ĐẠI THỪA NGHĨA CHƯƠNG

SỐ 1851

QUYỂN 16

Đời Tùy, Pháp Sư Tuệ Viễn soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

(Phần Đầu)

TỊNH PHÁP TỤ TRỌNG NHÂN PHÁP

– Quyển này có bốn môn:

  1. Nghĩa mười sáu đặc thắng.
  2. Nghĩa mười tám pháp bất cộng của Bồ tát.
  3. Nghĩa hai mươi đức của Pháp sư.4- Nghĩa ba mươi bảy đạo phẩm.

1. NGHĨA MƯỜI SÁU ĐẶC THẮNG

Chia làm bảy môn:

  1. Giải thích tên, nói về tướng.
  2. Phân biệt theo bốn niệm.
  3. Sở cầu thành tựu khác nhau.
  4. Phân biệt theo giai vị.
  5. Phân biệt theo thiền.
  6. Phân biệt theo người. 7- Phân biệt theo nghĩa.

1. Giải thích tên nói về tướng:

Mười sáu Đặc thắng như trong Luận Thành Thật (quyển 18) nói. Trong Luận Tỳ-bà-sa cũng có phân biệt rộng.

Đặc thắng: Quán này thù thắng hơn pháp Quán bất tịnh nên gọi là Đặc thắng.

Tướng thắng thế nào?

Có tám loại:

Phá hoạn thắng: Quán môn Bất tịnh chỉ phá tham dục, quán này có thể phá tất cả phiền não. Vì sao? Tất cả phiền não do ác giác mà sinh, niệm hơi thở ra vào trừ niệm ác giác, ác giác dứt nên phiền não không khởi, nên phá tất cả.

Dứt kiết thắng: Quán bất tịnh kia chỉ có thể hàng phục kiết. Mười sáu Đặc thắng vừa hàng phục, vừa dứt hẳn kiết.

Khoan quảng thắng: Quán bất tịnh kia chỉ quán Sắc pháp cho là Bất tịnh. Đặc thắng quán cả các pháp Sắc tâm.

Vi tế thắng: Quán Bất tịnh kia chỉ quán xương v.v… Đặc thắng có thể quán vô thường, dứt lìa, diệt v.v…

Vững chắc thắng: Quán bất tịnh kia duyên thân người khác mà khởi, được mà dễ mất. Mười sáu đặc thắng duyên tự thân mà khởi, được mà khó mất.

Điều đình thắng: Như Luận Thành Thật (quuyển 18) nói: Quán bất tịnh kia chưa lìa dục được, đã tự chán ghét, như bà lão kia tìm Tỳkheo bên sông, do quán bất tịnh, uống thuốc độc, nhảy xuống vực, tìm dao để tự Sát. Như thuốc tăng quá trở lại thành bệnh. Đặc thắng thì không như thế, có thể phá tham dục mà không sinh chán.

Sở sinh thắng: Như Luận Tỳ-bà-sa nói: Quán bất tịnh kia làm tăng thêm tưởng của chúng sinh, vì quán Sát các thứ xương Nam, Nữ v.v… là bất tịnh. Mười sáu đặc thắng tăng trưởng pháp tưởng, vì là căn bản của Tam-muội không.

Sở dị thắng: Như Luận Tỳ-bà-sa nói: Quán bất tịnh kia chung với ngoại đạo, mười sáu đặc thắng chẳng chung với ngoại đạo.

Vì đủ tám nghĩa này nên gọi là Đặc thắng. Danh nghĩa như thế.

Đặc thắng khác nhau, chia làm mười sáu, mười sáu đặc thắng là:

Niệm hơi thở ra vào, hoặc dài, hoặc ngắn, thở khắp thân, trừ thân hành là bốn loại đầu v.v…

Niệm hơi thở ra vào biết vui, biết mừng, biết tâm hành, trừ tâm hành lại thành bốn. Cộng với trước thành tám.

Niệm hơi thở ra vào biết tâm, khiến tâm vui, khiến tâm nhiếp, khiến tâm giải thoát, lại thành bốn. Chung với trước là mười hai.

Niệm hơi thở ra vào quán Sát Vô thường, Đoạn, Lià, Diệt v.v… lại là bốn, chung với trước là mười sáu.

Danh tự như thế.

Tướng trạng thế nào?

Hơi thở ngắn: Như người lên núi gánh nặng, hơi thở mệt nhọc thì ngắn. Hành giả cũng vậy. Ở tâm thô, hơi thở ngắn. Tâm thô là sao? Nghĩa là tâm vội vã tán loạn.

Hơi thở dài: Như người định chỉ, hơi thở nhỏ nhiệm, lúc tế nhỏ nhiệm thì dài. Hành giả như thế, tâm tế thì hơi thở tế; tế thì dài.

Thở khắp thân: Hành giả tin hiểu thân mình rỗng, rung thấy các lỗ

chân lông gió đi vào đi ra gọi là thở khắp thân.

Trừ thân hành: Hành giả buộc niệm trụ ở cảnh giới hơi thở, được năng lực cảnh giới thì tâm sẽ an tĩnh. Tâm an tĩnh nên hơi thở thô sẽ diệt, gọi là trừ thân hành.

Hỏi: Hơi thở dài, ngắn, có không, là do thân hay do tâm?

Đáp: Do cả hai. Như người lúc mới nhập thai và người ở Tứ không (định) thì không có hơi thở. Biết rõ do thân, ở Đệ Tứ thiền và định Diệt tận thì không có hơi thở, biết rõ là do tâm.

Hỏi: Hơi thở không do niệm sinh, Như người tâm nghĩ việc khác mà hơi thở thường ra vào, vì sao nói là do tâm sinh?

Đáp: Hơi thở này tuy không do suy nghĩ mà sinh, nhưng do các duyên hòa hợp mà khởi. Có tâm thì có, không tâm thì không, tâm thô hơi ngắn, tâm tế hơi dài, nên nói do tâm.

Lại hỏi: Hơi thở này do giai vị mà có hay do tâm có?

Đáp: Do cả hai. Nên luận giải thích rằng do địa, do tâm. Tam thiền trở xuống là có tức địa (hơi thở), vì sao đều do? Có người thân ở hơi thở ra vào (điạ) mà không có tâm, Tam thiền trở xuống thì không có hơi thở, nên biết do tâm. Tuy là có tâm mà thân không ở hơi thở ra vào (địa); bấy giờ cũng không, nên biết do địa. Cần phải thân ở tại hơi thở ra vào và lại có tâm hơi thở ra vào; bấy giờ mới có, nên biết do cả hai.

Hỏi: Hơi thở ra từ chỗ nào sinh, đến chỗ nào diệt? Hơi thở vào lại từ chỗ nào sinh, đến chỗ nào diệt?

Đáp: Hơi thở ra từ rốn sinh ra, ra ngoài liền diệt. Hơi thở vào ở ngoài thân vào, vào thân liền diệt. Tuỳ tâm thô, tế mà gần xa không nhất định.

Hỏi: Trong hơi thở ra vào kia, hơi thở nào có trước nhất, hơi thở nào sau cùng?

Đáp: Theo Luận Thành Thật (quyển 18), lúc chúng sinh sinh thì hơi thở ra trước tiên. Lúc chúng sinh chết thì hơi thở vào sau cùng. Xuất Tứ Thiền giống như lúc sinh. Nhập Tứ Thiền giống như lúc chết. Tỳđàm (Tạp Tâm quyển 8, thượng) nói lúc sinh và chết giống như Luận Thành Thật. Xuất và nhập Tứ thiền thì ngược với kia. Tướng trạng thế nào? Như Luận Tỳ-đàm nói: Thở ra lúc mới nhập định, thở vào lúc mới xuất định. Nhập Tứ thiền, hơi thở ra sau cùng. Xuất Tứ thiền, hơi thở vào đầu tiên. Nên ngược với kia.

Trong bốn loại thứ hai:

Giác hỉ (biết vui): Do bốn hành trên, tâm được định trụ. Theo pháp định này tâm sinh rất vui. Xưa tuy có tâm vui nhưng không thể như thế cho nên gọi Giác hỉ.

Giác lạc (biết mừng): Do tâm trước hỉ, thân được điều thích (thoải mái), Thân thoải mái liền được hơi thở nhẹ nhàng (ỷ tức). Hơi thở nhẹ nhàng cho nên vui. Như người mệt khổ được nghỉ thì an vui, nên gọi là Giác lạc. Nên kinh nói rằng: Vì tâm hỷ nên thân được nhẹ nhàng (ỷ tức) Vì thân khinh an thì được thọ vui.

Giác tâm hành: Luận nói: Từ hỉ sinh tâm tham gọi là Tâm hành. Thấy thọ có lỗi sinh tham này, gọi là Giác tâm hành.

Trừ tâm hành: Hành giả vì thấy từ hỉ sinh tham nên trừ thọ bỏ tham, tâm được an ổn, gọi là Trừ tâm hành. Bốn loại này xa theo phương tiện niệm hơi thở ra vào mà phát sinh, cho nên gọi là Niệm hơi thở ra vào.

Trong bốn loại thứ ba:

Giác tâm: Vì trừ tâm hành, thấy tâm vắng lặng nên gọi là Giác tâm.

Khiến tâm hỉ: Tâm này hoặc có lúc chìm lặng, phát tâm phấn chấn lên khiến vui, gọi là khiến tâm hỉ.

Khiến tâm nhiếp: Nếu tâm lại xao động, thì nhiếp lại cho trụ gọi là khiến tâm nhiếp.

Khiến tâm thoát: Nếu lìa hôn trầm, trạo cử thì tâm sẽ hoà hợp, xa lià hai bên, gọi là Khiến tâm thoát. Ở đây cũng xa theo phương tiện niệm hơi thở ra vào mà phát sinh. Cho nên cũng gọi Niệm hơi thở ra vào.

Trong bốn loại thứ tư:

Vô thường hành: Do tâm vắng lặng, thấy pháp sinh diệt gọi là Vô thường hành.

Đoạn: Dùng vô thường hành, dứt các phiền não nên gọi là Đoạn hành.

Ly: Đối với pháp hữu vi đều sinh chán lìa nên gọi là Ly hành.

Diệt: Vì tâm chán lìa, được tất cả diệt nên gọi là Diệt hành.

Có chỗ lại nói: Quán năm ấm vô thường gọi là Vô thường hành. Quán Sát năm ấm không và vô ngã gọi là Đoạn hành. Quán năm ấm khổ sinh chán lìa gọi là Ly hành. Quán ấm không sinh, là pháp vắng lặng, nên gọi là Diệt hành.

Có chỗ lại nói: Quán thân vô thường gọi là Vô thường hành; dứt trừ vô minh gọi là Đoạn hành; xa lìa ái kiết gọi là Ly hành, chứng đắc pháp Niết-bàn vắng lặng gọi là Niết-bàn hành.

Có chỗ lại nói: Quán tâm, tâm pháp vô thường sinh diệt gọi là Vô thường hành. Dứt trừ pháp ái gọi là Đoạn hành. Lìa phiền não khác gọi là Ly hành. Diệt luôn tất cả phiền não kiết gọi là Diệt hành.

Lại có chỗ nói: Quán pháp vô thường gọi là Vô thường hành. Dứt phiền não quá khứ gọi là Đoạn hành. Lìa phiền não vị lai gọi là Ly hành. Diệt phiền não hiện tại gọi là Diệt hành. Nghĩa đầu tiên trong năm nghĩa này như Luận Thành Thật giải thích. Bốn nghĩa sau như Luận Tỳ-bà-sa. Đây cũng xa theo phương tiện niệm hơi thở ra vào mà phát sinh, cho nên cũng gọi là Niệm hơi thở ra vào. Tướng chia như thế.

2. Y cứ bốn niệm để chia mười sáu:

Trong đây, bốn loại đầu là chánh niệm hơi thở, gọi là thân niệm quán. bốn loại kế là thọ niệm; bốn loại tiếp là tâm niệm và bốn loại sau là Pháp niệm.

Hỏi: Mười sáu Đặc thắng này là quán hạnh An-na-ban-na. An-naban-na thuộc về năm dừng tâm. Vì sao Thế Tôn nói là bốn niệm?

Đáp: Luận Tỳ-bà-sa nói: Dùng phương tiện của bốn niệm này nên gọi là Bốn niệm. Lại nữa, nghĩa bốn niệm thông suốt từ đầu đến cuối nên gọi là Bốn niệm. Đây cũng gọi là Bốn nhớ nghĩ về thân.

Hỏi: Nhớ thì duyên quá khứ, còn hơi thở để niệm thì ở hiện tại, làm sao gọi là Nhớ?

Luận Thành Thật giải thích rằng: Đây thật là trí phá giả danh, dùng tên nhớ để nói. Các tâm tâm pháp lại là tên.

3. Nói về chỗ thành tựu:

Tu mười sáu loại này sẽ thành tựu năm hạnh, như Luận Thành Thật nói. Đó là Thánh hạnh, Phạm hạnh, Thiên hạnh, Học hạnh và Vô học hạnh.

Quán hơi thở này niệm niệm sinh diệt, cho nên vô thường. Vô thường nên không. Không tức là Thánh hạnh. Lại như Luận giải thích, hơi thở gọi là Gió, gió đi trong chỗ rỗng không; tướng rỗng không lại mở đường cho tướng hoại. Tướng hoại tức không. Không tức là Thánh hạnh, hay sinh cõi Trời thanh tịnh, nên gọi là Thiên hạnh. Vì đến chỗ vắng lặng nên gọi Phạm hạnh, vì được hữu học nên gọi là Học hạnh, vì được vô học nên gọi là Vô học hạnh.

4. Để nói theo vị:

Nói theo tướng chung: Mười sáu loại này gọi là An-na-ban-ma quán hạnh. An-na-ban-na thuộc về năm dừng Tâm. Trong Luận Thành Thật nói điều này gọi là Phẩm Xuất Nhập Tức. Trong Luận Tỳ-bà-sa cũng nói đây là Xuất Nhập Tức Quán. Lý thật thì hành giả quán mỗi pháp đều có thể đến quả Thánh vô học nên quán hơi thở từ đầu đến cuối không chỉ hạn cuộc ở địa vị năm dừng tâm. Nghĩa này thế nào? Nói theo thông tướng: Từ phàm đến quả Vô học, phần nhiều đều được có quán này. Trong đây chia ra: Bốn loại đầu khởi tại năm dừng tâm, thành tựu ở bốn niệm. Tám loại kế ở trong vị Niệm xứ. Bốn loại sau ở Noãn v.v… trở lên cho đến Vô học. Vị chia như thế.

5. Để nói theo thiền:

Như Luận Tỳ-bà-sa nói: Hơi thở ngắn Sơ thiền, hơi thở dài Nhị thiền, khắp thân Tam thiền, trừ thân Tứ thiền. Loại khác cũng như thế. Văn nói thẳng như thế, không phân biệt rộng. Theo nghĩa luận đủ thì: Bốn loại đầu như trên. Trong bốn loại thứ hai, Giác hỉ ở Sơ thiền, Nhị thiền, Giác lạc Tam thiền, Giác tâm và trừ tâm ở Tứ thiền. Trong bốn loại thứ ba, Khiến tâm hỉ ở tại Sơ thiền, Nhị thiền, Khiến tâm nhiếp ở tại Tam thiền, Khiến tâm định và Khiến tâm thoát ở Tứ thiền. Mới đầu gọi là Định, hoàn thành gọi là Thoát. Cũng có thể, Hữu lậu gọi là Định, Vô lậu gọi là Thoát. Bốn loại thứ tư đều khắp các thiền, y theo thiền như thế.

6. Để nói theo người:

Như Luận Tỳ-bà-sa nói: Ai có thể đầy đủ (mười sáu loại)? Chỉ có Phật, Như Lai. những người khác đều không đủ.

Có chỗ lại nói: La-hán, Bích-chi và Phật có thể đủ, ngoài ra không đủ.

7. Để phân biệt theo nghĩa:

Trong đây lại dùng chín nghĩa để phân biệt:

Phân biệt mười trí: Nhiếp cuối theo đầu chỉ có Đẳng trí tánh. Nên Luận Tỳ-bà-sa nói chỉ một Đẳng trí.

Đầu đuôi nói riêng thì:

Mười hai loại đầu chỉ Đẳng trí tánh.

Vô thường hành đu, sáu trí tánh là Đẳng trí và Khổ trí, hai Trí pháp và Tỷ, Tận, Vô sinh trí. Ở trước Kiến Đạo gọi là Đẳng trí. Kiến đạo trở lên gọi là Khổ trí. Quán dục vô thường gọi là Pháp trí. Quán vô thường trên gọi là Tỷ trí. Tại quả Vô học gọi là Tận, Vô sinh.

Nghĩa Đoạn, Ly và Diệt thì không nhất định. Nếu nói năng đoạn,

năng ly, năng diệt thì bảy trí tánh nghĩa là Đẳng trí, Khổ trí, Tập trí, Pháp trí, Tỷ trí, Tận, Vô sinh trí.

Thế tục dứt kiết là Đẳng trí.

Vô lậu dứt kiết là Khổ, Tập trí, vì chỗ duyên hơi thở là tánh của Khổ, Tập.

Duyên Cõi Dục đoạn gọi là Pháp trí.

Duyên cõi trên đoạn gọi là Tỉ trí.

Tại quả Vô học gọi là Tận, Vô sinh.

Nếu nói duyên đoạn, duyên ly, duyên diệt thì sáu trí tánh nghĩa là Đẳng trí và Diệt trí, Pháp trí, Tỉ trí, Tận, Vô sinh trí. Ở trước Kiến đạo gọi là Đẳng trí. Kiến đạo trở lên gọi là Diệt trí. Bốn trí kia rất dễ hiểu.

Để phân biệt theo căn: Như Luận Tỳ-bà-sa nói: Chỉ có ý tương ứng.

Phân biệt Ba đời: Như Luận Tỳ-bà-sa nói: Thể ba đời nhiếp, duyên với ba đời.

Phân biệt Ba tánh: Như Luận Tỳ-bà-sa nói:Thể thuộc tánh chỉ có, chỗ duyên hơi thở chỉ là vô ký.

Phân biệt Ba cõi: Như Luận Tỳ-bà-sa nói là thuộc Cõi Dục và cõi Sắc. Chỗ duyên hơi thở cũng thuộc Cõi Dục và cõi Sắc.

Để phân biệt theo ba nghĩa Học, Vô học và Phi học Phi vô học: Nhiếp cuối theo đầu thì thể tánh chỉ là Phi học, Vô học. Chỗ duyên cũng vậy. Hơi thở không phải Học, Vô học. Nên nghĩa này như Luận Tỳ-bà-sa nói.

Đầu, cuối nói riêng thì mười hai loại đầu, thể tánh và duyên đầy đủ như đã nói ở trước. Bốn loại sau thuộc cả Học, Vô học và Phi học, Phi vô học. Đẳng trí năng đoạn là Phi học, Phi vô học. Vô lậu năng đoạn gọi là Học, Vô học.

Để phân biệt theo ba nghĩa Kiến đoạn, Tu đoạn, Vô đoạn: Nhiếp chung theo chỉ là Tu đoạn. Chỗ duyên hơi thở cũng là Tu đoạn. Nghĩa này như Luận Tỳ-bà-sa nói. Đầu, cuối nói riêng, mười hai loại đầu đủ như trước đã nói. Bốn loại sau chung cả Kiến đoạn, Tu đoạn và Vô đoạn. Chỗ duyên như trên chỉ Tu đoạn.

Để phân biệt theo danh duyên, nghĩa duyên để: Như Luận Tỳ-bàsa nói, chỉ là nghĩa duyên, chẳng phải là danh duyên. Chỗ duyên hơi thở chẳng phải danh tự.

Phân biệt Tự – Tha: Như Luận Tỳ-bà-sa nói: Quán này duyên cả hơi thở mình, người, chẳng phải chỉ duyên theo mình.

Mười sáu Đặc thắng nói sơ như thế.

2. NGHĨA MƯỜI TÁM PHÁP BẤT CỘNG CỦA BỒ-TÁT

Nghĩa mười tám pháp bất cộng của Bồ-tát xuất xứ từ Kinh Phấn Tấn Vương Bồ-tát Vấn (quyển hạ). Hạnh đức của Bồ-tát vượt hơn Nhị thừa, khác với ho, nên nói là Bất cộng. Tuỳ khác nhau mà chia kỹ thì Bất cộng vô lượng. Nay theo một môn sẽ nói về mười tám. Mười tám pháp là:

Sáu độ là sáu.

Việc làm cao quý của ba nghiệp thân, miệng, ý là ba, cộng với trước là chín.

Chẳng nhân việc khác (tha) nên tự nhiên sẽ biết tất cả năm minh xứ v.v… của thế gian, chung với trước là mười.

Vì tâm đại bi, thường vì chúng sinh trị các bịnh một cách rộng lớn; sau trao cho Niết-bàn, chẳng vì lợi dưỡng là mười một.

Chẳng mong (làm) các vua Thích, Phạm thế gian mà thường thọ đủ là mười hai.

Ở chỗ buông lung nơi cõi nước tốt đẹp hay giáo hoá chúng sinh tu tập, cũng nhớ (nghĩ) là mười ba.

Bao nhiêu người ác ở chỗ Bồ-tát không thể làm hại; nếu thấy Bồtát, tâm sẽ thanh tịnh là mười bốn.

Có các chúng sinh chẳng tin Tam Bảo, nếu thấy Bồ-tát liền sinh lòng tin là mười lăm.

Trời, rồng, qủy thần, người và phi nhân v.v… nếu thấy Bồ-tát liền nghĩ là thầy, lễ kính cúng dường là mười sáu.

Ở chỗ nào cũng được tôn làm Đạo sư, giáo hoá chúng sinh dứt ác, tu thiện, sinh cõi Trời, được giải thoát là mười bảy.

Tùy chỗ tu tập pháp Bồ-đề phần, đầy đủ thần thông, ma không được dịp làm hại là mười tám.

Mười tám loại này bắt đầu từ Bồ-tát, thành tựu viên mãn ở Phật.

Nay theo chỗ khởi để nêu tên, gọi là Pháp bất cộng của Bồ-tát. Pháp Bất cộng nói sơ như thế.

