KINH HOA NGHIÊM
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
QUYỂN BỐN MƯƠI HAI
PHẨM THẬP ĐỊNH THỨ HAI MƯƠI BẢY
THỨ TÁM, TAM MUỘI TẤT CẢ THÂN CHÚNG SINH KHÁC BIỆT
Kinh văn: (Chữ đậm là Kinh văn)
Phật tử ! Thế nào là tam muội Tất cả thân chúng sinh khác biệt của đại Bồ Tát ?
Giảng giải: (Chữ thường là giảng giải)
Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Thế nào là đại tam muội tất cả thân chúng sinh khác biệt của đại Bồ Tát ?
Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ tam muội này, đắc được mười thứ không chấp trước. Những gì là mười ? Đó là : Nơi tất cả cõi không chấp trước. Nơi tất cả phương không chấp trước. Nơi tất cả kiếp không chấp trước. Nơi tất cả chúng không chấp trước. Nơi tất cả pháp không chấp trước. Nơi tất cả Bồ Tát không chấp trước. Nơi tất cả Bồ Tát nguyện không chấp trước. Nơi tất cả tam muội không chấp trước. Nơi tất cả chư Phật không chấp trước. Nơi tất cả địa không chấp trước. Đó là mười.
Các vị Phật tử ! Vị đại Bồ Tát này tu Bồ Tát đạo, viên mãn lục độ vạn hạnh, tích tập đủ thứ căn lành công đức, khi trụ tam muội tất cả thân chúng sinh khác biệt, đắc được mười thứ tự tại không chấp trước. Những gì là mười ? Đó là :
1. Đối với tất cả cõi Phật không chấp trước.
2. Đối với tất cả địa phương không chấp trước.
3. Đối với tất cả kiếp số không chấp trước.
4. Đối với tất cả chúng sinh không chấp trước.
5. Đối với tất cả pháp tướng không chấp trước.
6. Đối với tất cả Bồ Tát không chấp trước.
7. Đối với tất cả Bồ Tát nguyện không chấp trước.
8. Đối với tất cả tam muội không chấp trước.
9. Đối với tất cả chư Phật không chấp trước.
10. Đối với tất cả địa vị không chấp trước.
Đó là mười pháp không chấp trước. Vì Bồ Tát quét tất cả pháp lìa tất cả tướng, cho nên phá tất cả mọi sự chấp trước. Chúng ta người tu đạo, cũng phải phá tất cả mọi sự chấp trước, phải học tập theo tinh thần của Bồ Tát, vì người chẳng vì mình. Tóm lại, vạn sự đều « OK », thì chẳng có sự chấp trước. Nói cách khác, tốt cũng chẳng chấp trước, xấu cũng chẳng chấp trước, tất cả đều buông bỏ hết. Trong Tâm Kinh có nói : « Vì không quái ngại, nên không có sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, rốt ráo Niết Bàn ». Nếu như buông bỏ được tất cả, thì không có quái ngại, đó là chỗ tinh hoa của Phật pháp.
Phật tử ! Đại Bồ Tát nơi tam muội này, vào như thế nào ? Khởi như thế nào ?
Các vị Phật tử ! Đại Bồ Tát nơi tam muội tất cả thân chúng sinh khác biệt, làm thế nào nhập định ? Làm thế nào xuất định ? Đây là vấn đề Bồ Tát Phổ Hiền tự hỏi tự đáp.
Phật tử ! Đại Bồ Tát nơi tam muội này, trong thân nhập, ngoài thân khởi. Ngoài thân nhập, trong thân khởi. Đồng thân nhập, khác thân khởi. Khác thân nhập, đồng thân khởi. Thân người nhập, thân Dạ Xoa khởi. Thân Dạ Xoa nhập, thân rồng khởi. Thân rồng nhập, thân A tu la khởi. Thân A tu la nhập, thân trời khởi. Thân trời nhập, thân Phạm Vương khởi. Thân Phạm Vương nhập, thân dục giới khởi. Trên trời nhập, địa ngục khởi. Địa ngục nhập, nhân gian khởi. Nhân gian nhập, cõi kia khởi. Ngàn thân nhập, một thân khởi. Một thân nhập, ngàn thân khởi. Na do tha thân nhập, một thân khởi. Một thân nhập, Na do tha thân khởi.
Các vị Phật tử ! Đại Bồ Tát nơi tam muội này, có những cảnh giới như vầy : Từ trong thân nhập định, từ ngoài thân xuất định. Từ ngoài thân nhập định, từ trong thân xuất định. Từ đồng thân nhập định, từ khác thân xuất định. Từ khác thân nhập định, từ đồng thân xuất định. Từ thân người nhập định, từ thân Dạ Xoa xuất định. Từ thân Dạ Xoa nhập định, từ thân rồng xuất định. Từ thân rồng nhập định, từ thân A tu la xuất định. Từ thân A tu la nhập định, từ thân trời xuất định. Từ thân trời nhập định, từ thân Phạm Vương xuất định. Từ thân Phạm Vương nhập định, từ thân dục giới xuất định.
Bồ Tát có thể hoá thân ngàn vạn ức, phân thân vô số lượng. Đó đây không ngại, ta người vô ngại, trong ngoài vô ngại, đồng khác vô ngại, đó tức là cảnh giới thần thông diệu dụng của Bồ Tát. Bồ Tát nhập định hoặc xuất định, không nhất định tại thân mình, tuỳ thời tuỳ lúc đều có thể nhập định, tuỳ thời tuỳ lúc đều có thể xuất định, chẳng thọ sự hạn chế của thời gian và không gian, nhậm vận tự tại, diệu không thể tả.
Bồ Tát ở trên trời nhập định, từ địa ngục xuất định. Từ địa ngục nhập định, từ nhân gian xuất định. Từ nhân gian nhập định, từ cõi kia xuất định. Từ ngàn thân nhập định, từ một thân xuất định. Từ một thân nhập định, từ ngàn thân xuất định. Từ Na do tha thân nhập định, từ một thân xuất định. Từ một thân nhập định, từ Na do tha thân xuất định.
Bồ Tát vì tuỳ duyên giáo hoá tất cả chúng sinh, tự do nhập định, tự do xuất định. Cảnh giới này, toại tâm như ý. Hoan hỉ thế nào thì như thế đó, một chút cũng không miễn cưỡng, nhậm vận tự tại. Phàm là người thành tâm tu đạo, đều chứng được cảnh giới này.
Trong chúng sinh Diêm Phù Đề nhập, trong chúng sinh Tây Cù Đà Ni khởi. Trong chúng sinh Tây Cù Đà Ni nhập, trong chúng sinh Bắc Câu Lư khởi. Trong chúng sinh Bắc Câu Lư nhập, trong chúng sinh Đông Bì Đề Ha khởi. Trong chúng sinh Đông Bì Đề Ha nhập, trong chúng sinh ba thiên hạ khởi. Trong chúng sinh ba thiên hạ nhập, trong chúng sinh bốn thiên hạ khởi. Trong chúng sinh bốn thiên hạ nhập, trong chúng sinh tất cả biển khác biệt khởi. Trong chúng sinh tất cả biển khác biệt nhập, trong chúng thần tất cả biển khởi.
Bồ Tát ở trong chúng sinh Diêm Phù Đề (Nam Thiệm Bộ Châu) nhập định, từ trong chúng sinh Tây Cù Đà Ni (Tây Ngưu Hoá Châu) xuất định. Trong chúng sinh Tây Cù Đà Ni nhập định, từ trong chúng sinh Bắc Câu Lư (Bắc Câu Lư Châu) xuất định. Trong chúng sinh Bắc Câu Lư nhập định, từ trong chúng sinh Đông Bì Đề Ha (Đông Thắng Thần Châu) xuất định. Trong chúng sinh Đông Bì Đề Ha nhập định, từ trong chúng sinh ba thiên hạ xuất định. Trong chúng sinh ba thiên hạ nhập định, từ trong chúng sinh bốn thiên hạ xuất định. Trong chúng sinh bốn thiên hạ nhập định, từ trong chúng sinh tất cả biển khác biệt xuất định. Trong chúng sinh tất cả biển khác biệt nhập định, từ trong chúng thần tất cả biển xuất định.
Trong chúng thần tất cả biển nhập, trong thuỷ đại tất cả biển khởi. Trong thuỷ đại tất cả biển nhập, trong địa đại tất cả biển khởi. Trong địa đại tất cả biển nhập, trong hoả đại tất cả biển khởi. Trong hoả đại tất cả biển nhập, trong phong đại tất cả biển khởi. Trong phong đại tất cả biển nhập, trong tất cả bốn thứ đại khởi. Trong tất cả bốn thứ đại nhập, trong pháp vô sinh khởi. Trong pháp vô sinh nhập, trong núi Diệu Cao khởi. Trong núi Diệu Cao nhập, trong núi bảy báu khởi. Trong núi bảy báu nhập, trong tất cả đất đai đủ thứ cây cỏ lùm rừng hắc sơn khởi. Trong tất cả đất đai đủ thứ cây cỏ lùm rừng hắc sơn nhập, trong tất cả diệu hương hoa báu trang nghiêm khởi. Trong tất cả diệu hương hoa báu trang nghiêm nhập, trong tất cả chúng sinh thọ sinh của tất cả bốn thiên hạ phương dưới phương trên khởi.
Bồ Tát ở trong chúng thần tất cả biển nhập định, từ trong thuỷ đại tất cả biển xuất định. Trong thuỷ đại tất cả biển nhập định, từ trong địa đại tất cả biển xuất định. Trong địa đại tất cả biển nhập định, từ trong hoả đại tất cả biển xuất định. Trong hoả đại tất cả biển nhập định, từ trong phong đại tất cả biển xuất định. Trong phong đại tất cả biển nhập định, từ trong tất cả bốn thứ đại xuất định. Trong tất cả bốn thứ đại nhập định, từ trong pháp vô sinh xuất định. Trong pháp vô sinh nhập định, từ trong núi Diệu Cao xuất định. Trong núi Diệu Cao nhập định, từ trong núi bảy báu xuất định. Trong núi bảy báu nhập định, từ trong tất cả đất đai đủ thứ cây cỏ lùm rừng hắc sơn khởi. Trong tất cả đất đai đủ thứ cây cỏ lùm rừng hắc sơn nhập định, từ trong tất cả diệu hương hoa báu trang nghiêm xuất định. Trong tất cả diệu hương hoa báu trang nghiêm nhập định, từ trong tất cả chúng sinh thọ sinh của tất cả bốn thiên hạ phương dưới phương trên xuất định.
Trong tất cả chúng sinh thọ sinh tất cả bốn thiên hạ phương dưới phương trên nhập, trong chúng sinh tiểu thiên thế giới khởi. Trong chúng sinh tiểu thiên thế giới nhập, trong chúng sinh trung thiên thế giới khởi. Trong chúng sinh trung thiên thế giới nhập, trong chúng sinh đại thiên thế giới khởi. Trong chúng sinh đại thiên thế giới nhập, trong chúng sinh trăm ngàn ức na do tha ba ngàn đại thiên thế giới khởi. Trong chúng sinh trăm ngàn ức Na do tha ba ngàn đại thiên thế giới nhập, trong chúng sinh vô số thế giới khởi. Trong chúng sinh vô số thế giới nhập, trong chúng sinh vô lượng thế giới khởi. Trong chúng sinh vô lượng thế giới nhập, trong chúng sinh vô biên cõi Phật khởi. Trong chúng sinh vô biên cõi Phật nhập, trong chúng sinh vô đẳng cõi Phật khởi. Trong chúng sinh vô đẳng cõi Phật nhập, trong chúng sinh bất khả số thế giới khởi.
Bồ Tát ở trong tất cả chúng sinh thọ sinh tất cả bốn thiên hạ phương dưới phương trên nhập định, từ trong chúng sinh tiểu thiên thế giới xuất định. Trong chúng sinh tiểu thiên thế giới nhập định, trong chúng sinh trung thiên thế giới xuất định. Trong chúng sinh trung thiên thế giới nhập định, từ trong chúng sinh đại thiên thế giới xuất định. Trong chúng sinh đại thiên thế giới nhập định, từ trong chúng sinh trăm ngàn ức Na do tha ba ngàn đại thiên thế giới xuất định. Trong chúng sinh trăm ngàn ức Na do tha ba ngàn đại thiên thế giới nhập định, từ trong chúng sinh vô số thế giới xuất định. Trong chúng sinh vô số thế giới nhập định, từ trong chúng sinh vô lượng thế giới xuất định. Trong chúng sinh vô lượng thế giới nhập định, từ trong chúng sinh vô biên cõi Phật xuất định. Trong chúng sinh vô biên cõi Phật nhập định, từ trong chúng sinh vô đẳng cõi Phật xuất định. Trong chúng sinh vô đẳng cõi Phật nhập định, từ trong chúng sinh bất khả số thế giới khởi.
Trong chúng sinh bất khả số thế giới nhập, trong chúng sinh bất khả xưng thế giới khởi. Trong chúng sinh bất khả xưng thế giới nhập, trong chúng sinh bất khả tư thế giới khởi. Trong chúng sinh bất khả tư thế giới nhập, trong chúng sinh bất khả lượng thế giới khởi. Trong chúng sinh bất khả lượng thế giới nhập, trong chúng sinh bất khả thuyết thế giới khởi. Trong chúng sinh bất khả thuyết thế giới nhập, trong chúng sinh bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới khởi. Trong chúng sinh bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới nhập, trong chúng sinh tạp nhiễm khởi. Trong chúng sinh tạp nhiễm nhập, trong chúng sinh thanh tịnh khởi. Trong chúng sinh thanh tịnh nhập, trong chúng sinh tạp nhiễm khởi.
Bồ Tát ở trong chúng sinh bất khả số thế giới nhập định, từ trong chúng sinh bất khả xưng thế giới xuất định. Trong chúng sinh bất khả xưng thế giới nhập định, từ trong chúng sinh bất khả tư thế giới xuất định. Trong chúng sinh bất khả tư thế giới nhập định, từ trong chúng sinh bất khả lượng thế giới xuất định. Trong chúng sinh bất khả lượng thế giới nhập định, từ trong chúng sinh bất khả thuyết thế giới xuất định. Trong chúng sinh bất khả thuyết thế giới nhập định, trong chúng sinh bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới xuất định. Trong chúng sinh bất khả thuyết bất khả thuyết thế giới nhập định, từ trong chúng sinh tạp nhiễm xuất định. Trong chúng sinh tạp nhiễm nhập định, từ trong chúng sinh thanh tịnh xuất định. Trong chúng sinh thanh tịnh nhập định, từ trong chúng sinh tạp nhiễm xuất định.
Đoạn văn này nói về cảnh giới của Bồ Tát, là « không nhập mà chẳng tự được vậy ». Tức cũng là toại tâm như ý, muốn lúc nào nhập định thì lúc đó nhập định. Muốn nơi nào xuất định, thì nơi đó xuất định. Chẳng bị thời gian và không gian hạn chế. Lớn thì như núi Tu Di, nhỏ thì như hạt bụi, tuỳ ý biến hoá, đây là cảnh giới như ý thông của Bồ Tát.
Cảnh giới Kinh Hoa Nghiêm là khai mở tâm chúng sinh rộng lớn từng chút từng chút. Từ một đến mười, từ mười đến trăm, từ trăm đến ngàn, từ ngàn đến vạn, từ vạn đến ức, cho đến vô số vô số, vô lượng vô lượng. Chủ yếu làm cho tư tưởng rộng lớn, phải có cảnh giới «dọc bao thái hư, ngang khắp pháp giới ».
