The Forty-Two Hands
With the commentary of
THE VENERABLE TRIPITAKA MASTER HSUAN HUA

Translated into English by
BHIKSHUNI HENG YIN
THE BUDDHISH TEXT TRANSLATION SOCIETY
SAN FRANCISCO
1976

Translated into Vietnamese by
The late Dharma Master THÍCH THIỀN-TÂM

31. The Jeweled Seal Hand and Eye

The Sutra says : “For mouth karma which is eloquent, clever and wonderful, use the Jeweled Seal Hand.”

The Mantra: Sa pe sa pe.

The True Words: Nan. Wa dz la. Ning dan re yi. Sa wa he.

The verse:

One’s  mouth is like a flowing river of heroic eloquence,
With phrasings ingenious  and subtle, and sounds clear and resonant.
In the Dharma nature’s mystery principle and specific interfuse;
As the Buddha’s mind seal is transmitted, the myriad good qualities unite.

31) Bảo-Ấn Thủ Nhãn Ấn Pháp

Kinh nói rằng: “Nếu muốn được miệng nói biện luận hay khéo, nên cầu nơi Tay cầm chiếc Ấn-Báu.”

Thần-chú rằng: Tát Bà Tát Bà [24]

Chơn-ngôn rằng: Án– phạ-nhựt ra, nảnh đảm nhá duệ, tát-phạ hạ.

Kệ tụng:

Khẩu nhược huyền hà biện tài hùng
Ngôn từ khảo diệu âm lượng hồng
Lý sự viên dung pháp tánh áo
Truyền Phật-tâm-ấn vạn thiện đồng.

[Tài hùng biện như nước SÔNG chảy mãi không ngừng, như “DUY-MA-CẬT” Cư-sĩ.

Diệu-âm vang dội khắp 10 phương, tầm thanh cứu khổ như là QUÁN-THẾ-ÂM” Bồ-tát.

Lý-sự viên dung vô ngại, thì thành tựu được 2 trí: Căn-bổn-trí và Sai-biệt-trí.

PHẬT TRUYỀN 1 ẤN NHẤT THỪA, 84 000 PHÁP QUY VỀ NHẤT TÂM.]

KỆ-TỤNG NẦY CỦA CỐ HT. TUYÊN HÓA GỒM CÓ 4 Ý:

1.- PHẬT TRUYỀN TÂM-ẤN

2.- TỨ VÔ-NGẠI BIỆN TÀI, NHƯ CƯ-SĨ “DUY-MA-CẬT”.

3.- MƯỜI CHÍN LOẠI HIỆN THÂN THUYẾT PHÁP, VANG DỘI KHẮP 10 PHƯƠNG, CỦA “DIỆU-ÂM, QUÁN-THẾ-ÂM BỒ TÁT”.

4.- LÝ  SỰ VÔ-NGẠI PHÁP-GIỚI CỦA HOA NGHIÊM TÔNG

1.- PHẬT TRUYỀN TÂM-ẤN

Ðại sư Vĩnh-Gia gặp Lục-tổ và được Tổ ấn chứng

Hồi đó, Sư nghe nói lối truyền tâm ấn (Nhĩ đề diện mệnh, khẩu thọ tâm hội, tức là “đối diện rỉ tai, lời trao tâm lãnh”) của phái Tào-khê, tức Lục-tổ ở Chùa Nam Hoa, được truyền thừa y bát từ Phật Thích Ca, Sư bèn không quản ngàn dặm đường xa, tới kiếm Lục-tổ để cầu ấn chứng.

Sư tới Chùa Nam Hoa thì gặp Lục-tổ đương thuyết pháp. Sư đắp y, tay cầm tích trượng tiến lên pháp tòa, đi nhiễu bên phải ba vòng, rồi đứng trước Lục-tổ, không cúi đầu đảnh lễ mà quát lên một tiếng lớn.

