiệu A-DI hằng tạc-dạ,
TA-BÀ chốn hiểm sắp gần qua.
Sớm tối chiều khuya chăm lễ niệm,
Hồng-danh sáu chữ mãi ngâm-nga.
Năm tháng tâm nầy luôn nguyện-ước,
Đài sen quyết ngự NGỌC LIÊN-HOA.

 

TỰ CẢM THI…

Cơn mưa vừa tạnh, ánh dương hỒng,
Thoáng chốc mù che lại chẳng đồng.
Nghĩ xót thân nầy trong nhịp thở,
Chuông mai còn chắc được nghe không?
Vội nắm tràng châu quỳ NIỆM-PHẬT.
Nguyên sanh AN-DƯỠNG một đường thông,
THẾ-TÔN XIN DUỖI TAY CẦM NẮM,
TIẾP TRẺ VỀ TÂY THỎA ƯỚC MONG.

 

ẨN TU NGẪU VỊNH….

ẨN-TU niệm PHẬT sớm rồi hôm,
Chín phẩm đài sen nhập mộng hôn.
Sáu chữ A-DI trì mỗi buổi,
Mong về AN-DƯỠNG gặp Từ-Tôn.
Thân dù đang ở nơi ba cõi,
Hồn đã nương về CỰC-LẠC thôn.
Quý ngã tịch-liêu vô bạn lữ,
Nhựt vị tà thời tiện yểm môn.4

 

Thơ….Đạo Hành Pháp

Đạo hành “Tứ-Tướng” tảo năng trừ,
Tham-chấp hà thời bạt thế cư ?
Thúc-liễm thân-tầm trừ lậu-nghiệp,
Hoàn quy tự-tánh chúng chơn-như.
Nhược nhơn kiến-thủ sanh tà-vọng,
Khẩu, Ý, Thân thời tác-nghiệp dư.
Bồ-tát thường tu “Như Thử Thị”,
Bồ-Đề quả-mãn đại nhân-sư.

(Tạm dịch:

Phương Cách Tu Hành

Người tu Bốn Tướng phải mau trừ,
Tham-chấp làm sao xuất-thế?
Giữ kỹ thân-tâm trừ nghiệp quấy,
Ắt về Tự-Tánh chứng chân-như.
Nếu còn mãi tưởng sanh tà-vọng,
Khẩu, Ý, Thân liền tạo nghiệp dư.
Bồ-Tát thường tu Như Thị pháp,
Bồ-Đề thành-tựu đấng nhân-sư.

 

Tự Cảm…

Tấm thân DANH-SẮC có chỉ nhàn?
Tịnh-thất từ lâu định tấnh an.
Thế sự giai không chuyên NIỆM-PHẬT,
Nguyện cầu siêu-xuât khỏi nhân-gian.
Tứ đại thân kia không còn thọ,
CỰC-LẠC trời Tây quyết bước sang.
TỊNH-ĐỘ chuyểng duyên đăng Thượng Phẩm
DI-ĐÀ thọ-ký tánh CHƠN-QUANG.

Niệm Phật Tăng THÍCH HẢI QUANG (Hải Quang Thi Tập)

 

Thơ….

Pháp PHẬT làm y phủ lấy thân,
Khuyên chư Phật-tử gắng chuyên-cần.
Lánh xa tổn-hữu, xa Tà đạo (xa phiền-não).
Tinh-tấn tu-hành, Báo Phật ân.
Nếu thật mong cầu chân giải-thoát,
Phải lìa kiêu-mạn, dứt tham sân.
Gìn tâm giữ ý hằng khiêm-hạ,
Niệm Phật đời nầy đoạn khổ nhân.

 

Ẩn Tu Ngẫu Vịnh…

Ẩn Tu  lạc đạo biệt nhân-gia,
Câu PHẬT niệm hoài đẹp ý Ta.
Gẫm lại tuồng đời như mộng-ảo,
Trăm tuổi mau dường một sát-na!
Vấn ngã TÂY-QUY hà TỔ-Ỷ,
Trú dạ TÌNH vong tự trác MA.
Than-thờ người đời sao chẳng tỉnh?
Uổng vầng CHƠN-TÁNH mãi chìm xa!