Kinh Hoa Nghiêm nói về thế giới vô lượng, cõi nước vô lượng, chư Phật vô lượng, Bồ Tát vô lượng, tất cả tất cả, đều không có hạn lượng. Cảnh giới đó, chẳng phải người tâm nhỏ lượng nhỏ minh bạch được, hiểu thấu được.
Chúng ta chúng sinh điên điên đảo đảo, lấy phải làm quấy, lấy quấy làm phải, chẳng nhận thức được chủ nhân ông của chính mình. Lấy nhiễm khổ làm vui, bỏ giác hợp trần, nhận giặc làm con, thật là đáng thương ! Bồ Tát rất từ bi đối với chúng ta, giống như mẹ hiền dạy con cái. Cha mẹ hy vọng con trai thành rồng, con gái thành phụng, Bồ Tát thì hy vọng chúng sinh thành Phật, hy vọng chúng sinh không điên đảo, không chấp trước, phát tâm bồ đề, tu vô thượng đạo. Song, chúng sinh chẳng nghe lời, vẫn cứ điên đảo, vẫn cứ chấp trước. Như vậy, chẳng phải là cô phụ một phen khổ tâm của Bồ Tát chăng ? Chúng ta người tu đạo, phải mau hồi đầu, cải ác hướng thiện, nghe lời dạy của Bồ Tát. Toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm Đại Phương Quảng Phật đều nói về đạo lý tu Bồ Tát đạo, độ hoá chúng sinh. Nếu chúng ta như pháp thực hành một câu, một bài kệ, thì công đức vô lượng, thọ không hết.
Nơi mắt nhập, nơi tai khởi. Nơi tai nhập, nơi mắt khởi. Nơi mũi nhập, nơi lưỡi khởi. Nơi lưỡi nhập, nơi mũi khởi. Nơi thân nhập, nơi ý khởi. Nơi ý nhập, nơi thân khởi. Nơi mình nhập, nơi họ khởi. Nơi họ nhập, nơi mình khởi. Trong một hạt bụi nhập, trong hạt bụi vô số thế giới khởi. Trong hạt bụi vô số thế giới nhập, trong một hạt bụi khởi. Thanh Văn nhập, Độc Giác khởi. Độc Giác nhập, Thanh Văn khởi. Thân mình nhập, thân Phật khởi. Thân Phật nhập, thân mình khởi. Một niệm nhập, ức kiếp khởi. Ức kiếp nhập, một niệm khởi. Đồng niệm nhập, thời khác khởi. Thời khác nhập, đồng niệm khởi. Tiền tế nhập, hậu tế khởi. Hậu tế nhập, tiền tế khởi. Tiền tế nhập, trung tế khởi. Trung tế nhập, tiền tế khởi. Ba đời nhập, sát na khởi. Sát na nhập, ba đời khởi. Chân như nhập, ngôn thuyết khởi. Ngôn thuyết nhập, chân như khởi.
Bồ Tátnơi mắt nhập định, từ nơi tai xuất định. Nơi tai nhập định, từ nơi mắt xuất định. Nơi mũi nhập định, từ nơi lưỡi xuất định. Nơi lưỡi nhập định, từ nơi mũi xuất định. Nơi thân nhập định, từ nơi ý xuất định. Nơi ý nhập định, từ nơi thân xuất định. Nơi mình nhập định, từ nơi họ xuất định. Nơi họ nhập định, từ nơi mình xuất định.
Bồ Tát ở trong một hạt bụi nhập, từ trong hạt bụi vô số thế giới xuất định. Trong hạt bụi vô số thế giới nhập định, từ trong một hạt bụi xuất định. Thanh Văn nhập định, từ Độc Giác xuất định. Độc Giác nhập định, từ Thanh Văn xuất định. Thân mình nhập định, từ thân Phật xuất định. Thân Phật nhập định, từ thân mình xuất định. Một niệm nhập định, từ ức kiếp xuất định. Ức kiếp nhập định, từ một niệm xuất định. Đồng niệm nhập định, từ thời khác xuất định. Thời khác nhập định, từ đồng niệm xuất định. Tiền tế nhập định, từ hậu tế xuất định. Hậu tế nhập định, tiền tế xuất định. Tiền tế nhập định, từ trung tế xuất định. Trung tế nhập định, từ tiền tế xuất định. Ba đời nhập định, từ sát na xuất định. Sát na nhập định, từ ba đời xuất định. Chân như nhập định, từ ngôn thuyết xuất định. Ngôn thuyết nhập định, từ chân như xuất định.
Phật tử ! Ví như có người, bị quỷ nhập, làm cho thân họ rung động, không thể được an. Quỷ không hiện thân, khiến thân họ như vậy. Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế. Thân mình nhập định thân họ khởi. Thân họ nhập định thân mình khởi.
Các vị Phật tử ! Ví như có người, bị quỷ nhập, thân thể của họ rung động không ngừng, không thể được an tĩnh. Quỷ chẳng hiện thân, mà khiến cho người khác phát sinh tình hình như thế, rung động không ngừng. Đại Bồ Tát cũng như thế, chẳng nhìn thấy thân Ngài, mà Ngài có thể ở trên thân của bạn xuất định. Do đó kinh văn có nói : « Tại thân mình nhập định, từ thân người khác xuất định. Tại thân người khác nhập định, từ thân mình xuất định ». Cảnh giới này chẳng chướng ngại nhau.
Phật tử ! Ví như tử thi, vì nhờ lực của Chú mà có thể dậy đi, tuỳ theo các việc đều làm được. Tử thi và Chú tuy đều khác biệt, mà có thể hoà hợp, thành tựu việc đó.
Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế. Đồng cảnh nhập định, mà khác cảnh khởi. Khác cảnh nhập định, mà đồng cảnh khởi.
Các vị Phật tử !Ví như tử thi, nhờ sức lực của Chú ngữ, mà có thể khiến cho tử thi dậy đi. Tử thi tuy chẳng còn tri giác, nhưng có thể thay thế bạn làm việc, những việc làm đều thành tựu. Tử thi và Chú tuy đều khác biệt, nhưng Chú ngữ có thể khiến cho tử thi đi được, lại có thể hợp tác với nhau, thành tựu việc làm đó. Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế. « Đồng cảnh nhập định, mà khác cảnh xuất định. Khác cảnh nhập định, mà đồng cảnh xuất định ». Cảnh giới này chẳng có chướng ngại nhau.
Phật tử ! Ví như Tỳ Kheo, đắc được tâm tự tại. Hoặc dùng một thân làm nhiều thân, hoặc dùng nhiều thân làm một thân. Chẳng phải một thân chẳng còn, mà nhiều thân sinh. Chẳng phải nhiều thân chẳng còn, mà một thân sinh.
Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế. Một thân nhập định nhiều thân khởi, nhiều thân nhập định một thân khởi.
Các vị Phật tử ! Ví như Tỳ Kheo, đắc được như ý thông, tức là toại tâm như ý, biến hoá vô cùng. Hoặc dùng một thân mà biến thành nhiều thân, hoặc dùng nhiều thân mà biến thành một thân. Chẳng phải nói thân này chẳng còn mà sinh ra nhiều thân. Cũng chẳng phải nhiều thân chẳng còn, lại làm một thân. Đây là cảnh giới thần thông biến hoá không thể nghĩ bàn. Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế. « Một thân nhập định nhiều thân xuất định, nhiều thân nhập định một thân xuất định ». Cảnh giới này chẳng chướng ngại nhau.
Tỳ kheo có ba ý nghĩa :
1. Khất sĩ : Trên khất pháp của chư Phật, để nuôi huệ mạng; dưới khất thực của chúng sinh, để nuôi dưỡng sắc thân.
2. Bố ma : Khi Tỳ Kheo thọ giới cụ túc, đắc giới hoà thượng hỏi :
– « Ông có phải là đại trượng phu không ? »
– Đáp : « Là đại trượng phu ».
– Lại hỏi : « Ông có phát bồ đề tâm chăng ? »
– Đáp : « Đã phát bồ đề tâm ».
Lúc đó, ma vương nghe được, bèn sinh sợ hãi. Tại sao ? Vì quyến thuộc của ma lại bớt đi một người, còn quyến thuộc của Phật lại thêm một người, cho nên sinh tâm sợ hãi.
3. Phá ác : Tức là phá phiền não ác. Vì Tỳ Kheo có ba ý nghĩa này, nên không dịch. Khi Trung Quốc phiên dịch kinh điển tiếng Phạn, có năm loại không dịch :
1. Bí mật không dịch : Như Chú ngữ.
2. Tôn trọng không dịch : Như « Bát Nhã », « Bồ đề ».
3. Thuận cổ không dịch : Như « A nậu đa la tam miệu tam bồ đề ».
4. Đa hàm không dịch : Như « Tỳ Kheo ».
5. Thử phương vô bất dịch : Như « quả Am ma la ».
Phật tử ! Ví như đại địa, chỉ có một vị, mà sinh ra cây cỏ đủ thứ vị khác nhau. Tuy đất không khác nhau, mà vị có sự khác nhau đặc thù.
Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế, không có sự phân biệt, mà có một thứ nhập định nhiều thứ khởi, nhiều thứ nhập định một thứ khởi.
Các vị Phật tử !Ví như đại địa, tuy chỉ có một vị, mà sinh ra cây cỏ đủ thứ vị khác nhau. Có vị đắng, có vị ngọt, có vị chua. Đất không khác nhau, mà sinh ra thực vật có vị khác nhau. Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế, không có gì phân biệt, mà « Tại một thứ nhập định, từ nhiều thứ xuất định, tại nhiều thứ nhập định, một thứ xuất định ». Cảnh giới này chẳng chướng ngại nhau.
Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ tam muội này, đắc được mười pháp khen ngợi của sự khen ngợi. Những gì là mười ? Đó là : Vì vào chân như, nên gọi là Như Lai. Vì giác tất cả pháp, nên gọi là Phật. Vì được tất cả thế gian khen ngợi, nên gọi là pháp sư. Vì biết tất cả pháp, nên gọi là Nhất thiết trí. Vì là chỗ nương tựa của tất cả thế gian, nên gọi là chỗ nương tựa. Vì thấu đạt tất cả pháp phương tiện, nên gọi là Đạo sư. Vì dẫn dắt tất cả chúng sinh vào đạo Tát bà nhạ, nên gọi là đại Đạo sư. Vì làm đèn của tất cả thế gian, nên gọi là quang minh. Vì tâm chí viên mãn, nghĩa lợi thành tựu, những gì cần làm đã làm xong, trụ trí huệ vô ngại, phân biệt biết rõ tất cả các pháp, nên gọi là Thập lực. Vì tự tại thông đạt tất cả pháp luân, nên gọi là bậc thấy tất cả. Đó là mười.
Các vị Phật tử !Đại Bồ Tát trụ nơi tam muội này, đắc được mười pháp khen ngợi của sự khen ngợi. Những gì là mười ? Đó là :
1. Vì vào chân như, nên gọi là Như Lai : Vì Bồ Tát chứng nhập chân như thật tướng lý thể, cho nên gọi là Như Lai.
2. Vì giác tất cả pháp, nên gọi là Phật : Vì Bồ Tát giác ngộ thấu rõ tất cả các pháp, cho nên xưng là Phật.
3. Vì được tất cả thế gian khen ngợi, nên gọi là pháp sư : Vì Bồ Tát có tâm từ bi, độ khắp chúng sinh, được hết thảy mọi người thế gian khen ngợi, cho nên xưng là Pháp sư.
4. Vì biết tất cả pháp, nên gọi là Nhất thiết trí : Vì Bồ Tát biết rõ tất cả Phật pháp, cho nên xưng là Nhất thiết trí.
5. Vì là chỗ nương tựa của tất cả thế gian, nên gọi là chỗ nương tựa : Vì Bồ Tát là chỗ nương tựa của tất cả chúng sinh thế gian, cho nên xưng là chỗ nương tựa.
6. Vì thấu đạt tất cả pháp phương tiện, nên gọi là Đạo sư : Vì Bồ Tát thấu rõ thông đạt tất cả tất cả pháp phương tiện, cho nên xưng là Đạo sư.
7. Vì dẫn dắt tất cả chúng sinh vào đạo Tát bà nhạ, nên gọi là đại Đạo sư : Vì Bồ Tát dẫn dắt tất cả chúng sinh đều vào đạo Tát bà nhạ (Nhất thiết trí), cho nên xưng là đại Đạo sư.
8. Vì làm đèn của tất cả thế gian, nên gọi là quang minh : Vì Bồ Tát là đèn quang minh của tất cả thế gian, cho nên xưng là quang minh.
9. Vì tâm chí viên mãn, nghĩa lợi thành tựu, những gì cần làm đã làm xong, trụ trí huệ vô ngại, phân biệt biết rõ tất cả các pháp, nên gọi là Thập lực : Vì tâm chí của Bồ Tát đã viên mãn, nghĩa lợi đã thành tựu, những gì cần làm đã làm xong, chẳng còn thọ thân sau nữa, trụ nơi trí huệ không có chướng ngại, phân biệt biết rõ được tất cả các pháp, cho nên xưng là Thập lực.
10. Vì tự tại thông đạt tất cả pháp luân, nên gọi là bậc Thấy tất cả : Vì Bồ Tát tự tại thông đạt tất cả pháp luân, cho nên xưng là bậc Thấy tất cả. Đó là mười pháp khen ngợi.
Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ tam muội nầy, lại được mười thứ quang minh chiếu sáng. Những gì là mười ?
Đó là : Được quang minh của tất cả chư Phật, vì bình đẳng với chư Phật. Được quang minh của tất cả thế giới, vì nghiêm tịnh khắp. Được quang minh của tất cả chúng sinh, vì đều đến điều phục. Được vô lượng vô uý quang minh, vì pháp giới làm đạo tràng diễn nói. Được quang minh không khác biệt, vì biết tất cả pháp không có các thứ tánh. Được quang minh phương tiện, vì nơi tất cả pháp lìa dục tế mà chứng nhập. Được quang minh chân thật, vì nơi tất cả pháp lìa dục tế tâm bình đẳng. Được quang minh khắp tất cả thế gian thần thông biến hoá, vì được Phật gia trì luôn không ngừng nghỉ. Được quang minh khéo tư duy, vì đến được bờ tự tại của tất cả chư Phật. Được quang minh tất cả pháp chân thật, vì trong một lỗ lông khéo nói tất cả. Đó là mười.
Các vị Phật tử !Đại Bồ Tát trụ tam muội này, lại đắc được mười thứ quang minh chiếu sáng. Những gì là mười ? Đó là :
1. Bồ Tát đắc được quang minh của tất cả chư Phật, vì bình đẳng với chư Phật.
2. Bồ Tát đắc được quang minh của tất cả thế giới, vì trang nghiêm thanh tịnh khắp tất cả thế giới.
3. Bồ Tát đắc được quang minh của tất cả chúng sinh, vì đều đến điều phục tất cả chúng sinh.
4. Bồ Tát đắc được vô lượng vô uý quang minh, vì dùng pháp giới làm đạo tràng diễn nói diệu pháp.
5. Bồ Tát đắc được quang minh không phân biệt, vì biết tất cả pháp không có các thứ tự tánh.
6. Bồ Tát đắc được quang minh phương tiện, vì đối với tất cả pháp lìa khỏi dục tế, mà chứng nhập chân như.
7. Bồ Tát đắc được quang minh chân thật, vì nơi tất cả pháp lìa dục tế tâm và pháp là bình đẳng.
8. Bồ Tát đắc được quang minh khắp tất cả thế gian thần thông biến hoá, vì được Phật gia trì luôn không ngừng nghỉ.
9. Bồ Tát đắc được quang minh khéo tư duy, vì đạt đến được bờ bên kia tự tại của tất cả chư Phật.
10. Bồ Tát đắc được quang minh tất cả pháp chân thật, vì trong một lỗ lông khéo nói tất cả các pháp. Đó là mười thứ quang minh.
Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ tam muội này, lại được mười thứ vô sở tác. Những gì là mười ?
Đó là : Thân nghiệp vô sở tác, lời nghiệp vô sở tác, ý nghiệp vô sở tác, thần thông vô sở tác, rõ pháp không tánh vô sở tác, biết nghiệp chẳng hư hoại vô sở tác, trí vô sai biệt vô sở tác, trí không sinh khởi vô sở tác, biết pháp không diệt vô sở tác, tuỳ thuận nơi văn chẳng hoại nơi nghĩa vô sở tác. Đó là mười.
Các vị Phật tử !Đại Bồ Tát trụ tam muội này, lại được mười thứ nghiệp vô sở tác, tức cũng là mười thứ thanh tịnh, cũng có thể nói là mười thứ pháp tịch diệt. Những gì là mười ? Đó là :
1. Thân nghiệp vô sở tác : Tức là thân thanh tịnh không ô nhiễm
2. Lời nghiệp vô sở tác : Tức là miệng thanh tịnh không nhiễm ô.
3. Ý nghiệp vô sở tác : Tức là ý thanh tịnh không nhiễm.
4. Thần thông vô sở tác : Thần thông vốn là thanh tịnh, không có sở tác.
5. Rõ pháp không tánh vô sở tác : Thấu được tất cả pháp chẳng có tự tánh, chẳng có sở tác.
6. Biết nghiệp chẳng hư hoại vô sở tác : Biết được tất cả nghiệp thiện không hư hoại, chẳng có sở tác.
7. Trí vô sai biệt vô sở tác : Trí huệ chẳng có sự phân biệt, thông đạt được tất cả, đây cũng là vô sở tác.
8. Trí không sinh khởi vô sở tác : Trí huệ chẳng có sinh khởi, mà biết rõ tất cả, đây cũng là vô sở tác.
9. Biết pháp không diệt vô sở tác : Vì Bồ Tát biết các pháp không sinh không diệt, cho nên vô sở tác.
10. Tuỳ thuận nơi văn chẳng hoại nơi nghĩa vô sở tác : Vì Bồ Tát hay tuỳ thuận nơi câu văn, lại chẳng hoại nơi nghĩa lý, cho nên vô sở tác.
Đó là mười thứ nghiệp vô sở tác.
Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ nơi tam muội này, có vô lượng cảnh giới, đủ thứ sự khác biệt. Đó là : Một nhập nhiều khởi, nhiều nhập một khởi. Đồng nhập khác khởi, khác nhập đồng khởi. Tế nhập thô khởi, thô nhập tế khởi. Đại nhập tiểu khởi, tiểu nhập đại khởi. Thuận nhập nghịch khởi, nghịch nhập thuận khởi. Không thân nhập có thân khởi, có thân nhập không thân khởi. Không tướng nhập có tướng khởi, có tướng nhập không tướng khởi. Trong khởi nhập trong nhập khởi. Như vậy đều là cảnh giới tự tại của tam muội này.
Các vị Phật tử !Đại Bồ Tát trụ nơi tam muội này, lại có vô lượng cảnh giới, đủ thứ sự khác biệt. Đó là : Tại một nhập định, từ nhiều xuất định. Tại nhiều nhập định, từ một xuất định. Tại đồng nhập định, từ khác xuất định. Tại khác nhập định, từ đồng xuất định. Tại tế nhập định, từ thô xuất định. Tại thô nhập định, từ tế xuất định. Tại đại nhập định, từ tiểu xuất định. Tại tiểu nhập định, từ đại xuất định. Tại thuận nhập định, từ nghịch xuất định. Tại nghịch nhập định, từ thuận xuất định. Tại không thân nhập định, từ có thân xuất định. Tại có thân nhập định, từ không thân xuất định. Tại không tướng nhập định, từ có tướng xuất định. Tại có tướng nhập định, từ không tướng xuất định. Tại trong khởi nhập định, từ trong nhập xuất định. Nhập định xuất định như vậy đều không ngại nhau. Đó là cảnh giới tự tại của tam muội này.
Phật tử ! Ví như nhà huyễn thuật, trì chú được thành tựu, có thể hiện ra đủ thứ hình tướng khác nhau. Chú với huyễn khác nhau, mà làm huyễn được. Tuy chú là tiếng, mà có thể huyễn làm nhãn thức biết đủ thứ các sắc, nhĩ thức biết được đủ thứ các tiếng, tĩ thức biết được đủ thứ các mùi, thiệt thức biết được đủ thứ các vị, thân thức biết được đủ thứ các súc, ý thức biết được đủ thứ cảnh giới.
Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế. Trong đồng nhập định trong khác khởi, trong khác nhập định trong đồng khởi.
Các Phật tử !Ví như nhà huyễn thuật trì chú ngữ, có thể tự không hoá có, tự có hoá không, có thể hiện ra đủ thứ hình tướng khác nhau. Giống như một bình không có rượu, ông ta niệm chú thì trong bình tự nhiên có rượu. Lại đem một hạt giống hoa, trồng xuống đất, lập tức đâm chồi nảy mầm, ra cành ra lá, đơm hoa kết trái, trong khoảnh khắc liền thành tựu. Lại có thể ở trong lửa sinh ra hoa sen rất đẹp. Cảnh giới này, đều do huyễn tướng trì chú mà hiện ra. Chú và huyễn tướng tuy khác nhau, nhưng chú có thể làm huyễn tướng. Niệm chú chỉ là âm thanh, mà làm ra đủ thứ cảnh giới hư vọng – nhãn thức biết đủ thứ các màu sắc, nhĩ thức biết được đủ thứ các tiếng, tĩ thức biết được đủ thứ các mùi, thiệt thức biết được đủ thứ các vị, thân thức biết được đủ thứ các súc, ý thức biết được đủ thứ cảnh giới. Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế. Ở trong đồng nhập định, từ trong khác xuất định, ở trong khác nhập định, từ trong đồng xuất định. Đây là cảnh giới xuất định nhập định toại tâm như ý không thể nghĩ bàn.
Phật tử ! Ví như khi trời Ba Mươi Ba đánh nhau với A tu la, chư Thiên thắng lợi, A tu la thua trận. Vua A tu la thân cao lớn bảy trăm do tuần, bốn binh vây quanh vô số ngàn vạn, dùng sức huyễn thuật, đem tất cả quân lính cùng nhau chạy trốn trong lỗ ngó sen.
Đại Bồ Tát cũng lại như thế, đã khéo thành tựu các huyễn trí địa. Huyễn trí tức là Bồ Tát, Bồ Tát tức là huyễn trí. Cho nên, có thể ở trong pháp không phân biệt nhập định, ở trong pháp phân biệt khởi. Ở trong pháp phân biệt nhập định, ở trong pháp không phân biệt khởi.
Các vị Phật tử !Ví như khi Đế Thích trời Ba Mươi Ba đánh nhau với A tu la, thì chư Thiên thường thắng lợi. Có lúc A tu la chiến thắng, trời Đế Thích không cách nào kháng cự, bèn đến chỗ đức Phật cầu cứu. Đức Phật nói cho ông ta một câu chú, niệm : « Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa », dịch ra nghĩa là « Đại trí huệ đến bờ kia ». Ma Ha nghĩa là « Đại », Bát Nhã là « Trí huệ », Ba La Mật Đa là « Đến bờ kia ». Đế Thích trở về trời Ba Mươi Ba, bèn nói với binh trời tướng trời rằng : « Khi các vị gặp binh lính A tu la, thì hãy thành tâm niệm ‘‘Ma Ha Mát Nhã Ba La Mật Đa’’, đây là pháp mà đức Phật ban tặng để đánh lui quân địch ».
Ngày thứ hai lại đánh với A tu la. Binh trời tướng trời đều niệm câu chú này quả nhiên linh nghiệm, binh lính A tu la thua bỏ chạy. Tại sao ? Vì binh trời tướng trời thân đều phóng ra ánh sáng rất mạnh, binh lính A tu la không thể nào mở mắt ra được, cho nên bại trận bỏ chạy.
A tu la dịch là « Vô đoan chánh », vì tướng mạo của người nam rất là xấu xí, ngũ quan chẳng đoan chánh. Song, nữ A tu la rất xinh đẹp, ai thấy cũng đều thương mến. Vợ đẹp của trời Đế Thích là con gái của vua A tu la. Do đó, có thể biết người trời vẫn còn dục tham luyến sắc đẹp. Chư Thiên đến được cõi sắc giới, mới dứt được sắc dục. Người ở cõi sắc giới là hoá sinh, chỉ có diệu sắc thân, chứ chẳng còn nam nữ khác nhau.
Vua A tu la thân cao lớn bảy trăm đại do tuần, lại có bốn thứ binh (tượng binh, mã binh, xa binh, bộ binh) vây quanh vô số ngàn vạn. Vua A tu la dùng sức huyễn thuật, đem tất cả quân lính cùng nhau chạy trốn trong lỗ ngó sen. Đây là cảnh giới lớn nhỏ vô ngại, tức cũng là cảnh giới trong lớn có thể hiện nhỏ, trong nhỏ có thể dung lớn, dung nạp với nhau không ngại. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, vì tu hành căn lành, cho nên thành tựu tất cả huyễn trí địa, tức cũng là trí huệ thần thông. Huyễn trí tức là Bồ Tát, Bồ Tát tức là huyễn trí. Vì vậy cho nên, có thể ở trong pháp không phân biệt nhập định, từ trong pháp phân biệt xuất định. Ở trong pháp phân biệt nhập định, từ trong pháp không phân biệt xuất định. Đó là thần thông diệu dụng của Bồ Tát tu, đã đạt đến cảnh giới nhậm vận tự tại. Tóm lại, muốn như thế nào thì như thế đó, chẳng có mọi sự chướng ngại. Đó là do trí huệ biến hoá, chứ chẳng phải do thức biến hoá.
Phật tử ! Ví như nông phu, trong ruộng gieo giống xuống, hạt giống ở dưới, quả sinh ở trên. Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế. Trong một nhập định, trong nhiều khởi. Trong nhiều nhập định, trong một khởi.
Các vị Phật tử !Ví như nông phu, trong ruộng đất gieo hạt giống ngũ cốc xuống, trồng hạt giống ở dưới đất, quả thật sinh trưởng ở trên đất. Đây là luật nhân quả tự nhiên. Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế. Có thể ở trong thân một chúng sinh nhập định, từ trong thân nhiều chúng sinh xuất định. Ở trong thân nhiều chúng sinh nhập định, từ trong một thân chúng sinh xuất định, chẳng có chướng ngại.
Phật tử ! Ví như tinh cha huyết mẹ của nam nữ hoà hợp, hoặc có chúng sinh ở trong đó thọ sinh. Bấy giờ, gọi là Ca la lã vị. Từ đây lần lược trụ ở trong thai mẹ, đầy đủ mười tháng. Do sức nghiệp thiện, nên tất cả chi phần đều được thành tựu, các căn không thiếu, tâm ý sáng tỏ. Ca la lã với sáu căn, thể tướng đều khác nhau. Do nghiệp lực, khiến cho lần lược thành tựu, thọ đủ thứ các loại quả báo khác nhau.
Bồ Tát cũng lại như thế, từ Nhất thiết trí Ca la lã vị, tin hiểu nguyện lực, dần dần tăng trưởng. Tâm của Bồ Tát rộng lớn, nhậm vận tự tại. Trong không nhập định, trong có khởi. Trong có nhập định, trong không khởi.
Các vị Phật tử ! Ví như khi tinh cha huyết mẹ của nam nữ hoà hợp, hoặc có một thân trung ấm thọ sinh. Lúc đó, thức thọ sinh gọi là Ca la lã vị. Từ đó bắt đầu lần lược sống, đầy đủ mười tháng, sinh ra thế gian này, tiếp thọ các sự khổ, nhưng chúng sinh vẫn cứ lấy khổ làm vui.
Lược thuật quá trình của đời người là : Trước hết bắt đầu từ vô minh, vô minh tức là vọng tâm tham ái của nam nữ. Vô minh duyên hành : Hành tức là tánh hành vi. Nam nữ yêu nhau kết thành vợ chồng, để nối dõi giống nòi, nên có hành vi này. Hành duyên thức : Thức tức là bào thai, tinh cha huyết mẹ kết tinh thể, tức cũng là nơi ký thác thọ sinh của thân trung ấm. Thức duyên danh sắc : Bào thai ở trong bụng mẹ sinh ra hệ thống thần kinh (danh), còn sinh ra nhục thể (sắc). Danh sắc duyên lục nhập : Tức nhiên có trạng thái tâm lý và sinh lý, thì đương nhiên sinh ra sáu căn, tức cũng là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Lục nhập duyên súc : Súc là súc giác, tức cũng là có sự tác dụng của tri giác. Khi đứa bé sinh ra thì da tiếp súc với không khí, biết cảm giác lạnh nóng. Súc duyên thọ : Có tiếp súc thì có cảm thọ, cảm thấy thọ tốt thì đi tranh lấy. Thọ duyên ái : Vì lãnh thọ tất cả tốt đẹp, nên tăng thêm tâm ái. Ái duyên thủ : Có tâm ái rồi, thì tìm hết biện pháp, hết tâm sức để tranh lấy, chiếm làm sở hữu của mình. Thủ duyên hữu : Vì thủ lấy, nên tạo ba nghiệp thân, khẩu, ý. Có nghiệp tạo rồi, bèn có hạt giống thọ sinh. Hữu duyên sinh : Do đó : « Khởi hoặc, tạo nghiệp, thọ báo ». Vì nhất thời hồ đồ, bèn tạo ra nghiệp thọ sinh, nên có quả báo lai sinh. Sinh duyên lão tử : Lai sinh có thân năm uẩn, thì đương nhiên có sự uy hiếp lão tử. Từ nhỏ lớn lên thành thiếu niên, từ thiếu niên thành thanh niên, từ thanh niên rồi già, do già rồi chết đi – đó là quá trình đời người phải đi qua, bất cứ người nào cũng không tránh khỏi. Đây là luật nhân quả ba đời tuần hoàn, sinh sinh tử tử, tử tử sinh sinh, từ vô thuỷ kiếp đến nay, vĩnh viễn không dứt được gốc, đó là vòng mười hai nhân duyên sinh mạng.
Người tu đạo tức là dứt sinh tử, không thọ khổ luân hồi. Làm thể nào để dứt sinh tử ? Chỉ có một phương pháp, tức là niệm « Nam Mô A Di Đà Phật », niệm đến lúc nhất tâm bất loạn, thì có thể đới nghiệp vãng sinh về thế giới Cực Lạc, hoa nở thấy Phật. Ở đó hoa sen hoá sinh, chẳng có con nít, chỉ hiện thân thể chín phẩm thành người. Ngoài ra còn có một phương pháp chấm dứt sinh tử đó là tham thiền. Tham đến cảnh giới tứ thiền, chẳng biết đủ mà dừng lại, đó vẫn là cảnh giới của phàm phu. Phải tiếp tục dụng công phu tiến về trước, trải qua trời Ngũ Bất Hoàn, lúc đó vượt qua trời Tứ Không, mà ra khởi tam giới, sẽ dứt được phần đoạn sinh tử.