Tổ hỏi:

–Người xuất gia gọi là Sa-môn phải có phép tắc, phải đủ ba trăm oai nghi, ba ngàn tế hạnh. Tại sao ông tới đây mà lại có thái độ thô lỗ như vậy, một chút lễ phép cũng không có?

Sư đáp:

–Sanh tử là việc lớn, vô thường quá mau.

Sư muốn nói rằng việc dụng công tu tập quá cấp bách, làm gì còn thời gian để làm lễ nữa? Làm gì còn thời gian để lo những điều tiểu tiết? Ðể nghiên cứu cái gì là ba trăm oai nghi, ba ngàn tế hạnh? Chẳng còn chuyện gì to lớn bằng chuyện sanh tử, quỷ vô thường đến bất chợt lúc nào không hay, vậy tôi còn thời gian nào để hành lễ nữa?

Tổ bèn nói:

–Sao chẳng thể giải cái không sanh và liễu ngộ cái không mau chóng?

Ý Tổ muốn nói rằng sao không nghiên cứu pháp vô sanh? Sao không minh bạch đạo lý của cái không mau?

Sư thưa lại:

–Thể giải (tự tánh) tức là không sanh, liễu ngộ (tự tánh) rồi thì vốn không có mau chóng.

Ý Sư nói rằng đừng nói tới nghiên cứu, bởi nghiên cứu không kiếm ra sanh tử, khi minh bạch rồi thì không có cái gì gọi là mau chậm, cũng không có cái vô thường.

Tổ bảo:

–Nếu ông đã nói rằng thể giải tức vô sanh, ngộ rồi thì vốn không có mau, vậy ai là kẻ phân biệt?

Ý nói rằng ai là người có ý nghĩ phân biệt đó?

–Phân biệt cũng chẳng phải ý. Nghĩa là không có tâm niệm tại chỗ phân biệt.

Lúc đó, Lục-tổ bèn ấn chứng cho Ðại sư Vĩnh-Gia:

–Ðúng thế! Ðúng thế!

Sư thấy Tổ đã ấn chứng cho mình, bèn dùng đầy đủ oai nghi lễ tạ Tổ, sau đó Sư xin cáo từ.

Tổ thấy Sư tới nơi chỉ nói mấy câu rồi ra đi, mới hỏi rằng:

–Sao lại ra đi quá mau như vậy?

Sư thưa:

–Vốn tự không động, há có mau ư? Sư muốn nói bổn lai không đến, không đi, thì có gì là mau chậm.

–Ông thiệt đã chứng được ý vô sanh.

–Vô sanh có ý sao?

–Không ý, cái gì phân biệt được?

–Phân biệt cũng không phải ý.

–Ông có thể liễu, nhưng không nên đi.

Lúc đó Sư biết rõ Lục-tổ quả đã ấn chứng cho mình, nên Sư ở lại chùa Nam-hoa một đêm. Người đương thời gọi Sư là “Nhất-túc-giác” ngộ một đêm. Ðó là công án về chuyện Ðại sư Vĩnh-Gia gặp Lục-tổ và được Tổ ấn chứng.

Kiến pháp tràng, lập tông chỉ,
Minh minh Phật sắc Tào-Khê thị.

Ðệ nhất Ca-diếp thủ truyền đăng,
Nhị thập bát đại Tây thiên ký.
Pháp đông lưu, nhập thử thổ,
Bồ-đề Ðạt-ma vi Sơ tổ.

Lục đại truyền y thiên hạ văn,
Hậu nhân đắc đạo hà cùng số.

Chân bất lập, vọng bổn không,
Hữu vô câu khiển bất không không.
Nhị thập không môn nguyên bất trước,
Nhất tánh Như Lai thể tự đồng.

