The Forty-Two Hands
With the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976

Translated into Vietnamese by
The late Dharma Master THÍCH THIỀN-TÂM

30. The Jeweled Bell Hand and Eye

The Sutra says : “For accomplishing all superior Brahma sounds, use the Jeweled Bell Hand.”

The Mantra: Je la je la.

The True Words: Na mwo bwo nwo syin bwo na ji. Nan. E mi li dan. Yan sheng shr li yi. Shr li nyan li ning. Sa wa he.

The verse:

The Brahma sound is heard loud and clear throughout empty space,
Informing the deaf, skaking the blind, and startling the foolish and dull.
Esoteric and wonderful are the transformations of the Hand of the Jeweled Bell,
For on hearing the sound, one escapes suffering– through the School of Enlightement Flower.

30) Bảo-Đạc Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn có được tất cả Phạm-âm-thanh tốt nhiệm mầu, nên cầu nơi Tay cầm chiếc Linh-Báu.”

Thần-chú rằng: Dá Ra Dá Ra [33]

Chơn-ngôn rằng: Nẳng mồ– bát ra hàm bá noa duệ. Án– a mật lật đảm, nghiểm bệ thất rị duệ, thất rị chiếm rị nảnh, tát-phạ hạ.

Kệ tụng:

Phạm âm liệu lượng biến thái không
Khải lung chấn quý cảnh ngu mông
Huyền diệu biến hóa bảo đạc thủ
Văn thanh ly khổ giác hoa tông.

[PHẠM-ÂM vang ngân biến khắp cùng tận hư không PHÁP GIỚI,

KHAI THỊ cho người ĐIẾC, kẽ MÙ và thức tỉnh người NGU TỐI.

Bảo-đạc-thủ là PHÁP TĂNG TRƯỞNG THIỆN CĂN thật Huyền-bí, thật Diệu-kỳ,

Nếu có “AI” thấy nghe, thì ly khổ đắc lạc, chứng nhập cảnh giới HOA NGHIÊM TÔNG.]

PHẠM-ÂM là PHÁP-ÂM của chư Phật, khi chư Phật THUYẾT PHÁP thì tất cả chúng-sanh trong PHÁP GIỚI, đều hiểu được theo “NGÔN NGỮ” của mình. Cho nên, trong KINH nói rằng: “CHƯ PHẬT CÓ VIÊN ÂM” là vậy. Nếu nói theo “THẦN CHÚ” thì đây là ÂM-THANH “ĐÀ-RA-NI”. Khi trì tụng THỦ NHÃN nầy, thì có được tất cả Phạm-âm-thanh tốt, nhiệm mầu như là:-

  1. Âm thanh rất trong tốt.
  2. Âm thanh cực dịu dàng.
  3. Âm thanh hòa nhã thích ý.
  4. Âm thanh tôn trọng sáng suốt.
  5. Âm thanh không pha lẫn giọng nữ.
  6. Âm thanh giác ngộ không mê lầm.
  7. Âm thanh rất sâu xa.
  8. Âm thanh sang sảng tuôn trào bất tận…

Bài Kệ tụng nầy ý nói, nếu QÚY-VỊ TRÌ TỤNG BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP, thì có được tất cả Phạm-âm-thanh tốt, nhiệm mầu…

 Đặc biệt là đời đời kiếp kiếp được THẤY, được NGHE, được THỌ TRÌ ĐỌC TỤNG “KINH HOA NGHIÊM”, lại còn TÍN, GIẢI, HÀNH, CHỨNG cảnh giới bất khả tư nghị của TÔNG HOA NGHIÊM. Đây là CHỦNG TÁNH KIM-CANG BẤT HOẠI DIỆT.

Pháp-âm của ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH vang khắp tận cùng hư không  pháp giới, cũng như tiếng BẢO-LINH (CHUÔNG-BÁU), nhưng nếu CHÚNG-SANH NÀO CHƯA  PHÁT TÂM “THÀNH NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ”, thì dù ở trong PHÁP GIỚI, vẫn không THẤY không NGHE. Cũng như chúng ĐẠI THANH VĂN ở tại rừng THỆ ĐA vậy.

KINH VĂN:

Lúc đó chư thượng thủ đại Thanh Văn các Trưởng lão:

– Xá Lợi Phất,
– Ðại Mục Kiền Liên,
– Ma Ha Ca Diếp,
– Ly Bà Ða,
– Tu Bồ Ðề,
– A Nâu Lâu Ðà,
– Na Ðà,
– Kiếp Tân Na,
– Ca Chiên Diên,
– Phú Lâu Na…

Chư đại Thanh Văn này ở tại rừng Thệ Ða mà đều chẳng thấy thần lực của Như Lai.

Chẳng thấy sự nghiêm hảo của Như Lai.
Chẳng thấy cảnh giới của Như Lai.
Chẳng thấy sự du hí của Như Lai.
Chẳng thấy sự thần biến của Như Lai.
Chẳng thấy sự tôn thắng của Như Lai.
Chẳng thấy sự diệu hạnh và oai đức của Như Lai.
Chẳng thấy sự trụ trì của Như Lai.
Chẳng thấy cõi thanh tịnh của Như Lai.

