NHÂN QUẢ PHỤ GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM
TẬP II
Biên giảng: QUẢ KHANH
Hạnh Đoan Lược dịch

 

DUYÊN TU SÂU

Ở Quảng Đông có một cô gái, cha mẹ sớm đã qui y thờ Phật, nhưng bản thân cô thì không tin. Lần nọ, khi tôi và các bạn đến đó luận đạo, cô ở cạnh bên chăm chú lắng nghe và hiểu rõ đạo lý, lập tức nhận ra mình đã tạo nhiều tội… liền sinh tâm sám hối. Cô nhắm mắt nghẹn ngào, lệ ăn năn rơi đầm đìa… Trong phút chốc, mặt cô bỗng đổi sắc: Tươi hồng như hoa đào, cười vui rạng rỡ… liên tục suốt mười phút, cô vẫn còn & trong tư thế nhắm mắt trầm tư (giống như đang nhập định vậy). Khi đó tôi biết cha mẹ cô và đại chúng do không hiểu nên đang khởi niệm lo lắng… vì vậy tôi bèn tiến gần, búng vào vành tai cô ba cái, nhưng vẫn chưa thể lay cô xuất định, tôi phải vỗ nhẹ lưng cô ba cái mới thỉnh cô xuất định được. Khi cô mở mắt ra thì liền bày tỏ ý: Muốn làm lễ bái Sư. Tôi nói:

-Vừa rồi, giúp cô chính là ngài Tuyên Hóa, vì vậy cô nên bái ngài làm Sư. Hằng ngày, thấy thời gian nào tiện thì cô lễ bái trước hình ngài Tuyên Hóa, lạy bao nhiêu là do cô tự định, hễ lạy đủ một vạn thì trở thành đệ tử ngài. Pháp danh cô là Quả Thinh. Sư phụ hi vọng tương lai cô sẽ hoằng pháp lợi sinh, tỏa hương Bát nhã (trí tuệ) lưu truyền dài lâu.

Cô rất cảm động, nói với mọi người:

Vừa rồi trong lúc tôi hối hận mắt tuôn tràn lệ, thì bỗng thấy Phật hiện ngay trước mắt, dung nhan tôn nghiêm không thể tả, làm tôi chấn động cả thân tâm, đồng thời phát sinh niềm hỉ lạc vô bờ bến…

Cô kể lúc đó không muốn xa lìa hay ra khỏi niềm khinh an này. Cô không ngờ con người ta có thể đạt được hạnh phúc như vậy. Cô đã thực sự tin Phật pháp, kể từ hôm đó trở đi, cô dứt tuyệt đồ mặn nguyện ăn chay trường, bước vào con đường học Phật, trì giới nghiêm cần.

Mấy ngày sau cô gọi điện cho tôi, kể rằng: Tối đó lúc cô ngồi thiền, bỗng khởi thắc mắc: Không hiểu vì sao mẹ và các cậu mình đều mắc bệnh gan? Lập tức cô nhìn thấy cảnh: Các cậu mình hồi trẻ đang giết một con chó to lớn toàn thân màu đen, chỉ có bốn chân trắng. Tiếp theo cô lại thấy cảnh cả nhà nấu thịt con chó ăn, lúc đó hình dáng mẹ cô trông chỉ độ mười mấy tuổi…

Sáng ra, cô hỏi thăm mẹ thì quả đúng như vậy. Mẹ cô kể hồi nhỏ bà thường chơi đùa cùng con chó này, khi nó bị giết bà đã khóc hết mấy ngày, nhưng khi thịt nó thì bà vẫn ăn.

Cô bảo:

– Mẹ phải vì con chó đó tụng “Kinh Địa Tạng” cầu siêu cho nó, thì bệnh gan mới lành.

Tôi thật mừng cho Quả Thinh, cô vừa bắt đầu tu học đã có thể dùng Phật pháp làm lợi ích cho người. Tôi kể câu chuyện này ra chia sẻ, mong độc giả sinh khởi lòng tin, phát tâm qui y Tam bảo, chịu khó nghe kinh hiểu lý, tịnh tâm, tu hành… đễ được lợi ích mỹ mãn.

