CẢNH ĐỨC TRUYỀN ĐĂNG LỤC
Sa môn Đạo Nguyên đời Tống – biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 8
* Thiền sư Hoài Nhượng sau đời thứ 2, có 56 vị.
Đệ tử nối Pháp Mã Tổ (3 vị thấy có ghi lục)
1. Thiền sư Vô Nghiệp ở phần châu
2. Thiền sư Quảng Trừng ở Đại Đồng lễ châu
3. Thiền sư Phổ Nguyện ở Nam Tuyền Trì Châu
4. Thiền sư Đặng Ẩn Phong ở Ngũ Đài
5. Hòa thượng Phật Áo ở Ôn Châu
6. Hòa thượng Ô Cữu
7. Hòa thượng Đại Thiện ở núi Thạch Sương Đàm Châu
8. Hòa thượng Thạch Cữu
9. Hòa thượng Bổn Khê
10. Hòa thượng Thạch Lâm
11. Tọa Chủ Lượng ở Tây Sơn Hồng Châu
12. Hòa thượng Hắc Nhãn
13. Hòa thượng Mễ Lãnh
14. Tề Phong Hòa thượng
15. Đại Dương Hòa thượng
16. Hòa thượng Hồng Loa núi
17. Thiền sư Quy Dương Vô Liễu ở Tuyền Châu
18. Hòa thượng Lợi Sơn
19. Hòa thượng Nhũ Nguyên ở Thiều Châu
20. Hòa thượng Tùng Sơn
21. Hòa thượng Tắc Xuyên
22. Thiền sư Tây Viên Tây Viên-Nam Nhạc
23. Hòa thượng Bách Linh
24. Hòa thượng Kim Ngưu ở trấn châu
25. Hòa thượng Động An
26. Hòa thượng đả Địa ở Hân Châu
27. Hòa thượng Tú Khê ở Đàm Châu
28. Thiền sư Phong Thần Tạng ở núi Mã Đầu Từ Châu
29. Thiền sư Thiện Giác ở Hoa Lâm Đàm Châu
30. Hòa thượng Thủy Đường ở Đình Châu
31. Hòa thượng Cổ Tự
32. Hòa thượng Tì Thọ ở Giang Tây
33. Hòa thượng Thảo Đường ở Kinh Triệu
34. Thiền sư Chân Thúc ở núi Dương Kỳ-Viên Châu
35. Hòa thượng Mông Khê
36. Hòa thượng Hắc Giản ở Lạc Kinh
37. Hòa thượng Hưng Bình ở Kinh Triệu
38. Hòa thượng Tiêu Dao
39. Hòa thượng Phước Khê
40. Hòa thượng Thủy Lão ở Hồng Châu
41. Hòa thượng Phù Bôi
42. Hòa thượng Long Sơn ở Đàm Châu
43. Cư sĩ Bàng Uẩn ở Tương Châu (3 vị trên đây thấy có ghi lục)
44. Thiền sư Minh Giác ở núi Thiên Mục
45. Thiền sư Hành Minh ở núi Vương Ốc
46. Thiền sư Trí Tạng ở Kinh Triệu
47. Thiền sư Hy Đảnh ở núi Đại Vương
48. Thiền sư Định giác ở Côn Sơn Tô Châu
49. Đại sư Hồng Sơn ở Tùy Châu
50. Thiền sư Nguyên Đề ở Liên Châu
51. Thiền sư Vô Liễu ở Tuyền Châu
52. Thiền sư tuệ Trung ở Tuyền Châu
53. Thiền sư Hoài Không ở núi An Phong
54. Thiền sư Đạo Hạnh ở núi La Phù
55. Thiền sư Pháp tạng ở Lô Sơn
5 6. Thiền sư Ninh Bôn ở núi Lữ Hậu
(13 vị trên đây không có cơ duyên-ngữ cú không ghi lục)
* Đệ tử nối pháp đời thứ 2 của Thiền sư Hoài Nhượng
1. Thiền sư Vô Nghiệp ở Phần Châu:
Sư người ở Thượng Lạc thuộc Thương Châu, họ Đỗ. Lúc xưa mẹ là bà Lý nghe trên hư không có tiếng nói cho ở nhờ được chăng? Bèn thức giấc mà có thai. Đêm sinh sư có ánh sáng lạ đầy nhà. Tuổi nhỏ, đi thì nhìn thẳng, ngồi thì kiết già. 9 tuổi đến nương Thiền sư Chí Bổn chùa Khai Nguyên mà thọ kinh Đại thừa. hạnh đều tụng thuộc không sót. 12 tuổi cạo tóc, 20 tuổi thọ giới cụ túc với Luật sư U ở Tương Châu. Học tập Luật Tứ Phần sớ vừa xong thì có thể giảng nói, thường vì chúng vị Tăng giảng kinh Niết-bàn, mùa Đông mùa Hạ đều không bỏ. Sau nghe Thiền môn của Mã Đại sư hưng thạnh bèn đến chiêm lễ. Mã Tổ thấy Sư có hình dạng kỳ lạ, tiếng nói như chuông, bèn bảo Phật Đường nguy nga trong ấy không có Phật. Sư quì lạy mà hỏi: Học văn 3 thừa con đã hiểu qua ý chỉ, thường nghe Thiền môn tức tâm là Phật thật chưa được rõ. Mã Tổ nói: Chỉ chưa hiểu rõ tâm, lại không có một vật khác. Sư lại hỏi: Thế nào là ý Tổ sư từ Tây Trúc sang mật truyền tâm ấn? Tổ nói Đại Đức đang ở trong ồn ào, lúc khác hãy đến. Sư bèn lui ra. Tổ gọi:
Đại Đức! Sư quay đầu lại, Tổ hỏi: Cái gì đó? Sư bèn ngộ mà đảnh lễ. Tổ nói: Gã ngu độn lễ bái làm gì?
Từ khi được ý chỉ bèn tìm đến Tào Khê lạy tháp Tổ và đến Lô Nhạc, Thiên Thai tìm khắp các Thánh Tích. Từ vùng Lạc đến vùng Ung nghỉ tại chùa Tây Minh, vị Tăng chúng đều thỉnh cầu đảm nhận địa vị Đại đức của hai vùng. Sư nói đây không phải chí ta. Sau Sư đến Thượng Đảng. Tiết Độ Sứ là Lý bảo Chân kính trọng danh hạnh của Sư mà sớm chiều cung phụng. Sư thường có vẻ mỏi mệt, bảo vị rằng: Ta vốn lánh nơi đông đúc, nay lại bận rộn tiếp quý vị, há là tâm ta ư? Rồi lên núi Bảo Phục. Không bao lâu thì Sư đến ở chùa Kim Các tại Thanh Lương, đọc lại Đại Tạng qua năm thì xong. Lại xuống Nam đến Tây Hà. Thứ Sử Cần Thục Triền mời Sư ở Tịnh xá Khai Nguyên. Sư bảo: Duyên ta ở đây. Do đó mà giảng Đại pháp gần 20 năm, Đạo tục ở hai vùng Tính châu và phần Châu đều được cảm hóa. Những người học đến hỏi, Sư nhiều lần đáp rằng: Đừng vọng tưởng. Vua Đường Hiến Tông nhiều lần sai sứ mời vào triều, sư đều từ bịnh mà chẳng đến. Khi vua Đường Mục Tông lên ngôi, thường nghĩ việc chiêm lễ bèn sai Tăng hai vùng như Lục Linh Phụ v.v… mang chiếu đón rước đến đảnh lễ thưa rằng: Hoàng thượng lúc này ân chỉ khác nhau xin Hòa thượng tạm thuận theo ý trời không nên nói bịnh. Sư mỉm cười bảo Bần đạo có đức độ gì mà dám làm phiền chúa thượng. xin Hãy về trước, tôi đi đường khác. Rồi tắm gội cạo tóc, nửa đêm bảo đệ tử là Huệ Âm v.v… rằng: các ông đã thấy nghe tánh giác tri đồng tuổi với Thái hư chẳng sinh chẳng diệt, tất cả cảnh giới vốn tự vắng lặng, không một pháp nào thật có người mê không hiểu biết thì bị cảnh mê hoặc, một khi bị cảnh mê hoặc rồi thì trôi lăn mãi không cùng. Các ông nên biết. Tâm tánh vốn tự có không do tạo tác, giống như kim cang không thể phá hoại. Tất cả các pháp như bóng như tiếng vang không có thật, cho nên kinh nói.
Chỉ có một sự thật
Hai khác chẳng phải chân
Luôn biết tất cả không
Chẳng một vật tình này.
Đó là chỗ dụng tâm của chư Phật, các ông nên siêng thực hành! Nói xong thì ngồi kiết già mà hóa. Ngày lễ trà tỳ mây lành sắc mùi thơm lạ xông khắp, nhặt được xá lợi óng ánh như ngọc châu, đệ tử đem giữ trong kim quan. Năm Trường Khánh thứ 3, ngày 21 tháng 12 trhì đem chôn ở tháp đá, thọ 62 tuổi, lạp được 2. Vua ban thụy là Đại Đạt Quốc sư, Tháp hiệu là Trừng Nguyên.