3. NGHĨA HAI MƯƠI ĐỨC CỦA PHÁP SƯ

Đức của Pháp sư xuất xứ từ Địa Kinh luận. Luận Địa Trì cũng có nói đầy đủ. Đem pháp đến gần gũi đời gọi là Pháp sư. Đức của Pháp sư khác nhau, sẽ nói hai mươi loại, hai mươi đức ấy là:

Địa Luận và Địa Trì gọi có khác nhau. Nay sẽ nêu theo Địa Luận:

1- Thời thuyết. 2- Chính ý. 3- Đốn thuyết. 4- Tương tục. 5- Tiệm. 6- Thứ. 7- Cú nghĩa tiệm thứ. 8- Lạc (thị). 9- Hỉ. 10- Khuyến. 11-Cụ đức. 12- Bất hủy. 13- Bất loạn. 14- Như pháp. 15- Tùy chúng. 16- Từ tâm. 17- An tâm. 18- Tâm thương xót an vui. 19- Không khen mình chê người. 20- Không mê đắm danh lợi.

Mười lăm loại đầu gọi là Tùy thuận thuyết: Ngoài thuận nói nghĩa.

Năm loại sau gọi là Thanh tịnh Thuyết: Trong tâm không lỗi.

Trong mười lăm loại trước dùng ba môn để nói:

Dùng Địa Luận đối với Địa Trì để nói về đồng, khác.

Chia định Tùy nghĩa.

Giải thích Y danh.

Đồng, khác thế nào?

Trong mười lăm loại này, bốn môn là đồng, mười một môn là khác, khác thế nào?

Bốn môn của Địa Trì, Địa Luận chia thành tám:

Thời thuyết đầu tiên, Địa Luận chia thành hai: Thời và Chính ý.

Môn thứ sáu của Địa Trì gọi là Hoan hỉ, Địa Luận chia hai thành Tiệm và Thứ.

Môn thứ tám, Địa Trì gọi là Hỉ, Địa Luận chia hai thành Lạc và Hỉ.

Môn thứ chín, Địa Trì gọi là khuyến, Địa Luận chia thành hai laf Khuyến và Cụ đức.

Trong Địa Kinh luận có ba môn, Địa Trì thành bảy:

Môn thứ ba trong Địa Kinh luận gọi là Đốn thuyết, Địa Trì chia hai gọi là Nhất thiết thuyết (thuyết tất cả), Bất vi pháp san (không san lận pháp ).

Môn thứ tư trong Địa Kinh luận là Tương Tục thuyết, Địa Trì chia hai thành Vô gián thuyết, và Bất tác sư quyện ( Thuyết không ngừng, không làm sư mõi mệt)

Môn thứ mười ba trong Địa Kinh luận có một tên là Bất loạn thuyết, Địa Trì chia ba gọi là Bất Loạn thuyết, Văn tự đầy đủ, Bất trừ ẩn thuyết. (không thuyết bậy, văn tự đầy đủ, không nói mập mờ).

Bốn loại còn lại tương tự. Theo bốn loại này, Cú nghĩa tiệm thứ trong Luận Địa Trì gọi là Dục bất hủy. Như pháp và Tùy chúng, danh nghĩa đều đồng. Gốc lẽ ra đều đồng, vì người dịch khác nhau nên như thế.

Nghĩa Đồng như vậy.

Tùy nghĩa chia: Mười lăm loại này vì nghĩa theo nhau xếp thành bảy.

Đầu tiên có hai môn hợp thành thứ nhất, tùy chỗ thích hợp của người. Trong đó, Thời thuyết tùy hợp tâm người: Muốn nhận thì nói, không muốn thì thôi. Một loại Chính ý tùy hình thức thích hợp của người: Cung kính nghiêm túc thì vì họ nói, ngã mạn cống cao thì thôi.

Kế có hai môn, hợp thành thứ hai, tùy chỗ thích hợp của mình. Trong đó, Đốn thuyết để nói mình không lận tiếc. Một loại Tương tục để nói mình không lười biếng.

Kế có ba môn hợp thành thứ ba, tùy chỗ thích hợp của pháp. Trong đó, Tiệm thuyết nói thuận theo giáo pháp, kế thuận nghĩa pháp. Cú nghĩa tiệm thứ cũng có thể là câu này thuận với hành pháp.

Kế có ba môn, hợp thành thứ tư. Lập lại tỏ rõ theo chỗ thích nghi của người, có khác với trước gì mà lại lập lại?

Phần đầu ở trên tùy tâm hiện tại của người nghe pháp thích hợp và hình thức thích hợp. Còn môn này tùy theo căn tánh người có thích hợp hay không. Người căn lớn truyền lớn, căn nhỏ truyền nhỏ. Tất cả như thế.

Kế có một môn làm thứ năm, lập lại tỏ rõ theo chỗ thích nghi của mình, có gì khác với trước? Phần thứ hai trước, nói lên mình có tâm không bỏn xẻn, không lười biếng. Đây nói lên đức của lời nói, có trí thì nói, không trí thì thôi.

Kế có ba môn hợp thành thứ sáu, lập lại nói lên tùy chỗ thích hợp của pháp, khác gì với trước? Phần thứ ba trước, tùy thứ lớp pháp. Đây thuận theo pháp thể. Trong đó, Bất hủy là thuận đạo xuất thế, Bất loạn là thuận lý, cũng thuận giáo pháp Như pháp thuận với pháp tướng bốn Đế.

Một môn cuối cùng là thứ bảy: Năng thuận chúng.

Nghĩa chia như thế.

– Giải thích danh nghĩa:

Nói đúng lúc: Quán các chúng sinh có tâm ưa nghe. Lúc không có những chướng nạn ưu, não v.v… vì họ giảng nói nên gọi là Thời thuyết.

Chính ý: Bồ-tát chính ý quán các chúng sinh trụ ở oai nghi cầu pháp cung kính, sau đó vì họ thuyết. Như trong giới Kinh mình đứng, người ngồi không nên thuyết v.v… Gọi là chính ý.

Hai loại này Địa Trì hợp lại gọi là Thời thuyết.

Nói ngay: Vì tất cả chúng, nói tất cả pháp, tâm không bỏn sẻn, gọi là Đốn thuyết. Vì tất cả chúng là đối với người mau chóng nói tất cả pháp là đối với pháp mau chóng. Tâm không bỏn sẻn là nội tâm mau chóng (đốn). Trong Luận Địa Trì chia riêng không bỏn sẻn làm một môn không bỏn sẻn pháp.

Nói liên tục: Nói không ngừng nghỉ, bỏ ý ganh ghét trong các pháp gọi là Tương Tục Thuyết. Nói không ngừng nghỉ biểu lộ nói tương tục, bo ý ganh ghét, là tỏ rõ tâm nối tiếp. Trong Luận Địa Trì chia Ý không ganh ghét riêng làm một môn không làm thầy mõi mệt.

Nói dần dần: Nương giáo nói dần dần. Nên luận giải thích rằng: Nương Chữ, Câu, Nghĩa dần dần nói.

Nói theo thứ lớp: Nương Nghĩa thứ lớp nói: Nói Khổ đến Tập, nói Diệt đến Đạo, tất cả như thế. Nên Luận giải thích rằng: Như Chữ, Câu thứ lớp, Nghĩa cũng như vậy. Tiệm và Thứ này, trong Địa Trì hợp thành một môn, gọi là Hoan hỉ. Thứ lớp giảng nói đễ có thể nhớ ghi gìn giữ, nên khiến cho người vui (hỉ).

– Câu nghĩa dần dần có thứ lớp: Luận Gia Giải thích rằng nói pháp nghĩa đồng, không nói nghĩa khác. Tướng này thế nào?

Trong giáo và nghĩa ở trước, cạn thì cùng cạn, sâu thì cùng sâu, chẳng rời giảng nói gọi là nói nghĩa đồng. Như trong Khổ đế giảng nói Hữu tác. Trong Tập, Diệt, Đạo cũng nói Hữu tác. Trong Khổ đế nói Vô tác, trong Tập, Diệt, Đạo cũng nói Vô tác. Như thế tất cả gọi là nói đồng nghĩa. Đây trong Địa Trì gọi là Dục. Biện luận hành pháp khiến người ưa hành nên gọi là Dục.

Dạy: Luận nói dạy chỗ đáng dạy, chúng sinh căn nhỏ nên dạy pháp nhỏ, chúng sinh căn lớn nên dạy pháp lớn. tất cả như thế gọi là dạy chỗ đáng dạy. Đây là theo giáo pháp.

Mừng: Luận nói mừng chỗ đáng mừng. Tùy căn khác nhau, vì họ nói nghĩa, khiến tâm họ vui điều đáng vui. Đây là theo nghĩa pháp.

Dạy và Mừng này, trong Luận Địa Trì hợp thành một môn gọi thẳng là Mừng. Trong đó, giải thích đủ thì có bốn câu:

Thị ưng thị (dạy điều đáng dạy)

Thọ ưng thọ (trao việc đáng trao)

Chiếu ưng chiếu (soi chỗ đáng soi) Hỉ ưng hỉ (mừng điều đáng mừng).

Dạy và Trao theo giáo: Nêu chung gọi là Dạy, chính trao cho gọi là Trao.

Soi và Mừng theo Nghĩa: Nêu chung cho biết là chiếu; xứng cơ dạy riêng khiến họ vui mừng gọi là “Mừng”.

Bốn loại này đều thích hợp căn cơ của người nên cùng nói là ưng.

Khuyên: Luận nói Chúng sinh yếu hèn, khuyên khiến mãnh mẽ

nên gọi là Khuyến. Nghĩa này Địa Trì ẩn đi không nêu.

Cụ đức: Luận nói Nương vào Hiện trí, Tỉ trí và Trí A-hàm chứng được, người nói gọi là Cu đức. Hiện trí là Trí hiện lượng, Tỉ trí là Trí tỉ lượng, đây là biết pháp tướng. A-hàm là Giảo lượng trí, đây biết giáo pháp, ba loại này như trong chương Ba lượng ở trước đã phân biệt rộng. Chứng là Chứng trí, đây biết lý pháp. Đủ đây mới gọi là Cụ đức. Trong Luận Luận Địa Trì nói đây là Khuyến.

l. Bất hủy: Địa luận giải thích rằng: Thuận theo thiện đạo mà nói. Địa Trì giải thích: Thuận hướng nẻo lành, đây gọi là Xuất đạo (đạo xuất thế) vì là nẻo lành. Hễ có nói năng đều thuận theo Xuất đạo, gọi là Hướng nẻo lành.

2. Không loạn: Luận tự giải thích: Là hạnh bất động, bất tạp, chính nhập, không như rừng rậm rạp cây mọc không có hàng lối gọi Bất loạn. Bất động là lìa lỗi cạn cợt. Lời thiển cận làm sai mất lý của pháp nên là động. Bất tạp là lìa lỗi sâu, bất tạp trừ sự ẩn giấu nên gọi là Bất tạp. Chính nhập là nói lên chỗ bất động ở trước. Nói chính thuận lý nên gọi là chính nhập. Không phải như rừng cây rậm rạp là hiển bất tạp trước. Phật pháp tuy sâu mà khai thị khiến trẻ nhỏ nông cạn cũng hiểu; lìa sự che giấu sâu kín gọi là không phải như rừng cây rậm rạp không thấy được gì.

Luận Địa Trì chia đây làm ba:

Bất Loạn: Cũng gọi là Ưng, lời thuận lý pháp, tương ưng với lý.

Văn tự đầy đủ: Bên cũng gọi là Thiện thuyết, lời thuận với giáo pháp.

Bất thâm ẩn: Cũng gọi là Bất tạp. Lời thuận với cách thức giáo hóa, không xen lẫn.

Như pháp: Thuận bốn chân đế. Hễ có bàn luận gì đều ứng hợp với Bốn chân đế, khiến người nương vào đó trừ khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.

-Tùy chúng: Luận nói: Thuận theo bốn chúng, tám bộ vì họ mà nói pháp. Ở trong Tỳ kheo, nói pháp Tỳ Kheo. Ở trong Ni Chúng, vì họ nói pháp của ni. Tất cả đều như thế.

-Mười lăm loại trước này gọi là thuận theo nói.

Theo năm loại Thanh tịnh nói sau, nếu nương bốn vô lượng vì người nói pháp gọi là Thanh tịnh nói: Loại đầu là Từ, hai loại kế là Bi, một loại tiếp theo là Hỉ, loại sau cùng là Xả.

-Đối với chúng sinh oán hận thì sinh Từ tâm mà nói: Chỗ oán thì nhiều sân nên phải dùng lòng từ mà nói.

-Đối với chúng sinh ác, khiến sinh lòng An tâm mà nói: Chúng sinh làm hạnh ác có sự nguy hiểm sợ hãi, trao điều lành khiến họ an gọi là vì An tâm mà nói.

-Chúng sinh khổ, chúng sinh ưa buông lung, ưa biếng nhác nghèo cùng sinh tâm thương xót, an vui mà nói : Trái duyên bức não gọi là chúng sinh khổ, được vui tự buông lung gọi là thích buông lung. Thuận duyên không đầy đủ gọi là chúng sinh nghèo. Đối với ba hạng người này cùng khởi hai tâm. Đối với nghèo khổ thì thương xót cái khổ hiện tại Đối với chúng sinh ưa buông lung thì thương cái khổ sẽ chịu. Cho nên khởi cả tâm thương xót mà nói. Đối với chúng sinh khổ muốn cho được cái vui đối trị khổ. Người ưa buông lung muốn cho lìa tội, được cái vui không lỗi lầm. Đối với người nghèo khó muốn cho được cái vui đầy đủ, cho nên khởi chung tâm thương xót mà nói.

-Chẳng bị ganh ghét ràng buộc: khen mình chê người, dùng tâm vui mừng mà nói.

-Chẳng dính mắc danh lợi, dùng tâm xả mà nói.

-Nếu theo địa Trì, thì trước Xả, sau Hỉ.

-Năm loại này là nói do Tâm thanh tịnh. Đức của Pháp sư nói sơ như thế.

ĐẠI THỪA NGHĨA CHƯƠNG

QUYỂN 16 (Phần Đầu)

(HẾT)

(Phần Cuối)

4. NGHĨA BA MƯƠI BẢY ĐẠO PHẨM

Chia làm ba môn:

  1. Giải thích chung.
  2. Giải thích riêng.
  3. Phân biệt đối với chín pháp.

1. GIẢI THÍCH CHUNG:

Chia làm sáu môn:

  1. Giải thích danh nghĩa.
  2. Phân biệt Hạnh môn.
  3. Phân biệt Hạnh thể.
  4. Phân biệt Chỉ quán.
  5. Phân biệt Tám chánh.
  6. Đại- Tiểu khác nhau.

1) Giải thích tên:

Đạo phẩm: Trong kinh cũng gọi là Bồ-đề phần, cũng gọi là Giác Chi. Đạo, tiếng Phạm là Mạt-già, Hán dịch là Đạo. Nước ngoài (Ấn) có nhiều tên nên ở một Đạo đặt nhiều thứ tên: Có chỗ gọi Mạt-già, có chỗ gọi Bồ-đề, xứ này ít tên, cùng gọi là Đạo. Như người nước ngoại đối với Diệt lập nhiều thứ tên, hoặc là Niết-bàn, hoặc là Tỳ ni, hoặc là Di-lưu-đà. Đây gọi chung là Diệt. Đạo cũng như vậy.

Thế nào gọi là Đạo?

Nghĩa chung gọi là Đạo, giải thích có bốn nghĩa:

Đối với người để giải thích: Chung từ nhân đến quả, gọi là Đạo. Như chỗ người đời đi gọi là Đạo.

Đối với chướng để giải thích: Trừ được chướng che lấp, lúc đi không ngại gọi là Thông. Thông nên gọi là Đạo. Giống như thế gian, chỗ không chướng lấp, nói là Đạo.

Giải thích Theo nghĩa hạnh: Giới, Định, Tuệ v.v… hành số khác nhau. Bốn nghĩa Đạo, Như, Tích, Thừa, rộng thông, thông nên gọi là Đạo.

Phân biệt theo hành thể: Ở trong Chân đức, các hạnh đồng thể, hư dung vô ngại gọi là Thông. Thông nên gọi là Đạo. Bồ-đề, Mạt-già. Hai đạo khác nhau thế nào? Giải thích chung thì là một mà lặp tên khác, giống như nhãn mục (mắt), riêng để hiển bày pháp, chẳng phải không có khác nhau. Khác có ba loại:

Phân biệt nhân quả: Đạo ở trong nhân gọi là Mạt-già. Đạo trong quả gọi là Bồ-đề.

Phân biệt thông cuộc: Đạo Mạt-già chung cho cả nhân và quả, nên trong bốn Đế, Đạo là Mạt-già chung nhân quả. Đạo Bồ-đề chỉ hạn cuộc ở quả.

Phân biệt sự – lý: Đạo chung lý gọi là Mạt-già. Đạo sự biệt gọi là Bồ-đề.

Nghĩa này thế nào?

Giới, Định, Tuệ v.v… ba mươi bảy phẩm, mỗi thứ khác nhau, gọi là Sự đạo, bốn nghĩa Đạo, Như, Tích, Thừa đều chung, gọi là Lý đạo. Lại nữa, Đạo phẩm gọi là Sự đạo. Thật tánh các pháp không, vô ngã v.v… gọi là Lý đạo.

Giác: Giác biết tất cả lỗi phiền não nên gọi là Giác. Lại, giác biết được tất cả pháp nghĩa cũng gọi là Giác.

Phẩm: Kinh cũng gọi là Phần, cũng gọi là Chi, cũng gọi là Cụ, cũng gọi là pháp Trợ đạo. Phẩm là Phẩm biệt. Đạo hạnh khác nhau nên gọi là Phẩm. Phần là phân biệt. Đạo hạnh phân ra khác nhau nên gọi là Phần, đồng nghĩa với Phẩm. Cũng có thể là Phần, là tên khác của Nhân. Như thuốc có nhiều phần mới chung thành một thang trị bịnh. Ở đây cũng như thế. Chi là gọi gồm cả Phạm (Ấn) và Hán (Trung Hoa). Tiếng Phạm là Chi, Hán dịch là Nhân. Như Bích-chi-ca, Hán dịch là nhân duyên. Tiếng Hán là Chi, là chi nhánh khác nhau. Nghĩa riêng như trên. Cụ là nghĩa Nhân, như gạo, mì v.v… gọi là Thật cụ. Niệm xứ v.v… là nhân của thành đạo nên gọi là cụ. Trợ pháp nghĩa là Duyên. Giúp đỡ quả đức nên gọi là Trợ. Lại nữa, các hạnh giúp nhau cũng gọi là Trợ.

Hỏi: Vì tên là Bồ-đề, Đạo và Giác là Phẩm, là Phần, là Chi, là Cụ, hay cùng với Bồ-đề, Đạo, Giác làm nghĩa nhân nên gọi là Phẩm, Phần v.v…

Đáp: Nghĩa này không nhất định, nếu gọi quả đức là đạo Bồ-đề, là Giác, thì ba mươi bảy pháp Niệm xứ v.v…kia làm nhân cho đó nên gọi là Đạo, Phần v.v…Nếu gọi nhân hạnh là Bồ-đề, là Đạo, là Giác thì trong Niệm xứ v.v…đạo kia, khác nhau hợp thành Đạo v.v…gọi là Đạo, Phần v.v…

Danh nghĩa như thế.

2) Phân biệt theo hạnh môn:

Hạnh môn có bảy:

  1. Niệm xứ.
  2. Chánh cần.
  3. Như ý túc.
  4. Năm căn.
  5. Năm lực.
  6. Bảy giác phần.
  7. Tám chánh đạo.

Nên Luận Tỳ-đàm nói: Phật nói Ba mươi bảy loại xứ, Phương tiện, Nhất ý, Nhuyễn độn và Lợi căn, Kiến đạo, Tư duy đạo.

Xứ là Bốn niệm xứ, Phương tiện là Chánh cần, Nhất ý là Bốn như ý túc, Nhuyễn độn là Năm căn, Lợi căn là Năm lực, Kiến đạo là Tám chánh, Tu đạo là Bảy giác.

Theo bảy môn này chia làm ba môn:

Phân biệt theo hạnh, y cứ theo người, theo giai vị.

Phân biệt theo sự tu nhập của một người.

Phân biệt theo vị.

Theo hạnh, y cứ theo người, phân biệt theo vị trí:

Ba môn đầu phân biệt theo hạnh.

Hai môn kế theo người.

Hai môn sau theo vị.

Ba môn trong hạnh: Đạo phẩm dùng trí tuệ làm thể. Niệm xứ là Tuệ, nên trước hết nói về nó. Tuệ do siêng năng mới có thể dứt trừ, như lửa gặp gió mới thiêu đốt được, nên nói về Chánh cần. Siêng quá thì tâm động, không thể thấy pháp. Như nước, gió tăng khiến lửa mau tắt, phải dùng định để nhiếp. Như ý là định, nên nói về Như ý. Chia Hạnh như thế.

Theo người: Người có lợi và độn. Ba đạo phẩm trước, tại tâm người độn gọi là: năm căn; tại tâm người lợi gọi là năm lực. Ví như dao bén ở thế gian cắt vật xuyên qua. Người lợi căn cũng vậy nên gọi là Lực. Chia theo Người như thế.

Chia theo vị: Vị chia ra Kiến và Tu. Ba đạo phẩm trước, ở đạo

Kiến đế gọi là Tám Chánh, ở Tu đạo nói là Bảy giác.

Hỏi: Thánh vị thì kiến trước, tu sau. Vì sao trong tên lại nêu Bảy giác trước, sau mới luận đến Tám chánh?

Đáp: Đây là nói thứ lớp chứ không phải hành thứ lớp.

Hỏi: Vì sao lúc nói không y theo thứ lớp của hành?

Luận có giải thích: Đó là y theo pháp môn tăng số nên chia như thế. Trước là Niệm xứ v.v… bốn; bốn làm môn.Tăng bốn đến năm nên Căn, Lực năm; năm làm môn Tăng năm đến bảy nên tiếp theo là bảy giác. Tăng bảy đến tám, nên sau nói về tám phần chánh đạo.

b. Phân biệt theo một người tu nhập:

Hành giả sắp muốn tu tập chánh đạo, trước theo thầy nghe nhận chánh pháp. Đã nghe pháp rồi, buộc niệm ở tâm, cho nên đầu tiên nói về Niệm xứ.