Sám văn:

Tại phía Đông Nam thành Vương xá có một hầm xí to, bao nhiêu phần dãi ô uế đều xả vào hố ấy, xông mùi thúi đến khó thể lại gần. Có một con giòi to lớn trong hầm, thân dài mấy trượng; hằng ngàn người đến xem. Ngài A Nan thấy vậy về bạch Phật. Phật và Đại chúng cùng nhau đến hồ xem.

Phật kể: Sau khi Phật Duy Vệ nhập Niết bàn rồi, thì có năm trăm thầy Tỳ kheo đi qua một ngôi chùa. Lúc ghé vào chùa, chủ chùa rất hoan hỷ, mời Đại chúng ở lại để cúng đường. Ông hết lòng thết đãi không tiếc món gì.

Sau đó có năm trăm người buôn ngọc ghé vào chùa, thấy năm trăm thầy Tỳ kheo tu hành tinh tấn, nên rất ngưỡng mộ, đồng nghĩ: “Đây là cơ hội tạo phước điền khó gặp, chúng ta nên cúng dường”.

Thế là mỗi người cúng một viên ngọc; tồng cộng được năm trăm viên, đem gửi chủ chùa nhờ chuyển giùm. Chủ chùa liền sinh tâm tham, muốn đoạt lấy làm của riêng, không chịu giao, phát

Khi các thầy Tỳ kheo hỏi:

– Ngọc châu của lái buôn cúng cho chúng tôi xin ông giao ra…

Chủ chùa bèn đáp:

– Ngọc ấy là họ cúng ta, nếu các ngươi muốn chiếm lấy thì ta chỉ có… phẩn dơ ban cho thôi. Còn nữa, nếu bây giờ mà các ngươi không cút xéo cho lẹ thì ta sẽ… chặt tay chân các ngươi, quăng vào hầm phẩn…

Chư Tăng nghĩ tội nghiệp ông này ngu si nên im lặng bỏ đi.

Vì tội ác ấy mà đời nay chủ chùa kia phải đọa làm con giòi khống lồ sống trong hầm phân này; sau còn phải vào địa ngục, chịu vô lượng khổ…

Giải thích:

Thiện hay ác đều có quả báo. Ngay cả tà niệm vừa khởi thôi, cũng có báo. Huống chi Trụ trì này còn thốt lời ác ngông cuồng? Đã nói bậy như thế mà không biết lỗi sám hối sửa sai, nên sau khi chết rồi, lời ác rủa người lại trổ ngay trên thân mình, sẵn đây tôi xin kể một chuyện:

BỆNH NÀY DO ĐÂU?

Có một nữ sĩ tại Đạo tràng bên Mỹ, tuổi hơn 40, bỗng bị bệnh mắt, chẳng bao lâu thì mù. Cô hỏi Quả Lâm nguyên nhân là do đâu?

Quả Lâm hỏi:

– Cô hay ăn mắt dê, bò, cá, gà, vịt, nghĩa là rất ưa ăn mắt loài vật, có phải vậy không?

– Đúng thế! Vì ba tôi nói: “Thị lực con quá kém, cần phải ăn nhiều mắt loài vật”…

Quả Lâm lại hỏi:

– Lúc cô tức giận gây cãi cùng chồng, có phải thường hay nói: Tôi đúng là mắt mù nên mới lấy loại người như anh?…

Cô nghe vậy, rơi nước mắt, bảo:

– Lúc đó tại tôi giận quá nên mới nói như thế, chứ chẳng phải là thật lòng. Chỉ nói như vậy mà cũng bị báo ứng hay sao?

– Lời nói dù thốt ra tùy tiện, cũng phát xuất từ tâm mà. Hơn nữa nội dung chứa đầy ác ý xúc phạm, gây tổn thương người. Mỗi lần cãi nhau xong, dù làm lành rồi, có phải cô vẫn chưa từng hướng về chồng xin lỗi hoặc thú nhận mình sai bằng mấy câu tạ lỗi như: Em thực không đúng, xin anh tha thứ?…

Cô gật gật đầu.

Quả Lâm nói: Nếu như do cô tức giận mà nói bậy rồi sau đó biết ăn năn, sám lỗi thì tội này không đến nỗi nặng như thế, và có lẽ không đến mức giờ đây phải bị mất ánh sáng..

Cô hỏi:

– Vậy mắt tôi còn có thể hồi phục chăng?

