NHÂN QUẢ PHỤ GIẢI LƯƠNG HOÀNG SÁM
TẬP II
Biên giảng: QUẢ KHANH
Hạnh Đoan Lược dịch

 

TU PHẢI CÓ TRÍ HUỆ

Ngày 14 tháng 9 năm 2006, tôi đi cùng một phái đoàn đến tham quan Đông Hoa Tự. Có một nữ cư sĩ hơn 40, nghe nói tôi là tác giả sách “Báo ứng Hiện Đời”, liền chặn tôi lại, chìa bàn tay bị thiêu hết lóng đầu ngón cái ra, kể rằng tối đến thì đau nhức lắm.

Tôi hỏi:

-Ai xúi bà thiêu tay vậy?

Bà đáp:

-Nghe nói: Nếu thiêu tay sẽ diệt tội nghiệp đời trước…

Tôi nghiêm mặt, không chút khách sáo bảo:

-Bà hiện tại vẫn còn sát sinh, còn làm nhiều việc xấu, thì sao có thể diệt tội kiếp trước được?

Bà nói:

-Tôi từ lâu đã không sát sinh, cũng chẳng làm gì xấu!

Tôi bảo:

-Bà vẫn còn đang ăn thịt, chẳng biết rằng ăn thịt vẫn là sát sinh hay sao?

-Tôi chỉ ăn… có một chút thôi mà!

Tôi bảo:

-Hằng ngày nếu tham ô dù chỉ một xu tiền, vậy có phải vẫn là phạm tội không?

Bà chẳng nói gì. Tôi bảo:

– Có phải tai trái bà bị điếc đôi chút?

– Dạ phải.

– Bởi vì trong tai bà chứa đầy vật đã lấy trộm…

Bà phản đối:

-Tôi không có lấy trộm gì cả!

Tôi hỏi:

-Vậy khi thấy trái cây nhà người mọc thò ra ngoài tường, bà đã hái trộm bao nhiêu?…

-Một quả!

Tôi nói:

-Được! Cứ cho là một quả! Bà làm thế mà không phải là trộm hay sao? Ngoài ra bà còn lấy trộm gì trên đất nhà người nữa?…

– Tôi không có trộm gì cả!

– Thế thứ bà khom limg lấy… là vật gì?

– Chỉ là cây sào thôi, nhà họ đâu cần đến n6!

– Chính miệng người chủ nói với bà là: “Họ không cần ư?”…

-Không có nói!

-Thế không phải bà trộm thì là gì?

Người tại hiện trường đều bật cười vì thái độ mập mờ của người phụ nữ thôn quê này.

Thật sự tôi có khen bà: Vì muốn tiêu trừ nghiệp chướng mà thành tâm thiêu tay (nhung lại quá khờ khạo, bởi chẳng hiểu lý mà cứ nhắm mắt làm bừa theo người xúi bảo)… Chỉ có hiểu rõ giáo lý rồi tuân hành mới là tu chân chánh. Bà đã mê tín, làm sai, vì vậy mà phải chịu đau đớn: Bởi vừa thiêu tay xả thân, lại vừa ăn thịt, trộm cắp…

Tôi giảng “Tứ chủng thanh tịnh minh hối” trong “Kinh Lăng Nghiêm” cho bà nghe và nhắc bà: Nhất định phải nghiêm trì Ngũ giới, tu Thập thiện mới có thể thành tựu đạo nghiệp. Tôi dặn bà: Từ nay về sau phải tụng mỗi ngày một bộ “Kinh Địa Tạng” hồi hướng cho những chúng sinh tùng bị bà giết ăn. Nếu thực sự làm được như thế, ngón tay bà có thể tối nay chẳng còn đau nữa.

Sám văn:

Khi ấy các ngạ quỷ đồng đến hỏi Ngài Mục Liên. Một con hỏi: Tôi cả đời thường bị đói khát, muốn vào nhà xí lấy phần ăn; thì trên nhà xí đã có con quỷ to lớn lấy gậy đánh tôi; nên tôi không đến gần nhà xí được. Vì cớ gì mà tôi măc phải tội ây?

Ngài Mục Liên đáp: Đời trước khi làm người, ngươi là chủ chùa. Gặp Tỳ kheo khách đến khất thực. Ngươi keo kiết không muốn đãi khách, chờ khách đi rồi mới cho chư Tăng thường trú trong chùa ăn. Vì ngươi tham của, cư xử vô đạo, do nhân ấy nên mắc phải tội như vậy. Đó là hoa báo, quả chính sẽ trổ ở địa ngục.

Giải thích:

Mục Liên là vị đệ tử thần thông đệ nhất của Phật Lúc này vừa xuất định đi dến bên s6ng Hằng, chúng ngạ quỷ vừa thấy Bồ tát là tranh nhau thưa hỏi nguyên nhân đời trước của minh.