Muốn nương pháp này cầu lợi ích như thật nếu không siêng năng thì không được, nên kế thứ hai nói về Chánh cần.

Vì Tinh Tấn nên được pháp, tâm an trụ nên thứ ba là tu Như ý túc.

Vì tâm trụ nên hay sinh đạo xuất thế, nên thứ tư là nguồn Năm căn.

Căn này thêm lớn ngăn được phiền não, gọi đó là Lực, nên thứ năm nói về Năm lực. Như cây lúc nhỏ chỉ có rễ chứ chưa có năng lực chịu đựng. Đến lúc lớn, năng lực có thể ngăn nước. Căn lực cũng giống như thế.

Căn lực đầy đủ muốn nhập đạo xuất thế, trước phải dùng bảy giác để điều luyện tâm.

Nếu tâm lay động dùng ba hạnh Ỷ (khinh an), Định, Xả mà nhiếp. Nếu tâm chìm lặng phải dùng ba pháp Trạch pháp, Tinh tấn và Hỉ để thúc đẩy, niệm sẽ cũng điều hoà. Nên kế thứ sáu nói về tám giác chi.

Vì tâm điều hoà nên sẽ nhập Chánh đạo. Vì vậy thứ bảy nói về tám chánh.

Trong môn này, bảy giác ở trước, tám chánh ở sau. Nhưng trong môn này Kiến đạo và Tu đạo đều gọi là tám Chánh, chẳng hạn cuộc ở kiến đạo.

c. Nói theo giai vị: Hạnh thật đều thông. Tùy nghĩa lại chia ra khai

hợp không nhất định.

Hoặc chia làm hai: Thế và Xuất thế. Từ Kiến đạo trở xuống gọi là Thế gian. Kiến đạo trở lên gọi là Xuất thế. Trong bảy loại, năm loại đầu là Thế gian, hai loại sau là Xuất thế.

Hoặc chia làm ba:

  1. Phương tiện đạo: Ở trước Kiến đạo.
  2. Kiến.
  3. Tu.

Năm loại đầu ở Phương tiện. Tám chánh ở Kiến, bảy giác ở Tu.

Hoặc chia làm bốn: Ngoại phàm, nội phàm, kiến đạo, tu đạo là bốn. Niệm xứ trở xuống là Ngoại phàm. Chưa giác được lý nên bốn tâm như Noãn v.v…gọi là nội phàm. Học quán để lý thành tựu tánh bậc Thánh xuất cho nên Kiến, Tu rất dễ biết. Trong bảy môn, môn đầu ở ngoại phàm, thuộc về Niệm xứ, bốn môn kế là nội phàm, tám chánh ở Kiến đạo, bảy giác ở Tu đạo.

Hoặc chia làm bảy: Như Luận Tỳ-đàm nói. Trong địa vị niệm xứ gọi là Bốn niệm. Ở Noãn tâm gọi là Chánh cần. Ban đầu được lý tướng, tâm siêng cần cầu. Ở Đảnh tâm gọi là Như ý Túc; đối với pháp được quán, tâm trở nên vắng lặng. Ở tại tâm nhẫn gọi là Năm căn; Tâm trụ không lui sụt, chắc chắn sẽ sinh đạo xuất thế. Nên pháp Thế đệ nhất gọi là Năm lực, hàng phục sâu phiền não, thân sinh đạo vô lậu xuất thế. Tám chánh là Kiến đạo, bảy giác là Tu đạo.

Đem Tiểu (thừa) so với Đại. Đại (thừa) cũng như thế, nhưng không có chỗ nói.

Hạnh môn như thế.

3) Phân biệt theo hạn, trong đây có ba:

a- Định về hạnh thể. b- Nói về khai hợp. c- Nói về phế lập.

a. Hạnh thể có mười: Tín, tấn, niệm, định và tuệ là năm. Chánh tư duy trong tám chánh và Giới chung với trước là bảy. Ỷ, Hỉ và Xả trong bảy giác chung với trước là mười. Chín loại lấy tâm pháp làm thể, còn một môn Giới theo như Luận Tỳ-đàm, lấy sắc pháp làm thể. Nếu theo Luận Thành Thật thì tác giới là sắc, Vô tác là phi Sắc phi Tâm. Trong Tâm pháp, nếu theo Luận Thành Thật thì bốn thứ Tín, Tấn, Niệm, Tư là số chung. Năm loại kia là số riêng. Trong biệt, Ỷ, Xả và Định, Tuệ chỉ có thiện nên riêng. Hỉ chỉ là Hữu Lậu, không chung với Vô lậu nên gọi là riêng.

Nếu theo Luận Tỳ-đàm, bốn thứ Tín, Tấn,Ỷ, Xả là thiện. Trong Đại địa, bốn pháp tâm sở Niệm, Định, Tuệ, Hỉ là chung. Trong Đại địa, pháp tâm sở Hỉ là thọ số, ba loại còn lại rất dễ biết.

Chánh tư duy là giác số, là tâm sở riêng ngoại năm Đại địa, Thông, Thiện, Bất thiện, Đại, Tiểu phiền não là năm địa. Tư là giác số. Vì sao gọi là Tư? Vì Tư lương là nghĩa của Giác nên gọi là Tư.

Hỏi: Vì sao trong các tâm pháp chỉ nói chín loại này là Đạo phẩm. Còn chung đại địa khác, Thiện đại địa khác và quán số không nói là đạo?

Đáp: Pháp môn tùy giáo hoá mà ẩn, hiển không đáng trách. Nay hãy theo tướng thô để giải thích lý do.

Hỏi: Tưởng số trong Thông, do nghĩa nào mà không nói là Đạo?

Đáp: Tưởng lấy chấp tướng làm nghĩa. Đối với sự quán, công lực giả tưởng tăng mạnh. Ở trong chánh đạo, nghĩa tưởng dụng nhỏ bé, vì thế không nói. Vì sao? Vì các tuệ dụng này, chỗ ẩn yếu phần nhiều cần năng lực tưởng. Chỗ Tuệ dụng mạnh, giả tưởng sẽ ít. Trong đạo, tuệ mạnh nên không nói tưởng.

Hỏi: Dục số trong Thông vì sao không nói là Đạo?

Đáp: Như Lai giảng nói ba mươi bảy phẩm, Dục là căn bản, phân biệt ngọn khác gốc nên không nói Dục.

Hỏi: Xúc số trong Thông vì sao không nói là Đạo?

Đáp: Như Lai giảng nói ba mươi bảy phẩm, nói lên Xúc là nhân. Phân biệt quả khác nhân nên không nói Xúc. Lại, Xúc chuyên hoà hợp tâm cảnh khiến tiếp xúc nhau. Đối với các hành, tâm đều hoà hợp không phân biệt kia đây. Còn ba mươi bảy phẩm lấy môn biệt làm nghĩa. Ở các hạnh môn có sự nghiêng về mạnh nói là Đạo phẩm, cái bằng nhau thì không luận. Xúc dùng ngang nhau, phẩm biệt không hiển bày nên trong Đạo phẩm không nói Xúc.

Hỏi: Tư số trong Thông vì sao không nói là Đạo?

Đáp: Tư là Hạnh chính, lấy khởi tác làm nghĩa. Đối với các hạnh môn đều khởi tạo tác, không có chỗ mạnh hơn, cũng đối với Đạo, phẩm biệt không hiển, nên ẩn không nói.

Hỏi: Giải thoát trong Thông, vì sao không nói là Đạo?

Đáp: Giải thoát là ở trong cảnh giới nhận lấy hạn lượng. Đối với cảnh số, xả không thể trụ lâu. Đạo đối với cảnh giới trụ lâu, chỉ có thiện. Giải thoát không thuận, do đó không lập. Lại nữa, tướng giải thoát hiển bày ở quả, đạo phẩm thì ở nhân, nên ẩn giải thoát.

Hỏi: Nhớ nghĩ trong Thông, vì sao không nói là Đạo?

Đáp: Đối với duyên phát ngộ là nghĩa nhớ nghĩ. Đối với việc đã rồi thì nhớ nghĩ phần nhiều phát ngộ, còn trong việc chưa trải qua thì ít phát ngộ. Đạo phẩm phần nhiều ở trong pháp chưa biết, quán Sát cầu biết. Nhớ nghĩ ở đây năng lực dùng yếu ớt nên ẩn không nói.

Hỏi: Trong Thiện đại địa, năm loại Vô tham, Vô sân, Tàm, Qúy,

Bất hại vì sao không gọi là Đạo?

Đáp: Loại này đối với hạnh lìa lỗi thế sự có công lực tăng mạnh. Đối với lý quán thì năng lực dùng yếu ớt, vì thế không nói.

Hỏi: Trong Thiện đại địa, Bất buông lung số vì sao không gọi là Đạo?

Đáp: Bất buông lung là căn bản của tất cả pháp thiện. Phân biệt gốc khác ngọn, vì thế không nói. Lại, Bất buông lung đối với Đạo phẩm đều nhiếp hộ, không có chỗ mạnh hơn, do đó không nói.

Hỏi: Trước nói ba mươi bảy phẩm, Dục là căn bản, nay lại nói Pháp bất buông lung là căn bản, có gì khác nhau?

Đáp: Như Kinh Niết-bàn (quyển 37) nói: Dục là sinh nhân, giống như mẹ sinh. Các thiện đều từ lạc dục mà sinh. Bất buông lung là Liễu nhân, cũng gọi là Dưỡng nhân giống như mẹ nuôi. Tâm nhiếp hộ thì không buông lung, vì giữ gìn các thiện.

Hỏi: Bất buông lung hộ chung các thiện nên không nói là Đạo. Tinh tấn nhắc nhở chung, vì sao gọi là Đạo?

Đáp: Tinh tấn đối với nghĩa Đạo có chỗ mạnh hơn, phẩm biệt có thể được, nên nói là Đạo.

Hỏi: Trong biệt tâm sở, quán số vì sao không nói là Đạo?

Đáp: Quán dùng như giác, đã nêu từ đầu nên ẩn quán sau. Lại nữa, quán số truy tìm giống như Tuệ. Trong Đạo, Tuệ mạnh nên ẩn quán kia.

Hạnh thể như thế.

b. Nói về khai hợp:

Nói theo hạnh thì khai sáu, hợp bốn.

Nói theo vị thì khai bốn, hợp sáu.

Thế nào là theo hạnh khai sáu, hợp bốn? Trong mười thứ hạnh thể thì, bốn loại Tư, Ỷ, Hỉ, Xả không chia gọi là họp.

Trong sáu loại kia:

Tín chia làm hai: Tín căn và Tín lực.

Hoặc chia làm ba: Là Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng trong Tám chánh.

Niệm chia làm bốn: Niệm căn, niệm lực, niệm giác, chánh niệm.

Định, Tuệ, Tinh tấn mỗi thứ chia làm tám.

Tuệ chia làm tám: Bốn niệm xứ chung đều là tuệ, tức là bốn; Tuệ căn trong năm căn; Tuệ lực trong năm lực; giác chi Trạch pháp trong Bảy giác chi; Chánh kiến trong Tám chánh đạo. Đó đều là Tuệ hợp lại thành tám.

Tinh tấn chia tám: Bốn chánh cần thông là tinh tấn, tức là bốn. Tinh tấn căn trong năm căn; Tinh tấn lực trong năm lực; Tinh tấn giác chi trong Bảy giác chi; Chánh tinh tấn trong Tám chánh đạo. Thông với trước là tám.

Định có tám: Bốn như ý túc thông là định, tức là bốn. Định căn trong Năm căn; Định lực trong Năm lực; Định giác chi trong Bảy giác chi; Chánh định trong Tám chánh đạo tức là bốn, cộng với trước là tám.

Theo hạnh như thế.

Thế nào là theo vị khai bốn hợp sáu?

Tín chỉ ở Kiến đạo trở xuống.

Chánh tư và Giới chỉ ở Kiến đạo.

Ỷ, Hỉ và Xả chỉ ở Tu đạo. Gọi là hợp.

Niệm, tấn, định, tuệ gồm chung đầu cuối gọi là Khai.

Khai hợp như thế.

c. Nói về phế lập: Hạnh thật vô lượng. Tùy giáo hóa, một môn nói ba mươi bảy. Nên Kinh Niết-bàn (quyển 21) nói: Ba mươi bảy phẩm là nhân của Niết-bàn, chẳng được gọi là nhân của Đại Niết-bàn. Vô lượng vô biên A-tăng-kỳ đạo mới được gọi là nhân Đại Niết-bàn. Hạnh thật đều thông, nghĩa không được nói. Tùy giáo hóa mà phế lập, cần giải thích lý do.

Nay trước theo Niệm xứ, chánh cần và Như ý túc để nói về phế lập.

Hỏi: Hạnh thật vô lượng, vì sao chỉ nói ba loại này là hạnh thể?

Đáp: Vì ba loại này quan trọng.

Hỏi: Đây có gì quan trọng?

Đáp: Ba mươi bảy phẩm dùng tuệ làm chính. Niệm xứ là Tuệ nên nói về niệm xứ. Tuệ cần kềm chế và phát huy. Không kềm chế thì cuồng loạn, không phát huy thì chìm đục. Tinh tấn năng phát nên nói về Chánh cần. Định năng chế ngự nên nói về Như ý. Các loại còn lại không phải như thế, nên ẩn không nêu.

Kế là y theo Căn-lực phân biệt phế lập: Hạnh số vô lượng, vì sao chỉ nói năm loại như Tín v.v…là căn, là lực, những loại khác không như vậy?

Đáp: Căn có nhiều nghĩa, nói không nhất định.

Hoặc nói một loại: Là không buông lung, như Kinh Niết-bàn (quyển 24) nói: không buông lung nên có thể làm cho các hạnh vững chắc không hoại, thêm lớn sinh ra. Vì nói. Lên không buông lung có riêng công năng này nên nói là căn, những loại khác thì không như thế, phế mà không lập. Lại hiển bày hạnh khác đều là chỗ sinh ra của không buông lung nên không nói căn. Lại, Niết-bàn (quyển 37): Ba mươi bảy phẩm, Dục là căn bản. Đây cũng là một loại căn này. Vì có lạc dục liền nhiếp tu tất cả các hạnh. Vì nêu lạc dục có riêng công năng này nên nghiêng nói về căn. Những loại khác thì không như thế, nên phế chẳng lập.

Lại hiển bày các điều thiện khác đều từ Dục sinh ra nên không gọi là Căn.

Có chỗ nói ba loại: Vô tham, vô sân, vô si là ba gốc lành. Vì đây trị được ba bất gốc lành tham dục, sân, si nên nói nghiêng về. Những loại khác không như thế, nên phế bỏ không giữ lại.

Lại nữa, ba loại này sinh ra bảy chi nghiệp lành của thân và miệng nên nói là Căn. Những loại khác không như cho nên bỏ không lập, lại nêu các điều lành khác đều do ba loại này sinh ra, nên không nói là căn.

Có chỗ nói năm loại: Tín, tấn, niệm, định và tuệ căn. Vì nghiêng về đạo xuất cho nên nói như vậy. Năng lực sinh ra đạo xuất thế của năm thứ này mạnh, nên nghiêng về đó nói căn.

Nghiêng về mạnh thế nào?

Thánh đạo xuất thế lấy Tuệ làm chính thể. Tuệ căn chính sinh ra thể kia nên lập Tuệ căn. Tuệ thuộc về định, Tinh tấn thúc đẩy mới sinh ra đạo xuất thế, cho nên phải lập Định và Tinh tấn làm căn. Định do niệm mà thành, Tấn do tín mà khởi, cho nên phải lập Tín và Niệm làm căn.

Lại nữa, đạo xuất thế quan trọng ở Chỉ và Quán. Định sinh ra Chỉ, tuệ sinh khởi Quán, nên lập hai pháp Định và Tuệ làm căn. Định do niệm giúp mới sinh ra Chỉ. Tuệ do tinh tấn giúp mới sinh khởi Quán; nên lại phải lập Niệm và Tấn làm căn. Thánh đạo xuất thế từ xưa đến giờ, người không được phần nhiều do nghi ngờ; nếu không có lòng tin thì không tìm cầu. Vì có tin nên khởi bốn căn ở trên mà hướng về Thánh đạo. Vì thế phải lập Tín tâm làm căn.

Lại, năm loại tín v.v…này trị năm thứ đại phiền não địa nên nghiêng về nó mà nói căn.

Năm địa gồm:

Là bất tín, biếng nhác, vô minh, trạo cử và buông lung.

Tín trị bất tín, Tinh tấn trị biếng nhác, Tuệ trị vô minh, Thiền định trị trạo cử, Niệm trị buông lung.

Hỏi: Định tâm trị tán loạn, niệm trị thất niệm. Nay vì sao nói định trị trạo cử, niệm trị buông lung?

Đáp: Nghĩa đối với trị có kiêm và chính. Như Từ vô lượng chính là trị sân giận, mà kiêm trị cả tham dục. Bi chính là trị sân, kiêm dừng hại giác. Ở đây cũng như vậy. Định chính trừ loạn, kiêm xả bỏ lỗi trạo cử. Vì người được định sẽ xa lìa lỗi trạo hí. Niệm tâm tuy chính là trị thất niệm, mà kiêm trừ buông lung. Người trụ chánh niệm chắc chắn không khởi lỗi buông lung.

Hỏi: Không buông lung trừ buông lung sao không nói là Căn, mà lại theo kiêm trị nói niệm là căn?

Đáp: Không buông lung có năng lực rất mạnh, một mình có thể khiến các điều thiện vững chắc tăng trưởng, Như Lai (kinh Niết-bàn quyển 24) nói đó là một căn, nên ở đây không lập. Bởi vì Tín v.v… có nhiều nghĩa ở trước nên lập làm căn, những loại khác không như thế cho nên bỏ không giữ. Lại, nêu các điều thiện khác đều từ năm căn này sinh nên không nói căn.

Hoặc lại nói rằng tất cả pháp lành đều gọi là căn. Như kinh Niếtbàn (quyển 24) nói: Tín căn, giới, thí, văn căn, tuệ, nhẫn, tấn, niệm, định căn v.v…so với quả thì đều sinh nên gọi chung là căn. Những loại này khai hợp theo một nghĩa. Nay y cứ theo một môn nên nói là năm.

Lực cũng giải thích như căn.

Kế theo Tám chánh đạo để phân biệt phế lập:

Vì sao nghiêng về tám loại Chánh kiến, v.v… cho là Chánh đạo, những loại khác không lập?

Như Tạp Tâm (phẩm Trạch thứ 10) giải thích, Phật nói tám chánh là bánh xe. Bánh xe phải có trục, trục là giới, giới là Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng. Nên nói ba loại này là Chánh đạo. Vì giới là gốc của các hạnh nương vào nên nói là Trục. Nương trục có căm xe, căm là tuệ. Tuệ là Chánh kiến; nên lại nói Chánh kiến là Đạo. Vì trí tuệ hướng ra ngoài nhận duyên giống như căm xe nên nói là căm. Căm do vành xe nhiếp giữ. Vành là định nên phải nói rằng Chánh định là Đạo. Định năng nhiếp tuệ, tương tự như vành xe nên nói là vành. Tư duy giúp cho tuệ mạnh, niệm giúp cho định mạnh. Nên phải nói rằng Tư và niệm là Đạo. Đã có thể là bánh xe thì phải có chuyển động. Tinh tấn chuyển nên nói Tinh tấn là Đạo.

Lại nữa, các loại này đầu tiên vào Thánh đạo đối trị với tám tà, nên nói tám loại này là Tám chánh đạo, những loại khác không có nghĩa này nên bỏ không lập. Tám tà là Tà tư duy v.v…

Hỏi: Vì sao không nói Tín tâm là Chánh đạo?

Đáp: Tín thật ra thì thông khắp. Nhưng ở đây vì nêu tín là tướng đầu tiên tạo sự khác biệt thế gian, còn bát Thánh đạo đã chứng Thánh vị, không phải thuộc về Tín địa, nên không nói Tín là Chánh đạo.

Hỏi: Nếu Tín là tướng bắt đầu, trong tám loại này không nêu lên, vì sao trong Kinh nói bậc Sơ quả có bốn niềm tin bất hoại?

Đáp: Đạo phẩm nhiều hạnh đối nhau, là môn ẩn hiển; vì phân biệt với vị xuất đạo (Thánh đạo) trước Kiến đạo nói là Tín. Còn bốn bất hoại tín là theo môn Độc Hạnh, chẳng kể nghĩa khác. Từ Kiến đạo trở lên, tín tâm thật mạnh hơn nên được nói đến.

Hỏi: Vì sao không nói Ỷ, Hỉ và Xả là Chánh đạo?

Tạp Tâm (quyển 10, phần đầu) giải thích: Kiến đạo mau chóng, hạnh kia không mau, đối với kiến không thuận, vì thế không lập.

Hỏi: Nếu thế, định tâm trụ cảnh đâu có mau, vì sao nói là Chánh đạo?

Đáp: Kiến đạo tuy lại là chóng nhập vào pháp, mau không phải là Xả. Ngoài pháp xả mà nhập vào pháp, chính là do năng lực của định, vì thế phải lập. Ỷ, Hỉ, Xả không có khả năng như thế, nên không lập.

Theo Bảy giác để phân biệt phế lập:

Hỏi: Vì sao chỉ nói Bảy giác: Niệm giác v.v… là giác chi, những thứ khác không lập?

Đáp: Bảy giác ở Tu đạo. Trong tu quan trọng là Chỉ và Quán; nghĩa này giúp nhau sẽ đạt đến bờ kia. Định là Chỉ, Trạch pháp là Quán. Nên nói hai loại này là Giác chi. Hai loại Ỷ, Xả giúp cho Chỉ, năng lực nó mạnh, còn Tinh tấn và Hỉ giúp cho Quán, năng lực nó mạnh, nên lại phải lập. Niệm có công năng điều hoà chung nên lập niệm giác.

Lại nữa, những loại này trị được bảy sử, nên nghiêng về chúng nói là giác chi. Đây như Kinh Tăng Nhất A-hàm nói. Bảy sử là:

Sử Tham dục: Phiền não tham ái trong cõi Dục.

Sử Hữu ái: Phiền não tham ái của hai cõi trên, kinh ấy gọi là sử Dục thế gian.