Bây giờ đưa ra một vấn đề, để mọi người cùng nhau nghiên cứu : Tại sao người nam thương người nữ ? Người nữ thương người nam ? Có người nói : « Đây là thiên tính ! Khổng Tử đã từng nói : ‘’Tánh tham sắc vậy’’, đây là tham dục của con người ». Bởi nhân duyên này, cho nên chúng sinh do sắc dục mà sinh, do sắc dục mà chết. Ai phá được ải sắc dục, đoạn dục khử ái, thì không bị mười hai nhân duyên ràng buộc, sẽ được giải thoát.
Con người sinh ra thế giới này, đều là có nhân duyên. Có người có duyên lành đến làm cha con, hoặc mẹ con. Có người có báo oán đến làm cha con, hoặc mẹ con. Cho nên, có những con cái đến trả nợ, cũng có những con cái đến đòi nợ, do đó :
« Không con, không cái, không oan gia ».
Nếu nói về nhân quả, thì có những sự việc hoàn toàn chân thật. Nay đưa ra một câu chuyện để tham khảo.
Phong tục nhân gian trước kia, hễ có lễ cưới, sinh con, đám ma .v.v…đều thỉnh mời mấy Thầy đến tụng kinh. Mục đích là để được cát tường như ý, tiêu tai sống lâu, vãng sinh về Cực Lạc. Một ngày nọ, hoà thượng Xã Thuận (sơ tổ của tông Hoa Nghiêm) đến nhà trai chủ ứng cúng. Thọ trai xong, vợ chồng trai chủ bồng em bé đến trước mặt hoà thượng, thỉnh hoà thượng từ bi gia trì cho em bé, muốn cho em bé được sống lâu giàu có. Hoà thượng dùng pháp nhãn quán sát, biết nhân duyên của đứa bé, đứa bé đó đến để đòi nợ, vì muốn cho đôi bên giải trừ oán cừu, hoà thượng bèn kêu vợ chồng trai chủ bồng đứa bé đến bờ sông. Hoà thượng ôm đứa bé liệng xuống sông.
Lúc đó, vợ chồng trai chủ khóc lóc, kêu hoà thượng đòi con lại. Hoà thượng nói với họ rằng : « Các vị hãy trở về nhìn con của các vị đi » ! Vợ chồng trai chủ trở về nhìn xem, thì ở trong nước hiện ra thân một người nam, trợn mắt nói với vợ chồng đó rằng : « Ai là con của các vị ! Ba năm trước, tôi là người buôn bán, ngồi thuyền của các vị qua sông, các vị thấy tôi có tiền, bèn sinh tâm bất lương, giết tôi cướp tiền của. Khi thuyền đến giữa sông, bèn xô tôi té xuống sông, để chiếm đoạt tài vật của tôi. Đời này tôi đến để đòi nợ, nay may mắn gặp hoà thượng từ bi, hoà giải cho chúng ta. Bằng không, nhất định tôi sẽ làm hại quý vị nhà tan người mất ». Nói xong không thấy tông tích nữa. Lúc đó, vợ chồng như ngây như dại, rất là hổ thẹn. Bèn kính thỉnh hoà thượng Xã Thuận làm pháp hội Thuỷ Lục Không, siêu độ cô hồn dã quỷ, đều được vãng sinh. Từ đó về sau, vợ chồng tụng kinh lễ Phật, ăn chay suốt đời.
Thai nhi ở trong bụng mẹ, mãn mười tháng, do sức nghiệp thiện, nên ngũ quan tứ chi, tất cả đều được đầy đủ. Ngũ tạng lục phủ đều thành tựu, các căn không thiếu. Tâm ý minh bạch tất cả sự lý. Ca la lã vị này với sáu căn, thể tướng đều khác nhau. Do nghiệp lực thiện đã tạo ra trong kiếp trước, khiến cho lần lược thành tựu thai nhi, thọ đồng loại (người), hoặc loài khác (súc sinh) đủ thứ các loại quả báo khác nhau.
Bồ Tát tu Bồ Tát đạo, viên mãn lục độ vạn hạnh cũng lại như thế, từ Nhất thiết trí ca la lã vị, vì có nguyện lực tin hiểu, dần dần tăng trưởng. Tâm của Bồ Tát đặc biệt rộng lớn, nhậm vận tự tại, tất cả đều toại tâm như ý. Cảnh giới này, chẳng có tơ hào chướng ngại. Ở trong chân không nhập định, từ trong diệu hữu xuất định. Ở trong diệu hữu nhập định, từ trong chân không xuất định, không có chướng ngại.
Phật tử ! Ví như cung rồng, nương đất mà lập, chẳng nương hư không. Rồng nương cung điện mà ở, cũng chẳng phải ở trong hư không, mà hay nổi mây đầy khắp trong hư không.
Có người ngước nhìn thấy cung điện. Nên biết đó là thành của Càn Thát Bà, chẳng phải cung rồng.
Phật tử ! Rồng tuy ở dưới thấp, còn mây giăng trên trời. Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế. Nơi không tướng nhập, có tướng khởi. Nơi có tướng nhập, không tướng khởi.
Các vị Phật tử ! Ví như cung điện rồng ở trong biển, nương đất mà lập, chẳng phải ở trong hư không. Rồng nương cung mà ở, cũng chẳng phải ở trong hư không. Nhưng khi nổi mây mưa xuống, thì mây giăng đầy khắp trong hư không. Có người ngước nhìn lên hư không, thấy có cung điện. Nên biết đó là thành thị của Càn Thát Bà, chứ chẳng phải cung điện của rồng.
Các vị Phật tử ! Rồng tuy ở dưới biển, nhưng khi nổi mây mưa xuống thì ở trên hư không. Đại Bồ Tát trụ tam muội này, cũng lại như thế. Nơi không tướng nhập, từ có tướng xuất định. Nơi có tướng nhập, từ không tướng xuất định, chẳng có chướng ngại.
Phật tử ! Ví như cung điện của Diệu Quang Đại Phạm Thiên Vương ở, gọi là Nhất thiết thế gian tối thắng thanh tịnh tạng. Ở trong đại cung điện đó, thấy khắp các bốn thiên hạ trong ba ngàn đại thiên thế giới, cung trời, cung rồng, cung Dạ Xoa, cung Càn Thát Bà, cung A Tu La, cung Ca Lâu La, cung Khẩn Na La, cung Ma Hầu La Già, chỗ ở nhân gian, và ba đường ác, núi Tu Di đủ thứ các núi, biển cả sông ngòi, ao đầm nguồn suối, thành ấp làng xóm, cây rừng các báu, tất cả đủ thứ sự trang nghiêm như vậy, tột cùng hết thảy bờ mé đại luân vi. Cho đến du trần vi tế ở trong hư không, thảy đều hiển hiện ra ở trong Phạm cung. Giống như thấy mặt mình hiện ra trong gương sáng.
Đại Bồ Tát trụ đại tam muội Tất cả thân chúng sinh khác biệt này, biết đủ thứ cõi, thấy các vị Phật, độ đủ thứ chúng, chứng đủ thứ pháp, thành tựu đủ thứ hạnh, viên mãn đủ thứ giải, vào đủ thứ tam muội, khởi đủ thứ thần thông, được đủ thứ trí huệ, trụ đủ thứ sát na tế.
Các vị Phật tử !Ví như cung điện của Diệu Quang Đại Phạm Thiên Vương ở, gọi là Nhất thiết thế gian tối thắng thanh tịnh tạng. Ở trong đại cung điện đó, thấy khắp tất cả các bốn thiên hạ trong ba ngàn đại thiên thế giới. Hết thảy cung điện trời, cung điện rồng, cung điện Dạ xoa, cung điện Càn thát bà, cung điện A tu la, cung điện Ca lâu la, cung điện Khẩn na la, cung điện Ma hầu la già, cùng với chỗ ở nhân gian, và ba đường ác.
Ở trong Phạm cung đó, lại thấy núi Tu di đủ thứ các núi, đủ thứ biển cả, đủ thứ sông ngòi, đủ thứ ao đầm, đủ thứ nguồn suối, thành ấp, làng xóm, cây rừng, các báu .v.v…tất cả đủ thứ sự trang nghiêm như vậy, tột cùng hết thảy bờ mé đại luân vi. Cho đến du trần vi tế tận cùng ở trong hư không, thảy đều hiển hiện ra ở trong đại cung điện Nhất thiết thế gian tối thắng thanh tịnh tạng của Diệu Quang Đại Phạm Thiên. Giống như thấy tướng mặt mình hiện ra trong gương sáng.
Đại Bồ Tát trụ đại tam muội tất cả thân chúng sinh khác biệt này, biết đủ thứ cõi Phật, thấy được các vị Phật, độ được đủ thứ chúng, chứng được đủ thứ pháp, thành tựu đủ thứ hạnh, viên mãn đủ thứ tri giải, vào được đủ thứ tam muội, sinh khởi đủ thứ thần thông, đắc được đủ thứ trí huệ, trụ tại đủ thứ sát na tế.
Ở trên đưa ra sáu ví dụ :
1. Dụ về huyễn hiện sáu cảnh.
2. Dụ về A tu la chạy trốn.
3. Dụ về nông phu gieo giống.
4. Dụ về thọ thai lớn lên.
5. Dụ về rồng ở dưới mây ở trên.
6. Dụ về Phạm cung hiện khắp.
Đó là biểu thị đại Bồ Tát thị hiện, khi nhập vào đại tam muội Tất cả thân chúng sinh khác biệt, có vô lượng cảnh giới, có đủ thứ sự khác biệt, nhậm vận tự tại, muốn nhập định lúc nào ? Lúc nào xuất định ? Nơi nào nhập định ? Nơi nào xuất định ? Đều toại tâm như ý, chẳng có chướng ngại. Cảnh giới này, thật là không thể nghĩ bàn, diệu không thể tả.
Phật tử ! Đại Bồ Tát này đến được mười thứ thần thông bờ kia. Những gì là mười ? Đó là :
Thần thông bờ kia đến được chư Phật tận hư không khắp pháp giới.
Thần thông bờ kia đến được Bồ Tát rốt ráo không khác biệt tự tại.
Thần thông bờ kia đến được hay phát khởi Bồ Tát hạnh nguyện rộng lớn, vào Như Lai môn Phật sự.
Thần thông bờ kia đến được hay chấn động tất cả thế giới, tất cả cảnh giới đều khiến cho thanh tịnh.
Thần thông bờ kia đến được hay tự tại biết nghiệp quả không nghĩ bàn của tất cả chúng sinh, đều như huyễn hoá.
Thần thông bờ kia đến được hay tự tại biết tam muội thô tế nhập xuất tướng khác biệt.
Thần thông bờ kia đến được hay dũng mãnh vào cảnh giới Như Lai, mà ở trong đó phát sinh đai nguyện.
Thần thông bờ kia đến được hay hoá làm Phật hoá chuyển pháp luân, điều phục chúng sinh, khiến cho sinh giống Phật, khiến cho vào Phật thừa, sớm được thành tựu.
Thần thông bờ kia đến được hay biết rõ bất khả thuyết tất cả bí mật câu văn mà chuyển pháp luân, khiến cho trăm ngàn ức Na do tha bất khả thuyết bất khả thuyết pháp môn đều được thanh tịnh.
Thần thông bờ kia đến được chẳng mượn ngày đêm năm tháng kiếp số, một niệm đều có thể thị hiện ba đời. Đó là mười.
Các vị Phật tử !Đại Bồ Tát này đến được cảnh giới mười thứ thần thông bờ kia. Bờ kia tức là Ba la mật. Những gì là mười ? Đó là :
1. Thần thông bờ kia đến được chư Phật tận hư không khắp pháp giới.
2. Thần thông bờ kia đến được Bồ Tát tự tại rốt ráo không khác biệt.
3. Thần thông bờ kia đến được hay phát khởi Bồ Tát hạnh nguyện rộng lớn, vào môn của Như Lai, làm đủ thứ Phật sự
4. Thần thông bờ kia đến được hay chấn động tất cả thế giới, tất cả cảnh giới đều khiến cho thanh tịnh.
5. Thần thông bờ kia đến được hay tự tại biết nghiệp quả không nghĩ bàn của tất cả chúng sinh, đều như huyễn như hoá.
6. Thần thông bờ kia đến được hay tự tại biết tất cả tam muội thô tế nhập xuất tướng khác biệt.
7. Thần thông bờ kia đến được hay dũng mãnh vào cảnh giới của Như Lai, mà ở trong đó phát sinh đai nguyện.
8. Thần thông bờ kia đến được hay hoá làm tướng Phật, hoá làm chuyển pháp luân, điều phục chúng sinh, khiến cho sinh giống tánh Phật, khiến cho vào diệu pháp của Phật thừa, sớm được thành tựu.
9. Thần thông bờ kia đến được hay biết rõ bất khả thuyết tất cả bí mật câu văn, mà chuyển đại pháp luân, khiến cho trăm ngàn ức Na do tha bất khả thuyết bất khả thuyết pháp môn đều được thanh tịnh.
10. Thần thông bờ kia đến được chẳng giả mượn ngày đêm năm tháng kiếp số, trong một niệm, hoàn toàn đều có thể thị hiện ba đời. Đó là cảnh giới mười thứ thần thông bờ kia.
Phật tử ! Đó là đại tam muội Trí thiện xảo tất cả thân chúng sinh khác biệt thứ tám của đại Bồ Tát.
Các vị Phật tử ! Đó là đại tam muội Trí huệ thiện xảo tất cả thân chúng sinh khác biệt thứ tám của đại Bồ Tát tu nhập vào.
THỨ CHÍN, TAM MUỘI TỰ TẠI PHÁP GIỚI
Phật tử ! Thế nào là tam muội Tự tại pháp giới của đại Bồ Tát ?
Bồ Tát Phổ Hiền lại gọi một tiếng các vị đệ tử của Phật ! Thế nào gọi là đại tam muội Tự tại pháp giới của đại Bồ Tát phải tu hành ?
Phật tử ! Đại Bồ Tát này ở nơi con mắt của mình, cho đến nơi ý nhập tam muội, gọi là tự tại pháp giới. Trong mỗi lỗ chân lông nơi thân của Bồ Tát, đều nhập tam muội này. Tự nhiên biết được các thế gian, biết các pháp thế gian, biết các thế giới, biết ức Na do tha thế giới, biết A tăng kỳ thế giới, biết thế giới nhiều như số hạt bụi bất khả thuyết cõi Phật. Thấy trong tất cả thế giới có Phật xuất hiện ra đời, Bồ Tát chúng hội, thảy đều đầy dẫy. Quang minh thanh tịnh, thuần thiện không tạp, rộng lớn trang nghiêm, đủ thứ các báu dùng để nghiêm sức.
Các vị Phật tử !Vị đại Bồ Tát này tu hành Bồ Tát đạo, viên mãn lục độ vạn hạnh, tích tập đủ thứ căn lành. Ở nơi con mắt của mình, cho đến nơi ý của mình, nhập tam muội, đại tam muội này tên gọi là Tự tại pháp giới.