– Điều này phải xem cô có thật sự chân thành sám hối hay chăng? Chẳng phải cô vẫn còn ăn thịt chúng sinh hay sao?

Cô nói:

– Nhưng tôi ăn Tam tịnh nhục mà…

Quả Lâm bảo:

– Đây chỉ là phương tiện, Phật tạm hóa độ người sơ cơ, chưa thể ngay trong một lần dứt trừ ăn mặn được. Nhưng thực tế thì ăn thịt chính là sát sinh, cái quan niệm “Ăn gì bổ nấy” chính là tà thuyết cực kỳ sai lầm! Nếu muốn mắt sáng lại, cần phải dứt tuyệt đồ mặn (bao gồm cả trứng) và nguyện ăn chay trường.

Nếu cô hiểu được loài vật bị giết ăn, đau đớn thống khổ thế nào, thì phải lo mà phóng sinh cho nhiều vào. Tụng kinh niệm Phật không phải để cầu mạnh khỏe cho mình, bởi vì bị mù là quả báo tội lỗi của cô. Phải vì những chúng sinh cô ăn, giết… mà niệm Phật, tụng kinh giúp chúng lìa khổ được vui. Nếu chúng được cầu siêu, mở lòng tha thứ cho cô và chuyển sinh vào thiện đạo rồi, thì tự nhiên thị lực cô sẽ phục hồi. Nhãn căn cô vốn không bị hư, chỉ là do nghiệp lực ngán che thị lực mà thôi.

Cô vui mừng tiếp thọ.

Bất kể bạn tin Phật hay không, dù là người xuất gia hay thế tục, thì nhân quả báo ứng không sai mảy may, như bóng theo hình. Cho nên chúng ta thờ Phật, không những miệng thường niệm Phật, mà cần phải chú trọng đến tâm ý, nghĩa là trong tâm lúc nào cũng phải có Phật! Vậy mới là quản tâm giỏi, không để nó chạy bậy. Mỗi một niệm trong tâm đều phải tương ưng cùng tri kiến Phật. Vì chữ “Phật” là giác ngộ. Phật dạy thế nào, hãy làm theo thế ấy… bởi minh lý, nên không làm sai!

Nhưng ngoài những lúc niệm Phật ra, vẫn phải luôn tu, nghĩa là mỗi thời mỗi khắc đều canh giữ tâm, chẳng khởi tà niệm, mà chẳng dấy tà niệm tức là Phật niệm. Minh bạch đạo lý này rồi, thì tinh tấn trì giới tu hành, niệm niệm giác ngộ, ngôn hạnh đúng pháp, tức là khai ngộ.

Khai ngộ: Không phải khai mở Thiên nhãn Thiên nhĩ… mà chỉ là khởi đầu từ chẳng tin Phật thành tin Phật, đây là tầng khai ngộ đầu tiên. Tiếp theo bắt đầu phát nguyện giữ giới, đó là tầng khai ngộ thứ hai. Tiến đến chịu tu Lục độ Vạn hạnh, là tầng khai ngộ thứ ba. Cho tới chứng Sơ quả, Nhị quả, Tứ quả… thậm chí đạt Nhất địa… Thập địa Bồ-tát cho đến thành Phật, tính ra có vô số tầng khai ngộ…

“Ác do tâm khởi, Thiện từ tâm sinh”, nếu không khiến tâm dừng ác hướng thiện, không nhiếp phục được tâm, thì dù có tu pháp gì, có bái ai làm thầy, cũng không ra khỏi tam giới.

Sám vản:

Ngài Mục Liên thấy một kẻ có cái lười rắt to dài bị đóng đinh, bị lửa đốt cháy hừng hực, chịu khổ suốt ngày đêm, bèn hỏi Phật:

– Y tội gì mà chịu khổ như vậy?

Phật đáp:

Người này xưa kia là chủ chùa, đồi với các thầy Tỳ kheo dù là thường trú hay khách… ông đều mắng nhiếc, xua đuổi, không cho ăn uống, không chia đồ cúng dường bình đẳng. Vì nhần ấy nên bị như vậy.