(Vĩnh Gia Chứng Ðạo Ca– Sa-Môn Huyền Giác soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Thuyết Giảng tại Kim Luân Thánh Tự Los Angeles,
California, Mỹ Quốc, tháng 2 năm 1985)

LỜI BÀN:

Ta thấy rằng “PHẬT TRUYỀN TÂM-ẤN”, không phải đêm “TÂM” người nầy truyền cho người kia, mà là “KHAI THỊ” để cho chúng ta “NGỘ NHẬP” TỰ-TÂM BỔN-TÁNH CỦA CHÍNH MÌNH. Cho nên, KINH LĂNG NHGIÊM nói rằng : “CÓ ÂM-THANH hay KHÔNG CÓ ÂM-THANH, THÌ “TÁNH NGHE” CỦA MÌNH CŨNG KHÔNG SANH KHÔNG DIỆT” là vậy.( Phân biệt cũng không phải ý). TỨC LÀ TÁNH PHÂN BIỆT, KHÔNG PHẢI LÀ TÂM, Ý VÀ THỨC).

KHI THẦY VÀ TRÒ CÓ CÙNG 1 TÂM (NHẤT TÂM) NHƯ CHƯ PHẬT KHÔNG KHÁC BIỆT, THÌ GỌI LÀ PHẬT TRUYỀN TÂM-ẤN.

ĐÂY LÀ DÙNG “TÂM ẤN TÂM” CHO NHỮNG NGƯỜI THƯỢNG CĂN, THƯỢNG TRÍ NHƯ VĨNH-GIA HUYỀN-GIÁC ĐẠI-SƯ CHẲNG HẠN.

CÒN TRUYỀN LÀM TỔ, THÌ TRONG ĐỜI CHỈ TRUYỀN CHO 1 NGƯỜI  MÀ THÔI. NHƯ 28 VỊ TỔ Ở ẤN-ĐỘ VÀ 5 VỊ TỔ Ở TRUNG HOA, VỊ SAU CÙNG LÀ TỔ HUỆ-NĂNG, THÌ KHÔNG CÒN “TRUYỀN TÂM-ẤN”  VÀ Y-BÁT LÀM TỔ NỮA.

Còn “PHẬT TRUYỀN TÂM-ẤN CHUNG” cho tất cả chúng-sanh trong PHÁP-GIỚI, thì lấy “THẬT TƯỚNG” trong KINH VĂN ĐẠI THỪA (THÁNH NGÔN LƯỢNG) làm TÂM-ẤN.

Như “THIỀN TÔNG” BỒ-ĐỀ ĐẠT-MA khuyên tứ chúng, lấy “KINH LĂNG GÌA” làm TÂM-ẤN, LỤC-TỔ HUỆ-NĂNG khuyên tứ chúng, lấy “KINH KIM CANG” làm TÂM-ẤN…

“TỊNH ĐỘ TÔNG” lấy KINH A-DI-ĐÀ, KINH VÔ-LƯỢNG-THỌ… làm TÂM-ẤN.

“MẬT TÔNG” lấy KINH ĐẠI-NHẬT, KINH LĂNG-NGHÊM… làm TÂM-ẤN.

“HOA NGHIÊM, PHÁP HOA TÔNG” lấy KINH HOA-NGHIÊM, KINH PHÁP-HOA làm TÂM-ẤN…

Tóm lại, DẦU TU PHÁP MÔN NÀO, DẦU LÀM VIỆC THIỆN NHỎ NHƯ VI-TRẦN, CŨNG HƯỚNG VỀ NHỨT TÂM, TỨC LÀ “NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ”. ĐÂY LÀ PHẬT TRUYỀN “1 ẤN  NHỨT THỪA” CHO TẤT CẢ CHÚNG SANH TRONG PHÁP GIỚI.

Tuy nhiên, “LÝ” TUY đốn ngộ, “SỰ” PHẢI tiệm tu”. Nghĩa là chúng ta, phải Y theo “NHỨT THỪA” mà tu hành thì mới thành “NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ”.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói rằng:“Nấu cát muốn thành cơm, dầu nấu đến nhiều kiếp cũng chẳng thể thành. Dùng thức tâm phan duyên phân biệt vô thường để tu hành mà muốn được “pháp thân Như Lai thường trụ” cũng đồng với ví dụ trên”.