Trong mỗi lỗ chân lông nơi thân của Bồ Tát, đều nhập tam muội Tự tại pháp giới, tự nhiên biết được cảnh giới của tất cả thế gian, biết được tất cả pháp thế gian, biết được tất cả thế giới, biết được ức Na do tha thế giới, biết được A tăng kỳ thế giới, biết được thế giới nhiều như số hạt bụi bất khả thuyết cõi Phật. Lại thấy được trong tất cả thế giới có Phật xuất hiện ra đời, Bồ Tát đại chúng pháp hội, đều đầy dẫy khắp thế giới. Vừa quang minh vừa thanh tịnh, thuần thiện không tạp, vừa rộng lớn lại trang nghiêm. Dùng đủ thứ các châu báu để nghiêm sức.
Bồ Tát ở nơi đó, hoặc một kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp, ức kiếp, trăm ngàn ức Na do tha kiếp, vô số kiếp, vô lượng kiếp, vô biên kiếp, vô đẳng kiếp, bất khả số kiếp, bất khả xưng kiếp, bất khả tư kiếp, bất khả lượng kiếp, bất khả thuyết kiếp, bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát vi trần số kiếp, tu Bồ Tát hạnh, thường không ngừng nghỉ.
Bồ Tát ở trong chúng hội đạo tràng, hoặc một kiếp, trăm kiếp, ngàn kiếp, ức kiếp, trăm ngàn ức Na do tha kiếp, vô số kiếp, vô lượng kiếp, vô biên kiếp, vô đẳng kiếp, bất khả số kiếp, bất khả xưng kiếp, bất khả tư kiếp, bất khả lượng kiếp, bất khả thuyết kiếp, bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, bất khả thuyết bất khả thuyết Phật sát vi trần số kiếp, trong thời gian dài này, Bồ Tát tu Bồ Tát hạnh, luôn luôn không ngừng nghỉ, cũng chẳng có khi nào nhàm mỏi. Đó là đại hạnh đại nguyện của Bồ Tát, tinh thần đó, khiến cho mọi người khởi tâm kính phục.
Lại ở trong vô lượng kiếp như vậy, trụ tam muội này. Cũng nhập, cũng khởi, cũng thành tựu thế giới, cũng điều phục chúng sinh, cũng rõ khắp pháp giới, cũng biết khắp ba đời, cũng diễn nói các pháp, cũng hiện đại thần thông. Đủ thứ phương tiện, không chấp, không ngại, vì nhờ nơi pháp giới mà đắc được tự tại.
Khéo phân biệt mắt, khéo phân biệt tai, khéo phân biệt mũi, khéo phân biệt lưỡi, khéo phân biệt thân, khéo phân biệt ý. Đủ thứ sự khác nhau như vậy, đều khéo phân biệt, tột cùng bờ mé.
Bồ Tát lạiở trong vô lượng kiếp như vậy, khi trụ nơi tam muội tự tại pháp giới, cũng nhập định, cũng xuất định, cũng thành tựu thế giới, cũng điều phục chúng sinh, cũng rõ khắp pháp giới, cũng biết khắp ba đời, cũng diễn nói các pháp, cũng thị hiện đại thần thông. Đủ thứ phương tiện, cũng không chấp trước, cũng không chướng ngại.
Bồ Tát ở trong pháp giới, nhờ đắc được nhậm vận tự tại, cho nên khéo phân biệt mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sáu căn. Đủ thứ các căn khác nhau như vậy, Bồ Tát hoàn toàn phân biệt được, tột cùng bờ mé. Cảnh giới đó, Bồ Tát có đại trí huệ mới phân biệt rõ ràng được.
Bồ Tát khéo thấy biết như vậy rồi, bèn sinh khởi mười ngàn ức Đà la ni pháp quang minh, thành tựu mười ngàn ức hạnh thanh tịnh, đắc được mười ngàn ức các căn, viên mãn mười ngàn ức thần thông, vào được mười ngàn ức tam muội, thành tựu mười ngàn ức thần lực, trưởng dưỡng mười ngàn ức các lực, viên mãn mười ngàn ức thâm tâm, vận động mười ngàn ức lực trì, thị hiện mười ngàn ức thần biến, đầy đủ mười ngàn ức Bồ Tát vô ngại, viên mãn mười ngàn ức Bồ Tát trợ đạo, tích tập mười ngàn ức Bồ Tát tạng, chiếu rõ mười ngàn ức Bồ Tát phương tiện, diễn nói mười ngàn ức các nghĩa, thành tựu mười ngàn ức các nguyện, sinh ra mười ngàn ức hồi hướng, tịnh trị mười ngàn ức Bồ Tát chánh vị, thấu rõ mười ngàn ức pháp môn, khai thị mười ngàn ức diễn nói, tu trị mười ngàn ức Bồ Tát thanh tịnh.
Bồ Tát khéo thấy biết như vậy rồi, bèn sinh khởi mười ngàn ức đà la ni pháp quang minh, thành tựu mười ngàn ức hạnh thanh tịnh, đắc được mười ngàn ức các căn, viên mãn mười ngàn ức thần thông, vào được mười ngàn ức tam muội, thành tựu mười ngàn ức thần lực, trưởng dưỡng mười ngàn ức các lực, viên mãn mười ngàn ức thâm tâm, vận động mười ngàn ức lực trì, thị hiện mười ngàn ức thần biến, đầy đủ mười ngàn ức cảnh giới Bồ Tát vô ngại, viên mãn mười ngàn ức Bồ Tát trợ đạo, tích tập mười ngàn ức Bồ Tát tạng, chiếu rõ mười ngàn ức Bồ Tát phương tiện, diễn nói mười ngàn ức các nghĩa, thành tựu mười ngàn ức các nguyện, sinh ra mười ngàn ức hồi hướng, tịnh trị mười ngàn ức Bồ Tát chánh vị, thấu rõ mười ngàn ức pháp môn, khai thị mười ngàn ức diễn nói, tu trị mười ngàn ức Bồ Tát thanh tịnh.
Phật tử ! Đại Bồ Tát này, lại có vô số công đức, vô lượng công đức, vô biên công đức, vô đẳng công đức, bất khả số công đức, bất khả xưng công đức, bất khả tư công đức, bất khả lượng công đức, bất khả thuyết công đức, vô tận công đức.
Phật tử ! Bồ Tát này nơi công đức như vậy, đều đã làm đủ, đều đã tích tập, đều đã trang nghiêm, đều đã thanh tịnh, đều đã thấu triệt, đều đã nhiếp thọ, đều hay sinh ra, đều đáng khen ngợi, đều được kiên cố, đều đã thành tựu.
Các vịPhật tử ! Đại Bồ Tát lại thành tựu vô số, vô lượng, vô biên, vô đẳng, bất khả số, bất khả xưng, bất khả tư, bất khả lượng, vô cùng vô tận công đức như vậy,
Các vị Phật tử ! Vị Bồ Tát này đối với công đức như đã nói ở trên, đều đã viên mãn đầy đủ, đều đã tích tập thành tựu, đều đã trang nghiêm thanh tịnh, đều đã thấu triệt, đều đã nhiếp thọ chúng sinh, đều hay sinh ra Bát nhã, đều đáng tán thán khen ngợi, đều được kiên cố bất hoại, đều đã thành tựu đạo nghiệp.
Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ tam muội này, được danh hiệu chư Phật phương đông, nhiều như số hạt bụi mười ngàn ức A tăng kỳ cõi Phật nhiếp thọ. Mỗi mỗi danh hiệu, lại có chư Phật nhiều như số hạt bụi mười ngàn ức A tăng kỳ cõi Phật, thảy đều khác biệt. Như phương đông, phương nam tây bắc bốn hướng trên dưới cũng lại như thế.
Chư Phật đó đều hiện ra ở trước mặt, vì hiện cõi nước chư Phật thanh tịnh, vì nói vô lượng thân của chư Phật, vì nói mắt khó nghĩ bàn của chư Phật, vì nói vô lượng tai của chư Phật, vì nói mũi thanh tịnh của chư Phật, vì nói lưỡi thanh tịnh của chư Phật, vì nói tâm vô trụ của chư Phật, vì nói thần thông vô thượng của Như Lai.
Các vịPhật tử ! Đại Bồ Tát trụ tam muội này, được danh hiệu chư Phật phương đông, nhiều như số hạt bụi mười ngàn ức A tăng kỳ cõi Phật nhiếp thọ. Ở trong mỗi danh hiệu, lại có Phật nhiều như số hạt bụi mười ngàn ức A tăng kỳ cõi Phật, mỗi vị Phật đều khác biệt. Như phương đông là như thế, phương nam, tây, bắc, bốn hướng trên dưới, cũng lại như thế.
Hết thảy chư Phật đó, thảy đều hiện ra ở trước mặt, vì hiện cõi Phật thanh tịnh của chư Phật, vì nói vô lượng thân của chư Phật, vì nói mắt khó nghĩ bàn của chư Phật, vì nói vô lượng tai của chư Phật, vì nói mũi thanh tịnh của chư Phật, vì nói lưỡi thanh tịnh của chư Phật, vì nói tâm vô trụ của chư Phật, vì nói thần thông vô thượng của Như Lai.
Khiến tu vô thượng bồ đề của Như Lai. Khiến được âm thanh thanh tịnh của Như Lai. Khai thị bánh xe pháp bất thối của Như Lai. Hiển bày vô biên chúng hội của Như Lai. Khiến vào vô biên bí mật của Như Lai. Tán thán tất cả căn lành của Như Lai. Khiến vào pháp bình đẳng của Như Lai. Tuyên nói giống tánh ba đời của Như Lai. Thị hiện vô lượng sắc tướng của Như Lai. Xiển dương pháp hộ niệm của Như Lai. Diễn xướng pháp âm vi diệu của Như Lai. Biện minh tất cả thế giới của chư Phật. Tuyên dương tất cả tam muội của chư Phật. Thị hiện chúng hội thứ tự của chư Phật. Hộ trì pháp không nghĩ bàn của chư Phật. Nói tất cả pháp giống như huyễn hoá. Thấu rõ tánh của các pháp không có động chuyển. Khai thị tất cả pháp luân vô thượng. Khen ngợi vô lượng công đức của Như Lai. Khiến vào tất cả các mây tam muội. Khiến biết tâm như huyễn, như hoá, vô biên, vô tận.
Tại sao ở trước nói đủ thứ pháp ? Vì Phật khiến cho tất cả Bồ Tát tu hành vô thượng bồ đề của Như Lai. Khiến cho tất cả Bồ Tát đắc được âm thanh thanh tịnh của Như Lai. Khai thị bánh xe pháp bất thối của Như Lai. Hiển bày vô biên chúng hội của Như Lai. Khiến vào vô biên bí mật của Như Lai. Tán thán tất cả căn lành của Như Lai. Khiến vào pháp môn bình đẳng của Như Lai. Tuyên nói giống tánh ba đời của Như Lai. Thị hiện vô lượng sắc tướng của Như Lai. Xiển dương pháp môn hộ niệm của Như Lai. Diễn xướng pháp âm vi diệu của Như Lai. Biện minh tất cả thế giới của chư Phật. Tuyên dương tất cả tam muội của chư Phật. Thị hiện chúng hội thứ tự của chư Phật. Hộ trì pháp môn không nghĩ bàn của chư Phật. Nói tất cả pháp giống như huyễn hoá. Thấu rõ tự tánh của các pháp là tịch tĩnh, không có lúc nào động chuyển. Khai thị tất cả pháp luân vô thượng. Khen ngợi vô lượng công đức của Như Lai. Khiến vào tất cả các mây tam muội. Khiến biết tâm như huyễn như hoá, chẳng chân thật, là vô biên vô tận.
Phật tử ! Khi đại Bồ Tát trụ tam muội Tự tại pháp giới này, mỗi phương trong mười phương, đều có danh hiệu Như Lai, nhiều như số hạt bụi mười ngàn A tăng kỳ cõi Phật. Trong mỗi danh hiệu, đều có Phật nhiều như số hạt bụi mười ngàn A tăng kỳ cõi Phật, đồng thời hộ niệm.
Khiến cho Bồ Tát này được vô biên thân. Khiến cho Bồ Tát này được tâm vô ngại. Khiến cho Bồ Tát này nơi tất cả pháp, hay nhớ không quên. Khiến cho Bồ Tát này nơi tất cả pháp, được huệ quyết định. Khiến cho Bồ Tát này càng thêm thông minh sáng suốt, nơi tất cả pháp, đều được lãnh thọ. Khiến cho Bồ Tát này nơi tất cả pháp, đều được sáng tỏ. Khiến cho Bồ Tát này các căn dũng mãnh lanh lợi, nơi pháp thần thông, đều được khéo léo. Khiến cho Bồ Tát này được cảnh giới vô ngại, đi khắp pháp giới, luôn không ngừng nghỉ. Khiến cho Bồ Tát này được trí vô ngại, rốt ráo thanh tịnh. Khiến cho Bồ Tát này dùng sức thần thông, tất cả thế giới thị hiện thành Phật.
Các vịPhật tử ! Khi đại Bồ Tát trụ tam muội tự tại pháp giới này, mỗi phương trong mười phương thế giới, đều có danh hiệu Như Lai, nhiều như số hạt bụi mười ngàn A tăng kỳ cõi Phật. Trong mỗi danh hiệu, đều có Phật nhiều như số hạt bụi mười ngàn A tăng kỳ cõi Phật, đồng thời hộ niệm Bồ Tát trụ tam muội này.
Khiến cho vị Bồ Tát này được vô biên thân. Khiến cho vị Bồ Tát này được tâm vô ngại. Khiến cho vị Bồ Tát này nơi tất cả pháp, đắc được sức nhớ không quên. Do đó :
« Một khi lọt qua tai,
Vĩnh viễn là giống đạo ».
Khiến cho vị Bồ Tát này nơi tất cả pháp, đắc được huệ quyết định, vì có con mắt chọn pháp, cho nên có trí huệ quyết định. Khiến cho vị Bồ Tát này càng thêm thông minh sáng suốt, nơi tất cả pháp, đều được lãnh thọ. Khiến cho vị Bồ Tát này nơi tất cả pháp, hoàn toàn được minh bạch sáng tỏ. Khiến cho vị Bồ Tát này các căn dũng mãnh lanh lợi, nơi pháp thần thông tự tại, hoàn toàn đắc được phương tiện khéo léo. Khiến cho vị Bồ Tát này đắc được cảnh giới vô ngại, đi khắp pháp giới, luôn không ngừng nghỉ. Khiến cho vị Bồ Tát này được trí vô ngại, rốt ráo thanh tịnh. Khiến cho vị Bồ Tát này dùng sức thần thông, trong tất cả thế giới thị hiện thành Phật.
Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ tam muội này, được mười thứ biển. Những gì là mười ? Đó là : Được biển chư Phật, vì đều được thấy. Được biển chúng sinh, vì đều điều phục. Được biển các pháp, vì hay dùng trí huệ đều biết rõ. Được biển các cõi, vì dùng thần thông không tánh, không làm, đều đi đến. Được biển công đức, vì tất cả tu hành đều viên mãn. Được biển thần thông, vì hay rộng thị hiện khiến cho khai ngộ. Được biển các căn, vì đủ thứ khác nhau đều khéo biết. Được biển các tâm, vì biết tất cả chúng sinh đủ thứ khác biệt vô lượng tâm. Được biển các hạnh, vì hay dùng nguyện lực đều viên mãn. Được biển các nguyện, vì đều khiến cho thành tựu vĩnh viễn thanh tịnh.