Sử Sân, Sử Si, Sử Mạn, Sử Nghi, Sử Kiến là Năm kiến chấp trong ba cõi.

Hỏi: Làm sao đối trị?

Đáp: Niệm trị tham dục, giữ tâm chánh niệm lìa tham dục.

Hỉ giác đối trị sử Dục thế gian, vui vào đạo Thánh, lìa khỏi kiết sử ở thế gian.

Trạch pháp; trị sân, vì tu trí tuệ phá lìa ngã, nhân, trừ tức giận.

Xả giác trị si, Xả là trừ; chứng pháp bình đẳng bỏ ngu tối.

Ỷ giác trị mạn, vì tâm ỷ (khinh an) dứt lìa ngã mạn, cống cao.

Định giác trị nghi. Đối với pháp an trụ chân chánh, lìa do dự.

Tinh tấn trị kiến, siêng năng cầu trí tuệ chân chánh dứt các kiến chấp. Vì có công năng này, nói là Giác chi, những thứ khác không như cho nên bỏ không lập.

Hỏi: Vì sao không nói Tín là giác chi?

Đáp: Ở đây đồng với giải thích ở trước. Tín là tướng ban đầu gây ra sự khác nhau ở thế gian, nên ở đây không lập.

Hỏi: Vì sao không nói Tư là Giác chi?

Đáp: Tu đạo chậm rãi, tánh của Tư duy gấp gáp, đối với Tu không thuận, vì thế không lập.

Hỏi: Nếu vậy, tánh của tinh tấn cũng gấp gáp, vì sao được nói là giác chi?

Đáp: Tu đạo tuy chậm nhưng phải thường liên tục, thường hành không dừng là công năng của tinh tấn, nên nói Tinh tấn là Giác chi.

Lại nữa, tinh tấn có nhiều công năng làm xong các việc, vào thô thì thô vào tế thì tế, vào chỗ chậm thì chậm, vào chỗ mau thì mau nên ở đây lập.

Hỏi: Vì sao không nói Chánh nghiệp, Chánh ngữ, Chánh mạng là Giác chi?

Đáp: Tạp Tâm (quyển 8, phần Hạ) giải thích: Giác là tâm, giới không phải tâm pháp, nên không lập là giác. Thật hành thì đều thông, theo ẩn hiển mà phế lập như thế.

4) Phân biệt Chỉ quán:

Hạnh đức tuy nhiều, tóm lại chỉ có CHỈ và QUÁN. Nên Kinh Niết-bàn (phẩm Kiều-trần-như thứ 39) nói: Muốn cầu Tu-đà-hoàn cho đến muốn cầu Vô Thượng Bồ-đề nên tu CHỈ QUÁN. Nên biết chỉ quán nhiếp hết các hạnh. Trong đó, phân biệt có hai nghĩa:

Bốn niệm quán thể; Chánh cần giúp nhau thành tựu; Như ý là Chỉ; Tín, Niệm Và Định lực trong năm căn, năm lực là hạnh của chỉ; Tuệ, Tinh tấn là Quán. Trong Bảy giác chi, Ỷ, Định, Niệm, Xả thuộc về Chỉ, Trạch pháp. Tinh tấn, Hỉ là Quán. Trong Tám chánh đạo, năm thứ: Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, chánh niệm, vì Chánh định là chỉ; ba loại: Chánh kiến, chánh tư duy và Chánh tinh tấn là Quán.

Hỏi: Tín tâm sinh chung các hạnh, vì sao đối với căn, Lực lại nói là thuộc Chỉ?

Đáp: Vì tín làm an pháp, lìa do dự nên sinh định mạnh. Lại nữa, Tín hạnh bắt đầu hướng vào định gần, nên trong Luận Đạo giải thoát (quyển 11) xếp Tín vào Định.

Hỏi: Luận nói: Trong bảy giác chi, Niệm có thể điều hoà hết, nay vì sao chỉ thuộc về Chỉ?

Đáp: Vì niệm giữ cảnh sinh định mạnh.

Hỏi: Luận nói: Trong Tám chánh đạo, Tinh tấn thúc đẩy chung, nay vì sao chỉ cho là thuộc Quán?

Đáp: Vì Tinh tấn thúc đẩy phát sinh Quán mạnh. Trong đây vì muốn dùng hai môn để nhiếp pháp. Không nên lấy nghĩa chung mà nêu lên trách cứ.

Như trong phẩm Chỉ Quán của Luận Thành Thật nói:

Trong Bốn niệm xứ, ba niệm trước là Chỉ, pháp niệm là Quán.

Chánh cần là Quán.

Như ý là Chỉ.

Căn lực: Bốn loại trước là Chỉ, một loại sau là Quán.

Bảy giác chi: Ỷ, Định và Xả là Chỉ, Trạch pháp, Tinh tấn, Hỉ là Quán; Niệm thì điều hoà cả hai.

Trong Tám chánh đạo, năm loại Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh niệm và Chánh định là Chỉ; ba loại Chánh kiến, chánh Tư duy và Chánh tinh tấn là Quán.

Hỏi: Bốn niệm cùng có thể quán cảnh, vì sao ba loại trước chỉ nói là Chỉ, một loại sau là Quán?

Đáp: Ba loại trước quán thân, thọ và tâm là pháp sự tướng. An tâm trong sự thì thuận với Bát thiền nên nói là Chỉ. Pháp niệm sau biết luôn cả lý và sự, biết lý thì chỉ có tuệ, nên nói là Quán.

Hỏi: Bốn chánh cần lại cho là Quán, trong căn – lực có Tinh tấn, vì sao lại xếp vào Chỉ?

Đáp: Vì chỗ đối ứng khác nhau cho nên như thế. Bốn chánh cần đối với Bốn như ý Thiền định hạnh, nên Bốn chánh cần thúc đẩy phát sinh, nói là Quán. Còn trong Căn và Lực, vì phân biệt tuệ sau nên xếp vào Chỉ.

Hỏi: Vì sao chỉ phân biệt tuệ sau mà cho là Chỉ mà không phân biệt với định sau để nói là Quán?

Đáp: Trong năm căn, Tuệ căn làm chủ, bốn căn kia trợ giúp. Tinh tấn và Định đồng là hạnh trợ giúp, nên xếp là Chỉ. Lại, trong tông ấy, bốn căn là Kiến đế. Tuệ căn ở trước là xuất thế, Tinh tấn và Định đồng hạnh thế gian, nên cho là Chỉ.

Hỏi: Nếu trong năm căn, dùng Tuệ làm chính, các hạnh khác trợ giúp, tức xếp Tinh tấn vào Chỉ; Bảy giác và tám đạo cũng phải như thế. Vì sao Tinh tấn lại xếp vào Quán?

Đáp: Đều từ lý thì cũng nên như nhau, nhưng hạnh của Bảy giác và Tám chánh đồng ở xuất thế, phân theo tướng thì Tinh tấn phát tướng siêng năng, không thuận với Chỉ, nên xếp vào Quán.

Hỏi: Niệm trong căn, Lực, Tám chánh v.v… đều thuộc Chỉ. Vì sao trong Bảy giác dùng Niệm điều hoà hết?

Đáp: Tu ban đầu Định chưa thành tựu sâu, cần phải niệm tâm giữ vững, cảnh giới mới đắc định, nên trong Căn, Lực xếp niệm vào Chỉ. Bảy giác hành cuối cùng, tâm định đã thành tựu, nghĩa nhờ niệm ít nên dùng điều hoà chung.

Hỏi: Nếu nói Bảy giác, Định thành tựu, nghĩa nhờ Niệm ít nên nói niệm tâm là điều hoà chung, thì Bảy giác, Quán cũng thành, nghĩa nhờ Tinh tấn cũng ít, vì sao không dùng Tinh tấn để thúc đẩy chung?

Đáp: Tinh tấn thật có thể thúc đẩy chung nhưng trong Kinh (Niếtbàn quyển 37, phẩm Ca-diếp) nói Ba mươi bảy phẩm dùng niệm làm chính, nên dùng điều hoà chung, Tinh tấn chẳng phải chính nên ẩn chung để nêu riêng. Vì thế xếp vào Quán.

5) Phân biệt Tám chánh:

Như Kinh Niết-bàn nói: Đạo tuy vô lượng, tóm lại chỉ có Tám chánh, nên biết Tám chánh xếp chung các hạnh. Trong đây lược dùng phân biệt hai môn.

Xếp Bốn niệm, Tuệ căn, Tuệ lực, Trạch pháp, Chánh kiến vào Chánh kiến.

Xếp Bốn chánh cần, Tinh tấn căn- lực, Tinh tấn giác chi và Chánh tinh tấn vào Chánh tinh tấn.

Xếp Bốn như ý, Định căn, Định lực, Định giác chi và Chánh định cùng với Ỷ, Xả vào Chánh định.

Xếp Niệm căn, Niệm lực, Niệm giác chi và Chánh niệm vào Chánh niệm.

Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng thì ngay tên gọi có thể biết.

Tín căn, Tín lực xếp vào nghĩa nào? Nghĩa chia không cố định:

Hoặc thuộc Chánh định vì đối với thiền tin thuận có thể tu nhập.

Hoặc thuộc Chánh kiến, đối với pháp quyết định sinh chánh trí.

– Hỉ giác chi thì sao?

Nghĩa cũng chẳng nhất định:

Lìa loạn sinh Hỉ thì thuộc về Chánh định.

Chứng pháp sinh hỉ thì thuộc về Chánh kiến.

Một nghĩa như thế.

Như trong Luận Đạo giải thoát (quyển 11) nói:

Bốn niệm, Niệm căn, Niệm lực, Niệm giác chi và Chánh niệm thuộc về Chánh niệm.

Bốn chánh cần, Dục và Tinh tấn trong như Ý Túc, Tinh tấn căn lực, Tinh tấn giác chi và Chánh tinh tấn. Những thứ này tất cả gọi chung là Chánh định.

Trong Bốn như ý, giữ Tuệ định, Tuệ căn, Tuệ lực, Trạch pháp, Chánh kiến. Những thứ này tất cả đều là Chánh kiến.

Bốn thứ còn lại như trên.

Hỏi: Bốn niệm tánh vốn là Tuệ, vì sao luận ấy lại nói là Niệm?

Đáp: Trong mỗi môn đều bao gồm nhiều nghĩa, y theo cái nào nêu lên cũng được, trong Niết-bàn (bản Nam quyển 11) nói Bốn niệm xứ là định. Tạp Tâm nói là tuệ. Luận Đạo giải thoát nói là niệm; đều được, không hại gì.

Hỏi: Kinh Luận phần nhiều nói Như ý là định, luận ấy vì sao nói là Tinh tấn và Định tuệ?

Đáp: Luận kia theo Tinh tấn, v.v…mà nói. Còn Kinh khác theo chỗ sinh nên nghiêng về đó gọi là Định. Nói gần gần thì Tín và Hỉ v.v… cho là Định. Hãy theo một nghĩa.

Hỏi: Trong sự tu hành đạo phẩm, có đủ bảy môn, sao chỉ dùng Tám chánh để nhiếp đạo, các môn kia lại không như thế? Đáp: Vì trong các môn kia không nói giới.

6) Nói về Đại – Tiểu khác nhau:

Khác nhau rất nhiều, nay ở đây lược dùng mười một loại để nói về sự khác nhau.

Y địa khác nhau.

Thể tánh khác nhau Thường, vô thường khác.

Lậu, vô lậu khác.

Duyên tâm khác nhau.

Cạn sâu khác nhau.

Thô tế khác nhau.

Tu khởi khác nhau.

Hành lợi khác nhau cũng gọi là việc làm khác nhau.

Trị chướng khác nhau.

Đắc quả khác nhau.

Y địa: Địa chia ra mười một: Cõi Dục, Tám thiền, Vị lai (vị chí), Trung gian. Luận Thành Thật nói có mười, trừ Vị lai.

Y như Luận Tỳ-đàm:

Sơ thiền địa có Ba mươi bảy phẩm, những địa khác không có.

Y Thiền Vị lai và Đệ Nhị thiền thì có ba mươi sáu. Vị lai trừ Hỉ nên chỉ còn lại có ba mươi sáu phẩm còn lại.

Vì sao không có Hỉ?

Vì chưa ra khỏi dục ác, chưa được căn bản nên Hỉ không sinh.

Trong Đệ Nhị thiền không có chánh Tư duy, cho nên cũng có ba mươi sáu phẩm.

Vì sao không có Tư duy?

Vì chánh Tư là giác, hạn cuộc ở Sơ thiền, nên kia không có.

Y theo thiền Trung gian, Tam thiền, Tứ thiền có ba mươi lăm phẩm trừ Hỉ và Chánh tư duy.

Không Xứ, Thức xứ, Vô sở hữu xứ có ba mươi hai phẩm. Không có Hỉ, chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng. Cho nên chỉ có ba mươi hai. Không Hỉ, Chánh tư duy nghĩa còn có thể biết. Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng, ba loại này là giới. Trong tông ấy, giới là Sắc pháp, bốn không địa đều không có Sắc, vì thế trừ ra.

Hỏi: Nếu bốn cõi không đều không có Sắc, phải trừ giới, thì xứ kia không Sắc, nương vào đâu có được thân Niệm xứ quán?

Đáp: Địa kia tuy vô sắc mà bậc Thánh sinh lên đó, không mất giới vô lậu của địa dưới, nương theo đó khởi quán nên có thân niệm.

Hỏi: Nếu vậy sao không dùng ngay giới ấy làm Pháp Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng của Không xứ, v.v…?

Đáp: Không được, trí năng quán là tâm vô Sắc, nên cõi Vô Sắc có được thân niệm. Giới sở quán là pháp của địa dưới, cho nên không gọi là Chánh ngữ, Nghiệp, v.v… trong cõi Vô Sắc.

Hỏi: Tám chánh ở Kiến đạo, luận Tỳ-đàm nói nương vào định Vô sắc không nhập Kiến đạo. Vô Sắc xứ kia làm sao có Chánh niệm, Chánh định, Chánh kiến, Chánh tinh tấn mà nói Không, Thức, Vô Sở hữu xứ có ba mươi hai đạo phẩm?

Đáp: Tám chánh đạo y cứ theo địa vị khác nhau mà phối hợp ở Kiến đạo. Lý thật thì tất cả bậc Thánh đều tu. Nay chỗ luận là tám chánh trong tu nên có được.

Hỏi: Nếu trong môn Tu đạo có được Tám chánh nói là Chánh niệm, Chánh định v.v… thì cùng với Niệm, Định, Tinh tấn, Trạch pháp giác chi trong Bảy giác chi đâu có khác nhau gì mà chia ra làm ba mươi bảy?

Đáp: Cho nên đồng mà nghĩa chia khác. Ban đầu là Chánh niệm, Chánh định, Chánh kiến và Chánh tinh tấn, sau là Giác chi, nên có đủ.

Phi tưởng, Cõi Dục có đủ hai mươi hai, là Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực là hai mươi hai. Phi Tưởng địa tuy không có vô lậu nhưng khởi được Niệm xứ, Chánh cần, Như ý, Căn, Lực hữu lậu, cho nên được có hai mươi hai đạo.

Địa kia Vô Sắc, làm sao có được thân niệm xứ quán?

Nghĩa như trước đã giải thích. Bậc Thánh sinh ở đó, không mất tịnh dưới vô lậu ở địa giới, nương đó khởi quán, cho nên có được. Chỗ khởi của Cõi Dục cũng là hữu lậu.

Hỏi: Theo Luận Tỳ-đàm, Cõi Dục không có Định, làm sao khởi được đạo phẩm quán?

Đáp: Cõi Dục tuy không thiền định, mà dùng Tư tuệ phân biệt quán Sác khởi thân niệm v.v… nên có được.

Hỏi: Cõi Dục đã không có Thiền định, làm sao có được Bốn như ý túc, Định căn, Định lực?

Đáp: Đây cũng là Tư tuệ trụ pháp gọi là Như ý, không khác với thể của định. Tâm thiện ở Cõi Dục tương ứng với định số gọi là Định căn, Định lực, không khác thiền định.

Luận Tỳ-đàm như thế.

Nếu theo Tôn giả Cù-sa nói:

Cõi Dục có định, Cõi này nên có ba mươi sáu đạo phẩm, trừ Hỉ, có những phẩm kia; đồng với Vị lai địa, các địa khác giống như Luận Tỳ-đàm.

Nếu theo Luận Thành Thật thì:

Cõi Dục có Tam-muội như Điện. Luận này nói Điện quang, Sắc giới Tứ thiền và ba Vô Sắc dưới trong Tứ không, đều được nhập hai đạo Kiến và Tu; đều nên khởi đủ ba mươi bảy phẩm. Nói chung hữu lậu có đủ ba mươi bảy, chỉ luận vô lậu trừ Hỉ, có những phẩm kia.

Vì sao vô lậu lại trừ Hỉ?

Luận ấy (quyển 15) giải thích rằng: Tâm Hỉ do chấp giả danh sinh, chấp ngã nên khởi. Bậc Thánh đã dứt vì cho nên trừ. Luận ấy nói:

Giác chi có hai, hữu lậu và vô lậu. Hữu lậu có Hỉ, vô lậu thì không.

Hỏi: Tâm Hỉ ở Sơ thiền và Nhị thiền, các thiền kia không có Hỉ, làm sao có được giác chi Hỉ?

Đáp: Luận ấy nói rằng Ưu, Hỉ theo tâm đến trời Hữu đảnh, do đó mà có được.

Hỏi: Nếu hỉ được đến Hữu Đảnh. Vì sao trong kinh chỉ nói Sơ thiền, Nhị thiền có Hỉ?

Đáp: Đó là thuộc môn ẩn hiển, không phải là đạo lý tột cùng. Như nói an tuệ ở tại Tam thiền, há ở đó riêng có, Hỉ cũng như vậy.

Hỏi: Nếu Hỉ thật chung cả trên dưới, kinh theo nghĩa nào mà chỉ ở Sơ thiền, Nhị thiền địa kiến lập Hỉ chi, thiền khác không lập?

Đáp: Vì Sơ thiền và Nhị thiền tâm Hỉ nhiều, mới xả dục ác bắt đầu được vắng lặng cao siêu, nên sinh nhiều vui thích, vì thế nói thiên về đó. Lại, trong định Sơ thiền, Nhị thiền có Hỉ, ngoài định cũng có, nên Sơ thiền, Nhị thiền nói có Hỉ chi. Tam thiền trở lên, ngoài định có Hỉ, trong định thì không. Nên Tam thiền trở lên không lập Hỉ chi. Vì trên Tam thiền, ngoài định có Hỉ, nên được nói đó có giác chi Hỉ.

Hỏi: Chánh tư duy là giác số. Giác đến Sơ thiền, làm sao địa trên có được Chánh tư duy?

Đáp: Luận Thành Thật nói rằng: Hai số Giác và Quán chung khắp ba cõi. Vì tướng thô tế của tâm nên trong kinh chỉ nói Sơ thiền có, cũng là theo môn ẩn hiển mà nói. Vì Sơ thiền vừa ngược với dục ác, thường cần năng lực này vì thế nói thiên về đó, chẳng phải địa trên không có. Vì địa trên có nên được có Chánh tư duy.

Lại nữa, trong tông ấy chánh tư là Tuệ. Nghĩa của Tuệ chung khắp nên ở trên cũng có Tư duy.

Hỏi: Ba sắc nghiệp Chánh ngữ, Chánh nghiệp, và Chánh mạng, này nương định Vô Sắc làm sao khởi được?

Hỏi: Vô Sắc không có thân, không có miệng làm sao có Chánh ngữ, Chánh nghiệp được?

Đáp: Vô Sắc đúng là không có hai “tác nghiệp” thân và miệng, nhưng “chỉ nghiệp” thì không có ngại gì. Vì được hai định đạo vô tác nên rốt ráo không khởi nghiệp ác của thân và miệng nên nói là có được.

Về thiền Trung gian, Luận Thành Thật cũng có nói: Sơ thiền Phạm vương cũng có thể đến Trung gian, thuộc về Sơ thiền không nói riêng nữa.

Phi Tưởng thế nào? Luận ấy nói Phi tưởng tuy không năng quán để dứt kiết vô lậu, chẳng không phải không thuận với cựu du quán vô lậu. Nên luận ấy nói rằng: Tâm vô lậu ở Phi Tưởng địa sau nhập định Diệt Tận. Trong đó, phần thô chỉ có Bảy giác chi, thuộc về Tu đạo. Tùy nghĩa, phần tế có đủ ba mươi bảy phẩm, theo lý cũng không hại gì.

Trong Đại thừa: Bắt đầu thì đồng với Luận Tỳ-đàm, rốt ráo cuối thành đầu, từ Cõi Dục cho đến Phi Tưởng, tất cả khởi đủ ba mươi bảy phẩm.

Hỏi: Cõi Dục là địa loạn không có định, làm sao khởi được ba mươi bảy phẩm?

Đáp: Đại phẩm nói trong Cõi Dục cũng có thiền định. Nên Ngài Long Thọ (Đại Trí Độ Luận quyển 7, phẩm 28) nói: “Tam-muội có bốn; một là Cõi Dục hệ, hai là Sắc giới hệ, ba là Vô sắc giới hệ, bốn là Bất hệ”. Biết rõ Cõi Dục cũng có thiền định. Lại, Ngài Long Thọ (Đại Trí Độ Luận quyển 26) nói: “Phật thường trụ trong định Cõi Dục gọi là Vô Bất định (không ở đâu không định)”. Vì có định nên nương nó tu khởi.

Hỏi: Định cõi Dục, tánh là hữu lậu, làm sao có thể khởi đạo phẩm vô lậu?

Đáp: Tịnh định thế tục cõi trên tuy là hữu lậu có thể sinh vô lậu. Đây cũng như thế, đâu đáng lấy làm lạ. Lại nữa, định Cõi Dục cũng có cả vô lậu. Nên Ngài Long Thọ (Đại Trí Độ Luận quyển 26, 45, 60) nói: “Mười tám pháp bất cộng đều là vô lậu. Phật thường ở tại định Cõi Dục gọi là Bất cộng pháp”. Rõ là có cả vô lậu, có cả vô lậu nên khởi đạo phẩm được.

Hỏi: Phi Tưởng không có vô lậu này làm sao khởi được đạo phẩm vô lậu?