2. Thiền sư Quảng Trừng ở Đại Đồng, thuộc Lễ Châu:
Có vị Tăng hỏi: Thế nào là 6 căn diệt mất. Sư nói: Vung kiếm lên hư không chẳng tổn thương vật. Hỏi: Thế nào người xưa nay? Sư nói cũng ngồi mà chẳng biết nhau. Vị Tăng nói: Vì sao đệ tử lễ tạ mà đi?
Sư nói: Ngầm viết sầu thương gởi cho ai?
3. Thiền sư Phổ Nguyện ở Nam Tuyền, Trì Châu.
Sư vị Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương Năm Đường Chí Đức năm thứ hai Sự thọ nghiệp với Thiền sư Đại Tuệ ở núi Đại Quỳ. Năm 30 tuổi đến Tung Nhạc thọ giới. Lúc đầu học Tướng Bộ Cựu Chương nghiên cứu Tỳ ni. Sau đến các pháp tòa nghe kinh Hoa Nghiêm, lăng Già. Vào Trung Quán Bách Môn mà tinh luyện huyền nghĩa. Sau đến thất ngài Đại Tịch mà đốn nhiên quên nôm, được Tam-muội Du hý. Một hôm nấu cháo cho chúng Tăng, Mã Đại sư hỏi trong chậu là cái gì? Sư hỏi: Cái đó cụ nói là cái gì? Từ đó kẻ đồng học chẳng dám hỏi chơi. Năm Trinh Nguyên năm thứ 11 dừng nghỉ tại Trì Dương, tự mình làm thiền trai hơn 30 Năm chẳng xuống núi Nam Tuyền. Đầu năm Đại Hòa, Tuyên Thành Liêm Sứ là Lục Công Hoàn nghe Đạo phong của Sư bèn cùng giám quân đồng xin Sư xuống núi, tiếp đãi bằng lễ thầy trò. Sư bèn mở rộng huyền cương. Từ đó học chúng hàng trăm vị, các nơi đều xem là bậc tài giỏi. Một hôm Sư dạy chúng rằng Đạo ấy như như sớm là thay đổi. Thời nay Sư Tăng phải ở trong dị loại mà làm. Qui Tông nói: Làm hạnh súc sinh mà không quả báo súc sinh. Sư hỏi chàng mạnh lại đi đâu. Lúc khác Sư bảo: Hôm qua Văn Thù Phổ hiền canh 3, mỗi người lãnh 20 gậy đuổi ra khỏi viện. Triệu Châu hỏi: Hòa thượng liền chuẩn đánh gậy dạy ai? Sư nói: Lại nói Vương lão Sư đi đâu. Triệu Châu bèn lễ bái mà lui ra. Sư định sáng hôm sau đi dạo trang xá. Đêm ấy thần thổ địa báo trước Trang chủ. Trang chủ chủ bị đầy đủ. Sư đến hỏi: Sao biết Lão Tăng đến mà bày nói Thế. Trang chủ nói đêm qua Thần Thổ Địa báo trước Hòa thượng hôm nay đến. Sư nói Vương lão sư tu hành không có năng lực bị quỉ thần nhìn thấy. Có vị Tăng hỏi Hòa thượng đã là Thiện tri thức vì sao bị quỉ thần nhìn thấy. Sư nói Thổ Địa lại bỏ một phần cơm. Lúc khác Sư nói: Giang Tây Mã Tổ nói tức tâm tức Phật, còn Vương lão sư sao chẳng nói không thể là tâm, không phải là Phật, không phải là vật, sao nói lại có lỗi gì? Triệu Châu lễ bái mà lui. Lúc đó một người Tăng theo hỏi Triệu Châu rằng Thượng tọa lễ bái rồi có ý gì? Triệu Châu đáp: Ông đi hỏi Hòa thượng. Vị Tăng lên hỏi: Vừa rồi xét Thượng tọa ý thế nào? Sư nói: Ông ấy hiểu được ý chỉ của Lão Tăng. Một sư bưng bát lên Pháp đường. Hòa thượng Hoàng bá ở ngồi hàng ghế đầu thấy Sư không đứng dậy. Sư hỏi: Trưởng lão hành Đạo trong Năm nào? Hoàng bá đáp: Thời Phật không Vương. Sư nói cũng là cháu của Vương lão sư ở đấy. Một hôm Sư hỏi Hoàng bá rằng vàng ròng làm thế giới, bạc trắng làm xóm làng đây là chỗ ở của người nào? Hoàng bá đáp là nói ở của Thánh Nhân. Sư nói: lại có 1 vị ở cõi nước nào? Hoàng bá liền đứng khoanh tay. Sư nói: Nói không được sao chẳng hỏi Vương lão sư? Hoàng bá liền hỏi: Lại có một người ở cõi nước nào? Sư nói đáng tiếc. Lúc khác Sư lại hỏi Hoàng bá: Định huệ các học lý này ra sao? Hoàng bá nói: Trong suốt mười hai thời giờ chẳng nương tựa một vật. Sư nói chẳng phải là chỗ thấy của Trưởng lão sao? Hoàng bá nói: Chẳng sám. Sư nói: Giá nước ép trái cây hảy để đó, tiền giày cỏ dạy ai trả. Sư thấy vị Tăng chặt cây, bèn gõ ngô cây ba lần. Vị Tăng bỏ búa trở về vị Tăng Đường. Sư thì về Pháp Đường. Hồi lâu lại vào Tăng Đường thấy vị Tăng ấy ngồi với y bát. Sư nói: Tên lường gạt giết vị. Vị Tăng hỏi Sư về trượng thất lấy chỉ nam đâu? Sư nói đêm qua canh 3 mất trâu. Trời sáng thì mất lửa. Sư nhân 2 nhà Đông Tây đều giành nhau con mèo. Sư gặp bạch chúng rằng: Nói được thì cứu sống mèo, nói không được thì chém chết mèo. Chúng không đáp được, Sư bèn chém chết mèo. Lúc ấy Triệu Châu từ ngoài đi vào. Sư nêu câu chuyện trước. Triệu Châu bèn cởi giày đặt trên đầu mà bước ra. Sư nói: Hồi nãy nếu có ông vừa ở đây sẽ cứu được con mèo. Sư ở phương trượng ngồi hơ lửa Sam Sơn. Sư nói không cần chí Đông chí Tây ngay việc này nói đi. Sam Sơn dựng cây củi đang cháy lên đứng khoanh tay. Sư nói tuy là như vậy, nhưng hãy còn cánh một sợi chỉ so với vương lão sư. Có vị Tăng tham hỏi đứng khoanh tay đứng. Sư nói còn thế tục lắm. Vị Tăng ấy bèn chấp tay Sư nói: Lại quá vị Tăng. Vị Tăng không đáp được. Có 1 vị Tăng rửa bát, Sư bèn giật bát. Vị Tăng ấy đứng tay không Sư nói bát ở trong tay ông đó, ông nói thì thầm (lầm bầm) cái gì? Vị Tăng không đáp được. Sư bước vào vườn rau thấy 1 vị Tăng, Sư lấy miếng ngói mà ném vị Tăng quay đầu lại, Sư bèn giơ lên 1 chân. Vị Tăng không đáp được. Sư liền trở về phương trượng. Vị Tăng ấy theo vào hỏi rằng: Hòa thượng vừa ném miếng ngói vào con há chẳng phải là cảnh giác con? Sư nói: Đưa chân lên làm gì? Vị Tăng không đáp được. Sư dạy chúng rằng: Vương lão sư này bán mình, ai mua? Một người Tăng nói con mua Sư nói nó không mắc không rẻ ông mua làm gì. Vị Tăng không đáp được. Sư cùng Qui Tông, Ma Cốc đồng đi tham lễ Quốc Sư Nam Dương. Sư trước ở trên đường vẽ một vòng tròn bảo nói được thì đi. Qui Tông bèn vào ngồi giữa vòng tròn. Ma Cốc làm cô gái lạy xuống. Sư hỏi: Sao chẳng đi. Qui Tông nói tâm nào đi. Sư bèn gọi về trở về không đi tham lễ Quốc Sư nữa. Sư hỏi Thần núi làm gì, đáp là đánh lưới. Sư hỏi tay đánh hay chân đánh? Thần núi thưa: Xin Hòa thượng nói. Sư nói rõ ràng nhớ lấy giống y như tác giả? Có một tọa chủ từ giả Sư, Sư hỏi đi đâu? Đáp: Xuống núi. Sư nói thứ nhất chẳng được chê bái Vương Lão Sư. Đáp: Sao dám chê bai Hòa thượng. Sư bèn phun nước hỏi: Nhiều ít Tọa chủ liền ra đi. Một hôm sư đóng cửa phương trượng, lấy tro bỏ quanh ngoài cửa bảo: Nếu có người nói được thì mở cửa. Có người đáp nhưng chưa đúng ý sư. Triệu Châu đáp: Trời xanh. Sư bèn mở cửa. Sư ngắm trăng Có vị Tăng hỏi: Lúc nào giống được, cái ấy. Sư nói Vương lão sư 20 Năm trước cũng đâu đến. Vị Tăng hỏi: Nay thì làm gì? Sư bèn trở về Phương trượng. Lục Hoàn Đại Phu hỏi rằng: Đệ tử từ 6 hợp lại, trong đó lại có thân chăng? Sư nói ghi