Các vị Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ tam muội này, đắc được lợi ích mười thứ biển sâu rộng. Những gì là mười ? Đó là :
1. Đắc được biển pháp tánh của tất cả chư Phật, vì đều thấy được tất cả chư Phật.
2. Đắc được biển tất cả chúng sinh, vì đều điều phục được chúng sinh cang cường.
3. Đắc được biển tất cả các pháp, vì hay dùng Nhất thiết trí huệ, hoàn toàn biết rõ.
4. Đắc được biển tất cả các cõi, vì dùng thần thông không tánh không làm, đều đi đến cõi nước chư Phật.
5. Đắc được biển tất cả công đức, vì tất cả tu hành đều viên mãn.
6. Đắc được biển tất cả thần thông, vì hay rộng thị hiện rộng lớn khiến cho khai ngộ.
7. Đắc được biển tất cả các căn, vì biết các căn của tất cả chúng sinh, có đủ thứ khác nhau.
8. Đắc được biển tất cả các tâm, vì biết tâm của tất cả chúng sinh, có đủ thứ khác biệt vô lượng.
9. Đắc được biển tất cả các hạnh, vì hay dùng nguyện lực đều viên mãn hạnh môn.
10. Đắc được biển tất cả các nguyện, vì đều khiến cho thành tựu đạo quả, vĩnh viễn thanh tịnh.
Phật tử ! Đại Bồ Tát được mười thứ biển như vậy rồi, lại được mười thứ thù thắng. Những gì là mười ?
Đó là : Một là đệ nhất ở trong tất cả chúng sinh. Hai là thù đặc nhất ở trong tất cả chư Thiên. Ba là tự tại nhất ở trong tất cả Phạm Vương. Bốn là không nhiễm trước nơi các thế gian. Năm là tất cả thế gian không che khuất được. Sáu là tất cả các ma không mê hoặc loạn được. Bảy là vào khắp các cõi, không có quái ngại. Tám là nơi nơi thọ sinh, biết không vững bền. Chín là tất cả Phật pháp đều được tự tại. Mười là tất cả thần thông đều thị hiện được.
Các vị Phật tử ! Đại Bồ Tát đắc được lợi ích mười thứ biển sâu rộng như vậy rồi, lại được mười thứ lợi ích thù thắng siêu tuyệt. Những gì là mười ? Đó là :
1. Bồ Tát ở trong tất cả chúng sinh là đệ nhất không có ai bằng.
2. Bồ Tát thù thắng nhất lại đặc biệt ở trong tất cả chư Thiên.
3. Bồ Tát tự tại nhất ở trong tất cả Phạm Vương.
4. Bồ Tát không nhiễm ô, cũng không chấp trước trong tất cả thế gian.
5. Quang minh của tất cả thế gian không cách chi che khuất được quang minh của Bồ Tát.
6. Tất cả các ma không mê hoặc nhiễu loạn được tâm thanh tịnh của Bồ Tát.
7. Tuy Bồ Tát vì độ sinh, mà vào khắp các cõi thọ sinh, nhưng không có sự quái ngại.
8. Khi Bồ Tát nơi nơi thọ sinh, biết tất cả đều không vững bền, nên không tham luyến.
9. Bồ Tát đối với tất cả Phật pháp, đều được nhậm vận tự tại.
10. Bồ Tát đắc được tất cả thần thông, đều có thể thị hiện trước tất cả chúng sinh.
Phật tử ! Đại Bồ Tát được mười thứ thù thắng như vậy rồi, lại được mười thứ lực. Nơi cõi chúng sinh, tu tập các hạnh. Những gì là mười ?
Một là lực dũng kiện, vì điều phục thế gian. Hai là lực tinh tấn, vì luôn không thối chuyển. Ba là lực không chấp trước, vì lìa các cấu nhiễm. Bốn là lực tịch tĩnh, vì nơi tất cả pháp không tranh luận. Năm là lực nghịch thuận, vì nơi tất cả pháp tâm tự tại. Sáu là lực pháp tánh, vì trong các nghĩa được tự tại. Bảy là lực vô ngại, vì trí huệ rộng lớn. Tám là lực vô uý, vì hay nói các pháp. Chín là lực biện tài, vì hay trì các pháp. Mười là lực khai thị, vì trí huệ vô biên.
Các vị Phật tử ! Đại Bồ Tát đắc được mười thứ thù thắng siêu tuyệt như vậy rồi, lại đắc được mười thứ sức lực không thể nghĩ bàn. Ở trong cõi chúng sinh, tu tập tất cả các hạnh, đến được bất thối chuyển. Những gì là mười ?
1. Lực dũng kiện : Vì hay điều phục chúng sinh thế gian cang cường.
2. Lực tinh tấn : Vì ngày đêm tinh tấn, luôn không thối chuyển.
3. Lực không chấp trước : Vì hay lìa khỏi tất cả ô uế, mà không nhiễm trước.
4. Lực tịch tĩnh : Vì thường ở trong định, đối với tất cả các pháp, không sinh hoài nghi, không khởi tranh luận.
5. Lực nghịch thuận : Vì bất cứ nghịch cảnh, hoặc thuận cảnh, đối với tất cả pháp trong tâm tự tại.
6. Lực pháp tánh : Vì ở trong tất cả nghĩa lý, nhậm vận tự tại, cho nên không có chướng ngại.
7. Lực vô ngại : Vì trí huệ rộng lớn, cho nên viên dung vô ngại.
8. Lực vô uý : Vì khéo thuyết pháp, cho nên không có sợ hãi.
9. Lực biện tài : Vì thọ trì tất cả các pháp, cho nên có đại biện tài.
10. Lực khai thị. Vì trí huệ vô biên, cho nên giáo hoá chúng sinh phát tâm bồ đề, học vô thượng đạo.
Phật tử ! Mười thứ lực này, là lực rộng lớn, lực tối thắng, lực không thể hàng phục, lực vô lượng, lực khéo tập, lực bất động, lực kiên cố, lực trí huệ, lực thành tựu, lực thắng định, lực thanh tịnh, lực rất thanh tịnh, lực pháp thân, lực pháp quang minh, lực pháp đăng, lực pháp môn, lực không thể hoại, lực rất dũng mãnh, lực đại trượng phu, lực trượng phu khéo tu tập, lực thành Chánh Giác, lực quá khứ tích tập căn lành, lực an trụ vô lượng căn lành, lực trụ Như Lai lực, lực tâm tư duy, lực tăng trưởng Bồ Tát hoan hỉ, lực sinh ra Bồ Tát tịnh tín, lực tăng trưởng Bồ Tát dũng mãnh, lực bồ đề tâm sinh ra, lực Bồ Tát thanh tịnh thâm tâm, lực Bồ Tát thù thắng thâm tâm, lực huân tập căn lành của Bồ Tát, lực các pháp rốt ráo, lực thân không chướng ngại, lực vào pháp môn phương tiện khéo léo, lực diệu pháp thanh tịnh, lực an trụ đại thế tất cả thế gian không thể khuynh động, lực tất cả chúng sinh không thể che lấp.
Các vịPhật tử ! Mười thứ lực này, lại đầy đủ ba mươi tám thứ lực. Tức là :
1. Lực rộng lớn.
2. Lực tối thắng.
3. Lực không thể hàng phục.
4. Lực vô lượng.
5. Lực khéo tập.
6. Lực bất động.
7. Lực kiên cố.
8. Lực trí huệ.
9. Lực thành tựu.
10. Lực thắng định.
11. Lực thanh tịnh.
12. Lực rất thanh tịnh.
13. Lực pháp thân.
14. Lực pháp quang minh.
15. Lực pháp đăng.
16. Lực pháp môn.
17. Lực không thể hoại.
18. Lực rất dũng mãnh.
19. Lực đại trượng phu.
20. Lực trượng phu khéo tu tập.
21. Lực thành Chánh Giác.
22. Lực quá khứ tích tập căn lành.
23. Lực an trụ vô lượng căn lành.
24. Lực trụ Như Lai lực.
25. Lực tâm tư duy.
26. Lực tăng trưởng Bồ Tát hoan hỉ.
27. Lực sinh ra Bồ Tát tịnh tín.
28. Lực tăng trưởng Bồ Tát dũng mãnh.
29. Lực bồ đề tâm sinh ra.
30. Lực Bồ Tát thanh tịnh thâm tâm.
31. Lực Bồ Tát thù thắng thâm tâm.
32. Lực huân tập căn lành của Bồ Tát.
33. Lực các pháp rốt ráo.
34. Lực thân không chướng ngại.
35. Lực vào pháp môn phương tiện khéo léo.
36. Lực diệu pháp thanh tịnh.
37. Lực an trụ đại thế tất cả thế gian không thể khuynh động.
38. Lực tất cả chúng sinh không thể che lấp.
Phật tử ! Đại Bồ Tát này nơi pháp vô lượng công đức như vậy, hay sinh, hay thành tựu, hay viên mãn, hay chiếu sáng, hay đầy đủ, hay đầy đủ khắp, hay rộng lớn, hay kiên cố, hay tăng trưởng, hay tịnh trị, hay tịnh trị khắp.
Các vị Phật tử ! Vị đại Bồ Tát này, đối với pháp vô lượng công đức như đã nói ở trước, hay sinh ra công đức này, hay thành tựu công đức này, hay viên mãn công đức này, hay chiếu sáng công đức này, hay đầy đủ công đức này, hay đầy đủ khắp công đức này, hay rộng lớn công đức này, hay kiên cố công đức này, hay tăng trưởng công đức này, hay tịnh trị công đức này, hay tịnh trị khắp công đức này.
Bờ mé công đức, bờ mé trí huệ, bờ mé tu hành, bờ mé pháp môn, bờ mé tự tại, bờ mé khổ hạnh, bờ mé thành tựu, bờ mé thanh tịnh, bờ mé xuất ly, bờ mé pháp tự tại của Bồ Tát này, không ai có thể nói được.
Bồ Tát này, sự đắc được, sự thành tựu, sự thú nhập, sự hiện tiền, hết thảy cảnh giới, hết thảy quán sát, hết thảy chứng nhập, hết thảy thanh tịnh, hết thảy sự biết rõ, hết thảy kiến lập, tất cả pháp môn. Trong bất khả thuyết kiếp, không thể nói hết được.
Vị đại Bồ Tát này, tất cả bờ mé của Ngài không cách chi biết được. Bờ mé công đức, bờ mé trí huệ, bờ mé tu hành, bờ mé pháp môn, bờ mé tự tại, bờ mé khổ hạnh, bờ mé thành tựu, bờ mé thanh tịnh, bờ mé xuất ly, bờ mé pháp tự tại. Mười thứ bờ mé này chẳng cách chi nói ra được.
Vị Bồ Tát này, Ngài có công đức không thể nghĩ bàn. Sự đắc được, sự thành tựu, sự thú nhập, sự hiện tiền, hết thảy cảnh giới, hết thảy quán sát, hết thảy chứng nhập, hết thảy thanh tịnh, hết thảy sự biết rõ, hết thảy kiến lập, tất cả pháp môn. Trong bất khả thuyết đại kiếp, cũng không cách chi có thể nói hết được.
Phật tử ! Đại Bồ Tát trụ tam muội này, biết rõ vô số, vô lượng, vô biên, vô đẳng, bất khả số, bất khả xưng, bất khả tư, bất khả lượng, bất khả thuyết, bất khả thuyết bất khả thuyết tất cả tam muội.
Hết thảy cảnh giới của mỗi tam muội đó, rộng lớn vô lượng. Ở trong cảnh giới, hoặc nhập, hoặc khởi, hoặc trụ, hết thảy tướng trạng, hết thảy thị hiện, hết thảy hành xứ, hết thảy đẳng lưu, hết thảy tự tại, hết thảy trừ diệt, hết thảy xuất ly, tất cả như vậy, thảy đều thấy rõ.
Các vị Phật tử ! Khi đại Bồ Tát trụ tam muội này, biết rõ vô số tam muội, vô lượng tam muội, vô biên tam muội, vô đẳng tam muội, bất khả số tam muội, bất khả xưng tam muội, bất khả tư tam muội, bất khả lượng tam muội, bất khả thuyết tam muội, bất khả thuyết bất khả thuyết tất cả tam muội.
Ở trong những tam muội đó, mỗi một thứ tam muội, hết thảy cảnh giới, rộng lớn vô lượng. Ở trong cảnh giới, hoặc nhập định, hoặc xuất định, hoặc trụ định, hết thảy tướng trạng, hết thảy thị hiện, hết thảy hành xứ, hết thảy đẳng lưu, hết thảy tự tại, hết thảy trừ diệt, hết thảy xuất ly, tất cả tất cả như vậy chẳng có gì mà không biết, chẳng có gì mà không thấy được.
Phật tử ! Ví như cung của Vô Nhiệt Não Đại Long Vương, nơi ao A Nậu Đạt chảy ra bốn con sông lớn. Không đục, không tạp, chẳng có dơ bẩn. Quang sắc thanh tịnh, giống như hư không.
Bốn mặt ao đó, đều có một cửa sông, chảy ra một con sông. Nơi cửa Tượng Khẩu, chảy ra sông Hằng Già. Nơi cửa Sư Tử khẩu, chảy ra sông Tư Đà. Nơi cửa Ngưu Khẩu, chảy ra sông Tín Độ. Nơi cửa Mã Khẩu, chảy ra sông Phược Sô.
Bốn ao lớn đó, khi chảy ra, thì cửa sông Hằng Già chảy ra cát bạc. Cửa sông Tư Đà chảy ra cát kim cương. Cửa sông Tín Độ chảy ra cát vàng. Cửa sông Phược Sô chảy ra cát lưu ly.
Cửa sông Hằng Già màu bạc trắng. Cửa sông Tư Đà màu kim cương. Cửa sông Tín Độ màu vàng thật. Cửa sông Phược Sô màu lưu ly.
Mỗi cửa sông rộng một do tuần. Nước bốn con sông lớn đó, đều chảy quanh ao A Nậu Đạt bảy vòng, rồi theo phương diện mà chảy ra bốn hướng, nổi sóng cuồn cuộn rồi chảy vào biển.
Các vịPhật tử ! Ví như cung của Vô Nhiệt Não Đại Long Vương, ở trên đỉnh Tuyết Sơn. Có một cái ao lớn, tên là ao A Nậu Đạt, dịch là “Vô nhiệt”. Ao đó chu vi năm mươi do tuần, hình vuông. Có một vị đại Bồ Tát hành Bồ Tát đạo, dùng nguyện lực hoá làm Long Vương, tên gọi là A Na Bà Đạt Đa, sống ở trong đó.
Bốn phía chảy ra bốn con sông lớn, để cung ứng cho chúng sinh ở Nam Thiệm Bộ Châu sử dụng. Nước đó trong trẻo không đục không tạp, chẳng có dơ bẩn. Ánh sáng và màu sắc của nước rất thanh tịnh, giống như hư không.
Bốn mặt ao Vô Nhiệt đó, đều có một cửa sông, chảy ra một con sông. Hướng đông của ao đó, cửa Tượng Khẩu màu bạc trắng, nước chảy ra thành sông Hằng Già. Hướng bắc của ao đó, cửa Sư Tử khẩu màu kim cương, nước chảy ra thành sông Tư Đà. Hướng nam của ao đó, cửa Ngưu Khẩu màu vàng thật, nước chảy ra thành sông Tín Độ. Hướng tây của ao đó, cửa Mã Khẩu màu lưu ly, nước chảy ra thành sông Phược Sô.