Giải thích:

Tín chúng cúng chùa bất kỳ vật gì, đều là cúng cho Tam bảo (Phật Pháp Tăng), dù là Tăng thường trú hay khách đến thì vẫn là tu sĩ, đều có quyền thọ dụng của cúng dường, nếu xử tệ sẽ bị quả báo đáng sợ.

Sám văn:

– Có một con cá lớn có trăm đầu, bị sa vào lưới. Thế Tôn thấy vậy bèn nhập định “Từ tâm Tam muội” gọi con cá kia. Cá liền ứng khẩu trả lời.

Thế Tôn hỏi cá:

– Mẹ ngươi ở đâu?

– Mẹ tôi làm con giòi trong nhà xí!

Phật bảo các Tỳ kheo:

– Lúc Phật Ca Diếp ra đời, con cá lớn này làm vị Tam tạng1 Tỳ kheo; do ác khẩu nên bị quả báo nhiều đầu. Còn mẹ ông do thọ hường lợi dưỡng do ông chu cấp, nên bị đọa làm con giòi trong cầu tiêu.

Phật giải thích:

– Mắc phải báo này là do tội ác khẩu, nói lời thô, bịa đặt đâm thọc, làm cho hai bên tranh đấu hỗn loạn. Sau khi chết rồi thì vào địa ngục, bị quỷ sứ nung đỏ khí cụ hành hình để ủi cái lưỡi người có tội, rồi nung đốt đỏ rực cái móc sắt, (móc này có ba mũi nhọn bén như dao) dùng đoạn lưỡi của tội nhân và kéo dài lưỡi ra cho trầu cày.

Quỷ còn đốt đỏ chày sắt dộng vào yết hầu… trải qua ngàn vạn kiếp. Đền tội xong mới ra khỏi địa ngục, sinh làm loài chim.

Nếu ác khẩu mạ người, tương lai sẽ bị quả báo có nhiều đầu như rắn hai đầu, dê hai đầu, v.v…

Giải thích:

Dù tinh thông Tam tạng nhưng nếu phạm lỗi ác khẩu, thì cũng xem là: Không giữ giới luật. Mà không giữ giới thì chẳng phải đệ tử Phật, chỉ là kẻ mượn danh Phật, sống bôi nhọ đạo pháp. Tội này lớn không thể nghĩ, bởi: “Một hạt gạo thí chủ, lớn như núi Tu Di, ăn mà không tu, thì phải mang lông đội sừng đền trả! Thế nên bản thân vị này đã thọ nhận của tín thí nan tiêu, lại còn đem vật chất thuộc của Tam bảo về cung cấp nuôi dưỡng mẫu thân, vậy làm sao mà “tiêu được hết?”… Vì vậy mẫu thân ông chết rồi phải làm giòi trong nhà xí, thực rất đáng thương. Đây là lời Phật, ai dám không tin?

Theo như tôi biết, hiện tại có những người xuất gia tự tiện đem tài vật của chùa về nhà làm của riêng, thậm chí mỗi tháng đều chuyển tiền về tư gia, tự biến của Tam bảo thành tài sản riêng nhà mình. Nếu không mau sám hối sửa lỗi, tương lai ác báo họ phải thọ, có thể đoán biết được.

Phật nói những người thốt lời thô lỗ, ác ngôn xú ngữ, thêu dệt, ưa đơm đặt chuyện thị phi… chết rồi phải vào địa ngục thọ báo. Chúng ta thường phạm lỗi ác khẩu, đâm thọc, nếu không nhanh chóng sám hối còn đợi đến bao giờ? Những câu chửi thề thô tục đầy ác ý dơ bẩn, tuyệt không nên thốt ra từ miệng mình. Người mà miệng nói lời xú uế, hay mắng người, dễ bị bệnh miệng, lưỡi… lở loét, nghĩa là những chứng bệnh liên quan đến khẩu nghiệp. Những ai mắc bệnh này chữa mãi không lành có thể đến trước Phật phát nguyện: Từ nay về sau con thệ dứt tuyệt, không ác khẩu hại người! Và tụng ba bộ “Kinh Địa Tạng” thì lành. Hằng ngày nên uống ba chén nước “Chú Đại Bi”, sẽ hồi phục rất nhanh. Nhưng từ đây về sau tuyệt đối không được mắng người, phải luôn giữ khẩu đức. Nếu phạm tội ác khẩu, hay nói, chửi tục tỉu sẽ bị bướu cổ, bướu miệng.