nhớ rõ ràng hoàn toàn giống như người làm. Lúc lại bảo sư rằng: Hòa thượng rất chẳng thể nghĩ bàn đến thế giới nào cũng đều thành tựu. Sư nói: Vừa rồi đều là phần việc của đại phu. Ngày khác Lục bảo Sư rằng: Đệ tử cũng hiểu sơ Phật pháp. Sư liền hỏi Đại phu trong cả 12 giờ thì làm gì. Lục nói: Tấc tơ không đeo mang. Sư nói: Hãy còn là dạng dưới thềm. Sư lại nói: Chẳng thấy Đạo, có Đạo Quân vương chẳng thu nạp quan có trí. Sư lên Pháp Đường rồi Lục đại phu nói: Xin Hòa thượng vì chúng nói pháp. Sư nói: Bảo Lão Tăng nói gì). Lục nói: Há Hòa thượng không có phương tiện? Sư hỏi: Nói nó thiếu cái gì. Lục nói vì sao có 6 Đường sinh Sư nói: Lão Tăng không dạy nói Lục Đại phu cùng Sư gặp người, Lục giơ hột súc sắc lên bảo rằng: Làm gì chẳng làm gì, làm sao tin là trúng được. Sư cầm hột súc sắc lên bảo: 1 cái đầu thúi! Lại có người hỏi: Trong nhà đệ tử có 1 tảng đá khi thì ngồi hoặc nằm trên ấy, nay đem tạc tượng Phật được chăng? Sư nói được. Đại phu nói: Chở chẳng được chăng? Sư nói có được chẳng được! Triệu Châu hỏi: Đạo chẳng phải vật ngoài, vật ngoài chẳng phải Đạo, thế nào là vật ngoài Đạo? Sư liền đánh. Triệu Châu cầm gậy giơ lên nói: Từ nay về sau chớ đánh lầm người. Sư nói: Rồng rắn khó phân biệt, đệ tử khó gạt thầy rồi gọi Viện chủ! Viện chủ: Dạ! Sư nói Phật 90 ngày ở cõi Trời Đao Lợi vì mẹ nói pháp. Lúc đó vua Ưu Điền nhớ Phật, xin Mục Liên vận thần thông 3 lần đưa thợ lên đó tạc tượng Phật, chỉ tạc được 31 tướng, vì sao tướng Phạm Âm tạc chẳng được? Viện chủ hỏi Thế nào là tướng Phạm Âm? Sư nói kẻ lường gạt giết người. Sư hỏi Duy Na rằng: Hôm nay xin khắp làm gì? Đáp rằng kéo cối xay Sư nói: Cối xay từ ông mà kéo không được đụng vào cái cây ở chính giữa cối. Duy Na không đáp được. Một hôm có vị Đại Đức hỏi Sư rằng: Tức tâm là Phật chẳng được phi tâm phi Phật cũng chẳng được, vậy ý Sư thế nào? Sư đáp: Nay Đại Đức lại tin tức tâm là Phật xong, còn nói gì được và chẳng được. Chỉ như Đại Đức ăn cơm xong từ trên nhà Đông xuống nhà Tây chẳng thể hỏi vị được hay chẳng được vậy. Khi Sư ở am có 1 vị Tăng đến, Sư nói tôi sắp lên núi đợi đến giờ trai thì tự làm cơm mà kêu trước xong, đem 1 phần lên trên núi. Ít lâu sau vị Tăng ấy tự kêu, cùng lúc bỏ hết việc nhà đến giường nằm. Sư đợi không thấy đến, liền về am thì thấy vị Tăng ấy nằm, Sư cũng đến nằm 1 bên. Sư bèn đứng dậy đi, Sư đứng sau bảo: Khi trước tôi đến ở am này, đủ 1 Đạo giả lanh lợi, đến nay chẳng thấy. Sư cầm quả cầu lên hỏi: Cái này sao giống cái ấy. Vị Tăng đáp chẳng giống. Sư nói: Thấy cái này ở đâu mà nói chẳng giống? Vị Tăng nói: Nếu hỏi tôi chỗ thấy thì Hòa thượng hãy buông vật trong tay. Sư nói: Cho ông vốn có một con mắt. Lục Hoàn Đại phu nói với Sư rằng: Pháp Triệu sư rất kỳ lạ Nói muôn vật đồng gốc là chẳng phải 1 thể. Sư chỉ hoa mẫu đơn trước sân nói này đại phu, khi người thấy cây hoa này giống như trong mộng. Lục không hiểu gì. Lục lại hỏi Thiên Vương ở địa vị nào? Sư nói nếu là Thiên vương tức không phải địa vị. Lục nói: Đệ tử nghe nói Thiên vương là ở Sơ địa? Sư nói: Đáng dùng thân Thiên vương để độ thì liền hiện thân Thiên vương mà nói pháp. Lục từ giả trở về Tuyên Thành. Sư hỏi Đại phu đến đó lấy gì trị dân? Lục nói dùng trí tuệ trị dân. Sư nói: Vì sao chỗ ấy tất cả sinh linh đều bị gặp phải tình cảnh lầm than khốn khổ? Sư đến Tuyên Châu. Lục Đại phu ra đón rước, chỉ cửa thành nói rằng: Mọi người đều bảo làm cửa hình tròn chẳng hay Hòa thượng bảo làm cửa hình gì. Sư nói: Nếu Lão Tăng nói sợ nhục phong hóa của Đại phu. Lục nói: Khi Bỗng nhiên giặc đến thì biết làm sao? Sư nói Vương lão sư tội lỗi. Lục lại hỏi: Đại Bi Bồ tát dùng ngàn tay ngàn mắt để làm gì? Sư nói: Như Quốc gia dùng Đại phu để làm gì?
Sư thiết trai cúng dường mã Đại sư, hỏi chúng rằng: Mã Đại sư có đến chăng? Chúng không đáp. Động Sơn nói đợi có bạn liền đến. Sư nói: Ông tuy là vị hậu sinh, mà rất ưa trổ tài. Động Sơn nói: Hòa thượng chớ giấu tài làm gì. Sư giặt áo kế có vị Tăng hỏi Hòa thượng cũng có cái ấy. Sư đưa áo lên nói: Mặc cái ấy ra sao. Sư hỏi vị Tăng Lương Khâm rằng: Ở kiếp không có Phật chăng? Đáp: Có, Sư hỏi: Ai vậy? Đáp: Lương Khâm. Sư hỏi ở cõi nước nào thì không đáp. Có vị Tăng hỏi Tổ, Tổ truyền nhau thì truyền cái gì? Sư nói 1 2 3 . Hỏi thế nào là đáy gốc của người xưa. Sư bảo đợi có liền nói. Vị Tăng hỏi: Vì sao Hòa thượng nói dối. Sư bảo ta chẳng nói dối. Lô hành giả mới nói dối. Hỏi trong mười hai canh giờ lấy gì làm cảnh, hai sư nói: Sao chẳng hỏi Vương lão sư ? Vị Tăng nói hỏi rồi. Sư nói lại từng cùng ông làm cảnh sao? Có vị Tăng hỏi: Hoa sen xanh chẳng theo lúc gió lửa mà tan là sao? Sư nói không có gió lửa chẳng theo là sao? Vị Tăng không đáp. Sư liền hỏi: Khi chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác nghĩ chung chẳng sinh là mặt mũi xưa nay của ta chăng? Vị Tăng nói: Không cho nó lộ ra. Sư hỏi tọa chủ rằng: Ông giảng kinh cho ta nghe được chăng? Đáp: Tôi giảng kinh cho Hòa thượng nghe, Hòa thượng phải nói thiền cho tôi nghe mới được. Sư nói không thể đem đạn vàng mà đổi lấy đạn bạc được. Tọa chủ nói: Tôi chẳng hiểu. Sư nói: Ông nói trên hư không có 1 đám mây là đóng đinh treo nó hay dây cột nó? Hỏi trong hư không có 1 viên ngọc làm sao lấy nó? Sư nói: Chẻ tre làm thang bắc lên hư không mà lấy? Vị Tăng hỏi: Trong hư không làm sao bắc thang? Sư hỏi: Ông định làm sao lấy?Vị Tăng từ giã hỏi rằng: Con đến các nơi, nếu có người hỏi Hòa thượng những ngày gần đây làm gì, con trả lời thế nào? Sư nói: Nói với họ ngày gần đây ta thôi đánh nhau. Vị Tăng hỏi làm gì. Sư đáp: 1 vỗ 2 mất. Hỏi khi cha mẹ chưa sinh thì mũi ở đâu? Sư hỏi: Vậy cha mẹ đã sinh thì mũi ở đâu. Khi Sư sắp tịch, Đệ nhất tọa hỏi Hòa thượng khi mất sẽ đi đâu? Sư nói: Làm con bò đực ở dưới núi. Vị Tăng hỏi con theo Hòa thượng được chăng? Sư nói: Nếu ông theo ta thì ngậm 1 cây cỏ đến đây. Sư thị hiện bị bịnh. Năm Đại Hòa năm thứ (giáp dần) ngày 2 tháng 12, buổi sáng Sư bảo học trò rằng: Sao mù đèn huyễn cũng lâu rồi, chớ bảo ta có tới lui. Nói xong thì tịch, thọ tuổi, lạp được . Mùa xuân năm sau thì nhập tháp.