Suốt 20 năm ẩn-dật tu-hành, Thầy đã chú-giải ra rất nhiều Kinh, luận, hầu giúp cho hàng hậu-học hiểu thấu-đáo hơn về thời Mạt pháp, chỉ phương pháp tu-hành đúng theo đường lối của Phật gia, và Tổ-sư đã dạy:

– Bảo-vệ mạng mạch của Phật-pháp, và Đạo-giáo.

– Hoằng-dương chánh pháp.

– Hiển chánh, tồi tà,

– Bảo-toàn Thân, và Huệ-mạng của mình v.v…

Nhưng được mấy người hiểu ý, thi-hành và đồng tâm đồng kết?

Cách đây cũng không lâu, phong-trào chuyên-tu Tịnh-ĐỘ đã xôn-xao về “Niệm Phật Vãng-Sanh” và lưu-lại rất nhiều “Xá-Lợi”!

Ngày xưa, còn không nghe biết đến Xá-lợi là gì?

Ngày nay, chúng-sanh đang sống trong thời-kỳ pháp diệt, con người càng thêm hung-ác, Ma quỷ cùng đường-xá, bùa-ngải, thư-ếm khắp nơi, thế mà ai ai chết cũng đều đế lại “Xá-lợi” cả, đem ra đập bể nhiều miếng nhỏ để phân-phát biếu tặng khắp nơi, nhà nhà đều thỉnh được Xá-lợi đem về thờ!

Vì thế cho nên Quyển:

THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI

đã được Tôn-sư Thích Hải-Quang dầy công biên-soạn vào năm 2004, dầy 750 trang giấy.

Kế đến là quyển:

ĐẠI-THỪA PHẬT PHÁP LIỄU NGHĨA TRUYỀN TÂM ẤN LUẬN

cũng đã được Thầy biên-soạn thành toàn 2 quyển. Với mục-đích duy-nhất là:

– “Hoằng truyền” đại-thừa Phật-pháp trên bình diệ :

– Lấy Tâm truyền Tâm,

– Lấy Pháp Truyền Pháp.

hầu giúp cho Phật-tử hiểu thế nào là TÂM? và phép TRUYỀN-TÂM xưa nay của chư Phật, Bồ-Tát, Tổ-sư đã di-pháp lại cho hàng Phật-tử sau nầy hiểu biết, cùng tu-tập mà thôi.

Trong những năm kế-tiếp sau đó, Thầy lần-lượt chú-giải, (và biên-soạn cùng trước-tác) các quyển sách hoằng-dương về TỊNH-ĐỘ mà cố Hòa-Thượng Thích Thiền-Tâm đã biên-soạn năm xưa, như là:

– TÂY PHƯƠNG NHẬT-KHÓA

(Mật-Tịnh pháp-môn, hành-trì và giải-thích, 700 trang, năm 1996)

Hoàn-tất các bộ sách

– ĐẠI-THỪA PHẬT-PHÁP LIỄU NGHĨA TRUYỀN TÂM-ẤN luận quyển 1, 2

– LIÊN-TÔNG THẬP TAM TỔ (13 vị Tổ-Sư TỊNH-ĐỘ, dài 680)

– KINH NIỆM PHẬT BA-LA-MẬT Như-Thích Đại-SỚ – Quyển 1/20 (Dài 600 trang)

– THẾ NÀO LÀ XÁ-LỢI? (Phải do Giới, Định, Huệ mà kết thành) (Dài 700 trang)

– PHẬT ĐẢNH TÔN-THẮNG ĐÀ-RA-NI (Hành trì và giải-thích)

– THẬP NHỊ DANH NHƯ-LAI LỄ-SÁM DIỆT TỘI (Hành trì và giải-thích)

– THƯ GỞI NGƯỜI HỌC PHẬT. (Gồm hai quyển. Mỗi quyển dài 600 trang)

– Kinh HlỀN-NHÂN chú-giải (dài 600 trang)

– THIỆN-ÁC NHÂN-QUẢ

– Các bài Pháp ngắn thường kỳ (phố biến trong mỗi kỳ lễ lớn) dưới tên là:

THƯ GỞI NGƯỜI HỌC PHẬT (tiếp-theo)

Các lời chú-giải của Thầy đều diễn-đạt được thâm-nghĩa và giáo-lý trong kinh, có tánh-cách ích-lợi thiết-thực cho các hàng Phật-tử tu-học Phật- Pháp hiện tại lẫn cả về sau.