Đáp: Đại thừa nói Phi tưởng địa cũng có vô lậu. Nên Ngài Long Thọ (Trí Luận quyển 20) nói: “Thế nào là Bồ-tát Phi tưởng xứ định cùng chung với thật tướng”. Rõ là vô lậu. có vô lậu nên khởi đạo phẩm được.

Hỏi: Chánh tư duy có thể là Giác số. Giác ở tại Sơ thiền, địa trên làm sao có?

Giải thích đồng với Luận Thành Thật. Lại nữa, đối với lý xét kỹ gọi là Tư, nghĩa không có hạn cuộc nghiêng lệch nên địa trên cũng có.

Lại hỏi: Hỉ chi ở Sơ thiền và Nhị thiền làm sao ở trên có được?

Đáp: Giải thích đồng với Luận Thành Thật. Lại, Kinh nói rằng: “Tu Hỉ vô lượng sinh về Thức xứ”, rõ ở trên cũng có. Lại, chỗ Chứng Thánh Hoan Hỷ gọi là Hỉ, chung khắp tất cả, đâu được theo tướng Hỉ của Tịnh thiền thế tục kia mà hạn cuộc.

Hỏi: Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, thể là Sắc nghiệp.

Nương định Vô sắc làm sao khởi được?

Đại thừa nói rằng bốn “không” có sắc, nên tu khởi được.

Y địa khác nhau nói sơ như thế.

Để nói lên khác nhau theo thể tánh:

Ba mươi bảy phẩm có tâm là thể tánh. Tâm có ba lớp:

Sự thức: Tâm sáu thức. Trong phần này là ngoài tâm có pháp, ngoài pháp có tâm. Tâm phân biệt quán Sát cảnh ngoại là Đạo phẩm quán.

Vọng thức: Là của bảy Tâm thức. Trong phần này là ngoài tâm không pháp. Tất cả các pháp đều từ vọng tưởng của tự tâm hiện ra, như những điều thấy trong mộng. Ở trong pháp do tự tâm của mình hiện ra, tìm tòi quán Sát là Đạo phẩm quán.

Chân thức: Tâm tám thức. Ở trong phần này, ngoài tâm không pháp, ngoài pháp không tâm. Tâm và pháp giới thể thì đồng mà nghĩa thì khác. Vì đồng thể nên dùng tâm nhiếp pháp, tất cả đều là pháp trong một tâm. Theo pháp chia tâm thì tâm rộng đủ bằng số cát bụi trong pháp giới. Tâm đối với pháp xưa nay không chướng ngại mà vì vọng nhiễm nên nói bị che đậy. Nếu khiến vọng nhiễm dứt, bên trong chiếu thật tánh thì gọi là Đạo phẩm quán.

Trong pháp Tiểu thừa chỉ có môn quán Sự thức đầu, gọi là Đạo phẩm. Trong pháp Đại thừa, ban đầu là sự quán, kế phá tình tướng là Vọng thức quán.

Thể tánh như vậy.

Để nói về sự khác nhau theo thường vô thường:

Tiểu thừa tu vô thường, sinh diệt từ đầu đến cuối lấy tâm thức làm thể.

Đại thừa thì không như thế. Ban đầu tu vô thường, cuối cùng thành tựu là thường, chỗ thành tựu lấy chân tâm làm thể.

Để giải thích khác nhau theo nghĩa hữu lậu và vô lậu:

Đạo phẩm của Tiểu thừa: Có cả lậu, vô lậu, hai mươi hai loại trước ở trước Kiến đạo, gọi là hữu lậu; Bảy giác chi và Tám chánh đạo ở Kiến đạo trở lên, gọi là vô lậu. Bồ-tát bắt đầu tu là hữu lậu, rốt ráo thành tựu tất cả vô lậu. Nên trong Kinh Niết-bàn (Phẩm Ca-diếp thứ 37) chép: Ba mươi bảy phần Bồ-đề là phạm hạnh thanh tịnh. Ca-diếp bạch Phật: Pháp lành hữu lậu cũng có thể làm nhân cho pháp vô lậu, vì sao không được gọi là Phạm hạnh thanh tịnh? Phật nói: Tánh hữu lậu là điên đảo nên không phải Phạm hạnh. Tánh ba mươi bảy phẩm là vô lậu nên là Phạm hạnh. Lấy đây mà xét thì biết rõ cuối cùng thành tất cả vô lậu.

Để nói lên khác nhau theo duyên tâm:

Đạo có hai thứ: Duyên trị và thật chứng. trí phân biệt quán cảnh để phá kiết gọi là duyên trị. Diệt quán chân tâm, vong tình dứt lự, khế hợp như như bất động gọi là thật chứng.

Trong pháp Tiểu thừa, chỉ có duyên trị, hoàn toàn không có thật chứng.

Đại thừa thì không như thế, ban đầu tu phương tiện duyên trị hướng về đạo, cuối cùng thành tựu thật chứng cho là chánh đạo.

Để nêu khác nhau theo cạn sâu:

Chỗ tu hành của Thanh Văn, kinh nói khác nhau.

Luận Tỳ-đàm nói về đạo hạnh rất cạn, chỉ quán bốn Đế, mười sáu Thánh hạnh.

Luận Thành Thật thì nói chỉ quán bốn Đế danh dụng hư giả, rỗng không, không có tánh.

Chỗ tu của Bồ-tát đối với tất cả pháp không chấp tướng có, không giữ tướng không, chẳng chấp tướng có – không, chẳng phải có – không. Đối với nghĩa chân thật bình đẳng lìa ngôn thuyết, chứng biết như thật. Nên Địa Trì nói: Thế nào là ba mươi bảy phẩm của Đại Thừa? Bồ Tát đối với thân không khởi tướng luống dối, cũng lại không chấp tất cả tánh không và có. Ở nghĩa chân thật đệ nhất lìa nói năng, biết rõ như thật. Như thân niệm xứ như thế, các niệm kia cũng như thế, đó gọi là ba mươi bảy phẩm Đại thừa.

Chẳng khởi tướng luống lối nói về lìa có; chẳng chấp phi tánh là chẳng chấp không. Ở đây nói nghĩa lìa tưởng, lìa ngôn thuyết là chân pháp tánh, như thật biết rõ.

Ngài Long Thọ nói cũng đồng với ở đây.

Để nói lên khác nhau theo thô tế:

Thanh văn tu Thân niệm xứ chỉ có thể biết sơ về Năm căn, Năm trần, Vô tác sắc v.v… không thể biết nhỏ nhiệm. Bồ-tát đối với thân biết sắc khác nhau như cát bụi trong pháp giới; Nhị thừa không theo kịp, nên kinh Niết-bàn (phẩm Thánh Hạnh quyển 13) nói: Chỗ nói trí biết được về sắc ấm, phân biệt sắc này vô lượng vô biên, Thanh Văn, Duyên giác chẳng thể biết. Ta ở trong Kinh ấy chẳng hề nói.

Địa Trì cũng nói: Bồ-tát đối với thân có thể làm phương tiện quán vô lượng chỗ. Như thân niệm xứ, các đạo phẩm khác cũng giống như thế.

Thanh văn quán chung gọi là Thô, Bồ-tát biết riêng gọi là Tế.

Để nói về khác nhau theo khởi tu:

Trong pháp Tiểu thừa có hai nghĩa:

Theo hạnh khác nhau khởi ý học riêng ba mươi bảy phẩm, đều khởi riêng, hoàn toàn có trước sau chứ không cùng một lúc được.

Theo tâm, tâm pháp v.v…đồng thời, theo nghĩa để chia: Bốn niệm xứ kia giữ cảnh riêng nên chỉ có trước sau, không được đồng thời. Những loại khác thì đồng thời.

Vì nghĩa này nên trong Sơ thiền địa, ba mươi bốn phẩm cùng khởi một lần. Trong Bốn niệm kia, lấy loại hiện khởi trước tiên chung với loại khác hợp thành ba mươi bốn phẩm; ba niệm xứ kia trước sau khởi riêng. Vị lai và Nhị thiền có ba mươi ba phẩm cùng khởi môt lúc. Vị lai thì ở trong ba mươi bốn phẩm của Sơ thiền trước trừ hỉ, Nhị thiền thì trừ giác. Các phẩm khác thì tương tự. thiền Trung gian, Tam thiền, Tứ thiền có ba mươi hai phẩm cùng khởi một lượt, trong ba mươi bốn phẩm của Sơ thiền ở trước, trừ Hỉ và Giác, các phẩm khác tương tự. Không xứ, Thức xứ, Vô Sở hữu xứ có hai mươi chín phẩm cùng khởi một lúc, trong ba mươi bốn phẩm của Sơ thiền trước trừ Hỉ, trừ giác và ba loại giới, các phẩm khác tương tự. Cõi Dục, Phi Tưởng có mười chín đạo phẩm cùng khởi một lượt: Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực và một loại thú hướng khởi trong Bốn niệm xứ là mười chín.

Tiểu thừa như thế.

Trong pháp Đại thừa cũng có hai loại:

  • Tu ban đầu ba mươi bảy phẩm tác ý khởi riêng.
  • Tu thuần thục thì ba mươi bảy phẩm đồng thời chóng khởi, nên Địa Kinh nói: Bồ-tát niệm niệm đầy đủ tất cả pháp trợ giúp Bồ-đề.

Niệm niệm khởi, biết đủ rõ chẳng phải trước sau.

Nói về chỗ làm khác nhau của Đại-Tiểu: Cũng được gọi là làm lợi khác nhau.

Tiểu thừa tu nghiêng về tự lợi, tâm không gồm khắp rộng rãi gọi là Tiểu.

Bồ-tát tu gồm cả lợi mình và người, gồm lợi nên gọi là Đại. Địa Kinh nói: Chẳng bỏ chúng sinh mà tu hành đạo phẩm, gọi là Hộ Tiểu thừa.

Nói về Đại thừa, Tiểu thừa trị chướng khác nhau:

Thanh văn tu Chỉ dứt Bốn trụ, không thể cùng tận, Bồ-tát thật hành dứt cả Năm trụ, kiêm dứt cả duyên trị, vì sâu sâu rộng.

Nói về Tiểu thừa đắc quả khác nhau:

Tiểu thừa tu Chỉ đắc quả Thanh Văn, Bích-chi-phật.

Bồ-tát thật hành sẽ đắc quả Phật.

Lại nữa, Tiểu thừa tu đạo phẩm chỉ được quả phương tiện, không được tánh tịnh. Đại thừa hành được quả tánh tịnh và phương tiện. Nên Kinh Niết-bàn (quyển 36) nói: Ba mươi bảy phẩm có công năng làm sinh nhân bất sinh cho phiền não, cũng có thể làm liễu nhân cho Niếtbàn. Phương tiện Bồ-đề dứt chướng lìa nhiễm, khiến cho phiền não rốt ráo chẳng sinh, đạo này có thể khởi, cho nên vì đó mà làm liễu nhân.

Đại-Tiểu khác nhau, nói sơ như thế.

Từ trên đến đây giải thích chung về nghĩa Đạo phẩm đã xong.

2. GIẢI THÍCH RIÊNG VỀ ĐẠO PHẨM:

1. Trước giải thích Niệm xứ: Vì Niệm xứ phá bốn điên đảo, mở môn thật tướng nên nói trước. Lại nữa, Đạo phẩm dùng Tuệ làm chính, Niệm xứ là Tuệ, cho nên nói trước. Trong đây, lược chia ra bảy môn:

  1. Giải thích danh nghĩa
  2. Chia ra chung riêng khác nhau
  3. Nói về ba loại niệm xứ khác nhau.
  4. Phân biệt theo hữu lậu – vô lậu.
  5. Nói về thứ lớp.
  6. Hiển quán tướng.7) Giải thích văn.
  1. Giải thích danh. Bốn niệm xứ là: Thân – Thọ – Tâm – Pháp.

Sắc thân chứa nhóm gọi là Thân. Lãnh nạp là Thọ, năng duyên là Tâm. Tự thể gọi là Pháp, giữ cảnh gọi là Niệm. Chỗ bốn loại Thân v.v… sinh ra niệm gọi là Niệm xứ.

  1. Nói về chung riêng: Lý thật thì tất cả các pháp đều được là niệm xứ chung. Nay hãy y theo năm ấm và ba pháp vô vi để nói chung, nói riêng.

Chia riêng năm ấm và ba pháp vô vi làm bốn niệm quán gọi là riêng. Duyên chung năm ấm và pháp vô vi làm pháp niệm quán gọi là chung.

Tướng riêng thế nào? Sắc ấm là thân, thọ ấm là thọ, thức ấm là tâm, tưởng hành và ba vô vi họp lại làm pháp.

Hỏi: Ấm đã có năm, nương quán đã đầy đủ được rồi, đâu cần làm bốn?

Đáp: Ấm pháp khai hợp không nhất định:

Chung thì chỉ có một là pháp hữu vi.

Hoặc chia làm hai: Danh và sắc, bốn ấm là danh, sắc ấm là sắc.

Hoặc chia làm ba: Ba tu. Như Kinh Niết-bàn (quyển 31, 36) nói là Thân, Giới và Tâm. Nói năm căn trong sắc ấm là thân; ngăn cấm, tu hai nghiệp thân – miệng gọi là Giới, bốn ấm là Tâm. Lại nói phiền não, nghiệp, khổ v.v… khác nhau cũng là ba.

Hoặc nói là bốn: Bốn niệm, bốn thật, bốn thức trụ v.v… như Kinh Niết-bàn nói: Làm sao chia ấm làm bốn thật? Sắc ấm là đoạn thật, thức là thức thực; hành ấm là tư thực, xúc thật. Tưởng và thọ không nói đến.

Trừ thức ra, các ấm kia là chỗ nương của thức gọi là bốn thức trụ.

Hoặc chia làm năm: Tức là năm ấm.

Hoặc chia làm sáu: Năm ấm và bất tương ưng hành.

Hoặc nói mười hai: mười hai là nhập mười hai nhân duyên.

Hoặc nói mười tám: Mười tám giới.

Hoặc lại nói hai mươi hai căn.

Như thế chẳng phải một. Nay hãy theo một môn chia làm bốn thứ. Nương theo đó khởi quán để phá bốn điên đảo, nên nói là bốn.

Thường, Lạc, Ngã, Tịnh là bốn điên đảo, phàm phu đối với sắc thường chấp là thanh tịnh, thọ chấp là vui, cho tâm là thường, đối với tất cả pháp tưởng, hành, v.v… khiến lập có ngã. Để phá kiến chấp này, quán sắc bất tịnh để phá trừ điên đảo tịnh, quán thọ là khổ để phá điên đảo lạc (vui), quán tâm vô thường để phá điên đảo thường; quán pháp vô ngã để phá điên đảo ngã.

Tướng riêng như thế.

Tướng chung thế nào?

Giải thích rộng có sáu:

Quán chung năm ấm và pháp vô vi là Vô thường, Khổ, Không, Vô nga, v.v…

Quán chung năm ấm và pháp vô vi là bốn Đế, mười sáu Thánh hạnh.

Quán chung năm ấm và pháp vô vi danh dụng luống dối, không có tánh, vắng lặng.

Quán chung năm ấm và pháp vô vi là vọng tưởng luống dối không có tánh, vắng lặng.

Quán chung năm ấm và pháp vô vi luống dối, vọng tưởng đều từ tâm hiện, rốt ráo không có pháp.

Quán chung năm ấm và pháp vô vi là chân pháp nhóm khởi, bản tánh thường vắng lặng.

Theo môn đầu, quán Khổ, Vô thường hạn cuộc ở năm ấm. Quán Không, Vô ngã thì chung cả pháp vô vi. Nay hãy nói theo năm ấm.

Quán này khó thành, tập từ từ mới thành tựu, trong đây chia ra hai mươi môn quán:

Trong năm ấm, quán chung từng cặp thành mười môn: Sắc – Thọ hợp quán thành môn đầu, Sắc – Tưởng hợp quán thành môn thứ hai, Sắc – Hành hợp quán là môn thứ ba, Sắc – Thức hợp quán là môn thứ tư. Trừ sắc ấm ra, Thọ – Tưởng hợp quán thành môn thứ năm, Thọ – Hành hợp quán là môn thứ sáu, Thọ – Thức hợp quán là môn thứ bảy. Trừ sắc, trừ thọ; Tưởng – Hành hợp quán là môn thứ tám, Tưởng – Thức hợp quán là môn thứ chín. Trừ Sắc – thọ – tưởng, Hành – Thức hợp quán là môn thứ mười.

Từng ba ấm họp quán, có sáu môn: Sắc – Thọ và Tưởng hợp quán là một. Sắc – Tưởng và Hành hợp quán là thứ hai. Sắc – Hành và Thức hợp quán là thứ ba. Trừ Sắc ấm, Thọ – Tưởng – Hành hợp thành thứ tư. Thọ – Hành – Thức là thứ năm. Trừ Sắc, trừ Thọ, Tưởng – Hành – Thức họp thành thứ sáu.

Cộng đây thông với trước thành mười sáu.

Bốn loại hợp quán có ba môn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành hợp quán là một. Sắc, Tưởng, Hành, Thức hợp quán là hai. Trừ Sắc ấm, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hợp quán là ba. Cộng với trước là mười chín. Mười chín môn này gọi là Phương tiện chung.

Năm ấm hợp lại quán là một, cộng với trước là hai mươi, một môn sau này gọi là chung niệm thành, một môn này tương đương với niệm xứ quán chung của Luận Tỳ-đàm.

Quán chung năm ấm và số diệt pháp cho là bốn Đế và mười sáu Thánh hạnh:

Quán quả ấm hữu lậu của sinh tử là Khổ đế, trong đó quán riêng là: Khổ, Vô thường, Không và Vô ngã, tức là bốn hạnh.

Quán nhân hạnh năm ấm của sinh tử là Tập đế. Trong đó quán riêng là: Nhân.tập, hữu duyên là bốn hạnh, cộng với trước là tám.

Quán ấm vô lậu là Đạo đế, trong đó quán riêng: Đạo, Như, Tích, Thừa là bốn hạnh, cộng với trước là mười hai.

Quán pháp sác diệt vô vi là diệt đế. Trong đó quán riêng: Diệt, Chỉ, Diệu, Xuất là bốn hạnh, cộng với trước là mười sáu.

Môn này tương đương với tất cả quán hạnh từ Noãn, Đảnh trở lên trong pháp Tỳ-đàm, kia gọi chung là pháp Niệm quán.

Quán chung năm ấm và pháp vô vi danh dụng giả có, gọi là Thế

đế, vô tánh vắng lặng là Chân đế. Trong Luận Thành Thật chỉ nói về nghĩa này.

Quán chung năm ấm và pháp vô vi có vọng tướng giống như ngôi thành Càn-thát-bà huyễn hóa, sóng nắng lúc trời nóng, v.v…gọi là Thế đế; không tướng vắng lặng là chân đế.

Đây nói không, chẳng những là không có tánh mà cho đến tướng nhân duyên cũng không có, như sóng nắng nhìn xa dường như có nước, ngay gần thì hoàn toàn không; chẳng những không có tánh mà ngay đến nước cũng không thật có, các pháp giống như thế.

Quán chung năm ấm và pháp vô vi, ngoài tâm không có pháp, đều từ vọng tưởng của tự tâm hiện, như những việc thấy trong mộng đều là tâm tạo, gọi là Thế đế. Tìm đến tận cùng thì thể vốn không, gọi là Chân đế.

Quán năm ấm và Pháp vô vi là Như Lai Tạng tánh chân thật, duyên khởi lập thành, gọi là Thế đế. Xét cùng bản tánh chỉ là Chân như, từ xưa đến nay thường vắng lặng, bất động gọi là Chân đế.

Ba môn sau này là Đại thừa nói, Tiểu thừa không nói. Sáu môn này đều là sự khác nhau của Tướng chung pháp niệm.

3) Nói về sự khác nhau của ba loại niệm xứ:

Ba loại là:

  • Tự tánh niệm xứ
  • Cộng tướng niệm xứ- Duyên niệm xứ.

Giải thích có hai môn:

  • Nói về tướng
  • Nói về dứt chướng, không dứt chướng khác nhau.

(1) Trong nói về tướng:

Trước hết nói về tự tánh:

Trong Luận Tỳ-đàm nói: Bốn niệm xứ có Tuệ làm tự tánh. Nếu tánh là Tuệ, vì sao trong Kinh nói là Niệm? Vì cùng niệm theo giúp đỡ nhau để gọi, nên nói là Niệm. Vì giúp nhau do cùng với niệm, tuệ tâm đối với pháp giữ đúng đắn chẳng lầm, nên nói là Niệm. Lại nữa, các tâm pháp thay tướng để đặt tên, như tưởng thắng sắc, thể thật là Tuệ mà gọi là Niệm.

Nếu nương theo Luận Thành Thật thì ban đầu là Niệm tánh, cuối cùng là Tuệ tánh. Bắt đầu là niệm tánh nên trong Phẩm Vô Tâm sở của Luận Thành Thật nói: Như một niệm Xứ có được năm tên là Niệm xứ, Niệm căn, Niệm lực, Niệm giác, Chánh niệm. Cuối cùng là Tuệ nên Luận Thành Thật nói: Từ niệm sinh tuệ quán, đối với thân, v.v… gọi là Niệm xứ.

Trong pháp Đại thừa, mọi đức đồng, thể khó để định riêng, theo cái mạnh mà nói Tuệ cũng không hại.

Cộng niệm: Có ba nghĩa

Theo cảnh nói cộng: Quán thân là cảnh, trong đó sinh ra tất cả tâm pháp và giới tùy sinh, gọi chung là Thân niệm. Ngoài ra cũng như thế.

Theo hạnh thể khác nghĩa để nói về cộng: Trong một tâm niệm có đủ bốn niệm. Giới tùy sinh nói là Thân niệm, thọ số là Thọ, Tâm vương là Tâm; các số Tuệ v.v… là Pháp. Bốn hạnh niệm này nhóm một chỗ nên gọi là Cộng. Những loại khác cũng vậy. Nên Tạp Tâm (quyển 5) nói: Như Thế Tôn nói, pháp thiện chứa nhóm gọi là Cộng niệm xứ.