Bốn ao lớn đó, khi chảy ra, thì cửa sông Hằng Già chảy ra cát bạc. Cửa sông Tư Đà chảy ra cát kim cương. Cửa sông Tín Độ chảy ra cát vàng. Cửa sông Phược Sô chảy ra cát lưu ly.
Cửa sông Hằng Già màu bạc trắng. Cửa sông Tư Đà màu kim cương. Cửa sông Tín Độ màu vàng thật. Cửa sông Phược Sô màu lưu ly. Mỗi cửa sông rộng một do tuần. Nước bốn con sông lớn đó, đều chảy quanh ao A Nậu Đạt bảy vòng, rồi sau đó theo phương diện mà chảy ra bốn hướng đông tây nam bắc, thế nước rất mạnh nổi sóng cuồn cuộn, rồi chảy vào biển.
Ở giữa bốn con sông đó, đều có báu trời làm thành hoa Ưu bát la, hoa Ba đầu ma, hoa Câu vật đầu, hoa Phân đà lợi. Những hoa đó toả ra hương thơm ngào ngạt kỳ lạ, sắc đẹp thanh tịnh. Đủ thứ lá hoa, đủ thứ đài nhuỵ, đều bằng các báu, tự nhiên chiếu rực rỡ, đều thành quang minh, chiếu hiện với nhau.
Ao Vô Nhiệt đó, chu vi rộng lớn năm mươi do tuần. Cát bằng các thứ báu đẹp, rải khắp dưới đáy ao, có đủ thứ ma ni dùng để nghiêm sức. Vô lượng báu đẹp trang nghiêm bờ ao.
Hương thơm chiên đàn toả khắp trong ao. Hoa Ưu bát la, hoa Ba đầu ma, hoa Câu vật đầu, hoa Phân đà lợi, và các hoa báu khác, đều đầy khắp. Gió nhẹ thổi động, hương thơm toả xa. Rừng hoa cây báu bày khắp chung quanh ao.
Khi mặt trời mọc lên, ánh sáng chiếu khắp, trong ngoài sông ao, tất cả các vật, chiếu sáng lẫn nhau, thành lưới quang minh. Các vật như vậy, hoặc xa, hoặc gần, hoặc cao, hoặc thấp, hoặc rộng, hoặc hẹp, hoặc thô, hoặc tế, cho đến rất nhỏ như hạt cát, hạt bụi, đều là báu đẹp, quang minh chiếu sáng.
Tất cả các vật đều hiện bóng mặt trời, các vật đó cũng chuyển động hiện bóng lẫn nhau. Các bóng như vậy, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng hợp, chẳng tan, đều như bản chất mà được thấy rõ.
Bốn con sông lớn đó, đều vòng về bên phải, ở giữa mỗi con sông đó, đều có báu trờilàm thành hoa Ưu bát la (hoa sen xanh), hoa Ba đầu ma (hoa sen đỏ), hoa Câu vật đầu (hoa sen vàng), hoa Phân đà lợi (hoa sen trắng). Những hoa sen đó toả ra hương thơm ngào ngạt kỳ lạ, không thể sánh bằng, màu sắc của hoa rất đẹp thanh tịnh. Đủ thứ lá hoa, đủ thứ đài nhuỵ, đều bằng các thứ báu. Có lá bằng vàng thật, hoa bằng bạc trắng, rất là tươi tốt.
Ở giữa hoa tự nhiên chiếu rực rỡ, ở giữa lá tự nhiên chiếu hiện, phóng quang minh với nhau, chiếu sáng với nhau. Năm quang mười sắc, sáng lạn chói mắt. Cảnh đó dị thường, khó mà nhìn thấy được.
Ao Vô Nhiệt đó, đặc biệt rộng lớn, chu vi năm mươi do tuần. Cát bằng các thứ báu đẹp, rải đầy khắp dưới đáy ao, có đủ thứ ma ni báu dùng để nghiêm sức ao. Dùng vô lượng báu đẹp để trang nghiêm bờ ao. Dùng hương thơm chiên đàn toả khắp trong ao. Trong ao có hoa Ưu bát la, hoa Ba đầu ma, hoa Câu vật đầu, hoa Phân đà lợi, và các hoa báu khác, đều đầy khắp. Khi gió nhẹ thổi động, hương thơm toả xa mấy do tuần.
Bốn bên ao lại có rừng hoa cây báu bày khắp chung quanh ao, rất là trang nghiêm. Khi mặt trời mọc lên, ánh sáng chiếu khắp trong ngoài sông ao, tất cả các vật, tiếp bóng lẫn nhau, chiếu sáng lẫn nhau, tạo thành lưới quang minh. Các vật như vậy, hoặc xa hoặc gần, hoặc cao hoặc thấp, hoặc rộng hoặc hẹp, hoặc thô hoặc tế, cho đến vật rất nhỏ như hạt cát hạt bụi, đều là báu đẹp, quang minh chiếu sáng.
Tất cả các vật đều hiện bóng mặt trời, các vật đó cũng chuyển động hiện bóng lẫn nhau. Do đó : “Bóng bóng chiếu nhau, bóng bóng tiếp nhau”. Các bóng như vậy, chẳng tăng, cũng chẳng giảm, cũng chẳng hợp, cũng chẳng tan, đều là chất vốn có, ánh sáng vốn có, mà được thấy rõ.
Phật tử ! Như ao Vô Nhiệt, nơi bốn cửa, chảy ra bốn con sông, rồi nhập vào biển. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, từ bốn biện tài, chảy ra các hạnh, rốt ráo nhập vào biển Nhất thiết trí.
Các vị Phật tử ! Như ao Vô Nhiệt, nơi bốn cửa, chảy ra bốn con sông, rồi nhập vào biển. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, từ bốn biện tài, chảy ra các hạnh, rốt ráo nhập vào biển Nhất thiết trí.
Như sông lớn Hằng Già, từ cửa tượng khẩu màu bạc, chảy ra cát bạc. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng nghĩa biện tài, nói tất cả nghĩa môn mà tất cả Như Lai nói. Sinh ra tất cả pháp trắng thanh tịnh, rốt ráo nhập vào biển trí vô ngại.
Như sông lớn Tư Đà, từ cửa khẩu sư tử màu kim cương, chảy ra cát kim cương. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng pháp biện tài, vì tất cả chúng sinh nói câu kim cang của Phật, dẫn đến kim cang trí, rốt ráo nhập vào biển trí vô ngại.
Như sông lớn Tín Độ, từ cửa ngưu khẩu màu vàng, chảy ra cát vàng. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng huấn từ biện thuyết, tuỳ thuận phương tiện duyên khởi thế gian, khai ngộ chúng sinh, khiến cho họ đều hoan hỉ, điều phục thành thục, rốt ráo nhập vào biển phương tiện duyên khởi.
Như sông lớn Phược sô, từ cửa mã khẩu màu lưu ly, chảy ra cát lưu ly. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng vô tận biện, mưa pháp hàng trăm ngàn ức Na do tha bất khả thuyết, khiến cho người nghe, đều được thấm nhuần, rốt ráo nhập vào biển Phật pháp.
Như sông lớn Hằng Già, từ cửa tượng khẩu màu bạc, chảy ra cát bạc. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng nghĩa vô ngại biện tài, nói tất cả nghĩa lý pháp môn mà tất cả Như Lai nói. Sinh ra tất cả pháp trắng thanh tịnh, rốt ráo nhập vào biển trí huệ vô ngại.
Như sông lớn Tư Đà, từ cửa khẩu sư tử màu kim cương, chảy ra cát kim cương. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng pháp vô ngại biện tài, vì tất cả chúng sinh nói câu kim cang của Phật, dẫn đến kim cang trí trong tự tánh, rốt ráo nhập vào biển trí huệ vô ngại.
Như sông lớn Tín Độ, từ cửa ngưu khẩu màu vàng, chảy ra cát vàng. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng từ vô ngại biện tài, tuỳ thuận phương tiện duyên khởi thế gian, để khai ngộ chúng sinh, khiến cho họ đều đại hoan hỉ, điều phục tất cả chúng sinh, thành thục tất cả chúng sinh, rốt ráo nhập vào biển phương tiện duyên khởi.
Như sông lớn Phược sô, từ cửa mã khẩu màu lưu ly, chảy ra cát lưu ly. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng nhạo thuyết vô ngại biện tài, nói trăm ngàn ức na do tha bất khả thuyết pháp môn, khiến cho người nghe, đều được thấm nhuần pháp vũ, rốt ráo nhập vào biển pháp của chư Phật.
Như bốn con sông lớn, tuỳ thuận bao quanh ao Vô Nhiệt rồi, từ bốn phương chảy vào biển. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, thành tựu tuỳ thuận thân nghiệp, tuỳ thuận lời nghiệp, tuỳ thuận ý nghiệp. Thành tựu trí làm tiền đạo thân nghiệp, trí làm tiền đạo lời nghiệp, trí làm tiền đạo ý nghiệp. Bốn phương chảy ra, rốt ráo nhập vào biển Nhất thiết trí.
Phật tử ! Thế nào gọi là bốn phương của Bồ Tát ?
Phật tử ! Đó là thấy tất cả chư Phật mà được khai ngộ. Nghe tất cả pháp thọ trì không quên. Viên mãn tất cả hạnh Ba la mật. Đại bi thuyết pháp, đầy đủ chúng sinh.
Như bốn con sông lớn, tuỳ thuận phương hướng bao quanh ao lớn Vô Nhiệt rồi, từ bốn phương chảy nhập vào biển. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, thành tựu tuỳ thuận thân nghiệp, lời nghiệp, ý nghiệp. Thành tựu trí làm tiền đạo thân nghiệp, lời nghiệp, ý nghiệp. Từ bốn phương chảy ra, cuối cùng chảy vào biển Nhất thiết trí.
Các vị Phật tử ! Thế nào gọi là bốn phương của Bồ Tát ?
Các vị Phật tử ! Hãy chú ý lắng nghe, đó là :
1. Bồ Tát thấy được tất cả chư Phật, mà được khai ngộ, minh bạch bản lai diện mục (bộ mặt thật xưa nay).
2. Bồ Tát nghe được tất cả pháp, vì văn, tư, tu, ba huệ viên mãn, cho nên thọ trì không quên.
3. Bồ Tát viên mãn được tất cả hạnh Ba la mật.
4. Bồ Tát dùng đại bi tâm để thuyết pháp, đầy đủ dục vọng của tất cả chúng sinh.
Như bốn con sông lớn, bao quanh ao lớn. Ở trong giữa ao đó, đều đầy dẫy hoa ưu bát la, hoa ba đầu ma, hoa câu vật đầu, hoa phân đà lợi. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, ở trong giữa tâm bồ đề, chẳng bỏ chúng sinh, nói pháp điều phục, đều khiến cho viên mãn vô lượng tam muội, thấy cõi nước Phật trang nghiêm thanh tịnh.
Như bốn con sông lớn, bao quanh ao lớn Vô Nhiệt. Ở trong giữa ao đó, đều đầy dẫy hoa ưu bát la, hoa ba đầu ma, hoa câu vật đầu, hoa phân đà lợi. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, ở trong giữa tâm bồ đề, chẳng bỏ chúng sinh nào, mà vì họ nói đủ thứ pháp, để điều phục chúng sinh cang cường, đều khiến cho viên mãn vô lượng tam muội, thấy được cõi nước Phật đều trang nghiêm thanh tịnh.
Như ao lớn Vô Nhiệt, có cây báu chung quanh. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, hiện cõi nước Phật chung quanh trang nghiêm, khiến cho các chúng sinh hướng về bồ đề.
Như ao lớn Vô Nhiệt, có đủ thứ cây báu chung quanh tứ phía. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng sức thần thông biến hoá, thị hiện cõi nước chư Phật chung quanh trang nghiêm, khiến cho các chúng sinh hướng về bồ đề giác đạo.
Như ao lớn Vô Nhiệt, bề ngang rộng năm mươi do tuần, thanh tịnh không đục. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, tâm bồ đề rộng vô lượng vô biên, căn lành đầy dẫy, thanh tịnh không đục.
Như ao lớn Vô Nhiệt, bề ngang rộng năm mươi do tuần, nước rất thanh tịnh không đục. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, phát tâm bồ đề vô lượng vô biên, căn lành đầy dẫy pháp giới, thanh tịnh không đục.
Như ao lớn Vô Nhiệt, dùng vô lượng báu trang nghiêm bờ ao, rải hương chiên đàn, đầy khắp trong đó. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng trăm ngàn ức mười thứ trí báu, trang nghiêm bờ bồ đề tâm đại nguyện, khắp rải hương thơm tất cả các điều thiện.
Như ao lớn Vô Nhiệt, dùng vô lượng các báu để trang nghiêm bờ ao, rải hương bột chiên đàn, đầy khắp trong đó. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng trăm ngàn ức mười thứ trí huệ báu, để trang nghiêm bờ bồ đề tâm đại nguyện, khắp rải hương thơm tất cả các điều thiện.
Như ao lớn Vô Nhiệt, đáy ao rải cát vàng, đủ thứ ma ni, xen lẫn trang nghiêm. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, trí huệ vi diệu, quán sát khắp cùng, bất khả tư nghì giải thoát của Bồ Tát, đủ thứ pháp bảo, xen lẫn trang nghiêm. Được tất cả pháp quang minh vô ngại, trụ chỗ trụ của tất cả chư Phật, vào trong tất cả phương tiện thâm sâu.
Như ao lớn Vô Nhiệt, đáy ao rải đầy cát vàng, đủ thứ châu báu ma ni, xen lẫn để trang nghiêm. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng trí huệ vi diệu, để quán sát khắp cùng, bất khả tư nghì giải thoát của Bồ Tát. Có đủ thứ pháp bảo, xen lẫn trang nghiêm. Được tất cả pháp vô ngại quang minh, trụ nơi cảnh giới chỗ trụ của tất cả chư Phật, vào được trong tất cả pháp môn phương tiện khéo léo thâm sâu.
Như A Na Bà Đạt Đa Long Vương, vĩnh viễn lìa khỏi mọi nhiệt não trong loài rồng. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, vĩnh viễn lìa khỏi tất cả ưu não của thế gian. Tuy hiện thọ sinh mà không nhiễm trước.
Như A Na Bà Đạt Đa Long Vương, vĩnh viễn lìa khỏi tất cả mọi nhiệt não trong loài rồng. Rồng sợ nhất là ánh nắng mặt trời nóng, cho nên khi hành động thì dùng mây để che đỡ. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, vĩnh viễn lìa khỏi tất cả ưu sầu phiền não của thế gian. Tuy nhiên thị hiện thọ sinh trong sáu cõi, mà không nhiễm trước tất cả thế gian.
Như bốn con sông lớn, thấm nhuần tất cả đất đai cõi Diêm Phù Đề. Thấm nhuần rồi, chảy vào trong biển cả. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng sông bốn trí, thấm nhuần trời, người, Sa môn, Bà la môn, khiến cho họ khắp vào biển trí huệ A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, dùng mười thứ lực để trang nghiêm. Những gì là bốn ?
Một là sông nguyện trí, cứu hộ điều phục tất cả chúng sinh, thường không ngừng nghỉ.
Hai là sông trí Ba la mật, tu hạnh bồ đề, lợi ích chúng sinh. Đời quá khứ, vị lai, hiện tại, liên tục vô tận, rốt ráo nhập vào biển trí của chư Phật.