4. Thiền sư Ẩn Phong ở núi Ngũ Đài.
Sư người ở Võ, Phúc Kiến, họ Đặng. Thưở nhỏ không thông minh lắm cha mẹ cho xuất gia. Lúc đầu đến chỗ Mã Tổ nhưng chưa có thể tỏ ngộ. Sau lại đến Thạch đầu, hai phen vẫn chưa thấy gì. Cuối cùng lại về
với Mã Đại sư mà được khế hội. Khi Sư ở Thạch Đầu, hỏi rằng: Thế nào là được hợp đạo? Thạch Đầu nói: Ta cũng chẳng hợp Đạo. Sư hỏi rốt ráo thế nào? Thạch Đầu nói: Ông bị cái đó bao lâu rồi. Một hôm Hòa thượng Thạch Đầu cắt cỏ, Sư ở bên trái khoanh tay mà đứng. Thạch Đầu ném cái liềm trước mặt Sư mà cắt 1 cây cỏ. Sư hỏi Hòa thượng có cắt được cái đó không? Thạch Đầu giơ cái liềm lên. Sư tiếp lấy cái liền và làm ra vẽ cắt cỏ. Thạch Đầu nói: Ông chỉ cắt được cái đó mà chẳng biết cắt được cái này ư. Sư không đáp được. Một hôm Sư đẩy xe đất, Mã Đại sư ngồi xoạt chân trên đường. Sư nói xin Thầy rút chân lại. Đại sư nói: Ta xoạc ra thì chẳng rút lại, Sư nói đã tiến thì không lùi rồi đẩy xe cán qua. Chân Đại sư bị thương, Đại sư về Pháp Đường cầm búa nói: Vừa rồi cán chân Lão Tăng bị thương sao còn đến đây? Sư bèn đưa cổ ra trước Đại sư. Đại sư bèn ném búa. Sư đến Nam Tuyền thấy chúng vị Tăng tham vấn. Nam Tuyền chỉ Tịnh Bình nói: Cái bình đồng này là cảnh, trong bình có nước, chẳng được đụng đến cảnh mà đem nước lại cho Lão Tăng. Sư bèn cầm tịnh bình đến trước mặt Nam Tuyền mà đổ nước xuống. Nam Tuyền bèn thôi. Sau Sư đến Qui Sơn, để y bát trên đầu thượng tọa. Qui Sơn nghe Sư thúc đến bèn đủ oai nghi mà đón nước, Sư thấy đến bèn giả nằm ngủ. Qui Sơn liền trở về phương trượng. Sư bèn bỏ đi. Lát sau Qui Sơn hỏi thị giả: Sư thúc ở đâu? Đáp: Đi rồi. Qui Sơn hỏi khi đi có nói gì không? Đáp: Chẳng nói gì cả. Qui Sơn nói: Chớ bảo là không nói, tiếng ấy như sấm vang! Mùa đông Sư ở núi Tung Nhạc, mùa hạ nghỉ ở Thanh Lương. Trong Năm Đường Nguyên Hòa còn lên núi Ngũ Đài. Đường đi ra đất Hoài Tây Thuộc Ngô Nguyên Tế đem binh chống lệnh vua. Quan quân và giặc đánh nhau chưa phân thắng bại. Sư nói ta đến để giải cứu nạn này. Bèn quăng tích trượng lên hư không phi thân bay đến, quân 2 bên thấy vậy thì tâm đánh nhau liền dứt. Sư đã hiện bày thần dị lo sợ thành việc mê hoặc mọi người bèn ẩn vào Ngũ Đài ở hang kim cang. Trước lúc sắp mất Sư hỏi chúng rằng: Vị các nơi khi thiên hóa hoặc ngồi hoặc nằm ta đều thấy, còn đứng mà hóa thì không. Chúng đáp: Có. Sư hỏi lại có đứng ngược chăng (lộn đầu xuống đất). Chúng đáp không hề có. Sư bèn đứng ngược mà hóa. Nhưng áo quần vẫn ôm sát vào người. Lúc đó chúng bàn việc Trà tỳ thì vẫn sừng sửng bất động. Xa gần đến chiêm lễ đều khen ngợi, không ngớt. Sư có cô em gái làm Ni, lúc đó đến bên Sư than rằng: Lão huynh khi sống chẳng theo pháp luật, chết rồi còn mê hoặc người sao? Bèn đưa tay xô thì ngã xuống. Sau đó trà tỳ, nhặt xá lợi mà xây tháp thờ.
5. Hòa thượng Phật Áo ở Ôn Châu.
Bình thường, khi thấy người đến thì sư chống gậy xuống đất nói rằng: Trước Phật cũng như thế, sau Phật cũng như thế. Có vị Tăng hỏi:
Ngay lúc ấy thì làm sao? Sư vẽ 1 vòng tròn. Vị Tăng giả làm cô gái lạy xuống, Sư bèn đánh. Vị Tăng hỏi thế nào là Đại ý Phật pháp? Sư nói giặc, giặc. Vị Tăng hỏi thế nào là dị hoại? Sư giơ chén lên gọi:
Hoa nô, Hoa nô ăn cơm đi?
6. Hòa thượng Ô Cữu.
Có 2 thượng tọa là Huyền và Thiệu từ Giang Tây đến tham vấn Sư. Sư hỏi: 2 Thiền Bá từ đâu đến vị Tăng nói từ Giang Tây đến. Sư liền cầm gậy đánh. Huyền nói từ lâu đã biết Hòa thượng có cơ yếu này. Sư nói ông đã chẳng hiểu. Vị Tăng đứng sau chỉ đứng nhìn. Khi vị Tăng đứng sau định đến gần thì Sư liền đánh và bảo rằng tin biết cùng 1 lỗ không khác đất (Tham Đường đi).
7. Hòa thượng Đại thiện ở núi Thạch Sương Đàm Châu.
Có vị Tăng hỏi: Thế nào là Đại ý Phật pháp? Sư nói ngày xuân gà gáy. Vị Tăng nói đệ tử chẳng hiểu. Sư nói Trung Thu chó sủa. Sư lên Pháp Đường nói: Đại chúng ra đây ra đây, Lão Tăng có pháp yếu trăm Năm sau chẳng lụy ông. Chúng thưa: Xin Hòa thượng nói. Sư nói: Chẳng tiêu 1 đống lửa. Đông Sơn hỏi: Trước ghế 1 đứa bé thật là biết việc, như nay chẳng thấy đi đâu? Sư nói: Lửa cháy trên hồ chẳng được, trở về thế giới Thanh Lương đi.
8. Hòa thượng Thạch Cữu:
Từ trước tham vấn Mã Tổ, Tổ hỏi từ đâu tới? Sư nói: Từ Ô Cữu nh đến. Tổ hỏi: Ô Cữu những ngày gần đây có câu nói gì? Sư nói: Mấy người ở đây mịt mù. Tổ nói: Mịt mù hãy gác lại, lặng yên 1 câu là thế nào? Sư bước đến trước Sư 3 bước. Tổ nói ta có gậy gởi đánh Ô Cữu, ông có chịu chăng? Sư nói Hòa thượng ăn đòn trước, con chịu sau. Rồi trở về Ô Cữu.
9. Hòa thượng Bổn Khê:
Bàng Cư sĩ hỏi rằng: Đơn Hà đánh thị giả có ý gì? Sư nói Đại Lão ông thấy chỗ hay dở của vị. Cư sĩ nói: Vì tôi và ông đồng tham nên mới dám hỏi. Sư nói sao không từ đầu cùng bàn bạc. Cư sĩ nói: Đại Lão ông chẳng thể nói chuyện với Sư về việc phải quấy của vị. Sư nói nghĩ ông tuổi đã già. Cư sĩ nói tội quá, tội quá!
10. Hòa thượng Thạch Lâm:
Một hôm Bàng Cư sĩ đến. Sư bèn chống phất trần nói: Chẳng rơi vào Cơ của Đơn Hà thử nói 1 câu Cư sĩ giật lấy cây phất trần rồi đưa lên 1 nắm tay. Sư nói chính là Cơ của Đơn Hà. Cư sĩ nói cùng ta chẳng rơi xem. Sứ nói Đơn Hà sợ câm còn Bàng ông sợ điếc. Cư sĩ nói khớp rồi, khớp rồi! Sư không nói. Cư sĩ hỏi vừa nói cái gì đó Sư cũng làm thinh. Một hôm Sư hỏi: Cư sĩ rằng: Tôi có mượn câu hỏi, Cư sĩ không tiếc câu nói. Cư sĩ bảo: Xin nói đi. Sư nói: Xưa nay là tiếc câu nói. Cư sĩ nói: Cái đó hỏi thì bất giác là lạc vào tiện nghi khác. Sư bèn bịt tai mà thôi. Cư sị nói: Tác gia, tác gia.