Nguyện dĩ thử công-đức,
Phổ cập ư nhứt thiết,
Ngã đẳng dữ chúng-sanh,
Giai cộng thành Phật-đạo.

(KỆ HỒI HƯỚNG – KINH NHẬT-TỤNG)

2.- TỨ VÔ-NGẠI BIỆN TÀI, NHƯ CƯ-SĨ “DUY-MA-CẬT”.

Biện-tài có bốn loại, gọi là “tứ vô ngại biện.”

Thứ nhất là vô ngại biện về lời, tức ngôn từ. Bất cứ ai có vấn đề gì, ngài đều biện giải được một cách trôi chảy. Lời lẽ mà ngài xử dụng nghe rất hay, vừa tinh luyện lại vừa chính xác, dùng rất đúng chỗ. Ðối phương lý luận cách nào, cũng không sao thắng nổi.

Vô ngại biện thứ hai là về nghĩa. Không riêng ngôn từ mỹ lệ, nghĩa lý cũng vô cùng mạch lạc.

Thứ ba là vô ngại biện về pháp. Lời ngài nói ra, chỗ nào cũng là đạo, lời nào cũng quy về gốc; tất cả đều là Phật-pháp, không có gì bế tắc trở ngại.

Thứ tư là vô ngại biện về vui thích thuyết pháp. Là một loại tam muội nhạo thuyết, vui thích thuyết pháp cho mọi người, trừ phi người ta không muốn nghe, nếu muốn nghe, thì lời pháp sẽ như nước nguồn tuôn chảy, không lúc nào ngừng.

(Lược Giảng Kinh Kim Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật- Hòa Thượng Tuyên Hóa)

KINH-VĂN:

Bấy giờ ông Duy Ma Cật bảo các vị Bồ Tát rằng:

– “Các Nhân giả! Thế nào là Bồ Tát vào pháp môn không hai”? Cứ theo chỗ thích của mình mà nói.

Trong Pháp hội có Bồ Tát tên là Pháp Tự Tại nói:

– Các Nhân giả! “Sanh”, “diệt” là hai. Pháp vốn không sanh, cũng không diệt, đặng vô sanh pháp nhẫn, đó là vào “pháp môn không hai”.

Các Bồ Tát nói như thế rồi, hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng:

– Thế nào là Bồ Tát vào pháp môn không hai?

Ngài Văn Thù Sư Lợi nói:

– Như ý tôi đối với tất cả pháp không nói không rằng, không chỉ, không biết, xa lìa các vấn đáp, đó là vào pháp môn không hai.

Khi đó Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng:

– Chúng tôi ai ai cũng nói rồi, đến lượt Nhân giả nói thế nào là Bồ Tát vào pháp môn không hai?

Ông Duy Ma Cật im lặng không nói.

Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng: “Hay thay! Hay thay! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật là vào pháp môn không hai.

Khi nói phẩm vào Pháp Môn Không Hai này, trong chúng có năm nghìn Bồ Tát đều vào pháp môn không hai, chứng Vô sanh Pháp nhẫn.

(Kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết-HT. Thích Huệ Hưng Việt dịch)

Mặc (im lặng không nói) thời thuyết, thuyết thời mặc,
Ðại thí môn khai vô ủng tắc.
Hữu nhân vấn ngã giải hà tông?
Báo đạo ma-ha bát-nhã lực.

(TỨ VÔ-NGẠI BIỆN TÀI)

Hoặc thị hoặc phi nhân bất thức,
Nghịch hành thuận hành thiên mạc trắc.

(Vĩnh Gia Chứng Ðạo Ca)

3.- 19 LOẠI HIỆN THÂN THUYẾT PHÁP, VANG DỘI KHẮP 10 PHƯƠNG,CỦA “DIỆU-ÂM, QUÁN-THẾ-ÂM BỒ TÁT”.