Ần-Tu không tịch học vô-vi,
Y-hữu “Thần châu ” yếu bảo trì.
Trú dạ thanh tâm vô quái ngại,
Điểm đầu duy hứa tự gia tri.
Tuế nguyệt “trì danh” ngôn bất đắc.
Tả hữu phùng nguyên nhiệm sở tri,
Trầm mặc tịch liêu tình niệm tận,
Tăng ngô thường tọa dưỡng hi di.

Các quyển Kinh, sách luận nào đã được Pháp-Hoa bổn-tự in ấn ra đều có một sự âm-thầm “kiểm- duyệt” lại của chư Bồ-Tát, Hộ-pháp hết cả.

Như năm 2002, Thầy đã chú-giải xong quyển TÂY-PHƯƠNG NHẬT KHOÁ và được Phật-tử Chơn-Hoàn dịch sang Anh-ngữ (để phổ-biến đến hàng Phật-tử người Mỹ).

Sau khi bản dịch được hoàn-tất và Bảo-Đăng lo xong hết các phần kỹ-thuật còn lại của quyển sách (và đã gởi đến nhà in rồi), thì đêm đó, tự-nhiên Thầy nằm mộng thấy có vị Tăng mặc y vàng đến nói rằng: Ngươi hãy khoan cho in vội, bởi vì bản dịch Anh-ngữ đó còn thiếu mất một đoạn sớ-luận quan-trọng nơi trang 548 của nguyên bản Việt ngữ mà ngươi đã có chú-giải trước kia. Cần phải bổ-túc thêm thì mới được rõ nghĩa.”

Sáng hôm sau Thầy từ trên tịnh-thất gọi điện-thoại về cho Bảo-Đăng hay và nói lại việc nầy.

Bảo-Đăng liền báo cho Chơn-Hoàn biết, để kiểm-soát lại, thì quả đúng là bản dịch ấy có thiếu mất một đoạn quan-trọng. Nhờ vậy mà quyển sách nầy mới được hoàn chỉnh.

Cho nên, tất cả Kinh, sách, luận do Thầy chú-giải đều được ơn trên kiểm-duyệt lại, và mọi Phật sự trong ngoài mà Bảo-Đăng đã, đang và sẽ làm cũng đều được chư Bồ-Tát, chư Hộ-Pháp chứng-minh và gia-hộ cho hết cả.

Mỗi lần Bảo-Đăng tổ-chức khoá tu 24 giờ Bát-Quan-Trai cho Phật-tử gần xa tụ về tu-học, thì trước ngày thọ giới là luôn-luôn có đám mưa (có khi lớn, có khi nhỏ) rơi chung-quanh khu của chùa mà thôi, như đế rửa sạch hết bụi trần hầu chuẩn bị trước khi chư Thần ở khắp nơi tụ về tu-học. (Thường thì trong những buổi Bát Quan Trai, do sự giao-cảm được với chư Thần, Thầy thường nhận được sự yều-cầu của chư Thần khắp nơi xin được về chùa thọ BQT, và xin được quy-y thọ giới với Thầy – khoảng 12 giờ khuya Thầy đắp y ra làm lễ, giới-tử có mặt trong ngày BQT, cùng Thầy làm lễ quy-y và nghe Thầy đặt pháp-danh cho chư Thần).

Bên cạnh các quyển luận giảng của Thầy, còn có các thời pháp giảng về Tịnh-ĐỘ (cùng với một số pháp-môn khác nữa) rất có giá-trị. Tất cả các bài thuyết-pháp cùng pháp giảng của Thầy, đều đã ghi băng và phổ-biến khắp nơi, kết thành tài-liệu tham- khảo vô cùng hữu-ích và quý-giá cho hàng Phật-tử sơ-cơ trên bước đường tu-tập và hành-trì đúng chánh-pháp, không sợ bị dối gạt và lầm bước.

Lành thay cho bi-tâm của Thầy.
Xin cúi đầu bái-phục và cảm-tạ Tôn-Sư: THÍCH HẢI-QUANG

Nam-Mô A-DI-ĐÀ PHẬT