Theo sách nói cộng: Nếu tuệ quán thân cùng tuệ theo với pháp thiện câu sinh đồng gọi là Thân niệm. Loại khác cũng vậy, Tuệ là hữu lậu, Tuệ theo với pháp thiện câu sinh đều gọi là Hữu lậu. Vô lậu cũng vậy. Tất cả như thế, ở đây đồng với tuệ nên gọi là Cộng. Ngài Long Tho (Trí Luận quyển 19) nói: Nhân duyên sinh đạo, nếu lậu hay vô lậu cũng đồng gọi là Niệm xứ.

Duyên niệm xứ: Có hai nghĩa:

Tán tâm: Duyên khắp tất cả cảnh giới gọi là Duyên niệm xứ.

Cảnh bị duyên hay sinh niệm tâm gọi là Duyên niệm xứ. Cùng với trong Kinh nói Tri và Trí xứ đồng gọi là Bát-nhã. Nghĩa này cũng tương tự. Cũng như năm trần sinh dục gọi là Dục.

Trong môn này, chỗ duyên của thân niệm khai hợp không nhất định.

Chung thì chỉ một sắc.

Hoặc chia làm hai: Lậu và vô lậu, lại ký và vô ký, báo và phi báo,

v.v… cũng được chia làm hai.

Hoặc nói là ba:

Có đối thấy được: Sắc sở hành của mắt gọi là nhãn, soi thấy gọi là thấy được; bị sắc căn đối ngại kia đối ứng nên gọi là có đối.

Có đối không thể thấy được: Sắc sở hành của Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Nhãn căn không thấy gọi là không thấy được. Có đối thì giống ở trên.

Không đối không thấy được: Sắc sở hành thiện ác, vô tác và năm căn của ý, không bị mắt thấy gọi là không thấy được; chẳng bị sắc căn đối ngại đối ứng gọi là sắc không đối.

Hoặc nói là bốn: Bốn đại sắc. Nên kinh Niết-bàn (thứ 34) nói: Sắc là tứ đại. Tứ đại hay tạo tất cả sắc. Nhiếp ngọn theo gốc nói là Tứ đại. Lại như chỗ lập của Phật-đà Đề-bà, ngoài tứ đại không có tạo sắc riêng, nên nói bốn loại.

Hoặc nói là sáu: Sáu trần sắc. Thiện ác, vô tác và năm căn sắc gọi chung là Pháp trần, năm loại kia rất dễ biết.

Hoặc nói mười loại: Như kinh Niết-bàn chép: Năm căn, năm trần là mười, Kinh này cho Vô tác thành thân có tướng ẩn kín nên không nói.

Có chỗ nói mười một: Như Luận Tỳ-đàm nói: Năm căn, Năm trần và thiện, ác, vô tác trong pháp trần.

Nếu theo Luận Thành Thật thì nói mười bốn: Năm căn, Năm trần và bốn đại luận nói bốn đại là quả của bốn trần và là nhân của năm căn và thinh trần. Chẳng thuộc căn trần nên nói đại riêng. Tông ấy cho Vô tác là Phi sắc tâm nên không nêu.

Trong Luận Tỳ-đàm, bốn đại là Xúc nên không nói riêng.

Phân nhỏ đến vô lượng.

Các loại này là Thân niệm sở duyên.

Thọ niệm sở duyên khai hợp bất định.

Chung chỉ có một thọ.

Có chỗ chia làm hai: Thân và tâm. Năm thức tương ưng từ sắc căn sinh gọi là thân thọ, ý thức tương ưng từ ý tâm sinh gọi là Tâm thọ.

Có chỗ nói là ba: Khổ, Lạc, Xả. Nhận điều nghịch sinh phiền não gọi là Khổ thọ. Nhận được điều thuận sinh thích thú gọi là lạc thọ, cảnh giới trung dung bỏ khổ, lạc gọi là Xả thọ.

Hoặc nói là năm: Khổ, Lạc, Ưu, Hỉ và Xả.

Nếu ở Cõi Dục, trong năm thức địa: Bức não gọi là Khổ, ưa thích gọi là Lạc; trong ý thức địa: Lo rầu gọi là Ưu, vui sướng gọi là Hỉ, trong sáu thức địa, trung dung thọ tâm gọi là Xả.

Nếu ở Sơ thiền, ba thức Nhãn, Nhĩ và thân ưa thích gọi là Lạc, ý vui gọi là Hỉ. Xả chung cả bốn thức. Nếu ở Nhị thiền, thì Hỉ và Xả ở tại ý, không còn nghĩa khác.

Nếu ở Tam thiền, Lạc và Xả tại ý, không còn nghĩa khác.

Tại Bốn thiền trở lên chỉ có ý Xả, không có nghĩa khác.

Hoặc nói là sáu: Tương ưng thọ trong sáu thức.

Hoặc chia làm mười tám: Trong sáu thứ trên, mỗi loại có Khổ, Lạc, Không khổ, Không lạc.

Hoặc nói là ba mươi sáu thọ. Trong mười tám thứ trước, mỗi thứ có nhiễm và tịnh.

Hoặc chia thành một trăm lẻ tám. Ngài Long Thọ nói (Đại Trí Độ Luận quyển 36) Ba mươi sáu loại trước nói riêng ba đời.

Chia kỹ đến vô lượng.

Các loại này gọi là Thọ niệm sở duyên. Tâm niệm sở duyên. Khai hợp bất định.

Chung chỉ có một tâm.

Hoặc chia làm hai: Lậu và Vô lậu; lại Ký và Vô ký, Báo và Phi báo, v.v… cũng được chia làm hai.

Hoặc nói là ba: Thiện, ác và vô ký. Lại, Học và Vô học, Phi học Vô học cũng được chia làm ba.

Hoặc nói là bốn: Hữu lậu chia ba có thiện, ác và vô ký; vô lậu là một.

Cũng được nói năm: Hữu lậu chia ba, vô lậu có hai: Học và vô học.

Hoặc nói là sáu: Sáu thức tâm.

Hoặc chia làm chín: Cõi Dục có ba: Thiện, ác và vô ký, cõi Sắc có hai: Thiện và vô ký. Cõi Vô sắc cũng vậy, chung với trước là bảy. Vô lậu chia làm hai: Học và vô học, chung với trước là chín.

Hoặc nói mười hai: Cõi Dục có bốn: Thiện, Bất thiện, Ẩn một vô ký, Bất ẩn một vô ký, cõi Sắc có có ba trừ bất thiện ở trước. Vô Sắc cũng vậy, cộng với trước nói là mười. Vô lậu chia hai là học và vô học.

Cộng với trước thành mười hai.

Hoặc nói hai mươi: Cõi Dục có tám:

1- Sinh đắc thiện; 2- Phương tiện thiện; 3- Bất thiện; 4- Ẩn một vô ký: Hai chấp thân kiến và biên kiến gọi là ẩn một.

Bất ẩn một vô ký có chia ra bốn loại: Báo sinh, oai nghi, công xảo, và Biến hóa, cộng với trước thành tám.

Cõi Sắc có sáu, trừ tâm bất thiện và công xảo ở trên, các loại khác đều có.

Cõi Vô sắc có bốn, trừ oai nghi, biến hoá trong cõi Sắc, còn lại bốn loại kia. Nhưng hai cõi trên, tất cả phiền não đều gọi là ẩn một, không giống ở Cõi Dục.

Mười tám loại trên là tâm hữu lậu vô lậu chia làm hai Học và Vô học, cộng với trước là hai mươi.

Chia kỹ đến vô lượng.

Các loại này nói là tâm niệm sở duyên.

Pháp niệm sở duyên chỉ có ba loại: Pháp hữu vi, Pháp vô vi, Lý pháp.

Hữu vi có hai: Tâm pháp: Tưởng, Hành v.v…; Phi sắc tâm pháp:

Mười bốn bất tương ưng v.v…

Vô vi có ba: Hư không, thường diệt, chẳng thường diệt.

Lý là không, vô tướng v.v…

Chia kỹ thì vô lượng, các loại này gọi là pháp niệm sở duyên.

Tướng riêng như thế.

(2) Nói về dứt chướng khác nhau:

Trong Luận Tỳ-đàm, cộng niệm với thể dứt, hai loại kia không dứt. Bỡi vì cộng niệm có nhiều pháp nâng đỡ nhau ở pháp đối trị nên có thể đoạn. Tự tánh niệm xứ đơn độc không có năng lực nên không thể dứt.

Hỏi: Tông ấy không có tuệ độc hành, đâu cần nói rằng một mình tuệ không dứt?

Đáp: Trí tuệ thật chẳng đi một mình, nhưng vì phá vô tâm sở kia nên nói tuệ tánh một mình không thể đoạn.

Duyên tâm rải khắp mà không chuyên nhất, thấy cảnh không rõ, do đó không dứt Lại nữa, duyên niệm chỉ nói về cảnh chứ không phải hành, do đó không dứt.

Hỏi: Trước Kiến đạo, bảy tâm phương tiện đều không dứt kiết. Cộng tướng niệm xứ làm sao dứt được?

Đáp: Trước Kiến đạo, cộng tướng niệm xứ chẳng dứt. Kiến đạo trở lên Cộng tướng, pháp niệm có nghĩa năng đoạn, nên y theo đây mà nói.

Trong Luận Thành Thật không nói đồng thời có nghĩa cộng niệm, chỉ có tuệ dứt một mình. Trước sau nương nhau cũng được cộng dứt.

Trong pháp Đại thừa, văn không nói nhất định. Dùng nghĩa mà suy thì ba thứ đều dứt. Bởi vì Bồ-tát tâm an trong thật tướng, tùy chỗ giác chiếu đều trừ chướng cả.

Ba loại niệm xứ nói sơ như thế.

4) Phân biệt theo hữu lậu – vô lậu:

Niệm xứ có hai:

Độc pháp: Tất cả quán hạnh xếp chung thành một Bốn niệm quán môn nên gọi là độc pháp (pháp đơn độc).

Cộng pháp: Đối các hạnh khác cộng thành ba mươi bảy đạo phẩm môn, gọi là cộng pháp.

Nếu theo độc pháp, trong Bốn niệm xứ nhiếp hạnh rộng rãi, chung cho cả hữu lậu và vô lậu.

Nếu theo cộng pháp, thì trong pháp Tiểu thừa Bốn niệm là hữu lậu. Còn vô lậu xếp vào môn khác. Trong pháp Đại thừa, chung cả hữu lậu và vô lậu. Mới học thì hữu lậu, thành tựu thì vô lậu. Đại thừa trước Kiến đạo có vô lậu. Nên Địa Trì: “Thế nào là ba mươi bảy phẩm Đại thừa? Bồ-tát đối với thân không khởi vọng tưởng, cũng không chấp tất cả phi tánh, phi phi tánh. Niệm khác cũng vậy”. Đó là ba mươi bảy phẩm Đại thừa, nên biết là vô lậu. Trong vị Niệm xứ có hai nghĩa này: Độc pháp và cộng pháp, môn khác đều như vậy, cần nên biết

Nói về nghĩa thứ lớp của bốn niệm: Vì sao đầu tiên nói Thân niệm cho đến Pháp niệm?

  1. Có hai nghĩa:

Thứ lớp từ thô đến tế: Sắc thô dễ quán cho nên nói trước. Thọ tế hơn sắc thô ở trước nên ở thứ hai. Như người bị bệnh, tay chân đau nhức, tâm thọ biết trước cho nên nói kế tiếp. Tâm thể tuy tế ở tưởng, hành. Nhưng tưởng và hành cùng pháp vô vi họp thành pháp niệm. Pháp niệm tế nhất, tâm thô hơn nên kế đó nói về tâm, sau cùng nói về pháp.

Thứ lớp quán cầu: Phàm phu xưa nay nam vì nữ sắc, nữ vì nam sắc mà sinh phiền não, nên trước quán thân. Lại sắc là cửa đầu tiên vào pháp nên trước quán thân. Thấy thân bất tịnh liền nghĩ rằng: Vì sao chúng sinh mê đắm sắc này? Do thọ vui sinh tham, nên kế nói quán thọ. Rồi lại suy tìm: Ai thọ vui này? Đó là Tâm thức. Nên kế quán Tâm. Lại suy tìm nữa, ai sai sử tâm này? Đó là Ngã. Nên sau cùng quán pháp. Thứ lớp như thế.

  1. Nói về quán tướng: Người tu hành đã xuất gia rồi, trước giữ tịnh giới. Ở trong định vắng lặng, đối với sắc trong ngoài, quán Sác bất tịnh.

    Để chán thân mình, quán sắc của thân mình là năm thứ bất tịnh.

Hạt giống không trong sạch: Thân này có nghiệp và phiền não quá khứ làm hạt giống, hiện tại tinh huyết cha mẹ làm hạt giống, gọi là hạt giống bất tịnh.

Ở trong thai không trong sạch: Ở trong thai mẹ, thân thể mình được đặt dưới sinh tạng (ruột non), trên ruột già (thục tạng).

Tự thể không trong sạch: Ba mươi sáu vật nhóm họp thành thân mình.

Tự tướng không trong sạch: Chín lỗ thường tuôn chảy, hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, miệng, đường đại tiện, tiểu tiện là chín lỗ. Mắt có ghèn, lệ, lỗ tai có ráy tai, mũi có nước mũi; miệng thì có nước miếng, đường đại – tiểu tiện thì có phẩn, tiểu.

Rốt ráo không trong sạch: Thân này chết rồi, giòi đục khoét thành phẩn, lửa đốt thành tro, chôn thì thành đất. Rốt ráo tìm tòi đều không có gì sạch. Cho nên gọi là rốt ráo không trong sạch. Nếu tâm tán loạn, niệm thân vô thường, ba đường ác rất khổ, Phật pháp sắp diệt. Dùng đây răn tâm giúp cho an trụ trong quán bất tịnh.

Để chán thân người phải quán ngoại sắc theo chín tưởng: Tưởng chết, sình trương, xanh bầm, mủ thối, nát rữa, bê bết máu, giòi đục khoét, trơ xương, rời rạc là chín tưởng.

Trong Luận Đại Trí Độ (quyển 21) thiếu một tử tưởng, thêm một tưởng đốt cháy thành chín. Nghĩa này như trong chương Cửu Tưởng ở trước có phân biệt rộng.

Thân niệm như thế.

Thân tuy bất tịnh nhưng nếu có chút ít việc vui cũng có thể vui, nên tiếp theo là quán thọ, thấy chỉ là khổ. Nghĩa này thế nào?

Thọ có ba loại: Khổ, Vui, Không khổ Không vui. Trong khổ thọ có đủ ba khổ là khổ khổ, hoại khổ và hành khổ. Hại thọ Vui và Xả mỗi thứ có đủ hai khổ là hành khổ và hoại khổ. Như Kinh Niết-bàn chép: Nghĩa này đã giải thích rộng như ở chương bốn Đế.

Thọ tuy như vậy nhưng nếu có một ít việc thường thì cũng vui, nên kế đó là quán tâm, thấy tướng của tâm sinh diệt trôi chảy, như vòng lửa quay mỗi chút mỗi khác.

Tướng tâm như thế.

Vô thường có ba thứ:

Vô thường phần đoạn: Sáu đường có tâm khác nhau.

Vô thường Niệm: Trong khoảng Sác-ma có bốn tướng đổi dời.

Vô thường Tự tánh vì không thành thật: Pháp hữu vi nhóm họp huống dối, không có một tánh thường, nghĩa này như trong chương Ưuđà-na ở trước đã phân biệt rộng.

Tâm niệm như thế.

Tâm tuy vô thường nhưng nếu có việc tác dụng tự tại của thần ngã thì vẫn có thể vui, nên kế là quán pháp, thấy chỉ là vô ngã.

Vô ngã có hai:

  • Chúng sinh vô ngã.
  • Pháp vô ngã.

Nghĩa này như trong chương vô ngã ở trước phân biệt rộng.

7) Để giải thích theo kinh:

Trong thân niệm xứ, đầu tiên quán trong thân, kế là quán ngoại thân, sau cùng hợp cả hai để quán.

Cái gì là trong mà lại nói ngoại?

Nếu theo mười hai nhập để phân biệt thì tất cả chúng sinh có sáu căn là trong, sáu trần là ngoại. Nay trong Bốn niệm, thân mình là trong, thân người là ngoại.

Vì sao lúc đầu chia ra, sau lại gồm chung?

Có hai nghĩa:

Phá bệnh (chấp) khác nhau: Có người chấp tình trong nhiều, chấp tình ngoại ít, như người vì thân mà bỏ cả cha mẹ, vợ con, tài sản. Chấp trong nhiều nên phải dạy quán trong. Hoặc lại có người chấp tình ngoại nhiều, chấp tình trong ít, như người vì tài sản mà mất cả thân mạng. Chấp ngoại nhiều nên phải dạy quán ngoại, có người chấp cả hai nên phải quán chung.

Tùy quán: Thực hành theo thứ lớp. Xưa nay đối với thân mình chấp có tướng tịnh, nên trước là quán trong. Bên trong tìm không được, cho là bên ngoài có, nên lại quán ngoại. Vừa rồi, quán nội không đề cập bên ngoài, lúc quán bên ngoại lại không đề cập bên trong. Cho nên thứ ba phải quán chung trong ngoài.

Theo quán trong: Văn Kinh (Đại Luận quyển 48) nói: Quán nội thân, quán thuận theo thân; chuyên cần nhất tâm, trừ tham, ưu ở đời.

Quán trong thân: Lập chỗ quán riêng.

Tuần thân quán: Hiển tướng quán, tuần là thuận. Tướng thân kia quán Sác kỹ lưỡng gọi là tuần thân quán.

Chuyên cần nhất tâm: Nói về cách thức quán. Người tu hành muốn phá hoại thân tướng nếu không siêng năng thì không xong, nên phải siêng năng. Ngài Long Thọ nói: Chia lìa người thường dễ Chia lìa tri thức khó. Chia lìa tri thức dễ Chia lìa thân thích khó. Chia lìa thân thích dễ Chia lìa thân mình khó.

Nay Hành giả muốn lìa thân mình, thì phải siêng năng. Cần phải chuyên ý nên nói nhất tâm.

Trừ tham ưu ở đời: Nêu những tạp nhạp phải lìa.

Vì sao chỉ nói trừ tham sân ở đời?

Ngài Long Thọ giải thích (Đại Trí Độ Luận quyển 48): Hành giả ở đây thường sinh tham, ưu nên nghiêng về nó nói trừ.

Vì sao sinh nhiều mới bỏ năm dục?

Nghĩ về chỗ ưa thích cũ nên thường sinh sân, chưa được đạo pháp nên thường sinh ưu (lo). Cho nên chỉ nói trừ tham ưu ở đời. Lại nữa, tham là phàm phu khởi tham khó bỏ, năng lực thọ sinh mạnh, là độc đầu tiên trong ba độc. Nên trong phiền não chỉ nói trừ tham. Tâm ưu chỉ có người tham dục khởi, làm chướng định nặng nhất, trong thiền phải lìa trước tiên, nên trong năm thọ, chỉ nói trừ ưu. Nếu nói trừ tham thì các kiết khác theo đó mất. Nếu nói trừ ưu, các thọ khác theo đó trừ. Ví như chẻ trúc, mắt đầu là khó. Nếu chẻ được mắt đầu, thì các mắt khác sẽ tách theo. Tham, ưu cũng vậy.

Quán ngoại và quán trong ngoại: Cũng đồng như thế.

Theo thọ niệm: Cũng bắt đầu quán nội, kế quán ngoại, sau cùng quán hợp. Trong mười hai nhập, thọ chỉ là ngoại, thuộc về pháp nhập. Nay trong Bốn niệm, tự thọ là trong, tha thọ là ngoại. Lại nữa, ý thức tương ưng là nội, năm thức tương ưng là ngoại, cũng được định thọ là trong, tán thọ là ngoại.

Ở trong ngoại này, ban đầu riêng, sau là chung.

Theo tâm niệm: Cũng ban đầu quán trong, kế quán ngoại, sau quán chung. Trong mười hai nhập, tâm chỉ là trong, thuộc về ý căn. Nay trong Bốn niệm, tự tâm là trong, tâm người là ngoại. Lại nữa, ý thức gọi là trong, năm thức gọi là ngoại. Cũng được nói định tâm là trong, tán tâm là ngoại.

Theo pháp niệm: Cũng ban đầu quán trong, kế ngoại, sau cùng chung. Nội là tâm pháp, ngoại là bất tương ưng hành phi sắc phi tâm và ba vô vi, trong đó quán tướng đều đồng với môn đầu tiên.

1. NÓI VỀ BỐN CHÁNH CẦN: Chia làm năm môn:

  1. Giải thích tên gọi
  2. Nói về thể tánh
  3. Phân biệt hạnh4) Nói trước sau 5) Nói rộng về tướng.
  1. Giải thích tên: Về Bốn chánh cần

Chánh cần là: Sách tấn tu hành không lười biếng gọi là Cần, Tâm cần ấy siêng năng không tà gọi là Chánh.

Hỏi: Vì sao Niệm xứ, Như ý và Căn, Lực, v.v… đều không nói chánh, ở đây lại nói?

Ngài Long Thọ giải thích: Tinh tấn phát động hỉ, nhập vào tà. Vì ngừa lỗi đó nên nghiêng về nó nói chánh. Vì Chánh cần này phát động nhiều. Như các ngoại đạo, phần nhiều đều thúc giục siêng năng mà rơi vào tà đảo. Để lìa lỗi này nên nói là chánh.

  1. Nói về thể tánh: Bốn chánh cần này đều dùng tâm tinh tấn sở làm thể. Thể tuy là một nhưng tùy theo công năng mà chia làm bốn. Nên luận nói: Như đèn trong một niệm có đủ bốn công năng: Vừa làm cháy bấc, vừa làm hết dầu, vừa làm nóng đèn, vừa phá được tối. Chánh cần cũng vậy, có bốn công năng nên chia làm bốn.

Hỏi: Đèn kia một niệm có bốn công năng, chánh cần thì không như thế, trước sau chia làm bốn, làm sao giống ví dụ?

Đáp: Pháp lập dụ không phải một loại. Hoặc lấy ít phần, hoặc lấy nhiều phần, hoặc lấy toàn phần. Nay chỗ lập dụ lấy ít phần không phải hoàn toàn, không nên nạn trách.