Chúng ta thường nói: Cúng dường Phật, Pháp, Tăng. Tăng: Là những vị theo Phật xuất gia. Tài vật tín chúng cúng dường chùa đều thuộc về Tăng thập phương sở hữu. Vì vậy nếu bạn chỉ cúng dường cho một Tỳ-kheo trong đó thì không đúng pháp. Khi Tỳ-kheo sống trong chùa tiếp nhận tín chúng cúng dường, tất cần nhập của công. Nếu cho rằng họ cúng dường chúng mà minh được quyền lấy cất giữ dùng riêng, tức là phạm tội: Trộm vật của Tăng.

Là sư phụ, bạn cũng không nên cho rằng: Hễ mình thu đồ đệ, qui y cho thì họ là đệ tử mình!

Thực ra bạn chỉ là vị Sư thay Phật qui y thu nhận đồ đệ mà thôi. Cư sĩ có thể hướng dẫn cho hàng thế tục qui y Phật, Pháp, Tăng. Nhưng họ không thề thay Tăng đoàn tiếp nhận qui y. Các Đạo tràng Phật giáo đều là Đạo tràng thập phương tín chúng, không thể xếp các tín chúng chẳng thuộc Tông môn mình là hạng ở ngoài cửa. Còn nếu bạn cho rằng: Mình chỉ là đồ đệ hoặc Thầy của Tông phái này và cư xử hết sức phân biệt với Đạo tràng Tông phái kia…thì đây là tri kiến sai lầm. Bởi cộng đồng tín chúng đều là đệ tử Phật Thích Ca, đều có chung bậc đạo sư là Phật. Vì vậy Đạo tràng là của tất cả thập phương. Người có tâm chia bè phái, giống như Đề Bà Đạt Đa chia rẽ tăng đoàn, tất nhiên bị tội đọa vô gián.

Sám văn:

Lại có một ngạ quỉ hỏi: Vì sao cả đời tôi trên vai luôn có cái bình đồng lớn đựng đầy nước sôi. Tôi bị nước sôi xối từ trên đầu xuống, khổ vô cùng?..・

Ngài Mục Liên đáp:

-Lúc làm người, ngươi là Sư Tri sự trong chùa. Có một bình sữa, ngươi lén giấu, tới giờ thọ trai cũng không đem ra chia cho chúng, đợi khách đi hết rồi, mới đem chia cho người trong chùa. Sữa này là vật tín thí cúng dường cho chúng Tăng mười phương, nên tu sĩ nào cũng có quyền hưởng. Vì ngươi xan tham, cư xử vô đạo, nên mắc phải tội như vậy. Đây chỉ là hoa báo. Quả sẽ trổ ở địa ngục.

Giải thích:

Vật thuộc Tăng chúng bốn phương mà chẳng cho họ dùng, lại hành xử xan tham vô đức, cho nên phải sinh làm ngạ quỷ thọ tội. Trừ phi tín thí cúng dường riêng, chỉ muốn dâng cho tu sĩ trong chùa, thì không bị lỗi. Người xuất gia ở khắp tứ phương đều cùng họ Thích, là một nhà, thế thì có vật nào lại không thể cho nhà mình dùng?

Đạo tràng Tam bảo không phải chuyện nhỏ. Đã tu hành thì phải minh lý không được làm sai. Chẳng biết mà phạm thì cũng là tội. Ngay đây sám hoi ắt có thể tiêu trừ.

Xin kể câu chuyện có thực phát sinh vào cuối đời Thanh:

PHẢI DÙNG CỦA TÍN THÍ CHO ĐÚNG

Có cặp mẹ chồng nàng dâu nọ, là tín đồ thuần thành của chùa. Năm đó chùa chuẩn bị trùng tu, nên hướng đại chúng quyên góp. Hai mẹ con này sau khi bàn bạc một hồi lâu, thì quyết định đem khối đá to là của gia bảo tổ tiên để lại dâng cúng cho chùa làm bia hoặc nền chùa. Cúng xong hai mẹ con đều rất hoan hỉ.

Khi đó thầy Quản viện quyết định sẽ đặt đá này làm nền trang trí trong chùa, nhưng sau đó chùa mua được đá bên ngoài làm nền, nên khối đá quý kia bị sư Tri khách lấy làm đá lót đường đi.

Sau khi chùa tu sửa xong, hai mẹ con nọ nhìn thấy tảng đá gia bảo của họ bị dùng làm đá lót đường, trong Iòng phẫn nộ không nguôi, nhưng việc đến nước này rồi, chùa cũng đã xây xong, họ không thể nói được gì, dành nhẫn nhục nuốt giận.