Lại cũng chẳng thấy cảnh giới Bồ Tát bất tư nghì, Bồ Tát đại hội, Bồ Tát phổ nhập, Bồ Tát phổ chí, Bồ Tát phổ nghệ, Bồ Tát thần biến, Bồ Tát du hí, Bồ Tát quyến thuộc, Bồ Tát phương sở, Bồ Tát trang nghiêm sư tử tòa, Bồ Tát cung điện, Bồ Tát trụ xứ, Bồ Tát nhập tam muội tự tại, Bồ Tát quán sát, Bồ Tát tần thân, Bồ Tát dũng mãnh, Bồ Tát cúng dường, Bồ Tát thọ ký, Bồ Tát thành thục, Bồ Tát dũng kiện, Bồ Tát pháp thân thanh tịnh, Bồ Tát trí thân viên mãn, Bồ Tát nguyện thân thị hiện, Bồ Tát sắc thân thành tựu, Bồ Tát tướng hảo cụ túc thanh tịnh, Bồ Tát quang minh thường nhiều màu trang nghiêm, Bồ Tát phóng lưới đại quang minh, Bồ Tát khởi mây biến hóa, Bồ Tát thân khắp mười phương, Bồ Tát các hạnh viên mãn.

Những sự như vậy, tất cả Thanh Văn đại A La Hán thảy đều không thấy.

Tại sao vậy?

– Vì thiện căn chẳng đồng.

– Vì vốn không tu tập thiện căn thấy Phật tự tại.

– Vì vốn chẳng khen nói công đức thanh tịnh của tất cả Phật độ ở mười phương.

– Vì vốn chẳng ca ngợi những thần biến của chư Phật Thế Tôn.

– Vì vốn chẳng ở trong sanh tử phát tâm Vô thượng Bồ đề.

– Vì vốn chẳng làm cho kẻ khác phát tâm Bồ đề.

– Vì vốn chẳng có thể làm cho chủng tánh Như Lai không đoạn tuyệt.

– Vì vốn chẳng nhiếp thọ chúng sanh.

– Vì vốn chẳng khuyên kẻ khác tu hạnh Ba La mật của Bồ Tát.

– Vì lúc ở trong sanh tử lưu chuyển, vốn chẳng khuyên bảo chúng sanh cầu đại trí nhãn tối thắng.

– Vì vốn chẳng tu tập thiện căn phát sanh Nhứt thiết trí.

– Vì vốn chẳng thành tựu thiện căn xuất thế của Như Lai.

– Vì vốn chẳng được trí thần thông nghiêm tịnh Phật độ.

– Vì vốn chẳng được cảnh sở tri của Bồ Tát nhãn.

– Vì vốn chẳng cầu những thiện căn siêu xuất thế gian bất cộng Bồ đề.

– Vì vốn chẳng phát Bồ Tát đại nguyện.

– Vì sanh ra vốn chẳng từ sự gia bị của đức Như Lai.

– Vì vốn chẳng biết tất cả pháp như huyễn, chư Bồ Tát như mộng.

– Vì vốn chẳng được sự hoan hỷ quảng đại của chư đại Bồ Tát.

Những điều trên đây đều là cảnh giới trí nhãn Phổ Hiền Bồ Tát chẳng cùng chung với tất cả hàng Nhị thừa. Do cớ này, nên chư đại Thanh văn không thấy được, chẳng biết được, chẳng nghe được, chẳng nhập được, chẳng chứng được, chẳng niệm được, chẳng quán sát được, chẳng tính lường được, chẳng tư duy được, chẳng phân biệt được. Thế nên dầu cũng ở trong rừng Thệ Ða mà chẳng thấy được những đại thần biến của Như Lai.

(Kinh Hoa Nghiêm-Phẩm Nhập Pháp Giới Thứ ba mươi chín)

Tóm lại, ĐÂY LÀ PHÁP “TĂNG ÍCH”. Nếu  “QÚY-VỊ” muốn  được “ÂM THANH ĐÀ-RA-NI”, muốn được “THẤY NGHE”, được “THỌ TRÌ ĐỌC TỤNG” ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH, hay “BẤT CỨ KINH CHÚ ĐẠI THỪA NÀO KHÁC”, để Y theo tu hành, chứng được “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”, thì nên trì tụng “BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP” nầy, “QÚY-VỊ” nhất định sẽ được như Ý NGUYỆN.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con mau biết tất cả pháp.

 NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con sớm được mắt trí huệ.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con mau độ các chúng sanh.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con sớm được phương tiện khéo.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con mau lên thuyền Bát nhã.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con sớm được qua biển khổ.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con mau được giới định đạo.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con sớm lên non Niết Bàn.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con mau về nhà vô vi.

NAM MÔ BẢO-ĐẠC THỦ NHÃN ẤN PHÁP ,
Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh.

Nếu con hướng về nơi non đao,
Non đao tức thời liền sụp đổ.

Nếu con hướng về lửa, nước sôi,
Nước sôi, lửa cháy tự khô tắt.

Nếu con hướng về cõi địa ngục,
Ðịa ngục liền mau tự tiêu tan.
Nếu con hướng về loài Ngạ-quỷ,
Ngạ-quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng về chúng Tu-la,
Tu-la tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng về các Súc-sanh,
Súc-sanh tự được trí-huệ lớn.

NAM MÔ ĐẠI-BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT Ma-ha-tát

Kệ tụng:

Phạm âm liệu lượng biến thái không
Khải lung chấn quý cảnh ngu mông
Huyền diệu biến hóa BẢO-ĐẠC THỦ
Văn thanh ly khổ giác hoa tông.

Bảo-Đạc Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi

Dá Ra Dá Ra [33]

Nẳng mồ– bát ra hàm bá noa duệ. Án– a mật lật đảm, nghiểm bệ thất rị duệ, thất rị chiếm rị nảnh, tát-phạ hạ.