Chúng ta đã nghe kinh dạy, hiểu cách lìa khổ được vui, nếu không mau sửa lỗi ăn năn, còn đợi khi nào? Phật nhắc nhở: Mỗi ngày trôi qua mạng sống tổn giảm, như cá ít nước, nào có gì vui? Phải nên tinh tấn như cứu lửa cháy đầu…

Trước đây Phật từng tiên đoán: Vào thời Mạt pháp, tà thuyết hoành hành, sẽ có nhiều người xúm nhau công kích lý nhân quả Phật thuyết, trong đây có cả những vị thuộc nội bộ Phật giáo: Họ có thể là Giảng sư, học vấn cao, nhưng lại tự ý chế đặt, lý luận theo chủ kiến riêng, lập thuyết bội ngược với giáo lý Phật và còn trích dẫn kinh điển do họ khảo chứng để chỉ trích Phật giáo và công khai tuyên bố rằng: Kinh A Di Đà, kinh Địa Tạng và các kinh điển Tịnh độ, Mật tông… thảy đều là ngụy kinh!… Khi họ lập luận tuyên bố như thế, chính là tự tạo tội vào địa ngục cắt lưỡi, sẽ thọ khổ vô cùng.

Sám văn:

Tội phước tuy khác nhau nhưng cũng phải đợi kỳ trả báo, mong mọi người đều sáng suốt tin và không sinh tâm nghi.

Giải thích:

Từ vô thỉ đến nay, chúng ta ở trong tam giới, tâm tham, sân, si, kiêu mạn, nghi ngờ… hừng thịnh khó điều phục. Thế nên vừa ra khỏi thai trâu, bò, lừa… thì vào bụng ngựa, xuống địa ngục… chẳng biết bao nhiêu lần. Đời này không biết lỗi xưa, quên sạch những khổ đau từng chịu trong ác đạo. Phật giảng đủ loại cảnh trạng trong địa ngục ra, khiến người nghe kinh tâm táng đởm. Chẳng ai chịu nghĩ đến giây phút vong thân mình sẽ như thế nào? Phàm phu ngu si, sống tại nhân gian, trong khổ cho là vui, nào chịu tin địa ngục là có thực? Mà trên đời nào có ai đi địa ngục, tận mắt chứng kiến cảnh chúng sinh thọ khổ ở đó rồi về nhân gian kể cho nghe đâu? Mà dù có người nói, giảng hay kể ra, thì phàm phu cũng không thể tin, bởi họ nói: Phải tận mắt chứng kiến mới nhìn nhận đấy là có thực.

Vậy có Lục đạo hay không, từ mấy ngàn năm trước Phật Thích Ca đã tả cảnh địa ngục với đủ loại khổ hình. Rốt cuộc thì có hay không? Trước tiên ta chẳng cần quản đến, mà hãy chú ý đến cảnh thế gian trước đã:

Ai từng vào bệnh viện cũng đều biết thảm cảnh khổ đau, rên la, kêu gào? Còn trong phòng phẫu thuật, có người đang bị cắt mổ… thay đổi bộ phận nào đó. Kẻ bị a-xít hại khuyết tay chân, thiêu rụi mặt mày… Đây chẳng phải là “Địa ngục nhân gian” hay sao? Vào chốn này không những bị thu phí rất cao, mà có nhiều nơi còn phải o bế, lo thủ sẵn phong bì hậu hĩnh đề biếu tặng các vị Chủ mổ, Chủ sự, Chủ hộ lý… nếu không sẽ bị khổ nhiều vì bệnh hành, thậm chí sẽ mất mạng…

Những người thọ tội này, họ hoàn toàn chẳng biết đây là quả báo do ác nghiệp sát sinh ăn thịt mà ra. Nhìn theo lý nhân quả, thì bị bệnh phải mổ xẻ, tốn tiền… cũng là nghiệp. Nhưng bởi do không hiểu Phật pháp, đến lúc ẩm thực, thân nhân lại tiếp tục đem đến nào là: Thịt quay, gà rán, cá hầm v.v… đề… cho họ tạo nghiệp tiếp. Bởi do muốn dùng thây loài vật tẩm bổ xác thân mình, nên họ không biết lúc nào thân thể sẽ được an? Khi mà một vòng ác nghiệp (mới tạo) lại bắt đầu, rồi thì chẳng bao lâu, có thể họ sẽ tiếp tục vào phòng mổ nữa để bị cắt xẻ, chẩn trị… và có thể… cũng không còn cơ hội quay về nhà. Bởi không ai dám bảo đảm chuyện này. Chẳng phải trước khi mổ bác sĩ luôn buộc người nhà phải viết giấy cam kết hay sao? Do không tin nhân quả nên họ thực đáng thương và cũng không biết làm sao để thoát khổ.