Thế nhưng khách đến dâng hương khi đi qua tảng đá lót đường này, ai cũng tấm tắc suýt xoa khen tảng đá kia quá đẹp nhưng bị dùng lãng phí…

Nhiều năm trôi qua, việc này đi vào quên lãng. Năm nọ sư Tri khách lâm trọng bịnh qua đời, Tăng chúng trong chùa lo làm lễ siêu độ. Trong thời gian này có vị Tăng là bạn thân của ông, nằm mơ thấy ông toàn thân đầy thương tích, mắt đầm đìa lệ, bảo rằng:

-Tôi hiện đang bị đọa địa ngục thọ khổ, xin hãy cứu tôi…

Vị Tăng này hỏi:

-Bình thường huynh trì giới tu hành tốt, đâu thấy phạm lỗi gì, sao có thể xuống địa ngục thọ khổ được chứ?

-Có chuyện này thầy không biết, mấy năm trước lúc chùa tu sửa, có hai mẹ con nọ mang đá đến cúng. Tôi nhất thời hồ đồ đem dùng làm đá lót đường, đây là của gia bảo do tổ tiên họ để lại, mà họ phát đại tâm hiến cúng. Nhưng tôi lại cầm của báu sung làm đá lót đường cho người mặc tình dẫm đạp, vì vậy tội rất nặng.

Do tội này mà tôi phải xuống địa ngục, cũng chính vì đây mà tôi bị tiêu phúc giảm thọ. Xin thầy hãy mau cứu tôi.

– Nhưng chúng tôi phải làm sao để cứu ông?

-Bảo chúng Tăng hãy mau đào tảng đá đó lên, đem làm bia đá, cho khắc kinh vào đem dựng trước chùa, để mọi người đảnh lễ thắp hương, nhu vậy mới có thể giải tội cho tôi.

Sau khi chúng Tăng đào đá Iên khắc kinh vào đó rồi, thầy Tri khách lập tức thoát địa ngục, thác sinh vào nhân gian.

Câu chuyện này tôi rất muốn kể cho mọi người nghe, vì tôi nhìn thấy chúng cư sĩ lẫn người xuất gia đều lơ là không cẩn trọng đối với nhân quả, thường dùng sai tiền đàn việt đóng góp.

Thí như người cúng tiền phóng sinh, bạn lại đem in kinh. Người ứng tiền in kinh bạn lại dùng xây chùa, toàn dùng làm sai ý. Thực ra làm vậy là không tốt. Trừ phi trước đó được chủ nhân đồng ý chấp nhận thì bạn mới có thể làm khác. Nếu không sẽ rất dễ vướng tội.

Nhiều cơ quan từ thiện và đoàn thể Phật giáo thường thu của tín chúng đóng góp, nhưng hiện nay thường hồ đồ dùng sai làm bậy, tạo tội rất nghiêm trọng. Có người cho rằng dù sao họ cũng không tham ô, chỉ đem của người xây chùa cứu nghèo, hoặc in kinh. Nhưng chính hành vi làm không đúng nguyện vọng người đóng góp sẽ chiêu lấy đại tội, đều bị nhân quả trừng phạt.

Muốn không làm sai nhân quả, tốt nhất không được làm trái ý thí chủ. Người cúng nbi cầm tiền dùng làm gi, thì bạn phải làm đúng y như vậy. Nếu làm không được thì tốt nhất chẳng nên nhận tiền, bởi vì nếu bạn cứ làm đại, ẩu… sẽ tự chiêu lấy tội.

Trong tháng ngày mới học Phật, câu chuyện này gây ấn tượng cực kỳ sâu sắc cho tôi, giúp tôi biết tin sợ nhân quả, hiểu nhân quả rất lợi hại, vì vậy quý vị phải hết sức cẩn trọng.

Bởi những tội này chúng ta đều có thể phạm qua mà không hề hay biết.

Giờ đây đã minh lý, thì phải lập tức đoạn ác tu thiện. Bất kể hiện nay bạn bao nhiêu tuổi, chỉ cần trước khi lâm chung, sớm biết lỗi sám hối, thì đều có thể miễn trừ quả báo đọa tam ác đạo. Huống chi hiện giờ chúng ta thân thể khỏe mệnh, có được điều kiện tụng kinh, minh lý, nhiếp tâm giữ giới, tu pháp Lục độ. Chỉ cần có tín tâm, gặp khó không nản, không thối tâm, thì việc tu ra khỏi tam giới chẳng phải là không thể… Dù bạn thông minh mấy, cũng không biết rõ bao giờ minh lìa bỏ thế gian này. Cho nên, đã hiểu pháp thì phải thực hành ngay, vậy mới là có trí, nhất định sẽ được chư Phật, Bồ tát gia trì.