DIỆU-ÂM, QUÁN-THẾ ÂM BỒ-TÁT, QUÁN-SÁT THEO ÂM-THANH MÀ HIỆN 19 LOẠI THÂN THUYẾT PHÁP, ĐỂ CỨU KHỔ CỨU NẠN, CHO CHÚNG-SANH TRONG 10 PHƯƠNG PHÁP GIỚI, NẾU CHÚNG SANH NÀO, THƯỜNG CUNG KÍNH TRÌ NIỆM DANH HIỆU “NAM MÔ ĐẠI-BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT” . THÌ SẼ THOÁT 7 NẠN, TRỪ ĐƯỢC 3 ĐỘC VÀ TOẠI NGUYỆN 2 ĐIỀU MONG CẦU.

THOÁT 7 NẠN LÀ:

  1. LỬA CHÁY
  2. NƯỚC TRÔI
  3. GIÓ BÃO
  4. DAO GẬY
  5. DẠ-XOA cùng LA-SÁT
  6. GÔNG CÙM XIỀNG XÍCH TRÓI BUỘC NƠI THÂN
  7. OÁN TẶC

 GIẢI TRỪ 3 ĐỘC LÀ:

  1. LÌA LÒNG THAM DÂM, Ý DỤC
  2. LÌA LÒNG GIẬN HỜN
  3. LÌA LÒNG NGU-SI

TOẠI 2 ĐIỀU MONG CẦU LÀ:

  1. CẦU CON TRAI “PHƯỚC-ĐỨC TRÍ-HUỆ”
  2. CẦU CON GÁI CÓ TƯỚNG “XINH ĐẸP ĐOAN CHÁNH”

KINH VĂN:

Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn, Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào?”

Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: “Thiện nam tử! Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật [1] được độ thoát thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Duyên Giác [2] được độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thanh Văn [3] được độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Phạm Vương [4] được độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Ðế Thích [5] được độ thoát, liền hiện thân Ðế Thích mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên [6] được độ thoát, liền hiện thân Tự Tại-Thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Ðại Tự Tại Thiên [8] được độ thoát, liền hiện thân Ðại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Thiên Ðại Tướng Quân [8] được độ thoát, liền hiện thân Thiên Ðại Tướng Quân mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tỳ Sa Môn [9] được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa Môn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tiểu Vương [10] được độ thoát, liền hiện thân Tiểu Vương mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Trưởng Giả [11] được độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Cư Sĩ [12] được độ thoát, liền hiện thân Cư Sĩ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tể Quan [13] được độ thoát, liền hiện thân Tể Quan mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Bà La Môn [14] được độ thoát, liền hiện thân Bà La Môn mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di [15] (4 chúng Phật-tử) được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân phụ nữ [16] của Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ [17] (người Nam còn thuần dương, Nữ còn thuần âm, chưa có vợ hoặc chồng, chưa có sự quan hệ Nam và Nữ) được độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhân cùng phi nhân [18]  (THIÊN, LONG CÙNG BÁT-BỘ) được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.

Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang Thần [19] được độ thoát, liền hiện thân Chấp Kim Cang Thần mà vì đó nói pháp.

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sinh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát.

Quán Thế Âm Ðại Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta Bà này đều gọi Ngài là vị “Thí Vô Úy”.

(Kinh Diệu Pháp Liên Hoa -Phẩm ‘Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn’ Thứ Hai Mươi Lăm)

4.- LÝ  SỰ VÔ-NGẠI PHÁP-GIỚI CỦA HOA NGHIÊM TÔNG

Lại nữa, muốn hiểu thấu phần nào cảnh-giới Giáo, Lý, Hạnh, Quả đều dung thông vô-ngại, người học đạo cần phải biết rõ bốn pháp-giới, bốn cấp bực mà chư đại-thừa Bồ-Tát tuần tự tu chứng :

  1. Lý vô-ngại pháp-giới
  2. Sự vô-ngại pháp-giới
  3. Lý sự vô-ngại pháp-giới
  4. Sự-sự vô-ngại pháp-giới

‘Lý’ tức là chơn-lý thật-tánh, là thể tánh chơn thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là pháp-tánh hay pháp-giới-tánh, chơn-như-tánh. Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chơn thật ấy. Thể-tánh ấy dung thông vô-ngại, nên gọi là ‘Lý vô-ngại pháp-giới’.