Lại, tinh tấn cũng có nghĩa một niệm có đủ bốn công năng. Như lúc một niệm đạo hiện khởi, khiến cho hoặc làm nhân đã sinh không thành tựu gọi là dứt “đã sinh”, hoặc quả tương lai ngăn cho không khởi gọi là dứt “chưa sinh”. Tức đạo hạnh này xưa nay chưa khởi, nay bắt đầu tu khởi gọi là “tu vị sinh”; giúp thêm thiện trước khiến cho tăng trưởng rộng lớn gọi là “tu đã sinh”. Hành theo nghĩa này nói là như đèn.

Hỏi: Cần số chỉ hạn cuộc ở thiện hay còn chung với nghĩa nào khác?

Đáp: Luận giả nói không giống nhau, trong pháp Tỳ-đàm thì “cần” chỉ ở tại thiện, là Tinh tấn số trong đại Thiện địa. Trong luận Thành Thật, “Cần” có cả ba tánh, nay nói về thiện cần, phân biệt hai loại kia, gọi là Chánh.

Hỏi: Niệm xứ luận nói có ba: Tự tánh, cộng và duyên, chánh cần thế nào?

Trong Luận Đại Trí Độ nói rằng: Chánh cần có hai loại: Tự tánh và cộng.

Tự Tánh: Luận tự giải thích rằng vì cầu đạo nên khởi bốn thứ tâm sở tinh tấn, nên gọi là Tánh.

Cộng: Luận nói Tinh tấn là nhân duyên đầu tiên sinh ra đạo, như lậu-vô-lậu, như sắc phi sắc, tất cả như thế đều là chánh cần, đó gọi là Cộng. Đáng lẽ cũng có Duyên nhưng văn lược không nói, hạnh để thúc giục là duyên.

3) Phân biệt hạnh: Tinh tấn số sách tấn chung các hạnh, tùy hạnh mà nói khác, chia chẻ khó kể. Nay y theo một môn sẽ chia làm bốn. Hai loại đầu nói tinh tấn dứt ác, hai loại sau tu thiện. Ác dừng, thiện làm, nghĩa có thứ lớp, ác có đã và chưa, thiện có đã và sẽ, nên chia ra bốn loại.

Hỏi: Ác đã có khởi thì đã qua mất, hiện nay không có tự thể, thì dứt cái gì?

Đáp: Giải thích có ba nghĩa:

Ác đã sinh tuy đã qua mất rồi mà còn gốc, lúc khởi có nó làm nhân sinh cái sau. Hiện tại tu đối trị dứt hẳn nghĩa làm nhân sinh sau của nó, gọi là dứt “đã sinh”.

Ác đã sinh tuy đã mất ở quá khứ, tâm hiện tại có “cái đắc” được nó. Dứt cái hiện đắc khiến cái ác quá khứ không đến, thuộc đã rồi, gọi là dứt “đã sinh”.

Ác đã sinh tuy diệt ở quá khứ nhưng chủng loại vẫn tiếp tục sinh. Hiện tu đối trị để diệt chủng loại này gọi là dứt “đã sinh”.

Hỏi: Nếu dứt chủng loại đã sinh thì được gọi là dứt “đã sinh” thì loại ở vị lai, vì sao không gọi là dứt “chưa sinh”?

Đáp: Tìm kỹ chủng loại đáng dứt, thật là chưa sinh, nhưng đây là chủng loại đã sinh để phân biệt với cái hoàn toàn chưa khởi, nói là dứt “đã sinh”.

Hỏi: Thiện đã khởi thì đã rồi, làm sao có thể tu?

Đáp: Có ba nghĩa:

Thiện đã sinh ngay lúc khởi cũ có cái nghĩa làm nhân sinh điều thiện ở sau. Hiện tại tu pháp lành khiến nghĩa thiện quá khứ làm nhân được thành tựu gọi là tu “đã sinh”.

Đắc hiện khởi tu thiện quá khứ khiến không tan hoại gọi là tu “đã sinh” như mười lăm tâm trong kiến đạo, đều có được “sinh đắc” đối với thiện ở trước. Tất cả như thế.

Thiện đã sinh tuy đã khởi rồi mà chủng loại thứ lớp tiếp tục sinh về sau. Đối với chủng loại chưa khởi kia, thúc giục tu khiến khởi trợ giúp thêm thiện trước gọi là tu “đã sinh”.

Hỏi: Loại kia thật chưa khởi, sao nói là tu đã sinh? Đây là đồng với giải thích ở trước, vì phân biệt với cái hoàn toàn chưa khởi, giúp cho thiện trước nên gọi là tu “đã sinh”.

4) Nói trước sau: Trong lìa ác ở trước, hoặc có chỗ nói trước dứt ác

đã sinh, hoặc có chỗ nói trước dứt ác chưa sinh, nghĩa này thế nào?

Đáp: Có năm loại:

Theo thứ lớp sinh hoặc mà phân biệt thì trước dứt “đã sinh” vì “đã sinh” thô, rồi sau dứt “chưa sinh”, vì “chưa sinh” tế. Như chướng của Sơ địa thô mà khởi trước, cho nên dứt trước. Chướng Nhị địa tế mà khởi sau, cho nên trừ sau. Như thế tất cả.

Phân biệt Đối tướng, Bốn trụ và vô minh: Vô minh thành trước gọi là đã sinh. Bốn trụ phiền não theo duyên khởi sau gọi là chưa sinh. Nếu theo nghĩa này thì trước dứt chưa sinh, sau trừ đã sinh. Bốn trụ chưa sinh thô phù dễ dứt cho nên dứt trước. Vô minh đã sinh, vi tế khó lìa cho nên trừ sau.

Phân biệt theo phiền não thành – khởi: Tất cả phiền não đều có thành – khởi. Phiền não quá khứ khởi rồi qua mất, huân vào bổn thức vô minh địa, chứa nhóm thành hạt giống, gọi là thành tựu. Tức chủng loại phiền não ở trước tiếp tục sinh gọi là hiện khởi. Hiện khởi so với trước gọi là chưa sinh. Nếu theo nghĩa này cũng được nói rằng trước dứt “chưa sinh”, sau dứt “đã sinh”.

Nghĩa này thế nào?

Lúc đạo khởi, trước tu phương tiện ngăn chận hiện khởi, khiến phiền não chưa sinh không hiện hành được gọi, là dứt “chưa sinh”, sau dứt hạt giống xưa nay đã thành gọi là dứt “đã sinh”.

Để phân biệt theo phiền não và đắc: Trong môn này cũng được nói rằng trước dứt chưa sinh, sau dứt đã sinh. Nghĩa này thế nào? Thánh đạo vừa khởi, trước dứt đắc của phiền não trong tâm, làm cho sau không còn tiếp tục gọi là dứt chưa sinh. Vì được dứt nên khiến phiền não quá khứ không đến, thuộc về đã qua nên gọi là dứt đã sinh.

Phân biệt theo nhân quả phiền não: Phiền não quá khứ sinh ra phiền não sau gọi là Nhân. Trước khi phiền não vị lai khởi gọi là quả. Nhân gọi là đã sinh, quả là chưa sinh. Theo môn này thì đã sinh và chưa sinh dứt một lượt.

Nghĩa này thế nào?

Hoặc nhân quá khứ, hoặc quả vị lai, lúc đạo khởi thì cách hẳn nhân quả. Nghĩa nhân không thành gọi là dứt đã sinh; nghĩa quả không thành gọi là dứt chưa sinh. Một đạo có hai công năng nên nói là một lượt. Hai loại trước như thế. Trong hai loại sau thì trước khởi chưa sinh sau thêm đã sinh, không có thuyết khác, vì sao như thế?

Vì nói về pháp thiện trước không mà nay có, do phương tiện huân tập mà sinh. Vì trước không, nên trước tu chưa sinh. “Chưa sinh” đã khởi, lại tu pháp lành sau giúp thêm thiện trước gọi là tu đã sinh.

Nếu nói theo người tu thiện đã lâu, thì cũng có nghĩa trước tu đã sinh, nghĩa này thế nào?

Hành có hai phần: Ôn cũ và Biết mới.

Trong hai loại này phải trước ôn cũ, sau đó biết mới. Ôn cũ gọi là tu đã sinh, biết mới gọi là tu chưa sinh.

Lại nữa, thiện có hai loại là tự phần và thắng tấn. Tự phần đã sinh trước tu khiến cho thuần thục, thắng tấn chưa sinh tu sau để hướng về, nên biết, trong thiện cũng có nghĩa trước tu đã sinh.

5) Nói rộng về tướng:

Trong hạnh lìa ác có ba loại khác nhau:

Hạnh hối lỗi: Chỉ hối hận lỗi đã sinh.

Hạnh ngừa lỗi: Chỉ ngăn ngừa lỗi chưa sinh.

Hạnh dứt lỗi: Dứt cả đã sinh và chưa sinh.

Nghĩa này thế nào?

Đối với việc ác đã làm, khởi ý hối tiếc gọi là hạnh hối lỗi. Trong đây phân biệt có ba loại, như Địa Trì nói: Chỗ phạm ở quá khứ như pháp sám hối, đó là hạnh quá khứ không buông lung, chỗ phạm hiện tại thì đúng như pháp sám hối, đó là hạnh hiện tại không buông lung. Chỗ phạm vị lai nên đúng như pháp sám hối, đó là hạnh vị lai không buông lung. Đây là đối với pháp ác đã khởi trong ba đời mà sinh tâm hối tiếc, chẳng phải hối tiếc chưa sinh. Tuy hối đã sinh, có thể làm cho nó không tiếp tục nữa.

Theo nghĩa chia kỹ cũng ngăn chưa sinh.

Hối lỗi như thế.

Đối với việc ác chưa khởi, cẩn thận ý ngăn ngừa làm cho không hiện khởi gọi là hạnh ngừa lỗi. Trong đây chia làm hai loại như Địa Trì nói:

Hiện tu đối trị khiến lỗi không sinh, gọi là hạnh đã làm không buông lung.

Sẽ tu đối trị khởi, gọi là hạnh sẽ làm không buông lung.

Ngừa lỗi như thế.

Dứt nhân quả của hoặc không để tiếp tục gọi là Hạnh dứt lỗi. Lại nữa, dứt các hoặc khiến không đến, thuộc đã qua cũng gọi là dứt lỗi.

Trong đây có chia làm ba bậc:

Có một loại hạnh chỉ dứt hoặc hiện tại, không chung cho quá khứ, vị lai. Nghĩa này thế nào? Nghĩa là dứt đồng thể tự tánh vô minh. Trí duyên quán quán pháp chỉ chân, không có vọng tưởng, khiến cho đồng thể tự tánh vô minh không dẫn dắt pháp sau, gọi là dứt, không có nghĩa khác. Dù có nghĩa khác nhưng không phải là đồng thể đối trị, nay bỏ không nói.

Có một loại hạnh chỉ dứt quá khứ, vị lai, không chung với hiện tại. Nghĩa này thế nào? Nghĩa là dứt phiền não dị tướng thô khởi, hoặc khởi ở quá khứ nói đó là nhân, sẽ sinh là quả. Lúc đạo khởi, trong đó cách hẳn nhân quả, dứt nhân đã qua gọi là dứt quá khứ. Dứt trừ hậu quả gọi là dứt vị lai. Phía bên đạo không có hoặc nên không dứt hiện tại.

Có một thứ hạnh dứt luôn tất cả các lỗi trong ba đời. Nghĩa này thế nào? Quá khứ có hoặc (nhân chưa có hoặc) quả, hiện tại có hoặc đắc, cứ chấp chặt vào mình. Hiện tu đối trị dứt hoặc đắc ấy khiến không lôi kéo đời sau gọi là dứt hiện tại. Khiến hoặc nhân, hoặc quả không đến, thuộc về quá khứ, gọi là dứt quá khứ, vị lai.

Lìa ác như thế.

Trong môn tu thiện có chia làm hai:

  • Phân biệt theo tâm- Phân biệt theo tu Tâm có ba loại:

Tâm tùy hỉ: Chỉ mừng điều thiện đã sinh.

Tâm nguyện cầu: Chỉ cầu điều lành chưa sinh.

Tâm hồi hướng: Hồi hướng tất cả pháp lành đã sinh và chưa sinh.

Hỏi: Nếu hỉ chỉ mừng đã sinh, vì sao trong kinh có “nhớ đến việc sắp được sinh” thì hoan hỉ?

Đáp: Kia đúng là hỉ, không gọi là tùy hỉ. Tâm tùy hỉ cốt để vui việc đã sinh.

Theo tâm như thế.

Theo tu, tu có hai loại:

  • Ôn cũ: Chỉ ôn điều thiện đã sinh.
  • Biết mới: Chỉ thêm thiện chưa sinh.

Lại có hai thứ:

  • Tự phần: Tu tập đã sinh- Thắng tấn: Tu tập chưa sinh, Lại có hai thứ:

Đắc tu: Đắc ở đã sinh, chủng loại thiện đã sinh quá khứ hay ở vị lai, có đắc để đắc gọi là đắc đã sinh. Đắc đã sinh nên ở trong mười lăm tâm thuộc về Kiến đế, chỉ được lại pháp trước, chẳng phải từ pháp trước đắc pháp sau.

Tập tu: Chỉ tu tập chưa sinh, đối với điều thiện chưa sinh tu tập

khiến cho sinh.

Bốn cần như thế.

2. NÓI VỀ NHƯ Ý: Chia làm hai môn:

1) Giải thích tên gọi 2) Nói về thể tướng:

  1. Giải thích tên: Về Bốn như ý túc, trong kinh hoặc nói là Như ý túc hoặc nói là Như ý phần.

Như ý túc: Bốn loại dục v.v… cầu định xứng với tâm nên gọi là Như ý. Hướng về định tự tại giống như hai chân nên gọi là Như ý túc.

Như ý phần: Phần là nghĩa nhân; Dục v.v… là nhân của định. Định đặt tên theo nhân gọi là Như ý phần.

Danh tự như thế.

  1. Nói về thể tướng. Thể tướng thế nào?

Bốn như ý này lấy định làm chính. Định tùy nhân mà khác nên chia ra bốn loại, bắt đầu từ Dục định cho đến Tuệ định.

Dục định: Mong cầu Vắng lặng cao hơn gọi là Dục, nhờ dục được định nên gọi là Dục định. Cũng có thể là định tâm từ dục mà được, quả theo nhân mà gọi nên nói là Dục định.

Tinh tấn định: Chán ghét lỗi dưới, siêng cầu Vắng lặng ở trên gọi là tinh tấn, từ tinh tấn được định gọi là Tinh tấn định.

Cũng có thể là định tâm từ tinh tấn mà được, gọi là Tinh tấn định.

Niệm định: Trong Địa kinh gọi là Tâm định. Ở cảnh giới định giữ tâm an trụ gọi là Niệm. Niệm sẽ được định nên nói là niệm định, giữ ý trụ ở duyên nên còn gọi là Niệm.

Tuệ định: Trong Địa Kinh gọi là Tư duy định, quán Sát lỗi dưới, biết ích lợi cao quýở trên gọi là Tuệ. Từ tuệ được định, gọi là Tuệ định.

Cũng có thể vì định tâm nhân nhờ tuệ mà được nên gọi là Tuệ định. Mà tuệ tâm này tư duy phân biệt để cầu vắng lặng cao hơn, cho nên cũng gọi là Tư duy định.

Trong Luận Đại trí Độ, nói cầu Sơ thiền phải tu năm pháp: Dục, Niệm, Tinh tấn, Xảo tuệ, Nhất tâm. Nay trong Như ý, lược bớt không có Nhất tâm. Ẩn hiển cho nên như thế.

Hỏi: Niệm có ba thứ là Tự tánh, Cộng và Duyên. Như ý vì sao trong luận Đại Trí nói có hai loại Tự tánh và Cộng?

Đáp: Tự tánh có hai nghĩa: Một là theo loại định được sinh, thứ lớp

nói về tánh, định số là chủ, định theo nhân mà khác nên nói dục, v.v… Hai là theo định nhân để nói về tánh. Như ngài Long Thọ nói: Tâm Dục làm chính, theo đó được định cho đến tâm Tư duy làm chính, theo đó được định, gọi là Tự tánh.

Cộng: Luận nói định Bốn Như Ý là nhân duyên sinh đạo. Nếu hữu lậu và vô lậu cộng sinh thiện ấm đều gọi là Như Ý. Đó gọi là Cộng.

Y theo trước thì cũng nên có Duyên Như Ý, văn bỏ bớt không nói.

3. GIẢI THÍCH NĂM CĂN:

Chia làm bốn môn:

  1. Giải thích tên gọi
  2. Nói về tướng
  3. Nói về thứ lớp
  4. Phân biệt theo giai vị.
  1. Giải thích tên: Nói về năm căn, là từ Tín căn cho đến Tuệ căn.

Đối với cảnh quyết định gọi là Tín.

Luyện tâm đối với pháp gọi là Tinh, tinh tâm cầu thông đạt gọi là Tấn.

Giữ cảnh gọi là Niệm. Trụ duyên là Định

Quán đạt gọi là Tuệ.

Năm loại này xưa tu tập, nay thành tựu, năng sinh gọi là Căn.

Danh tự như thế.

  1. Nói về tướng:

Trong Tín căn khai hợp không nhất định.

Chung chỉ một loại.

Hoặc chia làm hai: Tín nhân, tín quả. Như Địa Kinh nói: Tin hạnh Bồ-tát là tín nhân. Tin các Phật pháp là tín quả, Đại Thừa đã vậy, Tiểu thừa cũng thế.

Hoặc chia làm ba: Là tin Tam Bảo.

Hoặc chia làm bốn: Như Luận Thành Thật nói bốn niềm tin chẳng hoại: Tin Phật, pháp và Tăng, Giới. Đó là bốn.

Hoặc chia làm năm: Tin Tam bảo, tin nhân, tin quả.

Hoặc chia làm sáu: Tin Phật, pháp, Tăng, tin nhân, tin quả, tin bậc nghĩa nhất.

Hoặc chia làm tám: Như Địa Trì (quyển 3, 5, 7) nói: Tin Phật,

pháp, tăng, năng lực thần thông của chư Phật Bồ-tát là bốn; tin các thứ nhân tin các thứ quả, cộng với trước là năm, tin nghĩa chân thật là sáu, tin được nghĩa, tin được phương tiện, chung với trước là tám.

Vô thượng Bồ-đề là được nghĩa, Bồ-tát học đạo là được phương tiện.

Rộng thì vô lượng.

Trong Tinh tấn căn nghĩa cũng không cố định.

Chung chỉ có một.

Hoặc chia làm hai: Thân và tâm, hai thứ tinh tấn.

Hoặc chia làm ba: Như Địa Trì nói: Một là Hoằng thệ tinh tấn, hai là Nhiếp thiện pháp, ba là lợi ích chúng sinh.

Nếu như nói rộng, hoặc nói bốn loại như “Bốn cần” ở trước. Hoặc nói năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, đều như Địa Trì.

Trong Niệm căn nghĩa cũng bất định. Chung chỉ có một Hoặc chia làm hai:

Văn trì: Nghe giữ giáo pháp

Nghĩa trì: Giữ gìn nghĩa pháp.

Hoặc chia làm ba: Niệm công đức chân thật của Tam Bảo.

Hoặc chia làm bốn: Niệm Phật, pháp, tăng, niệm nghĩa đệ nhất.

Hoặc chia làm sáu: Sáu niệm tâm là niệm Phật, pháp, tăng, giới, thí và thiên. Đó là sáu (kinh Đại phẩm).

Hoặc chia làm tám: Như Ngài Long Thọ (Đại Trí Độ Luận quyển 21, 22) nói đối với sáu loại trước thêm hai loại niệm hơi thở ra vào và niệm chết. Đó là tám.

Hoặc chia làm mười: Như Ngài Long Thọ (Đại Trí Độ Luận quyển 44) nói: Trong tám loại trước thêm hai loại niệm thân và niệm diệt, đó là mười.

Niệm cầu vui xuất thế vắng lặng gọi là niệm diệt.

Hoặc chia làm mười một, như Địa Kinh nói: Niệm Phật, pháp, tăng, niệm Bồ-tát, niệm Bồ-tát hạnh, niệm Ba-la-mật, niệm Thập địa, niệm lực bất hoại, niệm vô úy, niệm pháp Bất cộng, cho đến chẳng lìa niệm Trí Nhất thiết, đó là mười một.

Bốn thứ niệm trước là chỗ học, ba thứ niệm kế là chỗ đã hành, bốn thứ sau là chỗ đã thành.

Rộng thì vô lượng.

Trong Định căn nghĩa cũng bất định:

Chung chỉ là một.

Hoặc chia làm hai: Thế và xuất thế. Tịnh định thế tục gọi là thế gian. Vô lậu xuất thế cũng được chia làm ba:

Có giác, có quán: Sơ thiền, v.v…

Không giác, có quán: Thiền Trung gian.

Không giác, không quán: Tất cả Tam-muội từ Nhị thiền trở lên.

Hoặc chia làm bốn: Thối, trụ, thắng tấn và quyết định, đó là bốn. Nghĩa này như trong chương “Bát Thiền” ở trước đã phân biệt rộng.

Hoặc chia làm năm, sáu, bảy, tám, chín, mười như trong phẩm Thiền ở Luận Địa Trì nói.

Rộng thì vô lượng.

Trong Tuệ căn nghĩa cũng bất định.

Chung chỉ có một.

Hoặc chia làm hai: Thế đế duyên và đệ nhất nghĩa duyên.

Lại nữa, hữu lậu và vô lậu, thế và xuất thế, v.v… đều được chia làm hai.

Cũng được chia làm ba: Văn, Tư và Tu. Lại, trong Kinh Niết-bàn nói rằng Bát-nhã, Luận Tỳ-bà-xá-na và Xà-na cũng là ba loại. Bát-nhã là tuệ, Tỳ-bà là quán, Xá-na là trí. Bát-nhã là tướng riêng, biết về thếđế, Tỳ-bà là tướng chung, phá lìa có – không, riêng một thật thể. Ba có nhiều môn, hảy nêu như thế.

Hoặc nói bốn thứ: Văn, tư, tu, chứng.

Hoặc nói năm, sáu, bảy, tám, chín, mười như luận Địa Trì.

Chia kỹ đến vô lượng.

Thể tướng như thế.

3) Nói về thứ lớp: Năm loại này thật thì đồng thời, nay y theo tướng tu để nói về thứ lớp.

Tín là đầu của hạnh nên nêu trước trên.

Nhờ tín mà tu, kế nêu Tinh tấn.