11. Tọa chủ Lượng ở Tây sơn thuộc Hồng Châu: Vốn người ở đất Thục, chuyên về giảng kinh luận. Nhân tham vấn Mã Tổ, Tổ hỏi nghe nói tọa chủ giảng được kinh luận phải không? Lượng nói: Chẳng dám. Tổ hỏi lấy gì mà giảng? Lượng nói đem tâm mà giảng. Tổ nói tâm như thợ tài, ý như hòa với tài làm sao hiểu mà giảng được kinh. Lượng cãi lại: Tâm đã giảng chẳng được thì hư không giảng được chăng? Tổ nói tức là hư không giảng được. Lượng không chịu liền định xuống thềm. Tổ gọi Tọa chủ. Lượng quay đầu lại bỗng nhiên đại ngộ liền lễ bái. Tổ nói, Sư độn y kia lễ bái làm gì? Lượng trở về chùa bảo thính chúng rằng: Tôi giảng kinh luận nói là không ai bằng. Nay bị 1 câu hỏi của Mã Đại sư thì công phu bình sinh đều tiêu tan hết rồi. Bèn ẩn vào Tây Sơn không còn tin tức gì.
12. Hòa thượng Hắc Nhãn.
Có vị Tăng hỏi: Thế nào là chẳng phải thầy xuất thế? Sư đáp: Cây gậy của thiện tai.
Hỏi: Thế nào là đại ý Phật pháp? Sư nói: 10 Năm lão bán than chẳng biết chấm khắc bên đòn cân?
13. Hòa thượng Mễ Lãnh.
Có vị Tăng hỏi: Thế nào là việc của nạp y? Sư nói: Xấu xa mặc ông ganh, chẳng đeo sắc ráng mây. Khi Sư sắp mất có để lại 1 bài kệ rằng:
Tổ Tổ chẳng nghĩ bàn
Chẳng hứa mãi ở đời
Đại chúng khéo suy tư
Rốt ráo chỉ cái ấy.
14. Hòa thượng Tề Phong.
Một hôm Bàng cư sĩ vào viện. Sư nói: Người tục thường vào vị Tăng viện dò xét cái gì? Cư sĩ quay đầu nhìn 2 bên hỏi ai nói gì, ai nói gì? Sư bèn hét lớn. Cư sĩ nói: Ở trong đó. Sư nói: Không phải là Đương Dương nói chăng? Cư sĩ nói: Sau lưng kìa. Sư quay đầu nói xem xem .Cư sĩ nói: Giặc cỏ thua, giặc cỏ thua. Sư không đáp. Cư sĩ lại hỏi: Đây cách phong Đảnh mấy dậm? Sư hỏi: Ở đâu đến đây. Cư sĩ nói: Cao và cứng rất đáng sợ chẳng được hỏi. Sư hỏi nhiều ít. Cư sĩ nói: 1, 2, 3. Sư nói 4, 5, 6. Cư sĩ hỏi sao chẳng nói ? Sư nói vừa nói lại có . Cư sĩ nói được đấy được đấy. Sư nói mặc tình thêm 1. Cư sĩ bèn hét mà đi. Sư đi theo sau cũng hét.
15. Hòa thượng Đại Dương.
Trong lần Thiền sư y tham vấn. Sư nói Thiền y gần đây có một số Thiền sư ở lấy việc trước mà dạy người, lấy việc trước mắt làm người ấy, lại hội văn thể khi chưa bói cũng không. Y nói: Con trong ấy có 1 câu hỏi, hỏi Hòa thượng chẳng biết được không? Sư nói: Đáp ông đã rõ chớ nói được không. Y nói lại biết được trước mắt cũng chưa. Sư hỏi trước mắt biết làm gì .Y nói: Lại cần gặp người xem xét. Sư hỏi ai? Y nói: Con. Sư bèn hét lớn. Y lui bước mà đứng. Sư nói: Ông chỉ biết ngó trước mà chẳng biết nhìn sau. Y nói: Tuyết lại thêm sương. Sư nói: Kia đây không tiện nghi.
16. Hòa thượng núi Hồng Loa, thuộc U Châu. Có bài tụng dạy Đệ tử rằng:
Núi Hồng Loa ở gần mọi Di
Người được độ phần nửa là sao
Cùng nói hỏi hoàn toàn hiểu
Đáng thương chỉ hiểu có cái này.
17. Thiền sư Vô Liễu, trụ núi Qui Dương Tuyền Châu.
Sư người Hồng Đường Hồ Công, thuộc huyện Phủ Điền họ thẩm. Năm tuổi cha dắt vào Viện Bạch Trọng xem như ở nhà, bèn xuất gia. Đến 1 tuổi thì xuống tóc thọ giới cụ túc ở chùa Linh Nham. Sau tham vấn với Thiền sư ở Đại Tịch mà thông đạt kế thừa nghiệp Tổ, liền trở về Bổn viện. Ở phía Bắc viện đường hái củi mất dấu. Một hôm Sư chống gậy vạch có rậm mà đi, gặp con rùa lớn có 6 mắt, lát sau mà mất. Bèn cất am ở núi này, do đó đời gọi là Hòa thượng Qui Dương. Một hôm có con hổ đuổi con nai chạy vào am. Sư lấy gậy đuổi con hổ mà bảo vệ nai.
Khi sắp tịch có nói kệ rằng:
Tám mươi Năm lo việc Đông Tây
Đến nay chẳng cần ông đầu bạc
Chẳng dở chẳng hay chẳng lớn bé
Lại cùng mọi người tánh giống nhau
Không đến không đi cũng không trú
Hiểu rõ xưa nay tự tánh không.
Nói kệ xong thì an nhiên thị tịch. Chôn ở chánh đường gần hai mươi Năm, bị suối núi làm chìm mất, học trò mở tháp ra thì thấy toàn thân nổi trong nước. Mân Vương nghe biết, sai sứ rước vào sân phủ cúng dường. Bỗng nghe mùi hôi thúi từ xa. Vương đốt hương khấn vái rằng: Có thể dời Qui Dương về chỗ cũ mà xây tháp thờ chăng. khấn xong thì mùi thơm lạ xông khắp, cả thành đều đến chiêm lễ. Bổn Đạo dâng thụy là Chân Tịch Đại sư, tháp hiêu Linh Giác. Sau đệ tử là tuệ Trung gặp Trừng Thái mất ở Bạch y, bèn chôn ở phía Đông tháp Sư cách hai trăm bước, gọi là Tháp Đông. Nay ở Qui Dương có hai chân thân, dân chúng nương cậy như sự cảm hóa để lại của Tăng già. Còn tuệ Trung thì đắc pháp với Hòa thượng Thảo Am như trong chương này có nói rõ.
18 Hòa thượng Lợi Sơn.
Có vị Tăng hỏi: Các Sắc về không, còn không thì về đâu? Sư nói: Cái lưỡi chẳng lọt ra khỏi miệng. Vị Tăng hỏi: Vì sao chẳng ra khỏi miệng? vị Sư nói: Trong ngoài như một. Vị Tăng hỏi: Chẳng trái qua Tăng kỳ mà được pháp thân, xin sư chỉ thẳng. Sư nói: Con đệ tử nối pháp nghiệp cha. Vị Tăng hỏi phải hiểu thế nào? Sư nói: Đày ải giết chóc chẳng lập bày. Vị Tăng hỏi vì sao Đại chúng có chỗ nương cậy. Sư nói: Đại chúng đã bỏ, pháp thân làm gì? Vị Tăng không đáp được. Sư nói: Ông hỏi đi ta đáp. Vị Tăng liền hỏi: Thế nào là pháp thân? Sư nói là hoa đốm trong hư không,ánh năng như nước vị Tăng hỏi: Thế nào là ý tở sư từ Tây Trúc đến. Sư nói chẳng thấy Thế nào. Vị Tăng hỏi vì sao như vậy. Sư bảo chỉ vì như vậy.
19. Hòa thượng Nhũ Nguyên ở Thiều Châu.
Sư lên Pháp đường nói rằng: Ý Tây Trúc đến rõ ràng chẳng ngại gì khó nói. Đại chúng không có ai nói được đi ra thử nói xem. Có một người Tăng ra vừa lạy thì Sư liền đánh bảo: Lúc nào ló đầu ra? Khi Sư thấy Ngưỡng Sơn còn làm Sa di ngồi tụng kinh, Sư hét rằng: Sa di này tụng kinh giống như tiếng khóc. Ngưỡng Sơn nói tuệ Tịch tụng kinh giống như khóc, chẳng biết Hòa thượng ra sao. Sư bèn quay đầu nhìn lại mà thôi.