Tôi xin dùng loài heo trong cõi súc sinh để thí dụ: Heo sống trong chuồng hiện đại hóa rất ít. Đa số chúng được nông dân nuôi trong chuồng thô sơ, cho ăn cám bã hư thiu. Thậm chí lúc heo kiếm ăn cũng vẫn ăn đồ cặn bã, còn vì tranh ăn mà cắn xé nhau. Và trong lúc ăn uống nó còn phát ra âm thanh ột ột, lộ vẻ say sưa ngây ngất, tâm màn ỷ thỏa. Ăn no rồi thì nằm tại chỗ dơ, bài tiết trong chuồng mà ngủ say. Giống như đang ở nơi sướng khoái vô tư lự, thanh bình an vui. Đến khi thức dậy, heo đực heo cái còn lao vào luyến ái, bận rộn gieo giống, sinh sản…truyền tông nối dõi…

Heo không biết lúc nào mình chết đi và cách chết ra sao? Càng không biết chết rồi thân thể, thịt da máu huyết, nội tạng… đều bị con người biến thành thức ăn ngon. Heo sống trong trại nuôi hiện đại hóa, dù sinh hoạt tương đối được cải thiện, nhưng thực tế vẫn rất đáng thương, vì chỉ sống tạm trong thời gian ngắn, còn bị dưỡng nuôi bằng hóa chất và kích thích tố, khiến thân chóng trưởng thành, phát dục mau, chỉ trong mấy tháng là bị đưa đến lò mổ… (Đối với những loài vật bị giết, chẳng phải lò mổ và nhà bếp của người ăn mặn rất giống với cảnh địa ngục Phật vừa mô tả hay sao?)

Bạn đừng nghĩ loài vật chết rồi sẽ hết thống khổ, phải hiểu rằng: Sau khi bị giết, thần thức nó vẫn còn đeo theo thi thể, lưu luyến nhìn hoài, bởi nó cũng chấp: Đây chính là thân nó mà! Vì vậy khi chúng ta đem xác nó cắt, xẻ, bám, chặt… nghĩa là nó nếm mùi vào núi đao xong thì phải vào chảo dầu… đau đớn cùng tột. Lúc ấy nó cắn răng ôm cám hờn, nhưng lại vô năng bất lực không thể phản kháng. Xét ra mức độ thống khổ của thần thức nó phải chịu còn mãnh liệt hơn cơn đau thân xác rất nhiều.

Kho thịt nướng cá cho thỏa thèm
Nào biết vật chết không cam tâm
Hồn sẽ gá vào trên thân bạn
Sớm muộn gì cũng đỏi nợ thôi!

Ngày 17/4/2007 Thời báo “Sinh Mệnh” nổi tiếng trong nước, đã đáng hàng tít: “Phong trào ăn chay hưng khởi toàn cầu” do các nhà khoa học và chuyên gia nghiên cứu dinh dưỡng thuộc Đại học Mỹ quốc biên giải như sau:

“Nếu lấy loài vật làm thức ăn, sẽ phát sinh các bệnh mãn tính như: béo phì, tim, ung bướu v.v… Còn ăn thực vật thì sẽ rất mạnh khỏe, còn có được khả năng đề kháng ngăn ngừa và khống chế bệnh tật. Suy ra: Ăn chay chính là ẩm thực lựa chọn đúng đắn nhất của nhân loại”.

Hãy quan sát các loài: Bò, dê, chim… chúng dùng thức ăn là thảo mộc, nói theo quan niệm dinh dưỡng của con người thì quá đơn giản và thiếu chất bổ? Thế nhưng chúng vẫn có thể lớn mạnh, cường tráng. Trừ gặp phải ôn dịch hay bị người giết ra, hầu như chúng không có bệnh gì.