Vì tinh tấn nên không quên pháp, do đó kế nói về Niệm.

Vì có niệm nên trụ pháp bất động, kế nói về Định.

Do tâm vắng lặng, tuệ được chiếu sáng nên sau cùng nói về Tuệ.

Thứ lớp như thế. Năm loại này, trong kinh lấy tuệ làm chính, bốn loại kia là bạn nương theo.

Hỏi: Đạo phẩm dùng Tuệ làm chính, Niệm xứ là tuệ nên kể trước. Trong năm căn, dùng tuệ làm chính, sao không kể trước mà lại nêu ở sau?

Đáp: Biện pháp có hai thứ lớp. Một thứ lớp nói trước chủ sau bạn là theo thuyết, một thứ lớp kể trước kém sau hơn, là theo tu.

Trong Đạo phẩm hạnh, trước kể Niệm Xứ là thứ lớp theo thuyết. Nay trong năm căn, nói tuệ căn sau cùng là thứ lớp theo tu.

Lại tuệ có nhiều công năng, một là công năng mở đầu, nên trong Đạo phẩm trước nói về Niệm Xứ. Hai là công năng hướng đến rốt cùng, nên trong năm căn lại kể sau cùng.

Lại có nghĩa khác ở sau sẽ giải thích.

4) Phân biệt theo vị: Lý thật thì năm căn này chung khắp đầu cuối. Theo tướng mà chia như Tạp Tâm (Phẩm Tu-đa-la, quyển 8, hạ) nói:

Tại Sơ nghiệp địa gọi là Tín căn. Kiến đạo trở xuống gọi là sơ nghiệp địa, vì ở đạo Xuất thế đáng tin thuận.

Ở Kiến địa gọi là Tinh tấn căn, vì trong Kiến đạo khởi hạnh mau chóng.

Ở Bạc địa gọi là Niệm căn, bậc Tư-đà-hàm thủ tâm trụ duyên, phiền não mỏng.

Ở Ly dục địa gọi là Định căn, bậc A-na-Hàm đắc tám Thiền.

Ở Vô học địa gọi là Tuệ căn, bậc A-la-hán đắc rốt ráo.

So Tiểu thừa với Đại thừa, nghĩa cũng đồng.

Năm căn như thế.

  1. NĂM LỰC: Cũng như năm căn.
  2. NÓI VỀ BẢY GIÁC CHI: Chia làm bốn môn.

1) Giải thích tên. 2) Nói về thể cụ.

  1. Phân ra Chỉ – Quán.
  2. Nói về thứ lớp.
  1. Giải thích tên: Về bảy giác chi, trong kinh nói là Bảy giác Phần, cũng gọi là Bảy giác Chi. Thánh Tuệ Vô lậu gọi là Giác, khác nhau trong bảy thứ giác: Niệm v.v… gọi là Phần, là Chi.

Hỏi: Ba mươi bảy Đạo phẩm, chung là giác, phần hạn là giác chi. Vì sao chỉ gọi bảy loại này là giác chi?

Đáp: Bảy giác tu đạo gần với Vô học. Dùng quả gần này làm nhân để hiển bày lẫn nhau nên nghiêng về nó nói giác, nói chi, nói phần.

Danh nghĩa như thế.

  1. Định thể cụ: Có ba nghĩa:

Phân biệt Đối quả: Gọi quả là Giác. bảy loại này chỉ là Giác chi mà không gọi là giác. Làm nhân cho quả nên gọi là Giác chi, chẳng phải là thể của quả nên không gọi là Giác.

Phân biệt đối tướng theo bảy hạnh:

Một loại Trạch pháp là Giác, chẳng phải Chi. Thể là trí tuệ nên

được gọi là Giác, không phải là nhân của tuệ nên không gọi là Giác chi.

Sáu loại kia là Chi mà không gọi là Giác, làm nhân cho giác nên được gọi là Chi, chẳng phải thể của tuệ, nên chẳng gọi là Giác.

Phân biệt theo tu vị: Bảy loại này thành giai vị tu chung riêng là nhân của chung nên đều được gọi là Chi. Theo môn này, một loại Trạch pháp vừa là giác, vừa là Giác chi. Thể là trí tuệ nên được gọi là Giác, thành Tu vị chung nên gọi Giác chi. Các loại kia không phải trí tuệ nên không gọi là giác, thành Tu vị chung nên được gọi là Chi.

Trong luận, nói tương đương với một môn này.

  1. Phân ra Chỉ – Quán:

Định giác là chỉ. Ỷ, Xả giúp thành.

Trạch pháp là quán. Hai pháp Tinh tấn và Hỉ giúp thành.

Niệm thì điều hòa hết.

Hỏi: Trong Tám chánh Đạo, Tinh tấn nhắc nhở chung. Vì sao trong đây lại là Niệm?

Đáp: Theo lý thì cũng nên như nhau nhưng các hạnh môn có ý nghĩa mỗi khác. Tám chánh là Kiến đạo, kiến đạo mau chóng. Tâm tinh tấn đối với sự mau lẹ có năng lực mạnh, nên dùng nhắc nhở chung. Còn Bảy giác là tu đạo, tu đạo thì rộng, chỉ-quán phải cân bằng. Niệm có thể điều hòa chung, cho nên dùng nó để điều hòa luôn chỉ-quán.

  1. Nói về thứ lớp: Như Luận Thành Thật (phẩm bốn Đế, quyển 2) nói: Người học bảy niệm thì khởi phiền não. Cột niệm vào chỗ lành mới lìa lỗi được, nên trước hết nói về Niệm. Cột niệm thì trước đến chỗ tu, dùng Chánh kiến để nói gọi là Trạch Pháp, nên kế đó nói rõ Trạch Pháp. Siêng năng phân biệt không bỏ gọi là Tinh tấn, cho nên kế đó nói. Vì tinh tấn nên phiền não giảm bớt, tâm sẽ vui mừng, nên kế là nói về Hỉ. Vì tâm vui thì tâm được nhẹ nhàng (ỷ lạc), nên kế nói về Ỷ. Thân nhẹ nhàng nên tâm được tịch định, nên kế nói về Định. Định này tức là Tam-muội Kim cang. Vì được định này thì tâm không lặn, không phát, tâm được bình đẳng, nên tiếp theo nói về Xả. Lại, tâm định này được quả vô học, dứt hết ưu lo, lìa hỉ gọi là xả, nên sau cũng nói về Xả.

Hỏi: Vừa nói tuệ có thể mở đầu nên trong Đạo phẩm, trước nói về niệm xứ; lại có thể hướng đến rốt ráo, trong căn, lực v.v… Tuệ là cuối cùng. Nay trong Bảy giác, Trạch pháp là Tuệ, vì sao không như thế mà lại xếp vào thứ hai?

Đáp: Trí tuệ có nhiều nghĩa: Có thể mở đầu, nghĩa như trên đã giải thích; lại có thể hướng về rốt cùng, cũng như trên đã giải thích. Trí là chủ của hạnh, chủ phải có dẫn đường, nên trước nói về Niệm. Chủ phải có tùy tùng, nên sau nói tinh tấn, hỉ v.v… Lại nữa, trí tuệ do nhân mà sinh, nên trước nói về niệm, lại sinh ra cái khác, nên sau nói về tinh tấn, hỉ v.v…

Bảy giác như thế.

6. GIẢI THÍCH TÁM CHÁNH: Chia làm bốn môn:

  1. Giải thích chung về tên.
  2. Nói về thể cụ.
  3. Chia ra ba học.
  4. Phân biệt ba tuệ.
  1. Giải thích tên. Tám chánh gồm:

Tám chánh bắt đầu từ Chánh kiến cho đến Chánh định, tám loại này chung nên gọi là Đạo, lìa tà nên gọi là Chánh.

Hỏi: Vừa rồi, các hạnh thuộc Bảy giác đều không gọi là chánh, sao ở đây lại gọi riêng như thế?

Đáp: Ngài Long Thọ giải thích rằng hành đạo vào pháp sợ rơi vào tà nên phải nói về Chánh. Lại Tám Đạo này là khởi đầu nhập Thánh đối lại với ban sơ thành tà, nghĩa biện chánh hiểu rõ nên nói riêng về chánh.

Danh nghĩa như thế.

  1. Nói về thể cụ: Có ba nghĩa:

Phân biệt theo kiến vị chung: Tám thứ này thành kiến vị chung, từng loại là nhân chung, nên được gọi là Phần. Trong môn này, một loại Chánh kiến vừa gọi là Đạo, vừa gọi là Phần. Chánh kiến là thể của Đạo nên được gọi là Đạo, thành Kiến vị chung nên gọi là đạo phần. Bảy loại kia gọi thẳng là đạo phần, không gọi là đạo vì chẳng phải chánh đạo, không thể nên gọi Đạo, thành Kiến vị chung nên gọi đạo phần.

Phân biệt đối tướng theo tám hạnh: Một loại Chánh kiến có thể gọi thẳng là Đạo, không gọi là Đạo phần. Chánh kiến là đạo thể nên gọi là Đạo, phân biệt “thể” khác với “cụ” (phương tiện) nên không gọi là phần. Bảy loại kia gọi thẳng là Đạo phần, không gọi là đạo; nghĩa như trước đã giải thích.

Để phân biệt so với quả: Bồ-đề dịch là Đạo, tám loại này làm nhân cho Đạo, gọi chung là Đạo phần.

  1. Chia ra ba học: Trong môn này, trước chia ra ba học, sau nói về thứ lớp.

Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng là Giới học.

Chánh niệm, Chánh định là Định học.

Chánh kiến, chánh tư duy là Tuệ học.

Hỏi: Ba loại thuộc giới có gì khác?

Đáp: Có ba loại:

Lìa khẩu nghiệp khởi từ sân, si gọi là Chánh ngữ. Xa lìa thân nghiệp từ sân si khởi gọi là Chánh nghiệp. Lìa hai nghiệp thân miệng từ tham khởi gọi là Chánh mạng.

Lìa khẩu nghiệp từ ba độc khởi là Chánh ngữ, lìa thân nghiệp từ ba độc khởi là Chánh nghiệp, lìa bốn tà mạng gọi là Chánh mạng.

Nghĩa này thế nào?

Ngài Như Long Thọ nói:

Lìa hạ khẩu thực: Không trồng trọt, hòa hợp thuốc men, buôn bán, làm lụng để cầu mạng sống.

Lìa ngưỡng khẩu thực: Không bói tướng, mặt trời, mặt trăng, các sao, các việc tốt xấu v.v… để cầu mạng sống.

Lìa phương khẩu thực: Không dua nịnh quyền thế giàu sang cho đến để sai sử, khéo nói, đòi hỏi nhiều để tự nuôi mạng.

Lìa tứ duy khẩu thực: Không tập học các thứ chú thuật, bói toán tốt xấu, làm họa sĩ, tạc tượng v.v… các thứ kỹ nghệ để nuôi sống.

Lìa bốn loại này gọi là Chánh mạng.

Như Ngài Long Thọ nói: Dùng tuệ vô lậu lìa bốn lỗi của miệng gọi là Chánh ngữ. Lìa ba tà của thân gọi là Chánh nghiệp. Lìa năm tà mạng gọi là Chánh mạng. Năm tà là:

Vì lợi dưỡng mà dối hiện tướng kỳ lạ khác người, một loại này là thân tà.

Tự nói công đức để cầu lợi của người.

Đoán tướng hên xui nói với người.

Lớn tiếng ra oai để người kính sợ để thủ lợi.

Tự nói lợi dưỡng của mình để làm người động lòng. Đây là nhân lợi tìm lợi.

Bốn loại sau là khẩu tà.

Theo Định học, Chánh định là chính, chánh niệm trợ giúp.

Theo Tuệ học, Chánh kiến là chính, chánh tư duy trợ giúp. Tinh tấn thúc đẩy chung.

Hỏi: Địa Trì chia sáu độ thành ba học, Tinh tấn thuộc về giới. Nay ở đây vì sao thúc đẩy cả ba học?

Đáp: Theo lý thì lẽ ra đồng nhưng Địa Trì dùng ba nghĩa nhiếp chung sáu độ, tinh tấn nhập vào giới. Nếu dùng bốn nghĩa để nhiếp chung sáu độ, thì tinh tấn cũng riêng. Nên trong Kinh Tương Tục Giải Thoát, nói ba độ trước là Giới học, Thiền là Định học, Bát-nhã là Tuệ học, Tinh tấn thúc đẩy chung.

Ba học như thế.

Thứ lớp thế nào?

Như Luận Thành Thật (Phẩm bốn Đế quyển 2) nói: Xuất gia cầu đạo trước phải thọ giới, cho nên trước nói về Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng.

Do giới mà tâm trụ nên kế nói về chánh niệm, Chánh định.

Do định phát tuệ, tuệ có thô và tế. Thô là văn tuệ, là Chánh Tư duy. Tế là Tu tuệ, là Chánh kiến. Lại nữa, thô là ở thế gian, chưa thể thấy lý, nói là chánh tư duy. Tế là xuất thế, có thể thấy lý, nói là Chánh kiến. Tinh tấn chung khắp.

Thứ lớp hạnh này không theo thứ lớp mà Tám chánh nói.

4) Y theo ba tuệ phân biệt Tám chánh: Như Luận Thành Thật (phẩm bốn Đế quyển 2): Chánh kiến là Văn tuệ Chánh tư là Tư tuệ Sáu loại kia là Tu tuệ.

Trong tu, trước phải trì giới lìa lỗi. Vì trì giới nên được ba đạo phần: Chánh ngữ, Chánh nghiệp và Chánh mạng. Kế đó tu pháp lành. Tu pháp lành cần phải siêng năng, nên trước nói Tinh tấn. Do tinh tấn mà nhiếp tâm nên kế nói về Chánh niệm. Vì nghĩ nhớ pháp nên liền được Chánh định.

Vì nghĩa Tám chánh có nhiều lối, mỗi thứ nói khác nhau, đều không hại gì nên không nhất định.

Trên đây là giải thích riêng đạo phẩm thứ hai.

7. PHÂN BIỆT ĐỐI VỚI CHÍN PHÁP:

Như kinh Niết-bàn (quyển 37) chép: Nếu đối với pháp Ba mươi bảy đạo phẩm biết căn, biết nhân, biết nhiếp, biết tăng, biết chủ, biết đạo (dẫn đường), biết hơn, biết thật và biết rốt ráo gọi là Phạm hạnh thanh tịnh. Chín loại này là pháp nhiếp đạo.

Nghĩa này thế nào?

Có bốn giải thích:

Theo tâm pháp đồng thời phân biệt.

Theo hạnh xuất thế thuần thục, tùy nghĩa phân biệt.

Theo Đại thừa từ đầu đến cuối thứ lớp phân biệt.

Theo Tiểu nhập Đại thứ lớp phân biệt.

1. Phân biệt đồng thời theo tâm pháp:

Trong chín loại, tám loại trước là Đạo phẩm hạnh, một loại sau là Đạo phẩm hạnh quả. Tám loại trước cũng là tám thứ tâm sở trong mười Thông địa. Mười Thông đại địa tên như trên nêu, là tám loại trừ tưởng và ức.

Trong tám loại, căn vốn là Dục số. Dục năng khởi hạnh nên nói là căn. Nhân là xúc số, xúc năng hòa hợp phát sinh đạo hạnh, nên gọi là nhân. Nhiếp là Thọ số, thọ năng thâu nạp pháp nên gọi là nhiếp. Tăng là Tư số, tư năng khởi tác động khiến đạo thêm lớn nên nói là Tăng. Chủ là niệm số, tất cả các hành đều tùy niệm mà chuyển, cho nên nói niệm là chính. Đạo là định số, định hay dẫn đạo Xuất thế Thánh tuệ nên

Nói là Đạo. Thắng là tuệ số, hơn hết trong các hạnh nên gọi là thắng. Thật là số của giải thoát, khiến các hạnh thoát khỏi luống dối, nên gọi là thật.

Hỏi: Tâm pháp có rất nhiều, vì sao chỉ nói tám loại này, những loại khác không nêu?

Đáp: Nay dùng chín môn đển nói nghĩa, nếu nêu số nhiều thì hạnh đến vô lượng, trong ba môn sau cũng có thể dùng chín nghĩa để phân biệt. Vì thế không nêu, hãy nói về tám loại này.

Từ tám loại này được Niết-bàn gọi là rốt ráo.

2. Phân biệt tùy nghĩa theo hạnh thành tựu xuất thế: Tám loại trước là hạnh tu, một loại sau là hạnh quả.

Theo tám loại trước, đạo khởi nương vào dục, lạc dục làm căn bản mọi hạnh, nên gọi là Căn.

Hỏi: Kinh (Niết-bàn, phẩm Đức Vương thứ 24) nói: Tất cả pháp lành đều do không buông lung làm căn bản. Nay lại nói dục, nghĩa này thế nào?

Kinh tự giải thích (Kinh Niết-bàn, phẩm Ca-diếp thứ 37): Dục là Sinh nhân, không buông lung là liễu nhân. Nay nói Sinh nhân nên nói về Dục.

Hỏi: Kinh nói ba mươi bảy phẩm, Phật là căn bản, nay lại nói dục, là nghĩa thế nào?

Kinh nói chúng sinh mới biết đạo pháp thì Phật là căn bản, nếu tự chứng đắc thì Dục là căn bản. Nay luận xuất thế là hạnh tự mình chứng, cho nên nói Dục là căn. Nương dục khởi tu, tu phải nhờ duyên, xúc đối duyên trước mà sinh hạnh tâm nên gọi là Nhân. Ở trong phần này nói chung các hạnh. Nhân trước để khởi sau, đều gọi là Xúc, chẳng phải chỉ có xúc số.

Nhờ chia khác nhau, lược có chín cặp, như kinh (kinh Niết-bàn quyển 37).

Nhờ tin mà gần bạn (lành) gọi là Xúc.

Nhờ gần bạn mà đươc nghe chánh pháp, gọi là xúc.

Nhờ nghe pháp, thân miệng ý thanh tịnh, gọi là xúc.

Nhờ nghiệp thanh tịnh mà được Chánh mạng, gọi là xúc.

Nhờ Chánh mạng được căn giới thanh tịnh, gọi là xúc.

Nhờ căn giới thanh tịnh, ưa chỗ vắng lặng, gọi là xúc.

Nhờ ưa tĩnh, hay khéo tư duy.

Nhờ tư duy, được trụ đúng pháp.

Nhờ như pháp trụ, được ba mươi bảy phẩm, có khả năng phá hoại vô lượng các phiền não ác, đó gọi là xúc.

Do xúc sinh thọ, Nhiếp nhờ thọ mà nhiếp pháp, nên gọi là Nhiếp. Lại, thọ nhân duyên sinh các phiền não, ba mươi bảy phẩm có thể phá hoại nên gọi là Nhiếp. Từ phiền não thọ nhiếp khởi đạo, nên nhờ nghĩ thiện siêng lo cần tu tập Đạo, phá các phiền não, nên gọi thiện Tư là tăng. Ba mươi bảy phẩm phá các phiền não cốt nhờ chuyên niệm, cho nên gọi niệm là chính, ví như bốn binh theo ý chủ tướng. Đạo phẩm như thế, đều theo niệm chủ để nhập định. Khéo hay phân biệt tất cả pháp tướng, cho nên gọi Định là Đạo (dẫn đạo), ba mươi bảy phẩm, phân biệt pháp tướng thì trí là hơn hết, cho nên gọi tuệ là hơn lại vì năng lực trí tuệ nên phiền não tiêu diệt. Như bốn binh trong thế gian đánh phá kẻ thù, hoặc một hay hai người mạnh mẽ là có khả năng. Đạo phẩm cũng như thế, nhờ năng lực trí tuệ nên phá được phiền não, gọi là hơn.

Tuy nhờ tu tập ba mươi bảy phầm được Tứ thiền thần thông an vui mà không được gọi là Thật. Nếu lúc phá hoại phiền não, chứng giải thoát mới gọi là Thật. Ba mươi bảy phẩm phát tâm tu đạo, tuy được niềm vui thế gian và sinh ra cái vui bốn quả Sa-môn và giaỉ thoát cũng không gọi là rốt ráo. Nếu dứt trừ việc làm của ba mươi bảy phẩm gọi là Đại Niết-bàn. Đại Niết-bàn như thế mới gọi là rốt ráo.

  1. Phân biệt thứ lớp theo Đại thừa từ đầu đến cuối:

Đối với pháp mới khởi tâm niệm thiện ái, tức là Dục. Dục gọi là căn. Nhân niệm thiện ái mà gần gũi bạn lành, gọi là Xúc. Xúc gọi là nhân. Nhân gần bạn lành, nghe nhận chánh pháp, gọi là căn thủ. Nhân gần bạn lành hay tư duy lành nên gọi là Tăng. Nhờ bốn pháp này làm cho đạo thêm lớn là Niệm, định, trí. Đó là chủ, đạo, thắng. Nhờ ba pháp này mà được hai giải thoát, dứt vô minh nên được tuệ giải thoát. Đó gọi là Thật. Tám pháp như thế rốt ráo được quả gọi là Niết-bàn. Cho nên Niết-bàn gọi là rốt ráo.

  1. Phân biệt theo từ Tiểu hướng Đại:

Phát tâm xuất gia gọi là dục, dục là căn.

Bạch bốn lần yết ma gọi là xúc, xúc là nhân.

Thọ hai loại giới gọi là thọ, thọ là nhiếp. Hai giới là:

Giới Ba-la-đề-mộc-xoa ngăn ngừa tánh tội.

Giới Tịnh căn, xa lìa lỗi ngăn.

Tu tập Tứ thiền gọi là Tăng.

Được quả Tu-đà-hàm, quả Tu-đà-hàm gọi là Niệm. Niệm gọi là chính. Vì trong vị này, giữ tâm lìa lỗi nên gọi là Niệm.

Đắc A-na-hàm gọi là Đạo, tự có thể dẫn khởi quả Vô học nên được quả A-la-hán gọi là Thắng. Thắng quả trước nên được quả Bíchchi gọi là Thật.

Chân là kỳ lân đi một mình nên được Đại Bồ-đề, gọi là rốt ráo, cùng cực trong Đạo.

Đạo phẩm như thế.

ĐẠI THỪA NGHĨA CHƯƠNG

QUYỂN 16 (Phần Cuối)

(HẾT)