20. Hòa thượng Tùng Sơn:
Một hôm Sư mời Bàng cư sĩ uống trà. Cư sĩ đưa cái khay trà lên nói: Mọi người đều có phần, vì sao nói không được. Sư nói: Chỉ vì mọi người đều có, do đó nói chẳng được. Cư sĩ nói: Vì sao huynh nói được? Sư nói: Chẳng thể không nói. Cư sĩ nói rõ ràng rõ ràng! Sư liền uống trà. Cư sĩ hỏi: Sư huynh uống trà sao chẳng mời khách? Sư hỏi ai? Cư sĩ nói: Ông Bàng. Sư nói đâu cần mời. Sau Đơn Hà nghe việc bảo rằng: Nếu không phải Tung Sơn thì mấy ai bị ông họ Bàng kia làm loạn mất. Cư sĩ nghe nói bèn nhờ người nhắn với Đơn Hà rằng: Sao chẳng hiểu khi chưa giơ cái khay trà lên?
21. Hòa thượng Tắc Xuyên:
Bàng cư sĩ gặp Sư, Sư nói có nhớ lúc xưa khi gặp Thạch Đầu nói lý chăng? Cư sĩ nói: Cũng được Sư nhắc lại. Sư nói: Tình biết tham lâu việc đã lờn. Cư sĩ nói: Ôi Lão sư đã già chẳng phải chỉ Bàng ông. Sư nói: 2 cái đó đồng thời đâu có khác nhau. Cư sĩ nói: Bàng ông nhanh nhạy thắng Sư. Sư nói: Chẳng phải hơn ta chỉ là sau ông 1 cái khăn bịt đầu Cư sĩ nói: rất giống với Sư. Sư liền cười lớn. Một hôm Sư vào vườn hái trà. Bàng Cư sĩ nói pháp giới chẳng dung thân, Sư có thấy ta chăng? Sư nói chẳng phải lão sư sợ đáp lời ông. Cư sĩ nói: Có hỏi có đáp vì là (bình) thường. Sư bèn hái trà chẳng thềm nghe. Cư sĩ nói: Chớ lạ vì rồi nêu ra tất cả mọi điều trước người sáng mắt hỏi dễ dàng. Sư cũng chẳng thèm ngó. Cư sĩ hét cái lão già chẳng có lễ nghi đợi ta Sư liền ném giỗ trà trở về phương trượng.
22. Thiền sư Đàm Tạng ở Lan Nhã Tây Viên Nam Nhạc.
Sư vốn được tâm ấn từ Thiền sư Đại Tịch. Sau yết kiến Hòa thượng Thạch Đầu mà được rỗng sáng thấu suốt. Năm Đường Trinh Nguyên năm thứ hai, Sư lên ở trên đỉnh Hoành Nhạc cao vót nên ít vị tham vấn. Vì chân đen bèn dời về ở Tây Viên, mà bạn Thiền rất đông. Một hôm Sư đào ao. Vị Tăng hỏi sao không sai Sa di. Sư bèn vỗ tay 3 cái. Sư có nuôi một con chó khôn. Hằng đêm đi kinh hành, con chó ngậm áo Sư. Sư liền về phòng, lại nằm giữ bên cửa mà sủa. Bỗng chó nhiều lần sủa dữ. Sáng hỏi ra thì phía Đông nhà bếp có con rắn lớn dài mấy trượng, há miệng phun khí độc phù phù. Thị giả mời sư tránh đi. Sư nói chết đâu trốn được. Nó đem độc đến thì ta lấy từ bi mà nhận, độc không có tánh thật, kích phát thì gượng ép, từ dẫu vô duyên oan thân một đường . Nói xong thì rắn dữ cúi đầu từ từ bò đi bỗng nhiên chẳng thấy. Lại 1 hôm có bọn trộm vào. Con chó cũng ngậm áo Sư. Sư bảo trộm rằng: Trong am tranh có vật gì vừa ý thì cứ lấy không hề tiếc. Trộm cảm lời nói mà cúi đầu bỏ đi.
23. Hòa thượng. Bách Linh:
Một hôm giữa đường gặp Bàng cư sĩ. Sư hỏi: Ngày xưa Cư sĩ từ ngài Nam Nhạc được câu có ý nghĩa đã từng nêu với người chưa? Cư sĩ nói nêu rồi. Sư hỏi với ai. Cư sĩ lấy tay chỉ trỏ đáp ông Bàng. Sư nói: Thật là Diệu Đức không sinh buồn cho Cư sĩ chẳng tới. Cư sĩ liền hỏi: Sư được Lực cú ai biết. Sư liền đội nón mà đi. Cư sĩ nói khéo mà đi đường.
Sư đi một mạch không ngó lại.
24. Hòa thượng Kim Ngưu ở Trấn Châu.
Sư tự làm cơm cúng dường chúng Tăng. Mỗi khi đến giờ trai thì đem 1 thùng cơm đến trước trai đường múa mà gọi rằng Bồ tát ra ăn cơm. Vừa múa tay và cười lớn ngày nào cũng thế.
25. Hòa thượng Động An:
Có vị Tăng từ giả Sư, Sư nói: Đi đâu? Vị Tăng nói: Vốn chẳng có chỗ đi. Sư nói lành thay Xà Lê. Vị Tăng nói chẳng dám chẳng dám. Sư nói đến các nơi nêu rõ. Có vị Tăng đứng hầu. Sư hỏi hôm nay là mấy.
Vị Tăng nói chẳng biết. Sư nói: Ta nhớ \ vị Tăng hỏi hôm nay là mấy.
Hôm nay là đêm tối trời.
26. Hòa thượng Đả Địa ở Hân Châu.
Sư từ Giang Tây lãnh ý chỉ, tự giấu tên gọi của mình, những người học đến hỏi chỉ lấy gậy đập xuống đất mà chỉ bày. Lúc đó người ta gọi là Hòa thượng Đã Địa. Một hôm bị vị Tăng Tạng vác gậy đến và hỏi, Sư chỉ hả miệng. Vị Tăng hỏi các Đệ tử mỗi khi Hòa thượng có vị đến hỏi thì liền đập xuống đất ý chỉ ra sao? Đệ tử bèn lấy khúc củi ở dưới bếp ném vào cái chỏ.
27. Hòa thượng Tú Khê ở Đàm Châu.
Một hôm Cốc Sơn hỏi: Thanh sắc thuần chân thế nào là Đạo. Sư nói: Loạn đạo làm gì. Cốc sơn từ Đông chạy sang đứng ở bên tây. Sư nói: Nếu không như thế tức là việc họa. Cốc Sơn liền chạy qua bên Đông. Sư bèn xuống giường Thiền mới đi 2 bước thì bị Cốc Sơn túm ngực áo hỏi Thanh sắc thuần chân thì thế nào? Sư liền đánh Cốc Sơn. Cốc Sơn nói: 10 Năm sau cần người đến uống trà cũng không có. Sư nói: Vậy ông già Cốc Sơn làm gì? Cốc Sơn cười lớn ha ha 3 tiếng.
28. Thiền sư Thần Tạng ở núi Mã Đầu thuộc Từ Châu.
Sư lên Pháp Đường gọi chúng bảo rằng: Biết mà không biết chẳng phải không biết mà nói không biết.
29. Thiền sư Thiện Giác, ở Hoa Lâm thuộc Đàm Châu.
Sư thường cầm tích trượng ban đêm đi ra nơi chân rừng, cứ bước 1 lần rung tích trượng và lần xưng niệm danh hiệu Quán Âm Thiện Hội ở Giáp Sơn cất am hỏi rằng: Xa nghe Hòa thượng niệm Quán Âm phải chăng? Sư nói đúng. Giáp Sơn nói: Cỡi ngựa thì đầu thế nào? Sư đáp: Ló đầu thì từ ông cỡi, chẳng ló đầu thì cỡi cái gì? Vị Tăng tham vấn bèn trải tọa cụ. Sư nói chậm chậm. Vị Tăng hỏi Hòa thượng thấy gì? Sư nói đáng tiếc cho phá lầu chuông. Vị Tăng ấy do đó mà ngộ. Một hôm Quán sát sứ Bùi Hưu hỏi rằng: Sư có thị giả chăng? Sư nói có 1, 2 đứa. Chú Bùi Hưu hỏi ở đâu? Sư bèn gọi lớn Đại không, Tiểu không! Lúc đó có 2 con hổ từ sau am chạy ra. Bùi thấy sợ quá Sư bảo 2 con hổ: Có khách, đi đi. 2 con hổ gầm gừ rồi bỏ đi. Bùi Hưu hỏi Sư làm hạnh nghiệp gì mà cảm được Thế như vậy? Hồi lâu Sư bèn, hỏi: Hiểu chăng? Đáp không hiểu. Sư nói Sơn Tăng thường niệm Quán Âm.
30. Hòa thượng Thủy Đường ở Thịnh Châu.
Sư tra hỏi Qui Tông: Ông là người ở đâu? Qui Tông nói: Người ở Trần Châu. Sư hỏi bao nhiêu tuổi. Qui Tông nói 22. Sư nói: Khi Xà Lê chưa sinh thì Lão Tăng đã qua lại. Qui Tông hỏi Hòa thượng khi nào sinh thì Sư dựng đứng cây phất trần. Qui Tông hỏi cái đó há có sinh. Sư nói hiểu được tức vô sinh. Qui tông nói chưa hiểu ở Sư không nói.