Mấy năm trước, các báo đăng tin: “Bò Anh quốc bị điên!”… Chẳng phải nguyên nhân là: Do thức chăn nuôi chúng bị trộn bột thịt, nên mới dẫn đến thảm cảnh này hay sao?

Lại nữa: Con người và bò, dê, ngựa v.v… răng đều bằng, so với loài ăn thịt như: Hổ, báo, sói lang… hoàn toàn khác. Hai từ thức ăn (chữ Hán) đều có bộ thảo trên đầu, là biểu trưng cho thực vật, người ta ưa nên mới xếp chúng vào hàng thức ăn, nhưng chúng ta lại cho thảo mộc là không đủ dinh dưỡng, vậy mà chúng có thể nuôi trâu, bò, ngựa v.v… sống mạnh khỏe.

Con người chúng ta tự hào là thông minh, sao không thử động não ngẫm suy vấn đề này? Hãy nghĩ xem: Trong y viện những người vào đó bị phẫu thuật… có bao nhiêu người ăn chay? Có phải do số người này vì ăn chay mà bị bệnh chăng? Tại sao người ăn thịt xem như có “đầy đủ dinh dưỡng” lại thường bị bệnh nặng? Nhìn xem loài heo sống trong hoàn cảnh tệ lậu, án toàn đồ dơ cặn bã, chúng không cho là khổ mà còn yêu đời hoan hỉ, số phận chúng bao giờ chết tùy thuộc vào quyết định của chủ nhân. Còn chúng ta ăn thịt, không phải là dùng thi thể động vật tanh hôi hay sao? Ta ướp vào đó các chất gia vị để che lấp mùi tanh thúi, hòng biến thi thể thành mỹ vị? Người chết rồi thân xác gọi là thi thể, thế bò, dê, heo, chó, gà, vịt v.v… chết rồi không phải cũng là thi thể hay sao? Thịt chúng và… thịt người có gì khác nhau? Đều là thịt thây chết! Lẽ nào không phải như thế? Bởi thân con người cũng giống như vật, đều có mắt tai mũi lưỡi thân ý, đều có ngũ tạng, lục phủ… đều có nỗi niềm tham sống sợ chết hệt nhau, chỉ vì thọ quả báo bất đồng, nên hình thể, ngôn ngữ khác nhau thôi. Nhưng nếu khuyên người: Hãy dứt sát ăn chay! Quả thật khó như lên trời.

Dù là người rất thông minh, cũng chẳng biết lúc nào mình sẽ chết. Thực ra con người ta trường thọ hay đoản mệnh, sống hạnh phúc hay đau khổ, đều có quan hệ trực tiếp đến chuyện giết chóc ăn thịt chúng sinh. Những người ăn thịt, hằng ngày đời sống họ như ở trong nhà lửa mà họ không biết. Bởi vì hằng ngày khẩu phần họ toàn tăng thêm nhiều “thần thức những chúng sinh bị giết ăn”, nên âm hồn chúng cứ quẩn quanh, đeo quấn lấy họ, chờ dịp báo oán. Thậm chí chúng còn gá nhập vào trong thân thể khiến họ thường sinh bệnh, nổi cáu, phát khùng… Họ giống như kẻ ở trong căn nhà có thể đổ sập bất cứ lúc nào nhưng hoàn toàn chẳng biết chạy thoát ra, vậy có đáng thương, đáng lo hay không?

Những lời tôi nói đây quá lạ, quá khó tin và khó tiếp thu. Nhưng tôi vẫn mong các độc giả có thể đích thân tự thực nghiệm một lần, vì những gì Phật Thích Ca tuyên giảng: Mỗi câu đều là chân lý! Trong thực tế đã được biết bao người thể nghiệm…

Nếu không ngại xin bạn hãy thử bỏ mặn, ăn chay một lần xem? Chỉ ăn khoảng 15 ngày thôi (tôi chẳng dám nói một tháng vì sợ bạn không kiên trì thực hiện nổi). Còn nữa, trong thời gian bạn ăn chay đó, hằng ngày nên ráng tụng một bộ “Kinh Địa Tạng” cầu cho những con vật bạn đã từng ăn, giết qua. Lúc tụng kinh, nếu tâm tán loạn thì phải kéo về ngay, lo nhiếp tâm trì tụng. Nếu làm được thế, nhất định sẽ thấy hiệu quả, bạn sẽ lìa khổ được vui, giống như dựng sào là thấy bóng liền. Vì… tất cả do tâm tạo!