Ba là sông trí tam muội của Bồ Tát, vô số tam muội, dùng để trang nghiêm. Thấy tất cả chư Phật, vào biển chư Phật.
Bốn là sông trí đại bi, đại từ tự tại, cứu khắp chúng sinh. Phương tiện nhiếp lấy, không có ngừng nghỉ. Tu hành môn công đức bí mật, rốt ráo nhập vào biển thập lực.
Như nước bốn con sông lớn, thấm nhuần hết tất cả đất đai cõi Diêm Phù Đề. Thấm nhuần rồi, bèn chảy vào trong biển cả. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng sông bốn thứ trí huệ, để thấm nhuần trời, người, Sa môn, Bà la môn, khiến cho họ khắp vào biển trí huệ Vô thượng chánh đẳng chánh giác, dùng mười thứ lực để trang nghiêm. Những gì là bốn thứ sông trí ?
1. Sông nguyện trí : Hay cứu hộ tất cả chúng sinh, hay điều phục tất cả chúng sinh, không có lúc nào ngừng nghỉ.
2. Sông trí Ba la mật : Thường tu hạnh bồ đề, để lợi ích tất cả chúng sinh. Đời quá khứ, vị lai, hiện tại, liên tục vô tận, rốt ráo nhập vào biển trí của chư Phật.
3. Sông trí tam muội của Bồ Tát : Dùng vô số vô lượng tam muội, để trang nghiêm. Thấy được tất cả chư Phật, vào biển tất cả chư Phật.
4. Sông trí đại bi : Dùng tâm đại từ tự tại, để khắp cứu độ tất cả chúng sinh. Phương tiện khéo léo để nhiếp lấy tất cả chúng sinh, không có lúc nào ngừng nghỉ. Chuyên tu hành môn công đức bí mật, rốt ráo nhập vào biển thập lực.
Như bốn con sông lớn, từ ao Vô Nhiệt chảy ra rồi, rốt ráo vô tận, nhập vào biển cả. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng đại nguyện lực, tu hạnh Bồ Tát, tự tại tri kiến không cùng tận, rốt ráo nhập vào biển Nhất thiết trí.
Như bốn con sông lớn, từ ao lớn Vô Nhiệt chảy ra rồi, rốt ráo không hết được, mà chảy nhập vào biển cả. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng đại nguyện lực, để tu hạnh Bồ Tát, nhậm vận tự tại, chánh tri chánh kiến, không có lúc nào hết được, rốt ráo nhập vào biển Nhất thiết trí.
Như bốn con sông lớn, nhập vào biển cả. Không có gì chướng ngại, khiến cho không nhập vào biển. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, thường siêng tu tập hạnh nguyện Phổ Hiền, thành tựu nhất thiết trí huệ quang minh, trụ nơi pháp bồ đề của tất cả chư Phật, nhập vào trí của Như Lai, không có chướng ngại.
Nhưbốn con sông lớn, nhập vào biển cả. Không có gì chướng ngại được, khiến cho không nhập vào biển. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, thường siêng tu tập hạnh nguyện Bồ Tát Phổ Hiền, thành tựu quang minh nhất thiết trí huệ. Trụ trong pháp bồ đề của tất cả chư Phật, chứng được trí huệ của Như Lai, không có chướng ngại.
Như bốn con sông lớn, chảy thẳng vào biển, trải qua nhiều kiếp, cũng không nhàm mỏi. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng hạnh nguyện Phổ Hiền, hết kiếp vị lai, tu Bồ Tát hạnh, vào biển Như Lai, chẳng sinh nhàm mỏi.
Như bốn con sông lớn, chảy thẳng vào biển, trải qua vô số kiếp, cũng không có lúc nào nhàm chán mệt mỏi. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, dùng hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền, hết kiếp thuở vị lai, tu Bồ Tát hạnh, vào biển pháp của Như Lai, cũng chẳng sinh tâm nhàm mỏi.
Phật tử ! Như khi mặt trời mọc lên, cát vàng, cát bạc, các kim cương, cát lưu ly, và tất cả đủ thứ báu vật khác trong ao Vô Nhiệt, đều có bóng mặt trời hiện ra trong đó. Những cát vàng, cát bạc, cát kim cương, cát lưu ly, tất cả báu vật, cũng đều lần lượt hiện bóng, chiếu soi lẫn nhau, không có chướng ngại.
Đại Bồ Tát cũng lại như thế, trụ tam muội này, trong mỗi lỗ chân lông thân mình, đều thấy chư Phật Như Lai nhiều như số hạt bụi bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật, cũng thấy hết thảy cõi nước đạo tràng chúng hội của các đức Phật đó. Ở chỗ mỗi đức Phật, nghe pháp thọ trì, tin hiểu cúng dường, đều trải qua bất khả thuyết bất khả thuyết ức Na do tha kiếp, mà chẳng nghĩ nhớ thời tiết dài ngắn, các chúng hội đó cũng không bị chật hẹp.
Các vịPhật tử ! Giống như khi mặt trời mọc lên, thì hết thảy cát vàng, cát bạc, các kim cương, cát lưu ly, và tất cả đủ thứ báu vật khác trong ao Vô Nhiệt, đều có bóng mặt trời hiện ra trong đó. Hết thảy tất cả cát vàng, cát bạc, cát kim cương, cát lưu ly, tất cả báu vật, mỗi thứ cũng đều lần lượt hiện ra hình bóng, chiếu soi lẫn nhau, không có chướng ngại.
Đại Bồ Tát cũng lại như thế, trụ tam muội này, trong mỗi lỗ chân lông thân mình, đều thấy chư Phật Như Lai nhiều như số hạt bụi bất khả thuyết bất khả thuyết cõi Phật, cũng thấy hết thảy cõi nước đạo tràng chúng hội của các đức Phật đó. Bồ Tát ở nơi đạo tràng của mỗi đức Phật, nghe Phật nói chánh pháp, thọ trì chánh pháp, tin hiểu Phật pháp, cúng dường Phật, thừa sự Phật, đều trải qua bất khả thuyết bất khả thuyết ức na do tha kiếp, mà chẳng nghĩ nhớ thời gian dài ngắn, hết thảy mọi người ở trong chúng hội, cũng chẳng cảm giác chật hẹp.
Tại sao ? Vì dùng tâm vi diệu, vào vô biên pháp giới. Vì vào vô đẳng sai biệt nghiệp quả. Vì vào cảnh giới tam muội không nghĩ bàn. Vì vào cảnh giới tư duy không nghĩ bàn. Vì vào cảnh giới tự tại của tất cả chư Phật. Vì được tất cả chư Phật hộ niệm. Vì được đại thần biến của tất cả chư Phật. Vì được mười thứ lực khó được khó biết của các Như Lai. Vì vào cảnh giới hạnh viên mãn của Bồ Tát Phổ Hiền. Vì được sức thần thông không mệt mỏi của tất cả chư Phật.
Tại sao có những cảnh giới đó ? Do nguyên nhân gì ? Vì dùng tâm vi diệu không thể nghĩ bàn, mà đắc được mười thứ cảnh giới.
1. Vì vào được vô biên pháp giới.
2. Vì vào được nghiệp quả vô đẳng sai biệt.
3. Vì vào được cảnh giới tam muội không thể nghĩ bàn.
4. Vì vào được cảnh giới tư duy không thể nghĩ bàn.
5. Vì vào được cảnh giới tự tại của tất cả chư Phật.
6. Vì được tất cả chư Phật hộ niệm.
7. Vì đắc được đại thần biến của tất cả chư Phật.
8. Vì đắc được mười thứ lực khó được khó biết của tất cả chư Phật.
9. Vì vào được cảnh giới hạnh viên mãn của Bồ Tát Phổ Hiền.
10. Vì đắc được sức thần thông không mệt mỏi của tất cả chư Phật.
Phật tử ! Tuy đại Bồ Tát có thể ở trong định một niệm nhập xuất, nhưng cũng chẳng bỏ thời gian lâu dài ở trong định, cũng chẳng chấp trước.
Tuy nơi cảnh giới không nương trụ, nhưng cũng không xả bỏ tất cả sở duyên.
Tuy khéo vào sát na tế, nhưng vì lợi ích tất cả chúng sinh, mà thị hiện thần thông của Phật, không nhàm đủ.
Tuy đồng vào pháp giới, nhưng không được bờ mé pháp giới.
Tuy vô sở trụ, không có xứ sở, nhưng luôn nhập vào Nhất thiết trí đạo. Dùng sức biến hoá, khắp vào trong chúng vô lượng chúng sinh, trang nghiêm đầy đủ tất cả thế giới.
Tuy lìa phân biệt điên đảo của thế gian, vượt qua sự phân biệt tất cả các địa, cũng không xả bỏ đủ thứ các tướng.
Tuy đầy đủ phương tiện khéo léo, nhưng rốt ráo thanh tịnh.
Tuy không phân biệt các địa của Bồ Tát, nhưng đều đã khéo vào các địa.
Các vịPhật tử ! Tuy đại Bồ Tát đều trụ ở trong định, một niệm có thể nhập, một niệm có thể xuất. Nhập định xuất định, nhậm vận tự tại, nhưng cũng chẳng bỏ thời gian lâu dài ở trong định, cũng chẳng chấp trước nơi định. Nhập xuất đều ở trong cảnh giới như như bất động, liễu liễu thường minh.
Tuy Bồ Tát ở trong cảnh giới, cũng không nương tựa cảnh giới, cũng không chấp trụ cảnh giới, nhưng cũng không xả bỏ tất cả sở duyên tiếp cận.
Tuy Bồ Tát có thể nhập định trong thời gian rất ngắn, nhưng vì lợi ích tất cả chúng sinh, mà thị hiện thần thông của chư Phật, không có khi nào nhàm mỏi và đầy đủ.
Tuy Bồ Tát đồng vào pháp giới, nhưng không được bờ mé pháp giới.
Tuy Bồ Tát vô sở trụ, không có xứ sở, nhưng luôn nhập vào đạo Nhất thiết trí. Dùng sức biến hoá, khắp vào vô lượng đại chúng trong chúng sinh, đầy đủ trang nghiêm tất cả thế giới.
Tuy Bồ Tát lìa khỏi tất cả phân biệt điên đảo của thế gian, vượt qua được tất cả địa phân biệt, nhưng Bồ Tát tức thế gian, lìa thế gian, không xả bỏ đủ thứ các tướng, tức cũng là tuy vượt xuất thế gian, nhưng không lìa khỏi tất cả tướng của thế gian.
Tuy Bồ Tát đầy đủ pháp môn phương tiện khéo léo, nhưng rốt ráo là diệu pháp thanh tịnh.
Tuy Bồ Tát không phân biệt các địa của Bồ Tát, nhưng đều đã khéo vào tất cả các địa, đạt được địa vị Đẳng giác (địa vị cao nhất của Bồ Tát).
Phật tử ! Ví như hư không, tuy dung thọ tất cả sự vật, mà lìa có, không. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, tuy khắp vào tất cả thế gian, mà lìa tưởng thế gian.
Tuy siêng độ tất cả chúng sinh, mà lìa tưởng chúng sinh. Tuy biết sâu tất cả các pháp, mà lìa tưởng các pháp. Tuy thích thấy tất cả chư Phật, mà lìa tưởng chư Phật. Tuy khéo nhập đủ thứ tam muội, mà biết tất cả pháp tự tánh đều như, không có nhiễm trước. Tuy dùng vô biên biện tài, diễn nói vô tận câu pháp, là tâm luôn trụ lìa pháp văn tự. Tuy thích quán sát nói pháp không lời, mà luôn thị hiện âm thanh thanh tịnh. Tuy trụ tất cả pháp tế lìa lời nói, mà luôn thị hiện đủ thứ sắc tướng. Tuy giáo hoá chúng sinh, mà biết tất cả pháp rốt ráo tánh không. Tuy siêng tu đại bi, độ thoát chúng sinh, mà biết cõi chúng sinh vô tận vô số.
Tuy thấu đạt pháp giới thường trụ không thay đổi, mà dùng ba luân điều phục chúng sinh, luôn không nghỉ ngơi. Tuy thường an trụ chỗ trụ của Như Lai, mà trí huệ thanh tịnh, tâm không sợ hãi, phân biệt diễn nói đủ thứ các pháp, chuyển bánh xe pháp, thường không nghỉ ngơi.
Các vịPhật tử ! Ví như hư không, tuy dung thọ tất cả sự vật, mà lìa nghĩ tưởng có, không. Đại Bồ Tát cũng lại như thế, tuy Bồ Tát khắp đi đến tất cả thế gian, giáo hoá tất cả chúng sinh, nhưng lìa tưởng thế gian, hành sở vô sự, không chấp tất cả tướng. Tuy Bồ Tát siêng độ tất cả chúng sinh, nhưng lìa tưởng chúng sinh. Trong Kinh Kim Cang có nói :
« Tôi phải diệt độ tất cả chúng sinh,
Diệt độ tất cả chúng sinh rồi,
Mà không có một chúng sinh thật diệt độ ».
Đây là lìa tưởng chúng sinh. Tuy Bồ Tát biết sâu tất cả các pháp, nhưng lìa tưởng các pháp, nghĩa là không chấp nơi pháp, không chấp về tưởng. Tuy Bồ Tát thích thấy tất cả mười phương chư Phật ba đời, nhưng lìa tưởng chư Phật. Tuy Bồ Tát khéo nhập đủ thứ tam muội, nhưng biết tự tánh của tất cả các pháp đều không chỗ có, không chấp trước, đã đạt đến cảnh giới chẳng chấp trước, không nhiễm trước. Tuy Bồ Tát dùng vô biên biện tài, diễn nói vô tận câu pháp, nhưng tâm luôn trụ nơi pháp lìa văn tự. Do đó :
« Lìa tướng lời nói,
Lìa tướng văn tự,
Lìa tướng duyên tâm ».
Tuy Bồ Tát hoan hỉ quán sát nói pháp không lời, tức cũng là pháp vắng lặng, nhưng luôn thị hiện âm thanh thanh tịnh, vì chúng sinh diễn nói diệu pháp. Tuy Bồ Tát trụ tất cả pháp tế lìa lời nói, nhưng luôn thị hiện đủ thứ sắc tướng, tức cũng là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân. Tuy Bồ Tát giáo hoá tất cả chúng sinh, nhưng biết tất cả pháp rốt ráo tánh không. Tuy Bồ Tát siêng tu đại bi tâm, độ thoát tất cả chúng sinh, nhưng biết cõi chúng sinh vô tận vô số, chúng sinh tuy nhiên độ không hết, nhưng vẫn phải độ. Tuy Bồ Tát thấu đạt pháp giới thường trụ không thay đổi, nhưng dùng ba luân (thân, miệng, ý) để điều phục chúng sinh cang cường, luôn không nghỉ ngơi. Tuy Bồ Tát thường an trụ quả vị chỗ trụ của Như Lai, nhưng trí huệ thanh tịnh, tâm không sợ hãi, phân biệt diễn nói được đủ thứ diệu pháp, chuyển được bánh xe pháp vô thượng, thường không nghỉ ngơi.
Phật tử ! Đó là đại tam muội Trí thiện xảo pháp giới tự tại thứ chín của đại Bồ Tát.
Các vị Phật tử ! Đó là đại tam muội Trí huệ thiện xảo pháp giới tự tại thứ chín của đại Bồ Tát tu.