31. Hòa thượng Cổ Tự
Đơn Hà tham vấn Sư trải qua một đêm đến sáng. Sáng ra nấu cháo chín. Hành giả chỉ múc đầy 1 bát cho Sư lại múc đầy 1 bát tự ăn không hế ngó đến Đơn Hà. Đơn Hà cũng múc đầy 1 bát mà ăn. Hành giả nói: canh ngủ dậy sớm, lại có người đi đêm. Đơn Hà hỏi Sư sao không dạy hành giả chớ nên vô lễ? Sư nói trên: Đất sạch chẳng nên làm dơ bẩn người trong nha về việc nam nữ. Đơn Hà nói sao không hỏi tội lão già ấy.
32. Hòa thượng Tỳ thọ ở Giang Tây.
Trong lúc nằm, Đạo Ngô liền đến trước Sư kéo mền đắp. Sư hỏi làm gì? Đạo Ngô nói đắp mền. Sư hỏi nằm là đúng hay ngồi là đúng. Đạo Ngô nói không ở 2 chỗ ấy. Sư nói vậy nề hà gì đắp mền. Đạo Ngô nói: Chớ nói loạn . Sư đến hơ lửa. Đạo Ngô hỏi làm gì đó? Sư nói hòa hợp Đạo Ngô hỏi: Vì sao phải trốn thoát? Sư nói cách cổng làng bao xa? Đạo Ngô liền phất tay áo mà đi. Một hôm Đạo Ngô từ ngoài về. Sư hỏi từ đâu đến. Đạo Ngô nói ở gần đến. Sư nói dùng cái sàng gạo 2 mảnh da kia làm gì. Đạo Ngô nói mượn. Nó từ ông mà mượn không làm sao sinh? Đạo Ngô nói: Chỉ vì có cho nên mượn.
33. Hòa thượng Thảo Đường ở Kinh Triệu.
Từ khi nghỉ tham vấn với ngài Đại Tịch bèn đến Hải Xương. Hòa thượng Hải Xương hỏi: Từ đâu đến. Sư nói: Từ Đạo Tràng đến. Xương hỏi nơi đó ở đâu: Khi chưa có 1 pháp thì thân này ở đâu. Sư bèn vẽ 1 vòng tròn bên trong có chữ thân.
34. Thiền sư Chân Thục trụ núi dương Kỵ, ở Viên Châu.
Sư lên Pháp Đường dạy chúng rằng: Chúng linh 1 nguồn mượn gọi là Phật, thể mất hình tiêu mà chẳng mất, dòng vàng chảy khắp mà thường còn. Biển tánh không gió sóng vàng tự lan. Tâm linh dứt dấu muôn trượng cùng chiếu hiểu được lý này thì không nói mà trải khắp sa giới. Không dụng mà công ích huyền hóa. Như thế nào là rời bỏ giác trở lại hợp với trần lao, ở trong cõi âm mà tùy tiện tự mình giam nhốt. Sư mới lên núi này ở yên cho đến thành viện, nhóm hợp đồ chúng giảng nói pháp đã hơn 40 Năm. Vào Năm Đường Nguyên Hòa năm thứ 1, ngày 13 tháng giêng thì Sư qui tịch. Làm lễ Trà Tỳ thu nhặt xá lợi được 700 hạt xây tháp dưới ngọn Đông Phong để thờ.
35. Hòa thượng Mông Khê.
Có vị Tăng hỏi khi một niệm không sinh thì thế nào? Sư nín lặng hồi lâu. Vị Tăng bèn lễ bái. Sư nói: Ông hiểu cái gì sinh? Vị Tăng nói: Con hoàn toàn không thể không hổ thẹn. Sư nói: Ông tin là đến được. Vị Tăng hỏi: Bổn phận sự phải thế nào thì xong? Sư nói: Sao ông không hỏi? Vị Tăng nói xin Sư đáp lời. Sư nói: Ông lại hỏi là tốt. Vị tăng cười lớn mà đi ra. Sư nói: Chỉ có Sư Tăng ấy lanh lợi. Có vị Tăng từ ngoài đến. Sư liền hét vị Tăng nói: Lý do vì sao? Sư nói: Cũng phải gậy đánh.
Vị Tăng nói cẩn thận, rồi đi ra. Sư nói: rốt được tự tại.
36. Hòa thượng Hắc Giản ở Lạc kinh:
Có vị Tăng hỏi thế nào là mật thất? Sư nói: Cắt tại nằm đường. Vị Tăng hỏi: Thế nào là người trong mật thất? Sư bèn lấy tay đấm ngực.
37. Hòa thượng Hưng Bình ở Kinh Triệu.
Nhuận Sơn đến lễ bái. Sư nói: Chớ lạy Lão hũ Động Sơn nói lạy không phải Lão hũ. Sư nói không phải Lão hũ chẳng nhận lạy. Động Sơn nói nó cũng chẳng ngưng. Động Sơn hỏi: Thế nào là tâm cổ Phật. Sư nói: Tức là tâm ông. Động Sơn nói tuy thế cũng là chỗ tôi nghi. Sư nói: Sao không hỏi lấy người gỗ. Động Sơn nói: Con có 1 câu không nhờ miệng các Thánh. Sư nói: Ông thử nói xem. Động Sơn nói chẳng phải là con. Động Sơn từ giả, Sư hỏi: Đi đâu? Động Sơn nói: Theo dòng không định nghỉ. Sư nói: Pháp thân theo dòng hay báo thân theo dòng. Động Sơn nói: đều không nên hiểu Thế. Sư bèn vỗ tay.
38. Hòa thượng Tiêu Dao.
Một hôm Sư ngồi trên giường Thiền, có vị Tăng ở Lộc Tây đến hỏi: Niệm niệm phan duyên tâm tâm vắng bặt. Sư nói: Hôm qua hỏi muộn có người nói gì? Tây nói Đạo ấy thế nào? Sư nói không biết. Tây nói xin Sư nói. Sư lấy phất trần tánh vào miệng. Tây liền lui ra. Sư bảo Đại chúng rằng: Trên đầu có một con mắt.
39. Hòa thượng Phước Khê.
Có vị Tăng hỏi khi gương xưa không dấu vết thì sao? Sư im lặng hồi lâu. Vị Tăng hỏi ý Sư thế nào? Sư nói: Sơn Tăng tai ở sau lưng vị Tăng lại hỏi như trước. Sư nói: Cũng bắt chước ông kia. Vị Tăng hỏi: Thế nào là mình? Sư nói: Ông hỏi cái gì? Vị Tăng hỏi: Há không có phương tiện. Sư nói: Ông vừa đến hỏi cái gì? Vị Tăng nói: Đâu được điên đảo. Sư bảo: Hôm nay rất đáng ăn gậy của Sơn Tăng. Vị Tăng hỏi: Duyên tan thì về không còn không thì về đâu? Sư nói: Này vị Tăng (A, B…) vị Tăng: Dạ. Sư hỏi: Không ở đâu? Vị Tăng nói: Xin sư nói: Ba Tư ăn hồ tiêu.
40. Hòa thượng Thủy Lão ở Hồng Châu:
Lúc đầu tham vấn Mã Tổ thế nào là ý từ Tây Trúc đến? Tổ bèn đạp vào bụng té nhào, Sư liền đại ngộ bèn đứng dậy vỗ tay cười ha hả bảo rằng: lạ thay trăm ngàn Tam-muội, vô lượng nghĩa, mầu chỉ một 1 sợi lông trên đầu liền biết được cội nguồn. Rồi lễ bái mà lui. Sau Sư bảo chúng rằng từ khi ăn 1 đạp của Mã Tổ cho đến nay cười chẳng thôi. Có vị Tăng vẽ 1 vòng tròn dùng tay nắm thân sư, sư bèn khoát tay 3 cái, cũng vẽ 1 vòng tròn chỉ cho vị Tăng ấy. Vị Tăng liền lễ bái, Sư đánh bảo rằng: Cái lão đầu (trống không) này. Có người hỏi: Thế nào là hạnh Sa môn. Sư nói: Động thì hiện bóng, giác thì bằng sinh. Hỏi: Thế nào là Đại ý Phật pháp? Sư bèn vỗ tay cười ha ha. tiếp cơ đại để là như vậy.