Nếu tâm chí thành, có lẽ vừa tụng một bộ kinh là bạn đã thấy có cảm ứng. Song nếu lúc tụng kinh, bạn không thể khắc phục tâm tán loạn, thì trong nửa tháng, dù không thấy có kết quả rõ ràng, nhưng bạn đã cùng Phật kết thiện duyên thâm sâu. Lâu ngày, ắt bạn sẽ thể hội được điều hay và không còn bị bất kỳ tồn hại nào. Bất kể là niệm Phật hay tụng kinh, chỉ cần bạn hành trì, thì “Công phu xem như không luống uổng, phúc kia chẳng hề tiêu mất”.

Sám văn:

Phật bảo A Nan: Nếu chúng sinh nào giết cha hại mẹ, làm nhục sáu dòng bà con, người ấy sau khi mạng chung, vào địa ngục Vô gián chịu đủ thống khổ….

Giải thích:

Trong nhiều kinh Phật thuyết, đều xếp tội giết cha mẹ là hàng đầu trong Ngũ nghịch, đủ chứng minh tầm quan trọng của tính hiếu thuận.

Có thể nói thế này, nếu như không hiếu thuận, thường khiến cha mẹ tức giận (chưa kể đến việc ngược đãi, đánh mắng, giết hại cha mẹ)… thì người này có thể gặp tai họa bất ngờ, toi mạng ngoài ý muốn, đây chính là tai họa “Thiên địa sát báo”.

Cho nên người muốn học Phật, trước phải học làm người, muốn làm người: Trước phải hiếu thuận cha mẹ. Kết hôn rồi thì phải hiếu thuận cha mẹ đôi bên. Không hiếu, thì cho dù bạn niệm Phật có được trời rải hoa tán thán, cũng khó thể xuất tam giới.

Làm người phải chánh, làm con phải hiếu, làm học sinh phải siêng, làm nữ hay nam đều phải đoan chính, an định. Hành được bốn điểm này, cả đời bạn sẽ: Tâm muốn việc thành.

Sám văn:

Lại có chúng sinh phá cắm giới của Phật, phỉ báng Tam bảo, ôm tà kiến, không biết nhân quả, không học trí huệ Bát nhã, khinh chê mười phương Phật, trộm cắp của Pháp, uổng ăn của tín thí, làm việc ô uế dâm tà bất tịnh, không hổ thẹn, hủy nhục bà con, tạo nhiều điều ác… Người ấy khi sắp lâm chung, bị báo phong đao xè thân, nằm ngửa bất tỉnh, như bị đánh đập…

Những kẻ này đọa vào địa ngục A tỳ tám vạn bốn ngàn đại kiếp. Người phạm lỗi hủy báng các kinh Đại thừa, tạo đủ tội ngũ nghịch; phá hoại Hiền Thánh, đoạn các cản lành… sẽ phải chịu đủ hình phạt nặng nề.

Giải thích:

Kẻ phá hoại giới Phật, không tu hành tốt, uổng thọ của tín thí cúng dường. Kẻ dùng tà kiến phỉ báng chánh pháp, không hiểu nhân quả, truyền dạy sai khiến người mất đi cơ hội học kinh Phật khai mở trí tuệ. Kẻ phá hoại Phật, Pháp, Tăng… trộm kinh, pháp vật của Phật giáo… kẻ tạo đủ hạnh bất tịnh ô uế, không ăn năn xấu hổ… thảy đều sẽ vào địa ngục Vô Gián thọ khổ.

Tôi xin kể câu chuyện có thực, xảy ra vào năm 2003 (mặc dù lúc đó tại hiện trường có nhiều người chứng kiến và biết rất rõ việc này), nhưng tôi vẫn xin giấu đi tên họ, địa điểm, chỉ dùng hóa danh thôi. Tôi kể câu chuyện này để mọi người cảnh giác: Nếu đã làm thầy thì không nên hướng dẫn sai…