Người chứng được lý vô-ngại này chính là bực thành-tựu căn-bổn-trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp-thân Bồ-Tát.

Tất cả pháp ‘Sự’ đều đồng một thể-tánh chơn-thật, tức là đồng lấy pháp-tánh làm tự thể. Toàn-thể ‘Sự’ là pháp-tánh, mà pháp-tánh đã viên-dung vô-ngại, thời toàn sự cũng vô-ngại, nên gọi là ‘Sự vô-ngại pháp-giới’.

Người chứng được pháp-giới này chính là bực pháp-thân Bồ-Tát thành-tựu sai-biệt-trí (cũng gọi là quyền-trí, tục-trí, hậu-đắc-trí).

Lý là thể-tánh của ‘Sự’ (tất cả pháp), ‘Sự’ là hiện-tượng của ‘Lý-tánh’. Vậy thời lý-tánh tức là lý-tánh của sự, còn sự lại là sự-tướng của lý-tánh. Chính Lý-tánh là toàn-sự, mà tất cả sự là toàn Lý-tánh, nên gọi là ‘Lý-sự vô-ngại pháp-giới’.

Người chứng được lý-sự pháp-giới này thời là bậc pháp-thân Bồ-Tát đồng thời hiển phát cả hai trí (căn-bổn-trí và sai-biệt-trí).

Tất cả sự đã toàn đồng một thể-tánh mà thể-tánh thời dung thông không phân chia riêng khác, nên bất luận là một sự nào cũng đều dung nhiếp tất cả sự, và cũng đều tức là tất cả sự, một sự nhiếp và tức tất cả sự, tất cả sự nhiếp và tức một sự. Thế là sự-sự vô-ngại tự-tại, nên gọi là ‘Sự-sự vô-ngại pháp-giới’.

Người chứng được Sự-sự pháp-giới này là bực pháp-thân Bồ-Tát thành-tựu nhứt-thiết chủng-trí. Viên-mãn trí này chính là Ðấng Vô-Thượng-Giác (Phật Thế-Tôn ).

( Ðại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh- HT Thích Trí Tịnh giảng giải )

Tóm lại, nếu “Quý-vị” thường trì tụng “BẢO-ẤN THỦ NHÃN ẤN PHÁP” này thành tựu, thì được PHẬT TRUYỀN TÂM-ẤN, được TỨ VÔ-NGẠI BIỆN TÀI, được 19 LOẠI HIỆN THÂN THUYẾT PHÁP, chứng nhập cảnh giới LÝ SỰ VÔ-NGẠI PHÁP GIỚI của HOA NGHIÊM TÔNG. Cho nên, DẦU TU PHÁP MÔN NÀO, DẦU LÀM VIỆC THIỆN NHỎ NHƯ VI-TRẦN, CŨNG QUY VỀ NHỨT TÂM, TỨC LÀ NHỨT THIẾT CHỦNG TRÍ. ĐÂY LÀ “SỰ-SỰ VÔ-NGẠI PHÁP-GIỚI.

Kệ tụng:

Khẩu nhược huyền hà biện tài hùng
Ngôn từ khảo diệu âm lượng hồng
Lý sự viên dung pháp tánh áo
Truyền Phật-tâm-ấn vạn thiện đồng.

Bảo-Ấn Thủ Nhãn Ấn Pháp
Thứ Ba Mươi Mốt

Tát Bà Tát Bà [24]

Án– phạ-nhựt ra, nảnh đảm nhá duệ, tát-phạ hạ.