41. Hòa thượng Phù Bôi.
Có lăng Hành Bà đến lễ bái Sư, Sư cùng ngồi uống trà. Hành Bà hỏi: nói Hết sức mà chẳng được câu, lại giao cho ai. Sư nói Phù Bôi chẳng nói thừa. Bà nói tôi chẳng nói gì Sư bèn nêu 2 câu trước hỏi lại Bà, Bà khoanh tay khóc rằng: Trong trời xanh lại có oan khổ. Sư không nói gì. Bà nói: Lời chẳng biết riêng chánh, Lý chẳng biết riêng tà, vì vị họa liền sinh. Sau Có vị Tăng nêu câu ấy hỏi Nam Tuyền, Nam Tuyền nói: Khổ thay Phù Bôi bị Lão bà bẻ gãy. Sau Bà nghe lời nam Tuyền nói cười bảo rằng: Vương Lão Sư cũng thiếu cơ mưu Có Thiền khách Trừng Nhất ở U Châu gặp Hành Bà bèn hỏi sao nói Nam Tuyền nói thế cũng thiếu cơ quan Bà bèn khóc bảo đáng thương đáng buồn thay. Thiền khách không nói gì. Bà bèn hỏi hiểu chăng? Thiền khách chấp tay mà lui. Bà nói Thiền hòa chết đứng như sợi tay tựa hạt thóc. Sau Thiền khách Trừng Nhất nêu câu chuyện Thế với Triệu Châu, Châu nói: Tôi như thấy Lão Bà Thúi ấy hỏi thì bảo miệng câm. Trừng Nhất hỏi Triệu Châu rằng: chẳng hay Hòa thượng hỏi thế nào? Triệu Châu lấy gậy đánh bảo giống lão chết tiệc ấy chẳng đánh đợi lúc nào, và đánh liền mấy gậy. Bà lại nghe Triệu Châu nói thế bảo: Triệu Châu đáng ăn gậy của Bà. Sau vị Tăng nêu lời đó với Triệu Châu, Châu khóc nói: Đáng thương Đáng buồn thay! Bà nghe lời ấy của Triệu Châu bèn chấp tay khen rằng: Triệu Châu mắt phát ra ánh sáng chiếu phá thiên hạ. Sau Triệu Châu dạy vị Tăng đi hỏi Bà rang: Thế nào là phải Triệu
Châu? Bà bèn đưa nắm tay lên. Triệu Châu nghe liền làm bài tụng đưa lăng Hành Bà rằng:
Đương cơ trước mặt nêu
Trước mặt Đương Cơ bịnh
Đáp ông lăng Hành bà
Tiếng khóc sao được mất.
Bà bèn làm Tụng đáp Triệu Châu rằng:
Tiếng khóc Sư đã hiểu
Đã hiểu còn ai biết.
Lúc này nước Ma Kiệt
Chôn mấy cơ trước mắt.
42. Hòa thượng Long Sơn ở Đàm Châu (cũng gọi là Hòa thượng Ẩn Sơn)
Sư hỏi vị Tăng ở đâu tới? Vị Tăng nói từ Lão Túc đến. Sư hỏi: Lão Túc có câu nói gì không? Vị Tăng nói: Nói thì ngàn câu muôn câu, chẳng nói thì 1 chữ cũng không. Sư hỏi: Thế nào là con ruồi thả trứng. Vị Tăng lễ bái. Sư liền đánh khi Hòa thượng Động Sơn giới đi hành cước mò đường đến núi nhân đó tham lễ xong. Sư hỏi: Núi này không có đường Xà Lê vừa ở đâu đến. Động Sơn nói không đường thì đặt Hòa thượng từ đâu vào. Sư nói ta không hề đi vân thỉ. Động Sơn nói: Hòa thượng ở núi này lâu chưa Sư nói: Xuân thu chẳng dính liú. Động Sơn hỏi: Núi này ở trước hay Hòa thượng ở trước 2 Sư nói chẳng biết. Động Sơn hỏi: Vì sao chẳng biết? Sư nói: Ta chẳng vì trời người mà đến. Động Sơn hỏi: Thế nào là chủ trong khách? Sư nói nhiều Năm chẳng ra khỏi cửa. Động Sơn hỏi: Thế nào là chủ trong khách? Sư nói: Năm dài không ra khỏi cửa. Động Sơn hỏi: Thế nào là khách trong chủ? Sư nói: Trời xanh che mây trắng. Động Sơn hỏi: Chủ khách cách nhau bao nhiêu? Sư nói: Sóng trên nước Trường Giang. Động Sơn hỏi: Khách chủ gặp nhau có nói lời nào? Sư nói gió mát quét trăng sáng. Động Sơn lại hỏi Hòa thượng thấy Đạo lý gì mà ở núi này? Sư nói: Ta thấy 2 con trâu bùn đấu nhau xuống biển cho đến nay không có tin tức. Sư có bài tụng rằng:
Nhà cỏ 3 gian từ đấy ở
Một tia sáng thần muôn cảnh nhàn
Chớ đem phải quấy đến ta nói
Phù sinh xuyên tạc chẳng liên quan.
43. Cư sĩ Bàng Uẩn ở tương châu.
Ông người ở huyện Hoành Dương thuộc xung Châu, tự là Đạo Huyền, ở đời theo nghiệp Nho. Nhưng Cư sĩ sớm ngộ trần lao chí cầu chân đế. Niên hiệu đời Đường Trinh Nguyên, đâu Tiên ông yết kiến Hòa thượng Thạch Đầu quên lời hiểu ý chỉ. Lại làm bạn với Thiền sư ở Đơn Hà. Một hôm Thạch Đầu hỏi: Ông từ ngày gặp Lão Tăng đến nay làm việc dụng sự thế nào Đáp rằng: Nếu hỏi làm việc dụng sự thì không có chỗ mở miệng Ông lại trình 1 bài kệ rằng:
Ngày dùng việc chẳng khác
Chỉ ta tự ngẫu hài
Mỗi việc không lấy bỏ
Chỗ chỗ chớ bày trái
Đỏ tím ai gọi tên
Gò núi sạch cả bụi
Thần thông và diệu dụng
Gánh nước và chẻ củi.
Thạch Đầu ngạc nhiên hỏi ông là Đạo hay tục? Cư sĩ đáp: Xin theo chỗ mến mộ mà không xuống tóc. Sau ông đi Giang Tây tham vấn Mã Tổ rằng: Chẳng làm bạn với muôn pháp là người gì? Tổ nói: Đợi ông một mình uống hết nước sông Giang Tây sẽ nói cho ông. Nghe sau lời nói Cư sĩ liền sớm ngộ huyền yếu. Bèn ở lại tham học 2 Năm. Có bài kệ rằng:
Có trai chẳng cưới
Có gái chẳng gả
Cả nhà luôn đoàn tụ
Cùng nói chuyện vô sinh.
Từ đó cơ biện nhanh chóng các nơi nghe tiếng. Thường đến các giảng Đường tùy hỷ kinh kim cang đến chỗ Vô ngã vô nhân, bèn hỏi rằng tọa chủ đã Vô ngã vô nhân thì ai giảng ai nghe. Tọa chủ không đáp được. Cư sĩ nói: Con tuy chỉ là người tục biết thô mà tin tưởng. Tọa chủ nói: Chỉ như ý Cư sĩ thì làm sao. Cư sĩ bèn nêu 1 bài kệ:
Vô ngã lại vô nhân
Làm gì có thân sơ
Khuyên ông thôi ngồi mãi
Chẳng giống thẳng cầu chân
Tánh Bát Nhã kim cang
Ngoài dứt mọi trần ai
Con nghe và tin nhận
Đều là bày giả danh.
Tọa chủ nghe kệ thì vui mừng khen ngợi rằng: Chỗ đến của Cư sĩ, Lão Túc đã qua nhiều lần. Lại hỏi đều tùy cơ mà ứng tiếng không phải là khuôn phép suy lường mà chấp chặt. Trong Năm Nguyên Hòa Cư sĩ lên phía Bắc Tương Hán tùy chỗ mà ở, hoặc ở Lộc Môn-Phụng Lĩnh hoặc ở xóm làng chợ búa. Lúc đầu ở Đông Nham, sau ở nhà nhỏ tại thành Quách Tây. Ông có một người con gái tên Linh Chiếu thường đi theo cha chẻ trúc đan mành để bán mà cúng dường sớm chiều. Có kệ rằng:
Tâm như cảnh cũng như
Không thật cũng không hư
Có cũng chẳng màng
Không cũng chẳng lo
Không phải Thánh hiền
Hết việc phàm phu – Dễ càng Dễ.
Ngay năm uẩn này có chân trí
Thế giới Mười phương cùng Nhất thừa
Vô tướng pháp thân đâu có 2
Nếu bỏ phiền não vào Bồ đề
Chẳng biết phương nào có Phật địa.
Khi Cư sĩ sắp mất, sai con gái Linh Chiếu ra xem mặt trời sớm muộn, đến giờ Ngọ thì vào báo. Cô con gái vội vàng báo rằng: Ngày đã giữa trưa nhưng có Nhật thực. Cư sĩ bèn ra ngỏ xem. Cô con gái bèn lên chỗ cha ngồi chắp tay mà hóa. Cư sĩ cười bảo: Con gái ta nhanh hơn ta. Thế là lại ngày sau. Châu Mục Vu Công đến thăm bịnh. Cư sĩ bảo rằng: Chỉ nguyên không các cái có. Cẩn thận chớ cho là thật các cái không. Cái đẹp ở thế gian chỉ là bóng dáng tiếng vang. Nói xong thì nằm gối trên đùi Vu Công mà hóa. Ông dặn đốt thân. Đạo tục Các nơi đều thương tiếc, gọi là Thiền Môn Bàng cư sĩ tức là Tỳ da Tịnh Danh Ông có thơ kệ hơn 300 bài lưu truyền ở đời.